Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Bài giảng làm vườn đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.66 KB, 112 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1


BÙI THỊ CÚC, KIỀU TRÍ ĐỨC


<i>Bài giảng </i>



LÀM VƯỜN ĐẠI CƯƠNG



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3


LỜI NÓI ĐẦU


Làm vườn đại cương là mơn học cơ sở nằm trong chương trình đào tạo kỹ
sư ngành Khuyến nông. Để đáp ứng những địi hỏi của thực tiễn sản xuất nơng
lâm nghiệp và đổi mới mục tiêu chương trình đào tạo của Trường Đại học Lâm
nghiệp, bài giảng Làm vườn đại cương được biên soạn theo khung chương trình
đào tạo đã được phê duyệt.


Xuất phát từ vị trí môn học và mục tiêu đào tạo kỹ sư ngành Khuyến nông
đồng thời là tài tiệu tham khảo chuyên môn cho một số môn học và ngành học
khác trong trường, các tác giả đã cố gắng biên soạn, tổng hợp kiến thức nhằm
phù hợp với sinh viên của Trường Đại học Lâm nghiệp.


Để hoàn thành cuốn bài giảng này chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến
đóng góp của các nhà chuyên môn và các đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân
thành cảm ơn những ý kiến đóng góp q báu đó.


Trong q trình biên soạn cuốn bài giảng này, mặc dù đã có nhiều cố gắng
nhưng do trình độ và thời gian hạn chế nên cuốn bài giảng xuất bản lần này
không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Với tinh thần cầu thị và chia sẻ thông
tin, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các đồng


nghiệp và bạn đọc để cuốn bài giảng này ngày càng hoàn thiện hơn.


Xin chân trọng cảm ơn!


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

5
Chương 1


VƯỜN VÀ HỆ SINH THÁI VƯỜN
1.1. Khái niệm và vai trò của vườn


<i>1.1.1. Khái niệm vườn và đặc điểm của vườn </i>
<i>a. Khái niệm </i>


Vườn là khu đất trồng trọt ổn định, thường có rào giậu, trồng các loại rau,
quả, cây cảnh, cây làm thuốc... phục vụ cho nhu cầu gia đình, hay để bán sản
phẩm hoặc cho nhu cầu kinh tế văn hoá của một tập thể của cộng đồng quốc gia.


Nghề làm vườn ngày nay đã trở thành một ngành nông nghiệp bao gồm 2
nhánh:


- Nhánh 1: Vườn sản xuất thức ăn được (V rau, V quả)


- Nhánh 2: Vườn sản xuất các thứ không ăn được (V hoa, V thuốc, V cây
giống, V cây cảnh).


Làm vườn là thực hiện các công việc như trồng trọt, chăm sóc….các loại
cây trồng, vật ni được trồng và ni dưỡng trong vườn.


Mục đích của nghề làm vườn không chỉ là đạt năng suất tối ưu về khối
lượng sản phẩm mà còn nhằm thoả mãn một số đòi hỏi của người tiêu dùng về


mặt hình dáng, màu sắc, chất lượng sản phẩm (rau, hoa, cây, quả...).


Người làm Vườn thường phải cải tạo môi trường, uốn nắn cây theo sở
thích và yêu cầu, để có sản phẩm sớm hay muộn, với các tính chất đúng như đòi
hỏi của người tiêu dùng. Đối với Vườn cảnh, cơng viên... cịn cần phải thiết kế
trang trí bên ngồi.


Các khu Vườn, ở vùng nhiệt đới thường có nguồn gốc từ những nương
trại thuần hoá giống cây rừng hoang dại, với nhiều chức năng: bảo vệ đất, giữ
nguồn nước bằng nhiều tầng cây, rào giậu để giữ giống, gây giống, sản xuất
cung cấp cho gia đình hay để bán, đồng thời làm đẹp cảnh quan, làm nơi tụ hội,
giải trí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

6


được phát triển mạnh, cùng với các loại Vườn rừng, Vườn đồi ở trung du và
miền núi, những Vườn thành phố và ngoại thành, những Vườn trường và Vườn
cảnh (kiểng) của người dân nơi thành thị.


Bên cạnh đó để giữ gìn và phát triển những cảnh quan đặc biệt và những
lồi cây, lồi thú có giá trị kinh tế và giá trị văn hóa xã hội đã hình thành nên các
loại Vườn thực vật (như Bách thảo Hà Nội, Thảo cầm viên ở Thành phố Hồ Chí
Minh) và các Vườn quốc gia (như Cúc Phương, Cát Bà, Cát Tiên...).


Vì vậy khái niệm vườn khơng cịn giới hạn là một khoảng khơng gian nhỏ
mà nó cịn được dùng cho cả những khu đất lớn như công viên, vườn quốc gia…


<i>b. Đặc điểm của vườn </i>


Đối với một quốc gia hay một vùng sinh thái thì đất dùng để làm vườn chỉ


chiếm một tỉ lệ diện tích nhỏ trong tổng diện tích đất nơng nghiệp. Tuy nhiên
Vườn có vai trò rất lớn đối với đời sống con người và xã hội. Đó là:


Vườn tạo nên một thảm thực vật che phủ quanh năm, cải thiện môi trường và
tạo cảnh quan, tạo mối quan hệ cân bằng giữa ruộng vườn và cảnh quan nông thôn.


Vườn là mơ hình sản xuất bổ sung cho đồng ruộng. Trong vườn có thể sản
xuất được nhiều loại sản phẩm, cả sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm trồng trọt trên
cùng một đơn vị diện tích… Trong khi ngồi đồng ruộng chỉ có thể tạo ra được
một loại sản phẩm nhất định trên diện tích đất canh tác đó. Vườn là trung tâm
điều chỉnh và phối hợp giữa 2 thành phần là vườn và đồng ruộng. Những gì
đồng ruộng khơng sản xuất được thì được sản xuất ở vườn và ngược lại. Làm
vườn tạo công ăn việc làm lúc nông nhàn và là nơi gây giống, giữ giống cây
trồng phục vụ cho sản xuất ngoài đồng ruộng.


Vườn được coi là một phương thức canh tác đạt hiệu quả sử dụng tài
nguyên đất và mơi trường nhất. Trong canh tác vườn có thể áp dụng được nhiều
kỹ thuật thâm canh cao.


<i>1.1.2. Vai trò của vườn </i>


Vườn – nguồn bổ sung lương thực, thực phẩm: Vườn cung cấp rau, củ,
quả, thức ăn chăn nuôi và nguồn dinh dưỡng quan trọng như thịt, trứng,
cá….cho con người. Là nơi bổ sung nguồn thực phẩm cho nông hộ một cách kịp
thời, tại chỗ và phù hợp với nhu cầu của con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

7


đã tạo ra công ăn việc làm, đặc biệt ở những loại vườn này cần có cả những lao
động có trình độ và là nơi dễ dàng tiếp thu những tiến bộ khoa học để nâng cao


năng suất, chất lượng sản phẩm. Đối với loại hình Vườn gia đình thì tạo cơng ăn
việc làm lúc nơng nhàn, lao động ngồi độ tuổi… có nhiều sản phẩm thu hoạch,
thu nhiều thời điểm… góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình ngồi sản
phẩm từ đồng ruộng.


Hiện nay đối với nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, quỹ đất
canh tác ngày càng thu hẹp và đất chưa sử dụng hoặc hoang hóa vẫn cịn rất lớn
thì làm vườn là cách thích hợp nhất để đưa đất chưa sử dụng thành đất nơng
nghiệp. Có thể sử dụng đất này để thành lập các vườn cây ăn quả, vườn rừng,
ruộng cây công nghiệp… Bằng cách sử dụng các biện pháp canh tác, có cơ chế
chính sách hợp lý và đầu tư thâm canh. Đây là phần diện tích lớn nhất để đưa
vào thiết kế các loại vườn.


Hiện nay, với chính sách dồn điền, đổi thửa và chuyển đổi cơ cấu cây
trồng ở nước ta cũng đã chuyển một phần diện tích trồng lúa sang làm vườn,
hình thành nên nhiều loại hình vườn như vườn chuyên canh cây ăn quả, vườn
cây cảnh, vườn hỗn hợp… Tuy nhiên phần diện tích chuyển đổi này chỉ chiếm
một phần nhỏ.


Làm vườn góp phần đa dạng hóa nơng nghiệp: Đa dạng sản phẩm, đa
dạng ngành nghề, đa dạng nguồn thu….đa dạng hệ sinh thái nông nghiệp.


Vườn là nguồn dự trữ cả sinh vật có ích và có hại cho đồng ruộng. Khi
đồng ruộng được thu hoạch thì vườn vừa là nơi trú ngụ vừa là nguồn cung cấp
thức ăn cho các loài sinh vật trên đồng ruộng. Vườn tạo nên môi trường sống
trong lành cho con người: Cây là bộ lọc khơng khí; Cây tiết ra nhiều chất cần
thiết cho con người và sinh vật như ô xy, dinh dưỡng, chất thơm…


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

8



Vườn là nơi gợi mở, tích lũy kinh nghiệm cho một nền nông nghiệp sinh
thái: Do vườn có đa dạng cây trồng, đa dạng tầng tán, sử dụng đất hiệu quả.
Vườn là một hệ sinh thái nông nghiệp ổn định tạo ra năng suất cao. Dựa vào
hiểu biết về quy luật sinh thái trong vườn mà tích lũy kinh nghiệm và vận dụng
sang các hệ sinh thái khác.


1.2. Hệ sinh thái vườn


<i>1.2.1. Hệ sinh thái </i>
<i>a. Khái niệm hệ sinh thái </i>


Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các sinh vật tác động qua lại với
môi trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định đa
dạng về lồi và các chu trình vật chất.


Hệ sinh thái có thể hiểu nó bao gồm quần xã sinh vật (động vật, thực vật,
vi sinh vật) và môi trường vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, chất vô cơ...). Tùy theo
cấu trúc dinh dưỡng tạo nên sự đa dạng về loài, cao hay thấp, tạo nên chu trình
tuần hồn vật chất (chu trình tuần hồn vật chất hiện nay hầu như chưa được
khép kín vì dịng vật chất lấy ra không đem trả lại cho môi trường đó. Hệ sinh
thái có kích thước lớn nhỏ khác nhau và cùng tồn tại độc lập (nghĩa là không
nhận năng lượng từ hệ sinh thái khác).


Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành hệ sinh
thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên. Đặc điểm của hệ sinh thái là một hệ thống
hở có 3 dịng (dịng vào, dịng ra và dịng nội lưu) vật chất, năng lượng, thơng
tin. Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng,
nếu một thành phần thay đổi thì các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức
độ nào đó để duy trì cân bằng, nếu biến đổi quá nhiều thì sẽ bị phá vỡ cân bằng
sinh thái.



<i>b. Các đặc trưng của hệ sinh thái </i>


Vịng tuần hồn vật chất: Trong hệ sinh thái, chu trình của vật chất đi từ
mơi trường bên ngoài vào cơ thể sinh vật, rồi từ sinh vật này sang sinh vật kia
theo chuỗi thức ăn, rồi lại phân hủy thành các chất vô cơ đi ra mơi trường được
gọi là vịng tuần hồn sinh - địa - hóa.


- Nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời đến được trái đất thì chỉ khoảng
50% đi vào hệ sinh thái, số còn lại chuyển thành nhiệt năng (phản xạ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

9


để chuyển sang dạng hóa năng dự trữ dưới dạng chất hữu cơ nhờ quá trình
quang hợp.


- Cứ qua mỗi bậc dinh dưỡng thì chỉ 10% năng lượng được tích lũy và
chuyển lên bậc tiếp theo, cịn 90% thất thốt dưới dạng nhiệt, như vậy càng lên
cao năng lượng tích lũy càng giảm.


- Khi sinh vật chết đi, phần năng lượng dưới dạng chất hữu cơ ở cơ thể
được vi sinh vật phân hủy và sử dụng, 90% thất thoát dạng nhiệt. Vì vậy dịng
năng lượng trong hệ sinh thái khơng tuần hồn.


Sự tiến hóa của hệ sinh thái: Hệ sinh thái phát sinh và phát triển để đạt
được trạng thái ổn định lâu dài - tức trạng thái đỉnh cực (climax). Quá trình này
gọi là sự diễn thế sinh thái.


Cân bằng sinh thái: Là sự ổn định về số lượng cá thể của quần thể ở trạng
thái ổn định, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện môi trường.



- Các hệ sinh thái tự nhiên đều có cơ chế tự điều chỉnh để đạt trạng thái
cân bằng. Cân bằng sinh thái dưới sự tác động bởi yếu tố bên ngoài là cân
bằng mới.


- Con người có tác động lớn đến q trình cân bằng của hệ sinh thái tự
nhiên, nhưng tác động chủ yếu theo mặt tiêu cực đến sự cân bằng của hệ
sinh thái.


<i>c. Các dòng năng lượng trong hệ sinh thái </i>


Năng lượng là một phương thức sinh ra công, năng lượng không tự nhiên
sinh ra mà cũng không tự nhiên mất đi mà nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang
dạng khác (Định luật bảo toàn năng lượng).


Dựa vào nguồn năng lượng hệ sinh thái được chia thành:


- Hệ sinh thái nhận năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời: rừng, biển, đồng cỏ
tự nhiên v.v.


- Hệ sinh thái nhận năng lượng môi trường và năng lượng tự nhiên khác
bổ sung: như hệ sinh thái cửa sông được bổ sung từ nhiều nguồn nước. Hệ sinh
thái vùng trũng cũng vậy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

10


- Hệ sinh thái nhận năng lượng chủ yếu là năng lượng công nghiệp như:
điện, nguyên liệu...


Năng lượng trong hệ sinh thái gồm các dạng:


- Quang năng chiếu vào khơng gian hệ sinh thái,


- Hóa năng là các chất hóa sinh học của động vật và thực vật,


- Động năng là năng lượng làm cho hệ sinh thái vận động như: gió, vận
động của động vật, thực vật, nhựa nguyên, nhựa luyện,


- Nhiệt năng làm cho các thành phần hệ sinh thái có nhiệt độ nhất định:
nhiệt độ mơi trường, nhiệt độ cơ thể.


<i>d. Năng suất trong hệ sinh thái </i>


Các hệ sinh thái có 2 loại năng suất:


- Năng suất sơ cấp: đó là năng suất của sinh vật sản xuất
- Năng suất thứ cấp: đó là năng suất của sinh vật tiêu thụ
Năng suất được tính là: Gam chất khơ/m²/ngày


<i>e. Chu trình tuần hồn trong hệ sinh thái </i>


Mơi trường → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân hủy.
- Sinh vật sản xuất hay sinh vật tự dưỡng là những vật mà thơng qua phản
ứng quang hợp có thể chuyển hố các thành phần vơ cơ thành các dạng vật chất.
Năng lượng Mặt Trời thông qua quang hợp đã liên kết các phần tử vô cơ thành
các phần tử hữu cơ.


- Sinh vật tiêu thụ hay sinh vật dị dưỡng là những sinh vật không có khả
năng quang hợp. Những sinh vật này tồn tại dựa vào nguồn thức ăn ban đầu do
sinh vật tự dưỡng tạo ra.



- Sinh vật phân huỷ là sinh vật dị dưỡng sống hoại sinh bao gồm các loại
nấm, vi khuẩn. Chúng tiếp nhận nguồn Năng lượng hoá học khi sinh vật khác
phân huỷ và bẻ gãy các phân tử hữu cơ để tồn tại và phát triển. Sinh vật phân
huỷ thải vào môi trường những chất đơn giản hoặc những nguyên tố hoá học mà
lúc đầu các sinh vật sản xuất sử dụng để tổng hợp các chất hữu cơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

11


<i>g. Sự tiến hóa trong hệ sinh thái </i>


Hệ sinh thái cũng có q trình tiến hóa, từ bậc thấp đến bậc cao, sinh vật
tác động đến môi trường, môi trường thay đổi tác động trở lại sinh vật, giữa sinh
vật và môi trường gắn bó với nhau.


- Q trình tiến hóa: Hệ sinh thái trẻ → Hệ sinh thái già → Hệ sinh thái
cao đỉnh


- Khi hệ sinh thái đạt tới đỉnh cao thì cân bằng sinh thái tự nhiên được
thiết lập (cân bằng giữa sinh vật - môi trường, sinh vật sản xuất - sinh vật tiêu
thụ, sinh vật ký sinh - sinh vật ký chủ, vật mồi - vật ăn thịt …)


- Con người là yếu tố rất quan trọng có thể tác động làm thay đổi hệ
sinh thái.


<i>h. Sự chuyển hoá vật chất </i>


Chuỗi thức ăn là một dãy bao gồm nhiều loài sinh vật, mỗi loài là một mắt
xích thức ăn, mỗi mắt xích thức ăn tiêu thụ mắt xích trước nó và lại bị mắt xích
phía sau tiêu thụ.



Trong một hệ sinh thái luôn xảy ra sự trao đổi vật chất và năng lượng
trong nội bộ quần xã, giữa các quần xã với các thành phần bên ngồi của nó.


Chuỗi thức ăn tổng qt có dạng: SVSX → SVTT bậc 1 → SVTT bậc 2
→ SVTT bậc 3 → ... → SV phân huỷ


Lưới thức ăn: Tổng hợp những chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau trong
hệ sinh thái. Mỗi loài trong quần xã không chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà
có thể liên hệ với nhiều chuỗi thức ăn.


Bậc dinh dưỡng: Bao gồm những mắt xích thức ăn trong cùng một nhóm
sắp xếp theo các thành phần của cùng một chuỗi thức ăn bao gồm SVSX, SVTT
bậc 1, SVTT bậc 2, ...


Chu trình sinh - địa - hoá: Trong hệ sinh thái vật chất luôn vận chuyển,
biến đổi trong các chu trình từ cơ thể sống vào trong mơi trường và ngược lại.
Chu trình này gọi là chu trình sinh - địa - hố. Bao gồm các chu trình sau:


- Chu trình H2O: Nước tồn tại ở 3 dạng rắn - lỏng - hơi tuỳ vào nhiệt độ


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

12


lạnh ngưng tụ lại rồi rơi xuống đất. Nó chu chuyển trên phạm vi toàn cầu tạo nên
cân bằng nước và tham gia điều hồ khí hậu hành tinh.


- Chu trình C: Là thành phần cơ bản của protein, CxHx và nhiều phân tử
cần thiết khác cho sự sống. Cacbon tồn tại trong tự nhiên dưới dạng CO2,


CaCO3, ... Thực vật hấp thụ CO2 trong quá trinh quang hợp chuyển thành chất



hữu cơ trong Sinh vật sản xuất. Các vật chất này thường được dùng làm nguyên
liệu hô hấp tế bào. Qua q trình hơ hấp và bài tiết C trở lại môi trường dưới
dạng hợp chất vô cơ.


- Chu trình N: Nitơlà một nguyên tố quan trọng trong qúa trình trao đổi
chất của Hệ sinh thái, là thành phần cấu trúc không thể thiếu được của axit amin,
enzim, hooc môn, axit nucleic, lưu giữ trạng thái di truyền cho cơ thể. Nitơ tồn
tại trong khơng khí chiếm khoảng 79% dưới dạng N2. Phân tử này bền vững


thực vật không hấp thụ được. Để phá vỡ N2 và kết hợp với nguyên tố khác như


O, H cần nhiệt độ và áp suất lớn. Nhờ một số hiện tượng tự nhiên như sấm chớp,
các oxit nitơ được tạo thành từ N2 và O2 cùng với nước mưa rơi xuống làm giàu


N cho Hệ sinh thái.


<i>1.2.2. Hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái vườn </i>
<i>a. Khái niệm hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái vườn </i>


Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì dựa
trên các quy luật khách quan của tự nhiên, với mục đích thỏa mãn nhu cầu trên
nhiều mặt và ngày càng tăng của mình.


Hệ sinh thái nơng nghiệp là một hệ sinh thái tương đối đơn giản về thành
phần và đồng nhất về cấu trúc, cho nên nó kém bền vững, dễ bị phá vỡ. Hay nói
cách khác hệ sinh thái nông nghiệp là những hệ sinh thái chưa cân bằng. Bởi vậy
các hệ sinh thái nơng nghiệp được duy trì bằng sự tác động thường xuyên của
con người để bảo vệ hệ sinh thái mà con người đã tạo ra và cho là hợp lý. Nếu
không, qua diễn thế tự nhiên nó sẽ trở về trạng thái hợp lý của nó trong tự nhiên
mà khơng theo mong muốn của con người.



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

13


<i>b. Mối quan hệ trong hệ sinh thái vườn </i>


Mối quan hệ trong hệ sinh thái vườn được tạo nên theo nhiều chiều, nhiều
tầng và nhiều thứ bậc. Tất cả đều nhằm tạo nên một hệ thống có cấu trúc hoàn
chỉnh và đảm bảo cho toàn bộ hệ sinh thái phát triển.


Các mối liên hệ trong hệ sinh thái vườn cũng được tập hợp thành 3 nhóm:
Thông tin, năng lượng và vật chất giống như hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái
nông nghiệp.


- Các mối liên hệ thông tin: Là mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng trong
việc đảm bảo sự hoạt động hài hịa của hệ sinh thái. Thơng tin nhận được có thể
làm thay đổi cấu trúc, hành vi, cường độ, hoạt động… của các thành tố trong hệ
sinh thái. Nguồn cung cấp thơng tin có thể từ mơi trường ngồi, từ hệ sinh thái
khác, từ vũ trụ…thậm chí thơng tin được phát ra từ chính các thành tố trong hệ
sinh thái vườn, từ các thành phần riêng biệt của các thành tố…


Kết quả của việc tiếp nhận và xử lý thông tin là hình thành nên năng suất
cây trồng vật ni. Dựa vào nguồn thơng tin đó mà con người có biện pháp kỹ
thuật tác động phù hợp như biện pháp sử dụng thiên địch và bẫy pheromon trong
phòng trừ sâu bệnh….


- Mối liên hệ trao đổi năng lượng: Nguồn năng lượng được sử dụng là
năng lượng mặt trời, gió, năng lượng nhiệt, năng lượng hóa học… Quan trọng
nhất là nguồn năng lượng mặt trời. Đây là nguồn năng lượng chính được sử
dụng trong quá trình quang hợp của cây xanh và các hoạt động sống của sinh
vật. Từ loại năng lượng này mà con người đã tác động nhiều biện pháp kỹ thuật


nhằm nâng cao năng suất của hệ sinh thái vườn.


Thực tế thì sự trao đổi năng lượng trong hệ sinh thái thường đi kèm với sự
trao đổi vật chất và trao đổi thơng tin. Vì vậy sự tác động của con người lên hệ
sinh thái vườn cần phải tác động tổng hợp lên các thành phần của hệ sinh thái.


- Liên hệ trao đổi chất: Đây là mối liên hệ được nhiều nhà khoa học quan
tâm và đã đạt được nhiều thành tựu như thành tựu về việc xây dựng chế độ bón
phân, tưới nước hoặc các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi khác… Tuy
nhiên họ chỉ tập trung vào hướng nghiên cứu của mình mà chưa có biện pháp
phối hợp nên hiệu quả kinh tế của hệ sinh thái vườn chưa thực sự cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

14


nếu q trình đồng hóa của cây được tăng cường, ngược lại q trình dị hóa
mạnh mà khơng khắc phục kịp thời thì khơng tạo thành năng suất.


Các nguồn trao đổi chất của cây trồng gồm có: vật chất tạo ra từ quang
hợp, hút khoáng chất từ đất, từ phân bón bổ sung, từ nguồn sinh vật khác tiết ra.
Nên năng suất cây trồng phụ thuộc vào nhiều nguồn và nhiều yếu tố.


Các mối liên hệ này có thể là ký sinh, hoại sinh, cộng sinh, ăn chất thải,
phân hủy… tất cả các mối quan hệ đó tạo nên chuỗi dinh dưỡng.


<i>c. Cấu trúc của hệ sinh thái vườn </i>


<i>Sinh vật trung tâm: Hệ sinh thái tự nhiên thường không phân biệt rõ ràng </i>


vị trí của các sinh vật hay khơng phân biệt được sinh vật trung tâm vì vị trị thống
trị của các sinh vật tùy thuộc vào môi trường sống và các mối quan hệ của các


<i>loài sinh vật. </i>


Hệ sinh thái nơng nghiệp thì sinh vật trung tâm thường là cây trồng hoặc
có thể là vật nuôi. Do bản thân con người đã tạo ra mọi điều kiện thuận lợi để
<i>cây trồng hoặc vật nuôi chiếm vị trí trung tâm của hệ sinh thái. </i>


Tuy nhiên trong q trình phát triển có thể vị trí này sẽ bị thay đổi như có
dịch hại phát triển mà cây trồng vật nuôi không chống chịu được và bị tiêu diệt.
Khi đó con người phải can thiệp bằng nhiều biện pháp.


Sinh vật trung tâm tạo nên năng suất của hệ sinh thái, năng suất này có hai
loại đó là năng suất sinh học và năng suất kinh tế. Năng suất kinh tế là yếu tố mà
con người cần và tìm mọi cách tác động lên hệ sinh thái hay sinh vật trung tâm
để đạt được. Như vậy dễ tạo nên sự mất cân bằng hoặc sự đổ vỡ của các chuỗi
dinh dưỡng hoặc sự mất cân bằng của quá trình trao đổi vật chất trong hệ sinh
thái. Như vậy sẽ khơng tạo nên tính bền vững của hệ sinh thái nói chung và của
hệ sinh thái vườn nói riêng.


<i>Các thành tố sinh vật trong hệ sinh thái vườn </i>


Về vị trí tồn tại của các lồi sinh vật trong vườn có thể chia thành: Sinh
vật sống trên cây, sinh vật sống cùng cây trên mặt đất và sinh vật sống trong đất.


Về mối quan hệ của các lồi sinh vật với cây trồng thì có: cộng sinh. Ký
sinh, hoại sinh, có ích…


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

15


khác. Các loài sinh vật sống và lấy thức ăn tạo thành chuỗi thức ăn, nhiều chuỗi
thức ăn tạo thành mạng lưới thức ăn….



Từ các quy luật sinh thái con người có thể tác động những biện pháp kỹ
thuật phù hợp vào hệ sinh thái vườn để tạo được năng suất cũng như đảm bảo
tính bền vững của hệ sinh thái vườn.


<i> Các thành tố phi sinh vật: Đất, nước và các yếu tố khí tượng </i>


- Đất là thành tố quan trọng trong hệ sinh thái, thông qua các đặc tính vật
lý, hóa học và sinh học của đất.


Đất khơng phải là mơi trường vơ tính hay môi trường trơ đối với cây, trái
lại đời sống của cây nhờ vào đất và tập đoàn sinh vật trong đất.


Khơng có khái niệm đất xấu hay đất tốt trong hệ sinh thái vì đất tốt với
cây này nhưng có thể xấu với cây khác và ngược lại.


Nắm được đặc tính của đất và cây trồng giúp người làm vườn có những
biện pháp thích hợp trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả của hệ sinh
thái vườn.


- Nước: Nước có vai trị quan trọng trong đời sống của cây. Là nguyên
liệu tạo ra chất hữu cơ trong q trình quang hợp, là mơi trường sống của cây, là
dung mơi hịa tan các chất trong đất, trong cây, là nơi trao đổi thông tin và vật
chất giữa cây, đất và môi trường bên ngoài.


Nước tác động lên hệ sinh thái trên hai mặt là chất lượng và số lượng. Đặc
biệt là vai trị mang và truyền thơng tin của nước.


Nước khơng chỉ có trong đất mà có cả trong cây nên nước vừa là mơi
trường ngồi vừa là mơi trường nội tại của cây. Vì vậy nước mang thơng tin và


ăng lượng nên có tác dụng điều hịa đối với các hoạt động của hệ sinh thái.


- Các yếu tố khí tượng:


+ Ánh sáng: có vai trò rất lớn đối với hoạt động của hệ sinh thái vì nó
mang nguồn năng lượng quang năng và nhiệt năng. Đặc biệt có vai trị quyết
định đến q trình tạo năng suất của cây trồng.


Ánh sáng tác động lên hệ sinh thái thông qua: Thời gian, cường độ, chất
lượng hoặc chu kỳ. Mỗi phương diện tác động một cách khác nhau lên hệ sinh
thái nhưng phải phối hợp với nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

16


động của ánh sáng đối với cây để có biện pháp điều chỉnh thích hợp.


+ Nhiệt độ: là nguồn nhiệt năng góp phần bảo tòn sự sống cho sinh vật
trong hệ sinh thái.


+ Ẩm độ khơng khí tác động lên hệ sinh thái thông qua lượng hơi nước
trong khơng khí và sự thay đổi của nó về lượng và tốc độ.


<i> </i> <i>Khơng khí: Khơng khí là một trong các yếu tố tạo nên môi trường tồn tại </i>


và phát triển của các loài sinh vật, là môi trường lan truyền thông tin và năng
lượng trong các hệ sinh thái và của hệ sinh thái với bên ngồi. Quan trọng nhất
trong khơng khí là ơ xy, CO2 và N2<i>. </i>


Khơng khí điều tiết chế độ nhiệt, hoạt động của vi sinh vật, tương tác của
cây trồng với các loài cây khác trong hệ sinh thái.



Thơng tin mà các lồi cây phát ra cho khơng khí lan truyền trong hệ sinh
thái có thể dưới dạng bay hơi, sóng điện từ, ánh sáng yếu….


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

17
Chương 2


PHÂN LOẠI VƯỜN VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI VƯỜN
2.1. Các phong cách vườn trên thế giới


<i>2.1.1. Vườn kiểu Nhật </i>


Vườn Nhật (tiếng Nhật: nihon teien hoặc Wafu teien) là kiểu vườn cảnh
truyền thống của Nhật Bản. Vườn Nhật mang đặc trưng nổi bật đó là tập hợp
ngăn nắp của các vật thể thiên nhiên thu nhỏ qua bàn tay của con người (như
một tảng đá được làm trông dáng như một quả núi, hay đất đắp thành những quả
đồi, hay những cây được uốn làm cho giống như cây cổ thụ ...) xung quanh một
hồ nước nhân tạo có những hòn đảo giả. Nhiều vườn Nhật có cách bài trí với
những hàm ý sâu xa của Thiền tông.


Đặc điểm của Vườn Nhật mang đậm ảnh hưởng của Thiền. Ở trong vườn,
cây, cỏ, lá, hoa, đá, nước và cá đều được coi trọng, thiếu một thứ có lẽ sẽ khơng
cịn là vườn Nhật.


Ở vườn Nhật cũng có những yếu tố mang đậm nét đặc trưng, đó là trà
thất, thạch đăng(đèn đá) lung, thủy bồn, cá cảnh... Đặc biệt ở vườn Nhật yếu tố
thời gian luôn là vấn đề tiên quyết, thời gian ở đây như được ngưng đọng và rêu
phong phủ kín những lối về.


Vườn đá (Karesansui), kiểu vườn Nhật Bản mà người ta dùng đá, sỏi, cát


sắp xếp lại tạo thành những hình gợi nên cảm giác sông, hồ, biển cả với núi đá,
hịn đảo nhơ lên, thường được người phương Tây thường gọi kiểu vườn này là
vườn Thiền.


Lịch sử Vườn Nhật Bản xuất phát từ những kiến thức mà người Nhật học
được từ Trung Quốc trong thời kỳ Asuka cùng với những kiến thức và thế giới
quan Phật giáo. Trong thời kỳ Edo, hoàng gia, các quý tộc, shogun, daimyo, các
chùa chiền và đền thờ của đạo Shinto đều chơi vườn cảnh.


Phong cách của vườn Nhật được giới thiệu một cách chính thức ra thế
giới có thể là từ cuối thế kỷ 19 với tác phẩm Landscape Gardening in Japan của
Josiah Conder năm 1893. Ngày nay, không chỉ ở Nhật Bản mà ở nhiều nơi khác
trên thế giới cũng có vườn Nhật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

18


1. Vuờn đi dạo: Nơi đây thường được nhấn mạnh bởi nhiều cảnh đẹp tự
nhiên để du khách tản bộ trong vườn chiêm ngưỡng. Vườn đi dạo là kiểu vườn
khó thiết kế nhất, ngay cả đối với những người chuyên nghiệp. Bố trí diện tích
rộng, nhiều khung cảnh khác nhau, gần giống tự nhiên.


2.Vườn khô: Đây là kiểu vườn độc đáo nhất của Nhật Bản. Hầu như
khơng có nước, rêu phong rất ít, tuy nhiên vẫn có những khe nước nhỏ. Mặc dù
vườn khô không chứa đựng cây cối, cỏ hoa và nước, nhưng vẫn được thiết kế
nhằm tái hiện những dãy núi và cảnh quan tự nhiên khác của Nhật Bản.


3.Vườn trà: Vị trí nguyên thuỷ của kiểu vườn này là ở phía trước hay bao
quanh một ngơi nhà uống trà.


4. Vườn thiền: được các tín đồ đạo Phật Nhật Bản thiết kế nhằm gợi lên


những ý tưởng thiền niệm, nhấn mạnh khái niệm cảm xúc sơ khai về sự lột bỏ
các lớp bề mặt để khám phá bản thể bên trong. Đây là nơi để mọi người tĩnh tâm
và đạt được độ thiền của mình.


5. Vườn trên hồ: là một nét đẹp khác của vườn Nhật.


Ở Việt Nam, muốn làm kiểu vườn Nhật cũng phải tuân thủ theo các
nguyên tắc như trên. Đối với đá, có rất nhiều chủng loại để lựa chọn như sỏi
cuội to, đá granit, đá thấm thuỷ, đá hộc để trang trí cho khu vườn. Đẹp nhất là
sỏi cuội to và đá granit. Ở khu vực nước nên dùng đá thấm thuỷ để tạo điều kiện
mọc rêu làm tăng tính tự nhiên cho khu vườn.


