Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá hiệu quả các thực hành của xây dựng tinh gọn trong quản lý tiến độ thi công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

LÊ HÙNG ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC THỰC HÀNH CỦA
XÂY DỰNG TINH GỌN TRONG QUẢN LÝ TIẾN
ĐỘ THI CÔNG
Chuyên ngành : QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã ngành: 60.58.03.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. HỒ CHÍ MINH, Tháng 06 Năm 2018


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA – Tp.HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hoài Long

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Trần Đức Học

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Chu Việt Cường

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại học Bách Khoa, Đại Học Quốc Gia_
TPHCM vào ngày 24 tháng 07 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS Phạm Hồng Luân
2. PGS.TS Lương Đức Long


3. TS. Trần Đức Học
4. TS. Chu Việt Cường
5. TS. Đỗ Tiến Sỹ
Xác nhận của chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và trưởng khoa quản lý chuyên
ngành.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA

ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN

KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS.TS. PHẠM HỒNG LUÂN

PGS. TS. NGUYỄN MINH TÂM


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------------

--------------


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : Lê Hùng Anh

MSHV

: 7140089

Ngày, tháng, năm sinh : 11/11/1986

Nơi sinh : An Giang

Chuyên ngành : Quản lý xây dựng

Mã ngành : 60.58.03.02

I. TÊN ĐỀ TÀI :

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC THỰC HÀNH CỦA XÂY DỰNG TINH
GỌN TRONG QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG.
-

Xác định bộ dữ liệu các thực hành của Xây dựng tinh gọn để quản lý tiến độ thi
công trong các dự án xây dựng ở công ty A hiện nay.
Đánh giá mức độ sử dụng thường xuyên việc sử dụng các thực hành này.
Phân tích làm rõ các thực hành có thể giúp cải thiện tiến độ thi cơng, đảm bảo
chất lượng thi công.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 30/06/2017
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01/06/2018

V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Lê Hoài Long
Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2018
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN ĐÀO TẠO

TS. LÊ HỒI LONG

PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS. TS. NGUYỄN MINH TÂM


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hoài Long

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Bách Khoa TPHCM đã
mở khóa học cao học ngành Quản lý xây dựng này để cung cấp các kiến thức nâng cao
cho những người theo đuổi chuyên ngành quản lý dự án xây dựng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS. Lê Hoài Long. Thầy đã quan tâm,
động viên và tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho Tơi trong suốt q trình thực
hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở bộ môn Quản lý xây dựng, cùng
những thầy cô thỉnh giảng đầy nhiệt huyết trong việc truyền dạy các kiến thức hữu ích
cho tơi và các học viên.
Tơi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới các Anh, Chị, các bạn trong lớp

cao học Quản lý xây dựng khóa 2014, các Anh/Chị đồng nghiệp, các cộng tác viên,
những người đã giúp đỡ Tôi rất nhiều trong quá trình thu thập dữ liệu để thực hiện luận
văn này.
Sau cùng, Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cha, Mẹ, người thân, đã luôn đồng
hành và giúp đỡ Tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Với những kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, Luận văn khơng tránh khỏi
những sai sót nhất định. Kính mong q Thầy, Cơ và các bạn đọc thơng cảm và đóng
góp ý kiến để Tơi có thể bổ sung và hồn thiện.

Trân trọng !
Tp.HCM, ngày … Tháng … Năm 2018

Lê Hùng Anh


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hồi Long

TĨM TẮT
Xây dựng tinh gọn là một vấn đề rất được quan tâm trong những giai đoạn gần đây,
cũng như là mục tiêu hướng đến trong tương lai. Xây dựng tinh gọn là một cách tiếp
cận hướng tới việc thiết kế các hệ thống sản xuất để tối thiểu hóa việc lãng phí vật liệu,
thời gian và nỗ lực trong xây dựng, nhằm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng. Tương tự
như vậy, một dự án xây dựng được xem là thành cơng khi nó được bàn giao đúng thời
hạn, đạt chất lượng tốt nhất với chi phí sản xuất nhỏ nhất. Qua việc tổng hợp, kế thừa
từ những nghiên cứu trước, nghiên cứu này đã tìm ra các phương pháp thực hành của
Xây dựng tinh gọn thường được ứng dụng trong công tác quản lý tiến độ, chất lượng
thi công.
Một bảng câu hỏi khảo sát chính với 21 phương pháp thực hành được thiết kế để

thực hiện khảo sát với những đối tượng đã được xác định. Bộ dữ liệu thu thập được,
nghiên cứu thực hiện các phương pháp phân tích thống kê để xếp hạng các yếu tố tác
động tích cực và tìm ra được 5 nhân tố chính tác động tích cực của việc sử dụng các
phương pháp thực hành của Xây dựng tinh gọn trong quản lý tiến độ thi cơng, chất
lượng cơng trình, đó là; (1)“nhân tố tác động giảm lãng phí” được mã hóa là “GIAMLP”,
(2)
“nhân tố tác động giảm tồn kho” được mã hóa là “GIAMTK”, (3)“nhân tố tác động
giảm phế phẩm” được mã hóa là “GIAMPP”, (4)“nhân tố tác động tăng năng suất” được
mã hóa là “TANGNS”, (5)“nhân tố tác động tối ưu hóa” được mã hóa là “TOIUUHOA”.
Tiếp tục thực hiện phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính, nghiên cứu đã
thể hiện được mơ hình cho thấy mức độ đóng góp của từng nhân tố chính trên đến quản
lý tiến độ, chất lượng thi cơng, và có 5 nhân tố đóng góp vào mơ hình đó là;
(1)
“GIAMLP”, (2)“GIAMTK”, (3)“GIAMPP”, (4)“TANGNS”, (5)“TOIUUHOA”. Qua đó
nghiên cứu đã giải quyết thỏa đáng được mục tiêu chính đã đề ra là; “Phân tích làm rõ
các thực hành có thể giúp cải thiện tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng thi công”.
Từ kết quả mơ hình hồi quy tuyến tính, các thành phần bên trong dự án có thể có
một cái nhìn rõ hơn về hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp thực hành của Xây
dựng tinh gọn trong quản lý tiến độ, chất lượng thi cơng, qua đó tìm cách cải thiện hiệu
quả cơng việc của mình trong dự án, đóng góp cho thành cơng chung của dự án.


