Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu bản đồ cổ và xây dựng công cụ quản lý, tra cứu thông tin bản đồ cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.21 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẶNG LÊ TRẦM HƯƠNG

NGHIÊN CỨU BẢN ĐỒ CỔ VÀ XÂY DỰNG CÔNG CỤ
QUẢN LÝ, TRA CỨU THÔNG TIN BẢN ĐỒ CỔ

Chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý
Mã số: 604476

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2013


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG - TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. VŨ XUÂN CƯỜNG

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. LÊ MINH VĨNH

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. NGUYỄN VĂN LUYỆN

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày 05 tháng 03 năm 2013.

Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. TRẦN TRỌNG ĐỨC - Chủ tịch hội đồng
2. PGS.TS. NGUYỄN KIM LỢI
3. TS. LÊ MINH VĨNH
4. TS. VŨ XUÂN CƯỜNG


5. TS. NGUYỄN VĂN LUYỆN
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

BỘ MƠN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV: 10100379

Ngày, tháng, năm sinh: 22/3/1987

Nơi sinh: Nha Trang, Khánh Hòa

Ngành: Bản đồ, Viễn thám và Hệ thông tin địa lý Mã số: 60 44 76
I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu bản đồ cổ và xây dựng công cụ quản lý, tra cứu
thông tin bản đồ cổ
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
− Hệ thống hóa kiến thức về lịch sử phát triển Bản đồ học và các hướng nghiên cứu
bản đồ hiện nay, trong đó chú trọng về sử dụng bản đồ.

− Nghiên cứu về bản đồ cổ và sử dụng bản đồ cổ theo đặc thù ở Việt Nam.
− Đề xuất và minh họa phương án khai thác, sử dụng hiệu quả bản đồ cổ ở Việt Nam.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 02/07/2012
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/11/2012
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

TS Vũ Xuân Cường

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
(Họ tên và chữ ký)


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, được sự giúp đỡ, giảng dạy và hướng dẫn
tận tình của các thầy cô thuộc Bộ môn Địa Tin học, cô Lê Minh Vĩnh và đặc biệt là
sự hướng dẫn trực tiếp của TS Vũ Xn Cường, tơi đã hồn thành luận văn thạc sĩ:
“Nghiên cứu bản đồ cổ và xây dựng công cụ quản lý, tra cứu thông tin bản đồ

cổ”.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Vũ Xuân Cường đã trực tiếp chỉ
bảo, hướng dẫn tôi thực hiện thành công đề tài nghiên cứu.
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã truyền
thụ cho em những kiến thức vô cùng bổ ích trong những năm học vừa qua. Em xin
chân thành cảm ơn cô Lê Minh Vĩnh đã giảng dạy và chỉ bảo, hướng dẫn giúp em
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã chỉ dẫn, tư
vấn, và cho tơi nhiều ý kiến quí báu về kinh nghiệm và phương pháp tiếp cận trong
nghiên cứu bản đồ cổ.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn cô Phương Nam tại Chi cục đo đạc bản đồ phía
Nam đã giúp đỡ và cho tơi nhiều lời khun bổ ích trong suốt thời gian em đi thu
thập thông tin bản đồ cổ từ bộ sưu tập của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè đã ln bên tơi, động
viên và khuyến khích tơi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 12 năm 2012

Đặng Lê Trầm Hương

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nghiên cứu bản đồ cổ và
xây dựng công cụ quản lý, tra cứu thông tin bản đồ cổ
Bản đồ là một minh chứng lịch sử rất quan trọng, đặc biệt là các bản đồ cổ.
Thông qua các bản đồ này, chúng ta có thể nhận thấy những dấu vết của quá khứ,
những biến đổi đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử cũng như sự tồn vong và phát
triển của đất nước qua từng thời kỳ.
Qua nghiên cứu tổng quan về lịch sử phát triển của Bản đồ học và các hướng
nghiên cứu bản đồ hiện nay, đặc biệt đối với hướng sử dụng bản đồ. Chúng tôi thấy
mảng sử dụng bản đồ tại Việt nam hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Từ thực
trạng trên kết hợp với tầm quan trọng của bản đồ cổ, chúng tôi tập trung nghiên cứu
về phương pháp sử dụng bản đồ cổ. Và tiến tới đề xuất phương pháp tiếp cận, khai
thác thông tin từ bản đồ cổ theo đặc thù ở Việt Nam.
Từ kết quả nghiên cứu người sử dụng, các hướng nghiên cứu bản đồ cổ theo
đặc thù của Việt Nam, chúng tôi thấy đối tượng sử dụng bản đồ cổ là các nhà
nghiên cứu về lịch sử, văn hóa; các nhà quy hoạch phát triển đơ thị; các nhà nghiên
cứu bản đồ cổ nhằm đưa ra các minh chứng về chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Bên
cạnh đó cũng có một số lượng khơng nhỏ người dân quan tâm đến các lĩnh vực này,
đây cũng là một đối tượng có nhu cầu tiếp cận và sử dụng bản đồ cổ. Hiện nay
phương pháp sử dụng thích hợp đối với bản đồ cổ là các phương pháp đọc và suy
giải bản đồ, phương pháp so sánh bản đồ và phương pháp mơ hình hóa bản đồ.
Do tình trạng vật lý của phần lớn bản đồ cổ đã xuống cấp và hiện đang lưu trữ
phân tán tại nhiều cơ quan, cá nhân; do đó vấn đề cấp bách hiện này là cần thống kê
và thu thập các thông tin đầy đủ của các bản đồ cổ của Việt Nam. Đồng thời cần có
một hướng tiếp cận mới để cho mọi người sử dụng có thể tìm và sử dụng bản đồ cổ
một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379



Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

Xuất phát từ những nhu cầu trên, chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích, thành lập
cơ sở dữ liệu thơng tin bản đồ cổ và xây dựng website quản lý, tra cứu thông tin bản
đổ cổ Việt Nam. Website cho phép người sử dụng tra cứu thơng tin bản đồ cổ, tìm
kiếm các bản đồ cổ dựa trên việc tùy chọn các tiêu chí hoặc tổ hợp các tiêu chí tra
cứu do nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
Website quản lý, tra cứu thông tin bản đổ cổ sẽ là nền tảng cho việc triển khai
công tác sưu tầm trên diện rộng, tổng hợp và quản lý bản đồ cổ từ nhiều nguồn,
nhiều bộ sưu tập khác nhau, cả ở trong nước và nước ngồi. Dựa trên cơ sở các
thơng tin bản đồ cổ, những người nghiên cứu có thể dễ dàng hơn tìm được hướng
tiếp cận đối với bản đồ cổ, nâng cao giá trị sử dụng của bản đồ cổ, góp phần cho
công tác tuyên truyền lịch sử dân tộc, phục vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
lãnh hải Việt Nam.

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

ABSTRACT
Study the old maps and
Construct tools to manage and look up information of the old map

Map is a very important historical evidence, especially the old map. Through
these maps, we can see traces of the past, changes have taken place throughout
history as well as the survival and development of the country over time.
Through research overview of the development history of cartography and
current research directions on the maps, particular for direction to use the map. We
see that, at present, the use of maps in Vietnam has not been adequate attention.
From the above situation, combined with the importance of old maps, we focus to
research on method

to use the map and proceed to propose approaches and

effective exploitation of information on old maps in particular in Vietnam.
From the results of research on user, directions research on old map with
characteristics of Vietnam, we found that subjects to use old maps is researchers of
the history and culture; urban development planning; researchers old map in order
to give evidence of national sovereignty. In addition it also has a considerable
number of people interested in this problem, it is also an object needs to approach to
and use of the old maps. Currently, the method using maps suitable for old maps is
the method of reading the map combines deductive and interpretation method the
map, method of comparing maps and map modeling method.
Due to the physical condition of so many old map has been degraded and by
the old maps are

being distributed storage in many agencies and individuals;

Therefore, it is imperative to do the statistics and collect the complete information
of the Viet Nam old maps. At the same time, there should be a new approach so
that all users can find and use the old maps more easily and efficient.
Derived from these needs, we have studied, analyzed, established database old
maps and built the website to manage and look up information of the Việt Nam old

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

maps. Website allows users to look up information of old maps, search for old maps
based on the option criteria or a combination of search criteria set by the research
tasks.
Website to manage, look up information the old maps which will be the
foundation for the deployment of the extensive collection, synthesis and
management of old maps from various sources, many different collections, both at
home and abroad. Based on the old map information, the researchers can more
easily find approaches to old maps, enhance the value of using of the old maps,
contribute to the propagation on national history, serve the struggle for sovereignty,
territorial sea of Vietnam.

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

LỜI CAM ĐOAN


Tên tôi là Đặng Lê Trầm Hương, học viên lớp cao học ngành “Bản đồ, Viễn
thám và Hệ thông tin địa lý”, Khóa 2010.
Tơi xin cam đoan rằng tồn bộ nội dung luận văn Thạc sĩ ”Nghiên cứu bản
đồ cổ và xây dựng công cụ quản lý, tra cứu thông tin bản đồ cổ” do tôi tự
nghiên cứu, khảo sát và thực hiện.
Học viên thực hiện luận văn

Đặng Lê Trầm Hương

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ................................................................................................... - 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................. - 1 1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỂ TÀI........................................................................................................... - 3 1.3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI........................................................ - 3 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................................. - 4 1.5 NỘI DUNG ĐỀ TÀI .................................................................................................................... - 4 1.6 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ....................................................................................................................... - 5 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ .................................................................. - 6 2.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BẢN ĐỒ HỌC ........................................................................ - 6 2.1.1 Thời kỳ cổ đại.......................................................................................................... - 6 2.1.2 Bản đồ học thời Trung cổ (thế kỷ V đến thế kỷ XVII) ............................................. - 9 2.1.3 Bản đồ học thời cận đại (nửa cuối thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII) .......................... - 12 2.1.4 Bản đồ học thời hiện đại ........................................................................................ - 14 2.2 CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG BẢN ĐỒ HỌC .....................................................- 18 2.2.1 Toán bản đồ ........................................................................................................... - 18 2.2.2 Phương pháp thành lập bản đồ ............................................................................ - 18 2.2.3 Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ ................................................................ - 19 2.2.4 In ấn bản đồ .......................................................................................................... - 19 2.2.5 Sử dụng bản đồ ...................................................................................................... - 19 2.3 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ..................................................................................................................- 20 2.3.1 Tìm hiểu chung về sử dụng bản đồ ....................................................................... - 20 2.3.2 Phương pháp sử dụng bản đồ ............................................................................... - 21 2.3.4 Các hình thức sử dụng bản đồ .............................................................................. - 25 2.3.2 Sử dụng bản đồ tại Việt Nam ................................................................................. - 27 CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU BẢN ĐỒ CỔ VIỆT NAM ....................................... - 29 3.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BẢN ĐỒ Ở VIỆT NAM.................................................................- 29 3.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BẢN ĐỒ CỔ..................................................- 34 3.2.1 Ngoài nước............................................................................................................ - 34 3.2.2 Trong nước............................................................................................................ - 38 -