Cỏ nhật được trồng làm nền cho khu vườn, tuy nhiên cần chú ý, cỏ nhật
chỉ thích hợp với diện tích rộng và khơng chịu bóng. Khu vực dưới các tán cây,
bàn ghế, khơng nên trồng cỏ nhật vì dễ bị chết. Nên trồng thay bằng các loại cỏ
tre, rau má, chua me đất…Cây bụi cắt xén có thể trồng các loại như mẫu đơn đỏ,
hồng và hoặc hoa ngâu. Ngoài ra có thể điểm thêm các loại cây như hoa sữa,
tường vi cho khu vườn thêm sinh động.


Những ngôi nhà với đường nét kiến trúc đơn giản, hài hoà rất phù hợp với
phong cách của vườn Nhật. Bản thân gia chủ cũng là người trọng sự giản dị,
thanh cao và triết lý thì mới có thể u nét đẹp đơn sơ của vườn Nhật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

19


<i>2.1.2. Vườn kiểu Trung Hoa </i>


Người Trung Hoa xem vườn cảnh là một môn nghệ thuật không kém gì
thư pháp và hội hoạ. Với mong muốn tái hiện vẻ đẹp sơn thuỷ vào nghệ thuật
vườn, cho nên họ đã vận dụng nghệ thuật thi hoạ cổ truyền vào việc tạo dựng


vườn cảnh nhằm mô phỏng cảnh đẹp thiên nhiên.


Nghệ thuật vườn Trung Hoa chủ yếu nhấn mạnh việc mô phỏng tự nhiên
và thay đổi tâm trạng cho người thưởng ngoạn bằng các thủ pháp chia cắt, đóng
mở, rẽ ngoặt mang nhiều yếu tố sắp đặt.


Đặc trưng của kiểu vườn Trung Hoa đó là lối kiến trúc gồm một nhà thuỷ
tạ bên bờ nước, một nửa kiến trúc ở trên bờ, một nửa kiến trúc lấn ra hồ nước và
đứng trên các cây cột. Ngoài ra, các lối đi thường lát gạch hay đá, những hình
trang trí hay các bộ phận có kiến trúc vng và trịn có ý nghĩa rất sâu sắc thể hiện
“trời trịn đất vng” cũng là những nét đặc trưng của kiểu vườn Trung Hoa.


Vườn Trung Hoa không chỉ thể hiện nguyên lý âm dương ngũ hành, mà
còn là sự kết hợp giữa thiên nhiên, triết lý, văn hoá, nghệ thuật rất cao, rất sâu
sắc thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật trong không gian ba chiều của tự nhiên trong
đó có hoa cảnh, cây cỏ, hồ nước, núi non…nhằm thể hiện sự gắn bó của con
người với thiên nhiên.


Có nhiều thủ pháp trong thiết kế vườn Trung Hoa từ bố cục, mặt bằng,
cây cối để tạo ra một khung cảnh mô phỏng thiên nhiên. Tuy vậy, nên lưu ý,
Trung Hoa là một nước khơ và lạnh, cịn Việt Nam là xứ sở của nóng ẩm, mưa
nhiều do đó vận dụng phong cách vườn Trung Hoa phải chú ý đến bố cục, chọn
lựa cây trồng cho phù hợp.


Trước hết, thiết kế vườn phải tuân theo địa thế tự nhiên, bố cục linh hoạt.
Tốt nhất trong khu vườn nên có giả sơn, cây cảnh, hoa cỏ, hồ ao, thuỷ tạ, cầu
bắc ngang dịng nước, lối đi quanh co thì mới thể hiện được hết phong cách của
vườn Trung Hoa. Thiết kế vườn theo kiểu Trung Hoa phải có tính lưỡng ngun
(hay âm dương) có nghĩa là trong cái nhỏ ẩn tàng cái lớn, trong cái hư chất chứa
cái thực. Ví dụ, có thể diện tích vườn tuy nhỏ nhưng phải tạo được nhiều lối đi


quanh co, cầu bắc phải có nhiều nhịp đan xen với các cảnh giả sơn và ao hồ. Hết
cảnh này thì mở ra cảnh mới khiến cho người dạo chơi có cảm giác như quang
cảnh mênh mơng. Đó chính là thủ pháp tạo sự ẩn hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

20


giác lưu thơng, thống đãng. Khu vườn phải gợi được khung cảnh nên thơ, trữ
tình kết hợp văn học với hội hoạ và thi pháp


Cây trồng trong khu vườn cũng cần đáp ứng được ý đồ, bố cục của khu
vườn, tạo ảo giác về phối cảnh và hài hồ về tỷ lệ với cơng trình kiến trúc. Các
cây ven hồ có thể lựa chọn loại cây có dáng mảnh khảnh như liễu, trúc đào vàng,
tường vi…


Cây tạo phơng nên chọn loại có lá nhỏ li ti để tạo phối cảnh sâu như me,
muỗng, phượng. Cây cận cảnh có thể sử dụng cây bonsai hoặc loại có hoa đẹp
như mẫu đơn, đỗ quyên, trà, nhài nhật. Cần chú ý đến mùa ra hoa để trồng đan
xen cho khu vườn có hoa quanh năm, tạo vẻ sống động cho khu vườn.


<i>2.1.3. Vườn phong cách châu Âu </i>


Vườn kiểu Âu là loại vườn khá phổ biến nhất. Vườn Âu không kén chọn
diện tích, có thể là vườn treo ngay trên ban cơng, có nhiều lồi hoa rực rỡ,
những chậu hoa treo đủ màu sắc tạo khung cảnh tươi mát, có thể làm đẹp cho cả
những căn nhà cũ kỹ nhất. Đặt biệt đẹp khi hoa được chọn hài hịa với màu sắc
khn cửa, màu sắc nhà.


Trong vườn thường chọn tượng trắng, tượng cổ hay các đồ gốm giã cổ để
làm điểm nhấn cho vườn. Hồ nước xây dựng theo một quy tắc nhất định, giữa hồ
có đài phun cộng hưởng với hệ thống phun xung quanh đài .



Một số loại cây trồng chậu có tán rộng hình dù trong chậu có đường nét hoa
văn.Vườn Âu dễ làm, tùy thuộc vào mục đích của gia chủ mà chọn lựa cách thiết
kế phù hợp. Các chi tiết thường thấy của vườn kiểu Âu là hoa lá rực rỡ, cỏ xanh
mát, giàn hoa leo, có sàn gỗ nâu bóng lát ngồi trời kèm theo bộ bàn ghế uống
nước dưới tán dù, vài bức tượng trắng toát lên sự thanh nhã, sang trọng (một
phong cách thường thấy ở các nước Bắc Âu, khá quen thuộc).


<i>2.1.4. Vườn phong cách đồng quê </i>


Vườn đồng quê: Phong cách đồng quê đang được nhiều người ưa chuộng
bởi nó gần gũi với người dân Việt, gợi nhớ hồn quê một thời chưa xa. Phong
cách này thường gắn với nếp nhà tranh, mảnh vườn nhỏ có cây chuối, cây cau
cảnh, lu nước và chiếc gáo dừa, những chú gà, vịt bằng gốm thả đây đó... rộng
hơn chút nữa thì có thêm ao nhỏ, có cá bơi, có hoa sen, hoa súng, vài mảnh bèo
tấm lác đác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

21


resort được thiết kế theo phong cách này, giản dị, không khoa trương, lại mang
hồn dân tộc.


Trên đây là các loại vườn mang phong cách đặc trưng của một số nước
như Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu… Là các khu vườn cảnh, là nơi nghỉ
dưỡng, đi dạo… được thiết kế phù hợp với phong cách của ngôi nhà và các kiến
trúc khác có liên quan.


2.2. Các loại hình vườn ở Việt Nam


Hiện nay ở nước ta nghề làm vườn cũng đã và đang phát triển mạnh. Các


loại hình vườn rất đa dạng, và có nhiều cách phân loại khác nhau. Nếu phân loại
theo mục đích kinh tế thì có vườn hàng hóa, vườn cảnh, nếu phân loại theo đối
tượng cây trồng và sự phân bố cây trồng có vườn chuyên canh, vườn hỗn
hợp….. Phân theo khơng gian thì có vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng…. Tuy
nhiên ở Việt Nam thường tồn tại một số loại hình vườn như sau:


<i>2.2.1. Vườn nhà </i>


<i>Vườn nhà: hay còn gọi là vườn gia đình vì trên đất vườn có nhà là nơi </i>


sinh sống của nhiều thế hệ. Vị trí của vườn có thể bao quanh nhà, đằng sau hoặc
nhà đặt ở cuối vườn… Tùy điều kiện mà vườn có diện tích, cơ cấu chủng loại
cây trồng vật nuôi khác nhau.


Sản phẩm của vườn nhà trước hết để cung cấp thực phẩm cho gia đình,
đem lại thu nhập, điều hịa khí hậu như nhiệt độ… đặc biệt đem lại cảnh quan
mơi trường sinh thái, trong lành cho gia đình và nông thôn.


Thiết kế vườn gồm hàng rào bảo vệ, nhiều loài cây, nhiều tầng tán…
Trong vườn nhà thường có thêm khu ao cá, chăn ni (VAC gia đình).


Các loại vườn nhà gồm có: Vườn đa năng, vườn chuyên canh…
Hướng phát triển của vườn nhà:


Bố trí lại cơ cấu vườn theo hướng NN sinh thái tổng hợp theo quy hoạch
phát triển của vùng, đáp ứng nhu cầu thị trường


Những vùng đã có vườn hàng hóa đặc sản thì cần bảo vệ phát triển thương
hiệu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
đạt tiêu chuẩn VSATTP theo tiêu chuẩn GAP



<i>2.2.2. Vườn trường </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

22


học sinh quan sát, thực tập. Đây còn là nơi sưu tập các loài, giống cây quý hiếm,
đặc sản…


Hướng phát triển của vườn trường ngồi mục đích dạy học còn hướng
nghiệp cho học sinh, chuyển giao kỹ thuật, là nơi nghiên cứu, thậm chí cả là nơi
sản xuất hàng hóa


<i>2.2.3. Vườn chùa </i>


<i>Vườn chùa: Hầu hết các chùa đều có vườn, có nơi cịn có cả ao. Vườn </i>


chùa được thiết kế và xây dựng tạo nên khung cảnh thanh tịnh hài hòa với cuộc
sống của người tu hành.


Thành phần các loài cây trong vườn thường là các loại cây bóng mát, cây
hoa cảnh, dược liệu, rau…có thể có cả cây ăn quả. CAQ và ao nếu được quản lý
và chăm sóc tốt cịn đem lại nguồn thu đáng kể cho nhà chùa.


<i>2.2.4. Vườn sinh thái </i>


Thực chất đây là mơ hình vườn nhà được thiết kế xây dựng thành khu
sinh thái để phục vụ nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng.


Vườn được thiết kế và xây dựng với đa dạng loài cây, vật ni… Mục
đích chính là du lịch đồng thời có cả sản xuất hàng hóa.



Đây là mơ hình khá phổ biến ở miệt vườn đồng bằng sông cửu long, đặc
biệt thường thấy ở Cần Thơ, An Giang….


<i>2.2.5. Vườn Quốc gia </i>


<i>Vườn quốc gia: là khu bảo tồn thiên nhiên do Nhà nước quyết định thành </i>


lập, nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác à phá hủy tự nhiên nhằm bảo vệ
nguyên vẹn hệ sinh thái, bảo tồn nguyên vị các loài động thực vật, bảo tồn
nguồn gen tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, giải trí …


Hệ thống sinh thái trong vườn quốc gia được giữ ngun trạng, khơng có
sự can thiệp của con người. VQG được quản lý theo một quy chế nghiêm ngặt
do nhà nước ban hành.


Ngồi ra cũng có thể phân loại vườn của VN thành các loại như sau:


<i>Vườn ở đồng bằng: Là loại vườn trên đất thổ cư (vườn gia đình) hoặc </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

23


<i>Vườn chuyên canh: có thể có ở đồng bằng và miền núi. Trong vườn </i>


chuyên trồng một loại cây ăn quả, mang tính chất hàng hóa. Tùy thuộc vào điều
kiện sinh thái của từng địa phương mà hình thành các loại vườn chuyên canh
khác nhau. Ví dụ vườn táo, xồi, nhãn….


Vườn trồng cây cơng nghiệp thuần lồi: Loại hình này thường thấy ở các
tỉnh trung du miền núi, nơi có đất đai rộng lớn và địa hình dốc. Các loại cây


công nghiệp thường được trồng là chè, cà phê, cao su, điều, quế…


Vườn hỗn hợp: trồng nhiều lồi cây, có thể kết hợp cả chăn nuôi.


Vườn cây ăn quả nhiều tầng: kết cấu loài cây tương tự kết cấu của rừng
tự nhiên.


2.3. Một số mơ hình vườn ở các vùng sinh thái Việt Nam


<i>2.3.1. Vườn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ </i>


Đặc điểm của vùng: Diện tích đất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp, manh mún, địa hình bằng phẳng. Mực nước ngầm thường
thấp nên dễ bị úng ngập vào mùa mưa.


Khí hậu: Nắng, có gió tây về mùa hè và các đợt gió mùa đơng bắc lạnh,
ẩm và hanh khô về mùa đông. Nhiệt độ bình quân cả năm là 24oC. Tháng giêng
là tháng lạnh nhất với nhiệt độ 16,5oC. Khí hậu chia làm hai mùa chính: Mùa
đông lạnh và khô từ tháng 10 – 2; mùa mưa nóng ẩm từ tháng 3 – 9.


Đặc điểm của Vườn: Thường được bố trí ở trước nhà, trong vườn cơ cấu
cây trồng được trồng để tận dụng đất đai, năng lượng mặt trời và đáp ứng yêu
cầu tiêu thụ. Thường có một hay hai loại cây chính trồng xen với nhiều loại cây
khác có những yêu cầu về điều kiện sinh thái khác nhau: Tầng trên là cây ưa ánh
sáng, tầng dưới là cây chịu bóng (riềng, gừng, mùi tàu...) có nơi trồng cam quýt,
dưới là rau ngót; có nơi trồng táo xen chanh, hoặc khi đốn táo trồng rau đậu; khi
cây lưu niên chưa khép tán thì trồng rau đậu, khi cây khép tán trồng cây chịu
bóng râm; chuối, đu đủ trồng rải rác quanh vườn, quanh nhà ở nơi ít gió và độ
ẩm, đủ ánh sáng. Góc vườn cạnh bể chứa nước, trồng một vài luống rau cải, xà
lách, đậu cơ ve một số rau gia vị như tía tô, rau thơm, ớt ...) và một số cây thuốc


thông thường.


<i>2.3.2. Vườn ở trung du miền núi </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

24


trơi. Tuy nhiên cũng có nơi đất còn tốt, tầng đất dày. Khi xây dựng VAC ở vùng
này cần chú ý các biện pháp bảo vệ đất.


Khí hậu: Ít bị ảnh hưởng của bão nhưng rét hơn đồng bằng, có nơi có
sương muối. Nhiệt độ tháng giêng là tháng lạnh nhất trong năm thấp nhất là
13,7oC ở Lạng Sơn và cao nhất là 16,4oC tại Bắc Giang, cả 2 trị số này đều thấp
dưới 18oC, có mùa khơ lạnh và mùa mưa nóng, càng lên cao nhiệt độ càng giảm
và tạo thành tiểu vùng khí hậu đặc thù. Đây là vùng có khí hậu mang tính cận ơn
đới hoặc tiểu vùng ôn đới độ lạnh thấp (Low Chill Temperate Area).


Nước tưới thường gặp khó khăn, nhưng có khi về mùa mưa lại có lũ lớn.
Đặc điểm của Vườn: Thường có 3 dạng: Vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng.


<i>Vườn nhà: Vườn quanh nhà, thường ở chân đồi, đất bằng và tương đối </i>


bảo đảm được độ ẩm. Vườn nhà thường trồng những cây ăn quả cần được chăm
sóc thường xuyên và được bảo vệ chu đáo như cam, quýt, mít, chuối, đu đủ.
Ngồi cây ăn quả cịn có vườn rau ở cạnh ao để tiện tưới nước. Vườn rau có rào
bao quanh phịng gia súc, gia cầm phá hoại và thường trồng những rau thông
thường để tự túc, mùa nào thức ấy: rau cải, rau ngót, rau đay, rau dền, mồng tơi,
xu hào, cà chua, đậu cơ ve ...góc vườn trồng một số rau gia vị, hành, tỏi, xương
xông, mùi tàu, rau thơm, rau răm, rau mùi; quanh nhà trồng một số cây thuốc
thông dụng ( gừng, nghệ, tía tơ, kinh giới, bạc hà, địa liền, sài đất, ngải cứu...)



<i>Vườn đồi: Nằm trên nền đất thoải ít dốc. Thường trồng cây ăn quả lưu </i>


niên (mơ, mận, hồng, cam, bưởi...) hay cây công nghiệp dài ngày (chè, cà phê...
xen cây ngắn ngày), cây họ đậu như lạc, đậu tương, cây lấy củ (khoai lang, sắn,
rong riềng...) hoặc cây dược liệu (gừng, riềng, sa nhân...) vừa phủ đất vừa có thu
hoạch; trong nhiều trường hợp xen vào cây ăn quả và cây cơng cơng nghiệp cịn
trồng rải rác một số cây gỗ họ đậu (keo, muồng...) hay trẩu, trám có bóng mát.


Để chống xói mịn trong vườn thường trồng cây theo đường đồng mức có
hệ thống mương nhỏ và bờ cản nước xen kẽ chạy theo đường đồng mức (tùy
theo độ dốc nhiều ít mà khoảng cách giữa các mương hẹp rộng khác nhau, từ 10
– 20m). Có thể san đất thành bậc thang ngồi rìa các bậc thang trồng dứa để giữ
đất, chống xói mịn, canh tác lâu dài ổn định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

25


vườn rừng này có nơi cịn lại một số khoảng rừng thứ sinh ở trên cao. Người ta
giữ lại những khoảng rừng đó, tu bổ chăm sóc và trồng bổ sung cây lấy gỗ (lát
hoa, mỡ...) hoặc cây vừa lấy gỗ, vừa thu quả như trám, trẩu, hoặc cây đặc sản
như quế....


Thông thường rừng thứ sinh bị khai thác hết và người ta quy hoạch trồng
cây lấy gỗ (bạch đàn, mỡ, cây bồ đề xen keo...), cây đặc sản. Trong những năm
đầu khi cây lấy gỗ chưa khép tán thường trồng xen cây lương thực (như sắn, lúa
nương, đậu tương...) nếu đất còn tốt hoặc trồng cây phân xanh họ đậu.


Với chính sách giao đất khốn rừng, diện tích vườn rừng mở rộng ( từ 1 –
2 – hàng chục ha) và khoảng cách với nhà ở xa dần, ta có những “trại rừng”
vườn trại.



<i>2.3.3. Vườn vùng ven biển </i>


Đặc điểm của vùng: Đất cát thường bị nhiễm mặn, hay bị bão gió mạnh
làm di chuyển cát, đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng. Tưới khó,
vì nước ngấm nhanh, nhưng cũng có nơi mức nước ngầm cao.


Đặc điểm khí hậu của vùng là nhiệt độ tăng dần từ Bắc xuống Nam. Nhiệt
độ bình quân tháng thấp nhất trong năm (tháng 1) ở Thanh Hóa và Vinh là 17,4
và 17,9 độ, thấp hơn 18 độ là giới hạn trên của á nhiệt đới; các trị số này của
Đồng Hới (Quảng Bình) và Huế là 19 và 20oC tương ứng, cao hơn ngưỡng 18


o


C. Tuy nhiên có sự chênh lệch biên độ nhiệt giữa vùng ven biển này và vùng
đồi núi.


Đặc điểm của Vườn: Vườn chia thành ơ vng có bờ cát bao quanh, trên
trồng phi lao rất dày kết hợp với trồng mây làm nhiêm vụ phòng hộ. Có nơi lấy
đất ở trong vườn để đắp bờ bao đồng thời hạ thấp mặt vườn để tăng độ ẩm. Có
nơi trồng tre làm hàng rào bảo vệ quanh vườn. Trong trường hợp này quanh
vườn giáp bờ tre đào mương vừa để chứa nước nuôi cá, giữ độ ẩm vừa để hạn
chế rễ tre ăn vào trong vườn hút hết chất màu.


Trong vườn trồng cây ăn quả (táo, na, dứa, xoài ...) và dâu tằm xen lạc,
vừng, kê, khoai lang, củ đậu, dưa hấu ...những cây lưu niên đều được tỉa cành
giữ cho tán thấp để hạn chế ảnh hưởng của gió. Trồng các cây họ đậu như đậu,
lạc vừa là cây phủ đất, giữ độ ẩm vừa góp phần cải tạo đất.


<i>2.3.4. Vườn vùng đồng bằng Nam bộ </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

26


Tầng đất mặt mỏng và tầng dưới thường bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Miền này là
châu thổ của sông Cửu Long xưa là vịnh nay được phù sa của sông Mê Kơng bồi
đắp mà thành nên địa hình rất bằng phẳng.


Khí hậu mang tính nhiệt đới với nền nhiệt độ cao, hầu như không thay đổi
trong năm. Nhiệt độ trung bình năm 26,5 – 27oC nhiệt độ thấp nhất (T1, T12) là
25,2- 25,7oC. Tổng lượng mưa khá cao 1604 – 2360mm. Những yếu tố khí hậu
đó tạo nên những thuận lợi cơ bản cho sản xuất nơng nghiệp nói chung và CAQ
nói riêng. Thực tế, đồng bằng sông Cửu Long đang là vùng dẫn đầu cả nước về
cây ăn quả.


Đặc điểm của Vườn: Do mặt đất thấp nên việc lập vườn thực hiện bằng
cách đào mương lên liếp. Mương đào để lấy đất tôn cao mặt vườn vừa là hệ
thống tưới tiêu đồng thời có thể ni cá. Kích thước của liếp và mương phụ
thuộc vào chiều cao của đỉnh lũ, độ dày của tầng đất mặt, độ sâu của tầng đất
phèn, loại cây trồng và chế độ canh tác trong vườn.


Thường những nơi đỉnh lũ cao, tầng đất mặt mỏng và tầng phèn nông thì
lên liếp đơn. Ngược lại những vùng đất có tầng mặt dày, đỉnh lũ vừa phải thì lên
liếp đôi. Bề mặt và chiều sâu của mương phụ thuộc vào chiều cao của liếp và độ
sâu xuất hiện của tầng sinh phèn. Thường thì bề rộng của mương bằng 1/2 bề
mặt của liếp (liếp đơn thường rộng khoảng 5m, liếp đôi rộng khoảng 10).


Trong trường hợp tầng đất mặt mỏng, lớp đất dưới khơng tốt thậm chí có
chút ít phèn, thì lớp đất mặt khi đào mương được đắp thành băng hay mơ trên
liếp, sau đó lớp đất dưới được đắp vào phần còn lại của mặt liếp (thấp hơn mặt
băng hay mô đất mặt); lớp đất này được trồng những cây chịu chua phèn ( dứa,
so đũa... sau một thời gian khi đã rửa chua sẽ trồng các loại cây như cam, quýt,


nhãn, sầu riêng, măng cụt...)


Quanh vườn có đê bao quanh để bảo vệ vườn trong mùa lũ, ngăn mặn và
giữ nước ngọt trong mùa nắng. Đê bao cũng dùng làm đường giao thông vận
chuyển và trồng cây chắn gió.


Đê bao cần đắp rộng và vững chắc, chiều cao căn cứ vào đỉnh lũ cao nhất
trong vùng. Đê bao có cống chính để lấy nước vào mương. Ngồi những cơng
trình đầu mối, có những cơng trình nhỏ để điều tiết nước trong các mương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

27
Chương 3


THIẾT KẾ XÂY DỰNG VƯỜN
3.1. Thiết kế vườn


<i>3.1.1. Nguyên tắc thiết kế xây dựng vườn </i>
<i>a. Nguyên tắc bảo đảm đa dạng sinh học </i>


- Độc canh có tác dụng và tác hại gì? Đa canh có tác dụng và tác hại gì?
- Tính đa dạng trong vườn cây có tác dụng gì?


- Làm gì để bảo đảm tính đa dạng:
- Các biện pháp đảm bảo tính đa dạng:


+ Sử dụng nhiều cây trồng với một cơ cấu thích hợp trên phương diện
khai thác tốt nhất các điều kiện tự nhiên cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất. Thực hiện bằng cách chia vườn thành nhiều lô, nhiều tầng, trồng xen…


+ Trồng xen, gối, luân canh: cần chú ý đến đặc điểm tiêu thụ dinh


dưỡng, khả năng chống chịu sâu bệnh, đặc điểm bộ rễ, khả năng xua đuổi côn trùng
và đặc tính sinh thái của các lồi cây, lựa chọn hình thức trồng xen, trồng gối.


+ Trồng cây và cỏ dọc bờ vườn hoặc xung quanh nhằm ngăn cản xói mịn,
chắn gió, tăng thêm hàm lượng mùn cho đất và cung cấp chất đốt cho gia đình.


<i>b. Gìn giữ và tăng cường sự sống trong đất </i>


Đất là vật thể sống trong đó chứa đựng những hoạt động sống sôi động
không ngừng nghỉ, nếu không có hoạt động đó thì đất trở thành đất chết. Số
lượng sinh vật nhiều nhất trong đất là vi sinh vật làm nhiệm vụ phân hủy và
chuyển hóa để trở thành chất vô cơ là thức ăn và dinh dưỡng cung cấp cho cây.


Các biện pháp để gìn giữ và tăng cường sự sống trong đất:
+ Cung cấp chất hữu cơ đều đặn cho đất


+ Thận trọng trong việc sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp
+ Phủ đất


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

28


<i>c. Thúc đẩy các quá trình chu chuyển vật chất để tạo nên năng suất kinh tế cao </i>


Quá trình chu chuyển vật chất thơng qua hoạt động của các nhóm sinh vật
từ các chất vơ cơ, trải qua một đoạn đường dài ngắn khác nhau lại trở về dạng vô
cơ – được gọi là chu kỳ. Trong hệ sinh thái tự nhiên thì chu kỳ vật chất này nối
tiếp nhau đến vô tận nếu hệ sinh thái không bị xáo trộn. Hệ sinh thái nông nghiệp
thì chu kỳ được bắt đầu từ lúc gieo hạt, trồng cây đến khi thu hoạch nông sản.
Trong các vườn cây lâu năm thì chu kỳ này diễn ra gần giống HST tự nhiên.



Cần tác động ba hướng: Đẩy nhanh quá trình chu chuyển vật chất, tăng
khối lượng các chất dinh dưỡng trong chu kỳ và làm giảm bớt quá trình tiêu hao
năng suất của cây.


Biện pháp thúc đẩy quá trình chu chuyển vc


+ Đẩy nhanh quá trình chu chuyển vật chất trong hệ sinh thái nơng
nghiệp: Chọn giống, thời vụ thích hợp


+ Tăng cường sinh vật sản xuất:


+ Hạn chế hoạt động của sinh vật tiêu thụ


+ Thúc đẩy hoạt động của các loài sinh vật phân hủy


<i>d. Thực hiện sản xuất trên một cấu trúc nhiều tầng </i>


Phải bảo đảm:


- Đủ ánh sáng: Hàng cây theo hướng Đông - Tây, trồng so le để tránh cây
này che ánh sáng của cây khác, phải chú ý mật độ trồng thích hơp )


- Đủ nước (phòng chống hạn và chống úng cho cây): Tuỳ từng điều kiện,
cố gắng tới mức cao nhất để cây có đủ nước: làm đường đồng mức, dùng cây
che phủ. đào rãnh thốt nước hoặc tiêu nước. Có thể dùng rơm, rạ che phủ, đối
với đồi dốc có thể để gốc cây thấp hơn chung quanh. Có thể đào rãnh trữ nước
dọc theo đường đồng mức. Đối với vùng đồng bằng có thể đào rãnh thốt nước
quanh vườn. Có hàng cây chắn gió hướng Bắc, Tây- Bắc hại cây non.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

29



<i>3.1.2. Các bước tiến hành khi thiết kế vườn </i>


<i>a. Điều tra đánh giá các yếu tố liên quan đến việc xây dựng một vườn cây </i>


- Điều tra nguồn tài nguyên thiên nhiên: khí hậu thủy văn
- Tài nguyên đất, nước


- Tài nguyên sinh vật


- Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong vùng. Đặc biệt quan trọng khi
xây dựng vườn cây hàng hóa.


- Các tiến bộ khoa học cơng nghệ có thể phát huy đối với vườn
- Khả năng thu hút lao động và trình độ của đội ngũ lao động
- Cơ sở hạ tầng nơi xây dựng vườn


Công việc điều tra đánh giá hiện trạng khu vực thiết kế vườn được tiến
hành bằng cách:


- Tập hợp tư liệu từ quá trình điều tra đánh giá các yếu tố liên quan đến
xây dựng vườn.


- Vẽ bản đồ khu đất sẽ thiết kế vườn và cần ghi vào bản đồ những thông
tin sau: Trạng thái tự nhiên như địa hình, địa mạo, đặc trưng địa chất, các yếu tố
tự nhiên, kết cấu hạ tầng, các cơ sở dịch vụ, đặc điểm dân cư…


- Quan sát thực địa nơi định thiết kế xây dựng vườn


<i>b. Vận dụng các loại tài nguyên, các yếu tố tự nhiên vào việc thiết kế và xây </i>


<i>dựng vườn </i>


Vận dụng các điều kiện khí hậu và tiều khí hậu để sắp xếp, lựa chọn cơ
cấu cây trồng, vật ni thích hợp với mơi trường


Bố trí cây trồng trên mặt bằng để khai thác tốt nhất điều kiện tự nhiên,
hạn chế tối đa tác hại của yếu tố không thuận lợi.


Vận dụng những điều kiện địa hình, địa mạo để xác định hướng khi trồng
và bố trí các loại cây trồng phù hợp


Hướng gió và loại gió phổ biến thường có ở địa phương để lựa chọn
hướng trồng, thiết kế đai rừng chắn gió.


<i>c. Vẽ sơ đồ thiết kế địa điểm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

30


Khu trung tâm gồm có nhà ở, kho tàng, xưởng cơ khí… làm nơi đầu mối
của mọi hoạt động diễn ra trong nông hộ và trong vườn.


Khu 1: sát gần nhà có thể có vườn, nhà kính, bể chứa nước, kho nhiên
liệu….


Khu 2: bố trí vườn cây với mật độ cao. Chủ yếu là để phát triển cây ăn
quả, thiết kế vườn nhiều tầng… Đây là khu trồng và ni những lồi cần được
theo dõi và chăm sóc đầy đủ


Khu 3: đây thường là khu sản xuất hàng hóa, vườn và chuồng trại mang
tính chất chuyên canh



Khu 4: thiết kế trồng cây lấy gỗ, chắn gió
Khu 5: tái sinh rừng tự nhiên


3.2. Thiết kế xây dựng các loại vườn


<i>3.2.1. Vườn nhà </i>


Trong vườn thường trồng rau, cây ăn quả, vườn ươm hoặc nuôi một số
loài gia súc gia cầm nhỏ.


Khi thiết kế và xây dựng vườn nhà cần chia thành nhiều khu vực nhỏ để
trồng rau, hoa, chăn nuôi, thả cá… không trồng lẫn lộn sẽ thành vườn tạp.


Vùng thành thị đất đai ít thiết kế được các khu vườn nhỏ trước nhà, cũng
có thể trồng trong chậu, trên sân thượng, ban công…. Hiện nay ở các đơ thị lớn
đã có rất nhiều các gia đình chọn biện pháp xây dựng vườn trên sân thượng, tại
đây được trồng rât nhiều các loại rau, hoa… phục vụ nhu cầu của gia đình.


<i>3.2.2. Vườn cây ăn quả </i>


Vườn cây ăn quả được thiết kế để trồng các loại cây ăn qủa, có thể là
chuyên canh hoặc vườn cây hỗn hợp. Tuy nhiên trong vườn nên trồng nhiều loại
cây ăn quả để hạn chế rủi ro, cũng có thể trồng xen một số lồi cây ngắn ngày
trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để lấy ngắn ni dài; phải đảm bảo đất ln có
lớp che phủ để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.


Công việc cần tiến hành: chuẩn bị khu đất làm vườn, thiết kế xây dựng
vườn: chọn cây, giống, mật độ khoảng cách trồng…. chọn loại cây trồng và bố
trí khơng gian phù hợp với mỗi loại cây.



<i>3.2.3. Vườn trang trại </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

31


cầm, trồng cây lương thực, cây thực phẩm, chăn ni trâu bị, dê để bán… Đây
là khu tiếp nối với khu 2.


Các bước thiết kế xây dựng vườn trang trại


+ Chọn và chuẩn bị địa điểm thành lập vườn: Chọn đất thành lập vườn,
thiết kế hệ thống đường đi lối lại, mương máng tưới tiêu, chuồng trại…. Chuẩn
bị làm hàng rào chắn và xây dựng hệ thống cung cấp nước


+ Tạo thành các hàng cây trồng xen: thường là các loài cây lâu năm, lấy
gỗ, củi lá, quả hạt… là loài cây cao, tán gọn làm nhiệm vụ che chắn và bảo vệ
cây trồng chính


+ Các băng cây trồng chính có thể là cây hàng năm hoặc lâu năm tùy
thuộc vào mục đích của chủ vườn.


Tóm lại sản phẩm của vườn trang trại mang tính chất hàng hóa cao, được
đầu tư chăm sóc hơn là vườn nhà.


<i>3.2.4. Vườn rừng </i>


Khác với rừng tự nhiên ở chỗ cây được trồng là những cây được lựa chọn
trên cơ sở hiệu quả của nó mang lại.


Vườn rừng được thiết kế nối tiếp vườn trang trại, có đặc điểm trồng nhiều


loại cây, các cây đa dụng, cho hiệu suất cao. Có thể lấy gỗ, hạt, quả… chắn gió,
chống xói mịn…


Vườn rừng thường được xây dựng ở những nơi đất đai có nhiều hạn chế
khơng xây dựng được vườn cây ăn quả. Chính vì vậy xây dựng vườn rừng để
các loài cây trồng tự nó có thể phát triển, cần ít cơng chăm sóc và bảo vệ.


