Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Quản lý rủi ro trong hợp đồng tư vấn quản lý dự án trong điều kiện việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--- 000 -- 
 
 

TRẦN LÊ NGUYÊN KHÁNH
 
 

 
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG
TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN
TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Công Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
Mã ngành : 60.58.90

 
 

LUẬN VĂN THẠC SĨ
 
 
 
 
 

TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------

---------------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : TRẦN LÊ NGUYÊN KHÁNH

MSHV : 09080238

Ngày, tháng, năm sinh : 05 / 05 / 1985

Nơi sinh : Bình Định

Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ VẦ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Mã số : 60.58.90

I. TÊN ĐỀ TÀI :
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN
TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :


-

Xác định các yếu tố rủi ro trong hợp đồng tư vấn QLDA.

-

Đo lường khả năng xảy ra, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro trên và phân

tích tác động đến các bên liên quan.
-

Đánh giá thực trạng các giải pháp quản lý rủi ro trong hợp đồng tư vấn QLDA

trong điều kiện Việt Nam và đề xuất các giải pháp phù hợp.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :

06/02/2012

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ :

01/08/2012

V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

PGS.TS. NGÔ QUANG TƯỜNG

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
Tp.HCM, ngày 01 tháng 08 năm 2012
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


CHỦ NHIỆM
BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS.TS. NGÔ QUANG TƯỜNG

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

TRƯỞNG KHOA


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô giảng dạy chuyên ngành
Công nghệ và Quản lý xây dựng, bộ môn Thi công và Quản lý xây dựng, trường Đại
học Bách Khoa tp.HCM đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tơi những kiến thức q
báu trong suốt q trình học tập tại đây.

Tơi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến người thầy hướng dẫn luận văn của tôi
là GS.TS Ngô Quang Tường, trường Đại học Bách Khoa tp.HCM. Thầy đã nhiệt tình
theo sát chỉ bảo, tư vấn và hỗ trợ tôi trong suốt q trình thực hiện để hồn thành luận
văn này. Kiến thức chuyên môn và sự tận tâm của thầy đối với sinh viên là một chuẩn
mực mà tôi luôn ngưỡng mộ.

Tôi biết ơn sâu sắc đến tất cả những người đã cho tơi sự trợ giúp trong việc có được
các thông tin và dữ liệu liên quan đến nghiên cứu. Cảm ơn đặc biệt đến các bạn của tôi
cho sự sẵn sàng để điền vào các bảng câu hỏi nghiên cứu.


Tôi rất biết ơn các đồng nghiệp của tôi, những người ủng hộ tôi trong việc phân
phối và thu thập các bảng câu hỏi nghiên cứu. Đó cũng là niềm vui của tôi để cảm ơn
tất cả các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn quản lý dự án, các đại diện của chủ đầu tư đã
giúp tôi thực hiện luận án này bằng cách trả lời bảng câu hỏi.

Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, tôi biết ơn gia đình tơi, người đã đem lại
cho tơi hỗ trợ vật chất và tinh thần trong suốt thời gian của tôi ở trường đại học.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012
Người thực hiện luận văn

Trần Lê Nguyên Khánh

HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang i


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngơ Quang Tường

TĨM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Quản lý thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng đã được cơng nhận là một
q trình quản lý rất quan trọng để đạt được các mục tiêu của dự án. Tuy nhiên, cho đến
bây giờ hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào một số khía cạnh của quản lý hợp
đồng hơn là chú ý đến các rủi ro bên trong hợp đồng. Đối tượng chính của những
nghiên cứu này thường là hợp đồng thi công xây dựng.
Tư vấn quản lý dự án với vai trò thay mặt chủ đầu tư để quản lý dự án có ảnh hưởng
rất lớn đến thành cơng của dự án. Hợp đồng tư vấn quản lý dự án với những đặc thù về

công việc chưa được quan tâm đúng mức về vấn đề quản lý rủi ro. Hơn nữa cũng chưa
có một cách tiếp cận có hệ thống và tồn diện để xác định các rủi ro và phân tích các
khả năng xảy ra và tác động của những rủi ro này được sử dụng trong các nghiên cứu
trước đây. Do đó bài viết này nhằm mục đích xác định và phân tích các rủi ro, các quy
trình quản lý rủi ro liên quan đến hợp đồng tư vấn quản lý dự án tại Việt Nam.
Thông qua một nghiên cứu toàn diện về các tài liệu học thuật, xác định 48 yếu tố rủi
ro trong hợp đồng tư vấn quản lý dự án. Một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi và phỏng
vấn được thực hiện với các nhóm đối tượng được lựa chọn bao gồm chủ đầu tư, tư vấn
quản lý dự án và các chuyên gia để thu thập dữ liệu. Các câu trả lời bảng câu hỏi được
phân tích bằng phương pháp phân tích nhân tố, kết quả xác định được 5 nhân tố phổ
biến gây ra rủi ro trong hợp đồng tư vấn quản lý dự án, đó là “Quy định về phạm vi
cơng việc, quyền và nghĩa vụ của tư vấn quản lý dự án”, “Quy định về nhân lực của tư
vấn quản lý dự án và các vấn đề liên quan đến tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi
chủ đầu tư”, “Quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư”, “ Quy định về điều chỉnh
tiến độ thực hiện hợp đồng” và “Quy định về điều chỉnh giá hợp đồng”.

HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang ii


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường

ABSTRACT
Managing performance of contracts in construction activities has been recognised as
a very important management process in order to achieve the project objectives.
However, until now most research has focused on some aspects of contract
management rather than having attention to risks in the contract. The primary objective

of these research is usually the construction contract.
Role of project management on behalf of the client to manage projects has greatly
influenced to the success of the project. Project management contract with such specific
works has not been properly concerned about risk management issue. More than that a
systematic and holistic approach to identify risks and analyse the likelihood of
occurrence and impacts of these risks has not been used in previous research. So that
this paper aims to identify and analyse the risks, processes of risk management
associated with the project management contract in Viet Nam.
Through a comprehensive study of literature review, identified 48 risk factors in
project management contract. A questionnaire survey and interviews were carried out
with selected respondents groups including client, consultant and expert to collect data.
The questionnaire responses were analyzed by component analysis method, which
resulted in identification of 5 common factors causing risk in project management
contract, they are “Regulations on the scope of work, rights and obligations of
consultant”, “Regulations on human resources of consultant and regulations on
suspension and termination of the contract by the client”, “Regulations on the rights and
obligations of client”, “Regulations on adjustment of the contract duration” and
“Regulations on adjustment of the contract sum”.

HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang iii


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường

LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Trần Lê Nguyên Khánh, xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện Luận văn:

“Quản lý rủi ro trong hợp đồng tư vấn quản lý dự án trong điều kiện Việt Nam”, các số
liệu thu thập và kết quả nghiên cứu được thể hiện hồn tồn trung thực và chưa được
cơng bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về nghiên
cứu của mình.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012
Người thực hiện luận văn

Trần Lê Nguyên Khánh

HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang iv


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN ........................................................................ ii
ABSTRACT .............................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1 Giới thiệu chung về tình hình nền kinh tế Việt Nam ............................................... 1
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 3

1.3 Mục tiêu của nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.4 Phạm vi của nghiên cứu ......................................................................................... 5
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ........................................................................... 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ..................................................... 7
2.1 Căn cứ pháp lý về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình .................................. 7
2.1.1 Dự án đầu tư xây dựng cơng trình ....................................................................... 8
2.1.2 Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình ..................................... 8
2.1.3 Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình ...................................... 8
2.1.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của các bên liên quan .................................................... 8
2.1.5 Năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý dự án .......................................... 9
2.1.6 Lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án .............................................................10
2.2 Căn cứ pháp lý về hợp đồng trong hoạt động xây dựng .........................................12
2.2.1 Hợp đồng trong hoạt động xây dựng ..................................................................12
2.2.2 Khung pháp lý của hợp đồng trong hoạt động xây dựng .....................................12
2.2.3 Phân loại hợp đồng trong hoạt động xây dựng ....................................................13
2.3 Tổng quan về hợp đồng tư vấn quản lý dự án ........................................................14
2.3.1 Hợp đồng tư vấn quản lý dự án ..........................................................................14

HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang v


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường

2.3.2 Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng tư vấn quản lý dự án ...............................14
2.3.3 Những nội dung chủ yếu của hợp đồng tư vấn quản lý dự án ..............................15
2.4 Tổng quan về rủi ro trong hoạt động xây dựng ......................................................23

2.4.1 Định nghĩa rủi ro ................................................................................................23
2.4.2 Phân loại rủi ro ...................................................................................................24
2.4.3 Bản chất của rủi ro .............................................................................................25
2.4.4 Phân biệt rủi ro và sự không chắc chắn ...............................................................27
2.5 Tổng quan về quản lý rủi ro trong hoạt động xây dựng ..........................................27
2.5.1 Định nghĩa quản lý rủi ro ...................................................................................27
2.5.2 Quy trình quản lý rủi ro ......................................................................................29
2.5.3 Lập kế hoạch quản lý rủi ro ................................................................................31
2.5.4 Xác định rủi ro ...................................................................................................32
2.5.5 Bản ghi chú rủi ro ...............................................................................................34
2.5.6 Đánh giá rủi ro ...................................................................................................36
2.5.7 Giám sát và kiểm sốt rủi ro ...............................................................................38
2.5.8 Lập kế hoạch ứng phó và giảm nhẹ rủi ro ...........................................................39
2.5.9 Phân bổ rủi ro .....................................................................................................42
2.5.10 Quản lý rủi ro thông qua hợp đồng tiêu chuẩn ..................................................45
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................49
3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................49
3.2 Xác định các yếu tố rủi ro trong hợp đồng tư vấn quản lý dự án ............................50
3.3 Bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu .............................................................56
3.3.1 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu ...............................56
3.3.2 Nguyên tắc thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ..........................................................57
3.3.3 Nội dung bảng câu hỏi khảo sát ..........................................................................57
3.3.4 Thu thập dữ liệu .................................................................................................58
3.4 Phương pháp phân tích nhân tố .............................................................................58
3.4.1 Khái niệm phương pháp phân tích nhân tố .........................................................58
3.4.2 Xác định kích thước mẫu ...................................................................................60
3.4.3 Kiểm định thang đo ............................................................................................61
3.4.4 Kiểm định trị trung bình tổng thể Mann-Whitney ...............................................63
HV: Trần Lê Nguyên Khánh


Trang vi


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường

3.4.5 Kiểm định hệ số tương quan hạng Spearman ......................................................63
3.4.6 Phân tích ma trận tương quan và sự phù hợp của phân tích nhân tố ....................64
3.4.7 Mơ hình nhân tố .................................................................................................64
3.4.8 Số lượng nhân tố được trích xuất ........................................................................65
3.4.9 Xoay nhân tố ......................................................................................................65
3.4.10 Đặt tên và giải thích các nhân tố .......................................................................66
3.4.11 Tóm tắt .............................................................................................................66
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .....................................................................68
4.1 Khảo sát thử nghiệm .............................................................................................68
4.1.1 Thống kê mô tả ..................................................................................................68
4.1.2 Khảo sát thử nghiệm khả năng xảy ra .................................................................70
4.1.3 Khảo sát thử nghiệm mức độ ảnh hưởng ............................................................70
4.2 Khảo sát chính thức ...............................................................................................71
4.2.1 Thống kê mô tả ..................................................................................................71
4.2.2 Kiểm định thang đo ............................................................................................75
4.2.3 Kiểm định trị trung bình tổng thể .......................................................................76
4.2.3 Xếp hạng các yếu tố rủi ro ..................................................................................78
4.3 Phân tích nhân tố ...................................................................................................83
4.3.1 Xác định số biến đưa vào phân tích nhân tố ........................................................83
4.3.2 Kiểm định hệ số hệ số KMO và Bartlett's test ....................................................86
4.3.3 Số lượng nhân tố được trích xuất ........................................................................86
4.3.4 Tương quan giữa các nhân tố và các biến ...........................................................88
4.3.5 Kết quả phân tích nhân tố ...................................................................................90

