Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đại học đối với chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán tại khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường đại học đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 170 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------

TRẦN ĐÌNH THỨC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LỊNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH
KẾ TOÁN TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------

TRẦN ĐÌNH THỨC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LỊNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH
KẾ TOÁN TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 11800933



LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2013


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thanh Hùng
Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Dương Như Hùng
Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Nguyễn Thiên Phú
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 06 tháng 07 năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. TS. Cao Hào Thi
2. TS. Nguyễn Thanh Hùng
3. TS. Dương Như Hùng
4. TS. Nguyễn Thiên Phú
5. TS. Trương Thị Lan Anh
6. TS. Nguyễn Thuý Quỳnh Loan
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Cán bộ hướng dẫn

Chủ tịch hồi đồng đánh giá luận văn


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TRẦN ĐÌNH THỨC

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 20/04/1988

Nơi sinh: Lâm Đồng

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

MSHV: 11800933

Khóa: 2011
I. TÊN ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LỊNG CỦA SINH
VIÊN ĐẠI HỌC ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH KẾ
TOÁN TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC
ĐÀ LẠT
II. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
− Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đại học đối với
chương trình đào tạo chun ngành Kế Tốn tại Trường đại học Đà Lạt.
− Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến sự hài lòng của sinh viên
đại học đối với chương trình đào tạo chuyên ngành Kế Toán tại Trường đại học
Đà Lạt.
− Kiến nghị một số giải pháp nhằm phục vụ cho công tác quản lý chất lượng đào

tạo tại trường và nâng cao sự hài lịng của sinh viên đối với chương trình đào
tạo chuyên ngành Kế Toán tại Trường Đại học Đà Lạt.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 28/01/2013
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 29/6/2013
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thanh Hùng
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
Đà lạt, ngày 28 tháng 06 năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 28 tháng 08 năm 2013

NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂN/KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: TRẦN ĐÌNH THỨC

Phái: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 20 – 04 – 1988

Nơi sinh: Lâm Đồng


Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MSHV: 11800933

1- TÊN ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH
VIÊN ĐẠI HỌC ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUN NGÀNH KẾ
TỐN TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC
ĐÀ LẠT
2- NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂN/KHÓA LUẬN:
STT Ý kiến của CB nhận xét / Hội đồng
1
-

2
-

Nội dung chỉnh sửa

Chỉ số Durbin-Watson khơng cần
thiết trong nghiên cứu này
Trích dẫn lại tài liệu tham khảo
(một số trích dẫn gián tiếp)

-

Cung cấp biên bản phỏng vấn sơ
bộ
Rút gọn phần cơ sở lý thuyết, cần
trình bày súc tích, bỏ bớt những

phần khơng cần thiết.
Trình bày cụ thể hơn cách phát
bảng câu hỏi thu thập dữ liệu
Sửa lại nhóm từ “Quy trình phân
tích kỹ thuật”

-

-

-

-

Đã chỉnh sửa loại bỏ chỉ số
Durbin-Watson
Đã chỉnh sửa trích dẫn lại
ở phần tài liệu tham khảo
và trong bài làm
Đã cung cấp biên bản
phỏng vấn sơ bộ ở phần
Đã chỉnh sửa loại bỏ một
số đoạn văn không liên
quan đến đề tài
Đã bổ sung phần phương
pháp thu thập dữ liệu
Đã chỉnh sửa nhóm từ
“Quy trình phân tích kỹ
thuật” thành “ Quy trình
phân tích dữ liệu”


