Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 192 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>
<b> </b>


<b> </b>
<b> </b>
<b> </b>


<b>GIÁO TRÌNH </b>



<b>MƠN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1 </b>


<b>NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG </b>



<b>TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG </b>


<b> </b>









</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>



<b> </b>


<b> </b>


<b>GIÁO TRÌNH </b>



<b>MƠN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1 </b>



<b>NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG </b>



<b>TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG </b>


<b> </b>




<b> THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI </b>
Họ tên: Lê Hà Huệ Trinh


Học vị: Cử nhân


Đơn vị: Khoa Kế toán Tài chính
Email:


<b>TRƯỞNG KHOA </b> <b>TỔ TRƯỞNG </b>


<b>BỘ MÔN </b> <b>CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI </b>


<b>HIỆU TRƯỞNG </b>
<b>DUYỆT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

ngân hàng qua đó tạo cơ sở để tiếp tục nghiên cứu môn học liên quan như nghiệp vụ ngân
hàng thương mại, thẩm định dự án, thẩm định tín dụng…các mơn học nghiệp vụ liên quan
đến tài chính và ngân hàng.


Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 được tóm tắt lại các nội dung cơ bản theo chương


trình mơn học bậc Cao đẳng; là tài liệu cần thiết cho học sinh sinh ngành Tài chính ngân
hàng, đáp ứng chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế
kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.


Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 bậc cao đẳng ngành Tài chính ngân hàng gồm 7
chương:


<i> Chương 1: Tổ chức tài chính doanh nghiệp </i>
<i> Chương 2: Thời giá tiền tệ </i>


<i><b> Chương 3: Giá sử dụng vốn </b></i>


Chương 4: Đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp


Chương 5: Vốn và quản lý vốn cố định của doanh nghiệp
Chương 6: Quản lý vốn lưu động


Chương 7: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp


Ở mỗi chương ngoài nội dung lý thuyết, cịn có hệ thống bài tập để người học củng cố
lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành. Nội dung kiến thức cơ bản đã được tác giả cập
nhật theo quy định hiện hành của Nhà nước về Luật doanh nghiệp; Hướng dẫn chế độ Khấu
hao tài sản cố định.


Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và
hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để Giáo trình này
được hồn thiện hơn trong quá trình sử dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Chương 1. TỔ CHỨC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ... 10



1.1. Bản chất và chức năng của tài chính doanh nghiệp... 10


1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp ... 10


1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp ... 13


1.2. Vị trí của tài chính doanh nghiệp ... 16


1.2.1. Trên phạm vi tồn bộ nền kinh tế quốc dân ... 16


1.2.2. Trên phạm vi các doanh nghiệp ... 16


1.3. Vai trị của tài chính doanh nghiệp ... 17


1.3.1. Đảm bảo đủ nguồn vốn cho doanh nghiệp hoạt động ... 17


1.3.2. Huy động vốn với chi phí thấp nhất ... 17


1.3.3. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ ... 17


1.3.4. Giám sát và hướng dẫn các hoạt động, chi tiêu phù hợp với tình hình tài chính doanh nghiệp
... 17


1.4. Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp ... 18


1.4.1. Đối với doanh nghiệp cơng ích ... 18


1.4.2. Đối với doanh nghiệp khác ... 18


1.5. Tổ chức tài chính doanh nghiệp ... 20



1.5.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp ... 20


1.5.2. Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp ... 26


1.5.3. Nội dung cơng tác tài chính doanh nghiệp ... 27


1.5.4. Tổ chức bộ máy tài chính doanh nghiệp ... 29


1.6. Câu hỏi củng cố ... 29


Chương 2: THỜI GIÁ TIỀN TỆ ... 31


2.1. Lãi suất ... 31


2.1.1. Lãi đơn và lãi kép ... 32


2.1.1.1. Lãi đơn: ... 32


2.1.1.2. Lãi kép: ... 32


2.1.2. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa ... 33


2.2. Giá trị tương lai của tiền tệ ... 34


2.2.1. Giá trị tương lai của một số tiền ... 34


2.2.2. Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ ... 34


2.3. Hiện giá của tiền tệ ... 36



2.3.1. Hiện giá của một số tiền ... 36


2.3.2. Hiện giá của chuỗi tiền tệ ... 36


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

2.4.1. Trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư ... 39


2.4.2. Trong lĩnh vực đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế mua bán hàng trả chậm và đề ra chính
sách bán chịu ... 39


2.4.3. Tiết kiệm thuế cho doanh nghiệp thông qua việc áp dụng các phương pháp khấu hao có
lợi ... 39


2.4.4. Trong lĩnh vực quản trị tài chính ... 40


2.4.5. Tính lãi suất ngầm ... 40


2.4.6. Xác định giá trị tương đương hoặc khoản tiền thanh toán đều theo định kỳ ... 41


2.4.7. Định giá chứng khoán: Việc định giá trái phiếu hay cổ phiếu phải sử dụng kiến thức thời giá
tiền tệ. ... 42


2.5. Bài tập chương 2/Câu hỏi củng cố ... 43


Chương 3: GIÁ SỬ DỤNG VỐN ... 48


3.1. Các nguồn tài trợ ... 48


3.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu ... 48



3.1.2. Vốn vay... 48


3.2. Giá sử dụng các nguồn vốn ... 49


3.2.1. Giá sử dụng vốn vay ... 49


3.2.1.1. Giá sử dụng vốn vay trước thuế ... 49


3.2.1.2. Giá sử dụng vốn vay sau thuế ... 52


3.2.2. Giá sử dụng vốn chủ sở hữu ... 52


3.2.2.1. Giá sử dụng vốn cổ phiếu thường ... 52


3.2.2.2. Giá sử dụng khoản lãi để lại ... 56


3.2.2.3. Giá sử dụng vốn cổ phiếu ưu đãi ... 56


3.3. Giá sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp ... 57


3.4. Giá sử dụng vốn biên tế ... 58


3.5. Bài tập chương 3 ... 61


Chương 4: ĐẦU TƯ DÀI HẠN TRONG DOANH NGHIỆP ... 63


4.1. Hoạt động đầu tư ... 63


4.1.1. Khái niệm về đầu tư... 63



4.1.2. Phân loại đầu tư ... 64


4.1.3. Nguồn vốn đầu tư ... 65


4.1.4. Dự án đầu tư ... 65


4.1.5. Các nhân tố quyết định đầu tư ... 66


4.2. Phương pháp xác định dự án đầu tư ... 67


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

4.2.1.3. Trình tự xây dựng dòng tiền tệ ... 69


4.2.2. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư ... 74


4.2.2.1. Phương pháp tỷ lệ sinh lời bình quân (ROI) ... 74


4.2.2.2. Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP) ... 76


4.2.2.3. Phương pháp hiện giá thuần (NPV) ... 78


4.2.2.4. Phương pháp thời gian hồn vốn có chiết khấu ... 79


4.2.2.5. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR):... 80


4.2.3. Một số trường hợp đặc biệt ... 81


4.2.3.1. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ điều chỉnh (MIRR) ... 81


4.2.3.2. Phương pháp chỉ số sinh lời (PI) ... 83



4.2.4. So sánh các phương pháp ... 84


4.3. Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu ... 85


4.4. Bài tập chương 4 ... 86


Chương 5: VỐN VÀ QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHỆP ... 90


5.1. Vốn của doanh nghiệp ... 90


5.1.1. Khái niệm về vốn của doanh nghiệp ... 90


5.1.2. Phân loại vốn sản xuất kinh doanh ... 91


5.1.2.1. Vốn của doanh nghiệp xét từ nguồn hình thành ... 91


5.1.2.2. Vốn của doanh nghiệp xét từ mặt sử dụng ... 92


5.1.2.3. Căn cứ vào đối tượng đầu tư ... 92


5.1.2.4. Căn cứ vào tính chất luân chuyển ... 92


5.1.3. Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ... 93


5.2. Quản lý vốn cố định ... 93


5.2.1. Khái niệm về tài sản cố định và vốn cố định ... 93


5.2.2. Phân loại và kết cấu tài sản cố định ... 95



5.2.2.1. Phân loại tài sản cố định ... 95


5.2.2.2. Kết cấu tài sản cố định ... 97


5.2.3. Khấu hao tài sản cố định ... 98


5.2.3.1. Khái niệm về khấu hao và quỹ khấu hao ... 98


5.2.3.2. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định ... 99


5.2.4. Quản lý vốn cố định ... 122


5.3. Bài tập chương 2 ... 123


6.1. Khái niệm – phân loại và chu chuyển vốn lưu động ... 128


6.1.1. Khái niệm về vốn lưu động ... 128


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

6.2.1. Quản lý hàng tồn kho ... 133


6.2.2. Quản lý vốn bằng tiền ... 141


6.2.3. Quản lý các khoản phải thu ... 148


6.3. Bài tập chương 3 ... 154


Chương 7: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ... 158


7.1. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ... 158



7.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ... 158


7.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh ... 159


7.1.3. Giá thành sản phẩm ... 162


7.2. Ý nghĩa và phương hướng của việc hạ thấp chi phí ... 184


7.2.1. Ý nghĩa hạ thấp chi phí sản xuất... 184


7.2.2. Phương hướng hạ thấp chi phí sản xuất ... 185


7.3. Bài tập chương 4 ... 185


TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 191


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 9


<b>GIÁO TRÌNH MƠN HỌC </b>
<b>Tên mơn học: Tài chính doanh nghiệp 1 </b>


<b>Mã mơn học: MH3104307 </b>


<b>Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun: </b>


<b>- Vị trí: Mơn học Tài chính doanh nghiệp 1 thuộc nhóm các mơn học cơ sở được bố </b>
trí giảng dạy sau khi đã học xong các mơn học chung. Trong nhóm các mơn học cơ sở,
mơn Tài chính doanh nghiệp 1 được bố trí sau mơn Tài chính tiền tệ.


- Tính chất: Mơn học Tài chính doanh nghiệp 1 cung cấp cho sinh viên các kiến thức


về nền tảng và cách thức ứng dụng thực tế liên quan đến các quyết định chủ yếu của công
ty: thời giá tiền tệ và mô hình chiết khấu dịng tiền, tính tốn lựa chọn dự án đầu tư và quản
lý các nguồn vốn, chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.


<b>Mục tiêu của môn học/mô đun: </b>
- Về kiến thức:


+ Trình bày được bản chất, vai trị về tài chính.
+ Phân biệt các loại lãi suất như: Lãi đơn, lãi kép.


+ Trình bày và phân biệt được các chỉ tiêu tính tốn hiệu quả dự án.


+ Trình bày và phân biệt được các chỉ tiêu liên quan đến quản lý vốn lưu động vốn
cố định và vốn cố định của doanh nghiệp.


+ Trình bày và phân biệt được chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.
- Về kỹ năng:


+ Tính tốn được lãi theo phương thức lãi đơn, lãi kép.


+ Tính tốn được giá sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp.
+ Tính tốn được các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả dự án.


+ Tính tốn được lượng tiền, lượng hàng tồn kho, lượng bán chịu hàng hóa tối ưu.
+ Tính tốn được chi phí, giá thành sản phẩm.


- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:


+ Người học tiếp nhận và nghiên cứu đầy đủ nội dung bài giảng, rèn luyện kỹ năng
trình bày tóm tắt nội dung chính trong từng chương.



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 10
<i><b>Chương 1. TỔ CHỨC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP </b></i>


<b>Giới thiệu: </b>


Trong chương 1 bao gồm các nội dung: Bản chất và chức năng của tài chính doanh
nghiệp; Vị trí, vai trị của tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế; Mục tiêu quản trị tài
chính doanh nghiệp và tổ chức tài chính trong doanh nghiệp.


<b>Mục tiêu: </b>


- Trình bày được bản chất, chức năng, vị trí, vai trị, mục tiêu của tài chính doanh
<b>nghiệp. </b>


- Trình bày các nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp.
<b>Nội dung chính: </b>


<b>1.1. Bản chất và chức năng của tài chính doanh nghiệp </b>


<i><b>1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp </b></i>


Trước khi bắt đầu hoạt động, các doanh nghiệp cần phải có nguồn vốn ban đầu để
tiến hành xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, mua sắm nguyên vật liệu, trả
lương cho nhân công…. Sau khi đi vào hoạt động, việc ổn định nguồn tài chính cho kinh
doanh cũng khơng kém phần quan trọng, duy trì nguồn vốn để phát triển, nghiên cứu, cải
tiến kỹ thuật mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh
nghiệp cùng ngành…Việc sử dụng thường xuyên vốn tiền tệ đòi hỏi doanh nghiệp phải cân
đối thu chi điều này tạo nên quá trình luân chuyển vốn.



Như vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phát sinh nhiều mối quan
hệ kinh tế. Song song với những mối quan hệ kinh tế thể hiện một cách trực tiếp cịn có
các mối quan hệ kinh tế gắn với q trình tuần hồn và luận chuyển vốn, gắn với việc hình
thành và sử dụng vốn tiền tệ. Các quan hệ kinh tế này phụ thuộc phạm trù tài chính.


Tài chính doanh nghiệp ra đời từ nền kinh tế hàng hóa và trở thành cơng cụ quản lý
kinh doanh sản xuất ở các doanh nghiệp.


Quan hệ tài chính ở các doanh nghiệp được biểu hiện thành quá trình vận động của
vốn kinh doanh và thể hiện qua ba mối quan hệ lớn sau đây:


<i><b>Thứ nhất: Những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 11


Trên cơ sở đóng góp của doanh nghiệp, Nhà nước sẽ giữ vai trò điều hành, thực thi
các khoản chi Ngân sách cho các hoạt động đầu tư, phát triển. Hàng năm, Nhà nước sử
dụng Ngân sách để phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật giúp các doanh nghiệp thuận
lợi hơn trong việc đưa sản phẩm đến với xã hội hoặc xuất khẩu sang các nước khác. Ví dụ
như chi ngân sách xây dựng cảng biển, đường giao thơng…


Nhà nước cịn rót vốn thơng qua các doanh nghiệp Nhà nước. Vốn sản xuất kinh
doanh ban đầu do ngân sách Nhà nước cấp phát (hay do công ty đầu tư tài chính Nhà nước
đầu tư) để các doanh nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp có quyền lợi và trách nhiệm quản
lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh, đồng thời nộp đầy đủ các
khoản phải thu theo luật định cho NSNN. Trong các doanh nghiệp này khơng có sự chuyển
dịch quan hệ về sở hữu vốn, tài sản thuộc về Nhà nước, còn quyền sử dụng lại được trao
cho doanh nghiệp.


Hơn nữa, Nhà nước còn đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác (cơng ty cổ phần, tập


đồn…) mặc dù NSNN không cấp phát vốn trực tiếp ban đầu nhưng có thể Nhà nước tham
gia góp vốn cổ phần hoặc cho vay, hoàn thuế, miễn thuế, trợ giá…NSNN được hưởng cổ
tức theo tỷ lệ tham gia vốn tương ứng (trong công ty cổ phần) và ngược lại sự kinh doanh
thua kém của công ty dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh, thì vốn NSNN cũng phải chia sẻ
tổn thất hao hụt theo tỷ lệ.


Các khoản nộp của doanh nghiệp là nguồn thu nhập của ngân sách. Ngược lại việc
trợ vốn của ngân sách tạo nên các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp.


<i><b>Thứ hai: Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác </b></i>


Sự đa dạng hóa hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường đã tạo ra các mối quan
hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác (công ty cổ phần; công ty TNHH,
doanh nghiệp tư nhân…); giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, ngườicho vay, với người
bán hàng, người mua thơng qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động
sản xuất - kinh doanh, giữa các doanh nghiệp bao gồm các quan hệ thanh tốn tiền mua
bán vật tư, hàng hố, phí bảo hiểm, chi trả tiền công, cổ tức, tiền lãi trái phiếu;


Quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, các tổ chức tín dụng phát sinh trong q
trình doanh nghiệp vay và hoàn trả vốn, trả lãi cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Quan
hệ này phát sinh khi doanh nghiệp tiến hành các nghiệp vụ huy động vốn đầu tư, cho vay
vốn với các doanh nghiệp khác…


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 12


trường vốn và thậm chí cả thị trường lao động. Nói đúng hơn, các quan hệ kinh tế này luôn
bị chi phối bởi quy luật kinh tế, quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh.
Thế nhưng bao trùm lên toàn bộ hệ thống thị trường chứa đựng các quan hệ kinh tế này lại
là sự quản lý của pháp luật Nhà nước. Xét cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, các nhà khoa học
kinh tế và các quản trị gia đều cho rằng trong cơ chế kinh tế, các quan hệ kinh tế này của


doanh nghiệp hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu coi
nhẹ, không nắm bắt được và thiếu hiểu biết về nó, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp không thể đạt tới đỉnh cao, thậm chí có thể đưa doanh nghiệp đến bờ vực
phá sản.


<i><b>Thứ ba: Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp </b></i>


Doanh nghiệp hoạt động là một thể thống nhất. Thế nhưng, trong một tập thể sẽ nảy
sinh mối quan hệ giữa các bộ phận bên trong. Gồm:


- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng trong việc nhận,
thanh toán và tạm ứng tài sản.


- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên trong quá trình phân
phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt và lãi
cổ phần.


Cụ thể như sau:


- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc doanh nghiệp: Thể
hiện trong việc điều hòa, phân phối vốn, chi phí, các quỹ xí nghiệp giữa doanh nghiệp với
đơn vị trực thuộc, phụ thuộc doanh nghiệp căn cứ vào quy mô, nhiệm vụ của từng đơn vị,
mức độ hoàn thành nhiệm vụ, thưởng phạt về vật chất trong việc chấp hành nhiệm vụ.


- Quan hệ giữa doanh nghiệp với cán bộ nhân viên của doanh nghiệp: Thể hiện trong
việc chi trả lương, trả thưởng, chi trợ cấp bảo hiểm xã hội, giao và thanh toán tạm ứng, thu
về tiền phạt…


Từ ba mối quan hệ trển chúng ta có thể rút ra mối quan hệ cơ bản và đặc trưng nhất,
<i><b>tựu chung nhất là mối quan hệ về sở hữu: </b></i>



Quan hệ sở hữu thể hiện các doanh nghiệp có quyền bình đẳng kinh doanh và chịu
trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình trước các chủ thể sở hữu trong doanh
nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 13


giá trị tài sản và vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vị trí vai trị khác với vị trí,
vai trị của người chủ kinh doanh và người lao động trực tiếp thao tác các nghiệp vụ sản
xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện rõ thông qua việc định hướng sản xuất kinh doanh,
quản lý và kiểm soát các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Người chủ sở hữu có thể khơng
trực tiếp sử dụng tài sản, vốn liếng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng lại có quyền
định hướng để người chủ kinh doanh sử dụng tài sản, vốn liếng đó làm sao có hiệu quả cao
nhất, đáp ứng được các yêu cầu của chính bản thân người lao động, người chủ kinh doanh
và chủ sở hữu. Sự phân định rành mạch về quyền hạn của từng chủ thể chính là nhằm giải
quyết lợi ích kinh tế gắn với trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể trong sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.


Các mối quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái giá trị kể trên tồn tại một cách khách
quan trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, gắn với việc hình thành và sử dụng các loại quỹ
bằng tiền của doanh nghiệp (vốn cố định, vốn lưu động, quỹ tiền lương, quỹ xí nghiệp…).
Nói cách khác, sự hình thành và sử dụng vốn lưu động, vốn cố định, chi phí; sự hình thành
và sử dụng thu nhập, tích lũy tiền tệ trong doanh nghiệp đều thuộc nội dung tài chính doanh
nghiệp.


Chính vì các mối quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái giá trị tồn tại một cách
khách quan trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, gắn liền với sự hình thành và sử dụng các
loại quỹ bằng tiền của doanh nghiệp nên khái niệm về bản chất tài chính doanh nghiệp có
thể nêu một cách ngắn gọn như sau:



<i><b>Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên </b></i>
<i><b>các nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của </b></i>
<i><b>doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. </b></i>


<i><b>1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp </b></i>


Từ khái niệm tài chính doanh nghiệp, chúng ta thấy rõ tài chính doanh nghiệp gắn
liền với ba loại quyết định quan trọng: quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết
định phân phối lợi nhuận. Thể hiện qua đó các chức năng tài chính của doanh nghiệp gồm:
<i> Xác định và tổ chức các nguồn vốn nhằm bảo đảm nhu cầu sử dụng vốn cho quá </i>
<i>trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 14


Song do sự vận động của vật tư hàng hóa và tiền tệ thường khơng khớp với nhau về
thời gian, có lúc thu nhiều nhưng chi ít, có lúc thu ít nhưng chi nhiều…nên giữa nhu cầu
và khả năng về vốn tiền tệ thường khơng cân đối với nhau. Vì vậy, đảm bảo đủ vốn cho
hoạt động kinh doanh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề quan trọng, đòi hỏi
phải tổ chức vốn.


Để đảm bảo tổ chức vốn tốt, tài chính doanh nghiệp cần căn cứ vào nhiệm vụ kinh
doanh và các điều kiện khác như giá cả, thị trường…để xác định số vốn cần thiết. Trên cơ
sở đó mà bố trí, khai thác hợp pháp, hợp lệ, hợp lý mọi nguồn vốn (vốn tự có, vốn vay, tiền
bán hàng, các khoản thu về việc cung cấp lao vụ cho bên ngoài…) để có thể bảo đảm thỏa
mãn nhu cầu vốn và giúp cho vốn luân chuyển ngày càng nhanh.


Thực hiện tốt chức năng tổ chức tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối
với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tức là dùng một số vốn ít nhất đạt hiệu quả kinh
tế cao nhất.



Để thực hiện sản xuất kinh doanh trong điều kiện của cơ chế thị trường có hiệu quả
địi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn và có phương án tạo lập, huy động vốn cụ thể.


- Thứ nhất, phải xác định nhu cầu vốn (vốn cố định và vốn lưu động) cần thiết cho
quá trình sản xuất kinh doanh.


- Thứ hai, phải xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và các giải pháp huy động
vốn:


+ Nếu nhu cầu lớn hơn khả năng thì doanh nghiệp phải huy động thêm vốn, tìm kiếm
mọi nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn thấp nhưng vẫn bảo đảm có hiệu quả.


+ Nếu khả năng lớn hơn nhu cầu thì doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, mở rộng
thị trường hoặc có thể tham gia vào thị trường tài chính như đầu tư chứng khốn, cho th
tài sản, góp vốn liên doanh...


- Thứ ba, phải lựa chọn nguồn vốn và phương thức thanh toán các nguồn vốn sao cho
chi phí doanh nghiệp phải trả là thấp nhất trong khoảng thời gian hợp lý.


<i> Chức năng phân phối thu nhập của doanh nghiệp </i>


Sau một thời gian hoạt động kinh doanh sản xuất, doanh nghiệp có được thu nhập
bằng tiền. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh sản xuất được diễn ra liên tục cần thiết
phải phân phối số thu nhập này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 15


doanh nghiệp thực hiện việc phân phối lại các quỹ doanh nghiệp (quỹ khấu hao, quỹ khen
thưởng, quỹ phúc lợi…).



Thực chất đó là q trình hình thành các khoản thu nhập bằng tiền, bù đắp chi phí
(chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất lưu thông…nhằm tái tạo lại nguồn vốn cố
định, vốn lưu động, sức lao động…), phân phối tích lũy tiền tệ đạt được thông qua sự vận
động và sử dụng các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp.


Thực hiện tốt chức năng này có ý nghĩa quan trọng:


- Đảm bảo bù đắp những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa đã tiêu hao
trong quá trình kinh doanh sản xuất, đảm bảo nguồn vốn cho quá trình kinh doanh được
liên tục.


- Phát huy được vai trò đòn bẩy của tài chính doanh nghiệp. Kết hợp đúng đắn giữa
lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên, thúc đẩy doanh nghiệp và công
nhân viên quan tâm đến hiệu quả kinh doanh sản xuất.


Chức năng phân phối biểu hiện ở việc phân phối thu nhập của doanh nghiệp từ doanh
thu bán hàng và thu nhập từ các hoạt động khác. Nhìn chung, các doanh nghiệp phân phối
như sau:


- Bù đắp các yếu tố đầu vào đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh như chi
phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vật tư, chi phí cho lao động và các chi phí khác mà
doanh nghiệp đã bỏ ra, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có lãi).


- Phần lợi nhuận còn lại sẽ phân phối như sau:
 Bù đắp các chi phí không được trừ.


 Chia lãi cho đối tác góp vốn, chi trả cổ tức cho các cổ đông.
 Phân phối lợi nhuận sau thuế vào các quỹ của doanh nghiệp.
<i> Chức năng giám đốc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh </i>



Tổ chức vốn, phân phối thu nhập và tích lũy tiền tệ địi hỏi phải có sự giám đốc, kiểm
tra bằng đồng tiền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 16


xí nghiệp…), tiền thu về bán hàng, tích lũy tiền tệ, các khoản phải thanh tốn với cán bộ
cơng nhân viên trong doanh nghiệp, thanh toán với các đơn vị kinh tế khác, với Nhà
nước…mà phát hiện chỗ mạnh, chỗ yếu, từ đó có biện pháp tác động thúc đẩy doanh nghiệp
cải tiến các hoạt động tổ chức quản lý kinh doanh sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao nhất.


Tuy nhiên, chức năng giám đốc của tài chính cũng bị hạn chế như khơng thể giám
đốc kiểm sốt được chất lượng hàng hóa, lao vụ, chất lượng của từng mặt, từng quá trình
quản lý kinh doanh sản xuất cụ thể…nghĩa là giám đốc của tài chính khơng thể đi sâu vào
các nghiệp vụ cụ thể của quá trình sản xuất kinh doanh.


Ba chức năng của tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ , khơng thể tách rời
nhau. Thực hiện chức năng quản lý vốn và chức năng phân phối tiến hành đồng thời với
chức năng giám đốc. Quá trình giám đốc, kiểm tra tiến hành tốt thì quá trình tổ chức phân
phối vốn mới được thực hiện tốt. Ngược lại, việc tổ chức vốn và phân phối tốt sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng giám đốc.


<b>1.2. Vị trí của tài chính doanh nghiệp </b>


<i><b>1.2.1. Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân </b></i>


Trong một quốc gia, ngân sách đóng vai trị hết sức quan trọng, quyết định sự phát
triển về kinh tế, vì vậy việc một quốc gia có thể phát huy tốt vai trị của tồn bộ hệ thống
tài chính để tích lũy tiền tệ, tập trung cho đầu tư sẽ giúp quốc gia này phát triển một cách
<i>nhanh chóng và vững mạnh. </i>



<i><b>1.2.2. Trên phạm vi các doanh nghiệp </b></i>


- Đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế, tài chính doanh
nghiệp là một mặt không thể thiếu được, nó có mối quan hệ chặt chẽ, có tác động qua lại
đối với các hoạt động khác của doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 17


Tài chính doanh nghiệp có vai trị rất quan trọng hiện nay, chúng ta có thể thấy các
doanh nghiệp ln tìm kiếm những giám đốc tài chính giỏi. Người sở hữu vốn chỉ là người
có nhiều tiền đầu tư vào doanh nghiệp, nhưng người làm cho doanh nghiệp phát triển và
ngày càng mở rộng chính là các giám đốc điều hành, giám đốc tài chính. Thẩm quyền về
tài chính ít khi được phân quyền hay ủy quyền cho cấp dưới vì các quyết định về tài chính
có thể liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Ví dụ như quyết định đầu tư,
quyết định bán chịu, phát hành thêm cổ phiếu…


<i><b>1.3. Vai trị của tài chính doanh nghiệp </b></i>


Với các chức năng quan trọng trên có thể nói tài chính doanh nghiệp đóng vai trị rất
qaun trọng trong hoạt động của một doanh nghiệp.


<i><b>1.3.1. Đảm bảo đủ nguồn vốn cho doanh nghiệp hoạt động </b></i>


Bộ phận tài chính của doanh nghiệp là nơi hoạch định nguồn vốn và tìm kiếm các
nguồn vốn với chi phí phù hợp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ vốn hoạt động kinh
doanh thường xuyên, liên tục và kịp thời.


<i><b>1.3.2. Huy động vốn với chi phí thấp nhất </b></i>


Bên cạnh việc đảm bảo đủ nguồn vốn, một trong những điều quan trọng giúp doanh


nghiệp hoạt động hiệu quả đó là cần tìm kiếm được các nguồn vốn có chi phí thấp nhất.
Điều này góp phần giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh tốn các khoản nợ phát
sinh.


<i><b>1.3.3. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ </b></i>


Ngay khi đã có đầy đủ nguồn vốn với chi phí thấp, nhiệm vụ khó khăn hơn của tài
chính chính doanh nghiệp đó là kết hợp với các bộ phận chức năng liên quan tìm những cơ
hội đầu tư tốt nhất, đầu tư vào những dự án có tỷ lệ hồn vốn và hiệu quả cao.


<i><b>1.3.4. Giám sát và hướng dẫn các hoạt động, chi tiêu phù hợp với tình hình tài </b></i>
<i><b>chính doanh nghiệp </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 18


<b>1.4. Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp </b>


<i><b>1.4.1. Đối với doanh nghiệp cơng ích </b></i>


Các doanh nghiệp cơng ích hoạt động vì các nhiệm vụ kinh tế - xã hội do nhà nước
giao, khơng vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, mục tiêu quản trị tài chính doanh
nghiệp đối với đối tượng này là làm sao để chi phí hoạt động thấp nhất.


<i><b>1.4.2. Đối với doanh nghiệp khác </b></i>
<i>1.4.2.1. Tối đa hóa lợi nhuận sau thuế </i>


Các doanh nghiệp khi hoạt động đều đặt mục tiêu trước tiên là tìm kiếm lợi nhuận
sau thuế càng nhiều càng tốt, năm sau nhiều hơn năm trước.


Ví dụ:



Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 20X là 2.000.000.000 đồng. Doanh nghiệp
sẽ đặt mục tiêu năm 20X+1, doanh nghiệp sẽ đạt lợi nhuận sau thuế lớn hơn 2.000.000.000
đồng và giá trị đạt được lớn hơn càng nhiều càng tốt, ví dụ như 2.100.000.000 đồng hoặc
2.500.000.000 đồng...


Tuy nhiên, mục tiêu của doanh nghiệp không chỉ dừng lại tại đây mà doanh nghiệp
cần đạt những mục tiêu cao hơn.


<i>1.4.2.2. Tối đa hóa lợi nhuận phân phối cho chủ sở hữu </i>


Để hấp dẫn các nhà đầu tư mua cổ phiếu để trở thành cổ đơng góp vốn vào doanh
nghiệp, điều kiện trước tiên là doanh nghiệp phải có lợi nhuận sau thuế càng lớn càng tốt.
Tuy nhiên, nhà đầu tư còn quan tâm đến việc nhà đầu tư sẽ được chia bao nhiêu cổ tức khi
mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Do đó, yếu tố kích thích nhà đầu tư quan tâm và mua cổ
phiếu của doanh nghiệp đó là cổ tức.


Doanh nghiệp chia cổ tức cho cổ đông càng nhiều càng hấp dẫn nhà đầu tư. Vì vậy
tối đa hóa lợi nhuận phân phối cho chủ sở hữu chính là mục tiêu mà nhà quản trị tài chính
doanh nghiệp quan tâm hơn so với tối đa hóa lợi nhuận sau thuế.


Ví dụ:


Doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận phân phối cho
chủ sở hữu


A 2,2 tỷ đồng 1.000 đồng/cổ phiếu


B 2,0 tỷ đồng 1.200 đồng/cổ phiếu



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 19


Nhìn vào bảng trên chúng ta sẽ chọn doanh nghiệp B vì được chia cổ tức cao hơn và
điều này hấp dẫn bạn khi so sánh. Tuy nhiên, một nhà đầu tư tài chính sẽ không dừng lại
tại đây, mục tiêu mà họ cần đạt được cao hơn nữa đó là mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp.


<i>1.4.2.3. Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp </i>


Nếu 02 yếu tố trên hấp dẫn nhà đầu tư thì lợi nhuận kiếm được dựa trên chênh lệch
giữa giá bán với giá mua của tài sản đầu tư (cổ phiếu) chính là điều mà nhà đầu tư quan
tâm nhất.


Ví dụ:
Doanh
nghiệp


Lợi nhuận
sau thuế


Lợi nhuận phân phối
cho chủ sở hữu


Chênh lệch giá trị đầu tư
Giá cổ phiếu


mua vào


Giá cổ phiếu bán ra



A 2,2 tỷ đồng 1.000 đồng/cổ phiếu 12.000 đồng/cổ
phiếu


13.500 đồng/cổ
phiếu


B 2,0 tỷ đồng 1.200 đồng/cổ phiếu 12.000 đồng/cổ
phiếu


13.000 đồng/cổ
phiếu


Nếu là bạn, bạn sẽ đầu tư vào doanh nghiệp nào?


Chắc chắn lợi nhuận tìm kiếm được dựa trên chênh lệch giá trị đầu tư chính là điều
bạn quan tâm nhất.


Tối đa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp chính là tối đa hóa giá trị tài sản của
các chủ sở hữu hiện tại của doanh nghiệp, quá trình này đáp ứng những yêu cầu hợp lý của
doanh nghiệp, nó đã được đánh giá cả ở góc độ thời gian, rủi ro và một số yếu tố khác. Đối
với công ty cổ phần, tối đa hóa giá trị tài sản của các cổ đơng cũng là tối đa hóa giá trị thị
trường của doanh nghiệp. Tối đa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp cũng chính là tối
đa hóa lợi ích của chủ sở hữu. Tuy nhiên, giá trị thị trường của doanh nghiệp lại phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như quan hệ cung cầu, phản ứng của chủ sở hữu (cổ đông) đối với các
quyết định của ban điều hành doanh nghiệp.v.v….


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 20


<b>1.5. Tổ chức tài chính doanh nghiệp </b>



Tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự thành bại của doanh nghiệp.
Vì thế, để đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế cao cần thiết phải tổ chức
tốt tài chính doanh nghiệp.


Tổ chức tài chính doanh nghiệp là tổ chức những hình thức, biện pháp thích hợp về
bộ máy quản lý tài chính nhằm thực hiện tốt những chức năng của tài chính doanh nghiệp:


<i><b>1.5.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp </b></i>
<i>1.5.1.1. Loại hình doanh nghiệp </i>


Theo Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2015, Việt
Nam có các loại hình doanh nghiệp như: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh
nghiệp Nhà nước, công ty cổ phẩn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và nhóm cơng
ty…


- Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty
TNHH hai thành viên trở lên;


<i>+ Công ty TNHH một thành viên: là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một </i>
cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi của số vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành
viên sẽ không được quyền phát hành cổ phần. Công ty TNHH một thành viên do chủ sở
hữu cơng ty tồn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Chủ
sở hữu cơng ty có quyền chuyển nhượng tồn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty
cho tổ chức, cá nhân khác, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.


<i>+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Thành viên có thể là cá nhân, tổ chức; Số </i>
lượng thành viên không vượt quá 50 Thành viên; Thành viên phải chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào


doanh nghiệp; Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định. Không
được quyền phát hành cổ phần.


- Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức quản lý theo loại hình cơng ty TNHH một thành
viên với chủ sở hữu là Nhà nước. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp đang
thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại các Doanh nghiệp Nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 21


là 3 và không giới hạn số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp 2014; Có quyền
phát hành chứng khốn các loại để huy động vốn.


+ Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất là 2 thành viên là chủ
sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngồi các thành viên
hợp danh có thể có thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của cơng ty; Thành viên góp vốn chỉ
chịu trách nhiệm về các khoản nợ của cơng ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.


+ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân
sẽ khơng được phát hành bất kỳ loại chứng khốn nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành
lập một doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân khơng có tư cách pháp nhân, chủ
doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.


Với các loại hình doanh nghiệp như trên, có thể thấy những thuận lợi và khó khăn


khi chọn loại hình hoạt động. Trong thời đại kinh tế phát triển tồn cầu như hiện nay, khơng
chỉ có chủ trương của Nhà nước muốn đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước
mà hầu hết các doanh nghiệp cũng đang hướng đến loại hình cơng ty cổ phần qua đó có
thể tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng với nhiều nguồn tài chính, nhất là thơng qua thị trường
chứng khoán đang ngày càng phát triển hiện nay.


<i>1.5.1.2. Đặc điểm kinh tế của ngành </i>


Mỗi ngành kinh tế có đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh khơng giống nhau.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 về hệ
thống ngành kinh tế Việt Nam. Trong quyết định này có rất nhiều ngành kinh tế được phân
loại rõ ràng và cụ thể. Qua đó có thể thất sự khác nhau về mặt tài chính và cơ chế quản lý
tài chính của các doanh nghiệp trong mỗi ngành. Nhưng tóm tắt lại có các nhóm ngành cơ
bản như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 22


xuyên. Bởi vậy doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với thị trường hàng hóa và thị trường
vốn. Ví dụ: Việt Nam đang thực hiện sản xuất ô tô, xe máy, điện thoại …kéo theo việc sản
xuất các linh kiện đi kèm cho các sản phẩm trên thay vì phải nhập khẩu như trước.


<i>+ Nhóm ngành xây dựng: có xu hướng gần giống với ngành cơng nghiệp nhưng vẫn </i>
có những điểm khác biệt. Thời gian thi cơng các cơng trình dài, đa số là trên một năm, vốn
thanh toán chia làm nhiều đợt căn cứ vào khối lượng thi công, vốn lớn và thường các doanh
nghiệp cần phải ứng vốn trước, do đó việc thi cơng cần được đẩy nhanh để tránh phát sinh
chi phí. Bên cạnh đó, ngày nay nhóm ngành này thường đầu tư theo hình thức BT, BOT
nên nhà tài chính cịn phải xem xét đến thời gian thu hồi vốn và tính tốn phương án thu
hồi vốn cho dự án. Đây chính là bài tốn nan giải đối với tài chính trong ngành xây dựng.
Ví dụ các dự án cao ốc chung cư, doanh nghiệp sẽ bỏ vốn và thu hồi dần sau khi bán được
toàn bộ các căn hộ. Các dự án đường cao tốc, doanh nghiệp đầu tư và được thu hồi vốn


trong một thời gian hoặc được giao hạ tầng để khai thác lấy lại vốn.


<i>+ Nhóm ngành nông nghiệp: ngành nông nghiệp hiện nay cũng đã có sự thay đổi rất </i>
lớn so với trước đây. Chủ trương của Nhà nước là phát triển nông nghiệp sạch, nơng nghiệp
cao vì vậy địi hỏi doanh nghiệp khơng chỉ có kinh nghiệm mà cịn có các kỹ năng để nhanh
chóng tiếp cận với máy móc cơng nghệ, kỹ thuật hiện đạt, biết ứng dụng các thành tựu
khoa học công nghệ để tạo ra những sản phẩm sạch, có chất lượng và cho năng suất cao.
Hạn chế việc sử dụng lao động chân tay đối với các cơng việc khơng cần địi hỏi sự tỉ mỉ.
Ví dụ như sản xuất một cánh đồng ruộng mẫu lớn khơng cịn sử dụng lao động như trước
đây mà chủ yếu dùng máy móc để nhanh chóng và cho năng suất công việc cao, nhưng đối
với các loại nông sản sạch lại quay về như trước đây cần có bàn tay tỉ mỉ chăm sóc của con
người, khơng sử dụng các loại hóa chất tác động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 23


dịch vụ sản xuất xong đòi hỏi phải tiêu thụ ngay, vì thế hầu như khơng có vốn thành phẩm
và sản phẩm dở dang. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này vốn cố định định thường chiếm
tỷ trọng rất lớn, còn vốn lưu động chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (vì có loại khơng cần phải dự
trữ). Vì vậy, chi phí khấu hao, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản chiếm tỷ trọng lớn
trong giá thành dịch vụ, hàng hóa. Tài chính doanh nghiệp cần phải tính tốn, bố trí nguồn
vốn kịp thời, đầy đủ đảm bảo cho việc sửa chữa tài sản nhằm đảm bảo phục vụ tốt khách
hàng.


<i>1.5.1.3. Chính sách của Nhà nước </i>


Các chính sách kinh tế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác tài chính
doanh nghiệp như chính sách thuế, khấu hao, lãi vay…


<i> Thuế </i>



Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp phải nộp nhiều khoản thuế cho Nhà
nước. Dù là thuế trực thu hay gián thu, ít nhiều đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Hầu hết các quyết định trong quản trị tài chính đều trực tiếp hoặc gián tiếp
có ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó, cũng ảnh hưởng đến mục tiêu quản
trị của tài chính.


<b>Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ đi tất cả chi phí hợp lý, bao gồm khấu hao và </b>
<b>lãi vay. Về phía cơng ty, nếu thu nhập chịu thuế thấp sẽ tiết kiệm được thuế, do vậy, công </b>
ty có khuynh hướng đưa khấu hao và lãi vay càng nhiều càng tốt vào chi phí để tiết kiệm
thuế. Về phía Chính phủ và cơ quan thuế chỉ chấp nhận những khoản chi phí nào hợp lý
nhằm hạn chế cơng ty trốn thuế. Vì vậy, Bộ Tài chính thường có những quy định cụ thể về
cách tính khấu hao.


<i> Khấu hao tài sản cố định </i>


Khấu hao là hình thức phân bổ có hệ thống các chi phí mua sắm, xây dựng tài sản cố
định vào giá thành sản phẩm theo từng thời kỳ nhằm mục đích thu hồi vốn đầu tư vào tài
sản cố định. Khấu hao được xem như là khoản chi phí sản xuất kinh doanh, nên khấu hao
càng cao thì chi phí càng lớn và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp càng nhỏ. Do đó, nó
được xem là một yếu tố giúp công ty tiết kiệm thuế. Có nhiều cách tính khấu hao, mỗi cách
tính cho một mức khấu hao khác nhau nên kết quả thu nhập chịu thuế cũng khác nhau và
tất nhiên số thuế phải nộp cũng khác nhau.


<i> Lãi vay </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 24


nước, Nhà nước cho phép doanh nghiệp tính khấu trừ lãi vay vào thu nhập chịu thuế làm
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Như vậy, lãi vay được xem như là chi phí
trước thuế cho nên nó là yếu tố giúp cơng ty tiết kiệm thuế.



Vì thuế trong quản lý tài chính doanh nghiệp thì chỉ tiêu EBIT (Earning Before
Interest and tax - thu nhập trước khi trả lãi tiền vay và trước khi nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp – còn gọi là lợi nhuận hoạt động kinh doanh) là chỉ tiêu tài chính quan trọng là cơ
sở để đề ra nhiều quyết định tài chính quan trọng.


<i>1.5.1.4. Hệ thống tài chính </i>


Trong q trình hoạt động, doanh nghiệp có lúc tạm thời thặng dư nhưng cũng có lúc
tạm thời thiếu hụt vốn. Lúc tạm thời thặng dư vốn, doanh nghiệp cần tìm nơi đầu tư vốn
để vốn sinh lời, nhằm làm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn. Lúc tạm thời thiếu hụt vốn, doanh
nghiệp cần tìm nguồn tài trợ để bù đắp thiếu hụt nhằm đảm bảo cho hoạt động của doanh
nghiệp được liên tục và hiệu quả hơn. Việc giải quyết những nhu cầu thừa, thiếu trên được
thực hiện thơng qua hệ thống tài chính.


Mối quan hệ giữa đơn vị thặng dư vốn và đơn vị thiếu hụt vốn tạm thời qua hệ thống
tài chính được mô tả bởi sơ đồ sau:


<i> Thị trường tài chính </i>


Thị trường tài chính là thị trường giao dịch các loại tài sản tài chính như cổ phiếu,
trái phiếu,..Thành phần tham gia giao dịch trên thị trường tài chính bao gồm hộ gia đình,
doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và Chính phủ là những người tham gia mua
và bán các loại tài sản tài chính – hàng hóa của thị trường tài chính.


Tùy theo tiêu thức phân loại, có thể chia thị trường tài chính thành:


* Thị trường tiền tệ và thị trường vốn: Thị trường tiền tệ là thị trường giao dịch các
loại vốn ngắn hạn, không quá 1 năm trong khi thị trường vốn là thị trường giao dịch các



Đơn vị thừa
(thiếu) vốn:
- Hộ gia đình
- Các nhà đầu tư
trong và ngoài
nước


- Chính phủ


Phân bổ vốn


Huy động vốn


Thị trường
tài chính và


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 25


loại vốn dài hạn trên 1 năm. Các chứng khốn có thời hạn khơng q 1 năm gọi là chứng
khoán của thị trường tiền tệ, trong khi các chứng khốn có thời hạn trên 1 năm gọi là chứng
khoán của thị trường vốn. Các chứng khốn thị trường tiền tệ nói chung có tính thanh khoản
cao hơn chứng khoán thị trường vốn, tuy nhiên, chứng khoán thị trường vốn lại tạo ra lợi
nhuận hàng năm cho nhà đầu tư cao hơn chứng khoán thị trường tiền tệ.


* Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp: Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành
và giao dịch các loại chứng khốn mới phát hành, cịn thị trường thứ cấp giao dịch các loại
chứng khốn đã phát hành, nói cách khác, thị trường thứ cấp chuyên mua đi bán lại các
loại chứng khoán. Giao dịch trên thị trường sơ cấp cung cấp nguồn vốn cho các nhà phát
hành chứng khoán, trong khi giao dịch trên thị trường thứ cấp cung cấp thanh khoản cho
các nhà đầu tư.



* Thị trường có tổ chức và thị trường khơng có tổ chức: Thị trường có tổ chức là thị
trường giao dịch tập trung ở sở giao dịch, trong khi thị trường khơng có tổ chức là thị
trường giao dịch khơng tập trung, giao dịch ở ngồi sở giao dịch nên rủi ro cao.


<i> Các tổ chức tài chính </i>


- Ngân hàng thương mại: Là tổ chức mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận
tiền gửi của cơng chúng dưới hình thức ký thác và sử dụng số tiền đó để cho vay đồng thời
thực hiện các dịch vụ tài chính khác.


- Tổ chức tiết kiệm: Là một loại hình tổ chức nhận ký thác thường được tổ chức dưới
hình thức hiệp hội tiết kiệm và cho vay hoặc ngân hàng tiết kiệm. Nó hoạt động tương tự
như là ngân hàng thương mại nhưng tập trung chủ yếu vào khách hàng cá nhân hơn là
khách hàng công ty như quỹ tiết kiệm, tiết kiệm bưu điên...


- Công ty tài chính: Huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán và sử dụng vốn
huy động được để cho vay. Hoạt động cho vay của công ty tài chính cũng giống như ngân
hàng thương mại nhưng nó chủ yếu tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể nào đó.
- Quỹ đầu tư: Huy động vốn bằng cách bán cổ phần cho các nhà đầu tư và sử dụng
vốn huy động được để đầu tư chứng khốn trên thị trường tài chính.


- Cơng ty chứng khoán: Cung cấp đa dạng các loại dịch vụ tài chinh như môi giới,
kinh doanh, tư vấn và bao tiêu chứng khốn.


- Cơng ty bảo hiểm: Huy động vốn bằng cách bán chứng nhận bảo hiểm cho công
chúng và sử dụng nguồn vốn huy động được để đầu tư vào thị trường tài chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 26



của quỹ này dùng để chi trả cho người lao động dưới hình thức lương hưu và các trợ cấp
khác theo luật định.


<i> Các cơng cụ tài chính </i>


Có rất nhiều loại cơng cụ tài chính được giao dịch trên thị trường tài chính. Hai loại
chứng khốn giao dịch phổ biến trên thị trường vốn bao gồm trái phiếu và cổ phiếu.


- Trái phiếu là chứng nhận do cơng ty hoặc chính phủ phát hành để huy động vốn tài
trợ cho hoạt động của mình.


- Cổ phiếu (cịn gọi là chứng khốn vốn) là giấy chứng nhận sở hữu một phần trong
công ty cổ phần.


Ngồi ra cịn có nhiều loại cơng cụ tài chính khác được giao dịch trên thị trường tiền
tệ là những loại tài sản tài chính có thời hạn khơng q 1 năm như tín phiếu kho bạc, chứng
chỉ tiền gửi, thương phiếu...


- Tín phiếu kho bạc: Chứng khốn có thời hạn khơng q 1 năm do Kho bạc phát
hành để huy động vốn bù đắp thiếu hụt cho ngân sách.


- Chứng chỉ tiền gửi: Chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức nhận ký thác phát hành có
nêu rõ số tiền gửi, thời hạn và lãi suất.


<i>- Thương phiếu: Chứng khốn ngắn hạn do các cơng ty rất uy tín phát hành để huy </i>
động vốn ngắn hạn.


<i><b>1.5.2. Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp </b></i>


Tổ chức tốt cơng tác tài chính doanh nghiệp địi hỏi khơng những nắm chắc những


nhân tố ảnh hường mà còn phải quán triệt những nguyên tắc sau đây


<i>1.5.2.1. Tôn trọng pháp luật </i>


Tơn trọng pháp luật có nghĩa là mọi hoạt động tài chính doanh nghiệp từ khâu lập các
dự án tài chính đến khâu tổ chức thực hiện các dự án đó đều địi hỏi phải chấp hành và
quán triệt đầy đủ mọi chủ trương, chế độ chính sách của Nhà nước (thể hiện thơng qua các
sắc lệnh, các điều luật...) như chính sách thuế, khấu hao tài sản cố định, chính sách về khai
thác nguồn vốn, hợp đồng kinh tế, chính sách lãi suất...


Mặt khác, Nhà nước mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp. Trên cơ sở luật
pháp, doanh nghiệp được chủ động khai thác linh hoạt mọi nguồn vốn, quản lý sử dụng
vốn, chi phí, phân phối tích lũy tiền tệ, trích lập và sử dụng các quỹ, tự quyết định các
phương án đầu tư và các quyết định tài chính khác...


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 27


Quản lý có kế hoạch có nghĩa là mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp từ việc tổ
chức vốn, sử dụng vốn đến khi kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh thu được kết quả về
tài chính đều phải có kế hoạch và chấp hành tốt kế hoạch đó. Kế hoạch tài chính doanh
nghiệp (gồm kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) phải đảm bảo được tính khoa học,
hiện thực và tiên tiến. Điều đó có nghĩa là địi hỏi tài chính doanh nghiệp phải đảm bảo cân
đối các kế hoạch kinh tế mà chủ yếu là kế hoạch lưu chuyển hàng hóa. Kế hoạch tài chính
khơng chỉ phục vụ cho kế hoạch lưu chuyển hàng hóa và kế hoạch kinh tế khác, mà cịn
phải tác động tích cực ngay từ lúc lập cũng như trong quá trình chấp hành kế hoạch.


<i>1.5.2.3. Hoạt động có hiệu quả </i>


Mọi hoạt động của doanh nghiệp phải trên cơ sở lấy thu bù chi và phải có lãi.



<i><b>1.5.3. Nội dung cơng tác tài chính doanh nghiệp </b></i>


Nội dung cơng tác tài chính doanh nghiệp bao gồm 3 phần việc chủ yếu: Lập kế hoạch
tài chính, quản lý giám đốc thực hiện kế hoạch, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế tài
chính.


<i>1.5.3.1. Lập kế hoạch tài chính ở doanh nghiệp </i>


Mọi hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành từ những định hướng thông qua dự
án kinh doanh sản xuất tài chính doanh nghiệp cần phải tham gia xây dựng và thẩm định
các dự án đó dưới góc độ tài chính. Thí dụ như tính tốn và thẩm định khả năng sinh lời
của các dự án đầu tư...


Khi dự án được thơng qua cần có các quyết định tài chính thích hợp. Những quyết
định này là cơ sở để xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh
nghiệp.


Hệ thống kế hoạch tài chính ngắn hạn phản ánh các quyết định tài chính bao gồm kế
hoạch tài chính hàng năm, hàng quý, kế hoạch tác nghiệp hàng tháng.


<i>1.5.3.2. Quản lý và giám đốc thực hiện kế hoạch </i>


Một kế hoạch tài chính sau khi được hội đồng cổ đơng hoặc cấp có thẩm quyền trong
doanh nghiệp thơng qua thì bước tiếp theo là cần có một bộ phận theo dõi, kiểm tra và giám
sát việc thực hiện nhằm đảm bảo mục tiêu đạt được kế hoạch đã được duyệt. Để thực hiện
điều đó cơng tác tài chính doanh nghiệp cần thực hiện các nghiệp vụ sau:


- Trên cơ sở xây dựng cơ cấu vốn tối ưu, bố trí nguồn tài trợ thích hợp nhằm đảm bảo
chi phí sử dụng vốn thấp nhất.



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 28


- Chấp nhận trả tiền, thu tiền, trả thêm hay từ chối thanh toán trong việc thanh toán
với người bán, người mua, người nhận thầu, người bảo hiểm...thông qua hợp đồng kinh tế
đã ký kết.


- Bố trí trả các khoản chi phí phát sinh theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh sản
xuất trên cơ sở dự tốn.


- Bố trí thanh tốn với Ngân sách Nhà nước và cấp trên các khoản tích lũy tiền tệ...theo
quy định.


- Phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp.
- Trích lập và sử dụng các quỹ đúng chế độ quy định.


- Góp ý về việc ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng đối với điều khoản tài chính
ghi trong hợp đồng như: giá cả, điều kiện thanh toán...


Quản lý và giám đốc thực hiện kế hoạch tài chính phải được thực hiện trước, trong
và sau khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua các chỉ tiêu tài chính và tình hình thu chi
cụ thể hàng ngày của doanh nghiệp.


<i>1.5.3.3. Phân tích hoạt động kinh tế tài chính </i>


Q trình thực hiện ba nội dung cơng tác tài chính đó cũng chính là q trình đưa ra
ba quyết định quan trọng của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp: Quyết định đầu tư;
quyết định tài trợ và quyết định phân phối. Ba quyết định này có ảnh hưởng rất lớn đến giá
trị doanh nghiệp và sự thành bại của doanh nghiệp.


<b>Quyết định đầu tư là quyết định khởi đầu cho mọi cơ hội kinh doanh trong dài hạn </b>


lẫn ngắn hạn. Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến: tổng giá trị tài sản và
giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản lưu động và tài sản cố định, ảnh hưởng đến việc mua
sắm, xây dựng hay chuyển nhượng các tài sản của doanh nghiệp) và mối quan hệ cân đối
giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp. Người quản lý phải xem xét các cơ hội đầu
tư, quyết định nên đầu tư vào đâu để đạt được mục đích sinh lợi cao với mức rủi ro chấp
nhận được, quyết định thời điểm đầu tư có lợi nhất...


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 29


Thực hiện quyết định đầu tư và quyết định tài trợ đã đạt được một số thành quả nhất
định, vấn đề tiếp theo là phải phân phối thành quả đó như thế nào nhằm đảm bảo thỏa mãn
được yêu cầu của chủ sở hữu và đảm bảo cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Đó là
<b>quyết định phân phối. </b>


<i><b>1.5.4. Tổ chức bộ máy tài chính doanh nghiệp </b></i>


Thông thường ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công tác tài chính và kế tốn được
ghép chung với nhau tạo thành phịng tài vụ - kế tốn.


<i>Sơ đồ tổ chức quản trị tài chính chung </i>


<i>Sơ đồ tổ chức quản trị tài chính trong cơng ty cổ phần </i>


<b>1.6. Câu hỏi củng cố </b>


1. Trình bày khái niệm tài chính doanh nghiệp.
Ban Giám đốc


Phịng Tổ chức
hành chính



Phịng Kế tốn
tài vụ


Phịng...


Tổ Kế tốn
cơng nợ


Tổ Kế tốn
vật tư


Tổ Kế toán
...


Tổ tài vụ


Hội đồng quản trị


Tổng giám đốc


Giám đốc nhân sự Giám đốc tài chính Giám đốc kỹ thuật


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 30


2. Trình bày vai trị và chức năng của tài chính doanh nghiệp.


3. Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Cho ví dụ minh họa.
4. Trình bày các loại hình doanh nghiệp



5. Trình bày sơ đồ mối quan hệ trong hệ thống tài chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 31
<i><b>Chương 2: THỜI GIÁ TIỀN TỆ </b></i>


<b>Tóm tắt: </b>


Trong chương 2 bao gồm các nội dung: các loại lãi suất được áp dụng trong tài chính,
cách xác định giá trị tương lai cũng như quy về hiện giá của một số tiền và một dòng tiền
từ đó ứng dụng trong thực tiễn để lựa chọn các phương thức đầu tư trong doanh nghiệp.
<b>Mục tiêu: </b>


+ Trình bày các khái niệm về giá trị tương lai, giá trị hiện tại của dòng tiền, cách thức
sử dụng các khái niệm này trong thực tiễn.


+ Trình bày mơ hình chiết khấu dịng tiền.


<i>+ Tính tốn được giá trị hiện tại, giá trị tương lai của một số tiền và một dòng tiền. </i>
<b>Nội dung chương </b>


<b>2.1. Lãi suất </b>


Trong mỗi quốc gia, giá trị của những đồng tiền luôn thay đổi ở những thời kỳ khác
nhau. Trong lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư phải bỏ vốn rải rác trong thời gian dài và kết quả
đầu tư cũng sẽ thu được trong một thời gia dài với những khoảng cách thời gian bằng nhau.
Các khoản vốn đầu tư và lợi nhuận này tạo ra các chuỗi tiền tệ hay còn gọi là kỳ khoản
(khoản tiền bỏ ra hoặc thu về theo định kỳ). Giá trị của cùng số tiền bằng nhau ở những
thời điểm khác nhau hoàn toàn khác nhau. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường, tiền ln
sinh ra tiền, hơn nữa sức mua của cùng một số tiền ở những thời điểm khác nhau hoàn toàn
khác nhau. Ví dụ, nếu gửi vào ngân hàng số tiền 1.000.000 đồng với lãi suất 10%/năm, sau


một năm rút ra sẽ được 1.100.000 đồng. Đó là ý niệm về thời giá tiền tệ. Như thế, nghiên
cứu giá trị tiền tệ phải gồm hai khía cạnh: số lượng và thời gian.


Vì vậy, để thẩm định một dự án hay so sánh những dự án với nhau, để định giá giá trị
doanh nghiệp hay một loại chứng khốn nào đó cần phải quy giá trị của tiền tệ ở các thời
điểm khác nhau về cùng một thời điểm nhất định.


Thường người ta xét giá trị tiền tệ ở hai thời điểm: hiện tại và tương lai.


Như vậy, thời giá của tiền tệ phụ thuộc vào lãi suất – giá cả của tiền tệ, thời điểm xác
định. Ngồi ra thời giá tiền tệ cịn phụ thuộc vào phương pháp tính lãi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 32


cùng thu được với vốn gốc họ bỏ ra. Nói cách khác, lãi là kết quả tài chính cuối cùng của
quá trình đầu tư.


Trong ví dụ trên, ngân hàng nhận số vốn 1.000.000 đồng của người gửi và cuối năm
phải hoàn lại đủ 1.000.000 đồng vốn đồng thời phải trả thêm 100.000 đồng tiền lãi.


<i>Lãi suất thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa lãi trong một đơn vị thời gian với vốn gốc trong </i>
thời gian đó. Nói khác đi, lãi suất là suất thu lợi của vốn trong một đơn vị thời gian.


Lãi trong một đơn vị thời gian
Lãi suất = x 100%




<i><b>Ví dụ: Đầu tư 100 triệu đồng sau một năm thu được 112 triệu đồng. Như vậy sau 1 </b></i>



năm nhà đầu tư lãi được 12 triệu đồng và lãi suất đạt được là 12%
((12.000.000/100.000.000) x100%).


<i><b>2.1.1. Lãi đơn và lãi kép </b></i>
<i><b>2.1.1.1. Lãi đơn: </b></i>


Là việc tính lãi dựa trên vốn gốc (vốn đầu tư ban đầu). Vì thế theo phương pháp lãi
đơn thì số lãi mỗi kỳ luôn bằng nhau nếu vốn gốc bằng nhau. Thông thường lãi đơn thường
được áp dụng cho các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn.


<i><b>Ví dụ: Gửi ngân hàng 10 triệu đồng theo phương thức gửi có kỳ hạn 1 năm, lãi </b></i>


1%/tháng. Sau một năm gửi tổng số tiền rút ra là:
10 triệu đồng (1 + 12 x 1%) = 11,2 triệu đồng.
<i>2.1.1.2. Lãi kép: </i>


Số lãi tính bằng cách cộng dồn lãi kỳ trước vào vốn để tính lãi kỳ tiếp theo được gọi
là lãi kép. Đặc điểm của lãi kép là chẳng những vốn sinh lời mà lãi cũng sinh lợi (lãi mẹ đẻ
lãi con). Thông thường, lãi kép được áp dụng cho các nghiệp vụ tài chính dài hạn.


<i><b>Ví dụ: </b></i>


Ông A gửi ngân hàng số tiền 100 triệu đồng với lãi suất 12%/năm. Sau 3 năm gửi ông
cần tiền nên rút hết ra. Tổng số tiền ông A rút ra là : 100 triệu đồng (1+ 12%)3<sub> = 140, 4928 </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 33


0 1 n


<i><b>2.1.2. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa </b></i>



Thông thường người sử dụng vốn chỉ trả lãi sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên,
trong thực tế có trường hợp lợi tức được trả ngay khi người sử dụng vốn nhận vốn. Trong
trường hợp này lãi suất được quy định cụ thể trên văn bản (hợp đồng, trái phiếu..) chỉ là lãi
suất danh nghĩa. Lãi suất thực khi đó lại lớn hơn lãi suất danh nghĩa.


<i><b>Ví dụ 1: Ngân hàng BIDV phát hành trái phiếu thời hạn 1 năm, lãi trả ngay khi vay là </b></i>


12,25%/năm. Một người mua 100 triệu đồng trái phiếu. Ngay khi mua được nhận 12,25
triệu đồng tiền lãi. Như vậy, người này thực tế chỉ bỏ ra 87,75 triệu đồng, cuối năm nhận
được 100 triệu đồng.


Trong trường hợp này lãi suất 12,25% là lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực là
13,96%/năm ( = 12,25/87,75 x 100%).


<i><b>Ví dụ 2: Ơng Ba gửi tiết kiệm có kỳ hạn loại 1 năm, lãi suất 1%/tháng. Số tiền gửi là </b></i>


100 triệu đồng.


Nếu cuối năm lãnh lãi 1 lần thì lãi suất thực sẽ là:
(100 x 1% x 12)/100 = 1% x 12 = 12%/năm.


Nếu lãnh lãi hàng quý thì lãi suất thực sẽ là 12,5509%/năm. Vì cuối 1 q mà ơng Ba
khơng rút lãi mà gửi ln thì đến thời điểm này vốn của ông Ba là 103 triệu đồng. Tương
tự cuối 2 quý vốn sẽ là 106,09. Cuối 3 quý vốn sẽ là 109,2727 và đến cuối năm sẽ rút được
số tiền 112,5509 triệu đồng. Như thế tiền lãi cả năm là 12,5509 triệu đồng.


Giá trị tiền tệ theo thang thời gian như sau:
0 1 2 3 4



100 103 106,09 109,2727 112,5509
Sự khác nhau giữa


việc tính lãi đơn và
tính theo lãi kép thể
hiện rõ qua đồ thị bên


cạnh


Lãi


Lãi kép


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 34


<b>2.2. Giá trị tương lai của tiền tệ </b>


<i><b>2.2.1. Giá trị tương lai của một số tiền </b></i>


Giá trị tương lai của một số tiền đầu tư Vo chính là giá trị Vn thu được sau n kỳ đầu
tư với lãi suất là i/kỳ. Đây chính là giá trị cuối của một số tiền. Giá trị tương lai của tiền tệ
có thể tính theo phương pháp lãi đơn hay lãi kép. Tuy nhiên, việc tính giá trị tương lai theo
phương pháp lãi đơn rất đơn giản. Vì vậy, trong phạm vi bài này chỉ xét giá trị tương lai
lẫn giá trị hiện tại theo phương pháp lãi kép.


Cách tính giá trị tương lai như sau:
Vn = Vo (1+i)n


Thừa số (1+i)n <sub> được cho sẵn trong bảng tài chính theo sự biến đổi của i và n (xem </sub>



bảng tài chính số 1).


<i><b>Ví dụ 3: Gửi vào ngân hàng số tiền tiết kiệm 1.000 đồng với lãi suất 6%/năm và gửi </b></i>


trong 2 năm. Sau 2 năm rút ra cả vốn lẫn lãi là:


V2 = 1.000 đồng ( 1+ 6%)2 = 1.000 đồng x 1,1236 = 1.123,6 đồng.


<i><b>2.2.2. Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ </b></i>


Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ chính là giá trị cuối của chuỗi tiền tệ được đánh giá
vào ngày thu hoặc trả cuối cùng. Từ cách tính giá trị tương lai của một số tiền như trên có
thể suy ra giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ cuối kỳ như sau:


0 1 2 3 n-1 n


V1 V2 V3 Vn-1 Vn


Từ sơ đồ của chuỗi tiền tệ như trên, giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ được tính bởi
cơng thức:


FV = V1 (1+i)n-1 + V2 (1+i)n-2 +...+ V n-1 (1+i) + Vn


Hoặc FV = ∑𝑛<sub>𝑗=1</sub>𝑉<sub>𝑗 </sub>(1 + 𝑖)𝑛−𝑗<sub> </sub>


Đó là tổng giá trị của chuỗi tiền tệ biến đổi cuối kỳ


Nếu V1 = V2 = ...=Vn-1 = Vn = V thì ta sẽ có tổng giá trị của chuỗi tiền tệ đồng đều
(cố định). Cách tính như sau:



</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 35


Vì ∑<sub>𝑗=1</sub>(1 + 𝑖) là tổng của một cấp số nhân có số hạng đầu là 1 và cơng bội là
(1+i) do đó:


FV = V* (1+𝑖)𝑛 −1


𝑖


Để đơn giản cho việc tính tốn, thừa số (1+𝑖)𝑛 −1


𝑖 đã được tính sẵn trong bảng tài


chính.




Nếu là chuỗi tiền tệ đầu kỳ sẽ có dạng như sau:


0 1 2 3 n-2 n-1 n


V1 V2 V3 V4 Vn-1 Vn


Khi đó giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ tại thời điểm n sẽ là:
FV = ∑𝑛<sub>𝑗=1</sub>𝑉<sub>𝑗 </sub>(1 + 𝑖)𝑛−𝑗+1


Nếu là chuỗi đồng đều thì: FV = V (1+𝑖)𝑛 −1


𝑖 (1 + 𝑖)



<b>Ví dụ: Đầu mỗi năm gửi ký thác tiết kiệm ở ngân hàng 1.000 đồng với lãi suất 6%/năm </b>
thì đến năm thứ 6 số tiền rút ra là:


FV = 1.000 đồng <sub> ∑</sub>6 <sub>(1 + 6%</sub>


𝑗=1 ) 6-j = 6.975,3 đồng


1000 1000 1000 1000 1000 1000


Rút hết


<i><b>Cần chú ý: Cũng như ví dụ trên nhưng số tiền rút ra sau 6 năm sẽ là: </b></i>


FV = 1.000 đồng <sub> ∑</sub>𝑛 <sub>(</sub>


𝑗=1 1 + 6%)6-j


= 1.000 đồng (1 + 6%) ∑6 (1 + 6%)


𝑗=1 6-j = 7.393,8 đồng


Từ cơng thức tính giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ đồng đều trên có thể dự kiến
được tình huống như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 36
<i><b>Ví dụ: Anh B cố gắng để dành tiền tiết kiệm với mong muốn đúng 3 năm sau sẽ có </b></i>


được 89.410.000 đồng để mua một căn nhà nhỏ. Nếu anh B gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng
với lãi suất 2%/tháng thì bình quân mỗi quý anh B phải gủi vào tiết kiệm số tiền là bao
nhiêu?



0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12


Do gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng nên lãi suất quý là 6%. Sau 3 tháng lãi mới được
nhập vào vốn để tính lãi của kỳ sau. Vì vậy, bình quân số tiền mà anh B phải gửi tiết kiệm
mỗi quý là:


Từ công thức trên ta có thể suy ra:


<b>2.3. Hiện giá của tiền tệ </b>


<i><b>2.3.1. Hiện giá của một số tiền </b></i>


Giá trị hiện tại của tiền tệ gọi tắt là hiện giá (còn gọi là giá trị gốc) là giá trị của một
số tiền thu được trong tương lai được quy về thời điểm hiện tại (thời điểm gốc). Cách tính
hiện giá là phép tính ngược lại cách tính lãi kép. Tức là từ công thức:


Vn = Vo (1+i)n


Suy ra Vo = Vn (1+i)-n


<i><b>Ví dụ: Giá trị hiện tại của số tiền 1.123,6 đồng thu được ở cuối năm thứ 2 là 1.000 </b></i>


đồng nếu lãi suất là 6%/năm. Bởi vì:


Thơng thường số (1+i)-n<sub> được cho sẵn trong bảng tài chính. </sub>


<i><b>2.3.2. Hiện giá của chuỗi tiền tệ </b></i>



Tương tự như cách tính giá trị tương lai, có thể tính giá trị hiện tại của một chuỗi
tiền tệ đồng đều hoặc bất đồng như sau:


FV 89.410.000


V = = = 5.000.000 đồng
∑n<sub>j=1</sub>(1 + i)n <sub> ∑</sub>12 <sub>(1 + 6%)</sub>


j=1 j


1.123,6 đồng



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 37


<i>2.3.2.1. Chuỗi tiền tệ bất đồng: </i>
a. Nếu là chuỗi cuối kỳ:


Hay: PV = ∑𝑛<sub>𝑗=1</sub>𝑉j(1+i)-j


b. Nếu là chuỗi đầu kỳ:


PV = ∑𝑛<sub>𝑗=1</sub>𝑉j(1+i)-j +1


<i>2.3.2.2. Chuỗi tiền tệ đồng đều: </i>
a. Chuỗi cuối kỳ


Trong công thức trên, nếu: V1 = V2 =…=Vn = V0 thì


= V0 ∑𝑛<sub>𝑗=1</sub>(1 + 𝑖)-j



Mà ∑𝑛<sub>𝑗=1</sub>(1 + 𝑖)-j <sub>là một cấp số nhân có giá trị là </sub>


Thơng thường, tổng này người ta tính sẵn trong bảng tài chính.
1- (1 + i)-n


Hay PV = V0 ∑𝑛<sub>𝑗=1</sub>(1 + 𝑖)-j = V0


i
b. Chuỗi đầu kỳ


PV = V0 ∑𝑛<sub>𝑗=1</sub>(1 + 𝑖)-j+1 = V0(1+i) ∑𝑛<sub>𝑗=1</sub>(1 + 𝑖)-j


<i><b> Ví dụ: </b></i>


Công ty xuất nhập khẩu tỉnh Q muốn nhập một hệ thống thiết bị A của Nhật. Công ty
đã nhận ba đơn chào hàng của nhà cung cấp như sau:


V1 V2 Vn
PV = + +…+


1 + i (1 + i)2 <sub> (1 + i)</sub>n


1 1 1 1


PV = V0 + +…+ +


1 + i (1 + i)2 <sub> (1 + i)</sub>n-1<sub> (1 +i)</sub>n


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 38



- Nhà cung cấp X: Chào hàng giá CIF cảng Sài Gòn 100 triệu đồng. Phương thức
thanh toán là: một năm sau khi giao hàng thanh toán 20%, hai năm sau khi giao hàng trả
30%, ba năm sau khi giao hàng trả 50%.


- Nhà cung cấp Y: Chào hàng giá CIF cảng Sài Gòn 100 triệu đồng. Thanh toán trong
4 năm mỗi năm thanh toán 25%, lần thanh toán đầu tiên là một năm sau khi giao hàng.


- Nhà cung cấp Z: Chào hàng giá CIF cảng Sài Gịn 100 triệu đồng. Thanh tốn trong
5 năm mỗi năm thanh toán 2o%, lần thanh toán đầu tiên là ngay khi giao hàng.


Hệ thống cung cấp thiết của ba nhà cung cấp X, Y và Z hồn tồn giống nhau.


Hãy giúp cơng ty lựa chọn đơn chào hàng nào có lợi nhất. Biết rằng lãi suất ngân hàng
là 20%.


<b>Giải </b>


Thực chất mỗi đơn đặt hàng là một chuỗi tiền tệ trong tương lai. Vì vậy muốn so
sánh các đơn chào hàng trên phải quy về hiện giá.


Nếu trả tiền ngay, công ty sẽ trả cho nhà cung cấp X số tiền:


PV= = ++


= 66,433 triệu đồng


Số tiền phải trả cho nhà cung cấp Y:


PV = 100 triệu đồng x 25% ∑4<sub>𝑗=1</sub>(1 + 20)-j



= 64,7175 triệu đồng


Số tiền phải trả cho nhà cung cấp Z:


PV = 100 triệu đồng x 20% ∑5<sub>𝑗=1</sub>(1 + 20)-j


= 65,14 triệu đồng


<i>Như vậy, nên ký hợp đồng mua hệ thống thiết bị của nhà cung cấp Y sẽ có lợi hơn. </i>
100tr x 20%


1+20%


100tr x30%
(1+20%)2


100tr x50%
(1+20%)3


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 39


<b>2.4. Ứng dụng của thời giá tiền tệ </b>


<i><b>2.4.1. Trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư </b></i>


Trong việc thẩm định dự án đầu tư dưới góc độ tài chính, các chun gia thường dùng
các phương pháp hiện tại hóa để tính tốn, lựa chọn như phương pháp hiện giá thuần,
phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ, phương pháp chỉ số sinh lời...Tất cả các phương pháp
này đều phải sử dụng kiến thức về thời giá tiền tệ (xem chương đầu tư dài hạn).



<i><b>2.4.2. Trong lĩnh vực đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế mua bán hàng trả chậm </b></i>
<i><b>và đề ra chính sách bán chịu </b></i>


Chính sách bán chịu là một trong những chiến lược quan trọng của doanh nghiệp để
có thể tăng doanh số bán hàng và tăng thị phần. Nhưng mặt khác, bán chịu càng nhiều thì
doanh nghiệp càng bị chiếm dụng vốn càng lớn, nếu khơng có biện pháp xử lý thỏa đáng
thì tốc độ quay vòng vốn của doanh nghiệp sẽ giảm thấp...từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp
sẽ ngày càng giảm theo. Do đó, để đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục, không ngừng tăng
lơi nhuận và giá trị của doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải đi vay dưới nhiều hình thức
trong đó có hình thức chiết khấu thương phiếu, có nghĩa là doanh nghiệp phải chịu một
khoản lãi nhất định. Vì vậy, trong giá bán chịu phải bao gồm 2 bộ phận: Giá bán thu tiền
ngay và lãi theo thời gian bán chịu.


<i><b>Ví dụ: Một doanh nghiệp đề ra chính sách bán chịu sản phẩm A có giá bán trả ngay </b></i>


là 20.000.000 đồng như sau: Ngay khi nhận hàng khách hàng phải trả ngay 30% tổng số
tiền thanh toán, số tiền còn lại sẽ trả dần trong 12 tháng kế tiếp. Nếu lãi suất chiết khấu
ngân hàng là 1,5%/tháng thì giá bán hợp lý phải là: 21.361.333 đồng.


<i><b>2.4.3. Tiết kiệm thuế cho doanh nghiệp thông qua việc áp dụng các phương pháp </b></i>
<i><b>khấu hao có lợi </b></i>


<i><b>Ví dụ: </b></i>


Một TSCĐ có nguyên giá 120.000.000 đồng, đời sống hữu ích là 5 năm, nếu khấu hao
theo phương pháp tuyến tính cố định thì số tiền khấu hao trong 5 năm như sau:


Năm 1 2 3 4 5


Khấu hao 24 24 24 24 24



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 40


Năm 1 2 3 4 5
Khấu hao 40 32 24 16 8


Như thế nếu khấu hao theo phương pháp tổng số thì những năm đầu thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp thấp hơn so với việc tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố
định. Do đó, đứng trên góc độ thời giá tiền tệ thì doanh nghiệp đã tiết kiệm được một số
tiền (mặc dù tổng số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp trong cả đời dự án không thay đổi và
khơng phụ thuộc vào cách tính khấu hao).


<i><b>2.4.4. Trong lĩnh vực quản trị tài chính </b></i>


Trong các hoạt động khác của lĩnh vực quản trị tài chính như xác định chính xác chi
phí (giá) sử dụng vốn của doanh nghiệp, định giá chứng khoán, đinh giá doanh
nghiệp...(xem chương giá sử dụng vốn, định giá doanh nghiệp).


<i><b>2.4.5. Tính lãi suất ngầm </b></i>


<i><b>Ví dụ 1: Doanh nghiệp A hợp đồng mua của công ty B một hệ thống thiết bị sản xuất. </b></i>


Theo hợp đồng doanh nghiệp A sẽ trả tiền dần dần như sau:
Ngay khi nhận hàng trả số tiền 1.647.844.902 đồng.


Số còn lại trả dần đều trong 5 năm, mỗi năm trả 1.000.000.000 đồng , lần trả đầu tiên
trong đợt này là 1 năm sau khi giao hàng.


<i><b>Yêu cầu: Hãy tính lãi suất ngầm mà doanh nghiệp A phải chịu, biết rằng nếu trả tiền </b></i>



1 lần duy nhất ngay khi nhận hàng thì chỉ phài trả 5.000.000.000 đồng?
<b>Giải </b>


Nếu gọi i là lãi suất ngầm, ta có:
Chuỗi tiền tệ trên thỏa mãn cơng thức:


1 – (1 + i)-5


5.000.000.000 = 1.647.844.902 + 1.000.000.000 x


i
1 – (1 + i)-5 5.000.000.000 - 1.647.844.902


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 41


Tra bảng tài chính 4 ta có i = 13%. Vậy lãi suất ngầm của khoản mua chịu là 13%.


<i><b>Ví dụ 2: Cơng ty X hợp đồng vay của cơng ty tài chính Y số tiền 2.850.000.000 đồng. </b></i>


Hợp đồng quy định công ty X phải trả dần trong 5 năm, bốn năm đầu mỗi năm trả
800.000.000 đồng, năm cuối cùng trả 999.345.540 đồng, lần đầu tiên trả là một năm sau
khi vay. Hãy tính lãi suất ngầm của khoản vay trên?


<b>Giải </b>
Lãi suất ngầm thỏa mãn đẳng thức:


1 – (1 + i)-4


2.850.000.000 = 800.000.000 x + 999.345.540 (1 + i)-5



i
Giải phương trình trên ta có i = 14%.


<i><b>2.4.6. Xác định giá trị tương đương hoặc khoản tiền thanh tốn đều theo định kỳ </b></i>
<i><b>Ví dụ: Công ty xây dựng ABC đang bán nhà theo giá trả ngay là 120 triệu đồng/căn, </b></i>


công ty đang phấn đấu tăng doanh thu nên đề ra chính sách bán chịu như sau: Ngay khi
nhận nhà khách hàng sẽ trả ngay 30% giá trả ngay. Số còn lại trả dần đều nhau trong thời
hạn 5 năm, mỗi năm trả 1 lần. Yêu cầu hãy tính số tiền khách hàng trả chậm hàng năm?
Biết rằng lãi suất vay ngân hàng là 12%/năm.


<b>Giải </b>
Số tiền khách hàng còn thiếu khi mua nhà:
120 triệu đồng (1-30%) = 84 triệu đồng.


Đây chính là số nợ vay đầu kỳ mà khách hàng nhận nợ và phải trả dần đều trong 5
năm. Nếu lãi suất là 12%/năm thì số tiền phải trả hàng năm là:


1 – (1 + i)-n


Từ công thức PV = V0 x


i


i 12%
= > V0 = PV x = 84 triệu đồng x


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 42


= 23,302417 triệu đồng.



<i><b>Ví dụ: Cơng ty xuất nhập khẩu tỉnh Q muốn nhập một hệ thống thiết bị A của Nhật. </b></i>


Công ty đã quyết định mua hàng của nhà cung cấp X. Điều kiện nhà cung cấp X đưa ra như
sau:


Nhà cung cấp X chào hàng giá CIF cảng Sài Gòn 100 triệu đồng. Phương thức thanh
toán là: một năm sau khi giao hàng thanh toán 20%, hai năm sau khi giao hàng trả 30%, ba
năm sau khi giao hàng trả 50%.


Tuy nhiên, để ổn định nguồn chi công ty đề nghị với nhà cung cấp X sẽ thanh toán
làm ba lần đều nhau trong 3 năm, lần đầu tiên thanh toán là 1 năm sau ngày giao hàng. Hãy
tính số tiền thanh toán hàng năm? Biết rằng hai bên thỏa thuận lãi suất là 10%/năm.


<b>Giải </b>


Hiện giá của chuỗi tiền tệ thanh toán theo điều kiện của nhà cung cấp X là:
100 tr x 20% 100 tr x 30% 100 x 50%


PV = + + = 80,540947 tr
1 + 10% (1 + 10%)2 (1 + 10%)3


Vì vậy muốn thanh tốn đều mỗi năm cơng ty sẽ trả số tiền:


i 10%


V0 = PV = 80,540947 tr x


1 – (1 + i) –n 1 – (1 + 10%) -3



<i><b> = 32,386707 triệu đồng. </b></i>


<i><b>2.4.7. Định giá chứng khoán: Việc định giá trái phiếu hay cổ phiếu phải sử dụng </b></i>
<i><b>kiến thức thời giá tiền tệ. </b></i>


<i><b>Ví dụ: Giả sử một trái phiếu có mệnh giá là 100.000 đồng, được hưởng lãi suất </b></i>


10%/năm, kỳ hạn 9 năm. Nhà đầu tư đòi hỏi lãi suất là 12%/năm. Giá của trái phiếu này
xác định như sau:


1 – (1 + 12%) -9


P0 = 100.000 x 10% + 100.000 (1 + 12%) -9


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 43


<b>2.5. Bài tập chương 2/Câu hỏi củng cố </b>
<b>Bài tập 1: </b>


Cho i = 18% năm. Tính tiền lãi của vốn đầu tư 20 triệu đồng (theo phương pháp lãi đơn)
trong các trường hợp sau:


a. 20 ngày
b. 3 tháng
c. 5 năm
<b>Bài tập 2: </b>


a) Gửi ngân hàng 100.000.000đ theo phương thức gửi có kỳ hạn 6 tháng với lãi suất
1%/tháng. Xác định giá trị đạt được và số lãi (tính theo lãi đơn) vào cuối đợt đầu tư (sau 6
tháng)?



b) Đầu tư 100.000.000đ, lãi suất 12%/năm (tính theo lãi đơn) sau một thời gian thu được
cả vốn lẫn lời 118.000.000đ vào cuối đợt đầu tư. Hỏi thời gian đầu tư bao lâu?


c) Với lãi suất 12%/năm thì phải bỏ số vốn ban đầu là bao nhiêu để thu được 28.400.000đ
trong 3 năm 6 tháng (tính theo lãi đơn)?


<b>Bài tập 3: </b>


a) Đầu tư 100.000.000đ (tính theo lãi đơn), sau 6 tháng thu được tổng số tiền là
105.600.000đ. Hỏi lãi suất đầu tư là bao nhiêu?


b) Đầu tư 100.000.000đ với lãi suất là 12%/năm (tính theo lãi đơn). Sau một thời gian rút
hết ra thu được 106.000.000đ. Hỏi thời gian đầu tư mất bao lâu?


<b>Bài tập 4: </b>


Đầu tư 20.000.000đ trong vòng 9 tháng với lãi suất 12%/năm theo phương pháp lãi đơn.
Kết thúc đợt đầu tư giá trị đạt được là bao nhiêu?


<b>Bài tập 5: </b>


Hãy tính tốn giúp ơng A lựa chọn một trong hai phương án gửi tiền vào ngân hàng như
sau:


PA1: Mua kỳ phiếu ngân hàng, lãi trả ngay khi mua với kỳ hạn một năm và lãi suất 8%/năm.
PA2: Gửi tiết kiệm có kỳ hạn một năm, lãi suất 0,7%/tháng. Lãi nhận khi đáo hạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 44



Đầu tư 1 khoản tiền với lãi suất 10%/năm. Sau 4 năm thu được cả vốn lẫn lời là
146.410.000đ (tính theo lãi kép). Hỏi vốn đầu tư ban đầu là bao nhiêu?


<b>Bài tập 7 </b>


Một doanh nghiệp đi vay ở hiện tại một số tiền và phải thanh toán một số tiền là 800
triệu sau 5 năm. Có 2 hình thức thanh tốn sau đây được ghi trong khế ước:


- TH1: trả trước vào cuối năm 2


- TH2: gia hạn thêm 2 năm nữa


Biết lãi suất mà ngân hàng áp dụng cho khoản vay này là 20% năm (phương pháp lãi kép)
a. Tính khoản tiền mà doanh nghiệp đã vay.


b. Tính số tiền phải trả trong TH1


c. Tính số tiền doanh nghiệp phải trả trong TH2
<b>Bài tập 8 </b>


Một công ty đến vay ngân hàng một khoản vốn là 250 triệu đồng với các mức lãi suất như
sau :


- 8% năm trong 2 năm đầu tiên
- 10% năm trong 2 năm tiếp theo
- 12% năm trong 3 năm cuối.


a. Tính lợi tức ngân hàng đạt được nếu ngân hàng áp dụng phương pháp tính lãi đơn.
b. Tính lợi tức ngân hàng có được nếu tính theo lãi kép.



<b>Bài tập 9: </b>


Anh Tư gởi vào ngân hàng liên tục trong 5 năm, số tiền gởi mỗi năm lần lượt là 20.000.000đ,
22.000.000đ, 22.000.000đ, 25.000.000đ, 25.000.000đ. Ngay khi lần gởi thứ 5, do cần tiền
đột xuất, anh Tư rút ra hết. Hỏi tổng số tiền anh Tư rút ra là bao nhiêu? Biết rằng, lãi suất
tiền gởi là 8%/năm.


<b>Bài tập 10: </b>


Lấy lại bài tập trên nhưng số tiền gởi mỗi năm lần lượt là 20.000.000đ.
<b>Bài tập 11: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 45


mỗi tháng anh X phải gởi vào ngân hàng bao nhiêu mới có thể đủ mua được căn nhà như
dự định? Biết anh X bắt đầu gửi từ cuối tháng thứ nhất.


<b>Bài tập 12 </b>


Anh A gửi ngân hàng mỗi tháng 5.000.000 đồng, ngay sau lần gửi thứ 15 anh rút hết thì
tổng số tiền thu được là 78.233.400 đồng. Hỏi lãi suất tiền gửi là bao nhiêu?


<b>Bài tập 13: </b>


Tìm giá trị tương lai của mỗi dịng tiền đều cuối kỳ sau đây:


1. 400 triệu đồng mỗi năm trong thời hạn 10 năm với lãi suất 10%.
2. 200 USD mỗi năm trong thời kỳ 5 năm với lãi suất 5%.


3. 400 triệu đồng mỗi năm trong thời kỳ 5 năm với lãi suất 0%.


4. Tính lại các câu trên với dòng tiền đều đầu kỳ.


<b>Bài tập 14: </b>


Tìm giá trị hiện tại của dòng tiền đều cuối kỳ sau đây:


1. 400 triệu đồng mỗi năm trong thời hạn 10 năm với lãi suất 10%.
2. 200 USD mỗi năm trong thời kỳ 5 năm với lãi suất 5%.


3. 400 triệu đồng mỗi năm trong thời kỳ 5 năm với lãi suất 0%.
4. Tính lại các câu trên với dịng tiền đều đầu kỳ.


<b>Bài tập 15 </b>


Công ty X muốn mua một hệ thống thiết bị toàn bộ của Nhật. Công ty đã nhận được đơn
chào hàng như sau:


- Nhà cung cấp 1: Chào hàng giá CIF cảng Sài Gịn 100.000 USD. Phương thức thanh tốn
là: một năm sau khi giao hàng thanh toán 20%, hai năm sau khi giao hàng trả 30%, ba năm
sau khi giao hàng trả 50%.


- Nhà cung cấp 2: Chào hàng giá CIF cảng Sài Gòn 100.000 USD. Thanh toán trong 4 năm
mỗi năm thanh toán 25%, lần thanh toán đầu tiên là một năm sau khi giao hàng.


- Nhà cung cấp 3: Chào hàng giá CIF cảng Sài Gịn 100.000 USD. Thanh tốn đều trong 5
lần, mỗi năm thanh toán 20%, lần thanh toán đầu tiên là ngay khi giao hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 46


Hệ thống cung cấp thiết của các nhà cung cấp hoàn toàn giống nhau.



Hãy giúp công ty lựa chọn đơn chào hàng nào có lợi nhất. Biết rằng lãi suất ngân hàng là
13%.


<b>Bài tập 16: </b>


Bác Ba vay Ngân hàng số tiền là 100.000.000 đồng trong thời hạn 5 năm, lãi suất 10%/năm.
Bác Ba muốn trả dần mỗi năm một số tiền bằng nhau. Hỏi số tiền mà Bác Ba trả mỗi năm
là bao nhiêu? Biết rằng lần trả đầu tiên là một năm sau ngày vay.


<b>Bài tập 17: </b>


Anh Tư vay của bà Năm 50 triệu đồng, mỗi tháng phải trả 5 triệu đồng. trả liên tục trong 1
năm (12 tháng) là hết nợ. Lần trả đầu tiên là 1 tháng sau ngày vay. Hỏi lãi suất tiền vay anh
Tư phải chịu là bao nhiêu?


