Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá tính bền vững nguồn tài nguyên nước dưới đất vùng bắc sông tiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.2 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẶNG VĂN TÚC

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN
NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG BẮC SÔNG TIỀN
Chuyên ngành : Kỹ thuật địa chất
Mã số

: 60520501

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2018


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đình Tứ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Phan Chu Nam
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Bùi Trần Vượng
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 06 tháng 07 năm 2018.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. Chủ tịch: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ


2. Thư ký: TS. Đào Hồng Hải
3. Phản biện 1: TS. Phan Chu Nam
4. Phản biện 2: TS. Bùi Trần Vượng
5. Ủy viên: TS. Tô Viết Nam.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KT ĐỊA CHẤT & DẦU KHÍ

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Đặng Văn Túc

MSHV: 1570732

Ngày, tháng, năm sinh: 13/08/1983

Nơi sinh: Nam Định

Chuyên ngành: Kỹ thuật địa chất


Mã số: 60520501

I. TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC
DƯỚI ĐẤT VÙNG BẮC SÔNG TIỀN.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Tổng hợp kết quả nghiên cứu đã thực hiện nhằm làm sáng tỏ đặc điểm địa chất,
địa chất thủy văn vùng nghiên cứu;
- Xây dựng bộ chỉ số bền vững nước dưới đất cho vùng nghiên cứu;
- Đánh giá tính bền vững nước dưới đất vùng nghiên cứu theo các chỉ số đã đánh
giá, lựa chọn.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 10/07/2017
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 17/06/2018
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TIẾN SĨ NGUYỄN ĐÌNH TỨ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Tp. HCM, ngày tháng năm 2018
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỊA KỸ THUẬT

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

PGS. TS. Nguyễn Đình Tứ
TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ
(Họ tên và chữ ký)

2


LỜI CẢM ƠN

Trong khoảng thời gian học tập tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP. Hồ
Chí Minh và đặc biệt là hơn một năm làm luận văn tốt nghiệp, học viên đã trưởng thành
rất nhiều trong việc nghiên cứu. Học viên xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến tất cả
các quý thầy cô khoa Kỹ thuật Địa Chất và Dầu Khí trường Đại học Bách Khoa, đặc biệt
là thầy Nguyễn Đình Tứ và thầy Nguyễn Việt Kỳ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và dìu
dắt học viên rất nhiều trên con đường trở thành một thạc sĩ.

3


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu đặc điểm địa chất thủy văn và hiện trạng
khai thác các tầng chứa nước vùng Bắc Sông Tiền; nghiên cứu, lựa chọn những chỉ số
phù hợp để đánh giá tính bền vững tài nguyên nước dưới đất vùng nghiên cứu. Từ các kết
quả này, đã đề xuất các giải pháp khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên nước cho vùng
nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng gần hết chỉ số đều kém bền vững. Nguồn tài
nguyên nước dưới đất có thể tái tạo khơng đủ để đáp ứng nhu cầu của con người trong
hiện tại và tương lai. Nguồn nước được sử dụng phục vụ mục đích sinh hoạt chủ yếu là
nguồn nước dưới đất. Mức độ cạn kiệt cao tại các tầng chứa nước đang được khai thác
chính trong vùng (n22, n21 và n13).
ABSTRACT
The main content of the research is to study the hydro-geological characteristics
and current exploitation status of all aquifers in the North of Tien River area, to study the
appropriate indicators to assess the sustainability of groundwater resources of the study
area. The received results show that almost all indicators are unstainable and the
renewable groundwater sources are inadequate for human demand currently and in the
future. Mostly groundwater resources are used for domestic purposes. The high depletion
rate in the 3 main aquifers, being n22, n21 and n13.

4



LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Học viên xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức, số liệu đo đạc
thực tiễn và dưới sự hướng dẫn của thầy PGS. TS. Nguyễn Đình Tứ.
Các số liệu, mơ hình tính tốn và những kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung
thực. Nội dung của bản luận văn này hoàn toàn tuân theo nội dung của đề cương luận văn
đã được Hội đồng đánh giá đề cương luận văn cao học ngành Kỹ thuật địa chất, Khoa Kỹ
thuật Địa Chất và Dầu Khí thơng qua.
Một lần nữa, tơi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn

Đặng Văn Túc

5


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................3
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................................4
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN ...........................................................5
MỤC LỤC .......................................................................................................................6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU .....................................................7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .........................................................................8
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ 10
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................11
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU ...................................................15

1.1. Đặc điểm tự nhiên............................................................................................... 15
1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội ....................................................................... 19
1.3. Đặc điểm nguồn tài nguyên NDĐ vùng Bắc Sông Tiền .................................... 20
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỐN CÁC CHỈ SỐ BỀN VỮNG
NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG BẮC SÔNG TIỀN ..................45
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu chỉ số bền vững NDĐ..................................... 45
2.2. Luận chứng lựa chọn các chỉ số đánh giá tính bền vững nguồn tài ngun NDĐ cho
vùng Bắc Sơng Tiền .................................................................................................. 50
2.3. Phương pháp tính tốn các chỉ số ....................................................................... 51
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ TÍNH TỐN CÁC CHỈ SỐ BỀN VỮNG NGUỒN TÀI
NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT .....................................................................................60
3.1. Chỉ số nước dưới đất có thể tái tạo trên đầu người ............................................ 60
3.2. Chỉ số tổng lượng khai thác NDĐ/lượng bổ cập ................................................ 67
3.3. Chỉ số khai thác NDĐ /trữ lượng khai thác tiềm năng ....................................... 69
3.4. Chỉ số sử dụng nước cho sinh hoạt ..................................................................... 72
3.5. Chỉ số cạn kiệt nước dưới đất ............................................................................. 76
CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ ............................................................... 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 95

