Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Ôn thi ĐHTX PPDH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.37 KB, 17 trang )

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VẬT LÝ
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Câu 1: Mục tiêu nhiệm vụ của việc dạy học vật ở trường phổ thông.
1. Mục tiêu dạy học Vật lí ở trường phổ thông.
Mục tiêu tổng quát của dạy học Vật lí ở trường phổ thông là góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ
thông.
Các mục tiêu cụ thể của dạy học Vật lí ở trường phổ thông:
a. Về kiến thức:
Đạt được một hệ thống kiến thức Vật lí phổ thông, cơ bản và phù hợp với những quan điểm hiện đại,
bao gồm:
- Các khái niệm về các sự vật, hiện tượng và quá trình Vật lí thường gặp trong đời
sống và sản xuất.
- Các đại lượng, các định luật và nguyên lí Vật lí cơ bản.
- Những nội dung chính của một số thuyết Vật lí quan trọng nhất.
- Những ứng dụng phổ biến của Vật lí trong đời sống và trong sản xuất.
-Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phương pháp đặc thù của Vật lí, trước hết là
phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
b. Về kĩ năng:
- Biết quan sát các hiện tượng và quá trình Vật lí trong tự nhiên, trong đời sống hàng ngày hoặc trong các
thí nghiệm, biết điều tra, sưu tầm, tra cứu các tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập thông tin cần thiết cho
việc học tập môn Vật lí.
- Sử dụng được các dụng cụđo phổ biến của Vật lí, biết lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm Vật lí đơn
giản.
- Biết phân tích, tổng hợp và xử lí các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dựđoán đơn giản về
các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình Vật lí, cũng nhưđề xuất phương án thí nghiệm
để kiểm tra dựđoán đã đề ra.
- Vận dụng được kiến thức Vật lí để mô tả, giải thích các hiện tượng và quá trình Vật lí, giải các bài tập
Vật lí và giải quyết các vấn đềđơn giản trong đời sống và sản xuất ở mức độ phổ thông.
- Sử dụng được các thuật ngữ Vật lí, các biểu, bảng, đồ thịđể trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu
biết cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử lí thông tin.
c. Về thái độ:


- Có hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học, trân trọng những đóng góp của Vật lí cho sự tiến bộ
của xã hội và công lao của các nhà khoa học.
- Có thái độ khách quan, trung thực; Có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong
việc học tập môn Vật lí, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết dã đạt được.
- Có ý thức vận dụng những hiểu biết Vật lí vào đời sống nhằm cải thiện diều kiện sống, học tập cũng
nhưđể bảo vệ môi trường sống tự nhiên.
- Có thế giới quan, nhân sinh quan, tư duy khoa học và những phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của giáo
dục phổ thông.
2. Đặc điểm của môn vật lí ở trường phổ thông.
a. Phải phản ánh được những thành tựu hiện đại của khoa học vật lí theo đúng nghĩa của nó. Trang bị
những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo,…góp phần giáo dục và phát triển toàn diện của người học sinh.
b. Chủ yếu là vật lí thực nghiệm, phương pháp chủ yếu của nó là phương pháp thực nghiệm, các kết luận
được rút ra từ thí nghiệm hoặc được kiểm tra lại bằng thí nghiệm.
c. Nghiên cứu các hình thức vận động đơ giản nhất của vật chất. Bởi vậy kết luận của nó có thể dùng cho
nhiều ngành khoa học khac. Những kiến thiến thức vật lí có liên quan chặt chẽ với nhiều vấn đề cơ bản của triết
học, tạo điều kiện thuận lợi cho các môn khoa học khác và cho việc hình thành thế giới quan khoa học.
d. Vật lí học là khoa học tự nhiên chính xác, đòi hỏi phải có tư duy logic chặt chẽ, vừa phải có kĩ năng
quan sát tinh tế, khéo léo, tác dụng vào tự nhiên.
e. Vật lí học là cơ sở lý thuyết để chế tạo nhiều máy móc thiết bị dùng phổ biến trong đời sống và nhiều
trong ngành sản xuất hiện đại. Ngược lại những thiết bị mới cũng giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu của bản thân
môn vật lí học.
Trang 1
3. Các nhiệm vụ của việc dạy học vật lí ở trường phổ thông:
a. Trang bị cho HS những kiến thức phổ thông cơ bản, hệ thống, hiện đại, cập nhật về cơ, nhiệt, điện,
quang.
+ Các khái niệm vật lí.
+ Các định luật, quy tắc vật lí cơ bản.
+ Nội dung chính của thuyết vật lí.
+ Các ứng dụng quan trọng nhất của vật lí trong đời sống và trong sản xuất
b. Góp phần phát triển năng lực nhận thức, tư duy khoa học của học sinh.

