Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 40 trang )

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY VẬT
LIỆU XÂY DỰNG HÀ NỘI
I. Đặc điểm tình hình chung của Công ty Vật liệu xây dựng Hà nội
1. Những nét chung:
Công ty Vật liệu xây dựng Hà nội có trụ sở tại 44B Hàng
Bồ, Quận Hoàn Kiếm,Thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết dịnh số
97BCT/QĐ/KB ngày 29/8/1954 của Bộ nội thương với nhiệm vụ chủ yếu là
kinh doanh hàng lâm thổ sản phục vụ đời sống của nhân dân Thủ đô. Khi
thành lập số công nhân viên của Công ty được tập hợp chủ yếu là tiểu
thương, tiểu chủ buôn chè, gỗ và những thợ thủ công với tổng số gần 100
người.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, được sự giúp đỡ của
Thành uỷ, Uỷ ban, Sở Thương mại, Công ty đã không ngừng phấn đấu vươn
lên hoàn thành các nhiệm vụ được giao, phát triển Công ty ngày một lớn
mạnh,khẳng định được chỗ đứng của mình trong nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước.
2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Bốn mươi năm qua, nhiệm vụ kinh tế chính trị của Công ty có
thể được chia làm 3 thời kỳ :
_ Thời kỳ năm 1954 đến 1965: Đây là thời kỳ cải tạo và xây dựng
Thủ đô. Tuy mới được thành lập, cơ sở vật chất hầu như không có ngoài một
số mạng lưới tiếp quản của các gia đình tư sản; đội ngũ cán bộ lãnh đạo hầu
hết lại là những cán bộ kháng chiến từ chiến khu về nên ban đầu công tác
kinh doanh phục vụ gặp không ít khó khăn. Nhưng trải qua một thời gian
không ngừng phấn đấu vươn lên, Công ty đã dần dần đưa sản xuất kinh
doanh đi vào thế ổn định. Các cửa hàng chuyên kinh doanh gỗ cây, gỗ xẻ,
kinh doanh than củi, sản xuất đồ gỗ gia dụng đi vào hoạt động theo kế hoạch
để đáp ứng với nhu cầu thị trường. Mặc dù đã được bao cấp về nguồn hàng
song Công ty không thụ động mà vẫn cử cán bộ đi thu mua trực tiếp khai thác
gỗ cây, tre, nứa…tại các tỉnh phía Bắc nhằm làm phong phú thêm chủng loại
sản phẩm. Quy mô kinh doanh sản xuất phục vụ ngày càng phát triển, mạng


lưới được được mở rộng không chỉ trong nội thành mà ở khắp các huyện
ngoại thành. Số công nhân viên chức của công ty năm 1959 là 361 người,
năm1965 tăng lên hơn 600 người để đáp ứng với tình hình mới.
_ Thời kỳ năm 1965 đến 1975: Đây là thời kỳ cách mạng với
nhiều khó khăn do chiến tranh phá hoại của Mỹ gây ra.
Trong thời kỳ này công tác thu mua, tiếp nhận và khai thác vẫn được
công ty xác định là nhiệm vụ hàng đầu để phục vụ đời sống cho bộ đội, cán
bộ công nhân viên Thủ đô và nhân dân vùng sơ tán. Ngoài các mặt hàng
thông thường thì tre, nứa đã được tăng cường phục vụ cho việc làm lều, lán
sơ tán của nhân dân Thủ đô, làm lán nguỵ trang của bộ đội phòng không.
_ Thời kỳ 1975 đến nay: Đất nước hoà bình thống nhất, bắt tay vào
công cuộc xây dựng XHCN trên cả nước. Do nhu cầu đòi hỏi của thị trường,
do thị hiếu phát sinh của 2 miền giao lưu, lúc này nhiệm vụ chính của Công
ty là tập trung kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng mang tính tổng
hợp, kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng có giá trị sử dụng cao, thiết
bị nội thất hợp thị hiếu…
Từ khi nền kinh tế đất nước chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao
cấp sang nền kinh tế thị trường đã khiến cho không ít doanh nghiệp Nhà nước
gặp nhiều khó khăn trong đó có Công ty Vật liệu xây dựng Hà nội. Tuy nhiên
nhờ có sự chuẩn bị từ trước nên Công ty đã dần lấy lại được sự chủ động
trong kinh doanh. Công ty đa tự khai thác thêm nhiều nguồn hàng, mở rộng
hợp tác làm ăn với nhiều đơn vị bạn. Kết quả là doanh thu hàng năm tăng lên
rõ rệt, thu nhập của hơn 200 cán bộ công nhân viên được đảm bảo, hoàn
thành nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Cụ thể ta có thể thấy kết quả kinh
doanh của công ty về 1 số chỉ tiêu trong 3 năm gần đây
Sở dĩ công ty có được kết quả như vậy là do công ty đã rất nỗ lực và
cố gắng. Với 1 đất nước đang trên đà phát triển thì kết quả kinh doanh mà
công ty đạt được như trên là một dấu hiệu tốt cho những năm tới đây. Vì vậy
công ty cần phát huy hơn nữa để có 1 chỗ đứng tốt trên thị trường xây dựng
trong và ngoài nước.

3. Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh của công
ty( Chức năng và nhiệm vụ vủa công ty)
Căn cứ nghị định 388/CP, Công ty Vật liệu xây dựng Hà Nội
được UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 2881 ngày 17/11/1992 là
một Công ty được kinh doanh với chức năng nhiệm vụ “kinh doanh hàng vật
liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, thiết bị vệ sinh, đồ gỗ gia dụng…”
Trong nền kinh tế thị trường công ty không còn độc quyền về hoạt động kinh
doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, gạch, ngói
nhưng đến nay đã mở rộng mối quan hệ với các đối tác, xác định lại phương
hướng, nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh, đổi mới bộ máy quản lý, đào tạo
và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ.
Công ty đã năng động tìm kiếm các nguồn hàng phong phú đa
dạng, bán hàng hoá đến tận chân công trình và phục vụ bán lẻ cho nhân dân
thành phố. Công ty còn đứng ra nhận làm đại lý tiêu thụ hàng hoá cho Công
ty sản xuất lớn như Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng,Công ty xi măng
Chinfon,Công ty gạch ốp lát Thái Bình…Để có lượng hàng thường xuyên
cung cấp cho thị trường nhằm ổn định giá cả, Công ty tiến hành dự trữ, bảo
quản một số mặt hàng chủ yếu, tổ chức tốt hệ thống kho hàng.
Là một doanh nghiệp thương mại, việc cạnh tranh trong kinh
doanh là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế thị
trường. Để đứng vững được công ty đã làm đối tác nghiên cứu thị trường,
nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất
kinh doanh phát triển đem lại hiệu quả cao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với
nhà nước, trả lương cho người lao động và có tích luỹ để tái sản xuất mở
rộng.

GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁMĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG TCHC PHÒNG KTTV
PHÒNG KDOANH
BAN THANH TRA
Cửa hàng VLXD Tây HồCửa hàng VLXD Hoàn KiếmCửa hàng VLXD Đống ĐaCửa hàng VLXD Hai Bà TrưngCửa hàng VLXD Ba ĐìnhCửa hàng VLXD Tổng Hợp
4. Cơ cấu tổ chức của Công ty vật liệu xây dựng
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty VLXD Hà Nội

Hiện nay, bộ máy quản lý của Công ty bao gồm:
Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc
Giám đốc: là người được nhà nước bổ nhiệm và chịu trách nhiệm
trước nhà nước về toàn bộ vốn, tài sản và mọi chỉ đạo về hoạt động sản xuất
kinh doanh mà nhà nước giao.
Các phó giám đốc: có nhiệm vụ theo dõi và điều hành các công việc
dựa trên quyền quyết định của giám đốc.
Các phòng chức năng: giúp giám đốc trong việc quản lý và điều hành
chuyên môn bao gồm:
Phòng Kế toán tài vụ
Phòng Kinh doanh
Phòng Tổ chức hành chính
Ban thanh tra
Các đơn vị trực thuộc: có nhiệm vụ tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh và hạch toán báo sổ về Công ty.
Cửa hàng vật liệu xây dựng Hoàn Kiếm
Cửa hàng vật liệu xây dựng Đống Đa
Cửa hàng vật liệu xây dựng Ba Đình
Cửa hàng vật liệu xây dựng Hai Bà Trưng
Cửa hàng vật liệu xây dựng Tổng Hợp
Cửa hàng vật liệu xây dựng Tây Hồ
Tất cả các đơn vị, phòng ban trong Công ty đều có mối quan hệ
khăng khít với nhau và đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ mà lãnh đạo Công