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU

NDĐ

Nước dưới đất

ĐCTV


Địa chất thủy văn

TP

Thành phố

TX

Thị xã

BST

Bắc Sông Tiền

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

BĐKH

Biến đổi khí hậu

LV

Luận văn


[1], [2], …

Số hiệu tài liệu tham khảo

7


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1-1. Vị trí vùng nghiên cứu .................................................................................... 16
Hình 1-2. Biểu đồ lượng mưa vùng nghiên cứu giai đoạn 2011-2015 ........................... 17
Hình 1-3. Chiều sâu phân bố đáy tầng chứa nước Holocen ............................................ 21
Hình 1-4. Bản đồ phân bố mặn - nhạt tầng chứa nước Holocen ..................................... 22
Hình 1-5. Biểu đồ mực nước tầng Holocen khu vực Long An giai đoạn 2011-2015 ..... 23
Hình 1-6. Biểu đồ mực nước tầng Holocen khu vực Đồng Tháp giai đoạn 2011-2015 . 23
Hình 1-7. Chiều sâu phân bố đáy tầng chứa nước Pleisotcen trên .................................. 24
Hình 1-8. Bản đồ phân bố mặn - nhạt tầng chứa nước Pleistocen trên ........................... 25
Hình 1-9. Biểu đồ quan trắc mực nước tầng Pleistocen trên khu vực Đồng Tháp giai
đoạn 2011-2015 ............................................................................................................... 25
Hình 1-10. Biểu đồ mực nước tầng Pleistocen trên khu vực Long An ........................... 26
Hình 1-11. Biểu đồ mực nước tầng Pleistocen trên khu vực Tiền Giang giai đoạn 20132016 ................................................................................................................................. 26
Hình 1-12. Chiều sâu phân bố đáy tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên ..................... 27
Hình 1-13. Bản đồ phân bố mặn - nhạt tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên .............. 28
Hình 1-14. Biểu đồ mực nước tầng Pleistocen giữa-trên khu vực Long An ................... 29
Hình 1-15. Biểu đồ mực nước tầng Pleistocen giữa-trên khu vực Đồng Tháp ............... 29
Hình 1-16. Biểu đồ mực nước tầng Pleistocen giữa-trên khu vực Tiền Giang ............... 29
Hình 1-17. Chiều sâu phân bố đáy tầng chứa nước Pleistocen dưới ............................... 30
Hình 1-18. Bản đồ phân bố mặn - nhạt tầng chứa nước Pleistocen dưới ........................ 31
Hình 1-19. Biểu đồ mực nước tầng Pleistocen dưới khu vực Long An giai đoạn 20112015 ................................................................................................................................. 31

Hình 1-20. Biểu đồ mực nước tầng Pleistocen dưới khu vực Đồng Tháp giai đoạn
2011-2015 ........................................................................................................................ 32
Hình 1-21. Biểu đồ mực nước tầng Pleistocen dưới khu vực Tiền Giang giai đoạn
2013-2016 ........................................................................................................................ 32
Hình 1-22. Chiều sâu phân bố đáy tầng chứa nước Pliocen giữa ................................... 33
Hình 1-23. Bản đồ phân bố mặn - nhạt tầng chứa nước Pliocen giữa............................. 34
Hình 1-24. Biểu đồ mực nước tầng Pliocen giữa khu vực Long An giai đoạn 2011-2015
......................................................................................................................................... 35
Hình 1-25. Biểu đồ mực nước tầng Pliocen giữa khu vực Đồng Tháp giai đoạn 20112015 ................................................................................................................................. 35
Hình 1-26. Biểu đồ mực nước tầng Pliocen giữa khu vực Tiền Giang giai đoạn 20112016 ................................................................................................................................. 35
Hình 1-27. Chiều sâu phân bố đáy tầng chứa nước Pliocen dưới ................................... 36
Hình 1-28. Bản đồ phân bố mặn - nhạt tầng chứa nước Pliocen dưới ............................ 37
Hình 1-29. Biểu đồ mực nước tầng Pliocen dưới khu vực Long An giai đoạn 2011-2015
......................................................................................................................................... 38
Hình 1-30. Biểu đồ mực nước tầng Pliocen dưới khu vực Đồng Tháp giai đoạn 20112015 ................................................................................................................................. 38
Hình 1-31. Biểu đồ mực nước tầng Pliocen dưới khu vực Tiền Giang giai đoạn 20112016 ................................................................................................................................. 38
Hình 1-32. Chiều sâu phân bố đáy tầng chứa nước Miocen trên .................................... 39
Hình 1-33. Bản đồ phân bố mặn - nhạt tầng chứa nước Miocen trên ............................. 40
8


Hình 1-34. Biểu đồ mực nước tầng Miocen trên khu vực Long An giai đoạn 2011-2015
......................................................................................................................................... 41
Hình 1-35. Biểu đồ mực nước tầng Miocen trên khu vực Đồng Tháp giai đoạn 20112016 ................................................................................................................................. 41
Hình 1-36. Biểu đồ mực nước tầng Miocen trên khu vực Tiền Giang giai đoạn 20112016 ................................................................................................................................. 41
Hình 3-1. Diện tích vùng lập mơ hình và các biên sơng ................................................. 60
Hình 3-2. Sơ đồ hàng rào thể hiện các lớp mơ hình ........................................................ 61
Hình 3-3. Bản đồ chỉ số khai thác NDĐ/trữ lượng khai thác tiềm năng ......................... 72
Hình 3-4. Bản đồ chỉ số sử dụng NDĐ cho sinh hoạt ..................................................... 76
Hình 3-5. Bản đồ phân vùng hạ thấp mực nước tầng chứa nước qp3 .............................. 78

Hình 3-6. Bản đồ phân vùng hạ thấp mực nước tầng chứa nước qp2-3 ........................... 79
Hình 3-7. Bản đồ phân vùng hạ thấp mực nước tầng chứa nước qp1 .............................. 81
Hình 3-8. Bản đồ phân vùng hạ thấp mực nước tầng chứa nước n22 .............................. 82
Hình 3-9. Bản đồ phân vùng hạ thấp mực nước tầng chứa nước n21 .............................. 84
Hình 3-10. Bản đồ phân vùng hạ thấp mực nước tầng chứa nước n13 ............................ 85

