Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀCHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ÁO PHÔNG TẠI TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.29 KB, 14 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀCHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM ÁO PHÔNG TẠI TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT NAM
I . CÁC QUAN NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Các quan niệm về chất lượng sản phẩm và chỉ tiêu đánh giá chất
lượng sản phẩm
1.1 . Các quan điểm về chất lượng sản phẩm .
. Theo quan niệm cổ điển :
Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc tính bên trong của sản phẩm là
tổng hợp có thể đo được hoặc so sánh được nó được phản ánh giá trị sử dụng và
tính năng của sản phẩm đó đáp ứng những yêu cầu qui định trước cho nó trong
những điều kiện xác định về kinh tế xã hội
. Theo quan niệm hiện đại :
* Philip Crosby : chất lượng là sự tuân thủ các yêu cầu.
Theo quan điểm này thì các nhà thiết kế phải đưa ra được yêu cầu đối với
sản phẩm và những người công nhân sản xuất phải tuân thủ những yêu cầu này .
Chức năng của chất lượng ở đây là chức năng thanh tra , kiểm tra xem những yêu
cầu đưa ra đã được tuân thủ một cách chăt chẽ hay chưa.
* Joseph juran : chất lượng là phù hợp với mục đích .
Định nghĩa này của juran đã đề cập tới nhu cầu của khách hàng về sản
phẩm mà doanh nghiệp định cung cấp . Chức năng của chất lượng ở đây không
phải chỉ là chưc năng thanh tra , kiểm tra mà còn là một bộ phận của công tác quản
lý của tất cả các chức năng trong tổ chức .
* Deming và Ishikawa : Chất lượng là một quá trình chứ không phải là một
cái đích .
Theo định nghĩa này thì chất lượng là một trạng thái liên quan tới sản phẩm,
dịch vụ, con người , quá trình đáp ứng hoặc vượt qua kì vọng của khách hàng . vì
vậy nó đòi hỏi các tổ chức phải liên tục cải tiến chất lượng .
* Chất lượng là lợi thế cạnh tranh của chúng ta :
Định nghĩa này cho rằng yếu tố chất lượng là yếu tố quan trọng nhất đem lại
thành công cho một tổ chức một lợi thế cho một tổ chức so với các đối thủ cạnh


tranh khác và nó cũng thể hiện sức mạnh cạnh tranh của một tổ chức trên thi
trường .
* Chất lượng là sự thoả mãn của khách hàng :
Định nghĩa này cho chúng ta thấy một sản phẩm được sản xuất ra có chất
lượng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự đánh giá của khách hàng . Nếu sản
phẩm đó làm khách hàng thoả mãn và vượt trên sự mong đợi của họ thì sản phẩm
đó có chất lượng cao ,còn những sản phẩm không làm cho khách hàng hài lòng thì
những sản phẩm đó không có chất lượng .
*ISO 9000:2000: Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có
đáp ứng các yêu cầu .
Các đặc tính bao gồm: vật lý, cảm quan ,hành vi, thời gian, ergonomic, chức
năng và các đặc tính này phải đáp ứng được các yêu cầu xác định, ngầm hiểu
chung hay bắt buộc .
Trong số các định nghĩa trên về chất lượng thì định nghiã theo
ISO9000:2000 là định nghĩa tổng quát và được hầu hết các quốc gia trên thế giới
thừa nhận .
1.2. Hệ thống các nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm .
a. Nhóm chỉ tiêu có thể so sánh được.
Là chỉ tiêu có thể tính toán được dựa trên cơ sở các số liệu điều tra ,thu thập
từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .
Nhóm chỉ tiêu chất lượng nay bao gồm :
+ Chỉ tiêu tỷ lệ sản phẩm sai hỏng : chi tiêu này dùng để đánh giá tình hình
chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh .
- Dùng thước đo hiện vật để tính toán :
x100%
phÈm ns¶ l­îng sè Tæng
hángphÈm ns¶ l­îng Sè
hángsai lÖ Tû =
Dùng thước đo giá trị để tính:
Chi phí về sản phẩm hỏng

Tỷ lệ sai hỏng = x100%
Tổng chi phí toàn bộ sản phẩm hàng hoá
+ Độ lệch chuẩn và tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng:
Độ lệch chuẩn =
( )
1
1
2



=
n
XX
n
i
i
Trong đó:
X
: là chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn (lấy làm mẫu để so sánh ).
X
i
: là chất lượng sản phẩm đem ra so sánh.
n: là số lượng sản phẩm đem ra so sánh.
Số sản phẩm đạt chất lượng
Tỉ lệ sản phẩm đạt chất lượng= x 100%
Tổng số sản phẩm được kiểm tra
+ Chỉ tiêu hệ số phẩm cấp bình quân: chỉ tiêu này ding để phân tích thứ hạng
của chất lượng sản phẩm.
H=



