Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp địa bàn tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 168 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------

NGUYỄN PHI CƢỜNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ PHÂN HẠNG VÀ XẾP
LOẠI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

CHUN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CƠNG TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2017


Cơng trình được hồn thành tại: Trƣờng Đại học Bách khoa - ĐHQG - HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS TS. Chế Đình Lý
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Phan Thu Nga
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Vương Quang Việt
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 11 tháng 8 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch hội đồng: PGS.TS. Nguyễn Phước Dân
2. Cán bộ nhận xét 1: TS. Phan Thu Nga
3. Cán bộ nhận xét 2: TS Vương Quang Việt
4. Uỷ viên hội đồng: TS. Võ Nguyễn Xuân Quế
5. Thư ký hội đồng: TS. Đặng Vũ Bích Hạnh
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên


ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
MƠI TRƯỜNG VÀ T ÀI NGUY ÊN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Phi Cƣờng

MSHV: 7141256

Ngày, tháng, năm sinh: 19/05/1985

Nơi sinh: Bình Định

Chun ngành: Chính sách cơng trong bảo vệ môi trường

Mã số: 60 34 04 02

I. TÊN ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ PHÂN HẠNG VÀ XẾP LOẠI BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
1. Nhiệm vụ:
Xây dựng tiêu chí phân hạng và xếp loại về mơi trường đối với các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đưa ra giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường của các doanh nghiệp, góp phần tăng
cường áp lực của cộng đồng để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp
trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bảo vệ môi trường.
2. Nội dung:
- Thu thập thông tin về hiện trạng môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk;
- Đánh giá tổng hợp về hiện trạng môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk bằng việc thông tin thu thập từ các doanh nghiệp điều tra khảo sát trực
tiếp;
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp SAW để sàng lọc, xây dựng bộ tiêu chí
phân hạng doanh nghiệp bảo vệ mơi trường tỉnh Đắk Lắk;
- Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với
các doanh nghiệp tại Đắk Lắk;
- Dựa vào hệ thống tiêu chí, thực hiện phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường
đối với doanh nghiệp;


- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường cho các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: …/…/……
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: …/…/……
IV. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: PGS.TS. CHẾ ĐÌNH LÝ

Tp. HCM, ngày…. tháng ….năm 2017
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TRƢỞNG KHOA

ĐÀO TẠO

MÔI TRƯỜNG VÀ T ÀI NGUY ÊN


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự gi p đ
của rất nhiều người. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
Các Thầy, Cơ trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, Viện Môi trường
và Tài Nguyên - Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là những thầy
cơ đã tận tình dạy bảo cho tơi suốt thời gian học tập;
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Chế Đình Lý đã dành rất nhiều
thời gian hướng dẫn gi p tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp;
Xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ công tác tại Sở Tài nguyên Môi trường
tỉnh Đắk Lắk và các Doanh nghiệp cung cấp thông tin tham gia đánh giá;
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hồn
thành luận văn này
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017
Học viên

Nguyễn Phi Cƣờng


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Sự phát triển sản xuất cơng nghiệp hiện nay tại Đắk Lắk tạo ra áp lực lên các

thành phần môi trường ngày càng tăng cao. Mục tiêu của luận văn nhằm nâng cao
trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường và tạo điều kiện thuận lợi gi p cho
công tác quản lý, giám sát môi trường được tốt hơn. Luận văn thực hiện xây dựng
tiêu chí phân hạng và xếp loại về môi trường đối với các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại Đắk Lắk và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý môi trường của các doanh nghiệp. Đã khảo sát thu thập dữ liệu,
phân tích, đánh giá phân hạng 31 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Đắk Lắk.
Sử dụng phương pháp đa tiêu chí “trọng số cộng đơn giản” để sàng lọc các tiêu chí,
đã kết xuất bộ chỉ thị chính thức, chia làm 3 chủ đề: Sử dụng tài nguyên và phát thải
vào môi trường (14 chỉ thị); năng lực kinh tế (2 chỉ thị) và chủ đề đáp ứng năng lực
quản lý và hài hoà xã hội (6 chỉ thị). Áp dụng bộ tiêu chí chính thức để phân hạng
31 doanh nghiệp đã thu thập số liệu, số lượng doanh nghiệp BVMT khá chiếm tỉ lệ
cao nhất (68%) tương đương với 21 doanh nghiệp; tiếp theo là doanh nghiệp BVMT
tốt có tỉ lệ 26%, số doanh nghiệp BVMT chưa tốt và có tác động đến mơi trường là
6%. Chưa có doanh nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng đến mơi trường cũng như có
tác động quá tiêu cực đến môi trường. Điểm số của doanh nghiệp thấp nhất là
3,35/5,0 đây là doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến cao su. Trong khi đó,
ngành cơng nghiệp thuỷ điện có mức độ tác động đến mơi trường trong q trình
hoạt động là tương đối thấp. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp
bao gồm các nhóm giải pháp như: nhóm giải pháp giảm phát thải tại nguồn; nhóm
giải pháp tiết kiệm tài nguyên và áp dụng cơng nghệ sản xuất sạch hơn, nhóm giải
pháp tăng cường và nâng cao năng lực quản lý bảo vệ môi trường tại các doanh
nghiệp.


