Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI V.I.S.T.A.R

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.23 KB, 52 trang )

1
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI V.I.S.T.A.R.
I. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG VÀ PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI V.I.S.T.A.R.
1. Đặc điểm lao động.
Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại V.I.S.T.A.R là doanh nghiệp
mới được thành lập nhưng đã dần hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công nhân viên
của mình.
Tính đến ngày 31/03/2008 thì số lượng CNV ở Công ty cổ phần đầu tư
và thương mại V.I.S.T.A.R là 201 người. Trong đó có 16 kỹ sư và cử nhân, 36
người tốt nghiệp trung cấp, còn lại là công nhân ký thuật, lái xe, phụ xe, sửa
chữa và tạp vụ.
Do đặc thù kinh doanh của công ty là kinh doanh vận tải nên lao động ở
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại V.I.S.T.A.R có lượng lao động tương
đối đông và phân thành nhiều bộ phận, phòng ban với chức năng nhiệm vụ
khác nhau. Do lao động đông lại làm ở các phòng ban khác nhau. Đặc biệt là
công nhân lái xe do tính chất cong việc không cố định một nơi mà thường
xuyên đi lại nhiều và nhất là những chuyến công tác đường dài, có khi kéo dài
cả tháng. Nên công tác quản lý rất phức tạp đòi hỏi công tác quản lý phải
chuyên nghiệp có sự thống nhất.
2. Phân loại lao động.
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại V.I.S.T.A.R đã phân lao động
thành lao động trực tiếp; lao động gián tiếp.

1
2
Lao động gián tiếp gồm: Công nhân lái xe và công nhân sửa chữa ở
Gara. Họ là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm của công ty. Và được phân
thàng các tổ, cùng chịu sự quản lý của trưởng trung tâm và quản lý Gara


Nhân viên quản lý Gara là những người trực tiếp điều hành và quản lý
tổ lái.
Nhân viên của các phòng ban và quản lý toàn doanh nghiệp: như nhân
viên phòng kế toán, điều hành....
Lao động tại công ty phân thành lao động dài hạn, lao động ngắn hạn.
Lao động từ 12 tháng trở lên thì công ty ký hợp đồng lao động tham gia
đóng bao hiểm cho người lao động theo đúng quy định hiện hành. Lao động
từ 06 tháng cho đến 12 tháng thì công ty ký hợp đồng lao động ngắn hạn và
hưởng theo đúng quy đinh của công ty.
Ngoài ra công ty còn thuê lao động thời vụ như nhân viên tiếp thị, phát
tờ rơi, thợ sửa chữa..Thù lao của những người này được tính trực tiếp vào chi
phí sản xuất kinh doanh.
Trong tổng số 201 lao động ở Công ty CP đầu tư và thương mại
V.I.S.T.A.R thì trong đó phân thành các bộ phận như sau:
STT Bộ phận Số người
1
Lao động trực tiếp
-Nam
- Nữ
170
165
5
2
Cán bộ quản lý
- Nam
- Nữ
31
16
15
Tổng 201


2
3
Qua bảng trên ta thấy (giới tính) lao động nữ chênh lệch < lao động
nam rất rõ ràng và trong mọi lĩnh vực từ tổng số công nhân, số cán bộ hành
chính .... đây là một đặc thù rất riêng của phần lớn các Công ty kinh doanh về
vận tải cũng như của công ty Cổ phần đầu tư và thương mại V.I.S.T.A.R. Lao
động nam chiếm phần lớn. Vì công việc lái xe là một việc rất vất vả, phải đi
lại nhiều không phù hợp với công nhân nữ. Do vậy nhiều công nhân nam là
đương nhiên.
Còn về nhân viên giám tiếp thì nhân viên nam và nhân viên nữ tương
đương nhau. Có bộ phận về kỹ thuật thì là nhân viên nam. Còn phòng tài
chính kế toán hay phòng điều hành thì nhân viên nữ lại chiếm chủ yếu. Sự
phân công công việc của Công ty giữa nam và nữ trong Công ty đều phù hợp
với loại hình kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó với sự phát triển ngày
càng cao của khoa học kỹ thuật và bản chất cạnh tranh của thực tế, Công ty
đã tuyển dụng thêm một đội ngũ nhân viên kỹ thuật có trình độ cao nhằm tìm
tòi sáng tạo ra những giải pháp những quy trình công nghệ hiện đại nhất, hợp
lý nhất... phục vụ cho sản xuất kinh doanh và không thể thiếu đó là những
nhân viên quản lý hành chính với chuyên môn của mình đã giúp Công ty có
một bộ máy ngày càng hoàn thiện.
Trên đây là tinh hình chung về lao động ở Công ty Cổ phần đầu tư và
thương mại V.I.S.T.A.R. Tuy nhiên con số lao động trong Công ty không
ngừng phát triển từng ngày. Nó khẳng định việc mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh của Công ty cũng như ngày càng khảng định vị thế của mình trên
thị trường taxi.

