Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Phương hướng hoàn thiện tổ chức hạch tóan TSCĐ vô hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.45 KB, 61 trang )

Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thế giới ngày nay, nền kinh tế đang vận động theo xu thế, hội nhập hoá,
toàn cầu hoá thế giới, mọi quốc gia, mọi khu vực trên thế giới đều không thể đứng
ngoài xu thế này. Vì thế Kinh doanh Quốc tế ngày càng phát triển mạnh ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Nó không những phát triển mạnh ở các nước đã phát triển mà
giờ đây nó đã phát triển trên toàn thế giới. Nó trở thành một xu hướng tất yếu của
nền kinh tế mang tính chất toàn cầu hoá ngày nay.
Lắm được xu thế này, Đảng và Nhà nước ta đã gấp rút tìm phương án để phát
triển kinh tế đất nước, và Đảng ta nhận thấy chỉ có thể phát triển đất nước bằng
bằng cách tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Con đường nhanh
nhất để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là cần nhanh
chóng tiếp cận công nghệ và kĩ thuật của các nước tiên tiến trên thế giới. Và cách
nhanh nhất dể tiếp cận nền khoa học tiên tiện đó là nhập khẩu máy móc, thiết bị,
công nghệ, hiện đại để phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hoá nhằm phát
triển kinh tế và xây dựng đất nước. Nhưng vấn đề nhập khẩu máy móc, vật tư thiết
bị, chuyển giao công nghệ như thế nào để phù hợp với trình độ khoa học của Việt
Nam, và đáp ứng với điều kiện nền kinh tế của Việt Nam, để đạt hiệu quả cao là vấn
đề mà không phải các doanh nghiệp nào cũng có thể đảm nhận và thực hiện được.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của nhập khẩu thiết bị toàn bộ trong
sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, trên cơ sở những kiến thức về kinh tế và
nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã được truyền thụ tại nhà trường và một số kinh nghiệm
thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại công ty Xuất Nhập Khẩu Thiết Bị
Toàn Bộ Và Kỹ Thuật, em đã lựa chọn đề tài Chuyên đề tốt nghiệp là: "Một số giải
pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ tại Công ty Xuất Nhập
khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật".
1
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 2
Đề tài này trước hết nêu lên thực trạng qui trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ, từ
đó nghiên cứu thêm những vấn đề hạn chế đang tồn tại trong thực tế hoạt động của
công ty. Để từ đó có tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế đó, và tìm những


giải pháp khắc phục. Bài viết được chia thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan về Công Ty Xuất Nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ
thuật.
Chương 2: Thực trạng của quy trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ tại Công ty
Technoimport.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ tại
Technoimport.
2
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 3
Chương 1: Tổng quan về Công Ty Xuất Nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ
thuật(Technoimport)
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1. Lịch sử hình thành công ty
Công ty Xuất Nhập khẩu thiết bị và toàn bộ kỹ thuật (Technoimport) tiền thân
là Tổng Công ty Nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật được thành lập ngày 28
tháng 01 năm 1959.
Có tên giao dịch bằng tiếng anh là “Vietnam National Complete Equipment and
Technics Import-Export Corporation”
Có trụ sở chính tại 16-18 Tràng thi, Hà Nội.
Điện thoại: 04 8254974
Email:
Giám đốc: Ông Vũ Chu Hiền.
Các chi nhánh tại Việt Nam:
- Technoimport Hồ Chí Minh.
- Technoimport Đà nẵng.
- Technoimport Hải Phòng.
Các chi nhánh văn phòng ở nước ngoài:
- CH Liên Bang Nga: Pervaya Tverskaya Yamskaya 30 Mosscow, Russia.
- Pháp: 44 Avenue de Madrid, 92200 Neuily Sur Seine, Paris France.
- Mỹ: 1730 M St, N, Suite 501, Washington D.C.20036, USA.

- Úc: 797 Bouke Street, Redfern, Sydney NSW 2016, Australia.
- Thụy Điển: Upplandsgatan 38, 5
th
Floor, 11328 Stockholm, Sweden.
- Hungari: Benczur utca 18, 1068 Budapest VI, Hungari.
- Cuba: Calle 16 No. 514 Entre 5Y7 Mirama, Habana, Cuba.
- Singapore: 10 Leedon Park, Singapore 1026.
- Ý: Po 22, 00198 Roma, Italia.
3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 4
Công ty Xuất Nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kĩ thuật tiền thân là tổng Công ty
nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kĩ thuật được thành lập ngày 28/1/1959, trực thuộc Bộ
Thương mại nay là Bộ Công thương. thời kỳ 1959 - 1989 Công ty Technoimport là
doanh nghiệp duy nhất được nhà nước giao nhiệm vụ nhập khẩu các lĩnh vực kinh
tế, văn hoá, giáo dục, an ninh và quốc phòng...
Là đơn vị chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu(XNK) và uỷ thác XNK. Với đội
ngũ cán bộ năng động, được đào tạo có hệ thống và giàu kinh nghiệm. Công ty
Technoimport đã và đang phục vụ có hiệu quả nhiều khách hàng trong và ngoài
nước trên lĩnh vực thương mại và đầu tư theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
Hiện nay, Công ty Technoimport có quan hệ hợp đồng thương mại với hàng
trăm công ty, tập đoàn và nhà sản xuất ở 68 quốc gia trên thế giới. Tính đến nay đã
có hàng trăm công trình thiết bị toàn bộ do Technoimport nhập khẩu đã và đang
hoạt động có hiệu quả phục vụ cho việc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội, an ninh và quốc phòng.
-Các giai đoạn phát triển của công ty
+ Giai đoạn từ 1959 – 1975.
Trong điều kiện đất nước phải gánh chịu cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước,
đây là thời kỳ mà Công ty được nhà nước giao nhiệm vụ nặng nề là nhập khẩu các
mặt hàng phục vụ cho nền kinh tế trong điều kiện chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc,
Tổng Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và đã được nhà nước trao tặng huân