<b>Bài tập 18: </b>


Cơng ty đưa ra chính sách bán hàng trả góp như sau:


Ngay khi nhận hàng khách hàng phải trả 10% tổng số tiền thanh tốn, số cịn lại trả dần đều
trong 9 năm, mỗi năm trả một lần vào đầu năm. Bác Tư muốn mua số hàng trên nhưng đề
nghị trả 1 lần duy nhất ngay khi nhận hàng. Hỏi số tiền Bác Tư phải trả là bao nhiêu? Biết
rằng hai bên đã thỏa thuận lãi suất là 10% và tổng số tiền thanh toán là 100 triệu đồng.
<b>Bài tập 19: </b>


Công ty A muốn mua vải của Nhà máy X theo phương thức trả chậm, đã đề nghị như sau:
- Công ty muốn mua:


+ 10.000 mét vải silk.


+ 8.000 mét vải jean.


Tổng số tiền sẽ trả là 245.000.000 đồng, trả ngay 30% khi nhận hàng, số còn lại được trả
làm 4 lần đều nhau trong năm (mỗi quý trả một lần).


Số hàng này hiện đang được nhà máy X bán với giá 8.500 đồng/mét vải silk và 18.000
đồng/mét vải jean.


Ngân hàng đã đồng ý cho nhà máy vay theo nhu cầu với mức lãi suất 4,5%/quý.


<i><b>Yêu cầu: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 47


Nếu muốn bán theo phương thức trả chậm của người mua, nhà máy sẽ đề nghị người mua
trả tiền bao nhiêu? (tổng số tiền thanh tốn).


<b>Bài tập 20: </b>


Cơng ty D đang bán hàng X theo giá trả ngay là 15 triệu đồng, để tăng lượng tiêu thụ công
ty thấy cần phải thực hiện chính sách bán trả chậm. Công ty đưa ra hai phương thức bán trả
chậm như sau:


Phương thức 1: Ngay sau khi nhận hàng, khách hàng phải trả ngay 20% trên tổng số tiền
phải thanh tốn. Số tiền cịn lại sẽ trả dần đều trong 12 tháng, mỗi tháng trả một lần.
Phương thức 2: Ngay sau khi nhận hàng, khách hàng phải trả ngay 40% trên tổng số tiền
phải thanh tốn. Số tiền cịn lại trả dần đều trong 6 tháng, mỗi tháng trả một lần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 48
<i><b>Chương 3: GIÁ SỬ DỤNG VỐN </b></i>



<b>Tóm tắt: </b>


Trong chương 3 gồm các nội dung:Các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng
trong hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó để sử dụng các nguồn vốn này doanh nghiệp cần
phải trả chí phí sử dụng vốn và nắm bắt được cách tính chi phí.


<b>Mục tiêu: </b>


+ Trình bày được các nguồn tài trợ của doanh nghiệp.


<i>+ Tính tốn được giá sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp. </i>
<b>Nội dung chính: </b>


<b>3.1. Các nguồn tài trợ </b>


<i><b> 3.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu </b></i>


Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn riêng của bản thân doanh nghiệp. Nguồn để tạo
nên vốn chủ sở hữu bao gồm vốn cổ phần và lãi để lại.


- Vốn cổ phần: Có thể hiểu theo nghĩa rộng là tiền đóng góp của các chủ sở hữu doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp. Vốn cổ phần có thể hiểu là vốn tu được do phát
hành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi (đối với cơng ty cổ phần) hoặc là vốn của chính
người chủ công ty (liên doanh, nhà nước hay tư nhân). Người có cổ phiếu là chủ của doanh
nghiệp, như vậy chủ doanh nghiệp có thể là cá nhân, tập thể hay Nhà nước.


Riêng đối với công ty cổ phần thí cổ phiếu được chia làm hai loại:
 Cổ phiếu thường.



 Cổ phiếu ưu đãi.


Cổ tức trả cho chủ sở hữu được lấy từ lãi ròng (lãi sau thuế).


- Lãi để lại: Tiền được tạo ra (bổ sung) từ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp không (hay chưa) phân phối. Đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với nhiều doanh
nghiệp.


<i><b>3.1.2. Vốn vay </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 49


Lãi vay được xem như là một yếu tố chi phí do đó được trả trước khi tính thu nhập chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp.


Trong các hình thúc vay, trái phiếu được sử dụng khi khó vay dài hạn một khoản tiền
lớn từ một hoặc vài tổ chức tín dụng.


<b>3.2. Giá sử dụng các nguồn vốn </b>


Mỗi nguồn vốn khi sử dụng đều phải trả một mức giá cho quyền sử dụng số vốn đó,
khoản tiền trả này được gọi là giá sử dụng vốn hay cịn gọi là phí tổn sử dụng vốn. Nói cách
<i>khác, giá sử dụng vốn là lãi suất làm cân bằng giữa nguồn vốn sử dụng với tôngr hiện giá </i>
<i>các khoản chi trả trong tương lai. Các khoản chi trả đó có thể là tiền trả lãi vay, trả nợ gốc, </i>
trả lợi tức cổ phần...


<i> Giá sử dụng vốn phụ thuộc rất nhiều yếu tố: Lãi suất của các khoản nợ phải trả, chính </i>
<i>sách phân phối lợi nhuận, cơ cấu tài chính, mức độ mạo hiểm, thị trường tài chính v.v... Vì </i>
thế, xác định chính xác giá trị sử dụng vốn là việc khó khăn, phức tạp.



Thơng thường người quản lý chỉ tính giá sử dụng vốn khi cần phải khai thác thêm
nguồn vốn mới vào hoạt động.


<i><b> 3.2.1. Giá sử dụng vốn vay </b></i>


Có hai loại vay: Ngắn hạn và dài hạn. Về nguyên tắc, cách tính giá sử dụng các nguồn
vốn này giống nhau.


<i> Có hai loại giá sử dụng vốn vay: giá sử dụng vốn vay trước thuế và giá sử dụng vốn </i>
<i>vay sau thuế. </i>


<i> 3.2.1.1. Giá sử dụng vốn vay trước thuế </i>


a. Đối với khoản nợ vay ngắn hạn: giá sử dụng vốn trước khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp được tính như sau:


𝑟<sub>𝑑</sub> = ⌊1 +1
𝑛⌋


𝑛<sub>− 1 </sub>
rd: Giá sử dụng vốn vay


n: Số kỳ tính lãi trong năm.
i: Lãi suất tiền vay mốt năm.


<i><b> Ví dụ 1: Cơng ty ABC vay ngân hàng 100 triệu đồng lãi suất 12%/ năm, cứ 3 tháng </b></i>
trả lãi một lần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 50



𝑟<sub>𝑑</sub> = (1 +12%
4 )


4


− 1 = 12,55%


b. Đối với khoản nợ vay dài hạn: Khi nhận khoản vay, nhiệm vụ của doanh nghiệp là
phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi theo một thời hạn xác định.


- Nếu lãi và vốn trả một lần khi đáo hạn:

𝑟

<sub>𝑑</sub>

= √

𝑉

𝑛


𝑉

<sub>𝑣</sub>

− 1


𝑛


Vv: Vốn vay thực tế được dùng vào sản xuất kinh doanh (số tiền vay cịn lại sau khi


trừ chi phí liên quan đến việc vay).


𝑉<sub>𝑣</sub> = ∑ ⌊(𝑎<sub>𝑗</sub> − 𝐶𝑝ℎ


𝑇 )(1 + 𝑟𝑑)


−𝑗<sub>⌋ + ∑ 𝑎</sub>


𝑇+𝑗(1 + 𝑟𝑑)−(𝑗+𝑇)
𝑛−𝑇


𝑗=1


𝑇


𝑗=1


- Nếu thanh tốn (trả nợ) theo định kỳ thì chi phí sử dụng vốn vay trước thuế thu nhập
doanh nghiệp được tính như sau:


aj: Số tiền thanh tốn theo định kỳ thứ j.


Cph: Chi phí phát hành trái phiếu. Thơng thường bao gồm chi phí in ấn trái phiếu, chi


phí quảng cáo và chi phí hoa hồng. Thơng thường khoản chi phí này chiếm tỷ trọng khá lớn
trong tổng giá phát hành.


T: Số năm khấu hao chi phí phát hành trái phiếu (Tn).


<i><b> * Chú ý: Chi phí phát hành trái phiếu được tính khấu hao dần trong nhiều năm. Nếu </b></i>
thời gian khấu hao chi phí phát hành trái phiếu bằng với thời gian hồn vốn gốc thì cơng
thức trên có thể tính như sau:


𝑉<sub>𝑣</sub> = ∑ ⌊(𝑎<sub>𝑗</sub> − 𝐶𝑝ℎ


𝑇 )(1 + 𝑟𝑑)
−𝑗<sub>⌋</sub>
𝑇


𝑗=1
<i><b> Ví dụ 2: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 51



cáo, chi phí in ấn...) là 60.000đ/ trái phiếu. Lãi 9%/năm trả vào cuối mỗi năm. Thời hạn của
trái phiếu là 10 năm và chi phí phát hành sẽ khấu hao trong 5 năm.


Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp này có thể được tính trong hai trường hợp:
<b>+ Cơng ty thực hiện chính sách dịnh kỳ trả lãi, đáo hạn hồn vốn gốc thì: </b>
Vv = 1tr – 0,06tr


= (0,09𝑡𝑟 <sub>−</sub>0,06
𝑡𝑟


5 ) ∑


1


((1 + 𝑟)𝑗 + 0,09𝑡𝑟
5


𝑗=1


∑ 1


(1 + 𝑟)𝑗 +


1𝑡𝑟
(1 + 𝑟)10
10


𝑗=6
Nếu rd = 9% thì Vv = 0,9533 tr



Nếu rd = 9,5% thì Vv = 0,9233 tr


Dùng phương pháp nội suy tính được rd như sau:


𝑟<sub>𝑑</sub> = 9% + (9,5% − 9%) 0,94 − 0,9533


0,9225 − 0,9533 = 9,22%
<b>* Cơng ty thực hiện chính sách trả nợ dần đều theo định kỳ thì: </b>
Số tiền trả nợ dần đều hàng năm cho một trái phiếu là:


𝑎∗ <sub>= </sub> 9%


1 − (1 + 9%)−10 = 0,15582
Chi phí sử dụng vốn vay được tính bởi cơng thức:


𝑉<sub>𝑣</sub> = (0,15582𝑡𝑟 −0,06
𝑡𝑟


5 ) ∑


1


((1 + 𝑟)𝑗 + 0,15582
𝑡𝑟
5


𝑗=1


∑ 1



(1 + 𝑟)𝑗 = 0,94
𝑡𝑟
10


𝑗=6
Dùng phương pháp nội suy có thể tính ra: rd = 9,32%


<i><b>Ví dụ 3: </b></i>


Doanh nghiệp hợp đồng một khoản vay 100.000.000đ, phải trả hàng năm cả vốn lẫn
lãi 30.000.000đ. Trả trong 5 năm là hết, lần trả đầu tiên là một năm sau khi vay. Vậy chi
phí sử dụng vốn này được tính như sau:


𝑉<sub>𝑣</sub> = 30 ∑(1 + 𝑟<sub>𝑑</sub>)−10 <sub>= 30</sub>
5


𝑗=1


1 − (1 + 𝑟<sub>𝑑</sub>)−5


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 52


Hay


1 − (1 + 𝑟<sub>𝑑</sub>)−5


𝑟<sub>𝑑</sub> = 1,3333


Tra bảng tài chính 4 theo dòng n = 5, kết hợp phương pháp nội suy ta tính được: rd =



15,24%.


<i> 3.2.1.2. Giá sử dụng vốn vay sau thuế </i>


Lãi vay được nhà nước cho phép tính vào chi phí kinh doanh làm giảm thu nhập chịu
thuế (thu nhập doanh nghiệp). Nói khác đi, thơng qua việc cho hép tinh chi phí lãi vay vào
chi9 phí, Nhà nước đã đài thọ một phần chi phí trả lai tiền vay. Vì thế giá trị sử dụng vốn
vay sau thuế thu nhập doanh nghiệp được tính như sau:


rd* = rd (1 – t’)


Với rd*: Giá sử dụng vốn vay sau thuế thu nhập doanh nghiệp.


Do đó, nếu thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% thì chi phí sau thuế ở ví dụ
3 là:


Rd* = 15,24% (1 – 28%) = 10,973%


Như vậy, thuế đã làm giảm đáng kể chi phí của nợ phải trả. Tuy nhiên, nếu doanh
nghiệp bị lỗ thì chi phí của khoản nợ trên vẫn là 15,24% vì khi bị lỗ doanh nghiệp khơng
được hưởng lợ từ lá chắn thuế.


<i><b> 3.2.2. Giá sử dụng vốn chủ sở hữu </b></i>
<i> 3.2.2.1. Giá sử dụng vốn cổ phiếu thường </i>
a. Giá của cổ phiếu thường đang lưu hành


<i><b> + Căn cứ vào lãi kỳ vọng và chính sách phân phối cổ tức: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 53



xem giá của cổ phiếu bằng hiện giá của tất cả các khoản tiền thu được trong tương lai. Như
vậy giá cổ phiếu được tính như sau:


𝑃<sub>𝑜</sub> = ∑ 𝐼<sub>𝑗</sub>


𝑗=1


(1 + 𝑟)−𝑗
Po: Thị giá của cổ phiếu thường đng lưu hành.


r : Giá sử dụng cổ phiếu thường.


Ij: Lợi tức cổ phiếu trong năm thứ j (j = 1,2,…,n).


Nếu chính sách phân phối cổ tức của doanh nghiệp ổn định, tức là I1 = I2 = … = In thì


giá của cổ phiếu sẽ là:


𝑃<sub>0</sub> = 𝐼<sub>1</sub>1 − (1 + 𝑟)


𝑟 =


𝐼<sub>1</sub>
𝑟
=>


𝑟 = 𝐼1


𝑃<sub>0</sub>


Trường hợp lợi tức cổ phần ban đầu là I1 tăng đều đặn trong các năm theo tỷ lệ g thì:


𝑃<sub>0</sub> = ∑ 𝐼𝑗
(1 + 𝑟)𝑗


𝑗=1


𝑃<sub>0</sub> = 𝐼1
1 + 𝑟 +


𝐼<sub>1</sub>(1 + 𝑔)


(1 + 𝑟)2 + ⋯ +


𝐼<sub>1</sub>(1 + 𝑔)𝑛−1
(1 + 𝑟)1 + ⋯


𝑃<sub>0</sub> = 𝐼1


𝑟 − 𝑔ℎ𝑎𝑦: 𝑟 =
𝐼<sub>1</sub>
𝑃<sub>0</sub>+ 𝑔
Như vậy, giá của cổ phiếu được xác định bởi 2 yếu tố:


<b>- Giá cơ bản do lợi tức cổ phần tạo nên: Phần này phụ thuộc vào lợi tức sẽ chia cho </b>
cổ đông. Cổ tức cao có nghĩa là giá sử dụng cổ phiếu cũng cao.



<b>- Giá của cổ phần lãi giữ lại để tái đầu tư: Phần này phụ thuộc vao mức lãi suất kỳ </b>
vọng do đầu tư mới.


<i><b>Ví dụ 4: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 54


Nếu cơng ty chia hết số thu nhập trên cho cổ đơng thì giá sử dụng vốn của công ty là:
r = 30.000


200.000 = 15% nhưng các năm sau nữa cổ tức không hy vọng tăng.


Nếu công ty dự định sẽ chia cổ tức là 20.000 đồng/cổ phiếu. Phần còn lại (10.000
đồng/cổ phiếu) dùng để tái đầu tư thì giá sử dụng vốn của công ty vẫn là 15% (=
20.000/200.000 + 5%). Trong đó tỷ lệ tăng cổ tức kỳ vọng trong tương lai là
5%(10.000/200.000). Nếu trong tương lai cổ tức thấp hơn 5% thì cổ đơng sẽ yêu cầu công
ty chia hết số cổ tức để lại.


<i><b>Chú ý: </b></i>


 Có nhiều quan điểm khác nhau về tính tỷ lệ tăng trưởng cổ tức kỳ vọng g.


 Giá sử dụng vốn chủ sở hữu ln ln là sau thuế, bởi vì lợi tức cổ phần chỉ được
phân phối sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp xong.


<i><b>Ưu nhược điểm của mô hình: </b></i>


 Ưu điểm của phương pháp là đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng.


 Nhược điểm: Không thể áp dụng được đối với nhưng công ty không chia cổ tức,


cung không phù hợp khi hải giả định một tỷ lệ tăng trưởng cổ tức cố định. Mặc khác,
phương pháp này không thể hiện một cách rõ ràng mối quan hệ giữa lọi nhuận và rủi ro
cũng như mức độ điều chỉnh rủi ro đối với lãi suất sinh lời kỳ vọng của từng dự án của cơng
ty.


<b>+ Mơ hình định giá tài sản (CAPM): </b>


Lãi suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư vào một chứng khốn (có thể là tài sản, có
thể là một cơng ty, một dự án,…,) là re với hệ số bê-ta tương ứng β, được xác định theo mơ


hình CAPM như sau:


Re = rf + (rm - rf) β


Để vận dụng mơ hình này, chúng ta phải biết được các yếu tố: Lãi suất phi rủi ro, lãi
suất đền bù rủi ro thị trường và ước lượng một hệ số bê-ta tương đương. Nếu dự án có rủi
ro tương đương rủi ro cơng ty thì dùng bê-ta của cơng ty, nếu dự án có rủi ro cao hơn rủi ro
của cơng ty thì phải tăng hệ số bê-ta và ngược lại.


<i><b>b. Giá của các cổ phiếu thường mới phát hành </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 55


ít phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu phát hành, do đó giá sử dụng vốn cổ phiếu mới luôn
luôn lớn hơn giá sử dụng vốn các cổ phiếu cũ. Vì vậy, để các cổ đơng cũ không bị ảnh
hưởng bởi các việc phát hành thêm cổ phiếu mới, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư vốn vào
nơi có tỷ lệ lãi cao hơn hoạt động hiện hành. Từ đó, giá rịng của cổ phiếu mới phát hành
(đã trừ CPPH) được tính như sau:


𝑃<sub>𝑏</sub> = ∑ 𝐼𝑗



(1 + 𝑟)𝑗 =
𝐼<sub>1</sub>
𝑟 − 𝑔


𝑗=1


= 𝑃<sub>0</sub> (1 − 𝑡)
=>


𝑟<sub>𝑒</sub> = 𝐼1


𝑃<sub>0</sub>(1 − 𝑡)+ 𝑔


Pb: Giá bán cổ phiếu mới đã trừ chi phí phát hành (giá rịng)


<i><b>Ví dụ 5: </b></i>


Cơng ty NBC vừa trả cổ tức cho các cổ phiếu thường là 50.000 đồng/cổ phiếu. Năm
nay cơng ty dự tính phát hành 100.000 cổ phiếu mới để tăng vốn kinh doanh, thị giá cổ
phiếu của cơng ty hiện nay là 420.000 đồng, chi phí phát hành dự kiến khoảng 4% so với
thị giá, cổ tức trả trong các năm qua luôn tăng 5% và dự kiến sẽ tăng cùng tốc độ như thế
trong tương lai.


Như thế, giá sử dụng cổ phiếu mới phát hành sẽ là:
𝑟 = 50.000(1 + 5%)


420.000(1 − 4%)+ 5% = 18,02%
Trong đó cổ tức trả trong năm là:



50.000 đ (1 + 5%) = 52.500 đ


<i><b>* Chú ý: Tuy nhiên, để đơn giản trong việc tính tốn, nếu biết giá sử dụng vốn cổ </b></i>
phiếu thường đang lưu hành thì giá sử dụng vốn cổ phếu mới phát hành có thể tính gần
đúng như sau:


𝑟<sub>𝑒</sub> = 𝑟𝑒𝑜
1 − 𝑡


<i><b>Ví dụ 6: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 56


𝑟<sub>𝑒</sub> = 𝑟𝑒𝑜
1 − 𝑡 =


12%


1 − 14,3%<i>= 14% </i>


reo: Giá sử dụng vốn cổ phiếu thường đang lưu hành trước khi phát hành cổ phiếu


mới (giá cũ).


<i>3.2.2.2. Giá sử dụng khoản lãi để lại </i>


Giá của khoản lãi để lại không thấy rõ, đây là loại chi phí ngầm và có thực. Về
nguyên tắc, có thể xem tiền lãi để lại cũng giống như nguồn vốn từ các cổ phần tăng thêm
nhưng không phát hành cổ phiếu mới, tức là khoản này được coi như bằng với các khoản


lãi của các cổ đơng địi hỏi với các cổ phiếu của họ (bằng với giá cổ phiếu thường). Tức là:


𝑟 = 𝐼1
𝑃<sub>0</sub><i><b>+ 𝑔 </b></i>
<i>3.2.2.3. Giá sử dụng vốn cổ phiếu ưu đãi </i>


Cổ phiếu ưu đãi là sự lai tạp giữa cổ phiếu thường và trái phiếu. Vì vậy cổ phiếu ưu
đãi thường được nhận lợi tức cổ phần cố định hàng năm (mức lãi này cao hơn trái phiếu).
Do nó là chứng từ thể hiện quyền sở hữu đối với doanh nghiệp, khơng có sự đảm bảo hồn
trả giá trị cổ phần (vơ hạn) cho người giữ cổ phiếu. Từ đó, giá sử dụng cổ phiếu ưu đãi được
xác định như sau:


𝑟<sub>𝑒</sub> = 𝐼
𝑃<sub>𝑏</sub>


<i><b>Ví dụ 7: </b></i>


Tại doanh nghiệp XYZ có tình hình như sau: Trước khi thực hiện đầu tư mới vốn
chủ sở hữu (cổ phiếu thường) của doanh nghiệp là 10 tỉ đồng, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế
trước lãi là 10%, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%. Doanh nghiệp cần tăng thêm
1 tỷ đồng vốn để đầu tư mới, doanh nghiệp có thể phát hành 1.000 trái phiếu lợi tức 8%/năm.
Toàn bộ các tình huống được tính tốn trong bảng sau:


Chỉ tiêu Trước khi


đầu tư mới


Sau khi đầu tư mới
Cấp vốn



bằng trái
phiếu 8%


Cổ phiếu
ưu đãi


(8%)


Cổ phiếu
ưu đãi
(11,1%)


Tổng vốn đầu tư 10.000 11.000 11.000 11.000


-Vốn cổ phiếu thường 10.000 10.000 10.000 10.000


- Vốn cổ phiếu ưu đãi 1.000 1.000


- Vốn trái phiếu 1.000


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 57


Chỉ tiêu <sub>đầu tư mới </sub>Trước khi


Sau khi đầu tư mới
Cấp vốn


bằng trái
phiếu 8%



Cổ phiếu
ưu đãi


(8%)


Cổ phiếu
ưu đãi
(11,1%)


Lãi vay (lãi suất 8%) 80


Thu nhập chịu thuế (EBT) 1.000 1.000 1.080 1.111


Thu nhập chịu thuế (EBT) 280 280 302 311


Lãi ròng 720 720 778 800


Lãi cổ phiếu ưu đãi (i=8%) 80 111


Lãi dành cho cổ phiếu thường 720 720 698 689


Lãi/vốn cổ phiếu thường 7,20% 7,20% 6,98% 6,89%


Như vậy, khi tài trợ bằng cách phát hành cổ phiếu ưu đãi thì tỷ suất tiền lời trước lãi,
trước thuế của đầu tư mới phải cao hơn trước đầu tư để đảm bảo cho giá sử dụng vốn cổ
phiếu thường khơng thay đổi. Qua đó có thể thấy giá sử dụng trước thuế của vốn cổ phiếu
ưu đãi cao hơn nhiều so với trái phiếu.


<b>3.3. Giá sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp </b>



Trong 1 thời kỳ, doanh nghiệp thường sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, do đó
cần phải xác định giá bình quân các nguồn vốn. Giá bình quân của vốn đàu tư trong doanh
nghiệp phụ thuộc vào 2 yếu tố: Giá sử dụng từng nguồn vốn và tỷ trọng từng nguồn vốn
trong kỳ.


Cách tinh cụ thể như sau: r = ∑(wj x rj) = WACC


wj: Tỷ trọng từng nguồn vốn j được sử dụng trong kỳ.


rj: Giá sử dụng của từng nguồn vốn j sau thuế.


<i><b>Ví dụ 7b: </b></i>


Cơng ty ABC có cỏ cấu tài chính như sau:


<b>Nguồn vốn </b> <b>Số tiền </b> <b><sub>trọng </sub>Tỷ </b> <b>Giá sử dụng % </b>


Vay ngân hàng 1.000 10% 6,1%


Trái phiếu 1.500 15% 6,2%


Cổ phiếu ưu đãi 1.000 10% 10,0%


Cổ phiếu


thường 5.500 55% 12,0%


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 58


<b>Nguồn vốn </b> <b>Số tiền </b> <b><sub>trọng </sub>Tỷ </b> <b>Giá sử dụng % </b>



<b>Tổng </b> <b>10.000 </b> <b>100% </b>


Giá sử dụng bình qn của cơng ty trên được tính như sau:


𝑟̅ = 10% 𝑥 6,1% + 15%𝑥6,2% + 10% 𝑥 10% + 55%𝑥12% + 10% 𝑥 12% = 10,34%
Điều đó cho thấy giá sử dụng vốn của doanh nghiệp phụ thuộc rấy lớn vào cơ cấu
tài chính của doanh nghiệp, cơ cấu tài chính thay đổi thì giá sử dụng vốn bình quân cũng
thay đổi theo.


<b>3.4. Giá sử dụng vốn biên tế </b>


Phần trên đã tính tốn giá sử dụng vốn trong điều kiện không thay đổi cơ cấu tài chính
của doanh nghiệp (đã có cơ cấu tối ưu). Song thực tế khi có đầu tư mới cơ cấu các nguồn
vốn có thể thay đổi (khi tăng thêm vốn), do đó giá sử dụng vốn bình qn cung thay đổi
theo. Thơng thường, doanh nghiệp bắt đầu sử dụng những nguồn vốn có giá trị thấp nhất,
sau đó mới sử dụng đến nhưng nguồn vốn có giá trị cao hơn v.v…


Chính vì vậy, khi có nhu cầu đầu tư mới cần thiết phải tính giá sử dụng vốn biên tế
(cịn gọi là giá tới hạn). Giá sử dụng vốn biên tế phải là giá phải trả cho một đồng vốn tăng
thêm khi vượt qua một mức nào đó làm cho giá sử dụng vốn bình quân tăng lên.


Tại điểm làm cho giá sử dụng vốn bình quân tăng được gọi là điểm gãy.
Công thức tổng quát xác định điểm gãy như sau:


𝐵𝑃 = 𝑉𝑗
𝑊<sub>𝑗</sub>
Trong đó:


BP: Điểm gãy.



Vj: Số vốn của nguồn j dùng để tài trợ cho dự án mới.


Wj: Tỷ trọng của nguồn vốn j.


Giá sử dụng vốn biên tế có thể được xem lá mức chiết khấu tối thiểu hợp lý dùng để
thẩm định dự án đầu tư.


Để nghiên cứu giá tới hạn của vốn đầu tư, có thể xem ví dụ sau:


<i><b>Ví dụ 9: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 59


<b>Nguồn vốn </b> <b><sub>tiền </sub>Số </b> <b><sub>trọng </sub>Tỷ </b> <b>Giá sử dụng % </b>


Vay 6.000 40% 7,5%


Cổ phiếu thường 6.000 40% 12,0%


Lãi để lại 3.000 20% 12,0%


<b>Tổng </b> <b>15.000 </b> <b>100% </b>


Cơng ty có nhu cầu đầu tư vào một dự án mới, vốn đầu tư là 9.000 triệu đồng.
IRR=14%, lãi vay so với trước không thay đổi, chi phí phát hành cổ phiếu mới là 14,3%.


Như vậy giá sử dụng vốn bình quân trước khi đầu tư là:


𝑟̅ = 40% 𝑥 7,5% + 40%𝑥12,0% + 20% 𝑥 12% = 10,2%


Và tỷ lệ vốn tự có chiếm 60%.


Trong ví dụ trên, nếu cơ cấu vốn không thay đổi và sử dụng đến số vốn là 5.000 triệu
đồng (3.000 triệu đồng/0,6) thì chi phí sử dụng vốn bình quân là 10,2% (vì doanh nghiệp
dùng lãi để tiếp tục đầu tư).


Tại điểm 5.000 triệu đồng thì cơng ty phải phát hành thêm cổ phiếu mới.
Và chi phí sử dụng vốn cổ phiếu mới là:


𝑟̅ = 12%


1 − 14% = 14%
Do đó giá sử dụng vốn bình qn của cơng ty sẽ là:


𝑟̅ = 40% 𝑥 7,5% + 60%𝑥14,0% = 11,4%


Cần chú ý: giá sử dụng vốn biên tế cũng là giá bình quân các nguồn vốn sử dụng khi
tăng thêm vốn.


Cần thấy rằng, người cho vay luôn thấy rủi ro tăng cao khi mức thiếu nợ của doanh
nghiệ ngày càng lớn. Vì thế ngươi cho vay sẽ tính mức lãi suất ngày càng cao dần cùng với
mức nợ ngày càng tăng của công ty nhằm bù đắp rủi ro. Như thế công ty khơng thể vay bao
nhiêu tùy thích với cùng một mức lãi. Khi lãi suất thay đổi thì giá sử dụng vốn bình qn
cũng thay đổi theo.


<i><b>Ví dụ 10: </b></i>


Tại cơng ty cổ phần NBC có tài liệu về nguồn vốn như sau (cơ cấu vốn đã tối ưu)
+ Vay ngân hàng: 5 tỷ đồng với lãi suất 13%/năm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 60


+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 32%.


+ Khi nhu cầu vốn tăng doanh nghiệp phải phát hành thêm cổ phiếu mới và vay thêm.
Khi phát hành cổ phiếu mới chi phí phát hành chiếm 12,5%. Nếu mức vay ngân hàng trên
8 tỷ đồng thì lãi suất tiền vay sẽ là 14.5%.


<b>GIẢI </b>


Qua cơ cấu vốn tối ưu của công ty ta thấy nợ chiếm 25%, còn 75% là vốn chủ sở hữu.
Nếu nhu cầu vốn của công ty không tăng thì giá sử dụng vốn bình quân là:


𝑟̅ = 25% 𝑥 13%(1 − 32%) + 75%𝑥14,0% = 12,71%


Nhưng khi nhu cầu vốn trên 20 tỷ đồng và nhỏ hơn 32 tỷ đồng (8/25%) thì giá sử
dụng vốn chủ sở hữu sẽ là:


𝑟<sub>𝑚</sub> = 14%


1 − 12,5%= 16% (𝑣ì 𝑝ℎả𝑖 𝑝ℎá𝑡 ℎà𝑛ℎ 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑚ớ𝑖)
Lúc đó giá sử dụng vốn bình qn sẽ là:


WACC = 25% x 13%(1-32%) + 16% x 75% = 14,21%


Giá sử dụng vốn bình qn mới chính là giá sử dụng vốn biên tế.


Từ đây ta thấy điểm gãy thứ 1 là 20 tỷ đồng. Tại điểm này giá sử dụng vốn bình quân
từ 12,71% tăng lên đến 14,21%.



Điểm gãy thứ 2 là 32 tỷ đồng (8/25%). Tại điểm này giá sử dụng vốn bình quân từ
14,21% tăng lên 14,465%.


Nếu nhu cầu vốn trên 32 tỷ đồng thí giá sử dụng vốn lãi vay sau thuế sẽ là:
rd* = 14,5% (1-32%) = 9,86%


Lúc này giá sử dụng vốn bình quân (giá sử dụng vốn biên tế) mới sẽ là:
WACC = 25% x 13%(1-32%) + 16% x 75% = 14,21%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 61


<b>3.5. Bài tập chương 3 </b>
<b>Bài tập 1: </b>


Công ty X vay ngân hàng 150 triệu đồng lãi suất 14%/năm, cứ 6 tháng trả lãi 1 lần. Tính
chi phí sử dụng vốn trước thuế?


<b>Bài tập 2: </b>


Công ty M vay ngân hàng 1.000 triệu đồng trong thời hạn 3 năm, vốn và lãi trả 1 lần khi
đáo hạn là 1.331 triệu đồng. Chi phí ngay khi vay khơng đáng kể. Tính chi phí sử dụng vốn
vay trước thuế?


<b>Bài tập 3: </b>


Doanh nghiệp Y có cơ cấu tài chính như sau :


<b>Nguồn vốn </b> <b>Số tiền </b> <b>Giá sử dụng % </b>


Vay ngân hàng 2.000 7,2



Trái phiếu 500 7


Cổ phiếu ưu đãi 1.500 10


Cổ phiếu thường 5.000 12


Lãi để lại 1.000 12,5


Cộng <b>10.000 </b>


Tính giá sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp trên?
<b>Bài tập 4: </b>


Trước đây cơng ty có cơ cấu vốn là 20% nợ, 80% vốn chủ sở hữu.


Để có đủ vốn đầu tư, công ty liên hệ với ngân hàng và được đồng ý tài trợ 50% nhu cầu
vốn với lãi suất 12%/năm. Tuy nhiên lãi suất sẽ tăng lên 15% nếu sử dụng trên 50% vốn
vay để tài trợ. Với các nguồn tài trợ trên chi phí sử dụng vốn vay sẽ là 8,64% với trường
hợp sử dụng từ 50% vốn vay trở xuống và 10,8% với trường hợp sử dụng trên 50% vốn
vay.


Cơ cấu vốn của công ty dự định thay đổi như sau:


Cơ cấu vốn Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3


Nợ vay 50% 60% 40%


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 62



Do nhu cầu vốn đầu tư lớn công ty sẽ sử dụng lãi chưa phân phối để đầu tư, một phần từ
vốn vay dài hạn, nếu thiếu sẽ phát hành thêm cổ phần thường, chi phí phát hành khoảng
3,25%, giá phát hành dự kiến 20.000 đồng/cổ phiếu.


Năm tới cổ tức chia cho cổ đông thường là 2.150 đồng/cp, dự kiến tỷ lệ chia cổ tức sẽ tăng
đều 8%/năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 63
<i><b>Chương 4: ĐẦU TƯ DÀI HẠN TRONG DOANH NGHIỆP </b></i>


<b>Tóm tắt: </b>


Trong chương 4 gồm các nội dung: các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, các loại
dự án đầu tư và các phương pháp xác định dòng tiền cũng như thẩm định dự án trong các
điều kiện bình thường cũng như đặc biệt nhằm giúp doanh nghiệp hoạch định ngân sách
đầu tư tối đa.


<b>Mục tiêu: </b>


+ Trình bày được hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.


+ Trình bày được phương pháp xác định dịng tiền và thẩm định dự án đầu tư trên cơ
sở đó hoạch định được ngân sách đầu tư tối ưu.


<i>+ Tính tốn được các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả dự án. </i>
<b>Nội dung chính </b>


<b>4.1. Hoạt động đầu tư </b>


<i><b>4.1.1. Khái niệm về đầu tư </b></i>



Tiền đề để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất là cần phải có một số vốn
tiền tệ nhất định. Với số vốn này doanh nghiệp tiến hành mua sắm các TSCĐ (hữu hình và
vơ hình), cơng cụ lao động, vật tư hàng hóa, trả lương cơng nhân và nhu cầu vốn lưu động
thường xuyên cần thiết khác… nhằm phục vụ lâu dài cho hoạt động kinh doanh sản xuất
của doanh nghiệp. Ngồi ra, trong q trình hoạt động có thể doanh nghiệp bổ sung thêm
vốn để mở rộng kinh doanh sản xuất hoặc đầu tư mua thêm cổ phiếu của các đơn vị khác…
vơi mong muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao trong tương lai. Đó là q trình đầu tư của
doanh nghiệp. Như vậy, đàu tư là việc bỏ vốn ra dùng vào việc gì đó nhằm mục đích sinh
lợi.


Trong hoạt động đầu tư luôn diễn ra hai giai đoạn cơ bản:


<i><b>a. Giai đoạn bỏ vốn ra đầu tư: Trong giai đoạn này doanh nghiệp phải bỏ ra một </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 64


<i> Đối với các hoạt động đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp: Trong giai đoạn này doanh </i>
nghiệp bỏ vốn mua các chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu của các đơn vị khác…) hay góp
vốn liên doanh và các chi phí có liên quan đến việc đầu tư.


<i>Đối với hoạt động đầu tư vào bên trong doanh nghiệp (sản xuất kinh doanh): Trong </i>
giai đoạn này doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để mua sắm, xây dựng các TSCĐ (nhà xưởng,
vật kiến trúc, máy móc, trong thiết bị, bằng phát minh, chi phí đền bù, cải tạo, các chi phí
liên quan đến các TSCĐ này trước khi đưa vào sử dụng…) và đầu tư vào những tài sản lưu
động thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, trong giai đoạn này
hình thành nên hai loại vốn cơ bản của doanh nghiệp: vốn cố định và vốn lưu động.


<i><b>b. Giai đoạn thu hồi vốn và có lãi: Vốn và lãi thu hồi chính thu nhập (cịn gọi là lưu </b></i>



lượng tiền tệ - với giả định các khoản thu, chi đề bằng tiền) của đầu tư. Như vậy, thu nhập
đầu tư chính là số thu về vốn và lãi rịng. Nếu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, trong giai
đoạn này doanh nghiệp sẽ có doanh thu và phát sinh thêm chi phí.


<i><b>4.1.2. Phân loại đầu tư </b></i>


Để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả đầu tư cần phải phân loại các hoạt động đầu tư.


<i><b>a. Căn cứ vào thời gian bỏ vốn đầu tư và thực hiện, người ta chia làm 2 loại đầu </b></i>
<i><b>tư: </b></i>


<i><b>- Đầu tư ngắn hạn: Đầu tư mua trái phiếu, kỳ phiếu, góp vốn liên doanh theo vụ </b></i>


việc… có thời hạn dưới một năm.


<i><b>- Đầu tư dài hạn: Đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu trên một năm, góp vốn liên doanh, </b></i>


đầu tư để mua sắm, xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị… để sản xuất kinh doanh.


<i><b>b. Căn cứ vào mục tiêu đầu tư gồm có 2 loại: </b></i>


- Đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp: như góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu
của các đơn vị khác…


- Đầu tư vào bên trong doanh nghiệp gồm có:


Đầu tư chiều sâu: Như đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tạo điều kiện
phát triển lâu dài cho doanh nghiệp



</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 65
<i><b>c. Căn cứ vào chủ thể đầu tư: </b></i>


Đầu tư trực tiếp
Đầu tư gián tiếp


<i><b>4.1.3. Nguồn vốn đầu tư </b></i>


Thông thường, để tài trợ cho nhu cầu vốn đầu tư người ta sử dụng các nguồn sau:
<b>a. Nguồn vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn chủ doanh nghiệp (Nhà nước hoặc tư nhân </b>
– nếu là doanh nghiệp một chủ, cổ đông – nếu là công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn… )
bỏ ra để đầu tư kể cả phần lãi của của doanh nghiệp để lại dùng tái đầu tư.


<b>b. Nguồn vốn vay: Đây là nguồn vốn huy động từ bên ngoài của doanh nghiệp. Đối </b>
tượng cho doanh nghiệp vay có thể là ngân hàng, cơng ty tài chính hoặc là cơng nhân viên
hay vay của nhân dân thông qua phát hành trái phiếu.


<i><b>4.1.4. Dự án đầu tư </b></i>


Để đi đến quyết định đầu tư, vấn đề quan trọng là doanh nghiệp phải đánh giá được
hiểu quả kinh tế của đầu tư. Kết quả đầu tư sẽ thu được trong thời gian dài. Trong thời gian
đó có nhiều biến động kinh tế, chính trị, xã hội… khó dự kiến hết được. Vì vậy, chấp nhận
bỏ vốn đầu tư là doanh nghiệp chấp nhận rủi ro. Để hạn chế rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp
phải xây dựng nhiều dự án có tính khả thi. Hơn nữa, số vốn của doanh nghiệp có hạn, nguồn
vốn huy động cũng có hạn, muốn đạt được hiệu quả vốn đầu tư cao nhất của doanh nghiệp
cần phải xác định nhiều dự án để lựa chọ, đó là dự án đầu tư.


Dự án đầu tư gồm nhiều nội dung quan trọng thuộc nhiều lĩnh vực: về kỹ thuật; về
kinh tế; về tài chính; về mơi trường v.v…



Vì vậy, việc lập dự án đầu tư là quá trình phối hợp hoạt động của các chuyên gia, csan
bộ chun mơn ở doanh nghiệp.


Có nhiều dự án khác khau:


Những dự án xung khắc nhau: Nếu thực hiện dự án này thì phải loại bỏ dự án kia và
ngược lại. Ví dụ, 2 dự án xây dựng cầu Bắc Cần Thơ và dự án cải tạo Bắc Cần Thơ là 2 dự
án xung khắc nhau


Các dự án phụ thuộc hoặc bổ sung cho nhau: Hai dự án được xem là phụ thuộc nhau
khi chọn dự án này buộc phải chọn dự án kia và ngược lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 66
<i><b>4.1.5. Các nhân tố quyết định đầu tư </b></i>


Quyết định đầu tư dài hạn của DN là quyết định có tính chất chiến lược, có ảnh hưởng
đến sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp trên thương trường. Do vậy, khi đầu
tư dài hạn doanh nghiệp nên xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng như sau:


<b>Chính sách kinh tế của Nhà nước </b>


Các chính sách kinh tế được thể hiện trong hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta
nhằm tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh tế lành mạnh, định hướng cho doanh nghiệp
phát triển sản xuất kinh doanh cho bản thân và cho nền kinh tế.


<b>Thị trường và sự cạnh tranh </b>


Thị trường tiêu thụ là một căn cứ quan trọng để cho doanh nghiệp quyết định đầu tư.
Bởi vì trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm nào đó phải
phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng mới tiêu thụ được nên phải xem xét mức cầu của


thị trường, đồng thời khi đầu tư phải chú ý khai thác lợi thế riêng của doanh nghiệp mới
đứng vững được trong cạnh tranh.


<b>Chính sách huy động vốn </b>


Đây là yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm giá sử dụng vốn. Vì vậy, khi quyết
định đầu tu dài hạn không thể không xét tới yếu tố này.


<b>Độ vững chắc, tin cậy của sự đầu tư </b>


Đầu tư dài hạn luôn gắn liền với rủi ro. Nếu sự đầu tư có khả năng đảm bảo vững chắc
thì sẽ kích thích nhà đầu tư tham gia. Nếu đầu tư trong tình trạng không ổn định, doanh
nghiệp sẽ hạn chế đầu tư.


<b>Sự tiến bộ của khoa học công nghệ </b>


Đầu tư dài hạn phải đón đầu sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nếu không tiếp cận
kịp thời sẽ lâm vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến phá sản.


<b>Khả năng tài chính của doanh nghiệp </b>


Để đi đến quyết định đầu tư, doanh nghiệp phải xem xét khả năng tài chính của mình,
gồm nguồn vốn tự và nguồn vốn có thể huy động thêm. Việc đàu tư của doanh nghiệp
không thể vượt quá giới hạn khả năng tài chính của mình. Bởi quyết định đầy tư là một
quyết định tài chính dài hạn của doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của
doanh nghiệp, đến sự thành bài trong kinh doanh của doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 67


Chủ đầu tư là người ngại rủi ra hay thích mạo hiểm, tính quyết đốn…


<b>4.2. Phương pháp xác định dự án đầu tư </b>


Trong một dự án đầu tư bao gồm nhiều nội dung thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như:
Kỹ thuật, kinh tế, tài chính, mơi trường, xã hội… Phạm vi bài này chỉ giới thiệu một số
phương pháp thẩm định, lựa chọn các dự án đầu tư ( đã có dự án đầu tư khả thi) thích hợp
nhát dưới góc độ tài chính.


Về phương diện tài chính, mỗi dự án đầu tư đều phải xác định dự toán về doanh thu,
về chi phí, nhu cầu vốn đầu tư, thu nhập của dự án, nguồn tài trợ của dự án… Trên cơ sở
đó mà lựa chọn nhữn dự án tối ưu nhất – đó là dự án phù hợp với khả năng đáp ứng nhu
cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp, thời gian sống của dự án lâu dài (lâu hơn thời gian hoàn
vốn), thu hoạch kỳ vọng cao nhất, ít rủi ro nhất… trong thực tế khả năng thu được lợi nhuận
cai thì độ rủi ro càng lớn và ngược lại. Chính vì vậy mà nhà đầu tư luôn phải cân nhắc hai
vế này để lựa chọn vốn đầu tư và phương án đầu tư thích hợp.


<i><b>4.2.1. Xác định dịng tiền của dự án </b></i>


Vấn đề quan trọng đầu tiên trong công tác thẩm định dự án là thẩm định việc xây dựng
dòng tiền (lưu chuyển tiền tệ).


<i>4.2.1.1. Khái niệm </i>


Dòng tiền (lưu chuyển tiền tệ) thể hiện sự vận động (thu vào, chi ra) của tiền tệ trong
một dự án đầu tư và cuối cùng là phần chênh lệch giữa số lượng tiền tệ nhận được và lượng
tiền đã chi ra của một dự án.