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS Vũ Xuân Cường


3.3 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ CỔ VÀ CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU BẢN ĐỒ CỔ THEO ĐẶC
THÙ CỦA VIỆT NAM ....................................................................................................................- 41 CHƯƠNG IV: ĐỀ XUÂT PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC HIỆU QUẢ
BẢN ĐỒ CỔ .................................................................................................................. - 46 4.1 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ CỔ HIỆN NAY .....................................- 46 4.2 ĐỀ XUẤT HƯỚNG TIẾP CẬN SỬ DỤNG BẢN ĐỒ CỔ ..................................................- 48 4.3 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU LƯU TRỮ THÔNG TIN BẢN ĐỒ CỔ ........................- 50 4.4 MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG THIẾT KẾ WEBSITE TRA CỨU THÔNG TIN BẢN ĐỒ CỔ
.............................................................................................................................................................- 52 CHƯƠNG V: XÂY DỰNG WEBSITE QUẢN LÝ, TRA CỨU THÔNG TIN BẢN ĐỒ
CỔ .................................................................................................................................. - 56 5.1 SƠ ĐỒ LOGIC TRA CỨU THÔNG TIN BẢN ĐỒ CỔ ........................................................- 56 5.2 SƠ ĐỒ QUAN HỆ CÁC TRANG WEB ..................................................................................- 58 5.3 MỘT SỐ KỸ THUẬT VÀ THUẬT TOÁN XỬ LÝ CƠ BẢN .............................................- 59 5.3.1 Bộ phần mềm Visual Studo 2010 và ngôn ngữ lập trình VB.Net .......................... - 59 5.3.2 Tạo lập cơ sở dữ liệu bản đồ cổ............................................................................ - 61 5.3.3 Tổ chức giao diện người dùng cho phần mềm ...................................................... - 61 5.3.4 Một số kỹ thuật xử lý cơ bản của chương trình .................................................... - 63 5.4 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG WEBSITE TRA CỨU THÔNG TIN BẢN ĐỒ CỔ ................- 71 5.4.1 Trang khởi động .................................................................................................... - 71 5.4.2 Trang tra cứu ........................................................................................................ - 71 5.4.3 Trang về phân vùng, địa danh Tỉnh – Thành hiện nay ......................................... - 76 5.4.4 Trang hướng dẫn tra cứu ...................................................................................... - 77 5.4.5 Trang giới thiệu về tác giả .................................................................................... - 77 5.4.6 Trang liên kết nguồn thư viện online trong nước và trên thế giới ........................ - 78 KẾT LUẬN .................................................................................................................... - 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ - 81 PHỤ LỤC 1.................................................................................................................... - 83 PHỤ LỤC 2.................................................................................................................... - 96 -

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Bản đồ thành cổ Thăng Long với 36 phố phường ....................................... 1
Hình 1.2 Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu và bộ sư tập bản đồ cổ......................... 2
Hình 2.1 Babylonian Map of the World (TKVI trước Công nguyên) ......................... 7
Hình 2.2 Một phần bản đồ thế giới trong sách địa lý học của Claude Ptolémée ....... 8
Hình 2.3 Bản đồ Portolan vẽ khu vực Đông Nam Á của Joan Martinez,
năm 1587 ..................................................................................................... 10
Hình 2.4 Bản đồ thế giới của Christopher Columbus vẽ năm 1565 ......................... 11
Hình 2.5 Bản đồ độ đẳng từ khuynh (1701) của Edmond Halle ............................... 13
Hình 2.6 Một phần bản đồ trong Atlas Nga do Viện hàn lâm Nga thành lập
năm 1748 ..........................................................................................................14
Hình 2.7 Sơ đồ chia mảnh Bản đồ địa lý chung tỉ lệ 1:2 500 000 ............................ 15
Hình 2.8 Bản đồ chuyên đề được xây dựng bằng phần mềm Mapinfo ..................... 16
Hình 3.1 Đại Nam nhất thống tồn đồ, đời Minh Mạng .......................................... 29