9


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1-1. Bảng tổng hợp dân số vùng nghiên cứu ......................................................... 19
Bảng 1-2. Tổng hợp hiện trạng khai thác NDĐ theo đơn vị hành chính ........................ 42
Bảng 1-3. Tổng hợp hiện trạng khai thác NDĐ theo mục đích sử dụng ......................... 43
Bảng 2-1. Bảng thống kê 10 chỉ số đề xuất bởi UNESCO.............................................. 45
Bảng 2-2. Các chỉ số lựa chọn tính tốn cho vùng Bắc Sơng Tiền ................................. 51
Bảng 2-3. Thang đánh giá NDĐ có thể tái tạo trên đầu người ........................................ 52
Bảng 2-4. . Định mức sử dụng nước sinh hoạt và các nhu cầu khác............................... 58
Bảng 3-1. Kết quả tính tốn trữ lượng NDĐ có thể tái tạo vùng Bắc Sông Tiền ........... 63
Bảng 3-2. Thống kê dân số vùng Bắc Sông Tiền ............................................................ 65
Bảng 3-3. Kết quả tính tốn chỉ số nguồn nước có thể tái tạo trên đầu người ................ 66
Bảng 3-4. Tổng hợp kết quả tính lượng bổ cập cho NDĐ .............................................. 67
Bảng 3-5. Kết quả tính chỉ số tổng lượng khai thác NDĐ/lượng bổ cập ........................ 68
Bảng 3-6. Kết quả tính trữ lượng tiềm năng khai thác NDĐ .......................................... 70
Bảng 3-7. Kết quả tính chỉ số khai thác NDĐ/trữ lượng khai thác tiềm năng ................ 71
Bảng 3-8. Kết quả tính nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt .......................................... 73
Bảng 3-9. Kết quả tính chỉ số sử dụng NDĐ cho sinh hoạt ............................................ 75
Bảng 3-10. Tốc độ hạ thấp mực nước tại các trạm quan trắc vùng nghiên cứu .............. 76
Bảng 3-11. Tổng hợp diện tích vùng hạ thấp mực nước tầng chứa nước qp3 ................. 78
Bảng 3-12. Tổng hợp diện tích vùng hạ thấp mực nước tầng chứa nước qp2-3 ............... 79

Bảng 3-13. Tổng hợp diện tích vùng hạ thấp mực nước tầng chứa nước qp1 ................. 81
Bảng 3-14. Tổng hợp diện tích vùng hạ thấp mực nước tầng chứa nước n22.................. 82
Bảng 3-15. Tổng hợp diện tích vùng hạ thấp mực nước tầng chứa nước n21.................. 84
Bảng 3-16. Tổng hợp diện tích vùng hạ thấp mực nước tầng chứa nước n13.................. 85
Bảng 3-17. Kết quả tính chỉ số cạn kiệt nước dưới đất ................................................... 87

10


MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội chung của ĐBSCL, khu vực Bắc Sông
Tiền (gồm các tỉnh Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp) trong những năm gần đây có sự
phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Việc cung cấp đủ nguồn nước sạch cho ăn uống,
sinh hoạt và sản xuất ngày càng trở lên cấp bách, đặc biệt trong bối cảnh biến đối khí hậu
và xâm nhập mặn. Do đó việc khai thác nước dưới đất ngày càng tăng cao để phục vụ cho
sinh hoạt và sản xuất là điều không tránh khỏi. Tuy vậy, nguồn nước dưới đất không phải
là vô tận, việc khai thác quá mức sẽ gây ra những tác động không nhỏ đến các tầng chứa
nước như xâm nhập mặn, cạn kiệt tầng chứa nước…
Theo kết quả quan trắc mực nước dưới đất trong vùng cho thấy, mực nước có xu
hướng giảm nhanh trong những năm gần đây, cụ thể như sau:
Kết quả quan trắc mực nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2009
đến nay cho mực nước các tầng Pliocen giữa, Pliocen dưới và Miocen trên có xu hướng
giảm từ 0,50m/năm đến 1,02m/năm [1];
Đối với tỉnh Long An, kết quả quan trắc từ các trạm quan trắc Quốc gia cho mực
nước các tầng chứa nước Pliocen giữa, Pliocen dưới và Miocen giai đoạn 2005 - 2010 có
mức độ suy giảm từ 0,17 - 0,76m/năm [2];
Đối với tỉnh Đồng Tháp, kết quả quan trắc tại các trạm Lai Vung và Thanh Bình
cho tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 2005 - 2010 trong tầng Pliocen giữa và
Pliocen dưới từ 0,40 - 0,42m/năm [2].

Do đó, việc đánh giá tính bền vững của tài nguyên NDĐ để có những định hướng
khai thác bền vững, phục vụ quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế xã hội là một yêu
cầu cấp thiết được đặt ra.
Hiện này có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đánh giá tính bền vững của nước
dưới đất. Một trong những hướng nghiên cứu được giới chun mơn đánh giá cao đó là
sử dụng các chỉ số bền vững NDĐ. Đánh giá tính bền vững tài nguyên NDĐ bằng các chỉ
số bền vững mang tính tổng hợp cao vì đã xem xét rất toàn diện dựa trên 3 vấn đề: i) tiềm
năng của nguồn NDĐ, ii) các nhân tố tự nhiên (khả năng tái tạo) và iii) các yếu tố nhân

11


tạo (hoạt động khai thác NDĐ). Đây là những tiêu chí để đánh giá tính bền vững của tài
nguyên NDĐ ở một vùng lãnh thổ đã được nhiều nơi trên thế giới áp dụng.
Đề tài: “Đánh giá tính bền vững nguồn tài nguyên nước dưới đất vùng Bắc Sông
Tiền” sẽ tiếp cận các khái niệm bền vững định lượng thông qua việc nghiên cứu các chỉ
số NDĐ theo như thông lệ chung của cộng đồng quốc tế (Các chỉ số NDĐ đánh giá dựa
vào sách hướng dẫn “Groundwater resources sustainability indicators” do UNESCO,
IAEA, IAH xuất bản). Ngồi ra cịn căn cứ vào đặc điểm địa chất thủy văn của khu vực
nghiên cứu, là vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, các giá trị thu
thập thực tế qua các trạm quan trắc Quốc gia để để lựa chọn bộ chỉ số phù hợp nhất nhằm
định lượng tính bền vững nguồn tài nguyên nước dưới đất của khu vực nghiên cứu.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
a. Mục tiêu
- Đánh giá tính bền vững nguồn tài nguyên NDĐ vùng Bắc Sông Tiền;
- Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước dưới
đất khu vực nghiên cứu.
b. Nhiệm vụ
- Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài;
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tài liệu theo các nội dung đánh giá;

