Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọ trường đại học cao đẳng của học sinh trung học phổ thông tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 108 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

VÕ ANH LỘC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG CỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã ngành: 12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2012


ii

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS CAO HÀO THI
Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. NGUYỄN THUÝ QUỲNH LOAN
Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. NGUYỄN THU HIỀN
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG
Tp.HCM ngày 07 tháng 8 năm 2012
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. NGUYỄN THIÊN PHÚ


2. TS. LÊ TRUNG CHƠN
3. TS. NGUYỄN THUÝ QUỲNH LOAN
4. TS. NGUYỄN THU HIỀN
5. TS. CAO HÀO THI
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi LV đã được sửa chữa (nếu có)
Cán bộ hướng dẫn

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


iii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HÒA XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
TP. HCM, ngày 29 tháng 06 năm 2012

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên:

VÕ ANH LỘC

Ngày, tháng, năm sinh:
Chuyên ngành:

Giới tính: Nam

Nơi sinh: Lâm Đồng

02/01/1982

Quản trị kinh doanh

MSHV: 10800880

Khoá (Năm trúng tuyển): 2010
I- TÊN ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CAO ĐẲNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG
II- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học, cao đẳng của HS
THPT và xác định mức độ tác động của các yếu tố trên.
- Xác định sự khác biệt của các đặc điểm về nhân khẩu học trong ảnh hưởng
của các yếu tố trên đối với việc chọn trường.
- Kiến nghị những giải pháp cụ thể đến các tổ chức đào tạo nhằm nâng cao sự
thỏa măn và thu hút đối với học sinh, đến các trường THPT và gia đình nhằm cải
thiện sự hỗ trợ, nâng cao chất lượng trong việc ra quyết định chọn trường đại học,
cao đẳng của học sinh.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 13/02/2012
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 29/06/2012
V- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. CAO HÀO THI
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đă được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH


LỜI CẢM ƠN


iv
Tôi xin trân trọng bày tỏ sự trân trọng và lòng cảm ơn chân thành đối với TS. Cao
Hào Thi, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện luận
văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến các Thầy Cơ trong Khoa Quản Lý Cơng
Nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã chia sẻ những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu, tạo điều kiện để cho tơi có cơ hội được tiếp xúc và học tập
những kiến thức bổ ích.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng, Ban
Giám hiệu, Thầy Cô giáo và các em học sinh các trường THPT trong tỉnh đã động
viên và giúp đỡ tơi trong q trình điều tra khảo sát và thực hiện luận văn.
Cảm ơn các bạn học viên cùng khóa đã động viên, hỗ trợ tơi trong q trình nghiên
cứu luận văn.

Võ Anh Lộc


v

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Võ Anh Lộc
Là học viên cao học lớp Quản Trị Kinh Doanh khóa 2010 tại Lâm Đồng của
Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM.
Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận
nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các
nghiên cứu khác.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Võ Anh Lộc


vi

TÓM TẮT
Ước mơ của đa số học sinh PTTH là được vào học tại một trường đại học, để khi tốt
nghiệp có thể nhận được cơng việc có mức lương cao và vị trí xứng đáng trong xã
hội. Nhưng lựa chọn trường đại học nào để học luôn là vấn đề khiến bản thân học
sinh lẫn phụ huynh và xã hội quan tâm, lo lắng trước mỗi mùa thi tuyển sinh cao
đẳng, đại học.
Mục tiêu nghiên cứu là tìm kiếm các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường và đánh giá tầm quan trọng của từng nhân tố, và từ đó đề xuất một số kiến
nghị góp phần hỗ trợ công tác đào tạo, tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng
trong cả nước nói chung, tại tỉnh Lâm Đồng nói riêng có giải pháp tốt hơn trong
cạnh tranh thu hút học viên theo học, cũng như giúp gia đình và bản thân các em
học sinh có biện pháp thiết thực và hiệu quả hơn trong việc chọn trường theo học.
Quy trình nghiên cứu được thực hiện với hai giai đoạn nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng. Trong nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành thảo luận tay
đôi và tham khảo ý kiến chuyên gia, nhằm xây dựng và hoàn thiện các thang đo.
Nghiên cứu định lượng được tiến hành qua khảo sát với kích thước mẫu chọn lọc từ
206 bảng trả lời khảo sát học sinh lớp 12 tại tỉnh Lâm Đồng đạt yêu cầu. Dữ liệu thu
thập được xử lý bằng SPSS 11.5 với một số công cụ chủ yếu trong phân tích định
lượng để tìm kiếm và giữ lại 21 biến quan sát có độ tin cậy cao và hội tụ tốt trong
tổng số 29 biến ban đầu. Sau đó, xem xét tầm quan trọng của các nhóm nhân tố và
phân tích sự khác biệt của các biến nhân khẩu học ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường của các em.