SUMMARY OF THESIS
Development of industrial business in Daklak province cause more and more
pressures on environmental components. Objective of master thesis is increasing the
possibility in environment protection and providing information basis for better

environmental control and management. Building indicator set to classificate the
industrial businesses in Daklak province, and to generate solutions for increasing
the effectiveness in environmental management of businesses. The simple additive
weighting (SAW) has been used for screening the draft indicators to generate the
working indicators. The final indicator set is divided into three themes, it is resource
use and emission and release to environment has fourteen indicators; economical
capacity has two indicators and management capacity and social possibility has six
indicators. Results of study shown that there are twenty one busisness has rather
good environmental performance, it is about 68%. Number percent of good
performance business is 26%. The number percent of business has bad performance
and cause environmental impact is 6%. However there is no business has negative
impact to environment. The lowest aggregating score 3.35 above 5 is the business of
rubber division while the hydro power business has a low impact to environment in
they operational process. Some solutions to increase effectiveness of environmental
protection for industrial business has been proposed as solutions of pollution
mitigation at source; solutions of resources saving and applying of cleaner
production; solutions of capacity improving in environmental management at the
business.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
(i) Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi,
(ii) Số liệu, kết quả nêu trong luận văn đuợc tổng hợp, khảo sát trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình khác có nội dung nghiên cứu
tương tự,
(iii) Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

HỌC VIÊN


Nguyễn Phi Cƣờng


MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát .............................................................3
1.2.2. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể ............................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................3
1.4. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................4
1.5.1. Phương pháp tổng quan tài liệu, thu thập, phân tích tài liệu ................5
1.5.2. Phương pháp thực nghiệm để đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi
trường tại các doanh nghiệp ........................................................................................5
1.5.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu ....................................................6
1.5.4. Phương pháp chuyên gia .......................................................................6
1.5.5. Phương pháp đa tiêu chí........................................................................6
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................11
1.6.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................11
1.6.2. Tính thực tiễn ......................................................................................11
1.6.3. Tính mới của đề tài .............................................................................11
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................13
1.1. Tình hình nghiên cứu và phân hạng doanh nghiệp trên thế giới ...............13
1.2. Tình hình nghiên cứu và phân hạng doanh nghiệp ở nước ta ...................19
1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu phân hạng doanh nghiệp về bảo
vệ môi trường ............................................................................................................22
CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐẮK
LẮK VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƢỜNG LIÊN QUAN ...............................24
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk .................................24

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................24
2.1.2. Ðịa hình ...............................................................................................25
2.1.3. Tài nguyên đất của Ðắk Lắk ...............................................................26
i


2.1.4. Đặc trưng khí hậu................................................................................28
2.2. Đặc điểm kinh tế của tỉnh Đắk Lắk ...........................................................30
2.2.1. Tình hình phát triển và cơ cấu phân bổ các ngành kinh tế .................30
2.2.2. Diễn biến các hoạt động tăng trưởng công nghiệp .............................32
2.2.3. Quy hoạch phát triển kinh tế và công nghiệp tỉnh Đắk Lắk ...............33
2.2.4. Thực trạng mơi trường tỉnh Đắk Lắk và tình hình bảo vệ mơi trường
...................................................................................................................................34
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ PHÂN HẠNG VÀ XẾP LOẠI BẢO
VỆ MƠI TRƢỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH ĐẮK LẮK ........40
3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất bộ tiêu chí ...................................40
3.1.1. Cơ sở pháp lý ......................................................................................40
3.1.2. Kinh nghiệm xây dựng tiêu chí phân hạng và xếp loại doanh nghiệp
về bảo vệ mơi trường tại Việt Nam ...........................................................................42
3.1.3. Tình hình thực tế tại Đắk Lắk .............................................................47
3.2. Nội dung xây dựng tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ mơi trường ....51
3.2.1. Hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với các
doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk .......................................................................................51
3.2.2. Sử dụng phương pháp đa tiêu chí để sàng lọc bộ tiêu chí phân hạng .54
3.2.3. Giải trình ý nghĩa và nội dung từng chỉ thị .........................................61
CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG DOANH NGHIỆP VỀ BẢO VỆ
MƠI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐẮK LẮK ......................................................69
4.1. Quy trình phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường .................................70
4.1.1. Tính trọng số của 3 nhóm tiêu chí (Chủ đề) .......................................70
4.1.2. Tính trọng số các chỉ thị trong từng nhóm tiêu chí (Chủ đề) .............72

