Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Một số vấn đề cơ bản về phát luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.5 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Một số vấn đề cơ bản về phát luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay </b>


<b>Nguyễn Thanh Huyền </b>



<b>Ngƣời hƣớng dẫn.: TS. Vũ Quang </b>



TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, kinh tế... con người
cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn cho sự phát triển. Đó là nguy cơ
suy giảm nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái các yếu tố
quan trọng, căn bản của môi trường sống mà đối tượng đề cập đến đầu tiên là rừng.
Tình hình đó đã đặt ra cho toàn nhân loại nhiệm vụ cấp thiết, phải có những hành
động thiết thực để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

diễn ra ở vùng Tây Bắc, vùng ven biển miền Trung và bão lớn ở Nam bộ trong
những năm gần đây.


Chính vì vậy, việc nghiên cứu tiến tới nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ
rừng ở Việt Nam có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, có vai trị
quan trọng trong việc bảo vệ rừng, bảo tồn và phát huy các giá trị quí báu mà rừng
mang lại cho đất nước, cho xã hội và cho mỗi người, góp phần thực hiện thành
công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà dân tộc ta đang trên con
đường tiến tới.


Trong thời gian qua, cũng đã có một vài cuộc hội thảo để tiến tới việc sửa
đổi Luật BV&PTR 1991. Với luận văn của mình em xin góp một tiếng nói nhỏ về
vấn đề pháp luật bảo vệ rừng mà Nhà nước ta đang quan tâm.


<b>MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI</b>:


Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần nghiên cứu, làm sáng tỏ các qui


định của pháp luật về bảo vệ rừng. So sánh pháp luật bảo vệ rừng ở nước ta với
pháp luật bảo vệ rừng ở một số quốc gia khác. Đánh giá thực trạng pháp luật bảo
vệ rừng ở Việt Nam và đưa ra phương hướng hoàn thiện về mặt xây dựng pháp luật
bảo vệ rừng cũng như cách thức tổ chức thực hiện.


<b>PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI</b>:


- Đánh giá vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ rừng.


- Đánh giá thực trạng pháp luật bảo vệ rừng và đưa ra phương hướng hoàn thiện.
<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI</b>:


Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận duy vật
biện chứng, kết hợp lơgic và lịch sử, phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp. Luận
văn dựa trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp
luật, đồng thời luận văn đã vận dụng các tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
ta về đổi mới tư duy - chính trị pháp lý, về cải cách hành chính pháp lý.


<b>NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI</b>:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: gồm </b>


Phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo được
sử dụng làm căn cứ trình bày các vấn đề của luận văn.


<b>NHỮNG ĐÓNG GÓP CHỦ YẾU VỀ MẶT KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN </b>
<i><b>- Thứ nhất, đặt vấn đề tương đối hệ thống về pháp luật bảo vệ rừng của Việt </b></i>
Nam.


<i><b>- Thứ hai, khái luận lịch sử pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam dưới các triều </b></i>


đại phong kiến, thời Pháp thuộc và đặc biệt là hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ
rừng của Nhà nước Việt Nam từ 1945 đến nay.


<i><b>- Thứ ba, phân tích tương đối cụ thể thực trạng các qui định pháp luật hiện </b></i>
hành của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ rừng.


<i><b>- Thứ tư, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật bảo vệ rừng ở một số quốc gia trên </b></i>
thế giới. So sánh pháp luật bảo vệ rừng của các nước với pháp luật bảo vệ rừng của
<i><b>nước ta. Tiến tới "hài hịa hóa" pháp luật bảo vệ rừng của Việt Nam với khu vực </b></i>
và quốc tế.


<b>CHƯƠNG 1 </b>


<b>Ý NGHĨA MÔI SINH CỦA RỪNG VÀ VAI TRÕ </b>


<b>CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC BẢO VỆ RỪNG</b>


Trong chương này trình bày 2 vấn đề sau


1-Rừng và vai trị của rừng đối với mơi trường


2- Pháp luật - công cụ hữu hiệu trong việc bảo vệ rừng
<b>1.1. RỪNG VÀ VAI TRỊ CỦA RỪNG ĐỐI VỚI MƠI TRƯỜNG: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nhân như nghèo đói, chiến tranh, thiên tai mà diện tích rừng Việt Nam bị giảm
mạnh, tính đến năm 1995 tổng diện tích rừng của Việt Nam chỉ cịn 9 triệu ha - độ
che phủ 28% diện tích bề mặt, không đảm bảo an ninh sinh thái môi trường. Đây là
một vấn đề hết sức nghiêm trọng, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước cũng
có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ rừng và trồng rừng. Vấn đề bảo vệ rừng, gây
trồng rừng không chỉ còn mang ý nghĩa của việc bảo vệ phát triển nguồn tài
nguyên thiên nhiên mà còn là để bảo vệ và cải tạo mơi trường sống của lồi người.