3
4
II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

VÀ THƯƠNG MẠI V.I.S.T.A.R.
Mỗi doanh nghiệp đều có một hình thức, quan niệm và cách thức trả
lương khác nhau tuỳ theo tính chất hoạt động của đơn vị mình. Tuy nhiên,
các đơn vị đều mong muốn có được một cách thức tính, cách chi trả và hạch
toán tiền lương phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình. Công ty cổ phần đầu
tư và thương mại V.I.S.T.A.R đã và đang biến mong muốn đó thành hiện thực
qua các hình thức trả lương phù hợp với đặc điểm SX kinh doanh của Công
ty.
1. Hình thức tiền lương theo thời gian
Hình thức này được áp dụng đối với bộ phận lao động gián tiếp bao gồm
: các phòng ban, ban lãnh đạo, phòng tổ chức, phòng kế toán - tài vụ, phòng
điều hành và nhân viên kỹ thuật và nhân sự ở Gara. Lương thời gian được
xác định:
F thời gian = N * Lcb
Trong đó:
F thời gian : Tiền lương thời gian
N : Số ngày công thực tế trong tháng.
Lcb: Tiền lương cơ bản được xác định cho từng cán bộ
CNV.
Tiền lương cơ bản được xác dịnh theo công thức:
Lcb = hệ số lương * 540000 / 26
Hệ số lương tuỳ thuộc vào bậc lương của mỗi người.
Ngoài tiền lương, cán bộ CNV mà làm ban đêm còn có tiền bồi dưỡng
ban đêm là 30.000đ/01 ca của một người.. Đối với cán bộ quản lý, ngoài số
tiền lương được hưởng theo cách tính trên còn được hưởng phụ cấp trách
nhiệm theo qui định của ngành và phù hợp với điều kiện của Công ty.

4
5
Lương tháng của nhân viên được trả 2 lần trong một tháng . Lần 1

được trả ngày 15 hàng tháng và lần 2 được trả nốt vào ngày 05 đầu tháng sau.
Bảng lương tạm ứng lần 1 được lập như sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI V.I.S.T.A.R
BẢNG TẠM ỨNG LƯƠNG CÁN BỘ KỲ I THÁNG 01 NĂM 2008
Bộ phận : Phòng tài chính – kế toán
STT Họ và tên
Tổng
lương
Tạm ứng
kỳ I

nhận
Ghi
chú
1 Nguyễn Thị Hậu 2.800.000 1.000.000
2 Nguyễn Thu Thuỳ 2.200.000 800.000
3 Mai Thị Thu Hương 2.000.000 2.300.000
4 Vũ Xuân Trường 1,700,000 850,000
5 Nguyễn Huy Cường 1.700.000 850.000
6 Mai Thảo Nam 1.500.000 500.000
Tổng 11.900.000 6.300.000

Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Còn bảng lương quyết toán nhận lương lần thứ hai trong tháng được lập
rất chi tiết, tỷ mỷ. Từng ngày công thực tế đi làm của mỗi người, làm tăng ca,
làm ca đêm, hưởng phụ cấp tổ trưởng và có cả bình bầu xếp loại ABC để cuối
năm xét duyệt thưởg cả năm.
Nếu như nhân viên xếp loại A thì được thưởng 3% lương, còn người
nào mà bị loại B thì bị trừ 3% lương của mình, nếu nhân viên nào mà bị loại


