Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ý ĐỊNH THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN bền VỮNG DU LỊCH BIỂN của NGƯỜI dân THÀNH PHỐ TUY hòa, TỈNH PHÚ yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.06 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ THỊ MINH TRÍ

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN CỦA NGƯỜI DÂN
THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ THỊ MINH TRÍ

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN CỦA NGƯỜI DÂN
THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:


60 31 01 05

Quyết định giao đề tài:

447/QĐ-ĐHNT ngày 10/05/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

145/QĐ-ĐHNT ngày 05/03/2018

Ngày bảo vệ:

20/03/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ CHÍ CƠNG
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. HÀ VIỆT HÙNG
Phịng Đào tạo Sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham
gia chương trình phát triển bền vững du lịch biển của người dân thành phố Tuy
Hịa, tỉnh Phú n” là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.

Nha Trang, ngày 20 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Thị Minh Trí

iii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt hơn hai năm học tập và nghiên cứu đến nay, tơi đã hồn thành luận
văn tốt nghiệp.Đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Để có được kết quả như hơm nay,
ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ Quý thầy cô,
các bạn học viên, các đồng nghiệp, người thân cũng như các tổ chức, cá nhân.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Quý thầy cô Trường Đại
học Nha Trang đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tơi và các học viên
khác trong quá trình theo học tại trường.
Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lê Chí Cơng đã tận tình
hướng dẫn và hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện đề tài với tất cả sự nhiệt
tình và đầy trách nhiệm.
Và cuối cùng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ
luận văn thạc sỹ đã góp thêm ý kiến để tơi hồn thành tốt hơn luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn. Trân trọng!

Nha Trang, ngày 20 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Thị Minh Trí

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................iv
MỤC LỤC..................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH
THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ................6
2.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến phát triển du lịch bền vững ....................................6
2.1.1. Khái niệm du lịch .....................................................................................6
2.1.2. Phát triển du lịch ......................................................................................7
2.1.3. Khái niệm phát triển bền vững.................................................................7
2.1.4. Khái niệm phát triển du lịch bền vững .................................................... 10
2.1.5. Mơ hình phát triển du lịch bền vững ....................................................... 11
2.2. Cộng đồng địa phương và vai trò đối với phát triển du lịch bền vững.................. 14
2.2.1. Khái niệm cộng đồng địa phương ........................................................... 14
2.2.2. Vai trò của cộng đồng địa phương đối với phát triển du lịch................... 16
2.3. Lý thuyết hành vi dự định TPB và ứng dụng trong lĩnh vực du lịch..................... 17
2.3.1. Ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững ...................... 18
2.3.2. Thái độ đối với phát triển du lịch bền vững ............................................ 20
2.3.3. Các ảnh hưởng xã hội đối với việc tham gia phát triển du lịch bền vững ..... 20
2.3.4. Kiểm soát rào cản đối với việc tham gia phát triển du lịch bền vững .............. 21
2.4. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan ................................... 21
2.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 21
2.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam.................................................................. 22

2.5. Đề xuất mô hình và giả thuyết của nghiên cứu .................................................... 24
2.5.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 24
2.5.2. Phát triển giả thiết cho mơ hình nghiên cứu ............................................ 25
v


Tóm tắt chương 2..................................................................................................... 30
CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 31
3.1. Giới thiệu về Tuy Hòa- Phú Yên......................................................................... 31
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................. 31
3.1.2. Điều kiện tự nhiên, chính trị-xã hội và kinh tế ........................................ 31
3.1.3. Tài nguyên du lịch.................................................................................. 37
3.1.4. Kết quả kinh doanh du lịch..................................................................... 42
3.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................ 44
3.2.1. Quy trình nghiên cứu.............................................................................. 44
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 52
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ Ý ĐỊNH THAM GIA CHƯƠNG
TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ TUY HỊA,
TỈNH PHÚ N ...................................................................................................... 53
4.1. Mơ tả mẫu nghiên cứu........................................................................................ 53
4.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’sAlpha................................................ 57
4.2.1. Thang đo “Ý định tham gia chương trình phát triển du lịch biển bền vững”... 58
4.2.2.Thang đo “Thái độ đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch
bền vững” ....................................................................................................... 58
4.2.3.Thang đo “Sự quan tâm tham gia chương trình bảo vệ mơi trường du lịch
biển tại Tuy Hịa” ........................................................................................... 59
4.2.4.Thang đo “Trách nhiệm đối với mơi trường của mình khi tham gia chương
trình phát triển bền vững du lịch biển tại Tuy Hòa” ........................................ 60
4.2.5.Thang đo “Ảnh hưởng của người liên quan đến việc tham gia chương trình
phát triển bền vững du lịch biển” .................................................................... 60

4.2.6.Thang đo “Nhận thức lợi ích từ việc tham gia chương trình phát triển bền
vững du lịch biển ............................................................................................ 61
4.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ................................. 62
4.4. Phân tích tương quan hồi quy............................................................................. 64
4.4.1. Kết quả hồi quy và các kiểm định cơ bản cho mơ hình nghiên cứu đề xuất . 64
Tóm tắt chương 4..................................................................................................... 70
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .......................... 71
5.1. Thảo luận từ câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 71
vi


