Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY LEN HÀ ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.4 KB, 8 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
NHÀ MÁY LEN HÀ ĐÔNG
I – NHỮNG NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY HÀ LEN HÀ ĐÔNG
Từ một cơ sở sản xuất thủ công quy mô nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn lạc
hậu, Nhà máy Len Hà Đông được sự quan tâm của Nhà nước đã ngày càng được
trang bị phương tiện kỹ thuật, đầu tư vốn cho phát triển với quy mô lớn. Trình độ
quản lý của Nhà máy cũng từng bước được hoàn thiện và nâng cao cùng với sự
chuyển đổi của cơ chế quản lý kinh tế, Nhà máy Len Hà Đông đã cố gắng tìm mọi
biện pháp để hoà nhập bước đi của mình với nhịp điệu phát triển kinh tế của đất
nước nói chung và ngành dệt may nói riêng, dần dần ổn định và đứng vững trong
nền kinh tế thị trường. Trong cơ chế hiện nay, sự linh hoạt và nhạy bén trong công
tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất đã thực sự trở thành đòn bảy tích cực trong
công tác quản lý của Nhà máy. Đến nay, Nhà máy đã đạt được nhiều thành tích
đáng kể trong sản xuất, luôn hoàn thành kế hoạch cấp trên giao cho, không ngừng
nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Tuy
nhiên, vấn đề tiêu thụ sản phẩm là vấn đề cấp thiết được đặt lên hàng đầu, chỉ khi
sản phẩm được tiêu thụ thì các hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy mới
đạt được kết quả, Nhà máy mới thu hồi được vốn, có lợi nhuận để đầu tư, hiện đại
hoá máy móc, thiết bị, không ngừng tăng năng suất và doanh lợi cho Nhà máy.
Qua thời gian thực tập tại Nhà máy Len Hà Đông, việc tổ chức quản lý ghi
chép kế toán có một số ưu điểm sau:
1 - Ưu điểm
Bộ máy kế toán của Nhà máy được tổ chức phù hợp với trình độ và khả
năng chuyên môn của từng người. Nhà máy áp dụng hình thức sổ kế toán theo hình
thức Nhật ký- Chứng từ thay cho hình thức Chứng từ ghi sổ trước đây là hoàn toàn
phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh, phù hợp với điều kiện lao động kế toán
thủ công của đơn vị hiện nay.
Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của Nhà máy theo từng
đối tượng hạch toán được áp dụng cả hai phương pháp tập hợp trực tiếp và phương


pháp phân bổ gián tiếp. Trên thưc tế, Nhà máy đã cố gắng sử dụng phương pháp
hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng nhằm mục đích tính giá thành được chính
xác. Việc xác định đối tượng tính giá thành từng loại sản phẩm cụ thể hoàn toàn
phù hợp và phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Nhà máy, nó tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành kịp thời, phục vụ đắc lực cho công
tác quản lý giá thành.
Nhà máy sử dụng phương pháp liên hợp (kết hợp phương pháp trực tiếp và
phương pháp tỷ lệ) để tính giá thành sản phẩm là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm
của đơn vị, đảm bảo kết quả tương đối chính xác và giảm bớt được khối lượng
công việc kế toán.
2 -Những mặt hạn chế cần được cải tiến
2.1- Về việc phản ánh thiệt hại ngừng sản xuất
Trong quá trình sản xuất sản phẩm, do có những nguyên nhân chủ quan hoặc
khách quan mà quá trình sản xuất bị gián đoạn nhưng Nhà maý vẫn phải bỏ ra một
số khoản chi phí như tiền lương lao động, nguyên vật liệu phụ để xử lý về chất
lượng sản phẩm, khấu hao tài sản cố định...
Theo cách hạch toán hiện nay của Nhà máy, phần thiệt hại do ngừng sản
xuất chưa được phản ánh rõ ràng. Các khoản chi phí này vẫn được tính vào CPSX
và đưa vào giá thành sản phẩm mặc dù các chi phí naỳ phát sinh không thường
xuyên. Giá thành sản phẩm đã không phản ánh chính xác nội dung kinh tế của nó.
Điều này là bất hợp lý.
2.2- Về phương pháp phân bổ chi phí về điện
Điện của Nhà máy dùng do mua của Công ty điện lực Hà Tây. Số tiền thanh
toán trên cơ sở chỉ số công tơ điện. Tại Nhà máy, toàn bộ chi phí về điện (bao gồm
điện dùng cho sản xuất và điện dùng cho bộ phận văn phòng) đều được phân bổ
vào chi phí sản xuất chung cho các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Như vậy, chi phí
quản lý doanh nghiệp không bao gồm chi phí điện mua ngoài. Đưa toàn bộ chi phí
về điện vào chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm đã làm cho việc xác định
giá thành kém chính xác.
2.3- Về việc trích trước lương nghỉ phép của công nhân