<i>4.2.1.2. Các nguyên tắc trong xây dựng dòng tiền </i>


Việc xác định dòng tiền liên quan đến nhiều nhân tố hay biến số mà chúng ta phỉa cân
nhắc: Việc dự báo doanh thu liên quan đến các nhân tố như khuynh hướng tăng trưởng kinh


tế, khuynh hướng khá giả, thái độ của người tiêu dùng, độ co giãn của cầu theo giá, phản
ứng của đối thủ cạnh tranh, ảnh hưởng của chiến dịch quảng cáo của công ty… Những sai
lầm trong việc xác định dòng tiền dẫn đến những kết luận sai về việc chấp thuận hay loại
bỏ dự án. Vì vậy, xác định dịng tiền phải dựa trên các nguyên tắc sau:


<b>Đánh giá dự án phải dựa vào dịng tiền chứ khơng dựa vào lợi nhuận </b>


Bởi lẽ dòng tiền giúp cho các nhà đầu tư kiểm sốt được lượng tiền thực có ở từng
thời điểm, cịn lợi nhuận có một số nhược điểm như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 68


Do dùng để xác định lợi nhuận bao gồm cả phần doanh thu bán chịu đã làm cho doanh
nghiệp có thể lợi nhuận nhưng khơng có tiền.


Do khấu hao khi tính phí vào chi phí: Khấu hao là một bộ phận cua chi phí sản xuất
kinh doanh nhưng không thực thi bằng tiền. hiện nay các doanh nghiệp được quyền lựa
chọn các phương pháp khác nhau trong việc khấu hao, việc lưa chọn trích khấu hao theo
khung nào cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận.


Do trả phí trước là những khoản chi phí đã chi nhưng theo phương pháp hạch tốn có
thể bổ dần ở nhiều kỳ cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận.


Do chi phí phải trả (chi phí trích trước) là những khoản chi nhưng lại được trích trước
vào chi phí cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận.


<b>Đánh giá dự án phải dựa vào dòng tiền tăng thêm </b>


Theo nguyên tắc này, dòng tiền được đo lương trên cơ sở tăng thêm, tức là lấy hiệu
số giữa dòng tiền thu vào so với dòng tiền chi ra nếu dự ấn được thực hiện và tiến hành


thẩm định dựa trên dòng tiền này


<b>Đánh giá dự án phải dựa vào dòng tiền sau thuế và phải tách quyết định đầu tư </b>
<b>ra khỏi quyết định tài trợ </b>


Xây dựng dịng tiền nằm để tính tốn và đưa ra quyết định đầu tư cịn sử dụng nguồn
nào để đàu tư là quyết định tài trợ. Phải tách quyết định đầu tư ra khỏi quyết định tài trợ để
đánh giá chính xác hiệu quả của quyết định đầu tư. Vì thế, cơ cấu của dịng tiền khơng cần
quan tâm lấy nguồn tài trợ nào cũng như khơng cần thiết nguồn nào tạo nó.


Thêm vào đó, khi thẩm định dự án bằng phương pháp hiện giá thuần (NPV) hay tỷ
suất doanh lợi nội bộ (IRR) ta đã tính đến giá trị theo thời gian của tiền tệ và so sánh với
giá sử dụng vốn trong đó có cả lãi vay cho nên khơng cần thiết phải trừ chi phí lãi vãy ra
khỏi dịng tiền. Ngồi ra, nếu khơng tách quyết định đầu tư ra khỏi quyết định tài trợ thì
dẫn đến bất hợp lý là dòng tiền sau thuế của dự án được tài trợ hoàn toàn bằng vốn vay lớn
hơn tài trợ bằng vốn sở hữu.


<b>Không được tính chi phí chìm vào dịng tiền tăng thêm </b>


Chí phí chìm là chi phí của q khứ, khơng thay đổi được, ln xảy ra trước phân tích
và đánh giá dự án. Để biết được một chi phí có phải là chi phí chìm hay khơng, ta đặ câu
hỏi “Nếu dự án khơng được thực hiện thì tốn chi phí này hay khơng?”. Nếu trả lời là “Có”
thì đó là chi phí chìm và ngược lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 69


Cơ hội phí là giá trị tốt nhất mà nhà đàu tư đã bỏ qua do lựa chọn cơ họi này mà bỏ
qua cơ hội đàu tư khác. Cơ hội phí ở đây muốn nói đến chính là cơ hội phí của những tài
sản hiện có mà dịng tiền của những tài sản này có thể tạo ra nếu chúng không được sử dụng
trong dự án. Cần lưu ý rằng, cơ hội phí đưa vào dịng tiền phải là cơ hội cao nhất trong tất


cả những cơ hội phí mà dự án có thể có được.


<b>Phải tính đến yếu tố lạm phát khi xem xét dịng tiền </b>


<i>4.2.1.3. Trình tự xây dựng dịng tiền tệ </i>


Trong hoạt động đầu tư luôn diễn ra 2 giai đoạn cơ bản:


<i><b>a. Giai đoạn bỏ bốn ra đầu tư </b></i>


Thông thường trong giai đoạn này doanh nghiệp sẽ chỉ có chi chứ chưa có thu. Tồn
bộ số vốn tiền chi này tạo nên vốn đầu tư của doanh nghiệp. Vốn đầu tư có thể bỏ ra rải rác
trong nhiều năm, cũng có thể bỏ ra 1 lần ?(phương thức chìa khóa trao tay).


<b>Tùy theo loại đầu tư mà dòng tiền trong giai đoạn này có khác nhau. Tuy nhiên, </b>
<b>dịng tiền năm đầu tiên bao gồm: </b>


Chi phí mua sắm, xây dựng nhà cửa, máy móc, trong thiết bị và các chi phí liên quan
đến tài sản vừa được mua sắm như: Phí vận chuyển và lắp đặt… được dùng cho dự án.


Chi phí đàu tư vào vốn lưu động.
Chi phí cơ hội của tài sản đang có.


Loại trừ những khoản thu được do bán TSCĐ cũ (nếu có).
Cộng hoặc trừ thuế TNDN được giảm trừ hay phải nộp.


<i><b>b. Giai đoạn thu hồi vốn và có lãi </b></i>


Trong giai đoạn này doanh nghiệp sẽ có doanh thu và phát sinh thêm chi phí:
Nếu như dự án đầu tư mới có thể tính đơn giản như sau:



+ Doanh thu đạt được về việc bán hàng hóa, dịch vụ:
DT = G x H


+ Chi phí SXKD: Bao gồm các khoản chi phí khả biến và các khoản chi phí cố định
phát sinh trong quá trính SXKD.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 70


+ Lãi ròng (lãi sau thuê): Lãi còn lại sau khi nộp thuế TNDN.
Pr = EBIT ( 1 – t’)


<i>+ Thu nhập của dự án (lưu lượng tiền tệ) tính như sau: </i>
CFtn = Pr + Vk


<i>Trong đó: </i>


G: Đơn giá bán sản phẩm.


Vu: Biến phí một đơn vị sản phẩm.


Vk: Vốn thu hồi


H: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong một kỳ
F: Tổng định phí trong một kỳ


t’: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp


Chú ý: Riêng vào năm cuối cùng của dự án, lợi nhuận của dự án phải bao gồm các
khoản thu được do bán hoặc thanh lý tài sản (sau khi bù trừ cới giá trị còn lại của TSCĐ


trên sổ sách). Ngoài ra, vào năm cuối cùng coi như hàng tồn kho được bán hết, các khoản
phải thu (nếu có) cũng được thu hồi xong… như thế vốn lưu động đầu tư được thu hồi. Số
vốn này không phải chịu thuế TNDN.


<b>Nói cách khác, xác định dịng tiền trong giai đoạn đi vào sản xuất kinh doanh có </b>
<b>thể tính cách khác như sau: </b>


Dịng tiền trước thuế:


CFtt = EBIT + K


EBIT = CFtt – K


Tính thu nhập sau thuế:


Pr = (EBIT – I)(1 – t’) = (CFtt - K –I)(1 – t’)


CF = Pr + K = CFtt<b>(1 – t’) + K x t’ – I(1 – t’) </b>


CF = (EBIT + K)(1 – t’) + Kx t’ – I(1 – t’) = EBIT(1 – t’) + K – I(1 – t’) (1)


I(1 – t’): Chính là thu nhập từ vốn xay
CFtt : Thu nhập (dòng tiền) trước thuế


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 71


I: Lãi tiền vay phải trả


Do phải tách quyết định đầu tư ra khỏi quyết định tài trợ nên khơng tính đến phần I(1
–t’). Vì thế, cơng thức (1) được viết lại như sau:



CF = EBIT(1 – t’) + K


Dòng tiền năm cuối cùng phải tính thêm các yếu tố thu hồi vốn và thanh lý tài sản cố
định. Về nguyên tắc, vốn thu hồi không phải nộp thuế TNDN nhưng lãi do thanh lý thì phải
chịu thuế TNDN.


Tính yếu tố lạm phát khi xem xét CF.
Cách 1: CFdn = CFth (1 + t1tp)


CFdn: Dòng tiển danh nghĩa


CFth: Dòng tiền thực


Tlp: Tỷ lệ lạm phát


Cách 2:


𝐿ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ℎự𝑐 = 1 + 𝑙ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑑𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎĩ𝑎
1 + 𝑡ỷ 𝑙ệ 𝑙ạ𝑚 𝑝ℎá𝑡 <b>− 1 </b>


Khi tính tốn và thẩm định dự án đầu tư thơng thường liên quan đến hai yếu tố: dịng
tiền và lãi suất. Về nguyên tắc, nên so sánh lãi suất thực với dòng tiền thực và lãi suất danh
nghĩa với dòng tiền danh nghĩa nhằm đảm bảo tính nhất quán trong thẩm định.


<i><b>Ví dụ 1 : </b></i>


Doanh nghiệp M có dự kiến đầu tư xây dựng xưởng sản xuất mặt hàng mới có nhu
cầu vốn đầu tư vào TSCĐ 100 tỷ đồng, vào VLĐ là 2 tỷ đồng vốn đầu tư bỏ ra theo phương
thức chìa khố trao tay. Đời sống của dự án là 10 năm. Doanh thu mỗi năm là 100 tỷ đồng,


biến phí chiếm 60%, định phí mỗi năm là 8 tỷ đồng (chưa kể khấu hao). Riêng 2 năm đầu
đi vào hoạt động doanh thu chỉ đạt khoảng 70 tỷ đồng, năm thứ ba (kể từ ngày sản xuất) do
tăng sản xuất và doanh thu nên vốn lưu động tăng thêm 0,5 tỷ đồng. Khi hết hạn đầu tư,
tồn bộ TSCĐ có thể bán thu được 20 tỷ đồng. Thuế suất thuế TNDN là 30%. Doanh nghiệp
khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố định. Hai năm đầu kể từ khi có lãi được miễn
thuế TNDN.


<i><b>u cầu: Hãy tính dịng tiền của dự án đầu tư (doanh nghiệp khấu hao theo phương </b></i>


pháp tuyến tính cố định).


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 72


Số thu nhập chịu thuế năm cuối: 22 + 20 = 42


<b>Chỉ tiêu/năm </b> <b>0 </b> <b>1 </b> <b>2 </b> <b>3 </b> <b>4 </b> <b>5 </b> <b>6 </b> <b>7 </b> <b>8 </b> <b>9 </b> <b>10 </b>


1.Vốn đầu tư 102 0,5


2.Doanh thu 70 70 100 100 100 100 100 100 100 100


3.Khấu hao 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10


4.Định phí 18 18 18 18 18 18 18 18 18 18


5. Biến phí <b> </b> 42,00 42,00 60 60 60 60 60 60 60 60


6. Lãi trước thuế 10,00 10,00 22,00 22,00 22,00 22,00 22,00 22,00 22,00 22,00


7.Thuế TNDN 6,60 6,60 6,60 6,60 6,60 6,60 6,60 6,60



8.Lãi ròng 10,00 10,00 15,40 15,40 15,40 15,40 15,40 15,40 15,40 15,40


9.Thu vốn lưu


động 2,5


10.Thanh lý


TSCĐ 14,00


11. CF -102 20,00 19,50 25,40 25,40 25,40 25,40 25,40 25,40 25,40 41,90


<i><b>Ví dụ 2: </b></i>


Cơng ty chế biến mua một thiết bị sản xuất nguyên giá 150 triệu đồng vào 5 năm
trước. Thiết bị này có đời sống 15 năm kể từ ngày mua với giá trị thu hồi là 0 sau 15 năm,
khấu hao theo đường thẳng. Bộ phận đầu tư đề xuất kiến nghị mua một thiết bị mới giá 200
triệu kể cả chi phí vận chuyển và lắp đặt, với đời sống là 10 năm sẽ nâng doanh thu hàng
năm từ 200 triệu lên 220 triệu. Hơn nữa, nó sẽ giúp giảm chi phí nhân cơng và chi phí
ngun liệu do đó giảm tổng chi phí (chưa kể chi phí khấu hao) từ 140 triệu xuống còn 100
triệu. Máy cũ có thể bán được theo giá thị trường hiện tại là 20 triệu. Giá trị còn lại của
thiết bị khi hết hạn khấu hao không đáng kể.


<i><b>Yêu cầu: Hãy tính dịng tiền làm cơ sở để phân tích lựa chọn xem cơng ty có nên mua </b></i>


thiết bị mới không? Biết rằng thuế suất thuế TNDN là 30%
<b>Giải </b>


<i><b>Ước tính nhu cầu vốn đầu tư : </b></i>



- Mua máy mới : 200 triệu


- Thu từ việc bán máy cũ theo giá thị trường : 20 triệu
- Giá trị còn lại của tài sản cũ : 150 – 50 = 100 triệu
- Lỗ do bán TSCĐ : 100 – 20 = 80 triệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 73


Vậy vốn đầu tư theo dự án là : 200 - 20 -24 = 156 triệu


<i><b>Xác định dòng thu nhập của dự án </b></i>


Căn cứ vào dữ liệu trên ta có thể tính được thu nhập hàng năm của dự án :
<b>Chỉ tiêu </b> <b>Máy cũ Máy mới </b> <b>Chênh lệch </b>


1. Doanh thu 200 220 20,0


2. Tổng chi phí (-KH) 140 100 -40,0


3. Khấu hao 10 20 10,0


4. Lợi nhuận trước thuế 50 100 50,0


5. Lãi ròng = (4) x (1-30%) 35 70 35,0


6. Lãi ròng + khấu hao 45 90 45,0


Nếu doanh nghiệp khơng đầu tư máy mới thì thu nhập hàng năm sẽ là 45 triệu đồng.
Nếu doanh nghiệp đầu tư máy mới, nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ ra 156 triệu đồng để thu


nhập mỗi năm có được là 90 triệu đồng.


Dịng tiền của dự án :


Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


CF -156 90 90 90 90 90 90 90 90 90 90


<i><b>Ví dụ 3: </b></i>


Cơng ty TNHH Đơ Thành đang có kế hoạch đầu tư mới một dây chuyền sản xuất.
TSCĐ cho đầu tư mới này hiện có giá trên thị trường là 1.000 triệu đồng và giá trị thu hồi
sau 10 năm dự kiến là 50 triệu.


Theo các tính tốn cho thấy khi đầu tư vào dự án này thì doanh thu tối đa hàng năm
của cơng ty có thể tăng thêm 2.000 triệu đồng và tổng chi phí (chưa kể khấu hao) thường
chiếm tỷ trọng 70% doanh thu. Công ty dự định công suất hoạt động đạt 60% cho năn đầu
hoạt động, 80% cho hai năm tiếp theo và sau đó đạt 100% cơng suất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 74


Thuế suất thuế TNDN của cơng ty là 25%. Cơng ty tính khấu hao theo phương pháp
<i><b>đường thẳng. Tính dịng tiền làm cơ sở để phân tích, thẩm định dự án đầu tư? </b></i>


<b>Giải </b>


Thu nhập tiền cho thuê sau thuế : 100 (1- 25%) = 75 triệu


<b>Chỉ tiêu/năm </b> <b>0 </b> <b>1 </b> <b>2 </b> <b>3 </b> <b>4 </b> <b>5 </b> <b>6 </b> <b>7 </b> <b>8 </b> <b>9 </b> <b>10 </b>



1.Vốn đầu tư -1.360 -50 -50


2.Mất tiền cho


thuê nhà -75 -75 -75 -75 -75 -75 -75 -75 -75 -75


3.Doanh thu 1.200 1.600 1.600 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000


4.Khấu hao 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100


5.Tổng chi phí 840 1.120 1.120 1.400 1.400 1.400 1.400 1.400 1.400 1.400


6. Lãi trước


thuế 260,00 380,00 380,00 500,00 500,00 500,00 500,00 500,00 500,00 500,00


7.Thuế TNDN 65,00 95,00 95,00 125,00 125,00 125,00 125,00 125,00 125,00 125,00
8.Lãi ròng 195,00 285,00 285,00 375,00 375,00 375,00 375,00 375,00 375,00 375,00
9.Thu vốn lưu


động 300,0


10.Thanh lý


TSCĐ 37,50


11. CF -1.360 170 310 260 400 400 400 400 400 400 737,5


<i><b>4.2.2. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư </b></i>



Tùy theo mục tiêu của dự án mà có nhiều phương pháp khác nhau để lựa chọn dự án
đầu tư. Thông thường mục tiêu cuối cùng của hoạt động đầu tư là lợi nhuận. Do đó lựa chọn
dự án đầu tư chủ yếu là đánh giá khả năng sinh lời của từng dự án, tức là xác định tỷ lệ giữa
lợi nhuận so với vốn đầu tư.


<i>4.2.2.1. Phương pháp tỷ lệ sinh lời bình quân (ROI) </i>


Theo phương pháp này, cần xác định tỷ lệ sinh lời bình quân vốn đầu tư của từng dự
án, sau đó so sánh giữa chúng với nhau, dự án nào có tỷ lệ cao hơn là dự án tốt hơn.


Tỷ lệ sinh lời bình quân từng dự án được tính như sau :
P′<sub>v</sub>


̅̅̅̅ = P̅r
V<sub>đt</sub>


̅̅̅̅ x 100%
P̅ = <sub>r</sub> P1+ P2+ ⋯ + Pn


n
V<sub>đt</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 75


Trong đó :


P1, P2,..,Pn : lần lượt là lợi nhuận ròng (lợi nhuận đạt được sau khi nộp thuế lợi tức)


dự kiến thu được do dự án đầu tư mang lại ở các năm thứ 1, 2,…, thứ n
V1, V2,..,Vn : lần lượt là vốn đầu tư năm thứ 1, 2,…, thứ n



P̅ : Lợi nhuận rịng bình qn hàng năm trong thời gian đầu tư <sub>r</sub>
V<sub>đ𝑡</sub>


̅̅̅̅: Vốn đầu tư bình quân hàng năm trong thời gian đầu tư
n : số năm đầu tư


<i><b>Ví dụ 1 : </b></i>


Có hai dự án đầu tư X và Y cùng nhu cầu vốn đầu tư là 1 tỷ, thu nhập và phương thức
bỏ vốn như sau : (ĐVT : triệu đồng)


<b>Năm </b>


<b>Vốn đầu tư </b> <b>Lãi ròng </b> <b>Khấu hao </b> <b>Thu nhập </b>
<b>Dự án </b>


<b>X </b>


<b>Dự án </b>
<b>Y </b>


<b>Dự án </b>


<b>X </b> <b>Dự án Y </b>


<b>Dự án </b>
<b>X </b>


<b>Dự án </b>


<b>Y </b>


<b>Dự án </b>


<b>X </b> <b>Dự án Y </b>


0 1.000 1.000


1 120 120 200 125 320 245


2 150 120 200 125 350 245


3 200 255 200 125 400 380


4 200 255 200 125 400 380


5 200 255 200 125 400 380


6 255 125 380


7 255 125 380


8 255 125 380


<b>Cộng </b> <b>1.000 </b> <b>1.000 </b> <b>870 </b> <b>1.770 </b> <b>1.000 </b> <b>1.000 </b> <b>1.870 </b> <b>2.770 </b>
Như vậy đối với dự án X thì :


P̅ X = <sub>r</sub> 0 + 870


5 = 174



V<sub>đ𝑡</sub>


̅̅̅̅X = 1.000 + 800 + 600 + 400 + 200


5 = 600


P′<sub>v</sub>


̅̅̅̅X = 174


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 76


P̅ Y = <sub>r</sub>


8 = 221,25


V<sub>đ𝑡</sub>


̅̅̅̅Y = 1.000 + 875 + 750 + 625 + 500 + 375 + 250 + 125


8 = 562,5


P′<sub>v</sub>


̅̅̅̅Y = 221,25


562,5 = 39,33%


Cả hai dự án đều có tỷ lệ sinh lời cao. Điều đó cho thấy hiệu quả của vốn đầu tư cao.


Tuy nhiên, nếu chọn một trong hai dự án thì dự án Y sẽ được chọn.


Tiêu chuẩn chọn : ROI > i


Phương pháp này có ưu điểm là tính tốn dễ dàng, thấy được hiệu quả của vốn đầu tư.
Tuy nhiên, hiệu quả của vốn đầu tư thể hiện bằng phương pháp này chưa chính xác vì chưa
chú ý đến thời giá của tiền tệ.


<i>4.2.2.2. Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP) </i>


Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để thu hồi vốn đầu tư. Phương pháp này xác
định số năm cần thiết để thu nhập của dự án đủ hoàn lại vốn đầu tư. Theo phương pháp này,
phương án được chọn là phương án có thời gian hồn vốn ngắn nhất. Cơng thức được tính
như sau:


V<sub>đt</sub> = ∑ CF<sub>j</sub>
t


j=1
Vđt : Vốn đầu tư ban đầu


CFj : Thu nhập của dự án trong năm j.


T : thời gian hồn vốn của dự án.


<i><b>Ví dụ 2 : </b></i>


Có hai dự án đầu tư X và Y cùng nhu cầu vốn đầu tư là 1 tỷ, thu nhập và phương thức
bỏ vốn như sau : (ĐVT : triệu đồng)



<b>Năm </b>


<b>Vốn đầu tư </b> <b>Lãi ròng </b> <b>Khấu hao </b> <b>Thu nhập </b>
<b>Dự án </b>


<b>X </b>


<b>Dự án </b>
<b>Y </b>


<b>Dự án </b>


<b>X </b> <b>Dự án Y </b>


<b>Dự án </b>
<b>X </b>


<b>Dự án </b>
<b>Y </b>


<b>Dự án </b>


<b>X </b> <b>Dự án Y </b>


0 1.000 1.000


1 120 120 200 125 320 245


2 150 120 200 125 350 245



</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 77


<b>Năm </b> <b>Vốn đầu tư </b>


<b>Lãi ròng </b> <b>Khấu hao </b> <b>Thu nhập </b>
<b>Dự án </b>


<b>X </b>


<b>Dự án </b>
<b>Y </b>


<b>Dự án </b>


<b>X </b> <b>Dự án Y </b>


<b>Dự án </b>
<b>X </b>


<b>Dự án </b>
<b>Y </b>


<b>Dự án </b>


<b>X </b> <b>Dự án Y </b>


4 200 255 200 125 400 380


5 200 255 200 125 400 380



6 255 125 380


7 255 125 380


8 255 125 380


<b>Cộng </b> <b>1.000 </b> <b>1.000 </b> <b>870 </b> <b>1.770 </b> <b>1.000 </b> <b>1.000 </b> <b>1.870 </b> <b>2.770 </b>
Căn cứ vào số liệu trên, ta có thể tính được thời gian hoàn vốn của 2 dự án như sau :
Đối với dự án X :


Sau 2 năm, vốn thu hồi = 320+350 = 670


Số vốn còn lại phải thu hồi = 1.000 – 670 = 330


Thời gian hoàn vốn : 2 năm + (12 tháng x 330/400) = 2 năm 10 tháng
Đối với dự án Y :


Sau 3 năm, vốn thu hồi = 245 + 245 + 380 = 870
Số vốn còn lại phải thu hồi = 1.000 – 870 = 130


Thời gian hoàn vốn : 3 năm + (12 tháng x 130/380) = 3 năm 4 tháng


Nếu thời gian hoàn vốn yêu cầu là 3 năm thì chỉ chấp nhận dự án X còn dự án Y bị
loại bỏ.


<b>Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính, hạn chế rủi ro và lạm phát. </b>


<b>Nhược điểm: Khơng tính đến thời giá tiền tệ, khơng tính đến dịng tiền sau thời gian </b>
hồn vốn.



<b>Ví dụ 3 : Hai dự án A và B có cùng vốn đầu tư là 1.000 triệu đồng, có sơ đồ dịng tiền </b>
tệ như sau :


Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


CFA -1.000 400 300 200 500 600 600 600 600 600 600


CFB -1.000 200 300 400 500 600 600 600


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 78


<i>4.2.2.3. Phương pháp hiện giá thuần (NPV) </i>


Theo phương pháp này, các khoản thu nhập đạt được trong tương lai kể cả vốn đầu tư
đều phải quy về giá trị hiện tại theo một lãi suất nhất định (lãi suất này có thể là lãi vay
ngân hàng, lãi suất trung bình của ngành, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp). Trên cơ
sở đó so sánh hiện giá của thu nhập và chi phí đầu tư. Nếu hiện giá này dương chứng tỏ dự
án có hiệu quả kinh tế cao. Cơng thức như sau :


NPV = PVCF- PVđt


PV<sub>CF</sub> = CF1
1 + i+


CF<sub>2</sub>


(1 + i)2+ ⋯ +


CF<sub>n</sub>
(1 + i)n



CF1, CF2,…CFn : lần lượt là mức thu nhập của các năm thứ 1, 2,…, n của dự án.


PVCF: tổng hiện giá của các khoản thu nhập dự kiến đạt được trong n năm của dự án.


PVđt: tổng hiện giá vốn đầu tư của dự án.


<i><b>Ví dụ 4: </b></i>


Có hai dự án H và K được cho ở bảng sau :
ĐVT : triệu đồng


<b>Năm </b>


<b>Vốn đầu tư </b> <b>Thu nhập </b>


<b>Dự án H </b> <b>Dự án K </b> <b>Dự án H </b> <b>Dự án K </b>


0 400 300


1 400 500


2 340 290


3 360 320


4 300 380


5 300 380



6 220 224


7 200


<b>Cộng </b> <b>800 </b> <b>800 </b> <b>1.720 </b> <b>1.594 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 79


<b>Năm </b>

1



(1 + 𝑖)

𝑛


<b>Hiện giá </b>


<b>Dự án H </b> <b>Dự án K </b>


<b>Vốn đầu tư </b> <b>Thu nhập </b> <b>Vốn đầu tư </b> <b>Thu nhập </b>


0 1,000 400,00 0,00 300,00 0,00


1 0,833 333,33 0,00 416,67 0,00


2 0,694 0,00 236,11 0,00 201,39


3 0,579 0,00 208,33 0,00 185,19


4 0,482 0,00 144,68 0,00 183,26


5 0,402 0,00 120,56 0,00 152,71



6 0,335 0,00 73,68 0,00 75,02


7 0,279 0,00 55,82 0,00 0,00


<b>Cộng </b> <b> </b> <b>733,33 </b> <b>839,18 </b> <b>716,67 </b> <b>797,56 </b>


<b>Hiện giá thuần </b> <b> = 839.18 - 733.33 = 105,85 </b> <b> =797.56-716.67= 80,89 </b>
Hiện giá thuần của hai dự án đều dương (dự án H là + 105,85 dự án K là +8,89) điều
đó chứng tỏ cả hai dự án này đều có hiệu quả cao. Nếu chỉ chọn một trong hai dự án thì dự
án H có hiệu quả cao nhất nên được chọn, loại bỏ dự án K.


Như vậy theo phương pháp này tiêu chuẩn để lựa chọn là NPV>0. Đối với các dự án
xung khắc nhau thì tiêu chuẩn lựa chọn là NPV>0 và NPV cao nhất.


<b>Ưu điểm : </b>


- Đã tính đến thời giá tiền tệ, đã tính đến tồn bộ dịng tiền.
- NPV có tính kết hợp tức là :


NPV(A+B+C) =NPV(A) + NPV(B) + NVP(C)
<b>Nhược điểm: </b>


- Phải xác định lãi suất chiết khấu trước rồi mới tính được NPV.
- Khơng biết sinh lời của vốn đầu tư.


<i>4.2.2.4. Phương pháp thời gian hồn vốn có chiết khấu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 80


Phương pháp thời gian hồn vốn có chiết khấu ra đời nhằm khắc phục nhược điểm


không tính đến thời giá tiền tệ của phương pháp thời gian hồn vốn giản đơn. Theo phương
pháp này, dịng tiền thu nhập từ dự án được quy về hiện giá theo lãi suất chiết khấu, sau đó
tính thời gian hồn vốn bình thường như phương pháp thời gian hoàn vốn đơn giản.


<i>4.2.2.5. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR): </i>


Tỷ suất doanh lợi nội bộ là lãi suất riêng của dự án. Với lãi suất này thì tổng hiện giá
của các khoản thu nhập trong tương lai của dự án bằng tổng hiện giá của vốn đầu tư. Điều
đó cũng có nghĩa là với lãi suất này thì hiện giá thuần sẽ bằng không (0).


Tức là: NPV = PVCF - PVđt = 0


Suy ra: PVCF = PVđt


Hay:


PV<sub>đt</sub> = CF1
1 + I<sub>r</sub> +


CF<sub>2</sub>


(1 + I<sub>r</sub>)2+ ⋯ +


CF<sub>n</sub>
(1 + I<sub>r</sub>)n
<b>Trong đó: </b>


Ir: Là tỷ suất doanh lợi nội bộ (còn ký hiệu là IRR), tỷ suất này được tính bằng phương


pháp nội suy hay dùng cách thử và xử lý sai số như sau:



Đầu tiên chọn một lãi suất bất kỳ (thường lấy lãi suất ngân hàng hoặc chi phí vốn của
doanh nghiệp) rồi tính chuyển vốn đầu tư cùng với khoản thu nhập dự kiến trong tương lai
của dự án về giá trị hiện tại. Sau đó so sánh tổng giá của các khoản thu nhập với tổng giá
trị hiện tại của vốn đầu tư, thì tiếp tục làm lại như trên, với điều kiện là phải nâng dần lãi
suất lên. Trong trường hợp ngược lại, tổng hiện giá của vốn đầu tư lớn hơn tổng hiện ngía
của các khoản thu nhâp thì hạ lãi suất xuống. làm như thế cho đến khi đạt được sự cân bằng
giữa tổng hiện giá của vốn đầu tư và tổng hiện giá các khoản thu, lãi suất tại điểm này chính
là tỷ sất doanh lợi nội bộ. Trong điều kiện hiện nay, máy vi tính sẽ xác định nhanh chóng
tỷ lệ này.


Có thể tính IRR bằng cơng thức như sau:


I<sub>r</sub> = I<sub>r1</sub>+ (I<sub>r2</sub>− I<sub>r1</sub>) NPV1
NPV<sub>1</sub>+ |NPV<sub>2</sub>|
<b>Trong đó: </b>


Ir1: Tỷ lệ lãi suất khi NPV1 dương nhưng gần bằng khơng. Tỷ lệ này được tính bằng


cách thử và xử lý sai số như trên.


Ir2: Tỷ lệ lãi suất khi NPV2 âm nhưng gần bằng không. Cách tính tương tự như Ir1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 81


Căn cứ vào số liệu ở bảng 8, có thể tính được tỷ suất doanh lợi nội bộ của từng dự án
H và K như sau:


Đối với dự án H:



Nếu lãi suất là 24% thì: NPV = 744,04-722,59 = +21,45
Nếu lãi suất là 26% thì: NPV = 702,263-717,46 = -15,197


Như vậy tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án H lớn hơn 24% nhưng không quá 26%.
Tỷ suất doanh lợi đúng của dự án là:


I<sub>r</sub> = 24% + (26% − 24%) 21,45


21,45 + 15,197 = 25,17%
Tương tự đối với dự án K, tỷ suất doanh lợi nội bộ là:


I<sub>r</sub> = 24% + (26% − 24%) 5,186


5,186 + 4,191= 24,32%


Tóm lại cả hai dự án H và K đều có tỷ suất doanh lợi nội bộ cao nhưng dự án H có tỷ
suất doanh lợi cao hơn dự án K. Vậy nếu lựa chọn một trong hai dự án trên thì dự H sẽ được
chọn.


Theo phương pháp này, những dự án có thể chọn là một trong những dự án thỏa mãn
những điều kiện sau đây:


Tỷ suất doanh lợi nội bộ>lãi suất ngân hàng>tỷ lệ lạm phát.


Nếu các dự án xung khắc nhau thì tiêu thức lựa chọn là IRR>I và IRR lớn nhất.
<b>Ưu điểm: Đã tính đến thời giá tiền tệ và tồn bộ dịng tiền, khơng phải xác định lãi </b>
suất chiết khấu trước. Trong một số trường hợp phương pháp này cịn cho thấy tính chất
hịa vốn, lời hay lỗ của dự án đầu tư.


<b>Nhược điểm: Trong trương hợp đặc biệt dự án có nhiều IRR hay khơng có IRR thì </b>


khó quyết định hợp lý, trong trường hợp này ta có thể lựa chọn dự án bằng phương pháp
hiện giá thuần.


<i><b>Chú ý: Việc lựa chọn bằng phương pháp hiện giá thuần hay phương pháp tỷ suất </b></i>


doanh lợi nội bộ thường cho cùng một kết quả. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt 2
phương pháp này lại cho 2 kết quả khác nhau.


<i><b>4.2.3. Một số trường hợp đặc biệt </b></i>


<i>4.2.3.1. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ điều chỉnh (MIRR) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 82


dùng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ điều chỉnh (MIRR). Phương pháp MIRR được
xây dựng trên giả định các luồng tiền phải được tái đầu tư bằng lãi suất chiết khấu (chi phí
sử dụng vốn). Vì vậy phương pháp này ln thống nhất với phương pháp NPV và còn khắc
phục nhược điểm có nhiều IRR. Cơng thức tính như sau:


PV<sub>đt</sub> = FVCF


(1 + MIRR)n =


∑n<sub>j=1</sub>CF<sub>j</sub>(1 + i)n−j
(1 + MIRR)n
i: lãi suất chiết khấu (lãi suất tái đầu tư)


MIRR: Tỷ suất doanh lợi nội bộ điều chỉnh.


<i><b>Ví dụ: </b></i>



Một cơ sở đầu tư mua máy tiện, tổng chi phí đầu tư 25 triệu đồng, đời sống của máy
tiện là 5 năm. Thu nhập đạt được trong 4 năm đầu là 8 triệu/năm, riêng năm cuối cùng thu
nhập từ sản xuất và thanh lý máy là 13 triệu đồng. Hãy tính tỷ suất doanh lợi nội bộ điều
chỉnh? Biết rằng lãi suất chiết khấu là 15%.


Giải
Ta có cơng thức:


25 = FVCF


(1 + MIRR)n


FVCF là giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ được tính bằng cơng thức (được học trong


chương 2. Thời giá của tiền tệ hoặc đã được học trong Mơn Tốn tài chính):
FV của 4 năm đầu là chuỗi tiền tệ đồng đều:


FV = V x(1 + i)
n<sub>− 1</sub>
i
25 = [8 x(1 + 15%)


4<sub>− 1</sub>


15% + 13] (1 + MIRR)


−5


=> MIRR = 18,71%



<i><b>Ví dụ: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 83


bộ thu nhập trong suốt q trình được đem tái đầu tư với mức lãi suất thu được là 12%/năm.
Tính tỷ suất sinh lợi của hoạt động tái đầu tư trên.


Giải ĐVT: triệu đồng


240 = (78 x 1,124<sub> + 60 x 1,12</sub>3<sub> + 42 x 1,12</sub>2<sub> + 74 x 1,12</sub>1<sub> + 92) x (1+MIRR)</sub>-5


MIRR = 12,61%


<i>4.2.3.2. Phương pháp chỉ số sinh lời (PI) </i>


Phương pháp IRR có nhiều ưu điểm nhưng đơi khi cũng khơng xác đáng lắm, như
trong việc so sánh hai dự án có đời sống kinh tế q sai biệt nhau v.v…Vì vậy, các nhà đầu
tư có thể dùng phương pháp chỉ số sinh lời để lựa chọn. chỉ số sinh lời được tính như sau:


PI = PVCF


PV<sub>đt</sub> = 1 +
NPV
PV<sub>đt</sub>


PI: Chỉ số sinh lời của dự án


Trong đó PVCF và PVđt được tính theo một lãi suất nhất định. Thơng thường lãi suất



thích hợp mà các nhà đầu tư chọn lựa là lãi suất trung bình của các ngành hoặc giá sử dụng
vốn của doanh nghiệp. Nếu chỉ số sinh lời cao hơn, dự án đó được chọn. Ngược lại, nếu dự
án nào có chỉ số sinh lời bé hơn 1 thì loại bỏ (khơng nên đầu tư).


<i><b>Ví dụ: </b></i>


Tại cơng ty A có tài liệu về dự án đầu tư như sau:


Dự án 1 2 3 4 5 6


Vốn đầu tư


ban đầu 300 250 350 650 100 250


Chỉ số sinh


lời (PI) 1,32 1,25 1,26 1,3 1,2 1,05


Trong điều kiện vốn đầu tư của cơng ty có giới hạn là 1 tỷ, công ty nên lựa chọn dự
án nào để đầu tư.


Có nhiều phương án để chọn:


Các dự án trên đều có chỉ số sinh lời cao. Song, với giới hạn vốn đầu tư là 1.000 triệu
đồng thì có một số tổ hợp dự án sau thoả mãn giới hạn trên:


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 84


Hiện giá thuần của tổ hợp phương án nầy là: NPV(1+2+3+5) = 1.269,5 – 1.000 =
269,5



Tổ hợp các dự án: 3 + 4


Hiện giá thuần của tổ hợp phương án nầy là: NPV(3+4) = 1.286 – 1.000 = 286
Tổ hợp các dự án: 2 + 4 + 5


Hiện giá thuần của tổ hợp phương án nầy là: NPV(2+4+5) = 1.277,5 – 1.000 = 277,5
Tổ hợp các dự án: 4 + 5 + 6


Hiện giá thuần của tổ hợp phương án nầy là : NPV(4+5+6) = 1.227,5 – 1.000 = 227,5
Tổ hợp các dự án phụ: 1+ 4 (950 triệu)


Hiện giá thuần của tổ hợp phương án nầy là :
NPV(1+4) = 1.241 – 950 = 291


Tổ hợp này có hiện giá thuần cao nhất nhưng chưa sử dụng hết vốn đầu tư. Do đó,
nếu khơng có nơi đầu tư có hiệu quả số 50 triệu cịn lại thì phải chọn tổ hợp phương án 2.


<b>Ưu điểm: Giống như IRR và NPV, so sánh được những dự án có quy mô khác nhau, </b>
lựa chọn nhiều dự án trong điều kiện vốn đầu tư có giới hạn.


<b>Nhược điểm: Giống như IRR và NPV, có vấn đề trong xếp hạng dự án. </b>


<i><b>4.2.4. So sánh các phương pháp </b></i>


Trong trường hợp doanh nghiệp có một doanh một đầu tư nhưng vốn đầu tư bị hạn
chế:


<i><b>Căn cứ vào tiêu thức IRR </b></i>



Sắp xếp theo tiêu thức IRR của các dự án giảm dần với tổng vốn đầu tư vừa bằng số
<i><b>vốn đã cho và có IRR cao nhất, như thế các dự án thỏa điều kiện sẽ được chọn. </b></i>


<i><b>Căn cứ vào NPV </b></i>


Ta thấy đối với các dự án nếu có NPV dương thì sẽ được chọn.


<i><b>Căn cứ vào PI </b></i>


Sắp xếp theo PI giảm dần, nếu các dự án có PI cao nhất với tổng vốn đầu tư đúng theo
số vốn dự định thì các dự án này được chọn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 85
<i><b>Chú ý: </b></i>


- PI chỉ là tiêu chuẩn trực tiếp để đạt đến mục tiêu tổng NPV của các dự án được
chấp nhận là cực đại.


- Cần quan tâm đặc biệt đối với các dự án xung khắc nhau hay bổ sung, thay thế cho
nhau tron tất cả các cơ hội đầu tư.


<b>4.3. Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu </b>


Phương pháp chỉ số sinh lời rất hữu ích trong việc lựa chọn tổ hợp dự án đầu tư tối ưu
trong danh mục dự án đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp
với những đơn vị đã xác định được ngân sách đầu tư tối ưu.


Chúng ta biết rằng ngân sách đầu tư và giá sử dụng vốn có quan hệ mật thiết với nhau,
tác động qua lại lẫn nhau. Giới hạn ngân sách đầu tư ohuj thuộc vào giá sử dụng vốn và
ngược lại, giá sử dụng vốn chịu ảnh hưởng của ngân sách đầu tư.



Thật vậy, bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động cũng đều sử dụng nhiều nguồn tài trợ
khác nhau. Nhưng trước nhất, nguồn vốn tài trợ đầu tiên cho nhu câu vốn của doanh nghiệp
phải là nguồn vốn chủ sở hữu, sau đó người quản lý sẽ huy động thêm nguồn vốn bên ngồi
theo ngun tắc nguồn vốn nào có giá thấp nhất sử dụng trước, kế đến mới là các nguồn
vốn có giá trị tăng dần lên cho tới khi nguồn vốn sử dụng cao hơn tỷ suất doanh lợi của dự
án thì người sử dụng vốn quyết định khơng huy động nữa. Vì nếu huy động thêm thì kết
quả kinh doanh sẽ thấp hoặc thậm chí bị lỗ.


Như vậy, cần phải xây dựng ngân sách đầu tư và giá sử dụng vốn đồng thời với nhau
nhằm đảm bảo xây dựng ngân sách tối ưu nhất, mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất


<b>Bước 1: Tính WACC trước khi có đầu tư mới. </b>
<b>Bước 2: Chọn các dự án đầu tư có hiệu quả cao: </b>
(IRR > WACC)


<b>Bước 3: Sắp xếp các dự án theo thứ tự IRR giảm dần và chia nhóm theo tính chất dự </b>
án (độc lập, phụ thuộc hay xung khắc).


<b>Bước 4: Khi có nhu cầu đầu tư mới cần xem giá sử dụng từng nguồn vốn tăng thêm </b>
có thay đổi khơng, nếu có, tính giá sử dụng vốn biên tế (WMCC) và điểm gãy (BP), so sánh
WMCC với IRR của dự án. Nếu WMCC < IRR thì chấp nhận dự án mới, ngược lại thì loại
bỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 86


quả của các phương pháp thẩm định các dụ án đầu tư, người ta thường kết hợp nhiều phương
pháp với nhau như: kết hợp phương pháp hiện tại hóa với phương pháp thời hồn vốn v.v…
<b>4.4. Bài tập chương 4 </b>



<b>Bài tập 1: </b>


Doanh nghiệp X dự kiến đầu tư một dự án có nhu cầu vốn mua TSCĐ là 160 tỷ đồng,
vốn lưu động để dự án đi vào hoạt động là 5 tỷ đồng, bỏ vốn một lần vào năm 0. Đời sống
của dự án (không kể thời gian đầu tư cơ bản) là 10 năm. Doanh thu mỗi năm là 120 tỷ đồng,
biến phí chiếm 70%, định phí mỗi năm là 14 tỷ đồng (chưa kể khấu hao). Riêng 2 năm đầu
đi vào hoạt động doanh thu chỉ đạt khoảng 80 tỷ đồng, năm thứ ba (kể từ ngày đầu tư) do
tăng sản xuất và doanh thu nên vốn lưu động tăng thêm 1 tỷ đồng. Khi hết hạn đầu tư, tồn
bộ TSCĐ có thể bán thu được 20 tỷ đồng, vốn lưu động thu hồi đủ. Thuế suất thuế TNDN
là 20%. Doanh nghiệp khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố định. Hai năm đầu được
miễn thuế TNDN.


<i><b>u cầu: Hãy tính dịng tiền của dự án đầu tư. </b></i>


<b>Bài tập 2: </b>


Công ty A mua một thiết bị sản xuất nguyên giá 200 triệu đồng vào 3 năm trước. Thiết
bị này có đời sống 8 năm kể từ ngày mua với giá trị thu hồi là 0 sau 8 năm, khấu hao theo
đường thẳng. Bộ phận đầu tư đề xuất kiến nghị mua một thiết bị mới giá 250 triệu kể cả chi
phí vận chuyển và lắp đặt, với đời sống là 8 năm sẽ nâng doanh thu hàng năm từ 300 triệu
lên 350 triệu. Hơn nữa, nó sẽ giúp giảm chi phí nhân cơng và chi phí ngun liệu do đó
giảm tổng chi phí (chưa kể chi phí khấu hao) từ 200 triệu xuống cịn 150 triệu. Máy cũ có
thể bán được theo giá thị trường hiện tại là 40 triệu. Giá trị còn lại của thiết bị khi hết hạn
khấu hao không đáng kể.