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hoài Long

ABSTRACT
Lean construction which takes special concerns recent periods is our goal in the
future. It is an approach towards the design of production systems to minimize waste of
materials, time and effort in the building, in order to maximize the benefit to customers.

Similarly, a construction project is considered successful when it is delivered on time,
with the best quality at the lowest cost of production. By inheriting from previous
researches, this research shows the Lean construction practices often applied in the
schedule-quality management.
A main questionnaire including 21 positive impact elements had been designed to
survey determined objects. With the collected data, the statistics methods were executed
to rank positive impact elements and find out there 5 main positive impact factors of
Lean construction practices commonly used on the schedule-quality management , that
factors are; (1)“positive impact factor on reduce-waste” encoded “GIAMLP”,
(2)
“positive impact factor on reduce-inventory encoded “GIAMTK”, (3)“positive impact
factor on reduce-demolished” encoded “GIAMPP”, (4)“positive impact factor on
productivity”, encoded “TANGNS”, (5)“positive impact factor on optimize” encoded
“TOIUUHOA”. Continuing to perform correlate analyze and linear regression analyze,
this research represents the model which shows the Lean construction practices often
applied in the schedule-quality management, there 5 factors contributing to the model,
it is ; (1)“GIAMLP”, (2)“GIAMTK”, (3)“GIAMPP”, (4)“TANGNS”, (5)“TOIUUHOA”. By
this work, this research satisfactorily resolved the main purpose suggested was ;
“Analysis clarify the practices can help improve the construction schedule, construction
quality assurance”.
From the Linear regression model, participants in construction projects may have a
clearly view of effectiveness of the use of lean construction practices in managing the
progress and quality of construction, have solutions to improve efficiency themselves,
contribute to the general success of project.


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hồi Long


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan rằng luận văn này hoàn toàn do tơi thực hiện.
Tất cả tài liệu tham khảo, trích dẫn, số liệu khảo sát, đều trung thực và chính xác,
có nguồn gốc rõ ràng; các kết quả được phân tích, nhận định dựa trên phạm vi kiến thức
cá nhân của tơi. Tất cả số liệu và kết quả hồn tồn không lấy từ nghiên cứu của bất kỳ
người nào khác.
Tp.HCM, ngày … Tháng … Năm 2018

Lê Hùng Anh


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hoài Long

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
1.1

Giới thiệu chung ............................................................................................... 1

1.2

Xác định vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 2

1.3

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4


Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.5

Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................. 3

1.5.1 Đóng góp về mặt học thuật ......................................................................................... 3
1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn .......................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ....................................................................................... 5
2.1.

Khái niệm về Lean – Tinh gọn và các đặc trưng.............................................. 5

2.2.

Khái niệm Xây dựng tinh gọn .......................................................................... 6

2.3.

Quan điểm thực hiện Xây dựng tinh gọn ......................................................... 7

2.4.

Định nghĩa Phương pháp ứng dụng - thực hành (practices) ............................ 8

2.5.

Một số nghiên cứu tương tự và liên quan ......................................................... 8


2.6.

Các Phương pháp thực hành Xây dựng tinh gọn được ứng dụng trong quản lý
tiến độ thi cơng ............................................................................................... 12

2.6.1

Nhóm các phương pháp tác động đến giảm lãng phí .................................... 12

2.6.2

Nhóm các phương pháp tác động đến giảm tồn kho...................................... 13

2.6.3

Nhóm các phương pháp tác động đến giảm phế phẩm ................................. 14

2.6.4

Nhóm các phương pháp tác động đến sự tăng năng suất để tăng sản
lượng………………………………………………….……………………………..15

2.6.5

Nhóm các phương pháp tác động đến việc tận dụng thiết bị và mặt bằng
(tối ưu hóa) ............................................................................................................... 16

2.7.

Thực trạng xây dựng Việt Nam ...................................................................... 20


2.8.

Giai đoạn thi cơng xây dựng, lắp dựng cơng trình ......................................... 21

2.9.

Thực trạng công tác quản lý dự án tại công ty A ........................................... 21

2.9.1

Giới thiệu về công ty A.......................................................................................... 21

2.9.2

Phân tích thực trạng cơng ty trong thời gian qua ............................................ 22

2.10. Tổng kết chương ............................................................................................. 24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 25
3.1

Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 25

3.2

Xác định các Phương pháp thực hành ............................................................ 26

3.3

Quy trình thu thập dữ liệu .............................................................................. 27


3.3.1

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và khảo sát sơ bộ ........................................... 27


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hoài Long

3.3.2

Xác định số lượng mẫu .......................................................................................... 31

3.3.3

Thu thập dữ liệu ....................................................................................................... 31

3.4

Phương pháp và cơng cụ nghiên cứu.............................................................. 32

3.4.1

Phương pháp trị trung bình ................................................................................... 33

3.4.2

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .......................................................................... 33