- Xây dựng mơ hình dịng chảy nước dưới đất phục vụ cho tính tốn các chỉ số;
- Đánh giá, xây dựng các bản đồ chỉ số bền vững nước dưới đất;
- Đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nước dưới đất.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu: 7 tầng chứa nước vùng Bắc Sơng Tiền.
b. Phạm vi nghiên cứu: Vùng phía bắc Sông Tiền, gồm các tỉnh Tiền Giang, Long
An và Đồng Tháp.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu đã thực hiện nhằm làm sáng tỏ đặc điểm
địa chất, địa chất thủy văn vùng nghiên cứu;
Nội dung 2: Xây dựng bộ chỉ số bền vững nguồn tài nguyên nước dưới đất cho
vùng nghiên cứu;

12


Nội dung 3: Đánh giá tính bền vững nguồn nước dưới đất vùng nghiên cứu theo
các chỉ số đã đánh giá, lựa chọn
- Xây dựng mơ hình dịng chảy nước dưới đất;
- Tính tốn các chỉ số bền vững nước dưới đất;
- Lập các bản đồ cho từng chỉ số bền vững nguồn tài nguyên NDĐ vùng nghiên
cứu trên cơ sở kết quả tính tốn và các bản đồ phụ trợ khác.
Nội dung 4: Rút ra các kết luận và đề xuất các kiến nghị.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
a. Phương pháp thu thập số liệu: đây là phương pháp truyền thống luôn được
thực hiện ở bất cứ nhiệm vụ nghiên cứu nào và được tiến hành trong suốt quá trình thực
hiện đề tài. Mục tiêu của việc thu thập tài liệu nhằm đảm bảo có được đầy đủ các tài liệu
nghiên cứu có liên quan đã thực hiện trong vùng;
b. Phương pháp kế thừa: dựa trên các đề tài, các bài báo đã nghiên cứu về vấn

đề này trên thế giới, trong nước và ngay tại phạm vi khu vực nghiên cứu;
c. Phương pháp mơ hình số: Căn cứ u cầu tính tốn các chỉ số NDĐ, nhiều
thơng số được xác định bằng phương pháp mơ hình;
d. Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu
- Thu thập các tài liệu liên quan đến Địa chất, Địa chất thuỷ văn, hiện trạng khai
thác sử dụng nước dưới đất, tài liệu khí tượng thuỷ văn, tài liệu hiện trạng sử dụng đất,
tổng hợp cột địa tầng các lỗ khoan nghiên cứu và khai thác nước, số liệu quan trắc mực
nước tại các trạm quan trắc Quốc gia và mạng quan trắc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Tính tốn xử lý các thơng tin dữ liệu, chọn lọc các thông tin phù hợp, cần thiết
cho Luận văn và chuyển thành các file lưu trữ bằng các phần mềm chuyên dụng như
Microsolf Excel, MapInfor, Surfer…
- Số hóa các bản đồ, đồ thị để minh họa trong luận văn.
VI. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
a. Ý nghĩa khoa học
Chỉ số NDĐ có thể giúp đơn giản hóa thơng tin về quản lý tổng hợp tài nguyên
NDĐ và thiết lập giao tiếp hiệu quả giữa các nhóm người sử dụng nước khác nhau.

13


Lần đầu tiên chọn lựa các chỉ số phù hợp của UNESCO nhằm định lượng tính bền
vững nguồn nước dưới đất khu vực Bắc Sông Tiền.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đánh giá tính bền vững nước dưới đất là cơ sở khoa học để đề xuất phương
hướng khai thác hợp lý tài nguyên nước dưới đất cho vùng Bắc Sông Tiền.
Các chỉ số NDĐ được dùng để so sánh, đối chiếu giữa các khu vực khác nhau, từ
đó nhận diện các vấn đề quan trọng, nổi cộm của từng khu vực và nguyên nhân. Đây là
cơ sở giúp cho việc định hướng nhiều mục tiêu chính sách liên quan đến tài nguyên nước.
Các chỉ số bền vững nước dưới đất thể hiện quan hệ NDĐ - sinh thái - con người
và đặc biệt các chỉ số là công cụ giao tiếp hữu hiệu của các nhà khoa học, các cơ quan

quản lý và người dân. Giúp các cấp quản lý tài nguyên NDĐ và cộng đồng tiếp cận thông
tin về tài nguyên NDĐ dễ dàng hơn, từ đó góp phần nâng cao nhận thức về tài nguyên
nước dưới đất.

14


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Vùng nghiên cứu được lựa chọn dựa trên quan điểm liên vùng, liên tỉnh, nằm trọn
vẹn trong lưu vực hai sông lớn là sông Tiền và sông Vàm Cỏ Đơng và một diện tích nhỏ
khu vực Cần Giuộc, Cần Giờ.
Theo quan điểm trên, phạm vi vùng dự án có ranh giới phía tây nam là sơng Tiền,
ranh giới phía bắc là biên giới Việt Nam - Campuchia, sơng Vàm Cỏ Đơng, phía bắc
huyện Nhà Bè - TP. Hồ Chí Minh, ranh giới phía đơng là biển Đơng, với tổng diện tích
nghiên cứu là 9.596km2, bao gồm:
- Tồn bộ diện tích tỉnh Tiền Giang.
- Các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Châu Thành, Thạnh
Hoá, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc và TP. Tân An, một phần diện tích các huyện Thủ
Thừa, Đức Hồ, Đức Huệ, Bến Lức tỉnh Long An.
- Phần lớn diện tích huyện Hồng Ngự, tồn bộ diện tích các huyện Tam Nơng, Tân
Hồng, Tháp Mười, Cao Lãnh và TP. Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp.