4.3.6 Đánh giá kết quả ................................................................................................91
CHƯƠNG 5: TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU .........................................................95
5.1 Tình huống nghiên cứu về rủi ro trong hợp đồng ...................................................95
5.1.1 Tình huống thứ nhất ...........................................................................................95
5.1.2 Tình huống thứ hai .............................................................................................97
5.1.3 Tình huống thứ ba ..............................................................................................99
5.1.4 Tình huống thứ tư ............................................................................................ 101

HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang vii


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngơ Quang Tường

5.1.5 Tình huống thứ năm ......................................................................................... 102
5.2 Tình huống nghiên cứu về quản lý rủi ro trong hợp đồng .................................... 103
5.3 Đề xuất giải pháp quản lý rủi ro trong hợp đồng phù hợp .................................... 104
5.3.1 Đề xuất chiến lược phát triển quy trình quản lý rủi ro trong tổ chức .................104
5.3.2 Đề xuất quy trình quản lý rủi ro trong tổ chức .................................................. 105
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................... 115
6.1 Kết luận .............................................................................................................. 108
6.2 Khuyến nghị cho các bên liên quan ..................................................................... 109
6.3 Khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo ................................................................ 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................112
PHỤ LỤC 1: HỆ SỐ ITEM-TOTAL CORRELATION ....................................... 121
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MANN-WHITNEY .................................127
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ......................................................... 130

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .................................................................................... 139

HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang viii


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Vốn FDI năm 2011 theo hình thức đầu tư .................................................... 1
Bảng 1.2: Top 5 ngành thu hút vốn FDI lớn nhất năm 2011 ......................................... 2
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp mã hóa 48 yếu tố rủi ro trong hợp đồng tư vấn QLDA ........53
Bảng 4.1: Đơn vị công tác của người trả lời khảo sát thử nghiệm ................................68
Bảng 4.2: Kinh nghiệm công tác của người trả lời khảo sát thử nghiệm ......................69
Bảng 4.3: Chức vụ công tác của người trả lời khảo sát thử nghiệm .............................69
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s Anpha khảo sát thử nghiệm khả năng xảy ra ..................70
Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Anpha khảo sát thử nghiệm mức độ ảnh hưởng ..............70
Bảng 4.6: Đơn vị công tác của người trả lời khảo sát ..................................................71
Bảng 4.7: Kinh nghiệm công tác của người trả lời khảo sát .........................................72
Bảng 4.8: Chức vụ công tác của người trả lời khảo sát ................................................72
Bảng 4.9: Lĩnh vực dự án lớn nhất tham gia QLDA của người trả lời khảo sát ............73
Bảng 4.10: Quy mô dự án lớn nhất tham gia QLDA của người trả lời khảo sát ...........74
Bảng 4.11: Nguồn vốn dự án lớn nhất tham gia QLDA của người trả lời khảo sát ......75
Bảng 4.12: Hệ số Cronbach’s Anpha khả năng xảy ra .................................................75
Bảng 4.13: Hệ số Cronbach’s Anpha mức độ ảnh hưởng ............................................76
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định Mann-Whitney trị trung bình khả năng xảy ra ............76
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Mann-Whitney trị trung bình mức độ ảnh hưởng .........77

Bảng 4.16: Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm của chủ đầu tư ........................78
Bảng 4.17: Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm của tư vấn QLDA ...................79
Bảng 4.18: Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm của chung ...............................80
Bảng 4.19: So sánh xếp hạng các yếu tố rủi ro giữa các nhóm ....................................81
Bảng 4.20: Hệ số tương quan hạng Spearman các yếu tố rủi ro giữa các nhóm ...........83
Bảng 4.21: Ma trận đánh giá các yếu tố rủi ro .............................................................84
Bảng 4.22: Xếp hạng trạng thái các yếu tố rủi ro theo quan điểm của chung ...............84
Bảng 4.23: Hệ số KMO và Bartlett's Test ...................................................................86
Bảng 4.24: Đại lượng Communalities .........................................................................86
Bảng 4.25: Tổng phương sai được giải thích ...............................................................87
Bảng 4.26: Ma trận nhân tố khi xoay ..........................................................................88

HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang ix


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường

Bảng 4.27: Ma trận nhân tố khi xoay tính lại ...............................................................89
Bảng 4.28: Kết quả phân tích nhân tố ..........................................................................90

HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang x


Luận văn cao học


GVHD: PGS.TS.Ngơ Quang Tường

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng ......................................................22
Hình 2.2: Rủi ro, sự không chắc chắn và thông tin sẵn có cho sự kiện rủi ro ...............27
Hình 2.3: Quy trình phân tích và quản lý rủi ro dự án (PRAM) ...................................30
Hình 2.4: Hệ thống quản lý rủi ro ................................................................................31
Hình 2.5: Sự phát triển của bản ghi chú rủi ro .............................................................35
Hình 2.6: Xếp hạng các yếu tố rủi ro ...........................................................................36
Hình 2.7: Quy trình giảm nhẹ rủi ro ............................................................................40
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu .........................................................................49
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu ...............56
Hình 3.3: Sơ đồ thể hiện phương pháp phân tích nhân tố ............................................60
Hình 4.1: Đơn vị cơng tác của người trả lời khảo sát thử nghiệm ................................68
Hình 4.2: Kinh nghiệm công tác của người trả lời khảo sát thử nghiệm ......................69
Hình 4.3: Chức vụ cơng tác của người trả lời khảo sát thử nghiệm ..............................70
Hình 4.4: Đơn vị cơng tác của người trả lời khảo sát ...................................................71
Hình 4.5: Kinh nghiệm công tác của người trả lời khảo sát .........................................72
Hình 4.6: Chức vụ cơng tác của người trả lời khảo sát ................................................73
Hình 4.7: Lĩnh vực dự án lớn nhất tham gia QLDA của người trả lời khảo sát ............73
Hình 4.8: Quy mơ dự án lớn nhất tham gia QLDA của người trả lời khảo sát .............74
Hình 4.9: Nguồn vốn dự án lớn nhất tham gia QLDA của người trả lời khảo sát .........75
Hình 4.10: Đại lượng Eigenvalue ................................................................................88
Hình 5.1: Mơ hình quản lý chất lượng cơng tác tư vấn QLDA .................................. 103
Hình 5.2: Quy trình quản lý rủi ro trong hợp đồng tư vấn QLDA đề xuất .................. 107
Hình 5.3: Mơ hình quản lý chất lượng cơng tác tư vấn QLDA đề xuất ......................107

HV: Trần Lê Nguyên Khánh


Trang xi


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường

CHƯƠNG 1:
MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu chung về tình hình nền kinh tế Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2011 là 5,89%, thấp hơn so với mức
6,78% trong năm 2010 (Tổng cục Thống kê, 2012) nhưng trong điều kiện tình hình sản
xuất rất khó khăn, cả nước tập trung ưu tiên hiệu quả đầu tư công, tái cấu trúc doanh
nghiệp nhà nước và cải cách các cơ cấu khác nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô Việt Nam thì đây là con số khá cao và hợp lý. Nhóm ngành cơng nghiệp - sản
xuất có tỷ trọng lớn nhất trong GDP và có tốc độ tăng thêm 6,8%, tỷ lệ này dù thấp hơn
mức 7,7% của năm 2010 (Tổng cục Thống kê, 2012), nhưng cao hơn tốc độ chung, nên
tiếp tục là động lực và đầu tàu của tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam là một nền kinh tế mở, có lượng vốn đầu tư nước ngồi lớn. Cho nên, khi
nền kinh tế thế giới bị suy thối thì Việt Nam cũng dễ bị tổn thương, tuy nhiên trong
năm 2011, các quốc gia Đông Á đang là các nhà đầu tư nước ngồi lớn nhất vào Việt
Nam. Trong đó Hồng Kông là nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, Nhật Bản đứng vị trí
thứ hai. Như vậy, Việt Nam vẫn là điểm đích cho nguồn vốn FDI. Thành phố Hồ Chí
Minh với gần 3 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 20,4% tổng vốn đầu tư là
địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất, vẫn xứng đáng là mũi nhọn kinh tế cả nước (Bộ
KH&ĐT, 2012).
Bảng 1.1: Vốn FDI năm 2011 theo hình thức đầu tư.
(Nguồn: Bộ KH&ĐT, 2012)

TT


1
2
3
4
5

Hình thức đầu tư

100% vốn nước ngồi
Liên doanh
BOT, BT, BTO
Hợp đồng HTKD
Cổ phần
Tổng số

Số dự
án cấp
mới

Vốn đăng
ký cấp
mới (triệu
USD)

Số lượt
Vốn đăng ký
dự án
tăng thêm
tăng

(triệu USD)
vốn

Vốn đăng ký
cấp mới và
tăng thêm
(triệu USD)

899
186
1
3
2

6,535.12
2,690.94
2,258.51
67.00
6.99

331
33
1
9

2196.01
530.39
385.00
24.18


8,731.13
3.221.33
2,258.51
452.00
32.99

1091

11,558.55

374

3,137.40

14,695.95

Vốn FDI đăng ký mới và đăng ký tăng thêm tại Việt Nam trong năm 2011đạt 14,7
tỷ USD, giảm tới 26% so với năm 2010. Trong đó, riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6 tỷ
HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang 1


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường

USD, giảm 35%. Dù số vốn đăng ký giảm nhưng đã có những chuyển biến theo hướng
tích cực, vốn FDI đăng ký trong năm 2011 tập trung 76,4% vào lĩnh vực công nghiệp
và xây dựng, cao hơn hẳn tỷ trọng 54,1% đầu tư vào lĩnh vực này năm 2010 (Bộ

KH&ĐT, 2012).
Năm 2011, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn với 899 dự án
cấp mới, trong tổng số 1091 dự án cấp mới, chiếm trên 82%, với vốn đăng ký cấp mới
hơn 6,5 tỷ USD. Tiếp đến là hình thức liên doanh với 186 dự án, chiếm 17%, với vốn
đăng ký cấp mới gầnn 2,7 tỷ USD. Đặc biệt hình thức BOT, BT, BTO chỉ duy nhất 1 dự
án nhưng đạt vốn đăng ký cấp mới trên 2,2 tỷ USD.
Bảng 1.2: Top 5 ngành thu hút vốn FDI lớn nhất năm 2011.
(Nguồn: Bộ KH&ĐT, 2012)

TT

Hình thức đầu tư

Vốn đăng Số lượt
Số dự
Vốn đăng ký
ký cấp mới dự án
án cấp
tăng thêm
(triệu
tăng
mới
(triệu USD)
USD)
vốn

1 CN chế biến,chế tạo
435
2 SX,pp
5

điện,khí,nước,đ.hịa
3 Xây dựng
140
4 KD bất động sản
22
5 Lưu trú và ăn uống
19
Trong top 5 ngành thu hút FDI lớn

5,220.95
2,525.66

283
2

1,903.02
2.55

Vốn đăng ký
cấp mới và
tăng thêm
(triệu USD)