3.4.3

Phân tích nhân tố PCA ........................................................................................... 34

3.4.4

Phân tích tương quan và mơ hình hồi quy tuyến tính .................................... 35

3.4.5

Phần mềm hỗ trợ...................................................................................................... 36

3.5

Tổng kết chương ............................................................................................. 36

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 38
4.1

Kết quả thu thập dữ liệu ................................................................................. 38

4.2

Thống kê mô tả đối tượng được khảo sát ....................................................... 38

4.2.1

Kinh nghiệm làm việc trong ngành quản lý xây dựng .................................. 38

4.2.2


Thời gian cơng tác trong cơng ty ........................................................................ 39

4.2.3

Vai trị khi tham gia dự án .................................................................................... 40

4.3

Kết quả xếp hạng các phương pháp thực hành được sử dụng thường xuyên của
Xây dựng tinh gọn trong quản lý tiến độ thi công ......................................... 41

4.4

Kiểm định độ tin cậy của thang đo ................................................................. 43

4.4.1

Thang đo nhóm các phương pháp tác động đến giảm lãng phí .................. 44

4.4.2

Thang đo nhóm các phương pháp tác động đến giảm tồn kho ................... 44

4.4.3

Thang đo nhóm các phương pháp tác động đến giảm phế phẩm ............... 45

4.4.4


Thang đo nhóm các phương pháp tác động đến sự tăng năng suất để tăng
sản lượng ................................................................................................................... 45

4.4.5

Thang đo nhóm các phương pháp tác động đến việc tận dụng thiết bị và
mặt bằng (tối ưu hóa) ............................................................................................. 46

4.5

Phân tích nhân tố PCA ................................................................................... 46

4.6

Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính ................................................... 54

4.6.1

Phân tích tương quan .............................................................................................. 54

4.6.2

Phân tích hồi quy ..................................................................................................... 56

4.6.3

Giải thích kết quả mơ hình hồi quy .................................................................... 62

4.7


Tổng kết chương ............................................................................................. 63

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 65
5.1

Kết Luận ......................................................................................................... 65

5.2

Kiến nghị ........................................................................................................ 66

5.2.1 Kiến nghị chung ............................................................................................................ 66


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hoài Long

5.2.2 Giới hạn của đề tài........................................................................................................ 66
5.2.3 Kiến nghị cho nghiên cứu tương lai ........................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 68
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 71
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát .............................................................................. 71
Phụ lục 2: Kết quả kiểm độ tin cậy thang đo ............................................................ 75
Phụ lục 3: Kết quả phân tích PCA ............................................................................ 76
Phụ lục 4: Kết quả phân tích tương quan Pearson .................................................... 79
Phụ lục 5: Kết quả phân tích hồi quy ...................................................................... 80
Phụ lục 6: Một vài hình ảnh chuyên gia trong q trình phỏng vấn ……………….92
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG …………………………………………………………95



Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hoài Long

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.3 Sự khác nhau giữa phương pháp quản lý xây dựng truyền thống và Xây dựng
tinh gọn ...………………………………………………………………………………7
Bảng 2.5 Một số nghiên cứu tương tự ..………………………………………………8
Bảng 2.6 Các phương pháp thực hành của Xây dựng tinh gọn ứng dụng trong quản lý
tiến độ thi công …………………………………………………………………….....17
Bảng 3.1 Các các phương pháp thực hành của Xây dựng tinh gọn áp dụng trong quản
lý tiến độ thi công ……………………………………………………………………..28
Bảng 4.2.1 Kinh nghiệm làm việc của các đối tượng được khảo sát …………….…..39
Bảng 4.2.2 Thời gian công tác của các đối tượng được khảo sát …………………..…40
Bảng 4.2.3 Vai trò của các đối tượng được khảo sát khi tham gia dự án xây dựng…..41
Bảng 4.3 Kết quả xếp hạng các phương pháp ………………………………...……42
Bảng 4.4.1 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhóm các phương pháp tác động đến
giảm lãng phí ……………………………………………………………………...….44
Bảng 4.4.2 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhóm các phương pháp tác động đến
giảm tồn kho ………………………………………………………………………….44
Bảng 4.4.3 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhóm các phương pháp tác động đến
giảm phế phẩm …………………………………………………………………….…45
Bảng 4.4.4 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhóm các phương pháp tác động đến
sự tăng năng suất để tăng sản lượng ………………………………………………….45
Bảng 4.4.5 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhóm các phương pháp tác động đến
việc tận dụng thiết bị và mặt bằng (tối ưu hóa) ……………………………………….46
Bảng 4.5.1 Hệ số KMO & Bartlett’s Test …………………………………………….47
Bảng 4.5.2 Bảng tổng phương sai được giải thích bởi các nhân tố …………………..47
Bảng 4.5.3 Bảng tổng phương sai được giải thích bởi các nhân tố …………………...48

Bảng 4.5.4 Hệ số KMO & Bartlett’s Test (lần 2) ……………………………………..49
Bảng 4.5.5 Bảng tổng phương sai được giải thích bởi các nhân tố (lần 2) …………….49
Bảng 4.5.6 Bảng tổng phương sai được giải thích bởi các nhân tố (lần 2) …………….50


