Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.37 KB, 16 trang )

GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
1. Giới thiệu vài nét về cây chè Việt Nam
Có nhiều quan điểm chưa thống nhất về nguồn gốc, xuất xứ cây chè ở Việt
Nam và có rất nhiều tài liệu đề cập đến cây chè. Song có một sự thật hiển nhiên :
cây chè là cây công nghiệp lâu năm được trồng phổ biến ở Việt Nam.
Cho tới nay, trên nhiều vùng rừng núi ở khắp cả nước vẫn có nhiều cây chè
hoang, điều đó chứng tỏ rằng trước đây ông cha ta đã từng chế biến lá chè hoang
để uống và sau rất nhiều biến đổi, lai tạo, chọn lọc mới có được cây chè ngày nay.
Từ hàng ngàn năm trước, chè đã đi vào cuộc sống của người dân Việt Nam,
uống chè trở thành tập quán trong sinh hoạt hàng ngày.
Hiện nay, khoa học đã chứng minh: với 200 chất có trong lá chè, chè không
chỉ là đồ uống đơn thuần mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều căn bệnh khác
nhau, rửa sạch các vết thương, làm giảm lượng cholesteron, điều hoà huyết áp,
tăng cường mao dẫn, hạn chế béo phì và là một thứ thuốc lợi tiểu rất tốt . . .
Không chỉ riêng ở Việt Nam mà hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100
nước sử dụng chè làm đồ uống. Chỉ tính riêng 12 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế
giới hàng năm đã nhập trên 1,5 triệu tấn trong khi chỉ có khoảng 30 nước có điều
kiện tự nhiên trồng chè, trong đó có Việt Nam.
Tuy cây chè được nhân dân ta trồng từ rất lâu đời nhưng vẫn chưa được phát
triển rộng rãi, nhất là khi Việt Nam phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ. Mãi cho đến khi miền Bắc được giải phóng, đất nước thống nhất,
cây chè mới được chú ý phát triển đầy đủ hơn.
Giống chè của Việt Nam vô cùng phong phú: có giống chè từ xa xưa như
chè Shan, chè Tuyết, chè trung du ; có giống thì mới được lai tạo như chè PH1, chè
777 . . . Từ đó người ta sản xuất ra các loại chè khác nhau như chè đen , chè vàng,
chè xanh, chè ướp hương sen, hương nhài. . .
ở nước ta, diện tích trồng chè được phân bổ tập trung chủ yếu ở vùng trung
du và miền núi phía Bắc, vùng khu 4 và Lâm Đồng. Trong đó, vùng trung du và
miền núi phía Bắc chiếm 60% diện tích và sản lượng chè búp khô của cả nước.
Ngày nay, chè đóng một vai trò quan trong trong nền kinh tế quốc dân. Bởi
vì:


Thứ nhất, chè là một loại cây nhiệt đới thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng,
khí hậu nước ta. Khả năng mở rộng diện tích đất trồng chè ỏ nước ta còn nhiều. Cả
nước còn khoảng trên 14 vạn hecta đất trồng chè (gấp 2 lần diện tích đất trồng chè
hiện có), trong đó chỉ riêng các Công ty thuộc Tổng công ty chè Việt Nam còn trên
6000 ha. Trong khi đó các nước xuất khẩu chè lớn trên thế giới như ấn Độ,
Srilanca, Trung Quốc, Nhật Bản không còn nhiều khả năng mở rộng thêm diện tích
nữa.
Thứ hai, cây chè dễ trồng, có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ môi sinh,
không tốn nhiều đất , lại cho thu hoạch nhiều năm, hiệu quả kinh tế do nó đem lại
vào loại cao trong số các cây công nghiệp ở nước ta hiện nay.
Thứ ba, cây chè được phát triển sẽ tạo công ăn việc làm 20 vạn lao động, 10
vạn hộ gia đình.
Thứ tư, chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường của trên 30 nước trên
thế giới, gồm có Liên Xô cũ và Đông Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi và gần đây có
thêm Tây Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ, Đài Loan. . . Do đó, cây chè đã mang lại cho
Việt Nam một nguồn thu ngoại tệ không nhỏ.
Thứ năm, chè là một trong mười loại sản phẩm có giá ổn định trên thế giới.
Thứ sáu, cây chè có thể phát triển với nhiều mức độ, trang thiết bị, do đó có
thể phù hợp với khả năng về đầu tư vốn khác nhau, phù hợp với tình hình vốn ở
nước ta hiện nay.
2. Lịch sử hình thành của tổng công ty chè Việt nam
2.1 Lịch sử hình thành
Cùng với một số mặt hàng nông nghiệp khác như Cà phê,
lạc, điều…..chè là trong những sản phẩm chiến lược trong cơ
cấu ngành hàng ưu tiên ở nước ta. Để đáp ứng như cầu trong và
ngoài nước, thoả mãn thị hiếu của người tiêu dùng, phù hợp với
chiến lược phát triển lâu dài của đất nước. Năm 1974 Liên hiệp
các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam được thành lập
trên cơ sở hợp nhất các nhà máy chè xuất khẩu của Trung ương
và một số xí nghiệp chè ở miền Bắc