15


1
0

1
4
0
°4
°°2
5
2
'5
'' 0
'' ""0
11
1
0
10
0
4
04
4
4°°°2
2
5
25
5
50
0
0""""""
1
10
1
04

0
4°°4
2
°2
25
2
5''5
0
'0
0
' "0
1
12
1
2°°2
°°
1
1
11
12
2
12
2°2
2°°°°
22
20
0
20
0'0
00

0
'0
0
' "0
0""""
2
2
2
20
2
0''0
0
'' 0
'' ""0
""

11
10
0
10
06
6
06
6°6
6°°0
0
°0
0''0
00
0

'0
0
' "0
0""""
1
1
0
1
10
1
06
0
6°°6
°0
°°0
'00
'' 0
'' ""0
""

11
10
0
10
06
6
06
6°6
6°°0
0

°0
0''0
00
0
' '0
0""0
0""
1
1
0
1
10
1
06
0
6°°6
°0
°°0
'00
'' ''0
"0""""

11
11
1
00
00
0
77
77

7
°°°0
00
00
0
' '0
0''0
00
0
"""
1
0
7
1
11
0
00
7
77
°°°°°°0
00
'' ''0
'00
""""""

11
10
0
10
07

7
07
7°7
7°°3
3
°3
30
0
30
0'0
00
0
' '0
0""0
0""
1
1
0
3
1
10
1
07
0
7°°7
°3
°°3
0
3
0''0

0
'' ''0
"0""""
11
12
2
12
2°2
2°°°°
1
1
1
12
1
2°°2
°°
2
0
2
'0
'' ''0
"0
22
2
0
20
0
00
0
0""""""

2
20
2
0''0
0
' '0
0""0

chØ dÉn
1
12
1
2°°2
°°
1
1
11
12
2
12
2°2
2°°°°
00
00
0
' '0
0''0
00
0
"""

0
0
00
'' ''0
'00
""""""

1
12
1
22

1
1
11
12
2
12
22
2
00
0'0
00
0
'0
0
' "0
0""""
0
0

0''0
0
'' 0
'' ""0
""

vùng nghiên cứu

Bình Ph-ớc

Pu
C

C

a
hi

am

tây ninh

Đồng Nai
1
11
11

1
11
11

11
11
1
00
0'0
00
0
'0
0
' "0
0""""
0
0
0''0
0
'' 0
'' ""0
""

Bình Thuận

Bình D-ơng

1
11
11

1
11
11

11
11
1
00
0'0
0''0
00
0
' "0
0""""
0
0
0''0
'00
'' ""0
""

t.p.hồ chí minh

Long
Long
LongAn
An
An
An
Long
Long
Long
An
An

đồng
đồng
đồngTháp
Tháp
Tháp
Tháp
đồng
đồng
đồng
Tháp
Tháp

bà rịa vũng tàu

An Giang
Tiền
Tiền
TiềnGiang
Giang
Giang
Giang
Tiền
Tiền
Tiền
Giang
Giang

bến tre

vĩnh long


cần thơ
11
10
0
10
00
0
1
1
1
10
1
00

00
0'0
00
0
'0
0
' "0
0""""
0
0
0''0
0
'' 0
'' ""0
""


Vịnh Rạch Giá

1
10
1
00

1
1
11
10
0
10
00
0
00
0'0
0''0
00
0
' "0
0""""
0
0
0''0
'00
'' ""0
""


Kiên Giang

trà vinh
Hậu Giang
sóc trăng

bạc liêu

Biển ĐÔng

Cà mau

9
99

9
99
99
9
00
0'0
0''0
00
0
' "0
0""""
0
0
0''0
'00

'' ""0
""

9
9°°9
°°
9
99
9°9
9°°°°
00
0'0
00
0
'0
0
' "0
0""""
0
0
0''0
0
'' 0
'' ""0
""

0
00
00
0

88
8°8
8°°°°
8
8
8°°8
°°
33
30
0
30
0'0
00
0
'0
0
' ""0
0""""
3
3
3
30
3
0''0
10
''1
10
''0
1"0
"4

4
0"4
4°4
4°°2
2
°25
5
25
5'5
50
0
0
' "0
0""""
1
1
0
0
2
''' 0
1
10
1
04
0
4°°4
°2
°°2
25
2

5''5
0
0
'' ""0
""

20
20
20
20
20
20

11
10
0
10
05
5
05
5°5
5°°0
0
°0
0''0
00
0
'0
0
' "0

0""""
1
1
0
1
10
1
05
0
5°°5
°0
°°0
'00
'' 0
'' ""0
""

50Km
50Km
50Km
50Km
50Km
50Km

11
10
0
10
06
6

06
6°6
6°°0
0
°0
0''0
0'0
00
0
' "0
0""""
1
1
0
1
10
1
06
0
6°°6
°0
°°0
'0''0
0
'' ""0
""

11
10
0

10
07
7
07
7°7
7°°0
0
°0
0''0
0'0
00
0
' "0
0""""
1
1
0
1
10
1
07
0
7°°7
°0
°°0
'0''0
0
'' ""0
""


8
8°°8
°°
8
88
8°8
8°°°°
33
33
3
00
00
' '0
'00
'00
"""""
11
11
1
00
00
0
77
77
7
°°°3
3
0
'0
"0

1
0
7
33
3
0
00
0
0'''0
00
0
1
11
0
00
7
77
°°°°°°3
3
0
0
'' ''0
""""""



TûLƯ


LƯ1:1.000.000

1:1.000.000
1:1.000.000
1:1.000.000






1:1.000.000
1:1.000.000
1:1.000.000





1:1.000.000
1:1.000.000

Hình 1-1. Vị trí vùng nghiên cứu
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Vùng nghiên cứu có dạng địa hình đồng bằng thấp của châu thổ sơng Cửu Long,
độ cao trung bình đa phần chỉ bằng hoặc cao hơn mực nước biển trung bình 0,3-1,4m, có
xu hướng thấp dần về phía trung tâm Đồng Tháp Mười, được bao quanh bởi các giồng
đất cao ven biên giới Việt Nam - Campuchia, đê tự nhiên dọc sông Tiền và giồng cát
thuộc bờ biển cổ dọc theo Quốc lộ 1A (Tân Hiệp - Nhị Quý). Địa hình được chia thành 3
xu thế chính: thấp dần từ thượng lưu xuống hạ lưu, thấp dần từ bờ sông vào vùng trũng
nội đồng, thấp dần từ bờ biển vào các vùng trũng ven biển. Địa hình bị phân cắt bởi hệ
thống sông rạch chằng chịt rất thuận lợi cho việc lưu thông bằng đường thủy nhưng lại

gây trở ngại cho việc đi lại bằng đường bộ.