Trước khi thiết kế vườn rừng nên trồng các cây trồng tiên phong mọc
nhanh, cải tạo đất, chống chịu tốt… Sau đó mới trồng các cây trồng cho hiệu
quả theo mục đích của người làm vườn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

32
Chương 4


NGUYÊN LÝ CANH TÁC VƯỜN
4.1. Đất vườn


<i>4.1.1. Các loại đất vườn </i>


Do thành phần hố học cũng như tính chất của các cấp hạt khác nhau nên
các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau có độ phì nhiêu khác nhau. Từ đó
việc sử dụng cũng như biện pháp cải tạo chúng được áp dụng khác nhau cho phù
hợp và hiệu quả. Dựa vào thành phần cơ giới mà chia thành 3 loại đất chính là:
đất cát, đất sét và đất thịt.


<i>a. Ðất cát </i>


Là loại đất trong đó tỷ lệ cấp hạt cát lớn, có thể đạt tới 100 %. Ðất cát có
những ưu nhược điểm sau:



- Do các hạt có kích thước lớn nên tổng thể tích khe hở, lớn nhất là khe hở
phi mao quản, từ đó nước dễ thấm xuống sâu và đồng thời cũng dễ bốc hơi nên
dẫn tới đất dễ bị khô hạn.


- Trong đất cát điều kiện ơxy hố tốt nên chất hữu cơ bị khoáng hoá mạnh
dẫn đến đất nghèo mùn.


- Ðất cát dễ bị đốt nóng vào mùa hè và cũng dễ mất nhiệt trở nên nguội
lạnh vào mùa đông, bất lợi cho cây trồng và vi sinh vật phát triển.


- Ðất cát rời rạc, dễ cày bừa giảm công làm đất, nhưng nếu mưa to hay
tưới ngập, đất thường bị lắng rẽ, bí chặt.


- Ðất cát chứa ít keo nên khả năng hấp phụ thấp, khả năng giữ nước giữ
phân (chất dinh dưỡng) kém. Vì vậy nếu bón nhiều phân tập trung vào một lúc
cây khơng sử dụng hết, một phần lớn bị rửa trôi do đó gây lãng phí. Trên đất cát
khi bón phân hữu cơ nhất thiết phải vùi sâu để giảm sự "đốt cháy".


- Ðất cát thích hợp với nhiều loại cây trồng có củ như khoai lang, khoai
tây, lạc...Trong đất cát rễ và củ dễ dàng vươn xa và ăn sâu mà không bị chèn ép.
Các cây họ đậu có khả năng cộng sinh với vi khuẩn nên cũng có thể thích ứng
trên đất cát. Một số vùng đất cát người ta còn trồng các loại: dưa hấu, dưa lê hay
vừng, kê; thậm chí cây đặc chủng như thuốc lá cũng được trồng trên đất cát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

33


cải tạo thành phần cơ giới bằng đưa sét vào. Muốn đạt năng suất cao nhất chỉ có
thể bố trí những loại cây trồng phù hợp với đất cát đồng thời áp dụng những kỹ
thuật canh tác hợp lý. Tuy vậy một số vùng đất cát trong phẫu diện dưới tầng cát
có tầng sâu (subsoil horizon) với tỷ lệ sét cao, ta có thể cày sâu lật sét lên tầng


mặt. Lúc đó nhất thiết phải tăng cường phân bón nhất là phân hữu cơ để cải
thiện được độ phì và cho năng suất cao.


<i>b.Ðất sét </i>


Ðất sét là loại đất trong đó cấp hạt sét chiếm tỷ lệ cao, ngược lại tỷ lệ cát
thấp hoặc khơng có. Khi xét về đất sét ta cần lưu ý đến trạng thái kết cấu của
đất. Nếu đất sét khơng có kết cấu hay kết cấu kém thì có những ưu nhược điểm
dưới đây:


- Hạt sét bé nên khe hở giữa chúng nhỏ dẫn đến thoát nước kém dễ bị úng
gây tác hại cho cây trồng cạn.


- Ðộ thoáng khí thấp nên dễ gây ra glây hố, xác hữu cơ phân giải chậm,
lượng chất hữu cơ tích luỹ nhiều hơn.


- Ðất chứa nhiều sét hơn nên sức cản lớn, tính dính cao gây khó khăn hơn
cho việc làm đất.


- Do nhiều sét nên đất có khả năng hấp phụ lớn, các chất ít bị rửa trơi, tính
đệm cao hơn. Ngồi ra độ ẩm cây héo cao hơn nhiều đã làm giảm lượng nước
hữu hiệu so với đất cát.


- Tuy nhiên, nếu đất sét chứa nhiều chất hữu cơ trở nên có kết cấu tốt thì
lại là một loại đất lý tưởng nhờ khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, nước,
khơng khí được cải thiện thoả mãn cho cây trồng.


<i>c. Ðất thịt </i>


Ðất thịt là loại đất có tỷ lệ của các cấp hạt cũng như các đặc tính lý hố


học nằm trung gian giữa 2 loại đất cát và đất sét. Thường đất thịt có mặt đầy đủ
cả 3 cấp hạt cát, limon và sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì tỷ lệ cấp hạt cát lớn, ngược
lại đất thịt nặng tỷ lệ cấp hạt cát giảm mà tỷ lệ cấp hạt sét tăng. Nói chung đất
thịt trung bình là tốt vì vừa có những đặc tính lý, hố học và sinh học phù hợp
cho nhiều loại cây trồng vừa dễ làm đất và chăm bón lại có năng suất cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

34


cao, mùn dày, đất phù sa..., có độ pH trung tính từ 6,5 đến 7,5. Còn đất cát và
đất thịt nặng là các loại đất vườn khơng tốt, khó cải tạo và khó thích nghi với
nhiều loại cây trồng.


Ngồi ra cịn có thể phân loại đất vườn theo độ chua, độ mặn…. như phân
thành đất chua, kiềm, đất phèn….


<i>4.1.2. Các phương pháp làm đất </i>
<i>a. Khái niệm làm đất </i>


Làm đất là những biện pháp vật lý làm thay đổi nhiều mặt đến trạng thái
lớp đất canh tác


Làm đất là sử dụng cơng cụ hoặc bằng máy móc để có thể tách, lật, đảo,
trộn đất, làm vụn xốp hoặc làm nhuyễn đất khá nhanh theo yêu cầu trồng trọt


Làm đất có thể tạo ra một lớp đất canh tác theo ý muốn, phù hợp với yêu
cầu trồng trọt. Có tác động mạnh mẽ đến sinh trưởng và năng suất của cây trồng.


<i>b. Các phương pháp làm đất vườn </i>


Tùy thuộc vào các loại cây trồng, loại đất, địa hình và vùng sinh thái mà


có phương pháp làm đất phù hợp. Tuy nhiên có một số phương pháp làm đất cơ
bản như sau:


- Làm đất trồng cây theo luống, rạch


- Lên líp, bồi mơ, đắp ụ hoặc đào hố trồng...
4.2. Lựa chọn giống, cây trồng


<i>4.2.1. Lựa chọn cây trồng theo vùng sinh thái </i>
<i>a. Vùng cây ăn quả nhiệt đới </i>


Bình quân nhiệt độ năm khoảng 24oC và cao hơn, có mùa khơ và mùa
mưa. Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất trong năm là trên 18oC. Phân hóa mầm
hoa phụ thuộc vào độ ẩm của đất. Các loài cây ăn quả tiêu biểu: Chơm chơm,
măng cụt, vú sữa, xồi, nhãn nhiệt đới (Xuồng cơm vàng, Tiêu da bò).


<i>b. Vùng cây ăn quả Á nhiệt đới </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

35


<i>c. Vùng cây ăn quả ôn đới </i>


Mùa đông dài, có băng tuyết, mùa hè mát. Cây ăn quả cần một thời kỳ
ngủ đông dài (để phân hóa mầm hoa). Cây ăn quả tiêu biểu của vùng: táo, lê,
anh đào, đào, mận. Yêu cầu độ lạnh thấp để phân hóa mầm hoa của các loại cây
trên thường trong khoảng 300 CU trở lên (CU - Chilling Unit = đơn vị đo độ
lạnh = số giờ có nhiệt độ từ 7oC và thấp hơn).


Ngồi 3 vùng chính nêu trên, cịn có vùng CAQ ơn đới độ lạnh thấp. Với
mùa đơng có lúc xuống dưới 0oC và đơi khi có tuyết. Cây ăn quả chính của vùng


là: lê, đào, mận, hồng, với yêu cầu độ lạnh vài chục CU đến 150 - 200 CU.


Một số loại CAQ khơng có u cầu chặt chẽ về khí hậu nhiệt đới hay á
nhiệt đới như ổi, chuối, na, hồng xiêm, mít. Cây ăn quả có múi là nhóm cây
thích nghi rộng nhất: nhiệt đới, á nhiệt đới và cả một số tiểu vùng ôn đới như
Địa Trung Hải.


<i>4.2.2. Phân vùng cây ăn quả theo khí hậu Việt Nam </i>


Khí hậu Việt Nam được xác định là nhiệt đới nhưng lại chịu ảnh hưởng
của gió mùa đơng bắc lạnh từ lục địa Siberia, gió mùa Tây nam và Đơng nam Á
nên đã khơng cịn thuần túy là nhiệt đới. Do vậy, khí hậu Việt Nam rất đa dạng
và được chia thành nhiều vùng sinh thái. Đại diện cho các loại hình khí hậu
nước ta được chia thành 7 vùng sinh thái.


So sánh các tiêu chí xác định vùng CAQ theo khí hậu cũng như đặc điểm
thời tiết của 7 vùng sinh thái nước ta có thể xác định vùng CAQ cho từng vùng
sinh thái nông nghiệp như sau:


<i>a. Trung du Miền núi Phía Bắc </i>


Đây là vùng CAQ á nhiệt đới và CAQ ôn đới chịu lạnh thấp. Địa bàn
vùng này gồm 12 tỉnh với vĩ độ bắc từ 22o (Cao Bằng) xuống đến 21o17 (Bắc
Giang).


Nhiệt độ tháng giêng là tháng lạnh nhất trong năm thấp nhất là 13,7oC ở
Lạng Sơn và cao nhất là 16,4oC tại Bắc Giang, cả 2 trị số này đều thấp dưới
18oC, có mùa khơ lạnh và mùa mưa nóng, càng lên cao nhiệt độ càng giảm và
tạo thành tiểu vùng khí hậu đặc thù mang tính cận ơn đới hoặc tiểu vùng ơn đới
độ lạnh thấp (Low Chill Temperate Area).



</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

36


lạnh CU khá phong phú cho phép phát triển tốt CAQ ôn đới chịu lạnh thấp ở
vùng này.


Thành phần CAQ trong vùng rất đa dạng theo độ cao gồm những loại
như sau:


+ Vùng thấp dưới 500 m: chuối, dứa, ổi, đu đủ, táo, hồng xiêm. CĂQ có
múi: mít, nhãn Á nhiệt đới, xoài Á nhiệt đới, hồng địa phương, bơ, na...


+ Vùng cao trên 500 m: Đào, mận, hồng dòn, lê Châu Á hay Nasi (Tai
Nung 2, Tai Nung 6). Đất thích hợp nhất cho các loại CAQ là: đất phù sa ven
sơng, suối; đất nâu đỏ, đất nâu vàng, nâu tím, đất xám mùn. Đất xám bạc màu
vùng Trung du và một số nơi miền núi cũng có thể trồng CAQ nhưng cần bón
phân nhiều.


<i>b.Vùng đồng bằng sơng Hồng </i>


Đây là vùng CAQ Á nhiệt đới. Vùng này gồm 9 tỉnh nằm trong tam giác
châu thổ sơng Hồng. Nhiệt độ bình qn cả năm là 24oC. Tháng giêng là tháng
lạnh nhất với nhiệt độ 16,5oC. Khí hậu chia làm hai mùa chính: Mùa đơng lạnh
và khô từ tháng 10 – 2; mùa mưa nóng ẩm từ tháng 3 – 9. Khí hậu nằm trong
tiêu chí của vùng CAQ Á nhiệt đới.


Các CAQ tiêu biểu của vùng này là: nhãn, vải. Đây là 2 cây có biểu hiện
phản ứng á nhiệt đới rõ nhất. Vải chỉ trồng được ở một số vùng có mùa đơng
lạnh như Lục Ngạn Bắc Giang…Những năm mùa đơng ấm, nóng nhãn thường
bị mất mùa. Cây ăn quả khác của vùng: hồng xiêm, cam, quít, bưởi, khế, táo.



<i>c.Vùng duyên hải Bắc Trung bộ </i>


Đây là vùng CAQ á nhiệt đới chịu ảnh hưởng nhiệt đới. Vùng Duyên hải
Bắc Trung bộ bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, trải dài từ 19,48 đến 16,24 vĩ độ Bắc.


Đặc điểm của vùng là nhiệt độ tăng dần từ Bắc xuống Nam. Nhiệt độ bình
quân tháng thấp nhất trong năm (tháng 1) ở Thanh Hóa và Vinh là 17,4 và
17,9oC, thấp hơn 18oC là giới hạn trên của á nhiệt đới; các trị số này của Đồng
Hới (Quảng Bình) và Huế là 19 và 20oC tương ứng, cao hơn ngưỡng 18oC.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

37


Vùng ven biển, vùng đồi và vùng núi có thể trồng CAQ có múi, nhãn, vải,
đu đủ, mít…Một số vùng núi cao miền tây Thanh Hóa Nghệ An có thể trồng
một số CAQ có độ lạnh thấp như mận, đào, hồng.


<i>d. Vùng duyên hải Nam Trung bộ </i>


Đây là vùng CAQ nhiệt đới. Bao gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, trải dài từ 16,2 –
12,15 vĩ độ Bắc.


Duyên hải Nam Trung bộ đã thực sự thuộc vùng khí hậu nhiệt đới và càng
vào Nam tính chất nhiệt đới thể hiện càng rõ nét. Tuy vậy, Thành phố Đà Nẵng,
Quảng Nam đến Quảng Ngãi vẫn cịn ít nhiều chịu ảnh hưởng của mùa đơng
phía Bắc và gió nóng miền Tây của đông Trường Sơn, chế độ mưa cũng thay đổi
càng vào Nam, tổng lượng mưa càng giảm, mùa ít mưa kéo dài.



Lựa chọn CAQ nên chọn đến CAQ nhiệt đới và nhóm cây có tính thích
nghi rộng, có khả năng chịu hạn tốt. Nên chú ý khai thác vùng đất cát ven biển
có mực nước ngầm nơng để trồng xoài, chanh và một số CAQ khác.


<i>e.Vùng Tây Nguyên </i>


Vùng CAQ nhiệt đời chịu ảnh hưởng á nhiệt đới. Tây Nguyên là vùng núi
và cao nguyên rộng lớn ở Trung bộ thuộc sườn phía tây dãy Trường Sơn, bao
gồm những khối núi lớn nối với nhau bằng những cao nguyên bằng phẳng thành
bậc thềm hay lượn sóng thoải dần đến thung lũng sông Mêkông. Miền này bao
gồm các tỉnh KonTum, Gia Lai, ĐăkLăk, Lâm Đồng và Đăk Nông.


Tây nguyên thuộc khí hậu nhiệt đới nhưng do ảnh hưởng chia cắt địa hình
nên mát hơn nhiều so với Thành phố Hồ Chí Minh. Có nơi khí hậu cịn mang
tính á nhiệt đới như Đà Lạt, Pleiku.


Loại cây trồng thích hợp: nhiệt đới, á nhiệt đới thậm trí CAQ ơn đới chịu
lạnh thấp. Cà phê, chè, cao su là những cây công nghiệp chiếm diện tích lớn của
vùng. Tuy nhiên tính đa dạng của khí hậu còn cho phép lựa chọn nhiều loại
CAQ cho miền này nhất là khu vực Gia Lai, Kontum nơi cịn quĩ đất nơng
nghiệp khá. Đất thích hợp cho CAQ: Feralit đỏ, vàng; Feralit nâu đỏ, vàng mùn,
đất xám.


<i>g. Miền Đông Nam Bộ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

38


Ninh Thuận và Bình Thuận, thuộc khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên nền nhiệt độ ở
vùng đất đỏ trên các bậc thềm phù sa cổ ở độ cao 500-200 m có hạ chút ít từ
0,5 – 1 độ C so với đồng bằng sông Cửu Long. Dao động nhiệt độ ngày đêm


cũng lớn hơn.


Lượng mưa ở Đông Nam Bộ cũng lớn hơn ĐBSCL do gồm các cao
nguyên Tây Nguyên. Tuy nhiên Đông Nam Bộ lại có vùng Ninh Thuận và
Bình Thuận ít mưa với trung tâm khơ hạn Phan Rang có lượng mưa trung bình
năm không tới 700 mm. Lựa chọn CAQ tối ưu cho vùng này là nhóm CAQ
nhiệt đới, á nhiệt đới có tính thích ứng rộng. Riêng Ninh Thuận nên lựa chọn
CAQ chịu hạn, ưa nắng như nho, gia súc ưa khí hậu khô như cừu, dê cũng
thích hợp cho vùng.


Các loại đất thích hợp cho CAQ trong vùng là Feralit nâu, đỏ; Feralit nâu
vàng, đất phù sa Tánh Linh và các ven sông suối; các vùng đất xám Tây Ninh,
Lái Thiêu, Củ Chi cũng trồng được CAQ nhưng cần đầu tư cao.


<i>h. Vùng đồng bằng Nam Bộ </i>


Vùng CAQ nhiệt đới. Đồng bằng Nam Bộ bao gồm Long An, Tiền Giang,
Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang,
Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Miền này là châu thổ của sông Cửu Long xưa
là vịnh nay được phù sa của sông Mê Kông bồi đắp mà thành nên địa hình rất
bằng phẳng.


Khí hậu mang tính nhiệt đới với nền nhiệt độ cao, hầu như không thay đổi
trong năm. Nhiệt độ trung bình năm 26,5 – 27oC nhiệt độ thấp nhất (T1, T12) là
25,2- 25,7oC. Tổng lượng mưa khá cao 1604 – 2360mm. Những yếu tố khí hậu
đó tạo nên những thuận lợi cơ bản cho sản xuất nơng nghiệp nói chung và CAQ
nói riêng. Thực tế, đồng bằng sơng Cửu Long đang là vùng dẫn đầu cả nước về
cây ăn quả.


<i>4.2.3. Lựa chọn giống cây trồng </i>



Loại giống cây ăn quả tốt là cây: Có khả năng mang lại lợi ích kinh tế cao
(được thị trường ưa chuộng, quả ngon, có năng suất quả cao). Phù hợp với chất
đất, khí hậu của vùng, ít sâu bệnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

39


4.3. Kỹ thuật cơ bản trong trồng và chăm sóc CAQ


<i>4.3.1. Mật độ khoảng cách trồng </i>


Xu hướng hiện nay là trồng dày, tán nhỏ, gọn và thấp. Tùy thuộc vào
giống, loài cây, vùng trồng, điều kiện ngoại cảnh mà có mật độ trồng khác nhau.
Hiện nay các vườn cây ăn quả thường trồng thâm canh nên mật độ trồng dày
hơn như cam quýt trồng khoảng 1000 cây/ ha, bưởi 400 – 500 cây/ ha, chuối
1500 – 2000 cây/ ha, dứa 45000 – 60000 cây/ha....


<i>4.3.2. Phương thức trồng </i>


- Trồng theo hình vng
- Trồng theo hình chữ nhật


- Trồng theo hình tam giác, lục giác


<i>4.3.3. Kỹ thuật trồng </i>
<i>a. Chuẩn bị cây giống </i>


Cây giống đem trồng phải đảm bảo đúng giống, có nguồn gốc rõ ràng, cây
sinh trưởng phát triển khỏe không sâu bệnh, cây giống có độ đồng đều cao, đạt
tiêu chuẩn quy định.



<i>b. Thời vụ trồng </i>


Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết của từng vùng cụ thể mà trồng
sớm hay trồng muộn. Thường ở miền Bắc trồng vào tháng 2- 3 đầu tháng 4 hoặc
vào tháng 8 – 9. Các tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ trồng vào đầu hoặc cuối mùa
mưa. Miền núi phía Bắc có thể trồng muộn hơn vào tháng 4 -8.


Khi trồng đào hố nhỏ ở tâm hố đã đào và lấp phân hữu cơ trước, sau đó
đặt cây giống vào, dùng đất lấp và vun xung quanh sao cho đất lấp cao hơn cổ rễ
5cm. Sau trồng cắm cọc và dùng dây buộc vào gốc cây để tránh gió lay gốc.


<i>c. Chăm sóc sau trồng </i>


- Tủ gốc để giữ ẩm cho cây: Sử dụng các loại vật liệu như rơm, rạ hoặc
xác thực vật khô làm vật liểu tủ gốc.


- Tưới nước ngay sau khi trồng, sau khoảng 10 – 15 ngày thì tưới hàng ngày,
mỗi ngày một lần. Sau đó 10 ngày tưới một lần và tưới theo nhu cầu của cây.


- Sau trồng 1 tháng thì bón phân thúc cho cây, dùng nước phân chuồng
pha loãng để tưới...


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

40
4.4. Phân bón cho vườn quả


<i>4.4.1. Các loại phân bón </i>
<i>a. Phân Đạm </i>


Đạm là yếu tố quan trọng đối với tất cả các cơ thể sống vì nó là thành


phần cơ bản của protein. Trong cây đạm chiếm tỉ lệ từ 1 – 3% trọng lượng vật
chất khơ. Đạm có nhiều trong khi cây cịn non, khi ra hoa lượng đạm trong cây
giảm. Đạm tồn tại trong cây ở dạng protit đơn (aminoaxit), protein, ankaloit và
glucozit. Trong đất đạm tồn tại ở 3 dạng: Đạm hữu cơ trong thành phần mùn,
Đạm bị keo sét giữ chặt, Đạm ở dạng hồ tan Trong đó đạm hữu cơ trong mùn
chiếm đa số. Do vậy đất giàu mùn thường giàu đạm. Trong đất Việt Nam tỷ lệ
đạm biến động từ 0,042% (đất bạc màu) đến 0,62% (đất lầy thụt) và trung bình
là 0,12% (đất phù sa sơng Hồng).


Cây trồng được bón đủ đạm lá có màu xanh thẫm, diện tích lá lớn, chồi
búp phát triển nhanh, năng suất cao. Thiếu đạm lá có màu vàng, sinh trưởng phát
triển kém, còi cọc, năng suất thấp. Ngược lại, bón thừa đạm lá có màu xanh tối,
thân lá mềm, tỷ lệ nước nước cao, dễ bị sâu bệnh phá hoại.


Nguồn thu nhập đạm của đất:


+ Nước mưa hoà tan một lượng đạm trong khí quyển và được đưa vào đất.
Sấm sét tổng hợp nên NO3- bổ xung đạm cho đất. Vùng nhiệt đới, nơi đông dân


cư, vùng công nghiệp lượng đạm này cung cấp cho đất nhiều hơn. Lượng đạm
do mưa cung cấp biến động trong khoảng 1 – 20 kg/ha/năm.


+ Vi sinh vật sống cộng sinh với cây họ đậu có thể bổ sung cho đất 150 –
300 kg/ha/năm.


+ Vi sinh vật sống tự do cũng có thể cung cấp cho đất 5 – 20N kg/ha/năm.
+Phân bón vơ cơ, hữu cơ tàn thể động thực vật và đạm trong nước tưới.
Sự tiêu hao đạm trong đất do các nguyên nhân sau:


+ Do q trình phản đạm hố một lượng đạm bay vào khí quyển dưới


dạng N2, NH3


+ Rửa trôi đạm xuống dưới lớp đất sâu, vào mạch nước ngầm.
+ Một lượng đạm mất đi do xói mịn.


+ Cây trồng hút vào và lấy đi theo sản phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

41


<i>Một số loại phân đạm chính </i>


- Sulphat amôn: là một loại muối trắng kết tinh cơng thức hố học là
(NH4)2SO4, tỷ lệ đạm nguyên chất chiếm 20,8 – 21%; 23 – 24% lưu huỳnh;


0,025 – 0,05% axit sulfuric tự do. Sulfatamôn là loại phân tan trong nước, khi
bón vào đất NH4+ được keo đất hấp phụ. Bón sulfat liên tục đất mất dần canxi độ


chua tăng lên dần.


Do vậy, khi bón phân sulfat đạm phải kết hợp với bón vơi. Bón 1 tạ phân
sulfat đạm kết hợp với 1,3 tạ bột đá vơi. Hoặc bón kết hợp với các loại phân lân
chậm tan như apatit, photphorit, phân nhiệt luyện vừa nâng cao độ hoà tan phân
lân vừa giải phóng Ca2 để trung hồ H+ do sunfat đạm mang lại.


- Clorua amôn: là loại muối kết tinh màu trắng, ít chảy nước. Cơng thức
hoá học là NH4Cl, tỷ lệ đạm là 24 – 25% và tỷ lệ clo chiếm tới 66,6%. Phân dễ


tan trong nước. Khi bón phân vào đất lượng NH4 được keo đất hấp phụ. Bón liên


tục phân cũng làm cho đất mất dần Canxi và bị chua. Bón một tạ phân clorua


amôn cần kết hợp với 1,4 tạ bột đá vơi. Bón kết hợp phân chuồng để nâng cao
tính đệm cho đất.


- Nitrat amôn: kết tinh màu trắng, dễ chảy nước hay đóng cục. Để tránh
đóng cục thường trộn thêm 0,5 – 3% bột đá vôi, bột apatit, bột photphorit hoặc
bột thạch cao.


Cơng thức hố học là NH4NO3, nitrat amôn là loại phân tan trong nước, cả


hai gốc anion và gốc anion đều là gốc đạm. Vì vậy khi bón cho hiệu quả nhanh,
nhất là cho cây trồng cạn. Phân nitrat amôn không để lại ion thừa, bón ít bị chua
hơn phân sunfat amơn và clorua amôn. Phân nitrat amôn nguyên chất chứa 35%
N, một nửa đạm nằm dưới dạng NH4


+


và một nửa nằm dưới dạng NO3


-- Phân urê: cơng thức hố học là CO(NH2)2 với tỷ lệ N là 46%. Là muối


kết tinh màu trắng, khơng có mùi, dễ chảy nước. Sau khi bón phân vào đất, dưới
tác động của men ureaza ure sẽ bị phân huỷ phân nhanh thành (NH4)2CO3 nên


có tác dụng giống phân amơn. Amơn được tạo thành gặp môi trường kiềm cũng
dễ bị mất đạm dưới dạng NH3. Để tránh q trình amơn hoá trên mặt đất làm


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

42


cây trồng, nên đối với cây mẫn cảm với biure 1% hoặc ít mẫn cảm 1-2%, cần


phải bón đều, tránh tập trung một chỗ.


<i>b. Phân lân </i>


Trong cây tỷ lệ lân chiếm 0,08 – 1,4% chất khô và lân trong hạt cao hơn
trong thân lá. Lân xúc tiến phân chia tế bào, tạo thành chất béo và protein; Thúc
đẩy việc ra hoa kết quả, hình thành và quyết định phẩm chất hạt giống; Hạn chế
tác hại của việc bón phân thừa đạm; Kích thích sự ra rễ đặc biệt là rễ bên và lông
hút; Tăng khả năng chống đổ cho cây. Lân trong cây tồn tại ở dạng vô cơ
(octhophotphat), khi hút lân một phần tồn tại ở dạng này cịn một phần bị este
hóa và trở thành lân hữu cơ (nucleoprotit, photphoprotit, sacarophotphat…).
Trong rơm rạ có tới 80% là lân vơ cơ. Lân ở bộ phận sinh sản nhiều hơn ở cơ
quan sinh dưỡng, lân vô cơ ở lá và rễ nhiều hơn ở thân. Cây hút lân dưới dạng
ion H2PO4-, HPO42-, ngoài ra có thể hút một ít dưới dạng hữu cơ. Trong đất, tỉ lệ


lân trung bình khoảng 0,02 – 0,08%. Lớp đất mặt thường có hàm lượng lân cao
hơn. Đất Việt Nam có từ 0,02 – 0,12% lân tùy thuộc loại đất. Dạng lân tồn tại
trong đất chủ yếu trong thành phần của mùn (lân hữu cơ), dạng photphat canxi,
photphat sắt… (lân vô cơ).


Cây non rất mẫn cảm với việc thiếu lân. Thiếu lân ở thời kỳ cây con sẽ
ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây. Do vậy thiếu lân ở thời kỳ cây con sẽ
ảnh hưởng rất xấu đến sinh trưởng của cây. Do vậy cần bón đủ lân ngay từ đầu,
tức là bón lót đầy đủ lân.


<i>Một số dạng lân chính </i>


- Phân lân tự nhiên: là loại quặng chứa lân thiên nhiên được nghiền nhỏ
dùng làm phân bón cho cây trồng. Phân lân tự nhiên ở nước ta có 2 loại: Apatit
và photphorit.



+ Apati: Ca10(PO4)6X2 trong đó X có thể là Cl, F, OH, CO2… Apatit có 3


loại là: Quặng giàu loại I chứa 37 – 40% P2O5, quặng trung bình chứa 30 – 37%


P2O5 (quặng từ 35 – 37% được chế biến thành supe lân Lâm thao, quặng 30 –


35% được chế biến thành phân lân Văn điển – thermophotphat) và quặng nghèo
dưới 30% P2O5 (nghiền thành bột khơng qua chế biến). Apatit có hàm lượng lân


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

43


+ Photphorit: tương tự như apatit nhưng có nguồn gốc trầm tích, mềm,
xốp, dễ tán bột hơn apatit đồng thời có nhiều sắt và nhơm tự do hơn. Photphorit
có chứa nhiều lân dễ tiêu hòa tan trong 2% axit citric hơn apatit


- Phân lân chế biến: là loại phân lân được chế biến từ quặng phốt phat có
trong tự nhiên nhưng cách chế biến khác nhau.


+ Phân lân chế biến bằng axit là supe lân: Ca(H2PO4)2 và CaSO4 đây là


loại lân được chế biến bằng cách tác động H2SO4 với apatit. Trong đó có tỷ lệ


P2O5 trong supe lân bằng ½ tỷ lệ P2O5 trong quặng. Khi chế biển người ta


thường dùng quặng giàu để có tỷ lệ lân trong supe lân đạt 18%.


Một loại phân lân chế biến bằng axit nữa là phân lân kết tủa với thành
phần chính là Ca(HPO4)- là hợp chất phốt phát dicanxi, dạng bột trắng, không



tan trong nước, nhẹ xốp, chứa 27 – 36% P2O5, tan trong dung dịch pitoman.


Thích hợp bón cho đất chua, giá trị kém hơn supelan, đồng thời có thể cho gia
súc ăn nếu thức ăn thiếu lân.


+ Phân lân chế biến bằng nhiệt được gọi là phân lân nung chảy hay phân
lân nhiệt luyện, gồm: Thermophotphat (nung chảy văn điển, photphat canxi,
photphat magie), hàm lượng P2O5 khoảng 16%. Tomat sản xuất từ quặng apatit và


xỉ gang thép, hàm lượng P2O5 khoảng 7 – 8%, cũng có thể lên đến 15 – 20%


Phân lân nung chảy Văn Điển được chế biến bằng cách nung apatit với
xúc tác Serpetin ở nhiệt độ 1450 – 1500oC. Tại nhiệt độ này toàn bộ hỗn hợp bị
chảy ra như khối thuỷ tinh lỏng. Sau khi làm nguội và nghiền nhỏ lân nung chảy
là loại bột mịn, vơ định hình óng ánh như thủy tinh nên gọi là phân lân thủy tinh.
So với supe lân, phân lân nung chảy dễ chế biến hơn, không cần quặng
giàu. Phân lân nung chảy dễ bảo quản, khơng có axit tự do, phân có phản ứng
kiềm nên thích hợp với đất chua.


<i>c. Phân kali </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

44


từ lá đến các cơ quan dự trữ nhất là đường và tinh bột; Kali làm tăng khả năng
chống rét cho cây; Kali xúc tiến sự hình thành bó mạch nên làm cho cây cứng
cáp, chống đổ, chống sâu bệnh hại.


Trong đất kali tồn tại ở 3 dạng: Kali nằm trong thành phần khoáng; Kali
trao đổi là kali được hấp phụ trên bề mặt keo đất, chiếm 0,8 – 1,5% kali tổng số
trong đất; Kali hoà tan trong dung dịch đất. Kali hoà tan chỉ chiểm 10% lượng


kali trao đổi. Ba dạng kali này có thể chuyển hố cho nhau. Kali trong thành
phần khống có thể chuyển thành kali trao đổi và chuyển thành kali hoà tan
trong dung dịch và ngược lại.


Từ kali trong khoáng vật chuyển dần thành kali hoà tan gọi là hiện tượng
phục hồi kali trong đất. Ngược lại, từ kali hồ tan có thể chuyển thành kali trong
khoáng vật gọi là hiện tượng giữ chặt kali trong đất.


Sự cân bằng kali trong đất chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: Hàm
lượng mùn và chất hữu cơ cao làm cho kali ít bị keo sét giữ chặt; Nhiệt độ tăng
sẽ tăng cường sự giải phóng kali; Sự thay đổi của ẩm độ đất: khi ẩm độ đất giảm
có hiện tượng tăng kali trao đổi ở đất có hàm lượng kali trao đổi trung bình hoặc
thấp, nhưng ở đất có hàm lượng kali trao đổi cao thì độ ẩm đất giảm kéo theo
việc cố định kali.


Nhìn chung, khi cân bằng kali bị phá vỡ thì có sự giải phóng hoặc giữ
chặt kali để tạo nên thế cân bằng mới. Khi bón q nhiều phân khống, đất có độ
pH thấp, làm đất không tốt sẽ gây trở ngại cho việc hút kali


<i>Một số dạng kali </i>


+ Kali sulfat: Công thức hóa học là K2SO4 là loại muối kết tinh màu trắng


tinh khiết, tan trong nước, chứa 45 - 48% K2O, phân khơng hút ẩm, ít chảy


nước, vị hơi đắng. Kali sulfat là loại phân tốt có thể bón cho nhiều loại cây.
Ngoài việc cung cấp kali, phân còn cung câp lưu huỳnh cho cây nhất là những
cây cần nhiều lưu huỳnh và những cây cần nhiều kali nhưng mẫn cảm với clo.