Hình 3.2 Bản đồ đơn vị hành chính tỉnh khu vực Nam Kỳ do R.Brissaud vẽ ........... 30
Hình 3.3 David Rumsey và bộ sưu tập bản đồ cổ thế giới ........................................ 37
Hình 3.4 Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu và các nghiên cứu về quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam ............................................................. 40
Hình 3.5 Bản đồ Thành phố Hà Nội do Phạm Đình Bách vẽ năm 1873 .................. 42
Hình 3.6 Phát triển đô thị thể hiện qua bản đồ Trần Văn Học năm 1816 ................ 43
Hình 3.7 Bản đồ thế giới do Tây Phương vẽ năm 1606 cho thấy quần đảo Hoàng Sa
(Paracel) là thuộc về Việt Nam ................................................................... 45

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

Hình 4.1 Sự tương đồng giữa bản đồ vẽ Việt Nam của Alexandre De Rhodes năm
1650 (đã xoay theo hướng Bắc) và An Nam quốc đồ vẽ năm 1490 thời
Hồng Đức .................................................................................................... 47
Hình 4.2 Mơ hình tổng quan hướng tiếp cận mới cho người sử dụng bản đồ cổ ..... 49
Hình 4.3 Một phần cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin bản đồ cổ Việt Nam .................. 52
Hình 5.1 Màn hình trang khởi động.......................................................................... 71
Hình 5.2 Màn hình trang tra cứu khi mở lần đầu ..................................................... 72
Hình 5.3 Màn hình trang tra cứu sau khi đã chọn tiêu chí “Khu vực”và thành lâp
điều kiện lọc [Khu vực]=“Đơng Nam Bộ” ................................................. 72
Hình 5.4 Phần tiếp theo của trang web hiển thị các thông tin về ảnh và thông tin chi
tiết của bản đồ chọn xem trước; bảng thông tin đầy đủ các bản đồ theo
điều kiện lọc đã chọn................................................................................... 73

Hình 5.5 Kết quả lọc (Danh sách ảnh các bản đồ) .................................................. 74
Hình 5.6 Kết quả lọc (Danh sách tên bản đồ) .......................................................... 74
Hình 5.7 Kết quả lọc (Bảng “Thông tin bản đồ”) ................................................... 74
Hình 5.8 Trang web tham khảo thơng tin về phân vùng, địa danh hành chính các
tỉnh – thành ................................................................................................. 76
Hình 5.9 Trang “Hướng dẫn tra cứu” ...................................................................... 77
Hình 5.10 Màn hình trang giới thiệu về tác giả........................................................ 78
Hình 5.11 Màn hình trang liên kết ............................................................................ 78

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

-1-

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

Chương I
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bản đồ là một minh chứng lịch sử rất quan trọng, đặc biệt là các bản đồ cổ.
Thông qua các bản đồ này, chúng ta có thể nhận thấy những dấu vết của quá khứ,
những biến đổi đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử cũng như sự tồn vong và phát
triển của đất nước qua từng thời kỳ.
“Như các bản đồ khu vực Sài Gịn–Gia Định thời Pháp, có thể thấy rõ sự phân
chia hai vùng ở mảnh đất Sài Gòn xưa cùng các khu vực kênh đào mà nay đã thành
đại lộ… Bản đồ khu Hà Tiên thì phản ánh rõ hình thái phịng ngự của vùng đất này

mà ngày nay trong thời bình khơng cịn nhiều dấu vết. Bản đồ cổ ở Hà Nội cho thấy
rõ khu phố cổ 36 phố phường cùng thành nội. Bản đồ Huế, bản đồ Cam Ranh… tất
cả như muốn nhắc nhở về từng vùng đất đầy dấu ấn lịch sử của đất nước mà trên
bản đồ vẫn còn ghi dấu rõ ràng” (trích lời nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu) [1].
Việc sưu tập và nghiên cứu bản đồ cổ càng mang nhiều ý nghĩa khi đó là một trong
các bằng chứng quan trọng để khẳng định chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải quốc gia.

Hình 1.1 Bản đồ thành cổ Thăng Long với 36 phố phường
Mang tính chất đặc biệt như vậy, nhưng bản đồ cổ lại là loại tư liệu dễ hư
hỏng theo thời gian, được lưu trữ phân tán ở nhiều nơi khác nhau, rất khó tìm kiếm.

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

-2-

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

Nhiều cá nhân, tổ chức hiện lưu giữ các bản đồ cổ có giá trị về khoa học và thực
tiễn nhưng chưa có phương thức bảo quản và khai thác cho phù hợp để bảo tồn và
phát huy nguồn tài liệu quý giá này.
Các cơng trình đã nghiên cứu bản đồ cổ thường chỉ quan tâm và dừng lại ở nội
dung từng tờ bản đồ, chưa đề xuất hướng nghiên cứu một cách có lơgic, tồn diện
hệ thống bản đồ cổ qua từng thời kỳ. Còn bị động trong việc sưu tầm; nghiên cứu
bản đồ cổ chỉ để phục vụ các nhiệm vụ cụ thể, mang tính riêng lẻ của từng cơ quan,
đơn vị. Thực trạng trên có thể dẫn đến các bản đồ cổ bị mai một theo thời gian do