<i><b>u cầu: Hãy tính dịng tiền làm cơ sở để phân tích lựa chọn xem cơng ty có nên mua </b></i>


thiết bị mới không? Biết rằng thuế suất thuế TNDN là 20%
<b>Bài tập 3: </b>



Công ty T dự kiến đầu tư mới một TSCĐ hiện có giá trên thị trường là 1.500 triệu
đồng và giá trị thu hồi sau 10 năm dự kiến là 30 triệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 87


Ngồi ra TSCĐ mới cần có địa điểm nào đó để đặt, địa điểm này hiện đang có ở cơng
ty nhưng công ty đang cho thuê với giá 80 triệu đồng mỗi năm, tiền thuê này được trả vào
cuối mỗi năm. Hợp đồng cho thuê có thể dược chấm dứt nhưng khi đó cơng ty phải trả
khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng là 100 triệu. Đồng thời công ty cần phải đầu tư thêm
vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu như sau : Ban đầu là 50 triệu, sau khi công suất tăng đến
70% thì vốn lưu động tăng thêm 10 triệu và khi công suất đạt tới mức tối đa là 100% thì
vốn lưu động cũng tăng thêm 10 triệu.


Thuế suất thuế TNDN của công ty là 20%. Công ty tính khấu hao theo phương pháp
đường thẳng.


<i><b>u cầu: Tính dịng tiền làm cơ sở để phân tích, thẩm định dự án đầu tư ? </b></i>


<i><b>Bài tập 4: </b></i>


Có hai dự án đầu tư X và Y cùng nhu cầu vốn đầu tư là 2 tỷ , khấu hao dự án X là 5
năm và dự án Y là 8 năm. Lãi ròng của 2 dự án được cho theo bảng sau: (ĐVT: 1.000.000
đồng)


Năm Vốn đầu tư Lãi ròng


Dự án X Dự án Y Dự án X Dự án Y


0 2.000 2.000



1 220 240


2 270 240


3 400 300


4 400 300


5 400 300


6 300


7 300


8 300


<b>Yêu cầu: </b>


1. Tính khấu hao từng năm của từng dự án.
2. Tính thu nhập từng năm của từng dự án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 88


4. Tính vốn đầu tư bình qn trong thời gian đầu tư.
5. Tính tỷ lệ sinh lời bình quân của từng dự án.


6. Hãy đưa ra lựa chọn dự án nếu sử dụng phương pháp ROI.


7. Hãy đưa ra lựa chọn dự án nếu sử dụng phương pháp thời gian hoàn vốn với thời
gian hoàn vốn yêu cầu là 3 năm.



<b>Bài tập 5: </b>


Có hai dự án đầu tư X và Y được cho theo bảng sau: (ĐVT: 1.000.000 đồng)


Năm Vốn đầu tư Thu nhập


Dự án X Dự án Y Dự án X Dự án Y


0 - 1.000 - 1.200


1 -1.000 -800


2 420 350


3 500 370


4 550 450


5 550 450


6 550 450


7 450


8 450


Cộng 2.570 2.970


Yêu cầu: Với lãi suất chiết khấu 20%/năm. Tính hiện giá thuần của các dự án và đưa


ra lựa chọn việc quyết định đầu tư dự án trong trường hợp hai dự án độc lập.


<b>Bài tập 6: </b>


Doanh nghiệp X hiện đang có thơng tin về 3 dự án đầu tư thuộc loại xung khắc như sau:


Dự án Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


A -300 60 80 120 140 120


B -300 120 120 120 120 120


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 89


u cầu:


1. Lựa chọn dự án tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn giản đơn


2. Nếu lãi suất chiết khấu là 10%, hãy lựa chọn dự án tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn có
chiết khấu.


3. Nếu chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án là 10%, theo tiêu chuẩn NPV thì dự án
nào có thể được chấp nhận.


<b>Bài tập 7: </b>


Cơng ty cổ phần X có các tài liệu về đầu tư như sau:


Năm Vốn đầu tư và thu nhập (CF) của dự án



A B C D E F


0 -1.200 -1.900 -1.900 -2.600 -1.400 -3.300


1 400 450 500 600 500 780


2 400 450 500 600 500 780


3 400 450 500 600 500 780


4 400 450 500 600 400 780


5 400 450 400 600 400 780


6 450 400 600 780


7 450 400 600 780


8 450 600 780


Nếu vốn đầu tư công ty chỉ giới hạn là 4.500 triệu đồng thì cơng ty nên loại dự án nào?
Tại sao?


Biết rằng: Các dự án độc lập nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 90


<b>Giới thiệu: </b>


Trong chương 5 bao gồm các nội dung: khái niệm về vốn của doanh nghiệp và việc


phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh; khái niệm và phân loại
tài sản cố định, kết cấu của tài sản cố định; đồng thời trình bày các cách tính khấu hao và
lập khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp.


<b>Mục tiêu: </b>


- Trình bày được các nguồn vốn sản xuất kinh doanh.
- Trình bày vốn cố định.


- Trình bày được các phương thức tính khấu hao
- Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp.
- Tính tốn được mức khấu hao tài sản cố định.
<i>- Lập kế hoạch khấu hao tài sản của doanh nghiệp. </i>
<b>Nội dung chính: </b>


<b>5.1. Vốn của doanh nghiệp </b>


<i><b>5.1.1. Khái niệm về vốn của doanh nghiệp </b></i>


Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có tư liệu sản xuất, sức
lao động. Đó là những yếu tố cần thiết của bất kỳ nền sản xuất nào. Do vậy, các doanh
nghiệp cần tiền để mua tư liệu sản xuất , để trả lương và các chi phí khác. Tiền tệ là hình
thái vốn ban đầu của doanh nghiệp. Số tiền này do chủ doanh nghiệp bỏ ra ngay từ khi
thành lập doanh nghiệp và có một phần từ khoản vay nợ.


Vốn là lượng giá trị doanh nghiệp phải ứng ra để luân chuyển trong hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm đạt dược hiệu qủa kinh tế xã hội cao nhất. Bởi vậy ta có thể nói vốn
là tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.


Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vốn của doanh nghiệp luôn vận đơng và


khơng ngừng thay đổi hình thái tạo thành quá trình luân chuyển vốn.


Trong các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ, quá trình luân chuyển vốn trải qua ba
giai đoạn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 91


để tạo ra sản phẩm mới. Trong quá trình sản xuất, vốn tồn tại dưới hình thái chi phí sản
xuất (gồm những sản phẩm đang chế tạo và chi phí chờ phân bổ). (H... SX... H’).


<i> Giai đoạn lưu thông: Doanh nghiệp bán sản phẩm thu tiền về(tiền mặt, chuyền </i>
khoản, tiền Việt Nam, ngoại tệ) cũng có thể là bán chịu hình thành khoản phải thu. Vốn từ
hình thái hàng chuyển trở lại hình thái tiền tệ ban đầu (H’-T’). Đến đây là kết thúc quá trình
luân chuyển vốn và quá trình khác lại bắt đầu.


Trong các doanh nghiệp thương mại, quá trình luân chuyển trải qua hai giai đoạn:
<i> Giai đoạn mua hàng: Trong giai đoạn này doanh nghiệp ứng ra vốn tiền tệ để mua </i>
sắm các tư liệu lao động và đối tượng lao động như TSCĐ, nguyên vật liệu, cơng cụ, dụng
cụ, hàng hóa. Trong giai đoạn này T chuyển thành H (T-H).


<i> Giai đoạn bán hàng: Doanh nghiệp bán hàng hóa thu tiền ngay hoặc hình thành </i>
khoản thu sau đó thu tiền về (tiền mặt, chuyển khoản, tiền Việt Nam, ngoại tệ). Vốn từ hình
thái hàng chuyển trở lại hình thái tiề tệ ban đầu (H-T’). Đến đay là kết thúc quá trình luân
chuyển vốn và quá trình khác lại bắt đầu.


<i><b>5.1.2. Phân loại vốn sản xuất kinh doanh </b></i>


<i>5.1.2.1. Vốn của doanh nghiệp xét từ nguồn hình thành </i>


Được chia ra làm 02 nguồn: nguồn vốn và nợ phải trả, điều này thể hiện rõ ràng trên


Bảng cân đối kế toán.


Cụ thể:


<i>Vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp: là số vốn mà chủ sở hữu của doanh nghiệp phải </i>
ứng ra để mua sản phẩm, xây dựng các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, vốn chủ sở hữu chỉ là vốn điều lệ (được thể hiện
trên giấy đăng ký kinh doanh). Bên cạnh đó, khi trải qua một quá trình hoạt động, vốn chủ
sở hữu sẽ tăng thêm từ các nguồn như các quỹ của doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân
phối…


<i>Các khoản nợ phải trả: bao gồm các khoản vay ngắn hạn, dài hạn của Ngân hàng và </i>
các tổ chức tín dụng; các khoản phải trả khác nhưng chưa đến kỳ hạn phải trả như: các
khoản phải trả khách hàng, các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước, các khoản phải trả
công nhân viên… Các khoản phải trả khác này tuy không thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp, nhưng vì là các khoản nợ hợp pháp nên doanh nghiệp có thể sử dụng coi như nguồn
vốn của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 92


Nợ phải trả
(Liabilities)


Nguồn vốn chủ sở hữu
(Owners’ Equity)
- Có thời hạn hồn trả - Khơng có thời hạn hồn trả
- Phải trả lãi cho khoản tiền đã vay trừ các


khoản nợ chiếm dụng



- Không phải trả lãi mà sẽ chia lời tùy theo
kết quả hoạt động từng năm và chính sách
phát triển của cơng ty


- Lãi vay được tính vào chi phí khi xác định
lợi nhuận chịu thuế thu nhập. Do vậy, có tác
động làm giảm thuế


- Cổ tức trả cho cổ đông không làm giảm
thuế thu nhập phải nộp


- Chi phí thấp - Chi phí cao


<i>5.1.2.2. Vốn của doanh nghiệp xét từ mặt sử dụng </i>


Hoạt động của doanh nghiệp gồm hoạt động cơ bản là kinh doanh và đầu tư, vì vậy
nguồn vốn cũng chia ra làm 02 nguồn:


<i>Vốn kinh doanh: là số vốn doanh nghiệp đang trực tiếp sử dụng vào mục đích kinh </i>
doanh. Vốn kinh doanh lại chia thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn kinh doanh lại
chia ra thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là vốn ứng trước tồn tại dưới hình
thái tài sản cố định (TSCĐ). Vốn lưu động là số vốn ứng trước tồn tại dưới hình thái tài sản
lưu động (TSLĐ)


Vốn đầu tư là số vốn doanh nghiệp đã hoặc đang ứng ra, nhưng chưa đem lại hiệu
quả. Số vốn này nằm trong hạng mục cơng trình cịn dở dang và các chứng khốn có giá,
chúng sẽ phát huy hiệu quả trong tương lai


<i>5.1.2.3. Căn cứ vào đối tượng đầu tư </i>



Vốn đầu tư vào bên trong doanh nghiệp và vốn đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp
Vốn đầu tư vào bên trong doanh nghiệp tạo nên tạo nên các loại TSCĐ và tài sản lưu
động.


Vốn đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp gồm cả đầu tư ngắn hạn lẫn đầu tư dài hạn như
góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu của đơn vị khác hau của Nhà nước…


<i>5.1.2.4. Căn cứ vào tính chất luân chuyển </i>
Vốn cố định: Vốn đầu tư vào TSCĐ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 93


hơn so với vốn lưu động. Nhưng ngành thương mại thì ngược lại, vốn lưu động chiếm tỷ
trọng tuyệt đại bộ phận.


<i><b>5.1.3. Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp </b></i>


Vốn của doanh nghiệp tại mỗi thời điểm quyết toán ( thường là ngày cuối cùng của
mỗi tháng, mỗi quý hoặc mỗi năm) được phản ảnh trong một bảng gọi là bảng cân đối kế
toán của doanh nghiệp. Sau đây là mẫu bảng cân đối kế toán ( tóm tắt ) hiện hành ở nước
ta.


Bảng cân đối kế toán của doanh nhiệp gồm 2 phần:


Phần nguồn vốn: Phải ảnh tồn bộ nguồn hình thành nên số vốn sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn nợ phải trả tính đến thời điểm lập
báo cáo quyết tốn.


Phần tài sản: Phản ánh tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp như TSLĐ và đồng
tư ngắn hạn, TSCĐ và đầu tư dài hạn gồm TSCĐ, các khoản đầu tư chứng khốn dài hạn,


chi phí xây dựng cơ bản dở dang...


Trong bảng cân đối kế toán: Tổng cộng tài sản phải bằng với tổng nguồn vốn.
<i>(Tham khảo thêm Bảng cân đối kế toán tại Phụ lục 01) </i>


<b>5.2. Quản lý vốn cố định </b>


<i><b>5.2.1. Khái niệm về tài sản cố định và vốn cố định </b></i>


<i> Tài sản cố định: gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố dịnh vơ hình </i>


Để có thể tiến hành hoạt động, doanh nghiệp cần một số tư liệu lao động nhất định
như kho hàng, cửa hàng, quầy hàng, nhà cửa phương tiện vận tải, phương tiện đo lường,
phương tiện làm việc... Đó là những cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho quá trình kinh
doanh sản xuất.


<i>Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống </i>
<i>gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức </i>
<i>năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động </i>
<i>được. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 94


cịn có một số loại khơng có hình thái vật chất cụ thể nhưng do đặc điểm và tính chất nên
củng có thể xếp và loại tư liệu lao động vơ hình như bằng phát minh, sáng chế, bản quyền
tác giả v.v...


Theo Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC - Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
<i>Tư liệu lao động nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là </i>
<i>tài sản cố định: </i>



<i>+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; </i>
<i>+ Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; </i>


<i>+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 </i>
<i>đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. </i>


Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong
đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó
mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu
quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ
phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là
một tài sản cố định hữu hình độc lập.


Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng
thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.


Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba
tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.


Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu
chuẩn trên, mà khơng hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vơ hình.


Nếu tài sản thiếu một trong ba tiêu chuẩn (hoặc thiếu tất cả) gọi là cơng cụ, dụng cụ
và được hạch tốn trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.


<i> Vốn cố định: </i>


Để mua sắm tài sản cố định, doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn bằng tiền tệ.



<i>Vì vậy, Vốn cố định của doanh nghiệp là giá trị ứng trước về TSCĐ hiện có của doanh </i>
<i>nghiệp. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 95


<i>5.2.2.1. Phân loại tài sản cố định </i>


Việc phân loại tài sản cố định giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ, dễ lên kế hoạch tài
chính và quan trọng hơn là giúp việc tính khấu hao từng loại TSCĐ đúng, đủ và chính xác
theo quy định của cơ quan quản lý. Gồm bốn cách phân loại như sau:


<i> Căn cứ vào cơng dụng kinh tế: </i>
Gồm có:


TSCĐ đang dùng vào quá trình kinh doanh sản xuất như: nhà làm việc, kho tàng, cửa
hàng, phương tiện vận chuyển, xây dựng cơ bản…


TSCĐ dùng ngồi q trình kinh doanh sản xuất: những TSCĐ phục vụ cho đời sống
vật chất và văn hóa của người lao động trong doanh nghiệp.


Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được kết cấu TSCĐ theo cơng dụng kinh
tế và trình độ cơ giới hóa của doanh nghiệp từ đố xác định được mức độ trang bị kỹ thuật
cho khu vực kinh doanh sản xuất trực tiếp hay ngoài kinh doanh sản xuất để có phương
hướng cải tiến, nâng cao hoặc sử dụng, điều hoà cho hợp lý.


<i> Căn cứ vào tình hình sử dụng: </i>
Gồm có:


TSCĐ đang dùng: Gồm những TSCĐ đang dùng trong kinh doanh sản xuất và những
TSCĐ đang dùng ngoài kinh doanh sản xuất (TSCĐ phúc lợi).



TSCĐ chờ xử lý: Gồm các TSCĐ chưa dùng, không cần dùng hoặc chờ thanh lý.
Cách phân loại này cho thấy trình độ doanh nghiệp dễ dàng nắm được vốn cố định
còn tiềm tàng, ứ đọng có hướng sử dụng hợp lý tích cực, giúp cho việc khấu hao được chính
xác.


<i> Căn cứ vào quyền sở hữu: </i>
Gồm có:


- TSCĐ của doanh nghiệp: TSCĐ do doanh nghiệp mua sắm... bằng vốn của doanh
nghiệp, vốn vay hay các nguồn vốn khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 96


loại: Thuê tài chính và thuê hoạt động.


+ TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp th của cơng ty cho th
tài chính. Hợp đồng thuê đáp ứng 4 tiêu chuẩn sau:


Thứ nhất, tuổi thọ của hợp đồng thuê phải bằng 75% hoặc cao hơn thời gian sử dụng
hữu ích của tài sản.


Thứ hai, hợp đồng thuê phải chứa một quyền lựa chọn mua với giá thấp hơn giá trị thị
trường của một tài sản.


Thứ ba, bên thuê phải có quyền sở hữu tài vào cuối thời gian thuê.


Cuối cùng, giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê phải lớn hơn 90% giá trị
thị trường của tài sản.



+ TSCĐ thuê hoạt động: Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu
trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.


Ví dụ: Cơng ty A ký kết một hợp đồng thuê thiết bị với Công ty cho thuê tài chính B
gồm các điểu khoản tóm tắt như sau: Thời gian thuê 03 năm; Tiền thuê trả hàng năm là
100.000.000 đồng; Hết thời gian thuê, thiết bị được chuyển giao quyền sở hữu cho Công ty
A. Biết rằng tuổi thọ của thiết bị là 6 năm. Với các thơng tin trên, hãy xác định đây có phải
là hình thức th tài chính khơng? Giải thích.


Giải:


Đây khơng phải là hình thức th tài chính vì hợp đồng có thời gian th thấp hơn
75% thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm. Tuổi thọ của thiết bị là 6 năm. Vậy thời gian
thuê phải lớn hơn 4,5 năm. Vậy đây là hình thức thuê hoạt động.


<i> Căn cứ vào hình thái vật chất </i>


TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các
tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn
giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương
tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý; vườn cây lâu năm, súc vật làm
việc và/hoặc cho sản phẩm; các loại TSCĐ khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 97


việc phân loại TSCĐ cần phải kết hợp các cách phân loại trên
<i>5.2.2.2. Kết cấu tài sản cố định </i>


<i> Khái niệm: Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá TSCĐ so với tổng nguyên </i>
giá TSCĐ của doanh nghiệp.



<i> Kết cấu tài sản cố định chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây: </i>
- Tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình cơng nghệ:


+ Ngành cơng nghiệp cơ khí chế tạo thì tỷ trọng máy móc, thiết bị thường chiếm tỷ
trọng cao.


+ Ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến sữa, dầu ăn, chế biến hoa quả
thường tỷ trọng máy móc thiết bị thấp hơn ....


- Trình độ trang bị kỹ thuật và hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản:


Đối với doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng
lớn, nhà cửa thường chiếm tỷ trọng thấp. Còn các doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật thấp
thì ngược lại.


- Loại hình tổ chức sản xuất:


Doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền thì công cụ vận chuyển nội bộ
chiếm tỷ trọng thấp, nhưng kết cấu về máy móc thiết bị lại chiếm tỷ trọng cao. Ngược lại
đối với các doanh nghiệp khơng tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền thì cơng cụ vận chuyển
chiếm tỷ trọng cao, máy móc thiết bị lại chiếm tỷ trọng thấp.


Qua việc phân loại và phân tích tình hình kết cấu của tài sản cố định là căn cứ quan
trọng để xem xét quyết định đầu tư cũng như giúp cho việc tính tốn chính xác khấu hao
tài sản cố định - một trong những khâu cơ bản của công tác quản lý vốn cố định trong doanh
nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 98



<i>5.2.3.1. Khái niệm về khấu hao và quỹ khấu hao </i>


Trước khi tìm hiểu cách tính khấu hao tài sản cố định chúng ta cần tìm hiểu một số
khái niệm liên quan đến khấu hao.


<i>Khấu hao tài sản cố định: là việc tính tốn và phân bổ một cách có hệ thống nguyên </i>
giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của
tài sản cố định.


Trong khái niệm trên, có các từ ngữ sau cần được giải thích rõ:
<i>Nguyên giá tài sản cố định: </i>


- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là tồn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ
ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng
sử dụng.


- Nguyên giá tài sản cố định vô hình là tồn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ
ra để có tài sản cố định vơ hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
<i>Thời gian trích khấu hao TSCĐ: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc </i>
trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ.


Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số
45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính (Phụ lục 02 đính kèm).


Ví dụ: Công ty A mua một xe tải dùng để chuyên chở hàng hóa với tổng giá trị hồn
thiện và đưa xe vào sử dụng là 700.000.000 đồng. Thời gian để cơng ty thực hiện trích khấu
hao cho xe tải là bao nhiêu?


Tham khảo phụ lục 02 đính kèm, cơng ty có thể thực hiện trích khấu hao cho xe tải
trên với thời gian tối thiểu là 6 năm và thời gian tối đa là 10 năm.



Giá trị TSCĐ bị hao mòn đã chuyển dịch vào giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng
<i>tiền gọi là tiền khấu hao. Số tiền này được tích lũy lại để tái sản xuất TSCĐ gọi là quỹ khấu </i>
<i>hao. </i>


<b> Ý nghĩa quan trọng của việc tính khấu hao chính xác </b>
+ Thu hồi đủ vốn đầu tư đã bỏ ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 99


<i>5.2.3.2. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định </i>


Trước khi đi vào các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định, chúng ta cần nắm rõ:
<i> Xác định Nguyên giá tài sản cố định </i>


 Nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
 TSCĐ hữu hình mua sắm:


- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải
trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hồn lại), các chi phí liên
quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận
chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí
liên quan trực tiếp khác.


<i><b>Ví dụ minh họa 1: </b></i>


Cơng ty A nhập khẩu một ô tô 7 chỗ sử dụng vận chuyển hành khách với giá nhập
khẩu là 1.200.000.000 đồng (giá trên chưa gồm thuế GTGT), thuế suất thuế nhập khẩu 30%,
thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 50%.



- Phí vận chuyển từ cảng về công ty chiếm tỷ lệ 2% giá nhập khẩu.
- Phí thủ tục hải quan chiếm tỷ lệ 3% giá nhập khẩu.


- Phí khác chiếm tỷ lệ 4% giá nhập khẩu.


Yêu cầu: Xác định nguyên giá xe ôtô trên biết doanh nghiệp tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ.


Giải:


Để tính nguyên giá tài sản cố định của xe ơ tơ chúng ta phải tính được giá của xe ô tô
nhập khẩu và các loại thuế kèm theo.


Giá nhập khẩu: 1.200.000.000 đồng.
Thuế nhập khẩu:


1.200.000.000 x 30% = 360.000.000 đồng
Giá xe ô tô bao gồm thuế nhập khẩu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 100


khẩu):


1.560.000.000 x 50% = 780.000.000 đồng
Giá xe ô tô đã bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt:


1.560.000.000 + 780.000.000 = 2.340.000.000 đồng
Các loại chi phí để xe ơ tơ đi vào hoạt động:



Phí vận chuyển:


1.200.000.000 x 2% = 24.000.000 đồng.
Phí thủ tục hải quan:


1.200.000.000 x 3% = 36.000.000 đồng.
Phí khác:


1.200.000.000 x 4% = 48.000.000 đồng.
Tổng chi phí khác:


24.000.000 + 36.000.000 + 48.000.000 = 108.000.000 đồng
Nguyên giá (NG) tài sản cố định:


NG = Giá hàng hóa trước thuế GTGT + Các loại thuế - Chiết khấu mua hàng + Các
chi phí khác = 2.340.000.000 + 108.000.000 = 2.448.000.000 đồng.


- Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả
tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được
hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt,
chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).


<i><b>Ví dụ minh họa 2: </b></i>


Doanh nghiệp A mua trả chậm tại công ty X một thiết bị sản xuất các linh kiện điện
tử với giá bán trả chậm là 252.000.000 đồng (trả trong vòng 10 tháng, mỗi tháng trả
25.200.000 đồng), giá trên đã bao gồm thuế GTGT. Chi phí lắp đặt 10.000.000 đồng (chưa
bao gồm thuế GTGT), chi phí chạy thử 15.000.000 đồng (chưa bao gồm thuế GTGT).



</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 101


với giá giảm 20% so với giá bán trả chậm trong trường hợp mua hàng trả tiền ngay.
Giải:


Xác định được giá bán trả ngay của thiết bị:


Giá mua trả ngay = Giá mua trả chậm x (1 − tỷ lệ giảm giá)
Giá mua trả ngay = 252.000.000 x (1-20%) = 201.600.000 đồng


Thuế GTGT được hồn lại vì vậy cần xác định giá bán chưa bao gồm thuế GTGT của
thiết bị:


Giá bán chưa thuế = Giá bán có thuế
(1 + thuế suất thuế GTGT)


Giá bán chưa thuế = 201.600.000


(1 + 5%) = 192.000.000 đồng
Từ đó, xác định được nguyên giá tài sản cố định trích khấu hao:


Nguyên giá tài sản cố định = giá bán chưa thuế + chi phí lắp đặt + Chi phí chạy thử =
192.000.000 + 10.000.000 + 15.000.000 = 217.000.000 đồng.


- Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử
dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu
đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định về TSCĐ, cịn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến
trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp
đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng.



Ví dụ: Cơng ty X mua một tài sản cố định gồm tòa nhà gắn liền với đất để làm văn
phòng, Giá trị TSCĐ khi mua được ghi nhận là 20 tỷ đồng trong đó: quyền sử dụng đất là
10 tỷ đồng và tòa nhà là 10 tỷ đồng, công ty tiến hành sửa chữa để đưa tịa nhà vào hoạt
động tốn chi phí là 1,5 tỷ đồng. Trường hợp này, nguyên giá tài sản cố định hữu hình dùng
để tính khấu hao là 11,5 tỷ đồng. Riêng giá trị quyền sử dụng đất sẽ được đưa vào giá trị
TSCĐ vơ hình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 102


định.


 TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi:


Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình khơng tương
tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của
TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải
thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hồn lại), các chi phí
liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng,
như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ
(nếu có).


Ngun giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình
tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự
là giá trị cịn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.


 Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:


Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết tốn cơng trình khi đưa vào
sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết tốn thì doanh
nghiệp hạch tốn ngun giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết tốn cơng trình


hồn thành.


Ngun giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng
(+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa
TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm
thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí khơng hợp lý như vật liệu
lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng
hoặc sản xuất).


 Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 103


năm thì ngun giá là tồn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ
lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng.


 Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện
thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên
nghiệp.


 Tài sản cố định hữu hình được cấp; được điều chuyển đến:


Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị cịn lại
của TSCĐ trên sổ kế tốn ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực
tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng (+) các chi phí liên
quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái
sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử…


 Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp:



TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đơng sáng lập
định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên
nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp
thuận.


 Xác định nguyên giá tài sản cố định vơ hình
 Tài sản cố định vơ hình mua sắm:


Ngun giá TSCĐ vơ hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản
thuế (không bao gồm các khoản thuế được hồn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải
chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.


Trường hợp TSCĐ vơ hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp, ngun giá
TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm
lãi trả chậm).


Ví dụ: Để thực hiện các báo cáo kế tốn, cơng ty X mua một phần mềm kế tốn với
giá mua trả ngay là 100.000.000 đồng. Phần mềm kế tốn là tài sản cố định vơ hình và
Ngun giá TSCĐ vơ hình dùng để trích khấu hao trong trường hợp này là 100.000.000
đồng. Thời gian trích khấu hao của TSCĐ vơ hình này tối thiểu là 2 năm và tối đai là 20
năm (theo tham khảo tại phụ lục 02).


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 104


tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý
của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản
phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hồn lại), các
chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự
tính.



Nguyên giá TSCĐ vơ hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vơ hình tương
tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá
trị còn lại của TSCĐ vơ hình đem trao đổi.


 Tài sản cố định vơ hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến:
Ngun giá TSCĐ vơ hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị hợp lý ban đầu
cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đưa tài sản vào sử dụng.


Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của
doanh nghiệp có tài sản điều chuyển. Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách
nhiệm hạch tốn nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theo quy định.


 Tài sản cố định vơ hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:


Ngun giá TSCĐ vơ hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan
trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ
đó vào sử dụng theo dự tính.


Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hố,
quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và
các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vơ hình được
hạch tốn vào chi phí kinh doanh trong kỳ.


 TSCĐ vơ hình là quyền sử dụng đất:


- TSCĐ vơ hình là quyền sử dụng đất bao gồm:


+ Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử


dụng đất khơng thời hạn).


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 105


có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san
lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (khơng bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các cơng trình
trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.


- Quyền sử dụng đất khơng ghi nhận là TSCĐ vơ hình gồm:


+ Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.


+ Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất sau ngày có
hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất) thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.


+ Thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tiền th đất được hạch tốn vào chi phí kinh
doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.


- Đối với các loại tài sản là nhà, đất đai để bán, để kinh doanh của cơng ty kinh doanh
bất động sản thì doanh nghiệp khơng được hạch tốn là TSCĐ và khơng được trích khấu
hao.


 Ngun giá của TSCĐ vơ hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền
đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: là tồn bộ các chi phí thực tế
mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối
với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.


 Nguyên giá TSCĐ là các chương trình phần mềm:



Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là tồn bộ các chi
phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm trong trường hợp
chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.


 Tài sản cố định thuê tài chính:


Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại
thời điểm khởi đầu thuê tài sản cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên
quan đến hoạt động thuê tài chính.


<i> Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ: (Trích Điều 9, Thơng tư 45/2013/TT-BTC) </i>
 Các trường hợp khơng trích khấu hao TSCĐ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 106


doanh.


- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.


- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp (trừ TSCĐ th tài chính).


- TSCĐ khơng được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh
nghiệp.


- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh
nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ
giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng
hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề,


nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).


- TSCĐ từ nguồn viện trợ khơng hồn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn
giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.


- TSCĐ vơ hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.


 Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính
thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu
nhập doanh nghiệp.


 Trường hợp TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cho người lao
động của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 Thơng tư này có tham gia hoạt động
sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụng các tài sản
cố định này để thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.


 TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục
được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây
ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây
ra, tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp
dùng Quỹ dự phịng tài chính để bù đắp. Trường hợp Quỹ dự phịng tài chính khơng đủ bù
đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp
khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 107


chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo
quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp


th TSCĐ th tài chính cam kết khơng mua lại tài sản th trong hợp đồng th tài chính,
thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong
hợp đồng.


 Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi
chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên
nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó. Thời điểm trích
khấu hao đối với những tài sản này là thời điểm doanh nghiệp chính thức nhận bàn giao
đưa tài sản vào sử dụng và thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm. Thời gian cụ thể do
doanh nghiệp quyết định nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện.


Đối với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thời điểm trích khấu hao của các
TSCĐ nói trên là thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
chuyển thành công ty cổ phần.


 Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để
cổ phần hoá theo phương pháp dịng tiền chiết khấu (DCF) thì phần chênh lệch tăng của
vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ sách kế tốn khơng được ghi nhận là
TSCĐ vơ hình và được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thời
gian không quá 10 năm. Thời điểm bắt đầu phân bổ vào chi phí là thời điểm doanh nghiệp
chính thức chuyển thành cơng ty cổ phần (có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).


 Việc trích hoặc thơi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số
ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm
TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế tốn doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 108


<b> Phương pháp tuyến tính cố định (khấu hao đường thẳng) </b>



 Khái niệm: Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao
theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài
sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.


 Công thức:


𝐊 = 𝐍𝐆
𝐍<sub>𝐬𝐝</sub>
Trong đó:


K: mức khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
NG: Nguyên giá của TSCĐ


Nsd: số năm trích khấu hao của TSCĐ


Hoặc:


𝐊 = 𝐍𝐆 𝐱 𝐊′<sub>𝐝𝐜</sub>
với:


𝐊′<sub>𝐝𝐜</sub> = 𝟏
𝐍<sub>𝐬𝐝</sub>
Trong đó:


K’dc: Tỷ lệ khấu hao được điều chỉnh


- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia
cho 12 tháng.


<i><b>Ví dụ minh họa 3: </b></i>



Công ty M mua một thiết bị với giá 110.000.000 đồng (giá trên đã bao gồm thuế
GTGT), chi phí vận chuyển và lắp đặt thiết bị để đi vào vận hành là 5.000.000 đồng.


Yêu cầu:


1. Xác định nguyên giá thiết bị trên biết cơng ty tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ. Thuế suất thuế GTGT của thiết bị là 10%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 109


Công ty thực hiện khấu trừ thuế GTGT, vì vậy Ngun giá tài sản cố định trích khấu
hao sẽ là giá trị TSCĐ trước thuế GTGT:


Giá trị thiết bị trước thuế GTGT = Giá trị thiết bị đã bao gồm thuế GTGT
(1 + thuế suất thuế GTGT)
Giá trị thiết bị trước thuế GTGT = 110.000.000


(1 + 10%) = 100.000.000 đồng


Nguyên giá tài sản cố định: (NG)


NG = Giá hàng hóa trước thuế GTGT + Các loại thuế - Chiết khấu mua hàng + Các
chi phí khác


100.000.000 + 0 – 0 + 5.000.000 = 105.000.000 đồng.
Thời gian khấu hao: 4 năm


Số tiền trích khấu hao hàng năm:



K = NG
N<sub>sd</sub> =


105.000.000


4 = 26.250.000 đồng


 Lưu ý:


Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi,
doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách
lấy giá trị cịn lại trên sổ kế tốn chia (:) cho thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời
gian trích khấu hao cịn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao đã
đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của tài sản cố định.


Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao tài sản cố định
được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện
đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.


<i><b>Ví dụ minh họa 4: </b></i>


Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn (chưa thuế
GTGT) là 350.000.000 đồng, chiết khấu mua hàng là 2% giá trên hóa đơn, chi phí vận
chuyển chiếm tỷ lệ 5% giá trên hóa đơn, chi phí lắp đặt, chạy thử chiếm tỷ lệ 3% giá trên
hóa đơn. Chi phí khác 28.000.000 đồng.


u cầu: Xác định chi phí khấu hao tài sản hàng năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 110



đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 4 năm.
Giải:


1. Chi phí khấu hao tài sản hàng năm:


Giá hàng hóa trên hóa đơn: 350.000.000 đồng.
Số tiền chiết khấu mua hàng:


350.000.000 x 2% = 7.000.000 đồng.
Phí vận chuyển:


350.000.000 x 5% = 17.500.000 đồng.
Phí lắp đặt, chạy thử:


350.000.000 x 3% = 10.500.000 đồng.
Tổng chi phí khác:


17.500.000 + 10.500.000 + 28.000.000 = 56.000.000 đồng
Nguyên giá tài sản cố định:


NG = Giá hàng hóa trước thuế GTGT + Các loại thuế - Chiết khấu mua hàng + Các
chi phí khác


350.000.000 + 0 – 7.000.000 + 56.000.000 = 399.000.000 đồng
Số tiền trích khấu hao hàng năm:


K= NG
N<sub>sd</sub>=


399.000.000



5 <i>=79.800.000 đồng </i>


Số tiền trích khấu hao hàng tháng:


19.800.000


12 = 6.650.000 đồng


2. Chi phí khấu hao tài sản hàng năm sau khi nâng cấp:
Nguyên giá tài sản cố định sau nâng cấp:


399.000.000 + 120.000.000 = 519.000.000 đồng
Số tiền đã trích khấu hao:


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 111


Số tiền trích khấu hao hàng năm:


K = NG
N<sub>sd</sub> =


279.600.000


4 = 69.900.000 đồng


Số tiền trích khấu hao hàng tháng:


69.900.000



12 = 5.825.000 đồng


 Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối
đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng
đổi mới cơng nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao
nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện
vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh,
doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao
nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục
1 kèm theo Thơng tư 45/2013/TT-BTC, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (q 2 lần)
khơng được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.


<i><b>Ưu, nhược điểm của phương pháp khấu hao theo đường thẳng: </b></i>


+ Ưu điểm:


- Đơn giản, dễ tính


- Giúp chi phí sản xuất ổn định
+ Nhược điểm:


- Khơng hạn chế được hao mịn vơ hình
- Chậm thu hồi vốn


<b> Phương pháp khấu hao theo số dư: </b>


 <i><b>Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: </b></i>


<i>* Khái niệm: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần là phương pháp khấu hao </i>
gia tốc căn cứ vào tỷ lệ khấu hao cố định và giá trị còn lại của TSCĐ vào cuối năm trước.



<i>* Công thức: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 112


𝐊′
𝐝𝐜 =


𝐇<sub>𝐝𝐜</sub>
𝐍<sub>𝐬𝐝</sub>
Trong đó:


Kt: Số tiền khấu hao hàng năm


GTCLt: Giá trị còn lại của TSCĐ năm thứ t


K’dc : Tỷ lệ khấu hao được điều chỉnh


Hdc: Hệ số điều chỉnh


Nsd: Số năm khấu hao TSCĐ


Theo quy định hiện hành ở nước ta, hệ số điều chỉnh như sau:


Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần)


Đến 4 năm ( t  4 năm) 1,5


Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t  6 năm) 2,0



Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5


<i><b>Ví dụ minh họa 5: </b></i>


Cơng ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 50
triệu đồng (giá chưa thuế GTGT). Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định là 5 năm.


Yêu cầu: Xác định mức khấu hao hàng năm theo phương pháp số dư giảm dần có điều
chỉnh.


Giải:


Xác định nguyên giá TSCĐ:


NG = Giá mua trả ngay trước thuế GTGT - Chiết khấu mua hàng + Các loại thuế +
Các loại phí


Giá mua trả ngay trước thuế = 50.000.000 đồng
Chiết khấu mua hàng: 0 đồng


Các loại thuế: 0 đồng
Các loại phí = 0


NG = 50.000.000 đồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 113


K′<sub>dc</sub> = Hdc
N<sub>sd</sub>



Trong đó: Hdc = 2 do thời gian khấu hao của TSCĐ là 5 năm


Nsd = 5 năm


K′<sub>dc</sub> = 2


5 = 0,4


Sau khi tính ra K’dc chúng ta lập bảng để tính khấu hao từng năm của thiết bị


Năm
thứ


Giá trị cịn
lại của
TSCĐ


Cách tính số
khấu hao TSCĐ


hàng năm


Mức khấu
hao hàng


năm


Mức khấu
hao hàng



tháng


Khấu hao
luỹ kế cuối


năm
1 50.000.000 50.000.000 x 0,4 20.000.000 1.666.666 20.000.000
2 30.000.000 30.000.000 x 0,4 12.000.000 1.000.000 32.000.000
3 18.000.000 18.000.000 x 0,4 7.200.000 600.000 39.200.000
4 10.800.000 10.800.000 x 0,4 4.320.000 360.000 43.520.000
5 6.480.000 6.480.000 x 0,4 2.592.000 216.000 46.112.000


<i><b>Ưu, nhược điểm của phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần </b></i>


+ Ưu điểm: Theo phương pháp này, số tiền khấu thu hồi vào những đầu khá nhanh,
chưa được nửa thời gian đã thu hồi hơn nữa nguyên giá TSCĐ.


+ Nhược điểm: Tuy nhiên, khi kết thúc thời gian khấu hao, doanh nghiệp chưa thu hồi
hết vốn.


Để khắc phục nhược điểm của phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, các nhà
quản trị đã phát triển phương pháp kết hợp (phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh) sẽ
được trình bày ở phần sau.


 <i><b>Phương pháp kết hợp (số dư giảm dần có điều chỉnh) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 114


doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có cơng nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh


được xác định như:


- Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số
45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.


- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công
thức dưới đây:


𝐊<sub>𝐭</sub> = 𝐆𝐓𝐂𝐋<sub>𝐭</sub> 𝐱 𝐊′<sub>𝐝𝐜</sub>
với:


𝐊′<sub>𝐝𝐜</sub> = 𝐇𝐝𝐜
𝐍<sub>𝐬𝐝</sub>
Trong đó:


Kt: Số tiền khấu hao hàng năm.


GTCLt: Giá trị còn lại của TSCĐ năm thứ t.


K’dc : Tỷ lệ khấu hao được điều chỉnh.


Hdc: Hệ số điều chỉnh.


Nsd: Số năm khấu hao TSCĐ.


Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần
nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình qn giữa giá trị cịn lại và số năm
sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị
còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.



<i><b>Ví dụ minh họa 6: </b></i>


Cơng ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 50
triệu đồng (giá chưa thuế GTGT). Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định là 5 năm.


Yêu cầu: Xác định mức khấu hao hàng năm theo phương pháp số dư giảm dần có điều
chỉnh.


Giải:


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 115


Nsd = 5 năm


K′<sub>dc</sub> = Hdc
N<sub>sd</sub> =


2


5= 0,4


Sau khi tính ra K’dc chúng ta lập bảng để dễ dàng tính khấu hao từng năm của thiết bị


Đơn vị tính: đồng
Năm


thứ


Giá trị cịn
lại của


TSCĐ


Mức khấu hao hàng năm theo
phương pháp số dư giảm dần


Mức khấu hao bình quân
giữa GTCL chia số năm sử


dụng còn lại


1 50.000.000 50.000.000 x 40% = 20.000.000 50.000.000/5 = 10.000.000
2 30.000.000 30.000.000 x 40% = 12.000.000 30.000.000/4 = 7.500.000
3 18.000.000 18.000.000 x 40% = 7.200.000 18.000.000/3 = 6.000.000
Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá
trị cịn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%).


4 10.800.000 10.800.000 x 40% = 4.320.000 10.800.000/2 = 5.400.000
Tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (10.800.000 x 40%=
4.320.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình qn giữa giá trị cịn lại và số năm sử
dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000 : 2 = 5.400.000).


Vì vậy từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản
cố định (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định
(10.800.000 : 2 = 5.400.000).


4 10.800.000 10.800.000/2 = 5.400.000
5 5.400.000 10.800.000/2 = 5.400.000


<b> Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm </b>



Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương
pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:


- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 116


cơng suất thiết kế.


Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao
theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:


- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng
số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt
là sản lượng theo công suất thiết kế.


- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản
phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.


Công thức tính số tiền khấu hao trong kỳ thứ t:


𝐊<sub>𝐭</sub> = 𝐍𝐆
𝐓𝐂𝐒 𝐱 𝐂𝐬𝐭
Trong đó:


TCS: tổng công suất cả đời của sản phẩm theo thiết kế
Cst : Công suất sử dụng thực tế kỳ thứ t


<i><b>Ví dụ minh họa 7: </b></i>



Cơng ty sản xuất ván ép đưa vào sử dụng 1 máy ép gỗ từ ngày 1/1/N, có nguyên giá
là 1.000 triệu đồng, thời gian sử dụng 5 năm. Biết công suất sản xuất ván ép theo thiết kế
mỗi năm là 10.000m3<sub>. Trong năm N sản xuất được 9.000 m</sub>3<sub> ván ép. Cơng ty tính khấu hao </sub>


theo phương pháp sản lượng.


Yêu cầu: Tính mức khấu hao năm N của thiết bị?
Giải:


Mức khấu hao năm N của thiết bị là:
Tổng sản lượng ván ép theo thiết kế:
TCS = 10.000 x 5 = 50.000 m3


Mức khấu hao thực tế năm N:


K = 1.000


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 117


10.000.000 tấn.km. Tình hình vận chuyển trong suốt đời của xe vận tải này như sau:
<b>Năm </b> <b>Khối lượng vận chuyển (tấn.km) </b>


1 700.000


2 1.000.000


3 1.100.000


4 1.200.000



5 900.000


6 1.200.000


7 1.100.000


8 1.000.000


9 1.000.000


10 800.000


<b>Cộng </b> <b>10.000.000 </b>


Yêu cầu: Tính số tiền khấu hao từng năm của TSCĐ.
Giải:


Tính số tiền khấu hao cho 1 tấn.km là:


NG
TCS=


200.000.000


10.000.000 = 20 đồng


Từ đó chúng ta lập bảng tính số tiền khấu hao mỗi năm của TSCĐ:


Năm Số tiền khấu hao (đồng) (K) Năm Số tiền khấu hao (đồng) (K)
1 20 x 700.000 = 14.000.000 6 20 x 1.200.000 = 24.000.000


2 20 x 1.000.000 = 20.000.000 7 20 x 1.100.000 = 22.000.000
3 20 x 1.100.000 = 22.000.000 8 20 x 1.000.000 = 20.000.000
4 20 x 1.200.000 = 24.000.000 9 20 x 1.000.000 = 20.000.000
5 20 x 900.000 = 18.000.000 10 20 x 800.000 = 16.000.000


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 118


cố định theo cơng thức dưới đây:
Mức trích khấu hao


trong tháng của tài sản
cố định


=


Số lượng sản
phẩm sản xuất


trong tháng


x


Mức trích khấu hao bình
qn tính cho một đơn vị


sản phẩm


Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh
nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.