4.1.3. Xây dựng thang điểm đánh giá và phương pháp tính điểm kết luận ..77
4.1.4. Đánh giá doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Đắk Lắk ................78
4.2. Các cản trở, khó khăn trong việc thực hiện xếp hạng phân loại doanh
nghiệp tại Đắk Lắk ....................................................................................................80
4.2.1. Khó khăn của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tiếp cận doanh
nghiệp ........................................................................................................................80
4.2.2. Những bất cập trong quá trình đưa ra kết quả phân loại xếp hạng .....82
ii


CHƢƠNG 5: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN ĐẮK LẮK .84
5.1. Nhóm giải pháp giảm thiểu phát thải ........................................................84
5.1.1. Giảm lượng và nồng độ các chất ô nhiễm tại nguồn ..........................84
5.1.2 Giải pháp xử lý chất thải đạt yêu cầu ...................................................85
5.1.3. Nhóm giải pháp th c đẩy quản lý bảo vệ môi trường, sản xuất sạch
hơn .............................................................................................................................86
5.2. Nhóm giải pháp tiết kiệm tài nguyên, quản lý và kiểm sốt sản xuất .......88
5.3. Nhóm giải pháp quản lý, nâng cao kỹ năng quản lý .................................89
5.3.1. Các công cụ giám sát ..........................................................................89
5.3.2. Công cụ kinh tế ...................................................................................90
5.3.3. Công cụ thông tin trong quản lý môi trường ......................................91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................96
PHẦN PHỤ LỤC.....................................................................................................98

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1. Số lượng tiêu chí dùng phân hạng và đánh giá ........................................14
Bảng 2. 1. Tỷ lệ và phân bố các loại đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .......................27
Bảng 2. 2. Nhiệt độ khơng khí tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 -2014 .........................29
Bảng 2. 3. Độ ẩm khơng khí tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 -2014 ............................29
Bảng 2. 4. Số giờ nắng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2014 ....................................30
Bảng 2. 5. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Ðắk Lắk giai đoạn 2010-2014 phân theo
ngành kinh tế (theo giá so sánh năm 2010) ...............................................................31
Bảng 3. 1. Bảng tính tốn trọng số các tiêu chí sàng lọc sơ bộ ................................55
Bảng 3. 2. Bảng thang điểm đánh giá chỉ thị sơ bộ ..................................................56
Bảng 3. 3. Bảng kết quả đánh giá sàng lọc tiêu chí phân hạng 3 chủ đề ..................57
Bảng 3. 4. Bảng điểm kết luận sàng lọc các tiêu chí phân hạng 3 chủ đề ................58
Bảng 3. 5. Bảng phân bố và ký hiệu các chỉ thị chính thức ......................................59
Bảng 4. 1. Kết quả tính trọng số cho các nhóm tiêu chí ...........................................70
Bảng 4. 2. Trọng số các nhóm chỉ thị sử dụng tài nguyên và phát thải ra môi trường
...................................................................................................................................74
Bảng 4. 3. Tổng hợp trọng số tồn cục của các chỉ thị nhóm tiêu chí sử dụng ít tài
nguyên và ít phát thải ra môi trường .........................................................................75
Bảng 4. 4. Trọng số các chỉ thị trong nhóm đảm bảo năng lực quản lý và hài hoà xã
hội ..............................................................................................................................76
Bảng 4. 5. Trọng số toàn cục các chỉ thị nhóm năng lực quản lý và hài hoà xã hội .77
Bảng 4. 6. Bảng màu sắc và đểm số phân loại và xếp hạng doanh nghiệp ...............78
Bảng 4. 7. Kết quả tính tốn điểm kết luận phân hạng xếp loại BVMT các doanh
nghiệp tỉnh Đắk Lắk ..................................................................................................79

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu của luận văn ...................................4
Hình 1. 2. Sơ đồ quy trình thực hiện phân tích đa tiêu chí theo SAW.......................7

