Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI BĐHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.17 KB, 9 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN
TSCĐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI
BĐHN
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH
TOÁN TSCĐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ
Là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty bưu chính viễn thông Việt Nam,
BĐHN luôn hoàn thành tốt vai trò của mình như một đơn vị hoạt động mang
lại hiệu quả cao trong toàn ngành. Với số vốn của Tổng công ty cấp và vốn tự
bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh, BĐHN đã và đang vươn lên không
ngừng, chủ động tổ chức kinh doanh, chủ động và quản lý chặt chẽ về tài
chính. Công tác kế toán cũng là một phần trong những công cụ đắc lực để
BĐHN quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, sử dụng hiệu quả tài sản, hạch
toán chính xác các khoản chi phívà kết quả hoạt động của BĐHN.
Việc tổ chức hạch toán TSCĐ đã góp phần đáng kể vào kết quả kinh
doanh và hiệu quả quản lý của BĐHN. Với việc cung cấp thông tin đầy đủ,
chính xác, kịp thời... các nhà quản lý của BĐHN có thể xác định phương
hướng, biện pháp kinh doanh và thúc đẩy quản lý đối với các đơn vị trực
thuộc, tạo nguòon dữ liệu chính xác để báo cáo lên cấp trên, đồng thời góp
phần bảo vệ TSCĐ,sử dụng tiết kiệm hợp lý vào kế hoạch bổ sung, đổi mới
TSCĐ, đem lại hiệu quả cho BĐHN nói chung và Tổng công ty nói riêng.
Bằng những cải tiến gần đây, công tác kế toán TSCĐ tại BĐHN đã đạt
được nhiều kết quả. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều thiếu sót cần được giải quyết,
bổ sung kịp thời.
1. Đánh giá chung về công tác quản lý và hạch toán TSCĐ tại
BĐHN
Tại BĐHN, TSCĐ được quản lý tập trung. Tất cả các đơn vị thành viên
sau khi mua sắm TSCĐ phải nộp chứng từ và hoá đơn cần thiết lên BĐHN để
kế toán hạch toán tăng TSCĐ và kết chuyển nguồn vốn. Mọi nghiệp cuh TS
đều được thực hiện trên máy tính, điều này đảm bảo tính chặt chẽ chính xác số
học. Tuy nhiên, sự hợp lý, hợp lệ của chứng từ là phụ thuộc trình độ quản lý
của kế toán TSCĐ. Như vậy, việc quản lý tập trung rất thuận lợi cho việc kiểm


tra mức độ hợp lý , hợp lệ của chứng từ.
Chuyên đề tốt nghiệp
Việc hạch toán TSCĐ của công ty nhìn chung thực hiênj theo chế độ
hiện hành có hướng dẫn cụ thể của Tổng Công ty (theo quy chế của Tổng
Công ty). Do đặc thù ngành và đặc thù của công tác kế toán là hạch toán phụ
thuộc, nên tình hình tăng, giảm TSCĐ ở BĐHN được theo dõi khá chặt chẽ,
hàng quý phải lập báo cáo nộp Tổng Công ty Bưu Chính Viễn thông Việt
Nam. Trong Thuyết Minh báo cáo tài chính của nănm, tình hình tăng, giảm
TSCĐ được báo cáo trên một biểu riêng.
Đối với các đơn vị trực thuộc BĐHN quản lý tập trung, tuy nhiên chi
phí khấu hao được tính vào TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Tại các
đơn vị trực thuộc thì hạch toán Chi phí này qua TK 136 và 336. Đây là điều
chưa hợp lý vì mục đích của thiết bị ở các đơn vị trực thuộc không chỉ là quản
lý doanh nghiệp đơn thuần, mà có thể là phục vụ sản xuất chung, quản lý bán
hàng ở các bưu cục... Đồng thời, do quản lý tập trung nên việc xác định thời
gian sử dụng không được sâu sát với tình hình ở đơn vị trực thuộc.
Về việc mở sổ kế toán, ngoài thẻ TSCĐ, BĐHN lập chứng từ ghi sổ khi
có nghiệp vụ phát sinh. Sau khi lập chứng từ ghi sổ và vào sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ, kế toánTSCĐ tại BĐHN lập bảng kê về sự phát sinh TSCĐ trong tháng,
quý để theo dõi đơn vị sử dụng TS đó.Rồi lại lập bảng tổng hợp TS và khấu
hao. Điều này gây trùng lặp trong việc ghi chép, không thuận lợi khi một
nghiệp vụ phát sinh được ghi nhiều lần.
Tuy nhiên, vịec theo dõi TS tại các đơn vị là cần thiết vì việc lập bảng
kê theo đơn vị là thuận lợi lớn cho kế toán TSCĐ theo dõi tài sản tại đơn vị
cũng như theo dõi nguồn hình thành TS đó.
Các sổ chi tiết TSCĐ, bảng khấu hao... rành mạch, dễ theo dõi với mã
tài sản được quy ước cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, theo dõi
và phân chia loại tài sản.
Về áp dụng hệ thống TK ở công ty sử dụng đúng các loại TK thuộc tài
sản, nguồn vốn khấu hao TSCĐ các loại thu chi, thanh toán. Các tài khoản