Kết quả phân tích 206 bảng trả lời khảo sát của học sinh lớp 12 tại tỉnh Lâm Đồng
cho thấy có 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường, được chia làm 4
nhóm và sắp xếp theo mức độ quan trọng giảm dần là nhóm đặc điểm cá nhân xếp
vị trí đầu tiên, nhóm thứ hai gồm hai yếu tố là sở thích và cơng việc tương lai, nhóm
thứ ba cũng gồm hai yếu tố là khả năng thi đậu và được hỗ trợ tài chính, đặc điểm
trường, nỗ lực đưa thông tin đến học sinh của trường và cuối cùng là nhóm các cá
nhân ảnh hưởng.


vii
Tuy cũng còn một số hạn chế nhưng nghiên cứu có những đóng góp ý nghĩa nhất
định, có nét khác biệt so với nghiên cứu trước. Đây có thể là nguồn thơng tin tham
khảo hữu ích cho các nhà quản lý, đặc biệt là bộ phận tuyển sinh ở các trường đại
học, cao đẳng.
Tuy nhiên, do mẫu khảo sát còn nhỏ và lấy thuận tiện nên có thể kết quả chưa có
tính đại diện cho tổng thể. Cịn một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường đại học chưa được đưa vào khảo sát trong nghiên cứu này. Việc triển khai
nghiên cứu với mẫu lớn hơn là hướng nghiên cứu tốt sẽ mang lại giá trị cao hơn
trong lĩnh vực giáo dục.


viii

ABSTRACT
Studying in university are now the wishes of most high school students after they
graduated from their high school, that is just because they hope the result of
university graduation can help them much in getting a good career with high salary.
But choosing which university to study is always the social problem which costs
much concerning of student themselves, their parents and the society in every
season of university attendance tests each year.

The research objective is looking up major elements that affect high school
students’ choosing university resolution and the importance of these factors. And as
a result of that, some motions are given to help families, schools and education
organizations have practical approaches in order to well orient and make the best
university choice in Vietnam country and Lam Dong Province particularly.
The research is conducted through two phases qualitative research and quantitative
research. Qualitative research is to build up and perfect measure scales. Quantitative
research is conducted with the model from Lam Dong Province of n=206 through a
questionaire. The collected data is carried out by doing descriptive statistics with
SPSS 11.5, and the result is to find out and keep at last 21 details which can be well
converged and reliability from 29 details at the beginning test. And then, one by one
factor is called for the importance itself to the choice.
The answers from research in high school students in Lam Dong are 6 main factors
influencing students’ university choice tendency and are arranged according to four
groups importance levels from high to low, including group of personal
characteristics counted the first, the second group include two fators with the same
level are taste and future career, successful attendance test and financial aids, and
the two next factors are the university characteristics, university efforts to give
available information in third group, and the last group is significant persons factor.


ix
Though also has certain limits, this study gives remarkably meanings differing from
those in the past. This study can systematize, analyze and complete theoretical
basis and give conclusions on key factors to university choice of the high school
students. This can be very useful for the university administration.
The sample size in this research is small because it is called for only in Lam Dong
Province so the results of this study maybe is not for all cases. There are also some
factors that have not been put in this study. The direction to open examine for
further researh is to larger the size to more provinces in Viet Nam will be better on

education research.


x

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. ii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iii
ABTRACT ............................................................................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ................................................ ix
VIẾT TẮT ............................................................................................................ xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................ 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................... 4
1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU .......................................... 4
1.6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI .............................................................................. 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ......................................... 6
2.1. KHÁI NIỆM LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC.......................................... 6
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................................................................. 7
2.2.1. Mơ hình của Chapman, D.W. (1981) ............................................ 8
2.2.2. Mơ hình của Hossler & Gallagher (1987) .................................. 12
2.2.3. Mơ hình của Mario và Helena (2007) ........................................... 14
2.2.4. Mơ hình của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) ...................... 15
2.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................... 16
2.3.1. Yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh ..... 16
2.3.2. Yếu tố đặc điểm của trường đại học, cao đẳng ............................. 17