5.2. Gợi ý chính sách cho ngành du lịch thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên .............. 72
5.2.1. Khuyến nghị một số chính sách tại Tuy Hịa, Phú n liên quan đến các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia chương trình phát triển bền vững du lịch
biển tại thành phố ........................................................................................... 72
5.2.2. Khuyến nghị một số chính sách đối với Nhà nước liên quan đến việc
khuyến khích ý định tham gia chương trình phát triển bền vững du lịch biển tại
thành phố Tuy Hòa ......................................................................................... 75
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo............................................... 76
Tóm tắt chương 5..................................................................................................... 77
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 80
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ANOVA


: Anlysis of Variance (Phân tích phương sai)

DLBV

: Du lịch bền vững

EFA

: Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) GRDP
: Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa bàn)

IUCN

: International Union for onservation of Nature and Natural
Resources (Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế)

IUOTO

: International Union of Official Travel Oragnization

KDLH

: Kinh doanh lữ hành

KMO

: Kaiser-Meyer – Olkin (Hệ số KMO)

LHQ


: Liên Hiệp Quốc

PBC

: Perceived Behavioral Control (Kiểm soát hành vi)

SEM

: Structural Equation Modeling (Mơ hình cấu trúc tuyến tính) SN :
Subjective Norm (Chuẩn chủ quan)

ST

: Sustainable Tourism (Du lịch bền vững)

TPB

: Theory of Planned Behavior (Thuyết hành vi dự định)

TRA

: Theory of Reasoned Action (Thuyết hành động hợp lý)

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNDP


: United Nations Development Programme
(Chương trình phát triển liên hiệp quốc)

UNWTO

: United Nation Word Tourism Organization
(Tổ chức du lịch thế giới từ 1/12/2005)

VH-TT& DL

: Văn hóa, thể thao và du lịch

WCED

: World Commission on Environment and Development
(Ủy ban phát triển thế giới)

WTO

: World Tourism Organization (Tổ chức du lịch thế giới)

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phát triển du lịch bền vững và không bền vững.......................................... 14
Bảng 3.1: Lượng khách du lịch và doanh thu du lịch tại Phú Yên 2014 - 2016........... 43
Bảng 3.2: Đo lường các khái niệm nghiên cứu........................................................... 47
Bảng 4.1: Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................. 54
Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến quan sát .................................................................... 55

Bảng 4.3: Thang đo Ý định tham gia chương trình phát triển du lịch biển bền vững ......... 58
Bảng 4.4: Thang đo thái độ đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền
vững .......................................................................................................................... 59
Bảng 4.5: Thang đo sự quan tâm tham gia chương trình bảo vệ mơi trường du lịch biển
tại Tuy Hịa................................................................................................................ 59
Bảng 4.6: Thang đo Trách nhiệm đối với môi trường của mình khi tham gia chương trình
phát triển bền vững du lịch biển tại Tuy Hòa ................................................................. 60
Bảng 4.7: Thang đo ảnh hưởng của người liên quan đến việc tham gia chương trình
phát triển bền vững du lịch biển................................................................................. 61
Bảng 4.8: Thang đo Nhận thức lợi ích từ việc tham gia chương trình phát triển bền
vững du lịch biển ....................................................................................................... 61
Bảng 4.9: Phân tích EFA các thành phần trong mơ hình nghiên cứu .......................... 63
Bảng 4.10: Kết quả EFA thang đo các nhân tố chuẩn trong mơ hình nghiên cứu .......... 63
Bảng 4.11: Hệ số Centered VIF ................................................................................. 65
Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy cho mơ hình nghiên cứu (phương pháp Enter) ....... 69
Bảng 4.13: Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình đề xuất ............................... 69
Bảng 4.14: Bảng kết quả phân tích ANOVA cho mơ hình ......................................... 70
Bảng 5.1: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 71

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình phát triển bền vững theo quan điểm của Jordan Ryan.....................8
Hình 2.2: Mơ hình phát triến bền vững của ngân hàng Thế giới World Bank ...............9
Hình 2.3: Mơ hình phát triến bền vững của Villen, 1990............................................ 10
Hình 2.4: Mơ hình phân tích lợi ích chi phí phát triển du lịch bền vững ..................... 12
Hình 2.5: Thuyết hành vi dự định – TPB (Ajzen, 1991) ............................................. 18
Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu các thành phần mơ hình TPB ..................................... 25
Hình 3.1: Tháp Nhạn ................................................................................................. 38

Hình 3.2: Ghềnh đá đĩa .............................................................................................. 39
Hình 3.3: Nhà thờ Mằng Lăng ................................................................................... 39
Hình 3.4: Ngọn hải đăng............................................................................................ 40
Hình 3.5: Núi đá bia................................................................................................... 41
Hình 3.6: Vịnh Xuân Đài ........................................................................................... 41
Hình 3.7: Đầm Ô Loan .............................................................................................. 42
Hình 3.8: Quy trình nghiên cứu.................................................................................. 44
Hình 4.1: Kiểm định phương sai thay đổi cho mơ hình nghiên cứu ............................ 66
Hình 4.2: Phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên của mơ hình nghiên cứu................. 67

