Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nét đẹp triều phục hoàng gia nhà Nguyễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 75 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI </b>



<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN </b>


<b>KHOA TRIẾT HỌC </b>



<b>NGUYỄN THỊ KHÁNH LINH </b>



<b>NÉT ĐẸP TRIỀU PHỤC HỒNG GIA </b>


<b>NHÀ NGUYỄN</b>



<b>KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI </b>



<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN </b>


<b>KHOA TRIẾT HỌC </b>



<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>



<i><b>Đề tài: </b></i>



<b>NÉT ĐẸP TRIỀU PHỤC HOÀNG GIA </b>


<b>NHÀ NGUYỄN</b>



<i><b>Họ và tên </b></i> <b>: Nguyễn Thị Khánh Linh </b>


<i><b>Lớp </b></i> <b>: QH – 2015 – X – TR </b>


<i><b>Mssv </b></i> <b>: 15032500 </b>


<i><b>Giảng viên hướng dẫn : ThS Đỗ Thị Minh Thảo </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>LỜI CẢM ƠN </b>


<i>Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình của các </i>
<i>thầy cơ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các thầy cô giáo khoa </i>
<i>Triết học đã giúp em xây dựng hệ thống lý luận căn bản để em hoàn thành </i>
<i>khóa luận này. </i>


<i>Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo thư viện Tôn giáo, thư viện </i>
<i>đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện để em hồn thành khóa </i>
<i>luận này. </i>


<i>Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, các chú trong ban Tuyên </i>
<i>giáo thành phố Huế, các cô chú hướng dẫn viên, các bậc cha chú - những </i>
<i>người đi trước tìm hiểu và có cái nhìn sâu sắc về đề tài này đã nhiệt tình chia </i>
<i>sẻ thơng tin để em hồn thành khóa luận. </i>


<i>Sau cùng em xin cảm ơn cô giáo. ThS Đỗ Thị Minh Thảo - giảng viên </i>
<i>hướng dẫn khóa luận đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em hồn thành </i>
<i>khóa luận này. </i>


<i>Em xin cam đoan những thơng tin có trong khóa luận là những thơng </i>
<i>tin lấy từ những nguồn tài liệu chính thống và đáng tin cậy. Do phạm vi đề tài </i>
<i>rộng, thời gian nghiên cứu hạn hẹp và trình độ hạn chế nên trong khóa luận </i>
<i>khơng tránh khỏi thiếu sót, nên em kính mong các thầy cơ có những kiến đóng </i>
<i>góp em sẽ tiếp thu và hồn thành khóa luận tốt hơn. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>MỤC LỤC</b>


<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>



<b>Chương 1. ĐÔI NÉT VỀ NHÀ NGUYỄN VÀ NÉT ĐẸP TRIỀU </b>
<b>PHỤC HOÀNG GIA NHÀ NGUYỄN TỪ 1802 - 1945 ... 4 </b>


<b>1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Triều Nguyễn ... 4 </b>


1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ... 4


1.1.2. Gia phả hoàng gia nhà Nguyễn ... 6


1.1.3. Triều phục hoàng gia nhà Nguyễn với tiêu chí thẩm mỹ của
người cung đình xưa ... 8


<b>1.2. Những nét riêng và độc đáo của Triều phục hoàng gia Việt </b>
<b>Nam ... 14 </b>


1.2.1. So sánh Triều phục Hoàng gia Nhà Nguyễn Việt Nam và triều
phục hoàng gia Nhà Mãn Thanh Trung Quốc ... 14


1.2.2. So sánh triều phục của vua và triều phục của bá quan văn võ ... 20


1.2.3. Thường phục của nhân dân và binh lính thời Nhà Nguyễn ... 25


<b>Chương 2. NÉT ĐẸP TRIỀU PHỤC HOÀNG GIA NHÀ NGUYỄN, </b>
<b>TỪ DI SẢN VĂN HÓA CỦA NHÂN LOẠI ĐẾN THÁCH </b>
<b>THỨCBẢO TỒN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ... 28 </b>


<b>2.1. Nét đẹp triều phục hồng gia nhà Nguyễn nhìn từ giá trị di sản </b>
<b>văn hóa của nhân loại ... 28 </b>



2.1.1. Giá trị di sản văn hóa của hồng phục triều Nguyễn ... 28


2.1.2. Giá trị tơn giáo tín ngưỡng của hoàng phục triều Nguyễn ... 30


<b>2.2. Biện pháp bảo tồn và quảng bá hình ảnh của triều phục hồng </b>
<b>gia nhà Nguyễn. ... 31 </b>


<b>2.3. Ý nghĩa của việc bảo tồn và quảng bá hình ảnh của triều phục </b>
<b>hoàng gia Nhà Nguyễn tới giới trẻ và bạn bè trên thế giới ... 33 </b>


<b>KẾT LUẬN ... 35 </b>


<b>PHỤ LỤC ... 37 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Lý do chọn đề tài </b>


Trong văn kiện Hội nghị Trung ương Đảng 5 khóa VIII, Đảng ta đã chỉ
rõ: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, tinh hoa của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh
dựng nước và giữ nước”. Nền văn hóa tiên tiến phải có sắc thái riêng, cái độc
đáo của truyền thống, tâm hồn, cốt cách, lối sống,... của cả một dân tộc, chứa
đựng tinh hoa của quá khứ kết hợp những cái tốt đẹp của hiện tại. Trong thời
kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, xã hộ ngày càng đổi mới thì nét
văn hóa truyền thống một mặt có sự kế thừa, mặt khác lại bị mai một. Con
người ngày càng quan tâm đến những giá trị văn hóa du nhập từ nước ngồi,
trong đó có phong cách thời trang. Các nước có cách bảo tồn và phát triển các
trang phục truyền thống của mình, trong khi việc đó ở nước ta lại chưa chú
trọng. Cũng có những lễ hội áo dài, những chương trình trình diễn thời trang


liên quan đến áo dào nhưng về trang phục cung đình xưa lại chưa được đi sâu
khai thác. Đây chính là lý do em chọn đề tài: “Nét đẹp triều phục hoàng gia
nhà Nguyễn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Em muốn nhấn mạnh đến nét
đẹp độc đáo cũng như tầm ảnh hưởng của trang phục cung đình hồng gia
Triều Nguyễn. Để qua đó, giới trẻ có cái nhìn sâu sắc hơn về những nét đẹp
tạo nên bức tranh lịch sử rực rỡ của nước nhà.


<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Kế từ sau cuốn sách Ngàn năm áo mũ của tác giả Trần Quang Đức, một </i>
lần nữa người trẻ ham mê lịch sử lại tái ngộ với triều phục của Hoàng gia VN
qua dự án Anh Hoàng của một bạn trẻ 9X - Vũ Đức. Dự ấn tuy đạt được
những nghiên cứu chuyên sâu nhất định nhưng lại trên hình ảnh,chưa có lý
luận để người đọc hiểu rõ hơn về Hồng phục Triều Nguyễn. Cũng có những
tác giả như Đỗ Bằng Đoàn,Đỗ Trọng Huề với tác phẩm Những đại lễ và vũ
khúc của vua chúa, tác giả Võ Hương – An với Từ điển Nhà Nguyễn, và một
số tác giả khác đã đề cập đến vấn đề này nhưng chưa đưa ra được nhận định
một cách bao quát nhất về giá trị, ý nghĩa cũng như phương pháp bảo tồn
trang phục này.Vậy khóa luận của em dựa trên cơ sở kế thừa,tiếp thu và phát
triển từ các nghiên cứu đi trước, tổng hợp lại, hoàn thiện giúp độc giả có cái
nhìn tổng qt nhất về hồng phục Triều Nguyễn.


<b>3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu </b>


<i><b>3.1. Mục đích nghiên cứu </b></i>


Tiếp thu những bài học từ thế hệ đi trước, nhằm tôn vinh nét đẹp trang
phục truyền thống dân tộc, để có được cái nhìn sâu sắc hơn, nhân văn hơn về
triều phục hồng gia Việt Nam. Từ đó đề ra các biện pháp bảo tồn và phát huy
nét đẹp trang phục cung đình Việt Nam.



<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>


Hệ thống hóa các dữ liệu cịn rời rạc, tiếp thu các nghiên cứu của các
tiền bối đi trước nhằm hoàn thiện hơn những nghiên cứu về triều phục.


Mơ tả thực trạng, phân tích và đánh giá từ đó đưa ra biện pháp bảo tồn
nét đẹp hoàng phục triều Nguyễn.


<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>


<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là triều phục hoàng gia nhà Nguyễn.


<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu </b>


<i><b>5.1. Cơ sở lý luận </b></i>


Đề tài thực hiện trên cơ sở thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
Đề tài được nghiên cứu từ góc độ liên ngành mỹ học, lịch sử, tôn giáo học...


Ngồi ra, đề tài cịn kế thừa và phát triển nghiên cứu của các nhà khoa
học đi trước, sử dụng tài liệu báo cáo của các cơng trình khoa học, và tài liệu
ở các thư viện lịch sử, thư viện quốc gia.


<i><b>5.2. Phương pháp nghiên cứu </b></i>



Đề tài vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật, kết hợp với các
phương pháp cụ thể như: logic – lịch sử, phân tích – tổng hợp, so sánh.


<b>6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu </b>


Qua đề tài này, em muốn nhấn mạnh nét đẹp độc đáo cũng như tầm ảnh
hưởng của hoàng phục cung đình Huế, đặc biệt là trang phục cung đình hồng
gia triều Nguyễn. Để qua đó, giới trẻ có cái nhìn sâu sắc hơn về những nét
đẹp tạo nên bức tranh lịch sử trang phục rực rỡ của nước nhà. Từ đó, tìm ra
giải pháp bảo tồn và phát triển cũng như quảng bá nét đẹp của hoàng phục
đến bạn bè thế giới.