2.3.3. Yếu tố bản thân học sinh .............................................................. 17
2.3.4. Yếu tố công việc trong tương lai ................................................. 18
2.3.5. Yếu tố nỗ lực của trường ĐH để đưa thông tin ............................ 18
2.4 THANG ĐO SƠ BỘ TỔNG HỢP ........................................................... 19


xi
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ......................................................... 22
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 22
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ......................................................................... 22
3.1.2 Nghiên cứu chính thức .................................................................. 23
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................... 24
3.3. XÂY DỰNG THANG ĐO .......................................................................... 26
3.3.1 Thang đo các cá nhân có ảnh hưởng ............................................. 27
3.3.2 Thang đo đặc điểm của trường ĐH, CĐ ...................................... 28
3.3.3 Thang đo yếu tố bản thân cá nhân học sinh ................................ 28
3.3.4 Thang đo công việc trong tương lai ............................................29
3.3.5 Thang đo nỗ lực đưa thông tin của các trường ĐH, CĐ .............. 29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 30
4.1 Kết quả thống kê mô tả ............................................................................. 30
4.2 Đánh giá thang đo .................................................................................... 32
4.3 Xác định mức độ quan trọng của các nhân tố ............................................ 43
4.4 Kết quả kiểm định ANOVA ..................................................................... 47
4.5 Thảo luận về kết quả ............................................................................... 56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 60
5.1. Tóm tắt kết quả ....................................................................................... 60
5.2 Đóng góp của nghiên cứu .................................................................................. 60
5.3. Kiến nghị ................................................................................................ 61
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ......................... 63
5.5 Kết luận .................................................................................................... 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 65
CÁC PHỤ LỤC .................................................................................................. 67


xii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

Bảng biểu
Bảng 2.1 Mơ hình lựa chọn của Hossler và Gallagher (1987) --------------------- 12
Bảng 2.2 Mơ hình lựa chọn của Cabera và La Nasa (2000) ------------------------ 13
Bảng 2.3 Thang đo sơ bộ tổng hợp ------------------------------------------------------- 19
Bảng 3.1: Các biến quan sát cho yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng ------------------ 26
Bảng 3.2 Các biến quan sát cho yếu tố đặc điểm trường đại học, cao đẳng -------- 27
Bảng 3.3 Các biến quan sát cho thang đo bản thân học sinh -------------------------- 27
Bảng 3.4 Các biến quan sát cho thang đo công việc trong tương lai ---------------- 28
Bảng 3.5: Các biến quan sát cho thang đo nỗ lực đưa thông tin đến học sinh ----- 28
Bảng 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ------------------------------------------------------------- 32
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Cá nhân ảnh
hưởng ----------------------------------------------------------------------------- 33
Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Đặc điểm
trường Đại học, cao đẳng ------------------------------------------------------ 35
Bảng 4.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Bản thân cá
nhân học sinh --------------------------------------------------------------------------------- 36
Bảng 4.5 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Công việc
trong tương lai ------------------------------------------------------------------ 37
Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Nỗ lực đưa
thông tin đến học sinh của các trường đại học, cao đẳng ------------------ 38
Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ----------------------------------- 41
Bảng 4.8 Kết quả phân tích giá trị trung bình của các yếu t -------------------------- 43
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định trị trung bình cặp yếu tố Đặc điểm cá nhân - Sở thích

& cơng việc tương lai ------------------------------------------------------------ 44


xiii
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định trị trung bình cặp yếu tố Sở thích & cơng việc tương
lai - Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính ----------------------------- 44
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định trị trung bình cặp yếu tố Khả năng thi đậu & được
hỗ trợ tài chính - Đặc điểm trường ----------------------------------------- 46
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định trị trung bình cặp yếu tố Đặc điểm trường - Nỗ lực
nhà trường ---------------------------------------------------------------------- 46
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định trị trung bình cặp yếu tố Nỗ lực nhà trường - Cá nhân
ảnh hưởng------------------------------------------------------------------------ 47
Bảng 4.14 Kết quả phân tích Anova theo Kết quả học tập---------------------------- 49
Bảng 4.15 Kết quả phân tích Anova theo Thu nhập bình qn gia đình của yếu tố
Sở thích & cơng việc tương lai ---------------------------------------------- 50
Bảng 4.16 Kết quả phân tích Anova theo Thu nhập bình quân gia đình của yếu tố
Đặc điểm cá nhân ------------------------------------------------------------- 52
Bảng 4.17 Kết quả phân tích Anova theo Thu nhập bình quân gia đình của yếu tố
Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính --------------------------------- 53
Bảng 4.18 Kết quả phân tích Anova theo Thu nhập bình quân gia đình của yếu tố
Đặc điểm trường -------------------------------------------------------------- 52
Bảng 4.19 Kết quả phân tích Anova theo Thu nhập bình quân gia đình của yếu tố
Nỗ lực nhà trường------------------------------------------------------------- 53
Bảng 4.20 Kết quả phân tích Anova theo Bậc học của Bố---------------------------- 56
Bảng 4.21 Kết quả phân tích Anova theo Bậc học của Mẹ --------------------------- 58