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục tiêu của đề tài này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia
chương trình phát triển du lịch bền vững du lịch biển của người dân tại thành phố
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng đến
ý định tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển bền vững du lịch
biển. Từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị chính sách nhằm nâng cao vai trị
của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển bền vững du lịch.
Dựa vào cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu, đo lường về ý định tham gia của cộng
đồng đã có trên thế giới và trong nước, nghiên cứu khám phá để đưa ra mơ hình lý
thuyết cùng với các thang đo cho từng nhân tố trong mơ hình nghiên cứu. Nghiên
cứu định lượng với mẫu 200 người dân được khảo sát để đánh giá các thang đo và
kiểm định mơ hình lý thuyết.
Kết quả kiểm định và những lập luận cho thấy các thang đo đạt u cầu, mơ
hình lý thuyết phù hợp với mục đích nghiên cứu và các giả thuyết được chấp nhận. Kết
quả cho thấy mô hình lý thuyết đề ra phù hợp với dữ liệu thị trường với 04/05 giả
thuyết đề xuất trong mơ hình nghiên cứu ở chương 2 có tác động cùng chiều và mạnh
đến ý định tham gia chương trình phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố Tuy

Hòa, tỉnh Phú Yên theo thứ tự: (1) Sự quan tâm đến chương trình phát triển bền vững
du lịch biển tại Tuy Hịa, Phú n; (2) Trách nhiệm bảo vệ mơi trường du lịch biển tại
Tuy Hòa, Phú Yên; (3) Thái độ đối với việc tham gia chương trình phát triển bền vững
du lịch biển tại Tuy Hòa, Phú Yên; và (4) Ảnh hưởng của các đối tượng liên quan đến
sự tham gia chương trình phát triển bền vững du lịch biển tại Tuy Hòa, Phú Yên.
Kết quả nghiên cứu giúp cơ quan quản lý nhận ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định tham gia phát triển du lịch bền vững tại địa phương nhằm có chính sách phù hợp
để phát triển du lịch bền vững có sự đóng góp tích cực của người dân địa phương.
Từ khóa: Ý định, du lịch bền vững, cộng đồng, Tuy Hòa.

xi


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những thập niên gần đây cùng với sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế- xã hội,
khoa học kỹ thuật…đời sống con người được cải thiện, nhu cầu du lịch cũng ngày
càng tăng cao và đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Với tiềm năng đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch, Việt Nam đã và đang
trở thành điểm du lịch hấp dẫn ở khu vực và thế giới với nhiều loại hình du lịch hấp
dẫn như: du lịch tham quan, du lịch văn hóa, du lịch “xanh”, du lịch MICE (Meeting
Incentive Conference Event - du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự
kiện). Năm 2016, Việt Nam đón tiếp hơn 10 triệu lượt khách quốc tế (tăng 26% so với
năm 2015 và gấp hai lần năm 2010), 62 triệu lượt khách nội địa và tổng doanh thu cả
năm ước đạt 400.000 tỷ đồng. Đây là con số kỷ lục từ trước tới nay.
Bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Việt Nam đang đối mặt với nhiều
thách thức như: ô nhiễm môi trường, các sản phẩm du lịch chưa có nhiều sáng tạo, du
lịch còn manh mún, tạm thời, dịch vụ còn nhiều bất cập. Do đó, để đạt tới sự hài hịa
giữa sự phát triển mạnh ngành du lịch mà không làm tổn hại đến mơi trường sinh thái
thì chúng ta đặt ra mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Đây là đề tài nóng hổi trong

giai đoạn hiện nay và được nhiều người ủng hộ.
Phát triển du lịch bền vững là giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi
ích của du lịch cho mơi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương, được thực hiện
lâu dài và không ảnh hưởng xấu nền hệ sinh thái. Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên
Hợp Quốc (UNWTO, 2005) chỉ ra rằng phát triển du lịch bền vững cần phải: (1) Về
môi trường: sử dụng tốt nhất các tài nguyên mơi trường đóng vai trị chủ yếu trong
phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên
nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên; (2) Về văn hóa - xã hội: tơn trọng tính trung thực
về xã hội và văn hóa của các người dân, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền
thống đã được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ
liên văn hóa; (3) Về kinh tế: bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp
những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một
cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các
dịch vụ xã hội cho các người dân, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo. Như vậy,
sự tham gia tích cực của người dân vào chương trình phát triển du lịch bền vững tại địa
1