c. Trên cơ sở kiến thức vật lí vững chắc, có hệ thống, bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện
chứng, giáo dục lòng yêu nước, yêu lao động.
d. Góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh. Chuẩn bị cho học sinh những tiềm năng về mặt kỹ
thuật tổng hợp để học sinh có thể học lên hoặc trực tiếp tham gia lao động sản xuất. Những nhiệm vụ trên không
tách rời nhau mà luôn luôn gắn liền với nhau hỗ trợ lẫn nhau, góp phần đào tạo những con người phát triển hài
hòa, toàn diện.
* Mối liên hệ: Nhiệm vụ 1 là nhiệm vụ quan trọng nhất, trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ 1 để thực hiện các nhiệm
vụ 2,3,4. Nghĩa là nhiệm vụ 2,3,4 được lồng vào nhiệm vụ thứ nhất, chúng có mối liên hệ chặt chẽ. Ngược lại, nếu
thực hiện tốt nhiệm vụ 2,3,4 góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ 1. Tức là nếu học sinh có tư duy phát triển, học sinh
có thế giới quan khoa học, học sinh có khả năng tổng hợp thì việc truyền thụ, nhận thức và vận dụng kiến thức sẽ
dễ dàng và thuận lợi hơn.
4. Phương hướng chung thực hiện mục tiêu dạy học vật lí ở trường phổ thông.
a. Đổi mới quan điểm dạy học:
Thành tựu quan trọng nhất của tâm lí học phát triển, dùng làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược dạy học
mới, phương pháp dạy học mới hiện nay là hai lí thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget (1896-1980) và Lép
Vưgôtski (1896- 1934).
Lí thuyết của Piaget nhấn mạnh rằng: học sinh giữ một vai trò rất tích cực trong việc thích nghi với môi
trường. sự phát triển là do con người tạo ra bằng cách là đưa qúa trình cân bằng từ thấp lên cao, tri thức nảy sinh
từ hành động.
Vưgôtski dựa trên lí luận về “vùng phát triển gần” là khoảng nằm giữa trình độ phát triển hiện tại
được xác định bằng trình độ gần nhất mà các em có thể đạt được với sự giúp đỡ của người lớn hay bạn hữu khi
giải quyết vấn đề.
Các quá trình dạy học thúc đẩy quá trình phát triển dựa trên các học thuyết về phát triển trên. Có thể nêu ra
một chiến lượt dạy học mới là: Dạy học bằng hoạt động tích chực, tự lực của học sinh.
b. Đổi mới nội dung dạy học:
Nội dung dạy học phải gần gũi với thực tế cuộc sống hàng ngày và hoạt động sản xuất, tạo điều kiện cho
học sinh có thể vận dụng kinh nghiệm của mình để giải quyết nhiệm vụ học tập một cách tư duy, sáng tạo. Cần
phải chú trọng những kiến thức về phương pháp làm việc khoa học, kỹ năng tìm tòi nghiên cứu.
c. Đổi mới phương pháp dạy học:
Theo quan niệm mới dạy học thực chất là dạy học sinh tự hoạt động nhận thức, dạy học sinh cách tự học.

