Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về dân chủ trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh tiền giang trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.35 KB, 118 trang )

gm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ THỊ MỸ

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở
CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Nghệ An, năm 2017


-1-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ THỊ MỸ

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở
CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60.31.02.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn Khoa học: PGS.TS.NGUYỄN THÁI SƠN

Nghệ An, năm 2017


-2-

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, để hồn thành được bản luận văn
này, với tình cảm chân thành và lịng kính trọng, tác giả xin bày tỏ lịng biết
ơn đến q Thầy, Cơ giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt khoá
học.
Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thái Sơn,
người Thầy đã tận tình hướng dẫn khoa học, dành cho tác giả những lời chỉ
bảo ân cần với những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tác giả vững tin,
vượt qua khó khăn trong q trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn.
Đồng thời, tác giả xin cảm ơn Khoa Giáo dục Chính trị, các Khoa,
Phịng của Trường Đại học Vinh đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tác giả
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Liên đoàn Lao động
tỉnh đã tạo điều kiện cho tác giả học tập, nghiên cứu hoàn thiện luận văn.
Và tác giả cũng xin cảm ơn Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban
nhân dân tỉnh, Cục Thống kê tỉnh cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện,
động viên, khích lệ, cung cấp tư liệu đóng góp ý kiến cho tác giả trong q
trình học tập nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do khả năng có hạn nên luận văn
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong q Thầy, Cơ giáo đóng
góp, giúp đỡ để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tiền Giang, tháng 5 năm 2017
TÁC GIẢ

Võ Thị Mỹ


-3-

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ................................................................................................- 1 LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................- 2 MỤC LỤC ....................................................................................................- 3 A. MỞ ĐẦU .................................................................................................- 5 B. NỘI DUNG ........................................................................................... - 11 Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ ............................ - 11 1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài .......................... - 11 1.2. Vai trò của dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh ..................... - 15 1.3. Bản chất của dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh ................ - 18 1.4. Nội dung, phương thức và những điều kiện thực hiện dân chủ
theo tư tưởng Hồ Chí Minh ............................................................... - 22 Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
DÂN CHỦ TRONG Q TRÌNH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở
CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY............................................................................................................. - 44 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tiền đề kinh tế, xã hội, chính
trị của tỉnh Tiền Giang ...................................................................... - 44 2.2. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong
q trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang hiện nay ................................................................... - 49 2.3. Đánh giá chung về thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang hiện nay ........................................................................... - 61 2.4. Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay .................................................... - 61 -


-4-

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VÀO VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ
Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG HIỆN NAY ................... - 78 3.1. Quan điểm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện

nay........................................................................................................ - 78 3.2. Một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào
việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
hiện nay ............................................................................................... - 85 C. KẾT LUẬN ........................................................................................ - 108 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................... - 111 -


-5-

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân chủ là một hiện tượng lịch sử xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của đời sống con người. Vấn đề dân chủ đã được các nhà kinh điển Mác,
Lênin nói đến rất nhiều, bởi dân chủ chính là bản chất, mục tiêu và động lực
của chủ nghĩa xã hội. Do đó, việc thực hiện dân chủ cũng đã được giới lý luận
ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây trong đó có Việt Nam chú trọng nghiên
cứu và vận dụng vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh là nhà dân chủ vĩ đại của thế kỷ XX. Người không chỉ đưa
ra một hệ thống các luận điểm về dân chủ, mà cao cả và vĩ đại hơn, Người đã
đem cả cuộc đời mình thực hành dân chủ trong tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội và trong cơng tác lãnh đạo, quản lý. Theo Người:
“dân chủ là thế nào?” là “dân làm chủ”[48, tr.375], nghĩa là dân chủ là dân là
chủ và dân làm chủ. Người nhấn mạnh, dân chủ là của quý báu nhất trên đời
của dân và “thực hành dân chủ là cái chìa khố vạn năng có thể giải quyết
mọi khó khăn” [52, tr.249].
Nhận thức được tầm quan trọng của dân chủ, từ khi bước vào công cuộc
đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến việc xây dựng và
phát huy dân chủ, nên đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quy chế
nhằm đảm bảo thực hiện, phát huy dân chủ trong đời sống xã hội. Quá trình
thực hiện dân chủ ở cơ sở đã tạo nên chuyển biến tích cực trong nhận thức
chính trị - xã hội và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân
dân. Thực hiện và phát huy dân chủ ở cơ sở đã, đang và sẽ trở thành động lực

thúc đẩy mạnh mẽ cơng cuộc đổi mới tồn diện, cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nước ta.
Từ khi Đảng và Nhà nước ta ban hành các chủ trương, quy định về xây