phương là một trong những giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững (Phạm Trung
Lương, 2002).
Phú Yên là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm giữa 2 đèo lớn là
đèo Cả và đèo Cù Mông. Hệ thống giao thơng Phú n khá thuận lợi, có quốc lộ 1A
và đường sắt Bắc - Nam đi qua; sân bay Tuy Hòa cách trung tâm TP. Tuy Hòa khoảng
7km về phía Nam, có khả năng tiếp nhận loại máy bay Boing 747, hiện đang khai thác
tuyến bay Tuy Hòa - TP. Hồ Chí Minh 01 chuyến/ngày, tuyến bay Tuy Hịa - Hà Nội 5
chuyến/tuần; cảng Vũng Rơ có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải trên 5.000 tấn;
tuyến đường quốc lộ 25 và liên tỉnh lộ 645 nối với các tỉnh Tây Nguyên.
Phú Yên với bờ biển dài 190km, núi biển liền kề tạo nên nhiều vịnh, đầm mang
vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ như: đầm Cù Mông; đầm Ơ Loan; vịnh Vũng Rơ gắn liền với
di tích lịch sử Tàu Không số và con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển. Vịnh

Xn Đài, đầm Cù Mơng là nơi chứng kiến các cuộc giao tranh của quân Tây Sơn và
nhà Nguyễn, danh thắng quốc gia Ghềnh Đá Đĩa nổi tiếng bởi hiện tượng địa chất độc
đáo, kỳ lạ có một khơng hai ở Việt Nam; Bãi Mơn – Mũi Điện, nơi đón ánh bình minh
sớm nhất trên dải đất liền Việt Nam.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Yên trên 20 bãi tắm có thể phát triển loại hình
du lịch nghỉ dưỡng biển và thể thao trên biển, trên cát. Các bãi tắm có sự kết hợp giữa
núi non, biển và cát trắng mịn, thoai thoải, nước biển ln trong xanh và lặng sóng bên
những rặng phi lao, rừng dừa. Một số bãi tắm tiêu biểu như: Bãi Bàng, Bãi Bàu, Bãi
Rạng, Xuân Hải, Bãi Nồm, An Hải, Phú Thường, Long Thủy, Tuy Hịa, Bãi Góc... Phú
n cịn có nhiều gành đá và đảo nhỏ ven bờ như: hòn lao Mái Nhà, hòn Yến, hòn
Chùa, hòn Nưa...
Những năm gần dây, số lượt khách du lịch đến Phú Yên tăng mạnh. Theo
thống kê cuối năm 2016, tổng lượt khách đến với Phú Yên là hơn 1,1 triệu lượt, đạt
117,5% so với kế hoạch. Du lịch đóng vai trị ngày càng lớn vào sự tăng trưởng kinh
tế của địa phương.
Nghiên cứu gần đây trên thế giới, người ta chỉ ra rằng, cộng đồng địa phương
đang ngày càng đóng vai trị quan trọng trong phát triền du lịch (Lê Chí Cơng, 2016).
Tuy nhiên, nhận thức về phát huy vai trị đó của người dân địa phương đối với phát
triển du lịch ở Việt Nam nói chung và thành phố Tuy Hịa, tỉnh Phú n nói riêng cịn
hạn chế. Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
2


ý định tham gia chương trình phát triển bền vững du lịch biển của người dân thành
phố Tuy hòa, tỉnh Phú Yên” nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của cộng
đồng người dân khi tham gia chương trình phát triển bền vững du lịch biển, từ đó đề
xuất các chính sách nhằm khuyến khích hành vi của cộng đồng tham gia chương trình
phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia chương trình phát triển
bền vững du lịch biển của người dân thành phố Tuy Hòa và mức độ tác động của các
yếu tố này đến ý định tham gia chương trình phát triển bền vững du lịch biển tại thành
phố Tuy Hòa, từ đó đề xuất các kiến nghị chính sách nhằm khuyến khích hành vi của
cộng đồng tham gia phát triển du lịch thành phố Tuy Hòa theo hướng bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia chương trình phát triển
bền vững du lịch biển của người dân thành phố Tuy Hòa;
- Phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến đến ý định tham gia chương
trình phát triển bền vững du lịch biển của người dân thành phố Tuy Hịa;
- Đề xuất một số kiến nghị chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy ý định tham gia
chương trình phát triển bền vững du lịch biển của người dân thành phố Tuy Hòa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khung lý thuyết phát triển bền vững, lý thuyết hành
vi tham gia trong du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia chương
trình phát triển bền vững du lịch biển của người dân.
Đối tượng khảo sát: Cộng đồng địa phương (những người đang sinh sống và
làm việc trên địa bàn thành phố Tuy Hòa).
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện khảo sát trên địa bàn thành phố Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên thời gian từ tháng 5/2017 đến tháng 8/2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp với các dữ liệu đã được công bố thông
qua các nguồn: Cục thống kê, sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Phú Yên, Trung
tâm xúc tiến du lịch để đánh giá sơ bộ về phát triển bền vững du lịch biển tại địa
phương. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng
3


kiểm định mơ hình này tại Phú n, với số lượng được khảo sát dự kiến là 200
người. Toàn bộ dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0. Xử lý dữ liệu gồm có