Chương, trang
-

Chương IV/Tr.83

-

-

Tài liệu tham khảo
/ Tr.114 và trong
luận văn
Phụ lục 0 trang 126

-

Chương II / Tr.21

-

Chương IV / Tr.62

-

Chương III / Tr.55

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN



i

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy, cô trong khoa Quản
Lý Công Nghiệp – Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM cùng các thầy, cô đã tham
gia giảng dạy tại lớp Cao Học Quản Trị Kinh Doanh tại Đà Lạt khóa 2011. Những
kiến thức và kinh nghiệm mà tơi có được ngày hơm nay là kết quả của sự tận tình
giảng dạy của các thầy, cô cùng với sự nỗ lực cố gắng học tập của bản thân trong thời
gian qua.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và tri ân sâu sắc đến Thầy Nguyễn Thanh
Hùng, người đã giúp đỡ và động viên tơi rất nhiều trong q trình thực hiện luận văn.
Những ý kiến đóng góp và hướng dẫn tận tình của thầy đã giúp tơi có thêm nhiều kiến
thức và kinh nghiệm để hoàn thành nghiên cứu này, nếu khơng có thầy tơi đã khơng có
sự khởi đầu và do đó khơng thể có kết quả của ngày hôm nay.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các thầy, cô và các đồng nghiệp tại Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh và các bạn sinh viên Trường Đại Học Đà Lạt đã có những góp
ý và giúp đỡ để tơi hồn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng, xin được cảm ơn bố mẹ, gia đình và bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ và
động viên để tôi có thể hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Lạt, ngày

tháng

năm 2013

Tác giả

Trần Đình Thức



ii

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Sự hài lịng của sinh viên là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và cạnh tranh
của một trường Đại học bởi lẽ khách hàng luôn là người đánh giá khách quan nhất về
chất lượng sản phẩm mà cụ thể là “chương trình đào tạo”. Đề tài này là một nghiên
cứu khám phá nhằm tìm kiếm các yếu tố có khả năng giải thích cao nhất sự hài lịng
của sinh viên với chương trình đào tạo chuyên ngành Kế toán tại trường Đại học Đà
Lạt. Tác giả đã kế thừa kết quả của một nghiên cứu trước đó của các tác giả Mussie T.
Tessema; Kathryn Ready và Wei-Choun "William" Yu đăng trên “Tạp Chí Quốc Tế
Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn năm 2012 áp dụng trong bối cảnh giáo dục – văn hóa
– xã hội tại Việt Nam trong một trường đại học công cở vừa. Các yếu tố xem xét được
đúc rút ra từ kết quả của nghiên cứu trước và khẳng định lại trong nghiên cứu này tuy
nhiên có một số sự khác biệt xảy ra do ảnh hưởng của các yếu tố như văn hóa,thói
quen, nhu cầu, hệ thống giá trị v..v. Các thang đo được kế thừa một cách có chọn lọc
từ nghiên cứu trước sau khi được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Có
393 bảng câu hỏi được phát ra, 230 bảng câu hỏi được trả lời và 217 bảng câu hỏi hợp
lệ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của sinh viên chính quy chun ngành Kế
tốn tại trường Đại học Đà lạt bị ảnh hưởng tích cực bởi bốn yếu tố trong năm yếu tố
tìm ẩn ban đầu với độ phù hợp của mơ hình là 47%. Trong đó, yếu tố “Sự chuẩn bị
cho nghề nghiệp sau tốt nghiệp” (β = 47,5%) là có tác động dương lớn nhất tới sự hài
lòng của sinh viên, tiếp đến là các yếu tố “Trải nghiệm đại học” (β = 32,6%), “Chất lượng
giảng dạy” (β = 30,7%), cuối cùng là “Các hoạt động đào tạo vận dụng kiến thức chuyên
ngành” (β = 22,2%). Hai yếu tố khác là “Tư vấn học tập” và “Giới tính” khơng có ảnh hưởng
trong nghiên cứu này.


iii


ABSTRACT

Student satisfaction is an important factor determining the survival and
competitiveness of a university because the customer is always the most objective
assessment of the product quality, particularly the “Curriculum”. This research
explores factors that may explain student satisfaction with the Accounting curriculum
of Dalat University. In this research, the author uses the results of a previous study
done by Mussie T. Tessema ; Kathryn Ready and Wei-Choun "William" Yu published
in "International Journal of Social Sciences and Humanities (2012), and apply in the
educational - cultural – social context of a medium - sized public University in
Vietnam. The findings of the study support several prior studies, that each factor
examined has moderate to high positive correlation with curriculum satisfaction. The
factors used in this study are the same as the factors used in previous studies and the
results are confirmed in this study. However, there are some differences due to the
influence of factors such as culture, habits, value system, etc... The scales are inherited
selectively from previous studies and adjusted to fit the research context. Of 393
questionnaires distributed, 230 questionnaires is answered, and 217 questionnaires are
valid.
The research results show that student’s satisfaction with accounting curriculum of
Dalat University is positively affected by four out of five initial hidden factors, with
the model fitness of 47 %. In particular, factor “Preparation for careers after
graduation” (β = 47.5%) has the highest positive contribution to the satisfaction of the
students, followed by “College experience” (β = 32.6%), “Quality of instruction” (β =
30.7%), and finally “The training activities use specialized knowledge” (β = 22.2%).
Two other factors, “Academic advising” and “Sex”, have no effect in this study.


iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: “Luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tơi, được thực hiện dưới sự hỗ trợ hướng dẫn từ Thầy Nguyễn Thanh Hùng. Các số
liệu trong Luận văn là trung thực, các nhận xét và đề xuất dựa trên kết quả phân tích
thực tế và kinh nghiệm, chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào trước
khi được bảo vệ và công nhận bởi Hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp trình độ thạc
sĩ của Trường Đại Học Bách Khoa – Tp.HCM”.
Đà Lạt, ngày

tháng

năm 2013

Tác giả

Trần Đình Thức


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ ii
ABSTRACT .................................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ xi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU................................................................................................ 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 4
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................ 5
1.5 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ............................................................................. 5
1.6 BỐ CỤC LUẬN VĂN ............................................................................................. 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU...................... 8
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................................. 8
2.1.1 Các khái niệm trong nghiên cứu ...................................................................... 8
2.1.1.1 Chương trình đào tạo .............................................................................. 8
2.1.1.2 Sự hài lòng ............................................................................................ 10
2.1.1.3 Sự hài lòng của sinh viên với chương trình đào tạo ............................. 10
2.1.1.4 Chất lượng trong giáo dục đại học ...................................................... 11
2.1.2 Quan hệ giữa chương trình đào tạo và sự hài lịng của sinh viên.................. 14
2.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................................. 16
2.2.1 Một số nghiên cứu trong nước....................................................................... 16
2.2.1.1 Nghiên cứu của Dương Tấn Tân (2010) ............................................... 16


vi

2.2.1.2 Nghiên cứu của Ma Cẩm Tường Lam (2011) ....................................... 17
2.2.1.3 Nghiên cứu của Trần Xuân Kiên (2010) ............................................... 19
2.2.1.4 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thắm (2010) ............................................ 21
2.2.2 Một số nghiên cứu nước ngoài ...................................................................... 22
2.2.2.1 Nghiên cứu của Ali Kara và Oscar W. DeShields (2005) .................... 23
2.2.2.2 Nghiên cứu của Diamantis và Benos (2007) ........................................ 25
2.2.2.3 Nghiên cứu của Jacqueline Douglas, Alex Douglas và
Barry Barnes (2006) ............................................................................. 26
2.2.2.4 Nghiên cứu của Tessema, Ready và Yu (2012) ..................................... 27

2.3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................................... 30
2.3.1 Các giả thuyết ................................................................................................ 33
2.3.1.1 Giả thuyết về chất lượng giảng dạy và sự hài lịng của sinh viên với
chương trình đào tạo chun ngành ..................................................... 33
2.3.1.2 Giả thuyết về các hoạt động đào tạo vận dụng kiến thức chuyên ngành
và sự hài lòng của sinh viên với chương trình đào tạo chuyên ngành . 33
2.3.1.3 Giả thuyết về tư vấn học tập và sự hài lịng của sinh viên với chương
trình đào tạo chuyên ngành .................................................................. 34
2.3.1.4 Giả thuyết về trải nghiệm đại học và sự hài lịng của sinh viên với
chương trình đào tạo chuyên ngành ..................................................... 35
2.3.1.5 Giả thuyết về sự chuẩn bị cho nghề nghiệp sau tốt nghiệp và sự
hài lịng của sinh viên với chương trình đào tạo chun ngành .......... 36
2.3.1.6 Giả thuyết về giới tính và sự hài lịng của sinh viên với chương trình
đào tạo chun ngành ........................................................................... 37
2.3.2 Mơ hình nghiên cứu ....................................................................................... 38
2.4 TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 39
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 40
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 40
3.1.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 40
3.1.2 Nghiên cứu sơ bộ .......................................................................................... 41
3.1.3 Nghiên cứu chính thức .................................................................................. 41


vii

3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO SƠ BỘ ........................................................................ 42
3.2.1 Thang đo “Sự hài lịng của sinh viên với chương trình đào tạo” .................. 43
3.2.2 Thang đo “Chất lượng giảng dạy” ................................................................ 44
3.2.3 Thang đo “Các hoạt động đào tạo vận dụng kiến thức chuyên ngành” ........ 44
3.2.4 Thang đo “Tư vấn học tập” ........................................................................... 45