này được lập đúng thời gian, sổ sách ghi chép rõ ràng. Đối với TK về TSCĐ,
tại BĐHN sử dụng các TK sau:
TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
TK này được chi tiét thành 5 tiểu khoản cấp II.
2
2
Chuyên đề tốt nghiệp
TK 2112 – Nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2113 - Máy móc thiết bị
TK 2114 – Phương tiện vận tải truyền dẫn
TK 2115 – Thiết bị, dụng cụ quản lý
TK 2118 – TSCĐ khác.
TK này được chi tiết sử dụng đúng theo quy định của Ban Tài chính
Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, dựa trên chế độ kế toán đã
quy định.
TK 212 – TSCĐ thuê tài chính
Do tại BĐHN không phát sinh nghiệp vụ thuê tài chính nên TK 212
không được chi tiết, dù trong quy chế tài chính của Tổng Công ty có quy định
phải chi tiết TK này giống như TK 211.
TK 213 và 214 đều chi tiết theo đúng quy định của Tổng Công ty.
Việc tổ chức phân loại đánh giá TSCĐ. Kịp thời phù hợp với sự biến
động của thị trường. Việc tính khấu hao được tiến hành kịp thời đầy đủ phục
vụ kịp thời cho công tác đánh giá phân bổ khấu hao hợp lý phù hợp với thực
tiễn tại đơn vị trực thuộc.
2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ trong doanh
nghiệp.
Tại BĐHN, nguồn vốn TSCĐ chưa được khai thác, tận dụng mà chủ
yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách cấp (thông qua Tổng Công ty) và nguồn
vốn tự bổ sung (từ hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc), chưa mở
rộng nhiều phương thức huy động vốn đầu tư trong điều kiện hiện nay. Vì

vậy, TSCĐ của BĐHN chưa được đầu tư phù hợpvới xu thế phát triển của đơn
vị và của ngành Bưu Chính, Viễn Thông.
Bên cạnh đó, TSCĐ luôn bị giảm năng lực sử dụng, việc bảo toàn và
tăng thêm nguồn vốn cố định là một nhu cầu tất yếu trong mỗi doanh nghiệp
và là vấn đề then chốt trong uản lý. Sử dụng TSCĐ về mặt lý thuyết, bảo toàn
vốn cố định nghĩa là phải thu hồi toàn bộ phần chi phí ban đầu đã ứng ra để
3
3
Chuyên đề tốt nghiệp
mua TSCĐ. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả luôn biến động, hao mòn vô
hình luôn làm cho số khấu hao TSCĐ không đủ để tái sản xuất giản đơn
TSCĐ. Vì vậy việc bảo toàn nguồn vốn cố định và thu hồi lượng giá trị thực
TSCĐ sao cho đủ để tái đầu tư năng lực sử dụngban đầu của TSCĐ là cần
thiết.
Trong điều kiện hạch toán phụ thuộc vào Tổng Công ty, đồn thời quản
lý tập trung các đơn vị thành viên, BĐHN càng cần có một công tác kế toán
đáp ứng đủ yêu cầu quản lý, sử dụngcó hiệu quả nguồn gốc tài sản, hạch toán
chính xác các khoản chi phí thực tế phát sinh và kết quả hoạt động kinh doanh
của các đơn vị thành viên.
Như vậy, bên cạnh nhiệm vụ không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng
của TSCĐ thì nhiệm vụ của công tác kế toán và quản lý TSCĐ là cần thiết.
Trong thời gian qua, bằng nhiều nỗ lực, công tác hạch toán TSCĐ đã đóng
góp đáng kể cho BĐHN, hiện nay nó vẫn không ngừng được củng cố, song
không phải đã hết thiếu sót ở khâu này hay khâu khác, cần có hướng sớm giải
quyết và có hiệu quả.
I. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VÀ
QUẢN LÝ TSCĐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ
TẠI BĐHN
Căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành, có kết hợp với quy chế tài chính
của Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, trong thời gian tới để

4
4
Chuyên đề tốt nghiệp
thực hiện công tác kế toán TSCĐ nâng caochất lượng và hiêu jquả sử dụng
TSCĐ tại BĐHN cần tập trung vào các hướng sau:
1. Thực hiện hạch toán TSCĐ theo đúng chế độ kế toán quy định
Theo Quyết định 1141 – TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 quy định khi
mua TSCĐ kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ (thông tư số 100 /1998/TT-BTC ngày 15/7/1998) thì:
- Đối với TSCĐ mua sắm trực tiếp không qua lắp đặt không cần sử dụng TK
2411, kế toán ghi:
Nợ TK 211 (nguyên giá TSCĐ)
Nợ TK 1332 (thuế GTGT đầu vào được khấu trừ)
Có TK 111, 112, 331, 341...
Kết chuyển nguồn vốn tương ứng
Nợ TK 414, 441, 431
Có TK 411
- Đối với TK mua sắm về cần phải qua lắp đặt (theo dõi toàn bộ chi phí và tiền
mua sắm trên TK 2411, khi lắp đặt xong chuyển qua TK 211)
Khi mua về, kế toán ghi:
Nợ TK 2411 (giá chưa thuế): Tập hợp chi phí
Nợ TK 133 (1332): thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán
Khi lắp đặt xong, đưa vào sử dụng:
Nợ TK 211 (nguyên giá) chi tiết từng loại
Có TK 2411
Kết chuyển nguồn vốn tương ứng
Nợ TK 414, 441, 431
Có TK 411
5

5

×