<i>5.2.3.3. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định </i>


 Cách tính tỷ lệ khấu hao TSCĐ của các doanh nghiệp khi thực hiện kế hoạch:
Tỷ lệ khấu hao được hướng dẫn ở các cách tính khấu hao như tên chỉ là tỷ lệ khấu hao
cá biệt của từng TSCĐ. Việc tính khấu hao theo tỷ lệ khấu hao cá biệt sẽ mất rất nhiều thời
gian của doanh nghiệp. Vì vậy khi thực hiện kế hoạch khấu hao TSCĐ, các doanh nghiệp
<i>thường sử dụng tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ hoặc tỷ lệ khấu hao bình quân. </i>


<i>Tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ là tỷ lệ tính chung cho nhiều TSCĐ có thời gian </i>
sử dụng và công dụng kinh tế như nhau.


<i>Tỷ lệ khấu hao bình quân là tỷ lệ khấu hao tính bình qn cho tồn bộ TSCĐ của </i>
doanh nghiệp. Tỷ lệ này có thể được tính bằng một trong hai cách sau:


 Cách 1:


𝐊′<sub>𝐛𝐪</sub> = ∑(𝐊′<sub>𝐢</sub> 𝐱 𝐭<sub>𝐢</sub><b>) </b>
Trong đó:


K’bq: Tỷ lệ khấu hao bình quân
K’i: tỷ lệ khấu hao của tài sản thứ i


ti: tỷ trọng của từng (từng loại) TSCĐ trong toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp.


 Cách 2: Căn cứ vào tổng mức khấu hao và tổng nguyên giá của TSCĐ
𝐊′<sub>𝐛𝐪</sub> = ∑ 𝐊𝐢


∑ 𝐍𝐆<sub>𝐢</sub>
 Phạm vi TSCĐ phải tính khấu hao:



</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 119


Trong cả thời kỳ kế hoạch, tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp có thể có nhiều
biến đổi, có lúc tăng lúc giảm, thời gian và giá trị tăng giảm cũng khơng giống nhau. Vì
vậy, muốn tính tốn chính xác khấu hao TSCĐ trong kỳ kế hoạch phải căn cứ vào ngun
giá bình qn TSCĐ phải tính khấu hao.


Việc lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định được tiến hành lần lượt qua các bước sau:


<i><b>Bước 1: Xác định nguyên giá TSCĐ đầu kỳ kế hoạch phải tính khấu hao (NG</b></i>đk)


Trong tổng số tài sản cố định hiện có đầu kỳ của doanh nghiệp có thể có một số tài
sản khơng thuộc diện phải tính khẩu hao, số này phải loại trừ ra khi tính nguyên giá TSCĐ
đầu kỳ kế hoạch phải tính khấu hao.


<i><b>Bước 2: Xác định nguyên giá bình quân tăng, nguyên giá bình quân giảm của TSCĐ </b></i>


trong kỳ KH:


Cơng thức tính ngun giá bình qn tăng:
𝐍𝐆<sub>𝐭</sub> = 𝟏


𝐧 ∑(𝐍𝐆𝐭𝐢 𝐱 𝐭𝐤𝐡<b>) </b>
Công thức tính ngun giá bình qn giảm:


𝐍𝐆<sub>𝐠</sub> = 𝟏


𝐧 ∑[(𝐍𝐆𝐠𝐢 𝐱 (𝐧 − 𝐭𝐤𝐡<b>)] </b>
Trong đó:



NG<sub>t</sub>


̅̅̅̅̅ : Nguyên giá bình quân tăng
NG<sub>g</sub>


̅̅̅̅̅: Nguyên giá bình quân giảm
NG<sub>ti</sub>: Nguyên giá TSCĐ tăng thứ i
NG<sub>gi</sub>: Nguyên giá TSCĐ giảm thứ i
tkh : thời gian tính khấu hao (theo tháng)


n: thời gian tính khấu hao trong kỳ (thường là theo tháng với 1 năm: 12 tháng)


Theo quy định hiện hành, việc trích hoặc thơi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện
bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào
hoạt động kinh doanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 120


𝐍𝐆


̅̅̅̅ = 𝐍𝐆<sub>đ𝐤</sub>+ 𝐍𝐆̅̅̅̅̅ − 𝐍𝐆<sub>𝐭</sub> <b>̅̅̅̅̅̅ </b><sub>𝐠</sub>


<i><b>Bước 4: Xác định số tiền phải tính khấu hao kỳ kế hoạch (K) </b></i>


𝐊 = 𝐍𝐆̅̅̅̅ 𝐱 𝐊′<sub>𝐛𝐪</sub>


<i><b>Bước 5: Phản ánh kết quả tính tốn vào bảng kế hoạch khấu hao (sẽ được trình bày </b></i>


trong ví dụ)



<i><b>Ví dụ minh họa 9: </b></i>


Tại cơng ty X có tài liệu kế hoạch năm N như sau:


Tổng nguyên giá TSCĐ đầu kỳ phải tính khấu hao là 10.000 triệu đồng
Trong năm kế hoạch dự kiến TSCĐ biến động như sau:


Đầu tháng 6 mua 1 thiết bị B phục vụ SXKD có nguyên giá là 200 triệu đồng


Đầu tháng 8 thanh lý 1 thiết bị A có nguyên giá 500 triệu đồng, thời gian sử dụng 5
năm, giá trị còn lại là 100 triệu đồng.


Đầu tháng 9 mua thêm 1 TSCĐ bằng vốn vay dài hạn ngân hàng có nguyên giá là 500
triệu đồng.


Đầu tháng 9 nhượng bán 1 TSCĐ có nguyên giá là 300 triệu đồng.
Yêu cầu: Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ trong kỳ.


Giải:


Để lập kế hoạch trước hết ta phải tính một số chỉ tiêu (ĐVT: triệu đồng)
<b>Bước 1: Xác định NG TSCĐ đầu kỳ phải tính KH: </b>


NGđk = 10.000 triệu đồng


<i><b>Bước 2: Xác định nguyên giá bình quân tăng, nguyên giá bình quân giảm của TSCĐ </b></i>


trong kỳ KH:


TSCĐ tăng thêm gồm 2 nghiệp vụ sau:



Đầu tháng 6 mua 1 thiết bị B phục vụ SXKD có nguyên giá là 200 triệu đồng


Đầu tháng 9 mua thêm 1 TSCĐ bằng vốn vay dài hạn ngân hàng có nguyên giá là 500
triệu đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 121


có thời gian tính khấu hao (tkh) là 7 tháng.


Đối với TSCĐ được mua đầu tháng 9 với NG 500 triệu đồng, trong năm chúng ta sẽ
có thời gian tính khấu hao (tkh) là 4 tháng.


NGt


̅̅̅̅̅ = 1


12 [(200 x 7) + (500 x 4)] = 283,33 triệu đồng


TSCĐ giảm bớt gồm 2 nghiệp vụ sau:


Đầu tháng 8 thanh lý 1 thiết bị A có nguyên giá 500 triệu đồng, thời gian sử dụng 5
năm, giá trị còn lại là 100 triệu đồng


Đầu tháng 9 nhượng bán 1 TSCĐ có nguyên giá là 300 triệu đồng.


Vì vậyNG TSCĐ phải tính khấu hao giảm bớt trong kỳ = 500 + 300 = 800 triệu đồng
NG bình quân TSCĐ giảm bớt:


Đối với TSCĐ đầu tháng 8 thanh lý có NG là 500 triệu đồng chúng ta sẽ có thời gian


đã khấu hao (tkh) là 7 tháng


Đối với TSCĐ đầu tháng 9 nhượng bán có nguyên giá là 300 triệu đồng chúng ta sẽ
có thời gian đã khâu hao (tkh) là 8 tháng


Cơng thức tính ngun giá bình quân giảm:


NG<sub>g</sub>
̅̅̅̅̅ = 1


12 {[500 x (12 − 7)] + [300 x (12 − 8)]} = 308, 33 triệu đồng
<i><b>Bước 3: Xác định NG bình quân TSCĐ tính khấu hao trong kỳ (NG) </b></i>


(NG) = 10.000 + 283,33 – 308,33 = 9.975 triệu đồng


<i><b>Bước 4: Xác định số tiền phải tính khấu hao kỳ kế hoạch (K) </b></i>


K = 9.975 x 12% = 1.197 triệu đồng


<i><b>Bước 5: Phản ánh kết quả tính toán vào bảng kế hoạch khấu hao </b></i>


<b>Bảng kế hoạch khấu hao TSCĐ: ĐVT: triệu đồng </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm báo cáo </b> <b>Kế hoạch </b>


<b>1. Tổng NG TSCĐ đầu kỳ </b> 10.000


Trong đó: Tổng NG TSCĐ phải tính KH đầu kỳ 10.000


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 122



<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm báo cáo </b> <b>Kế hoạch </b>


+ Trong đó: Tổng NG TSCĐ phải tính KH tăng 700


+ Tổng NG TSCĐ bình qn phải tính KH tăng 283,33


<b>3. Tổng NG TSCĐ giảm bớt trong kỳ </b> 800


+ Trong đó: Tổng NG TSCĐ phải tính KH giảm 800


+ Tổng NG TSCĐ bình qn phải tính KH giảm 308,33


<b>4. Tổng NG TSCĐ cuối kỳ </b> 9.900


+ Trong đó: Tổng NG TSCĐ cuối kỳ tính KH 9.900


+ Tổng NG TSCĐ bình qn tính KH 9.975


<b>5. Tỷ lệ khấu hao bình quân </b> 12%


<b>6. Số tiền khấu hao kỳ kế hoạch </b> 1.197


<i><b>5.2.4. Quản lý vốn cố định </b></i>


Trong quá trình luân chuyển, giá trị của TSCĐ thơng qua hình thức khấu hao sẽ được
chuyển dần từng bộ phận hình thành quỹ khấu hao. Do đó, việc quản vốn cố định thể hiện
ở 2 mặt: một là bảo đảm cho TSCĐ được toàn vẹn cả về hiện vật lẫn giá trị và nâng cao
hiệu quả sử dụng nó; hai là phải tính tốn chính xác số khấu hao, đồng thời phân phối và
sử dụng quỹ khẩu hao để bù đắp lại giá trị hao mịn TSCĐ từ đó thực hiện tái sản xuất


TSCĐ.


<i> Quản lý tình hình sử dụng TSCĐ </i>


Tài sản cố định chính là cơ sở vật chất kỹ thuật của một doanh nghiệp, nó phản ảnh
năng lực sản xuất hiện có. Máy móc, thiết bị là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng
sản lượng, tăng năng năng xuất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Do
đó doanh nghiệp cần có biện pháp sử dụng TSCĐ về lượng, thời gian, tận dụng tối đa công
xuất của máy móc thiết bị.


+ Đối với TSCĐ vơ hình doanh nghiệp cũng phải tính tốn, xác định chính xác giá trị
của tài sản và có biện pháp quản lý phù hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 123


𝐇<sub>𝐜đ</sub> = 𝐃𝐓
𝐍𝐆<sub>𝐛𝐪</sub>
Ví dụ:


Giả sử doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp X là 624 triệu đồng. Nguyên giá bình
quân TSCĐ trong kỳ là 520 triệu đồng. Hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp:


H<sub>cđ</sub> = 624


520 = 1,2


Ý nghĩa của hệ số này là: 1 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra được 1,2 đồng doanh thu.
Ngồi ra doanh nghiệp cịn dùng một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đánh giá tình hình
sử dụng TSCĐ như: Hiệu suất sử dụng VCĐ, hàm lượng vốn cố định, hiệu quả sử dụng
vốn cố định…



Quản lý tình hình sử dụng tài sản cố định cón phải gắn liền với việc quản lý tình hình
tăng, giảm cần phải theo kế hoạch đầu tư đã được duyệt, không nên mua bán tùy hứng…


<i> Quản lý quỹ khấu hao </i>


Thông thường doanh nghiệp được phép sử dụng toàn bộ số khấu hao lũy kế của TSCĐ
để thay thế, đổi mới TSCĐ. Tuy nhiên, khi chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ thì doanh
nghiệp có thể sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh
nhằm nâng cao hoạt động.


Mặt khác, cần phải quản lý chặt chẽ công tác sữa chứa tài sản cố định (sữa chữa
thường xuyên và sữa chữa chữa lớn) đảm bào chi phí thấp nhất, chất lượng cao và thời gian
<b>ngắn. </b>


<b>5.3. Bài tập chương 2 </b>
<b>Bài tập 1: </b>


Hãy xác định thời gian trích khấu hao (giả sử doanh nghiệp lấy thời gian trích khấu
hao tối thiểu) và thời gian trích khấu hao còn lại của các tài sản sau tại thời điểm ngày
01/01/2017 (Thông tư 45/2013):


1. Công ty điện lực mua mới và đưa vào hoạt động một máy biến áp có giá trị 450
<b>triệu đồng vào ngày 01/01/2015. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 124


<b>tỷ đồng vào ngày 01/01/2014. </b>


4. Nhà máy thép Thái Nguyên mua một thiết bị luyện kim có giá trị 1 tỷ đồng và đưa


<b>vào hoạt động vào ngày 01/01/2013. </b>


5. Công ty Thanh Phương mua một máy photo trị giá 25 triệu đồng và đưa vào hoạt
<b>động vào ngày 01/01/2016 </b>


<b>Bài tập 2: </b>


Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu
đồng (chưa bao gồm thuế GTGT), chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển
(chưa bao gồm thuế GTGT) là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử (chưa bao gồm thuế
GTGT) là 3 triệu đồng.


Yêu cầu: Tính chi phí khấu hao tài sản hàng tháng trong hai trường hợp sau:


Trường hợp 1: Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian trích
khấu hao của tài sản cố định dự kiến là 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ lục ban hành
kèm theo Thông tư số 45/2013/TT- BTC), tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/2013.


Trường hợp 2: Sau 5 năm sử dụng, công ty nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí
là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian
sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2018.


<b>Bài tập 3: </b>


Công ty A nhập khẩu 1 ô tô 15 chỗ ngồi để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
với giá nhập khẩu là 500 triệu đồng, thuế suất thuế nhập khẩu là 80%, thuế suất thuế tiêu
thụ đặc biệt là 30%, thuế suất thuế GTGT là 10%.


- Chi phí vận chuyển từ cảng về công ty (chưa bao gồm thuế GTGT) 20 triệu đồng
- Phí thủ thục hải quan (chưa bao gồm thuế GTGT): 20 triệu đồng



- Phí cấp biển số (chưa bao gồm thuế GTGT): 20 triệu đồng
- Lệ phí trước bạ (chưa bao gồm thuế GTGT): 20 triệu đồng


- Chi phí khác liên quan (chưa bao gồm thuế GTGT): 20 triệu đồng
Yêu cầu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 125


và cơng ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
<b>Bài tập 4: </b>


Doanh nghiệp A mua trả chậm tại công ty X một thiết bị sản xuất các linh kiện điện
tử với giá bán trả chậm là 280.000.000 đồng (trả trong vòng 10 tháng, mỗi tháng trả
28.000.000 đồng), giá trên đã bao gồm thuế GTGT. Chi phí lắp đặt 20.000.000 đồng (chưa
bao gồm thuế GTGT), chi phí chạy thử 10.000.000 đồng (chưa bao gồm thuế GTGT).


Yêu cầu:


1. Hãy xác định nguyên giá tài sản cố định này biết doanh nghiệp nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ.


2. Xác định số tiền trích khấu hao hàng năm. Biết thời hạn sử dụng là 4 năm, doanh
nghiệp A tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.


Biết rằng: Thuế suất thuế GTGT đối với thiết bị là 5% và công ty X bán thiết bị trên
với giá giảm 10% so với giá bán trả chậm trong trường hợp mua hàng trả tiền ngay.


<b>Bài tập 5: </b>



Doanh nghiệp M mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá
là 80 triệu đồng (chưa bao gồm thuế GTGT).


Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban
hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC) là 5 năm.


Yêu cầu: Xác định mức khấu hao hàng năm theo
1. Phương pháp số dư giảm dần.


2. Phương pháp kết hợp.
<b>Bài tập 6: </b>


Doanh nghiệp X mua mới 1 TSCĐ với nguyên giá ghi trên hoá đơn 200.000.000 đồng
(chưa bao gồm thuế GTGT). Chi phí vận chuyển TSCĐ trên về DN là 10.000.000 đồng
(chưa bao gồm thuế GTGT), thời gian sử dụng TSCĐ trên là 7 năm.


Yêu cầu: Xác định mức khấu hao hàng năm của TSCĐ trên theo
1. Phương pháp đường thẳng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 126


kế của máy ủi này là 30m3<sub>/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là </sub>


2.200.000 m3<sub>. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là: </sub>


Tháng Khối lượng sản
phẩm hoàn thành


(m3)



Tháng Khối lượng sản
phẩm hoàn thành


(m3)


Tháng 1 10.000 Tháng 7 15.000


Tháng 2 12.000 Tháng 8 17.000


Tháng 3 16.000 Tháng 9 19.000


Tháng 4 20.000 Tháng 10 14.000


Tháng 5 18.000 Tháng 11 20.000


Tháng 6 15.000 Tháng 12 18.000


Yêu cầu: Xác định số tiền khấu hao TSCĐ hàng tháng theo phương pháp khấu hao
theo số lượng, khối lượng sản phẩm


<b>Bài tập 8: </b>


Tại một doanh nghiệp (DN) có tài liệu về TSCĐ như sau: (ĐVT: Triệu đồng)
I. Tài liệu năm báo cáo:


Tổng giá trị TSCĐ đến ngày 31/12: 17.000, trong đó:
- TSCĐ hết thời hạn cịn sử dụng: 2.000


- TSCĐ cho bên ngoài thuê hoạt động: 600
- TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi: 550


<i>II. Tài liệu năm kế hoạch: </i>


<i>1. Tình hình biến động TSCĐ trong năm: </i>


- Tháng 1 mua mới 1 TSCĐ đưa vào sử dụng cho hoạt động SXKD với nguyên giá
400.


- Tháng 5 thanh lý 1 TSCĐ ở bộ phận sản xuất nguyên giá: 210 (đã khấu hao 170).
- Tháng 9 mua sắm 1 thiết bị sản xuất với nguyên giá: 65. Chi phí lắp đặt chạy thử 10.
- Tháng 10 mua 1 TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi nguyên giá: 125.


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 127


u cầu: Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ của DN trong năm kế hoạch.
<b>Bài tập 9: </b>


Có tài liệu về tình hình tài sản cố định của 1 doanh nghiệp như sau: (Đơn vị tính: Triệu
đồng)


I. Tài liệu năm báo cáo:


1. Số dư về TSCĐ trên bảng cân đối kế toán ngày 30-9 tổng nguyên giá TSCĐ của
DN là 20.500.


2. Trong tháng 10 DN dự kiến mua 1 máy móc thiết bị nguyên giá 350, tỷ lệ khấu hao
10%/năm


3. Trong tháng 12 thanh lý 1 TSCĐ có ngun giá 300, đã trích khấu hao 70%
II. Tài liệu năm kế hoạch:



1.Tháng 1 mua 1 TSCĐ cho thuê hoạt động, tài sản này có nguyên giá 500
2. Tháng 4 mua 1 thiết bị sản xuất có nguyên giá là 480, tỷ lệ khấu hao là 10%
3. Tháng 5 thanh lý 1 TSCĐ có nguyên giá 300, đã khấu hao 80%


4. Tháng 6 cho 1 DN khác thuê tài chính 1 TSCĐ có ngun giá 560, đã khấu hao
25%


5. Tháng 7 điều chuyển 1 TSCĐ có nguyên giá 450, đã khấu hao 30%


6. Tháng 8 góp vốn liên doanh 1 TSCĐ có nguyên giá 560, đã khấu hao 40%


7. Tháng 9 được phép đưa một TSCĐ vào kho dự trữ, TSCĐ này có nguyên giá 340
8. Tháng 10 mua trả góp 1 TSCĐ, giá trả chậm là 650, giá thanh toán ngay là 600 đã
bao gồm thuế GTGT là 10%


Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân là 10%


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 128
<i><b>Chương 6: QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP </b></i>


<b>Giới thiệu: </b>


Trong chương 6 gồm các nội dung: Khái niệm, phân loại vốn lưu động. Quá trình chu
chuyển của vốn lưu động trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó là các cơng thức tính tốn việc
quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp gồm: quản lý hàng tồn kho, quản lý vốn băng tiền
và quản lý khoản phải thu trong doanh nghiệp.


<b>Mục tiêu: </b>


<i>- Trình bày được khái niệm, phân loại được các các nguồn vốn lưu động. </i>


<i>- Tính tốn được các nguồn vốn lưu động </i>


<b>Nội dung chính: </b>


<b>6.1. Khái niệm – phân loại và chu chuyển vốn lưu động </b>


<i><b>6.1.1. Khái niệm về vốn lưu động </b></i>


Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tư liệu lao động, các doanh nghiệp cịn
phải có đối tượng lao động và sức lao động. Đối tượng lao động khi tham gia qua trình sản
xuất khơng giữ ngun hình thái vật chất ban đầu, bộ phận chủ yếu của đối tượng lao động
sẽ thơng qua q trình chế biến hợp thành thực thể của sản phẩm, bộ phận khác sẽ hao phí
mất đi trong quá trình sản xuất; đối tượng lao động chỉ có thể tham gia một chu kỳ sản xuất,
đến chu kỳ sản xuất sau lại phải có loại đối tượng lao động khác.


Đối tượng lao động trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận là những
vật tự dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục; một bộ phận này từ hình
<b>thành thái hiện vật của nó gọi nó là tài sản lưu động. Tài sản lưu động phục vụ trực tiếp </b>
<b>cho quá trình sản xuất gọi là tài sản lưu động sản xuất. </b>


Mặt khác, doanh nghiệp sau khi sản xuất xong có thể chuyển bán ngay cho đơn vị
mua nhưng cũng có thể phải làm một số cơng việc như đóng gói, tích lũy … nên hình thành
một số khoản vật tư và tiền tệ (thành phẩm, hàng hóa, vốn bằng tiền, khoản phải thu khách
<b>hàng.. ) Những khoản vật tư và tiền tệ này phát sinh trong q trình lưu thơng gọi là tài sản </b>
<b>lưu động trong lưu thông (gọi tắt là tài sản lưu thơng). </b>


Do tính chất liên tục của quá trình sản xuất nên doanh nghiệp nào cũng phải có một
số vốn thỏa đáng để mua sắm các tài sản lưu động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 129



Trong q trình tái sản xuất, vốn lưu động ln chuyển hóa từ giai đoạn này sang giai
đoạn khác. Do sự chuyển hóa khơng ngừng nên vốn lưu động thường xun có các bộ phận
tồn tại cùng một lúc dưới các hình thức khác nhau trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông như
những vật tư dự trữ, nguyên nhiên liệu, vật bao bì, cơng cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang,
chi phí chờ phân bổ, thành phẩm trong kho, vốn trong thanh toán, vốn bằng tiền.


Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào giá trị hàng hóa và
hồn thành một vịng tuần hồn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh


<i><b>6.1.2. Phân loại về vốn lưu động </b></i>
<i>6.1.2.1. Căn cứ vào tính thanh khoản </i>


<i> Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền: Gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gởi ngân </i>
<i>hàng và tiền đang chuyển. </i>


<i> Các khoản phải thu: Gồm phải thu khách hàng; tạm ứng; chi phí trả trước; chi phí </i>
<i>trả trước; thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; phải thu nội bộ; các khoản phải thu khác. </i>


<i> Vốn hàng tồn kho: Thực chất đây là các loại hàng dự trữ của doanh nghiệp, bao </i>
gồm: nguyên vật liệu tồn kho, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa,
<i>hàng mua đang đi đường, hàng gởi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ. </i>


<i>6.1.2.2. Căn cứ hình thái vật chất </i>


<i> Vốn vật tư, hàng hóa: Bao gồm vốn nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, vốn sản </i>
<i>phẩm đang chờ chế tạo,vốn chi phí chờ phân bố, vốn thành phẩm, vốn hàng hóa. </i>


<i> Vốn tiền tệ: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, vốn thanh toán. </i>



Các khoản vốn này nằm trong lĩnh vực lưu thông luôn biến động, luân chuyển không
theo một quy luật định nhưng thời gian chiếm dùng nói chung khơng dài. Các khoản vốn
này khơng trực tiếp tham gia q trình sản xuất nên nó càng luân chuyển nhanh càng tốt.


<i>6.2.1.3. Căn cứ vai trị vốn lưu động trong q trình tái sản xuất </i>
Toàn bộ vốn lưu động được chia thành 3 loại sau:


<i> Vốn lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất </i>


- Vốn nguyên vật liệu là số tiền biểu hiện giá trị các loại vật tư dự trữ cho sản xuất.
- Vốn phụ tùng thay thế bao gồm giá trị những phụ tùng linh kiện dự trữ để thay thế
mỗi khi sữa chữa tài sản cố định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 130


<i> Vốn lưu động nằm trong quá trình trực tiếp sản xuất </i>


- Vốn sản phẩm dở dang đang trong quá trình chế tạo hoặc đang nằm trên các địa
điểm làm việc đợi chế biến tiếp.


- Vốn về chi phí trả trước là những chi phí chia ra trong kỳ nhưng chưa tính vào giá
thành trong kỳ mà sẽ tính thành các kỳ sau.


<i> Vốn lưu động nằm trong q trình lưu thơng </i>
- Vốn thành phần


- Vốn hàng hóa mua ngồi


- Vốn hàng hóa gởi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ



- Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
- Vốn thanh toán là những khoản phải thu phát sinh trong q trình mua, bán hàng
hóa hoặc thanh tốn nội bộ.


Theo cách phân loại này có thể thấy được tỷ trọng vốn lưu động nằm trong lĩnh vực
sản xuất vật chất càng lớn thì hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng vốn lư động càng cao. Vì
vậy cần phải chú ý phân bổ tỷ lệ vốn trong các khâu một cách hợp lý..


<i><b>6.1.3. Chu chuyển vốn lưu động </b></i>
<i>6.1.3.1. Khái niệm </i>


Trong quá trình tái sản xuất, vốn lưu động của doanh nghiệp ln chuyển hóa từ giai
đoạn này sang giai đoạn khác:


Giai đoạn đầu tiên (T-H): đây là quá trình cung ứng vật tư kỹ thuật được thực hiện
thơng qua hình thức tiện tệ. để đảm bảo cho q trình sản xuất liên tục, doanh nghiệp có
một lượng vốn tiền tệ đủ dự trữ một khối lượng vật tư cần thiết.


Giai đoạn thứ hai (H + SLĐ… SX… H’) là giai đoạn sản xuất. nhờ được kết hợp với
sức lao động, toàn bộ giá trị của tài sản lưu động sản xuất đã chuyển dịch vào sản phẩm
hoàn thành.


Giai đoạn thứ ba (H’-T) là giai đoạn lưu thông. Trong giai đoạn này giá trị của các tài
sản được chuyển về hình thái tiền tệ ban đầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 131


<i>6.1.3.2. Hiệu suất luân chuyển vốn lưu động </i>


Qua chỉ tiêu hiệu suất luân chuyển vốn lưu động có thể đánh giá khái qt tình hình


quản lí và sử dụng vốn lưu động. chỉ tiêu này được lượng hóa thành hai chỉ tiêu sau:


<i> Số lần luân chuyển (số vòng quay) </i>
𝐋 = 𝐃𝐓
𝐕<sub>𝐥𝐝</sub>
̅̅̅̅
với
𝐕<sub>𝐥𝐝</sub>
̅̅̅̅ =
𝐕<sub>𝟏</sub>
𝟐 + 𝐕𝟐+ ⋯ + 𝐕𝐧−𝟏 +
𝐕<sub>𝐧</sub>
𝟐
𝐧 − 𝟏
Trong đó:


DT: Doanh thu thuần trong kỳ.
V<sub>ld</sub>


̅̅̅̅: Vốn lưu động bình quân trong kỳ.


V1, V2, V3…, Vn: lần lượt là vốn lưu động ở các thời điểm thứ 1, 2.. thứ n trong kỳ.


Thời điểm thứ 1 là đầu kỳ, còn thời điểm thứ n là cuối kỳ.


Ví dụ: Cơng ty A có doanh thu thuần trong năm là 270.000.000 đồng. Vốn lưu động
lần lượt các quý là quý 1: 40.000.000 đồng, quý 2: 50.000.000 đồng, quý 3: 60.000.000
đồng, quý 4: 46.000.000 đồng. Số vịng quay vốn lưu động trong năm của cơng ty là:


V<sub>ld</sub>


̅̅̅̅ =


40.000.000


2 + 50.000.000 + 60.000.000 +


46.000.000
2
4 − 1


V<sub>ld</sub>


̅̅̅̅ = 51.000.000 đồng


L = 270.000.000


51.000.000 = 5,29 ≈ 6 vòng


<i> Kỳ chu chuyển (số ngày chu chuyển) (N) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 132


Sn: số ngày trong kỳ.


Để đơn giản, tháng lấy tròn 30 ngày, q tính trịn 90 ngày và năm 360 ngày.


Ví dụ: Sử dụng số liệu từ ví dụ trên. Số ngày luân chuyển vốn lưu động trong năm là:


DT



̅̅̅̅ = 270.000.000


360 = 750.000 đồng
N = 51.000.000


750.000 = 68 ngày


<i>6.1.3.3. Ý nghĩa tăng hiệu suất luân chuyển vốn lưu động </i>


Khi tăng hiệu suất luân chuyển vốn lưu động, điều này phản ánh vốn lưu động được
quay vòng nhanh, tạo nhiều doanh thu, từ đó giúp doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh thu
tiết kiệm chi phí từ đó nâng cao lợi nhuận. Vì vậy tăng hiệu suất vốn lưu động giúp:


<b>+ Tiết kiệm vốn bao gồm tiết kiệm tuyệt đối lần tiết kiệm tương đối. </b>
<b>+ Tăng doanh thu bán hàng </b>


<b>+ Hạ thấp chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. </b>


Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh
doanh. Vốn lưu động cịn là cơng cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động của vật tư.
Vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư hàng hóa dự trữ ở các khâu nhiều
hay ít. Ngồi ra, vốn lưu động ln chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư
sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thơng sản phẩm có hợp
lý hay khơng. Bởi vậy thơng qua tình hình ln chuyển vốn lưu động cịn có thể kiểm tra
<b>một cách toàn diện đối với việc cung cấp, sản xuât và tiêu thụ của doanh nghiệp. </b>


Nếu doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, ra sức tiết
kiệm vốn, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển, tăng nhanh tốc độ ln chuyển
vốn thì với số vốn ít nhất có thể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.



<b>6.2. Quản lý vốn lưu động </b>


Vốn lưu động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với các loại hình kinh doanh khác nhau, tỷ trọng nguồn vốn lưu động trong tổng
nguồn vốn cũng khác nhau.


Đối với các doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
toàn bộ vốn kinh doanh sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 133


Dù chiếm tỷ trọng như thế nào thì việc quản lý tốt vốn lưu động có ý nghĩa quyết định
đến việc hoàn thành mục tiêu sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả đồng vốn, tăng tích
luỹ cho doanh nghiệp. Muốn quản lý vốn lưu động chặt chẽ, đúng đắn cần phải tuân thủ
các nguyên tắc sau đây:


+ Đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và được sử dụng
tiết kiệm.


+ Đảm bảo tuân thủ các chính sách, chế độ về tài chính, tín dụng của nhà nước và
định mức vốn lưu động của doanh nghiệp.


+ Hàng hóa, vật tư phải được vận động đồng bộ, gắn bó chặt chẽ với quá trình vận
động của vốn bằng tiền.


+ Thực hiện tốt việc phân công, phân cấp quản lý vốn đối với các doanh nghiệp có sử
dụng vốn nhà nước.


Vốn lưu động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau như: hàng tồn kho, vốn
bằng tiền, các khoản phải thu, có tính chất và đặc điểm vận động cũng khác nhau nên cần


phải tiến hành quản lý theo từng loại.


<i><b>6.2.1. Quản lý hàng tồn kho </b></i>


<i>6.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nhân tố ảnh hưỡng đến hàng tồn kho </i>
<i> Khái niệm </i>


Hàng tồn kho là các loại vật tư, hàng hoá mà doanh nghiệp dự trữ để sản xuất hoặc để
bán.


Hàng tồn kho là một hạng mục tài sản ngắn hạn quan trọng đối với các doanh nghiệp
sản xuất và thương mại.


Hàng tồn kho bao gồm :


+ Nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ trong kho
+ Hàng đang đi đường


+ Sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất
+ Thành phẩm, hàng hóa trong kho


+ Hàng gửi bán


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 134


hóa được một doanh nghiệp nắm giữ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp.


Các văn bản pháp luật hiện hành [1] về kế toán cũng quan niệm “Hàng tồn kho là
những tài sản: (i) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; (ii) Đang


trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; (iii) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ”.


Cấu thành hàng tồn kho, gồm có: Hàng hóa mua về để bán (như: Hàng hóa tồn kho,
hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia cơng chế biến); Thành
phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và
sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm; Nguyên liệu, vật liệu, công
cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường; Chi phí dịch
vụ dở dang".


<i> Đặc điểm của hàng tồn kho </i>


Hàng tồn kho trong doanh nghiệp thường gồm nhiều loại, tuy nhiên, có đặc điểm cơ
bản như sau:


- Chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp;


- Hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, với chi phí cấu thành nên giá gốc khác nhau;
- Tham gia toàn bộ vào quá trình kinh doanh, ln biến đổi hình thái vật chất và
chuyển hóa thành tài sản ngắn hạn khác;


- Bao gồm nhiều loại khác nhau với đặc điểm về tính chất thương phẩm và điều kiện
bảo quản khác nhau;


- Việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho ln là cơng việc khó
khăn, phức tạp;


<i> Vai trò của hàng tồn kho </i>


Hàng tồn kho có vai trị hết sức quan trọng giúp cơng ty chủ động trong dự trữ và sản


xuất, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục,
khơng bị gián đoạn, ngắt quãng. Bởi lẽ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 135


Thứ hai, có những bất trắc nhất định trong nguồn cung, nguồn cầu, trong giao nhận
hàng khiến doanh nghiệp muốn trữ một lượng hàng nhất định để dự phòng. Trong trường
hợp này, hàng tồn kho giống như một cái giảm shock.


Thứ ba, Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả tối ưu
thơng qua khai thác tính kinh tế nhờ quy mô của hàng tồn kho.


Nếu khơng có hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ cần tăng cường hoạt động lên kế hoạch,
áp dụng và kiểm sốt các luồng chuyển dịch của hàng hóa. Điều này khiến cho chi phí lên
kế hoạch, áp dụng và kiểm sốt các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan
tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới
điểm tiêu thụ tăng lên.


Việc kiểm soát lượng hàng tồn kho sao cho vừa đủ tại mỗi thời điểm gọi là quản lý
tồn kho. Nếu lượng tồn kho khơng đủ thì doanh nghiệp có thể gặp những khó khăn nhất
định. Nhưng nếu lượng tồn kho nhiều quá thì doanh nghiệp sẽ tốn chi phí để lưu hàng và
chậm thu hồi vốn.


<i> Những nhân tố ảnh hưởng đến mức dự trữ hàng tồn kho: </i>
+ Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.


+ Đặc điểm của từng loại hàng tồn kho.


+ Quy trình sản xuất đang thực hiện tại doanh nghiệp.
+ Chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho.



+ Sự tác động của cung cầu hàng hóa trên thị trường
+ Chi phí cơ hội.


+ Tính linh hoạt trong các điều kiện SXKD.


+ Khoảng cách từ doanh nghiệp đế đơn vị cung cấp hàng tồn kho.
+ Lạm phát…


<i>6.2.1.2. Quản lý hàng tồn kho </i>


Vốn lưu động chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong doanh nghiệp chính là hàng tồn kho.
Việc dự trữ hàng tồn kho phải chịu nhiều chi phí:


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 136


- Chi phí tài chính gồm chi phí trả lãi vay (liên quan đến chi phí sử dụng vốn của
doanh nghiệp), chi phí về thuế ở khâu mua…


- Chi phí đặt hàng (chi phí hợp đồng): gồm chi phí quản lý, giao dịch và vận chuyển
hàng hố. Chi phí cho mỗi lần đặt hàng giả sử là như nhau và không phụ thuộc vào số hàng
hoá mua mà chỉ phụ thuộc vào số lần mua hàng.


- Chi phí cơ hội: những khoản chi phí phát sinh khơng thực tế như chi phí lỡ mất cơ
hội được mua hàng giá rẻ…


- Các chi phí khác.


Cơng thức tính tổng chi phí hàng tồn kho:



Các mơ hình quản lý hàng tồn mà doanh nghiệp có thể sử dụng:
<i> Mơ hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả (EOQ) </i>


Sử dụng mô hình này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần xác định lượng đặt hàng
tối ưu.


<b> Xác định lượng đặt hàng tối ưu (Q*): </b>


Khi xác định lượng đặt hàng tối ưu sẽ làm tổng chi phí tồn kho là nhỏ nhất trong
điều kiện giá mua hàng ổn định.


Lúc này Tổng chi phí tồn kho chỉ cần xét đến hai loại chi phí:


- Chi phí đặt hàng: được tính bằng cách lấy chi phí đặt hàng mỗi lần nhân với số lần
đặt hàng trong kỳ.


- Chi phí lưu kho (tồn trữ): được xác định bằng cách lấy mức chi phí lưu kho của một
đơn vị hàng tồn kho nhân với số lượng hàng tồn kho nhân với số lượng hàng tồn kho bình
qn trong kỳ.


Để thực hiện mơ hình EOQ, cần dựa trên các giả điịnh:
● Nhu cầu hàng tồn kho là đều đặn.


● Giá mua hàng mỗi lần bằng nhau.


● Khơng có yếu tố chiết khấu thương mại.
<b>Tổng chi </b>


<b>phí hàng </b>
<b>tồn kho </b>



<b>Tổng giá </b>
<b>mua hàng </b>


<b>tồn kho </b>


<b>Tổng chi </b>
<b>phí đặt </b>


<b>hàng </b>


<b>Tổng chi </b>
<b>phí lưu </b>


<b>kho </b>


<b>Chi phí </b>
<b>cơ hội khi </b>


<b>hết hàng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 137


● Khơng tính đến dự trữ an tồn.


Cơng thức tính lượng đặt hàng tối ưu (Q*) như sau:
𝐐∗ <sub>= √</sub>𝟐 𝐱 𝐒 𝐱 𝐅


𝐂
Trong đó:



C: chi phí lưu giữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho
S: tổng lượng hàng tiêu thụ trong kỳ


F: chi phí cho mỗi lần đặt hàng
 Số lần đặt hàng (L):


𝐋 = 𝐒
𝐐∗
<b> Khoảng cách giữa các lần đặt hàng (T) </b>


𝐓 = 𝐒𝐧
𝐋


Sn: Số ngày trong kỳ. Để thống nhất, tháng lấy tròn 30 ngày, quý tròn 90 ngày và năm


360 ngày.


<i><b>Ví dụ minh họa 1: </b></i>


Tại cơng ty M có số liệu hàng hóa tồn kho dự tính trong năm kế hoạch như sau: Tổng
nhu cầu hàng hóa A sử dụng trong năm là 3.600 đơn vị, chi phí cho mỗi lần đặt hàng là
1.000.000 đồng, chi phí lưu kho là 500.000 đồng/đơn vị.


Yêu cầu:


a. Xác định lượng dự trữ tối ưu hàng hóa A của cơng ty M.


b. Với lượng hàng dự trữ tối ưu như trên, công ty M cần đặt hàng bao nhiêu lần và
khoảng cách giữa mỗi lần đặt hàng là bao nhiêu ngày?



Giải:


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 138
Q∗ <sub>= √</sub>2 x S x F


C


Thay các số liệu sau và công thức trên:


Tổng lượng hàng tiêu thụ trong kỳ S = 3.600 đơn vị
Chi phí mỗi lần đặt hàng F = 1.000.000 đồng


Chi phí lưu kho mỗi đơn vị hàng hóa C = 500.000 đồng


Q∗ = √2 x 3.600 x 1.000.000


500.000 = 120 đơn vị


b. Số lần công ty cần đặt hàng là:


L = S
Q∗=


3.600


120 = 30 lần


Với:



Tổng lượng hàng tiêu thụ trong kỳ, S = 3.600 đơn vị
Lượng hàng dự trữ tối ưu, Q* = 120 đơn vị


Khoảng cách giữa các lần đặt hàng:
Với:


Số ngày trong kỳ, Sn = 360 ngày. Số lần đặt hàng trong năm, L = 30 lần


T = Sn
L =


360


30 = 12 ngày


<b> Điểm đặt hàng lại </b>


Nếu để lượng hàng tồn trữ trong kho hết chúng ta mới mua lượng hàng mới về để sử
dụng sẽ dễ dẫn khâu sản xuất bị ngưng trễ do để hàng được giao đến doanh nghiệp còn phải
mất thời gian vận chuyển hàng.


Vì vậy doanh nghiệp phải tính tốn lượng hàng thế nào để đủ dùng liên tục, không
ảnh hưởng làm gián đoạn SXKD. Do đó doanh nghiệp cần chọn thởi điểm thích hợp để đặt
hàng. Thời điểm đặt hàng được tính bằng cách lấy số vật tư, hàng hoá cần sử dụng mỗi
ngày nhân với độ dài thời gian giao hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 139


<b>Lượng tồn kho tại </b>
<b>điểm đặt hàng lại </b> <b>= </b>



<b>Số lượng HTK sử </b>
<b>dụng mỗi ngày </b> <b>x </b>


<b>Độ dài thời gian </b>
<b>giao hàng </b>


Sử dụng tiếp số liệu ở ví dụ minh họa 1, giả sử số ngày làm việc trong năm là 360
ngày thì lượng hàng hóa tiêu dùng mỗi ngày là 3.600/360 = 10 đơn vị/ngày. Nếu thời gian
giao hàng là 3 ngày thì doanh nghiệp sẽ đặt lại hàng khi hàng hóa trong kho cịn: 10 x 3 =
30 đơn vị.


<b> Lượng dự trữ an tồn (dự trự bảo hiểm) </b>


Nhằm đề phịng những bất trắc xảy ra, bảo đảm cho sự ổn định sản xuất, doanh nghiệp
cần tồn kho một lượng hàng nhất định gọi là dự trữ an toàn. Lượng dự trữ an tồn này tuỳ
thuộc vào tình hình thực tế của từng doanh nghiệp, tính an tồn chính là lượng hàng hoá dự
trữ tại thời điểm đặt hàng.


Sử dụng số liệu ở các ví dụ trên, Ban lãnh đạo công ty M quyết định lượng dự trữ an
tồn là 10 đơn vị hàng hóa thì điểm đặt hàng mới sẽ là: 30 + 10 = 40 đơn vị


- Ưu đểm của mơ hình EOQ:
● Tính tốn đơn giản.


● Tổng chi phí HTK thấp nhất
- Nhược điểm:


● Nhu cầu HTK phải thường xuyên và đều, nguồn cung cấp ổn định
● Không áp dụng được cho tất cả các loại hàng hố tồn kho



● Giá cả khơng đổi


● Chưa tính đến chiết khấu thương mại.


Trong trường hợp mua hàng nhiều được bên bán cho hưởng chiết khấu thương mại
thì lúc này phải tìm lượng dự trữ tối ưu bằng cách tính tổng chi phí hàng tồn kho thấp nhất
và lúc này lượng dự trữ theo mô hình trên khơng cịn tối ưu nữa.


<i><b>Ví dụ minh họa 2: </b></i>


Cửa hàng B bán 130.000 túi xách mỗi năm, giá mỗi túi xách là 25.000 đồng, chi phí
lưu trữ là 15% so với giá mua và chi phí mỗi lần đặt hàng là 764.400 đồng.


Yêu cầu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 140


+ Lượng đặt hàng 7.000 đơn vị thì tỷ lệ chiết khấu là 1,0%.


+ Lượng đặt hàng là 8.000 đơn vị và 8.300 đơn vị thì tỷ lệ chiết khấu là 2,0%.
Xác định lượng đặt hàng tối ưu và tổng chi phí tồn kho tối ưu. Giải thích.
Giải


1. Tính lượng đặt hàng tối ưu (Q*)


Q∗ <sub>= √</sub>2 x 130.000 x 764.400


25.000 x 15% = 7.280 đơn vị



Số lần đặt hàng lại (Lđhl):


Lđhl =


s
Q∗ =


130.000


7.280 17,86 lần ≈ 18 lần


2. Tổng chi phí hàng tồn kho được tính như sau:


TCPHTK= (


S


Q x F) + (
Q


2 x C) + [P x Q x (1 − tỷ lệ chiết khấu)]


Với P: giá mua của sản phẩm


Vì vậy, tổng chi phí hàng tồn kho tại mức sản lượng 7.000 sản phẩm:


(130.000


7.000 x 764.400) + (
7.000



2 x 25.000 x 15%) + (25.000 x 7.000 x 99%)


= 3.244.821.000 đồng


Tổng chi phí tồn kho tại mức sản lượng 8.000 sản phẩm:


(130.000


8.000 x 764.400) + (
8.000


2 x 25.000 x 15%) + (25.000 x 8.000 x 98%)


= 3.212.421.500 đồng


Tổng chi phí tồn kho tại mức sản lượng 8.300 sản phẩm:


(130.000


8.300 x 764.400) + (
8.300


2 x 25.000 x 15%) + (25.000 x 8.300 x 98%)


= 3.212.535.030 đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 141


Về lý thuyết phương pháp này số số tồn kho bằng khơng (Q=0). Vì ngun vật liệu


và các chi tiết sản phẩm được đặt hàng trước, đúng lúc cần thiết đơn vị cung cấp mới đưa
hàng đến và sau khi sản xuất xong, hàng hoá được chuyên chở đi ngay.