5
6
C thì bị trừ 5% lương. Sau đó trừ BHXH, BHYT và trừ đi tạm ứng kỳ I thì ra
cuối tháng mà nhân viên được lĩnh.
Công ty áp dụng tính lương như thế này đối với từng nhân viên trong Công ty
Nó có ưu đIểm:
- Đơn giản dễ tính
- Rõ ràng, chính xác: Vì căn cứ vào “bảng chấm công” được theo dõi hàng
ngày và được treo công khai ở chỗ dễ nhìn nhất trong phòng ban, từng bộ
phận của Công ty.
- Đảm bảo tính công bằng: ai đi làm đúng giờ, thực hiện đúng nội quy, đi
làm nhiều ngày hơn thì lương sẽ cao hơn.
- Có bình bầu xếp loại ABC sẽ làm cho mọi ngươi hăng say làm việc. Làm
đúng công việc mà mình đã được giao.
Bên cạnh những ưu điểm hình thức lương này vẫn còn một số nhược
điểm như: chưa theo dõi được sát sao tiến độ làm việc của cán bộ, chưa
khuyến khích được khả năng làm việc cũng như khả năng sáng tạo- một yếu
tố rất cần thiết cho một doanh nghiệo kinh doanh của một bộ phận lao động
gián tiếp.
2. Hình thức trả lương theo doanh thu nộp hàng ngày của lái xe.
Hình thức trả lương theo doanh thu được áp dụng với những người lao
động trực tiếp nhận xe và đi lái xe hàng ngày và cuối ngày, cuối kỳ về nộp
tiền cho Công ty. Kế toán căn cứ vào sổ theo dõi lao động hàng ngày và bảng
doanh thu mà lái xe nộp hàng ngày để tính lương cho lái xe cụ thể như sau:
Hàng ngày tại bộ phận Gara sẽ theo dõi lái xe thông qua: sổ theo dõi
lao động hàng ngày
Sổ theo dõi lao động hàng ngày: được nhân viên nhân sự ở Gara ghi
sau khi nghe báo cáo của nhân viên về số lao động trong ngày. Nhân viên ghi
lại tất cả nhân viên vắng mặt lý do nghỉ ngày hôm đó để còn bố trí nhân viên


6
7
sao cho tất cả các xe được hoạt động trong ngày. Có như vậy mới đảm bảo
doanh thu cho Công ty cũng như cho công nhân lái xe.
Khi anh em công nhân lái xe nhận xe đi làm đều phải tuân thủ thời gian
của Công ty. Có công nhân nhận 1 xe ngày nào cũng ra kinh doanh thì thời
gian của họ như sau: Sáng không quá 8h ra kinh doanh, tối không về trước
17h. Còn nhân viên 2 lái một xe thì đi phân ca để đảm bảo 2 ca hoạt động liên
tục. Hàng ngày sau một ngày làm việc công nhân phải mang doanh thu hàng
ngày về nộp cho nhân viên thu tiền. Doanh thu thấp nhất sau một ngày làm
việc là 150.000đ/01ngày/01 người nếu không đủ doanh thu như vậy thì họ
cũng phải bù vào ca sau để nộp đủ. Sau khi lái xe nộp doanh thu hàng ngày
như vậy được nhân viên thu ngân cho vào bảng thống kê cuối tháng căn cứ
vào đó tính lương cho anh em lái xe. Tính lương như vậy đảm bảo rất công
bằng cho anh em lái xe. Nhân viên lái xe sẽ nhận được tiền lương xứng đáng
với công sức họ bỏ ra. Họ mang lại doanh thu cho Công ty cũng như cho
mang lại thu nhập cho chính mình sau một tháng lao động.
Cán bộ công nhân viên trong Công ty có việc riêng cần thiết phải nghỉ
thì có thể làm đơn xin nghỉ nộp cho cán bộ quản lý trực tiếp của mình và phải
được sự phê duyệt đồng ý của cán bộ quản lý mới được nghỉ.
Trong trường hợp nghỉ ốm đi khám sức khoẻ thì phải có giấy khám của
bác sĩ trong đó nêu rõ bệnh tình cũng như số ngày nghỉ. Cán bộ công nhân
viên có thể đi khám ở ngoài cũng như phòng khám thuộc Công ty. Nếu thuộc
đối tượng được hưởng BHXH thì cán bộ CNV phải lấy “giấy chứng nhận
nghỉ ốm hưởng BHXH” do bác sĩ trực tiếp khám cấp hoặc các giấy tờ tương
đương như : giấy chứng nhận thương tật, giấy xuất viện...
Đối với bảng doanh thu mà lái xe nộp hàng ngày: Trong công ty hiện
nay có đang kinh doanh 2 loại Taxi đó là xe 07 chỗ và xe 04 chỗ. Hai loại
Taxi này có tỷ lệ ăn chia khác nhau để phù hợp với từng loại xe đảm bảo


7
8
doanh thu hàng ngày mang về của công nhân lái xe. Có như vậy họ mới tập
trung vào công việc được tốt.
Cuối tháng công nhân lái xe còn được xem chi tiết mình lái bao nhiêu
công và tiền nộp hàng ngày có đúng không để còn có căn cứ đối chiếu, điền
chính cho chính xác về ngày công của mình.