7,123.97
2,528.21

1,002.01
16
219.12
1,252.30

741.63
7
103.98
845.61
252.78
2
222.01
474.80
nhất năm 2011, lĩnh vực xây dựng xếp thứ 3 với

140 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 1,25 tỷ
USD, giảm 26% về vốn so với năm 2010. Xếp thứ 4 là lĩnh vực kinh doanh bất động
sản với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 845,61 triệu USD, chỉ bằng 12,8%
so với năm 2010 (Bộ KH&ĐT, 2012).
So với 4-5 năm trước, thì dịng vốn FDI vào bất động sản đã giảm mạnh. Cụ thể ở
thời huy hoàng của bất động sản năm 2008, vốn FDI vào lĩnh vực này đạt mức cao nhất
trên 23 tỷ USD. Ngay cả trong thời gian bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
tồn cầu của năm ngối, bất động sản cũng chiếm phần lớn vốn FDI, đạt khoảng 6,84 tỷ
USD và trở thành lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI nhất trong năm 2010. Tuy nhiên, sang
năm 2011 thì tình hình đã thay đổi hồn tồn (Bộ KH&ĐT, 2012).
Theo các chuyên gia trong ngành, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm trên,
trong đó có tác động của khó khăn kinh tế tồn cầu. Mặt khác, cuộc khủng hoảng kinh

HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang 2


Luận văn cao học


GVHD: PGS.TS.Ngơ Quang Tường

tế vừa qua có phần nguyên nhân từ đổ vỡ đầu tư – kinh doanh bất động sản, vẫn để lại
một mối quan ngại chung trên thế giới. Nhiều nhà đầu tư đã tỏ ra rất thận trọng khi
quyết định đầu tư vào lĩnh vực bất động sản do triển vọng kinh tế không khả quan cũng
như tình hình lạm phát và lãi suất tăng cao trong khi tính thanh khoản bị giới hạn do
chính sách thắt chặt tín dụng của Nhà nước.
Cũng trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra một số biện pháp thắt
chặt và hạn chế dòng vốn tín dụng vào ngành phi sản xuất, trong đó lĩnh vực bất động
sản được chú ý nhiều, dẫn đến cả nhà đầu tư và ngân hàng đều gặp rất nhiều khó khăn
trong việc huy động vốn và giải ngân. Đồng thời lĩnh vực đầu tư bất động sản tại Việt
Nam khơng cịn màu mỡ như những năm trước do nguồn cung trên thị trường ngày
càng nhiều và nhiều doanh nghiệp trong nước cũng tập trung 'rót' vốn vào lĩnh vực này
với quy mơ ngày càng lớn.
Với những lí do trên càng làm nổi bật thực tế là trong thời gian qua tại một số thành
phố lớn như TPHCM và Hà Nội, một số chủ đầu tư phải giảm giá bán căn hộ hoặc giảm
tiền thuê mặt bằng ở các cao ốc văn phịng, nhiều dự án bị đình trệ và tạm dừng triển
khai xây dựng do khó khăn trên hoặc do nhà đầu tư còn thăm dò thị trường hoặc thối
lui. Theo một số cơng ty tư vấn bất động sản, thị trường văn phòng cho thuê, khách
sạn… tại TPHCM và Hà Nội trong thời gian qua ít có dự án mới nào được khởi công
trong khi các dự án đang thực hiện chủ yếu là do các nhà đầu tư cố gắng thực hiện các
cơng trình dang dở của những năm trước.
Trong bối cảnh suy thối tồn cầu hiện nay, Việt Nam cũng không phải là một ngoại
lệ, thì con số 1,25 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào ngành xây dựng có thể xem là con số
đáng khích lệ cho sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam trong năm 2012.
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu.
Xây dựng là một lĩnh vực phức tạp, chi phí cao và nhiều rủi ro hình thành do những
yêu cầu pháp lý, các vấn đề liên quan tới tài sản, đất quy hoạch, cấp phép, tuyển dụng
lao động, khả năng thực hiện dự án, môi trường quản lý điều hành, hoạch định của Nhà
nước và tính an tồn trong xây dựng. Có thể nói xây dựng đồng nghĩa với rủi ro, có lẽ

nhiều hơn bất kỳ ngành cơng nghiệp nào khác, với các rủi ro do tranh chấp, xung đột về
lợi ích giữa bên mua dịch vụ xây dựng (tức là chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu) và bên bán
các dịch vụ này (tức là nhà thầu, bao gồm cả nhà thầu tư vấn QLDA, nhà thầu tư vấn
HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang 3


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường

giám sát, nhà thầu xây lắp, nhà thầu cung ứng lắp đặt thiết bị…). Bên mua muốn nhận
được giá trị tốt nhất cho kinh phí mà họ bỏ ra trong khi bên bán chỉ muốn sử dụng số
tiền ít nhất trong các nghĩa vụ theo hợp đồng. Thật không may, các nghĩa vụ này hiếm
khi thể hiện đủ rõ ràng để tránh sự hiểu lầm.
Dự án xây dựng nằm trong số các cấu trúc có mối quan hệ con người phức tạp
nhất. Yêu cầu về kỹ thuật và khả năng quản lý cấp cao cần phải có để đưa tầm nhìn của
chủ đầu tư vào kế hoạch và các quy chuẩn kỹ thuật, sau đó là vào các kết cấu thật, điều
này phù hợp với nhu cầu của cá nhân và cả cộng đồng. Các rủi ro cứ tăng lên trong suốt
thời gian thực hiện dự án xây dựng do sự chậm trễ, những thay đổi bất ngờ hoặc các
công việc phát sinh, công việc khiếm khuyết, vượt chi phí, lỗi về thiết kế và các tai nạn,
thông tin chậm trễ, các tài liệu hay điều khoản hợp đồng không đầy đủ hoặc thiếu sót,
các trường hợp bất khả kháng…Khi đó, vai trị của tư vấn QLDA khi thay mặt chủ đầu
tư phối hợp các nguồn lực, kiểm soát các rủi ro để điều hành tốt dự án là rất lớn. Nếu
các ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa chủ đầu tư và tư vấn QLDA trong các thỏa
thuận hợp đồng không rõ ràng hay đầy đủ thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc,
hiệu quả QLDA và cả hiệu quả của dự án.
Bất cứ ai cũng có thể làm gì đó để ngăn ngừa rủi ro xảy ra trong hợp đồng tư vấn
QLDA? Quả là không dễ để đưa ra một câu trả lời đơn giản và thẳng thắn. Tuy nhiên,