Ứng dụng phương pháp này đòi hỏi tổ chức và kế hoạch sản xuất phải hết sức chuẩn
xác và chặt chẽ. Do đó, phương pháp này chỉ có thể áp dụng trong một số loại hình dự trữ
nào đó của doanh nghiệp và phải kết hợp cới các phương pháp quản lý khác.


Phương pháp JIT chỉ áp dụng trong những điều kiện sau:
+ Mức độ sản xuất đều và cố định.


+ Kích thước lơ hàng phù hợp khơng chiếm diện tích và doanh nghiệp có mặt bằng
dự trữ hợp lý.


+ Cơng nhân có thể thực hiện được nhiều công việc.
+ Đảm bảo mức chất lượng cao.


+ Người cung cấp nguyên vật liệu uy tín và các bộ phận có tinh thần hợp tác, giải
quyết cơng việc nhanh chóng khi có sự cố.


+ Liên tục cải tiến.


* Xây dựng định mức từng loại hàng tồn kho


Cơng thức tổng qt tính định mức từng loại hàng tồn kho như sau:
<b>Định mức dự trữ </b>


<b>từng loại HTK </b> <b>= </b>


<b>Nhu cầu từng loại HTK </b>
<b>bình quân một ngày </b> <b>x </b>



<b>Số ngày định mức dự </b>
<b>trữ từng lại HTK </b>


<i><b>6.2.2. Quản lý vốn bằng tiền </b></i>


Trong Báo cáo tài chính của bất kỳ một doanh nghiệp nào chúng ta cũng thấy doanh
nghiệp lưu giữ vốn bằng tiền. Việc lưu giữ này nhằm 3 mục đích:


- Mua bán: thanh tốn tiền hàng, trả tiền lương cho công nhân, nộp thuế, trả cổ tức…
- Đầu cơ: có nguồn vốn tức thời để lợi dụng các cơ hội sự sụt giá tức thời về nguyên
liệu… để gia tăng lợi nhuận cho mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 142


Việc lưu giữ vốn bằng tiền của một doanh nghiệp nhiều hay ít bị tác động bởi khả
năng vay mượn vốn bằng tiền ngắn hạn một cách nhanh chóng, phụ thuộc vào uy tín của
doanh nghiệp đối với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác, các doanh nghiệp khác.


Quản lý vốn bằng tiền sẽ giúp cho các doanh nghiệp biết được lượng vốn bằng tiền
cần lưu trữ trong bao lâu…


<i> Khái niệm vốn bằng tiền </i>


Vốn bằng tiền là một phần của tài sản lưu động trong doanh nghiệp tồn tại dưới hình
thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền
gửi ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển. Với tính lưu hoạt
cao – vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện
việc mua sắm hoặc chi phí.



<i> Hình thức phân loại vốn bằng tiền </i>


Theo hình thức tồn tại, vốn bằng tiền được chia thành: Tiền Việt Nam; Ngoại tệ (là
loại giấy bạc không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhưng được phép
lưu hành trên thị trường Việt Nam); Vàng bạc, kim khí quý, đá quý.


Theo trạng thái tồn tại: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
<i> Đặc điểm của vốn bằng tiền </i>


Sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ phát sinh của doanh nghiệp
trong quá trình sản xuất kinh doanh nhu cầu thanh toán các khoản nợ nguyên vật liệu nhà
cung cấp, chi phí trả lương cơng nhân viên,....


Việc sử dụng vốn bằng tiền phải tuân thủ các quy định nguyên tắc trong pháp luật của
Nhà nước Việt Nam; cần được rõ ràng minh bạch.


Quản lý vốn bằng tiền ln gắn liền với các loại chứng khốn có tính thanh khoản
cao. Mối quan hệ này thể hiện qua sơ đồ sau:


Thu ngay bằng tiền:
-Thu từ hoạt động
kinh doanh


-Thu khác


Vốn bằng
tiền


Chi ngay bằng tiền:
-Chi hoạt động kinh


doanh


-Chi đầu tư
-Chi khác
Các loại chứng khốn


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 143


<i> Lập kế hoạch vốn bằng tiền </i>


Lập kế hoạch vốn bằng tiền chính xác sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt vốn bằng
tiền. Cơ sở quan trong của kế hoạch là dựa trên những dự báo về doanh thu, chính sách tín
dụng thương mại của doanh nghiệp, các kế hoạch về chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ…


KẾ HOẠCH VỐN BẰNG TIỀN


Khoản mục Tháng 1 Tháng 2 …… Tháng….


Doanh thu bán hàng
Thu tiền ngay


Thu tiền bán chịu kỳ trước
Thu tiền bán chịu tháng
trước


Thu về phát hành cổ phiếu
mới


Vay dài hạn



<b>Tổng cộng tiền thu </b>


Tiền mua nguyên vật liệu
Trả tiền mua nguyên vật
liệu


Tiền lương và trích theo
lương


Tiền điện, nước
Lãi vay phải trả
Chi đầu tư


Chi trả nợ vay gốc
Chi trả cổ tức


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 144


Khoản mục Tháng 1 Tháng 2 …… Tháng….


<b>Tổng chi </b>
Tiền đầu kỳ
Dòng tiền thuần
Tiền mục tiêu


Thừa thiếu so với tiền mục
tiêu


Bán chứng khoán (hay vay
ngân hàng)



Nội dung cốt lõi của kế hoạch vốn bằng tiền là lập ra bảng dự toán thu chi ngắn hạn.
bảng này bao gồm 2 phần:


* Phần thu: bao gồm các khoản tền thu do bán hàng, tiền đi vay, tiền vốn tăng thêm,
tiền nhượng bán tài sản…


* Phần chi: bao gồm các khoản chi cho kinh doanh nhu mua nguyên vật liệu, chi trả
tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, nộp thuế cho ngân sách; chi cho đầu tư dài hạn nhu thanh
tốn tền mua TSCĐ, hồn trả tiền vay…


Sau khi liệt kê các khoản thu chi, doanh nghiệp sẽ tính tốn để xem tình hình vốn bằng
tiền của doanh nghiệp đang bội thu hay bội chi để có hướng điều chỉnh cân bằng.


- Nếu thấy bội thu sẽ trả bớt các khoản nợ cho khách hàng (nếu có chiết khấu), khoản
vay cho ngân hàng, khoản nộp cho ngân sách để giảm chi phí tài chính và các khoản phải
trả, hoặc dùng số tiền bội thu đầu tư vào những công việc mang lại doanh lợi cho doanh
nghiệp.


- Nếu thấy bội chi sẽ tìm biện pháp thu hồi cơng nợ, các khoản nợ của khách hàng
hoặc đẩy mạnh chính sách bán hàng để tăng doanh thu, vay thêm ngân hàng hoặc giảm bớt
tốc độ chi nếu có thể được.


<i> Xây dựng mơ hình quản lý vốn bằng tiền </i>
Có hai mơ hình:


<b> Mơ hình EOQ (Mơ hình Baumol) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 145



- Nếu vốn bằng tiền xuống thấp dưới mức vốn bằng tiền tối ưu, doanh nghiệp sẽ bán
chúng khốn để thu tiền về, từ đó doanh nghiệp phải mất chi phí giao dịch cố định cho mỗi
lần bán chứng khoán, loại này tương đương với chi phí đặt hàng trong quản trị hàng tồn
kho.


- Khi vốn bằng tiền cao hơn lượng vốn bằng tiền tối ưu, doanh nghiệp sẽ đầu tư chứng
khoán hay gửi tiết kiệm, chi phí này tương đương với chi phí lưu giữ hàng tồn kho trong
quản trị hàng tồn kho.


Cơng thức tính lượng tiền dự trữ tối ưu:


𝐐∗ = √𝟐 𝐱 𝐒 𝐱 𝐅
𝐢
Trong đó:


Q* là lượng tiền dự trữ tối ưu


S là tổng lượng tiền cần thiết trong kỳ


F là chi phí cố định cho một lần bán chứng khốn


Ví dụ: Nhu cầu chi trả tiền trong năm của doanh nghiệp Y là 860.000.000 đồng. Giả
sử lãi suất của một chứng khoán ngắn hạn tương ứng là 12%/năm. Mỗi lần bán chứng
khoán để gia tăng vốn bằng tiền, doanh nghiệp phải tốn chi phí giao dịch là 100.000
đồng. Vậy lượng tiền dự trữ tối ưu của doanh nghiệp Y là:


Áp dụng công thức:
Q∗ = √2 x S x F


i


Với:


Tổng lượng tiền cần thiết trong một năm của doanh nghiệp, S = 860.000.000 đồng
Lãi suất tiền gửi (chứng khoán) trong một năm, i = 12%.


Chi phí cố định cho một lần bán chứng khoán, F = 100.000 đồng


Q∗ <sub>= √</sub>2 x 860.000.000 x 100.000


12% = 37. 859.389 đồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 146


Mơ hình này muốn áp dụng doanh nghiệp cũng phải dựa trên những giả định sau đây:
- Tình hình thu, chi tiền ổn định và đều đặn.


- Khơng có khoản tiền thu phát sinh trong kỳ kế hoạch
- Khơng có lượng tiền dự trữ an tồn.


Trong trường hợp doanh nghiệp có lượng vốn bằng tiền phát sinh khơng đều thì mơ
hình này khơng ứng dụng được mà phải sử dụng mơ hình khác là mơ hình Miller- Orr.


<b> Mơ hình Miller- Orr </b>


Vốn bằng tiền của doanh nghiệp vận động không theo quy luật.


Có lúc vốn bằng tiền cao hơn lượng dự trữ tối ưu, có lúc thấp hơn lượng dự trữ tối ưu.
Tiền của doanh nghiệp có thể đạt được một giới hạn trên. Tại thời điểm này, doanh nghiệp
sẽ dùng tiền mua chứng khoán nhằm làm giảm số dư vốn bằng tiền mục tiêu.



Hoặc vốn bằng tiền cố thể vận động dưới vốn dự trữ tối ưu và đến khi đạt được một
giới hạn dưới. Lúc này doanh nghiệp bán đủ chứng khoán để đưa số vốn dư bằng tiền lên
mức mục tiêu.


Như thế, quy luật là cho phép mức vốn bằng tiền lưu giữ dao động một cách tự do cho
đến khi đạt một giới hạn trên hoặc dưới, khi đó doanh nghiệp mua hay bán chứng khốn để
tái lập mức số dư vốn bằng tiền mong muốn.


<i>Khoàng cách giữa giới hạn trên và dưới được tính bằng công thức như sau: </i>
𝐝 = √𝟑


𝟒 𝐱
𝛔𝟐<sub>𝐱 𝐅</sub>


𝐢
𝟑


Trong đó:


𝜎2: Phương sai thu chi ngân quỹ mỗi ngày
F: Chi phí mỗi lần giao dịch chứng khốn
i: lãi suất (chi phí cơ hội) bình qn một ngày


Bên cạnh đó cịn có các cơng thức tính giới hạn như sau:


<i>Giới hạn trên: </i>

<i> </i>



𝐆<sub>𝐭</sub> = 𝐆<sub>𝐝</sub><b>+ 𝐝 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 147



𝐐∗ = 𝐆<sub>𝐝</sub>+ 𝐝
𝟑


Gd: giới hạn dưới là mức dự trữ vốn bằng tiền tối thiểu.


<i><b>Ví dụ minh họa 3: </b></i>


Giả sử nhu cầu vốn bằng tiền tối thiểu của công ty X là 15.000.000 đồng, độ lệch tiêu
chuẩn (ϭ) của vốn bằng tiền hàng ngày là 2.560.050 đồng/ngày, lãi suất là 1,6%/năm, chi
phí giao dịch cho mỗi lần mua hoặc bán chứng khoán là 20.000 đồng.


Yêu cầu:


1. Tính mức vốn dự trữ tối đa.
2. Tính mức vốn dự trữ tối ưu.


3. Đề xuất hướng giải quyết khi công ty thừa hoặc thiếu tiền.
Giải


Mức dự trữ vốn tối ưu:
Q∗ = G<sub>d</sub>+ d


3
Trong đó:
d = √3


4 x
σ2<sub>x F</sub>



i
3


Với:


Độ lệch tiêu chuẩn, ϭ = 2.560.050 đồng
Lãi suấi, i = 11,6%/năm.


Do đó khi tính d chúng ta cần quy đổi lãi suất theo ngày bằng cách chia cho 360.
Chi phí giao dịch cho mỗi lần mua hoặc bán chứng khoán, F = 20.000 đồng
Áp số vào ta được:


d = √3<sub>4</sub> x 2.560.050


2<sub>x 20.000</sub>
11,6%


360
3


= 20.196.000 đồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 148


Gt = Gd + d


Gt = 15.000.000 + 20.196.000 = 35.196.000 đồng


Mức vốn dự trữ tối ưu bằng tiền:



Q∗ = 15.000 + 20.196.000


3 = 21.732.000 đồng


Như vậy:


Nếu số dư vốn bằng tiền tăng lên 35.196.000 đồng, cơng ty phải mua một lượng chứng
khốn là: 35.196.000 – 21.732.000 = 13.464.000 đồng nhằm hưởng lãi.


Nếu số dư vốn bằng tiền giảm xuống còn 15.000.000 đồng thì cơng ty phải bán chứng
khốn để tăng một lượng tiền là: 21.732.000 – 15.000.000 = 6.732.000 đồng.


Để sử dụng mơ hình này giám đốc tài chính cần làm 4 việc sau:
- Thiết lập giới hạn dưới cho số tiền dư.


- Ước lượng độ chêch lệch chuẩn của dòng tiền thu chi hằng ngày.
- Quyết định mức lãi suất để xác định chi phí giao dịch hàng ngày.


- Ước lượng chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắn hạn.
Tóm lại: quản lý vốn bằng tiền phải thực hiện các nội dung sau:


- Tăng tốc độ thu hồi tiền.
- Giảm tốc độ chi tiêu.


- Dự báo tình hình lưu chuyển tiền (thu, chi).
- Đầu tư thích hợp những khoản tiền nhàn rỗi.
<b>- Tìm nguồn tài trợ cho những khoản tiền thiếu. </b>
<i><b> 6.2.3. Quản lý các khoản phải thu </b></i>


<i>6.2.3.1. Các khoản phải thu </i>



Các khoản phải thu trong doanh nghiệp được thể hiện trên bảng cân đối kế toán bao
gồm: phải thu của khách hàng, phải thu của nội bộ, thế chấp, ký cược, ký quỹ, phải thu
khác, tạm ứng và trả trước… trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản phải thu của khách
hàng. Vì vây, doanh nghiệp rất coi trọng việc quản lý các khoản phải thu của khách hàng
và đây là nội dung chủ yếu trong quản lý khoản phải thu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 149


Lợi nhuận tăng
cao hơn chi phí


Chi phí tăng cao hơn
mức tăng lợi nhuận


Bán hàng <sub>Thu tiền ngay </sub>


Khơng tốn chi phí theo dõi
Khơng chịu rủi ro mất vốn
Kết thúc vòng quay của vốn


Tốn chi phí theo dõi
Chịu rủi ro mất vốn và
chi phí sử dụng vốn


Tăng được doanh thu bán hàng
từ đó mở rộng thị phần. Đơi lúc
giảm chi phí


Tăng lợi nhuận



Không bán chịu


Bán chịu


<b>Quản lý nợ </b>


- Sự cạnh tranh trên thị trường khiến các doanh nghiệp phải đưa ra các chính sách bán
chịu nhằm đẩy mạnh doanh thu.


- Đặc tính của sản phẩm, đời sống của sản phẩm….


Trong đó chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu.
<i>6.2.3.3. Quản lý khoản phải thu khách hàng </i>


Nội dung quản lý khoản phải thu khách hàng có thể tóm tắt qua sơ đồ sau:


Bán chịu


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 150


Qua sơ đồ trên. muốn quản lý nợ tốt, trước tiên doanh nghiệp cần:
<i> Xây dựng chính sách bán chịu </i>


Chính sách bán chịu (chính sách tín dụng thương mại) của một doanh nghiệp cần bao
hàm nhiều nội dung như tiêu chuẩn, điều khoản, hạn mức tín dụng và mức giá bán chịu…


<i><b>Thứ nhất là tiêu chuẩn bán chịu: đó là các điều kiện tối thiểu về uy tín tín dụng để </b></i>


doanh nghiệp chấp nhận bán chịu, thường dựa vào:


- Uy tín tín dụng.


- Khả năng tài chính.
- Khả năng trả nợ.


- Tình hình khinh tế vĩ mô.
- Tài sản thế chấp.


Tiêu chuẩn bán chịu này có thể thay đổi tuỳ vào mục tiêu và khả năng tài chính của
doanh nghiệp:


- Nếu doanh nghiệp đang thực hiện chính sách mở rộng: sẽ dễ dàng chấp nhận bán
chịu. Đối tượng mua chịu được mở rộng làm tăng doanh thu nhưng chi phí cũng tăng, tăng
rủi ro.


- Ngược lại nếu doanh nghiệp đang thực hiện chính sách thắt chặt: tiêu chuẩn nêu ra
cao nên sẽ có nhiều người khơng đủ tiêu chuẩn làm cho doanh thu giảm.


<i><b>Thứ hai là điều khoản bán chịu, liên quan đến các tiêu chí sau: </b></i>


+ Thời hạn bán chịu:


Các yếu tố sau được doanh nghiệp quan tâm khi đưa ra thời hạn bán chịu:


Khách hàng hoạt động ở những ngành có mức độ rủi ro cao hay khả năng thanh toán
kém thì doanh nghiệp sẽ giảm bớt thời hạn tín dụng để giảm rủi ro.


Khoản tín dụng càng nhỏ thì thời hạn thanh toán càng ngắn và ngược lại.
Đặc điểm, tính chất của hàng hố được bán chịu.



+ Chính sách chiết khấu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 151


Xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán cần chú ý các vấn đề:


Tỷ lệ chiết khấu thanh toán: tỷ lệ phần trăm trên doanh số chiết khấu cho những giao
dịch mua hàng bằng tiền.


Thời hạn chiết khấu: là khoảng thời gian mà người bán quy định phải thanh toán để
được hưởng chiết khấu.


Nếu khách hàng không muốn hoặc không thể thanh toán sớm hơn để được nhận chiết
khấu, tức là họ đồng ý nhân khoản tín dụng và rõ ràng gánh nặng về lãi suất càng kéo dài.


Chi phí nếu khách hàng khơng nhận chiết khấu được tính như sau:
𝐢<sub>𝐭</sub> = 𝐢𝐜𝐤


𝟏 − 𝐢<sub>𝐜𝐤</sub> 𝐱


𝐒<sub>𝐧</sub>
𝐍<sub>𝐛𝐜</sub>− 𝐍<sub>𝐜𝐤</sub>
Trong đó:


it : Lãi suất không nhận chiết khấu


ick: Lãi suất chiết khấu


Nbc: Thời hạn bán chịu



Nck: Thời hạn chiết khấu


Ví dụ: Khách hàng A khi mua hàng của doanh nghiệp X thì hóa đơn thanh tốn được
ghi điều khoản như sau “10/20 net 60”. Hỏi


1. Điều khoản này có ý nghĩa gì?


Điều khoản thanh tốn trên hóa đơn được diễn giải: Trong thời hạn bán chịu là 60
ngày. Nếu khách hàng thanh toán từ ngày 1 đến ngày 20 (kể từ ngày giao hàng) sẽ được
giảm giá 10%.


2. Lãi suất chiết khấu là bao nhiêu?
Lãi suất chiết khấu: ick = 10%


Ví dụ: Hóa đơn thanh tốn tiền hàng của khách hàng B có điều khoản như sau “3/10
net 30”.


Điều khoản cho biết: Trong thời hạn nợ 30 ngày nếu khách hàng thanh toán sớm từ
ngày 1 đến ngày 10 (kể từ ngày nhận hàng) sẽ được giảm giá 3%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 152
it =


3%
1 − 3% x


30


30 − 10= 4,64%
<i><b>Thứ ba là xây dựng hạn mức tín dụng: </b></i>



Do mỗi khách hàng có khả năng tài chính khác nhau nên tùy vào việc thẩm định tình
hình tài chính, uy tín tín dụng, thời gian trao đổi mua bán giữa hai bên …để xây dựng hạn
mức tín dụng cho từng khách hàng hay nhóm khách hàng.


<i><b>Thứ tư là xác định giá bán chịu: </b></i>


Giá bán chịu phải bao gồm giá bán trả ngay cộng thêm các khoản chi phí hợp lý liên
quan đến hàng bán chịu.


<i> Quyết định bán chịu </i>


Công ty cần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định. Quy
trinh đánh giá uy tín tín dụng của khách hàng trải qua 3 bước: thu thập thông tin về khách
hàng, phân tích thơng tin thu thập được để phán quyết, quyết định có bán chịu hay khơng.


<i> Theo dõi tình hình phải thu khách hàng </i>


Lập sổ theo dõi chi tiết từng đối tượng nợ, từng hố đơn… và đơn đốc thanh tốn mỗi
khi đến hạn.


Ngồi ra, người quản lý cịn phải sử dụng thêm một số chỉ tiêu phân tích tài chính sau
đây để phục vụ cho việc để ra chính sách tín dụng của doanh nghiệp.


* Kỳ thu tiền bình quân:


𝐍<sub>𝐩𝐭</sub> = 𝐏𝐓
𝐃𝐓<sub>𝐩𝐭</sub>
̅̅̅̅̅̅
Trong đó:



Npt : Kỳ thu tiền bình quân


PT: Khoản phải thu bình quân trong kỳ (nếu doanh thu tương đối ổn định và chính
sách bán chịu khơng đổi có thể sử dụng khoản phảo thu cuối kỳ trong bảng cân đôi)


DTpt: Doanh thu bán chịu bình quân 1 ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 153


Ví dụ: Doanh thu bán chịu trong 1 quý năm N của công ty X qua các tháng 3, 4, 5 lần
lượt là 40, 60, 80 triệu đồng. Đến cuối quý 2, giá trị hóa đơn bán chịu của thàng 3 là 10%,
tháng 4 là 20% và tháng 5 là 70%. Kỳ thu tiền bình quân trong quý 2 của công ty X là:


Tổng giá trị các khoản phải thu cuối quý 2 là:
10% x 40 + 20% x 60 + 70% x 80 = 72 triệu đồng
Doanh thu bán chịu bình quân 1 ngày là:


(40 + 60 + 80)/90 = 2 triệu đồng
Kỳ thu tiền bình quân:


N<sub>pt</sub> = 72


2 = 36 ngày


Vậy công ty X mất 36 ngày để thu về các khoản bán chịu trong quý 2.
* Vòng quay khoản phải thu:


Đây là chỉ tiêu nghịch của chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân
𝐋<sub>𝐩𝐭</sub> = 𝐃𝐓𝐩𝐭



𝐏𝐓 𝐡𝐨ặ𝐜
𝐒<sub>𝐧</sub>
𝐍<sub>𝐩𝐭</sub>
Trong đó:


Lpt: Vịng quay khoản phải thu.


DTpt: Doanh thu bán chịu trong kỳ.


Ví dụ: Từ số liệu ví dụ trên. Vịng quay khoản phải thu là:
Tổng giá trị các khoản phải thu cuối quý 2 là: 72 triệu đồng
Doanh thu bán chịu trong kỳ là: 40 + 60 + 80 = 180 triệu đồng
Vòng quay khoản phải thu:


L<sub>pt</sub> = 180


72 = 2,5 vòng


Hoặc:


L<sub>pt</sub> = 90


36= 2,5 vịng


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 154


Sắp xếp theo dõi các khoản phải thu theo độ dài thời gian, có thể sử dụng theo mẫu
sau đây:



BẢNG THEO DÕI TUỔI NỢ


Thời gian thu nợ Số tiền Tỷ trọng (%)
A. Nợ phải thu trong hạn


1.Từ 0 đến 15 ngày
2…..


Cộng


B. Nợ phải thu quá hạn
1.Từ 0 đến 15 ngày
2…..


Cộng
Tổng cộng
<i> Chính sách thu tiền: </i>


Chính sách thu tiền là chính sách đề ra nhằm thu được các khoản nợ do bán chịu ví
dụ như gọi điện thoại, địi tiền trực tiếp, uỷ quyền cho bên thứ ba….


Tóm lại, khi hoạch định chính sách bán chịu cần lưu ý:


Việc bán chịu làm tăng thêm chi phí cho khoản phải thu khách hàng như chi phí địi
tiền, chi phí sử dụng vốn, rủi ro khơng địi được nợ… khi quyết định bán chịu cần tính tốn
các khoản chi phí này cộng thêm vào giá bán để có thể hồn chi phí và bảo đảm cho doanh
nghiệp có đựơc mức lãi hợp lý.


Bán chịu luôn tiềm ẩn rủi ro, mức độ rủi ro làm tăng các khoản nợ khó địi phụ thuộc
vào tình hình tài chính của khách hàng. Bởi vậy, chỉ nên bán chịu 9oi61 với những khách


xưa nay vốn sịng phẳng và có đủ khả năng chi trả. Đối với khách hàng mua khối lượng
lớn, việc bán chịu càng phải thận trọng, cần phải sử dụng nguồn thông tin khác nhau, phải
cập nhật thơng tin khách hàng… bởi vì, nếu gặp rủi ro khách hàng bị phá sản không trả
được nợ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng phá sản
theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 155


Tại cửa hàng bán xe máy có tài liệu như sau:


Số lượng xe máy bán cả năm là 900 chiếc, giá bình quân mỗi chiếc là 25 triệu đồng.
Bình quân cứ một tháng cửa hàng nhập về 1 đợt xe. Chi phí quản lý, giao dịch… cho
mỗi lần nhập là 1,8 triệu đồng.


Chi phí lưu kho cho mỗi đầu xe là 0,4 triệu đồng.
Yêu cầu:


1. Tính số lượng đặt hàng tối ưu nhất.


2. Số lần đặt hàng và khoảng cách giữa các lần đặt hàng cho cửa hàng trên.
<b>Bài tập 2: </b>


Công ty B có các số liệu cụ thể như sau:


Sản lượng bán hàng năm là 560.000 đơn vị, giá mua mỗi đơn vị là 25.000 đồng, chi
phí lưu trữ là 15% giá mua hàng và chi phí đặt hàng là 783.783,5 đồng.


Yêu cầu:


1. Tính lượng đặt hàng tối ưu, số lần đặt hàng tối ưu.



2. Nếu lượng bán tăng gấp đơi thì lượng đặt hàng tối ưu tăng bao nhiêu %?


3. Nếu chi phí mỗi lần đặt hàng giảm 40% thì lượng đặt hàng tối ưu thay đổi bao
nhiêu?


4. Nếu chi phí lưu kho giảm 30% thì EOQ là bao nhiêu?


5. Nếu thời gian từ lúc đặt hàng đến khi hàng về đến cơng ty là 2 ngày thì lượng hàng
tồn kho đặt hàng là bao nhiêu?


6. Nếu lượng tồn kho bảo hiểm là 1.000 đơn vị thì tổng chi phí tồn kho tối ưu cho các
trường hợp trên là bao nhiêu?


<b>Bài tập 3: </b>


Công ty có nhu cầu chi tiền 36 tỷ đồng /năm, chênh lệch thu chi tiền mỗi ngày
8.944.272 đồng, lãi suất chứng khốn 12%/năm, chi phí mua bán chứng khoán 150.000
đồng/lần. Mức dự trữ cần thiết tối thiểu là 50.000.000 đồng.


Yêu cầu:


1. Hãy tính lượng tiền dự trữ tối ưu theo phương pháp EOQ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 156


3. Tính lượng tiền cần thiết dùng để mua (bán) chứng khoán để đưa tiền về mức dự
trữ mục tiêu?


<b>Bài tập 4: </b>



Cửa hàng B bán 240.000 túi xách mỗi năm, giá mỗi túi xách là 56.000 đồng, chi phí
lưu trữ là 15% so với giá mua và chi phí mỗi lần đặt hàng là 785.575 đồng.


Yêu cầu:


1. Tính lượng đặt hàng tối ưu và chi phí tồn kho tối ưu.


2. Nếu thời gian từ lúc đặt hàng đến khi hàng về đến cửa hàng là 2 ngày thì lượng tồn
kho đặt hàng là bao nhiêu?


3. Nhà cung cấp đưa ra chính sách chiết khấu như sau: Lượng đặt hàng từ 8.000 đơn
vị, 10.000 đơn vị thì tỷ lệ chiết khấu là 0,5% và nếu lượng đặt hàng từ 12.000 đơn vị và
13.000 đơn vị thì tỷ lệ chiết khấu là 1,5%. Hãy xác định lượng đặt hàng tối ưu và tổng chi
phí tồn kho tối ưu trong trường hợp này?


<b>Bài tập 5: </b>


Giám đốc tài chính cơng ty A kết luận rằng nếu sử dụng mơ hình Baumol thì tồn quỹ
tiền mặt tối ưu của công ty nên là 200 triệu đồng. Lãi suất hàng năm của các loại chứng
khoán ngắn hạn là 7,5%. Chi phí giao dịch mỗi khi bán chứng khoán ngắn hạn là 500.000
đồng. Giả sử rằng giao dịch thu chi tiền mặt của công ty A diễn ra gần giống mơ hình trên.
Hãy suy nghĩ xem tổng lượng tiền cần thiết trong kỳ của công ty là bao nhiêu?


<b>Bài tập 6: </b>


Để phục vụ cho công tác thu mua tôm nguyên liệu, công ty Agi đặt một trạm thu mua
tại tỉnh An Giang. Theo báo cáo của tổ thu mua, bình quân hàng ngày tổ cần bù đắp số tiền
chi tiêu cho việc thu mua khoảng 360 triệu đồng. Agi đang xem xét quyết định tồn quỹ tiền
mặt cho tổ thu mua. Có hai ngân hàng ở tỉnh mà Agi đang liên hệ để mở tài khoản giao


dịch. Ngân hàng NN và PTNT đồng ý sử dụng tiền nhàn rỗi của tổ thu mua để đầu tư tín
phiếu kho bạc và có thể kiếm được lãi suất 6,2%/năm. Khi cần tiền thu mua thì NH NN và
PTNT sẽ bán tín phiếu kho bạc để bù đắp thiếu hụt cho tổ thu mua nhưng tính phí là 500.000
đồng cho mỗi lần giao dịch. Ngược lại với NH NN và PTNT, Viettin bank đồng ý sử dụng
tiền nhàn rỗi của tổ thu mua cho mục tiêu đầu tư ngắn hạn và cam kết mức lãi suất kiếm
được là 7%/năm nhưng khi cần tiền bù đắp thiếu hụt thì Viettin bank có thể bán chứng
khốn đầu tư ngắn hạn và thu phí là 550.000 đồng/lần giao dịch. Bạn hãy tư vấn xem:


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 157


2.Agi nên giao dịch với ngân hàng nào?
<b>Bài tập 7: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 158
<i><b>Chương 7: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP </b></i>


<b>Giới thiệu: </b>


Trong chương 7 gồm các nội dung: khái niệm, phân loại chi phí sản xuất kinh doanh,
xác định giá thành sản phẩm và nêu lên ý nghĩa, phương hướng của việc hạ thấp chi phí sản
xuất kinh doanh


<b>Mục tiêu: </b>


- Trình bày khái niệm, phân loại được chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản
phẩm.


- Tính tốn được giá thành sản phẩm và đưa ra những phương hướng hạ thấp chi phí.
<b>Nội dung chính: </b>



<b>7.1. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp </b>


<i><b>7.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp </b></i>


Sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản của xã hội loài người, là điều kiện tiên
quyết tất yếu của sự tồn tại và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là việc sản xuất ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu
cầu của thị trường và thu về lợi nhuận. Đó là q trình mà mỗi doanh nghiệp bỏ ra những
chi phí nhất định, là chi phí về lao động đời sống gồm: tiền lương, tiền cơng, trích BHXH;
cịn chi phí về lao động vật hóa gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL… Mọi chi phí
bỏ ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ.


<i>“Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ hao phí về lao động </i>
<i>sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất </i>
<i>trong một thời kỳ nhất định có thể là tháng, quý, năm”. </i>


Trong điều kiện giá cả thường xun biến động thì việc xác định chính xác các khoản
chi phí tính vào giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 159


trí sản xuất, từng sản phẩm và loại hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tính tốn, tổng hợp
chi phí sản xuất kinh doanh cần được tiến hành trong thời gian nhất định, có thể là tháng,
q, năm. Các chi phí này cuối kỳ sẽ được bù đắp bằng doanh thu kinh doanh trong kỳ đó
của doanh nghiệp.


<i><b>7.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh </b></i>


Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhiều khoản khác nhau cả về nội
dung, tính chất, cơng dụng, mục đích… trong từng doanh nghiệp sản xuất. Để thuận lợi cho


cơng tác quản lý và hạch tốn cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo
các tiêu thức khác nhau nhằm nâng cao tính chi tiết của thơng tin chi phí, phục vụ đắc lực
cho công tác quản lý, lập kế hoạch đồng thời tạo cơ sở tin chậy cho việc phấn đấu giảm chi
phí, nâng cao hiệu quả kinh tế của chi phí. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu:


<i> Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí </i>
Cách phân loại này dựa trên nguyên tắc những chi phí có cùng nội dung kinh tế được
xếp vào một loại yếu tố chi phí, khơng kể cả chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động nào,
địa điểm nào và dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Tồn bộ chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ được chia làm các yếu tố chi phí sau:


- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân cơng
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngồi
- Chi phí khác bằng tiền


Cách phân loại này cho biết chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm những
nội dung chi phí nào, tỷ trọng từng loại chi phí/tổng số, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch
như kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương,… Tuy nhiên cách nhìn này khơng cho
biết CPSX / Tổng chi phí của doanh nghiệp là bao nhiêu.


<i> Phân loại theo mục đích và cơng dụng của chi phí </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 160


vật liệu phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo ra sản phẩm hay thực hiện
lao vụ, dịch vụ.


- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương, trích BHXH, BHYT,


KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.


- Chi phí sản xuất chung: Những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất
(trừ chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp).


+ Chi phí nhân viên phân xưởng.
+ Chi phí vật liệu và CCDC sản xuất.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ


+ Chi phí dịch vụ mua ngồi.
+ Chi phí bằng tiền khác


Ba khoản mục chi phí trên được tính vào giá trị sản xuất, ngồi ra khi tính giá thành
tồn bộ cịn gồm: chi phí bán hàng, chi phí QLDN.


Phân loại theo cách này rất thuận tiện cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm, phục vụ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh theo định mức, cung cấp thông
tin cho việc lập BCTC, giúp việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất,
phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản xuất cũng như cho thấy
vị trí của CPSX trong q trình SXKD của doanh nghiệp.


<i> Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, </i>
<i>công việc lao vụ sản xuất trong kỳ </i>


- Chi phí cố định (định phí): là những chi phí khơng thay đổi về tổng số so với khối
lượng cơng việc hồn thành trong một phạm vi nhất định.


- Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối
lượng cơng việc hồn thành.



Phân loại theo cách này thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, xác định
điểm hịa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Đồng thời làm căn
cứ để đề ra biện pháp thích hợp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh trên một đơn vị sản
phẩm cũng như xác định phương án đầu tư thích hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 161


chụ chi phí.


- Chi phí gián tiếp: là những CPSX có quan hệ đến sản xuất ra nhiều loại sản phẩm,
không phân định được cho từng đối tượng cho nên phải phân bổ theo đối tượng nhất định.
Phân loại theo cách này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp tập hợp chi phí
và phân bổ chi phí một cách hợp lý.


Nói chung việc phân loại chi phí theo tiêu thức nào là phải phù hợp với đặc điểm và
yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc lập kế hoạch, phân tích kiểm tra chi
phí và xác định trọng điểm quản lý chi phí nhằm góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi
nhuận cho doanh nghiệp.


 Nền kinh tế thị trường song song với việc mở rộng môi trường kinh doanh cho các
doanh nghiệp có nghĩa các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau gay gắt. Có thể nói cạnh
tranh trong nền kinh tế thị trường là một cuộc chạy đua khốc liệt trên một tuyến đường với
những biển báo và luật lệ ln thay đổi, khơng có tuyến đích và khơng có người chiến thắng
vĩnh cửu. Mục tiêu của doanh nghiệp trong cuộc chạy đua đó đều là lợi nhuận. Nhưng lợi
nhuận hạch toán trên sổ sách để giải trình với Bộ tài chính cao cũng đồng nghĩa với việc
phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao, mà các doanh nghiệp thì ln ln khơng muốn
tiền chạy ra khỏi túi của mình. Cho nên xu hướng chung của các doanh nghiệp là muốn đội
chi phí sản xuất kinh doanh trên sổ sách hạch toán cao hơn. Nhà nước đã đưa ra các quy
định trong luật thuế TNDN phần nào phản ánh đúng bản chất kinh tế tương đối đầy đủ các
chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp.



- Chi phí sản xuất kinh doanh chỉ bao gồm những khoản chi phí trực tiếp hoặc gián
tiếp phục vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, mà khơng bao gồm những khoản chi
phí phục vụ cho hoạt động riêng biệt khác của doanh nghiệp.


- Những khoản chi phí có nguồn bù đắp riêng khơng được tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh như chi phí đầu tư dài hạn, chi phí phục vụ cho các hoạt động tổ chức đồn thể.
- Có một số khoản chi phí về thực chất khơng phải là chi phí sản xuất kinh doanh
nhưng do yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế và chế độ quản lý hiện hành cho phép hạch
tốn vào chi phí sản xuất kinh doanh như: chi phí phịng cháy, chữa cháy, chi phí phịng
chống bão lụt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 162


hợp lý các khoản chi phí, qua đó phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của SXKD của
doanh nghiệp, cơ sở để Nhà nước quản lý đề ra quyết định chính xác, xác định đúng nguồn
thu cho NSNN.


<i><b>7.1.3. Giá thành sản phẩm </b></i>
<i>7.1.3.1. Khái niệm </i>


Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao tổn về lao động
sống, lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng cơng tác, dịch vụ, lao vụ hồn thành.


Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành nhập kho hay tiêu
thụ.


Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh gắn liền với hàng bán ra trong doanh nghiệp sản
xuất còn được gọi là giá thành tiêu thụ sản phẩm. Như vậy nếu tính theo khoản mục thì giá
thành tiêu thụ gồm 5 khoản mục sau:



Nguyên vật liệu dùng vào sản xuất.
Nhân cơng trực tiếp sản xuất.
Chi phí sản xuất chung.
Chi phí bán hàng.


Chi phí quản lý doanh nghiệp.


Trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho từng loại sản phẩm có thể áp dụng
như các phân bổ chi phí sản xuất chung.


Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ những hao tổn về lao đơng sống
và lao động vật hóa và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành
sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ hoặc dịch vụ trong một thời kì
nhất định( tháng, quý hoặc năm)


<i>7.1.3.2. Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm </i>


 Giống nhau: Hai chi phí này giống nhau về chất: đều biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ những hao tổn về lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 163


<b>Nội dung </b> <b>Chi phí sản xuất </b> <b>Giá thành sản phẩm </b>


Về thời gian Chi phí sản xuất tham ra vào một
chu kỳ nhất định có thể là tháng,
quý hoặc năm. Chi phí sản xuất
khơng liên quan tới việc sản phẩm
có hồn thành hay chưa hoàn thành



Giá thành sản phẩm gắn với
thời hạn hoàn thành sản phẩm


Về phạm vi Chi phí sản xuất tính cho một kỳ Giá thành sản phẩm tính cho
một sản phẩm hồn thành
Về lượng Chi phí sản xuất chỉ tính cho nhưng


chi phí phát sinh trong một thời kỳ
nhất định, khơng liên quan tới việc
sản phẩm hoàn thành hay chưa
hồn thành.


Chi phí sản xuất tính cho một kỳ.


Giá thành sản phẩm là một số
chi phí liên quan tới sản phẩm,
dịch vụ hoan thành trong kỳ
Giá thành thì liên quan tới cả
chi phí sản xuất từ kỳ trước
chuyển sang


<i>7.1.3.3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm </i>
Chi phí sản xuất phản ánh mặt kết quả sản xuất.


Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và
các chi phí tính trước có liên quan trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.


Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản xuất



Giá thành là thước đo chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra để có sản phẩm hồn
thành


Khi có sản phẩm dở dang: Giá thành = Dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ -
Dở dang cuối kỳ


Khi khơng có sản phẩm dở dang: Giá thành = chi phí sản xuất


Chi phí sản xuất là giá thành sản phẩm đối với một số doanh nghiệp như: Điện, dịch
vụ vận tải … (vì khơng có dở dang đầu kỳ, cuối kỳ).


<i>7.1.3.4. Quan hệ giữa giá vốn hàng bán và giá thành sản phẩm </i>
Giá vốn hàng bán liên quan đến việc xác định kết quả kinh doanh:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh gồm có:


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 164


- Kết quả hoạt động khác


KQ HĐ SX KD = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán được xác định tại thời điểm:


+ Giá vốn hàng bán tại thời điểm xuất kho = Giá thành sản xuất nhập kho


+ Giá vốn hàng bán tại thời điểm tiêu thụ = Giá thành sản xuất nhập kho + chi phí bán
hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp


Vậy nên:


KQ HĐ SXKD = DT thuần - Trị giá vốn thực tế của hàng hóa xuất kho - Chi phí bán


hàng, chi phí QLDN được phân bổ cho hàng bán.


Giá vốn và giá thành có sự khác nhau như trên. Vậy cho nên tùy theo yêu cầu giá vốn
hàng bán xác định ở thời điểm nào thì ta sẽ có cách tính ở thời điểm đó.


<i>7.1.3.5. Các loại giá thành sản phẩm </i>


Phân loại giá thành giúp cho kế toán nghiên cứu và quản lý, hạch toán tốt giá thành
sản phẩm và cũng đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng giá cả sản phẩm. Dựa vào tiêu thức khác
nhau và xét dưới nhiều góc độ mà người ta phân thành các loại giá thành khác nhau.


<i> Phân loại giá thành xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành </i>
Theo cách này thì giá thành được chia thành:


- Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế
hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào sản
xuất trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức các dự tốn chi phí của kỳ kế
hoạch. Gía thành kế hoạch là giá thành mà các doanh nghiệp lấy nó làm mục tiêu phấn đấu,
nó là căn cứ để so sánh phân tích đánh giá tình hình thực hiện hạ giá thành sản phẩm của
doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 165


trong sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.


- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí thực tế
phát sinh tổng hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ. Sau khi đã hoàn
thành việc sản xuất sản phẩm dịch vụ và được tính tốn cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và
giá thành đơn vị thực tế, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh
nghiệp là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.



<i> Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành sản phẩm được chia thành </i>
- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Giá thành sản xuất của sản phẩm bao
gồm các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm
vi phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung
tính cho sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.


Giá thành sản xuất được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng
bán (trong trường hợp bán thẳng cho khách hàng không qua kho). Giá thành sản xuất là căn
cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ của các doanh nghiệp.


- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm cộng
thêm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được tính toán xác định khi sản phẩm
được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xác định mức lợi nhuận
trước thuế của doanh nghiệp.


<i>7.1.3.6. Hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp: </i>
<i> Ý nghĩa: </i>


Hạ giá thành trong phạm vi cả nước là nguồn vốn quan trọng để mở rộng tái đầu tư
xã hội. Trong điều kiện giá cả ổn định, giá thành sản phẩm càng hạ thì tích luỹ tiền tệ càng
tăng, do đó nguồn vốn để mở rộng tái sản xuất càng nhiều.


Hạ giá thành sản phẩm làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, tạo điều kiện để mở
rộng sản xuất và nâng cao đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp.


Hạ giá thành sản phẩm tức làm giảm bớt vốn lưu động chiếm dùng và tiết kiệm vốn
cố định, vốn lưu động trong một đơn vị sản phẩm.


Hạ giá thành là căn cứ để doanh nghiệp hạ giá bán sản phẩm tạo lợi thế cho doanh


nghiệp cạnh tranh đứng vững trên thị trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 166


Có thể chia làm 3 nhóm nhân tố:


+ Các nhân tố về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất.


