Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ MÁY CƠ KHÍ CẦU ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.05 KB, 20 trang )

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ MÁY CƠ KHÍ CẦU ĐƯỜNG
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ CẦU
ĐƯỜNG.
Nhà máy Cơ khí cầu đường (gọi tắt là nhà máy) có trụ sở đặt tại 460 Trần
Quý Cáp, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Nhà máy được chính thức thành lập
vào ngày 01/10/1968 do Bộ Giao thông vận tải quyết định. Ban đầu, nhà máy gặp
rất nhiều khó khăn bởi cơ sở vật chất, kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, tình hình tài
chính của nhà máy hạn hẹp không có khả năng đầu tư, đổi mới công nghệ tiên tiến
vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nhà máy đã được hạch toán độc lập, có tài sản
cố định, được cấp vốn lưu động, được mở tài khoản riêng tại ngân hàng, có tư cách
pháp nhân và được sử dụng con dấu riêng.
Tiền thân của nhà máy là một xưởng cơ khí công trình có nhiệm vụ sửa chữa
và sản xuất các loại phương tiện phục vụ cho sự nghiệp đảm bảo giao thông vận tải
đường sắt, trực thuộc Cục đảm bảo giao thông, Bộ Giao thông vận tải. Ngoài ra,
nhà máy còn có nhiệm vụ trung đại tu ô tô và bảo dưỡng các loại máy móc công
trình, sản xuất và sửa chữa các loại ghi, phụ tùng ghi, sản xuất công cụ cải tiến
dùng cho thi công đường sắt.
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, nhà máy cũng có những thay đổi.
Trong thời kỳ thực hiện cơ chế quản lý hành chính tập trung, nhà máy được Nhà
nước bao cấp hoàn toàn, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch của Nhà
nước giao nên không phát huy được tính chủ động sáng tạo, luôn luôn trông chờ, ỷ
lại vào sự bao cấp của Nhà nước, ít quan tâm tới hiệu quả kinh tế. Nhà máy có lúc
rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, tình hình sản xuất trì trệ, kế hoạch sản xuất
không hoàn thành. Công tác quản lý xí nghiệp bị buông lỏng và có nhiều sai phạm
trong quản lý kinh tế làm thất thoát tài sản của nhà máy, đời sống cán bộ, công
nhân viên (CBCNV) gặp nhiều khó khăn.
Khi chuyển đổi sang cơ chế quản lý mới, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh là
nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, đã buộc nhà máy phải tiến hành đổi mới công tác tổ
chức cho phù hợp với cơ chế quản lý mới. Chỉ sau một thời gian thực hiện, công
tác tổ chức sản xuất kinh doanh và công tác quản lý xí nghiệp đã có những bước
chuyển biến rõ nét: thích nghi dần với hoạt động của nền kinh tế thị trường, chủ


động trong sản xuất kinh doanh và sắp xếp lao động phù hợp, áp dụng những chính
sách của nhà nước về cải cách thủ tục hành chính, áp dụng chế độ lương thưởng,
và các loại phụ cấp cho CBCNV trong nhà máy, người lao động tự giác trong công
việc, vì vậy hiệu quả đem lại rất khả quan.
Trong thời gian đó, căn cứ luật tổ chức chính phủ ngày 30/09/1992, căn cứ
quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị
định số 388/HĐBT/ ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ),
ngày 05/04/1993, Bộ Giao thông vận tải đã rà soát và quyết định thành lập lại là
Nhà máy Cơ khí cầu đường trực thuộc Liên hiệp đường sắt Việt Nam, mã số
ngành: Kinh tế kỹ thuật: 25.
Cùng với ngành Cơ khí Việt Nam, nhà máy Cơ khí cầu đường đã và đang nỗ
lực vượt qua những khó khăn thử thách của cơ chế mới, góp phần vào công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
II. ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ CẦU
ĐƯỜNG.
1. Ngành nghề kinh doanh và loại hình hoạt động của nhà máy
Nhà máy Cơ khí cầu đường là một doanh nghiệp nhà nước do Bộ Giao
thông vận tải thành lập lại vào ngày 05/04/1993.
Ngành nghề kinh doanh của nhà máy là sản xuất và kinh doanh các sản
phẩm tà vẹt bê tông, phụ tùng đầu máy toa xe, dụng cụ cầu đường phục vụ thi công
lắp đặt, sửa chữa đường sắt và các sản phẩm cơ khí khác phục vụ trong và ngoài
ngành đường sắt. Các sản phẩm này có đặc điểm chung là có nhiều linh kiện nhỏ,
một sản phẩm qua nhiều công đoạn sản xuất, nhiều công đoạn lắp ráp và rất nặng,
khó vận chuyển. Mỗi lần vận chuyển phải tháo rời các linh kiện ra nên gặp nhiều
khó khăn.
Trong những năm đầu cải cách, với điều kiện cơ chế mới, nhà máy đã dần
tạo được thế đứng trên thị trường, sản phẩm làm ra có chất lượng, được khách hàng
tin dùng, sản xuất kinh doanh ngày càng tiến bộ, quy mô sản xuất ngày càng mở
rộng.
Trước kia, nhà máy sản xuất theo nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, kể từ khi