)(
)(
1
xPQ
xPQ
i
ii
Trong đó:
H : hệ số phẩm cấp bình quân
Q
i
: số lượng sản phẩm loại i
P
i
: đơn giá sản phẩm loại i
P
1
: đơn giá sản phẩm loại 1
b. nhóm chỉ tiêu không thể so sánh được .
- Độ bền (tuổi thọ sản phẩm ) là thời gian sử dụng sản phẩm cho đến khi sản
phẩm đó hư hỏng hoàn toàn , nó được tính bằng thời gian sử dụng trung bình .
- Độ tin cậy của sản phẩm là thời gian sử dụng trong điều kiện bình thường
vẫn giữ nguyên được đặc tính của nó , các chỉ tiêu phản ánh bao gồm : xác suất sử
dụng không hỏng ,cường độ xảy ra khi hỏng , khối lượng công việc trung bình đến
khi hỏng .
2. Đặc điểm chất lượng sản phẩm
- Chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu . Nếu một sản phẩm vì lý do
nào đó mà không đáp ứng được nhu cầu , không được thị trường chấp nhận thì bị

coi là chất lượng kém , cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể
rất hiện đại .
- Do chất lượng được do bởi sự thoả mãn nhu cầu . Mà nhu cầu thì lại luôn
biến đổi nên chất lượng cũng phải luôn biến đổi theo thời gian theo nhu cầu của
khách hàng , theo thời gian và không gian trong mỗi điều kiện sử dụng . Vì vậy ,
phải định kỳ xem xét lại các yêu cầu chất lượng .
- Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng , ta phải xét và chỉ xét tới mọi
đặc tính của đối tượng có liên quan tới sự thoả mãn những nhu cầu cụ thể. Trong
tình huống hợp đồng hay đã được định chế thì thường các nhu cầu đã qui định
trong các tình huống khác , các nhu cầu tiềm ẩn cần được tìm ra và xác định .
- Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm ,hàng hoá mà ta vẫn
hiểu hàng ngày. chất lượng có thể áp dụng cho mọi thực thể ,đo có thể là sản phẩm,
một hoạt động, một quá trình, một doanh nghiệp hay môt con người.
- Cần phân biệt giữa chất lượng và cấp chất lượng . Cấp chất lượng là phẩm
cấp hay thứ hạng định cho các đối tượng có cùng chức năng sử dụng nhưng khác
nhau về yêu cầu chất lượng .
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
* Nhu cầu thị trường .
Nhu cầu là xuất phát điểm của quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ một
doanh nghiệp nào. Việc sản xuất cái gì ? với khối lượng bao nhiêu ? sản xuất bằng
công nghệ gì ? và với mức chất lượng như thế nào hoàn toàn do thị trường quyết
định . Cơ cấu ,tính chất và xu hướng vận động của nhu cầu tác động lớn tới chất
lượng sản phẩm của doanh nghiệp . chất lượng có thể được đánh giá cao ở thị
trường này nhưng lại thấp ở thị trường khác. Vì vậy chất lượng sản phẩm luôn
được gắn với nhu cầu thị trường.
* Lực lượng lao động của doanh nghiệp .
Con người giữ vị trí quan nhất trong doanh nghiệp , quyết định tới sự thành
bại và đạt được mục tiêu cuả doanh nghiệp , đăc biệt với doanh nghiệp det may can
nhiêu sưc lao động chân tay và trí óc cho một sản phẩm . Tuy với trình độ tay nghề
của công nhân không nhất thiết phải cao lắm nhưng cũng đòi hỏi độ khéo léo cao