Nhà máy len Hà Đông không tiến hành trích trước lương nghỉ phép của công
nhân viên. Nhưng trong thực tế, thường vào những tháng hè, mật độ công việc
giảm, công nhân tại một số phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ phải nghỉ chờ việc.
Do đó, họ hầu hết nghỉ phép vào dịp này. Tiền lương nghỉ phép đột ngột tăng gây
biến động trong giá thành sản xuất. Vì vậy, để tránh được sự biến động này, Nhà
máy Len Hà Đông nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân
sản xuất.
2.4- Về phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Tại Nhà máy, sản phẩm dở dang cuối kỳ đựơc xác định theo chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp. Đây là cách xác định phù hợp với đặc điểm về dây chuyền công
nghệ sản xuất sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm trên 80% giá trị
sản phẩm. Tuy nhiên, khi kết thúc kỳ hạch toán, các sản phẩm hoàn thành mới
được nhập kho phân xưởng mà chưa kịp chuyển về kho Nhà máy vẫn được coi là
sản phẩm dở dang và phản ánh trên biên bản, bảng xác định sản phẩm dở dang
cuối kỳ. Giá trị số sản phẩm này được tính trên giá kế hoạch của sản phẩm hoàn
thành. Toàn bộ giá trị này được chuyển thẳng vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
phát sinh trong kỳ, lên phần nguyên vật liệu giá trị trực tiếp đưa vào giá thành sản
phẩm sẽ nhỏ hơn thực tế. Điều này làm cho chỉ tiêu giá thành không còn chính xác
và đồng thời phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo giá trị
nguyên vật liệu trực tiếp được áp dụng ở đây đã có những sai lệch.
Bằng những kiến thức đã học, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến với hy
vọng ở một chừng mực nào đó nó sẽ góp phần hoàn thiện thêm công tác hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành tại Nhà máy Len Hà Đông.
3- Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán, hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Len Hà Đông
3.1- Ý kiến về việc phản ánh thiệt hại ngừng sản xuất
Tại Nhà máy, các khoản chi phí về ngừng sản xuất đều được tập hợp vào
khoản mục chi phí sản xuất tương ứng, sau đó đưa vào giá thành sản phẩm vì các
khoản chi phí này không được coi là các khoản thiệt hại về ngừng sản xuất. Do đó,
Nhà máy nên thay đổi cách hạch toán khoản thiệt hại này theo chế độ kế toán hiện

hành.
Cụ thể:
- Đối với thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch, kế toán hạch toán theo
sơ đồ sau:
Thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch
TK 334, 338, 152, ... TK 335 TK 627, 642
Chi phí thực tế ngừng

sản xuất trong kế hạch Trích trước chi phí
về ngừng sản xuất theo
kế hạch
- Đối với thiệt hại về ngừng sản xuất ngoài kế hoạch, kế toán hạch toán theo
sơ đồ sau:
Thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch
TK 152, 334, 338,... TK 142 TK 138
Tập hợp chi phí phát sinh
trong thời gian ngừng SX Khoản bồi thường
TK 821
Tính vào chi phí
bất thường
3.2- Ý kiến về phương pháp phân bổ chi phí điện
Chi phí điện năng trước đây của Nhà máy được phân bổ toàn bộ cho các
phân xưởng, bộ phận sản xuất. Đây là cách phân bổ chưa chính xác và hợp lý. Do
vậy, Nhà máy nên lừa chọn tiêu thức phân bổ điện năng phù hợp cho cả bộ phận
quản lý và bộ phận sản xuất.
Cụ thể: do các bộ phận không lắp đồng hồ đo riêng nên ta không thể hạch
toán một cách trực tiếp khoản chi phí này mà phài hạch toán qua việc phân bổ chi
phí.

×