đổi mới, nhà máy tự tìm kiếm công việc thông qua các hợp đồng kinh tế với các
doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Chính vì vậy quy trình hoạt động của nhà máy
bắt đầu bằng việc tiếp thị để tìm kiếm khách hàng. Khi tìm được khách hàng, nhà
máy tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế, sau đó lập dự toán cho quá trình sản xuất.
Khi sản xuất song sẽ tiến hành bàn giao cho khách hàng. Ta có thể hình dung qua
sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Quy trình hoạt động của nhà máy cơ khí cầu đường:
Ký kết hợp đồng
kinh tế
Tiếp thị
Lập dự toán v sà ản
xuất
Kiểm tra, b n giaoà
III. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ CẦU ĐƯỜNG:
1. Quy mô về vốn và tài sản:
Là doanh ngiệp Nhà nước nên nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của
nhà máy được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: vốn Ngân sách Nhà nước cấp
(khi nhà máy được thành lập và cấp bổ sung hàng năm), lợi nhuận từ các hoạt động
giữ lại bổ sung nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn liên doanh, vốn cổ phần, nguồn
vốn chiếm dụng từ phía đối tác (người cung cấp,...)
Tại thời điểm thành lập, nhà máy có tổng số vốn sản xuất kinh doanh là trên
1 tỷ đồng. Sau gần 10 năm hoạt động, tổng số vốn của nhà máy tăng lên trên 13 tỷ.
Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng sau:
Biểu 1: Cơ cấu vốn của công ty Đơn vị : đồng
Chỉ tiêu 2001 2002
Tổng tài sản 12.257.644.688 13.055.342.930
-Tài sản lưu động 10.790404.965 11.363.238.582
-Tài sản cố định 1.467.239.723 1.692.104.348
Tổng nguồn vốn 12.257.644.688 13.055.342.930
-Nợ phải trả 5.847.412.997 6.541.745.521

-Nguồn vốn chủ sở hữu 6.410.230.691 6.513.597.409
2. Quy mô về lao động.
Cơ khí là một ngành sản xuất đòi hỏi trình độ của người lao động cao. Đó là
một chu kỳ khép kín từ khâu thiết kế, lập quy trình công nghệ đến tổ chức sản xuất
và kiểm tra chất lượng sản phẩm, trước khi xuất xưởng. Với tính chất công việc rất
phức tạp, nhờ hệ thống đào tạo trước đây mà nhà máy có được một đội ngũ công
nhân chất lượng cao, biểu hiện ở tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp trở lên chiếm
20%, số công nhân có tay nghề kỹ thuật cao chiếm 80%.
Từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, đội ngũ lao động của nhà máy đã
có nhiều thay đổi cả về mặt số lượng và chất lượng, song những hậu quả của cơ
chế cũ vẫn còn tồn tại khá nặng nề, tư tưởng trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm trong đội
ngũ CBCNV vẫn còn tồn tại, một số cán bộ quản lý thiếu kiến thức chuyên môn,
thiếu năng lực quản lý, làm việc mà không lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu, quản
lý theo kinh nghiệm, duy ý trí.
Trong thời gian vừa qua, một mặt, do chế độ của nhà nước nhất là khi thực
hiện nghị định 176/CP của Chính phủ, mặt khác, do khách quan trong sản xuất
kinh doanh nên một số lượng không nhỏ những CBCNV có trình độ đã nghỉ, trong
đó việc đào tạo và đào tạo lại cho người lao động gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí
một số ngành nghề như luyện kim, nhiệt luyện, gia công cơ khí chính xác, không
có nơi đào tạo. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc đổi mới của nhà máy.
Ta có thể thấy rõ điều này qua báo cáo sau:
Biểu 2: Báo cáo tình hình lao động của nhà máy:
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001
1 Cán bộ quản lý Người 17
2 Cán bộ phân xưởng Người 10
3 Công nhân sản xuất Người 134
4 Tuổi bình quân cán bộ quản lý Tuổi 51
5 Tuổi bình quân công nhân sản xuất Tuổi 45
6
Trình độ