- Chuẩn bị của giáo viên: định ra những hành động cần phải thực hiện, chuẩn bị tạo ra những tình huống
học tập.
- Tổ chức quá trình dạy học:
+ Tổ chức tình huống có vấn đề.
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động phục vụ việc giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi đa nêu ra.
+ Điều khiển các hoạt động phối hợp của học sinh.
Thực hiện vai trò cố vấn và trọng tài của giáo viên trong các cuộc tranh luận ở nhóm, ở lớp để đi đến kết luận
chung hợp lý nhất.
d. Đổi mới trang thiết bị, phương tiện dạy học:
- Sách giáo khoa: SGK mới không trình bày những kiến thức dưới dạng rõ ràng đầy đủ. Học sinh phải xây
dựng lên những kiến thức đó.
- Thiết bị thí nghiệm: Theo qua niệm dạy học mới đa số thí nghiệm phải do chính tay học sinh thực hiện.
e. Đổi mới kiểm tra đánh giá:
- Kết hợp nhiều hình thưc kiểm tra để đánh giá kết quả học tập.
- Không gây tâm lý cân thẳng, tạo ra bầu không khí vui tươi thoải mái cho người học.
Tóm lại: việc thực hiện mục tiêu dạy học đòi hỏi sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội, tạo điều kiện và môi
trường thuận lợi để người giáo viên thực hiện nhiệm vụ.
Trang 2
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Câu 2: Phương pháp dạy học những kiến thức cơ bản vê vật lí.
1. Khái niệm phương pháp dạy học:
Là con đường, cách thức hoạt động của GV và HS nhằm đạt được mục đích dạy học. Có những đặc điểm
sau:
- Luôn luôn được xem xét trong mối quan hệ giữa hai mặt: hoạt động của GV và hoạt động của HS.
- Mang tính khái quán chung cho nhiều tình huống.
- Có chức năng là phương tiện dạy học.
- Chỉ có hiệu quả khi nó phù hợp với nội dung và mục đích cụ thể.
2. Đặc điểm hoạt động học:
o Là hoạt động đặc thù của con người nhằm tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm mà loài người đã
tích lũy được, đồng thời phát triển những phẩm chất năng lực của người học.

o Việc tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm nhằm vận dụng vào thực tiễn cuộc của mình.
o Thông thường trong 1 hoạt động thì đối tượng là khách thể học sinh vừa là khách thể vừa là chủ thể.
o Chủ thể tác động làm biến đổi đối tượng. Trong hoạt động dạy học thì đối tượng tự làm biến đổi mình.
3. Cấu trúc hoạt động dạy học:
Một bên là động cơ, mục đích, điều kiện, phương tiện, bên kia là hoạt động, hành động,
thao tác. Động cơ học tập kích thích sự tự giác, tích cực, thúc đẩy sự hình thành và duy trì, phát triển hoạt động
học, đưa đến kết quả cuối cùng là thỏa mãn được lòng khát khao mong ước của người học. Muốn thoả mãn động
cơ ấy, phải thực hiện lần lượt những hành động để đạt được những mục đích cụ thể. Cuối cùng, mỗi hành động
được thực hiện bằng nhiều thao tác sắp xếp theo một trình tự xác định, ứng với mỗi thao tác
trong những điều kiện cụ thể là những phương tiện, công cụ thích hợp.
Động cơ học tập có thểđược kích thích, hình thành từ những kích thích bên ngoài người học như: nhu cầu
của xã hội đòi hỏi phải hoạt động có hiệu qủa trong một lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội, sự tôn vinh của xã
hội đối với người có học, đem lại vinh dự cho gia đình, cho đất nước. Nhưng quan trọng nhất, có
khả năng thường xuyên được củng cố và phát triển, có hiện quả bền vững là sự kích thích bên trong
bằng mâu thuẫn nhận thức, mâu thuẫn giữa nhiệm vụ mới phải giải quyết và khả năng hạn chế hiện có của học
sinh, cần có một sự cố gắng vươn lên tìm kiếm một giải pháp mới, xây dựng một kiến thức mới: động cơ tự hoàn
thiện bản thân mình. Việc thường xuyên tham gia vào việc giải quyết những mâu thuẫn này sẽ tạo ra thói quen,
lòng ham thích hoạt động, hoạt động tự giác và tích cực, hoạt động càng có kết quả thì động cơ càng được củng
cố.
4. Các yêu cầu của việc hình thành những kiến thưc vật lý cơ bản:
- Đảm bảo tính khoa học, hiện đại.
- Đảm bảo cho học sinh tham gia vào quá trình tái tạo ra kiến thức mới.
- Đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần.
- Đảm bảo sự phát triển liên tiếp những mâu thuẫn nội tại của môn học.
Câu 3: Phương pháp giảng dạy khái niệm vật lí.
+ Khái niệm: Có 2 loại
* Khái niệm hiện tượng: Là khái niệm đề cập đến mặt định tính.
* Khái niệm định lượng: Là khái niệm vừa có mặt định tính, vừa có mặt định lượng.
+ Phương pháp:
* Làm bộc lộ đặc điểm định tính của khái niệm. Thông qua bài tập, 1 thí nghiệm,… cho ví dụ: Khái

