NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở DOANH
NGHIỆP.
I. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA
DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất kinh doanh
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản
xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với
sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách
khác, quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp giữa ba yếu tố : tư liệu lao
động, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời quá trình sản xuất hàng hoá
cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy để
tiến hành sản xuất hàng hoá, người lao động phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về
tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản
xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào
ý chí chủ quan của người sản xuất.
Các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cấu thành nên giá trị của sản phẩm, lao
vụ dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Giá trị sản phẩm gồm ba bộ
phận là : C,V,m.
Trong đó :
- C: Là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra sản
phẩm dịch vụ như : Khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, công cụ,
năng lượng... Bộ phận này được gọi là hao phí vật chất.
- V: Là chi phí tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia
quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, dịch vụ, được gọi là hao phí lao động cần thiết.
- m : Là giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình hoạt động sản
xuất ra giá trị sản phẩm, dịch vụ.
Do vậy, chi phí sản xuất của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải chi ra để
tiến hành sản xuất sản phẩm trong một thời gian nhất định.
Tiếp theo sau quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải tổ chức việc tiêu thụ sản
phẩm để thu tiền về. Để thực hiện được việc này, doanh nghiệp cũng phải bỏ ra
những chi phí nhất định chẳng hạn như chi phí đóng gói sản phẩm, chi phí vận
chuyển, bốc dỡ, bảo quản sản phẩm... Hơn nữa, trong điều kiện nền kinh tế thị
trường có sự cạnh tranh như hiện nay, ngoài các chi phí tiêu thụ trên, doanh nghiệp
còn phải bỏ ra chi phí để nghiên cứu thị trường, chi phí quảng cáo để giới thiệu sản
phẩm, chi phí bảo hành sản phẩm. Những khoản chi phí này phát sinh trong lĩnh
vực lưu thông sản phẩm nên được gọi là chi phí tiêu thụ hay chi phí lưu thông sản
phẩm.
Ngoài những chi phí nêu trên, doanh nghiệp còn phải thực hiện được nghĩa
vụ của mình với Nhà nước như nộp thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế khai thác tài nguyên... Những khoản chi phí này đều diễn ra
trong quá trình kinh doanh vì thế đó cũng là khoản chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp.
Tóm lại, chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là toàn bộ chi
phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm và các khoản tiền thuế mà doanh nghiệp
phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất
định.
2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, tính
toán được kết quả tiết kiệm chi phí ở từng bộ phận sản xuất của toàn doanh nghiệp,
doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất kinh doanh. Phân loại
chi phí sản xuất kinh doanh có nhiều cách phân loại sau:
* Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí :
Cách phân loại này để phục vụ cho việc tập hợp quản lý các chi phí theo nội
dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến địa điểm phát sinh và chi
phí được dùng cho mục đích gì trong sản xuất. Cách phân loại này giúp cho việc
xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân
tích dự toán chi phí.
Theo quy định hiện hành ở Việt Nam toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh
phát sinh lần đầu trong doanh nghiệp được chia thành các yếu tố như:
+ Yếu tố nguyên liệu, vật liệu bao gồm toàn bộ giá trị tài nguyên vật liệu
chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ sử dụng vào sản
xuất kinh doanh trong kỳ (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu
thu hồi cùng với nhiên liệu động lực).
+ Yếu tố nhiên liệu, động lực mua ngoài sử dụng vào quá trình sản xuất kinh
doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
+ Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương : Phản ánh tổng số tiền
lương và phụ cấp mang tính chất lương chủ doanh nghiệp phải trả cho cán bộ công
nhân viên chức.
+ Yếu tố bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ
quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương chủ doanh nghiệp phải trả cho
công nhân viên chức.
+ Yếu tố khấu hao tài sản cố định : Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố
định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Yếu tố chi phí khác bằng tiền : Phản ánh toàn bộ các chi phí khác bằng
tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào quá trình sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
* Phân loại chi phí theo khoản mục giá thành
Theo quy định hiện hành, giá thành công xưởng sản phẩm bao gồm ba
khoản mục chi phí sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu,
nhiên liệu và động lực trực tiếp dùng vào sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí nhân công trực tiếp : gồm các khoản chi phí trả cho người lao
động trực tiếp sản xuất (chi phí tiền lương,tiền công) và các khoản trích nộp của
công nhân trực tiếp sản xuất mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm chi trả cho họ.
+ Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sử dụng chung cho hoạt động sản
xuất chế biến của phân xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp trực tiếp tạo
ra sản phẩm. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí tiền lương, phụ cấp trả cho
nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ dùng cho phân xưởng, khấu hao
tài sản cố định thuộc phân xưởng (bộ phận sản xuất), chi phí dịch vụ mua ngoài,
chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phân xưởng.
Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá thành sản phẩm tiêu thụ thì chỉ tiêu giá thành
còn bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
* Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối
lượng sản xuất sản phẩm.
Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm,
công việc lao vụ sản xuất trong kỳ, chi phí sản xuất được chia làm hai loại:
+ Chi phí cố định (hay chi phí bất biến) là những chi phí không bị biến động
trực tiếp theo sự thay đổi của khối lượng sản xuất sản phẩm. Chi phí này gồm có
khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, tiền thuê đất, chi phí
quản lý doanh nghiệp... Tuy nhiên trong kỳ có thể thay đổi về khối lượng sản phẩm
thì các khoản chi phí cố định này chỉ mang tính chất tương đối có thể khống đổi
hoặc biến đổi ngược chiều. Nếu như trong kỳ có sự thay đổi về khối lượng sản
phẩm thì các khoản chi phí cố định này tính trên một đơn vị sản phẩm sẽ biến động
tương quan tỷ lệ nghịch với sự biến động của sản lượng.
+ Chi phí biến đổi (hay còn gọi là chi phí khả biến): là những chi phí bị biến
động một cách trực tiếp theo sự thay đổi của khối lượng sản xuất sản phẩm các chi
phí này cũng tăng theo tỷ lệ tương ứng. Thuộc về chi phí khả biến bao gồm chi phí
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
Việc phân loại chi phí theo tiêu thức trên có ý nghĩa lớn trong công tác quản
lý doanh nghiệp. Nó giúp nhà quản lý tìm ra các biện pháp quản lý thích ứng với
từng loại chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm. Nó cũng giúp cho việc phân điểm
hoà vốn để xác định được khối lượng sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
3. Giá thành sản phẩm
3.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí vật chất và hao phí
sức lao động của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản
phẩm nhất định