+ Các nhân tố về mặt tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính doanh nghiệp.
+ Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của DN.
* Các chỉ tiêu hạ giá thành


<b>- Giá thành đơn vị sản phẩm được xác định </b>
𝐙<sub>đ𝐯ị</sub>= 𝐙𝐓𝐁


𝐐<sub>𝐃</sub>
Trong đó: Zđvị: Là giá thành đơn vị sản phẩm


ZTB: Là giá thành toàn bộ hay tổng giá thành của sản phẩm


Qp: Tổng khối lượng sản phẩm sản xuất được
<b>- Chỉ tiêu mức tăng hoặc giảm </b>


𝐌<sub>𝐙</sub> = ∑[(𝐐<sub>𝐢𝐥</sub>
𝐧


𝐢=𝟏


𝐱 𝐙<sub>𝐢𝐥</sub>) − (𝐐<sub>𝐢𝐥</sub> 𝐱 𝐙<sub>𝐢𝐨</sub><b>)] </b>
Trong đó:



Mz: Mức hạ giá (hoặc tăng) giá thành sản phẩm
Qi1: Khối lượng sản phẩm kỳ so sánh


Zi1, Zio: Giá thành đơn vị sản phẩm kỳ so sánh, kỳ gốc


n: Số loại sản phẩm so sánh được


Chỉ tiêu Mz: là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh trong kỳ so sánh do hạ giá thành đơn vị sản


phẩm so với kỳ gốc mà DN đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Nó phản ánh trình độ quản lý
sản xuất có sự tiến bộ hay khơng.


<i>Chỉ tiêu tỷ lệ giảm giá thành sản phẩm (KH: Tz ) chỉ tiêu tương đối, phản ánh quan </i>
<i>hệ tỷ lệ giữa mức độ giảm giá thành với Z sản phẩm kỳ gốc. </i>


Công thức:


𝐓<sub>𝐙</sub> = 𝐌𝐙
∑𝐧 𝐐<sub>𝐢𝐨</sub> 𝐱 𝐙<sub>𝐢𝐨</sub>


𝐢=𝟎


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 167


tiêu Mz được tính tốn trong công tác lập kế hoạch trực tiếp, thể hiện nhiệm vụ hạ giá thành,


thì chỉ tiêu Tz nghiên cứ sự biến động của Zsp trong một thời gian dài hoặc xem xét trình độ


quản lý Z giữa các DN có cùng điều kiện trên đây là các chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ với


nhau. Để phân tích, đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh một cách tồn diện cần đi sâu
nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu đó trong từng khoản mục cụ thể, kết hợp với đặc điểm
và tình hình SXKD thực tế của DN.


<i> Các biện pháp hạ giá thành </i>


Trên cơ sở đánh giá đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm các doanh nghiệp cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để tìm ra các biện
pháp thích hợp. Tuy nhiên có thể nêu ra những biện pháp chủ yếu là:


- Thường xuyên đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất trong doanh nghiệp, ứng dụng
kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học - kỹ thuật và sản xuất. Tuy nhiên việc đầu tư, đổi
mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất thường địi hỏi vốn đầu tư lớn, vì vậy doanh nghiệp phải
có các biện pháp cụ thể, phù hợp để huy động, khai thác các nguồn vốn đầu tư cho doanh
nghiệp.


- Khơng ngừng hồn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động
trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động vật tư, chi
phí quản lý, hạn chế tối đa các thiệt hại tổn thất trong q trình sản xuất... từ đó có thể tiết
kiệm chi phí và hạ giá thành.


- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính đối với việc sử dụng chi phí và
giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.


Một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp đối với
quản trị chi phí là phải đảm bảo tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm.


Muốn tiết kiệm chi phí, phải tăng cường cơng tác quản lý chi phí ở mỗi doanh nghiệp,
cụ thể:



- Phải lập được kế hoạch chi phí, dùng hình thức tiền tệ tính tốn trước mọi chi phí
cho sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch; phải xây dựng được ý thức thường xuyên tiết kiệm
chi phí để đạt được mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 168


thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản xuất, nếu tiết
kiệm những khoản chi phí này sẽ có tác dụng rất lớn đến hạ giá thành sản phẩm. Chi phí
nguyên vật liệu phụ thuộc hai nhân tố: số lượng nguyên vật liệu tiêu hao và giá cả ngun
vật liệu. Vì vậy để tiết kiệm chi phí phải xây dựng được các định mức kinh tế - kỹ thuật về
tiêu hao vật tư tiên tiến, phù hợp với doanh nghiệp và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cho phép
làm cơ sở cho việc quản lý; đồng thời kiểm tra chặt chẽ đơn giá từng loại vật tư sử dụng.


+ Để tiết kiệm chi phí về lao động, doanh nghiệp cần xây dựng định mức lao động
khoa học và hợp lý đến từng người, từng bộ phận và định mức tổng hợp phù hợp với qui
định mà nhà nước đã hướng dẫn và ban hành. Các doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký
định mức lao động với các cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh
nghiệp.


- Doanh nghiệp phải tự xây dựng đơn giá tiền lương, thường xuyên kiểm tra định mức
lao động, đơn giá tiền lương, đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng thu
nhập thực tế có một quan hệ tỷ lệ phù hợp.


Xác định tổng quỹ lương của doanh nghiệp căn cứ vào đơn giá tiền lương và kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiết kiệm chi tiêu quỹ lương, thì quỹ tiền lương phải được
dùng đúng mục đích; khơng được sử dụng quỹ tiền lương một cách tuỳ tiện để chi cho các
mục đích khác. Quản lý quỹ tiền lương phải trên cơ sở quản lý chặt chẽ cả số lượng và chất
lượng lao động; đơn giá tiền lương và gắn với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.


+ Đối với các khoản chi tiền mặt cho tiếp khách, hội họp giao dịch, chi đối ngoại, các


doanh nghiệp cần tự xây dựng định mức chi tiêu và quy chế quản lư sử dụng. Các khoản
chi phải có chứng từ hợp lệ, phải gắn với kết quả kinh doanh và không được vượt quá mức
khống chế tối đa theo tỷ lệ tính trên tổng chi phí; các khoản chi hoa hồng mơi giới phải căn
cứ vào hiệu quả kinh tế do việc môi giới mang lại.


+ Từ thực tế quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh, theo định kỳ hoặc hàng năm
doanh nghiệp cần tiến hành phân tích, đánh giá lại tình hình quản lý, sử dụng chi phí. Từ
đó rút ra các bài học kinh nghiệm hoặc biện pháp phù hợp để có thể tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành trong thời kỳ tới.


Trên đây là một số biện pháp cơ bản để tiết kiệm đối với những khoản chi phí kinh
doanh. Các doanh nghiệp phải thường xuyên ý thức được việc tiết kiệm chi phí mới có thể
nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 169


Hàng năm, đồng thời với việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải
lập kế hoạch chi phí để có cơ sở xác định mức lời lỗ của doanh nghiệp.


<i> Phương pháp lập kế hoạch chi phí: </i>
<i> Kế hoạch giá thành sản xuất: </i>
Kế hoạch này gồm:


 Kế hoạch giá thành sản xuất theo khoản mục tính giá thành.
 Dự tốn chi phí sản xuất tính theo yếu tố chi phí.


Bước 1:


Kế hoạch giá thành sản xuất theo khoản mục bao gồm kế hoạch giá thành sản xuất
đơn vị sản phẩm và kế hoạch giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa.



<b>BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ </b>
<b> Đơn vị tính: </b>


<b>Khoản mục </b> <b>Sản phẩm A </b> <b>Sản phẩm B </b> <b>... </b>


1. Chi phí NVL dùng sản
xuất


2. Chi phí nhân cơng trực tiếp
3. Chi phí sản xuất chung:
trong đó chi phí khấu hao
<b>Giá thành sản xuất </b>


Kế hoạch giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm có thể tính như sau:


- Đối với khoản mục trực tiếp như nguyên vật liệu, tiền lương của công nhân trực
tiếp sản xuất, ta dùng cơng thức:


<b>Chi phí = Định mức x đơn giá </b>
Trong đó:


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 170


* Đối với nguyên vật liệu, nếu trong quá trình sản xuất có thể thu hồi được phế liệu
thì cần phải trừ phế liệu thu hồi được khỏi chi phí.


* Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu,
cơng cụ, dụng cụ sản xuất, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí
bằng tiền khác. Vì các khoản mục chi phí này liên quan đến nhiều loại sản phẩm trong


doanh nghiệp, cho nên trước hết phải lập dự tốn chi phí sản xuất chung. Sau đó, lựa chọn
tiêu chuẩn nhất định phân bổ cho từng loại sản phẩm.


+ Khi lập dự toán chi phí sản xuất chung, đối với các khoản có định mức và tiêu chuẩn
thì tính theo định mức tiêu chuẩn, đối với các khoản khác có thể căn cứ vào số thực tế kỳ
báo cáo kết hợp với tình hình cụ thể kỳ kế hoạch để ước tính ra số kế hoạch.


+ Có nhiều tiêu chuẩn có thể sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung. Những tiêu
chuẩn thường dùng là tiền lương chính của cơng nhân sản xuất, giờ cơng định mức, giờ
chạy máy...Công thức phân bổ (giả định theo tiền lương chính của cơng nhân sản xuất) tính:


𝐩𝐜 = 𝐏𝐂 𝐱 𝐥
𝐋
Trong đó:


pc: chi phí sản xuất chung phân bổ cho loại sản phẩm nào đó.
PC: tổng chi phí sản xuất chung


L: là tổng số tiêu thức cần phân bổ (tiền lương chính của công nhân sản xuất hoặc
tổng số giờ chạy máy...)


l: tiêu thức cần phân bổ (tiền lương chính của công nhân sản xuất hoặc tổng số giờ
chạy máy...) sản phẩm đó.


Sau khi tính riêng cho mỗi khoản mục trực tiếp và chi phí sản xuất chung, tổng cộng
<i>lại ta có giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm. </i>


Đem giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm nhân với sản phẩm hàng hóa kế hoạch
ta có kế hoạch giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa.



<i><b>Ví dụ minh họa 1: </b></i>


Một doanh nghiệp năm kế hoạch dự kiến sản xuất 3 loại sản phẩm: 800 sản phẩm A;
1.000 sản phẩm B; 500 sản phẩm C


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 171


Khoản mục chi phí Giá đơn vị
(đồng)


Định mức tiêu hao theo đơn vị sản phẩm


SP A SP B SP C


Nguyên vật liệu chính (kg) 6.000 15 22 13


Vật liệu phụ (kg) 2.400 6 9 6


Nhiên liệu (lít) 3.800 3 5 8


Năng lượng (kw) 1.200 3 8 5


Tiền lương công nhân sản


xuất (giờ) 2.000 20 28 18


BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ tính bằng 23,5 % tiền lương công nhân sản xuất.
2. Khấu hao máy móc thiết bị là 26.500.000 đồng được phân bổ theo giờ công định
mức.



3. Giả thiết chi phí sản xuất chung được dự tốn là 42.400.000 đồng.


4. Giả thiết chi phí quản lý doanh nghiệp được dự tốn là 31.800.000 đồng.
5. Chi phí lưu thơng tính bằng 10% giá thành sản xuất.


u cầu: Tính giá thành tồn bộ đơn vị sản phẩm.


Biết: Chi phí sản xuất chung và chi phí QLDN được phân bổ theo tiền lương công
nhân sản xuất.


Giải


Khoản mục chi phí Giá đơn vị
(đồng)


Giá thành đơn vị


SP A SP B SP C


1. Nguyên vật liệu


chính 6.000 90.000 132.000 78.000


2. Vật liệu phụ 2.400 14.400 21.600 14.400


3. Nhiên liệu 3.800 11.400 19.000 30.400


4. Năng lượng 1.200 3.600 9.600 6.000


5. Tiền lương cơng



</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 172


Khoản mục chi phí Giá đơn vị
(đồng)


Giá thành đơn vị


SP A SP B SP C


6. BHXH, BHYT,


BHTN và KPCĐ 23,5% 9.400 13.160 8.460


7. Khấu hao TSCĐ 500 10.000 14.000 9.000


8. CP SX chung 0,4 16.000 22.400 14.400


Giá thành đơn vị sản


phẩm 194.800 287.760 196.660


9. Chi phí lưu thơng 10% 19.480 28.776 19.666


10. CP QL DN 0,3 12.000 16.800 10.800


Giá thành toàn bộ đơn


vị sản phẩm 225.960 333.336 227.126



Phân bổ chi phí khấu hao theo giờ cơng định mức:
Tổng định mức giờ công phân bổ:


(20 x 800) + (28 x 1.000) + (18 x 500) = 53.000 giờ cơng.
Chi phí khấu hao tài sản cố định phân bổ:


26.500.000/53.000 = 500


Phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương :
Tổng định mức tiền lương phân bổ:


(20 x 2.000 x 800) + (28 x 2.000 x 1.000) + (18 x 2.000 x 500) = 106.000.000 đồng.
Chi phí sản xuất chung phân bổ:


42.400.000/106.000.000 = 0,4


Phân bổ chi phí QLDN theo tiền lương :
Tổng định mức tiền lương phân bổ:


(20 x 2.000 x 800) + (28 x 2.000 x 1.000) + (18 x 2.000 x 500) = 106.000.000 đồng.
Chi phí QLDN phân bổ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 173


Bảng giá thành sản xuất gồm 2 phần:


- Phần 1: Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ gồm 5 yếu tố.


- Phần 2: Phần điều chỉnh bắt đầu từ yếu tố thứ 6 trở đi nhằm mục đích cuối cùng là
xác định giá thành sản xuất của sản phẩm.



<b>BẢNG DỰ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT </b>


<b>Yếu tố </b> <b>Số tiền </b>


1. Nguyên vật liệu mua ngoài
2. Nhân công


3. Khấu hao TSCĐ


4. Các khoản dịch vụ mua ngồi
5. Các chi phí khác bằng tiền


<b>A. Cộng chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh </b>
6. Trừ phế liệu thu hồi


7. Trừ chi phí khơng nằm trong tổng sản lượng


8. Cộng (trừ) chênh lệch số dư đầu kỳ, cuối kỳ chi phí trả trước
9. Cộng (trừ) chênh lệch số dư đầu kỳ, cuối kỳ chi phí phải trả
<b>B. Cộng chi phí sản xuất tổng sản lượng sản phẩm </b>


10. Cộng (trừ) chênh lệch số dư đầu kỳ, cuối kỳ chi phí sản phẩm dở
dang


<b>C. Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa </b>


Có nhiều phương pháp lập bảng chi phí dự tốn sản xuất (phần A):


* Phương pháp 1: Căn cứ vào các bộ phận kế hoạch khác để lập dự tốn chi phí sản


xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 174


khác trong doanh nghiệp.


Phương pháp này tương đối đơn giản, bảo đảm cho kế hoạch giá thành nhất trí với các
kế hoạch khác nhưng có nhược điểm là sẽ khơng chính xác nếu các kế hoạch khác tính
khơng chính xác. Vì vậy, trước khi sử dụng số liệu của các kế hoạch khác cần kiểm tra lại
độ chính xác của nó.


* Phương pháp 2: Căn cứ vào dự tốn chi phí sản xuất của các phân xưởng để lập dự
tốn chi phí sản xuất. Lập theo phương pháp này:


- Trước hết, lập dự toán chi phí sản xuất cho các phân xưởng sản xuất phụ trợ nhằm
định giá thành dịch vụ của các phân xưởng phụ phân bổ cho các phân xưởng sản xuất chính.
- Dựa theo q trình cơng nghệ, lần lượt lập dự tốn chi phí sản xuất cho các phân
xưởng sản xuất chính bao gồm tất cả những chi phí trực tiếp phát sinh trong phân xưởng,
dịch vụ và bán thành phẩm của các phân xưởng khác cung cấp.


- Cuối cùng tổng hợp dự toán chi phí sản xuất tồn doanh nghiệp.


Lập dự tốn chi phí sản xuất theo phương pháp này có lợi cho việc mở rộng và củng
cố chế độ hạch toán kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp. Đây là một phương pháp tốt cần tạo
điều kiện để áp dụng rộng rãi.


* Phương pháp 3: Căn cứ vào kế hoạch giá thành tính theo khoản mục để lập dự tốn
chi phí sản xuất


Sử dụng phương pháp này về thực chất là đưa những chi phí đã phân loại theo khoản


mục trở về yếu tố chi phí hay nói cách khác là trở về tính chất ngun thủy của chi phí. Vì
vậy, một mặt phải dựa vào những khoản mục trực tiếp, mặt khác phân tích khoản mục chi
phí sản xuất chung sắp xếp lại thành yếu tố.


Phương pháp này cũng có thể dùng để kiểm tra mức độ chính xác giữa các phương
pháp lập dự tốn chi phí sản xuất.


Các phương pháp đã trình bày ở trên chỉ giúp cho chúng ta tổng hợp được các yếu tố
chi phí sản xuất, tính được tồn bộ chi phí bỏ vào sản xuất trong kỳ kế hoạch của doanh
nghiệp. Từ tổng chi phí sản xuất (A) này phải điều chỉnh thành các chỉ tiêu sau đây: Tổng
số chi phí sản xuất tổng sản lượng (B); giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa (C).


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 175


hoặc sử dụng sản xuất sản phẩm phụ nên cần phải loại trừ khỏi chi phí sản xuất tổng sản
lượng.


Trừ chi phí về các công việc không nằm trong tổng sản lượng hoặc giá thành tổng sản
lượng không phải gánh chịu các khoản chi phí này như chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp...


- Cộng hay trừ chênh lệch số dư đầu năm cuối năm của chi phí trả trước (cịn gọi là
chi phí đợi phân bổ). Vì số dư đầu năm của chi phí trả trước là số chi phí năm trước đã chi
nhưng chuyển sang năm nay để tính vào chi phí sản xuất, nên phải cộng thêm vào. Số dư
cuối năm của chi phí trả trước là số chi năm nay nhưng sẽ phân bổ vào giá thành của những
năm sau nên phải trừ khỏi chi phí sản xuất năm nay.


- Cộng hay trừ chênh lệch số dư cuối năm và đầu năm các khoản chi phí phải trả hay
cịn gọi là chi phí trích trước là do các khoản số dư đầu năm đã được tính vào giá thành kỳ
trước nên phải loại ra trong giá thành kỳ kế hoạch, ngược lại số dư cuối năm phát sinh trong


kỳ kế hoạch nên được tính vào giá thành kế hoạch


Sau khi đã cộng trừ các khoản trên ta có chi phí sản xuất tổng sản lượng công nghiệp
(mục B).


- Cộng hay trừ (+/-) chênh lệch số dư đầu kỳ và cuối kỳ chi phí của sản phẩm dở dang.
Từ mục B chi phí sản xuất tổng sản lượng, cộng hay trừ số dư chênh lệch số dư đầu
kỳ, cuối kỳ chi phí của sản phẩm dở dang ta được giá thành sản xuất của sản phẩm hàng
hóa (mục C).


=> Như vậy trước khi tính Z (phần C) thì bắt buộc chúng ta phải đánh giá sản phẩm
dở dang cuối kỳ: Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những những sản phẩm mà chưa hoàn thành
chưa hoàn thiện đang cịn nằm trên quy trình sản xuất. Phải trải qua vài cơng đoạn nữa mới
hồn thành sản phẩm.


+ Cách 1: Phương pháp nguyên vật liệu (hoặc nguyên vật liệu chính): Phương pháp
này thường áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu dùng hàng loạt hoặc
chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ giá thành sản phẩm.


Cách tính như sau:


𝐂<sub>𝐝𝐝</sub> = 𝐂𝐝𝐝𝐤+ 𝐂𝐟𝐬𝐯𝐥


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 176


Cfsvl: Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ.


Sdck: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.


Stp: Số lượng thành phẩm (sản phẩm hoàn thành trong kỳ).



<i><b>Các khoản chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành </b></i>


+ Cách 2: Đánh giá SP DD theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương
đương. Được áp dụng trong trường hợp tỷ lệ các khoản mục chi phí trong giá thành là tương
đương nhau.


Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần từ đầu quy trình cơng nghệ (như chi phí NVL
chính trực tiếp hoặc chi phí NVL trực tiếp) thì tính đều cho sản phẩm hồn thành và sản
phẩm dở dang như nhau theo công thức:


𝐂<sub>𝐝𝐝</sub> = 𝐂𝐝𝐝𝐤+ 𝐂𝐟𝐬𝐯𝐥


𝐒<sub>𝐭𝐩</sub>+ 𝐒<sub>𝐝𝐜𝐤</sub> 𝐱 𝐒𝐝𝐜𝐤


Đối với những chi phí khác bỏ dần vào quá trình sản xuất như sau : Chi phí nhân cơng
trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tính theo khối lượng sản phẩm hồn thành tương
đương. Cơng thức như sau:


𝐂<sub>𝐝𝐝</sub>= 𝐂𝐝𝐝𝐤+ 𝐂𝐟𝐬𝐯𝐥


𝐒<sub>𝐭𝐩</sub>+ 𝐒<sub>𝐡𝐭𝐭đ</sub> 𝐱 𝐒𝐡𝐭𝐭đ
Shttd: Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương cuối kỳ.


Lưu ý:


<b>Khối lượng sản phẩm </b>
<b>hoàn thành tương đương </b> <b>= </b>


<b>Số lượng sản phẩm </b>


<b>dở dang cuối kỳ </b> <b>x </b>


<b>Mức độ sản phẩm </b>
<b>hoàn thành </b>
+ Cách 3: Đánh giá SP DD theo phương pháp định mức


Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí
cho từng loại sản phẩm thì doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm
dở dang theo chi phí sản xuất định mức.


Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng SPDD, mức độ hoàn thành của
sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng
cơng đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 177


Đơn vị tính: đồng
Khoản mục Chi phí sản phẩm dở dang


đầu kỳ


Chi phí phát sinh
trong kỳ


Nguyên vật liệu 12.000.000 250.000.000


Nhân công 3.000.000 38.000.000


Sản xuất chung 1.200.000 25.000.000



Cộng 16.200.000 313.000.000


Lượng sản phẩm A dở dang đầu kỳ 120.


Lượng NVL đưa vào sản xuất trong kỳ dự kiến để sản xuất 2.480 sản phẩm A.
Lượng sản phẩm A dở dang cuối kỳ 200, mức độ hoàn thành khoản 50%.
Định mức chi phí cho một sản phẩm như sau:


Khoản mục Giá trị (đồng)


Chi phí nguyên vật liệu 100.000


Chi phí nhân cơng 12.000


Chi phí sản xuất chung 15.000


Yêu cầu: Tính chi phí sản xuất dở dang theo các phương pháp
Giải:


Sản phẩm hoàn thành trong kỳ là:
120 + 2.480 - 200 = 2.400


Phương pháp nguyên vật liệu thì chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ là:
C<sub>dd</sub> = 12.000.000 + 250.000.000


2.400 + 200 x 200 = 20.153.846 đồng
Phương pháp sản phẩm hoàn thành tương đương thì:


Chi phí ngun vật liệu (tính theo phương pháp NVL): 20.153.846 đồng
Chi phí nhân cơng:



C<sub>dd</sub> = 3.000.000 + 38.000.000


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 178


C<sub>dd</sub> = 1.200.000 + 25.000.000


2.400 + (200 x 50%) x (200 x 50%) = 1.048.000 đồng
Chi phí sản phẩm dở dang:


Cdd = 20.153.846 + 1.640.000 + 1.048.000 = 22.841.846 đồng


Phương pháp định mức:


Chi phí nguyên vật liệu: 100.000 x 200 = 20.000.000 đồng
Chi phí nhân cơng: 12.000 x 200 x 50% = 1.200.000 đồng
Chi phí sản xuất chung: 15.000 x 200 x 50% = 1.500.000 đồng
Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ: Cdd = 22.700.000 đồng


Như vậy mỗi phương pháp tính cho một kết quả khác nhau, nhưng nhìn chung mức
độ sai biệt khơng đáng kể.


<i> Kế hoạch chi phí mua hàng, bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp </i>


Đây là các bộ phận kế hoạch khác nhau nhưng phương pháp kế hoạch cơ bản giống
nhau.


Chi phí mua hàng, bán hàng là chi phí phát sinh trong q trình mua bán sản phẩm
hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Chi phí này gồm: tiền lương và các khoản phụ cấp của
nhân viên mua, bán hàng, nhân viên đóng gói, bốc vác, vận chuyển; chi phí về vật liệu,


dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho việc mua bán hàng, đóng gói sản phẩm hàng hóa; khấu hao
TSCĐ; chi phí sữa chữa TSCĐ phục vụ mua bán hàng; chi trả tiền hoa hồng cho các đại lý
bán hàng...


Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản
lý hành chính, chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp như: chi
phí tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, kinh phí cơng đồn của nhân viên quản
lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu, dụng cụ, đồ dùng cho văn phịng, khấu hao TSCĐ, thuế
mơn bài, thuế nhà đất, các khoản lệ phí, các khoản chi về TSCĐ, điện thoại, điện tín, tiếp
khách hội nghị, cơng tác phí...


</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 179


sản xuất kinh doanh phát sinh đều gắn liền với doanh thu trong kỳ. Vì vậy, để tính chính
xác và hợp lý kết quả kinh doanh cần phải phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh cho hàng
tiêu thụ trong kỳ.


Chi phí sản xuất kinh doanh được bù đắp ngay bằng doanh thu trong kỳ bao gồn hai
bộ phận lớn:


- Giá vốn hàng bán ra.


- Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.


Mặc dù chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều có liên quan đến cả hai bộ phận
hàng trong doanh nghiệp (hàng dự trữ và hàng bán ra) nhưng do chúng chỉ chiếm tỷ trọng
rất nhỏ so với toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh, hơn nữa những chi phí này có liên quan
chủ yếu đến hàng bán ra nên để đơn giản cho việc quản lý thường người ta phân bổ tồn bộ
chi phí này cho hàng đã bán trong kỳ.



<b>Giá vốn hàng bán ra: bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ </b>
trong kỳ và giá vốn của hàng bán ra trong doanh nghiệp thương mại.


Giá vốn của hàng bán ra trong doanh nghiệp thương mại lại gồm 2 bộ phận: giá mua
hàng bán ra và chi phí mua hàng phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ.


<b>Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ và giá mua hàng hóa </b>
<b>bán ra trong kỳ (ở doanh nghiệp thương mại) có thể được xác định theo 1 trong các phương </b>
pháp sau:


* Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): theo phương pháp này, người ta giả
định rằng hàng nào nhập đầu tiên sẽ xuất trước nhất, hàng nào nhập sau cuối sẽ xuất sau
cùng.


* Phương pháp bình quân gia quyền: theo phương pháp này giá trị hàng xuất trong kỳ
được tính nhu sau:


<b>Trị giá hàng xuất </b>
<b>trong kỳ </b> <b>= </b>


<b>Đơn giá bình quân </b>


<b>trong kỳ </b> <b>x </b>


<b>Số lượng hàng xuất </b>
<b>trong kỳ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 180


này chỉ áp dụng được khi doanh nghiệp nhập, xuất hàng theo lơ, kiện.



<i><b>Ví dụ minh họa 3: </b></i>


Có tài liệu nhập xuất hàng A trong tháng 3 như sau


Ngày Diễn giải Đơn giá Số lượng


1/3 Tồn đầu tháng 2.000 500


2/3 Nhập 2.050 5.000


3/3 Xuất 5.200


10/3 Nhập 2.100 1.500


20/3 Nhập 2.020 3.000


25/3 Xuất 4.000


Yêu cầu: Hãy xác định trị giá hàng A xuất trong tháng 3 theo phương pháp nhập trước
xuất trước và phương pháp bình quân.


Giải


- Theo phương pháp nhập trước, xuất trước:


Trị giá hàng xuất A = 1.000.000 + 10.250.000 + 3.150.000 + (2.020 x 2.200) =
18.844.000 đồng.


- Theo phương pháp bình quân:



Trị giá hàng xuất A = [(1.000.000 + 10.250.000 + 3.150.000 + 6.060.000)/(500 +
5.000 + 1.500 + 3.000)] * (5.200 + 4.000) = 18.823.200 đồng.


Như vậy mỗi phương pháp xác định khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau.


<b>Riêng khoản chi phí mua hàng trong doanh nghiệp thương mại có liên quan đến hai </b>
bộ phận hàng hóa: hàng dự trữ và hàng bán ra trong kỳ, do đó cần phải căn cứ vào tiêu thức
thích hợp để phân bổ. Thường chi phí mua hàng phân bổ cho hàng dự trữ được tính như
sau:


𝐂 = 𝐂<sub>đ𝐤</sub>+ 𝐂<sub>𝐟𝐬</sub>− 𝐂<sub>𝐜𝐤</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 181


C: chi phí mua hàng phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ.
Cđk: chi phí mua hàng phân bổ cho hàng đã bán đầu kỳ.
Cck: chi phí mua hàng phân bổ cho hàng đã dự trữ cuối kỳ
Cfs:chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ


Dck: dự trữ cuối kỳ


và chi phí mua hàng phân bổ cho hàng đã dự trữ cuối kỳ được tính với cơng thức:
𝐂<sub>𝐜𝐤</sub> = 𝐂đ𝐤+ 𝐂𝐟𝐬


𝐓𝐆<sub>𝐡</sub> 𝐱 𝐃𝐜𝐤


TGh: trị giá tổng lực hàng hóa, được tính bằng cách lấy giá trị hàng dự trữ đầu kỳ
cộng với trị giá hàng nhập trong kỳ hoặc bằng trị giá hàng xuất (theo giá mua cộng với trị
giá hàng dự trữ cuối kỳ).



<i><b>Ví dụ minh họa 4: </b></i>


Doanh nghiệp X có những tài liệu như sau đây:


1. Năm kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Kế hoạch sản xuất
đã xác định: sản phẩm A: 1.500 cái, sản phẩm B: 1.000 cái.


2. Định mức tiêu hao và đơn giá kế hoạch về nguyên vật liệu và giờ công cho mỗi sản
phẩm như sau:


Khoản mục Đơn giá


(đồng)


Định mức tiêu hao đơn vị
Sản phẩm A Sản phẩm B


1. Nguyên vật liệu chính 40.000 150 kg 200 kg


Trong đó


Trọng lượng tịnh (ròng) 110 kg 160 kg


2. Vật liệu phụ 10.000 40 kg 60 kg


3. Giờ công


-Thợ bậc 3 5.000 30 giờ 25 giờ



</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 182


là 5.000 đồng.


3. Dự tốn chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp như sau:


Khoản mục Số tiền (đồng)


- Vật liệu phụ 100.000.000


- Chi phí nhân cơng 300.000.000


- Dịch vụ mua ngoài 210.000.000


- Khấu hao TSCĐ 170.000.000


- Chi bằng tiền khác 72.000.000


Chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất và chỉ phân
bổ cho sản phẩm đã hoàn thành.


4. Số dư sản phẩm dở dang dự tính đầu kỳ và cuối kỳ kế hoạch như sau:


Khoản mục Đầu kỳ Cuối kỳ


- Nguyên vật liệu chính 600.000.000 800.000.000


- Vật liệu phụ 50.000.000 80.000.000


- Chi phí nhân công sản xuất trực tiếp 30.000.000 40.000.000


Yêu cầu:


1. Tính giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A, B và giá thành sản phẩm hàng hóa năm
kế hoạch doanh nghiệp?


2. Lập bảng dự tốn chi phí sản xuất, trong đó mục A tổng cộng chi phí sản xuất là
bao nhiêu?


Biết tỷ lệ trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ là 23,5%.
Giải


1.


Khoản mục chi phí Sản phẩm A Sản phẩm B Cộng


</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 183


Khoản mục chi phí Sản phẩm A Sản phẩm B Cộng


Trừ phế liệu 240.000.000 160.000.000 400.000.000


Vật liệu phụ 600.000.000 600.000.000 1.200.000.000


2. Chi phí nhân cơng trực


tiếp 574.275.000 302.575.000 876.850.000


Tiền lương 465.000.000 245.000.000 710.000.000


BHXH, BHYT, BHTN



KPCĐ (23,5% tiền lương) 109.275.000 57.575.000 166.850.000


3. CP SX chung 558.000.000 294.000.000 852.000.000


<b>Giá thành sản xuất </b> <b>10.492.275.000 9.036.575.000 </b> <b>19.528.850.000 </b>


Giá thành đơn vị 6.994.850 9.036.575


Trong đó:


+ Ngun vật liệu chính và chi phí nhân cơng được tính theo cách tính định mức đã
được hướng dẫn tại ví dụ minh họa 1.


+ Chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất và chỉ phân
bổ cho sản phẩm đã hồn thành đươc tính như sau:


Tổng chi phí sản xuất chung = 100.000.000 + 300.000.000 + 210.000.000 +
170.000.000 + 72.000.000 = 852.000.000 đồng


Tổng tiền lương công nhân là 710.000.000 đồng (đã tính ở bảng trên)
Vậy định mức phân bổ là: 852.000.000/710.000.000 = 1,2


2. Lập bảng dự toán:


Chúng ta phân bổ các khoản mục chi phí bên trên vào đúng yếu tố bên dưới.
Mục 10 +/- số dư đầu kỳ, cuối kỳ chi phí sản phẩm dở dang được tính như sau:


Khoản Đầu kỳ Cuối kỳ Trong kỳ



- Nguyên vật liệu chính 600.000.000 800.000.000 200.000.000


- Vật liệu phụ 50.000.000 80.000.000 30.000.000


- Chi phí nhân cơng sản


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 184


Khoản Đầu kỳ Cuối kỳ Trong kỳ


Cộng 680.000.000 920.000.000 240.000.000


Từ đó, lập bảng:


<b>Yếu tố chi phí </b> <b>Số tiền </b>


1. Nguyên vật liệu mua ngồi 18.540.000.000


2. Nhân cơng 1.176.850.000


3. Khấu hao 170.000.000


4. Dịch vụ mua ngoài 210.000.000


5. Chi phí khác bằng tiền 72.000.000


<b>A. Cộng chi phí SXKD phát sinh </b> <b>20.168.850.000 </b>


6. Trừ phế liệu thu hồi -400.000.000



7. Trừ chi phí khơng nằm trong tổng sản lượng


8. +/- chi phí trả trước


9. +/- chi phí phải trả


<b>B. Cộng chi phí SX tổng sản lượng </b> <b>19.768.850.000 </b>
10. +/- số dư đầu kỳ, cuối kỳ chi phí sản phẩm dở


dang -240.000.000


<b>C. Giá thành sản xuất sản phẩm </b> <b>19.528.850.000 </b>


Với 2 cách lập bảng này thì giá thành sản xuất sản phẩm đều cho ra cùng một kết quả
như nhau.


<b>7.2. Ý nghĩa và phương hướng của việc hạ thấp chi phí </b>


<i><b>7.2.1. Ý nghĩa hạ thấp chi phí sản xuất </b></i>


Hạ thấp chi phí giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí hoạt động, từ đó dẫn đến lợi
nhuận thu về nhiều hơn và có thể tận dụng nguồn lợi nhuận này để tái mở rộng sản xuất
cho chính bản thân doanh nghiệp. Ví dụ như tăng vốn..


</div>
<span class='text_page_counter'>(185)</span><div class='page_container' data-page=185>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 185


Nâng cao năng suất lao động. Ví dụ như một cơng nhân trong một giờ lao động có thể
sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn thì chi phí nhân cơng cho sản phẩm sẽ được giảm xuống.


Không ngừng cải tiến sử dụng công nghệ hiện đại để tiết kiệm được thời gian sản


xuất, giảm nguyên vật liệu hao phí cho một đơn vị sản phẩm. Ví dụ như trước đây để sản
xuất một sản phẩm mất 3 giờ và cần một lượng nguyên vật liệu tiêu hao thì giờ đây với
công nghệ hiện đại, một sản phẩm chỉ còn mất 2 giờ và tiêu hao một lượng nguyên vật liệu
ít hơn.


Giảm bớt lượng sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất. Chúng ta biết rằng trong q
trình sản xuất đều có bộ phận kiểm tra để loại bớt các sản phẩm bị lỗi. Việc tiết kiệm chi
phí cũng có thể thực hiện việc giảm mức sản phẩm lỗi xuống càng nhiều càng tốt.


Trong việc quản lý doanh nghiệp, có thể tiết kiệm chi phí. Ví dụ có những bộ phận
quản lý như theo dõi chấm cơng cơng nhân, có thể được thay thế bằng việc sử dụng máy
chấm công. Quản lý hàng hóa có thể hiện đại hóa bằng cách sử dụng các phần mềm để giảm
bớt nhân sự.


<b>7.3. Bài tập chương 4 </b>
<b>Bài tập 1: </b>


Một doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm với thời gian và chi phí như sau:
- Sản phẩm A được sản xuất 1.000 sản phẩm, mỗi sản phẩm A sản xuất mất 2 giờ.
- Sản phẩm B được sản xuất 1.800 sản phẩm, mỗi sản phẩm B sản xuất mất 3 giờ.
Tiền lương cho 1 giờ công là 9.000 đồng/giờ.


Chi phí sản xuất chung phải trích 89.910.000 đồng.


Yêu cầu: Tính chi phí sản xuất chung phân bổ cho 1 đơn vị sản phẩm.
(Biết chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất)
<b>Bài tập 2: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(186)</span><div class='page_container' data-page=186>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 186



(Biết chi phí khấu hao phân bổ theo giờ công định mức)
<b>Bài tập 3: </b>


Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A, trong tháng có các tài liệu sau đây (đơn vị
tính 1.000 đồng)


– Sản phẩm dở dang đầu tháng (đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp): 100.000
– Chi phí sản xuất trong tháng gồm:


+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.900.000
+ Chi phí nhân cơng trực tiếp: 180.000


+ Chi phí sản xuất chung: 216.000


– Kết quả sản xuất cuối tháng hoàn thành nhập kho 180 thành phẩm A, còn lại 20 sản
phẩm dở dang.


Yêu cầu: Tính giá thành 1 sản phẩm A.


Biết doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp.


<b>Bài tập 4: </b>


Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm B trong tháng 6/2N có tài liệu như sau (đơn vị tính
1.000 đồng)


Khoản mục SPDD đầu tháng CPSX trong tháng


1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 45.000 162.000



2. Chi phí nhân cơng trực tiếp 4.000 17.000


3. Chi phí sản xuất chung 8.000 34.000


Cộng 57.000 213.000


Khối lượng SPDD đầu tháng 6/N là 50.


Trong tháng 6/N hồn thành nhập kho 170 thành phẩm cịn lại 60 sản phẩm dở dang,
mức độ hoàn thành 50%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(187)</span><div class='page_container' data-page=187>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 187


cuối tháng theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
<b>Bài tập 5: </b>


Một doanh nghiêp sản xuất sản phẩm A phải trải qua 2 phân xưởng liên tục, chi phí
sản xuất định mức cho mỗi đơn vị sản phẩm tính ở từng phân xưởng như sau:


Khoản mục Chi phí cho một sản phẩm


Phân xưởng 1 Phân xưởng 2


Nguyên vật liệu trực tiếp 120.000 150.000


Chi phí nhân cơng trực tiếp 20.000 20.000


Chi phí sản xuất chung 10.000 10.000



Cộng 150.000 180.000


Cuối tháng :


– Phân xưởng 1 hoàn thành được 60 nửa thành phẩm còn lại 10 SPDD.


– Phân xưởng 2 nhận 60 nửa thành phẩm của phân xưởng 1 để tiếp tục chế biến, cuối
tháng hoàn thành nhập kho 50 thành phẩm A còn lại 10 SPDD.


Yêu cầu: Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp định mức với


1. Trường hợp 1: chỉ tính cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng phân xưởng.
2. Trường hợp 2: tính cho tất cả các khoản mục. Giả định mức độ hoàn thành của cả
2 phân xưởng đều là 50%.


<b>Bài tập 6: </b>


Doanh nghiệp X có những tài liệu như sau đây:


1. Năm kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Kế hoạch sản xuất
đã xác định: sản phẩm A: 1.200 cái, sản phẩm B: 1.000 cái.


2. Định mức tiêu hao và đơn giá kế hoạch về nguyên vật liệu và giờ công cho mỗi sản
phẩm như sau:


Khoản mục Đơn giá


(đồng)


Định mức tiêu hao đơn vị


Sản phẩm A Sản phẩm B


</div>
<span class='text_page_counter'>(188)</span><div class='page_container' data-page=188>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 188


Khoản mục Đơn giá


(đồng)


Định mức tiêu hao đơn vị
Sản phẩm A Sản phẩm B
Trong đó


Trọng lượng tịnh (ròng) 110 kg 130 kg


2. Vật liệu phụ 10.000 20 kg 50 kg


3. Giờ công


-Thợ bậc 3 8.000 30 giờ 25 giờ


-Thợ bậc 7 10.000 20 giờ 15 giờ


Phế liệu do nguyên vật liệu chính thải ra có thể thu hồi 80%. Đơn giá bán 1 kg phế
liệu là 5.000 đồng.


3. Dự tốn chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp như sau:


Khoản mục Số tiền (đồng)


- Vật liệu phụ 200.000.000



- Chi phí nhân cơng 320.000.000


- Dịch vụ mua ngoài 190.000.000


- Khấu hao TSCĐ 170.000.000


- Chi bằng tiền khác 68.240.000


Chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất và chỉ phân
bổ cho sản phẩm đã hoàn thành.


4. Số dư sản phẩm dở dang dự tính đầu kỳ và cuối kỳ kế hoạch như sau:


Khoản mục Đầu kỳ Cuối kỳ


- Nguyên vật liệu chính 500.000.000 800.000.000


- Vật liệu phụ 30.000.000 90.000.000


- Chi phí nhân cơng sản xuất trực tiếp 30.000.000 40.000.000
Yêu cầu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(189)</span><div class='page_container' data-page=189>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 189


bao nhiêu?


Biết tỷ lệ trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ là 23,5%.


<b>Bài tập 7: </b>



Có tài liệu sau đây tại cơng ty X như sau:


1. Năm kế hoạch công ty sản xuất 2 loại sản phẩm:
+ 4.000 sản phẩm A.


+ 1.000 sản phẩm B.


2. Định mức tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm như sau:
Chi phí trực tiếp Đơn giá


(đồng)


Định mức tiêu hao 1 đơn vị sản phẩm


Sản phẩm A Sản phẩm B


Nguyên vật chính 500.000 5 kg 2 kg


Vật liệu phụ 100.000 2 kg 1 kg


Nhiên liệu 50.000 0,2 lít 1,5 lít


Tiền lương 200.000 5 giờ 4 giờ


3. Dự tốn chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất
như sau:


- Vật liệu phụ: 800.000.000 đồng



- Động lực mua ngoài: 150.000.000 đồng
- Tiền lương: 200.000.000 đồng


- BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: 38.000.000 đồng
- Khấu hao TSCĐ: 1.100.000.000 đồng


- Chi phí khác: 670.000.000 đồng


4. Số dư chi phí về sản phẩm dở dang được tính vào giá trị sản lượng như sau:
Chi phí trực tiếp Số dư đầu năm Số dư cuối năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(190)</span><div class='page_container' data-page=190>

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 190


- Vật liệu phụ 100.000.000 160.000.000


- Tiền lương 120.000.000 40.000.000


- BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 22.800.000 7.600.000


5. Chi phí gia cơng cho bên ngồi:
- Vật liệu phụ: 420.000.000 đồng
- Tiền lương: 200.000.000 đồng


- BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ: 38.000.000 đồng
- Khấu hao TSCĐ: 180.000.000 đồng


- Chi phí khác: 100.000.000 đồng


6. Phế liệu thu hồi từ nguyên vật liệu chính của sản phẩm B: 80.000.000 đồng
7. Số dư chi phí trích trước (chi phí phải trả):



+ Số dư đầu năm: 120.000.000 đồng
+ Số dư cuối năm: 160.000.000 đồng
8. Số dư chi phí trả trước:


+ Đầu năm: 40.000.000 đồng
+ Cuối năm: 20.000.000 đồng
Yêu cầu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(191)</span><div class='page_container' data-page=191>

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 191


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<i><b>[1] Bùi Hữu Phước, Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, năm 2014 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(192)</span><div class='page_container' data-page=192>

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>


BCTC Báo cáo tài chính


BH Bán hàng


BHXH Bảo hiểm xã hội


BHYT Bảo hiểm y tế


BHTN Bảo hiểm thất nghiệp


CCDC Công cụ dụng cụ


CP Chi phí



CPSX Chi phí sản xuất


DT Doanh thu


DTBH Doanh thu bán hàng


GTGT Giá trị gia tăng


HTK Hàng tồn kho


KPCĐ Kinh phí cơng đồn


NG Ngun giá


NV Nguồn vốn


SXKD Sản xuất kinh doanh


TNDN Thu nhập doanh nghiệp


TSCĐ Tài sản cố định


TSLĐ Tài sản lưu động


TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình


TSCĐVH Tài sản cố định vơ hình


</div>


<!--links-->
Giáo trình tài chính doanh nghiệp
  • 77
  • 685
  • 8
  • ×