3.2.5 Thang đo “Trải nghiệm đại học”................................................................... 46
3.2.6 Thang đo “Sự chuẩn bị cho nghề nghiệp sau tốt nghiệp” ............................. 47
3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ................................................................................. 47
3.3.1 Q trình nghiên cứu định tính ..................................................................... 47
3.3.2 Hiệu chỉnh thang đo từ kết quả nghiên cứu định tính ................................... 48
3.3.2.1 Thang đo “Sự hài lòng của sinh viên với chương trình đào tạo” ........ 49
3.3.2.2 Thang đo “Chất lượng giảng dạy” ....................................................... 49
3.3.2.3 Thang đo“Các hoạt động đào tạo vận dụng kiến thức chuyên ngành” 50
3.3.2.4 Thang đo “Tư vấn học tập” .................................................................. 51
3.3.2.5 Thang đo “Trải nghiệm đại học” ......................................................... 52
3.3.2.6 Thang đo “Sự chuẩn bị cho nghề nghiệp sau tốt nghiệp”.................... 53
3.4 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ............................................................................ 54
3.4.1 Thiết kế bản hỏi ............................................................................................ 54
3.4.2 Thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu .................................................................. 55
3.4.3 Kỹ thuật phân tích dữ liệu ............................................................................ 55
3.4.3.1 Quy trình phân tích dữ liệu ................................................................... 55
3.4.3.2 Thống kê mô tả ...................................................................................... 56
3.4.3.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ......................................................... 56
3.4.3.4 Phân tích nhân tố khám phá – EFA ...................................................... 57
3.4.3.5 Phân tích hồi quy đa biến ..................................................................... 58
3.4.3.6 Phân tích 3.4.3.6 Phân tích sự khác biệt trung bình giữa hai mẫu độc
lập T-test ............................................................................................... 60
3.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 61
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 62
4.1 LÀM SẠCH DỮ LIỆU .......................................................................................... 62


viii

4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ.............................................................................................. 63

4.3 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO ..................................................................................... 64
4.3.1 Độ tin cậy của thang đo (Phân tích Cronbach Alpha).................................. 64
4.3.1.1 Thang đo “Chất lượng giảng dạy” ....................................................... 64
4.3.1.2 Thang đo “Các hoạt động đào tạo vận dụng kiến thức chuyên
ngành” ................................................................................................. 65
4.3.1.3 Thang đo “Tư vấn học tập” .................................................................. 66
4.3.1.4 Thang đo “Trải nghiệm đại học” ......................................................... 67
4.3.1.5 Thang đo “Sự chuẩn bị cho nghề nghiệp sau tốt nghiệp”.................... 67
4.3.1.6 Thang đo “Sự hài lòng của sinh viên với Chương trình đào tạo chun
ngành Kế tốn” .................................................................................... 68
4.3.2 Độ phù hợp của thang đo (Phân tích EFA) .................................................. 69
4.3.2.1 Điều kiện để phân tích EFA .................................................................. 69
4.3.2.2 Tiêu chuẩn chọn số lượng nhân tố ........................................................ 70
4.3.2.3 Kết quả phân tích ................................................................................. 71
4.3.3 Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh ................................................................... 77
4.4 PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN........................................................................ 79
4.5.1 Phân tích tương quan.................................................................................... 79
4.5.2 Phân tích hồi quy đa biến ............................................................................. 81
4.5.3 Kiểm định các giả thuyết.............................................................................. 86
4.5.4 Phân tích sự khác biệt .................................................................................. 88
4.6 THẢO LUẬN......................................................................................................... 92
4.7 TĨM TẮT CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 106

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ....................................................................................... 108
5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 108
5.2 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU ...................................................................... 110
5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...................................... 111
5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................. 111
5.3.2 Các hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................ 112



ix

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 114
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 119
Phụ lục 0 .............................................................................................................. 119
Phụ lục I .............................................................................................................. 131
Phụ lục II ............................................................................................................. 132
Phụ lục III ............................................................................................................ 137
Phụ lục IV............................................................................................................ 140
Phụ lục V ............................................................................................................. 143
Phụ lục VI............................................................................................................ 144
Phụ lục VII .......................................................................................................... 146
Phụ lục VIII ......................................................................................................... 149
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ..................................................................................... 152