xiv

Hình vẽ

Hình 2.1 Mơ hình lựa chọn trường đại học của Chapman, D.W. ------------------- 11
Hình 2.2 Mơ hình của sự lựa chọn của Mario và Helena (2007) ------------------- 15
Hình 2.3 Mơ hình lựa chọn của Trần Văn Q và Cao Hào Thi (2009) ------------ 16
Hình 3.1 : Quy trình nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 24
Hình 4.1 Tỷ lệ học sinh các trường được khảo sát-------------------------------------- 29


xv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


: Cao đẳng

ĐH

: Đại học

HS

: Học sinh

NT

: Nông thôn

PTTH

: Phổ thông trung học

TP


: Thành phố

TX,TT

: Thị xã, thị trấn

TB

: Trung bình

THCS

: Trung học cơ sở


1

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ước mơ của đa số học sinh PTTH là được vào học tại một trường đại học, để khi tốt
nghiệp có thể nhận được cơng việc có mức lương cao và vị trí xứng đáng trong xã
hội. Nhưng lựa chọn trường đại học nào để học luôn là vấn đề khiến bản thân học
sinh lẫn phụ huynh và xã hội quan tâm, lo lắng trước mỗi mùa thi tuyển sinh đại
học, cao đẳng.
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến tháng 9 năm 2011 cả
nước có 396 trường ĐH và CĐ, trong đó có 154 trường ĐH và 242 trường CĐ. Đến
nay, 40/63 tỉnh, thành phố có trường ĐH và có 62/63 tỉnh, thành có ít nhất một
trường CĐ hoặc ĐH chỉ trừ tỉnh Đăknông chưa có trường ĐH, CĐ nào. Theo thống
kê gần đây hàng năm có trên 1,2 triệu thí sinh tham gia dự thi vào các trường ĐH và

Cao đẳng, trong khi đó chỉ tiêu tuyển sinh của cả Đại học và Cao đẳng là khoảng
500.000 thí sinh. Tỷ lệ tiếp nhận của các trường đại học chỉ ở mức gần 30%, điều
này dẫn đến áp lực hết sức nặng nề cho các thí sinh tham dự các kỳ thi tuyển sinh
ĐH, CĐ.
Theo số liệu thống kê mới nhất từ Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục
(Bộ GD - ĐT) tháng 5/2012, lượng hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng năm
2012 hơn 1,8 triệu bộ - giảm 7.4% so với năm 2011, tương đương giảm trên 15.000
hồ sơ đăng ký. Điều này cho thấy đã có sự cân nhắc tương đối của thí sinh trong
việc lựa chọn trường dự thi. Lượng hồ sơ ảo dường như giảm xuống nhiều. Tuy
nhiên, theo 24h.net (20.2.2012), lượng hồ sơ dự thi vào các nhóm trường đại học rất
khác nhau. Bản thân các trường đại học hiện nay, lại đang rất cạnh tranh trong việc
thu hút thí sinh dự tuyển. Các trường được xếp vào “hàng đầu” như Đại học Bách
Khoa, Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại thương… luôn vẫn thu hút được lượng hồ sơ
dự thi rất cao, trong khi các trường đại học bán công, dân lập và các trường ở địa
phương lại gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển sinh.
Trước khi chọn trường, một số thí sinh chọn ngành học trước rồi sau đó so sánh
chất lượng đào tạo ngành, điểm chuẩn đầu vào, tỷ lệ chọi… giữa các trường để chọn
trường dự thi. Một số thí sinh khác lại cân nhắc về vấn đề tài chính trước khi chọn


2
trường, đặc biệt khi so sánh giữa trường đại học ở các thành phố lớn và các trường
địa phương. Thực trạng hiện nay cho thấy có rất nhiều trường đại học, cao đẳng có
lĩnh vực đào tạo tương đối giống nhau nhưng chất lượng khác nhau do vị trí địa lý,
cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên … nên việc lựa chọn được một trường phù hợp
không đơn giản. Theo Ơng Dương Đức Lân – Phó Tổng cục trưởng cục dạy nghề,
“Việc chọn trường, chọn nghề vẫn theo cảm tính” (Laodong.com.vn, 26.08.2009).
Xuất phát từ thái độ, suy nghĩ chưa chín chắn của các em học sinh PTTH về chọn
trường đại học, cao đẳng phù hợp với bản thân, sự tư vấn từ gia đình, thầy cơ ở
trường phổ thơng, bạn bè chưa hiệu quả nên vẫn còn nhiều học sinh chọn chưa đúng