Rừng có ảnh hưởng nhiều mặt đến mơi trường, làm thay đổi điều kiện khí
hậu, đất đai, sinh vật, nguồn nước, chống ô nhiễm và làm sạch không khí. Vì vậy
<b>mà việc giữ gìn, bảo vệ, phát triển rừng chính là giữ gìn “lá phổi” của trái đất, của </b>
sự sống.


<b>1.2. PHÁP LUẬT - CÔNG CỤ HỮU HIỆU TRONG VIỆC BẢO VỆ RỪNG: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

khách quan đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng. Chỉ có pháp luật mới định
hướng được việc bảo vệ và phát triển rừng và mới bảo đảm cho các ý chí đó của Nhà
nước được áp dụng trong thực tiễn.


Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân, mỗi tổ
chức và của các cộng đồng địa phương về việc khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn tài
nguyên rừng và hệ sinh thái rừng.


Pháp luật sẽ tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bằng quyền lực cưỡng chế ngăn
chặn mọi hành vi xâm phạm đến rừng, xử lý nghiêm minh những người có hành vi
sai phạm.


Tóm lại, pháp luật là cơng cụ hữu hiệu nhất, không thể thiếu trong công tác
bảo vệ và phát triển rừng.


<b>CHƯƠNG 2 </b>


<b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG </b>


<b>Ở VIỆT NAM </b>



Chương này được trình bày với 3 nội dung sau:
1 Khái luận pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam



2 Những nội dung cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam .
3 Pháp luật bảo vệ rừng ở một số quốc gia trên thế giới.


<b>2.1. KHÁI LUẬN LỊCH SỬ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM: </b>


Lịch sử pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam được hình thành tương đối sớm
và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử. Có thể tìm hiểu lịch sử pháp luật bảo vệ
rừng qua các thời kỳ sau:


<i><b>2.1.1. Pháp luật bảo vệ rừng dưới các triều đại phong kiến Việt Nam: </b></i>
Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, rừng là một loại tài nguyên thuộc
sở hữu của nhà vua. Ngay từ năm 1013 vua Lý Thái Tổ đã định ra lệ thu thuế sản
vật rừng [30].


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

định: “Người chiếm cứ những hoa lợi ở núi, rừng, hồ, đập thì xử phạt 60 trượng”
[36 trang 201].


<b>Điều đó chứng tỏ các triều đại phong kiến Việt Nam cũng đã quan tâm, </b>
<b>chú trọng đến việc quản lý, bảo vệ rừng. Tuy nhiên, các quy định pháp luật </b>
<b>bảo vệ rừng dƣới các triều đại phong kiến chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ một </b>
<b>loạt tài sản, bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến chứ chƣa đặt ra ý thức </b>
<b>về vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, bảo vệ rừng và phát triển bền vững </b>
<b>cho các đời sau. </b>


<b>Mặc dù vậy, các quy định đó cũng thể hiện hành động cụ thể trong việc </b>
<b>bảo vệ rừng và tài nguyên rừng. </b>


<i><b>2.1.2. Pháp luật bảo vệ rừng dưới chế độ Pháp thuộc: </b></i>


Dưới chế độ Pháp thuộc, tài nguyên đất nước ta bị vơ vét một cách triệt để,


đặc biệt là tài nguyên rừng. Sau gần 20 năm xâm lược Việt Nam, nguồn tài nguyên
rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng. Năm 1875, người Pháp đã ban hành quy chế
cấp giấy phép khai thác, thủ tục trình báo khi khai thác, vận chuyển gỗ và quy định
đường kính tối thiểu được phép khai thác đối với 43 loại gỗ là 45cm. Năm 1891,
1894 người Pháp đã liên tiếp ban hành các Nghị định về việc thiết lập các khu rừng
cấm. Ở các khu rừng cấm, người khai thác phải áp dụng kỹ thuật đánh dấu các cây
được chặt và phải giữ lại những cây non của các cây có giá trị kinh tế cao.


Năm 1902 thực dân Pháp đã ban hành các chế độ, thể lệ lâm nghiệp ở Bắc
kỳ và các quy chế về khai thác rừng ở các khu vực rừng cấm ở Bắc kỳ. Năm 1914
ra Nghị định thiết lập chế độ độc quyền khai thác rừng ở Bắc kỳ và Nghị định về
độc quyền khai thác rừng ở Trung kỳ được ra đời.


