Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM Ở CÔNG TY MAY 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.47 KB, 22 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM Ở CÔNG
TY MAY 10
A. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty May 10 hiện nay có tiền thân là các xưởng may quân đội như X1,
X30, AM1, AK1... Đây là các xưởng may quân trang phục vụ cho cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp
Sau khi thành lập (lúc đó được gọi là xưởng X10) Công ty đóng quân tại
Tây Cốc- Phú Thọ, năm 1953 chuyển ra rừng Bộc Nhiêu, năm1954 Công ty được
lệnh chuyển về Hà Nội và tiến hành sáp nhập với xưởng may X40 đồng thời tiến
hành xây dựng cơ sơ vật chất ban đầu tại khu Sài Đồng-Gia Lâm
Sau khi ổn định về tổ chức Công ty bắt đầu hoạt động sản xuất với vai trò
là đơn vị sản xuất quân trang lớn của Cục Quân Nhu-Tổng Cục Hậu Cần, hoạt
động theo cơ chế tập trung bao cấp, sản xuất, tiêu thụ theo chỉ tiêu của Tổng cục
hậu cần
Từ năm 1961 đến năm 1964, trong hoàn cảnh đất nước hoà bình, Công ty
được chuyển sự quản lý từ Tổng cục hậu cần sang Bộ công nghiệp nhẹ và được
đổi tên thành Xí nghiệp May 10 tuy vậy mặt hàng chủ yếu mà xí nghiệp sản xuất
vẫn là quân trang, quân phục (90-95% năng lực sản xuất) còn thừa khả năng mới
chuyển sang phục vụ xuất khẩu và dân dụng
Cũng trong thời gian này xí nghiệp chuyển sang chế độ hạch toán kinh
doanh có tính đến hiệu quả kinh tế dần dần có khả năng xây dựng các kế hoạch
kinh doanh thoát khỏi tình trạng bị động. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hiện
đại với nhiều dây chuyền tự động, có khả năng sản xuất các bộ phận thay thế đảm
bảo cho sản xuất diễn ra liên tục
Từ năm1965 đến năm1972 do không quân Mĩ tiến hành ném bom ồ ạt nên
Công ty phải chuyển sang hoạt động trong điều kiện mới, sản xuất phân tán vừa
sản xuất vừa chiến đấu
Tháng 1 năm 1965, May 10 lại một lần nữa chuyển đổi, chịu sự quản lý
của Bộ Nội thương với nhiệm vụ là sản xuất gia công hàng may mặc phục vụ cho
xuất khẩu theo nghị định thư giữa Việt Nam - Liên Xô và các nước XHCN ở