chương lao động hạng ba năm 1963.
+ Giai đoạn 1975 – 1989.
Cả đất nước đã hoàn toàn giải phóng, mối quan hệ giữa Việt Nam với hệ thống
các nước xã hội chủ nghĩa được mở rộng. Nhu cầu về tiêu thụ, sản xuất và xây dựng
đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa từng bước phục hồi và phát triển, Tổng Công ty
lại tiếp tục gánh vác những trách nhiệm mới nặng nề để góp phần vào xây dựng,
bảo vệ đất nước và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đất nước. Thời kỳ
4
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 5
này, Tổng Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã được nhà nước trao tặng
huân chương lao động hạng nhì vào năm 1984 và huân chương lao động hạng nhất
năm 1989.
+ Giai đoạn 1990 – 1995.
Giai đoạn này kinh tế đất nước chịu sự biến động của nền kinh tế thế giới, đây
là giai đoạn Tổng Công ty chỉ tồn tại để bảo vệ tên tuổi của mình Technoimport.
Ngày 15/9/1994 Bộ trưởng Bộ Thương mại (hiện nay là bộ Công thương) đã ký và
ban hành quyết địh số 1136TM-TCCB về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt
động của Công ty Xuất Nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kĩ thuật.
Ngày 22/2/1995 Bộ Thương mại ký và ban hành quyết định số 105TM-TCCB về
việc thành lập lại doanh nghiệp, thành lập lại Công ty Xuất Nhập khẩu thiết bị toàn
bộ và kĩ thuật - Bộ Thương Mại.
+ Giai đọan 1996 – 2000.
Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới cùng hội nhập với khu vực và quốc tế.
Công ty đã đóng góp khá lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Công ty đã
nhập khẩu những máy móc thiết bị toàn bộ và kĩ thuật hiện đại nhằm phục vụ cho
nhu cầu phát triển của đất nước và đã mở rộng mặt hàng và thị trường xuất khẩu
sang nước ngoài.
Từ đầu những năm 1990 kim ngạch XNK của Technoimport liên tục đạt được
những thành tựu lớn. Kim ngạch XNK trong 4 năm (1995-1998) đạt 523 triệu USD;
tổng doanh thu đạt 1652 tỷ VND, tổng lợi nhuận đạt 28 tỷ VND và nộp ngân sách

nhà nước đạt 220 tỷ VND.
Với những thành tích và đòng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển kinh tế đất nước. Technoimport đã được chủ tịch nước tặng huân chương lao
động hạng ba năm 1963, huân chương lao động hạng nhì năm 1984 và hai lần nhận
huân chương lao động hạng nhất năm 1989 và 1997; và liên tục được chính phủ
tặng cờ luân lưu, là đơn vị dẫn đầu ngành thương mại năm 1996, 1997, 1998.
5
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 6
+ Giai đoạn 2001 đến nay.
Trong những năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả hoạt
động kinh doanh của Technoimport khá mất ổn định, tuy nhiên Công ty luôn đảm
bảo tổng nộp ngân sách ở mức độ cao. Trong giai đoạn này doanh thu của Công ty
đã có xu hướng giảm xút so với các năm trước đó. Các năm từ 2001 – 2003 doanh
thu còn ở mức khá cao trung bình khoảng 330 tỷ VND, nhung các năm 2004 trở lại
đây thì doanh thu có sự sụt giảm đáng kể trung bình chỉ còn khoảng 153 tỷ VND.
Có sự thay đổi này là do nền kinh tế có sự chuyển biến mạnh. Trên thị trường xuất
hiện nhiều công ty kinh doanh thiết bị công nghệ hơn trước làm thế độc quyền của
Technoimport bị phá vỡ, vì thế doanh thu của công ty giảm mạnh.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1.2.1 Chức năng
Công ty Xuất Nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kĩ thuật có chức năng trực tiếp là
XNK và kinh doanh thiết bị toàn bộ, phụ tùng, phương tiện vận tải, vật liệu xây
dựng và hàng tiêu dùng để phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài
nước. Tư vấn và dịch vụ hợp đồng xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
1.2.2 Nhiệm vụ
Công ty có các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và tổ chức các kế hoạch kinh doanh của công ty theo quy chế hiện
hành.
- Tuân thủ các chế độ và chính sách quản lý kinh tế đối ngoại và pháp luật của
Nhà nước như chế độ quản lý tài chính, tài sản, chính sách cán bộ, lao động tiền

lương… phù hợp với quy chế phân cấp quản lý của Nhà nước.
- Quản lý chỉ đạo hoạt động của các đơn vị trực thuộc theo kế hoạch kinh doanh
và quy chế hiện hành.
1.2.3 Quyền hạn
6
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 7
- Thực hiện ở cả trong nước và ngoài nước, các hoạt động giao dịch, đàm phán,
ký kết hợp đồng mua bán và ký kết các văn bản pháp lý có liên quan đến phạm vi
hoạt động kinh doanh của công ty.
- Được vay vốn (kể cả ngoại tệ) ở trong nước và nước ngoài hoặc tự tổ chức sản
xuất để mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty theo đúng quy chế và pháp luật
hiện hành.
- Tham gia tổ chức các hội chợ triển lãm, quảng cáo hàng hoá, các hội nghị, hội
thảo chuyên đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty trong nước và
nước ngoài.
- Được lập đại diện, chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty liên doanh của Công
ty ở trong nước và nước ngoài; cử cán bộ của Công ty đi công tác ngắn hạn và dài
hạn tại nước ngoài, hoặc mời bên nước ngoài vào làm việc theo quy chế hiện hành
của nhà nước và của Bộ Thương mại.
2. Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1. Hình thức pháp lý và loại hình kinh doanh đặc điểm sản phẩm
Hiện nay Công ty Xuất Nhập khẩu thiết bị toàn bộ kỹ thuật đang trong quá
trình cổ phần hoá, trước đây hình thức công ty là Doanh Nghiệp Nhà Nước.
Technoimport trước đây là doanh nghiệp nhà nước độc quyền trong lĩnh vực
kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và máy móc kỹ thuật. Nhưng từ khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, Technoimport không còn giữ
được vị trí độc quyền nữa bởi bản thân mỗi doanh nghiệp, xí nghiệp… đều được
phép xuất nhập khẩu máy móc thiết bị nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của đơn vị mình. Do vậy, Technoimport phải hoạt động trong một môi
trường mới, môi trừơng của sự cạnh tranh. Trong những năm gần đây đứng trước