chủ đầu tư và tư vấn QLDA là các bên tham gia chính bằng những thỏa thuận trong hợp
đồng có thể tạo ra khá nhiều ảnh hưởng để giảm thiểu các nguy cơ rủi ro và quản lý rủi
ro, để chúng không xảy ra hoặc xảy ra nhưng đã lường trước, làm giảm hao phí các
nguồn lực như thời gian và chi phí, giảm các tranh chấp hay các kiện tụng leo thang
không cần thiết…
Với sự phát triển ngày càng tăng của các dự án xây dựng phức tạp và gấp rút, rủi ro
trong các thỏa thuận hợp đồng tư vấn QLDA hầu như không thể tránh khỏi. Những
nhận thức về sự thiếu sót hay khơng đầy đủ trong các điều khoản của hợp đồng tư vấn
QLDA, đồng thời là sự tăng chi phí, sự chậm trễ, các tranh cãi về trách nhiệm và các
mối quan hệ đối đầu, đã đặt ra sự cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn về quản lý rủi ro
trong hợp đồng tư vấn QLDA, trước hết là tìm hiểu các yếu tố gây rủi ro.
1.3 Mục tiêu của nghiên cứu.
 Xác định các yếu tố rủi ro trong hợp đồng tư vấn QLDA.
HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang 4


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường

 Đo lường khả năng xảy ra, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro trên và phân
tích tác động đến các bên liên quan.
 Đánh giá thực trạng các giải pháp quản lý rủi ro trong hợp đồng tư vấn QLDA
trong điều kiện Việt Nam và đề xuất các giải pháp phù hợp.
1.4 Phạm vi của nghiên cứu.
Góc độ nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ xét ở góc độ chủ đầu tư thuê tư vấn QLDA từ
giai đoạn thực hiện dự án đến khi bàn giao cơng trình đưa vào khai thác sử dụng, đã có
đầy đủ hồ sơ thiết kế, dự tốn xây dựng cơng trình. Việc thực hiện nghiên cứu này

nhằm ngăn ngừa, hạn chế và giải quyết các rủi ro trong hợp đồng tư vấn QLDA. Để có
cái nhìn toàn diện về vấn đề này và đồng thời tăng cường sự phối hợp, tăng hiệu quả
trong QLDA của chủ đầu tư và tư vấn QLDA thì nghiên cứu sẽ phân tích dựa trên quan
điểm của cả chủ đầu tư và tư vấn QLDA.
Đối tượng khảo sát: Để việc thu thập dữ liệu được hiệu quả, tin cậy và nhanh
chóng, sát với đề tài nghiên cứu thì các đối tượng phù hợp cho việc khảo sát là: chủ đầu
tư, tư vấn QLDA và các chuyên gia, những người nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực liên
quan có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên.
Không gian nghiên cứu: Với giới hạn về thời gian và kinh phí, đồng thời để phù
hợp với việc nghiên cứu các điều khoản trong hợp đồng tư vấn QLDA có tính chất phức
tạp, đề tài chỉ thực hiện khảo sát đối với các dự án đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng
và cơng nghiệp nhóm A và B, sử dụng vốn Nhà nước từ 30% trở lên và ít hơn 30% trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2004 đến hiện tại. Vì đây là thời điểm Luật xây
dựng được ban hành, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân
nước ngồi đầu tư xây dựng cơng trình và hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu:
Đề tài chỉ xác định lại phương pháp thống kê phù hợp được sử dụng để đánh giá,
xếp hạng và phân tích các yếu tố rủi ro trong hợp đồng tư vấn QLDA nên ít có đóng
góp về mặt học thuật.
Việc nắm rõ các nội dung, điều khoản cơ bản của hợp đồng tư vấn QLDA, nhận
dạng và đưa ra các giải pháp quản lý các yếu tố rủi ro trong hợp đồng này thật sự là hữu
ích để nâng cao hiệu quả QLDA và có thể áp dụng cho tất cả các dự án xây dựng. Sự
hiểu biết về các yếu tố rủi ro trong hợp đồng tư vấn QLDA và cơ chế quản lý những rủi
HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang 5


Luận văn cao học


GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường

ro này giúp ngăn chặn hoặc làm giảm đáng kể sự lãng phí khơng cần thiết của các
nguồn lực như tiền bạc và thời gian khi rủi ro xảy ra.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn và cũng nhiều thách thức hiện nay, việc cạnh tranh
giữa các công ty, các tổ chức tư vấn QLDA càng trở nên gay gắt, thì mối quan hệ hợp
tác “thành cơng – thành cơng” đơi bên cùng có lợi giữa chủ đầu tư và tư vấn QLDA
càng phải được xem trọng, giữ vững và phát triển dựa trên những nền tảng bền vững về
“uy tín, chất lượng” trong công việc, để trở thành những đối tác tin cậy cho việc phát
triển lâu dài. Kết quả trong nghiên cứu này sẽ giúp các bên liên quan trong ngành xây
dựng các vấn đề sau:
 Nắm được các nội dung, điều khoản tiêu chuẩn của hợp đồng tư vấn QLDA.
 Nhận diện các rủi ro để tránh và / hoặc giảm thiểu trong hợp đồng tư vấn QLDA.
 Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong quản lý thực hiện hợp đồng tư vấn
QLDA.

HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang 6


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường

CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Căn cứ pháp lý về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
2.1.1 Dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
Theo khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng (2003) thì “Dự án đầu tư xây dựng cơng

trình” là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng
hoặc cải tạo những cơng trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao
chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.
Theo khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng (2003) thì “Chủ đầu tư xây dựng cơng
trình” là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư
xây dựng cơng trình.
Điều 2 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP phân loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình
như sau:
 Theo quy mơ và tính chất:
 Dự án quan trọng quốc gia.
 Dự án nhóm A, B, C.
Trong đó các dự án đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng và cơng nghiệp như: cơng
nghiệp điện, khai thác dầu khí, hố chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim,
khai thác chế biến khoáng sản, xây dựng khu nhà ở được phân loại theo tổng mức đầu
tư như sau:
 Dự án nhóm A: tổng mức đầu tư trên 1500 tỷ VNĐ.
 Dự án nhóm B: tổng mức đầu tư từ 75 đến 1500 tỷ VNĐ.
 Dự án nhóm C: tổng mức đầu tư dưới 75 tỷ VNĐ.
Các dự án nhóm A, B được xem xét trong nghiên cứu này để phù hợp với phạm vi
nghiên cứu là các dự án lớn và phức tạp.
 Theo nguồn vốn đầu tư:
 Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
 Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước.
HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang 7


Luận văn cao học


GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường

 Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
 Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp
nhiều nguồn vốn.
Trong nghiên cứu này sẽ xem xét các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn để
phù hợp với các văn bản pháp luật liên quan có quy định đối tượng áp dụng theo phần
vốn đóng góp của Nhà nước như sau:
 Dự án sử dụng vốn Nhà nước từ 30% trở lên.
 Dự án sử dụng vốn Nhà nước ít hơn 30%.
2.1.2 Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
Theo khoản 2 Điều 45 Luật Xây dựng (2003) thì “ Quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơng trình” (gọi tắt là QLDA) có 2 hình thức như sau:
 Chủ đầu tư xây dựng cơng trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng
trình.
 Chủ đầu tư xây dựng cơng trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơng trình nếu khơng đủ điều kiện năng lực để tự thực hiện. Đây là trường hợp
xem xét trong nghiên cứu này.
Chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực ở trên đây được hiểu là không đủ về một
hoặc nhiều vấn đề sau: không đủ trang thiết bị, không đủ về điều kiện làm việc, không
đủ về số người, không đủ về chuyên môn, không đủ về kinh nghiệm của cá nhân hoặc /
và tổ chức để phù hợp với quy mơ và tính chất của dự án trong việc thực hiện quản lý.
2.1.3 Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Xây dựng (2003) thì nội dung của “ Quản lý dự án
đầu tư xây dựng cơng trình” bao gồm: quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an
tồn lao động và mơi trường xây dựng.
2.1.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của các bên liên quan.
Theo Điều 35 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chủ
đầu tư và tư vấn QLDA trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn QLDA như sau:

 Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực
hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa cơng trình vào khai thác sử dụng bảo

HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang 8


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngơ Quang Tường

đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn QLDA có đủ
điều kiện năng lực tổ chức quản lý để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án. Chủ
đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn QLDA
và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tư vấn QLDA
trước pháp luật và người quyết định đầu tư.
 Tư vấn QLDA thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thoả thuận trong hợp đồng
ký kết với chủ đầu tư. Trong nghiên cứu này, chỉ xem xét hợp đồng giữa chủ đầu tư
và tư vấn QLDA từ giai đoạn thực hiện dự án đến khi bàn giao cơng trình đưa vào
khai thác sử dụng, đã có đầy đủ hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng cơng trình. Tư vấn
QLDA chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các cam kết
trong hợp đồng.
Tư vấn QLDA được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được
chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
Có thể thấy nếu các cam kết, điều khoản trong hợp đồng giữa chủ đầu và tư vấn
QLDA không được thỏa thuận đầy đủ hay thiếu sót trong q trình thực hiện do năng
lực của tư vấn QLDA hay do năng lực và sự thiếu kiểm tra theo dõi từ chủ đầu tư thì có
thể ảnh hưởng đến các mục tiêu của dự án và khi đó cả hai bên đều có trách nhiệm. Vì

vậy sự hiểu biết rõ và quản lý tốt về hợp đồng tư vấn QLDA từ cả chủ đầu tư và tư vấn
QLDA là đặc biệt quan trọng trong thành công của việc quản lý dự án nói riêng và của
cả dự án nói chung.
2.1.5 Năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý dự án.
Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở
năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động
xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.
Theo Điều 44 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP quy định năng lực của “Tổ chức tư
vấn quản lý dự án” được phân thành 2 hạng, một trong các yêu cầu đó là:
 Hạng 1: phải có giám đốc tư vấn QLDA hạng 1 phù hợp loại dự án. Được quản
lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C.

HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang 9


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường

 Hạng 2: phải có giám đốc tư vấn QLDA hạng 1 hoặc hạng 2 phù hợp loại dự án.
Được quản lý dự án nhóm B, C.
Theo Điều 43 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP quy định năng lực của “Giám đốc tư
vấn quản lý dự án” được phân thành 2 hạng theo loại dự án. Giám đốc tư vấn QLDA
phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án,
có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án. Một trong các yêu cầu đó là:
 Hạng 1: phải có thời gian liên tục làm cơng tác thiết kế, thi công xây dựng tối
thiểu 7 năm.
 Hạng 2: phải có thời gian liên tục làm cơng tác thiết kế, thi cơng xây dựng tối

thiểu 5 năm.
Vì vậy trong nghiên cứu này, để việc khảo sát là phù hợp và tin cậy thì đối tượng
khảo sát là chủ đầu tư và tư vấn QLDA phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trở lên.
2.1.6 Lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án.
Các trường hợp lựa chọn nhà thầu tư vấn QLDA bao gồm:
 Đấu thầu rộng rãi, định tại Điều 18 Luật đấu thầu (2005): không hạn chế số
lượng nhà thầu tham dự, chủ đầu tư phải thông báo mời thầu rộng rãi và cung cấp
hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu.
 Đấu thầu hạn chế, quy định tại Điều 19 Luật đấu thầu (2005): phải mời tối thiểu
5 nhà thầu được xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu. Thực
hiện đấu thầu hạn chế khi:
 Có yêu cầu của nhà tài trợ nước ngồi đối với nguồn vốn cho gói thầu.
 Gói thầu có yêu cầu cao, đặc thù về kỹ thuật hoặc chỉ có một số nhà thầu có
khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
 Chỉ định thầu, quy định tại khoản 1 và 3 Điều 40 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP:
khi giá gói thầu khơng q 3 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển có sử dụng vốn
nhà nước từ 30% trở lên, dự án cải tạo sửa chữa lớn của doanh nghiệp nhà nước.
Một trong các điều kiện để áp dụng chỉ định thầu là thời gian thực hiện hợp đồng
không quá 18 tháng.
Các phương thức đấu thầu được quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu (2005) gồm:
 Phương thức đấu thầu hai giai đoạn.

HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang 10


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường


 Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ.
 Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ: đây là phương thức áp dụng đối với đấu thầu
rộng rãi và đấu thầu hạn chế để lựa chọn nhà thầu tư vấn QLDA. Nhà thầu nộp đề
xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Việc mở thầu được tiến hành hai lần, trong đó:
 Đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của
tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được
mở sau để đánh giá tổng hợp.
 Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà
thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo.
Các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu được quy định tại Điều 29 Luật đấu thầu
(2005). Trong đó đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì sử dụng phương pháp chấm điểm
để đánh giá về mặt kỹ thuật. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá để so sánh, xếp hạng hồ
sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
 Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao thì sử dụng thang
điểm tổng hợp để xếp hạng hồ sơ dự thầu. Trong đó yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ
thuật không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật. Trong thang
điểm tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật không thấp hơn
70% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có số điểm
tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất.
 Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì yêu cầu tối thiểu về
mặt kỹ thuật không được quy định thấp hơn 80% tổng số điểm về mặt kỹ thuật, nhà
thầu có hồ sơ dự thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất để xem xét đề
xuất về mặt tài chính.
Có thể thấy trong hợp đồng tư vấn nói chung và hợp đồng tư vấn QLDA nói riêng,
yêu cầu về mặt kỹ thuật quan trọng hơn nhiều so với yêu cầu về mặt tài chính. Điều này
hồn tồn phù hợp với thực tế là công việc của tư vấn sử dụng chính là chất xám, kinh
nghiệm quản lý, khác với nhà thầu thi cơng phải đảm bảo năng lực tài chính để thực
hiện các cơng việc tốn nhiều chi phí. Dẫn đến các tiêu chí quan trọng trong hồ sơ mời

thầu, hồ sơ dự thầu và hợp đồng tư vấn sau này sẽ nghiêng về mặt kỹ thuật, thể hiện qua
các điều kiện, điều khoản về mặt kỹ thuật sẽ chi tiết, chặt chẽ và nhiều ràng buộc hơn,
HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang 11


Luận văn cao học

GVHD: PGS.TS.Ngô Quang Tường

như quy định về nhân lực của tư vấn QLDA, phạm vi công việc của tư vấn QLDA, đề
cương QLDA, quyền và nghĩa vụ của tư vấn QLDA …
2.2 Căn cứ pháp lý về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
2.2.1 Hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP thì “Hợp đồng trong hoạt
động xây dựng” là “hợp đồng dân sự” được thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao
thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các
bên để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng.
Luật Dân sự (2005) quy định “hợp đồng dân sự” là giao dịch dân sự nhằm xác lập
quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các cá nhân hay tổ chức đủ năng lực pháp luật, đồng thời
còn quy định các khái niệm liên quan đến “hợp đồng dân sự” về năng lực pháp luật dân
sự, pháp nhân, đại diện, tài sản và quyền sở hữu ...
“Hợp đồng dân sự” khi xảy ra các tranh chấp liên quan đến kinh doanh, thương
mại, quyền sở hữu hay khi có yêu cầu về phân xử của Trọng tài kinh tế đều thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án và các bên liên quan phải tuân theo các thủ tục tố tụng dân
sự bắt buộc, quy định tại Điều 25, 29, 30 Luật Tố tụng dân sự (2004).
2.2.2 Khung pháp lý của hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Để quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam, Nhà nước đã ban hành
các văn bản pháp luật nhằm quy định, hướng dẫn việc soạn thảo, đàm phán và quản lý

thực hiện hợp đồng. Áp dụng cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng trong
hoạt động xây dựng thuộc các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên trên lãnh thổ
Việt Nam. Đồng thời khuyến khích áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến
hợp đồng trong hoạt động xây dựng thuộc các dự án sử dụng ít hơn 30% vốn nhà nước
để tăng tính chặt chẽ và đầy đủ trong các điều khoản hợp đồng, quản lý thực hiện hợp
đồng dễ dàng và hiệu quả trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu và giải quyết các tranh chấp
kiện tụng có thể xảy ra. Các văn bản pháp luật được dùng làm căn cứ để ký kết hợp
đồng trong hoạt động xây dựng đó là:
 Bộ Luật Xây Dựng của Việt Nam số 16/2003/QH11.
 Bộ Luật Đấu Thầu của Việt Nam số 61/2005/QH11.
 Bộ Luật Dân Sự của Việt Nam số 33/2005/QH11.
HV: Trần Lê Nguyên Khánh

Trang 12


×