-6-

dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cho đến nay, chúng ta đã triển
khai thực hiện rộng khắp trong cả nước và đã thu được nhiều thành tựu quan
trọng trên tất cả các mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất
nước. Kết quả đó đã chứng tỏ rằng, xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đáp ứng được nhu cầu bức thiết
và lợi ích to lớn, trực tiếp của nhân dân, được nhân dân phấn khởi đón nhận
và tích cực thực hiện. Từ đó, người dân đã hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa
vụ của mình; cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở ngày
càng tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ,
đúng đắn về quy chế dân chủ ở cơ sở. Một số địa phương, đơn vị tổ chức thi
hành pháp luật về dân chủ cịn hình thức. Việc xây dựng và thực hiện quy
ước, hương ước ở nhiều khu dân cư cịn rập khn, hình thức, chưa thành nề
nếp. Một số xã, phường, thị trấn chưa làm tốt việc công khai, dân chủ về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá cả đền bù khi chuyển mục đích sử dụng đất,
chính sách tái định cư. Khơng ít cơ quan thiếu công khai, dân chủ về quản lý
thu, chi tài chính cơng, nâng lương, quy hoạch, đào tạo, đề bạt cán bộ. Phần
lớn các doanh nghiệp tư nhân, cơ sở dịch vụ ngồi cơng lập và một số doanh
nghiệp nhà nước chưa xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thiếu
công khai, dân chủ về sản xuất, kinh doanh, tiền lương, tiền thưởng và chưa
thực hiện đúng quy định về chế độ bảo hiểm đối với người lao động. Một số
nơi nội bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền mất đồn kết; tình trạng quan liêu,

tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; tình hình khiếu
kiện của nơng dân, đình cơng, bãi cơng của công nhân ngày càng diễn biến
phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sợ ổn định, phát triển của xã hội và lòng
tin của nhân dân đối với cấp ủy đảng, chính quyền.


-7-

Trong thời kỳ mở cửa và hội nhập quốc tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước, dân chủ và thực hành dân chủ ở cơ sở là vấn đề có tính
cấp bách, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở luôn là vấn đề mang tính thời sự và địi hỏi phát triển
khơng ngừng, đầy tính sáng tạo. Vì thế, chúng ta vừa phải đi sâu nghiên cứu
và nhận thức đúng đắn về lý luận, vừa phải thường xuyên tổng kết thực tiễn,
để tìm ra hình thức, biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp ở từng địa phương,
đơn vị, đưa quy chế dân chủ ở cơ sở thật sự đi vào cuộc sống.
Thời gian qua, đã có nhiều cơng trình, đề tài nghiên cứu, các bài báo,
luận văn, hội nghị, hội thảo,… bàn luận chuyên đề về vấn đề dân chủ và việc
xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong đó có các cơng trình, đề
tài của các tác giả như: Phạm Văn Bính (2003), Vận dụng tư tưởng và phương
pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ; Phạm Hồng Chương (chủ nhiệm) (19992000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự vận dụng trong sự nghiệp đổi
mới hiện nay, đề tài khoa học cấp Bộ; Nguyễn Thị Xuân Mai (2004), Thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong các trường trung học phổ thông trên địa
bàn Hà Nội hiện nay – thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ Chính trị học;
Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2005), Thực hiện dân chủ trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ.
Các cuốn sách của các tác giả như: Phạm Thành - Nguyễn Khắc Mai
(1991), Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật, Hà Nội; Thái Ninh
- Hồng Chí Bảo (1991), dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự

thật, Hà Nội; Nguyễn Khắc Mai (1997), dân chủ - di sản văn hố của Hồ Chí
Minh, Nxb Lao động, Hà Nội; Lương Gia Ban (2003), Dân chủ và việc thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Phạm Hồng
Chương (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, Nxb Lý luận chính trị, Hà


-8-

Nội; Đỗ Trung Hiếu (2004), Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt
Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Hồng Chí Bảo (2006), Xây
dựng cơ chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn ở nước ta
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phạm Văn Bính (2007), Phương
pháp dân chủ Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; GS, TS Hồng
Chí Bảo (2010), Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi
mới, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản lần thứ hai, Hà Nội; Nguyễn Phú Trọng
(2011), Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội; PGS. TS. Phạm Hồng Chương - TS. Dỗn Thị Chín (Đồng chủ
biên)(2016), Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Hội đồng Chỉ đạo xuất bản sách xã, phường, thị trấn - Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia - Sự thật (2016), Hỏi - Đáp về dân chủ ở cơ sở; TS. Nguyễn Thế
Phúc (2017), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa dân chủ trong hoạt động
chính trị và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
Các cơng trình nêu trên tập trung nhiều vào việc nghiên cứu những vấn
đề lý luận chung về dân chủ và tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh; đã hướng vào
việc nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh trong cơng cuộc
xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hoặc trong từng lĩnh vực cụ thể. Những
kết quả nghiên cứu trên đã tạo tiền đề và gợi mở nhiều điều bổ ích cho tác giả
trong việc nghiên cứu đề tài luận văn của mình. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ

một nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống việc vận dụng tư tưởng của
Hồ Chí Minh về dân chủ trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, nơi tác giả công tác.
Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa


-9-

bàn tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ
Khoa học Chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và phân tích thực trạng
thực hiện dân chủ cơ sở ở tỉnh Tiền Giang, luận văn đề xuất một số giải pháp
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ: vai trò,
bản chất, nội dung và điều kiện thực hiện dân chủ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nội dung tư tưởng của Hồ Chí
Minh về dân chủ và việc xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng tư
tưởng đó vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang, từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của
Bộ Chính trị (khố VIII) về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở


- 10 -

đến nay.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận
văn
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là các nguyên lý của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng ta về dân chủ và xây dựng thể
chế dân chủ, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới. Luận văn còn kế thừa những kết
quả và thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước thể hiện trong các cơng
trình, đề tài đã công bố ở nước ta trong thời gian gần đây.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài cơ sở lý luận và phương pháp luận nêu trên, tác giả còn sử dụng
các phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử - lơgic, thống kê, so sánh và
tổng kết thực tiễn.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Góp phần làm rõ những nội dung cơ bản và những giá trị đặc sắc về
dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nêu rõ các quan điểm, các giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

gồm 3 chương, 11 tiết.


- 11 -

B. NỘI DUNG
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm Dân chủ
Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII - VI trước Công
nguyên. Theo nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristote (384 - 322 tr.CN) thì Solon
(khoảng 638 - 559 tr.CN) là người đầu tiên đặt nền tảng cho nguyên lý dân
chủ. Solon cho rằng, muốn xây dựng một nhà nước trên cơ sở một nền dân
chủ phải thông qua tuyển cử và hòa nhập sức mạnh với pháp luật.
Hiểu theo từ nguyên, dân chủ có nguồn gốc từ tiếng Demokratia. Trong
tiếng Hy Lạp cổ, Demokratia là một từ ghép: Demos (nhân dân) với từ
kratiain (cai trị). Nếu dịch sát nghĩa thì Demokratia sẽ là một mệnh đề hồn
chỉnh: nhân dân cai trị. Đến thế kỷ XVIII, người Anh đã dựa vào ngôn ngữ
Hy Lạp cổ để đưa ra thuật ngữ “democracy”, có nghĩa là “chính thể dân chủ”,
một trong những hình thức chính quyền với đặc trưng là chính quyền nhà
nước phải thừa nhận quyền tự do và bình đẳng của công dân.
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: "Dân chủ, hình thức tổ chức
thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc
của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do. dân chủ cũng được
vận dụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị
nhất định"[72, tr. 653].
Như vậy, “Dân chủ” có nghĩa là “tồn bộ quyền lực thuộc về nhân dân”.
Quyền lực này bao quát một phạm vi rất rộng. Quyền dân chủ là quyền tham
gia quản lý xã hội, quyền tự khẳng định vai trò và trách nhiệm làm chủ của



- 12 -

người dân với tư cách người chủ xã hội. Họ đóng vai trị người chủ trong hoạt
động xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên khái niệm dân chủ tuy ngắn gọn nhưng rất
sâu sắc, lột tả được bản chất của vấn đề. Theo Người, dân chủ là “dân làm
chủ” [48, tr.375] và “dân là chủ” [46, tr.515]. Đây là một định nghĩa dân chủ
cơ đọng, súc tích, vừa khoa học, hiện đại vừa kế thừa và phát triển những hiểu
biết của nhân loại về dân chủ, phản ánh đúng thực chất của dân chủ ở thời
đương đại. Khi khẳng định dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ, Hồ Chí
Minh nhấn mạnh đến vị thế và hành động của dân. Là chủ biểu hiện vị thế xã
hội, tính tích cực chính trị và địa vị pháp lý của người dân. Làm chủ, đó là
hành động của dân, biểu hiện năng lực thực hành dân chủ, thước đo về trình độ
phát triển ý thức dân chủ của dân với tư cách là chủ thể quyền lực, thực hiện sự
ủy nhiệm chân chính của mình vào thể chế chính trị và thể chế nhà nước.
Trong quan niệm dân chủ của Hồ Chí Minh, tính nhân văn và tính pháp lý
gắn chặt với nhau. Người giải thích: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước
nhà do nhân dân làm chủ” [47, tr.452], “chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là
nhân dân làm chủ” [50, tr.251]. Người lại nói: “Nước ta là nước dân chủ, địa
vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” [45, tr.515].
Quan niệm dân chủ của Hồ Chí Minh được thể hiện tập trung và nổi bật
trong phần đầu của tác phẩm “Dân vận” (1949) - một tác phẩm nổi tiếng của
Người: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Cơng việc đổi mới, xây dựng là trách
nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là cơng việc của dân.Chính
quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung
ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở
nơi dân [45, tr.698].