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hoài Long

Bảng 4.5.7 Kết quả phân tích nhân tố PCA …………………………………………...51
Bảng 4.6.1 Hệ số tương quan Pearson giữa các biến độc lập và biến phụ ……………..55
Bảng 4.6.2 Mơ hình tóm tắt phân tích hồi quy với phương pháp chọn biến Enter của
Nghiên cứu …………………………………………………………………………...57
Bảng 4.6.3 Kết quả phân tích hồi quy với phương pháp chọn biến Enter của Nghiên cứu
– Biến Y1 …………………………………………………...……………………...…58
Bảng 4.6.4 Kết quả phân tích hồi quy với phương pháp chọn biến Enter của Nghiên cứu
– Biến Y2 …………………………………………………………………………..…59
Bảng 4.6.5 Kết quả phân tích ANOVA trong phân tích hồi quy với phương pháp chọn
biến Enter của Nghiên cứu ……………………………………………………………61


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hồi Long

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Lượng căn hộ tiêu thụ tại Tp.HCM ………………………………………….2
Hình 2.1 Các công cụ của phương pháp sản xuất Lean ……………………………….6
Hình 2.7 Giá trị (hiện hành) và tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng dân dụng ……….20
Hình 2.9.1 Các dự án của cơng ty A trong năm 2016 ……………………………..…..22

Hình 2.9.2 Một số bài đào tạo về Lean của công ty A ………………………………...23
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu …………………………………………………...…26
Hình 3.2 Quy trình xác định các phương pháp thực hành của Xây dựng tinh gọn áp
dụng trong quản lý tiến độ thi cơng …………………………………………………...27
Hình 3.3 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi …………………………………………….30
Hình 3.4 Mơ hình đề xuất ban đầu về các phương pháp thực hành của Xây dựng tinh
gọn áp dụng trong quản lý tiến độ thi cơng ……………………………………...…….32
Hình 4.2.1 Biểu đồ kinh nghiệm làm việc của các đối tượng được khảo sát ………39
Hình 4.2.2 Biểu đồ thời gian cơng tác của các đối tượng được khảo sát …………...40
Hình 4.2.3 Biểu đồ vai trị cơng tác của các đối tượng được khảo sát ……………...41
Hình 4.5.1 Biểu đồ Scree Plot ………………………………………………………..51
Hình 4.6.1 Mức độ đóng góp đến sự hồn thành tiến độ thi công trong xây dựng của
các nhân tố tác động (biến độc lập) …………………………………………………...59
Hình 4.6.2 Mức độ đóng góp đến sự hồn thành chất lượng thi cơng trong xây dựng
của các nhân tố tác động (biến độc lập) ……………………………………………….60


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hoài Long

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐS: Bất động sản
HSE (Health – Safety – Environment): Sức khỏe – An tồn – Mơi trường
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
R&D (Research & Development): Nghiên cứu và phát triển
PCA (Principal Component Analysis): Phân tích thành tố chính
ISO (International Organization for Standardization): Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế



Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hoài Long

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1

Giới thiệu chung
Sau Thế chiến thứ 2, trong khi hàng loạt các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới
như Ford, GM đã áp dụng mơ hình sản xuất hàng loạt (mass production) và tính kinh
tế theo quy mô, Toyota Nhật Bản phải đối mặt với những điều kiện kinh doanh rất
khác biệt. Tại thời điểm đó, thị trường tiêu thụ của Toyota rất nhỏ nhưng phải sản
xuất nhiều loại phương tiện khác nhau trên cùng một dây chuyền sản xuất để thỏa
mãn khách hàng. Chính khó khăn và thách thức trên đã tạo động lực cho các nhà
quản lý, các kỹ sư của Toyota tìm kiếm giải pháp làm tăng tính linh hoạt của dây
chuyền sản xuất, tối đa hóa hiệu quả hoạt động. Trải qua quá trình tìm tịi, nghiên
cứu và học hỏi từ khắp các công ty sản xuất trên thế giới, Toyota Nhật Bản đã dựa
trên ý tưởng cốt lõi của Hệ thống Just in time (JIT: Vừa-đúng-lúc) bắt nguồn từ các
siêu thị tại Mỹ để phát triển Hệ thống sản xuất Toyota (Toyota Production System)
trong những thập niên 1940-1950. Hệ thống sản xuất Toyota chính là tiền đề của lý
thuyết và mơ hình Quản trị tinh gọn – Lean sau này [1].
Cụm từ “Lean Manufacturing” hay “Lean Production” đã xuất hiện lần đầu tiên
trong quyển “The Machine that Changed the World” (Cỗ máy làm thay đổi Thế giới
– James Womack, Daniel Jones & Daniel Roos) xuất bản năm 1990.
Thuật ngữ "Xây dựng tinh gọn" (Lean Construction) được đưa ra bởi Tập đoàn
Quốc tế về Xây dựng Tinh gọn (International Group for Lean Construction) trong
phiên họp đầu tiên vào năm 1993 (Wikipedia), từ đó đã luôn thu hút rất nhiều sự chú
ý, nghiên cứu và áp dụng khi được xem như là lời giải cho những bất cập của tam
giác quản lý dự án (thời gian – chi phí – chất lượng).
Tại thi trường bất động sản Việt Nam, theo Ơng Lê Hồng Châu – Chủ tịch Hiệp

hội Bất động sản Tp.HCM cho biết, riêng khu vực này trong năm 2018 có hơn 1200
dự án bất động sản đang được triển khai. Con số này cho thấy sự dồi dào của nguồn
cung trên thị trường, và mục tiêu hoàn thành dự án đúng tiến độ đồng thời đảm bảo
chất lượng chắc chắn là ưu tiên hàng đầu của các Chủ đầu tư.