trường. Một số sinh viên chọn sai trường và phải bỏ học giữa chừng, bên cạnh yếu
tố chọn khơng đúng ngành học cịn có những yếu tố khác tác động như năng lực
bản thân, học phí, cơ sở vật chất trường, mơi trường học tập… đó là sự lãng phí của
gia đình sinh viên nói riêng và xã hội nói chung.
Xuất phát từ thực trạng trên, nghiên cứu đã chọn mục tiêu là xác định và đánh giá
tác động của các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học,
cao đẳng của học sinh trung học phổ thông khối lớp 12.
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay, có hai trường đại học là Đại học Đà Lạt và
Đại học Yersin; năm trường cao đẳng là CĐ Sư phạm Đà Lạt, CĐ Kinh tế - Kỹ
thuật Lâm Đồng, CĐ Nghề Đà Lạt, CĐ Y tế Lâm Đồng, CĐ Công nghệ & Kinh tế
Bảo Lộc, với các ngành nghề đào tạo rất phù hợp với nhu cầu của địa phương, tuy
nhiên số lượng sinh viên theo học tại các trường của tỉnh không nhiều. Như thế, cần
thiết phải có một nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn để tìm ra các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định chọn trường nhằm đưa ra giải pháp hồn thiện, góp phần
hỗ trợ cơng tác đào tạo, tuyển sinh của các trường tại địa phương có giải pháp tốt
hơn trong cạnh tranh thu hút học viên theo học, cũng như giúp gia đình và bản thân
các em học sinh có biện pháp thiết thực chọn đúng trường theo học, đúng ngành
theo làm, từ đó có thể đáp ứng mục tiêu đào tạo xã hội hiệu quả hơn.
Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường đại học như nghiên cứu của Chapman (1981), Hossler
và Gallagher (1987), Cabera và La Nasa (2000) và Mario và Helena (2007), Trần


3
Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) … nhưng chưa có nghiên cứu nào tập trung riêng
cho tỉnh Lâm Đồng. Vì vậy, đề tài này nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh phổ thông trung học
tỉnh Lâm Đồng”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này tập trung vào các mục tiêu chủ yếu là:

1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học, cao
đẳng của các học sinh phổ thông tỉnh Lâm Đồng.
2. Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố trên đến quyết định lựa chọn trường đại
học, cao đẳng của học sinh tỉnh Lâm Đồng.
3. Xác định sự khác biệt của các đặc điểm nhân khẩu học trong ảnh hưởng của các
yếu tố trên đối với việc chọn trường.
4. Kiến nghị những giải pháp giúp các tổ chức đào tạo, gia đình, bản thân học sinh
nhằm nâng cao chất lượng trong việc ra quyết định lựa chọn trường đại học, cao
đẳng của học sinh khối lớp 12.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được hình thành với một số câu hỏi ban đầu xem xét sự ảnh hưởng của
các yếu tố đến việc ra quyết định chọn trường của các học sinh phổ thơng trung học
như:
1. Phía gia đình, bạn bè và thầy cơ giáo trường THPT có ảnh hưởng đến quyết định
chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh không?
2. Bản thân học sinh đó (khả năng, sở thích, tính cách…) có ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh không?
3. Các yếu tố của trường đại học (danh tiếng, đặc điểm, khả năng kết nối với doanh
nghiệp…) có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học, cao đẳng của học
sinh không?
4. Trong cùng một ngành, kỳ vọng về công việc trong tương lai có ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh không?


4
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu bao gồm các học sinh lớp 12 tại các trường PTTH trong
phạm vi tỉnh Lâm Đồng, phân bố ở các huyện, thành phố của tỉnh.
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 2/2012 đến tháng 7/2012 phù hợp với
khoảng thời gian học sinh lớp 12 thực hiện đăng ký thi đại học, cao đẳng hằng năm.