+ Kali clo rua: Cơng thức là KCl, kết tinh màu trắng, có vị mặn, để lâu dễ


đóng cục, tan trong nước, chứa 58 - 62% K2O, được điều chế từ quặng syvinit


dựa vào độ hoà tan của các muối này khác nhau khi tăng nhiệt độ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

45


+ Tro bếp là nguồn phân kali quan trọng có thể tận dụng ở nơng thơn. Bón
tro bếp ngồi việc cung cấp kali còn cung cấp lân và canxi.


Trong tro bếp kali tồn tại dưới dạng K2CO3 là dạng kali thích hợp với tất


cả các loại cây trồng. Tro rơm rạ cây ngũ cốc giàu kali; tro các loại thân gỗ ít
kali hơn nhưng giàu CaO.


Kali trong tro bếp dễ bị mất đi nếu bảo quản ẩm. Tro có thể bón cho tất cả
các loại cây cũng như các loại đất, có thể dùng bón lót hoặc bón thúc.


+ Bicacbonat canxi (KHCO3) là loại phân kết tinh màu trắng khôgn chảy


nước, chứa 40 – 46% K2O, dưới 2% Cl, là loại phân tốt, dễ bảo quản, dùng bón


cho cây trồng trên đất chua.


+ Magie kali: Chứa 33- 36% K2O, 14 – 17% MgSO4, 1/1000 B2O3, là loại


phân kép rất thích hợp bón trên đất chua đã bón vơi.


<i>d. Phân vi lượng </i>


Nguyên tố vi lượng là nguyên tố có hàng lượng từ 10-4 - 10-5 theo trọng


lượng của chất khô. Mặc dù cây yêu cầu lượng không lớn nhưng mỗi nguyên tố
đều có vai trị xác định trong đời sống của cây và không thể thay thế lẫn nhau.
Thiếu nguyên tố vi lượng cây bị bệnh, phát triển khơng bình thường, nhưng nếu
thừa thì cây bị ngộ độc. Tám nguyên tố đườc xếp vào nguyên tố vi lượng là Fe,
Mg, Zn, Cu, Bo, molipden, Co và Cl.


Vai trị chủ yếu của các chất vi lượng là hình thành và kích thích các hoạt
động của các hệ thống men trong cây. Vì nguyên tố vi lượng xúc tiến, điều tiết
toàn bộ các hoạt động sống trong cây như quang hợp, hơ hấp, hút khống và vận
chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây. Ví dụ: Môlipden và Mg cần cho sự
chuyển hoá đạm trong tế bào và trong cây. Zn đóng vai trị quan trọng trong việc
tổng hợp protêin, trong việc hình thành một số loại chất kích thích sinh trưởng.
Đồng thời có vai trị trong hoạt động quang hợp và hô hấp của cây, Mg cần cho
sự hơ hấp và trao đổi đạm, Fe có tác động đến việc hình thành và thối hố diệp
lục và việc tổng hợp protein trong lục lạp.


<i>Nguyên nhân thiếu vi lượng: Thiếu tuyệt đối: Do đất không có hoặc có ít </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

46


<i>khơng hút được một nguyên tố đối kháng với nó có quá nhiều trong đất. Sản </i>
xuất thâm canh tạo ra năng suất sản lượng cao thì yêu cầu nhiều nguyên tố vi
<i>lượng với lượng lớn. Ít trả lại tàn dư cây trồng, lượng phân hữu cơ bón cho đất ít </i>
hơn, bón phân hố học tinh khiết khơng để lại ion thừa trong đất cũng dẫn đên
thiếu vi lượng trong đất.


Đối với vườn quả thì phân vi lượng có vai trò rất quan trọng. Người làm
vườn thường sử dụng kết hợp phân vi lượng và các chất điều tiết sinh trưởng
nhằm làm tăng năng suất, chất lượng và làm cho quả có mẫu mã sáng đẹp hơn.



<i>e. Phân phức hợp </i>


Phân phức hợp là loại phân trong thành phần chứa nhiều nguyên tố dinh
dưỡng. Có loại phân phức hợp chứa các nguyên tố đa lượng, vừa chứa các
nguyên tố vi lượng và đôi khi cịn có cả thuốc trừ cỏ, chất kích thích.


Tuỳ theo cách chế biến mà người ta chia thành hai loại: Phân hỗn hợp và
phân phức hợp. Phân hỗn hợp là loại phân có 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng
đựoc tạo thànhbằng cách trộn cơ giới các loại phân với nhau.


Phân phức hợp là loại phân được sản xuất bằng cách cho các chất tác
động với nhau để tạo thành sản phẩm mới do các phản ứng hoá học xảy ra.


Ưu điểm của phân phức hợp: Tỷ lệ chất dinh dưỡng cao, ít để lại ion thừa
khi bón nên phù hợp với đất mặn vì không làm tăng muối tan trong đất. Tiết
kiệm chi phí trong bảo quản, vận chuyển và bón phân. Bón một lần được nhiều
nguyên tố dinh dưỡng, nên tránh được hiện tượng mất cân đối dinh dưỡng. Đặc
biệt thuận lợi ở những nơi người nơng dân chưa có kiến thức về việc bón phân
cân đối.


<i>g. Phân hữu cơ </i>


Phân hữu cơ gồm các loại chất hữu cơ khi vùi vào đất được vi sinh vật
phân giải và có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Vai trò quan trọng
của phân hữu cơ là khả năng cải tạo đất. Thành phần và tính chất của các loại
phân hữu cơ là rất khác nhau.


Nhìn chung phân hữu cơ bao gồm: Phân bắc, nước giải, phân gia súc, phân
gia cầm, phân xanh, rác thải đô thị sau khi được ủ thành phân ủ, phế phẩm của
công nghệ chế biến thực phẩm và tàn dư của thực vật khi vùi trực tiếp vào đất



</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

47


vật phân giải, giải phóng dinh dưỡng dễ tiêu cho cây. Tăng khả năng hồ tan các
chất khó tan trong đất. Các chất hữu cơ sau khi mùn hoá làm tăng khả năng hấp
phụ trao đổi của đất, ngăn ngừa sự rửa trơi dinh dưỡng nhất là với đất có thành
phần cơ giới nhẹ. Tăng tính đệm cho đất giữ cho pH đất ít thay đổi. Ngồi ra
phân hữu cơ cịn có tác dụng cải tạo tính chất lý học của đất như kết cấu đất, khả
năng thấm nước và giữ nước, điều hịa nhiệt độ đất. Cải tạo tính chất sinh học
đất như tăng khả năng hoạt động của VSV đất, giun đất, tăng cường trao đổi
chất của cây.


<i>Các loại phân hữu cơ </i>


- Phân chuồng là loại hỗn hợp phân, nước giải do gia súc bài tiết ra cùng
với chất độn chuồng và thức ăn thừa của gia súc. Thành phần của phân chuồng
thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào các loại gia súc, thức ăn gia súc và thành phần
chất độn chuồng.


Phân chuồng bón vào đất ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và
có tác dụng tốt đến tính chất vật lý, hố và sinh học đất, nó cịn chứa một số chất
kích thích sinh trưởng có tác dụng tốt đến bộ rễ của cây trồng. Mặt khác, quá
trình phân giải phân chuồng giải phóng CO2 có tác dụng làm tăng độ hoà tan


một số chất như CaCO3, Ca2(PO4)2 cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây, một


lượng CO2 thốt ra ngồi khí quyển làm tăng cường độ quang hợp của lá cây


trồng nhất là những cây thân thấp.



Khi sử dụng phân chuồng người ta thường ủ phân trước khi bón nhằm
giảm cơng vận chuyển, bón phân, hạn chế cỏ dại, tiêu diệt nguồn vi sinh vật gây
bệnh và phát huy hiệu lực của phân ngay từ vụ đầu.


- Phân xanh là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất của
cây. Phân xanh thường được sử dụng tươi, khơng qua q trình ủ. Vì vậy, phân
xanh chỉ phát huy hiệu quả sau khi được phân huỷ. Cho nên người ta thường
dùng phân xanh để bón lót cho cây hàng năm hoặc dùng để “ép xanh” (tủ gốc)
cho cây lâu năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

48


cho cây trồng. Cây họ đậu cịn có khả năng hút lân khó tiêu và kali từ những lớp
đất sâu mạnh hơn nhiều loài cây khác.


Cây phân xanh dễ trồng, phát triển nhanh và mạnh. Ngoài việc được sử
dụng làm phân bón cho cây trồng, các lồi cây phân xanh cịn được dùng để làm
cây phủ đất, cây che bóng, cây giữ đất chống xói mịn, cây cải tạo đất, nâng cao
độ phì nhiêu của đất.


Cây phân xanh có nhiều lồi và phần lớn có khả năng thích nghi rộng
cho nên cây phân xanh có thể trồng được ở nhiều nơi và có thể nói, nơi nào cũng
có thể trồng được cây phân xanh. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta,
chúng ta có tập đồn cây phân xanh rất phong phú. Với điều kiện khí hậu ẩm,
mưa nhiều, nhiệt độ cao, q trình rửa trơi, xói mịn đất diễn ra với cường độ
lớn, các loại cây phân xanh có vai trị rất to lớn trong việc gìn giữ, cải tạo đất và
góp phần rất đắc lực làm tăng năng suất các loại cây trồng.


Các loài cây phân xanh được trồng nhiều nơi ở nước ta là: muồng, điền
thanh, đậu nho nhe, keo dậu, cỏ stylô, trinh nữ không gai, v.v..



Cây phân xanh có khả năng thích nghi lớn, nhưng khơng phải lồi cây
nào ở đâu trồng cũng được. Năng suất chất xanh và khả năng phát triển của các
lồi cây có thể thay đổi tuỳ theo chân đất và điều kiện cụ thể ở từng nơi. Có lồi
thích hợp ở ruộng lúa, có lồi thích hợp ở các chân đất đồi, có lồi thích hợp ở
các chân đất cát, có lồi thích hợp ở các tỉnh Nam Bộ, có lồi thích hợp ở các
tỉnh miền núi phía Bắc, v.v.. Vì vậy, cần lựa chọn các lồi thích hợp với điều
kiện của địa phương để trồng mới thu được kết quả tốt. Cây phân xanh cũng
thường chỉ phát huy tác dụng trong những cơ cấu nhất định với các lồi cây
trồng, vì vậy cần lựa chọn những cơ cấu cây trồng hợp lý với thành phần cây
phân xanh phù hợp để trồng xen, trồng gối hoặc luân canh.


<i>4.4.2. Bón phân cho cây ăn quả </i>
<i>a. Xác định nhu cầu phân bón của cây </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

49


<i>b. Thời kỳ bón phân </i>


- Bón lót vào hố trước khi trồng cây từ 15 – 30 ngày.


- Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Bón phân sẽ tạo cho cây sinh trưởng tốt có bộ
khung tán vững chắc, cho cây nhanh chóng bước vào thời kỳ kinh doanh.
Thường cứ trước mỗi đợt lộc thì tiến hành tưới nước phân chuồng hoặc phân
NPK pha loãng cho cây. Tùy vào giống, tuổi cây mà có lượng bón thích hợp.


- Thời kỳ kinh doanh: thường bón vào các giai đoạn:


+ Sau khi thu hoạch quả nhằm khôi phục sức sinh trưởng cho cây, chuẩn
bị cho đợt lộc cành mới, làm cơ sở cho đợt quả năm sau. Thường bón kết hợp


phân chồng, phân vi sinh và phân NPK.


+ Trước khi ra hoa: nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây, thúc đẩy ra
hoa, tăng tỉ lệ đậu quả. Thường bón bằng phân chuồng pha loãng (1/10) và
phân N, kali.


+ Thúc nuôi quả: bón vào lúc sau khi hoa nở hết bước vào thời kỳ đậu
quả, cây có hiện tượng rụng quả non... bón để hạn chế rụng quả và đẩy nhanh
tốc độ phát triển của quả. Thường bón đạm và kali. Có thể phun lên cây các loại
phân hỗn hợp để tăng tỉ lệ đậu quả, chất lượng quả.


+ Bón trước đợt cành thu: vì đối với nhiều loại cây ăn quả thì đợt cành thu
là đợt cành rất quan trọng vì là đợt cành mang quả cho vụ thu hoạch sau. Bón
thúc đợt này tạo điều kiện cho cành thu mọc khỏe, sung sức, chuẩn bị tốt cho vụ
quả sau, khắc phục hiện tượng ra quả cách năm. Loại phân bón thường dùng là
đạm, lân và kali.


<i>c. Phương pháp bón phân </i>


Tùy thuộc vào sự phân bố của bộ rễ, thời kỳ sinh trưởng, đất trồng và loại
phân mà có cách bón khác nhau.


- Bón nơng trên mặt với vườn quả vùng đồng bằng, trước khi bón xới đất
xung quanh, cách gốc 40 – 50cm, làm sạch cỏ và bón phân đều trên bề mặt,
xong phủ một lớp đất mỏng để che kín phân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

50


- Phun phân lên lá: Sử dụng cho bón thúc ni quả hoặc bón khi cây đang
ra hoa.



4.5. Đốn tỉa tạo hình, tạo tán


Đốn tỉa tạo hình tạo tán là một trong những vấn đề cơ bản của nghê trồng
cây ăn quả, quan trọng khơng kém bón phân, tưới nước và phịng trừ sâu bệnh.


<i>4.5.1. Đốn tạo hình tạo tán </i>


- Vai trị của đốn tạo hình


+ Khi cắt tạo hình thì tạo cho cây có bộ cành khung khỏe mạnh, đều nhau
phân bố hợp lý trong không gian để sau này cây có bộ khung tán đều, các phần
tán đầu có thể tiếp nhận được ánh sáng đầy đủ.


+ Nhằm cho cây có đầy đủ ánh sáng để tăng khả năng quang hợp mới có
điều kiện tăng sản lượng, chất lượng quả trên cây.


+ Cắt tỉa tạo hình sẽ rút ngắn được khoảng cách giữa rễ và tán lá, tạo cho
cây có độ cao vừa phải, tán cây phan bố hợp lý để cây sớm có hoa, quả.


- Kỹ thuật đốn tỉa tạo hình


+ Thường tiến hành trong thời kỳ vườn ươm cho đến 2 – 3 năm đầu trồng.
Trong thời kỳ này tiến hành để các cành khung. Số cành khung thường là 3 – 5
cành tùy vào giống và phương pháp nhân giống.


+ Sau khi trồng cây cao khoảng 60 – 80cm thì tiến hành bấm ngọn để cây
sinh trưởng cành. Trong các cành mọc ra để lại từ 3 – 4 cành về các hướng, còn
lại cắt bỏ. Đây là các cành cấp 1 hay còn gọi là cành khung.



+ Khi cành khung phát triển một thời gian lại tiếp tục bấm ngọn cành
khung để ra cành cấp 2. Làm tương tự như với cách để cành khung ta được các
cành cấp 2, cấp 3... cho đến khi có bộ khung tán ổn định thì dừng lại để cây
bước vào thời kỳ cho quả.


<i>4.5.2. Đốn tỉa cành, tỉa quả </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

51


- Công việc đốn tỉa này thường tiến hành vào thời kỳ sau khi thu hoạch
quả. Tiến hành cắt bỏ cành già yếu, cành sâu bệnh, cành khô, cành la, cành
vượt... Nhưng chú ý cắt nhẹ vì nó cịn liên quan đến bộ lá của cây. Đối với hoa
quả non nên tiến hành tỉa bớt những đợt hoa quả ra quá sớm hoặc quá muộn,
trên cùng một cành quả nếu để quá nhiều quả thì quả sẽ nhỏ và chất lượng
không cao nên tỉa bớt...


4.6. Phòng trừ sâu bệnh hại trong vườn


<i>4.6.1. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh trong vườn </i>


Cây ăn quả có sản phẩm là quả. Đó là loại thực phẩm được dùng tươi
hoặc thông qua chế biến đều yêu cầu phải sạch, không có các dư lượng hố chất
bảo vệ thực vật cũng như các mầm mống, tàn dư của sâu bệnh.


Cây ăn quả thường được trồng trong vườn nhà hay trong vườn cây gần
nhà. Vì vậy, môi trường trong vườn cần sạch sẽ, không bị ô nhiễm vì nó rất dễ
ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, vật nuôi.


Hệ sinh thái vườn cây ăn quả là HST tương đối ổn định (ổn định hơn HST
ruộng) vì các mối quan hệ giữa các lồi vi sinh vật thường tương đối bền vững.


Do đó cơng tác phịng trừ sâu bệnh trong các vườn cây ăn quả cần được tiến
hành trên cơ sở một số nguyên tắc sau:


+ Sử dụng các giống chống chịu sâu bệnh, gốc ghép chống chịu sâu bệnh.
Thâm canh tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, bằng cách đó
nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh của cây.


+ Bảo vệ và phát huy các loài thiên địch, thu hút các loài thiên địch, tạo
điều kiện cho chúng cư trú và phát triển.


+ Tích cực sử dụng các biện pháp đấu tranh sinh học như: thả gà ra vườn
cho chúng nhặt sâu, làm chỗ đặt thức ăn thu hút chim sâu và các loài chim khác
vào cư trú trong vườn.


+ Giữ gìn vệ sinh vườn cây, kịp thời thu gom lá, hoa, quả rụng, cành
gãy… Hàng năm tiến hành quét nước vơi hoặc thuốc Bcđơ vào gốc cây.


+ Thường xun quan sát, theo dõi diễn biến và phát sinh sâu bệnh trên
cây. Hàng ngày ngắt các lá, quả bị sâu bệnh, bắt giết sâu xuất hiện trên cây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

52


<i>4.6.2. Các phương pháp phòng trừ sâu bệnh </i>
<i>a. Phương pháp phòng trừ bệnh </i>


<i>- Sử dụng giống chống bệnh: Dùng giống chống bệnh, hạt giống, cây </i>


giống không bị bệnh là biện pháp chủ động phòng trừ các loại bệnh hại. Tuyển
lựa các giống chống một loại bệnh có tác dụng giải quyết vấn đề bệnh hại trong
thời gian dài, giảm tổn thất do bệnh và chi phí cho các biện pháp phòng trừ


<i>khác. </i>


- Biện pháp canh tác: Những biện pháp canh tác như làm đất, thời vụ gieo
trồng thích hợp, bón phân hợp lý, luân canh… đều nhằm mục đích là đạt được
năng suất cao và ổn định. Những biện pháp kỹ thuật vừa có tác dụng làm cho
cây sinh trưởng tốt, vừa hạn chế và tiêu diệt bệnh hại bảo vệ cây trồng được


Biện pháp canh tác phòng bệnh chủ động và trong nhiều trường hợp có
tác dụng chữa bệnh hiệu quả cao. Biện pháp này đơn giản, dễ kết hợp với các
biện pháp khác.


- Biện pháp sinh học là biện pháp dùng các sinh vật có ích hoặc các chất
kháng sinh do chúng sản sinh ra để diệt các ký sinh gây bệnh hại cây trồng. Ưu
điểm của biện pháp này là diệt các ký sinh gây bệnh hại cây trồng, người và gia
súc, không gây ô nhiễm môi trường. Nhược điểm: đầu tư nghiên cứu cho biện
pháp này chưa nhiều, ứng dụng trong sản xuất còn hạn chế, giá thành cao. Đây
cũng là biện pháp có triển vọng trong tương lai.


Biện pháp sinh học phòng trừ bệnh hại được nghiên cứu và ứng dụng theo
3 hướng sau: Sử dụng các siêu ký sinh trùng hoặc ký sinh bậc 2- Sản xuất thuốc
sinh vật. Sử dụng các sinh vật đối kháng và các chất kháng sinh. Sử dụng
Fitonxit


- Biện pháp cơ lý học: Bao gồm các phương pháp phịng trừ có tác dụng
gián tiếp hoặc trực tiếp tiêu diệt mầm mống của bệnh. Nhổ bỏ các cây bị bệnh
và các ký chủ cỏ dại hoặc cắt đi các cành bị bệnh để ngăn ngừa sự lây lan.


- Biện pháp kiểm dịch thực vật nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu giống cây
trồng, nơng sản có các nguồn bệnh hại chưa có trên đồng. Các loại bệnh chưa
xuất hiện trên các cây trồng trong nước đều là bệnh thuộc đối tượng kiểm dịch


đối ngoại. Có loại bệnh mới xuất hiện ở một vùng nào đó trong nước thuộc đối
tượng kiểm dịch đối nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

53


tác dụng nhanh. Trong trường hợp có xuất hiện nguy cơ nạn dịch, hoặc khi bệnh
mới phát hiện thì biện pháp hố học có tác dụng ngăn chặn và dập tắt sự phát
triển lan rộng của bệnh, bảo vệ năng suất


<i>b. Phương pháp phòng trừ sâu hại </i>


Giống như các phương pháp phòng trừ bệnh hại. Bao gồm các biện pháp
như biện pháp canh tác, biện pháp vật lý, cơ giới, biện pháp sinh học và biện
pháp hóa học.


Nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc BVTV


+ Đúng lúc: Phun khi sâu non tuổi nhỏ, mật độ cao và vết bệnh mới xuất
hiện. Không phun khi cây đang nở hoa, sắp thu hoạch, trời mưa to, nắng nóng…


+ Đúng thuốc: Loại dịch hại nào gây hại thì dùng thuốc đó. Thay đổi
thuốc để tránh quen thuốc và hình thành tính kháng thuốc


+ Đúng liều lượng, nồng độ sử dụng: Tuân thủ đúng hướng dẫn


+ Đúng cách: Tuân thủ tuần tự pha thuốc, không pha hỗn hợp nhiều loại
thuốc. Tùy loại dịch hại mà phun lên ngọn, bẹ lá hay vào gốc….


4.7. Thu hoạch bảo quản



<i>4.7.1. Thời điểm thu hoạch </i>


Độ chín sinh lý hay độ chín thu hái: Quả đã hồn tất q trình sinh trưởng
tự nhiên đảm bảo q trình chín đang xảy ra. Lúc này có thể thu hoạch được


Chín thương phẩm: là một thời điểm nhất định trong q trình phát triển
quả, đáp ứng được mục đích sử dụng của người sản xuất và tiêu dùng.


Đánh giá độ chín: Sử dụng phương pháp đánh giá cảm quan qua màu sắc,
mùi vị, độ cứng….


<i>4.7.2. Phương pháp thu hoạch </i>


Có nhiều phương pháp thu hoạch tùy thuộc vào loài cây, mức độ thâm
canh của vườn mà có phương pháp thu hoạch phù hợp. Có thể thu hoạch bằng
tay hoặc bằng máy.


<i>4.7.3. Bảo quản sản phẩm sau thu hoạch </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

54


Đối với các sản phẩm của vườn thì chủ yếu sử dụng các phương pháp bảo
quản như:


+ Bảo quản thơng thống tự nhiên: thường áp dụng ở các gia đình, thời
gian bảo quản khoảng 3-4 tháng, tùy loại nông sản. Bảo quản đổ đống, (quả, củ)
đóng sọt (rau), trên giàn che( khoai tây, hành tỏi)


+ Bảo quản kín: trong hầm đất nơi mạch nước ngầm thấp, ít mưa, đào
chìm hồn tồn hoặc nửa chìm phun thuốc sát trùng, đẻ khô ráo rồi mới xếp


nơng sản vào. Diện tích tùy u cầu của số lượng thường h<1m. Yêu cầu ẩm
75-80%, nhiệt độ 15oC trong hầm.


+ Bảo quản lạnh: không quá 24h sau khi thu hoạch phải cho vào bảo quản
lạnh, chống thốt hơi nước, khắc phục tính trạng lạnh đông bằng cách tạo những
tinh thể nhỏ như tuyết.


+ Bảo quản trong vật liệu xốp: cát được làm sạch, khơ


+ Bảo quản hóa chất: Sunfit hóa rau quả bằng SO2 hoặc H2SO3, chúng là


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

55
Chương 5


VƯỜN TẠP VÀ KỸ THUẬT CẢI TẠO VƯỜN
5.1.Vườn tạp và đặc điểm của vườn tạp


<i>5.1.1. Khái niệm vườn tạp </i>


Vườn tạp là vườn quảng canh, là vườn đầu tư lạo động, vật tư, hàm lượng
kỹ thuật ít, hiệu quả kinh tế thấp. Vườn tạp là vườn trồng nhiều loại cây ăn quả
theo kiểu “mùa nào thức ấy” để cải thiện dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng
ngày của gia đình.


Vườn tạp có thể là vườn trồng một loại cây nhưng nhiều giống khác nhau,
tuổi cây khác nhau dẫn đến trái to nhỏ khác nhau, màu sắc quả không đồng nhất,
năng suất khác nhau và giá trị kinh tế kém


Vườn trồng lẫn lộn nhiều loại cây ăn quả (có từ 3 giống hoặc lồi trở lên).
Vị trí trồng bố trí tùy tiện, sử dụng khơng gian không hợp lý. Trong quần thể cây


trồng ở các vườn mối tương hỗ giữa các cây cùng loài và khác loài diễn biến
theo chiều nghịch hơn là thuận, có sự cạnh tranh gay gắt về ánh sáng, độ ẩm và
nguồn dinh dưỡng.


Vườn chỉ có 1 – 2 chủng loại cây ăn quả, nhưng chất lượng giống không
tốt. Do thiếu chuyên môn, cây giống khơng kiểm sốt được tiêu chuẩn, cây
giống bị sâu bệnh.


Vườn đã được trồng 1 - 2 chủng loại cây ăn quả đủ tiêu chuẩn về giống
song việc đầu tư, chăm sóc, bón phân, tưới nước, quản lý vườn cây không đúng
kỹ thuật, dẫn đến cây trong vườn sinh trưởng kém, chậm ra hoa, kém đậu quả,
sâu bệnh phát sinh khơng được phịng trừ kịp thời dẫn đến năng suất thấp, chất
lượng kém. Vì vậy thu nhập hàng năm trên vườn thấp.


Vườn trồng cây ăn quả xen với nhiều loại cây trồng khác như sắn, cây lấy
gỗ (xoan, lát hoa, gió trầm, keo) hoặc các cây khác như tre, mây…Trong vườn
không nhận thấy cây trồng nào là chủ lực. Loại vườn này thường cho thu nhập
rất thấp.


<i>5.1.2. Đặc điểm của vườn tạp </i>


Vườn đa dạng về củng loại cây trồng, chủng loại giống cây trồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

56


Sản phẩm đa dạng nhưng khơng mang tính chất hàng hóa.
Hiệu quả kinh tế thấp


<i>5.1.3. Thực trạng vườn tạp ở nước ta </i>



Xét về quy mơ thì diện tích cây ăn quả ở các vùng trong cả nước không
ngừng tăng nhanh. Được mở rộng và phát triển trên nhiều loại đấtvới nhiều loại
quy mô và phương thức sản xuất. Tuy nhiên việc phát triển vườn còn một số hạn
chế như:


- Phát triển vườn quả nói riêng và vườn trang trại nói chung cịn thiếu quy
hoạch và khơng xác định rõ loại cây ăn quả chính cho từng vùng, từng địa
phương và bản thân từng hộ gia đình.


- Trồng cây chạy theo thị trường: Trên thị trường sản phẩm nào tiêu thụ
tốt thì trồng, những sản phẩm nào đang trồng mà tiêu thụ khơng tốt thì chặt bỏ…
Vì vậy giá cả lệ thuộc hồn tồn vào thị trường.


- Chưa có các cơ sở sản xuất cây giống tốt, đạt tiêu chuẩn chất lượng, sạch
bệnh. Chưa có hệ thống quản lý các cơ sở sản xuất và kinh doanh cây giống, đặc
biệt là việc lựa chọn vật liệu nhân giống từ các cây đầu dòng, câu ưu tú…. Các
giống đem trồng không đủ tiêu chuẩn và lẫn tạp nên vườn cây không đồng đều
và chất lượng sản phẩm kém.


- Người sản xuất chưa được hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng và chăm
sóc cây ăn quả cặn kẽ, nên sau 3 – 4 năm trồng thì cây khơng ra quả hoặc ra quả
khơng đạt tiêu chuẩn chất lượng như mong muốn ban đầu nên đã phải chặt bỏ để
trồng cây khác.


- Tình trạng khơng đồng đều về giống, khơng thực hiện đầy đủ quy trình
kỹ thuật thâm canh, chăm bón tùy tiện đã dẫn đến sự chênh lệch khá lớn về năng
suất và chất lượng sản phẩm. Dẫn đến thu nhập của người làm vườn thấp, khơng
có điều kiện đầu tư thâm canh tiếp tục.


5.2. Kỹ thuật cải tạo vườn tạp



Từ thực trạng vườn tạp hiện nay cho thấy nhu cầu cải tạo và nâng cao chất
lượng sản phẩm cây ăn quả nói riêng và sản phẩm của vườn nói chung là rất cần
thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

57


Để cải tạo vườn tạp được tốt người làm vườn cần có: Hiểu biết về kiến
thức chuyên môn của nghề vườn, đối tượng cây trồng kinh doanh trong vườn.
Nắm được chủ trương chính sách phát triển kinh tế của địa phương, của ngành
nơng nghiệp về chính sách phát triển cây ăn quả. Phải có nguồn lực về tài chính
nhất định để đầu tư và cải tạo vườn tạp. Phải có thơng tin kinh tế về thị trường
cây ăn quả.


<i>5.2.1. Những việc cần chú ý khi cải tạo vườn tạp </i>


Phân tích đánh giá hiện trạng tình hình sinh trưởng, phát triển, năng suất
vườn cây, chú ý đến từng loại giống trong vườn để xác định loại cây, giống cây,
chọn cây cần cải tạo.


Phân tích điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước, phân bón, sâu bệnh hại
có ảnh hưởng đến sinh trưởng, khả năng ra hoa đậu quả của cây trồng. Để xác
định cần cải tạo đất vườn hay cải tạo chế độ canh tác, cải tạo hệ thống tưới
tiêu… trong vườn.


Đánh giá nguyên nhân và các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng sản phẩm để có hướng cải tạo phù hợp.


Xem xét đến các yếu tố kỹ thuật, thông tin thị trường, sức tiêu thụ sản
phẩm dẫn đến thu nhập thấp của vườn cây.



<i>Xây dựng kế hoạch cải tạo vườn tạp gồm: </i>


+ Cải tạo cơ cấu cây trồng trong vườn
+ Cải tạo giống cây ăn quả


+ Cải tạo đất vườn và hệ thống tưới tiêu
+ Cải tiến kỹ thuật canh tác


<i>5.2.2. Các nội dung cải tạo vườn tạp </i>
<i>a. Cải tạo về giống </i>


Các bước tiến hành trước khi cải tạo giống:


+ Kiểm tra xác định các giống hiện có trong vườn, xác định cây nào,
giống nào cần được cải tạo, chặt bỏ hoặc giữ lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

58


+ Xác định cây cần cải tạo: Những cây trồng nhiều năm không ra quả
hoặc ra quả ít. Những cây ra quả nhưng quả nhỏ, chất lượng quả kém, mẫu mã
xấu, nhiều hạt hoặc hạt to. Những cây bị nhiễm bệnh, bị sâu hại khơng có khả
năng phục hồi.


Các phương pháp cải tạo giống:


- Đối với cây đã xác định cho là ngon, năng suất cao cần được giữ lại và
tiến hành các bước cải tạo như sau:


+ Cắt tỉa cành hàng năm: Dùng kéo cắt bớt cành trong tán, cành vượt,


cành bị sâu bệnh, cành tăm. Việc cắt tỉa phải được tiến hành sau khi thu hoạch
quả hàng năm. Cắt tỉa hàng năm sẽ tạo lại dáng cho cây, tán cây có hình mâm
xơi đều về 4 hướng.


+ Bón phân: Sau khi cắt tỉa xong phải tiến hành bón phân ngay, bón
phân xung quanh tán cây. Dưới hình chiếu của tán, dùng cuốc, xẻng đào sâu
khoảng 20 - 25 cm, rộng 25 – 30 cm xung quanh tán. Sau đó dùng phân chuồng
hoai mục trộn lẫn với phân hỗn hợp NPK bón đều vào rãnh đã đào, lấp kín đất.
Có thể dùng phân pha lỗng, phân vi sinh tưới trực tiếp vào rãnh xung quanh
tán cây.


- Đối với những cây có quả nhưng chất lượng kém hoặc khơng ra quả thì
cần cải tạo theo hướng sau:


+ Thay thế bằng các giống khác có phẩm chất ngon, năng suất ổn định.
Bằng cách: Chặt bỏ cây cũ, vệ sinh vườn và trồng lại giống mới có phẩm chất
ngon, năng suất ổn định, được thị trường chấp nhận. Phương pháp này sẽ cho
thu hoạch sau từ 3 - 4 năm. Hoặc sử dụng phương pháp Ghép cải tạo giống mới
lên trên giống cũ.


- Đối với những cây già cỗi khơng có khả năng phục hồi, khơng cịn khả
năng cho quả thì nên chặt bỏ, đào hết rễ của cây cũ, cải tạo đất, có thể dùng vơi
bột để xử lý mầm bệnh có từ rễ cây cũ, phơi đất khoảng 20 – 25 ngày sau đó đào
hố trồng cây mới.


Chọn giống có năng suất phẩm chất tốt, phù hợp vớ điều kiện sinh thái
của vùng để trồng.


<i>b. Cải tạo đất vườn và hệ thống tưới tiêu </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

59


bón vừa thiếu vừa khơng hợp lý, thiếu lân, vơi khử chua. Khơng bón hoặc bón
thiếu nguyên tố vi lượng khiến hệ vi sinh vật trong đất hoạt động khó khăn,
không đủ chất dinh dưỡng cho cây. Ở các vườn tạp hệ thống tưới tiêu cũng
khơng được hồn chỉnh, về mùa khô không giữ được độ ẩm cho cây, về mùa
mưa cây bị ngập úng do thốt nước khó khăn, sâu bệnh tăng lên làm cho sinh
trưởng kém, năng suất thấp, thậm chí cịn làm cho cây bị chết.