Đông Âu và đồng thời sản xuất hàng may mặc phục vụ cho quân đội. Cho đến
năm 1973, sau khi hiệp định Pari được ký kết Công ty trở lại hoạt động trong
điều kiện hoà bình
Sau năm 1975, Xí nghiệp May 10 chuyển sang bước ngoặt mới trong
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là chuyên làm hàng may xuất khẩu. Có thể nói đây
là điểm khởi đầu cho sự phát triển về sau của Xí nghiệp May10. Xí nghiệp May
10 đã xuất sang thị trường các nước XHCN từ 4-5 triệu áo sơ mi có chất lượng
cao.
Năm 1986 cùng với hệ thống các doanh nghiệp trong nền kinh tế Công ty
chuyển sang hoạt động trong môi trường mới, nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của Nhà Nước. Trên cơ sở các mối quan hệ bạn hàng vốn có Công ty tiếp tục
sản xuất hàng xuất khẩu cho thị trường khu vực I (Đông Âu và Liên Xô) trên nền
tảng vẫn là một hệ thống cơ sở vật chất lạc hậu cùng với trình độ quản lý yếu
kém vì vậy cho đến những năm 1990 –1991 cuộc khủng hoảng chính trị tại Liên
Xô và các nước Đông Âu đã làm cho các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta không
còn thị trường tiêu thụ. Thị trường quen thuộc của xí nghiệp mất đi, hàng loạt các
hợp đồng, các đơn đặt hàng bị hủy bỏ hoặc không thanh toán được khiến Xí
nghiệp May10 cũng như một số các xí nghiệp may khác bị dồn tới chân tường và
có nguy cơ bị giải thể. Trước tình hình này, Xí nghiệp May10 phải tìm hướng giải
quyết khó khăn về thị trường, Xí nghiệp đã mạnh dạn chuyển sang thị trường khu
vực 2. Bằng cách giảm biên chế, đầu tư đổi mới 2/3 thiết bị cũ lạc hậu bằng các
thiết bị mới hiện đại, tổ chức lại bộ máy sản xuất và thiết lập các mối quan hệ bạn
hàng mới. Sản phẩm của Xí nghiệp với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp đã nhanh
chóng làm vừa lòng khách hàng. Khó khăn được tháo gỡ dần dần. Do không
ngừng cải tiến, đa dạng hóa mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại nên sản phẩm của Xí
nghiệp được khách hàng ưa chuộng và ngày càng mở rộng thị trường trên thị
trường khu vực 2 tới CHLB Đức, Nhật Bản, Bỉ, Đài Loan, Hồng Kông...
Trước đòi hỏi của thị trường may mặc trong nước cũng như trên thế giới,
ngày 14/11/1992 với quyết định số 1090/TCLĐ của Bộ công nghiệp nhẹ, Xí
nghiệp May 10 đã chuyển đổi tổ chức phát triển thành Công ty May 10 thuộc

Tổng Công ty Dệt May Việt Nam.
Với tên giao dịch Việt Nam: Công ty May 10
Tên giao dịch quốc tế: GARMENT COMPANY 10
Tên viết tắt : GARCO 10
Trụ sở chính : Thị trấn Sài Đồng-Gia Lâm-Hà Nội
Tổng số vốn của Công ty : 20. 000. 000. 000 VND
Trong đó VCĐ : 17. 000. 000. 000
VLĐ : 3. 000. 000. 000
Công ty May 10 với các dây chuyền sản xuất, hệ thống kho bãi cũng như
trụ sở là một cơ ngơi khang trang nằm bên cạnh quốc lộ 5 với tổng diện tích nhà,
xưởng trên 4 ha với 5 xí nghiệp thành viên được trang bị thiết bị may hiện đại.

II. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty
1. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất
Công ty May 10 là một Doanh nghiệp Nhà Nước, là thành viên hạch toán
độc lập của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, hoạt động theo luật doanh nghiệp
Nhà Nước, các qui định của pháp luật và điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng
Công ty Dệt May Việt Nam. Công ty May 10 có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh
hàng dệt may mặc theo kế hoạch và qui hoạch của Tổng Công ty Dệt May Việt
Nam và theo yêu cầu của thị trường: từ đầu tư, sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ
sản phẩm, xuất nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ tùng sản phẩm dệt,
may mặc và các hàng hoá khác liên quan đến ngành dệt, may mặc, liên doanh,
liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, nghiên cứu ứng dụng công
nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật,
tiến hành các hoạt động kinh doanh các nghành nghề khác theo qui định của pháp
luật và các nhiệm vụ khác do Tổng Công ty Dệt May giao. Với nhiệm vụ sản xuất
như vậy, Công ty chủ động hơn trong trong hoạt động kinh doanh, Công ty có
toàn quyền lựa chọn các hướng đi có lợi cho Công ty. Tuy nhiên trong thực tế
hoạt động sản xuất của Công ty còn quá nhiều phụ thuộc vào việc ký kết các đơn
hàng gia công cho các bạn hàng nước ngoài, vì vậy Công ty còn gặp nhiều khó