những khó khăn và thách thức trong sự cạnh tranh của kinh tế thị trường và trước xu
thế hội nhập của kinh tế thế giới. Technoimport đã phải chuyển từ hình thức kinh
doanh, từ Doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức Công ty Cổ phần để cho hợp với
7
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 8
điều kiện cạnh tranh của thị trường và đó cũng là một xu hướng chung của nền kinh
tế ngày nay.
Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ kỹ thuật đòi
hỏi cán bộ của Technoimport phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về khoa học
kỹ thuật bởi khi đàm phán, ký kết hợp đồng, tư vấn…sẽ liên quan tới rất nhiều tài
liệu khảo sát kỹ thuật, luận chứng về kinh tế kỹ thuật, bản vẽ thiết kế và các tài liệu
kỹ thuật khác phục vụ cho máy móc, thiết bị mà công ty tiến hành xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, Technoimport còn phải có trách nhiệm đàm phán, ký kết các hợp đồng
thuê cán bộ kỹ thuật, cử người của các chủ đầu tư, chủ công trình đi đào tạo về sử
dụng, vận hành dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị ở nước ngoài (nếu cần).
Ngành nghề kinh doanh
+ Nhập khẩu trực tiếp và nhận uỷ thác nhập khẩu các công trình thiết bị toàn bộ,
các dây chuyền công nghệ, các máy móc, thiết bị lẻ, phụ tùng, nguyên nhiên liệu…
phục vụ sản xuất, văn hoá giáo dục…
+ Xuất khẩu trực tiếp các loại hàng hoá do Technoimport đầu tư sản xuất và lên
doanh liên kết với các tổ chức khác tạo ra. Nhận uỷ thác xuất khẩu thiết bị lẻ, vật tư
và các loại hàng hoá theo yêu cầu khách hàng trong nước và ngoài nước.
+ Nhận uỷ thác giao nhận, vận chuyển nội địa hàng công trình, hàng hoá xuất
nhập khẩu tới mọi địa điểm theo yêu cầu của khách hàng.
+ Kinh doanh nội địa và các hàng nói trên.
+ Cung cấp dịch vụ tư vấn về đầu tư và thương mại, bao gồm việc tìm kiếm đối
tác về đầu tư, cung cấp thông tin, tính toán hiệu quả các công trình, lập luận chứng
kinh tế kỹ thuật, xác định vốn đầu tư và giá cả thiết bị, nguyên vật liệu, soạn thảo
các văn bản, hợp đồng xuất nhập khẩu và đầu tư.
+ Hợp tác đầu tư Liên doanh – Liên kết với các tổ chức kinh tế khác nhằm phát

triển và mở rộng phạm vi kinh doanh.
+ Ký hợp đồng xuất khẩu lao động đi các nước.
8
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 9
Mặt hàng kinh doanh
Với đặc điểm không phải là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu một
mặt hàng cụ thể nào, vì thế mặt hàng kinh doanh của công ty rất đa dạng và phong
phú, liên tục thay đổi phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng khi đến với công ty.
Theo quyết định thành lập được cấp lại vào năm 1995 và được sự đồng ý của Bộ
Công thương, giờ đây Technoimport kinh doanh xuất nhập khẩu rất nhiều các loại
nhóm hàng và trên tất cả các nước.
Xuất khẩu Nhập khẩu:
Máy móc thiết bị
Khoáng sản Thiết bị toàn bộ
Lâm sản được nhà nước cho phép Dây chuyền công nghệ
Than đá Máy móc, thiết bị lẻ, phương tiện vận tải
Rau quả Thiết bị y tế, thiết bị thí nghiệm
Hàng thủ công mỹ nghệ Vật tư nuôi trồng thuỷ sản
Vật liệu xây dựng Sản phẩm hoá phân bón
Hàng công nghiệp tiêu dùng Vật liệu xây dựng
Cao su, sản phẩm bằng cao su và chứa cao su Nhiên liệu
Nông sản và nông sản đã chế biến Kim loại
Tơ tằm, sợi các loại Nguyên liệu sản xuất
+ Thiết bị toàn bộ: chủ yếu thực hiện xuất nhập khẩu uỷ thác các dây chuyền công
nghệ, các thiết bị đồng bộ phục vụ các nhà máy, xí nghiệp, các công trình dự án sản
xuất của cả nhà nước tư nhân và các liên doanh.
+ Máy móc thiết bị và phụ tùng: chủ yếu là nhập khẩu uỷ thác và tạm nhập để tái
xuất tất cả các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng. Bên cạnh đó, Technoimport cũng đã
thực hiện xuất khẩu uỷ thác được một số mặt hàng như mạng điện ôtô, máy phát
điện … sang nhật và các khu chế xuất tại Việt Nam.

+ Vật tư, tư liệu sản xuất: nhập khẩu các loại vật tư, tư liệu sản xuất để phục vụ cho
nhu cầu sản xuất và dự trữ của các nhà máy xí nghiệp… Ngoài ra, Technoimport
cũng xuất khẩu một số mặt hàng như cao su, gang đối trọng, nông sản (rau quả), sợi
tơ tằm sang nhiều nước trên thế giới.
9
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 10
2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty có ba chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, các
trung tâm tư vấn đầu tư thương mại và các văn phòng đại diện tại nước ngoài.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Bao gồm:
Ban giám đốc.
Các phòng chức năng.
+Phòng kế hoạch tài chính
+Phòng tổ chức cán bộ
+Phòng hành chính quản trị
Các phòng nghiệp vụ.
Có 7 Phòng Xuất Nhập khẩu (XNK).
Sơ Đồ Bộ Máy Hoạt Động Của Công Ty

Quan hệ trực tuyến
10
Ban Giám Đốc
Phòng
kế
hoạch
tài
chính
Phòng
tổ

chức
cán bộ
Phòng
hành
chíng
quản
trị
Phòng XNK 2
Phòng XNK 3
Phòng XNK 4
TTTV
đầu tư và
thương
mại
Chi
nhánh tại
thành phố
HCM
Chi
nhánh tại
Hải
Phòng
Chi
nhánh
Đà
Nẵng
Các
VPĐD
tại nước
ngoài