T r a n g 1 | 95


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hồi Long

Hình 1.1 Lượng căn hộ tiêu thụ tại Tp.HCM.
Trích dẫn từ Báo cáo CBRE (2018).
Bên cạnh đó, trong vịng đời của một dự án, giai đoạn triển khai thi công chiếm
một tỷ trọng khá lớn về khối lượng công việc thực hiện, và gần như quyết định đến
sự thành công của cả dự án; tuy nhiên công tác quản lý dự án, như đã được biết đến
rộng rãi qua rất nhiều những nghiên cứu, ln phải đối mặt với rất nhiều những khó
khăn. Để hoàn thành mục tiêu, việc cải thiện được các vấn đề xảy ra trong quá trình
triển khai thực hiện dự án có vai trị rất quan trọng, đặc biệt là vấn đề kiểm sốt thời
gian hồn thành và chất lượng dự án.
1.2

Xác định vấn đề nghiên cứu
Với xu hướng phát triển của ngành xây dựng hiện nay, việc áp dụng Xây dựng
tinh gọn vào công tác quản lý thi công, đặc biệt là mảng tiến độ thi công, là điều rất
phù hợp. Tuy nhiên, vì cịn tồn tại nhiều lý do, nên các nhà quản lý không tránh khỏi
sự do dự khi áp dụng mơ hình này, dẫn đến hiệu quả chưa được như mong muốn.
Do đó, mục tiêu của nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả các thực hành của Xây
dựng tinh gọn trong quản lý tiến độ thi cơng” là làm sáng tỏ sự đóng góp của Xây

dựng tinh gọn trong việc quản lý tiến độ thông qua đánh giá hiệu quả các thực hành
(practices) của Xây dựng tinh gọn đến mảng này. Qua đó cung cấp cho những nhà
quản lý có cái nhìn cụ thể hơn về hiệu quả và lợi ích mà Xây dựng tinh gọn mang
lại.
Đầu tiên, đề tài sẽ giới thiệu sơ bộ về Xây dựng tinh gọn, sau đó tiến hành tìm
hiểu, tổng hợp các thực hành đã được nghiên cứu, giới thiệu và áp dụng để có cái
nhìn tổng qt về Xây dựng tinh gọn.
Bên cạnh đó, đề tài sẽ đánh giá mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của các thực
hành này thông qua bước khảo sát các đối tượng đã, đang làm việc trong môi trường

T r a n g 2 | 95


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hồi Long

có áp dụng các thực hành này. Cuối cùng là xem xét tìm hiểu các thực hành nào nếu
được áp dụng có thể giúp cải thiện tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng.
1.3

Mục tiêu nghiên cứu
Để có thể hỗ trợ cho các bên liên quan có một cái nhìn tồn diện khi muốn áp
dụng Xây dựng tinh gọn trong quản lý tiến độ thi công. Đề tài sẽ tập trung giải quyết
các mục tiêu:
 Xác định bộ dữ liệu các thực hành của Xây dựng tinh gọn để quản lý tiến độ
thi công trong các dự án xây dựng ở công ty A hiện nay.
 Đánh giá mức độ sử dụng thường xuyên việc sử dụng các thực hành này.
 Phân tích làm rõ các thực hành có thể giúp cải thiện tiến độ thi công, đảm bảo
chất lượng thi công.


1.4
-

1.5

Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: các dự án mà doanh nghiệp A đã và đang triển khai ở
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.

-

Thời gian nghiên cứu: trong khoảng thời gian thực hiện luận văn, từ tháng
07/2017 đến tháng 12/2017.

-

Đối tượng khảo sát: Đối tượng để thu thập dữ liệu là các Giám đốc dự án, Quản
lý dự án, Quản lý xây dựng, Kỹ sư trưởng dự án đã và đang công tác tại công ty
A. Họ đều là những nhà quản lý dự án có nhiều năm kinh nghiệm (≥ 03 năm),
đều đã từng được đào tạo chuyên sâu các kỹ năng quản lý dự án, được giới thiệu,
nghiên cứu về Xây dựng tinh gọn.

-

Quan điểm phân tích: Nghiên cứu thực hiện phân tích theo quan điểm của các
nhà quản lý Phòng triển khai dự án thuộc công ty bất động sản A.

-


Giới hạn nghiên cứu: Chỉ tập trung vào phân tích, làm rõ những phương pháp
nào là có hiệu quả mà Xây dựng tinh gọn có thể mang lại trong giai đoạn thi công
lắp dựng công trình xây dựng.
Đóng góp của nghiên cứu
1.5.1 Đóng góp về mặt học thuật
 Đề tài đóng góp một nghiên cứu về Xây dựng tinh gọn, hỗ trợ các nhà quản
lý có thêm sự lựa chọn khi ra quyết định chọn hệ phương pháp quản lý dự án.
 Nghiên cứu đã xác định được những ứng dụng thực hành nào của Xây dựng
tinh gọn là phù hợp với công tác quản lý tiến độ và mang lại hiệu quả tốt; đã
rút ra được các thực hành có thể giúp cải thiện tiến độ dự án.

T r a n g 3 | 95


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hồi Long

1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
 Nghiên cứu góp phần giúp cho nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về các giá trị
mà Xây dựng tinh gọn mang lại.
 Dựa trên các thực hành được tổng hợp, nghiên cứu và đánh giá, nghiên cứu
giúp các nhà quản lý xác định thêm công cụ cải thiện tiến độ thi công để áp
dụng hệ phương pháp Xây dựng tinh gọn có hiệu quả hơn.
 Thơng qua đánh giá, phân tích ngữ cảnh ở 01 công ty đã áp dụng cách thức
Xây dựng tinh gọn có tính điển hình, có quy mơ tổ chức lớn, đóng góp một
trường hợp nghiên cứu cho ngành.

T r a n g 4 | 95



Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hoài Long

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1.