không được bảo tồn đúng cách và dần rơi vào quên lãng do khơng được khai thác
một cách hiệu quả.
Trước tình hình như vậy chúng ta cần một cuộc khảo sát, đánh giá tổng thể về
hệ thống bản đồ cổ Việt Nam. Đồng thời phải đưa ra định hướng cho việc sử dụng
và tổ chức khai thác bản đồ cổ phù hợp với đặc thù quốc gia.
Bộ sưu tập bản đồ cổ Việt Nam lớn nhất hiện nay của Nhà nghiên cứu Nguyễn
Đình Đầu, với hơn 3000 bản đồ do cá nhân ông sưu tầm, thu thập từ nhiều nguồn
lưu trữ khác nhau, kể cả trong nước và ở nước ngoài, trong đó có nhiều bản có giá
trị lớn về lịch sử và chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện
nhân lực, kinh phí... nên việc nghiên cứu, đánh giá đầy đủ giá trị nội dung của bộ
sưu tập bản đồ cổ của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chưa được các cơ quan, tổ
chức quan tâm thực hiện.

Hình 1.2 Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu và bộ sư tập bản đồ cổ

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

-3-

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

Thông qua giới thiệu và hướng dẫn của TS. Vũ Xuân Cường, chúng tơi đã có
cơ hội tiếp cận, khảo sát, nghiên cứu bộ sự tập bản đồ cổ của Nhà nghiên cứu
Nguyễn Đình Đầu. Từ quá trình khảo sát, nghiên cứu này, chúng tơi thấy cần thiết
phải nghiên cứu, phân tích, thành lập cơ sở dữ liệu thông tin bản đồ cổ và xây dựng

công cụ quản lý, tra cứu thông tin bản đổ cổ dựa trên các bản đồ của bộ sưu tập này.
Công cụ quản lý và tra cứu thông tin bản đổ cổ sẽ giúp định hướng, hỗ trợ cho
công tác sưu tầm, quản lý, đánh giá nội dung và giá trị sử dụng bản đồ cổ Việt Nam
của các nhà nghiên cứu, các cơ quan hữu quan. Hơn thế nữa, nó có thể làm nền tảng
cho việc triển khai công tác sưu tầm trên diện rộng, tổng hợp và quản lý bản đồ cổ
từ nhiều nguồn, nhiều bộ sưu tập khác nhau, cả ở trong nước và nước ngồi.
Dựa trên cơ sở các thơng tin bản đồ cổ, những người nghiên cứu có thể dễ
dàng hơn tìm được hướng tiếp cận đối với bản đồ cổ, nâng cao giá trị sử dụng của
bản đồ cổ nước nhà, góp phần cho công tác tuyên truyền lịch sử dân tộc, phục vụ
đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài:
“ Nghiên cứu bản đồ cổ và xây dựng công cụ quản lý, tra cứu thông tin bản đồ cổ”,
với phạm vi nghiên cứu là bộ sưu tập bản đồ cổ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu.

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỂ TÀI
− Hệ thống kiến thức lịch sử hình thành và phát triển của bản đồ học.
− Nghiên cứu về bản đồ cổ và sử dụng bản đồ cổ theo đặc thù ở Việt Nam.
− Hình thành hệ thống tin học hóa quản lý, tra cứu tìm kiếm thơng tin bản đồ cổ.

1.3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
− Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các bộ sưu tập bản đồ cổ từ nhiều nguồn
khác nhau như các bộ sưu tập cá nhân, các bộ sưu tập ở các thư viện, viện
nghiên cứu trong và ngoài nước.
− Tư liệu của đề tài giới hạn trong phạm vi Bộ sưu tập bản đồ cổ của Nhà nghiên
cứu Nguyễn Đình Đầu với trên 3000 bản đồ cổ.

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379



Luận văn Thạc sĩ

-4-

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

− Công cụ quản lý và tra cứu thông tin bản đồ cổ được thực hiện bởi một
website xây dựng bằng bộ phần mềm Visual Studio 2010, trên ngơn ngữ lập
trình Visual Basic.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu sau:
− Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu: tìm hiểu lịch sử hình
thành và phát triển bản đồ học, các hướng nghiên cứu trong bản đồ học và sử
dụng bản đồ; Các hướng nghiên cứu bản đồ tại Việt Nam.
− Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn và ghi nhận lại mục đích và phương pháp
nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực bản đồ cổ.
− Phương pháp lập trình: sử dụng ngơn ngữ lập trình Visual Basic để xây dựng
cộng cụ quản lý, tra cứu thông tin bản đồ cổ.

1.5 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Nội dung của đề tài bồm 4 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan về bản đồ
Tổng quan về lịch sử phát triển, các hướng nghiên cứu trong Bản đồ học. Tìm
hiểu về sử dụng bản đồ và hiện trạng sử dụng bản đồ tại Việt Nam
Chương 3: Nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam
Khái quát lịch về lịch sử bản đồ Việt Nam, tìm hiểu về tình hình nghiên cứu
bản đồ cổ trong và ngồi nước. Nghiên cứu về người sử dụng và các hướng nghiên

cứu bản đồ cổ theo đặc thù ở Việt Nam.
Chương 4: Đề xuất phương án sử dụng và khai thác hiệu quả bản đồ cổ
Đưa ra phương pháp sử dụng phù hợp đối với bản đồ cổ. Đề xuất phương pháp
tiếp cận, khai thác thông tin từ bản đồ cổ theo đặc thù ở Việt Nam. Xây dựng cơ sở
dữ liệu thông tin bản đồ cổ.