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Thang đo sơ bộ “Sự hài lịng của sinh viên với chương trình đào tạo” ....... 43
Bảng 3.2: Thang đo sơ bộ “Chất lượng giảng dạy” ..................................................... 44
Bảng 3.3: Thang đo sơ bộ “Các hoạt động đào tạo vận dụng kiến thức
chuyên ngành”............................................................................................ 45
Bảng 3.4: Thang đo sơ bộ “Tư vấn học tập” ................................................................ 45
Bảng 3.5: Thang đo sơ bộ “Trải nghiệm Đại học” ....................................................... 46
Bảng 3.6: Thang đo sơ bộ “Sự chuẩn bị cho nghề nghiệp sau tốt nghiệp” .................. 47
Bảng 3.7: Thang đo chính thức “Sự hài lịng của sinh viên với chương trình đào tạo”49
Bảng 3.8: Thang đo chính thức “Chất lượng giảng dạy” ............................................. 50

Bảng 3.9: Thang đo chính thức “Các hoạt động đào tạo vận dụng kiến thức
chuyên ngành”............................................................................................. 51
Bảng 3.10: Thang đo chính thức “Tư vấn học tập”...................................................... 51
Bảng 3.11: Thang đo chính thức “Trải nghiệm Đại học” ............................................ 52
Bảng 3.12: Thang đo chính thức “Sự chuẩn bị cho nghề nghiệp sau tốt nghiệp”........ 53
Bảng 4.1: Thống kê mẫu .............................................................................................. 63
Bảng 4.2: Thống kê theo giới tính ................................................................................ 64
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Chất Lượng Giảng Dạy” ....... 65
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Các hoạt động đào tạo
vận dụng kiến thức chuyên ngành” ............................................................. 65
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Tư vấn học tập” ..................... 66
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Trải nghiệm đại học” ............ 67
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Sự chuẩn bị cho
nghề nghiệp sau tốt nghiệp” ........................................................................ 68
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Sự hài lòng của sinh viên
với Chương trình đào tạo chun ngành Kế tốn” .................................... 68
Bảng 4.9: Kiểm định KMO và Bartlett ........................................................................ 72
Bảng 4.10: Các nhân tố được trích và giá trị phương sai trích..................................... 73
Bảng 4.11: Liệt kê hệ số tải nhân tố ở lần phân tích thứ hai ........................................ 73


xi

Bảng 4.12: hệ số tải nhân tố các thang đo của biến phụ thuộc..................................... 76
Bảng 4.13: Kết quả phân tích tương quan Pearson ...................................................... 80
Bảng 4.14: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ............................................................. 83
Bảng 4.15: Kiểm tra phân phối chuẩn .......................................................................... 89
Bảng 4.16: Kiểm định T-test ........................................................................................ 91
Bảng 4.17: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết ................................................ 106



xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu của Dương Tấn Tân (2010) ........................................ 17
Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu của Ma Cẩm Tường Lam (2011) ................................ 18
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu của Trần Xn Kiên (2010) ........................................ 19
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thắm (2010) ................................... 21
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu của Ali Kara và W. DeShields (2005) ........................ 24
Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu của Diamantis và Benos (2007) .................................. 26
Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu của Jacqueline Douglas, Alex Douglas
và Barry Barnes (2006) ............................................................................... 27
Hình 2.8: Mơ hình nghiên cứu của Tessema, Ready và Yu (2012) ............................. 29
Hình 2.9: Mơ hình nghiên cứu ..................................................................................... 38
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu (theo Nguyễn Đình Thọ (2011) ....................... 40
Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh ................................................................... 77
Hình 4.2: biều đồ với đường cong chuẩn (Histograms with normal curve) ................ 90
Hình 4.3: biểu đồ xác suất chuẩn (normal Q-Q plot) ................................................... 90


xiii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1.
2.
3.
4.