<b>7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Chương 1 </b>


<b>ĐÔI NÉT VỀ NHÀ NGUYỄN VÀ NÉT ĐẸP </b>


<b>TRIỀU PHỤC HOÀNG GIA NHÀ NGUYỄN TỪ 1802 - 1945 </b>


<b>1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Triều Nguyễn </b>


<i><b>1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển </b></i>


Nhà Nguyễn (1802 – 1945) là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch
sử Việt Nam. Nhà Nguyễn được thành lập sau khi Nguyễn Ánh lên ngơi năm
1802 và chấm dứt hồn toàn khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945,
tổng cộng là 143 năm. Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng
trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp vào giữa thế kỷ
19. Triều Nguyễn trải qua hai giai đoạn chính:



Giai đoạn thứ nhất (1802–1858), được coi là giai đoạn độc lập, các vua
nhà Nguyễn nắm toàn quyền quản lý đất nước, trải qua 4 đời vua: Gia Long,
Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Gia Long và sau đó là Minh Mạng đã cố
gắng xây dựng đất nước trên nền tảng Nho giáo và xóa bỏ các cải cách theo
hướng tiến bộ của nhà Tây Sơn. Trong thời kỳ này, nội bộ đất nước khơng ổn
định, triều Nguyễn ít được lịng dân, chỉ trong 60 năm đã xảy ra hơn 400 cuộc
nổi dậy của người dân. Thời kỳ vua Minh Mạng lại diễn ra nhiều cuộc chiến
tranh giành lãnh thổ ở Campuchia nên đã khiến ngân khố cạn kiệt, đến thời
vua Tự Đức thì mọi mặt của đất nước đều sút kém đi. Từ thập niên 1850, một
nhóm trí thức Việt Nam, tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ, đã nhận ra sự trì trệ
của đất nước và yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp –
thương mại, cải cách quân sự – ngoại giao, nhưng họ chỉ là thiểu số. Đa số
quan chức triều Nguyễn và giới sĩ phu không ý thức được sự cần thiết của
việc cải cách và mở cửa đất nước nên Tự Đức không quyết tâm thực hiện
những đề xuất này. Đất nước dần trở nên trì trệ, lạc hậu và đứng trước nguy
cơ bị thực dân châu Âu xâm chiếm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Bảo Đại thoái vị. Tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng
Đà Nẵng và sau đó chiếm Gia Định. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp
ước cắt nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba
<i>tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam </i>
Kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886,
Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến
ở Bắc Kỳ. Đến năm 1884 thì nhà Nguyễn chính thức cơng nhận quyền cai trị
của Pháp trên tồn Việt Nam. Pháp có quyền cai trị, cịn các vua nhà Nguyễn
chỉ cịn là tượng trưng, qn Pháp có thể tùy ý phế lập vua Nguyễn. Giai đoạn
này kết thúc khi Bảo Đại tuyên bố thoái vị năm 1945.


Nhà Nguyễn trong thời gian cai trị đã tập trung xây dựng hệ thống các


xưởng thủ công thuộc nhà nước, nhất là ở kinh đô và các vùng phụ cận. Năm
1803, Gia Long thành lập xưởng đúc tiền Bắc Thành tiền cục ở Thăng Long.
Nhà Nguyễn cũng lập các ti trông coi các ngành thủ công, như ti Vũ khố quản lý
nhiều ngành thủ công khác nhau, bao gồm 57 cục: làm đất, đúc, làm đồ vàng
bạc, vẽ tranh, làm ngói, làm đồ pha lê, khắc chữ, đúc súng, làm trục xe, luyện
đồng... Ti Thuyền chịu trách nhiệm về các loại thuyền công và thuyền chiến,
gồm 235 sở trên toàn quốc. Ngồi ra cịn có các ti Doanh kiến, ti Tu tạo, ti
Thương bác hỏa dược. Thủ công nghiệp thời Nguyễn chế tạo tất cả những đồ
dùng cho hồng gia, tham gia đóng thuyền cho qn đội, đúc vũ khí, đúc tiền...


Phần lớn nhân lực trong các xưởng thủ công của nhà nước phong kiến
là do triều đình trưng dụng thợ khéo trong các ngành như khảm xà cừ, kim
hoàn, thêu thùa... tới làm việc để cung cấp đồ dùng cho triều đình. Đối với
nghề đóng tàu, năm 1820 sĩ quan người Mỹ, John White đã nhận xét: “Người
Việt Nam quả là những người đóng tàu thành thạo. Họ hồn thành cơng trình
của họ với một kỹ thuật hết sức chính xác”. Ngồi các thuyền gỗ, người thợ
thủ cơng cịn đóng cả các loại tàu lớn bọc đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

đầu thế kỷ 19, triều đình đã quản lý 139 mỏ, và năm 1833 có 3.122 nhân cơng
trong các mỏ Nhà nước, tuy nhiên, phương thức khai mỏ thời bấy giờ vẫn
kém phát triển so với thế giới.


<i><b>1.1.2. Gia phả hoàng gia nhà Nguyễn </b></i>


Trong 143 năm tồn tại kể từ khi thành lập năm 1802 cho đến khi sụp đổ
1945, nhà Nguyễn có 13 vị vua cai trị thuộc 7 thế hệ. Tính theo Đế hệ thi của
Minh Mạng thì dịng họ nhà Nguyễn chỉ truyền đến chữ thứ 5 (Vĩnh) tương
đương với thế hệ thứ 5 kể từ các con Minh Mạng.


<b>Miếu </b>



<b>hiệu</b> <b>Thụy hiệu</b> <b>Tên </b> <b>Năm </b> <b>Niên hiệu</b> <b>Lăng </b>


Thế Tổ Cao hoàng đế Nguyễn Phúc Ánh 1802–1820 嘉隆


Gia Long


Thiên Thọ
Lăng


Thánh Tổ Nhân hoàng đế Nguyễn Phúc


Đảm


1820–1841 明命


Minh Mạng


Hiếu Lăng


Hiến Tổ Chương hoàng đế Nguyễn Phúc


Miên Tông


1841–1847 紹治


Thiệu Trị


Xương
Lăng


Dực


Tơng


Anh hồng đế Nguyễn Phúc


Hồng Nhậm


1847–1883 嗣德


Tự Đức


Khiêm
Lăng
Cung


Tơng


Huệ hồng đế Nguyễn Phúc


Ưng Ái


1883 育德


Dục Đức


An Lăng


Văn Lãng quận



vương/Phế Đế
Nguyễn Phúc
Hồng Dật
1883 協和
Hiệp Hịa
Giản
Tơng


Nghị hồng đế Nguyễn Phúc


Ưng Đăng


1883–1884 建福


Kiến Phúc


Bối Lăng


Xuất Đế Nguyễn Phúc


Ưng Lịch


1884–1885 咸宜


Hàm Nghi
Cảnh


Tơng


Thuần hồng đế Nguyễn Phúc



Ưng Kỷ


1885–1889 同慶


Đồng Khánh


Tư Lăng
Hoài Trạch công/Phế


Đế


Nguyễn Phúc Bửu
Lân


1889–1907 成泰


Thành Thái


An Lăng


Phế Đế Nguyễn Phúc


Vĩnh San


1907–1916 維新


Duy Tân


An Lăng


Hoằng


Tông


Tuyên Hoàng Đế Nguyễn Phúc Bửu


Đảo


1916–1925 啟定


Khải Định


Ứng Lăng
Nguyễn Phúc


Vĩnh Thụy


1926–1945 保大


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i><b>Sơ đồ các vua nhà Nguyễn: </b></i>


1


<b>Gia Long </b>


1802 – 1819







2


<b>Minh Mạng </b>


1820 – 1840






3


<b>Thiệu Trị </b>


1841 – 1847








4


<b>Tự Đức </b>


1847 - 1883


Thoại Thái



Vương Kiên Thái Vương


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

1883 1885 – 1889 1884 - 1885 1883 - 1884




10


<b>Thành Thái </b>


1889 - 1907


12


<b>Khải Định </b>


1916 – 1925






11


<b>Duy Tân </b>


1907 - 1916



13


<b>Bảo Đại </b>


1926 – 1945




<i><b>1.1.3. Triều phục hoàng gia nhà Nguyễn với tiêu chí thẩm mỹ của </b></i>
<i><b>người cung đình xưa </b></i>


<i>1.1.3.1. Triều phục hồng Gia </i>


Triều phục hoàng gia là trang phục Hoàng tộc mặc trong những dịp
quan trọng hoặc khi thiết triều. Triều phục hoàng gia được thiết kế tinh xảo,
xa hoa, rực rỡ nhưng cũng không kém phần trang trọng, uy nghi để tỏ rõ sự
tơn nghiêm của hồng tộc. Triều phục của hoàng gia được là từ chất liệu vô
cùng quý hiếm, họa tiết rồng phượng được thêu khéo léo từ bàn tay của người
nghệ nhân giỏi nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Khi đội mũ, dùng một khăn chít ở trán để đội cho chặt (võng cân).
Khăn dệt bằng tơ vàng.


– Áo long cổn bằng sa tanh màu thanh thiên, cổ trịn bằng đoạn bát ty
màu quan lục, trong lót lụa trắng. Thân áo thêu nhiều họa tiết: mặt trời, mặt
trăng, sao, núi, rồng v.v… Vạt áo thêu rồng, mây, hình sóng nước… Tay áo
cũng có họa tiết hình hai con rồng quay đầu xuống. Bên trong mặc áo đơn
màu bạch tuyết, cửa tay thêu hình rồng mây.