8
9
Công thức được tính cho công nhân mà lái xe 07 chỗ như sau:
FDT = Tổng doanh thu *50% - X-BH-RX
Trong đó:
FDT : tiền lương theo doanh thu
X: Tiền xăng mà một ngày họ đi (trong định mức)
BH: Tiền bảo hiểm mà họ nhận xe hàng ngày (theo quy định)
RX: Tiền rửa xe hàng ngày của một xe (theo quy định)
Công thức được tính cho công nhân lái xe 04 chỗ như sau:
FDT = Tổngdoanh thu *45%- X-BH-RX
Trong đó:
FDT : tiền lương theo doanh thu
X: Tiền xăng mà một ngày họ đi (trong định mức)
BH: Tiền bảo hiểm mà họ nhận xe hàng ngày (theo quy định)
RX: Tiền rửa xe hàng ngày của một xe (theo quy định)
3. Hình thức lương khoán.
Tại Công y cổ phần đầu tư và thương mại V.I.S.T.A.R chỉ áp dụng hình
thức lương khoán cho bộ phận tổ xe khi họ đạt mức doanh thu hàng tháng
vượt định mức và sẽ thành lập tổ lái xe giao khoán. Hình thức trả lương này
rất khuyến khích lái xe làm việc hiệu quả
Công ty khi giao việc cho bộ phậm lái sẽ ký một hợp đồng giao khoán

nội bộ với tổ trưởng tổ lái do trưởng trung tâm và Gara trực tiếp giám sát.
Trong hợp đồng giao khoán nêu rõ tỷ lệ khoán cho sản phẩm là bao nhiêu và
bao gồm các mục chi phí nào. Để được nhận khoán xe thì lái xe phải chạy
mức doanh thu nộp hàng ngày theo quy định của công ty.

9
10
Hiện tại tỷ lệ lương khoán cho tổ lái xe là 75% trên doanh thu sau khi
đã trừ đi định mức tói thiểu và chi phí. Tức là sau khi đã trừ đi mọi khoản chi
phí và khấu hao xe thì lái xe chi nộp lại công ty là 25% doanh thu.
Tuy nhiên để được giao khoán xe thì lái xe phải lập bản cam kết xử
dụng xe theo đúng tiêu chuẩn quy định của công ty là không được chạy vượt
quá số km tối đa một ngày.
4. Các hình thức đãi ngộ khác ngoài lương
4.1. Chế độ thưởng.
Chế độ thưởng: Là khoản tiền lương bổ sung nhằm quán triệt đầy đủ hơn
nguyên tắc phân phối theo lao động. Trong cơ cấu thu nhập của người lao
động tiền lương có tính ổn định, thường xuyên còn tiền thưởng thường chỉ là
phần thêm phụ thuộc vào các chỉ tiêu thưởng phụ thuộc vào kết quả sản xuất
kinh doanh.
Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền thưởng:
Đối tượng xét thưởng: Lao động có làm việc tại doanh nghiệp từ một năm trở
lên có đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp.
Chỉ tiêu thưởng: Một trong những yếu tố quan trọng nhất của một hình
thức tiền thưởng, yêu cầu của chỉ tiêu thưởng là phải rõ ràng, chính xác, cụ
thể. Chỉ tiêu thưởng bao gồm cả nhóm chỉ tiêu về số lượng và chỉ tiêu thưởng
về chất lượng gắn với thành tích của người lao động.
Mức thưởng: Thưởng một năm không thấp hơn một tháng lương được
căn cứ vào hiệu quả đóng góp của người lao động qua năng suất chất lượng
công việc, thời gian làm việc tại doanh nghiệp nhiều hơn thì hưởng nhiều hơn.

