Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Một vài ý kiến đề xuất xây dựng hệ thống thư viện số thông tin khoa học xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.92 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI</b>



<b>Phạm Quang Quyền</b>

<b>1*</b>
<i><b>Tóm tắt: Thơng tin khoa học xã hội có ý nghĩa quan trọng trong </b></i>


<i>việc góp phần vào giáo dục con người trong mọi thời đại, đồng </i>
<i>thời là một trong những kênh để quảng bá về văn hóa, con người </i>
<i>Việt Nam. Nguồn tin khoa học xã hội có những tư liệu đóng vai trị </i>
<i>di sản văn hóa, có những tư liệu quý hiếm, độc bản cần được số </i>
<i>hóa nhằm bảo tồn và tăng khả năng phục vụ nghiên cứu. Tổ chức </i>
<i>tốt hệ thống nguồn tư liệu số khoa học xã hội sẽ góp phần thực </i>
<i>hiện các mục tiêu này. Vì vậy, tác giả bài viết với mục đích tham </i>
<i>góp thêm một số ý kiến trong việc triển khai hệ thống thư viện số </i>
<i>nguồn tài nguyên thông tin khoa học xã hội thông qua việc tổng </i>
<i>hợp và phân tích một số tư liệu, phỏng vấn các chuyên gia trong </i>
<i>lĩnh vực thông tin thư viện để làm cơ sở đưa ra ý kiến đề xuất.</i>
<i><b>Từ khóa: Thư viện số khoa học xã hội; Hệ thống thư viện số; Mơ </b></i>
<i>hình hệ thống thư viện số.</i>


<b>1. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>



Thời gian qua, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào
trong hoạt động thông tin - thư viện đã và đang phát triển mạnh mẽ
trên phạm vi toàn cầu. Với sự phát triển của mạng kết nối ngày càng
“thông minh” trong bối cảnh thế giới đang bước sang nền công nghiệp
lần thứ 4, các thư viện hiện đại trong đó thư viện số là một trong những
hạt nhân quan trọng đã và đang phát triển theo xu hướng kết nối, chia
sẻ. Hệ quả của việc phát triển đó là hình thành các “trung tâm” thơng


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

tin, dữ liệu, tri thức. Trong đó, khái niệm “trung tâm” đã có sự chuyển
dịch từ nghĩa gốc là sự tập trung ở một vị trí, một khơng gian địa lý có


tính chất vật lý đã mở rộng theo nội hàm rộng hơn, đó là sự tiếp cận
tập trung về phương diện xử lý, phương diện kết nối theo thời gian
thực để thực hiện có hiệu quả về những tác vụ cụ thể mà không cịn
ảnh hưởng bởi khơng gian, thời gian.


Kết quả của quá trình xây dựng và phát triển thư viện số đã đem lại
được những lợi ích rất rõ rệt, thể hiện qua thực tiễn hoạt động cũng như
được đúc kết trở thành một điều riêng - Điều 31 của Luật Thư viện [1].
Từ việc ứng dụng trong quản trị các bộ sưu tập số về các tài liệu trong
hoạt động của các thư viện truyền thống trước đây, xuất hiện các thư
viện về sách số, báo, tạp chí số, các sản phẩm thơng tin - thư viện khác
sang dạng số như bài trích, dữ liệu, số liệu,... thì việc ứng dụng thư viện
số đã sang hướng quản trị các nguồn tin số phong phú, đa dạng hơn
như: Trong lĩnh vực văn hóa, lịch sử đã xuất hiện trong việc quản trị các
nguồn dữ liệu di sản văn hóa số, hiện vật bảo tàng số; trong lĩnh vực lưu
trữ quản lý các bộ sưu tập số về tư liệu lưu trữ; trong lĩnh vực nhân lực
xuất hiện các thư viện số về lý lịch cán bộ, lý lịch khoa học,...


