Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.06 KB, 14 trang )

Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại
Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long.
1)Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long, trực thuộc Tổng công ty xây dựng
Thăng Long, tiền thân là xí nghiệp cơ giới 4 được thành lập ngày 26/3/1974 tại
quyết định số 2077/TCCB của Bộ Giao Thông Vận Tải, với chức năng nhiệm vụ
chủ yếu là sản xuất cơ khí phục vụ thi công cầu, sản xuất thép, sửa chữa máy móc
thiết bị, vận hành lưới điện 35Kv phục vụ cho sản xuất tại xí nghiệp và các công ty
thành viên trong tổng công ty xây dựng Thăng Long.
Tổng số vốn được giao ban đầu là 5,715 tỷ đồng, chia ra:
Vốn cố định: 4,9 tỷ đồng
Vốn lưu động: 815 triệu đồng
Trong đó:
Vốn ngân sách Nhà nước cấp: 3,31 tỷ đồng
Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 2,405 tỷ đồng
Công ty có trụ sở đặt tại phía Bắc cầu Thăng Long, thuộc địa phận xã Hải
Bối, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh theo chế độ hạch toán độc lập tự trang
trải, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng.
Tới năm 1984, xí nghiệp cơ giới 4 không chỉ là một đơn vị trực tiếp thi công
cầu Thăng Long như chức năng ban đầu, để phù hợp với nhiệm vụ mới do Bộ Giao
Thông Vận Tải và Tổng công ty xây dựng Thăng Long giao cho, ngày 19/12/1984,
xí nghiệp cơ giới 4 đổi tên thành Nhà máy cơ khí số 4.
Tại quyết định số 499/QĐ/TCCB-LĐ ngày 27/3/1993 của Bộ trưởng Bộ
Giao Thông Vận Tải đã quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Nhà máy cơ
khí Thăng Long, trên cơ sở của Nhà máy cơ khí số 4,theo đó đơn vị là doanh
nghiệp Nhà nước được xếp hạng doanh nghiệp loại 1. Nhiệm vụ mới đặt ra cho
Nhà máy cơ khí Thăng Long là sản xuất các sản phẩm phục vụ cho công nghiệp
xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của nước ta: sản xuất kinh doanh công nghiệp
chuyên ngành cầu, gia công sửa chữa, chế tạo mới các loại dầm cầu thép, dầm giàn
có khẩu độ lớn, các loại kết cấu thép, phụ kiện tà vẹt bê tông, mặt bích, mũi cọc,


các loại ván khuôn thép (như ván khuôn cột điện vi ba), tấm chắn sóng… các sản
phẩm của nhà máy rất có uy tín trên thị trường và luôn được khách hàng chấp
nhận.
Từ nhiệm vụ lúc mới thành lập là sản xuất kết cấu thép trực tiếp phục vụ thi
công cầu Thăng Long, qua hơn hai mươi năm hình thành và phát triển, Công ty cơ
khí và xây dựng Thăng Long đã vươn lên bắt kịp đà đổi mới của đất nước, đáp ứng
các nhu cầu ngày một khắt khe của thị trường về trình độ kỹ thuật công nghệ và
quản lý. Nhờ nhạy bén trong sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và nắm bắt được nhu
cầu thị trường, chuyển hướng sản xuất kinh doanh phù hợp của cán bộ lãnh đạo
Công ty, cùng với sự phấn đấu không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên trong
toàn Công ty, nên Công ty đã không ngừng phát triển và mở rộng sản xuất, tăng
nhanh năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ, Công ty đã mạnh dạn vay vốn
ODA - Pháp, với uy tín của mình, Công ty đã được đầu tư nâng cấp dây truyền sản
xuất dầm thép, nhờ đó Công ty có hệ thống nhà xưởng hoàn chỉnh với dây truyền
công nghệ sản xuất kết cấu thép tự động và bán tự động, có tiêu chuẩn tiên tiến vào
bậc nhất của Việt Nam và ngang tầm với Châu Âu, cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật
được đào tạo trực tiếp tại Pháp. Cuối năm 1997, hệ thống nhà xưởng và dây truyền
công nghệ hiện đại đi vào hoạt động, với quy mô và tiềm năng to lớn đủ khả năng
sản xuất các kết cấu thép có khẩu độ lớn và độ phức tạp cao, là tiền đề cho sự phát
triển lớn mạnh của công ty trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Thời
gian này, Nhà máy cơ khí Thăng Long đổi tên thành: Nhà máy chế tạo dầm thép và
kết cấu thép Thăng Long.
Đến 9/3/1998 Nhà máy chế tạo dầm thép và kết cấu thép Thăng Long đổi tên
thành: Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long để phù hợp với chức
năng nhiệm vụ mới được bổ sung, xây dựng các công trình công nghiệp.
Theo quyết định số 2886/QĐ/Bộ GTVT của bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban
hành ngày 29/9/2000, Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long được đổi
tên thành: Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long, tên gọi hiện nay của Công ty.
Là đơn vị trực thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long, công ty cơ khí và