+ Trên đại học
+ Đại học
+ Cao đẳng và trung cấp
Người
Người
Người
0
30
6
7 Bậc thợ bình quân 5/7
Hiện nay, tổng số CBCNV của nhà máy là 161 người, số lao động quản lý là
27 người, bậc thợ bình quân là 5/7.
Qua tìm hiểu thực tế, ta thấy tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất trong các
phân xưởng khá hợp lý, bộ phận quản lý của các phân xưởng gọn nhẹ, có trình độ
kinh nghiệm, đảm nhiệm công việc một cách trôi trảy. Tuy nhiên, bậc thợ ở các
phân xưởng chưa cao, do vậy, đòi hỏi chính sách đào tạo và tuyển dụng của nhà
máy cần được chú trọng hơn để nâng cao trình độ của người lao động, đáp ứng
được yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Tóm lại, qua tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy Cơ khí
cầu đường, ta nhận thấy bộ máy quản lý ở đây khá gọn nhẹ, việc bố trí, sử dụng
cán bộ hợp lý. Song bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có năng lực
vẫn còn thiếu, có phòng ban kiêm nhiệm nhiều chức vụ nên chưa đáp ứng tốt các
yêu cầu sản xuất kinh doanh của nhà máy. Để khắc phục tình trạng này, một mặt,
nhà máy cần có chính sách tuyển dụng kịp thời, mặt khác, nhà máy cần chú ý nâng
cao trình độ quản lý sao cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đã đề ra. Thực hiện tốt
những vấn đề trên là nhà máy đã hoàn thành một bước công tác củng cố và hoàn
thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Biểu 3: Thu nhập của công nhân viên năm 2002:
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Kỳ trước Kỳ này

Tổng quỹ lương 138.470.223 152.905.693
Tiền thưởng 27.694.044 38.226.423
Tổng thu nhập 166.164.267 191.132.116
Tiền lương bình quân 860.063 949.725
Thu nhập bình quân 1.032.076 1.187.156
3. Doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện
nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước:
Ta có thể quan sát doanh thu, kết quả, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với
ngân sách Nhà nước qua bảng sau:
Biểu 4: Doanh thu, lợi nhuận, các khoản nộp Ngân sách:
Đơn vị : đồng
Chỉ tiêu 2001 2002
1. Doanh thu thuần 13.763.535.357 18.282.170.974
2. Tổng chi phí 13.545.855.654 17.845.288.959
3. Tổng lợi nhuận 217.679.703 436.882.015
4. Tỉ suất LN/DTT(%) 1.6 2
5. Các khoản phải nộp Ngân sách
IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ CẦU
ĐƯỜNG.
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy trong nhà máy.
Trong điều kiện thực hiện cơ chế quản lý mới với những chức năng và
nhiệm vụ được giao như ở trên, việc tiến hành đổi mới tổ chức bộ máy sản xuất
kinh doanh của nhà máy là một yêu cầu khách quan, tính cấp thiết của vấn đề này
thể hiện ở chỗ: đổi mới cơ cấu tổ chức nhằm làm giảm bớt đầu mối, tăng hiệu lực
điều hành và nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của các cán bộ và công nhân
viên trong nhà máy. Vì vậy, từ khi trở thành một doanh nghiệp hạch toán độc lập,
nhà máy đã tiến hành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý
của nhà máy đã có những chức năng và nhiệm vụ cụ thể, trình độ quản lý không
ngừng được nâng cao, mối quan hệ qua lại giữa các phòng ban, phân xưởng ngày
càng được củng cố. Chính nhờ sự thay đổi này mà tình hình quản lý cũng như hoạt

động kinh doanh của nhà máy ngày càng đi lên.
Sau đây, ta xem xét cụ thể bộ máy quản lý của nhà máy.
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy Cơ khí cầu đường:
Phó giám đốc
Giám đốc
Phòng kỹ
thuật
Phòng nhân chính
Phòng t ivà ụ
Phòng kế
hoạch vật tư
Phân xưởng
cơ khí I
Phân xưởng
cơ khí II
Phân xưởng
ghi
Phân xưởng
đúc
Phó giám đốc
Qua sơ đồ, ta thấy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy được xây
dựng theo kiểu trực tuyến chức năng. Đây là kiểu cơ cấu đang được áp dụng rộng
rãi trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta. Theo hình thức này, toàn bộ hệ
thống quản lý được chia thành nhiều chức năng, nhà máy căn cứ vào đặc điểm,

×