1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định và đánh giá mức độ quan trọng của các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường cao đẳng, đại học của học sinh
PTTH. Kết quả của nghiên cứu sẽ có ý nghĩa nhất định giúp cho các học sinh, gia
đình học sinh, nhà trường và các tổ chức giáo dục hiểu thêm về các yếu tố ảnh
hưởng đến việc lựa chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh.
Từ kết quả nghiên cứu, bản thân các học sinh và gia đình họ có cơ sở chắc chắn
hơn trong quyết định chọn trường thông qua việc đánh giá các yếu tố như năng lực,
sở thích, thu nhập gia đình, vị trí gần nhà … Kết quả nghiên cứu cũng góp phần
giúp các trường cao đẳng, đại học tiến hành xây dựng, bổ sung, điều chỉnh các
chính sách hoạt động, mục tiêu đào tạo, chương trình hướng nghiệp sao cho khoa
học, hợp lý nhằm thu hút được nhiều học sinh, sinh viên nhất.
Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Lâm Đồng, nơi cũng có nhiều các trường cao
đẳng và đại học địa phương, nên kết quả nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa trong việc
hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn, nhận biết được các yếu tố tác động
và đánh giá tầm quan trọng của mỗi yếu tố đến việc lựa chọn trường đại học, cao
đẳng của học sinh PTTH của tỉnh. Từ đó, các trường sẽ xây dựng chiến lược đào
tạo với các ngành nghề phù hợp với nhu cầu lao động của địa phương, giúp gia
đình và bản thân các em học sinh có biện pháp thiết thực chọn đúng trường theo
học, đúng ngành theo làm, từ đó có thể đáp ứng các mục tiêu xã hội hiệu quả hơn.
1.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Báo cáo nghiên cứu này được chia thành 5 chương. Chương 1 giới thiệu tổng
quan về bài nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết của nghiên cứu và
các mơ hình nghiên cứu đã được thực hiện trước đây và từ đó xây dựng các
lý thuyết cho nghiên cứu. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình


5
nghiên cứu và xây dựng các thang đo dùng trong nghiên cứu. Chương 4 trình
bày các phân tích dữ liệu, kết quả phân tích của nghiên cứu và thảo luận về kết

quả. Và cuối cùng Chương 5 sẽ tóm tắt các kết quả nghiên cứu và những kiến nghị
cho gia đình, nhà trường và các tổ chức đào tạo cũng như các hạn chế của đề tài
và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.


6

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nội dung chương 2 sẽ trình bày sơ lược về khái niệm lựa chọn trường đại học, cao
đẳng và tổng quan các cơ sở lý thuyết dùng trong các nghiên cứu trước đây có liên
quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học, cao đẳng
của học sinh.
2.1. KHÁI NIỆM LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Theo nghiên cứu của Hossler, D., Braxton, J., & Coopersmith, G. (1989), khái niệm
lựa chọn trường đại học được đưa ra và hiểu như là một “q trình phức tạp, đa giai
đoạn, trong đó một cá nhân phát triển những nguyện vọng để được tiếp tục đào tạo
sau trung học thông qua việc quyết định chọn theo học tại một trường đại học hay
một tổ chức hướng nghiệp tiên tiến”. Trong đó, thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để
nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính tốn để quyết định sử dụng nguồn lực hợp lý
trong điều kiện khan hiếm để đạt được mục tiêu. Như thế, khi học sinh lựa chọn
trường đại học để dự thi, nghĩa là người học sinh phải cân nhắc các yếu tố liên quan
để thực hiện quyết định chọn.
Các nghiên cứu trước ở nước ngoài như nghiên cứu của Chapman (1981), Hossler và
Gallagher (1987), Cabera và La Nasa (2000) và Mario và Helena (2007) đưa ra các
mơ hình chọn lựa trường đại học để hỗ trợ và chứng minh khái niệm trên với các
thành phần của mơ hình là sự kết hợp giữa các yếu tố xã hội và yếu tố kinh tế ảnh
hưởng đến nguyện vọng học đại học của sinh viên. Trong đó, các yếu tố xã hội tác
động chủ yếu là các yếu tố ảnh hưởng thái độ, tình cảm của cá nhân lựa chọn như
hồn cảnh kinh tế gia đình, kỳ vọng của bố mẹ, thầy cơ và thành tích học tập, năng
lực học từ giai đoạn học PTTH. Còn các yếu tố kinh tế đã được đề cập trong các mơ

hình đa số là phân tích và so sánh, cân nhắc giữa chi phí và quyết định chọn như
học phí, chính sách hỗ trợ, miễn, giảm học phí… để có thể tối đa hóa lợi ích của
quyết định chọn học đại học của sinh viên. Các mơ hình chọn trường kết hợp này có
rất nhiều ưu điểm và như thế đã giúp các nhà quản lý giáo dục có nhiều giải pháp
hữu ích để hiệu chỉnh cách thức quản lý.