Biện pháp cải tạo đất và hệ thống tưới tiêu:


+ Phải thường xuyên bồi bổ làm tăng độ mùn trong đất là rất cần thiết
bằng biện pháp tăng cường bổ sung phân hữu cơ cho cây, bổ sung đất phù sa,
đất ao cho vườn.


+ Cải tạo đất bằng cách trồng cây cải tạo đất; cày không lật đất; tăng số
lượng các loài sinh vật qua việc bổ sung chất hữu cơ cho vườn.


+ Phục hồi độ phì nhiêu cho đất bằng cách: Phịng chống xói mịn bằng
các biện pháp phủ đất, trồng cây phân xanh, dải cây ngăn ngừa xói mịn, rửa
trơi. Tăng chất hữu cơ bằng bón phân hữu cơ, phân ủ, trồng cây phân xanh. Sử
dụng các biện pháp làm đất để làm đất tơi xốp bằng cày, bừa…Thay đổi độ pH
đất hoặc chọn lựa cây trồng phù hợp. Bón phân để tăng hàm lượng dinh dưỡng
trong đất. Thúc đẩy hoạt động sinh học trong đất


+ Giữ gìn độ phì nhiêu của đất bằng cách: Hạn chế chăn thả súc vật để đất
khơng bị gí, chặt; Thả thêm giun vào đất; Gieo trồng cây có bộ rễ ăn sâu; Tủ đất
bằng các vật liệu hữu cơ; Trồng cây phân xanh để tăng chất dinh dưỡng cho đất,
chống xói mịn, hạn chế bốc hơi nước; Trồng cây phủ đất sau khi thu hoạch cây
trồng chính



+ Khơi thông mương rạch để mùa mưa nước khơng bị ngập úng. Phải có
hệ thống mương máng, ao tích nước tưới trong mùa khơ hanh.


<i>c. Cải tạo về kỹ thuật canh tác </i>


Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh phù hợp với từng giống cây từ
khâu làm đất, đào hố, mật độ trồng đến việc bón phân, tưới nước, tỉa cành tạo
tán, bảo vệ thực vật, trồng xen, trồng gối, thu hoạch và bảo quản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

60


<i>d. Cải tạo cấu trúc vườn </i>


Khi cải tạo cấu trúc cần đảm bảo nguyên tắc: Đảm bảo tính đa dạng, đảm
bảo yếu cầu sinh thái của các lồi cây về khơng gian và thời gian…


Cải tạo cấu trúc bằng cách: Thiết kế lại vườn, sắp xếp lại các lơ, hàng và
lồi cây trồng trong vườn. Cải tạo mật độ, khoảng cách trồng…


<i>5.2.4. Một số kỹ thuật thâm canh vườn </i>
<i>a. Đốn tỉa cành tỉa quả </i>


Nhằm điều tiết hình dạng, kích cỡ cây sao cho đạt hiệu suất quang hợp tối
ưu, tăng số cành hữu hiệu, dễ dàng áp dụng các biện pháp canh tác khác và thu
hoạch quả. Điều tiết sinh trưởng cây tập trung vào các bộ phận quan trọng nhất
của mỗi thời kỳ sinh trưởng nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là năng suất cao,
phẩm chất tốt. Tạo cho tán cây phát triển đầy khoảng cách trồng sớm, hiệu suất
đơn vị diện tích lá/ đơn vị diện tích đất đạt mức tối đa sớm, và kết quả là cho
quả mang tính kinh tế sớm sau khi trồng.



Các phương pháp cắt tỉa:


- Cắt tỉa cành sau khi thu hoạch, sau các đợt lộc: Cắt tỉa các cành la, cành
vượt, cành trong tán, cành sâu bệnh…


- Cắt tỉa hoa, quả: Khi ra hoa đậu quả non tỉa bớt quả để tập trung dinh dưỡng.


<i>b. Ghép cải tạo </i>


Để thúc đẩy nhanh việc thay đổi một cách cơ bản các giống xấu, làm tăng
hiệu quả kinh tế, hạ giá thành sản phẩm thì biện pháp ghép cải tạo là một giải
pháp kỹ thuật hữu ích. Ghép cải tạo được tiến hành với các vườn cây kém hiệu
quả, vào mùa xuân đốn hết các cành trên cây. Tuỳ từng cây mà đốn cao hay
thấp. Mục đích là để chúng phát triển các cành mới thuận lợi nhất để làm cành
ghép. Khi các cành đã phát triển đến độ bánh tẻ thì lấy mắt ghép ở các giống
mới có chất lượng và năng suất cao ghép vào các cành trên.


Đặc điểm của ghép cải tạo:Sử dụng gốc già để làm gốc ghép thì cành
ghép phát triển khoẻ hơn nhiều so với ghép vào cây non, lại mau cho quả và sai.
Tính trội hoàn toàn nghiêng về mắt ghép và không bị thối hố qua các
năm,khơng phải phá cây cũ trồng cây mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

61


- Tạo được giống có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu người sản xuất.


- Rút ngắn thời gian từ trồng đến cho quả. Thời gian cây ra hoa kết quả
được rút ngắn lại so với cây trồng từ ban đầu. Thời gian cây ghép cải tạo ra quả
lần đầu chỉ từ 1 – 2 năm tùy theo giống.



- Có khả năng rải vụ giữa các giống chin sớm, chin muộn làm tăng hiệu
quả sản xuất.


- Tiết kiệm công lao động và vốn đầu tư ban đầu.
Kỹ thuật ghép cải tạo


- Thời vụ ghép: Thường vào vụ xuân và vụ thu. Thời gian ghép thích hợp
nói chung vào 2 thời điểm: tháng 4 – 5 và tháng 8 - 9


- Tạo cành gốc ghép: Có 2 cách tạo cành gốc ghép


+ Đối với cây dưới 10 tuổi, thấp cây, phân nhánh ít, ở nơi dễ bắc thang,
ghế để đứng ghép thì tiến hành ghép trực tiếp trên đầu cành.


+ Đối với cây già cỗi, cây cao, tán lá xum x, những cây ở vị trí khó thế
đứng để thao tác ghép thì tiến hành cưa cành hoặc thân để tạo chồi trước khi ghép
từ trên 3- 4 tháng. Cưa xong bôi vôi vào vết cắt nhằm tránh sâu bệnh thâm nhập.


Chú ý: Chỉ cưa đốn 2/3 số cành trên cây, còn để lại 1/3 số cành để cây có
thể quang hợp bình thường (gọi là cành thở). Số cành cịn lại này sẽ cưa và ghép
cải tạo vào vụ sau.


- Thực hiện chăm sóc gốc ghép như chăm sóc cây trong thời kỳ mang quả.
Đối với cây gốc ghép cưa ngang cành hoặc ngang thân cần phải chăm sóc chồi
ghép, tỉa bớt chồi, chỉ giữ lại 4 – 5 chồi khỏe mạnh ở các hướng khác nhau. Có
thể sử dụng phân bón lá phun bổ sung cho chồi gốc ghép.


- Phương pháp ghép: Chọn các giống có năng suất chất lượng theo yêu
cầu của người sản xuất để làm mắt ghép. Có thể ghép nêm hoặc ghép áp đoạn


cành như phương pháp ghép nhân giống cây ăn quả.


- Sau khi ghép phải thường xuyên theo dõi và chăm sóc cây đã ghép theo
quy trình trồng và chăm sóc cho từng loại cây ăn quả. Thực hiện công tác tỉa
cành tạo tán như đã hướng dẫn ở trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

62


<i>c. Kỹ thuật bao quả </i>


<i>Tác dụng của việc bao quả: Việc dùng bao túi nylon, bao giấy hay bao </i>


chuyên dùng để bao quả, phòng ngừa sâu bệnh gây hại đã thu được kết quả tốt;
không những hạn chế được một số loại sâu bệnh chuyên hại quả mà còn làm cho
vỏ quả sáng, đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng.


Khi quả được bao bằng túi ny-lon màu trắng trong, chất diệp lục ở vỏ quả
vẫn hấp thụ được ánh sáng và quang hợp bình thường, do vậy màu sắc của quả
không thay đổi.


Đa số các loại côn trùng trưởng thành là bướm (ngài) đều bay theo
phương thẳng, khi đậu vào quả được bao bởi nylon để đẻ trứng chúng gặp bề
mặt trơn, nhẵn nên bướm và trứng không bám được, do vậy hầu hết các loại sâu
như: bọ xít, bọ cánh cứng, ruồi đục quả, bọ rầy,... được loại trừ.


Điều kiện khí hậu trong túi chứa quả khác biệt so với điều kiện tự nhiên
bên ngoài nên một số nấm, vi khuẩn gây bệnh khơng có cơ hội phát triển.


Trong giai đoạn từ quả non đến chín, cây ăn quả thường bị nhiều loại sâu,
bệnh phá hại. Nếu sử dụng thuốc BVTV để phun thì có thể ảnh hưởng đến sức


khỏe và̀ chất lượng khi xuất khẩu.


Nhưng nếu trong giai đoạn quả phát triển, sử dụng túi bao quả, sẽ giảm
được số lần phun thuốc, tiết kiệm được chi phí, chất lượng quả thu hoạch còn
tăng cao, do túi bao quả là một loại túi được gia công đặc biệt, với ưu điểm
không thấm nước mưa nhưng hấp thụ ánh sáng, giúp bảo vệ quả non khỏi tác hại
của môi trường ô nhiễm, hoặc sâu bệnh


Khi bao quả, túi sẽ bảo vệ quả một cách triệt để, đảm bảo quả phát triển
tốt, an toàn, vỏ quả sáng đẹp, không xuất hiện vết bám bẩn, đặc biệt, quả đạt tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, mang lại
lợi ích cao cho người nơng dân


<i>Phương pháp bao quả: Chọn thời điểm bao quả, vật liệu bao quả, ví trí </i>


bao và phương pháp bao cho phù hợp.


<i>Kỹ thuật bao quả một số loại cây ăn quả phổ biến: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

63


Đầu dưới túi bao để hở tự nhiên, có tác dụng thốt nước khi gặp mưa và tản nhiệt
<i>khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao. Nếu buộc kín hai đầu quả dễ bị thối. </i>


+ Bao quả ổi: Ổi là loại quả dễ bị sâu bệnh hại và bị chim, chuột ăn quả,
chính vì vậy biện pháp bao quả là biện pháp rất cần thiết. Thời điểm bao quả
thường tiến hành khi ổi đậu quả được 15 - 20 ngày (quả lớn cỡ ngón tay cái),
tiến hành phun xịt một đợt thuốc trừ sâu, chờ 3 - 5 ngày sau thì bao quả. Dùng
túi nylon có kích thước 15 x 20 cm để bao, bằng cách cho quả vào trong bao rồi
lấy dây buộc túm miệng bao lại. Phải đục thủng ở phía dưới sát đáy bao, để


nước không bị đọng trong bao mỗi khi có mưa hoặc tưới nước.


+ Bao quả xồi: Vào đầu tháng 4 đến trung tuần tháng 5 khi thấy quả đã
đậu, ổn định và sau khi đã tỉa bỏ bớt những quả nhỏ, chỉ giữ lại số lượng quả
phù hợp trên chùm thì tiến hành bao trái bằng túi giấy chuyên dụng. Mục đích
của việc bao trái là ngăn chặn sự gây hại của nấm bệnh (đặc biệt là bệnh thán
thư hại quả), côn trùng và các tác động bất lợi của thời tiết để có quả xồi đẹp về
mã quả, chất lượng tốt. Trước khi bao quả nên tiến hành phun thuốc BVTV một
lần. Trước khi thu hoạch khoảng một tuần nên tháo bỏ bao giấy cho mã quả đẹp
hơn, hấp dẫn người tiêu dùng hơn. biện pháp bao quả đã tiết kiệm được ít nhất
3-4 lần phun thuốc BVTV, giảm chi phí giá thành mà lại nâng cao được năng
suất và chất lượng quả.


+ Bao các loại quả khác: Các loại quả khác có trọng lượng lớn hơn 200g
hoặc những loại quả có dạng chùm như nhãn, vải, chôm chôm, nho cũng bao
tương tự nhưng tùy theo kích cỡ, số lượng quả trong chùm mà dùng túi nylon có
kích thước phù hợp.


<i>d. Kỹ thuật điều khiển ra hoa quả </i>


Thắp điện sáng: Thanh long cần thắp điện sáng vào mùa đông để kéo dài
thời gian chiếu sáng.


Xiết nước: Để cây bị hạn trong một thời gian làm cho cây ngừng sinh
trưởng. Sau đó bón phân tưới nước trở lại cây sẽ ra hoa. VD với sầu riêng


Khoanh vỏ: để hạn chế sinh trưởng sinh dưỡng, tập trung cho ra hoa, quả.
Điều khiển ra quả trái vụ ở nhãn, vải, măng cụt


Cắt bỏ lộc đông



Sử dụng chất điều tiết sinh trưởng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

64


+ Paclobutazol (PBZ) tưới vào đất khi lá được 2- 3 tháng tuổi, sau 3 tháng
sử dụng thioure 0,3 - 0,5% để điều khiển xoài ra hoa trái vụ


+ Sử dụng Clorat kali (KClO3) với nhãn.


<i>e. Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch </i>


Hiện trạng công nghệ sau thu hoạch


+ Thiếu nghiên cứu kỹ về chỉ số thu hoạch trái cây


+ Công nghệ thu hoạch, sau thu hoạch (xử lý, bảo quản, vận chuyển...) lạc
hậu và thiếu đầu tư cơ sở vật chất kèm theo ( kho lạnh chuyên dùng CA, thiết bị
rửa, xử lý, buồng ủ chín, bao bì, đóng gói, vận chuyển...).


+ Tổn thất trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch còn khá lớn ( ước
khoảng 25% về khối lượng,chưa kể đến tổn thất về chất lượng).


+ Do diện tích trồng trái cây manh mún, chưa có quy hoạch tổng thể vùng
tập trung chưa có nhiều giống mới được giới thiệu áp dụng, nhất là việc áp dụng
quy trình sản xuất hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) chưa được phổ biến
rộng rãi.


+ Nông dân và các thành viên trong hệ thống cung ứng chưa được huấn
luyện và hướng dân đầy đủ về kỹ thuật thu hoạch và xử lý bảo quản, nên trái có


độ chín khơng đồng đều, trái dễ bị mất nước, nhiễm vi sinh vật, quá nhiều dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật ... nên việc thu mua, xử lý trái cây đảm bảo số
lượng và chất lượng đồng đều gặp kkhó khăn, ảnh hưởng đến việc kinh doanh
nhất là xuất khẩu.


+ Hiện nay chúng ta chưa có quy định trong chất lượng rau quả sau thu
hoạch, được ban hành thành những tiêu chuẩn bắt buộc.


+ Điều kiện kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và dư lượng các chất
độc hại khi xử lý trái cây chưa được chú ý. cơ sở vật chất cho công nghệ xử lý,
bảo quản và chế biến tại vùng nguyên liệu còn thiếu thốn.


+ Chưa đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu giống và công nghệ sau thu
hoạch cây ăn trái


+ Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn (đường nội bộ, kênh rạch, điện nước,
thông tin liên lạc...) còn yếu kém, đã và đang làm hạn chế khả năng phát triển,
tiêu thụ sản phẩm trái cây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

65


vinh thương hiệu trái cây Việt Nam để cạnh tranh là vấn đề hết sức cần thiết và
cấp bách.


Từ thực trạng vấn đề thu hoạch và bảo quản nông sản sau thu hoạch của
nước ta như vậy nên việc thu hoạch cần phải tiến hành đúng độ chin, đúng
phương pháp. Vận chuyển và bảo quản phù hợp với các loại nơng sản.


Một số ví dụ thời điểm thu hoạch



+ Xoài: khi vai quả vượt qua đầu núm quả, vỏ quả màu nhạt đến vàng
dần, thịt quả vàng và có mùi thơm. Khi thu hoạch, cắt đế cuống dài 15 - 20 cm,
tránh mủ xoài chảy ra dính vào trái đồng thời ngăn bệnh thối cuống. Khi ngắt
cuống để ngược trái hướng lên cho mủ xoài chảy xuống.


+ Dứa: Màu xanh nhạt, một vài mắt ở đáy quả chuyển vàng
+ Vải: Vỏ màu xanh vàng chuyển sang hồng lan ra từ cuống quả
+ Cuống quả nhỏ lại, tai vểnh lên, vỏ màu xanh vàng và nhẵn
+ Na: mở mắt, khe hở các mắt nông, chuyển màu vàng xanh
+ Cam quýt: ¼ vỏ quả màu da cam hoặc vàng….


+ Thanh long nên thu hoạch trong thời gian từ 28 - 30 ngày sau khi hoa
nở sẽ cho chât lượng tốt và thời gian bảo quản lâu. Thu hoạch từ 32 - 35 ngày
sau khi nở hoa thì phải tiêu thụ ngay.


Phương pháp bảo quản một số loại quả:


+ Bảo quản thanh long: Sử dụng các chất kích thích để giữ trái tươi lâu
hơn như phun GA3 (a xit giberrelic) với liều lượng 30 - 50 ppm). Bảo quan bằng
phương pháp điều chỉnh thành phần khơng khí (MA); ngun tắc phương pháp
này là làm tăng nồng độ khí carbonic và giảm độ oxygen trong khơng khí xung
quanh trái để làm giảm cường độ hô hấp của trái. Trái được bao bằng bao
polotylen có đục 20 - 30 lỗ bằng kim và hàn kín bao. Kỹ thuật này kết hợp với
nhiệt độ lạnh (5oC), thanh long có thể bảo quản tươi 42 ngày. Trái đựng trong
thùng carton có vách ngăn, chú ý vách ngăn đừng quá chật để tránh phần gẫy tai
của trái. Điều kiện bảo quản: nhiệt độ 5oC, độ ẩm 90%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

66


ở nhiệt độ 13 - 15oC, thấp hơn ở nhiệt độ này xoài dễ bị tổn thương nặng mất


hương vị. Xồi có thể áp dụng kỹ thuật điều chỉnh lại thành phần khơng khí với
thành phần O2 và CO2 sử dụng bao bì có độ thấm khí 4000ml Oxygen m


2


/ giờ
bảo quản ở 10oC có thể kéo dài 4 tuần.


+ Bảo quản nhãn: Cắt bỏ trái nhỏ khơng đạt đường kính tối thiểu tùy theo
giống theo yêu cầu của nhà thu mua và trái biến dạng, bị nứt, bị sâu bệnh gây
hại. Sử dụng kỹ thuật xơng khí sulfur doxide (SO2) bằng bình chứa SO2 lỏng để


phịng trừ men gây thối, mầm bệnh và làm màu vỏ trái đẹp sáng trông hấp dẫn
hơn. Nồng độ SO2 để xông khoảng 2 - 2,5%, thời gian khoảng 30 phút. Sau khi


xơng khí phải loại khí dư trong buồng xơng, phải tránh ô nhiễm môi trường và
gây độc cho người. Khi sử dụng cơng nghệ này phải có sự hướng dẫn của cán bộ
kỹ thuật có chun mơn trong lĩnh vực này. Nhãn được xơng khí SO2 và kết hợp


bảo quản trong điều kiện ở nhiệt độ lạnh thì thời gian bảo quản có thể là 4 tuần.
Khi xơng khí SO2 màu sắc vỏ trái biến đổi thành màu vàng sáng đẹp hơn. Để


phịng trừ nấm bệnh có thể xử dụng bằng cách nhúng trong dung dịch benomyl
nồng độ 500ppm trong 1 phút trong trường hợp không xử lý bằng SO2. Nhãn


đóng gói vào rổ nhựa với trọng lượng 10kg/ rổ, đặt trên mặt một số lá nhãn tăng
độ tươi trái, hấp dẫn khách hàng. Bảo quản và vận chuyển trong điều kiện nhiệt
độ từ 3- 5oC và độ ẩm cao 95%.


+ Bảo quản măng cụt: Nhiệt độ thích hợp để bảo quản măng cụt là 13oC,


bao bằng bao OTR2000, khi đó quả có thể tồn tại trong kho bảo quản 4 tuần,
phụ thuộc vào cây trồng và độ chín thu hoạch. Độ ẩm 90 - 95%.


+ Bảo quản bưởi: Xử lý vi khuẩn, nấm và lám giảm trọng lượng, làm khô,
sau khi phân loại bưởi được nhúng qua dung dịch Natrihipoxlorit 1%, để khơ và
sau đó nhúng trong dung dịch Citrashine để khô tự nhiên hoặc dùng quạt thổi
hoặc dùng bao wrapping


+ Bảo quản vải tươi: Quả vải được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ 1-2oC
trong thời gian 30 ngày. Nếu bảo quản ở 7oC thì chỉ giữ được 2 tuần. Chú ý: Nên
xử lý Sunphit hóa trước khi bảo quản: khi sunphít hóa vải tươi thì có thể đảm
bảo giữ màu vỏ và có thể giảm tỷ lệ thối hỏng do vi sinh vật. Sự sunphit hóa có
thể thực hiện bằng cách xông lưu huỳnh hoặc nhúng quả trong natri bisulphit
(NaHSO3). Quả vải được bọc bằng màng mỏng (Chitosan, sáp, FE): Nhúng quả


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

67
Chương 6


KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY TRONG VƯỜN
6.1. Kỹ thuật trồng cam canh


<i>6.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm </i>


* Nguồn gốc: Là giống được trồng lâu đời ở xã Vân Canh – Hoài Đức
(Hà Nội). Đang được trồng nhiều ở Từ Liêm (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên).


* Đặc điểm: Cây sinh trưởng khoẻ, tán cây hình dù, lá khơng eo, màu
xanh đậm. Cây cao 3-3,5 m, đường kình 3-4 m, ra hoa tháng 2-3. Thu hoạch
tháng 11-12. Cũng có thể kéo dài thời gian thời gian thu hoạch bằng các biện
pháp kỹ thuật như bón phân, xiết nước, khoanh gốc....



Quả Cam đường canh có hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ, vỏ mọng, ruột
màu vàng, ăn ngọt, thơm. Trọng lượng quả trung bình 80 gr – 120 gr/quả.


<i>6.1.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc </i>
<i>a. Làm đất, đào hố, bón lót </i>


Đất trồng Cam canh phải sạch cỏ dại, thoát nước.


Đào hố trước khi trồng từ 15 – 30 ngày, kích thước hố đào tùy theo vùng
và các loại đất, thông thường hố rộng 60 cm, sâu 60 cm. Trước khi trồng tiến
hành bón lót. Lượng phân bón lót cho 1 hố bao gồm 20 - 30kg phân chuồng hoai
mục, 0,5- 0,7 kg supe lân và có thể bón thêm 0,3- 0,5kg vơi bột cho 1 hố. Trộn
đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố,
tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm. Có thể sử dụng phân vi
sinh và phân NPK theo hướng dẫn của nhà sản xuất.


<i>b. Thời vụ, mật độ, cách trồng </i>


* Thời vụ:


- Vụ Xuân trồng tháng 2-4.
- Vụ Thu trồng tháng 8-10.
* Mật độ khoảng cách


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

68
* Cách trồng


Khoét một hố nhỏ ở giữa hố trồng rồi đặt bầu cây vào sau đó lấp đất vừa
kín bầu và nén chặt. Sau trồng cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh


làm lay gốc làm chết cây.


<i>c. Chăm sóc sau khi trồng </i>


* Tưới nước


Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới
1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và
thời tiết để tưới.


* Bón phân


- Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây từ 1-3 tuổi): Thời kỳ KTCB tiến
hành bón phân àng năm vào các tháng 1, 2, 5 và tháng 11. Lượng phân bón cho
mỗi cây như sau: Phân hữu cơ hoai mục từ 5- 20kg, đạm ure 0,1- 0,2kg, supelân
0,2- 0,5kg, kali 0,1- 0,2kg. Có thể bón gốc hoặc hịa nước tưới. Khi bón cần kết
hợp xới xáo, làm cỏ.


- Thời kỳ kinh doanh (khi cây bắt đầu cho thu hoạch từ năm thứ 4 trở đi).
Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm:


+ Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + Super lân + Vơi.
+ Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm Urê + Kali.


+ Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5: Đạm Urê + Kali.


+ Bón thúc cành thu và tăng trọng quả tháng 7 – tháng 8: Đạm Urê +
Kali.


Ngồi ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng


bón thúc như sau: Phân chuồng từ 20 – 30 kg, urê 0,5- 0,8kg, supe lân 0,5- 1kg,
kali 0,1- 0,3kg, có thể bón thêm vơi từ 0,5 – 1kg.


Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc
loại đất để tăng hoặc giảm lượng phân bón.


Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán
cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước.


* Đốn tỉa cây


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

69


trong tán, cành sâu bệnh... và tiến hành thường xuyên tạo thuận lợi cho việc hình
thành quả.


* Phịng trừ sâu bệnh


Thường xuyên kiểm tra vườn
cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời.


Sử dụng các biện pháp canh tác
(xén tỉa cành lá sâu bệnh...) sử dụng các
loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hố
học ít độc, không dùng thuốc cấm và
chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4
đúng và chú ý một số loại sâu bệnh...


- Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp
phun: Sherpa 25 EC; Trebon 2,5 EC;


Pegasus 500 EC; Actara 25 WG; Danitol
10 EC...


- Bệnh loét sẹo, đốm lá thân và
cành lớn, thân quả cần phun: Rhidomil
MZ 73 WP; Score 250 EC; thuốc gốc
đồng...


Ngồi ra có thể dùng Basudin 10 G để
trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Trộn tỷ lệ 1 thuốc
+ 10 cát rắc xung quanh gốc và hố.


* Chú ý: Sử dụng thuốc theo nồng độ ghi ở
nhãn thuốc.


<i>6.1.3. Thu hoạch và bảo quản </i>


Khi quả già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch.
Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận
chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng khơng quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót
rơm hoặc giấy giữa các lớp quả).


Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu
bệnh và tiếp tục chăm sóc.


6.2. Kỹ thuật trồng nhãn


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

70


Cây nhãn có tên khoa học là Euphoria Longana là loại cây dễ trồng thích


ứng rộng. Một số giống nhãn quý có giá trị kinh tế rất cao, quả nhãn dùng ăn
tươi, sấy khô hoặc chế biến thành những vị thuốc quý trong đông y và những
món ăn có tính chất đặc sản như chè long nhãn... Hoa nhãn là nguồn cung cấp
cho ong lấy mật có chất lượng cao.


Cây nhãn một năm ra nhiều đợt lộc nhưng cây ra hoa cho quả chủ yếu
trên cành ra lộc vào mùa thu năm trước (80%). Số cành xuân vừa ra lộc, vừa ra
hoa ngay rất ít (20%) nếu nhãn ra nhiều lộc đơng thì năm sau cây thường khơng
ra hoa. Chính vì vậy cần tác động kỹ thuật để cây ra nhiều lộc thu mới có cơ hội
cho năng suất cao và hạn chế việc ra quả cách năm. Cần định ra các chế độ
chăm sóc khác nhau đối với từng mức độ sinh trưởng của cây và tuỳ tuổi cây.


<i>6.2.2. Yêu cầu sinh thái của cây nhãn </i>
<i>a. Yêu cầu về nhiệt độ </i>


Cây nhãn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Nhiệt độ bình
qn năm thích hợp cho trồng nhãn là 20 – 21oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối
không được quá – 1oC.


Nhãn yêu cầu có một thời gian nhiệt độ thấp khoảng 8 – 14oC vào mùa
đơng để thuận lợi cho việc phân hố mầm hoa. nhiệt độ thích hợp cho nhãn nở
hoa, thụ phấn là 20 – 27oC.


<i>b.Yêu cầu về nước và chế độ ẩm </i>


Lượng mưa trung bình năm cho trồng nhãn là 1200 - 1800 mm. Nhãn cần
nhiều nước ở thời kỳ phân hoá mầm hoa và đặc biệt là ở thời kỳ quả phát triển.
Nhãn có khả năng chịu hạn tốt, có khả năng chịu ngập nước 3 - 4 ngày. Độ ẩm
khơng khí thích hợp cho trồng nhãn là 70 - 80%.



<i>c. Yêu cầu về đất đai </i>


Nhãn là cây khơng kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất: đất phù sa,
đất sét, đất cát ven biển, đất gò đồi ở trung du và miền núi, đất giồng cát chua
mặn ở ven biển. Nhãn thích hợp hơn ở trên đất phù sa nhiều mùn, ẩm, mát,
khơng bị ngập nước. Độ pH đất thích hợp cho cây nhãn sinh trưởng phát triển
là 5,0 - 6,5.


<i>d. Yêu cầu về ánh sáng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

71


con. Vì vậy thời kỳ cây con (từ khi gieo hạt đến khi cây ra 4 - 5 lá) nên có bóng
che để nhãn sinh trưởng tốt.


<i>e. Yêu cầu về các yếu tố khác </i>


Vùng trồng nhãn thích hợp cần tránh có gió tây, ít chịu ảnh hưởng của bão
thời kỳ cây mang quả.


<i>6.2.3. Cơ cấu giống nhãn </i>
<i>a. Các giống nhãn chín sớm </i>


Chọn các giống nhãn có thời gian cho thu hoạch từ 15 tháng 7 đến 5 tháng
8. Trọng lượng trung bình quả đạt 10 - 12 g, tỷ lệ cùi tối thiểu đạt 60% và có
chất lượng quả tốt. Năng suất đạt xấp xỉ hoặc bằng các giống nhãn chín chính
vụ, ít có hiện tượng ra quả cách năm.


Giống PHS-99-1-1 (Phố Hiến sớm) Là cá thể đầu dòng. Năng suất:
175kg/cây, Số quả/kg: 80 quả, Tỷ lệ thịt quả: 64,2%, Độ Brix: 19,1%, Hương vị:


Thơm, ngọt đậm. Cùi quả dày, giòn, dễ tách. Thời gian thu hoạch: 15/7 đến 22/7


<i>b.Các giống nhãn chín chính vụ </i>


Chọn các giống nhãn có thời gian chín cho thu hoạch tập trung trong
khoảng từ 10 tháng 8 đến 20 tháng 8. Trọng lượng trung bình quả đạt 12 - 15 g, tỷ
lệ phần ăn được >62% và có chất lượng quả tốt, ít có hiện tượng ra quả cách năm.


Cá thể đầu dòng được tuyển chọn là PHT-99-1-1 (Phố Hiến chính vụ): Năng
suất: 95kg/cây, Số quả/kg: 64 quả, Tỷ lệ thịt quả: 66,9%, Độ Brix: 21,1%, Hương
vị: Thơm, ngọt đậm, Cùi quả dày, giòn, dễ tách. TG thu hoạch: 22/7 đến 5/8


<i>c. Nhóm chín muộn </i>


<i>Giống nhãn chín muộn Hưng Yên. Cá thể đầu dòng được tuyển chọn là </i>
<i>PHM- 99-1-1 (Phố Hiến muộn). Năng suất: 200kg/cây, Số quả/kg: 85 quả, Tỷ lệ </i>
thịt quả: 74,8%, Độ Brix: 20,1%. Hương vị: ít thơm nhưng ngọt đậm. Cùi quả
dày, giòn, dễ tách. TG thu hoạch: 15/8 đến 15/9


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

72


Giống HTM2 (quả tròn) Nguồn gốc: Xã Song Phương, huyện Hoài Đức,
Hà Nội. Đặc điểm: Lá có mầu xanh nhạt, ít bóng bề mặt ít lượn sóng, phiến lá
mỏng và lộc non nhìn như bị héo. Quả trịn, vỏ dầy, dai và có mầu nâu sáng. Cùi
dầy, hơi dai, có mầu trắng đục và ít thơm. Trung bình 70 quả/kg, tỷ lệ phần ăn
được 67,5%, đường tổng số 14,25%, axit tổng số 0,107%, vitamin C 41,81
mg%, chất khô 18,28% và độ Brix 19,0%. Năng suất trung bình 3 năm cây
tuyển chọn đạt 70kg. Chất lượng quả giảm nhanh sau khi đạt độ chín. Thời gian
thu hoạch từ 25/8 – 5/9



<i>6.2.4. Kỹ thuật trồng </i>


<i>a.Mật độ và khoảng cách trồng </i>


- Khoảng cách trồng nhãn thích hợp đối với vùng đồi là 8 m x 8 m, đối
với đất đồng bằng là 8 m x 10 m, tương đương với mật độ 156 cây và 125
cây/ha.


- Trong điều kiện thâm canh cao có thể trồng với khoảng cách 4m x 8m ở
vùng đất đồi và 5 m x 8 m ở vùng đồng bằng, tương đương với mật độ 312 cây
và 250 cây/ha.


<i>b. Chuẩn bị hố trồng </i>


- Với đất ruộng, đất vườn ở các tỉnh vùng đồng bằng cần đào hố rộng 70 -
80 cm, sâu 40 - 50 cm. Với đất đồi cần đào hố rộng 90 -100 cm, sâu 80 cm.


- Khi đào cần để riêng lớp đất mặt để trộn với phân bón lót. Lượng phân
bón lót cho 1 hố là 30 - 50 kg phân chuồng, 0,7 - 1,0 kg supe lân, 0,2 - 0,3 kg
phân kali, 0,2 kg vôi bột (đối với vùng đất đồi) trộn đều phân với đất, phá thành
hố và lấp đất.


- Tồn bộ cơng việc chuẩn bị hố trồng, bón lót phải được tiến hành trước
khi trồng ít nhất 1 tháng.


<i>c. Thời vụ trồng nhãn </i>


Ở vùng đồng bằng Bắc bộ, thời vụ trồng thích hợp là vào vụ xuân: tháng 2
- 3, chậm nhất là vào đầu tháng 4; có thể trồng vào vụ thu: tháng 8 - 10. Các tỉnh
miền núi phía Bắc thời vụ trồng thích hợp là vào đầu mùa mưa: tháng 4 - 5. Ở các


tỉnh miền Bắc Trung bộ, thời vụ trồng nhãn thích hợp là vào các tháng 10 - 11.