bốn bước: một là làm sạch dữ liệu; hai là kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số
tin cậy Cronbach’s Anpha để kiểm định sự tương quan giữa các biến và loại bỏ các
biến có độ tin cậy khơng phù hợp; ba là phân tích nhân tố khám phá EFA tìm ra các
nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia phát triển du lịch bền vững; bốn là phân tích
hồi quy tuyến tính nhằm xác định mức độ tác động của các nhân tố đến ý định tham
gia chương trình phát triển bền vững du lịch.
5. Đóng góp của đề tài
5.1. Về mặt lý luận
Đề tài nghiên cứu ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bềnvững của
người dân thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên nhằm chỉ ra và xem xét các yếu tố ảnh
hưởng ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của người dân. Tìm
ra đâu là các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng nhiều đến ý định tham gia phát triển du
lịch bền vững tại địa phương.
Hiện nay ngành du lịch của thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ngày càng phát
triển bền vững, đề tài xem xét các khía cạnh liên quan đến mức độ tham gia phát
triển du lịch bền vững của người dân tại đây. Các yếu tố xem xét kiểm soát tác động
đến ý định tham gia của người dân như trình độ học vấn, tuổi tác, thu nhập, khu vực
sống của họ có gần biển hay khơng, thời gian họ gắn bó với thành phố Tuy Hịa.
5.2. Về mặt thực tiễn
Thơng qua nghiên cứu sẽ giúp tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
tham gia chương trình phát triển bền vững du lịch biển của người dân thành phố Tuy
Hịa, trong đó nhân tố nào có ý nghĩa quan trọng nhất. Đồng thời, việc xác định được
các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia bảo vệ môi trường du lịch biển
đảo Tuy Hòa theo hướng bền vững sẽ giúp các nhà quản lý du lịch và chính quyền
địa phương trong huyện tìm ra các biện pháp nhằm tăng cường ý định hành vi tham
gia chương trình phát triển du lịch bền vững du lịch biển của người dân thành phố
Tuy Hịa. Ngồi ra kết quả nghiên cứu cịn có giá trị tham khảo đối với những đề tài
tương tự sau này.

4



6. Kết cấu của luận văn
Ngoài tài liệu tham khảo và phần phụ lục, kết cấu của luận văn bao gồm 5 chương
chính:
Chương 1: Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu
Trong chương này tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về sự cần thiết của đề tài,
mục tiêu của nghiên cứu, các câu hỏi của nghiên cứu, đối tượng - phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương này sẽ trình bày các khái niệm quan trọng của phát triển du lịch, phát
triển du lịch bền vững, ý định tham gia phát triển du lịch bền vững, đề xuất mơ hình lý
thuyết áp dụng và giả thuyết nghiên cứu. Đồng thời, chương này cũng lược khảo
những nghiên cứu trước cả trong và ngoài nước để định hướng việc xây dựng mơ hình
nghiên cứu.
Chương 3: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm thiết kế
nghiên cứu, xây dựng thang đo và bảng câu hỏi điều tra khảo sát, thu thập dữ liệu, số
lượng mẫu; khái quát về phân tích nhân tố và các bước phân tích dữ liệu
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu
Từ việc thu thập dữ liệu được tiến hành như các bước ở chương 3, trong
chương 4 này sẽ thực hiện lần lượt các phân tích, gồm phân tích tương quan, phân tích
độ tin cậy, phân tích nhân tố, phân tích mơ hình hồi quy và cuối cùng là kiểm định các
giả thuyết của mơ hình nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách/kiến nghị
Từ kết quả của chương 4, chương 5 sẽ trình bày những kết luận của nghiên
cứu, đưa ra những chính sách hoặc kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu được
đặt ra, đồng thời đánh giá những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH
THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

2.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến phát triển du lịch bền vững
2.1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con
người trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của người du
lịch và bản thân người làm du lịch, thì cho đến nay vẫn cịn có sự khác nhau trong quan
niệm giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức : IUOTO): Du lịch được
hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của
mình nhằm mục đích khơng phải để làm ăn, tức khơng phải để làm một nghề hay một
việc kiếm tiền sinh sống,…
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân
hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích
hồ bình. Nơi họ đến lưu trú khơng phải là nơi làm việc của họ.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc: Hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan
hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy
chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO, 2003): Du lịch bao gồm tất cả mọi
hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm
hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một
năm ở bên ngồi mơi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích
chính là kiếm tiền.
Theo Pirogionic (1985) thì du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời

gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ
nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh
tế và văn hóa.
6


Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày
14/6/2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi
nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong
những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước
này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục
vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc khơng kết hợp với các hoạt động
chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Từ những khái niệm trên, có thể rút ra bốn luận điểm cơ bản về du lịch: Thứ
nhất, du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên; Thứ hai,
chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn; Thứ ba, mục
đích của chuyến du lịch là thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng hoặc kết hợp đi
du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứu thị trường, nhưng
khơng vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm để nhận thu nhập ở nơi đến, nơi
viếng thăm; Thứ tư, du lịch là thiết lập mối quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung
ứng các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư địa phương.
2.1.2. Phát triển du lịch
Du lịch là ngành dịch vụ hoạt động trong nền kinh tế nhằm thỏa mãn những nhu
cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa…của dân cư các miền
khác nhau trên thế giới để thu được lợi nhuận.
Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển du lịch thường được các quốc gia trên thế giới

quan tâm đề cao vì tính hiệu quả của nó, đơi khi nó cịn được gọi là “nền cơng nghiệp
khơng khói”. Trên cơ sở khái niệm tăng trưởng và phát triển, ta có thể đi đến việc xác
lập nội hàm của phát triển du lịch như sau: Đó là sự gia tăng sản lượng và doanh thu
cùng mức độ đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế, đồng thời có sự hồn thiện
về mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế và chất lượng kinh doanh của ngành du lịch.
2.1.3. Khái niệm phát triển bền vững
Từ thế kỷ XIX, qua thực tiễn quản lý rừng ở Đức, người ta đã đề cập tới sự
“phát triển bền vững”. Nhưng mãi đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX, khái niệm này mới
được phổ biến tương đối rộng rãi. Năm 1980, IUCN cho rằng “phát triển bền vững”
7


phải và cân nhắc đến việc khai thác các tài ngun có khả năng phục hồi và khơng
phục hồi, cần xem xét các điều kiện khó khăn cũng như thuận lợi trong việc tổ chức
xen kẽ các hoạt động ngắn và dài hạn. Đến năm 1987, ủy ban môi trường và phát
triển thế giới WCED do bà Grohalem Brandtland thành lập đã công bố thuật ngữ
“phát triển bền vững” trong bản báo cáo “Tương lai chúng ta” như sau: “Phát triển
bền vững được hiểu là sự phát triển có thể đáp ứng những điều kiện hiện tại mà
không ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Theo ông Jordan Ryan - đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam thì “phát
triển bền vừng là một quá trình đảm bảo tăng tối đa phúc lợi của xã hội và xóa bỏ đói
nghèo thông qua việc quản lỷ ở mức tối ưu và có hiệu q tài ngun thiên nhiên”.
Ơng khẳng định phát triển bền vững nằm ở phần giao nhau của 3 vòng tròn: bền vững
về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Cũng theo ông, chúng ta
không nên coi phát triển bền vững như một phương tiện thuận lợi để gom tất cả các
vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường lại với nhau, mà cần có một quan điểm tồn
diện để đảm bảo các chính sách có tác dụng hỗ trợ thay vì mâu thuẫn nhau.

Hình 2.1: Mơ hình phát triển bền vững theo quan điểm của Jordan Ryan
Trong Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất tháng 6 năm 1992 tại Rio De Janeiro,

“phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp giữa
ba hệ thống là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội.
Bà Nguyễn Ngọc Lý (Trưởng ban Phát triển bền vững – UBND thành phố Hà
8


Nội) cũng đồng ý với các định nghĩa về phát triển bền vững của hội nghị
RioDeJaneiro, cho rằng khái niệm về phát triển bền vững cần được vận dụng linh
hoạt tùy theo từng thời điểm lịch sử, từng nền kinh tế - xã hội khác nhau và tùy theo
những nền văn hóa khác nhau của các quốc gia.
Ngồi ra, cịn có một số tác giả cho rằng: “phát triển bền vững bên cạnh yếu tố
là bền vững về kinh tế, xã hội và mơi trường, cần phải có cả sự bền vững về an ninh,
chính trị và bảo đảm cơng bằng xã hội. Khái niệm phát triển bền vững mang tính
chất tồn cầu nên khơng thể hiểu phát triển bền vững chỉ trong phạm vi một nước mà
phải tính đến những yếu tố hợp tác quốc tế, yếu tố phối hợp phát triển giữa các quốc
gia, nhất là những ảnh hưởng trong lĩnh vực môi trường.
Ngày nay, tất cả các quốc gia đều đề cập đến “phát triển bền vững” trong q
trình hoạch định chính sách và quản lý phát triển kinh tế với ý muốn nhấn mạnh
phương thức và việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của sự phát triển.
Tuy hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, song
tập trung, tất cả đều thống nhất ở các nội dung sau: “Phát triển bền vững là sự phát
triển hài hòa cả về 3 mặt: trở ngại kinh tế, xã hội và môi trường để đáp ứng những
nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm
tồn hại, gây đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế-xã hội mai sau,
không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai”.

Hình 2.2: Mơ hình phát triến bền vững của ngân hàng Thế giới World Bank

9



Hình 2.3: Mơ hình phát triến bền vững của Villen (1990)
Như vậy, muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện ba mục tiêu:
(1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội;
nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư; (3) Cải thiện môi trường
môi sinh thái,bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau.
2.1.4. Khái niệm phát triển du lịch bền vững
Theo WTO (1992) đưa ra tại hội nghị về mô trường và phát triển của Liên hợp
quốc tại Rio de Janerio thì “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch
nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn
quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển hoạt động du
lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên
nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn
duy trì được sự tồn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái
và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người” (Phạm Trung Lương, 2002).
Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên
và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến
các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tơn tạo
các nguồn tài ngun, duy trì được sự tồn vẹn về văn hóa để phát triển du lịch trong
tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng
đồng địa phương.
Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách
10


có trách nhiệm với mơi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những
đặc điểm văn hố kèm theo, có thể là trong q khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến
cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham
gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương (WTO, 2002). Du lịch bền
vững có 3 hợp phần chính (Kibert và cộng sự, 2011), đơi khi được ví như “ba chân”:

Thứ nhất là thân thiện môi trường, du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi
tự nhiên, giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống,
nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ơ nhiễm…) và cố gắng có lợi cho mơi trường.
Thứ hai là gần gũi về xã hội và văn hố, nó khơng gây hại đến các cấu trúc xã hội
hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tơn
trọng văn hố và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá
nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, và chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của
việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ.
Thứ ba là có kinh tế, nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những
thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên
liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người
xung quanh. Nó khơng bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt
động kinh doanh nghèo nàn. Một đơn vị kinh doanh du lịch mà có đủ 3 tiêu chí trên thì
“sẽ kinh doanh tốt nhờ làm tốt”. Điều này có nghĩa là việc thực hiện kinh doanh du
lịch trong nhiều cách có thể khơng phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hố và kinh tế,
nhưng cũng khuyến khích đánh giá cao những nguồn lợi mà du lịch phụ thuộc vào.
Việc kinh doanh mà được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí này có thể tăng cường việc bảo
tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hoá và mang lợi tức đến cho cộng đồng
và có thể cũng sẽ thu lợi tức.
2.1.5. Mơ hình phát triển du lịch bền vững
2.1.5.1 Mơ hình phân tích lợi ích và chi phí
Các học giả Ba Lan cũng đã nỗ lực để trình bày bản chất của du lịch bền vững
ở một dạng mô hình. Du lịch bền vững (ST) đề cập chủ yếu là ba loại hình du lịch
(Durydiwkaet và cộng sự, 2010), tức là: 1) liên quan đến các giá trị môi trường tự
nhiên (STnatural); 2) liên quan đến các giá trị mơi trường văn hóa (STcultural); 3)
u cầu từ khách du lịch kỹ năng nhất định (STqualifying). Có tính đến các loại hình
du lịch mà họ trình bày ý tưởng của du lịch bền vững như công thức sau đây:
ST=STnatural+STcultural+STqualifying+(STnatural/k x STcultural/k x STqualifying/k)

Với k là hệ số hiệu chỉnh

11


Theo các tác giả, công thức này đề cập đến khái niệm tồn diện về du lịch bền
vững, có nghĩa là nó phải được hiểu như là một sự kết hợp của các loại hình du lịch,
bổ sung bởi các mục tiêu chung, chẳng hạn như quan tâm đến môi trường tự nhiên,
hạn chế những tác động tiêu cực cho người dân địa phương, mang lại lợi ích kinh tế
cho khu vực tiếp nhận và đáp ứng các nhu cầu của du khách du lịch.
Mơ hình này được thể hiện trong sơ đồ (Hình 2.4), giả định chính là mơ hình
dựa trên các biến, các yếu tố mơ hình cân bằng và sự thay đổi của nó, yếu tố ảnh
hưởng đến các biến, và các khả năng và hạn chế về việc sử dụng các mơ hình.

Hình 2.4: Mơ hình phân tích lợi ích chi phí phát triển du lịch bền vững
Giải thích cho mơ hình
(1) Lợi ích từ du lịch - lợi ích thu được khi du khách tham quan một điểm đến
và lợi ích của người dân địa phương (bao gồm đơn vị kinh doanh du lịch, cơ quan
quản lý nhà nước và các tổ chức khác), kết quả từ sự phát triển của du lịch:
Mức lợi ích thấp nhất chấp nhận được (Bmin): biểu thị mức độ chấp nhận tối
thiểu của nhu cầu cao nhất của khách du lịch và người dân địa phương, dưới mức
này những lợi ích thu được sẽ được đánh giá là khơng đủ; giá trị Bmin được đo bằng
giá trị số của các điểm Bmin trên trục Ox của đồ thị.
Mức lợi ích cao nhất (Bmax): biểu thị mức độ chấp nhận tối đa (trong điều kiện
du lịch bền vững) của mức nhu cầu cao nhất của khách du lịch và người dân địa
phương; giá trị Bmax được đo bằng giá trị số của các điểm Bmax ở trên trục Ox của
12


đồ thị.
Lợi ích thực (Breal): biểu thị mức độ thực của lợi ích thu được bởi khách du lịch
và cộng đồng địa phương liên quan đến phát triển du lịch trên một điểm đến nhất định.