Nhìn chung, các quy định pháp luật về lâm nghiệp trong thời kỳ thực dân
Pháp đô hộ nước ta chủ yếu nhằm mục đích khai thác, bảo vệ quyền lợi của nhà
cầm quyền Đông dương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>triển kinh tế đất nƣớc, gìn giữ, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, mỗi </b>
<b>năm chỉ khai thác phần thặng dƣ và giữ nguyên kho tài sản truyền cho hậu thế. </b>


Có thể nói, đây là quy định hết sức tiến bộ cả về mặt ý nghĩa xã hội và về
mặt lập pháp. Bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, không chỉ cho hơm nay
<b>mà cho cả mai sau đó chính là ý tưởng “Phát triển bền vững” mà ngày nay chúng </b>
ta đang hướng tới.


Năm 1972, “Pháp lệnh quy định về bảo vệ rừng” đã được ban hành. Pháp
lệnh gồm 5 chương 26 điều, quy định về các vấn đề: Nguyên tắc chung; những
biện pháp bảo vệ rừng; tổ chức bảo vệ rừng; thưởng phạt và điều khoản chung.


Lần đầu tiên, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được thành lập đó là kiểm


lâm nhân dân. Tuy nhiên bảo vệ rừng vẫn được thực hiện chủ yếu bằng các biện
pháp hành chính hơn là thực thi pháp luật bảo vệ rừng.


Năm 1991, Quốc hội ban hành Luật BV&PTR ngày 12/8/1991. Luật gồm 9
chương 54 điều là sự tiếp thu, kế thừa và phát triển hệ thống các quy phạm trước
đó, đặc biệt là Pháp lệnh bảo vệ rừng 1972 cho phù hợp với xu hướng phát triển
trong thời kỳ mới, thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường, cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Song hành với Luật BV&PTR năm 1991 hàng loạt các văn bản
pháp luật khác cũng được ban hành như Luật đất đai 1993 (hiện nay được thay thế
bằng Luật đất đai 2003 có hiệu lực từ 01/7/2004), Luật phòng cháy chữa cháy
2001, Bộ Luật hình sự năm 1985 (Sửa đổi bổ sung năm 1999). Nhiều chương trình
bảo vệ phát triển rừng được thực hiện như "Chương trình phủ xanh đất trống đồi
núi trọc" (Chương trình 327) do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Thủ tướng
Chính phủ) đã ra Quyết định số 327/CP ngày 15/9/1992 nhằm khuyến khích nhân
dân trồng cây lâm nghiệp phát triển diện tích rừng. Tiếp đến là Dự án trồng mới 5
triệu ha rừng ban hành trong Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ
tướng Chính phủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>thể. Ƣu điểm nổi bật là lần đầu tiên trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. </b>
<b>Vấn đề sở hữu tài nguyên thiên nhiên nói chung và rừng nói riêng đƣợc Đảng </b>
<b>và Nhà nƣớc xem là tài sản của toàn dân, do Nhà nƣớc thống nhất quản lý và </b>
<b>sự nghiệp bảo vệ rừng cũng là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, </b>
<b>gần 60 năm qua diện tích rừng nƣớc ta ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên </b>
<b>nhân khách quan và chủ quan, trong đó về mặt luật pháp, hệ thống pháp luật </b>
<b>bảo vệ rừng tƣơng đối đầy đủ và đồ sộ nhƣng hiệu quả pháp lý trên thực tế </b>
<b>còn chƣa cao. </b>


<b>2.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG VIỆT NAM: </b>
Phần này được nghiên cứu với 7 vấn đề chính:



<b>2.2.1- Các nguyên tắc của pháp luật bảo vệ rừng - xác định rừng là tài </b>
nguyên, tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện. Rừng được quản lý
làm 3 loại: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.


<b>2.2.2- Quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ rừng nhằm bảo vệ đa dạng sinh học, </b>
bảo đảm sự cân bằng sinh thái của rừng, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên
rừng, đồng thời ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên
gây ra cho môi trường rừng. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 2 và Điều 8
Luật BV&PTR năm 1991. Qui định chi tiết tại điều 2 - Nghị định 17/HĐBT ngày
17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về thi hành Luật BV&PTR. Nhà nước thực
hiện việc phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng từ Trung
ương đến cơ sở. Nhưng trên thực tế khi xảy ra sự cố về rừng như rừng bị tàn phá,
lâm tặc hoành hành, bị cháy... thì xác định trách nhiệm thuộc về ai trong hệ thống
các cơ quan quản lý Nhà nước về rừng đó? Từ góc độ pháp lý có thể thấy đây là
khiếm khuyết khiến cho rừng ngày càng bị thu hẹp và vấn đề bảo vệ rừng ngày
càng khó khăn. (Một vài khuyến nghị về vấn đề ngày xin được đề cập trong
chương 3).


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9></div>

<!--links-->

×