ty giao cho.
5. Tổ chức công tác kế toán ở công ty VLXD Hà Nội
Trưởng phòng Kế toán Tài vụ
Kế toán vốn bằng tiền thanh toán công nợ giao dịch NH Kế toán tập hợp chi phí TSCĐ, tiền lương, BHXH, thuế Kế toán tiêu thụ và XĐKQ
Kế toán tổng hợp và kiểm tra
Thủ quỹ
Trưởng Kế toán các đơn vị Trực thuộc Công ty
Để đảm bảo việc hạch toán tại Công ty được tiến hành 1 cách
khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm quản lý kinh doanh Công ty áp dụng
hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Các đơn vị trực thuộc thực hiện
hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ, tính toán ghi sổ về phòng
kế toán của Công ty. ở Công ty sẽ tổ chức hệ thống sổ kế toán hoàn chỉnh
tiến hành các công việc kế toán tổng hợp chi tiết. Phòng Kế toán ở Công ty
có trách nhiệm lập các báo cáo tài chính, cung cấp chính xác tình hình biến
động và kết quả cuói cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh cuả công ty
cho các đối tượng cần quan tâm. Do phòng Kế toán có trách nhiệm quản lý
kinh tế trong toàn Công ty vì vậy phát triển đầy đủ các chức năng phương
tiện Tài Chính trong doanh nghiệp Nhà Nước cụ thể là chức năng phân phối
và chức năng Giám Đốc.
Sơ đồ bộ máy Kế toán:
Sơ đồ bộ máy Kế toán:

Do đặc điểm của Công ty là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bộ máy kế
toán được sắp xếp gọn nhẹ phù hợp với điều kiện chung. Hiện nay phòng kế
toán của Công ty có 5 người bao gồm:
- Trưởng phòng Kế toán tài vụ: phụ trách chung, là người chịu trách nhiệm
trước giám đốc về việc quản lý vốn, tài sản, chỉ đạo trực tiếp các đơn vị trực
thuộc về hạch toán kế toán.
CHỨNG TỪ GỐC
SỔ CHI TIẾT

SỔ QUỸ
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
BÁO CÁO KẾ TOÁN
SỔ CÁI
BẢNG KÊ
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
- Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán công nợ, giao dịch ngân hàng: tổ
- Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán công nợ, giao dịch ngân hàng: tổ
chức theo dõi các khoản tiền mặt, các khoản vay trả ngân hàng và tình hình
chức theo dõi các khoản tiền mặt, các khoản vay trả ngân hàng và tình hình
thanh toán với người mua và bán.
thanh toán với người mua và bán.
- Kế toán tập hợp chi phí, TSCĐ, tiền lương, thuế: tổ chức theo dõi
- Kế toán tập hợp chi phí, TSCĐ, tiền lương, thuế: tổ chức theo dõi
tình hình biến động của TSCĐ, tình hình thanh toán lương và trích BHXH,
tình hình biến động của TSCĐ, tình hình thanh toán lương và trích BHXH,
việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
- Kế toán tiêu thụvà xác định kết quả: theo dõi tình hình nhập xuất
- Kế toán tiêu thụvà xác định kết quả: theo dõi tình hình nhập xuất
kho thành phẩm, tình hình bán hàng, xác định doanh thu và kết chuyển lãi lỗ.
kho thành phẩm, tình hình bán hàng, xác định doanh thu và kết chuyển lãi lỗ.
- Kế toán tổng hợp và kiểm tra: có nhiệm vụ tập hợp số liệu của các
- Kế toán tổng hợp và kiểm tra: có nhiệm vụ tập hợp số liệu của các
kế toán viên khác, lập báo cáo định kỳ, lên bảng cân đối kế toán vào cuối kỳ.
kế toán viên khác, lập báo cáo định kỳ, lên bảng cân đối kế toán vào cuối kỳ.
- Thủ quỹ: theo dõi việc thu, chỉ lượng tiền trong Công ty
- Thủ quỹ: theo dõi việc thu, chỉ lượng tiền trong Công ty
Ngoài ra ở các đơn vị trực thuộc còn có các nhân viên kế toán phụ
Ngoài ra ở các đơn vị trực thuộc còn có các nhân viên kế toán phụ

trách công tác kế toán riêng cho từng đơn vị.
trách công tác kế toán riêng cho từng đơn vị.
Sơ đồ luân chuyển chứng từ:
Sơ đồ luân chuyển chứng từ:

: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu

Hình thức Kế toán
Hình thức Kế toán

Việc tổ chức hệ thống sổ Kế toán trong doanh nghiệp phụ thuộc
Việc tổ chức hệ thống sổ Kế toán trong doanh nghiệp phụ thuộc
vào hình thức Kế toán doanh nghiệp áp dụng. Để đảm bảo việc tổ chức
vào hình thức Kế toán doanh nghiệp áp dụng. Để đảm bảo việc tổ chức
hạch toán Kế toán tại Công ty được tiến hành một cách khoa hoc, hợp lý,
hạch toán Kế toán tại Công ty được tiến hành một cách khoa hoc, hợp lý,
phù hợp với đặc điểm quản lý kinh doanh, Công ty Vật liệu xây dựng Hà
phù hợp với đặc điểm quản lý kinh doanh, Công ty Vật liệu xây dựng Hà
Nội đã áp dụng hình thức Kế toán tập trung, sử dụng hệ thống sổ sách
Nội đã áp dụng hình thức Kế toán tập trung, sử dụng hệ thống sổ sách
theo
theo hình thức Nhật ký chứng từ, chu kỳ báo cáo Kế toán tháng.
Hệ thống sổ Kế toán mà Công ty đang sử dụng bao gồm: Sổ cái
các Tài khoản, Sổ kế toán chi tiết. Ngoài ra còn sử dụng bảng phân bổ, bảng
kê để tính toán, tổng hợp, phân loại số liệu phục vụ cho việc ghi Sổ cái. Hiện
nay phòng Kế toán của Công ty đã đựơc trang bị hệ thống máy vi tính nên đã
giảm bớt khá nhiều lao động tính toán bằng tay trên các loại sổ tổng hợp cũng
như sổ chi tiết. Các loại sổ này đều do máy vi tính tự lập và tính toán theo

chương trình đã cài đặt sẵn. Hàng ngày khi có nghiệp vụ Kinh tế phát sinh,
căn cứ vào máy tính: Mỗi chứng từ cập nhật một lần( ghi ngày, tháng, sổ
chứng từ, nội dung diễn giải, số lượng tiền phát sinh…) chương trinh Kế toán
máy sẽ tự động vào sổ nhật ký chứng từ, sổ cái, lên cân đối tài khoản
Trường hợp cần mở nhiều sổ theo dõi chi tiết mà chương trình Kế
toán đã cài đặt có kỳ Kế toán phải làm thủ công bằng tay.
Cuối tháng, quý, Kế toán in các loại sổ, báo cáo đã được thực
hiện trên máy ra giấy, đối chiếu với các chứng từ gốc và phân loại Kế toán
liên quan cho khớp, chính xác sau đó đóng dấu và lưu trữ.
• Phương pháp Kế toán
Hiện nay Công ty Vật liệu xây dựng hà Nội áp dụng phương
pháp kế toán kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thuế, đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Đây là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên
tục tình hình xuất nhập kho các loại nguyên vật liệu. công cụ dụng cụ, hàng
hoá trên các tài khoản và sổ sách khi có chứng từ
II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY
DỰNG HÀ NỘI.
Trong hoạt động của các doanh nghiệp, việc đề ra thực hiện kế hoạch
kinh doanh là điều rất cần thiết. Vậy kế hoạch được đặt ra và thực hiện ở mỗi
năm đó đều qua bảng cân đối kế toán dưới đây.
BẢN CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2002
Đơn vị tính: Đồng
Tài sản Mã
số
Số đầu năm Số cuối năm
A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN
HẠN (100 = 110+ 120+ 130+ 140+ 150+ 160)
100 13.524.059.673 14.569.899.95
4