<b>2. NỘI DUNG</b>



<b>2.1. Một số đặc điểm của nguồn thông tin khoa học xã hội</b>


Nguồn thông tin khoa học xã hội là một bộ phận cấu thành của hệ
sinh thái thông tin của mỗi quốc gia, dân tộc, là biểu trưng xuyên suốt
cho bề dày lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Ý thức về vai trò
của vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã cụ thể hóa bằng nhiều văn bản
chỉ đạo khác nhau, nhất là trong giai đoạn khoảng 20 năm trở lại đây khi
tốc độ phát triển rất nhanh của Internet tại Việt Nam. Gần nhất, trong
mục b, mục c khoản 1, Điều 5, Chương 1 của Luật Thư viện về: Chính
<i>sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện, nêu rõ: “b) Hiện </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

gian về lịch sử xuất hiện và phát triển của các quốc gia cơ bản tương tự
nhau. Tuy nhiên, kho tàng thông tin, dữ liệu về những minh chứng lịch
sử qua các thời kỳ lại khác nhau. Trong đó, hầu hết tất cả các dân tộc
đều khơng thể lưu trữ được tồn bộ các tư liệu giá trị lịch sử của dân tộc
mình do nhiều nguyên nhân khác nhau: chiến tranh, thiên tai,... và tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong lưu trữ và bảo quản. Kỹ thuật truyền tin của
con người trong xã hội hiện đại đã đạt được những thành tựu lớn và có
thể khái quát lịch sử phát triển gồm 4 giai đoạn theo trình tự thời gian
từ: tiếng nói; chữ viết (trong đó có hệ tượng hình và sau đó là chữ cái);
nghề in cho đến ngày nay là công nghệ thông tin hiện đại. Việc phân
nhóm thơng tin khoa học xã hội và nhân văn với nhóm thơng tin khoa
học tự nhiên và kỹ thuật nhằm mục đích để quản lý hiệu quả hơn các
q trình thơng tin này. Nguồn thơng tin khoa học xã hội có tính chất
đặc thù so với các nguồn thông tin khác, cụ thể, theo cách phân chia các
nguồn thông tin khoa học xã hội và nhân văn với nguồn thông tin khoa
học tự nhiên và kỹ thuật. Thơng tin khoa học xã hội có thể nhận thấy
rõ rệt có thể phân chia thành hai bộ phận. Thứ nhất: đó là các nguồn tư
liệu, thơng tin có ý nghĩa lịch sử phát triển của quốc gia, dân tộc qua các
thời kỳ, có những bộ phận tư liệu có tính chất q hiếm, thậm chí độc
bản, ví như các tư liệu về bản đồ cổ, các bản hương ước chép tay,...; Thứ
hai: đó là các nguồn tin hiện hành nghiên cứu về khoa học xã hội của
các nhà khoa học xã hội, hình thành một bộ phận tư liệu xám. Nguồn tư
liệu này mang tính chất đặc thù, theo PGS.TS. Mai Hà cho biết: có những
thơng tin mang tính chỉ đạo điều hành các nhiệm vụ chính trị, vì vậy
phải đảm bảo được truyền tải đến đúng, đủ đối tượng tiếp nhận thông
tin. Xét cho cùng, đó là các dạng thơng tin khác nhau, trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội đều thuộc thông tin xã hội. Để làm rõ hơn điều đó,
trong bài viết của tác giả Vũ Văn Nhật đưa ra khái niệm về thông tin xã
hội như sau: “Thông tin xã hội là tri thức được diễn đạt dưới hình thức


các ký hiệu mà các thành viên xã hội có thể hiểu được và có khả năng
làm biến đổi trình độ hiểu biết của họ về thế giới khách quan và cũng có
thể làm thay đổi tình trạng hệ kiến thức của họ (Thesaurus của họ)” [2].


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Thứ nhất: Về khối lượng, hình thức lưu trữ và các thông tin mới
về khoa học xã hội: Tác giả xem xét trên ví dụ điển hình là hệ thống thư
viện của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam với vai trò là “Thư
viện quốc gia về khoa học xã hội”1<sub> - nơi lưu trữ khối lượng lớn, giá trị đặc </sub>