niệm về gia tốc.
* Vạch rõ về mặt định lượng của khái niệm. Thiết lập 1 biểu thức toán học trong đó có mối liên hệ giữa
khái niệm mới và khái niệm cũ.
* Định nghĩa khái niệm và đơn vị khái niệm.
Trang 3
- Công thức định nghĩa khái niệm = dấu hiệu chung về giống + thuộc tính cơ bản riêng của loài. VD:
Động năng là năng lượng do chuyển động mà có. Như vậy, muốn định nghĩa động năng, đầu tiên ta phải đưa ra
khái niệm năng lượng (giống) sau đó nêu thêm một thuộc tính bản chất của động năng là “do chuyển động mà có
(đó là thuộc tính khác biệt của loài). Tuy nhiên, không phải khái niệm vật lí nào cũng có đặc điểm chung về giống.
Vì vậy ta phải có định nghĩa khác. VD: Khái niệm về vận tốc, gia tốc.
- Đơn vị vật lí có 2 loại: Đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn xuất được rút ra từ công thức định nghĩa. VD:

( )
( )
( )
(
)
( )
2 1
2
,
m
m
v vs
s
m m
v a
s
s
t s t s

 
 

 
= ⇒ = = ⇒ =
 
 
 
 
- Nên vận dụng vào thực tế và hạn chế vận dụng công thức máy móc. VD: có chuyển động,…
Câu 4: Phương pháp dạy học những định luật vật lí.
1. Đặc điểm của định luật vật lí:
- Định luật vật lí là mối liên hệ khách quan, phổ biến giữa các thuộc tính của các đối tượng, các quá trình
và trạng thái được mô tả thông qua các đại lượng. vật lí, tồn tại trong những điều kiện xác định và thể hiện khi
những điều kiện này xuất hiện, tương đối bền vững và có thể lặp lại.
- Các định luật vật lí mô tả những sự vật, hiện tượng trong tự nhiên có thể nhận biết được bởi con người.
2. Dạy học những định luật vật lí theo phương pháp thực nghiệm:
- Quan sát trực tiếp dẫn đến khái quát hóa từ đó đưa ra định luật. VD: ĐL phản xạ ánh sáng.
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm có các giai đoạn:
+ Làm xuất hiện vấn đề: GV mô tả hoàn cảnh, biểu diễn thí nghiệm. Yêu cầu HS dự đoán, tìm nguyên
nhân, xác lập mối quan hệ nêu câu hỏi.
+ Xây dựng ỉa thuyết: dự đoán, phỏng vấn.
+ Suy luận logic: Từ giả thuyết biến đổi, suy luận đư ra mối quan hệ và hệ quả.
+ Thí nghiệm kiểm tra: Hê quả đúng thì giả thuyết được khẳng định. Hệ quả sai thì xây dựng giả thuyết
mới.
+ Ứng dụng vào thực tiển.
VD: Sự rơi tự do. ĐL phản xạ ánh sáng. ĐL cảm ưng từ.
- Xuất phát từ một mệnh đề lí thuyết tổng quát đưa ra suy luận toán học và dẫn đến định luật.
VD: Pt tráng thái lý tưởng:
(1)