– Xiêm bằng sa màu vàng bóng, dưới viền gấm, thêu các họa tiết: ngọn
lửa, hạt gạo, hình phất, hình phủ… lại cịn đính các thứ ngọc bội, khánh ngọc,
ngọc huỳnh, hạt vân mẫu, san hô, hổ phách… Khi đi lại, các thứ đó va chạm
vào nhau, phát ra âm thanh rủng rẻng.


– Đai làm bằng da bọc đoạn màu vàng, giữa đính một miếng ngọc hình
vng, xung quanh gắn sáu viên ngọc trắng hình quả trám, bịt vàng, 392 hạt
châu ngọc, bên trong có sáu khuy để đính vào áo.


– Hia, ngồi bọc đoạn màu đen, trong lót đoạn màu đỏ. Xung quanh
thêu hình rồng, mây, đính ngọc, kim cương và những miếng kính cùng nhiều
thứ khác.


– Hốt (cầm tay) của vua bằng ngọc, dài một thước hai tấc (khoảng
40cm), ngang ba tấc (khoảng 10cm), có túi gấm đựng.


Khi biên soạn bộ Điển lệ nổi tiếng của triều Nguyễn, Khâm định Ðại
Nam hội điển sự lệ, các sử quan của triều đình đã dành quyển 78 và quyển
242 để bàn về việc ăn mặc của các bậc đế, hậu, hoàng tử, công chúa, quan
lại… triều Nguyễn, từ trang phục dùng trong các dịp triều lễ, khánh tiết, tết
nhất, cho đến thường phục, kể cả nội y, phụ kiện của y phục...


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Các loại vải lụa dùng để may trang phục, mũ mão cho vua chúa, hồng
thân quốc thích đều là hàng cao cấp, do triều đình đặt mua ở Trung Hoa. Các
vua Gia Long và Minh Mạng thường sai sứ thần sang Trung Hoa mua gấm
đoạn ở các vùng Nam Kinh, Giang Nam về để cung cấp cho nhu cầu trang
<i>phục của hoàng gia. Trong cuốn “Histoire des Relations de la Chine avec </i>


<i>l’Annam - Việtnam du XVIe au XIXe siècle”, tác giả G. Devéria đã phản ánh </i>



một sự kiện liên quan đến việc tìm mua vải lụa của các sứ thần Việt Nam khi
họ sang công cán Trung Hoa: “Sứ thần An Nam khi đi qua Nam Kinh muốn
mua lụa. Thanh triều không phản đối việc này, nhưng do đây là một việc mua
bán riêng tư, khơng có sự tiến cử của Thanh triều, nên các thương nhân Trung
Hoa đã tăng giá lên một cách thái quá, khiến sứ thần An Nam đã cãi cọ với họ
nên các quan cầm quyền phải can thiệp vào. Từ đó về sau, Thanh triều yêu
cầu sứ thần sẽ phải nộp cho nhà chức trách danh sách các món hàng mà mình
muốn mua. Các nhà chức trách Trung Hoa sẽ có nhiệm vụ mua hàng giúp cho
các sứ thần”. Tuy nhiên, do nhà Thanh không muốn bán gấm lụa màu vàng
cho phía Việt Nam (vì họ cho rằng chỉ có hồng đế Trung Hoa mới được mặc
áo màu vàng), nên từ đời Thiệu Trị trở đi, nhà Nguyễn đã đặt các hộ dệt vải
lụa ở Hà Đông chuyên dệt lụa, gấm màu vàng dành riêng cho triều đình. Các
hộ dệt vải lụa truyền thống ở một số địa phương khác cũng được yêu cầu tiến
nộp các mặt hàng dệt cao cấp thay cho việc nộp thuế bằng tiền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

nhưng trên áo quần vẫn giữ họa tiết hoa văn rồng phượng như cũ. Vua Khải
Định là một người rất thích cách tân, thay đổi kiểu cách trang phục.


Trên áo mão của các vua hậu triều Nguyễn thường đính vàng bạc, trân
châu, kim cương... để tăng thêm giá trị và uy nghi. Theo sách Khâm định Ðại
Nam hội điển sự lệ, trên chiếc mũ vua đội lúc thiết đại triều có đính 31 hình
rồng làm bằng vàng tốt; 30 đóa hoa vng có khảm ngọc, đính thêm 140 hạt
kim cương và trân châu. Mũ của hồng hậu có 9 con rồng, 9 con phượng bằng
vàng tốt, 9 miếng bồn khoan bằng bạc, 4 cái trâm bằng bạc có gắn 198 hạt
trân châu và 231 hạt pha lê. Khăn bịt trán thì làm bằng đoạn bát ti (vải đoạn
dệt từ tơ xe 8 sợi) màu thiên thanh, bên trong lót lĩnh đại tào màu vàng, trang
sức 4 cái khuyên vàng tốt và 4 sợi dây tơ. Tất cả áo mũ, xiêm y, hài ủng của
vua hậu cho đến phi tần, cung giai, tùy theo thứ bậc mà đính vàng bạc, trân
châu nhiều hay ít nhưng cái nào cũng có.



Về đề tài trang trí, sự phân chia thứ bậc theo chủ đề được tuân thủ nghiêm
ngặt. Áo vua thêu rồng, áo hoàng tử trang trí lân. Áo hoàng hậu thêu hoa và
chim phượng (có 3 dải đi), cịn áo cơng chúa thêu chim loan (giống như chim
phượng nhưng chỉ có 1 dải đi). Mũ đại triều của vua có 9 hình rồng hướng
thiên bằng vàng. Mũ của hoàng thái hậu thêu 9 con phượng. Mũ của cung giai
thì tùy theo thứ bậc mà có từ 1 chim phượng đến 7 chim phượng...


Triều phục của vua thì gọi là Long bào, hoàng bào.
Triều phục của quan văn võ tướng gọi là phẩm phục.


Có phẩm phục đại triều là phẩm phục mặc khi thiết triều và phẩm phục
thường triều.


Chỉ dụ năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có nêu rõ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

người do chức dịch được ban cấp phẩm phục có giá trị hơn phẩm hàm; lại có
người cùng phẩm hàm khơng được phẩm phục như thế. Vì như thế nên chế
định khơng phù hợp với phẩm cấp nên phải một lần phải định lại cho xong để
sáng tỏ phẩm hàn và tăng vẽ tôn nghiêm nơi triều nghi. Vậy truyền cho Bộ Lễ
bàn kỹ quan giai văn võ để định lại triếu phục cho đúng với phẩm hàm rồi tâu
lên, đợi trẫm ban sắc chỉ thi hành.


Khâm thử ”


<i>1.1.3.2. Nét đặc trưng nổi bật trong triều phục hoàng gia nhà Nguyễn </i>


Bộ mặt của một nhà nước phong kiến ngồi kinh tế, chính trị, giáo dục
cịn thể hiện trong văn hóa mặc. Mỗi một triều đại đi qua đều để lại những
dấu ấn riêng biệt về phong cách, đặc điểm trang phục cung đình, và hoàng gia
triều Nguyễn cũng vậy. Thậm chí, vấn đề y phục ở triều đại này còn được


biên soạn trong quyển 78 và 242 để luận về việc ăn mặc của các bậc vua chúa,
quý tộc, tập hợp trong Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ. Trong ăn mặc bình
dân, người ta thường phân biệt y phục đông, hè, tức là đồ mặc lúc nóng, lúc
lạnh, nhưng đối với phục sức của một vương triều, họ quan tâm đến cách biểu
hiện về quyền lực và đẳng cấp cao thấp, hơn là thời tiết. Trong chuỗi phát
triển của phục trang Việt Nam, phục trang nhà Nhà Nguyễn nằm ở gia đoạn
cuối nên đã tổng kết rất nhiều loại phục trang vương triều đi trước và gần nhất
là Mãn Thanh.


- Phần mô tả:


<i>Về chất liệu </i>


Trang phục của các thành viên trong Hoàng tộc đều được may từ loại
vải cao cấp. Triều đình nhà Nguyễn phải mua từ Trung Quốc, trong đó gấm
đoạn thường mua ở Nam Kinh và Giang Nam. Phụ kiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

ngọc, đính thêm 140 hạt kim cương và trân châu. Còn mũ của hồng hậu có 9
con rồng, 9 con phượng bằng vàng, 4 trâm bạc có gắn tổng cộng 198 hạt trân
châu cùng 231 hạt pha lê… Tất cả đều là sản phẩm thượng hạng.


<i>Họa tiết </i>


Áo và mũ vua có thêu hình rồng, áo các hồng nam là lân. Trang phục
hoàng hậu thêu hoa và chim phượng (có 3 dải đi), áo cơng chúa thêu chim
loan (khác chim phượng ở chỗ chỉ có 1 dải đi).


Cùng là rồng nhưng rồng trên áo vua thì có 5 móng; trên áo của Thế tử
là rồng 4 móng. Và nếu trên áo vua, hậu trang trí những con rồng có dáng vẻ
uy nghi, đường bệ thì trên áo mũ của hồng thân, tơn tước chỉ được phép là


những con mãng, con giao (các hóa thân ở thứ bậc thấp hơn của rồng). Trên
áo mão của hồng thái hậu và hồng hậu trang trí hoa văn đồn phượng (tức
chim phượng uốn lượn trong hình tròn), với những đường nét sinh động, được
thêu dệt cơng phu thì trên áo của công chúa và cung giai đã được biến tấu
thành chim loan, chi tiết đi kèm cũng không nhiều bằng. Ngồi ra cịn có họa
tiết là chữ Hán và cũng có sự phân hóa. Với áo vua, các chữ Phúc, Lộc, vạn
Thọ được theo nổi, to rõ theo lối chữ triện, được nạm trân châu hay thêu kim
tuyến. Trong khi các chữ này trên áo phụ nữ thường nhỏ hơn và dệt chìm trên
mặt vải, thường phác họa bằng chữ chân và khơng đính gì.