Các loại tiền thưởng: Bao gồm tiền thưởng thi đua (từ quỹ khen thưởng), tiền
thưởng trong sản xuất kinh doanh: Thưởng do đạt vượt chỉ tiêu doanh thu,

10
11
thưởng thi đua lái xe an toàn, giữ gìn xe tốt....) thưởng hàng tháng, thưởng
hàng quý, thưởng đột xuất, thưởng cuối năm.
4.2. Chế độ phụ cấp.
Theo điều 4 Thông tư liên bộ số 20/LB-TT ngày 02/06/1993 của liên
Bộ Lao Động – Thương binh xã hội- Bộ Tài chính có 6 loại phụ cấp: phụ cấp
làm đêm; phụ cấp lưu động; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp đắt đỏ; phụ cấp
khu vực; phụ cấp độc hại.
4.3. Chế độ trả lương làm thêm giờ.
Theo Nghị định 26/CP ngày 23/03/1993 những người làm việc trong
thời gian ngoài giờ làm việc theo quy định trong hợp đồng lao động được
hưởng tiền lương làm thêm giờ
Tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại V.I.S.T.A.R toàn bộ công nhân viên
đều được nghĩ ngày chủ nhật, riêng lái xe phải nghĩ luân phiên. Nhân viên văn
phòng và quản lý Gara được nghĩ chiều thứ 7. Hàng năm được nghĩ 9 ngày lễ
tết và 12 ngày phép (đối với lao động trên 1 năm tại công ty).
Tỷ lệ phần trăm lương được trả thêm được nhà nước quy định:
• Bằng 150% nếu làm thêm vào ngày thường.
• Bằng 200% nếu làm thêm vào ngày nghỉ cuối tuần.
• Bằng 300% nếu làm thêm vào ngày lễ.

x
x
Số giờ làm
thêm
Tiền lương

làm thêm giờ
Tỷ lệ phần trăm
lương được trả thêm
Tiền lương cấp
bậc, chức vụ
=
11
12
III. HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VA CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
V.I.S.T.A.R.
1. Chứng từ và tài khoản sử dụng
1.1. Trình tự ghi chép kế toán:
Để phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh, phù hợp với
yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán cũng như điều kiện
trang bị phương tiện, kỹ thuật tính toán, xử lý thông tin của mình, công ty cổ
phần đầu tư và thương mại V.I.S.T.A.R. đã lựa chọn hình thức: Chứng từ ghi
sổ.
Theo hình thức này, hàng ngày, nhân viên kế toán phụ trách từng phần
hành căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ. Đối
với những nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và thường xuyên, chứng từ gốc
sau khi kiểm tra được ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, cuối tháng hoặc
định kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc để lập các chứng từ ghi sổ.
Chứng từ ghi sổ sau khi được lập xong được chuyển đến cho kế toán
trưởng (hoặc người được kế toán trưởng uỷ quyền) ký duyệt rồi chuyển cho
bộ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ các chứng từ gốc kèm theo để bộ phận
này ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sau đó ghi vào sổ Cái. Cuối tháng
khoá sổ tìm ra tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có của
từng tài khoản trên sổ Cái; từ đó căn cứ vào sổ Cái để lập Bảng cân đối số

phát sinh của các tài khoản tổng hợp. Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát
sinh Có của tất cả các tài khoản tổng hợp trên bảng cân đối số phát sinh phải
khớp nhau và khớp với tổng số tiền của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; Tổng số
dư Nợ và tổng số dư Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh
phải khớp nhau và số dư của từng tài khoản (dư Nợ, dư Có) trên Bảng cân đối

12
13
số phát sinh phải khớp với số dư của tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp
chi tiết của phần kế toán chi tiết của phần kế toán chi tiết. Sau khi kiểm tra đối
chiếu khớp với số liệu nói trên, bảng cân đối số phát sinh được sử dụng để lập
bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế toán.
Đối với những tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì
chứng từ gốc sau khi sử dụng để lập các chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ
sách kế toán tổng hợp được chuyển đến các bộ phận kế toán chi tiết có liên
quan để làm căn cứ ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng
tài khoản. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ
hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản
tổng hợp để đối chiếu với sổ Cái thông qua Bảng cân đối số phát sinh. Các
Bảng tổng hợp chi tiết, sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu cùng với Bảng
cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ để lập các báo biểu kế toán.

13
14
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 334, 338
Bảng cân đối phát sinh

Báo cáo kế toán
Sổ, thẻ Kế toán chi tiết TK 334, 338
Bảng tổng hợp chi tiết TK 334, 338
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Ghi hàng ngày

14
15
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
1.2. Chứng từ sử dụng.
-Bảng chấm công
-Phiếu làm thêm giờ thêm ca
-Bảng kê doanh thu hàng ngày
-Bảng thanh toán tiền lương
-Bảng phân bổ tiền lương
-Bảng thanh toán BHXH
-Phiếu thu
-Phiếu chi
…………….
1.3. Tài khoản sử dụng
-TK 111-Tiền mặt
-TK 112-Tiền gửi ngân hàng
-TK 141-Tạm ứng
-TK1388-Phải thu khác
-TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh
-TK 334-Phả trả người lao động
Chi tiết:
+TK 3341-Phải trả lương lái xe
+TK 3342-Nhân viên quản lý Gara