khăn trong các mặt tổ chức của Công ty, trong lĩnh vực tiền lương, hình thức tiền
lương trả theo sản phẩm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công tác xác định
đơn giá, Công ty thường xác định đơn giá thấp hơn so với thực tế để đảm bảo an
toàn tiền lương cho công nhân, điều này làm cho ý nghĩa tích cực của hình thức
tiền lương trả theo sản phẩm trở nên kém hơn
2. Đặc điểm về sản phẩm và qui trình chế tạo sản phẩm
a. Về sản phẩm
Mặt hàng áo sơ mi là mặt hàng được ưa chuộng, phù hợp với nhiều đối
tượng người tiêu dùng và có thị trường tiêu thụ rộng lớn không chỉ trong nước
mà đối với cả nước ngoài. Sản phẩm truyền thống của Công ty May 10 là áo sơ
mi nam cao cấp xuất khẩu, hiện nay áo sơ mi của Công ty được rất nhiều bạn
hàng ưa chuộng về kiểu dáng và chất lượng. Các sản phẩm truyền thống của
Công ty đã xuất hiện trên thị trường của nhiều nước trên thế giới với nhãn hiệu
của nhiều hãng may nổi tiếng như Pierecardin, Seiden, Sticker, Sunkyong....
Công ty May 10 sản xuất ra các sản phẩm chính là áo sơ mi nam và áo
jacket. Ngoài ra còn sản xuất ra các sản phẩm may mặc khác theo đơn đặt hàng
như quần, váy... Những sản phẩm may mặc của Công ty May 10 chủ yếu được
xuất sang các thị trường có uy tín như thị trường EU, thị trường, Đức, Hungari,
Nhật, các nước Bắc Mĩ với những đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã
Công ty May 10 cũng như các Công ty may khác đều có chung một đặc
điểm là khi sản xuất các sản phẩm may sẵn thì các mẫu mã thay đổi liên tục.
Thực tế Công ty May 10 có tới gần 1000 mã hàng thay đổi trong một năm, có
những mã hàng theo hợp đồng với số lượng chỉ vài trăm sản phẩm. Hơn nữa với
các Công ty may mặc ở Việt Nam nói chung còn đang rơi vào tình trạng là phần
lớn đều là may gia công xuất khẩu. Do vậy khi sản xuất đều phải đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu, các thông số kỹ thuật của bên đặt may gia công, kể cả về thời gian
giao nhận hàng, kỹ thuật đóng bao gói, tới nhãn hiệu sản phẩm. Với số lượng mã
hàng lớn như vậy Công ty rất khó đảm bảo các điều kiện cho hình thức trả lương
theo sản phẩm phát huy tính tích cực của nó, đặc biệt là trong công tác định mức
và theo dõi định mức của Công ty làm cho định mức của Công ty chưa thực sự

sát với thực tế
b. Về qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Để hoàn thành được một sản phẩm may mặc phải trải qua rất nhiều bước
công việc có mối liên hệ mật thiết với nhau. Với tính chất sản xuất dây chuyền
nước chảy thì yêu cầu đặt ra là phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xác, đồng
bộ và mang tính kế hoạch. Việc chỉ đạo sản xuất phải tốt nhất để quá trình sản
xuất diễn ra được nhịp nhàng ăn khớp với nhau, đạt được tiến độ nhanh chóng
đáp ứng yêu cầu giao hàng cho khách cũng như đưa được sản phẩm ra được thị
trường đúng mùa vụ theo đặc điểm của sản phẩm may, việc chỉ đạo hướng dẫn kỹ
thuật cho tới việc thực hành sản xuất, được triển khai từ phòng kỹ thuật tới các xí
nghiệp rồi xuống tới tổ sản xuất và từng công nhân sản xuất đều phải có hướng
dẫn cụ thể, với các yêu cầu theo qui cách, thông số của từng sản phẩm. Việc giám
sát, chỉ đạo và kiểm tra chất lượng (KCS) của bán thành phẩm được tiến hành
thường xuyên và kịp thời, qua đó mà những thông tin phản hồi cũng phản ánh lại
cho biết quá trình sản xuất đang diễn ra như thế nào để kịp thời điều chỉnh đảm
bảo cho tới khi sản phẩm được hoàn thiện với chất lượng cao.
Với qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm như vậy Công ty đã có những
điều kiện thuận lợi để sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, dây chuyền sản
xuất như vậy tạo điều kiện cho công nhân chuyên môn hoá hơn, có năng suất lao
động cao hơn và nếu sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm sẽ tăng được tiền
lương theo sản phẩm của công nhân
Với Công ty May 10, trong cùng một dây chuyền sản xuất có sử dụng
nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau, nhiều loại sản phẩm khác nhau cho nhiều
mã hàng khác nhau. Nhìn chung có thể khái quát qui trình công nghệ sản xuất
của Công ty như sau.
Sơ đồ 1: Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Nguyên liệu
Thiết kế
giác mẫu
Công đoạn cắt