<i>Phân loại </i>


Xét về mục đích, hồn cảnh, thời tiết thì trang phục của vua chúa được
chia ra thành các loại: trang phục đại triều hay thường triều; trang phục nghi
lễ hay thường phục; trang phục các mùa… với những tên gọi khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

trong mây. Long cổn vua mặc trong lễ tế đàn Nam Giao, lễ tế trời đất quan
trọng nhất của Hoàng tộc và của đất nước.


Nếu như trong phục trang quần áo ít khi thay đổi thì mũ và giày lại hay
thay đổi. Những mẫu giày của Hoàng gia Huế khá phong phú và đẹp mắt.
Theo tiến sĩ Đồn Thị Tình, trong cuốn Trang phục Việt Nam, ngồi 7 kiểu
dép, guốc và 6 loại giày thông thường khác nhau thì có 8 loại hài cho các bậc
quyền quý như: văn hài, hài bịch gót, hài chân hoa, hài vua, hài hoàng hậu,
hài hoàng tử, hài thổ quan và hia ống cao. Mỗi loại đều được thiết kế rất
chuyên nghiệp.


Đi kèm với trang phục đại triều là đôi hài thêu rất cầu kỳ.


<b>1.2. Những nét riêng và độc đáo của Triều phục hoàng gia Việt </b>


<b>Nam </b>


<i><b>1.2.1. So sánh Triều phục Hoàng gia Nhà Nguyễn Việt Nam và triều </b></i>
<i><b>phục hoàng gianhà mãn Thanh Trung Quốc </b></i>


<i>Hoàng bào của vua nhà Thanh </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

nhiều màu sắc của Mãn Thanh được vận dụng phần nào nhưng phom áo quần,
kết cấu may cắt được học tập rất tinh khéo. Mỗi quan hệ này dù chưa được
nghiên cứu một cách thống nhất nhưng những tiếp nhận và ảnh hưởng là
khơng thể tránh khỏi. Vì bao giờ phong kiến Việt cũng coi trọng Thiên triều
Trung Hoa như một mẫu mực.


Bảo tàng văn vật Tơ Châu vẫn cịn giữ những mô phỏng trang phục vua
nhà Thanh.Áo bào của vua nhà Thanh cũng với các chi tiết mặt trời, trăng,
sao,cành rong,lưỡi búa, cung tên thường có trên y phục đại triều của vua
Nguyễn.Cũng là áo tay thụng, nhưng áo của vua Nhà Thanh được cắt thẳng từ
2 bên sườn nên khi chưa mặc,trơng thành 1 khối hình học vng, khác lối tay
hụng chéo ở Việt Nam. Giống với nhà Thanh, nhà Nguyễn ở gấu áo cũng có
những cột dọc ở dưới họa tiết song ba đào bên trên nâng con rồng ( phượng)
bay lên.


Nhà Thanh là một triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La ở Mãn Châu
thành lập. Khi đó, Mãn Châu là một địa danh nằm tại phía bắc bán đảo Triều
Tiên và phía Đơng Bắc Trung Quốc. Hiện nay, vùng đất này bị phân chia giữa
khu vực Viễn Đông Nga với Đông Bắc Trung Quốc. Nhà Thanh cũng là triều
đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc và Mông Cổ.


Triều đại này từng được tộc người Nữ Chân (đứng đầu bởi Nỗ Nhĩ Cáp
Xích) xây dựng với quốc hiệu Đại Kim vào năm 1616 tại Mãn Châu - sử sách


gọi là nhà Hậu Kim (để phân biệt với nhà Kim cũng của người Nữ Chân, từng
tồn tại vào thế kỷ 12-13). Cho đến năm 1636, Hoàng Thái Cực đổi quốc hiệu
thành Đại Thanh, và mở rộng lãnh thổ vào lục địa Đông Á cũng như các khu
vực xung quanh. Nhà Thanh chinh phục và trở thành triều đình cai trị của
Trung Quốc (1644-1659), Đài Loan (1683), Mông Cổ (1691), Tây Tạng
(1751), Tân Cương (1759), hoàn thành cuộc chinh phục của người Mãn Châu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

giảm trong thế kỷ 19, và phải đối mặt với sức ép từ bên ngoài, nhiều cuộc nổi
loạn và những thất bại trong chiến tranh, nhà Thanh tàn tạ từ sau nửa cuối thế
kỷ 19. Nhà Thanh bị lật đổ sau cuộc Cách mạng Tân Hợi khi hoàng hậu nhiếp
chính khi ấy là Hiếu Định Cảnh hồng hậu, đối mặt với nhiều sự phản kháng
buộc phải thối vị nhân danh vị hồng đế cuối cùng, Phổ Nghi, ngày 12 tháng
2 năm 1912.


Nhắc đến vua Nhà Thanh, ta không thể không nhắc tới Càn Long, vị
vua đã đưa nhà Thanh tới thời kì đỉnh cao nhất trong lịch sử Trung Hoa. Vị
vua thường xuyên xuất hiện trong những bộ phim cổ trang lịch sử Trung Hoa.
Hồng bào của ơng hiện vẫn cịn được cất giữ khá nguyên vẹn và đang được
bán đấu giá tại Anh.


Hoa văn trên hoàng bào của Hồng đế Càn Long.
- Mơ tả chi tiết


"Chiếc áo bào lụa màu xanh dương được thêu bằng loại chỉ màu vàng
óng sang trọng, với hình 9 con rồng, chim hạc và những bông hoa nhỏ như
hạt ngọc. Biểu tượng của quyền lực hoàng gia được sắp xếp theo các nhóm:
Mặt trời, Mặt trăng, chịm sao…”.


Chiếc áo bào được một tướng Anh mang về sau chuyến thăm đến Bắc
Kinh năm 1912. Chiếc áo này đã được gia đình vị tướng cất giữ kể từ đó.



Hồng đế Càn Long (1711 - 1799) được đánh giá là người đưa nhà
Thanh đến thời kỳ đỉnh cao nhất và là một trong những hoàng đế nổi tiếng
nhất trong lịch sử Trung Quốc.


Tay áo dài và cổ áo rời, nặng


Mặc dù người Mãn Châu từ vùng Đông Bắc tái chiếm và đóng đơ ở
Bắc Kinh từ tay nhà Minh vào năm 1644 nhưng nếu xét về các khía cạnh văn
hố, phong tục tập quán và lễ nghi, người Mãn Châu phải học rất nhiều từ đất
nước phát triển như Trung Hoa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

người dân nơi đây.Sau khi xâm chiếm, dù người Mãn Châu rất khâm phục
văn hố Trung Hoa, nhưng họ vẫn ln tự hào về cội nguồn của chính mình.


Do đó, việc du nhập những bộ y phục là một trong những yếu tố quan
trọng nhất khi người Mãn Châu chuyển đến vùng đất này. Chúng được làm từ
da động vật và có hình dạng của con thú ấy để tận dụng tối đa việc sử dụng
nguyên liệu thô.


Y phục hoàng tộc của người Trung Hoa với tay áo hình móng ngựa
cùng cổ áo rời và nặng được bắt nguồn từ truyền thống của người Mãn Châu.
Kể từ khi người Mãn Châu sinh sống bằng việc săn bắn ở vùng Đông Bắc, họ
phải tìm cách để chống chọi với cái lạnh thấu xương ở vùng đất này. Do đó,
họ mặc những bộ y phục có tay áo dài để che hết phần tay, và cổ áo rời, nặng
được dùng để tránh rét trong những chuyến đi dài.


Nhưng sau này, tay áo dài trở nên vướng víu trong cuộc sống thường
nhật. Vì thế, triều đình đã quyết định cuốn tay áo lên, và chỉ thả tay áo xuống
khi giao thiệp với một người lạ nào đó. Truyền thống này xuất phát từ hồng


tộc triều đình và dần dần trở thành nếp sống của tất cả mọi người.


Chiếc áo được trang trí cơng phu nhất thế giới


Trước khi chiếc áo long bào được khoác lên long thể của hồng đế triều
Thanh, nó phải qua các cơng đoạn cầu kì và chỉn chu, có khi mất đến hơn hai
năm rưỡi để hồn thành. Thậm chí, trong khn viên triều đình cịn có một
nhà may chun dụng để may y phục cho nhà vua nói riêng và gia đình hồng
tộc nói chung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Chỉ những loại chỉ thượng hạng mới được sử dụng để thêu long bào và
thậm chí cịn phải làm từ vàng thật. Hoàng đế sẽ thuê 500 thợ thủ công và thợ
thêu để khâu áo và 40 thợ khác để thêu chỉ vàng lên áo.


Mỗi chiếc áo long bào được dùng cho từng dịp khác nhau


Các tủ quần áo hoàng gia trong thời nhà Thanh đều là những chiếc áo
choàng và áo long bào. Nhiều long bào được dùng cho những dịp lễ lớn trong
triều đình, y phục đi du ngoạn, y phục vào những ngày thời tiết xấu và thậm
chí những bộ y phục dùng khi ăn và ra ngoài trời.


Tùy vào tình hình thời tiết mà sẽ có áo lót bên trong hay không và sẽ
làm bằng những chất liệu khác nhau như lụa, da thuộc hay vải sợi. Màu sắc
được chọn phải phù hợp với màu sắc hoàng gia. Một trong những màu sắc
dành riêng cho hoàng đế là vàng tươi, đỏ, xanh và xanh sáng.


Tùy vào tình hình thời tiết mà sẽ có áo lót bên trong hay khơng và sẽ
làm bằng những chất liệu khác nhau như lụa, da thuộc hay vải sợi. Màu vàng
thường được sử dụng trong các buổi lễ. Những màu sắc còn lại được dùng
trong những ngày lễ ở ba ngôi đền lớn: Long bào xanh ở Đền Cung đình, long


bào đỏ ở Đền Mặt trời và long bào xanh sáng ở Đền Mặt trăng. Với mỗi chiếc
áo long bào, hoàng đế cũng sẽ đeo đai và mũ phù hợp.