+TK 3343-Phải trả lương nhân viên văn phòng
-TK 338-Phải trả phải nộp khác
Chi tiết:
+TK 3382-Kinh phí công đoàn
+TK 3383-Bảo hiểm xã hội

15
16
+TK 3384-Bảo hiểm y tế
+TK 3388-Phải trả phải nộp khác
-TK421-Lợi nhuận chưa phân phối
-TK 621-Chi phí nguyên vật liệu trcj tiếp
-TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp
-TK632-Giá vốn hàng bán
-TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp
-TK 911- Xác định kết quả xản xuất kinh doanh
……………….
• Nội dung:
TK 334: Phải trả công nhân viên (CNV)
Dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh
nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp BHXH, tiền thưởng và các khoản
khác thuộc về thu nhập của họ.
Bên nợ:
-Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương, tiền thưởng, Bảo hiểm xã
hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho công nhân viên.
-Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, Bảo hiểm xã hội, các
khoản đã trả, đã chi cho công nhân viên.
-Kết chuyển tiền lương công nhân viên chưa lĩnh chuyển sang các khoản
thanh toán khác.
Bên có:

-Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân viên.
Dư Nợ (nếu có): số tiền trả thừa cho công nhân viên.
Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương
Phản ánh thanh toán trích, sử dụng các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y
tế, Kinh phí công đoàn; có 3 tài khoản cấp 2.

16
17
* TK 3382: Kinh phí công đoàn.
Bên Nợ:
-Chi tiêu kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp;
-Kinh phí công đoàn đã nộp
Bên Có:
-Trích kinh phí công đoàn vào chi phí kinh doanh
Dư Có:
-Kinh phí công đoàn chưa nộp, chưa chi
Dư Nợ:
-Kinh phí công đoàn vượt thu
* TK 3383: Bảo hiểm xã hội
Bên Nợ:
-BHXH phải trả cho người lao động
-BHXHđã nộp cho cơ quan quản lý BHXH
Bên Có:
-Trích BHXH vào chi phí thu nhập người lao động
-Trích BHXH trừ vào thu nhập người lao động
Dư Có:
-BHXH chưa nộp ;
Dư Nợ:
-BHXH vượt thu
* TK 3384: Bảo hiểm y tế

Bên Nợ:
-Nộp bảo hiểm y tế
Bên Có:
-Trích Bảo hiểm y tế tính trừ vào thu nhập của người lao động.
-Trích Bảo hiểm y tế vào chi phí kinh doanh

17
18
Dư Có:
-Bảo hiểm y tế chưa nộp

18
19
2. Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
trong doanh nghiệp sản xuất
2.1. Bản chất của tiền lương.
Bản chất tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, là giá của
yếu tố sức lao động, tiền lương tuân theo nguyên tắc cung cầu giá cả của thị
trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Tiền lương chính là nhân tố thúc
đẩy năng suất lao động, là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần hăng hái
lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công
việc của họ.
Đối với chủ doanh nghiệp tiền lương là một yếu tố của chi phí đầu vào sản
xuất, còn đối với người cung ứng sức lao động tiền lương là nguồn thu nhập
chủ yếu của họ, nói cách khác tiền lương là động lực và là cuộc sống.
2.2. Quỹ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
2.2.1. Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương và
tiền thưởng thường xuyên mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trong
một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)

- Tiền lương tháng, ngày theo hệ thống các thang bảng lương của Nhà
nước.
- Tiền lương trả theo sản phẩm
- Tiền lương công nhật cho lao động ngoài biên chế
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc do thiết
bị máy móc ngừng hoạt động vì các nguyên nhân khách quan.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác
huy động đi làm nghĩa vụ của Nhà nước và xã hội.