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

-5-

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

Chương 5: Xây dựng Website quản lý, tra cứu thông tin bản đồ cổ
Xây dựng website cho phép người sử dụng tìm kiếm, tra cứu thông tin các bản
đồ cổ.

1.6 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Sản phẩm sẽ được sử dụng ngay trong thực tiễn:
− Làm cơ sở định hướng công tác sử dụng, khai thác thông tin từ hệ thống bản
đồ cổ Việt Nam phục vụ các mục đích nghiên cứu khác nhau cũng như để đấu
tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.
− Phục vụ công tác quản lý, tra cứu thơng tin nguồn tài liệu bản đồ cổ có giá trị.
− Phổ biến, nâng cao kiến thức về địa lí, lịch sử, chính trị của Việt Nam tới mọi
tầng lớp trong xã hội.


HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

-6-

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

Chương II
TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ
2.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BẢN ĐỒ HỌC
Từ thời thượng cổ, con người đã biết thể hiện bề mặt trái đất lên mặt phẳng
thông qua những nét vẽ tượng trưng mô tả nơi cư trú và đường đi lối lại địa điểm
mưu sinh thuộc phạm vi lãnh thổ của họ, các tài liệu đó được gọi chung là bản đồ.
Xã hội lồi người càng phát triển thì bản đồ càng phản ánh được chính xác hơn bề
mặt Trái Đất, vai trò của bản đồ trong cuộc sống ngày càng trở nên quan trọng hơn,
yêu cầu về độ chính xác thể hiện nội dung trên bản đồ ngày càng cao hơn. Từ nhu
cầu của cuộc sống, ngành khoa học bản đồ đã được hình thành và ngày càng phát
triển.
Lịch sử của Bản đồ học có thể chia ra bốn thời kỳ lịch sử gắn liền với lịch sử
thế giới:
− Thời kỳ cổ đại
− Thời kỳ trung cổ
− Thời kỳ cận đại
− Thời kỳ hiện đại ngày nay

2.1.1 Thời kỳ cổ đại

Mong muốn nhận biết và thể hiện khu vực lãnh thổ đang sinh sống, canh tác...
đã có từ lâu trong xã hội lồi người. Vì vậy ngay từ thủa sơ khai con người đã có
các bản khắc trên đá, đất sét; các nét vẽ đơn giản trên gỗ, da, vỏ cây...là các dạng sơ
đồ thể hiện vị trí khu vực mà họ sinh sống, đây chính là tiền thân của bản đồ. Có thể
cho rằng các bản đồ sơ khai đó là một trong những hình thức cổ xưa nhất thể hiện
tri thức của con người.

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

-7-

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

Hình 2.1 Babylonian Map of the World (TKVI trước Cơng ngun)
Đóng góp đáng kể cho sự phát triển Bản đồ học thời kỳ này là ở Hy Lạp. Các
nhà khoa học đã biết về thiên văn học, tốn học, biết hình dạng của trái đất và kích
thước của nó. Đặc biệt trên những bản vẽ họ đã dùng hệ thống toạ độ địa lý – đó là
bước tiến quan trọng trong lĩnh vực Bản đồ học.
Người La Mã cổ đã biết sử dụng bản đồ để đáp ứng các nhu cầu thực tế, phục
vụ hoạt động quân sự và quản lý hành chính. Những người đo đạc đất đai ở La Mã
cổ đại cũng đã biết đo đạc, chia đất đai thành làng mạc, đường xã, qui hoạch ruộng
đất. Các bản chỉ đạo cơng tác đo đạc cho phép hình dung rõ hơn về các phương
pháp đo vẽ và trình bày bản đồ thời bấy giờ.
Một trung tâm khoa học lớn của thời kỳ cổ đại là Alexandri (Bắc Ai Cập) với
những viện bảo tàng và thư viện cổ. Nhà địa lý học lỗi lạc Eratosfen (271 – 195

TCN) là người đầu tiên xác định phương pháp đo góc kinh tuyến để xác định kích
thước Trái Đất, ơng đã xác định gần đúng chiều dài của kinh tuyến, và coi nhiệm vụ
của địa lý là phải vẽ hình dạng của Trái Đất.[2]
Người có công lớn nhất trong việc phát triển môn bản đồ cổ đại phải kể đến
Claude Ptolémée (87 – 150), nhà thiên văn học nổi tiếng. 8 tập “Địa lý học” của ông

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

-8-

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

được coi là tác phẩm nổi tiếng nhất thời kỳ này (được dịch ra tiếng La Tinh và in
vào năm 1472). Trong tác phẩm có nhiều phần viết về Bản đồ học. Đặc biệt Claude
Ptolémée đã lập 27 bản đồ thế giới, trong đó Châu Âu, Châu Phi có hình dạng bờ
biển tương đối chính xác, nhất là vùng Địa Trung Hải và Tây Nam Á.
Các bản đồ thế giới của của Claude Ptolémée đã đưa ra một số đường kinh vĩ
tuyến và cho rằng sự biểu hiện mặt cầu của Trái Đất sang mặt phẳng bản đồ khơng
thể khơng có biến dạng. Những khái niệm đó đến nay vẫn cịn ngun giá trị.