xây dựng Thăng Long chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty xây dựng Thăng
Long , đồng thời chịu sự quản lý của bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan quản lý
Nhà nước theo luật doanh nghiệp Nhà nước.
Các thành tích của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty cơ khí và xây
dựng Thăng Long:
- Từ năm 1974 đến năm 1984 tham gia xây dựng cầu Thăng Long, cây cầu Thế
Kỷ.
- Năm 1985, Công ty đã chế sửa được 2 nhịp dầm thép phía Nam cầu Chương
Dương.
- Năm 1988, Công ty đã chế sửa được các dầm cầu cũ như cầu Bến Thuỷ, cầu
Mai Pha…
- Các công trình: dầm cầu đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh…
- Đến nay, ngoài việc chế tạo các cầu thép, Công ty đã tự nghiên cứu thiết kế dàn
kích dập giải phân cách (tấm chắn sóng) theo tiêu chuẩn ASHHTO của Mỹ và
được liên doanh 18 đặt hàng cho dự án 13 Bắc Lào, kể cả công nghệ mạ kẽm
nhúng nóng. Công ty còn chế tạo thành công các cột phát sóng vi ba, cột phát sóng
truyền hình cao từ 40m đến 115m… Như sản xuất và lắp dựng cột vi ba truyền
hình Hà Nội, Lâm Đồng, Sông Bé, Hà Nam, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Yên Bái…
Quan trọng hơn, đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty mỗi
năm đều được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.
Cùng với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, sự đoàn kết, nhất trí cao của tập thể cán
bộ công nhân viên và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, Công ty cơ khí
và xây dựng Thăng Long sẽ là một tập thể lao động giỏi và vững mạnh.
2)Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cơ khí và xây dựng
Thăng Long.
2.1) Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Theo các văn bản:
- Giấy phép kinh doanh số 112362/DNNN ngày 28/10/1993, tiếp đó được bổ
sung ngày 21/3/1998 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
- Chứng chỉ hành nghề xây dựng số 35/BXD ngày 19/2/1998 của Bộ xây dựng.

- Giấy phép hành nghề sản xuất kết cấu thép và dầm thép số 2904/1997/QĐ
BGTVT ngày 14/10/1997 của Bộ Giao thông Vận tải.
- Quyết định cho phép kinh doanh xuất nhập khẩu phục vụ ngành Giao thông
Vận tải số 4296/BGTVT ngày 19/12/2002 của Bộ Giao thông Vận tải.
Công ty có các chức năng nhiệm vụ sau:
- Chế tạo, lắp dựng kết cấu thép và thiết bị bao gồm: Dầm đặc, dầm giàn khẩu độ
lớn hơn 100m, vì kèo thép định hình, cột vi ba cho mạng điện 35Kv đến 500Kv,
cột truyền hình có độ cao đến 150m, cầu trục chạy trên ray có sức nâng đến 120
tấn và các loại kết cấu thép phi tiêu chuẩn khác.
- Chế tạo các thiết bị phục vụ thi công như:
+ Trạm trộn nhựa nóng đến 80 m khối/h
+ Trạm trộn bê tông xi măng các loại.
+ Ván khuôn xe đúc hẫng dầm bê tông
+ Xe lao dầm bê tông
+ Giá búa đóng cọc kiểu Đông Phong, Trung Quốc v.v…
- Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị xây dựng phục vụ ngành Giao thông
Vận tải.
2.2) Đặc điểm thị trường hoạt động kinh doanh:
Do có các điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, đội ngũ cán bộ quản lý năng động bắt
kịp đòi hỏi của cơ chế thị trường cùng đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề có
kỷ luật, sản phẩm của Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long luôn có sức cạnh
tranh cao trên thị trường. Từ chỗ ban đầu chỉ sản xuất theo nhiệm vụ do Nhà nước
và Tổng Công ty giao, đến nay Công ty đã tự tìm chỗ đứng cho các sản phẩm của
mình.
Thị trường hoạt động của Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long gắn liền
với đặc điểm tình hình phát triển của đất nước, xuất phát từ một nền kinh tế nghèo
nàn, còn đang khắc phục hậu quả của chiến tranh nên cơ sở vật chất hạ tầng rất yếu
kém và thiếu thốn. Để phát triển kinh tế của đất nước, không còn cách gì là phải
tạo ra một tiền đề để các nhà đầu tư có thể hoạt động. Tiền đề đó không là gì khác

ngoài cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Đây chính là thời cơ, vận hội cho sự phát
triển của Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long cùng nhiều đơn vị khác. Tuy
nhiên cũng phải nhìn nhận rằng do các sản phẩm của Công ty có yếu tố kỹ thuật và
giá trị rất lớn và đều phục vụ cho nền kinh tế đất nước nên đó cũng là thử thách
cho tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Bên cạnh đó, không chỉ là
đơn vị duy nhất sản xuất cơ khí và xây dựng, Công ty phải cạnh tranh với rất nhiều
đơn vị khác trong Tổng Công ty và các Tổng Công ty khác.
Phục vụ cho công nghiệp xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của nước ta,
Công ty đã đầu tư cải tiến và mua sắm thiết bị sản xuất hiện đại, đa dạng hoá sản
phẩm. Nhiều chủ đầu tư đã không chỉ biết đến Công ty như một đơn vị chuyên xây
dựng những cây cầu trọng yếu của đất nước, các sản phẩm mới của Công ty như
tấm chắn sóng, cột truyền hình, cột điện vi ba, ván khuôn… đã được thị trường
chấp nhận và rất tin tưởng. Nhờ đó, thị trường của Công ty không ngừng mở rộng

×