Những chiếc áo long bào được dùng trong những dịp hết sức đặc biệt
thường có hoạ tiết con rồng vàng. Thơng thường, hồng đế chỉ mặc bộ y phục
này vào những ngày lễ trọng đại.


Có mười hai mẫu áo long bào tất cả.


Áo long bào của hoàng đế thường mang nhiều hình vẽ hoa mỹ, cầu kì
và tinh tế. Điển hình là hình ảnh con rồng tượng trưng cho sự uy hùng và
mạnh mẽ. Là một yếu tố hết sức quan trọng của Nho giáo, con rồng tượng
trưng cho quyền lực của hoàng đế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Hình ảnh con rồng khơng chỉ đơn thuần là vật trang trí mà cịn là biểu
tượng của sự thịnh vượng và may mắn đối với mọi người. Ngoài biểu tượng
con rồng, long bào của hoàng đế nhà Thanh cịn có mười một biểu tượng thể
hiện cho sự may mắn như Mặt trời, Mặt trăng và ngôi sao, ba thứ ánh sáng
quyền năng; ngọn núi thể hiện sự bảo tồn ngơi vị hồng đế từ bốn phương;
côn trung tượng trưng cho sự tinh tường của hoàng đế; chén rượu thể hiện sự
vững vàng và đạo đức; cỏ nước thể hiện sự thanh khiết; ngọn lửa thể hiện sự
thành thực; phấn mễ biểu trưng của sự thịnh vượng; phủ, một loại đồ thêu có
màu trắng và đen tượng trưng cho sự quyết đốn và sự dũng mãnh của hồng
đế; phất, một loại đồ thêu khác có màu đen và xanh lá cây, một hình ảnh của
lịng trung thực.


Ngồi ra, một biểu tượng khác trên chiếc áo long bào là hình ảnh một
con dơi đỏ - từ đồng âm của một nhân vật mang ý nghĩa là "ngập trong trận
đại hồng thuỷ của sự may mắn".



Áo lót bên trong cũng có hình ảnh của đại dương và núi non, vì theo
quan niệm của người Trung Hoa, hồng đế là thiên tử, là người có quyền lớn
nhất thế gian.


Triều phục Hoàng gia nhà Nguyễn lại có nét khác:


Hồng bào của vua nhà Nguyễn là một tấm áo rất lộng lẫy, được chế
tác hết sức cơng phu. Tính chất đế vương được thể hiện qua chất liệu gấm, lụa
vàng óng cùng hình tượng rồng vờn mây...


Được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, hồng bào của vua
nhà Nguyễn mặc lúc thiết lễ đại triều là một hiện vật đặc sắc phản ánh cuộc
sống xa hoa cũng như tư duy thẩm mỹ của những người đứng đầu nhà nước
phong kiến cuối cùng của Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Rồng trên long bào của vua được tạo hình với 5 móng, thể hiện đây là
một con rồng đã hồn thiện, so với rồng 4 móng trên trang phục của hoàng
thái tử - người được chỉ định sẽ kế vị ngôi vua sau này.


Các chữ Phúc, Lộc, Thọ đại tự được thêu nổi trên áo vua theo lối chữ
triện, như lời chúc phúc dành cho người quyền lực nhất vương triều.


Để tăng thêm giá trị và uy nghi, tấm long bào được đính nhiều vàng
bạc, trân châu... nhiều họa tiết thêu bằng sợi kim tuyến.


Những nét dệt, đường thêu rất sống động và công phu, thể hiện tài năng
tuyệt đỉnh của những người thợ may cung đình.


So với hồng bào của vua, hồng bào của hồng hậu nhà Nguyễn cũng
khơng kém phần lộng lẫy.



Nét khác biệt dễ nhận ra so với hoàng bào của vua trước hết là màu sắc:
Hồng bào của hồng hậu có màu đỏ cam, sẫm hơn so với màu vàng của vua.


Hoa văn trang trí trung tâm trên áo hoàng hậu là chim phượng - loài
chim thần thoại được coi là biểu tượng cho phụ nữ hoàng tộc.


Các họa tiết trang trí khác có nhiều sự tương đồng với hồng bào của
vua, nhưng mật độ có phần thấp hơn.


Các loại vải lụa dùng để may trang phục của vua và hoàng hậu đều là
hàng cao cấp, do triều đình đặt mua ở Trung Hoa. Riêng gấm lụa vàng, thành
phần quan trọng nhất thì được đặt làm ở làng lụa Hà Đông.


Phương pháp chế tác các trang phục này là thêu từng mảnh rồi lắp ghép
vào vải lót trong.


Trang phục trong hoàng cung nhà Nguyễn có nhiều loại với tên gọi
riêng, màu sắc riêng như trang phục đại triều; trang phục thường triều; trang
phục nghi lễ, thường phục; trang phục xuân hạ; trang phục thu đông… Trong
đó, trang phục đại triều được chế tác kỳ cơng nhất.


<i><b>1.2.2. So sánh triều phục của vua và triều phục của bá quan văn võ </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Chỉ có những nhân vật trong hồng gia mới được mặc áo thêu, còn các
quan phải mặc áo dệt.


Thời xưa trang phục quan lại thường được phân loại theo cách cắt của
<i>cổ áo thành ba dạng: đối lĩnh (tức giao lĩnh), trực lĩnh và bàn lĩnh. </i>



Đối lĩnh (trái), Trực lĩnh (giữa) và Bàn lĩnh (phải). Trích từ ‘Trung
Quốc cổ đại nhân vật phục thức dữ họa pháp’.


– Đối lĩnh, hay giao lĩnh, có cổ cắt vạt chéo cài sang bên phải. Đây là lễ
phục trang trọng nhất trong các lễ phục cổ truyền, được mặc trong các lễ tế.
Cao cấp hơn cả của loại này là áo cổn ở trong cung, may bằng đoạn thất thể
rất quý hiếm, thường được vua, quan mặc trong lễ tế Giao. Tay áo giao lĩnh
cắt thụng, khi buông xuống dài bằng gấu áo. Các nước Đồng văn trọng Khổng
giáo ở Á châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam đều có áo
này. Dưới thời Nguyễn ở Việt Nam phụ nữ không mặc giao lĩnh. Hiện nay
trong nhiều lễ tế đình ở các làng, xã, người mình vẫn mặc áo giao lĩnh.


<i>– Trực lĩnh, tức là áo có vạt xẻ dọc ở giữa thân trước. Lễ phục trực lĩnh </i>


trong cung thời nguyễn dành riêng cho các bà và gọi là áo mệnh phụ. Áo này
khơng được vua quan, nam phái trong triều đình Việt Nam xử dụng. Trong
khi đó các nam đạo sĩ Lão giáo bên Trung Quốc lại có mặc áo được cắt y hệt
như áo mệnh phụ của phụ nữ Việt. Áo nhật bình của các sư sãi trong nước
cũng thuộc dạng trực lĩnh. Lễ phục trực lĩnh cũng may rộng, xẻ bên, và có tay
cắt thụng dài bằng gấu. Áo được xẻ vạt bên hông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

cung áo này được cả nam lẫn nữ phái xử dụng dưới dạng long bào, phượng
bào của vua, hoàng thái hậu, hoàng quý phi; và mãng bào của thân vương,
hoàng tử và các quan. Các áo bào này được may bằng gấm thất thể hay ngũ
thể quý hiếm, và có cổ trịn khơng đính cổ đứng. Áo rất rộng, xẻ bên. Tay cắt
thụng dài bằng gấu áo. Áo được mặc trong các lễ đại triều, triều yến.


Nhưng lễ phục bàn lĩnh phổ thông nhất ngày xưa của người Việt, cả ở
trong cung lẫn ngoài phố, là bàn lĩnh có cổ đứng, gọi là áo Tấc. Áo cũng cắt
rộng, xẻ bên, với tay thụng dài bằng gấu, cài khuy bên phải như áo dài. Áo


Tấc rất thông dụng, được mặc trong các lễ yết miếu, từ đường, việc hỷ, cũng
như các việc thăm viếng quan trọng.


Sử sách cận đại của Nguyễn triều ít khi đề cập đến triều phục của quan
lại. Thảng hoặc mới có nhắc đến một vài đạo dụ liên quan đến vấn đề này. Thí
dụ như dụ năm 1886 của vua Đồng Khánh, hay các đạo dụ 1920 và 1921 của
vua Khải Định. Các đạo dụ này thật ra có chủ ý khiển trách các sự cẩu thả
trong việc xử dụng triều phục, cũng như tiếm lạm trong mầu sắc trang phục
của các quan thời bấy giờ. Thí dụ như thường dân dám mặc áo mầu chính
hồng. Rồi việc quan cấp dưới dám tiếm dụng sắc áo của hoàng tử, hồng
thân. Hay về việc vì cơng quỹ không đủ để tiếp tục cấp nhung phục cho các
quan với các sắc mầu và hoa văn đúng theo lệ cổ, cho nên phải thay bằng các
áo tứ linh mầu xanh lá cây cho văn ban và mầu huyền cho võ ban từ chánh
nhị phẩm đến tòng tam phẩm (thực ra hai sắc vải này có vẻ đã được dùng để
may áo chầu nhiều hơn là may nhung phục).