Khái niệm về Lean – Tinh gọn và các đặc trưng

Thuật ngữ Lean được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1990 bởi Womack và Jones
trong cuốn sách “The Machine That Changed The World” khi nói về sự thành cơng
của Toyota với hệ thống TPS (Toyota Productino System) phát triển từ những năm
1950. Triết lý quan trọng nhất của Lean chính là quan điểm tiết kiệm chi phí thơng
qua loại bỏ lãng phí và cải tiến liên tục.
Lean – Tinh gọn được hiểu là một tập hợp các nguyên tắc, phương thức, công cụ
và kỹ thuật được thiết kế để giải quyết gốc rễ vấn đề của một hoạt động kém hiệu
quả. Đó là cách tiếp cận có hệ thống để loại bỏ các hình thức lãng phí trong tồn bộ
chuỗi giá trị nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất khoảng cách giữa hiệu suất thực tế
và kỳ vọng từ khách hàng [2]. Theo đó, mục tiêu của Lean là tối ưu hóa các giá trị
về năng suất, chất lượng, chi phí, thời gian và khả năng đáp ứng khách hàng trong
khi vẫn đảm bảo được các điều kiện an toàn của sản xuất. Để đảm bảo được các mục
tiêu này, Lean cố gắng loại bỏ ba nguồn chính dẫn đến những tổn thất từ hệ thống
quản lý sản xuất là lãng phí, sự biến động và sự thiếu linh hoạt [3].
Các đặc trưng của Lean gồm:
- Đặt khách hàng là trọng tâm, luôn đảm bảo rằng nhu cầu và kỳ vọng của khách
hàng đóng một vai trị như mơt lực kéo tới tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.
- Loại bỏ tất cả các tác nhân gây lãng phí với mục tiêu tạo ra giá trị gia tăng trong
chuỗi giá trị sản xuất của doanh nghiệp trên cơ sở bền vững trong cả ngắn và dài
hạn thông qua việc tập trung cung cấp các sản phẩm có khả năng đáp ứng cao nhất

mong muốn của khách hàng.
- Định hướng doanh nghiệp chuyển đổi tri thức, tối ưu hóa khả năng nhân lực và
sử dụng tối ưu năng lực của họ nhằm đạt được sự tiến bộ một cách toàn diện.
- Thay đổi linh hoạt trong hệ thống và xây dựng năng lực nhằm đảm bảo tạo ra
một doanh nghiệp linh hoạt, có khả năng thích ứng cao và phản ứng nhanh với những
thay đổi.
Các công cụ của phương pháp sản xuất Lean kết hợp với nhau để hoàn thành các
mục tiêu về năng suất, chất lượng, chi phí, thời gian. Hệ thống các công cụ và kỹ
thuật theo các cấp độ khác nhau xây dựng nên “Ngôi nhà Lean” với nền móng và
các trụ cột được thể hiện như trong hình dưới đây.

T r a n g 5 | 95


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hồi Long

Hình 2.1 Các công cụ của phương pháp sản xuất Lean.
Nguồn: J. Liker, 2006; Womack & Jones, 2003.
2.2.

Khái niệm Xây dựng tinh gọn
Khái niệm tinh gọn được nghiên cứu, đo lường trong hơn 3 thập kỷ bởi các nhà
sản xuất Western (Drucker 1971 [4], Schonberger 1982 [5]). Sau khi được kiểm
chứng tại hội nghị Motor quốc tế - IMPV, tinh gọn được công nhận như là một hệ
thống sản xuất mới, với tên gọi Sản xuất tinh gọn (Krafick 1988 [6], Bartezzaghi
1999 [7]). Các cấp độ khác nhau của tinh gọn bao gồm: Lean manufacturing (quản
trị tinh gọn), Lean enterprise (doanh nghiệp tinh gọn) và Lean thinking (tư duy tinh
gọn). Hệ thống này không chỉ giới hạn trong các ngành sản xuất. Bowen and

Youngdahl (1998) [8], đã giới thiệu các lĩnh vực công nghiệp khác có thể ứng dụng
Sản xuất tinh gọn.
Có cả 02 yếu tố “sản xuất” và “dịch vụ”, ngành công nghiệp xây dựng đã từng
bước có những ứng dụng của Quản trị tinh gọn [9]. Tuy nhiên, Xây dựng tinh gọn
sớm phải đối diện với nhiều thách thức bởi đặc trưng sản xuất theo dự án của ngành.
Murman và cộng sự (2002) [10], đã giới thiệu các ý tưởng tinh gọn cho doanh
nghiệp, bao gồm một loạt các hệ thống sản xuất có chung một số nguyên tắc: tối
thiểu hóa lãng phí, liên tục cải tiến, đúng thời điểm, thích ứng sự thay đổi, và chất
lượng ngay từ ban đầu.
Tóm lại, Xây dựng tinh gọn là việc ứng dụng của Quản trị tinh gọn trong hoạt
động xây dựng, trong đó người ta nghiên cứu đáp ứng các kỳ vọng giá trị của khách
hàng, bằng cách giảm các lãng phí trong sản xuất xây dựng. Việc nghiên cứu thiết
kế một hệ thống sản xuất để đạt được mục tiêu đặt ra chỉ có thể thơng qua sự hợp
tác của tất cả các bên tham gia dự án Chủ đầu tư, Tư vấn Thiết kế, các Nhà thầu xây
T r a n g 6 | 95