<i>d. Cách trồng </i>


 Đối với đất vùng đồng bằng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

73


hơn mặt đất 3 - 4 cm, xé bỏ túi bầu, lấp đất và dùng tay nén chặt xung quanh
gốc. Cắm cọc và dùng dây mềm buộc cố định cây để tránh gió lay đứt rễ. Tưới
nước ngay sau khi trồng.


 Đối với đất vùng đồi:


Các bước kỹ thuật trồng tương tự như đối với đất vùng đồng bằng, nhưng
đặt cây sao cho cổ rễ thấp hơn mặt đất 5 cm.


<i>e. Chăm sóc sau trồng </i>


* Tưới nước, tủ gốc giữ ẩm


Cần tủ gốc giữ ẩm cho cây sau khi trồng bằng rơm rạ hoặc cỏ khô và tủ
cách gốc 5 - 10 cm. Tuỳ thuộc vào độ ẩm đất có thể tưới cho cây 1 - 2 lần/ngày
vào buổi sáng và chiều, sau đó cách 2 - 3 ngày tưới 1 lần trong một tháng đầu.
Từ tháng thứ hai sau trồng, tuỳ điều kiện thời tiết khí hậu mà tưới nước đảm bảo
đất đủ ẩm cho cây sinh trưởng tốt.


Tưới nước: Ngay sau trồng phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm đặc biệt
là trong mùa khơ để cây chóng phục hồi và cây con phát triển nhanh.



Làm cỏ: Tiến hành làm cỏ thường xuyên xung quanh khu vực tán cây.
Không làm cỏ giữa các hàng cây để giữ ẩm.


* Bón phân cho cây


Cứ sau mỗi đợt lộc non thành thục, lá chuyển màu xanh thì lại tiếp tục
bón thúc cho cây. Các loại phân vơ cơ cần pha lỗng với nồng độ 0,5% để tưới,
bổ sung phân lân và kali vào các đợt bón cuối năm để tăng khả năng chống chịu
rét cho cây.


Toàn bộ lượng phân vô cơ được chia làm 4 - 5 lần bón trong năm. Phân
chuồng được bón 1 lần vào đợt bón cuối năm.


* Trồng dặm, trồng xen


Tiến hành trồng dặm các cây chết, cây sinh trưởng kém.


Trồng xen: ở thời kỳ cây chưa mang quả cần trồng xen các cây họ đậu để
tăng độ phì cho đất, hạn chế cỏ dại, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Cũng có thể
trồng xen các loại rau, cây thuốc hoặc cây ăn quả ngắn ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

74
* Cắt tỉa tạo hình


Đối với cây ghép, trước khi trồng phải bấm ngọn, sau đó trên thân cách
mặt đất 40 - 60 cm chọn để lại 3 - 4 cành cấp 1 phân bố đều ra các phía và hình
thành với thân chính 1 góc 40 – 450.


Trên cành cấp 1 để lại 2 - 3 cành cấp 2 vươn dài 30 - 35 cm thì tiếp tục
bấm ngọn để tạo cành cấp 3. Mỗi khi cây hình thành lộc mới đều theo phương


pháp trên chọn để lại cành mới để tạo thành những cụm cành nhánh, hình thành
cho cây có một tán hình cầu hay hình bán cầu.


Cắt bỏ toàn bộ hoa của cây ở thời kỳ năm thứ nhất đến năm thứ 3 để tập
trung dinh dưỡng cho cây phát triển thân tán.


<i>g. Chăm sóc nhãn ở thời kỳ cho thu hoạch </i>


* Tưới nước, làm cỏ cho cây


Ở thời kỳ cây ra hoa đậu quả cần cung cấp đủ nước tưới vào hai thời kỳ
chính là thời kỳ cây chuẩn bị phân hoá mầm hoa vào các tháng 11 - 12 và thời
kỳ phát triển quả ở các tháng 5 - 6.


Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây
để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng.


* Bón phân cho nhãn


* Liều lượng và tỷ lệ phân bón: Tỷ lệ các chủng loại phân bón N, P, K sử
dụng cho hiệu quả tốt nhất đối với nhãn là 1 : 0,5 : 1 hoặc 1 : 1 : 2.


Tuỳ theo hiện trạng sinh trưởng của cây, sản lượng quả thu hoạch của
năm trước để xác định liều lượng bón cho câycho thích hợp.Với những cây
nhiều năm tuổi, cứ cho 100 kg quả tươi/năm thì có thể bón với lượng phân 2,0
kg N + 1 kg P2O5 + 2 kg K2O. Có thể tham khảo lượng bón và thời gian bón như


bảng sau:


Loại phân Lượng phân bón theo tuổi cây (kg/năm)



Cây 4-6 năm 7-10 năm Trên 10 năm


P. chuồng 30 - 35 40 - 50 55 - 70


Phân ure 0,3 - 0,6 0,7 - 0,9 1,2 - 1,5


P. supe lân 0,3 - 0,5 0,6 - 0,8 1,0 - 1,5


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

75


*Thời vụ bón: Tồn bộ lượng phân được chia làm 3 đến 5 lần bón
trong năm.


- Lần 1: bón vào thời gian tháng 2 - 3, với 30% phân đạm, 30% phân kali
và 10 - 20% phân lân. Mục đích của đợt bón là thúc hoa và ni lộc xn. Lần
bón này có thể chia đều làm hai đợt


+ Đợt 1: bón vào đầu tháng 2 giúp cho cây phân hoá mầm hoa tốt.


+ Đợt 2: bón vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 để thúc chùm hoa phất
triển tốt, giảm tỷ lệ rụng quả sinh lý.


- Lần 2: bón vào thời gian tháng 6 - 7, với 40% phân đạm và 40% phân
kali. Mục đích của đợt bón là bổ sung dinh dưỡng cho quả phát triển. Lần bón
này có thể chia đều làm 2 đợt bón: đợt 1 vào cuối tháng 6 và đợt 2 bón vào giữa
tháng đến cuối tháng 7.


- Lần 3: Bón ngay sau khi thu hoạch quả vào tháng 8 - 9 với toàn bộ phân
hữu cơ, 80 - 90% phân lân và toàn bộ lượng phân đạm, kali cịn lại.



*Cách bón:


- Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán
với bề mặt rãnh rộng 30 - 40 cm, sâu 30 - 50 cm, rải phân, lấp đất và tưới
nước giữ ẩm.


- Bón phân vơ cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình
chiếu của tán, sau đó tưới nước để hồ tan phân. Khi trời khơ hạn cần hồ tan
phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và
tưới nước.


* Cắt tỉa cành


- Cắt tỉa vụ xuân: được tiến hành vào giữa tháng 2 đến giữa tháng 3; cắt
bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành mang sâu bệnh và những cành mọc
lộn xộn trong tán. Đồng thời với cắt tỉa cành là cắt bỏ những chùm hoa nhỏ,
chùm bị sâu bệnh và cắt tỉa bớt một số chùm hoa ở thời kỳ nụ hoa chưa hé nở
khi cây ra hoa nhiều. Với cây khoẻ mạnh, chăm sóc tốt thì có thể tỉa bỏ 20 - 30%
số chùm hoa, những cây yếu cần tỉa bỏ nhiều hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

76


- Cắt tỉa vụ thu: được tiến hành sau khi thu quả vào cuối tháng 8 đến đầu
tháng 9; tỉa bỏ các cành khô, cành sâu bệnh và các cành hè mọc quá dài. Khi lộc
thu hình thành mọc dài khoảng 10 cm, tỉa bỏ những mầm yếu, mọc không hợp lý
và chọn để lại 1 - 2 cành thu trên mỗi cành mẹ.


<i>2.4.7. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng của Nhãn </i>
<i>a. Đối với cây ra hoa quả bình thường </i>



<i>Bón thúc lần 1 sau khi thu quả: Khi thu hoạch không nên hái cành quá sâu, </i>
sau khi thu cần đốn, tỉa những cành quá già cỗi, cành nhỏ mọc phía trong tán.
Tiến hành bón bổ sung dinh dưỡng sau khi thu hoạch quả 15 ngày. Đây là đợt bón
<i>chủ lực trong năm nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây ra lộc thu. </i>


Lượng bón gồm: 30 - 40 kg phân chuồng + 2 - 3 kg phân lân + 0,5 - 0,7
kg urê + 0,5 kg kali. Tuỳ tuổi cây dưới 5 năm rút lượng phân xuống 1/2. Với cây
<i>trên 10 năm cần tăng lên 1,5 lần. </i>


Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán cây sâu 30 cm rộng 50
cm trộn đều phân chuồng với các loại phân vô cơ dải đều theo rãnh sau đó lấp
<i>đất bằng phẳng. </i>


Lượng bón gồm: 30 - 40 kg phân chuồng + 2 - 3 kg phân lân + 0,5 - 0,7
kg urê + 0,5 kg kali. Tuỳ tuổi cây dưới 5 năm rút lượng phân xuống 1/2. Với cây
<i>trên 10 năm cần tăng lên 1,5 lần. </i>


Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán cây sâu 30 cm rộng 50
cm trộn đều phân chuồng với các loại phân vô cơ dải đều theo rãnh sau đó lấp
<i>đất bằng phẳng. </i>


<i>b. Đối với cây ra quả cách năm </i>


Cây ra quả cách năm có nhiều lý do: Do chế độ dinh dưỡng, thời tiết, một
số ít do đặc tính giống. Những cây này thường xuyên không ra hoa, hoặc ra hoa
rất nhiều nhưng không đậu quả, nên chặt bỏ thay bằng nhãn ghép hoặc cải tạo
bằng những giống đã được chọn lọc.


Với những cây do chế độ dinh dưỡng sẽ có hai trường hợp xảy ra hoặc


thừa hoặc thiếu. Cần quan sát kỹ mức độ sinh trưởng để có biện pháp chăm
sóc hợp lý


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

77


thời kích thích cây ra kích tố sinh sản và nếu thời tiết thuận lợi năm sau cây ra
<i>hoa, quả tốt. </i>


+ Biện pháp thứ 2: Khi quan sát thấy cây ra lộc đông vào cuối tháng 10
đầu tháng 11 mới nhú ra 1 cm tiến hành đào rãnh xung quanh gốc cây theo
chiều rộng tán sâu 30 - 40 cm, rộng 15 cm, để phơi 1 tuần không tưới nước lộc
sẽ tự thui đi.


Trường hợp thiếu dinh dưỡng: Đối với cây quá xấu, đất cằn cỗi khơng có
khả năng ra hoa, kết quả cần bổ sung dinh dưỡng đặc biệt là Kali và lân trộn thêm
xỉ than, tro bếp bón đều quanh gốc, cần xới xào từ gốc đến hết chiều rộng tán lá
rồi mới rải phân lên đó. Sau đó rải một lớp bùn hoà mỏng, quấy kỹ và lưu ý đắp
gờ để giữ ẩm. Khi bùn dạn chân chim tiến hành tưới nhử rễ, dùng nước phân
chuồng hoặc nước tiểu và phân NPK khoảng 2kg hoà lẫn tưới đều lên mặt bùn.


Với những cây khi thấy chất lượng quả kém dần thì dùng phân bón lá phun
lên lá vào thời kỳ ra lộc non, kết hợp bón xung quanh gốc bằng tro bếp + xỉ than +
NPK theo chiều rộng tán ở độ sâu 1 - 3 cm.


Trên đây là một số biện pháp chăm bón để cây nhãn có khả năng ra hoa kết
quả, song muốn cây có năng suất cao đến khi thu hoạch cần giữ an toàn cho cây
tránh khỏi các đối tượng sâu bệnh hại.


6.3. Kỹ thuật trồng xoài



<i>6.3.1.Giá trị dinh dưỡng và tình hình sản xuất </i>
<i>a. Giá trị dinh dưỡng </i>


Xoài thuộc họ đào lộn hột, là cây ăn quả nhiệt đới quan trọng, được
trồng phổ biến để lấy quả, lấy gỗ, làm cây bóng mát, cây che phủ đất, cây
chống xói mịn.


Quả xồi chín có màu sắc hấp dẫn, vị ngọt, thơm được nhiều người ưa
thích và được xem là loại quả quý.


Giá trị dinh dưỡng của xồi có được là do thành phần các hợp chất trong
quả xoài. Xoài rất giàu vitamin A, B2, C, đặc biệt là vitamin A vì trong 100 g ăn


được có tới 4,8mg. Ngồi ra trong xồi cịn có rất nhiều các loại muối khoáng, vi
lượng như K, P, Ca, Cl…


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

78


thất có giá trị và đẹp mà ngày nay trong công nghiệp chế biến gỗ cũng thường
sử dụng.


<i>b. Tình hình sản xuất </i>


Xồi có nguồn gốc từ bán đảo Đông Dương. Trên thế giới hiện nay có
khoảng 87 nước trồng xồi, trong đó châu Á chiếm khoảng 2/3 diện tích trồng
xồi thế giới, đứng đầu là Ấn Độ chiếm 70% sản lượng.


Tại nước ta, diện tích Xồi có khoảng 21.000 ha, là loại cây ăn trái đứng
hàng thứ 4 sau Chuối, dứa và cây họ Cam, Quýt.



<i>6.3.2. Đặc điểm hình thái </i>
<i>a. Đặc điểm bộ rễ </i>


Xồi có bộ rễ ăn rất sâu và khỏe, nhất là hệ thống rễ cọc. Rễ có thể ăn sâu
5 - 6m nhưng phần lớn tập trung ở tầng đất 0 - 50 cm. Nhờ có hệ thống rễ ăn sâu
và phân bố rộng mà cây Xoài được coi là cây có khả năng chịu hạn rất tốt, ở
nhiều vùng có thời gian hạn dài tới 4 - 5 tháng cây vẫn phát triển tốt.


Hệ rễ hút tập trung ở phần gần đất mặt, còn ăn sâu xuống dưới là rễ cái.
Rễ cái có thể ăn sâu tới 6-8m. Những năm đầu rễ xoài phát triển nhanh hơn bộ
phận trên mặt đất và có thể ăn sâu.


<i>b. Đặc điểm thân lá </i>


Cây Xoài là cây thân gỗ lớn, sinh trưởng khỏe nên cây to, tán lớn, tán
hình bầu dục, hình tháp hoặc hình cầu tùy giống. Thông thường cây cao từ 10 -
15m có đường kính tán tương tự, Xồi ghép thường có chiều cao thấp và có tán
rộng so với cây Xồi trồng bằng hạt.


Lá: Lá đơn, có hình dạng khác nhau tùy giống, dài, thon, bầu…. Tuổi thọ
của lá có thể đến 3 năm. Tùy tuổi cây, điều kiện khí hậu và chế độ dinh dưỡng
cây có thể ra 4 - 5 đợt lộc trong năm.


Lá non ra trên các chồi mới, mọc theo chùm, mỗi chùm có từ 7 - 12 lá.
Màu sắc lá non là một đặc trưng của giống, có thể lá màu đỏ, tìm hoặc hồng
phớt nâu. Lá non phát triển đủ kích thước vào khoảng 2 tuần sau khi mọc nhưng
khoảng 35 ngày sau khi mọc thì lá mới chuyển lục hoàn toàn. Mỗi lần ra lá như
vậy cành xoài dài ra khoảng 50 – 60cm.


<i>c. Đặc điểm hoa, quả hạt </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

79


hoặc hoa ra từng cành nhỏ chen với lá ở ngọn cành.


Một chùm hoa có khoảng 200 – 4000 hoa, trên một cây có đến hàng triệu
hoa. Hoa xồi nhỏ, đường kính chỉ 6 – 8 mm, có mùi thơm, mật ngon dụ ong
đến hút mật. Trên chùm hoa có hai loại hoa là hoa lưỡng tính và hoa đực. Hoa
xoài nhiều nhưng tỉ lệ đậu quả kém, một chùm hoa tối đa chỉ có 10 quả, cịn
trung bình khoảng 3 – 4 quả. Xồi là cây thụ phấn chéo, thụ phấn nhờ côn trùng
là chủ yếu.


Nguyên nhân dẫn đến xoài đậu quả kém?


Thời gian tiếp nhận hạt phấn của nhuỵ cái là rất ngắn, chỉ trong vài giờ,
sau từ 12 – 24 giờ thì hạt phấn hồn tồn khơng nảy mầm. Nhuỵ cái thường chín
trước, thời gian tiếp nhận hạt phấn tốt nhất là vào lúc sáng sớm, nhưng nhị đực
lại tung phấn vào khoảng 8 – 10 giờ.


Ngồi ra cịn có ngun nhân khác như: gặp mưa khi nở hoa, trời lạnh, độ
ẩm khơng khí cao làm cản trở hoạt động của cơn trùng và là mơi trường thích
hợp cho nấm bệnh phát triển.


Xồi có hiện tượng tự bất thụ khi cây tự thụ phấn. Đồng thời xoài có hiện
tượng ra quả cách năm ở hầu hết các vùng trồng


Quả: Thời gian từ lúc thụ tinh cho đến khi chín khoảng 2 – 3,5 tháng tuỳ
giống chín sớm hay chín muộn.


Hạt: Cấu tạo hạt gồm: Gân, Xơ, Lớp vỏ cứng, Lớp vỏ màu vàng trong


suốt, bao màu nâu mềm, lá mầm.


Phơi: Đa số các giống xồi ở nước ta dều đa phôi, nghĩa là trong một
hạt có nhiều phơi, khi gieo có thể mọc lên nhiều cây con. Trong số nhiều
phơi đó chỉ có một phơi hữu tính, cịn lại là các phơi khác là vơ tính do các
tế bào phơi tâm hình thành. Những cây mọc từ phơi vơ tính thì giữ được đặc
tính của mẹ.


<i>6.3.3. Yêu cầu sinh thái </i>
<i>a. Nhiệt độ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

80


Vùng xoài trên thế giới nằm trong vùng nhiệt đới và một phần ở vùng á
nhiệt đới nóng ẩm. Giới hạn thấp là nhiệt độ bình quân năm là 15oC, tối thấp
tuyệt đối là (-2) – (-4)oC. Nhiệt độ thích hợp nhất là 24 – 26oC. Xồi có thể chịu
đựng được nhiệt độ cao trên 45oC nhưng phải được cung cấp nước đầy đủ.


<i>b. Ẩm độ </i>


Xoài thích hợp với những vùng có mùa mưa và mùa khơ rõ rệt, trong
đó mùa khơ phải ít nhất kéo dài tới 3 tháng, mùa mưa không kéo dài quá 7
tháng. Lượng mưa hữu hiệu là 150mm/tháng. Khi có mưa nhiều hoặc sương
nhiều lúc trổ bơng thì xồi thụ phấn kém. Trong điều kiện gió mạnh cũng làm
hoa rụng nhiều.


Xồi có thể sinh trưởng tốt không cần tưới trong vùng có lượng mưa
khoảng từ 500 – 4000mm, tốt nhất là từ 1200 – 2500. Nếu lượng mưa phân bố
đều thì chỉ cần lượng mưa từ 900 – 1000mm cũng có thể đủ để xồi sinh trưởng
phát triển.



Trồng xồi địi hỏi có một mùa khơ để giúp cây phân hóa mầm hoa được
thuận lợi. Miền Bắc nước ta xoài ra hoa vào táng 2 âm lịch, vào thời kỳ này
thường gặp rét và ẩm do có mưa phùn nên tỉ lệ đậu quả thấp. Tuy nhiên miền
Bắc có vùng Yên Châu –Sơn La thời kỳ xoài ra hoa thì điều kiện thời tiết rất
thuận lợi đó là khơng lạnh, trời nắng ráo nên tỉ lệ đậu quả tốt không kém xoài
trồng ở miền Nam.


<i>c. Ánh sáng </i>


Xoài là cây ưa sáng, nếu trồng dày cây yếu ớt, cành dài và nhỏ, lá mỏng,
những cành giáp nhau sẽ khơng ra quả.


<i>d. Đất đai </i>


Xồi mọc được trên nhiều loại đất, nhưng nên tránh những đất có đá
nhiều. Mựa nước ngầm sâu 3-4 m là có lợi cho xồi sinh trưởng, nếu mực nước
ngầm ổn định thì bộ rễ phát triển tốt, ngược lại thì bộ rễ phát triển kém ảnh
hưởng xấu đến sinh trưởng và ra hoa đậu quả của cây.


Độ pH thích hợp từ 5,5 - 7,5. Trên 7,5 sẽ có hiện tượng thiếu sắt và kẽm.
Có thể trồng Xoài ngay trên đất phèn (pH = 3,5 - 4,5) cây vẫn phát triển được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

81


<i>6.3.4. Kỹ thuật trồng </i>
<i>a. Thiết kế vườn trồng </i>


Thiết kế vườn xoài phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thoát nước tốt trong mùa mưa.



- Hạn chế và ngăn chận các sâu bệnh hại xâm nhiễm từ bên ngồi.
- Chống xói mịn để giữ độ phì cho đất.


- Đảm bảo vườn thơng thống, hạn chế sâu bệnh gây hại.


<i>b. Thời vụ,mật độ khoảng cách </i>


Trồng đầu mùa mưa, tháng 5 - 7 dương lịch để có đủ nước tưới trong giai
đoạn đầu, nếu có thể chủ động nước tưới có thể trồng bất cứ lúc nào.


Miền bắc có thể trồng vào 2 vụ. Vụ xuân trồng từ tháng 2- 4, vụ thu trồng
từ tháng 8 – 10.


Mật độ, khoảng cách:


+ Mật độ: Từ 120-150 cây/ha.


+ Khoảng cách 8x8m hoặc 8x10m. Nếu trồng thâm canh 4x8m hoặc
5x10m, khi cây giao tán thì tỉa cây ở giữa khoảng cách, cây cách cây (tỉa cây ở
giữa 2 cây hàng).


<i>c. Cách trồng </i>


+ Đào hố: Kích thước 80x80x80cm.


+ Bón lót: Mỗi hố bón lót 30-50 kg phân chuồng, 0,5-1 kg Supe lân,
0,3-0,5kg Sunfat kali hoặc Clorua kali, 0,3-0,5kg vôi. Nên bón lót trước khi trồng từ 20
– 30 ngày.



+ Dùng dao sắc rạch túi bầu nilon (tránh làm vỡ bầu), đặt cây sao cho cổ
rễ cây thấp hơn mặt đất 3-5cm, lấp đất kín mặt bầu tránh làm vỡ bầu, đứt rễ cây.
Cột chặt cây đã trồng vào 1 cọc, cắm để tránh đổ ngã, phủ rơm rạ, cỏ khô vào
gốc cây rồi tưới nước giữ ẩm.


<i>d. Chăm sóc sau trồng </i>


- Tưới nước: Tưới 1-2 lần/ngày cho đến khi cây phục hồi sinh trưởng và
trồng dặm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

82


- Bón phân: Lượng phân bón cho 1 cây trong 1 năm như sau:


Phân đạm 300-400g, phân lân 350-500g, kali 300-400g. Hàng năm bón
vào tháng 6-7 và tháng 12.


- Bón phân cho xồi thời kỳ thu hoạch: Khi xồi có quả có thể bón làm 3
đợt/năm: Trước ra hoa (tháng 12) với lượng phân chuồng 50-100 kg, lân
0,3-0,5kg. Bón khi cây đậu quả (tháng 3) với lượng phân đạm 0,2-0,3kg, kali 0,4-0,5
kg/gốc. Sau thu hoạch quả (tháng 6,7) bón đạm 0,3-0,4 kg/gốc.


Ngun tắc bón phân cho Xồi:


- Gia tăng lượng phân sau vụ thu hoạch để đủ sức nuôi trái cho năm sau
- Trên đất tốt màu mỡ cây nhiều lá khơng nên bón nhiều đạm.


- Ở một số giống Xoài khi bón nhiều Urea, Kali cịn bị nứt trái, trái có vị
chát. Trường hợp này nên bón thêm vơi hay CaSO4, hoặc phun Ca(NO3)2.



- Cắt tỉa cành: Cắt bỏ các cành bị sâu bệnh và cành vượt để tránh lây lan và
hại cây.


<i>e. Các biện pháp chăm sóc khác </i>


* Tạo tán


Xồi là cây ra hoa ở đầu cành nên tạo cho cây có bộ tán trịn đều nhận ánh
sáng từ mọi phía. Khi cây có chiều cao 1m, cắt chỉ để lại chiều cao khoảng 0,8
m, cây phát triển 5 - 7 cành mới, chỉ để lại 3 cành khung, tỏa đều 3 hướng, đó là
cành cấp I.


Khi cành cấp I dài 0,5 - 0,8m, tỉa chỉ để lại 3 cành, đó là cành cấp II. Từ
cành cấp II tỉa và chỉ để lại 3 cành cấp III. Sau đó để cho cây phát triển tự nhiên,
tán sẽ phát triển theo dạng tròn.


* Tỉa cành


Hàng năm sau khi thu hoạch nên tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành khuất trong
tán, cành mất cân đối, để cây thông thoáng, biện pháp tỉa cành cần làm sớm
ngay khi thu trái để lá mau thành thục dễ dàng cho việc xử lý ra hoa.


* Tỉa quả


Để quả Xoài có được độ đồng đều cao, sau khi Xoài đã rụng sinh lý lần 2
chúng ta tiến hành tỉa phối hợp với biện pháp bao quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

83


<i>6.3.5. Phòng trừ sâu bệnh </i>



<i> - Rầy bơng xồi: Rầy dài 3-5mm, màu xanh, chích hút nhựa làm lá bị </i>
quăn queo, cháy bìa lá, nhánh chùm hoa bị vàng, khô và rụng hoa, tiết mật gây
bệnh bồ hóng lá và làm cây phát triển kém. Phịng trị rầy bằng cách bẫy đèn vào
các đêm tối trời, phun nước xà phòng (5g/l) cách nhau 2-4 ngày, phun một lần
khi ra hoa. Dùng Bassa, Applaud-misbin, Carbaryl (selvin 1,5-2%).


<i> - Ruồi đục quả: Ruồi cái để trứng vào quả già, sau 3 ngày trứng nở thành </i>
dòi đục khoét thịt quả làm quả bị nhũn và thối gây hại từ tháng 4-8.


<i> - Phòng trừ: Phun Dibrom 50 EC, Malathion, Bassa 0,25%, dùng bẫy dẫn </i>
dụ để diệt ruồi, nhặt và thiêu huỷ các quả bị dòi đục khoét để hạn chế gây hại,
bọc quả già bằng giấy.


<i> - Bệnh thối quả: Gây hại khoảng 3-5% quả trong giai đoạn tồn trữ hay </i>
vận chuyển, bệnh làm thối mảng thịt quả nơi gần cuống hoặc nơi vỏ quả bị xây
sát, quả hái không chừa cuống làm bệnh dễ thâm nhập, phá hoại.


<i> Cách phịng trừ: Phun Benlate 50WP 0,1% với lượng 10 lít/cây, trước khi hái </i>
quả 2 tuần. Sau khi hái cũng có thể xử lý bằng cách nhúng vào dung dịch Benlate
50WP 0,06% - 0,1% (ở 52 – 53oC) cũng rất hiệu quả để ngừa cả bệnh thối quả.


Ngồi ra cịn có sâu đục ngọn, đục ngọn, bệnh phấn trắng... hại xoài.


<i>6.3.6. Thu hoạch và bảo quản </i>


Khoảng 3 – 3,5 tháng sau khi hoa nở (Xoài cát) và khoảng gần 4 tháng
(xồi Thái Lan) có thể thu hoạch. Một cây thu khoảng 1,2 tạ quả/năm, cây lớn
có thể cho hàng ngàn quả mỗi năm.



Quả có thể giữ được 7 – 14 ngày ở nhiệt độ thường và khoảng 3 tuần ở
100C. Ở các nước xuất khẩu, xoài được đưa vào dây chuyền khử trứng ruồi,
bệnh, đánh bóng, bao, gói, … Khâu hậu thu hoạch này rất quan trọng nếu muốn
xuất khẩu thành công.


Thời điểm thu hoạch và cách để bảo quản
- Thu khi trái già.


- Giỏ lót chất thấm mủ xồi


- Xếp quay cuống trái xuống dưới để mủ trái không nhiễu lên vỏ trái
- Phân loại, đóng gói bao bì …


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

84


<i>6.3.7. Kỹ thuật thâm canh xoài ở miền Bắc </i>


a. Giống GL1 và GL6 là giống nhập nội từ trung Quốc và Úc. Được viện
nghiên cứu cây ăn quả chọn lọc và đưa vào sản xuất. Đây là hai giống có khả
năng sinh trưởng và phát triển ở các tỉnh phía Bắc cho năng suất cao, thâm
canh tốt.


b.Quy hoạch vùng trồng:


Hai giống GL1 và GL6 Vùng trồng là các tỉnh đồng bằng sông Hồng, khu
vực thấp một số tỉnh miền Trung, miền núi, nơi có nhiệt độ khơng q thấp,
khơng có sương muối, khơng bị ảnh hưởng của mưa phùn mùa xuân.


c. Kỹ thuật thâm canh



- Mật độ trồng: với giống GL1 800-850 cây/ha (khoảng 3x4m); giống
GL6 từ 1.100-1.300 cây/ha (khoảng cách 3x3m hoặc 3x2,5m).


- Nhân giống: Nhân giống bằng phương pháp ghép cành. Nên dùng 2
giống xoài địa phương là xoài LHP và XB làm gốc ghép cho hai giống GL1 và
GL6.


- Cách trồng: Trồng mới đào hố vng từ 80-100cm. Bón lót 50kg phân
chuồng+2kg Super lân + 100kg urê+10kg KCl.


- Bón phân: Trong 3 năm đầu bón trung bình 3,5kg Supe lân + 0,8g urê +
0,5kg LCl/cây/năm. Năm sau bón tăng hơn năm trước từ 1,2-1,5 lần. Sau 3 năm
cây cho quả.


Sau khi thu hoạch tiến hành:


- Cắt cành: cắt để lại lộc đầu tiên của năm trước, từ đợt thứ 2 đến đợt lộc
cuối (mang quả bỏ đi); cắt bỏ toàn bộ cành trong tán.


- Phun Boocdo 1% định kỳ 1-1,5 tháng/lần, dừng phun khi cây ra hoa. Xử
lý Culta vào đất, phun KNO3 lên lá với lượng và nồng độ tương ứng Culta


30g/cây 5 tuổi; KNO3 1-2%. Xử lý Culta từ tháng 9-11, sau xử lý sớm nhất


khoảng 70-90 ngày cây ra hoa, phun KNO3 lên lá khi đợt lộc cuối năm đã


chuyển già. Sau phun 70-90 ngày cây ra hoa.


Nên xử lý muộn để hoa nở vào trung tuần và cuối tháng 3, thu hoạch vào
cuối tháng 7, đầu tháng 8



</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

85


- Thu hoạch: Từ khi đậu quả đến thu hoạch từ 120-130 ngày. Thu quả vào
ngày nắng, để vào nơi râm, không để xuống đất và phơi ngoài nắng. Rửa sạch vỏ
để ráo nước rồi cho vào rấm với lượng 2g đất đèn (CaC2) cho 1kg quả, rấm


trong 48 giờ, sau đó xếp ra ngồi để quả chín tự nhiên.


Nhờ những tiến bộ mới trong công tác chọn tạo giống trong những
năm gần đây, cây xoài cũng đã được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc có mùa
đơng lạnh.


*. Kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán


- Áp dụng kỹ thuật cắt tỉa:Việc cắt tỉa được tiến hành ngay sau khi thu
hoạch quả (cuối tháng 8 đầu tháng 9) .


-Tùy theo giống, thời vụ, điều kiện khí hậu của từng năm mà quyết định
thời gian cắt tỉa cho thích hợp, cắt cành sớm có lợi cho khả năng hình thành và
sinh trưởng của lộc. Việc cắt cành chậm nhất nên kết thúc trước 25/8.


- Cắt đồng loạt tất cả các cành có đường kính 2cm. Trên cây cắt cành, lộc
bật ngay sau khi cắt một tuần, quá trình ra lộc diễn ra đồng đều và liên tục đến
tháng 11 đã có 3 đợt lộc mới.


*. Xử lý ra hoa:


- Kết hợp với biện pháp cắt tỉa là chế độ bón phân, tưới nước và xử lý
bằng hóa chất nhằm giúp cho cây phân hóa mầm hoa và ra hoa đồng đều, theo


yêu cầu thời vụ của ta.


- Hai hợp chất được sử dụng để kích thích q trình phân hóa mầm hoa là
nitrát kali (KNO3) và Culta với liều lượng tương ứng là 30 và 25g/m đường kính


tán pha trong nước sạch để phun lên tán hoặc tưới trong phần rễ của tán cây.
Thời gian xử lý thích hợp từ khoảng tháng 9 đến tháng 11.


- Cây xử lý KNO3 hoa ra đồng loạt, tỷ lệ cành mang hoa và đậu quả cao


hơn rất nhiều.


- Các cây xử lý Culta hoa ra nhiều và tập trung, có xu hướng làm tăng
tổng số hoa trên chùm, xử lý sớm sẽ cho tổng số hoa cũng như số lượng hoa
lưỡng tính trên chùm cao hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

86
* Kỹ thuật bao quả


- Vào đầu tháng 4 đến trung tuần tháng 5 khi thấy quả đã đậu, ổn định và
sau khi đã tỉa bỏ bớt những quả nhỏ, chỉ giữ lại số lượng quả phù hợp trên chùm
thì tiến hành bao trái bằng túi giấy chuyên dụng.


- Trước khi bao quả nên tiến hành phun thuốc BVTV một lần. Trước khi
thu hoạch khoảng một tuần nên tháo bỏ bao giấy cho mã quả đẹp hơn, hấp dẫn
người tiêu dùng hơn.