Hình 1. 3. Sơ đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk ................................................................24
Hình 2. 1. Diễn biến Coliform sơng Ea H’leo, sơng Krơng B k, sơng Krơng Năng36
Hình 2. 2. Diễn biến hàm lượng COD-BOD5 sông Ea H’leo, sông Krông B k, sơng
Krơng Năng ...............................................................................................................36
Hình 2. 3. Diễn biến hàm lượng BOD5 trong nước hồ .............................................37
Hình 3. 1. Sơ đồ bộ chỉ thị sơ bộ phân hạng và xếp loại BVMT các doanh nghiệp .53
Hình 3. 2. Sơ đồ bộ chỉ thị chính thức phân hạng và xếp loại BVMT các doanh
nghiệp ........................................................................................................................60
Hình 4. 1. Nhà máy bia Sài gịn – Đắk Lắk và nhà máy mía đường 333 .................69
Hình 4. 2. Sơ đồ các bộ chỉ thị cho nhóm tiêu chí sử dụng tài ngun và phát thải ra
mơi trường .................................................................................................................73
Hình 4. 3. Biểu đồ kết quả phân hạng xếp loại doanh nghiệp ................................79
Hình 5. 1. Hệ thống xử lý nước thải nhà máy Bia Sài Gòn – Đắk Lắk ....................85
Hình 5. 2. Hệ thống xử lý nước thải bị quá tải tại nhà máy mì Thành Vũ................86

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ Môi trường

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CTNH

Chất thải nguy hại


CCN

Cụm công nghiệp

DN

Doanh nghiệp

KCN

Khu công nghiệp

QH

Quốc hội

MAVT

Multiple Attribute Value Theory

SAW

Simple Additive Weighting

UBND

Ủy ban Nhân dân

WHO


Tổ chức Y tế Thế giới

WB

World Bank

vi


1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, cùng với sự khởi sắc chung của nền kinh tế cả nước,
kinh tế tỉnh Đắk Lắk cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng sản
xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đạt trung bình trên 23% góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực [6].
Đắk Lắk là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội vùng Tây Nguyên, là một trong
những địa phương cực phát triển trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào –
Campuchia và cũng là địa phương có nhiều ưu đãi về tài ngun, khống sản, sinh
thái, thiên nhiên… Đắk Lắk biết tận dụng những ưu thế sẵn có của địa phương về vị
trí địa lý, điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa, lịch sử để phát triển toàn diện
các ngành kinh tế, trong đó có các ngành kinh tế mũi nhọn như: khai thác khoáng
sản; sản xuất vật liệu xây dựng; trồng và chế biến các loại nông sản, cây công
nghiệp; …. Ngoài ra, các ngành kinh tế: điện lực, xây dựng và ngành nghề khác
như: y tế, giáo dục… cũng đã góp phần phát triển một cách tồn diện hoạt động
kinh tế của tỉnh.
Đến nay, công nghiệp của Đắk Lắk đã hình thành được một hệ thống khá
đồng bộ gồm các ngành sản xuất và phân phối điện nước, khai thác mỏ, đặc biệt là

công nghiệp chế biến. Nhiều cơ sở cơng nghiệp có quy mơ vừa và tương đối hiện
đại được xây dựng và đưa vào sản xuất như: Nhà máy chế biến cà phê Trung
Nguyên, Nhà máy tinh bột sắn Ea Kar; Nhà máy mía đường 333, các nhà máy chế
gỗ, cán bông, sản xuất vật liệu xây dựng…
Đắk Lắk đã công bố quy hoạch 01 Khu công nghiệp (KCN) và 15 cụm cơng
nghiệp (CCN), với tổng diện tích quy hoạch là 892,0 ha; trong đó 01 khu cơng
nghiệp và 08 cụm cơng nghiệp với tổng diện tích 614,73 ha đã được triển khai xây
dựng hạ tầng, nhưng chưa hồn chỉnh và đã có nhà máy đi vào hoạt động; tổng vốn
đầu tư kể từ khi triển khai xây dựng là 407 tỷ đồng từ các nguồn vốn khác nhau;
trong đó, vốn do ngân sách hỗ trợ là 269 tỷ đồng [7].
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển cơng nghiệp nói