Công đoạn thêu Công đoạn in
Công đoạn giặt
Công đoạn may
Thùa-Đính
Là gấp
Bao gói - Đóng hộp
Thành phẩm - Nhập kho
+Công ty nhập khẩu nguyên vật liệu, sau đó chuyển sang công đoạn thiết
kế giác mẫu
+Công đoạn thiết kế, giác mẫu: sáng tác mẫu hoặc căn cứ vào mẫu của
từng mã hàng với các thông số kỹ thuật yêu cầu. Vẽ và cắt lên mẫu cứng
+Công đoạn cắt: nhận mẫu cứng từ tổ giác mẫu, xếp vải và thực hiện các
thao tác như cắt pha, cắt gọt, viết số và phối kiện để cuối cùng tạo ra bán thành
phẩm cắt.
+Công đoạn thêu-in-giặt-mài: nhận các bán thành phẩm cắt thực hiện in,
thêu ở những bộ phận, vị trí qui định và giặt mài hay giặt thường nếu có yêu cầu
+Công đoạn may: nhận bán thành phẩm từ các khâu cắt, in, thêu, giặt, các
tổ may thứ tự thao tác may các bộ phận và ráp lại hoàn chỉnh sản phẩm. Kết thúc
công đoạn này sản phẩm gần như đã hoàn chỉnh.
+Công đoạn thùa đính: tiếp tục hoàn chỉnh sản phẩm với các công đoạn
thùa khuyết, đính khuy.
+Công đoạn là gấp: sau khi nhận các sản phẩm từ các tổ may chuyển sang
sẽ tiến hành thổi bụi, là phẳng, gấp, sau đó chuyển sang bao gói, đóng hộp, cài
mác...
Đến đây sản phẩm may đã hoàn thiện và được nhập vào kho thành phẩm.
Kết thúc quá trình sản xuất
Đối với sản phẩm may, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được tiến hành
ở tất cả các công đoạn sản xuất sản phẩm và phân loại chất lượng sản phẩm được
tiến hành ở giai đoạn cuối là công đoạn là gấp, bao gói, đóng hộp
3. Đặc điểm về lao động trong Công ty

Theo số liệu thống kê đến tháng 3/1999 Công ty May 10 có
2804 lao động hợp đồng dài hạn
232 lao động ngắn hạn thử việc
Tổng: 3036 lao động đang làm việc tại Công ty
Với chất lượng lao động được tổng hợp qua bảng
Bảng 1: Cơ cấu lao động 1998 ở Công ty May 10
Chỉ tiêu Số lượng(người) Tỉ lệ
Tổng số lao động trong Công ty 2804 100%
Theo giới tính: Nam
Nữ
779
2025
28%
72%
Lao động trực tiếp sản xuất
Trong đó: CN bậc 1
CN bậc 2
CN bậc 3
CN bậc 4
CN bậc 5
CN bậc 6
CN bậc 7
2395
244
572
1176
361
36
4
2

85,4%
8,7%
20,4%
41,9%
12,9%
1,29%
0,14%
0,095%
Lao động gián tiếp
Trong đó: Trên ĐH & ĐH
Cao đẳng
409
102
14
14,6%
3,63%
0,49%

×