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

Áo cổn thuộc dạng giao lĩnh là loại lễ phục cao quý nhất, chỉ dùng
trong lễ tế giao. Áo đại triều, hay áo chầu, được mặc trong các dịp đại triều
nghi vào các ngày 1 và 15 âm lịch tại điện Thái Hòa. Áo thường triều được xử
dụng khi chầu vua trong các ngày 5, 10, 20 và 25 mỗi tháng tại điện Cần
Chánh. Nhung phục được ban cho các ấn quan để mặc khi thù tiếp các quý
quan (quan Tây), hoặc khi chầu vua ở điện Văn Minh.


Loại nhung phục cao quý nhất là những áo được vua ngự tứ đặc biệt
cho các công thần, được lấy ra từ kho ngự dụng của nhà vua. Áo này thường
được trang trí theo dạng cửu long, mà trên thực tế là các con phi giao hay còn
được vua Khải Định gọi là rồng bay ngang.


Một loại áo nữa là áo chiến tay chẽn, với hai đầu tay được may đáp
miếng vải gọi là mã quải, được mặc khi dự lễ ngoài trời như duyệt binh hay


tịch điền. Loại áo này khi vua mặc gọi là long trấn. Cịn của thân vương,
hồng tử hay các quan thì gọi là mãng lan.


Điều quan trọng nhất khi khảo về trang phục của quan lại triều Nguyễn
là việc phân biệt cấp bậc và ban hệ theo mầu sắc và hoa văn của áo.


<i>Trong tập “Bulletin des Amis du Vieux Huế” (tháng 7 - 9 năm 1916), cụ </i>
Nguyễn Đơn có viết rõ về mầu sắc của từng cấp bậc triều phục dựa theo lệ
vào năm Thiệu Trị ngũ niên (1845). Theo tài liệu này thì mầu sắc áo chầu, tức
áo đại triều, của các quan được định rõ như sau:


- Chánh nhất phẩm: Vải đoạn bát ti mầu cổ đồng,tiếng Pháp là vieux
cuivre; dệt hoa văn ngũ thể (năm mầu) cộng thêm chỉ kim tuyến. Vải đoạn tức
là satin gấm. Tất cả các loại vải từ đây trở xuống đều dệt bằng tơ tằm.


<i>- Tòng nhất phẩm: Vải đoạn bát ti mầu thiên thanh (</i>天青), tiếng Pháp là


<i>pourpre sombre (tím đậm, hay mầu tương); dệt hoa văn ngũ thể với kim tuyến. </i>


- Chánh nhị phẩm: Vải đoạn bát ti mầu cam bích (紺碧), tiếng Pháp là


poupre rougeat (tím đỏ); dệt hoa văn ngũ thể với kim tuyến.


- Tòng nhị phẩm: Vải đoạn bát ti mầu quan lục (官綠), tiếng Pháp là


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Chánh tam phẩm: Đoạn bát ti mầu bửu lam (寶藍), tiếng Pháp là bleu
foncé (lam đậm); dệt hoa văn ngũ thể với kim tuyến.


Áo chầu chánh tam phẩm võ ban mầu bửu lam



- Tòng tam phẩm: Đoạn bát ti mầu ngọc lam (玉藍), tiếng Pháp là bleu


de jade (xanh ngọc bích); dệt hoa văn ngũ thể viền kim tuyến.


Hai cấp tứ phẩm và ngũ phẩm cả văn lẫn võ ban đều mặc áo chầu may
bằng vải trừu (lụa), dệt hoa văn trịn tồn hoa (trong sách viết nhầm là viên
giao) mầu ngũ thể với kim tuyến. Áo tứ phẩm mầu quan lục. Áo ngũ phẩm
mầu bửu lam. Phân biệt văn võ bằng mão đội đầu.


Chánh và tòng lục phẩm mặc áo bào may bằng loại lụa dệt hoa văn đơn
sắc gọi là quang tố trừu, mầu ngọc lam. Nhưng thật ra cho đến thời điểm
1916, sắc áo đại triều của cấp bậc chánh tòng lục phẩm là quan lục. Từ cấp
bực này trở xuống ở lễ đại triều phải đeo bổ tử.


Theo sách Khâm định Đại nam hội điển sự lệ thì mầu sắc và chất liệu
áo chầu của chánh thất phẩm cũng giống như của lục phẩm, chỉ khác nhau ở
bổ tử. Nhưng trên thực tế thì từ trước thời Khải Định các quan từ chánh thất
phẩm trở xuống đến cửu phẩm đã khơng cịn được cấp áo đại triều nữa. Tất cả
đều chỉ mặc áo giao lĩnh thường triều may bằng vải sa đoạn với bổ tử các cấp.


Cũng theo Khâm định Đại nam hội điển sự lệ thì áo rộng giao lĩnh
thường triều được may bằng vải sa đoạn (sa Bắc), với các mầu lam, lục hay
hắc; với cổ mầu bạch tuyết. Nhưng trên thực tế thì áo thường triều của tất cả
các quan từ nhất phẩm đến cửu phẩm đều may bằng vải sa đoạn mầu lam. Cấp
bậc được phân biệt qua nội dung bổ tử.


Sự khác biệt hoa văn giữa văn và võ ban không thấy chỉ rõ trong tài
<i>liệu này. Và cũng không được nhắc đến trong bộ Khâm định Đại nam hội </i>


<i>điển sự lệ hay bất cứ một tài liệu nào khác. Nhưng trong bài viết về lễ Nguyên </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

không rõ cho nên khi các quan văn đứng chầu với hai tay chắp trước ngực,
con phượng trên tay áo rộng được thấy rõ nhất và che phủ các chi tiết khác
của áo tứ linh.


Nhưng rõ nhất là chi tiết thấy được trên những tượng quan hầu ở các
tôn lăng. Các tượng quan văn đội mão viên phác đầu (đỉnh tròn) đều mặc áo
chầu tứ linh. Trong khi các tượng quan võ đội mão phương phác đầu (đỉnh
vng) trên áo có hoa văn ổ trịn.


<i><b>1.2.3. Thường phục của nhân dân và binh lính thời Nhà Nguyễn </b></i>


Thời Nguyễn thì nam giới cả hai miền Nam Bắc đã quen mặc áo dài,
một loại áo viên lĩnh cổ đứng may bằng năm khổ vải, thân áo dài quá đầu gối,
tay áo hẹp. Đàn bà từ Hoành Sơn vào Nam cũng mặc áo dài nhưng khác áo
đàn ơng chút ít với thân áo may dài hơn; gấu áo dài quá bắp chân. Phía dưới
mặc quần. Đàn bà từ Hà Tĩnh trở ra vẫn mặc áo tứ thân, một loại áo giao lĩnh
xẻ trước ngực và mặc váy.Lễ phục thì cịn vẫn dùng áo giao lãnh buộc chéo,
nhưng khốc ra bên ngồi cùng khi hành lễ, gọi là áo thụng hay bổ phục.


Áo trực lĩnh (xẻ trước ngực) với tay áo thật rộng thì là lễ phục khốc ra
ngồi của nữ giới quyền quý trong chốn cung đình, gọi là áo mệnh phụ.


Ngồi ra áo viên lĩnh khơng có cổ đứng gọi là áo bào, dùng làm lễ phục
của các quan đại thần, vương tôn.


Đời sống xã hội trong thời kỳ này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến trang
phục của người dân.


Không chỉ vào chốn cung đình với các mệnh phụ cơng nương, cái yếm


cịn ra ruộng đồng “dầm mưa dãi nắng” với người nông dân, và cùng


với chiếc áo tứ thân, cái yếm theo chị em đến với hội đình đám, góp
phần tạo nên bộ “quốc phục” của quý bà thời xưa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

tiến. Tuy nhiên, “cuộc cách mạng” của cái yếm chỉ xảy ra vào đầu thế kỷ này
khi cái quần kiểu Tây và cái váy đầm xoè xâm nhập vào Việt Nam. Thế kỷ
19, cái yếm có hình vng vắt chéo trước ngực, góc trên kht lỗ làm cổ, hai
đầu của lỗ, đính hai mẩu dây để cột ra sau gáy. Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây,
cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xẻ, đít chữ V mà sẻ sâu xuống gọi là
yếm cổ cánh nhạn.


Bước sang thế kỷ 20, áo yếm càng được sử dụng phổ biến với nhiều
kiểu dáng và mẫu mã phong phú. Dành cho người lao động có yếm màu nâu
dệt bằng vải thô. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm. Con gái nhà gia giáo
mặc yếm nhiều màu, trang nhã và kín đáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

được cho là đẹp. Đàn bà phía nam sơng Gianh cũng búi tóc cịn đàn bà phía
bắc cuộn tóc vào trong khăn rồi quấn thành một vịng quanh đầu. Hình dáng
búi tó thơng tục gọi là "búi tó củ hành" hay "búi tó củ kiệu"


Khăn đàn ơng thì chỗ chân tóc trên trán có thể xếp thành dạng chữ "nhất"
(chữ Nho: 一) hay chữ "nhân" (人) với nếp trái đè lên nếp phảitạo bằng hai vòng
quấn đầu tiên. Đàn bà miền Bắc thì dùng khăn bao lấy tóc rồi quấn vòng chung
quanh đầu,trùm khăn,gọi là khăn mỏ quạ. Trong Nam thì chỉ búi tóc rồi trùm khăn.


Người Việt cịn dùng nhiều loại nón như nón lá, nón quai thao.


Về trang phục của binh lính thời đó, ta thấy: lính trong triều thường
mặc áo thân dài. Loại quan ở cấp bậc trên, áo được may bằng vải tốt, có họa


tiết hay trơn. áo có nẹp khác màu ở vịng quanh tai, mép tà, gấu áo, cửa tay.
Lính hầu vua quan mặc áo cài cúc giữa, có nẹp hai bên tà từ ngực đến suốt
chiều dài của thân áo. Thắt lưng vải buộc ngồi áo dài nhân dân gọi là lính
khố vàng, vì vải màu trắng cháo lòng. Mặc quần ta, dưới chân bó xà cạp.
Chân đi dép da trâu hoặc đi đất. Đầu đội mũ hay khăn theo phẩm trật. Lính


hầu thì đội nón sơn nhỏ có chóp nhọn.