Trong thành phần của lợi ích có hai nhóm tham gia cơ bản (du khách và, cộng
đồng địa phương), trong đó có thể có lợi ích đối lập. Để cân bằng lợi ích (đảm bảo
tính bền vững) giữa những lợi ích của khách du lịch và cộng đồng địa phương, như
một yếu tố của sự cân bằng chung (bền vững), các tác giả đã tạo ra một mơ hình phụ
hỗ trợ nhằm cân bằng các thành phần có lợi. Các giả định của mơ hình này đã được
chuyển giao với trục Ox của mơ hình chính.
(2) Chi phí phát triển du lịch - suy thối môi trường tự nhiên và tổ hợp môi
trường xã hội (xã hội, văn hoá, kinh tế) trên một khu vực tiếp nhận du lịch:
Mức suy thối cao nhất có thể chấp nhận (Dmax): biểu thị mức chấp nhận cao
nhất về du lịch bền vững (tức là không được dẫn đến những thay đổi không thể đảo
ngược) mức độ xuống cấp của cả hai môi trường; giá trị Dmax được đo bằng giá trị
số của các điểm Dmax trên trục Oy của đồ thị.
Mức suy thối khơng thể tránh khỏi (Dunav): biểu thị mức độ suy thối khơng
thể tránh khỏi của cả hai môi trường do phát triển du lịch bền vững; giá trị Dunav
được đo bằng giá trị số của các điểm Dunav trên trục Oy của đồ thị.
Suy thoái thực (Dreal): mức độ thực sự của sự xuống cấp của môi trường tự
nhiên và môi trường kinh tế xã hội xảy ra tại một điểm đến liên quan đến phát triển
du lịch.
Mục đích của việc xây dựng mơ hình du lịch bền vững là trình bày một cách
đầy đủ, rõ ràng và đơn giản như hình thức bản chất của du lịch bền vững trong quan
điểm ngắn hạn. Các tác giả dự định mơ hình đề xuất, thiết kế như là một cấu trúc lý
thuyết, thể hiện một cách đầy đủ nhất những ý tưởng của du lịch bền vững. Mơ hình
này được dự định được linh hoạt, tức là có thể áp dụng trong mọi điều kiện, trên tất
cả các khu vực tiếp nhận, với mỗi loại hình du lịch. Một điều kiện, mà đã được yêu
cầu để đáp ứng tất cả các tiêu chí khác, là cần thiết để sử dụng chức năng phụ thuộc
toán học và ký hiệu mơ hình.
2.1.5.2. Mơ hình so sánh du lịch bền vững và không bền vững
Để làm rõ hơn nữa khái niệm phát triển bền vững trong du lịch đã đề cập ở
trên, một số nhà nghiên cứu đã luận bàn đến những tác động của du lịch đến 3 phân
hệ kinh tế, văn hóa-xã hội và mơi trường. Thơng qua việc so sánh đánh giá, một bản

13


danh mục các yếu tố được coi là bền vững và các yếu tố được coi là không bền vững
trong phát triển du lịch được hình thành. Dưới đây, tác giả xin giới thiệu mơ hình so
sánh du lịch biển vững và không bền vững của Machado (2003).
Bảng 2.1: Phát triển du lịch bền vững và không bền vững
Các yếu tố đánh giá

Du lịch bền vững

Du lịch không bền vững

Tốc độ phát triển

Chậm

Nhanh

Mức độ kiểm sốt



Khơng

Quy mơ

Phù hợp

Khơng phù hợp


Mục tiêu

Dài hạn

Ngắn hạn

Phương pháp tiếp cận

Theo chất lượng

Theo số lượng

Phương thức

Tìm kiếm sự cân bằng

Tìm kiếm sự tối đa

Đối tượng tham gia kiểm soát

Địa phương

Trung ương

Chiến lược

Quy hoạch trước, triển khai sau

Kế hoạch


Theo quan điểm

Khơng có quy hoạch, triển
khai tùy tiện
Theo dự án

Mức độ quan tâm

Toàn bộ

Vùng trọng điểm

Áp lực và lợi ích

Phân tán

Tập trung

Quản lý

Quanh năm, cân bằng

Thời vụ, cao điểm

Nhân lực sử dụng

Địa phương

Bên ngoài


Quy hoạch kiến trúc

Bản địa

Theo thị hiếu của du khách

Maketing

Tập trung, theo đối tượng

Tràn lan

Sử dụng nguồn lực

Vừa phải, tiết kiệm

Lãng phí

Tái sinh nguồn lực



Khơng

Hàng hóa

Sản xuất tại địa phương

Nhập khẩu


Nguồn nhân lực

Có chất lượng

Kém chất lượng

Du khách

Số lượng ít

Số lượng nhiều

Học tiếng địa phương



Khơng

Du lịch tình dục

Khơng



Thái độ du khách

Thơng cảm và lịch thiệp

Không ý tứ


Sự trung thành của du khách

Trở lại tham quan

Không trở lại tham quan

Nguồn: Machado A. (2003), Tourism and Sustainable Development, CapacityBuilding for
Tourism Development in VietNam, VNAT and FUDESO, VietNam.

2.2. Cộng đồng địa phương và vai trò đối với phát triển du lịch bền vững
2.2.1. Khái niệm cộng đồng địa phương
Theo xã hội học, cộng đồng là một tập thể những cá nhân có sự tương tác và
cùng chia sẻ một mơi trường chung. Đối với cộng đồng lồi người, ý định, niềm tin và
14


×