7
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Các nghiên cứu trước được tham khảo là mơ hình của Chapman (1981), Hossler và
Gallagher (1987), Cabera và La Nasa (2000) và Mario và Helena (2007), Trần Văn
Q và Cao Hào Thi (2009).
2.2.1. Mơ hình lựa chọn trường đại học, cao đẳng của Chapman, D.W. (1981)
Chapman, D. W. (1981) đã nghiên cứu sự lựa chọn trường đại học của các học sinh
dựa trên một mơ hình bao gồm 2 nhóm ảnh hưởng cơ bản là ảnh hưởng của nhóm
các yếu tố đặc thù của cá nhân và nhóm các yếu tố bên ngồi.
2.2.1.1. Nhóm các yếu tố cá nhân
Nhóm yếu tố cá nhân bao gồm tình trạng kinh tế xã hội, năng lực, mức độ giáo dục
mong đợi, kết quả học tập ở PTTH.
- Tình trạng kinh tế xã hội
Tầm quan trọng của tình trạng kinh tế xã hội được biểu hiện theo những cách khá
phức tạp. Tình trạng kinh tế xã hội của mỗi gia đình khác nhau khơng những ảnh
hưởng đến bậc đào tạo của mỗi cá nhân học sinh, sinh viên mà còn ảnh hưởng đến
tỉ lệ phân bổ vào các trường đại học, cao đẳng khác nhau. Những học sinh, sinh
viên có tình trạng kinh tế xã hội tốt hơn thì có khả năng học cao hơn và có khả
năng chọn các trường đại học, cao đẳng tốt hơn so với các học sinh, sinh viên có
tình trạng kinh tế xã hội trung bình hoặc thấp hơn.
Thu nhập gia đình, một khía cạnh rất quan trọng của tình trạng kinh tế xã hội, cũng
có tác động trực tiếp đến sự giới hạn việc lựa chọn trường đại học, cao đẳng thực tế
của học sinh, sinh viên khi so sánh với các chi phí của tổ chức giáo dục và sự hỗ trợ

tài chính. Những học sinh, sinh viên có thu nhập cao hơn có khuynh hướng chọn
trường đại học tư, sinh viên có thu nhập trung bình thích chọn trường đại học cơng,
cịn những sinh viên có thu nhập thấp hơn thường chọn các trường cao đẳng cộng
đồng tư hoặc công.
- Năng lực
Năng lực học tập của mỗi cá nhân ảnh hưởng đến kết quả học của những năm phổ
thông và thể hiện qua điểm số của các bài kiểm tra, cũng là một nhân tố quan trọng


8
ảnh hưởng đến khả năng tham gia tuyển sinh đại học. Thành tích học tập ở phổ
thơng cũng là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng sàng lọc và lựa chọn các ứng
viên đầu vào. Đó cũng là cơ sở để học sinh lựa chọn trường phù hợp với năng lực
của mình. Một số trường đại học, cao đẳng xét thành tích học tập phổ thơng của
học sinh để tuyển chọn học viên cho trường của mình, và loại bỏ những học sinh có
thành tích kém hơn.
Ngồi ra, học sinh thường có xu hướng lựa chọn những trường đại học, cao đẳng có
các sinh viên đang học đã từng có thành tích tương tự như họ, họ khơng muốn học
với những người có năng lực quá khác biệt với họ.
- Mức độ giáo dục mong đợi/ kỳ vọng giáo dục
Mức độ giáo dục mong đợi và kỳ vọng giáo dục đều ảnh hưởng đến những kế
hoạch học đại học của học sinh, sinh viên. Kỳ vọng là nói về việc một người nhận
thức bản thân sẽ làm hoặc sẽ hồn thành được điều gì vào một ngày nào đó trong
tương lai. Mức độ giáo dục mong đợi là những ao ước hoặc những ước muốn bày
tỏ hi vọng của một cá nhân về tương lai.
- Kết quả học tập ở PTTH
Kết quả học tập ở PTTH là một trong những cơ sở để trường đại học, cao đẳng ra
quyết định tiếp nhận hoặc từ chối sinh viên. Kết quả này là sản phẩm của quá trình
học tập tại phổ thơng nên nó sẽ hỗ trợ bản thân học sinh trong việc lựa chọn trường
phù hợp với năng lực. Đối với những học sinh có thành tích học tập tốt, họ sẽ nhận

được nhiều sự khuyến khích từ phía gia đình và thầy cơ giáo trong việc lựa chọn
trường tốt và phù hợp, đồng thời các học sinh này sẽ có như cầu tìm kiếm học bổng
và cơ hội học tập cao hơn.
2.2.1.2 Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngồi gồm Cá nhân có ảnh hưởng quan trọng, đặc điểm cố định của
trường đại học, cao đẳng và nỗ lực giao tiếp của trường đại học, cao đẳng với học
sinh.
- Cá nhân có ảnh hưởng quan trọng
Các học sinh khi lựa chọn trường đại học, cao đẳng thường sẽ tham khảo ý kiến từ
nhiều người và bị thuyết phục mạnh mẽ bởi những lời nhận xét, lời khuyên của gia