biệt về các nguồn tin khoa học xã hội của quốc gia, đa dạng các hình thức
thơng tin như: hương ước, hiện vật, các bản chép tay, tranh ảnh, bản đồ,
microfilm,... và nội dung thơng tin được trình bày bởi nhiều ngôn ngữ
thuộc các hệ khác nhau: Theo số liệu khảo sát của một đơn vị tư vấn
độc lập dưới sự giám sát của Viện Thông tin khoa học Xã hội thuộc Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho một số kết quả như sau: Tổng
số đầu tài liệu truyền thống của 33 thư viện thành viên là: 1.333.757 tên
tài liệu với nhiều ngơn ngữ và tổng số bản là: 2.268.113. Ngồi ra, cịn
có rất nhiều các dạng tư liệu chứa đựng thơng tin khoa học xã hội đặc
thù, có giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc như: Thư viện Trung tâm
Nghiên cứu Kinh thành có 10.000 bản vẽ, 200.000 ảnh khổ lớn, Thư viện
Viện Khảo cổ học có 907 ảnh, 702 bộ hồ sơ khảo cổ học, 2.300 bản đồ
khổ lớn; Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm sở hữu 60.000 thác bản
văn bia, 46.000 cuốn sách Hán Nơm,... [7]. Ngồi ra, các nguồn thơng tin
khoa học xã hội cịn thường xuyên, liên tục được tạo ra và bổ sung vào
trong kho tàng thông tin khoa học xã hội. Ngay tại các thư viện thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, trong bài nghiên cứu của mình
tác giả Nguyễn Thị Minh Trung cũng đưa ra các nguồn do các thư viện
trong hệ thống tiến hành bổ sung theo định kỳ hàng năm, hoặc cũng
nằm trong cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
cịn có một đội ngũ gồm hơn 2.000 nhà khoa học đầu ngành về khoa học


xã hội của Việt Nam - nguồn lực tạo ra một lượng thơng tin khoa học xã
hội có giá trị và đồ sộ của nước nhà. Trong đó, với số các đơn vị chuyên
trách là 34 tạp chí do Viện Hàn lâm chủ quản chưa kể đến các đề tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ và cấp quốc gia.


Thứ hai: Yêu cầu về việc xử lý nguồn tin khoa học xã hội. Với đặc
thù của các dạng thông tin khoa học xã hội, đặc thù về q trình thơng


1 <sub></sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tin khoa học xã hội từ đầu vào của nguồn thông tin và đội ngũ những
người tham gia trong quá trình tạo ra các nguồn thơng tin khoa học xã
hội, địi hỏi q trình xử lý nghiệp vụ thơng tin phải đặt ra những yêu
cầu để đáp ứng. Từ những khâu đầu tiên trong quá trình xử lý về hình
thức, nội dung (xử lý kỹ thuật nghiệp vụ) các nguồn thông tin xã hội cho
đến những vấn đề kỹ thuật như đánh chỉ mục (index) các dạng ngôn
ngữ khác nhau và đánh chỉ mục cho những dạng tư liệu đặc biệt (bản
đồ, hương ước, sách chép tay, cổ vật, hiện vật,...) và quản lý hồ sơ khoa
học, cho đến quản lý mối quan hệ về vai trò của các nhà khoa học trong
hệ thống với các sản phẩm của (tác giả, người cộng tác, biên tập,...) và
quản lý đánh giá về hiệu quả đối với các sản phẩm khoa học của họ - trắc
lượng các cơng trình khoa học thơng qua việc trích dẫn và sử dụng của
cộng đồng người dùng tin. Đồng thời, thông tin khoa học xã hội cịn gắn
kết chặt chẽ với ngơn ngữ tự nhiên, đặc điểm văn hóa các dân tộc, vùng
miền,... vì vậy các cơng cụ xử lý từ vựng hỗ trợ trong q trình xây dựng,
tổ chức nguồn thơng tin (biên mục và xử lý) cũng như quá trình sử dụng
của người dùng tin địi hỏi những cơng cụ hỗ trợ xử lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Thiết lập việc kết nối hệ thống thư viện số đặt ra yêu cầu tất yếu
<b>là mơ hình trung tâm - thành viên và khái niệm trung tâm được hiểu </b>


theo nghĩa rộng: không chỉ với ý nghĩa là tập trung tại một vị trí địa
lý thuần túy, hoặc theo nghĩa một bộ phận, một đơn vị theo tổ chức
hành chính mà đó cịn là sự thể hiện đồng bộ hóa tồn bộ các thành tố
cấu thành hệ thống theo thời gian thực. Các thành viên trong hệ thống
thư viện số đều có khả năng làm việc và sử dụng “ngang hàng” nhưng
có mức độ khác nhau trên hệ thống theo thời gian thực (phân quyền
- phân cấp). Trước khi trình bày nội dung đề xuất, tác giả xin trích dẫn
một số khái niệm liên quan:


- Mơ hình: là một sự trình bày có tính quy giản về một (số) khía
cạnh nào đó của thế giới vật chất (vật thể, tình huống, quy trình,…)1


- Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin là hệ thống sử dụng nguồn
lực con người và công nghệ thông tin để tiếp nhận các nguồn dữ liệu như
yếu tố đầu vào và xử lý chúng thành các sản phẩm thông tin là yếu tố đầu
ra [4]. Ngồi ra, khái niệm hệ thống thơng tin được tác giả Vladimir Zwass
đưa ra với việc phân tích từ khái niệm cho đến việc ứng dụng trong các
lĩnh vực khác nhau của hoạt động thông tin dựa trên hệ thống thơng tin,
trong đó tác giả có trình bày về ứng dụng trong lĩnh vực học tập, nghiên
cứu khoa học - với ý nghĩa hệ thống thông tin khoa học: Hệ thống thông
tin là hệ thống tích hợp các bộ phận cấu thành thực hiện việc thu thập,
lưu trữ, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin, tri thức và các sản phẩm
thông tin dạng số khác được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như
thương mại, thị trường, kinh doanh điện tử,... người dùng tin cá nhân hóa
sử dụng ứng dụng của hệ thống thông tin trên môi trường mạng toàn cầu
internet để thực hiện phần lớn các hoạt động sống của họ: học tập, nghiên
cứu, dịch vụ ngân hàng và giải trí,...[8, tr.1]


- Thư viện hiện đại: thư viện hiện đại là một thư viện gắn liền với
công nghệ thông tin. Thư viện hiện đại là nơi có thể đáp ứng nhu cầu



1 <sub> />


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

thông tin của người dùng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Thư viện
hiện đại khơng hoạt động đơn độc mà có sự liên kết để hình thành
một mạng lưới, hệ thống. Hệ thống này có thể gồm các thư viện cùng
ngành, cùng chức năng, hay cùng một khu vực địa lý [5].


<b>2.2. Đề xuất giải pháp kết nối hệ thống thư viện số khoa học xã hội</b>


Tại Việt Nam, từ những năm 2000 đến nay, các thư viện đã xây
dựng được nền tảng hạ tầng về ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông, ngày càng đạt các cấp độ ứng dụng sâu hơn, đến nay đã
tạo được nền tảng để phát triển sang “cấp độ” kết nối để hình thành hệ
thống thư viện số. Trong lĩnh vực khoa học xã hội, hệ thống thư viện
của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam là hệ thống lớn nhất cả
nước về tài nguyên thông tin khoa học xã hội và nhân văn đã có những
định hướng chỉ đạo cho mục tiêu phát triển, điều đó thể hiện trong lời
phát biểu ngày 23/7/2003 của Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã
hội (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam): “Hệ thống thông
tin cần được hiện đại hóa ngang tầm khu vực”1<sub> và xuyên suốt qua các </sub>


thế hệ lãnh đạo cho đến nay đã đạt được những thành tựu nhất định.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra các
dịch vụ mới trong hoạt động thông tin - thư viện, trong đó có các dịch
vụ thư viện số mang lại; trong đó, xu hướng kết nối các thư viện số dùng
chung nhằm tăng cường sự phối hợp cung cấp các dịch vụ tiện ích cho
người dùng tin, tính tương tác giữa các bên trong hoạt động thông tin –
thư viện đa chiều, đa thời gian,… tương tác 24/7 hoặc tương tác theo thời
gian thực (chat) hoặc không theo thời gian thực (diễn đàn),…



Để kết nối và chia sẻ hiệu quả từ các bên (người quản trị hệ thống,
nhóm tác nghiệp trong thư viện số, người dùng tin), hệ thống thư
viện số phải đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn
quốc gia và quốc tế về chuyên ngành. Trong đó, quan trọng nhất là hệ
thống cần cung cấp các cơng cụ tiện ích, tạo thuận lợi tối đa đối với
người dùng tin và đội ngũ tác nghiệp trong toàn hệ thống, cung cấp
các “khơng gian” tương tác trong tồn hệ thống nhằm tăng cường việc