*Cho xoài ra hoa sớm


- Trong điều kiện bình thường, xoài thường cho thu hoạch vào tháng 3,


tháng 4 (âm lịch), giá thường thấp. Một số nhà vườn ở các tỉnh phía nam đã tìm
cách điều khiển cho xồi ra hoa sớm bán trong dịp Tết nguyên đán, giá trị cao
hơn. Chúng tôi xin giới thiệu một biện pháp xử lý cho xoài ra trái nghịch mùa.


Nên thực hiện đối với cây khỏe mạnh, phát triển đồng đều, không sâu
bệnh, cây đã sinh trưởng thành thục.


Các biện pháp canh tác thích hợp như tưới nước, bón phân cân đối, tỉa
cành, tạo tán đều có tác dụng tốt cho mục đích xử lý ra hoa sớm.


Ẩm độ đất: Một trong những điều kiện thuận lợi cho xoài ra hoa là phải
qua một thời kỳ khô hạn khoảng 20-30 ngày.


Sau khi thu hoạch vào tháng 4-5 (âm lịch), tiến hành cắt cành, tạo tán, loại
bỏ các cành sâu bệnh, cành khuất trong tán.


Vun xới quanh gốc (từ gốc cho tới hết bóng tán lá) và bón phân cho cây
quanh tán ở độ sâu 15-20 cm.


Đặc biệt, cần chú trọng phân chuồng và phân lân trong giai đoạn này.
- Lượng phân bón nhiều hay ít tùy theo độ tuổi và tình trạng sinh trưởng
của cây (cây to, nhiều tuổi nên bón nhiều phân hơn).


- Từ 4-5 năm tuổi: 10-15 kg phân hữu cơ + 2-3 kg NPK mỗi gốc.


- Từ 10-12 năm tuổi: 20 kg phân hữu cơ + 4-5 kg NPK mỗi gốc, sau đó
tưới nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây.


Đến khoảng đầu tháng 8 dương lịch (tháng 6 âm lịch), tiến hành cắt tỉa lần
2 (tỉa chồi vượt, chồi không đạt tiêu chuẩn) rồi hòa 1-2 kg tưới quanh gốc đồng


thời xịt phân bón lá ba lần, mỗi tuần một lần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

87


ngày cho lá già. Trước khi phun KNO3 khoảng 20-30 ngày không được tưới


nước cho cây. Phun với nồng độ 1,5-2% (có thể hịa KNO3 với Atonik hoặc 8g


Thiên nơng + 10 cc Agriplex vào một bình 10 lít phun thật đều, ướt đẫm tán lá).
Lưu ý: KNO3 chỉ có tác dụng phá vỡ tình trạng mầm ngủ chứ khơng có


tác dụng giúp cây chuyển chồi thành mầm hoa hay ép ra hoa.


Sau khi phun KNO3 khoảng 10-15 ngày thì xồi nhú bơng, phải giữ ẩm


thường xuyên cho cây, đồng thời phải tăng cường lượng phân bón lá, kích thích
đậu trái, Thiên nơng, Ba lá xanh…


Sau khi xồi ra trái bằng đầu đũa, tiến hành phun thuốc phòng rầy, bệnh
hại bằng Confidor 100 SL, Admire 50 EC, Copper Oxychloride, Copper
Hydroxide Bavistine (không được phun bất kỳ một loại thuốc BVTV nào khi
xoài đang nở hoa).


- Khoảng ba tuần và 8-10 tuần sau khi đậu trái, bón đạm và ka-li theo tỷ lệ
1:1, có thể bón NK hoặc phân đơn: 0,4-1 kg u-rê +0,3-0,5 kg kali/gốc/lần.


- Có thể cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây dưới dạng phân bón qua lá
bằng các loại có chứa vi lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên nhãn
bao bì. Phun khoảng ba lần, mỗi lần cách nhau ba tuần, phun lần đầu lúc 2-3
tuần sau khi đậu trái.



</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

88
PHỤ LỤC


MỘT SỐ GIỐNG CÂY ĂN QUẢ MỚI
I. CÁC GIỐNG VÀ DÒNG NHÃN


1. Giống nhãn lồng Hưng Yên


Nguồn gốc: Được trồng phổ biến ở Hưng Yên. Hiện tại Viện Nghiên cứu
Rau Quả đang điều tra bình tuyển và chọn cây đầu dòng. 17 dòng ưu tú đã được
khu vực hố từ năm 1996.


Những đặc tính chủ yếu: Cây sinh trưởng khoẻ, tán hình mâm xôi, lá
dầy, màu xanh sáng, mép hơi lượn sóng, có từ 8 - 10 lá chét. Quả tròn to,
khối lượng 12 - 17 g/quả, cùi dầy đến lúc chín tự lồng vào nhau, vị thơm,
giòn và ngọt.


Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật: Trồng được ở nhiều loại đất, ở các
vùng có mùa đơng lạnh để phân hoá mầm hoa. Thời vụ trồng tháng 3 - 4 và
tháng 8 - 9. Khoảng cách trồng 7  7 hoặc 7  8 m.


Lưu ý: Phòng trừ bọ xít hại hoa quả, bệnh mốc sương trên hoa, rệp hại
hoa lá.


2. Dịng nhãn chín sớm PHS-99-1-1


Cá thể đầu dòng được tuyển chọn PHS-99-1-1 (Phố Hiến sớm). Năng suất
175 kg/cây, cao hơn năng suất trung bình của nhóm là 56,6%. Số quả/kg: 80
quả, cao hơn trung bình của nhóm là 21,6%. Tỷ lệ thịt quả: 64,2%, cao hơn


trung bình của nhóm là 6,1%. Độ Brix 19,1%. Hương vị: Thơm, ngọt đậm. Cùi
quả dày, giòn, dễ tách. Thời gian thu hoạch: 15/7 đến 22/7.


3. Dịng nhãn chín chính vụ PHT-99-1-1


Cá thể đầu dòng được tuyển chọn là PHT-99-1-1 (Phố Hiến chính vụ).
Năng suất: 95 kg/cây, cao hơn năng suất trung bình của nhóm là 39,2%.


Số quả/kg: 64 quả, cao hơn trung bình của nhóm là 37,3%. Tỷ lệ thịt quả:
66,9%, cao hơn trung bình của nhóm là 10,7%. Độ Brix: 21,1%. Hương vị:
Thơm, ngọt đậm. Cùi quả dày, giòn, dễ tách. Thời gian thu hoạch: 22/7 đến 5/8.
4. Giống nhãn chín muộn PHM-99-1.1


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

89


Tử, Châu Giang, Hưng Yên, được khảo nghiệm ở phía Bắc từ 2000 và đặt tên là
giống PHM-99-1.1; được công nhận tạm thời cho sản xuất thử theo Quyết định
số 1147QĐ/BNN-KHCN ngày 19/4/2006. Nở hoa từ 1/3 - 5/4, thu hoạch tập
trung 25/8 - 1/9, thuộc nhóm chín muộn. Có 9,5 lá chét, lá chét dài 17,5 cm,
rộng 3,8 - 4,0 cm, xanh nhạt, hơi mỏng, phẳng, ít bóng. Quả to, khối lượng quả
11,5 - 11,8 g/quả, dầy cùi, tỷ lệ cùi/quả trên 70%, đường tổng số 15 - 18%, độ
Brix 18 - 20%. Năng suất quả cây 4 năm tuổi 8 - 10 kg/cây. Số quả/kg: 85 quả,
cao hơn trung bình của nhóm là 16,7%.


Có thể trồng tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, vùng thấp của
một số tỉnh trung du miền núi.


5. Giống nhãn PHM-99-2.1


Cá thể đầu dòng được Viện Nghiên cứu Rau Quả phát hiện tại xã Hồng


Nam, Tiên Lữ, Hưng Yên, được khảo nghiệm ở phía Bắc từ năm 2000 và đặt tên
là giống PHM-99-2.1. Được công nhận tạm thời cho sản xuất thử theo Quyết
định số 1147QĐ/BNN-KHCN ngày 19/4/2006. Nở hoa từ 1/3-5/4, thu hoạch tập
trung 15/8 - 25/8, thuộc nhóm chín muộn. Có 8,5 lá chét, lá chét dài 15,7 cm,
rộng 3,2 - 3,5 cm, xanh đậm, dầy, khơng bóng, phiến lá lượn sóng. Quả to, khối
lượng quả 11,2 g/quả, dầy cùi, tỷ lệ cùi/quả trên 65 - 67%; đường tổng số 13 -
16%, độ Brix 18 - 21%. Năng suất quả cây 4 năm tuổi 7 - 9 kg/cây. Có thể trồng
tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, vùng thấp của một số tỉnh trung du
miền núi.


6. Giống nhãn chín muộn HTM-1


Cá thể đầu dòng do Viện Nghiên cứu Rau Quả tuyển chọn tại xã Đại
Thành, Quốc Oai, Hà Tây năm 1998; được khảo nghiệm tại Viện Nghiên cứu
Rau Quả và Hà Tây từ năm 2002; đặt tên là giống HTM-1. Được công nhận tạm
thời cho sản xuất thử năm 2006. Trung bình có 4 - 5 đợt lộc/năm, nở hoa và kết
thúc nở hoa muộn hơn giống đại trà 5 ngày, thu hoạch tập trung 25/8 - 20/9,
thuộc nhóm chín muộn. Lá xanh vàng, mỏng, mép lượn sóng. Khối lượng quả 9
- 10 g/quả, mầu vàng tươi, dầy cùi, tỷ lệ cùi/quả trên 67 - 69%; đường tổng số
17,3%, độ Brix 21,9%. Năng suất quả cây 3 năm tuổi 7 - 9 kg/cây. Có thể trồng
tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, vùng thấp của một số tỉnh trung du
miền núi.


7. Giống nhãn tiêu lá bầu


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

90


Được tuyển chọn từ giống địa phương huyện Chợ Lách - Bến Tre. Được công
nhận và đưa phổ biến sản xuất năm 1998.



Những đặc tính chủ yếu: Thời gian thu hoạch tháng 3 - 5 và 6 - 8. Năng
suất 400 kg/cây/năm. Tán cây tròn, phân cành đều, lá hình trứng, đi lá bầu
tròn, phiến phẳng màu xanh đậm. Quả hình trịn, vỏ màu vàng da bị hơi đậm khi
chín. Khối lượng quả trung bình 10,2 g. Thịt quả ráo, dai, dầy, độ Brix 24,5%,
hương vị rất ngọt, ngon.


Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật: Trồng phổ biến cho các tỉnh Đồng
Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long. Sâu bệnh chính: Sâu đục quả, đục gân lá,
bệnh thối quả.


8. Giống nhãn xuồng cơm vàng


Nguồn gốc: Giống địa phương tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Được Viện Nghiên
cứu Cây ăn quả miền Nam chọn lọc cá thể từ quần thể. Được công nhận cây đầu
dịng năm 1997.


Những đặc tính chủ yếu: Cho trái sau 1,5 - 2,0 năm trồng, thời gian từ khi
ra hoa đến thu hoạch 5,0 - 5,5 tháng. Mùa vụ thu hoạch từ tháng 6 - 8 dương
lịch. Có đặc tính sinh trưởng khá, lá dạng hình trứng, phiến lá hơi vặn. Trái khá
to, trọng lượng trung bình 16 - 25 g, trái dạng hình xuồng, vỏ trái dầy, màu vàng
da bò. Chất lượng trái rất ngon, ngọt, ráo, giòn, độ brix 20 - 24%, mùi vị khá
thơm, thịt màu hanh vàng. Năng suất: Cây 15 - 20 năm tuổi cho năng suất 100 -
140 kg/cây/năm.


Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật: Thích hợp nhất trên đất cát giồng.
Nếu trồng trên đất thịt hay thịt pha cát phải ghép trên nhãn long hay tiêu lá bầu.
II. CÁC GIỐNG VẢI


1. Giống vải Hùng Long



Nguồn gốc: Xã Hùng Long - huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

91
2. Giống vải lai Phúc Hồ


Nguồn gốc: Thơn Thái Hoà - xã Phúc Hoà - huyện Tân Yên - tỉnh
Bắc Giang.


Những đặc tính chủ yếu: Cây sinh trưởng khoẻ, tán cây hình bán cầu,
phân cành thưa, lá có màu xanh hơi vàng. Chùm hoa to trung bình, phân nhánh
dài, cuống hoa dài có màu đen. Quả hình tim, khi chín có màu đỏ xanh, gai thưa
trung bình. Trọng lượng quả trung bình 32,5 g (32 - 35 quả/kg), tỷ lệ phần ăn
được trung bình 68,2%, độ Brix 17 - 20%, vị chua nhẹ. Năng suất trung bình cây
20 tuổi 120,0 kg/cây (16 - 18 tấn/ha). Đây là giống vải chín sớm, thời gian cho
thu hoạch 10/5 - 20/5.


3. Giống vải chín sớm Bình Khê


Nguồn gốc: Do Viện nghiên cứu rau quả tuyển chọn tại xã Bình Khê -
huyện Đơng Triều - tỉnh Quảng Ninh; được khảo nghiệm từ 2000; đặt tên là
giống HTM-1. Được cơng nhận chính thức cho vùng Đồng bằng sông Hồng,
Đơng Bắc Bộ ngày 19/4/2006.


Những đặc tính chủ yếu: Thời gian cho thu hoạch 5/5 - 15/5. Cây sinh
trưởng khoẻ, tán cây hình bán cầu dẹt, lá có màu xanh tối, phiến lá rộng, mép
lượn sóng. Chùm hoa to, phân nhánh thưa, dài, cuống hoa có màu nâu đen. Quả
chín hình trứng, màu đỏ sẫm, vỏ mỏng, gai thưa, ngắn. Khối lượng quả trung
bình 29,8 - 32,6 g/quả, tỷ lệ cùi 70 - 72%, đường tổng số 16,2 - 16,6%, axít tổng
số 0,3 - 0,32%, độ Brix 17 - 17,5%, vị ngọt thanh. Năng suất trung bình cây 30
tuổi 94,2 kg/cây (12 - 15 tấn/ha).



Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật: Vì giống thuộc nhóm giống chín sớm
nên có thời gian thu hoạch sớm hơn giống chính vụ - Thanh Hà từ 20 ngày đến 1
tháng và có thể trồng được ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh
trung du từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở ra.


4. Giống vải chín sớm Yên Hưng


Nguồn gốc: Đây là giống vải lai tự nhiên do các nhà khoa học Viên
Nghiên cứu Rau Quả phát hiện và chọn tạo từ năm 2001 tại thôn Phong Thái, xã
Đông Mai, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh; được khảo nghiệm từ năm 2000;
đặt tên là giống vải chín sớm Yên Hưng. Được công nhận cho sản xuất thử tại
vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc Bộ ngày 19/4/2006.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

92


cầu, lá có màu xanh hơi vàng. Chùm hoa to trung bình, phân nhánh dài, cuống
hoa có màu nâu đen. Quả hình trứng, khi chín có màu đỏ vàng rất đẹp, gai thưa
trung bình. Khối lượng quả bình quân đạt 30,1 g/quả (30 - 35 quả/kg), tỷ lệ phần
ăn được trung bình 73,2%, độ Brix 18 - 20%, vị ngọt, hơi chua nhẹ. Năng suất
trung bình cây 20 tuổi đạt 89,8 kg/cây (12 - 16 tấn/ha). Đây là một trong những
giống vải chín sớm, thời gian thu hoạch từ 10/5 đến 20/5, sớm hơn giống vải
thiều Thanh Hà từ 15 đến 20 ngày nên bán được giá, thường cao gấp 2 - 3 lần so
với các giống chính vụ. Hiện giống vải Yên Hưng đang được trồng nhiều ở một
số xã trong 2 huyện Yên Hưng và Đông Triều. Phù hợp với các vùng đất đồi gò
thấp chủ động tưới nước ở các tỉnh phía Bắc.


5. Giống vải chín sớm Yên Phú


Nguồn gốc: Do Viện Nghiên cứu Rau Quả tuyển chọn, là giống vải đột


biến tự nhiên từ một cây trồng thực sinh đã có từ lâu tại ở thôn Yên Phú, xã Giai
Phạm - huyện Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên; được khảo nghiệm từ năm 2000; đặt
tên là giống vải chín sớm n Phú. Được cơng nhận cho sản xuất thử tại vùng
Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc Bộ năm 2006.


Những đặc tính chủ yếu: Cây sinh trưởng khoẻ, tán hình bán cầu, phân
cành thưa, lá to, xanh hơi vàng. Chùm hoa to trung bình, phân nhánh dài, cuống
hoa dài màu trắng hơi vàng (dễ phân biệt với các giống vải khác). Quả hình tim,
khi chín có màu đỏ tươi rất đẹp, thưa gai. Khối lượng quả bình quân đạt 27,2 g
(35 - 40 quả/kg), tỷ lệ phần ăn được 74,5%, độ Brix 19 - 21%, vị ngọt thanh.
Năng suất cây 15 tuổi đạt 85,5 kg/cây (10 - 12 tấn/ha), cây 5 tuổi 22,3 kg/cây.
Chín rất sớm, cho thu hoạch từ 5/5 đến 10/5. Cùi trắng, ăn ngọt, hạt bé, không bị
mất mùa như các giống vải khác, bán được giá, cho thu nhập cao. Giống vải này
hiện được nhiều bà con quanh vùng, thậm chí các tỉnh xa như Bắc Giang, Thái
Ngun, Hồ Bình cũng tìm về mua giống để trồng. Giống Yên Phú phù hợp với
vùng đồng bằng, đất bãi dọc theo các con sông, chủ động tưới tiêu ở các tỉnh
phía Bắc. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng như giống Yên Hưng.


III. CÁC GIỐNG XOÀI
1. Giống xồi cát Hịa Lộc


Nguồn gốc: Giống địa phương, tại Hòa Hưng - Cái Bè - Tiền Giang.
Được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam chọn lọc cá thể từ quần thể. Được
công nhận cây đầu dòng năm 1997.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

93


đến thu hoạch 3,5 - 4,0 tháng. Thời gian cho thu hoạch tập trung vào tháng 4 - 7
dương lịch. Tán cây dạng tháp, lá dạng hình lưỡi mác dài, đi lá rất nhọn và
dài, mép lá gợn sóng. Trái to, trọng lượng trung bình 450 - 600 g, dạng trái


thuôn dài, bầu trịn phần cuống trái, trái khi già có nhiều chấm tròn đen nhỏ, vỏ
màu vàng tươi khi chín, vỏ mỏng, đầu trái nhọn, eo trái rõ. Rất ngon, vị ngọt
không chua, thịt mịn chắc, độ Brix 20 - 22%, thịt dày 2,8 - 3,0 cm, mùi vị thơm,
hạt dẹp, không xơ và tỷ lệ thịt ăn được 80 - 84%. Năng suất: Cây 10 năm tuổi
cho thu hoạch trung bình 100 kg/cây/năm.


Thích hợp nhất vùng đất phù sa, đất thịt pha cát hoặc sét nhẹ, đất nhiều
hữu cơ. Đối với xoài cát Hòa lộc, để giúp cây ra hoa đồng loạt và sớm cần phải
áp dụng biện pháp xử lý ra hoa, vào mùa mưa cây có lá non phải phun xịt thuốc
ngừa sâu ăn lá và bệnh thán thư.


2. Giống xoài Cát Chu


Nguồn gốc: Giống địa phương, tại Cao Lãnh - Đồng Tháp. Được Viện
Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam chọn lọc cá thể từ quần thể. Được cơng nhận
cây đầu dịng năm 1997.


Những đặc tính chủ yếu: Cho trái sau 3 năm trồng, thời gian từ khi ra hoa
đến thu hoạch 3,5 tháng, thời gian cho thu hoạch tập trung từ tháng 3 - 5 dương
lịch. Cây có tán dạng trịn. Lá dạng hình lưỡi mác, đi lá nhọn và ngắn, mép lá
ít gợn sóng. Xồi Cát chu dễ ra hoa và đậu trái, trái không to, trọng lượng trung
bình 300 - 350 g, dạng trái hơi trịn, cuống trái nhơ cao, trái khi già có nhiều
chấm to dạng bất định, vỏ trái màu vàng, đầu trái tròn, vỏ mỏng. Chất lượng trái
khá ngon, thịt mịn chắc, vị ngọt chua, độ Brix 18 - 20%, mùi vị thơm, khơng xơ,
hạt trịn nhỏ và tỷ lệ thịt ăn được 78 - 80%.


Năng suất: Giống xoài Cát Chu cho năng suất trung bình 400 kg/cây/năm ở cây
10 năm tuổi. Thích hợp vùng đất phù sa, đất thịt pha cát hoặc sét nhẹ, đất nhiều
hữu cơ. Cắt tỉa cành tạo cho cây có tán thấp, dễ chăm sóc.



3. Giống xồi GL1


Nguồn gốc: Được Viện nghiên cứu rau quả chọn lọc từ tập đoàn nhập nội
của Trung Quốc từ năm 1993. Được phép khu vực hố năm 1996. Được cơng
nhận giống năm 2000.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

94


đường kính tán 3,5 - 4 m. Lá màu xanh thẫm, phiến lá to, hơi lòng máng dài 20 -
21 cm, rộng lá 5,4 - 5,5 cm. Hoa ra 3 đợt/năm. Tỷ lệ đậu hoa cao (22 - 25%).
Quả thuôn dài, khối lượng quả trung bình 220 - 250 g/quả. Quả chín màu vàng
sáng, thơm. Tỷ lệ phần ăn được đạt 69 - 70%, thịt quả vàng đậm, không xơ,
ngọt. Hàm lượng chất khô 19,34%. Năng suất sau 5 năm trồng 8 - 10 kg/cây.
Chịu được hạn do rễ ăn sâu. Quả dùng ăn tươi hoặc chế biến. Xồi có thể trồng
trên nhiều loại đất, pH thích hợp 5,5 - 6,5, nhiệt độ thích hợp 24 – 26oC, khơng
dưới 15oC. Cần có mùa khơ để phân hố mầm hoa, lượng mưa 1.000 - 1.200
mm. Khoảng cách trồng 12  12 m, 8  10 m.


4. Giống xoài GL2


Nguồn gốc: Được Viện Nghiên cứu Rau Quả chọn lọc từ tập đoàn nhập
nội của Trung Quốc năm 1993. Được khu vực hoá năm 1996.


Những đặc tính chủ yếu: Cây sinh trưởng khoẻ, phân cành mạnh, mặt tán
thưa. Lộc ra 1 năm 4 - 5 đợt. Sau 5 năm chiều cao cây 4 m, đường kính 3,2 - 3,5
m. Lá hình mác nhọn màu xanh đậm, mép lá hơi lượn sóng, ít mo lòng máng.
Hoa ra 3 - 4 đợt/năm. Tỷ lệ hoa lưỡng tính và tỷ lệ đậu quả cao. Quả ra thành
chùm 3 - 5 quả/chùm. Khối lượng quả trung bình 350 - 380 g/quả. Vỏ dầy, màu
xanh vàng, khi chín thịt quả vàng nhạt, tỷ lệ thịt quả > 70%, ăn ngọt. Năng suất
cây 5 năm tuổi 10 - 15 kg/cây.



5.Giống xoài GL6


Nguồn gốc: Giống được nhập nội từ Úc, do Viện Nghiên cứu Rau Quả
chọn lọc. Đã được cơng nhận giống năm 2000.


Những đặc tính chủ yếu: Giống có khả năng sinh trưởng trung bình, phân
cành ít, tán thưa, ra hoa nhiều lần (2 - 3 đợt hoa trong năm), tập trung từ tháng 1
đến tháng 4. Tỷ lệ đậu quả và khả năng giữ quả cao, đạt tương ứng trên 20% và
2 quả/chùm. Quả khi chín có màu vàng xanh, phớt hồng, hình trứng nhưng vai
quả rộng. Thịt quả vàng đậm, thơm, xơ ít, đường tổng số 17%. Trọng lượng
trung bình 600 g/quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

95
6. Giống xoài Vân Du XPH11


Nguồn gốc: Đây là giống xoài đặc sản bản địa do Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển Rau Hoa quả (thuộc NOMAFSI) phát hiện đầu tiên tại xã Vân Du, huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, chọn tạo và trồng thử nghiệm thành công cho kết quả
tốt. Được công nhận giống cho sản xuất thử tại Phú Thọ, Vĩnh Phúc năm 2008.


Những đặc tính chủ yếu: Cây mọc thẳng, phân cành sớm. Trồng bằng cây
ghép sau 3 năm đã cao 2 - 2,5 m. Lá hình bầu dục thn dài, mép lá gợn sóng.
Cụm hoa hình tháp, nhiều hoa cái, khả năng đậu quả cao. Quả dài, khối lượng
bình qn 220 g/quả; quả lúc cịn non có màu xanh sáng, khi chín có màu vàng
sẫm kèm theo nhiều vết xám; độ Brix 20 - 22%, hàm lượng axít 0,12%, đường
14,5%, caroten 3,02 mg/100 g; vị ngọt, ăn ngon, có hương vị đặc trưng. Có thể
ăn xanh và rấm chín. Năng suất ổn định và ít có hiện tượng ra quả cách niên như
nhiều giống xoài khác, cây 5 tuổi đạt năng suất 18 - 20 tấn/ha. Xoài Vân Du
XPH11 có khả năng chịu hạn tốt. Chú ý phòng trừ kịp thời các loại rầy, rệp hại


hoa, ruồi đục quả, sâu đục thân. Phun phòng bệnh thán thư, bệnh phấn trắng,
bệnh đốm đen... thường gây hại nặng trên gié hoa, đọt non, lá non và quả non
làm rụng quả, giảm năng suất.


7. Giống xoài ăn xanh VRQ-XX1


Nguồn gốc: Giống xồi ăn xanh VRQ-XX1 có gốc từ giống Năng Kủa Xị
của Thái Lan, Viện Nghiên cứu Rau Quả khảo nghiệm từ năm 2001, được công
nhận cho sản xuất thử ở phía Bắc năm 2006.


Những đặc tính chủ yếu: Sinh trưởng khá, phân cành mạnh, lá thuôn dài,
phiến lá phẳng, mép lượn sóng, cuống lá dài 4,35 cm. Ra 2 đợt hoa, đợt 1 nở
trung tuần tháng 2, đợt 2 trung tuần tháng 4, tỷ lệ hoa lưỡng tính/chùm, số quả thu
hoạch/chùm khá cao, năng suất trung bình 10 kg/cây. Quả thn dài, vàng xanh,
thịt quả ngọt, thơm, ít xơ, tỷ lệ thịt quả 72%. Chất lượng ăn tươi khi quả xanh già
tốt, ngọt, ít chua, giịn; nếu để chín quả rất ngọt do hàm lượng đường cao 19,1%,
hàm lượng axít thấp 0,2%. Giống nhiễm sâu bệnh từ nhẹ đến trung bình.


8. Giống xồi ăn xanh DONA


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

96


Những đặc tính chủ yếu: Cây sinh trưởng tốt, có tỷ lệ ra hoa và đậu quả
cao, sau trồng 34 tháng cây bắt đầu ra hoa, thời gian ra hoa từ tháng 1 - 2, sớm
hơn so với giống xoài ăn xanh Bang Khủn Xị (nhập nội từ Thái Lan) và xoài cát
Hoà Lộc; tỷ lệ đậu quả khá cao 2,2%, cao hơn giống Bang Khủn Xị (1,5%). Quả
có dạng thn, vỏ nhẵn, màu xanh đậm; khối lượng trung bình 330 g/quả, thịt
quả dày 2,6 mm, tỷ lệ thịt quả 77,8% tương đương so với giống xoài ăn xanh
Bang Khủn Xị và giống xoài bưởi là giống xồi ăn chín được trồng phổ biến
hiện nay. Chất lượng quả tốt, thịt quả dày; khi quả già thịt quả trắng mịn, ít xơ,


thơm giịn, vị ngọt chua nhẹ phù hợp thị hiếu ăn xanh; độ Brix 9,8% tương
đương giống Bang Khủn Xị. Năng suất trung bình đạt 24,8 kg/cây 6 tuổi, cao
hơn hẳn giống Bang Khủn Xị (17,4 kg/cây), đạt 11 tấn/ha cây 7 năm tuổi.
Giống có khả năng chống chịu sâu bệnh khá tốt, các đối tượng sâu bệnh hại
chính gồm: Sâu đục quả, sâu đục cành non và bệnh thán thư xuất hiện và gây hại
ở mức độ nhẹ tương đương và thấp hơn so với các giống xoài khác; riêng bệnh
chảy mủ thân gây hại ở mức trung bình (bệnh này gây hại nhẹ đối với các giống
xoài khác).


Ngoài ra còn một số giống xoài khác như: Giống xoài ĐL4, Giống xoài
Úc R2E2


IV. CÁC GIỐNG CAM, QUÝT, BƯỞI
1. Giống cam sành (Citrus nobilis Lour.)


Nguồn gốc: Giống địa phương.Được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền
Nam chọn lọc cá thể từ quần thể. Được cơng nhận cây đầu dịng vào năm 1997.


Những đặc tính chủ yếu: Cho trái sau 2 năm trồng (cây ghép), thời gian từ
khi ra hoa đến thu hoạch 8 - 9 tháng, cho thu hoạch rải rác, nhưng tập trung nhất
từ tháng 8 - 12 dương lịch. Cây sinh trưởng trung bình, góc cành hẹp và có
khuynh hướng vươn cao. Lá dạng hình trứng, màu xanh đậm. Trái có trọng
lượng trung bình 235 g, dạng hình cầu hơi dẹp, vỏ trái màu xanh vàng khi chín,
sần và dày 3 - 5 mm, con tép màu vàng đậm. Vị chua ngọt, độ Brix 8 - 10%,
nhiều nước, mùi rất thơm và nhiều hạt (8 - 16 hạt/trái). Năng suất: Cây 5 năm
tuổi cho thu hoạch 30 kg/cây/năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

97
2. Giống cam mật không hạt



Nguồn gốc: Được cán bộ Viện NC CAQ Miền nam tuyển chọn cá thể từ
quần thể cam mật không hạt trồng từ năm 2000, nhân giống bằng phương pháp
chiết từ cây đạt giải qua hội thi trái ngon, nguồn gốc từ cây trồng hạt năm 1974
tại vườn ông Nguyễn Văn Lộc - Cai Lậy - Tiền Giang. Được cơng nhận chính
thức cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2009.


Những đặc tính chủ yếu: Giống có khối lượng quả trung bình 150 - 270 g,
tỷ lệ ăn được cao trên 70%, tỷ lệ nước quả 36 - 52%, nước quả màu vàng đẹp,
độ Brix 8 - 10%, vị ngon; năng suất trung bình 4 năm cây 7 tuổi đạt 29,2 kg/cây.
Đặc biệt, giống thể hiện ổn định đặc tính khơng hạt, khả năng chống chịu khá tốt
với các loại sâu bệnh hại phổ biến, nhất là chưa thấy xuất hiện bệnh Greening.
3. Giống cam Valencia 2


Nguồn gốc: Giống cam Valencia 2 có nguồn gốc nhập nội và được chọn tạo
từ giống gốc Valencia Olinda, được làm sạch bệnh qua vi ghép. Được công nhận
tạm thời năm 2004.


Những đặc tính chủ yếu: Là giống cam ngọt chín muộn với các đặc tính vượt
trội về sức sống, khả năng thích nghi rộng, đề kháng bệnh tốt, thu hoạch muộn
hơn hoặc cùng lúc với cam sành ở các tỉnh phía Bắc nước ta, từ cuối tháng 12
đến tháng 3. Là giống chủ lực của thị trường chế biến cũng như tiêu thụ quả tươi
trên thế giới. Quả dễ bảo quản, thành phần và chất lượng nước quả tuyệt hảo,
quả to trung bình 190 - 220 g/quả, có thể lưu giữ trên cây lâu mà không bị giảm
chất lượng, vỏ quả mỏng, vàng đẹp với độ dày trung bình 3,0 mm, lõi quả vàng
ươm, số múi trung bình trên quả là 11, hàm lượng nước cao, tỷ lệ xơ thấp, chất
lượng thơm, ngọt đậm, ít hạt, khả năng kháng bệnh (bệnh loét, chảy gôm, nấm
đen gốc, khô cành) tốt hơn so với các giống khác trong tập đoàn. Năng suất cây
năm thứ 3 tại Yên Bái: Trung bình đạt 41,9 quả/cây, so với cam Xã Đoài năng
suất đạt 13,2 quả/cây, cam sành 39,2 quả/cây trong cùng một điều kiện. Quả gần
như không hạt (0 đến 6 hạt), trung bình 4,5 hạt/quả trong điều kiện trồng. Giống


có thể phát triển tại nhiều địa phương từ Hà Tĩnh trở ra.


4. Giống cam V2


Nguồn gốc: Được Viện Di truyền Nông nghiệp chọn lọc từ giống nhập
nội Valencia Olinda, được làm sạch bệnh qua vi ghép. Được cơng nhận chính
thức cho các tỉnh phía Bắc từ Nghệ An trở ra năm 2006.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

98


tháng 3, thu hoạch tập trung vào dịp Tết Nguyên đán. Là giống cam ngọt, cây
khoẻ, năng suất cao, quả gần như không hạt, có tính thích nghi rộng, có khả
năng kháng sâu bệnh tốt hơn các giống cam ngọt địa phương ở các vùng khảo
nghiệm. Quả có kích thước trung bình, vỏ có màu sắc vàng hấp dẫn, gần như
không hạt, tép quả mọng nước, ngon, ngọt đậm đà và thơm, thành phần nước
quả và chất lượng quả vượt trội các giống khác, phù hợp thị trường chế biến cũng
như tiêu thụ quả tươi ở nước ta. Giống mang quả vụ trước và vụ sau trên cùng
một cây sau khi ra hoa, tuy nhiên hiện tượng vỏ quả xanh trở lại có thể xảy ra vào
cuối xuân. Giống có khả năng thích nghi rộng nên có thể trồng được hầu hết các
địa phương ở Việt Nam. Vùng thích hợp nhất với giống V2 là các tỉnh miền Bắc
từ Nghệ An trở ra, cần nghiên cứu thêm khả năng phát triển ở Tây Nguyên.