9
đình và bạn bè của họ. Sự ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện ở ba mặt là (1)
những nhận xét làm hình thành kỳ vọng của học sinh về trường đại học; (2) họ có
thể đưa ra lời khuyên trực tiếp về việc học sinh nên chọn trường nào, ở đâu; và (3)
đối với bạn bè thân thiết, ngôi trường mà họ đang học sẽ ảnh hưởng đến quyết định
của người học sinh.
- Đặc điểm cố định của trường đại học, cao đẳng
Vị trí địa lý của trường, chi phí học tập, khn viên trường, và các chương trình
đào tạo sẵn có là các đặc điểm cơ bản cố định trong mơ hình này. Những đặc điểm
này chỉ có khuynh hướng ảnh hưởng cố định trong ngắn hạn, khi có sự thay đổi, ví
dụ như thêm vào chương trình đào tạo mới, thì phải mất một khoảng thời gian
tương đối dài để hình ảnh và danh tiếng của ngôi trường thay đổi phù hợp với kỳ
vọng của bố mẹ, người tư vấn và bản thân sinh viên.
+ Chi phí
Chi phí là nhân tố ảnh hưởng nhiều hơn các nhân tố khác đối với học sinh khi lựa
chọn việc đi học hoặc không đi học so với việc chọn học ở trường nào. Thu nhập
gia đình học sinh có ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn, từ đó chi phí của trường
đại học cần phải phù hợp với nhân tố này. Tại những trường đại học tư nhân, đa số

sinh viên thường nhận dạng chi phí là nhân tố quan trọng trong quyết định của họ.
+ Hỗ trợ tài chính
Sự ảnh hưởng của hỗ trợ tài chính là một trong những vấn đề được nghiên cứu rộng
rãi trong việc lựa chọn trường đại học, cao đẳng, cơ bản là vì nó có ý nghĩa trực
tiếp đến chủ trương chính sách của trường đại học. Giả định nếu chi phí tạo ra rào
cản cho việc học đại học thì hỗ trợ tài chính là nhân tố thu hút các quyết định chọn
lựa trường.
+ Địa điểm
Những sinh viên sống ở khu vực có nhiều trường đại học, cao đẳng thì ít có khuynh
hướng đi học xa, trong khi đó các sinh viên xuất thân từ vùng nơng thơn, nơi có ít
trường đại học thì đương nhiên phải đi học xa nhà. Những sinh viên học tốt và
không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tài chính thì có khả năng chọn lựa nhiều
trường với phạm vi địa lý rộng hơn.


10

+ Các chương trình đào tạo sẵn có
Sinh viên có xu hướng chọn những trường đại học, cao đẳng mà họ kỳ vọng rằng
chương trình đào tạo sẵn có của trường là tốt để học, có thể có được việc làm ngay
sau khi tốt nghiệp hoặc cơ hội học tập cao hơn. Thực vậy, những khóa học với
chương trình định sẵn và lợi ích mà họ sẽ nhận được là đặc điểm quan trọng hơn cả
khi sinh viên tìm kiếm và lựa chọn trường.
- Nỗ lực giao tiếp của trường đại học, cao đẳng với học sinh
Nghiên cứu của Chapman, D.W (1981) đã chỉ ra rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến sự lựa chọn trường của học sinh nhưng yếu tố nỗ lực giao tiếp của trường đại
học được đánh giá rất cao. Các thông tin mà học sinh năm cuối thu thập được có
tác động rất tích cực đến kỳ vọng giáo dục của họ. Những lần trực tiếp quảng bá
hình ảnh của trường đại học, cao đẳng tại trường phổ thông và những chuyến tham
quan khuôn viên trường đại học dành cho học sinh năm cuối được đánh giá là hoạt

động tuyển sinh hiệu quả nhất.
2.2.1.3 Kỳ vọng chung về cuộc sống ở trường đại học, cao đẳng
Nhân tố này cũng được xem xét là một ảnh hưởng lớn, mang tính chất tập hợp đến
quyết định chọn trường đại học của sinh viên. Sự ảnh hưởng này được mô tả chủ
yếu bởi sinh viên năm nhất khi học nói về sự hịa nhập của bản thân họ trong môi
trường mới. Quyết định lựa chọn trường đại học, cao đẳng có thể dựa trên những
mơ tả tỉ mỉ của các cá nhân tiêu biểu, từ đó ảnh hưởng đến kỳ vọng chung về cuộc
sống tại trường trong tương lai.
Từ mơ hình này, Chapman (1981) đề nghị các tài liệu hướng dẫn có sẵn được cung
cấp cho học sinh nên được viết ở một mức độ dễ đọc và dễ hiểu bởi chúng sẽ cung
cấp lượng thông tin tốt cho quyết định chọn trường của học sinh.
Kết quả mô hình nghiên cứu của Chapman (1981) được trình bày ở Hình 2.1.


×