Ngồi ra cịn có lính khố xanh, khố đỏ. Gọi là lính khố xanh vì loại lính
này thắt lưng xanh. Gọi là lính khố đỏ vì loại lính này thắt lưng đỏ. Thắt lưng
bằng vải, thắt phía trong áo và buông xuống trước bụng một đoạn ngắn
khoảng 20cm.


Nói chung lính đều mặc áo cánh ngắn, cổ đứng, cao, cài cúc giữa, tay
áo hẹp, ở gần cửa tay áo có đính phù hiệu chữ V bằng màu đỏ hay vàng hoặc
kim tuyến để chỉ cấp bậc là cai, đội hay quản v.v… Quần như quần nhân dân
nhưng phía dưới bó xà cạp. áo quần màu vàng cỏ úa. Đầu đội nón dấu nhỏ
hay nón đĩa đan bằng tre quang dầu. Nón đĩa rộng như cái mẹt con, đường
kính khoảng 25cm, phía sau có đính vải để che gáy và hai bên tai tránh nắng.
Chân đi dép da trâu mỏng, có quai chéo chữ V và một quai quàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>Chương 2. </b>


<b>NÉT ĐẸP TRIỀU PHỤC HOÀNG GIA NHÀ NGUYỄN, </b>
<b>TỪ DI SẢN VĂN HÓA CỦA NHÂN LOẠI ĐẾN THÁCH THỨC </b>


<b>BẢO TỒN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN </b>


<b>2.1. Nét đẹp triều phục hồng gia nhà Nguyễn nhìn từ giá trị di sản </b>
<b>văn hóa của nhân loại </b>



<i><b>2.1.1. Giá trị di sản văn hóa của hồng phục triều Nguyễn </b></i>


Thực tế trong công tác bảo tồn thời gian qua cho thấy, dù chúng ta đã
có các phương pháp giữ gìn và bảo tồn nét đẹp văn hóa của hồng phục, song
vẫn chưa được nhận diện 1 cách hệ thống nhất về giá trị văn hoa di sản của
hoàng phục triều Nguyễn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

của con người,cái đẹp luôn là bạn đồng hành, có mặt ở khắp mọi nơi.Cái đẹp
đem lại nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, tạo nên
nguồn sức mạnh để con người vượt qua thử thách. Nhờ có cái đẹp mà con
người có niềm tin vào chân lý,vào ngày mai.Cái đẹp luôn hiện hữu xung
quanh ta, có những cái đẹp do thế giới tự nhiên ban tặng nhưng cũng có
những cái đẹp do bàn tay con người làm nên, đó là cái đẹp trong nghệ
thuật.Tuy nhiên, cái đẹp mà trong nghiên cứu đề cập đến là cái đẹp tồn tại
trong một trạng thái khác, đó là cái đẹp trong xã hội.Chúng ta sẽ phần nào
hiểu thêm về nó khi đi vào tìm hiểu nếp sống tình cảm của con người qua Ngũ
Luân.Bản chất của cái đẹp là một phạm trù hết sức phức tạp, đặc điểm của cái
đẹp là tồn tại mãi với thời gian.cái đẹp gồm những phẩm chất: hài hòa, mực
thước, chất lượng, tiến bộ, có hai hệ tiêu chí là Chân, thiện, mĩ và tính nhân
dân, tính dân tộc,tính nhân loại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Giá trị lịch sử: Giá trị về niên đại, hồng phục thể hiện sự hiếm có của di
sản còn lại qua thời gian, thể hiện sự tiêu biểu của hiện vật với một giai đoạn lịch
sử, cơng trình hay khơng gian là chứng tích cho những sự kiện lịch sử.


<i>– Giá trị truyền thống: tri thức về bản sắc trên trang phục rất đáng để </i>


các thế hệ sau học tập.



- Giá trị kế thừa, chuyển tiếp trong bối cảnh đương đại. Giá trị này nếu
nhìn về thời gian (coi là gốc) của di sản thì nó chưa hình thành, mà được hình
thành dần cho đến ngày hơm nay. Giá trị trong văn hóa xã hội đương đại đó là
góp phần tạo dựng một giai đoạn lịch sử trang phục truyền thống trong dòng
chảy trang phục đương đại để có được cái nhìn tổng quan về lịch sử và vẻ đẹp
trang phục của dân tộc.


- Giá trị dấu ấn nơi chốn, tạo bản sắc, tính biểu tượng cho khu vực:
hoàng phục dù được phục dựng nhưng vấn giữ nguyên được giá trị tinh thần
cốt lõi vốn có. Hồng phục khơng chỉ là niềm tự hào của một thế hệ, của Huế,
của cả đất nước Việt Nam mà còn là dấu ấn chung của cả nhân loại.


<i><b>2.1.2. Giá trị tơn giáo tín ngưỡng của hồng phục triều Nguyễn </b></i>


Hồng phục triều Nguyễn có giá trị văn hóa vật thể rất cao. Các giá trị
văn hóa về tín ngưỡng, phong tục tập quán truyền thống luôn tồn tại trong một
khung cảnh lịch sử là cung đình Huế, đi kèm với cơng trình kiến trúc, khơng
gian. Vì vậy, nói đến triều Nguyễn, ta không thể không kể tới một loại hình
nghệ thuật đang được bảo tồn và phát huy đó là Nhã nhạc cung đình Huế, được
UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, đi cùng nhã
nhạc cung đình Huế, ta khơng thể khơng nhắc tới quần thể kiến trúc cung đình
và Hồng phục Triều Nguyễn. Đi cùng với giá trị tinh thần, cịn có giá trị tơn
giáo, tín ngưỡng với các biểu tượng rồng về thần quyền của nhà vua.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Họa tiết song ba đào dưới vạt áo với những dải sóng nước sơi lên, dồn
những hình con lân và con rồng tung lên bầu trời.Giống với nhà Thanh, nhà
Nguyễn ở gấu áo cũng có những cột dọc ở dưới sóng ba đào.


Áo Hồng triều có thể được chơn theo người trong hồng thất khi họ
mất nhưng cũng có thể giữ lại làm đồ thờ cúng trong một dịng họ nào đó.



Các biểu tượng rồng,phượng trên long bào và phụng bào cũng là những
biểu tượng rất phổ biến trong các cơng trình thờ tự, tín ngưỡng của người Việt
thuộc nhóm tứ linh: Long,ly, quy phụng. Rồng là biểu trưng cho quyền lực
thế quyền của nhà Vua.Rồng vừa biểu trưng cho sự thịnh vượng phát triển,
quốc thái dân an, mưa thuận gió hịa, xã hội an thái,xã tắc uy nghi, giàu nội
lực và bền vững đế vương.


<b>2.2. Biện pháp bảo tồn và quảng bá hình ảnh của triều phục hoàng </b>
<b>gia nhà Nguyễn. </b>


Bản sắc văn hóa hay bản thể văn hóa là bản thể hay cảm giác thuộc về
một nhóm nào đó. Nó là một phần của khái niệm về bản thân và nhận thức về
bản thân của một người, và có liên quan đến quốc tịch, sắc tộc, tôn giáo, giai
cấp xã hội, thế hệ, địa phương hay bất cứ loại nhóm xã hội nào có văn hóa
riêng biệt. Bản sắc văn hóa đặc trưng cho cả cá nhân và nhóm đồng nhất về
văn hóa với các thành viên có chung bản sắc văn hóa.


Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục là một trong những chỉ dấu
quan trọng đầu tiên để nhận biết và phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc
khác. Trang phục truyền thống khơng chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn
chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người.Bản sắc
văn hóa khơng chỉ là tiếng nói,di sản, mà cịn là trang phục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

cộng đồng tộc người trên thế giới là thành tố quan trọng tạo nên những giá trị
văn hóa đặc thù và bền vững mà ta vẫn gọi là bản sắc văn hóa.


Một điều thú vị là dù nước Việt Nam ta nằm ngay cận kề với nước
Trung Hoa và chịu sự ảnh hưởng văn hóa, phong tục Trung Hoa dưới nhiều
hình thức khác nhau, trang phục dân gian phải chịu những định chế nghiêm


ngặt, những áp đặt nhưng vẫn phần nào giữ được bản chất phóng khống cố
hữu của văn hóa dân gian.


Chính hình thái bán tự trị của văn hóa làng vơ cùng đặc trưng của
người Việt như một thứ “kháng thể” có khả năng chống lại sự xâm thực văn
hóa từ bên ngồi. Trong mơi trường văn hóa làng xã ln có xu hướng khép
kín ấy, nơi mà thậm chí phép vua còn thua lệ làng thì nhiều tập tục truyền
thống vẫn được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trang phục dân gian
của người Việt ‒ đặc biệt là trang phục phụ nữ vẫn cịn gìn giữ được tương
đối nhiều những nét đặc sắc, thậm chí có cả những tập tục đã xuất hiện từ thời
Đông Sơn cách đây mấy ngàn năm.


Song song với việc lưu truyền phong tục cũ, người dân Việt Nam tự
ngàn đời cũng vẫn bền bỉ thẩm thấu những tinh hoa văn hóa bốn phương, rồi
chuyển biến chúng thành những nét đặc sắc của mình. Không cầu kỳ như
những vàng son nhung gấm, mão miện hài hia của vua chúa và giới chức quan
lại, nhưng những chiếc nón lá, nón cụ quai tơ, nón thúng quai thao, yếm đào,
khăn vấn, áo tứ thân, áo dài, guốc sơn, guốc tre… những thứ y phục quá đỗi
bình dị của tầng lớp thường dân vẫn luôn là nơi nâng niu những nét duyên
thuần Việt nhất, nơi lưu giữ những hình ảnh đặc thù cho bản sắc văn hóa
trang phục Việt.