16


1.1.3. Đặc điểm khí tượng
Vùng Bắc Sơng Tiền có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa trên nền nhiệt độ cao,
nắng lắm, mưa nhiều. Có 2 mùa trong năm: mùa mưa tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình năm 27,00C, biên độ biến thiên nhiệt độ năm nhỏ 26,427,50C; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,50C (tháng 4), tháng thấp nhất 25,30C (tháng
1). Biên độ nhiệt độ ngày đối với thời kỳ tháng 1 đến tháng 5 là 8,1-9,50C, đối với thời
kỳ tháng từ tháng 7 đến tháng 10 là 5,7 - 6,30C.
- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 8 giờ/ngày, cao nhất tháng thường xuất hiện
vào tháng III biến thiên trong khoảng 7,5 - 9,6 giờ, thấp nhất thường xuất hiện vào tháng
VIII, IX biến thiên trong khoảng 4,7-5,8 giờ.
- Độ ẩm trung bình ngày trong các tháng mùa mưa 83 - 86%, trong các tháng mùa
nắng khoảng 80%. Độ ẩm cao nhất đạt 100%, thấp nhất khoảng 30%.
- Tổng lượng bốc hơi năm (trên ống Piche) khoảng 1000 -1200mm, bốc hơi ngày
trong các tháng mùa khô 3,2-5,0mm, trong các tháng mùa mưa 1,6-2,3mm.
- Lượng mưa năm biến thiên trong khoảng 1.300-2.500mm, số ngày mưa biến đổi
trong khoảng 113-167 ngày trong năm. Tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng
85%, mùa khô khoảng 15% tổng lượng mưa năm.
- Hướng gió thịnh hành là hướng tây nam trong mùa mưa và đông bắc trong mùa
khô. Tốc độ gió trung bình năm biến đổi trong khoảng 2,0 - 2,5m/s. Trong vùng xuất hiện
nhiều dông, rất hiếm xảy ra bão (ngoài trừ cơn bão LINDA 1997).

420

Lượng mưa (mm)


360
300
240
180
120
60
0
1/2011

7/2011

1/2012

7/2012

Đồng Tháp

1/2013

7/2013

1/2014

Long An (Tân An)

7/2014
Mỹ Tho

1/2015


7/2015

Tháng

Hình 1-2. Biểu đồ lượng mưa vùng nghiên cứu giai đoạn 2011-2015
17


1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Vùng nghiên cứu có hai hệ thống sông chi phối là [9]: sông Mê Kông và sơng Vàm
Cỏ. Ngồi hai hệ thống sơng chính này, vùng Bắc Sơng Tiền cịn có một hệ thống kênh
rạch dày đặc đóng vai trị quan trọng trong việc tạo khả năng dẫn nước từ Sông Tiền, tiêu
mưa nội đồng, rửa phèn cho Đồng Tháp Mười và thoát một phần nước từ biên giới
Campuchia và từ Sông Tiền tràn qua. Sông Vàm Cỏ Tây có độ uốn khúc cao, độ rộng
lịng sơng trung bình từ 120 - 150m và độ sâu từ 10 - 20m. Mùa kiệt sông Vàm Cỏ Tây
chỉ có nguồn bổ sung từ Sơng Tiền. Dưới Tân An khoảng 20km, sông Vàm Cỏ Tây hợp
lưu với sông Vàm Cỏ Đơng cùng chảy ra biển ở cửa Xồi Rạp.
Hệ thống kênh, mương nhân tạo được liên tục hình thành trong vịng hơn một trăm
năm nối thơng với nhau từ nhiều hướng đã mang lại cho vùng BST một đặc trưng riêng,
trong đó việc sử dụng và khai thác lịng kênh trở thành nhu cầu không thể thiếu được đối
với hàng triệu cư dân.
Chế độ thủy văn ở vùng BST chịu tác động trực tiếp của dòng chảy thượng nguồn,
thủy triều biển Đơng và mưa tại chỡ.
Tổng lượng dịng chảy hàng năm sông Mê Kông chảy vào Việt Nam khoảng hơn
300 tỉ m3. Chế độ dòng chảy được phân chia thành 2 mùa có tổng lượng dịng chảy khác
biệt nhau khá sâu sắc. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 tổng lượng dòng chảy chiếm 90%
tổng lượng dòng chảy năm, tháng có dịng chảy lớn nhất thường là tháng 9, 10. Mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 5, tổng lượng dòng chảy chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng dòng
chảy năm, tháng có dịng chảy nhỏ nhất thường là tháng 4, 5.
Triều biển Đơng đều theo quy luật chung có chu kỳ ngày, chu kỳ tháng, chu kỳ

năm và chu kỳ nhiều năm. Mỡi tháng (âm lịch) có kỳ triều cường và kỳ triều kém. Vào
những ngày triều cường, biên độ triều ngày cao hơn so với ngày triều kém. Thời kỳ triều
cường nhất thường xuất hiện vào tháng 12, 1 và kỳ triều kém nhất thường xuất hiện vào
tháng 4, 5. Chu kỳ triều nhiều năm theo chu kỳ vết đen của mặt trời.
Triều biển Đơng có chế độ bán nhật triều không đều một ngày 2 lần nước lên, hai
lần nước xuống. Mực nước chân triều ngày dao động nhiều hơn mực nước đỉnh triều, do
đó thời gian duy trì mực nước cao lâu hơn mực nước thấp, đường mực nước bình quân
gần với mực nước đỉnh triều. Biên độ triều ngày lớn nhất có thể đạt 3,5 - 4,0m. Về mùa
cạn triều biển Đông ảnh hưởng đến tận Phnôm Pênh cách cửa biển 400km. Về mùa lũ
18


triều cường tăng khả năng ngập lụt, về mùa cạn tăng khả năng đẩy mặn xâm nhập sâu
hơn, gây mặn hoá các tầng nước dưới đất ven biển đồng bằng Nam Bộ.
1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội
1.2.1. Đặc điểm dân cư
Vùng nghiên cứu có dân số 4.907.622 người, chiếm 3,8% dân số cả nước (theo
Niên giám thống kê năm 2015). Tuy nhiên mật độ phân bố không đều, chủ yếu tập trung
tại các thị xã, trung tâm huyện, thị trấn, thị tứ và dọc theo các đường lộ, ven sông và các
giồng đất cao. Mật độ trung bình dân số vùng nghiên cứu là 473 người/km2, trong đó tỉnh
Tiền Giang có mật độ dân số cao nhất là 689 người/km2. Tỉnh Long An có mật độ dân số
thấp nhất là 333 người/km3. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh ngồi ra cịn có
dân tộc Hoa, Khơme…, chiếm tỉ lệ nhỏ.
Bảng 1-1. Bảng tổng hợp dân số vùng nghiên cứu
Mật độ dân số
(người/km2)
1
Đồng Tháp
3378
499