Quan hệ chức năng
Phòng XNK 5
Phòng XNK 6
Phòng XNK 7
Phòng XNK 1
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 11
Ban giám đốc
Đứng đầu Công ty là Giám đốc, giám đốc trước đây do Bộ trưởng Bộ Thương
mại bổ nhiệm, khen thưởng kỷ luật hoặc miễn nhiệm. Giám đốc tổ chức điều hành
mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng và là đại diện pháp nhân trong
mọi trường hợp quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và cơ quan quản
lý Nhà nước. Hiện nay Giám đốc là người lắm giữ lượng cổ phần nhiều nhất trong
công ty.
Giúp việc cho giám đốc có một số Phó Giám đốc công ty do giám đốc đề nghị
Mỗi Phó Giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực và chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được giao.
Phòng Tổ Chức Cán Bộ
Phòng tổ chức cán bộ: giúp việc cho giám đốc trong việc quản lý cán bộ, nhân
sự toàn Công ty. Có nhiệm vụ chính là:
Nghiên cứu, tham mưu cho ban lãnh đạo về việc thuê mướn, tuyển chọn lao
động, vấn đề tiền lương và thù lao lao động, đề bạt, điều động, đảm bảo công tác
thanh tra, thi đua của Công ty.
Phòng kế hoạch tài chính
Gúp Giám đốc trong việc chỉ đạo, tổ chức quản lý hệ thống kinh tế từ công ty
đến các đơn vị trực thuộc, tổ chức thực hiện công tác kế toán thông kê của công ty,
hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ hạch toán của công ty. Quản lý và theo
dõi tình hình biến động tài sản, thực hiện việc ghi sổ sách những phần công việc
phát sinh ở công ty, đồng thời định kỳ kiểm tra xét duyệt báo cáo của các đơn vị
trực thuộc và tổng hợp số liệu để lập báo cáo tổng hợp của toàn công ty theo đúng
pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ tài chính ban hành của Nhà nước.

Phòng hành chính quản trị
11
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 12
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý kinh doanh của công ty. Tổ chức tiếp
khách, phương tiện đi lại, trang bị cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho toàn
công ty như thiết bị máy móc, trang thiết bị văn phòng…
Các phòng nghiệp vụ
Bao gồm các Phòng Xuất Nhập khẩu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Các phòng này thực
hiện toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ của quá trình kinh doanh của công ty từ việc
nghiên cứu thị trường, tìm bạn hàng và nguồn hàng, thực hiện ký kết các hợp đồng
và thực hiện hợp đồng. Ngoài ra còn thực hiện tư vấn đầu tư thương mại và các hợp
đồng xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
Các đơn vị trực thuộc
Trung tâm tư vấn đầu tư và thương mại(TTTV): có chức năng tư vấn các hợp
đồng thiết bị toàn bộ, chuẩn bị hồ sơ mời thầu, đánh giá
Chi nhánh Technoimport tại Đà nẵng: có chức năng đại diện cho công ty kinh
doanh trong khu vực miền Trung.
Chi nhánh Technoimport tại Hải Phòng: được giao nhiệm vụ giao nhận vận tải
và kinh doanh xuất nhập khẩu.
Chi nhánh Technoimport tại Hồ Chí Minh: có chức năng đại diện cho công ty
tại miền Nam.
Văn phòng đại diện tại nước ngoài(VPĐD): Bao gồm các các văn phòng tại các
nước : Nga, Pháp, Bỉ, Italia, Mỹ, Thụy điển, Singapore…
2.3.Cơ cấu và đội ngũ lao động của công ty
Quá trình cổ phần hoá diễn ra làm cho cơ cấu và số lượng lao động của công ty
đã giảm đáng kể so với trước đây. Hiện nay (năm 2008) có tổng số cán bộ công
nhân viên là 110 người.
12
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 13
Bảng 1: Cơ cấu đội ngũ lao động

Xét theo Số ngưòi Tỷ trọng
Trình độ lao động
Dưới Đại học 18 16.4%
Đại học trên Đại học 92 83.6%
Cơ cấu bộ phận lao động
Lao động trực tiếp 86 78.2%
Lao động gián tiếp 24 21.8%
Trình độ nghiệp vụ
Cán bộ lãnh đạo 4 3.6%
Cán bộ nghiên cứu tham mưu 5 4.5%
Cán bộ chỉ đạo thực hiện 15 13.6%
Cán bộ nghiệp vụ 86 78.2%
Trình độ lao động, trình độ quản lý và lãnh đạo Công ty
Technoimport đi vào hoạt động kinh doanh cho tới nay với tổng số lao động
hiện có là 110 người. Trong đó trình độ đại học và trên đại học là 92 người chiếm
83.6%, còn lại là dưới đại học 18 người chiếm 16.4%. Công ty có đội ngũ cán bộ,
lao động có trình độ cao và đủ trình độ để thực hiện các công việc phức tạp trong
hoạt động thương mại quốc tế như: giao dịch, đàm phán, thanh toán quốc tế... ở mỗi
phòng XNK các nhân viên, trưởng, phó phòng có thể giao dịch trực tiếp với khách
hàng nước ngoài từ một đến hai thứ tiếng thông dụng như tiếng Anh tiếng Pháp.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc chủ động làm ăn với khách
hàng nước ngoài, tiết kiệm được thời gian và chi phí trong giao dịch, đàm phán.
Mặt thuận lợi nữa là Công ty còn có ban lãnh đạo hết lòng vì công việc, có bản lĩnh
kinh doanh, dám nghĩ , dám làm và dám chịu trách nhiệm. Toàn thể cán bộ nhân
viên Công ty sống hoà thuận, có khả năng hợp tác cao.
Tuy nguồn nhân lực của Công ty có nhiều kinh nghiệm nhưng hầu hết đều đã
cao tuổi nên sự nhạy bén và linh hoạt trong kinh doanh còn nhiều hạn chế, tốc độ
nhận biết thông tin và đưa ra quyết định còn chậm chạp thiếu sắc bén, trình độ quản
lý và lãnh đạo của hệ thống cán bộ Công ty còn nhiều hạn chế...
2.4.Cơ sở vật chất và nguồn vốn kinh doanh của công ty