1<i><sub> Vương Tồn (2016), Ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

giao lưu chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động thông tin - thư
viện, chia sẻ những kinh nghiệm mới, chia sẻ kết quả hoạt động nhằm
tối ưu hóa cơng việc. Đối với nhiệm vụ tác nghiệp hệ thống thư viện số
cần cung cấp các cơng cụ để tối ưu hóa việc thu thập và chia sẻ thông
tin - chia sẻ kết quả xử lý thông tin (xử lý 1 lần, 1 vị trí khơng thực hiện
cơng việc trùng lặp giữa các đơn vị với nhau và sử dụng nhiều lần,
nhiều kết quả đầu ra theo yêu cầu cụ thể). Tự động hóa q trình thu
thập thơng tin và “thơng minh” hóa q trình quản trị như phát hiện
trùng bản: giả sử các đơn vị trong hệ thống cùng cập nhật dữ liệu trùng
nhau, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo trùng; hệ thống có khả năng hỗ trợ
việc biên mục trên các tiêu chuẩn khác nhau, có khả năng chuyển đổi
giữa các tiêu chuẩn khác nhau để đảm bảo cho người thực hiện xây
dựng nguồn dữ liệu thư viện số có thể dễ dàng thực hiện công việc
biên mục dữ liệu và tổ chức dữ liệu trên hệ thống.


Quá trình phát triển thư viện số thời gian qua đã hình thành các
“kho dữ liệu số - repository” là hạt nhân hình thành các trung tâm dữ
liệu số và mức độ cao là các Trung tâm Tri thức số (Digital Knowledge
Hub). Những kho dữ liệu này ngày càng tăng nhanh về số lượng cũng
như khối lượng thông tin trong các kho dữ liệu đó. Vì vậy, xuất hiện các


phương tiện và công cụ giúp người dùng tin tiếp cận dễ dàng, nhanh
chóng với những kho dữ liệu này (các cơng cụ tìm kiếm: Google, yahoo,
bamboo,…). Các cơng cụ đó thực hiện theo vai trị cổng giao diện tìm
kiếm tập trung có nhiệm vụ thu thập các nguồn dữ liệu phân tán từ
các tổ chức, cá nhân ở khắp nơi trên thế giới thông qua mạng Internet.
Tuy nhiên, cũng chính vì lý do đó, nên các cơng cụ này vẫn cịn đang
thiếu tiện ích để kiểm duyệt các nguồn thông tin thu thập được. Vì vậy,
hệ thống các thư viện số khoa học xã hội sẽ đóng vai trị quan trọng
trong mơi trường Internet cung cấp những nguồn thông tin xác thực
phục vụ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời là cổng
thông tin giới thiệu cộng đồng quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Mơ hình 1: Xây dựng tập trung toàn bộ từ hạ tầng phần cứng, cài
đặt phần mềm tại trung tâm sau đó thiết lập cơ chế, chính sách phát
triển nguồn lực thơng tin theo hướng phân quyền cho các đơn vị trực
thuộc để thực hiện nhiệm vụ duy trì, phát triển nguồn lực thơng tin
thuộc nhánh của mình, từ đó đóng góp vào nguồn lực thơng tin trong
hệ thống.


Ưu điểm: Áp dụng mơ hình này, thì việc tổ chức dữ liệu sẽ tập
trung, kiểm soát cao nhất trong một khu vực cụ thể. Tiết kiệm không
gian, không bị phân tán về lưu trữ dữ liệu (host). Các thành viên trong
hệ thống đều nắm bắt được nguồn lực chung để tránh xử lý trùng và
thu thập thông tin trùng lặp.


Hạn chế: Yêu cầu cao hơn về cơ sở hạ tầng thông tin và mạng,
nhất là đối với hệ thống phần mềm trong chức năng quản trị và phân
quyền cho nhóm các thành viên tác nghiệp. Phần mềm cần phải cung
cấp công cụ tạo lập các chi nhánh (thành viên) độc lập tương đối nhưng
có phương thức hoạt động như một chỉnh thể.