2

riêng chưa thật sự gắn kết với công tác bảo vệ môi trường (BVMT) nhằm đạt được
mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường công nghiệp vẫn
chưa được giải quyết triệt để. Phổ biến nhất hiện nay là việc tuân thủ các quy định
hiện hành về bảo vệ môi trường của các cơ sở công nghiệp vẫn mang tính hình thức
và đối phó. Phần lớn các doanh nghiệp quan tâm đến lợi nhuận mà ít ch trọng đến
công tác bảo vệ môi trường.
Để nâng cao công tác bảo vệ môi trường, cần tiến hành xây dựng chương trình
phân hạng và xếp loại bảo vệ mơi trường đối với doanh nghiệp (DN), sau đó cơng
khai hóa thông tin này cho cộng đồng nhằm tạo áp lực để các doanh nghiệp tích cực
cải thiện mơi trường. Biện pháp quản lý môi trường dựa vào sự tham gia của cộng
đồng đã được nhiều quốc gia áp dụng và hồn tồn có tính khả thi khi triển khai ở
nước ta. Việc tiến hành phân hạng các doanh nghiệp theo tiêu chí bảo vệ mơi
trường, vừa để thống kê dữ liệu nguồn ô nhiễm công nghiệp, vừa cổ vũ và yêu cầu
các doanh nghiệp nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường,
đồng thời cũng bảo đảm tính cơng bằng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với

nhau. Ngoài ra, việc phân hạng doanh nghiệp theo tiêu chí bảo vệ mơi trường cịn
có ý nghĩa, vừa khích lệ doanh nghiệp trong cơng tác bảo vệ mơi trường vừa gi p
hàng hóa của doanh nghiệp được thâm nhập vào các thị trường khó tính trên thế
giới; đồng thời cũng gi p các doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc cơng tác bảo
vệ mơi trường có kế hoạch tổ chức lại công tác này trong sản xuất. Đối với cơ quan
quản lý Nhà nước, việc phân hạng còn tạo điều kiện thuận lợi gi p cho công tác
quản lý, giám sát được tốt hơn, nhất là những cơ sở chưa đạt yêu cầu về bảo vệ môi
trường.
Đến thời điểm hiện tại, một số tỉnh thành ở nước ta đã tổ chức triển khai thí
điểm phân hạng, xếp loại doanh nghiệp dựa trên một số tiêu chí về mơi trường và
đặc điểm sản xuất. Tuy nhiên hiện nay việc phân hạng, xếp loại doanh nghiệp này
chưa có tiêu chí chung, thống nhất, người ta đưa ra quá nhiều tiêu chí chưa thật sự
phù hợp với doanh nghiệp. Chưa có nghiên cứu nào đưa ra các tiêu chí phân hạng
DN dựa trên việc phân chia các ngành nghề hoạt động, đặc biệt với những doanh
nghiệp với những ngành nghề đặc trưng. Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng các


3

phương pháp khoa học đưa ra các tiêu chí ngắn gọn, cụ thể, x c tích là vấn đề cần
thiết. Trước tình cấp thiết hiện nay, tác giả đã chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống
tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trƣờng đối với các doanh nghiệp địa
bàn tỉnh Đắk Lắk” để làm đề tài tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Xây dựng tiêu chí phân hạng và xếp loại về môi trường đối với các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đưa ra giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quản lý, bảo vệ môi trường của các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1.2.2. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Luận văn sẽ tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể sau đây:
- Tìm hiểu hiện trạng phát triển công nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk và các vấn đề về
môi trường liên quan. Tổng quan về các phương pháp phân hạng doanh nghiệp.
- Xác định, xây dựng bộ tiêu chí phân loại và xếp hạng doanh nghiệp về bảo
vệ môi trường trên địa bàn Đắk Lắk.
- Thực hiện đánh giá và phân hạng, xếp loại doanh nghiệp về bảo vệ môi
trường trên địa bàn Đắk Lắk.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường cho các doanh
nghiệp trên địa bàn Đắk Lắk.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất cơng
nghiệp bao gồm các lĩnh vực như: khai thác khống sản, cơng nghiệp thủy điện, sản
xuất tinh bột sắn, cà phê ướt, mía đường, chế biến mủ cao su, chế biến gỗ…
Khơng gian nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Đắk Lắk (các nhà máy sản xuất trong
và ngồi khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp).
Thời gian nghiên cứu:
Năm từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017.


4

1.4. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập thông tin về hiện trạng môi trường của các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk;
- Đánh giá tổng hợp về hiện trạng môi trường tại các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk bằng việc thông tin thu thập từ các doanh nghiệp điều tra khảo sát
trực tiếp;
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp SAW (Simple Additive Weighting) để
sàng lọc, xây dựng bộ tiêu chí phân hạng doanh nghiệp bảo vệ mơi trường tỉnh Đắk
Lắk;

- Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với
các doanh nghiệp tại Đắk Lắk;
- Dựa vào hệ thống tiêu chí, thực hiện phân hạng và xếp loại bảo vệ môi
trường đối với doanh nghiệp;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường cho các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu

Phương pháp
đa tiêu chí
(Phương
pháp SAW)