13
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 14
Cơ sở vật chất
Công ty có một hệ thống các chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài
nước. Hệ thống chi nhánh và văn phòng này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên
môn hoá trong hoạt động của Công ty. Các văn phòng đại diện của Công ty ở nước
ngoài giúp cho việc thu thông tin của khách hàng, giám sát việc thực hiện hợp đồng
cũng như đảm bảo quyền lợi của Công ty khi xảy ra tranh chấp.
Tuy nhiên, hàng loạt các đơn vị trực thuộc, các chi nhánh, văn phòng đại diện ở
trong và ngoài nước của Công ty chủ yếu hoạt động đơn lẻ, thiếu liên kết, thiếu vốn
để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho cơ sở hạ tầng của Công ty tạo nên bộ mặt
không sánh sủa trong hoạt động kinh doanh ...
Về công nghệ và thiết bị máy móc của Công ty: tuy Công ty đã đưa vào và ứng
dụng nhiều những trang thiết bị kĩ thuật, máy móc hiện đại vào hoạt động kinh
doanh XNK như máy tính, máy kiểm tra kĩ thuật hàng hoá trước khi giao nhận hàng
song so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế và so với yêu cầu của thị trường thì
không thể cạnh tranh nổi vì hầu hết các đối thủ cạnh tranh đều có công nghệ hiện
đại, trang thiết bị kĩ thuật máy móc tiên tiến. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng
này ở Công ty là do thiếu vốn, không đủ vốn để đầu tư trang thiết bị kĩ thuật máy
móc hiện đại, đa số các trang thiết bị máy móc đang phục vụ cho Công tác XNK
còn cũ kĩ lạc hậu, hầu hết các loại công nghệ, máy móc kĩ thuật được mua mới còn
quá ít mặt khác lại rất không đồng bộ với các loại máy móc hiện đang sử dụng dẫn
đến phát sinh nhiều chi phí mà hạn chế vẫn chưa được giải quyết thoả đáng. Điều
này chứng tỏ rằng để tiếp tục đứng vững và phát triển trong điều kiện môi trường
cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt như hiện nay thì Technoimport phải chú
ý hơn nữa tới việc đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc để có thể đáp ứng tốt các
yêu cầu của công việc, chỉ có trên cơ sở đó hoạt động kinh doanh của Công ty mới
có thể ngày càng có hiệu quả.
14

Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 15
Nguồn vốn kinh doanh
Bảng 2: Nguồn vốn của công ty giai đoạn 2004 – 2007 . (Đơn vị: VND)
2004 2005 2006 2007
Tổng vốn
153.037.661.56
7
150.392.896.35
4
160.501.425.531 165.930.352.015
Vốn cố định 124.610.088.318 121.610.118.779 131.347.242.524 137.492.449.602
Vốn vay
120.740.439.17
5
117.226.236.474 127.262.565.608 130.843.957.996
Vốn chủ sở hữu 32.297.222.392 33.166.569.880 33.238.859.923 35.086.394.019
Vốn lưu động 28.427.573.249 28.782.777.575 29.154.183.007 28.437.902.413
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2004 – 2007. (%)
2004 (%) 2005 (%) 2006 (%) 2007(%)
Tổng vốn 100 100 100 100
Vốn vay 78.9 77.9 79.3 78.9
Vốn lưu động 18.6 19.1 18.2 17.1
Vốn chủ sở hữu 21.1 22.1 20.7 21.1
Vốn cố định 81.4 80.9 81.8 82.9
2.5.Khách hàng thị trường và đối thủ cạnh tranh
Bạn hàng trong nước của Technoimport
Hiện nay, bạn hàng trong nước của Technoimport không còn do nhà nước chỉ
định nữa mà họ đến với Technoimport chỉ bởi vị uy tín và mức chi phí dịch vụ xuất
nhập khẩu cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp khác. Với uy tín, khả năng cạnh
tranh và sự ưu đãi của mình Technoimport cũng đã thiết lập được nhiều quan hệ với

các bạn hàng trong nước như: Các nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Hoàng Mai, các
nhà máy đường, Tổng Công ty Xây Lắp Cầu Đường, Công ty chiếu sáng đô thị, nhà
máy bia Hà Nội, Sài Gòn. Nhà máy sản xuất xứ vệ sinh cao cấp…Ngoài ra còn
cung cấp các thiêt bị y tế cho các Bệnh viện, Viện trung tâm.
Ngoài ra, Technoimport cũng thực hiện liên doanh liên kết với các xí nghiệp
trong và ngoài nước để sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu vì thế cũng tạo được
nhiều mối quan hệ làm ăn lâu dài vững chắc. các liên doanh này có kể đến như:
15
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 16
Liên doanh sản xuất bao PP tại thành phố Hồ Chí Minh, liên doanh sản xuất xứ tại
cộng hoà LB Nga… Cũng như nhiều doanh nghiệp kinh doanh khác, Technoimport
ý thức rất rõ ràng rằng khách hàng là vấn đề sống còn của doanh nghiệp vì thế
Technoimport đã và đang thực hiện nhiều biện pháp, chính sách nhằm thu hút, lôi
kéo khách hàng, cố gắng mở rộng thị phần của doanh nghiệp.
Thị trường xuất nhập khẩu của technoimport
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường kinh doanh của Technoimport
ngày càng được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Hiện nay technoimport đã thiết
lập được mối quan hệ thường xuyên, liên tục với các thị trường chính như : Nhật
Bản, Hàn Quốc, các nước Asian, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, CHLB Đức,
CHLB Nga, Hà Lan, Italia và Đặc biệt đã phát triển được mối quan hệ với Mỹ, tạo
ra được khả năng tiềm tàng lớn để phát triển lâu dài.
Đối thủ cạnh tranh
Với nền kinh tế phát triển mạnh như vũ bão ngày nay, đặc biệt các chính sách
mở cửa hội nhập của Đảng, Nhà nước ta hiện nay đã làm cho sự cạnh tranh chở nên
gay gắt. Rất nhiều Công ty, Tập đoàn lớn nhỏ, rồi cả các công ty tư nhân phát triển
ngày càng lớn mạnh. Các công ty này cũng có khả năng tự mình đứng ra kinh doanh
làm ăn trực tiếp với các công ty nước ngoài. Vì thế có thể nói đối thủ cạnh tranh
của Technoimport là tất cả các công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh
doanh quốc tế.
3.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2003–2007

3.1.Kết quả về sản phẩm
3.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh theo cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Chúng ta có thể thấy rõ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty qua
bảng số liệu về giá trị các mặt hàng nhập khẩu trong 5 năm 2003 – 2007.
16
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 17
Bảng 4: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu giai đoạn 2003 – 2007.
Nhóm hàng
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Thiết bị toàn bộ
Thiết bị lẻ
Vật tư, nguyên vật liệu sản xuất
Hàng tiêu dùng
65%
15%
8%
2%
60%
20%
15%
5%