nhận thức rõ về qui trình công nghệ và kỹ thuật chuyên môn , kinh nghiệm , kỹ
năng thực hành của người lao động với tay nghề phù hợp với công nghệ sản xuất
nhưng chất lượng không chỉ phụ thuộc vào trình độ của lao động mà còn phụ thuộc
vào ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác của tham gia của người lao động . Do
vậy muốn đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thì phải quan
tâm tới đầu tư phát triển không ngừng nâng cao cao chất lượng nguồn nhân lưc .
Đây cũng là nhiệm vụ cục kỳ quan trọng của quản chất lượng .
*Khả năng về công nghệ của doanh nghiệp .
Với mỗi doanh nghiệp ,công nghệ luôn là những yếu tố quan trọng tác động
nhiều nhất tới chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phụ
thuộc rất lớn vào trình độ công nghệ hiên đại hay không ? cơ cáu tính đồng bộ ….
đặc biệt là với những doanh nghiệp có trình độ tự động hoá cao mặc dù với doanh
nghiệp det may thì không cân thiết trình độ hiên đại hoá quá cao sẽ gây ra sự tốn
kém không cần thiết nhưng cũng cần trình độ hiện đại hoá ở một số khâu kỹ thuật
cao sẽ nâng cao chất lượng và năng xuất hơn . Trình độ công nghệ của doanh
nghiệp không thể tách dời trình độ công nghệ trên thế giới . Do đó , doanh nghiệp
muốn sản xuất sản phẩm có chất lượng có đủ sức cạnh tranh thì các doanh nghiệp
phải có các chính sách công nghệ phù hợp , cho phép ứng dụng các thành tựu khoa
học của thế giới đồng thời khai thác tối đa nguồn công nghệ sẵn có nhằm tạo ra sản
phẩm có chất lượng cao với chi phí hợp lý .
*Nguyên vật liệu .
Nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng đặc biệt với ngành dệt may thì nó lại
càng khẳng định tầm quan trọng của mình hơn nữa vì trong ngành dệt may nó là
yếu tố chủ yếu làm lên sản phẩm và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm .
Nó là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
*Trình độ quản lý của doanh nghiệp .
Trình độ quản lý nói chung và quản lý chất lượng nói riêng là một nhân tố
quan trọng cơ bản thúc đẩy nhanh tốc độ cải tiến chất lượng sản phẩm . Các
chuyên gia chất lượng cho rằng trong thục tế có tới 80% các vấn đề là do quản lý
gây ra. Vì vậy ngày nay nói đến quản lý chất lượng người ta cho rằng đó chính là

chất lượng quản lý .
* Sự phức tạp của sản phẩm .
Ngoài ra các yếu tố trên ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm còn có một yếu
tố khác cũng không kém phần quan trọng đó chính là sự phúc tạp của sản phẩm .
Một sản phẩm càng phức tạp thì đòi hỏi độ chính xác càng cao , và trình độ công
nghệ cũng phải hiện đại hơn ,cũng như vậy đối với trình độ tay nghề của công nhân
cũng phải cao hơn và thành thạo hơn .
4. Vai trò của chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm đã được chú trọng từ năm 1700 trươc công nguyên.
Khi đó vua sứ babykon , ông Hammurabi đã cho ra đời bộ luật rất nghiêm ngặt về
yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm xây dựng có tên là Codex Hammurabi . Theo
bộ luật này nếu công trình xây dựng không phù hợp với yêu cầu thì các chuyên gia
xây dựng phải chịu những hình phạt rất nặng lề .
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-kỹ thuật -công nghệ trong nền
công nghiệp hiện đại và những quan niệm mới về chất lượng , những yêu cầu về
chất lượng đã trở lên đồng bộ và đầy đủ hơn . Đặc biệt với xu thế toàn cầu hoá nền
kinh tế và sự hình thành các khu vực kinh tế trên thế giới đã đặt doanh nghiệp
trước sức ép lớn của thị trường .
Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường là lợi
nhuận, lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà doanh nghiệp bỏ vốn ra để kinh
doanh . Nhưng để có được lợi nhuận cao , trước đây các doanh nghiệp dùng các
công cụ sản lượng , giá cả để cạnh tranh nhưng tới nay điều đó không còn phù hợp
nữa mà thứ để cạnh tranh phù hợp giờ là chất lượng sản phẩm . Đối với doanh
nghiệp , chất lượng cao sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh , đẳm bảo an toàn cho
người sử dụng khi sử dụng sản phẩm , tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở
đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp . Còn đối với nền kinh tế quốc dân , chất
lượng sản phẩm tốt , đặc biệt đối với những sản phẩm xuất khẩu , sẽ làm tăng uy
tín của nước đó trên thị trường quốc tế .
Việc Việt Nam gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và trong
tương lai sẽ hình thành khu vực mậu dịch tự do (FTA) bao gồm các nước ASEAN

và Trung Quốc –một thị trường to lớn gần 2 tỷ dân – sẽ đặt các doanh nghiệp Việt
Nam trước những cơ hội kinh doanh mới cùng với những thách thức to lớn từ thị
trường trong nước và khu vực . Khi đó hàng rào thuế quan không còn là yếu tố
ngăn cản sự thâm nhập vào thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp trong khối
mà chỉ còn lại một hàng rào duy nhất đó là chất lượng .

×