Dữ liệu hiện trạng môi trường,
kinh tế, của các doanh nghiệp

Đề xuất bộ tiêu chí sơ bộ phân
hạng BVMT
Đánh giá lựa chọn bộ chỉ thị
từng ngành (theo từng tiêu chí)
Áp dụng phân hạng các DN về
BVMT tỉnh Đắk Lắk

Hiện trạng phát triển
công nghiệp của tỉnh
Các vấn đề về môi trường
và quản lý môi trường.
Các thông tin điều tra
doanh nghiệp

Các tài liệu nghiên cứu
trong và ngoài nước về
xếp loại doanh nghiệp

Đề xuất các giải pháp BVMT

Hình 1. 1. Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu của luận văn


5

1.5.1. Phƣơng pháp tổng quan tài liệu, thu thập, phân tích tài liệu
Phương pháp này dùng để tổng hợp, phân tích thơng tin dữ liệu về vấn đề
nghiên cứu trong đề tài. Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý nhà nước về công tác phân hạng và xếp loại bảo
vệ môi trường đối với doanh nghiệp.
1.5.2. Phƣơng pháp thực nghiệm để đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ
môi trƣờng tại các doanh nghiệp
Việc đánh giá tình hình thực hiện cơng tác bảo vệ môi trường tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các số liệu
điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường tại các doanh nghiệp. Tiến hành lập danh
sách các cơ sở doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tiến hành phân loại theo nhóm ngành
nghề, ngành sản xuất và địa bàn quản lý trong và ngồi khu cơng nghiệp, cụm cơng
nghiệp.
a. Phạm vi điều tra
Việc đánh giá tình hình thực hiện cơng tác bảo vệ môi trường tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được thực hiện trên cơ sở tổng hợp kết quả thực
hiện công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2016.
Số lượng các doanh nghiệp thu thập thông tin bao gồm 31 doanh nghiệp. Danh sách
các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh, phân chia theo loại hình cơ sở sản xuất

công nghiệp theo thông tư Số: 04 /2012/TT-BTNMT như sau:
 Cơ sở sản xuất thực phẩm, đồ uống
 Cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản
 Cơ sở sản xuất sản phẩm từ kim loại, cơ khí
 Cơ sở sản xuất, chế biến cao su, mủ cao su
 Cơ sở sản xuất điện năng
 Cơ sở sản xuất sử dụng nhiên liệu đốt
 Cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp
 Cơ sở sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh


6

b. Nội dung tổng hợp, thu thập thông tin bao gồm
- Các thông tin tổng quát về đơn vị (tên, địa chỉ, ngành nghề, công suất,….);
- Quy mô và công nghệ sản xuất (dây chuyền công nghệ, nguyên liệu, sản
phẩm, nguồn thải,…);
- Tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về môi trường của các doanh nghiệp;
- Các giấy phép về môi trường của doanh nghiệp;
- Giám sát chất lượng môi trường định kỳ (kiểm sốt ơ nhiễm);
- Cảnh quan mơi trường;
- Giải pháp kiểm sốt và giảm thiểu nguồn ơ nhiễm:
+ Tình hình quản lý và xử lý chất thải
+ Tình hình áp dụng phân loại, tái chế và tái sử dụng chất thải
+ Tình hình áp dụng cơng nghệ sạch và giải pháp sản xuất sạch hơn
+ Tình hình thực hiện ISO 9001, ISO 14001 và các tiêu chuẩn khác.
1.5.3. Phƣơng pháp thống kê, xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu thu thập trong quá trình điều tra khảo sát được xử lý thống kê
bằng phần mềm Excel và vẽ đồ thị. Trên cơ sở các dữ liệu đã được xử lý, phân tích

và đánh giá tồn cảnh hiện trạng về môi trường của các doanh nghiệp cũng như
đánh giá phân hạng doanh nghiệp.
1.5.4. Phƣơng pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến đánh giá, phân tích của các chun gia mơi trường về các
tiêu chí cần sử dụng cho việc phân hạng và xếp loại doanh nghiệp. Dựa trên các cơ
sở khoa học và các thông tin thu thập được để xác định cụ thể tính khả thi, tính khoa
học.
1.5.5. Phƣơng pháp đa tiêu chí
Áp dụng phương pháp đa tiêu chí “trọng số cộng đơn giản”, chọn ra các tiêu
chí chính thức để thực hiện phân hạng trên cơ sở điểm đánh giá mức độ quan trọng
của các tiêu chí. Tiến hành sàn lọc, xây dựng bộ tiêu chí phân hạng và xếp loại