60%
17%
19%
4%
52%
20%
18%
10%
61%
19%
14%
6%
Doanh thu từ hoạt động NK(tỷVND) 213 116 109 114 118
Phòng Xuất Nhập Khẩu.
Việc phân tích và đánh giá tình hình nhập khẩu hàng hoá theo kết cấu mặt
hàng sẽ giúp cho Công ty thấy được cơ cấu hàng hoá của mình và có sự điều chỉnh
phù hợp với nhu cầu phát triển đất nước. Qua bảng số liệu ta thấy rằng tổng giá trị
hàng hoá nhập khẩu trong 4 năm từ 2004 – 2007 liên tục ổn định, đây là dấu hiệu
nền kinh tế đất nước có sự phát triển ổn định.
+Thiết bị toàn bộ
Đối với nước ta, cơ chế kinh tế đang chuyển mạnh sang cơ chế kinh tế thị
trường nên nhu cầu phát triển kinh tế đi sâu và tăng mạnh phát triển công nghiệp,
nhu cầu về vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ, phát triển nông nghiệp cũng cần
nhiều. Cụ thể giá trị nhập khẩu thiết bị toàn bộ năm 2003 là rất lớn so với các năm
sau đó, cụ thể là 138.45 tỷVND tương ứng với tỉ lệ 65 % so với tổng giá trị nhập
khẩu năm đó. Nhưng năm 2004-2007 kinh tế nước ta đã dần ổn định và phát triển,
đã tự sản xuất và tự cung ứng để phục vụ làm giảm bớt phần nào sự phụ thuộc vào
bên ngoài, cụ thể giá trị nhập khẩu các năm sau đã giảm so với năm 2003. sự giảm
này báo hiệu tính tự chủ của nền kinh tế nước nhà. Đồng thời cũng thể hiện tính độc
quyền trong hoạt động Xuất Nhập khẩu của công ty đã giảm rất nhiều, các công ty

khác đã chủ động nhập mà không phải thông qua Technoimport.
+Thiết bị lẻ máy móc, phụ tùng:
Để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, hàng năm nước ta nhập khẩu một giá trị
lớn các loại thiết bị lẻ, máy móc và phụ tùng, đây
17
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 18
là ngành công nghiệp nặng nên nước ta khó có thể cung ứng được cho mình mà
phải nhập khẩu từ nước có nền công nghiệp phát triển. Từ năm 2003 do thị trường
xuất khẩu có nhiều biến động, nên Công ty đã thay đổi và chuyển sang nhập khẩu
thị trường khác, sự chuyển đổi thị trường đã làm Công ty thay đổi nhiều qui chế
mới, luật mới,... Giá trị nhập khẩu năm 2003 là 31.95 tỷVND tương ứng với tỉ lệ
15%. Năm 2004 giá trị nhập khẩu là 23.2 tỷVND chiếm tỉ lệ là 20%. Những năm
sau đó tỉ lệ nhập khá ổn định trong hai năm 2006-2007 là 20%.
+Nguyên vật liệu
Để phục vụ cho việc sản xuất với bất kì một ngành nghề kinh doanh nào đều
cần tới nguyên vật liệu. Nền kinh tế nước ta còn nhỏ bé chủ yếu là nông nghiệp nên
nhu cầu về nguyên vật liệu là chưa lớn. Nhưng với sự đột biến về nhu cầu của một
nền kinh tế nhỏ, năm 2003 lượng nhập khẩu nguyên vật liệu là 17.4 tỷ VND. Chiếm
8% tổng giá trị nhập khẩu. Các năm tiếp cơ cấu nhập khẩu mặt hàng này tăng nên.
Dấu hiệu này thể hiệu nền kinh tế nước ta đang phát triển, nhu cầu về nguyên liệu
tăng hơn trươc.
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Chúng ta có thể thấy rõ hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty qua bảng
số liệu về giá trị các mặt hàng xuất khẩu trong 5 năm 2003 – 2007 như sau:
Bảng 5: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2003 – 2007
18
Nhóm hàng
Năm
200
3

Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Cao su
Hàng nông sản
Than
Hàng công nghiệp
Sản phẩm khác
62%
17%
11%
6%
4%
60%
19%
10%
6%
5%
60%
20%
12%
5%
3%
59%
19%

10%
8%
4%
58%
18%
13%
6%
5%
Doanh thu từ hoạt động Xuất khẩu
Đơn vị: tỷVND. (giá trị gần đúng)
53 25 18 20 20
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 19
Theo kết quả ở bảng số liệu trên, ta nhận thấy năm 2003 là năm mà Công ty có
giá trị kim ngạch xuất khẩu là cao nhất trong 5 năm thống kê, sau đó, kim ngạch
xuất nhập khẩu của Công ty giảm từ năm 2004. Đây là mốc đánh dấu sự thất bại của
Công ty vì lí do: Công ty tận dụng thị trường xuất khẩu đã khai thác hết thế mạnh
của mình, thấy cái lợi trước mắt, không nắm vững xu thế phát triển,..., đã làm cho
giá trị xuất khẩu giảm nghiêm trọng,
3.2.Kết quả về khách hàng và thị trường
Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường giai đoạn 2003-2007. (Đơn vị: USD)
Thị trường Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Nhật Bản 4.035.456 2.123.860 2.095.153 2.008.954 2.120.420
Pháp 980.750 913.751 505.120 325.829 321.431
Hàn Quốc 876.291 111.813 654.763 548.390 530.549
Trung Quốc 1.535.456 1.129.753 1.028.090 1.234.851 1.291.950
Nga 1.818.234 516.259 522.638 364.674 301.559
Italia 759.480 875.590 570.564 467.910 495.756
Mỹ 2.564.258 1.059.605 1.253.850 1.950.458 2.053.785
CHLB Đức 1.180.759 756.428 421.350 490.286 420.246
Tổng kim

ngạch
13.752.774 7.487.059 7.051.428 7.391.352 7.635.696
Nguồn: Phòng Xuất Nhập khẩu
3.3. Kết quả về doanh thu và lợi nhuận
Bảng 7: Kết quả doanh thu lợi nhuận giai đoạn 2003-2007. (Đơn vị: VND)
19
Phòng Xuất Nhập khẩu
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 20
Chỉ Tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Doanh thu
329 tỷ 170.510.633.842152.711.768.773 156.234.460.616159.857.736.321
Lợi nhuận
trước thuế
610.879.000 808.657.500 1.635.404.382 460.277.837 450.387.565
Lợi nhuận
sau thuế
439.832.880 624.233.400 1.165.141.584 331.400.043 324.279.047