19
20
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép định kỳ,
nghỉ theo chế độ Nhà nước.
- Tiền lương trả cho công nhân ngừng việc đi học tập tự vệ, hội nghị,
nghỉ phép năm theo chế độ nhưng vẫn thuộc biên chế.
Các loại tiền lương thưởng có tính chất thường xuyên.
Các phụ cấp theo chế độ quy định và các phụ cấp khác được ghi trong
quỹ lương.
Trong công tác hạch toán và phân tích quỹ lương của doanh nghiệp, có
thể chia ra tiền lương chính và tiền lương phụ:
+ Tiền lương chính: Là các tiền lương và có tính chất mà doanh nghiệp
phải trả cho người lao động trong thời gian họ thực tế tham gia vào quá trình
sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ được phân công.
+ Tiền lương phụ: Tiền lương và các khoản có tính chất lương mà
doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo thời gian làm việc khác như:
Đi họp, học, nghỉ phép, thời gian tập quân sự, thời gian ngừng sản xuất.
Để quản lý tốt quỹ lương, doanh nghiệp luôn luôn gắn tiền lương với
năng suất và hiệu quả lao động, đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động phải
thấp hơn tốc độ tăng tiền lương



Quỹ tiền lương
thực hiện theo
đơn vị sản
phẩm
Quỹ tiền
lương bổ
sung
Tổng sản
phẩm hàng
hoá thực hiện
Đơn giá
tiền lương
+x=
Tổng doanh thu thực hiện
(-) tổng chi phí thực hiện
( chưa có tiền lương )
Quỹ tiền lương thực
hiện theo tổng doanh
thu (- ) Tổng chi phí
Đơn giá tiền
lương
x=
20
21
2.2.2. Bảo hiểm xã hội (BHXH):
Bảo hiểm xã hội là một chính sách kinh tế xã hội quan trọng của Nhà
nước. Nó không chỉ xác định khía cạnh kinh tế mà nó còn phản ánh chế độ xã
hội. Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự đảm bảo ở mức độ nhất định về mặt kinh
tế, ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ gặp rủi ro xã hội

như ốm đau, thai sản, tuổi già, tai nạn lao động, thất nghiệp, chết… Bảo hiểm
xã hội là một hình tượng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn về đời sống
kinh tế của người lao động và gia đình.
Hiện nay bảo hiểm xã hội tại Việt Nam bao gồm:
+ Trợ cấp ốm đau
+ Trợ cấp thai sản
+ Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
+ Trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tàn tật.
Quỹ BHXH luôn đi đôi với quỹ tiền lương, quỹ BHXH dùng trợ cấp
cho cán bộ, công nhân viên có đóng góp vào quỹ trong trường hợp:
Người lao động mất khả năng lao động: hưu trí, trợ cấp thôi việc, tiền
tuất.
Người lao động mất khả năng lao động tạm thời: ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Nhà nước quy định doanh nghiệp phải trích bằng 20% mức lương tối
thiểu và hệ số lương của người lao động; trong đó 15% doanh nghiệp phải
chịu và tính vào chi phí kinh doanh của đơn vị, 5% người lao động phải nộp
từ thu nhập của mình và trừ vào lương.

Quỹ lương thực
hiện lợi nhuận
=
Đơn giá tiền
lương
x
Lợi nhuận
thực hiện
21
22
Quỹ Bảo hiểm xã hội do cơ quan BHXH thống nhất quản lý. Khi các

doanh nghiệp trích được BHXH theo quy định phải nộp hết cho cơ quan
BHXH. Sau khi nộp, được cơ quan BHXH ứng trước 3% để chi tiêu BHXH
trong doanh nghiệp, cuối kỳ tổng hợp chi tiêu BHXH lập báo cáo gửi cơ quan
Bảo hiểm cấp trên duyệt.
2.2.3. Bảo hiểm y tế (BHYT):
Bảo hiểm y tế là sự bảo trợ về y tế cho người tham gia bảo hiểm, giúp
họ phần nào đó trang trải tiền khám, chữa bệnh, tiền viện phí, thuốc thang.
Mục đích của Bảo hiểm y tế (BHYT ) là tập hợp một mạng lưới bảo vệ
sức khoẻ cho toàn cộng đồng, bất kể địa vị xã hội, mức thu nhập cao hay thấp.
Theo quy định của Nhà nước: Quỹ Bảo hiểm y tế được hình thành bằng
cách trích 3% theo lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động, trong
đó người sử dụng lao động phải chịu 2% tính vào chi phí kinh doanh, người
lao động nộp 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
Quỹ Bảo hiểm y tế do cơ quan BHYT thống nhất quản lý. Quỹ bảo
hiểm y tế chi phí cho việc khám, chữa, điều trị, tiền thuốc chữa bệnh ngoại
trú,… chi phí khám sức khoẻ cho người lao động.
2.2.4. Kinh phí công đoàn (KPCĐ).
Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các
cấp, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của công đoàn (trả lương cho công đoàn chuyên
trách chi tiêu hội họp).
Để có nguồn chi phí cho hoạt động công đoàn, hàng tháng doanh
nghiệp phải trích theo một tỷ lệ quy định với tổng số quỹ lương, (tiền công và
phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp
độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp thâm niên, phụ cấp phục vụ