7

doanh nghiệp về bảo vệ môi trường tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đây là một trong
nhiều phương pháp phổ biến, dễ hiểu, dễ sử dụng.
Phương pháp này dựa trên lý thuyết giá trị đa tiêu chí Multiple Attribute
Value Theory (MAVT) và giả thiết về sự độc lập của các tiêu chí.
Phương pháp SAW sử dụng hàm cộng tuyến tính để tính giá trị của mỗi tiêu
chí dưới dạng
m

V (a j )   w i vij
n 1

Trong đó wi là hằng số trọng số của tiêu chí thứ i và vij là giá trị của phương
án được đánh giá a j bởi tiêu chí thứ i.
Quy trình thực hiện phân tích đa tiêu chí theo SAW để sàng lọc bộ tiêu chí
gồm năm bước cụ thể như sau:


Hình 1. 2. Sơ đồ quy trình thực hiện phân tích đa tiêu chí theo SAW
a. Bƣớc 1:
Trong bước này, xác định nhiệm vụ phân tích, mục tiêu phân tích, cụ thể hoá
các mục tiêu thành các mục tiêu thành phần như: kinh tế, kỹ thuật, mơi trường. Hình
thành các tiêu chí, các chỉ thị và đơn vị đo.


8

b. Bƣớc 2:
Tiến hành thu thập tất các thông tin có giá trị về cơng tác bảo vệ mơi trường
của các doanh nghiệp: cơ sở hạ tầng, nguồn đầu tư, hiện trạng các chỉ số ô nhiễm
môi trường, mức độ thực hiện các quy định hành chính và thủ tục môi trường, ý
kiến của các cộng đồng dân cư xung quanh,…
Các thơng tin này có thể thu thập trực tiếp bằng việc khảo sát các nhà máy,
gián tiếp thông qua báo cáo giám sát môi trường năm 2016 của doanh nghiệp, các
báo cáo tổng hợp khiếu kiện của cộng đồng dân cư,…
c. Bƣớc 3:
Trong nghiên cứu này, vấn đề mà tác giả nghiên cứu là vấn đề bảo vệ môi
trường tại các doanh nghiệp. Các chủ đề (nhóm tiêu chí) đưa vào phân tích là: Kinh
tế, Mơi trường, Xã hội. Các chỉ thị lựa chọn để thu thập số liệu là khá đa dạng và có
tính biến động theo năm tháng. Mục tiêu cuối cùng của bộ tiêu chí phân hạng sẽ
được áp dụng đánh giá cho các năm tiếp theo hoặc mở rộng áp dụng cho nhiều
doanh nghiệp sẽ đăng ký sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Vì vậy, tác giả sử
dụng phương pháp xây dựng thang điểm đánh giá đối với các dữ liệu được thu thập,
làm cơ sở dữ liệu cho bước tính tốn điểm kết luận.
Phương pháp xây dựng thang điểm đánh giá và thu thập thơng tin có sự tham
khảo từ các nghiên cứu như “Xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo
vệ môi truờng đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hịa” của Sở Tài ngun và Mơi

trường tỉnh Khánh Hoà năm 2014.
Phương pháp này sử dụng thang cho điểm từ 1 đến 5 với mức độ thuận lợi
tăng dần cho điểm luận mức độ thực hiện tốt công tác BVMT của doanh nghiệp.
d. Bƣớc 4:
Trong bước tính trọng số cho các tiêu chí, sẽ áp dụng phương pháp tính trọng
số theo phương pháp xếp thứ tự Ranking và phương pháp tiến trình phân tích cấp
bậc AHP.


9

Tóm tắt phương pháp xếp thứ tự như sau:
1. Đưa ra bộ tiêu chí (thuộc tính) sẽ áp dụng trong đánh giá.
2. Thảo luận (lập luận) xếp thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng.
3. Tính trọng số sơ bộ t từ số thứ tự rj; thực hiện chuẩn hóa để có trọng số sau
cùng:
 PP tổng thứ tự:

t = n - rj + 1

 PP nghịch đảo thứ tự:

t = 1/rj

 PP lũy thừa thứ tự:

t = (n - rj + 1)^2

 Cơng thức chuẩn hóa:


w = ti/∑ ti

4. Tính trọng số theo cả 3 phương pháp rối lấy trung bình
Tóm tắt phương pháp AHP:
Đây là phương pháp luận tồn diện, logic và có cấu tr c cho phép hiểu biết
về các quyết định phức tạp bằng cách phân rã vấn đề thành các cấp bậc.
Phương pháp AHP thực hiện so sánh từng cặp tiêu chí và đánh giá mức độ
quan trọng của tiêu chí đối với mục tiêu mong muốn.
Phương pháp AHP trải qua 5 bước gồm: Phân rã các vấn đề, thiết lập ma trận
tiêu chí => Cho điểm đánh giá so sánh từng cặp tiêu chí => tính điểm trung bình
tích cho từng tiêu chí => tính vectơ trọng số bằng cách chuẩn hố trung bình tích =>
kiểm tra tính nhất qn của ma trận.
Đặt C1, C2,… Cn là tập hợp các tiêu chí, trong đó aij diển đạt đánh giá định
lượng tầm quan trọng trên cặp tiêu chí Ci, Cj. Tầm quan trọng giữa 2 tiêu chí xếp
bằng cách dùng các giá trị 1,3,5,7,9 và các tỉ số 1/3, 1/5, 1/7, 1/9. Trong đó khi so
sánh Ci và Cj xác định các mức độ quan trọng là:
1: Là quan trọng bằng nhau
3: Ám chỉ quan trọng hơn một ch t
5: Quan trọng nhiều hơn
7: Quan trọng hơn rõ rệt


10

9: Tuyệt đối quan trọng hơn
Việc kiểm tra độ nhất quán của ma trận là để kiểm tra việc tính tốn trọng số
có đạt u cầu hay khơng. Giá trị trọng số sẽ được nhận khi chỉ số nhất quán
CR<0,1
Để thuận lợi và xử lý nhanh chóng các số liệu, tác giả kế thừa sử dụng bộ
cơng cụ tính tốn trọng số AHP trên nền Excel của PGS.TS Chế Đình Lý.

e. Bƣớc 5:
Tính điểm kết luận và đựa ra giá trị phân hạng xếp loại chính thức cho cơng
tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp.
- Để xếp hạng doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, ta thực hiện tính điểm kết
luận của doanh nghiệp như sau:
Điểm kết luận = Trọng số nhân với điểm tiêu chí đã chuẩn hố
Tính tổng điểm kết luận của doanh nghiệp và xếp hạng.
- Chia thang điểm phân hạng và xếp loại thành 5 bậc:
o Bảo vệ môi trường kém;
o Bảo vệ môi trường chưa đạt;
o Bảo vệ mơi trường đạt (trung bình);
o Bảo vệ môi trường khá;
o Bảo vệ môi trường tốt.
Đánh giá khả năng áp dụng và tính bền vững của hệ thống tiêu chí
Việc đánh giá khả năng áp dụng và tính bền vững của hệ thống tiêu chí căn cứ
vào các nội dung sau:
- Đánh giá mức độ tuân thủ luật pháp của hệ thống tiêu chí;
- Đánh giá tính khả thi trong q trình áp dụng và tính bền vững của hệ thống
tiêu chí khi có sự thay đổi về yêu cầu tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, thay đổi về quan
điểm môi trường, …
- Áp dụng hệ thống tiêu chí đánh giá doanh nghiệp đã khảo sát, đánh giá trực


11

tiếp, từ đó xem xét, rà sốt lại các tiêu chí và phương pháp cho điểm một cách hợp
lý.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.6.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài tổng hợp được những kiến thức khoa học cơ bản về quản lý môi trường;

Đặc biệt là kiến thức khoa học về phương pháp đa tiêu chí để xây dựng bộ tiêu chí
và quy trình để xếp hạng các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề sản xuất
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, có thể ứng dụng bộ tiêu chí này cho những
tỉnh thành khác trong nước. Đây là đóng góp khoa học cho công tác quản lý môi
trường theo định hướng phát triển bền vững.
1.6.2. Tính thực tiễn
Đề tài đáp ứng yêu cầu thực tế xây dựng bộ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp
một cách khoa học.
Phục vụ hỗ trợ hiệu quả cho chương trình ngăn ngừa và khắc phục tình trạng
ơ nhiễm mơi trường, cải thiện chất lượng mơi trường góp phần vào sự phát triển bền
vững.
Tài liệu tham khảo cho các Sở ban ngành và UBND tỉnh trong việc xây dựng
chính sách, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý môi trường các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Ngồi ra, đề tài có thể cũng cấp dữ liệu, được sử dụng
như tài liệu tham khảo hữu ích cho các đề tài nghiên cứu có liên quan trong tương
lai.
1.6.3. Tính mới của đề tài
Như đã trình bày ở trên, đã có nhiều nghiên cứu về tiêu chí phân hạng doanh
nghiệp. Tuy nhiên hiện nay việc phân hạng, xếp loại doanh nghiệp này chưa có tiêu
chí chung, thống nhất, người ta đưa ra quá nhiều tiêu chí chưa thật sự phù hợp với
doanh nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác
nhau thường có phát thải và tác động đến môi trường với cường độ, quy mơ và hình
thức khác nhau. Quy mơ của các doanh nghiệp cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn


×