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hoài Long

dựng, Ban quản trị bất động sản, Người sử dụng cuối cùng, ngay từ giai đoạn ban
đầu của dự án. Trong khi Xây dựng tinh gọn giống hệt với Quản trị tinh gọn về tinh
thần (cơ bản), thì Xây dựng tinh gọn lại khác biệt về việc nó đã được hình thành
(thai nghén) như thế nào cũng như làm thế nào nó được thực hiện tốt.
2.3. Quan điểm thực hiện Xây dựng tinh gọn
Ballard và Howell (1997) [11], đề xuất sử dụng phương pháp Xây dựng tinh gọn
để giải quyết các vấn đề trong ngành xây dựng truyền thống, bao gồm: dự án không
được giao đúng thời hạn hoặc/ và trong ngân sách hoặc/ và với một tiêu chuẩn thỏa
đáng yêu cầu công việc bổ sung và công việc làm lại, doanh nghiệp không thể ứng

dụng các công nghệ mới, chiến lược mới, thiếu hệ thống hiệu quả để quản lý mối
quan hệ làm việc giữa công ty xây dựng và các nhà cung cấp. Phương pháp này
thơng qua 4 yếu tố chính:
-

Đảm bảo chất lượng: giảm các công tác làm lại, làm đúng ngay từ ban đầu;

-

Tập trung vào khách hàng: loại bỏ các hoạt động khơng có giá trị gia tăng
cho khách hàng;

-

Giảm thiểu sự chờ đợi: sự tham gia của nhà cung cấp trong công tác lập kế
hoạch;

-

Tạo ra một dịng chảy liên tục: chuẩn bị sẵn có các nguồn lực và các thành
phần cần thiết, trong một hệ thống kéo.

Theo Mao và Zhang (2008) [12], Xây dựng tinh gọn sở hữa 03 đặc tính nổi bật
so với các mơ hình quản lý xây dựng truyền thống:
-

Xây dựng tinh gọn nhằm mục đích giảm thiểu các loại lãng phí, như công tác
kiểm tra, vận chuyển, chờ đợi, và di chuyển.

-


Xây dựng tinh gọn chú trọng việc giảm các sự thay đổi bất thường để đảm
bảo dịng thơng tin và cung ứng không bị gián đoạn.

-

Xây dựng tinh gọn yêu cầu chỉ tập kết vật liệu tại kho khi cần thiết.

Bảng 2.3 Sự khác nhau giữa phương pháp quản lý xây dựng truyền thống và Xây
dựng tinh gọn (Nguồn: Giorgio Locatelli, Mauro Mancini, Giulia Gastaldo,
Federica Mazza, (2013) [13])
Xây dựng truyền thống
Xây dựng tinh gọn
Sử dụng cùng một phương pháp tiếp
cận các dự án trong công tác quản lý
và sản xuất



Xác định trước bộ mục tiêu rõ
ràng cho từng sản phẩm, quá trình
phân phối
T r a n g 7 | 95


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hồi Long

Tối ưu hóa các hoạt động của dự án

thông qua định vị khách hàng trong
khâu thiết kế
Chia nhỏ dự án theo từng mảng,
triển khai tuần tự các bước
Kiểm soát theo dõi từng hoạt động
theo lịch trình và dự tốn ngân sách

2.4.

Tối đa hóa lợi ích của khách hàng
đối với từng dự án



Thiết kế đồng thời với cung ứng,
sản xuất
Áp dụng kiểm soát sản xuất trong
suốt toàn bộ dự án




Định nghĩa Phương pháp ứng dụng - thực hành (practices)

Các thực hành – practices được hiểu là những công cụ phương pháp đã được lựa
chọn để nghiên cứu, áp dụng, nhằm thỏa mãn các nguyên tắc, mục tiêu của Xây
dựng tinh gọn. Những phương pháp này được xem như chuẩn mực và kết quả đã
được chứng minh thực tế. Trong phạm vi nghiên cứu này, các thực hành sẽ được
nêu như là các phương pháp.
2.5.


Một số nghiên cứu tương tự và liên quan

Qua việc tổng hợp, làm rõ các khái niệm về tinh gọn và Xây dựng tinh gọn. Cùng
với các mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đã xác định ban đầu. Nghiên
cứu đã xác định nội dung các phương pháp thực hành của Xây dựng tinh gọn. Từ đó
định hướng cho việc tìm hiểu hiệu quả các phương pháp thực hành của Xây dựng
tinh gọn trong quản lý tiến độ thi công tại công ty A.
Bảng 2.5 Một số nghiên cứu tương tự
Tác giả Năm

O. Salem; J.
Solomon;
A.Genaidy;
I.Minkarah
(2006)
[14]

Tên tài liệu

Lean Construction:
From Theory to
Implementation

Vấn đề rút ra
- Bài viết so sánh các phương pháp
kỹ thuật được phát triển cho Xây
dựng tinh gọn với những phương
pháp kỹ thuật được phát triển cho sản
xuất tinh gọn. Sản xuất tinh gọn và

Xây dựng tinh gọn có nhiều yếu tố
chung mặc dù có sự khác biệt rõ ràng
giữa các nhà máy sản xuất và công
trường xây dựng.
- Bài báo này trình bày một nghiên
cứu về một dự án xây dựng trong đó
các yếu tố xây dựng tinh gọn cụ thể
T r a n g 8 | 95


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS Lê Hoài Long

đã được thử nghiệm. Mỗi kỹ thuật
được đánh giá về tác động của nó đối
với hiệu suất của dự án.
- Dựa trên những phát hiện của
nghiên cứu, một “công cụ đánh giá
tinh gọn” mới được đề xuất để định
lượng kết quả của việc thực hiện Xây
dựng tinh gọn. Công cụ đánh giá
đánh giá sáu yếu tố xây dựng tinh
gọn: kế hoạch cuối cùng, hình ảnh
hóa, cuộc họp nhóm, các nghiên cứu
tiên phong, 5S và đánh giá an toàn về
chất lượng