m
pV RT
µ
=
T = const; quá trình đẳng nhiệt.
(1) => pV = const => p
1
V
1
= p
2
V
2
= ... = p
n
V
n
Bơ-Mari-ốt (Bogo Mriotte Donhluyt)
Trong vật lí phải tuân thủ theo quy ước:
1 2
1 2
(1) ... ( )
p pp mR
const Galilec
T V T T
µ
⇒ = = = = =
Câu 5: Phương pháp dạy các thuyết vật lí.
1. Đặc điểm của các thuyết vật lí:
- Tính thực tiễn: Các thuyết vật lí dù có tính chất lí thuyết, tính khái quát cao đến đâu chăng nữa, bao

giờ cũng được xây dựng trên một cơ sở thực nghiệm nhất định. Mặt khác, một thuyết vật lí chỉ có giá trị
khi từ thuyết đó có thể rút ra được những hệ quả phù hợp với thực tiễn, được kiểm tra bằng thí nghiệm.
- Tính trừu tượng: Các thuyết vật lí tuy được xây dựng trên cơ sở thực nghiệm nhưng chúng là sự khái
quát hoá, sự lí tưởng hoá các kết quả của những thí nghiệm thực.
- Tính hệ thống: Một thuyết vật lí không phải là phán đoán riêng lẻ mà là một hệ thống
những quan điểm tư tưởng, những qui tắc định luật quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Tính khái quát: Một thuyết vật lí bao gồm hệ thống những luận đề đủ để giải thích được một lớp những
hiện tượng nhất định.
2. Cấu trúc của một thuyết vật lí:
a. Cơ sở của một thuyết vật lí:
- Được bắt đầu từ cơ sở thực nghiệm. Thành phần cơ bản nhất của cơ sở thực nghiệm là những thí nghiệm
nền tảng, trong đó bộc lộ rõ sự mâu thuẫn giữa hiện tượng mới và lí thuyết cũ có cơ sở kinh nghiệm. Cơ sở thực
nghiệm và cơ sở kinh nghiệm.
- Thông thường, để giải thích những định luật thực nghiệm, người ta đưa ra những mô hình lí tưởng như
mô hình cấu trúc vật chất hay mô hình chức năng.
b. Hạt nhân của thuyết vật lí:
- Hạt nhân của thuyết là thành phần quan trọng nhất của một thuyết vật lí. bao gồm: những tư tưởng cơ
bản, những định luật nguyên lí cơ bản, những phương trình cơ bản, những hằng số cơ bản.
Trang 4
- Tư tưởng cơ bản của thuyết là những phán đoán chung nhất, tổng quát nhất về bản chất bên trong của các
hiện tượng.
- Các định luật cơ bản là những định luật biểu thị mối liên hệ giữa các hiện tượng.
- Các phương trình cơ bản của thuyết có thể xem như những mô hình toán học của thuyết.
- Việc đưa những hằng số cơ bản này vào một thuyết vật lí là thể hiện cụ thể việc vận dụng tư tưởng cơ
bản của nó vào thực tế.
c. Những hệ quả của thuyết:
- Những hiện tượng mà thuyết có thể giải thích được, những định luật mới suy ra từ những
định luật cơ bản của thuyết, những giả thuyết khoa học mới xây dựng được, những hiện tượng
mới dự đoán được.
3. Phương pháp dạy học các thuyết vật lí:

Bồm các giai đoạn điển hình sau:
Thực tiễn → Vấn đề → Giả thuyết → Định luật → Thuyết → Hệ quả → Thực tiễn.
- Tìm hiểu những cơ sở của thuyết: Quan sát những thí nghiệm cơ bản và yêu cầu họ giải thích hiện tượng
xảy ra trong thí nghiệm.
- Xây dựng hạt nhân của thuyết: Những công thức định lượng, những phương trình toán học có thể bổ
sung sau này khi có điều kiện. Để học sinh có thể tin được sựđúng đắn của những hạt nhân của thuyết, giáo viên
cần chú ý đến việc vận dụng những hạt nhân đó để suy ra các hệ quả ở giai đoạn sau.
- Vận dụng hạt nhân của thuyết: Hạt nhân của thuyết để giải thích những sự kiện thực nghiệm
trong cơ sở của thuyết là bước đầu làm cho học sinh tin tưởng ở sự đúng đắn của thuyết, nhưng chưa đủ. Giáo
viên cần tận dụng những trường hợp có thểđược để suy ra các hệ quả.
VD: + Chuyển động Braw → giải thích
+ Phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng → tác dụng lực.
+ Vận dụng: Các định luật chất khí – Bôimariôt Saclơ...
Câu 6:Bồi dưỡng học sinh các phương pháp nhận thức vật lí phổ biến.
1. Phương pháp thực nghiệm:
a. Nội dung của phương pháp thực nghiệm: Xuất phát từ quan sát và thực nghiệm, nhà khoa học xây dựng
một giả thuyết (dự đoán) từ giả thuyết đó mà rút ra một số hệ quả và dùng thực nghiệm mà kiểm tra lại hệ quả.
b. Các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm:
- Giáo viên mô tả một hoàn cảch thực tiễn, hay biểu diễn một vài thí nghiệm và yêu cầu các em dự đoán
suy nghĩ tìm tòi mới trả lời được.
- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý cho học sinh xây dựng một câu dự đoán ban đầu.
- Từ giả thuyết, dùng suy luận lôgic hay suy luận toán học, suy ra một hệ quả: dựđoán một hiện tượng
trong thực tiễn, một mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí.
- Xây dựng và thực hiện một phương án thí nghiệm để kiểm tra xem hệ quả dự
- Ứng dụng kiến thức.
2. Các mức độ sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí:
- Đề xuất vấn đề:
+ Mức độ 1: GV tổ chức tình huống có vấn đề, HS tự lực phát hiện vấn đề mới cần nghiên cứu và phát
biểu.
+ Mức độ 2: GV tổ chức tình huống có vấn đề, HS chú ý hiện tượng mới, HS tự lực nêu câu hỏi phát hiện

vấn đề cần nghiên cứu.
+ Mức độ 3: GV tổ chức tình huống có vấn đề, hướng dẫn học sinh vào những hiện tượng mới, nêu câu
hỏi đề xuất vần đề cần nghiên cứu.
- Xây dựng giả thuyết:
+ Mưc độ 1: HS tự lực đưa ra những dự đoán.
+ Mức độ 2: GV tạo r một tình huống làm cho HS chú ý những hiện tượng hiện tượng, đề ra dự đoán.
+ Mức độ 3: Giáo viên đưa ra dự đoán, HS hiểu nội dung của dự đoán.
- Kiểm tra dự đoán:
+ Mức độ 1: HS đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra.
+ Mức độ 2: GV hướng dẫn học sinh suy ra một hệ quả, HS đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra.
+ Mức độ 3: GV hướng dẫn học sinh suy ra một hệ quả, HS làm thí nghiệm kiểm tra.
- Ứng dụng vào thực tiển:
+ Mức độ 1: GV đưa ra một số bài tập có nội dung thực tế yêu cầu HS giải.
+ Mức độ 2: GV yêu cầu HS thiết kế một dụng cụ để vận dụng vào thực tế.
+ Mức độ 3: GV tổ chức cho HS nghiên cứu một ứng dụng quang trọng trong kỹ thuật.
Trang 5
Câu 7: Phương pháp mô hình:
a. Các loại mô hình:
- Mô hình vật chất: là mô hình bằng vật thể giống đối tượng gốc như mô hình máy bay, mô hình động cơ
đốt trong.
- Mô hình lý trưởng: là mô hình trừu tượng, các loại mô hình lý thuyết có thể có rất nhiều loại, tùy theo
mức độ trừu tượng khác nhau.
+ Mô hình ký hiệu: mô hình công thức, mô hình đồ thị, mô hình logic toán học.
+ Mô hình biểu tượng
b. Phuong pháp mô hình:
- Cơ sở lý thuyết của phương pháp mô hình là phương pháp tương tự có tính chất giả thuyết.
- Các giai đoạn của phương pháp mô hình:
+ Xây dựng mô hình dựa vào trí tưởng và trực giác.
+ Thao tác trên mô, suy ra hệ quả lý thuyết.
+ Thực nghiệm kiểm tra.