1.684.261
2
Long An
4.495
1.494.655
333
3
Tiền Giang
2.511
1.728.706
689
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015 các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp).
TT

Tỉnh

Diện tích (km2)

Dân số (người)

1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Đặc điểm kinh tế
Vùng nghiên cứu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng nền kinh tế
nơng nghiệp trong vùng đóng vai trị lớn, chủ yếu là cây lúa. Ngoài ra thủy sản, nông sản
thực phẩm chế biến phát triển mạnh. Vùng đang đẩy mạnh việc xây dựng các dự án du
lịch, dịch vụ và các khu công nghiệp để thu hút vốn đầu tư nhằm kích thích nền kinh tế
địa phương và trong cả vùng phát triển. Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp, chế biến thực
phẩm, thủy sản v.v... cũng được đầu tư phát triển để phục vụ cho chiến lược cơng nghiệp
hóa của địa phương.
Đặc điểm giao thơng

Đường khơng: Vùng BST nằm gần hai sân bay quốc tế lớn là sân bay Trà Nóc
(Cần Thơ) và sân bay Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh), là cửa ngõ giao thương
quan trọng của vùng với cả nước và thế giới.

19


Đường bộ: quốc lộ 1A từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long, đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương được nối liền các đường tỉnh lộ,
hương lộ về các huyện. Ngoài trục đường chính trên cịn có các đường nhựa, rải đá, đất
liên huyện, liên xã phục vụ cho đi lại. Nhìn chung ngồi các đường quốc lộ chính là các
đường lưu thơng tốt, cịn lại các đường khác đi đến các vùng sâu, vùng xa, biên giới đã
bị hư hỏng xuống cấp. Với điều kiện giao thơng nêu trên thì việc vận chuyển máy móc
thiết bị khi thi cơng sẽ khó khăn.
Đường thuỷ: Vùng Bắc Sơng Tiền có hệ thống sông Mê Kông và sông Vàm Cỏ
đồng thời với hệ thống kênh rạch chằng chịt nên là vùng có giao thơng thuỷ rất phát triển,
chiếm hơn 70% lượng hàng hố vận chuyển. Đây là hệ thống giao thông nối liền nước
bạn Campuchia ra biển Đông và các nước Đông Nam Á cũng như các tỉnh trong vùng.
1.3. Đặc điểm nguồn tài nguyên NDĐ vùng Bắc Sông Tiền
1.3.1. Tổng quan mức độ nghiên cứu nguồn tài nguyên NDĐ vùng Bắc Sông Tiền
Nguồn tài nguyên nước dưới đất vùng Bắc Sông Tiền nói riêng và Đồng bằng Nam
bộ nói chung đã được nghiên cứu từ trước những năm 1975. Các nghiên cứu đã làm sáng
tỏ cấu trúc địa chất vùng nghiên cứu, đặc điểm chất lượng nước dưới đất, đặc điểm động
thái mực nước.
Về nghiên cấu trúc địa chất thủy văn, đánh giá chất lượng, mức độ chứa nước
các tầng chứa nước có một số báo cáo nổi bật sau:
+ Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Mỹ Tho - Tiền Giang tỷ lệ 1:50.000;
+ Báo cáo kết quả tìm kiếm NDĐ vùng Gị Cơng - Tiền Giang tỷ lệ 1:50.000;
+ Báo cáo điều tra Địa chất đô thị TP. Mỹ Tho, Tiền Giang tỷ lệ 1:25.000;
+ Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Tân An - Long An tỷ lệ 1:50.000;

+ Báo cáo điều tra Địa chất đô thị Tân An, Long An tỷ lệ 1:25.000;
+ Báo cáo đánh giá nguồn nước dưới đất vùng Mộc Hoá, tỉnh Long An;
+ Báo cáo đánh giá nguồn nước dưới đất vùng Đức Hịa, tỉnh Long An;
+ Báo cáo tìm kiếm NDĐ vùng Cao Lãnh - Đồng Tháp tỷ lệ 1:50.000;
+ Báo cáo Điều tra Địa chất đô thị vùng đô thị Sa Đéc tỷ lệ 1:25.000;
+ Báo cáo đánh giá trữ lượng nước dưới đất vùng Sa Đéc;
+ Báo cáo đánh giá nguồn NDĐ vùng Lai Vung-Châu Thành, Đồng Tháp.
20


Về thông tin hiện trạng khai thác nước dưới đất, diễn biến mực nước, chất
lượng nước dưới đất, có một số nghiên cứu nổi bật sau:
+ Báo cáo quy hoạch tài nguyên NDĐ tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;
+ Báo cáo quy hoạch tài nguyên NDĐ tỉnh Tiền Giang đến năm 2015;
+ Báo cáo quy hoạch tài nguyên NDĐ đất tỉnh Long An đến năm 2020;
+ Báo cáo kết quả dự án Điều tra, đánh giá các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
+ Báo cáo kết quả Điều tra, đánh giá xác định vùng cấm, vùng hạn chế xây dựng
mới các cơng trình khai thác NDĐ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
+ Báo cáo kết quả xây dựng và vận hành mạng quan trắc NDĐ tỉnh Tiền Giang.
+ Kết quả quan trắc mực NDĐ và chất lượng NDĐ thuộc mạng quan trắc Quốc
gia được thực hiện liên tục từ những năm 1990 đến nay.
1.3.2. Đặc điểm nguồn tài nguyên nước dưới đất
Dựa vào cấu trúc địa chất và thành phần thạch học, đặc điểm thuỷ lực, tàng trữ
nước, các nguồn hình thành trữ lượng và chất lượng nước trong vùng nghiên cứu tồn tại
7 tầng chứa nước lỡ hổng, các trầm tích chính sau:
1.3.2.1. Tầng chứa nước Holocen (qh)
Đặc điểm phân bố: Tầng chứa nước Holocen lộ ra trên mặt và bao phủ gần như
tồn bộ vùng nghiên cứu. Phía bắc vùng nghiên cứu khơng phân bố tầng chứa nước này