• Giai đoạn 1975 - 1978
Liên hiệp được thành lập theo quyết định số 95/CP ngày
19/4/1975 của Hội Đồng chính phủ, lấy tên là liên hiệp các xí
nghiệp chè thuộc "Bộ lương thực và thực phẩm" quản lý với
nhiệm vụ chính là thu mua và chế biến chè xuất khẩu.
Các đơn vị sản xuất chế biến chè trong bộ lương thực được tổ chức lại thành
một ngành hàng sản xuất chế biến chè trong Bộ. Quy mô hoạt động của liên hiệp
lúc đó chỉ là nhà máy công nghiệp chế biến và sản xuất chè ở phía Bắc gồm có :
+ 5 nhà máy sản xuất chè đen xuất khẩu và nội tiêu.
+ 2 nhà máy sản xuất chè xanh xuất khẩu và nội tiêu.
+ 2 nhà máy chế biến chè hương xuất khẩu và nội tiêu.
+ 1 nhà máy cơ khí chè làm nhiệm vụ sản xuất phụ tùng thay
thế, lắp đặt và sửa chữa thiết bị chế biến chè.
+ 1 trường đào tạo công nhân kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật chế
biến chè.
Liên hiệp chè là liên hiệp được thành lập đầu tiên ở nước ta
để thí đIểm mô hình quản lý theo ngành. Tập trung chuyên môn
hoá sản xuất, yêu cầu của việc tổ chức liên hiệp là nhằm đảm
bảo chất lượng chè xuất khẩu dựa trên cơ sở chuyên môn hoá,
phân công hợp tác lao động, tập trung quản lý nội bộ trong liên
hiệp giúp bộ quản lý ngành, nhân và phân phối vốn, vật tư , bảo
đảm tăng khối lượng chè xuất khẩu và một phần đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trong nước.
• Giai đoạn 1979 - 1986
Năm 1979 được nhà nước cho phép sát nhập liên hiệp các
xí nghiệp chè ( thuộc Bộ lương thực và thực phẩm) với Công ty
chè Trung Ương ( thuộc Bộ nông nghiệp) thành lập liên hiệp các
xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam theo quyết định số
15/CP ngày 2/3/1979 của Hội Đồng Chính Phủ, đồng thời nhà
nước cũng cho phép sát nhập phần lớn những nông trường

chuyên trồng chè của địa phương vào liên hiệp, nhằm gắn nông
nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn quốc doanh với tập thể để
hợp tác, tương trợ nhau trong xản xuất kinh doanh, thực hiện
bước thống nhất kinh doanh theo ngành kỹ thuật.
Lúc này quy mô của Liên hiệp các xia nghiệp công nông
nghiệp chè Việt Nam được mở rộng hơn, gồm 39 đơn vị thành
viên:
+ 17 nông trường quốc doanh chuyên trồng chè.
+ 19 nhà máy chế biến chè.
+ 1 xí nghiệp vật tư vận tải.
+ 1 viện nghiên cứu chè.
+ 1 nhà máy cơ khí chè.
*Giai đoạn 1987 - 1995.
Sau một thời gian ngắn các nhà máy chế biến với các nông
trường cung cấp nguyên liệu có một số vướng mắc tranh chấp
nhau về giá cả, phân cấp nguyên liệu đã xảy ra và gây khó khăn
trong sản xuất. Vì vậy, Liên hiệp đã tổ chức lại sản xuất , sát
nhập các đơn vị chế biến với nông trường nằm trên một địa bàn
thành xí nghiệp công nông nghiệp nhằm loại bỏ các tranh chấp
về giá, phân cấp đồng thời lấy lãi của công nghiệp chế biến đầu
tư cho nông nghiệp, lợi nhuận được chia đều cho công nhân sản
xuất nông nghiệp. Với mô hình sản xuất này liên hợp đã ổn định
được tư tưởng cho công nhân nông nghiệp, nâng cao đời sống
của công nhân, sản xuất ổn định và phát triển.
Năm 1987 được Nhà nước đồng ý cho thành lập các ngành
hàng khép kín từ sản xuất nông nghiệp, chế biến đến xuất khẩu.
Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam đã tiếp
nhận công ty xuất khẩu chè từ Vinalimex tổ chức thành công ty
xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển chè (Vinatea) là đầu mối ký kết
các hợp đồng kinh tế xuất khẩu chè với nước ngoài và nhập

khẩu vật tư, hàng hoá thiếta bị phục vụ cho việc sản xuất chè
trong nước, ký kết các chương trình hợp tác liên doanh với nước
ngoài nhằm thúc đẩy ngành chè phát triển, tăng cá về khối lượng
và chất lượng sản phẩm, qua đó giá bán cũng được nâng lên.
Năm 1989 trung tâm KCS được thành lập nhằm hướng dẫn
các đơn vị sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm và kiểm tra
chất lựơng chè trước khi xuất khẩu, chè không đủ tiêu chuẩn đều
bị trả lại, hạn chế sự kêu ca của khách hàng về chất lượng chè
Việt Nam.
Toàn liên hiệp tổ chức thành mô hình công nông nghiệp chè
khép kín, sát nhập nhà máy chế biến và nông trường trồng chè
thành một đơn vị sản xuất, thực hịên nghị định, quyết định của
Chính phủ về việc bàn giao một số đơn vị nông nghiệp về địa

×