VD: hành tinh nguyên tử của Rodopho
+ Hạt nhân và các electron qua xung quanh.
+ Hạt nhân đứng yên còn các electro qua xung quanh.
+ Nếu mất 1 electron, lực tác dụng lớn hơn.
+ Electron chuyển động quanh phổ vạch, mô hình sai, xây đựng mô hình mới.
Câu 8: Phương pháp dạy học nêu vấn đề.
- Đề xuất vấn đề:
+ GV đưa ra 1 TN, 1 câu chuyện, 1 hiện tượng chứa đựng sự mâu thuẫn giữa kiến thức đã học với kiến
thức mới.
+ Đưa HS vào tình huống có vấn đề.
- Giải quyết vấn đề:
+ Đưa ra 1 giả thuyết, từ các giả thuyết đó rút ra hệ quả.
+ GV hướng dẫn HS bát bỏ những giả thuyết không hợp lệ.
- Kiểm tra bằng thực nghiệm: Kiểm tra hệ quả, nếu hệ quả đúng thì giả thuyết đúng và ngược lại.
Câu 9: Phát triển tư duy của học sinh.
1. Định nghĩa:
Tư duy là sự nhận thức khái quát và gián tiếp những sự vật và hiện tượng là sự vận dụng sáng tạo những
khái quát đã thu được, là những dự đoán hiện tượng quan hệ mới.
2. Những đặc điểm của tư duy:
a. Tư duy phản ánh hiện thực khách quan và trong bộ não, nhưng nó không mang yếu tố chủ quan của người
nghiên cứu. VD: Newton quan sát quả táo rơi và ông rút ra được định luật vạn vật hấp dẫn. Định luật là hiện
tượng khách quan nó không có gì là chủ quan của Newton.
b. Tính trừu tượng và khái quát: Tư duy phản ánh cái bản chất chung cho nhiều sự vật hiện tượng cụ thể, kết
quả có tính khái quát cao, cho phép ta đi sâu vào bản chất mở rộng phạm vi nhận thức sang sự vật hiện tượng
khác. Tư duy bắt đầu từ sự vật hiện tượng rất cụ thể nhưng kết quả có tính trù tượng và khái quát cao. VD: Nghiên
cứu về tác dụng nhiệt của dòng điện: dòng diện qua điện trở R làm cho điện trở nóng lên, dòng diện qua bòng đèn
làm nó nóng lên. Kết quả rất khái quát là dòng điện có tác dụng nhiệt.
c. Tính gián tiếp: Bắt đầu từ những vật cụ thể nhưng nhanh chóng thoát khỏi những sự vật cụ thể cảm tính
mà sử dụng những khái niệm, kí hiệu, từ ngữ để biểu đạt chúng. VD: Nghiên cứu về tác dụng nhiệt của dòng điện
bắt đầu từ R, bóng đèn nhưng kết quả không nhắc lại mà dùng khái niệm, ngôn ngữ: ‘dòng điện có tác dụng

nhiệt”.
d. Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: Ngôn ngữ càng rõ ràng trong sáng, tư duy càng phát triển và ngược
lại. Ngôn ngữ là hình thức biểu đạt của tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. VD: Học sinh giỏi,
thông minh thì diễn đạt càng chặt chẽ. Nhưng học sinh yếu thì diễn đạt ấp a, ấp úng.
e. Tính có vấn đề: Con người chỉ bắt đầu tư duy khi con người đứng trước những vấn đề.
3. Các loại tư duy:
a. Tư duy kinh nghiệm: Là loại tư duy dựa trên kinh nghiệm cảm tính và dựa trên phương pháp thử sai.
VD: vào phòng có hệ thống điện, ta không biết công tắt nào là của quạt, cái nào là của đèn. Khi muốn bật quạt ta
bấm công tắt thì đèn sáng. Từ đó, lần sau ta biết đâu là công tắt quạt, đâu là công tắt đèn.
Trang 6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×