I- Tiền. 110 4.803.032.489 7.120.747.054
1/ Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 395.136.423 725.844.070
BỘ, TỔNG CÔNG TY: .................
Mẫu số B01_ DN
.........................................................
Ban hành theo QĐ số 167/2000QĐ_ BTC
ĐƠN VỊ: .........................................
Ngày 25 tháng 10 năm 2000
........................................................ của Bộ trưởng Bộ tài chính
2/ Tiền gửi ngân hàng 112 4.407.896.066 6.394.902.984
3/ Tiền đang chuyển 113
II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120
1/ Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121
2/ Dầu tư ngắn hạn khác 128
3/ Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129
III- Các khoản phải thu 130 1.873.766.317 753.831.658
1/Phải thu của khách hàng 131 3.784.000
2/Trả trước cho người bán 132 22.000.000 6.500.000
3/Thuế GTGT được khấu trừ 133
4/Phải thu nội bộ 134 1.016.823.942 289.109.883
- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135
- Phải thu nội bộ khác 136
5/ Các khoản phải thu khác 138 831.158.375 449.221.775
6/ Dự phòng các khoản phải thu kho đòi (*) 139
IV- Hàng tồn kho 140 775.122.000 809.928.000
1/ Hàng mua đang đi trên đường 141
2/ Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142
3/ Công cụ, dụng cụ tồn kho 143
4/ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 144 775.122.000 809.928.000
5/ Thành phẩm tồn kho 145

6/ Hàng hoá tồn kho 146
7/ Hàng gửi đi bán 147
8/ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149
V- Tài sản lưu động khác 150 4.142.953.200 4.351.940.895
1/ Tạm ứng 151 4.142.953.200 4.351.940.895
2/ Chi phí trả trước 152
3/ Chi phí chờ kết chuyển 153
4/ Tài sản thiếu chờ xử lý 154
5/ Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ
ngắn hạn
155
VI- Chi sự nghiệp 160 1.929.185.667 1.533.452.347
1/ Chi sự nghiệp năm trước 161
2/ Chi sự nghiệp năm nay
B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ DÀI HẠN
( 200= 210+210+ 220+ 230+ 240)
200 462.354.542 437.638.000
I-tài sản cố định 210 462.268.542 473.552.000
1/ Tài sản cố định hữu hình 211 462.268.542 473.552.000
- Nguyên giá 212 909.607.769 1.029.109.819
- Giá trị hao mòn lũy kế(*) 213 447.339.227 555.557.819
2/ Tài sản cố định thuê tài chính 214
- Nguyên giá 215
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 216
3/ tài sản cố định vô hình 217
- Nguyên giá 218
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 219
II- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220
1/ Đầu tư chứng khoán dài hạn 221
2/ Góp vốn liến doanh 222

3/ Đầu tư dài hạn khác 228
4/ Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229
III- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 86.000 86.000
IV- Các khoản ký quỹ, ký dài hạn
240
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250= 100+200) 250 13.986.414.215 15.043.537.954
Nguồn vốn Mã
số
Số đầu năm Số cuối năm
A- Nợ phải trả (300 = 310 + 320 + 330) 300 5.833.087.021 6.964.217.520
I- Nợ ngắn hạn 310 5.833.087.021 6.964.217.520
1/ Vay ngắn hạn 311
2/ Nợ dài hạn đến hạn trả 312
3/ Phải trả cho người bán 313 2.801.768.559 3.778.987.005
4/ Người mua trả tiền trước 314 27.511.700 4.454.000
5/ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 720.576.961 1.214.243.151
6/ Phải trả công nhân viên 316 1.664.200
7/ Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 1.179.267.142 1.098.641.228
8/ Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 1.103.962.659 866.222.936
II- Nợ dài hạn 320
1/ Vay dài hạn 321
2/ Nợ dài hạn 322

III- Nợ khác 330
1/ Chi phí trả trước 331
2/ Tài sản thừa chờ xử lý 332
3/ Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333

B-NGUỒN VỐN CHỦ SỞ
HỮU( 400=410+420 )

400 8.153.327.194 8.079.320.434
I- Nguồn vốn quỹ 410 1.551.888.401 1.663.183.831
1/ Nguồn vốn kinh doanh 411 1.538.966.003 1.653.468.053
2/ Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412
3/ Chênh lệch tỷ giá 413
4/ Quỹ đầu tư phát triển 414
5/ Quỹ dự phòng tài chính 415
6/ Lợi nhuận chưa phân phối 416 12.922.398 4.715.760
7/ Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 417
II- Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 6.601.438.793 6.416.136.621
1/ Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421
2/ Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 215.967.393 236.194.621
3/ Quỹ quản lý của cấp trên 423 6.385.471.400 6.179.942.000
4/ Nguồn kinh phí sự nghiệp 424
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426
5/ Nguồn kinh phí đã hình thành 427
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (400= 300 +
400)
430 13.986.414.415 15.943.537.95
4

×