Mơ hình 2: Từng đơn vị trực thuộc tự triển khai hệ thống riêng và
xây dựng các cơ sở dữ liệu riêng. Sau đó, bộ phận trung tâm triển khai
tích hợp hệ thống (xây dựng cổng thơng tin tìm kiếm tập trung) đến
toàn bộ các thư viện số, các cơ sở dữ liệu của các đơn vị trực thuộc.


Ưu điểm: Yêu cầu về hạ tầng thông tin được san sẻ trong hệ thống
(mỗi bộ phận trang bị hạ tầng riêng). Việc triển khai độc lập nên không bị
ảnh hưởng nếu gặp sự cố trong một hoặc một vài bộ phận trong hệ thống.


Hạn chế: Khi kết nối hệ thống cần có cơ chế kiểm sốt, các chức
năng tác nghiệp và chức năng dành cho người dùng tin địi hỏi thiết
kế cơ chế “qt” tồn bộ các thành phần cấu thành để đảm bảo phạm
vi và tính đồng bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

tính kế thừa dữ liệu, di trú dữ liệu dọc - ngang trong các hệ thống khác
nhau để đảm bảo khả năng phát triển và tương thích theo xu hướng
phát triển của công nghệ.


<b>3. KẾT LUẬN</b>



Xây dựng hệ thống thư viện số khoa học xã hội là một trong
những nền tảng quan trọng trong quá trình xây dựng những Trung
tâm Tri thức số quốc gia, góp phần hướng tới những hệ sinh thái thông
tin thông minh quốc gia, hướng tới mục tiêu của nền công nghiệp 4.0
trong đó thơng tin, tri thức là nền tảng. Thông tin khoa học xã hội luôn
là một trong những niềm tự hào của lịch sử dân tộc, là điểm tiếp cận -
là kênh thông tin quan trọng giới thiệu đến cộng đồng quốc tế về lịch
sử tự hào dân tộc và những giá trị xã hội, giá trị nhân văn - đó cũng là
đặc điểm khác biệt “vơ hình” nhưng “trực quan” nhất đối với truyền


thông tới quốc tế về bản sắc văn hóa, về lịng tự hào dân tộc, góp phần
cùng với sự ổn định, phát triển xã hội, vào giáo dục con người các thời
kỳ, các thế hệ để tiếp tục bảo tồn, phát huy những tinh hoa của truyền
thống phù hợp với hiện tại và phát triển trong tương lai. Việc xây dựng
hệ thống thư viện số khoa học xã hội cũng là một trong những trụ cột
hướng tới một quốc gia số, thế giới số - mở rộng không gian sử dụng
các dịch vụ tiện ích mà thư viện số và mạng lưới các hệ thống thư viện
số mang lại, góp phần nâng cao trình độ dân trí, phục vụ đào tạo, tự
đào tạo, bồi dưỡng học tập, học tập suốt đời.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



<i>1. Luật số: 46/2019/QH14 - Luật Thư viện (2019), Quốc hội nước Cộng hòa </i>
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 21
tháng 11 năm 2019.


<i>2. Vũ Văn Nhật (2007), “Cấu trúc của thông tin xã hội”, Tạp chí Khoa học </i>


<i>ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 23, tr.191-197</i>


<i>3. Phạm Quang Quyền (2019), Hệ thống thư viện số thông minh quốc gia – yếu </i>


<i>tố quan trọng trong tối ưu hóa quản trị tri thức số. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>4. Đoàn Phan Tân (2004), Các hệ thống thơng tin quản lý, Trường Đại học Văn </i>
hóa Hà Nội.


<i>5. Nguyễn Văn Thiên (2016), Quản lý thư viện hiện đại tại Việt Nam: Luận án </i>


<i>tiến sĩ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.</i>



<i>6. Vương Tồn (2016), Ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thông trong đổi </i>


<i>mới hoạt động thư viện, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, tr. 106.</i>


7. Nguyễn Thị Minh Trung (2016), “Một số vấn đề trong công tác quản lý
và hoạt động của các thư viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
<i>Nam hiện nay”, Tạp chí Thơng tin Khoa học Xã hội, Số 7.2016, tr.19.</i>


</div>

<!--links-->

×