CSVC-TTB
DHDL
EFA
KT – QTKD

: Cơ sở vật chất – trang thiết bị
: Đại học Đà Lạt
: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analyses
: Kinh tế - Quản trị kinh doanh


Trang 1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Chương 1 trình bày lý do hình thành đề tài nghiên cứu của luận văn và những nội dung
khác như mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các đối tượng và phạm vi
nghiên cứu cũng như những ý nghĩa thực tiễn mà nghiên cứu này có thể đạt được.
1.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Một trong những yếu tố quyết định quan trọng của cạnh tranh quốc gia là chất lượng
của giáo dục Đại học. Giáo dục Đại học từ lâu đã được công nhận là một công cụ hiệu
quả cho sự phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển xã hội trên nhiều
phương diện. Bên cạnh đó, xu hướng tồn cầu hóa đang diễn ra ngày một sâu sắc hơn
và là xu thế của thời đại mới, điều này không chỉ diễn ra ở lĩnh vực như kinh tế, thương
mại, khoa học, cơng nghệ mà cịn đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực giáo dục của
mọi quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục Đại
học nói riêng, với chức năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình hội
nhập và phát triển đất nước, cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Mặt khác, giáo dục Đại

học đang dần được chấp nhận như là một loại hình dịch vụ, các Trường Đại Học là đơn
vị cung cấp dịch vụ cho đối tượng khách hàng chủ yếu của mình là sinh viên. Một áp
lực không thể tránh khỏi đối với các trường là việc tuân thủ các nguyên tắc quản lý
chất lượng hiện đại mà trong đó triết lý hướng đến khách hàng đang đóng vai trị chủ
đạo.
Theo đó, một trong những yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của các đơn vị
trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục Đại học nói riêng là sự hài lòng của
người học về chất lượng sản phẩm dịch vụ được cung cấp. Chất lượng phải được đánh
giá bởi chính những khách hàng đang sử dụng dịch vụ cụ thể là người học chứ không
phải theo những tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng,... theo quy định. Như vậy, để đánh giá
khách quan chất lượng dịch vụ đào tạo của Trường Đại Học điều quan trọng nhất là


Trang 2

những đánh giá này phải được thực hiện bởi sinh viên, những người trực tiếp trải
nghiệm dịch vụ đào tạo cụ thể là “chương trình đào tạo”. Do vậy, xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên là rất quan trọng trong việc cải thiện chất
lượng dịch vụ đào tạo tại một Trường Đại Học. Để duy trì khả năng cạnh tranh, địi hỏi
các Trường Đại Học phải liên tục phát triển, duy trì và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ
hơn với các sinh viên.
Theo phân tích trên thì Trường Đại Học chính là một đơn vị cung cấp các dịch vụ học
tập và hỗ trợ học tập cho những người học, trong đó “chương trình đào tạo” chính là
một loại hình dịch vụ chính mà Nhà trường cung cấp và bản thân sinh viên sẽ là những
người trực tiếp được thụ hưởng. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng của
sinh viên đối với chương trình đào tạo của Nhà trường cũng chính là đi tìm ngun
nhân của vấn đề chất lượng trong đào tạo nói chung và trong Trường Đại Học nói
riêng. Hiện nay các hình thức chương trình đào tạo tại Việt Nam rất đa dạng, phong
phú ở nhiều bậc học, thơng qua nhiều hình thức đào tạo trực tiếp, liên kết, trực tuyến...
và nhiều hình thức chứng chỉ, văn bằng khác nhau. Chưa bao giờ trong thị trường giáo

dục Việt Nam, các chương trình giáo dục, đào tạo trong và ngoài nước lại nhiều và
phức tạp đến như vậy. Dù với bất cứ một chương trình đào tạo nào, việc tìm hiểu đầy
đủ thơng tin để lựa chọn một chương trình chất lượng và được cơng nhận trong số hàng
trăm lựa chọn luôn vô cùng cần thiết.
Thực tế cho thấy, những chương trình đào tạo nặng nề, cũ kỹ, không thực tế… đã đào
tạo ra không ít sinh viên khơng đủ trình độ, hầu như khơng làm được việc sau khi ra
trường. Điều này không chỉ nhà tuyển dụng kêu ca, mà ngay cả nhiều cựu sinh viên
cũng phải than thở “quá nhiều thứ vô bổ”. Tỷ lệ sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường
liên tục tăng dần theo từng năm, đối với năm 2010 là 35% và 37% đối với năm 2011
(Nguồn: Vậy thực sự điều gì đang xảy ra với các
sinh viên và chương trình đào tạo của Nhà trường, Phải chăng những Trường Đại Học