Hình 2.2 Một phần bản đồ thế giới trong sách địa lý học của Claude Ptolémée
Thời kỳ cổ đại Trung Quốc đã là một trung tâm văn minh của thế giới, trong
đó có Bản đồ học. Theo các tài liệu của Tây Âu và các sử sách truyền lại thì tại
Trung Quốc đã có các bản đồ, địa đồ với trình độ thành lập và biểu diễn khá chính
xác. Điều đáng chú ý ở các bản đồ này là ngoài các đường nét thông thường thể

hiện bề mặt Trái đất, người ta đã biết sử dụng các ký hiệu quy ước, ghi chú cho bản
đồ. Cùng thời gian này Trung Quốc đã làm ra giấy viết (năm 105), đã góp phần
đáng kể vào sự phát triển của Bản đồ học.
Vào thế kỷ thứ III, nhà bản đồ Trung Quốc Bùi Tú (223 – 271) đã thành lập ra
Atlas gồm 18 bản đồ vùng trong đó ghi rõ phương pháp biên vẽ bản đồ, chọn tỷ lệ,
HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

-9-

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

sử dụng lưới ô vuông để phân bố các đối tượng bản đồ, để xác định độ dài của
đường cong, định hướng đúng cho các con sơng, dãy núi. Ơng cịn lập ra tấm bản
đồ tổng thể Trung Quốc tỷ lệ khoảng 1:1 800 000. [2]
Như vậy vào cuối thời kỳ cổ đại, con người là đã có những bước tiến quan
trọng trong khoa học bản đồ. Bước đầu xây dựng được các bản đồ phản ánh hình
dạng và bề mặt của Trái Đất. Đồng thời con người đã biết sử dụng bản đồ như một
loại công cụ phục vụ đời sống.

2.1.2 Bản đồ học thời Trung cổ (thế kỷ V đến thế kỷ XVII)
Vào thế kỷ thứ V, Đế quốc La Mã bị diệt vong, ở Châu Âu chế độ nông nô
được thay bằng chế độ phong kiến, giáo hội phát triển và những ngành khoa học
ngược với tư tưởng thần học bị coi là phản nghịch. Bản đồ học cũng nằm trong tình
trạng như vậy.
Tuy nhiên, các nước hồi giáo Ả Rập lại quan tâm đến địa lý học và dựa vào

các tri thức cổ đại Hy Lạp, La Mã để đạt được những thành cơng nhất định như:
sách về hình thái Trái Đất của nhà toán học, địa lý học tên là Al Khwarizni (nay
thuộc Uzobekixtan) viết vào năm 830; cuối thế kỉ VII người Armênia đã viết “Địa
Lý Armênia” gồm nhiều bản đồ (đến nay còn lưu trữ). [2]
Thời trung cổ ở Trung Quốc đã phổ biến rộng rãi các loại sách địa lý – bản đồ
về các khu vực, địa phương gọi là sách “Địa trí”. Cuối thế kỷ XIII ở Trung Quốc
phát minh ra địa bàn – tiền thân của bản đồ hàng hải. Phát minh này đã tạo điều
kiện cho ngành hàng hải phát triển, nhiều bản đồ thể hiện các đường bờ biển ra đời.
Những bản đồ này được gọi là “Portolan” (bản đồ địa bàn, bản đồ biển). Đặc điểm
của các bản đồ này là trên bản đồ có các tâm được xem là các “bông hồng”. Từ các
bông hồng này tỏa ra 16 tia có ghi hướng. Trên các bản đồ này dần dần được bổ
sung các lưới kinh vĩ tuyến, tỷ lệ tuyến tính. Bản đồ địa bàn phát triển chủ yếu ở
Italia, vùng bờ biển Địa Trung Hải, trung tâm buôn bán thời bấy giờ, và thịnh hành
cho đến thế kỷ XVII. [3]

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

- 10 -

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

Hình 2.3 Bản đồ Portolan vẽ khu vực Đông Nam Á của Joan Martinez, năm 1587
Chuyển sang thời kì Phục Hưng (từ TK XIV đến TK XVI) là thời kỳ phát triển
mạnh của bản đồ. Đây là thời kỳ của các phát kiến địa lý vĩ đại, la bàn cũng được
phát minh trong giai đoạn này nhằm phục vụ cho các chuyến đi biển dài ngày.

Những tờ bản đồ đã trở thành nhu cầu cấp bách đối với các nhà hành hải, các nhà
thám hiểm và các thương gia. Các cuộc thám hiểm lớn của các nhà địa lý như
Cristopher Columbus (1492 – 1504, tìm ra Châu Mỹ); Vasco de Gama (1497 –
1499, phát hiện thêm các chi tiết vùng bờ biển Nam Phi trên đường sang Ấn Độ);
Magienlan (1480 – 1521, thám hiểm vòng quanh thế giới) đã mang lại nhiều hiểu
biết để vẽ bản đồ các châu lục và thế giới.
Cùng với những phát kiến mới về địa lý, sự tiến bộ của các ngành khoa học
liên quan như Thiên văn học, Toán học, Vật lý học, Địa lý học và các ngành kỹ
thuật, đặc biệt là sự phát minh ra ngành In (1456) đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ
của Bản đồ học. Cũng trong thế kỷ XV, Italia đã xây dựng bản đồ Châu Phi bằng
những ký hiệu quy ước thay cho những dấu hiệu hình tượng phức tạp trước đây trên
các bản đồ, đã tạo nên sự biến đổi về chất trong việc thể hiện nội dung cho bản đồ.