22
23
quốc phòng, an ninh) thực tế phải trả cho người lao động, kể cả lao động hợp
đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành kinh phí công đoàn
Theo chế độ hiện hành: Kinh phí công đoàn được hình thành bằng cách trích

2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động và doanh nghiệp phải
chịu hoàn toàn .
Khi trích kinh phí công đoàn (KPCĐ) trong kỳ, một nửa doanh nghiệp nộp
cho công đoàn cấp trên, một nửa được sử dụng để chi tiêu cho công tác công
đoàn tại doanh nghiệp.
2.3. Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương
Quản lý tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý
kinh doanh của doanh nghiệp, nó là nhân tố giúp doanh nghiệp hoàn thành và
hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của mình. Tổ chức công tác hạch toán
lao động và tiền lương giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ lương, đảm bảo
việc trả lương, bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ kích thích
người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao; đồng thời tạo cơ sở cho việc
phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác.
Nhiệm vụ hạch toán lao động tiền lương:
+ Tổ chức hạch toán và thu nhập đầy đủ, đúng đắn các chỉ tiêu ban đầu
theo yêu cầu quản lý về lao động theo từng người lao động, từng đơn vị lao
động
+ Ghi chép phản ánh số liệu về số lượng, thời gian và kết quả lao động,
tính lương và các khoản theo lương phân bổ chi phí nhân công đúng đối
tượng sử dụng lao động.
+ Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các bộ phận sản xuất
kinh doanh, các phòng ban sử dụng đúng, đầy đủ, kịp thời các chứng từ ghi

23
24
chép ban đầu về hạch toán lao động tiền lương, mở sổ cần thiết hạch toán tiền
lương theo đúng chế độ, phương pháp, phù hợp với yêu cầu quản lý và trả
lương cho từng loại lao động ở doanh nghiệp..
+ Lập báo cáo về lao động tiền lương.

+ Tính toán, phân bổ chính xác, hợp lý chi phí tiền lương, các khoản
trích theo lương theo đúng đối tượng sử dụng có liên quan
+ Thường xuyên cũng như định kỳ tổ chức, phân tích tình hình quản lý
sử dụng lao động, thời gian lao động, chi phí nhân công, năng suất lao động,
đề ra các biện pháp nhằm khai thác, sử dụng triệt để có hiệu quả mọi tiềm
năng lao động sẵn có trong doanh nghiệp và cung cấp các thông tin kinh tế
cần thiết cho các bộ phận liên quan đến quản lý lao động, tiền lương.
2.4. Hạch toán các khoản trích theo lương
Theo như chế độ tài chính đã qui định , hàng tháng Công ty căn cứ vào
tiền lương cấp bậc (lương cơ bản) của CNV để trích 20% lương cơ bản nộp
cho quĩ BHXH cấp trên . Số tuyệt đối này sẽ được Công ty khấu trừ vào
lương tháng của người lao động với tỷ lệ 5% và tính vào chi phí sản xuất
trong tháng với tỷ lệ 15%. Hàng tháng Công ty nộp hết số BHXH đó cho cơ
quan BH, cơ quan BH ứng cho Công ty 3% trong số đó để Công ty thực hiện
việc chi trả hộ. Sau đó căn cứ vào số BHXH thực tế Công ty trả, Công ty BH
thực hiện việc thanh toán. Mức độ hưởng BHXH trong các trường hợp khác
nhau là khá.
- Đối với người nghỉ để thực hiện việc kế hoạch hoá thì tỷ lệ BHXH
được hưởng là 70% hoặc 65% lương trợ cấp bản thân.
- Đối với người lao động khi bản thân ốm, con ốm hay bị tai nạn
(nhưng không phải là tai nạn lao động) thì tỷ lệ BHXH được hưởng là 75%
lương trợ cấp bản thân (mẫu 01).

24
25
- Mẫu 01 gồm 2 mặt: mặt trước “giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng
BHXH”
- Đối với người lao động nữ có thai, trong suốt thời kỳ sinh con trợ cấp
BHXH được hưởng bằng 100% lương cộng 1 tháng lương sinh con.
- Khi người lao động bị tai nạn hoặc bị bệnh nghề nghiệp, tiền trợ cấp

BHXH được hưởng bằng 100% tiền lương trong suốt quá trình điều trị.

25

×