Trang 3

đang “cho đi những gì họ có chứ khơng cung cấp những gì thị trường cần”. Đây thực
sự là một bài tốn khó cho các nhà hoạch định chiến lược đào tạo, điều quan trọng là
làm sao để có thể đạt được chất lượng cao trong giáo dục và đáp ứng được nhu cầu của
xã hội, chìa khóa của câu trả lời nằm ở sinh viên.
Theo Hiệp hội giáo dục Anh sự hài lòng của sinh viên là một trong những tiêu chí thể
hiện chất lượng giáo dục. Thơng qua đánh giá của sinh viên, các đơn vị giáo dục có thể
xây dựng những cải tiến trong cách giảng dạy và đào tạo cho bộ phận thụ hưởng chất
lượng trực tiếp này. Do đó muốn nâng cao chất lượng giáo dục đại học hãy tìm hiểu
sinh viên thực sự mong đợi điều gì từ chương trình đào tạo của Trường Đại Học thay vì
áp đặt quá nhiều yêu cầu trong khi khơng cần thiết và xã hội khơng có nhu cầu. Vậy
điều gì ảnh hưởng tới sự hài lịng của họ với chương trình đào tạo?
Hiện nay, trên thế giới các nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên trong các Trường
Đại Học ngày càng nhiều, tiêu biểu có các tác giả như: Aman (2009), Banks & Faul
(2007), Benjamin & Hollings (1997), v..v. điều này càng thể hiện sự quan tâm ngày
một mạnh mẽ hơn của xã hội đối với chất lượng đào tạo. Thông tin về các yếu tố ảnh

hưởng đến sự hài lòng của sinh viên được thừa nhận là một trong những cơ sở để cải
tiến chất lượng và nâng cao giá trị của hoạt động giáo dục trong các Trường Đại Học
trên thế giới. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về sự hài lịng của sinh viên trong các
Trường Đại Học Việt Nam cho đến nay của một số tác giả như: Dương Tấn Tân
(2010), Ma Cẩm Tường Lam (2011), Trần Xuân Kiên (2011), v..v. vẫn chưa có sự
thống nhất về phương pháp thực hiện, cách thức phân tích và việc sử dụng kết quả
trong quản lý chất lượng giáo dục Đại học. Điều này đặt ra nhu cầu tiếp tục thực hiện
các nghiên cứu về lĩnh vực này. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, tơi đã mạnh
dạn lựa chọn đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Đại học đối
với Chương Trình Đào Tạo chun ngành Kế Tốn tại Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh Trường Đại Học Đà Lạt” nhằm khám phá và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng của sinh viên đối với chương trình đào tạo chun ngành Kế Tốn, là một


Trang 4

ngành nghề truyền thống của Trường Đại Học Đà Lạt, một ngôi trường quy mô bậc
nhất của tỉnh Lâm Đồng.

1.2.



MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng của sinh viên đối với chương
trình đào tạo chuyên ngành Kế Toán tại Trường Đại Học Đà Lạt



Mô tả mối liên hệ và đo lường mức độ ảnh hưởng giữa các yếu tố trên với sự hài

lịng của sinh viên đối với chương trình đào tạo chuyên ngành Kế Toán tại
Trường Đại Học Đà Lạt



Kiến nghị một số hướng cải thiện chất lượng chương trình đào tạo chuyên
ngành Kế Toán cho Nhà trường và Khoa nhằm cải thiện chất lượng đào tạo,
nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với ngành học và mở rộng sự đáp ứng
của chương trình đào tạo đến với người học.