Hình 1-3. Chiều sâu phân bố đáy tầng chứa nước Holocen

21


Thành phần thạch học: Chúng được thành tạo bởi các trầm tích đa nguồn gốc bao
gồm cát, cát bột, sét, di tích thực vật, than bùn.
Các điểm nghiên cứu trong TCN này chủ yếu là các lỗ khoan nông, chiều sâu từ
10 - 30m. Mực nước tĩnh của tầng tại các trạm quan trắc trong khoảng 0,5 - 3m. Lưu
lượng của các giếng thường từ 0,1 - 2l/s, tỷ lưu nhỏ, thường từ 0,05 - 0,1l/sm.
Đặc điểm chất lượng nước: Độ pH, độ tổng khống hóa, loại hình hóa học của
nước trong TCN này rất phức tạp. Theo các kết quả phân tích mẫu nước [5] cho thấy nước
phần lớn có chứa nitơ: hàm lượng NH4+ thường <0,5mg/l; hàm lượng NO3- có mặt trong
các mẫu từ 2 - 5mg/l, hàm lượng NO2- thường gặp <1mg/l. Ở một số lỗ khoan nước bị
nhiễm bẩn với hàm lượng NO2- lớn, như lỗ khoan Q031010 (46,14mg/l) (Đồng Tháp).
Nguồn gây bẩn có thể là chất thải của các khu dân cư và sử dụng phân bón. Loại hình hố
học nước thường gặp: Cl-Na và Cl-SO4-Na.

Hình 1-4. Bản đồ phân bố mặn - nhạt tầng chứa nước Holocen
Đặc điểm động thái mực nước: mạng lưới sơng, kênh rạch phân cắt trong các trầm
tích nhiều nguồn gốc Holocen, trong đó các sơng lớn như sơng Tiền, sơng Vàm Cỏ, có
độ sâu từ 10 - 20m nên có nơi cắt tồn bộ chiều dày của trầm tích này. Nước sơng có tác
động rất lớn đến động thái của nước dưới đất. Vùng ven biển còn chịu ảnh hưởng của
thủy triều và nước biển xâm nhập sâu vào TCN gây nhiễm mặn nước. Biên độ dao động
năm từ 0,39m đến 1,29m.

22


Biểu đồ mực nước tầng Holocen khu vực Long An


Mực nước từ mặt đất (m)

1.00

-1.00

-3.00

Q022010

Q326010

1-2015

1-2014

1-2013

1-2012

1-2011

-5.00

Linear (Q022010)

Thời gian

Linear (Q326010)


Hình 1-5. Biểu đồ mực nước tầng Holocen khu vực Long An giai đoạn 2011-2015

-3.0

1200

-4.0

600

-5.0

0

Mưa Cao Lãnh

Q031010

Lượng mưa (mm)

1800

1-2015

-2.0

1-2014

2400


1-2013

-1.0

1-2012

3000

1-2011

Mực nước từ mặt đất (m)

Biểu đồ mực nước tầng Holocen khu vực Đồng Tháp
0.0

Thời gian
Q206010M1

Hình 1-6. Biểu đồ mực nước tầng Holocen khu vực Đồng Tháp giai đoạn 2011-2015
Từ những đặc điểm vừa nêu cho thấy TCN Holocen có điều kiện thủy hố rất phức
tạp. Thành phần thạch học chủ yếu là bột sét, sét xen kẹp các ổ cát mịn. Mức độ chứa
nước từ kém đến rất kém. Nước hầu hết có chất lượng xấu do độ tổng khống hóa cao và
nhiều nơi bị nhiễm nitơ. Động thái mực nước thay đổi theo mùa và chịu ảnh hưởng trực
tiếp của nước mặt và nước biển. Nước dưới đất trên các giồng cát và những nơi khác có
thể sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt, nhưng trữ lượng ít do chiều dày nhỏ, khả năng tàng
trữ nước kém. TCN này khơng có ý nghĩa lớn trong cấp nước.

23



1.3.2.2. Tầng chứa nước Pleistocen trên (qp3)
Đặc điểm phân bố: Tầng chứa nước Pleistocen trên phân bố rộng khắp trong toàn
vùng, nhưng phần lớn bị phủ bởi TCN Holocen. Chiều sâu gặp đáy TCN từ 9,0m (S212)
đến 133,0m (S328), trung bình 64,0m. Bề dày trung bình 33,2m. Chiều sâu gặp mái TCN
từ 0,0m (S212 - Tân Hưng) đến 90,0m (S45 - Cái Bè), trung bình 30,8m.

Hình 1-7. Chiều sâu phân bố đáy tầng chứa nước Pleisotcen trên
Thành phần thạch học:
Thành phần thạch học bao gồm các trầm tích nguồn gốc sông, sông - biển và biển:
cát, cuội, sỏi, bột và sét cao lanh, thuộc các trầm tích Pleistocen thượng hệ tầng Mộc Hóa.
Độ giàu nước:
Tầng qp3 có mức độ giàu nước trung bình. Lưu lượng thay đổi từ 1,3l/s - 3,6l/s.
Hiện nay, TCN này đang là đối tượng khai thác của dân trong vùng, dùng cho nhiều mục
đích khác nhau.
Chất lượng nước:
Độ tổng khống hóa của tầng thay đổi trong một khoảng khá rộng từ 0,04 21,33g/l. Độ pH dao động từ 3,01 - 8,87. Loại hình hóa học nước chủ yếu là Cl-Na, ClHCO3-Na và Cl-Na-Ca.
- Nước nhạt tồn tại thành các khoảnh nhỏ riêng biệt: Vĩnh Hưng (Long An); Cai
Lậy, Mỹ Tho (Tiền Giang) kéo dài đến Thanh Mỹ - Tháp Mười (Đồng Tháp).
Khu vực chứa nước nhạt được khai thác bằng các giếng nơng có chất lượng tốt
đảm bảo cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, trong nước đều gặp
các hợp chất nitơ: hàm lượng NH4+ <1mg/l; hàm lượng NO3- thường gặp <5mg/l.
24


×