Kết quả về doanh thu: trong bốn năm gần đây ta nhận thấy doanh thu của công
ty khá ổn định và đạt ở mức tương đối cao nhưng chỉ bằng một nửa so với năm
2003. Tuy nhiên đều không đạt chỉ tiêu đặt ra năm 2004 đạt 170 tỷ đồng, Hai năm
tiếp theo doanh thu liên tục giảm, năm 2005 doanh thu chỉ có 152 tỷ đồng đạt
81.3% chỉ tiêu đặt ra, đến năm 2006 doanh thu là 156 tỷđồng đạt 80.7% chỉ tiêu đặt
ra, và 2007 doanh thu là 161tỷ đồng, cũng chỉ đạt 83.2%. Lý do gây ra sự sụt giảm
doanh thu yhì có khá nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ nguyên nhân chính là: Công ty
đã khai thác tối đa nguồn lực của mình, đã làm giảm uy tín, chất lượng mặt hàng
xuất khẩu, cơ sở vật chất máy móc thiết bị cũ kĩ lạc hậu đã không đủ khả năng đáp
ứng với yêu cầu của thị trường khiến cho Công ty gặp cơn sốc lớn. Nguyên nhân
thứ hai: do kinh tế nước nhà phát triển mạnh mẽ Công ty không còn làm chủ được
thế trận trên sân nhà, các Công ty khác đã và đang cạnh tranh mạnh mẽ ở thị trường

trong nước khiến các mặt hàng nhập khẩu của Công ty về cũng bị cạnh tranh; giá cả
các mặt hàng, các nguồn nguyên vật liệu ở trong nước đã tăng cao làm chững lại
nhịp độ thu mua hàng hoá để xuất khẩu của Công ty. Nguyên nhân cuối cùng nữa là
hiện nay công ty đang thực hiện cổ phần hoá cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động bị
thay đổi nhiều, Trước đây có tới 7 phòng XNK nhưng nay gộp lại chỉ còn 3 phòng.
Lợi nhuận: là mục tiêu của bất kì một Công ty nào tham gia vào quá trình kinh
doanh nhằm thu được lợi nhuận cao, lợi nhuận bao giờ cũng là mục tiêu trực tiếp và
trên hết đối với hoạt động kinh doanh, là động lực được sử dụng làm đòn bẩy kinh
tế kích thích các doanh nghiệp vì các lợi ích vật chất mà sử dụng hiệu quả các tiềm
năng. Lợi nhuận là thước đo tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, đồng
20
Báo Cáo Tài chính năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 21
thời lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng để tái sản xuất đầu tư mở rộng. Lợi
nhuận của Công ty trong 5 năm gần đây là tương đối cao nhưng đỉnh cao nhất vẫn
là năm 2005 đạt 1635404382 VND, năm 2004 lợi nhuận đạt 808657500 VND, sau
đó tăng đến năm 2006 chỉ đạt trên 460277837 VND. Đến năm 2007 thì lợi nhuận có
sự giảm sút còn 450387565 VND.
Chương 2: Thực trạng của quy trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ tại Công ty
Technoimport
1. Hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ của công ty giai đoạn 2003 – 2007
Bảng 8: Tổng hợp doanh số từ nhập khẩu thiêt bị toàn bộ của Technoimport giai
đoạn 2003–2007 (Đơn vị: USD).
Technoimport là một Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực Xuất nhập
khẩu uỷ thác, đối với thiết bị toàn bộ thì hầu hết là nhập khẩu uỷ thác. Với phương
thức kinh doanh này, công ty tiến hành nhập khẩu thiết bị toàn bộ theo yêu cầu của
những tổ chức, công ty khác (chủ đầu tư) có nhu cầu về thiết bộ do các tổ chức,
công ty này không muốn tự mình đứng ra nhập khẩu trực tiếp hoặc họ thấy không
có nhiều lợi ích khi tự đứng ra nhập khẩu mà họ lại có vốn nên họ uỷ thác cho
Technoimport nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho họ.

Đây là phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty, chiếm khoảng 70% kim
ngạch nhập khẩu của công ty. Trong nghiệp vụ này, công ty được bên uỷ thác cung
cấp vốn để tiến hành nhập khẩu nhưng công ty phải chịu các chi phí phát sinh trong
21
Năm 2003
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh thu từ XNK
17.190.96
7
9.130.572 8.267.579 8.689.942 8.989.338
Doanh thu từ NK
13.752.77
4
7.487.059 7.051.428 7.391.352 7.635.696
Trong đó nhập khẩu
thiêt bị toàn bộ
8.939.303 4.492.235 4.230.857 3.843.503 4.657.775
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 22
quá trình tiến hành nhập khẩu như chi phí liên lạc với các bên, chi phí cho nghiên
cứu thị trường, chi cho các cuộc đàm phán v.v.. vì thế công ty phải thống nhất với
bên uỷ thác về các khoản chi phí phát sinh này.
Trải qua gần 50 năm hoạt động Công ty đã có một vị thế rất vững chắc trên thị
trường trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên với một xu thế thị trường rộng mở,
Đảng và nhà nước đã có rất nhiều chính sách mở cửa khuyến khích việc kinh doanh
thương mại với các nước trên thế giới. Vì thế hoạt động chính của Công ty là nhập
khẩu cũng có một chút thay đổi. Cụ thể trong 5 năm gần đây, nhìn chung thì hoạt
động nhập khẩu thiết bị của Công ty vẫn có sự ổn định. mặc dù trong 4 năm từ 2004
– 2007 thì doanh số nhập khẩu thiêt bị của Technoimport là giảm khá nhiều so với
năm 2003. Nguyên nhân gây ra sự giảm sút này như đã trình bày ở chương 1, đó là
do nền kinh tế đã chở nên cạnh tranh hơn, Nhà nước đã cho phép các công ty có thể