Triều phục hồng gia khơng chỉ là trang phục mà cịn là văn hóa, bao
hàm những giá trị về thẩm mỹ mang bản sắc dân tộc. Nói cách khác, mỗi bộ
trang phục dân tộc được xem là “niềm tự hào” của cả dân tộc đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

được nét đẹp văn hóa dân tộc lại vừa mang lại giá trị tinh thần lại là một
bài tốn khó.


Trước hết, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch cần đưa ra mục tiêu tổng


quát cho công tác bảo tồn và phát huy nét đẹp của Triều phục đáp ứng yêu cầu:
“văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu” cho sự phát triển bền vững văn hóa
dân tộc Việt Nam. Đưa hồng phục trở thành niềm tự hào, nâng cao ý thức bảo
tồn và phát huy trang phục truyền thống. Tuy nhiên, khi thực hiện nên phân
loại hoàng phục theo các hướng bảo tồn như bảo tồn nguyên vẹn hay bảo tồn
theo các giai đoạn tái sáng tạo. Do đó, q trình tái sáng tạo Hồng phục triều
Nguyễn cần phải có sự tham gia của các họa sĩ, nhà nghiên cứu tham gia và
được cộng đồng chấp thuận. Đó là xu hướng của bảo tồn. Bộ VHTTDL nên
đưa ra nhiều nội dung, quy trình phù hợp, từ kiểm kê đến bảo tồn.


Những bộ trang phục truyền thống phải được giữ gìn, phát huy bản sắc
ở những địa điểm du lịch ( không chỉ ở thành phố Huế mà còn ở trên mọi
miền tổ quốc), hoặc qua các cuộc giao lưu văn hóa. Quá trình bảo tồn cũng
phải có sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các họa sĩ...


Ở Hàn Quốc, Trung Quốc, họ có cách bảo tồn và phát huy trang phục
rất hay bằng cách lồng vào những chương trình, những thước phim cổ trang,
vừa mang tính thiết thực vừa đưa trang phục hồng gia nước họ đến gần hơn
với thế hệ trẻ trong nước và cả bạn bè quốc tế.


<b>2.3. Ý nghĩa của việc bảo tồn và quảng bá hình ảnh của triều phục </b>
<b>hoàng gia Nhà Nguyễn tới giới trẻ và bạn bè trên thế giới </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Việc bảo tồn và phát huy nét đẹp cũng như tinh thần văn hóa dân tộc
trong mỗi bộ hồng phục góp phần đưa giới trẻ Việt Nam đến gần hơn với
trang sử vẻ vang của đời đời cha ơng để lại, rồi từ đó khơi dậy niềm tự hào
dân tộc, như Bác Hồ của chúng ta đã từng nói:


<i>Dân ta phải biết sử ta </i>



<i>Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam </i>


Khơng có q khứ thì sao có hiện tại như ngày hơm nay. Chính vì
những dấu ấn vẻ vang ấy mà đất nước ta được như ngày hôm nay và ngày mai
sau, khi thế hệ trẻ hôm nay tiếp bước cha anh, đưa Việt Nam lên tầm cao mới,
thế giới sẽ được thấy một Việt Nam đã từng oai hùng như thế.


Việc giữ gìn nét đẹp văn hóa này cịn góp phần in đậm bản sắc Việt
trong hồn mỗi con người Việt Nam, để dù có đi xa đến phương trời nào vẫn
luôn nhớ về nguồn cội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>KẾT LUẬN </b>


Triều phục hoàng gia khơng chỉ là trang phục mà cịn là biểu tượng văn
hóa, bao hàm những giá trị về thẩm mỹ mang bản sắc tộc người. Nói cách
khác, mỗi bộ trang phục dân tộc được xem là “niềm tự hào” của cả dân tộc đó.


Bộ mặt của một nhà nước phong kiến ngoài kinh tế, chính trị, giáo dục
cịn thể hiện trong văn hóa mặc. Mỗi một triều đại đi qua đều để lại những
dấu ấn riêng biệt về phong cách, đặc điểm trang phục cung đình, và hồng gia
triều Nguyễn cũng vậy.


Nét đẹp của hoa văn họa tiết trên hoàng phục hoàng gia nhà Nguyễn
tiêu biểu cho một phong cách, một giai đoạn, có tính tồn vẹn, cần được giữ
gìn. Giá trị nghệ thuật này vẫn còn được áp dụng trên trang phục hay họa tiết
trang trí. Giá trị về niên đại, hồng phục thể hiện sự hiếm có của di sản cịn
lại qua thời gian, thể hiện sự tiêu biểu của hiện vật với một giai đoạn lịch sử,
<i>cơng trình hay không gian là chứng tích cho những sự kiện lịch sử. Giá trị </i>
truyền thống: tri thức về bản sắc trên trang phục rất đáng để các thế hệ sau
học tập. Giá trị kế thừa, chuyển tiếp trong bối cảnh đương đại. Giá trị này nếu


nhìn về thời gian (coi là gốc) của di sản thì nó chưa hình thành, mà được hình
thành dần cho đến ngày hơm nay. Giá trị trong văn hóa xã hội đương đại đó là
góp phần tạo dựng một giai đoạn lịch sử trang phục truyền thống trong dòng
chảy trang phục đương đại để có được cái nhìn tổng quan về lịch sử và vẻ đẹp
trang phục của dân tộc.


Trang phục hồng triều dù có các quy tắc chuẩn mực song sức sáng tạo
lại luôn tồn tại trong đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân., trong phong
cách mặc của mỗi ông vua triều Nguyễn và trong sự cách tân của các Triều
đại cuối khi tiếp xúc với văn hóa trang phục của châu Âu thời đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

sắc thái và cấp bậc của trang phục, đẹp khi đại triều và thường triều, đẹp trong
các mùa xuân hạ thu đông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>PHỤ LỤC </b>


- Hình ảnh có chú thích:


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<i>Vua Khải Định trong trang phục thường triều, đầu đội khăn xếp, đang làm </i>
<i>việc trong điện Cần Chánh. </i>


<i> </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<i> Hoàng hậu Nam Phương (vợ vua Bảo Đại) trong trang phục thường triều. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<i> </i>


<i> Hoàng hậu Nam Phương mặc áo dài cổ truyền, đầu chít khăn vành. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<i> </i>



<i>Hoàng thái tử Bảo Long (con vua Bảo Đại) mặc áo sa kép, đầu đội khăn xếp. </i>


<i> </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i>Chiếc mũ vua nhà Nguyễn đội khi thiết triều</i>


<i><b>Trang phục của vua </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<i>Hoàng bào </i>


<i>Long cổn Vua mặc trong các lễ tế ở miếu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<i><b>Hoàng phục của hoàng hậu và thái hậu </b></i>


<i>Phượng bào hoàng hậu mặc lúc thiết triều </i>


<i>Đồn phượng nhật bình hồng hậu mặc khi thường triều </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<i>Áo sa kép của hoàng thái hậu </i>


<i><b>Trang phục của các hoàng tử và cơng chúa </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<i>Mãng lan Hồng tử mặc trong các buổi lễ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<i>Áo đoàn loan nhật bình của cơng chúa </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<i> </i>


<i>Đôi hài từng được vua Bảo Đại sử dụng. </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<i>Hoàng bào của vua nhà Thanh </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55></div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56></div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<i>Càn Long khoác long bào màu vàng trong một buổi lễ ở triều đình. </i>


<i>Được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, hồng bào của vua nhà </i>
<i>Nguyễn mặc lúc thiết lễ đại triều là một hiện vật đặc sắc phản ánh cuộc sống </i>
<i>xa hoa cũng như tư duy thẩm mỹ của những người đứng đầu nhà nước phong </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58></div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59></div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<i>Những nét dệt, đường thêu rất sống động. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<i>Hoàng bào của hoàng hậu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62></div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63></div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64></div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<i>Nhung y tòng nhất phẩm võ ban. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<i>Mãng lan tòng nhị phẩm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<i>Áo cổn chánh nhất phẩm võ ban </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<i>Áo chầu chánh nhị phẩm văn ban mầu cam bích </i>


<i>Áo chầu tịng nhị phẩm võ ban mầu quan lục </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<i>Áo chầu tòng tam phẩm văn ban mầu ngọc lam </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<i>Áo chầu lục phẩm với bổ tử thêu con bạch nhàn (gà lôi trắng) </i>


<i>Áo thường triều </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<i>Bổ tử trên quan phục Văn nhất và nhị phẩm (Tiên Hạc), mẫu Huế [trái] và </i>


<i>trên quan phục Văn cửu phẩm (liêu thuần-đa đa) mẫu Bắc[phải] </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72></div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73></div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74></div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Tg: Sử quán triều Hậu Lê gồm các sử quan tiêu biểu: Ngô Sĩ Liên, Vũ
<i>Quỳnh, Phạm Công Trứ, Lê Hy, Nguyễn Q Đức Tp :Đại Việt sử kí tồn </i>


<i>thư </i>


<i>2. Tg: Đỗ Bằng Đoàn,Đỗ Trọng Huề Tp : Những đại lễ và Vũ khúc của vua </i>


<i>chúa Việt Nam , Nxb Sách in dưới sự bảo trợ của Bộ Văn Hóa </i>


<i>3. Tg: Võ Hương – An 2012 Tp Từ điển nhà Nguyễn Nxb Nam Việt </i>


4.


5.


<i>6. Từ điển </i>


<i>nhà Nguyễn </i>


7. Đi tìm trang phục Việt tập 16,17,18 trang phục vương triều Nguyễn.


</div>

<!--links-->

<a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' />

×