Deborah F.
Garrett, Jim

Lee
(2009)
[15]

Lean Construction
Submittal Process—A
Case Study

- Bài báo trình bày về việc các hồ sơ
xây dựng mà nhà thầu trình cho kỹ
sư dự án trong văn phòng Ban quản
lý dự án xây dựng để xem xét và phê
duyệt. Các vấn đề phát sinh khi tiến
độ thi cơng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi
vì các hồ sơ được nhận trễ, không
đầy đủ hoặc thiếu từ nhà thầu. Một
cơng cụ gọn gàng, dịng chảy giá trị
(VSM) và nhiều khái niệm tinh gọn
khác được sử dụng để phân tích q
trình đánh giá phụ cho một dự án xây
dựng đê điển hình. Thơng qua việc
áp dụng các khái niệm tinh gọn, các
phương pháp lưu trữ và loại trừ thời
gian trễ có thể đạt được bằng cách
giảm hoặc loại bỏ các hoạt động phi
giá trị.

T r a n g 9 | 95



Luận Văn Thạc Sĩ

Andersen,
Belay,
Amdahl Seim
(2012)
[16]

GVHD: TS Lê Hoài Long

Lean construction
practices and its effects:
A case study at St Olav’s
Integrated Hospital

- Bài báo chỉ ra được hiệu quả của
việc thực hiện các thực tiễn của Xây
dựng tinh gọn như giảm chi phí, cải
thiện chất lượng xây dựng, chất
lượng HSE, các công tác phối hợp …
- Một nghiên cứu thực tiễn đế đánh
giá hiệu quả của Xây dựng tinh gọn
bằng cách áp dụng vào giai đoạn 02
của dự án Bệnh viện tổng hợp rồi so
sánh với giai đoạn 01 cũng đã được
thực hiện.
- Bài báo đề xuất sử dụng Xây dựng
tinh gọn để cải thiện năng suất ngành
xây dựng.


Remon Fayek
Aziz, Sherif
Mohamed
Hafez
(2013)
[17]

Applying lean thinking in
construction and
performance
improvement

- Các tính năng thiết yếu của việc áp
dụng Xây dựng tinh gọn bao gồm
các mục tiêu rõ ràng cho q trình
phân phối nhằm tối đa hóa hiệu suất
cho khách hàng ở cấp dự án, thiết kế
đồng thời, xây dựng và ứng dụng
kiểm sốt dự án trong suốt vịng đời
của dự án từ thiết kế đến khi bàn
giao.
- Kỹ thuật Hệ thống kế hoạch cuối
cùng, là một ứng dụng quan trọng
của các khái niệm và phương pháp
xây dựng tinh gọn và phổ biến hơn,
chứng minh rằng nó có thể tăng
cường các hoạt động quản lý xây
dựng ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Ngồi ra, nó được thiết kế để phát
triển phương pháp luận để đánh giá

quá trình và xác định các khía cạnh
để cải thiện dựa trên nguyên tắc tiếp
cận tinh gọn.

T r a n g 10 | 95


Luận Văn Thạc Sĩ

G. Locatelli,
M. Mancini,
G. Gastaldo,
F. Mazza
(2013)
[13]

Usama
Hamed Issa
(2013)
[18]

GVHD: TS Lê Hoài Long

“Improving Projects
Performance With Lean
Construction: State Of
The Art, Applicability
And Impacts”

Implementation of lean

construction techniques
for minimizing the risks
effect on project
construction time

- Bài báo trình bày tổng quan về Xây
dựng tinh gọn và cách mà triết lý xây
dựng này giải quyết các vấn đề trễ
tiến độ, vượt ngân sách, các công tác
làm lại để đáp ứng yêu cầu của khách
hàng.
- Bài báo đã thu được 03 kết quả: (1)
bản đồ nhận thức mờ về việc liên kết
các yếu tố khác nhau của Xây dựng
tinh gọn; (2) cách triển khai Xây
dựng tinh gọn; (3) tổng hợp các điểm
mạnh, yếu của Xây dựng tinh gọn,
các loại dự án thích hợp triển khai
Xây dựng tinh gọn, lý do nên áp
dụng Xây dựng tinh gọn ở các dự án.
- Bài báo nghiên cứu đề xuất áp dụng
các nguyên tắc của Xây dựng tinh
gọn để giảm thiểu các rủi ro ảnh
hưởng đến tiến độ thi công bằng cách
sử dụng hệ thống lập kế hoạch cuối
cùng (The Last Planner System) kết
hợp với 02 phép đo PET (Percent
Expected Time-overrun) và PPC
(Percent Plan Completed).
- Một dự án xây dựng tại Ai Cập cũng

đã được áp dụng nghiên cứu thực tế.
- Kết quả nghiên cứu của bài báo cho
thấy dự án khi áp dụng các nguyên lý
của Xây dựng tinh gọn đã thực sự
giảm các giá trị PET, gia tăng giá trị
PPC => có thể ứng dụng để giảm
thiểu các rủi ro gây trễ tiến độ dự án.

Huseyin Erol,
Irem Dikmen
& M. Talat
Birgonul
(2016)

Measuring the impact of
lean construction
practices on project
duration and variability:

- Bài báo chỉ ra được hiệu quả của
việc thực hiện các thực tiễn của Xây
dựng tinh gọn giúp giảm tiến độ dự
án và các thay đổi bằng cách giảm
T r a n g 11 | 95


×