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Do giới hạn về thời gian và nguồn lực, nghiên cứu này chỉ được thực hiện trên đối
tượng và phạm vi như sau:
− Đối tượng nghiên cứu: là các sinh viên chính quy năm tư (tích lũy hơn 90 tín
chỉ) thuộc chuyên ngành Kế Toán của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, hiện
đang học tập và sinh hoạt tại Trường Đại Học Đà Lạt.
− Phạm vi nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong phạm vi Trường Đại Học Đà
Lạt, một Trường Đại Học đa ngành lâu đời ở tỉnh Lâm Đồng.
− Thời gian nghiên cứu lấy số liệu từ 10/12/2012 tới 30/05/2013


Trang 5

1.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Sử dụng kết hợp hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
− Nghiên cứu định tính: được tiến hành thơng qua q trình nghiên cứu sơ bộ,
thực hiện bằng cách phỏng vấn sâu và thảo luận tay đôi với đối tượng nghiên
cứu xung quanh các nội dung của đề tài. Công cụ của lần nghiên cứu này là một
Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu được tác giả chuẩn bị từ trước với mục đích thăm
dị ý kiến của người được hỏi và kiểm tra mức độ chính xác của các thang đo và
tiến hành hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nghiên cứu.
− Nghiên cứu định lượng: tiến hành thông qua giai đoạn nghiên cứu chính thức. Ở
giai đoạn này, tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp sinh viên thông qua
Bảng câu hỏi sơ bộ đã hiệu chỉnh thành Bảng hỏi nghiên cứu chính thức sau đó
sử dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS để đưa ra các kết
quả nghiên cứu.

1.5.

Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU

− Ý nghĩa khoa học: đề tài có những đóng góp nhất định về mặt khoa học, thể
hiện thơng qua hướng tiếp cận mới về sự hài lòng của sinh viên và mơ hình
nghiên cứu đề xuất. Thơng qua nghiên cứu này những nhà nghiên cứu tiếp theo
sẽ có hướng gợi mở bổ sung và hoàn thiện, bên cạnh đó đề tài cũng là nguồn tài
liệu tham khảo hữu ích, ủng hộ cho những nghiên cứu trước đó và sau này.


Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của đề tài cần thiết cho công tác quản lý,
cũng như thực hiện các mục tiêu chiến lược của Nhà trường. Bên cạnh đó,
nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý giá giúp các nhà lãnh đạo của
Nhà trường và các cơ quan ban ngành địa phương nhận thức được tầm quan
trọng của chất lượng đào tạo Đại học và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của sinh viên đối với chương trình giảng dạy chuyên ngành từ đó có những điều



Trang 6

chỉnh, cải tiến nhằm đạt đến sự hài lòng cao của sinh viên và cũng chính là để
nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

1.6.

BỐ CỤC LUẬN VĂN

Luận văn gồm có năm chương như sau:
− Chương 1: MỞ ĐẦU.
Chương này giới thiệu về lý do hình thành đề tài, tính cấp thiết của đề tài, qua đó
nêu lên mục tiêu mà đề tài hướng đến từ đó định hướng các đối tượng, phạm vi
nghiên cứu cũng như ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
− Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này giới thiệu tổng quan về cơ sở lý thuyết của đề tài, những nghiên cứu có
liên quan đến sự hài lịng của sinh viên được thực hiện trước đó trong và ngồi
nước, dựa trên những mơ hình tham khảo đó đề xuất đưa ra mơ hình và hướng
nghiên cứu giải quyết vấn đề.
− Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày chi tiết phương pháp mà tác giả sử dụng để tiến hành
nghiên cứu định tính cũng như đinh lượng, xây dựng trang đo, Bảng hỏi, chọn
mẫu,…đánh giá, hiệu chỉnh các thang đo và kiểm định mơ hình thơng qua các kỹ
thuật thống kê truyền thống.
− Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu định lượng thông qua các con số
thống kê đã được xử lý thành thơng tin hữu ích đối với nhà quản lý. Với việc trình
bày, xử lý và mơ tả dữ liệu thu thập được, tác giả đánh giá và kiểm định thang đo,

kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu cũng như trả lời các câu hỏi nghiên
cứu, giải quyết các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu đề ra.
− Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Trang 7

Chương này tóm tắt kết quả tìm được, xem xét một cách khách quan về những ưu
điểm và hạn chế của đề tài, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm cải thiện chất lượng
của chương trình đào tạo chuyên ngành Kế Toán tại Trường Đại Học Đà Lạt nhằm
nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo của Nhà trường. Bên
cạnh đó, đề tài cũng cung cấp một số hướng dẫn, gợi mở cho những nghiên cứu tiếp
theo về lĩnh vực này.


×