tự đứng ra để nhậo khẩu thiết bị mà không cần thông qua trung gian chuyên nhập
khẩu như Technoimport. Hơn nữa với chính sách khuyến khích thành lập doanh
nghiệp, đã có rất nhiều doanh nghiệp mọc nên với chức năng giống như
Technoimport.
Tuy nhiên với vị thế là một Công ty hàng đầu trong việc nhập khẩu thiết bị
toàn bộ, thì Công ty vẫn có sự phát triển vững chắc. Trong bốn năm trở lại đây, mặc
dù với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, nhưng doanh số của Công ty vẫn khá ổn
định vẫn đạt được con số trung bình của các năm 2004, 2005, 2007 là 4.4 triệu
USD. Riêng chỉ có năm 2006 doanh số từ nhập khẩu thiết bị là thấp hơn và chỉ đạt
khoảng 3.8 triệu USD. Việc doanh số của năm 2006 giảm đôi chút có thể là do ảnh
hưởng của việc hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Các công ty có kế hoạch
nhập khẩu đều có xu hướng hoãn lại chờ xem có sự biến động của môi trường nào
ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu không để tránh những rủi ro không đáng có.
22
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 23
Bảng 9: Trích danh mục hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ năm 2000 – 2007
Tên hợp đồng
Giá trị hợp
đồng USD
Tên Cơ Quan
ký hợp đồng
Giá trị công
trình còn phải
lam
Ngày hoàn
thành kế
hoạch
Nhà máy xi
măng Hoàng
mai

123.000.000 Cty xi măng
Nghệ an
Đã hoàn thành 2002
Nhà máy xi
măng Tam
điệp
110.000.000 Cty xi măng
Ninh bình
Đã hoàn thành 2005
Nhà máy gạch
men Hải
Dương
3.550000
Cty xây dựng
hạ tầng và phát
triển đô thị HD
Đã hoàn thành 2000
Dự án thuỷ lợi
đồng bằng
sông Hồng
10.000.000
Ban quản lý
dự án Bộ
NNvà PTNT
Đã hoàn thành 2000
Nhà máy gạch
ốp lát Nam
Định
3.500.000
Cty xây lắp 1

Nam Định
Đã hoàn thành 2003
Dây chuyền
sản xuất cáp
và dây điện
2.500.000
Cty TNHH
Nhật linh
Đã hoàn thành 2000
Dây chuyền
sản xuất gạch
ốp vĩnh phúc
1.900.000
Cty TNHH
Vĩnh phúc
Đã hoàn thành 2000
Nhà máy sản
xuất tinh bột
ngô
1.988.970
Cty nước
khoáng Phú
thọ
Đã hoàn thành 2002
Thiết bị 12.800.000 Trung tâm 3.500.000 2007
23
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 24
nghiên cứu
khoa học
nghiên cứu

Nguồn: Phòng Xuất Nhập khẩu
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Công
ty
2.1. Yếu tố Chính trị - Luật pháp
Từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập vào khối kinh tế của khu vực (1995) và hội
nhập vào nền kinh tế của thế giới (WTO năm 2006). Thì nước ta liên tục thay đổi,
cải tiến các chính sách về chính trị - luật pháp. Làm điều kiện môi trường kinh
doanh luôn biến động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong qui chế đấu thầu việc Công ty nhập khẩu buộc phải thực hiện nhập khẩu
các công trình thiết bị toàn bộ cho các dự án bằng phương thức đấu thầu, và vẫn
phải tuân thủ các luật về đấu thầu là việc không hợp lý, vì đó là phương thức phức
tạp và mất nhiều thời gian. Trong khi thực tế ở Technoimport là một công ty hoạt
động lâu năm lại có những mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp lớn, có uy tín trên
thế giới. Việc tìm được nhà cung ứng phù hợp với yêu cầu của bên uỷ thác là một
điều khá dễ dàng, nên không nhất thiết phải tổ chức đấu thầu.
Trước đây, đối với chức năng xuất nhập khẩu thì có các chính sách thuế áp
dụng như: thuế VAT, Thuế nhập khẩu. Và bắt đầu từ ngày 1/1/1999 áp dụng các
biểu thuế đó là, Thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu, và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cùng với đó là những văn bản pháp quy có liên quan đến các loại thuế này gây ra
những biến đổi trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Chẳng hạn đối với hoạt
động nhập khẩu thiết bị toàn bộ và thiết bị lẻ, thì biểu thuế XNK ưu đãi năm 1999
24
Chuyên Đề Tốt Nghiệp………..……..……………...……………………..…… 25
đã có giá trị từ ngày 1/1/1999 nhưng đến ngày 7/4/1999 Bộ Tài Chính mới ban hành
thông tư số 37/1999/TT/BTC hướng dẫn về cách phân loại hàng hoá nên đã xuất
hiện rất nhiều vướng mắc về phương thức áp dụng mã thuế nhập khẩu. Phía hải
quan do không thể từ quyết định phương thức áp dụng mã thuế XNK nên đã chọn
phương thức có mã thuế cao nhất, điều này gây thiệt hại cho các Công ty XNK và
trong đó có cả Technoimport. Ngoài ra chính sách thuế xuất nhập khẩu còn còn
thường xuyên thay đổi, cụ thể các mức thuế thay đổi theo quý cho nên nó ảnh

hưởng đến vấn đề quyết định giá cả hàng hoá, đặc biệt đối với thiết bị toàn bộ có
chu kỳ kinh doanh dài.
Luật về quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự rõ
ràng, các hãng sản xuất nước ngoài thường rất ngại vấn đề này ở Việt Nam. Vấn đề
này chính là một phần nào đó giải thích nguyên nhân mà Công ty không thể mua
được những máy móc, công nghệ hiện đại của nước ngoài. Và họ cũng không muốn
chuyển giao công nghệ mới cho các công ty Việt Nam.
2.2. Trình độ sản xuất – khoa học công nghệ
Hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ chịu sự chi phối tác động mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật. Các quốc gia phát triển có trình độ khoa học kỹ thuật cao thường
là người xuất khẩu thiết bị toàn bộ. Trong khi các quốc gia nhập khẩu thiết bị toàn
bộ lại là các quốc gia đang và chậm phát triển mà Việt Nam là một ví dụ điển hình.
Đây là những nước còn yếu kém về trình độ khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng
hoặc đang có nhu cầu về thiết bị công nghệ để phục vụ cho quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước.
Việt Nam đã có một hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật để đánh giá trình độ công
nghệ của máy móc, dây chuyền nhập khẩu nhưng việc áp dụng và thực hiện nó còn
nhiều bất cập. Thậm trí do trình độ non kém, mà không thể đánh giá được chính xác
công nghệ nhập về.
25

×