5.Giống cam N01


Nguồn gốc: Được chọn lọc từ giống nhập nội Navel, được nhân nhanh từ
cây vi ghép, sạch bệnh Greening và Tristeza; được cơng nhận cho sản xuất thử
tại các tỉnh phía Bắc năm 2006.


Những đặc tính chủ yếu: Cây sinh trưởng khỏe, nhiều lá, chịu hạn khá.
Hoa hồn tồn bất dục, quả khơng hạt. Thời vụ thu hoạch: Từ tháng 9 đến tháng


11. Quả to, màu sắc vỏ vàng đẹp, khá sai quả, không hạt, chất lượng ăn tươi tốt,
hương vị thơm ngon. Quả thường có một quả phụ bên trong làm đáy quả hơi lồi
ra. Cây ra hoa nhiều nhưng quả dễ bị rụng trong điều kiện ẩm độ cao hoặc sinh
trưởng sinh dưỡng của cây mạnh dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp. Nên chú ý giảm độ
ẩm đất vào mùa ra hoa, đậu quả. Giống khá mẫn cảm với bệnh loét và nhện đỏ ở
một số vùng khảo nghiệm. Mở rộng sản xuất thử ở các tỉnh phía Bắc, cần nghiên
cứu thêm khả năng phát triển ở Tây Nguyên.


6. Giống cam N02


Nguồn gốc: Chọn lọc từ giống nhập nội Cara Cara Navel, được nhân
nhanh từ cây vi ghép, sạch bệnh Greening và Tristeza. Giống được công nhận
cho sản xuất thử tại các tỉnh phía Bắc năm 2006.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

99


điều kiện bất lợi của môi trường, nhất là độ ẩm cao hoặc mưa nhiều trong mùa
ra hoa làm rụng quả và làm giảm năng suất của giống.


7. Giống cam chín sớm S1


Nguồn gốc: Giống cam chín sớm S1 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát
triển cây có múi, Viện Nghiên cứu Rau Quả chọn lọc, phục tráng từ các dòng
cam Xã Đoài, sản xuất thử tại vùng Cao Phong - Hồ Bình cho kết quả rất tốt.


Đặc điểm chính: Giống cam S1 chín sớm hơn cam Xã Đoài từ 25 - 30
ngày, cho thu hoạch vào đầu tháng 10 đến giữa tháng 11. Năng suất trung bình
35 - 40 kg quả/cây 5 - 6 năm tuổi. Vỏ quả nhẵn, túi tinh dầu nhỏ, khi chín vàng
tươi hấp dẫn. Quả to, khối lượng 220 - 230 g, số hạt trung bình 22 hạt/quả, độ
Brix đạt 12,1%, tép vàng đậm, vị ngọt, thơm.



8. Giống quýt tiêu


Nguồn gốc: Là giống địa phương phổ biến ở Tân Phước, huyện Lai Vang
- Đồng Tháp. Do Trung tâm Cây ăn quả Long Định chọn lọc. Được công nhận
năm 1997.


Những đặc tính chủ yếu: Tán cây tròn, cành phân bố đều, lá xanh tốt,
phiến lá hình elíp nhọn 2 đầu, cành lá nhỏ, rìa lá có khía trịn. Quả hình cầu dẹp
2 đầu, đáy quả cụt, đỉnh quả lõm, khi chín vỏ màu đỏ cam. Khối lượng quả trung
bình 191,4 g, vỏ dễ bóc, nhiều nước, màu cam đỏ, độ Brix 10,3%. Hương vị
thơm, ngon, ngọt, số hạt/quả 15.


<i>9. Giống quýt hồng(Citrus reticulata Blanco.) </i>


Nguồn gốc: Là giống địa phương được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền
Nam chọn lọc cá thể từ quần thể. Được cơng nhận cây đầu dịng năm 1997.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

100


đất nhiều hữu cơ. Sử dụng cây giống sạch bệnh, cắt tỉa cành tạo cho cây có tán
thấp, dễ chăm sóc.


10. Giống quýt lai Tangelo Orlando


Nguồn gốc: Giống nhập nội từ Pháp. Được chọn lọc cá thể. Được công
nhận sản xuất thử năm 2002.


Những đặc tính chủ yếu: Sinh trưởng tốt, cho trái sau 24 - 28 tháng sau
khi trồng, thời gian thu hoạch từ tháng 10 - 12 dương lịch. Cây sinh trưởng khá


tốt trên đất thịt pha cát, nước ngọt. Trái có trọng lượng trung bình từ 230 g - 240
g, dạng hình cầu dẹp, vỏ màu vàng xanh đến vàng sáng khi chín, vỏ dầy, nước
quả nhiều. Chất lượng khá ngon, vị ngọt vừa, thơm trung bình, ít hạt 1 - 5
hạt/trái, con tép màu vàng đẹp. Năng suất sau 36 tháng trồng cho thu hoạch 40 -
70 kg/cây/năm. Thích hợp vùng đất phù sa, đất thịt pha cát hoặc sét nhẹ, đất
nhiều hữu cơ. Sử dụng cây giống sạch bệnh, cắt tỉa cành tạo cho cây có tán thấp,
phun thuốc phịng ngừa bệnh vàng lá Greening.


11. Giống quýt PQ1


Nguồn gốc: Được thu thập từ huyện Cai Lậy - Tiền Giang. Do Trung tâm
Nghiên cứu Cây ăn quả và Cây công nghiệp Phủ Quỳ (Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp Bắc Trung Bộ) thu thập và chọn lọc.Được cơng nhận sản xuất thử
năm 2007.


Những đặc tính chủ yếu: quýt PQ1 sinh trưởng phát triển tốt, sớm cho thu
hoạch. Quả khá lớn, trung bình đạt 160 - 165 g/quả, hình cầu dẹt, khi chín vỏ có
màu vàng, thịt quả vàng da cam, vị ngọt thanh, độ mịn thịt quả, xơ bã ở mức
trung bình, chín muộn vào tháng 1 - 2. Quýt PQ1 có tỷ lệ rụng quả thấp, năng
suất cao, chống chịu tốt với bệnh vàng lá, chín muộn nên bán được giá cao và
cho hiệu quả kinh tế cao so các giống cam, quýt khác tại địa phương. Nhược
điểm của giống quýt PQ1 là số hạt/quả khá cao. Giống được khuyến cáo trồng sản
xuất thử tại Nghệ An và các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.


<i>12. Giống bưởi năm roi (Citrus maxima (Burm.) Merr. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

101


Những đặc tính chủ yếu: Cây cho trái sau 2,5 - 3,5 năm trồng (cây chiết
và cây ghép). Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch 7 - 7,5 tháng. Mùa vụ thu


hoạch kéo dài từ tháng 8 đến tháng 1 dương lịch năm sau. Cây sinh trưởng khá,
dạng tán hình trịn. Phiến lá hình trứng và cánh lá hình tim, màu lá xanh đậm
mặt trên. Trái có trọng lượng trung bình 1100 g/trái, dạng hình quả lê đẹp, vỏ
trái màu xanh vàng đến vàng tươi khi chín và dễ bóc, con tép màu vàng. Vị ngọt
chua, độ Brix 9 - 11%, nhiều nước, con tép bó chặt, dễ tách khỏi vách múi, mùi
thơm, ít hạt đến khơng hạt, tỷ lệ thịt quả trên 50%. Cây 10 năm tuổi cho thu
hoạch 100 trái/cây/năm. Thích hợp vùng đất phù sa, đất thịt pha cát hoặc sét
<i>nhẹ, đất nhiều hữu cơ. Lưu ý: Sử dụng cây giống sạch bệnh, cắt tỉa cành tạo cho </i>
cây có tán thấp, phun thuốc phịng ngừa bệnh vàng lá Greening.


13. Giống bưởi đường lá cam


Nguồn gốc: Giống địa phương, tại Vĩnh Cửu - Đồng Nai. Được Viện
Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam chọn lọc cá thể từ quần thể. Được cơng nhận
cây đầu dịng năm 1997.


Những đặc tính chủ yếu: Cho trái sau 3,0 - 3,5 năm (cây chiết và cây
ghép), thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch 7,0 - 7,5 tháng. Mùa vụ thu hoạch
rải rác quanh năm, nhưng tập trung nhất từ tháng 8 tháng 1 dương lịch năm sau.
Cây sinh trưởng mạnh, dạng tán hình trịn, phiến lá nhỏ, màu xanh đậm. Trọng
lượng trái trung bình 1000 g/trái, dạng hình quả lê thấp, vỏ màu xanh đến xanh
vàng khi chín và dễ bóc, con tép màu vàng, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi. Có
chất lượng trái ngon, nước quả khá, vị ngọt không chua, độ Brix 10 - 11%, tỷ lệ
thịt quả 50 - 55%, mùi thơm và nhiều hạt (60 - 90 hạt). Cây 8 năm tuổi cho thu
hoạch 100 trái/cây/năm. Thích hợp vùng đất phù sa, đất thịt pha cát hoặc sét
nhẹ, đất nhiều hữu cơ.


V. CÁC GIỐNG CHÔM CHÔM
1. Giống chôm chôm JAVA



Nguồn gốc: Giống được trồng nhiều ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Do Trung Tâm CAQ Long Định chọn lọc. Được công nhận năm 1997.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

102


rất ngon, ngọt. Năng suất 800 kg/cây/năm. Vùng trồng phổ biến là các tỉnh Nam
Bộ, thu hoạch từ tháng 4 - 8.


2. Giống chôm chôm rong riềng


Nguồn gốc: Giống nhập nội từ Thái Lan. Được Viện Nghiên cứu Cây ăn
quả miền Nam chọn lọc cá thể từ quần thể. Được phép khu vực năm 2000.


Những đặc tính chủ yếu: Cây cho trái sau 36 tháng trồng (cây ghép đạt
tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp - PTNT). Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch
là 105 - 110 ngày. Thời gian thu hoạch tập trung từ tháng 5 - 6 dương lịch. Cây
sinh trưởng mạnh, phân cành đều, lá dạng hình trứng, phiến lá to, màu xanh
đậm. Trái dạng hình trứng, vỏ trái màu đỏ đậm và râu màu xanh khi chín. Trái
to, trọng lượng trung bình 30 - 35 g, vỏ trái mỏng và cứng. Trái có phẩm chất rất
ngon, thịt ráo, giịn, tróc tốt, thịt dày 8 - 9 mm, vị rất ngọt (độ Brix 21 - 24%).
Cho năng suất khá cao 50 - 60 kg/cây/năm, cây 6 năm tuổi. Thích hợp vùng đất
<i>phù sa, đất thịt pha cát hoặc sét nhẹ, đất nhiều hữu cơ, đất đỏ bazan. Lưu ý: Do </i>
giống này có đặc tính đâm cành yếu, nên chú ý cắt tỉa cành giúp cho cây ra
nhiều chồi.


3. Giống chôm chôm nhãn


Nguồn gốc: Giống địa phương. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam
chọn lọc cá thể từ quần thể. Được cơng nhận cây đầu dịng năm 1997.



Những đặc tính chủ yếu: Cây cho trái sau 3 năm trồng, thời gian từ khi ra
hoa đến thu hoạch là 105 đến 110 ngày, thời gian thu hoạch tập trung từ tháng 4 đến
tháng 5 dương lịch. Cây sinh trưởng mạnh, tán dạng tròn, phân cành đều. Lá dạng
hình trứng, phiến lá nhỏ, màu xanh nhạt. Trái dạng hình cầu, trọng lượng trung
bình 20 - 23 g, khi chín có màu vàng đỏ, thịt trái giịn và tróc tốt. Giống có phẩm
chất ngon, vị rất ngọt, thơm và giòn. Độ brix 21 - 14%, tỷ lệ thịt 32 - 34%. Cây
15 - 20 năm tuổi cho năng suất từ 250 - 300 kg/cây/năm. Thích hợp vùng đất
phù sa, đất thịt pha cát hoặc sét nhẹ, đất nhiều hữu cơ, đất đỏ bazan.


VI. CÁC GIỐNG NHO
1. Giống nho NH01-48


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

103


Những đặc tính chủ yếu: Giống NH01-48 có thời gian sinh trưởng từ lúc
cắt cành đến thu hoạch từ 110 đến 125 ngày (tuỳ từng vụ). Chùm hoa dài, ít phân
nhánh, chùm quả có hình nón dài, phần trên lớn hơn phần dưới không nhiều. Khả
năng đậu quả trong vụ đông xuân rất cao, khối lượng chùm từ 320 - 350 g. Quả có
hình thon dài (ô van), khối lượng quả khoảng 4,8 - 5,2 g; khi chín quả có màu
xanh vàng. Vỏ quả dày, dễ tách ra khỏi thịt quả. Thịt quả chắc. Lá có màu xanh
nhạt, nhẵn, dày và ít lơng. Kháng trung bình với các loại sâu, bệnh: Mốc sương,
nấm cuống, gỉ sắt, bọ trĩ, sâu keo, sâu khoang, nhện đỏ, rệp sáp. Kháng yếu đối
với bệnh: Thán thư và phấn trắng. Chống chịu hạn, úng, phèn, mặn trung bình.
Số hạt trên quả ít (từ 1 - 2 hạt), hàm lượng đường (độ Brix) cao từ 17 - 20%
(tuỳ vụ). Tỷ lệ quả nứt thấp. Tiềm năng năng suất cao, năng suất trung bình vụ
đơng xn từ 12 - 15 tấn/ha/vụ, vụ hè thu trung bình từ 6 - 8 tấn/ha/vụ. Phạm vi
phấn bố (vùng/đất gieo trồng thích hợp): Tỉnh Ninh Thuận, Bắc Bình Thuận và
Nam Khánh Hồ. Bố trí trên các chân đất có thành phần cát nhẹ và thịt pha cát,
đất tơi dễ làm, đất có kết cấu tốt, tầng đất canh tác dày. Mực nước ngầm khơng
nên q cao. Đất phải có hệ thống tưới và tiêu nước chủ động, bằng phẳng.


2. Giống nho ăn tươi NH01 - 93


Nguồn gốc: NH01 - 93 là giống nho ăn tươi nhập nội từ Thái Lan năm
2001; được Viện Nghiên cứu và Phát triển cây bông tiến hành khảo nghiệm tại
vùng trồng nho Ninh Thuận từ năm 2003. Được công nhận sản xuất thử tại Ninh
Thuận năm 2006.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

104


tượng nứt quả cuối vụ (tương đương giống Cardinal) ảnh hưởng tới năng suất
thu hoạch cũng như phẩm chất quả.


3. Giống nho NH02 - 90


Nguồn gốc: NH02 - 90 là giống nho làm nguyên liệu cho chế biến rượu
nho, nhập nội từ Mỹ năm 2001; được Viện Nghiên cứu và Phát triển cây bông
tiến hành khảo nghiệm tại vùng trồng nho Ninh Thuận từ năm 2003. Được công
nhận sản xuất thử tại Ninh Thuận năm 2006.


Những đặc tính chủ yếu: Giống nho NH02 - 90 có lá to, màu xanh đậm,
xẻ thuỳ sâu; quả hình trịn nhỏ; vỏ dày, có màu tím đen khi chín. Giống có khả
năng sinh trưởng khoẻ, các chỉ tiêu sinh trưởng chiều dài cành và số lá/cành cuối
vụ (ở cả hai vụ hè thu và đông xuân) đều cao hơn rõ rệt so giống NH02 - 66 và cao
hơn các giống nho chế biến rượu nhập nội khác trong tập đoàn. Cũng như các
giống nho rượu khác, NH02 - 90 có khối lượng quả rất nhỏ, bình qn 1,5 g/quả;
số lượng quả/chùm rất nhiều, nhưng biến động lớn, tuỳ theo mùa vụ, từ 116 -
293 quả/chùm; khối lượng chùm quả nhỏ, biến động từ 170 - 300 g/chùm. NH02 -
90 là giống có năng suất cao nhất trong tập đồn nho rượu, đạt 10 - 13 tấn/ha.
Quả khó rụng, thuận lợi cho công tác thu hái, vận chuyển. Giống có khả năng
sinh trưởng mạnh, chống chịu với nhiều đối tượng sâu bệnh hại. Tỷ lệ nhiễm và


chỉ số hại của một số bệnh hại phổ biến trên nho như mốc sương, phấn trắng, gỉ
sắt... Ở mức thấp. Dùng làm nguyên liệu chế biến rượu vang.


VII. CÁC GIỐNG TÁO
1. Giống táo đào vàng


Nguồn gốc: Do Bộ môn Rau quả, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
chọn tạo. Giống táo Đào vàng tạo ra bằng xử lý Cosisin lên đỉnh sinh trưởng
giống táo Gia Lộc. Năm 1993 đã chọn được dòng ổn định đặt tên là táo Đào
vàng. Được công nhận là giống quốc gia tháng 1/1998.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

105


cung cấp quả vụ sớm cùng với táo Gia Lộc từ tháng 9 đến tháng 12, tận thu quả
đến hết tháng 1.


2. Giống táo má hồng


Nguồn gốc: Do Bộ môn Rau quả, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
tạo ra bằng phương pháp gây đột biến MNU 0,02% lên đỉnh sinh trưởng của táo
Gia Lộc. Năm 1993 đã chọn dòng ổn định đặt tên là táo Má hồng. Được công
nhận là giống quốc gia tháng 1/1998.


Những đặc tính chủ yếu: Cây sinh trưởng khoẻ, cây cao 2,5 - 3 m, đường
kính tán 4,5 - 5 m, thân màu nâu thẫm. Lá nhỏ xanh đậm, hơi vặn. Quả tròn màu
vàng rơm khi chín, vai quả phớt hồng, khối lượng quả trung bình 30 - 35 g. Quả
ăn ngọt, thơm, giòn, mã quả đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng. Năng suất
quả đạt 36 - 38 tấn/ha ở năm thứ 3. Khả năng chống chịu khá. Táo Má hồng
cung cấp quả vụ cực sớm từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 12, tận thu đến cuối
tháng 12. Thời vụ trồng: Nếu chủ động cây con có thể trồng vào tháng 11, tốt


nhất sau Tết âm lịch.


3. Giống đại táo 15


Nguồn gốc: Đại táo 15 nhập nội từ Đài Loan, Viện Cây lương thực và
Cây thực phẩm khảo nghiệm từ năm 2001, được công nhận cho sản xuất thử ở
phía Bắc năm 2006.


Những đặc tính chủ yếu: Thuộc nhóm chín muộn, khoảng giữa tháng 2
(Tết Nguyên đán). Sinh trưởng khoẻ, cây cao hơn và đường kính tán tương
đương các giống đào vàng, đào muộn. Lá to, bầu, xanh đậm. Quả to trung bình
75 g/quả, dạng trịn cao, vàng xanh, sáng đẹp, cùi dầy (97%), hạt nhỏ, thịt quả
trắng ngà, ngọt mát, giịn, khơng bở. Nhiễm nhẹ bệnh phấn trắng và sương mai.
Năng suất đạt 15 - 16kg/cây, 11 - 15 tấn/ha.


VIII. CÁC GIỐNG CHUỐI
1. Giống chuối tiêu vừa Phú Thọ


Nguồn gốc: Giống chuối tiêu vừa Phú Thọ do Viện Nghiên cứu Rau Quả
chọn lọc từ tập đoàn tại Phú Hộ - Phú Thọ. Được cơng nhận chính thức cho sản
xuất ở phía Bắc năm 2006.


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

106


chắc, chịu gió bão tốt; thân giả trắng - vàng sáng, ít mảng nâu đen. Lá hơi
đứng, uốn cong ở đầu lá, gân chính mầu trắng sáng, mặt sau lá nhiều phấn. Vỏ
quả dầy, sáng bóng khi cịn xanh, chuyển vàng tươi khi chín, khơng bị rụng khi
chín, thịt quả mịn chắc; hàm lượng đường tổng số cao 17,5 - 18,3%, axít tổng
số và tannin thấp, ăn ngọt và rất thơm. Buồng quả hình trụ, 140 - 150
quả/buồng, 150 - 160 g/quả, 23 - 25 kg/buồng, 40 - 45 tấn/ha. Thời gian từ


trồng đến trỗ buồng 6 - 7 tháng (32 - 34 lá) và đến thu hoạch 320 ngày (đất
đồi) và 287 ngày (đất phù sa).


2. Giống chuối ngự Đại Hoàng (Chuối Ngự Nam)


Giống chuối ngự Đại Hoàng phát sinh đầu tiên ở làng Đại Hoàng, xã Hoà
Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây là giống chuối q, khi chín có màu
vàng da cam, cuống quả có màu xanh, đầu ruồi nhỏ, có 3 chiếc tua vươn dài
cong cong rất đẹp. Vỏ mỏng, thịt vàng, ăn ngọt và thơm.


3. Giống chuối ngự cau


Đây là giống chuối cau, thân cao, quả nhỏ và đều, ăn ngọt và thơm. Khi
chín có vỏ vàng xanh rất đẹp. Chuối ngự cau thường được sử dụng trong mâm
ngũ quả ngày Tết vì vừa thơm, vừa đẹp. Giống này được trồng nhiều ở các tỉnh
Khu 4 cũ: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh. Chuối cau
thích hợp các vùng đất phù sa, thịt nặng và đất sét.


4. Giống chuối ngự mít


Được trồng nhiều nơi ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là vùng Khu 4 cũ.
Giống chuối này quả chỉ nhỉnh hơn ngón tay út một chút nhưng vỏ mỏng, thịt
vàng, ăn thơm, được nhiều người ưa thích.


5. Giống chuối ngự mốc


Được trồng nhiều ở các vùng Thừa Thiên Huế, Quảng Trị để bán vào dịp
Tết cho người ta thờ cúng rất có giá trị.


Chuối ngự ra buồng quanh năm nên có thể trồng lúc nào cũng được, trừ


các tháng mùa mưa và những tháng quá lạnh (tháng 12, tháng Giêng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

107


độ già và rấm chín cả buồng thì chuối mới đẹp mã, ăn ngọt và thơm. Thu hoạch
3 vụ rồi phá bỏ, cải tạo đất để trồng lại.


IX. CÁC GIỐNG ĐU ĐỦ


1. Giống đu đủ F1 BM820 (Trạng nguyên)


Giống lai F1 của Đài Loan sản xuất. Là giống đu đủ được nhiều người
trồng và tiêu thụ ưa chuộng, cho năng suất cao, dáng quả thon dài, đặc ruột, màu
đỏ, ăn ngọt. Giống trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam (miền Tây, miền Đơng),
phía Bắc (các tỉnh Đồng bằng sông Hồng). Dạng trái dài, sinh trưởng mạnh,
chống chịu sâu bệnh rất tốt, chịu mưa, chịu nhiệt. Năng suất 80 - 120 tấn/ha,
100% cây có trái, một cây có 70 - 80 trái, có thể ăn xanh để chế biến trong rau
sống, nộm,..., trái chín nặng 1,5 - 2,0 kg/trái.


2. Giống đu đủ Đài Loan F1 hồng cúc TN19


Sinh trưởng mạnh, kháng virus, sai trái. Trái nặng 0,9 - 1,2 kg, ruột màu
đỏ đẹp, độ đồng đều trái cao, dạng trái phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Thời
gian bắt đầu thu hoạch khoảng 8 tháng sau khi gieo.


3. Giống đu đủ Đài Loan F1 tiểu quí phi TN18


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

108


TÀI LIỆU THAM KHẢO



<i>1. Đậu Quốc Anh (2000), Sổ tay lưu giữ kiến thức bản địa, NXB Nông </i>
nghiệp, Hà Nội


<i>2. Hà Thị Thanh Bình (2002), Trồng trọt đại cương, Nhà xuất bản Nông </i>
nghiệp, Hà Nội


<i>3. Nguyễn Ngọc Bình (1987), Lâm nghiệp phục vụ cho phát triển nơng thơn, </i>


<i>vai trị quan trọng của NLKH trong sử dụng đất ở Việt Nam, Nhà xuất bản </i>


Nông nghiệp


<i>4. Lê Thạc Cán, Nguyễn Quang Mỹ, (1982), Quan sát xói mịn đất ở Việt </i>


<i>Nam, Báo cáo khoa học </i>


<i>5. Nguyễn Văn Chiển (1987), Tài nguyên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên </i>


<i>thiên nhiên, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội </i>


<i>6. Bùi Thị Cúc, Kiều Trí Đức (2010), Bài giảng Canh tác nông nghiệp –</i>
Trường Đại học Lâm nghiệp


7. Chương trình hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội (2000), Bài giảng canh tác nông
nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.


<i>8. Cục Khuyến nông – khuyến lâm (1996), Công nghệ canh tác nông lâm kết </i>


<i>hợp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội </i>



<i>9. Cục Khuyến nông – khuyến lâm (2002), Những điều nông dân miền núi </i>


<i>cần biết (tập 1,2), Nhà xuất bản Nơng nghiệp, Hà nội </i>


<i>10. Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan (2003), Cơ sở lý thuyết và </i>


<i>thực tiến phát triển nông thôn bền vững, Nhà xuất bản NN, Hà Nội </i>


<i>11. Đinh Văn Cự (1995), Hệ thống cây trồng trung du, miền núi và đất cạn </i>


<i>đồng bằng, Chương trình KN 01- Phát tiển cây lương thực và cây thực </i>


phẩm, Viện cây lương thực và cây thực phẩm, Hà nội


<i>12. Đường Hồng Dật (1998) – Nghề làm vườn, tập 1, tập 2 – Nhà xuất bản </i>
Kỹ thuật.


<i>13. Đường Hồng Dật (2006), Phương pháp Xây dựng mô hình và điều kiện </i>


<i>thành cơng của mơ hình, Hà nội </i>


<i>14. Nguyễn Đậu (1991), Xây dựng hệ thống canh tác hợp lý cho vùng trung </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

109


<i>15. Trần Đức (1998), Mô hình kinh tế trang trại ở vùng đồi núi, Nhà xuất bản </i>
Nông nghiệp, Hà Nội


<i>16. FAO, (1994), Nơng nghiệp và an tồn lương thực, Nhà xuất bản Nông </i>


nghiệp, Hà Nội


<i>17. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nơng nghiệp, </i>
TP Hồ Chí Minh


<i>18. Lý Nhạc, Dương Hữu Tuyền, Phùng Đăng Chính (1987), Canh tác học, </i>
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội


<i>19. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998), Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt </i>


<i>Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội </i>


<i>20. Phạm Chí Thành (1996), Hệ thống nơng nghiệp, NXBNN Hà Nội </i>


<i>21. Nguyễn Huy Trí (2006), Hệ thống nông nghiệp trong phát triển bền vững, </i>
NXB Nông nghiệp, Hà Nội


<i>22. Đào Thế Tuấn (1984), Cơ sở khoa học để xác định cây trồng hợp lý, Nhà </i>
xuất bản Nông nghiệp, Hà nội


<i>23. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nơng dân, NXB Chính trị Quốc gia </i>
<i>24. Hà Đình Tuấn (2000), Một số loài cây che phủ đất phục vụ phát triển bền </i>


<i>vững nông nghiệp vùng cao, NXBNN Hà Nội </i>


<i>25. Trần Đức Viên, Phạm Văn Phê (1998), Sinh thái học nông nghiệp, NXB </i>
Giáo dục, Hà Nội


<i>26. Trần Đức Viên, Phạm Thị Hương, Phạm Tiến Dũng (2001), Kinh nghiệm </i>



<i>địa phương và tiến bộ kĩ thuật trong quản l ý đất bỏ hóa ở Việt Nam, Nhà </i>


xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội


<i>27. Trần Đức Viên (2001), Kinh nghiệm quản lý đất bỏ hóa sau canh tác </i>


<i>nương rẫy, NXB Nông nghiệp, Hà Nội </i>


<i>28. Trần Đức Viên (2002), Canh tác nương rẫy ở Việt Nam, Nhà xuất bản </i>
Nông nghiệp, Hà Nội


<i>29. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1993), Nông nghiệp trung du và </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

110
MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU ... 3


CHƯƠNG 1. VƯỜN VÀ HỆ SINH THÁI VƯỜN ... 5


1.1. Khái niệm và vai trò của vườn ... 5


<i>1.1.1. Khái niệm vườn và đặc điểm của vườn ... 5 </i>


<i>1.1.2. Vai trò của vườn ... 6 </i>


1.2. Hệ sinh thái vườn ... 8


<i>1.2.1. Hệ sinh thái ... 8 </i>



<i>1.2.2. Hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái vườn ... 12 </i>


CHƯƠNG 2. PHÂN LOẠI VƯỜN VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI VƯỜN ... 17


2.1. Các phong cách vườn trên thế giới ... 17


<i>2.1.1. Vườn kiểu Nhật ... 17 </i>


<i>2.1.2. Vườn kiểu Trung Hoa ... 19 </i>


<i>2.1.3. Vườn phong cách châu Âu ... 20 </i>


<i>2.1.4. Vườn phong cách đồng quê ... 20 </i>


2.2. Các loại hình vườn ở Việt Nam ... 21


<i>2.2.1. Vườn nhà ... 21 </i>


<i>2.2.2. Vườn trường ... 21 </i>


<i>2.2.3. Vườn chùa ... 22 </i>


<i>2.2.4. Vườn sinh thái ... 22 </i>


<i>2.2.5. Vườn Quốc gia ... 22 </i>


2.3. Một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái Việt Nam ... 23


<i>2.3.1. Vườn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ ... 23 </i>



<i>2.3.2. Vườn ở trung du miền núi ... 23 </i>


<i>2.3.3. Vườn vùng ven biển ... 25 </i>


<i>2.3.4. Vườn vùng đồng bằng Nam bộ ... 25 </i>


CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ XÂY DỰNG VƯỜN ... 27


3.1. Thiết kế vườn ... 27


<i>3.1.1. Nguyên tắc thiết kế xây dựng vườn ... 27 </i>


<i>3.1.2. Các bước tiến hành khi thiết kế vườn... 29 </i>


3.2. Thiết kế xây dựng các loại vườn ... 30


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

111


<i>3.2.2. Vườn cây ăn quả... 30 </i>


<i>3.2.3. Vườn trang trại ... 30 </i>


<i>3.2.4. Vườn rừng ... 31 </i>


CHƯƠNG 4. NGUYÊN LÝ CANH TÁC VƯỜN ... 32


4.1. Đất vườn ... 32


<i>4.1.1. Các loại đất vườn ... 32 </i>



<i>4.1.2. Các phương pháp làm đất ... 34 </i>


4.2. Lựa chọn giống, cây trồng... 34


<i>4.2.1. Lựa chọn cây trồng theo vùng sinh thái ... 34 </i>


<i>4.2.2. Phân vùng cây ăn quả theo khí hậu Việt Nam ... 35 </i>


<i>4.2.3. Lựa chọn giống cây trồng ... 38 </i>


4.3. Kỹ thuật cơ bản trong trồng và chăm sóc CAQ ... 39


<i>4.3.1. Mật độ khoảng cách trồng ... 39 </i>


<i>4.3.2. Phương thức trồng ... 39 </i>


<i>4.3.3. Kỹ thuật trồng ... 39 </i>


4.4. Phân bón cho vườn quả ... 40


<i>4.4.1. Các loại phân bón ... 40 </i>


<i>Các loại phân hữu cơ ... 47 </i>


<i>4.4.2. Bón phân cho cây ăn quả ... 48 </i>


4.5. Đốn tỉa tạo hình, tạo tán ... 50


<i>4.5.1. Đốn tạo hình tạo tán ... 50 </i>



<i>4.5.2. Đốn tỉa cành, tỉa quả ... 50 </i>


4.6. Phòng trừ sâu bệnh hại trong vườn ... 51


<i>4.6.1. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh trong vườn... 51 </i>


<i>4.6.2. Các phương pháp phòng trừ sâu bệnh ... 52 </i>


4.7. Thu hoạch bảo quản ... 53


<i>4.7.1. Thời điểm thu hoạch ... 53 </i>


<i>4.7.2. Phương pháp thu hoạch ... 53 </i>


<i>4.7.3. Bảo quản sản phẩm sau thu hoạch ... 53 </i>


CHƯƠNG 5. VƯỜN TẠP VÀ KỸ THUẬT CẢI TẠO VƯỜN ... 55


5.1.Vườn tạp và đặc điểm của vườn tạp ... 55


<i>5.1.1. Khái niệm vườn tạp ... 55 </i>


<i>5.1.2. Đặc điểm của vườn tạp ... 55 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

112


5.2. Kỹ thuật cải tạo vườn tạp ... 56


<i>5.2.1. Những việc cần chú ý khi cải tạo vườn tạp ... 57 </i>



<i>5.2.2. Các nội dung cải tạo vườn tạp ... 57 </i>


<i>5.2.4. Một số kỹ thuật thâm canh vườn ... 60 </i>


CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY TRONG VƯỜN ... 67


6.1. Kỹ thuật trồng cam canh ... 67


<i>6.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm ... 67 </i>


<i>6.1.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ... 67 </i>


<i>6.1.3. Thu hoạch và bảo quản ... 69 </i>


6.2. Kỹ thuật trồng nhãn ... 69


<i>6.2.1.Nguồn gốc và đặc điểm ... 69 </i>


<i>6.2.2. Yêu cầu sinh thái của cây nhãn ... 70 </i>


<i>6.2.3. Cơ cấu giống nhãn ... 71 </i>


<i>6.2.4. Kỹ thuật trồng ... 72 </i>


<i>2.4.7. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng của Nhãn ... 76 </i>


6.3. Kỹ thuật trồng xoài ... 77


<i>6.3.1.Giá trị dinh dưỡng và tình hình sản xuất ... 77 </i>



<i>6.3.2. Đặc điểm hình thái ... 78 </i>


<i>6.3.3. Yêu cầu sinh thái ... 79 </i>


<i>6.3.4. Kỹ thuật trồng ... 81 </i>


<i>6.3.5. Phòng trừ sâu bệnh ... 83 </i>


<i>6.3.6. Thu hoạch và bảo quản ... 83 </i>


<i>6.3.7. Kỹ thuật thâm canh xoài ở miền Bắc ... 84 </i>


PHỤ LỤC ... 88


</div>

<!--links-->

<a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' />

×