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

- 11 -

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

Hình 2.4 Bản đồ thế giới của Christopher Columbus vẽ năm 1565
Nhà Bản đồ học vĩ đại của thế kỉ XVI là G.Mercator – người Hà Lan, với tác
phẩm lớn đầu tiên là Bản đồ Châu Âu chữa những lỗi sai trên bản đồ của Ptolémée
(Địa Trung Hải). Ông là người đề xướng làm bản đồ hàng hải trên phép chiếu đồng
góc hình trụ thẳng, đảm bảo vẽ đường tà hành “Loxođroma” là đường thẳng, và cho
đến nay phép chiếu nay vẫn dùng cho bản đồ hàng hải. Ơng cịn có tuyển tập bản đồ

với tiêu đề “Atlas” với 107 bản đồ được xuất bản đầy đủ năm 1602.[3]
Vào thế kỷ XVI – XVII các quốc gia phong kiến đã lớn mạnh, bản đồ trở
thành công cụ để quản lý dân cư hiệu quả. Vì vậy cơ sở khoa học để thành lập bản
đồ được phát triển mạnh. Lúc này trên bản đồ đã có Cơ sở khống chế, các phương
pháp đo góc bằng la bàn, đo khoảng cách bằng thước dây, các địa vật được vẽ bằng
mắt nhưng có khép góc đã được sử dụng rộng rãi. Điểm nổi bật của thời kì này là
các bản đồ được biên vẽ khơng chỉ do một người, mà nó được đưa vào sản xuất
trong một dây chuyền đã chun mơn hố các công đoạn sản xuất.
Nhưng cũng từ đây, nguồn tư liệu địa lý đã rất đang dạng và khác nhau. Để có
được một tác phẩm bản đồ tốt, Bản đồ học cần có những cơ sở khoa học mới để
đánh giá, phân tích các nguồn tư liệu.

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


Luận văn Thạc sĩ

- 12 -

GVHD: TS Vũ Xuân Cường

Điểm đáng chú ý nữa là sự đóng góp đáng kể về lý luận cũng như các tác
phẩm bản đồ của Bản đồ học Nga thời kì này. Chất lượng và phương pháp đo vẽ
của các bản đồ này hơn hẳn các bản đồ của các nước phương Tây. Các bản đồ của
Nga thời kì này là tài sản quốc gia, mang tính chất quốc gia, khác với bản đồ
phương Tây chỉ có tính chất thương mại. Theo cố Giáo sư Salisep thì đây là thời kì
hình thành nền Bản đồ học Nga. [2]


2.1.3 Bản đồ học thời cận đại (nửa cuối thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII)
Chính sự phát triển của các quan hệ sản xuất tư bản ở các nước Châu Âu đã
tạo ra sự phát triển mạnh hơn của Bản đồ học. Đây cũng là thời kỳ mà các nước tư
bản Châu Âu liên tục mở rộng cơng cuộc khai khẩn thuộc địa. Nhu cầu có các bản
đồ chính xác về một khu vực rộng lớn cũng như tồn thế giới địi hỏi cần có các
nghiên cứu sâu hơn nhằm tìm ra phương pháp mới thích hợp để có thể truyền tải
được bề mặt Trái Đất một cách chính xác nhất lên trên tờ bản đồ.
Do đó trong giai đoạn này, hàng loạt các trung tâm hoạt động về lĩnh vực bản
đồ được thành lập, như tại các viện hàn lâm khoa học Pháp (Paris 1666), Đức
(Berlin 1700), Nga (Xanh Pêtécbua 1724)....
Vào đầu thế kỷ XVIII, Pháp trở thành nước đi đầu trong đo vẽ địa hình mặt
đất và thể hiện lên tờ bản đồ. Họ đã vẽ địa hình trên cơ sở lưới tam giác trắc địa do
các thế hệ nhà Cassini thiết lập. Năm 1789 có 182 mảnh bản đồ địa hình Quốc gia
của nước Pháp đã được hoàn thành.
Ở Anh, trong điều kiện tăng nhanh nhu cầu bản đồ phục vụ cho đi biển bn
bán và tìm kiếm thuộc địa, các loại bản đồ hàng hải, bản đồ địa lý cũng rất phát
triển. Để giúp dễ dàng xác định được kinh tuyến trên biển, năm 1675 người ta đã
thiết lập ra đài thiên văn Greenwich ở ngoại ô Luân đôn.
Dựa vào các tư liệu về độ lệch từ tính, thuỷ triều, sức gió,... nhà thiên văn học
người Anh tên Edmond Halley (1656 – 1742) đã thành lập các bản đồ địa lý tự
nhiên về sức gió (1688), bản đồ độ đẳng từ khuynh (1701). Đây chính là cơ sở cho

HVTH: Đặng Lê Trầm Hương

MSHV:10100379


×