Qua đó ta thấy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, “Dân chủ” khơng


- 13 -

tách rời quan niệm “Dân là gốc”, “Dân là chủ”, “Dân làm chủ”. Nói đến dân
chủ, Người đặc biệt nhấn mạnh đến lực lượng xã hội đông đảo, đóng vai trị
chủ thể là nhân dân, là quần chúng, đồng bào, chứ không phải chỉ là cá nhân
từng người. Chữ “dân” trong “dân chủ” của Hồ Chí Minh là khái niệm mang
hàm nghĩa rất rộng và sâu sắc. Đó chính là con người, là chữ “người”, mà theo
Hồ Chí Minh “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn.
Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng hơn nữa là cả loài người ” [45, tr.644].
Với quan niệm ấy, chữ “dân”, trong tư tưởng Hồ Chí Minh dùng để chỉ đông
đảo những người bị áp bức, những người lao động trong những ngành nghề
khác nhau, là những con người bình thường ở trong xã hội, khơng giữ chức
quyền. Họ luôn được đặt đối diện với người cầm quyền trong xã hội.
Khẳng định vai trò chủ xã hội của dân, Hồ Chí Minh đã xác định vị thế,
tư cách chủ thể xã hội của nhân dân. Nhưng quan trọng hơn thế, Hồ Chí Minh
cịn khẳng định rằng, phải làm cho nhân dân được hưởng quyền làm chủ xã
hội trên thực tế. Từ “dân là chủ” tiến lên thành “dân làm chủ” là một quá trình
phấn đấu vượt qua rất nhiều khó khăn trở ngại. Phải làm sao để người dân có
điều kiện và biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình
đúng lúc, đúng chỗ, dám nói, dám làm. Để thực hiện quyền làm chủ, nhân dân
khơng những phải có quyền, mà điều quan trọng là nhân dân cần phải có
năng lực làm chủ. Người chỉ rõ: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền
lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia
vào cơng cuộc xây dựng nước nhà” [44, tr.36]. Qua đó có thể nhận xét, người
dân muốn làm chủ, chẳng những phải biết hưởng quyền làm chủ, mà còn phải
biết dùng quyền làm chủ, đồng thời lại dám nói, dám làm. Muốn vậy, Đảng
và Chính phủ phải tạo ra cơ chế thích hợp để người dân có được các yếu tố cơ

bản để làm chủ. Đó là trình độ hiểu biết về dân chủ, phương pháp thực hành
dân chủ và bản lĩnh thực hành dân chủ… Có như vậy, nhân dân mới có quyền


- 14 -

làm chủ thực sự. Đây là cái đích, là mục tiêu, thực sự nói lên bản chất của dân
chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.1.2. Dân chủ ở cơ sở
Cơ sở ở đây, được hiểu là đơn vị ở cấp dưới cùng, nơi trực tiếp thực hiện
các hoạt động sản xuất, công tác… của một hệ thống tổ chức, trong quan hệ
với các bộ phận lãnh đạo cấp trên [54, tr. 27].
Trong hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội của nước ta có nhiều loại hình
cơ sở. Đối với hệ thống tổ chức hành chính 4 cấp: Trung ương, tỉnh (thành
phố), huyện (quận) và xã (phường, thị trấn) của Nhà nước ta; xã, phường, thị
trấn là các đơn vị hành chính cơ sở (thường được gọi tắt là cơ sở) [67, tr. 22].
Cơ sở là nơi các tầng lớp nhân dân sinh sống hàng ngày, nơi nảy sinh
những nhu cầu đa dạng, bức xúc trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội; nơi
trực tiếp thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước;
đồng thời, cũng là nơi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước tác động trực tiếp đến đời sống của người dân; nơi có tổ chức cơ sở của
Đảng và chính quyền thay mặt cho Đảng và Nhà nước lãnh đạo nhân dân,
quản lý xã hội.
Như vậy, dân chủ ở cơ sở có thể được hiểu là nhân dân ở cơ sở trực tiếp
tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tham
gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giáo dục ý thức dân chủ, phát triển năng
lực dân chủ, thực hiện quyền làm chủ và thực hành dân chủ cho mọi tầng lớp
nhân dân nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân, xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để
mọi công dân được hưởng quyền dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhất.


- 15 -

Đây là động lực mạnh mẽ để đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
1.2. Vai trị của dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2.1. Dân chủ là mục tiêu của sự phát triển xã hội
Kế thừa tư tưởng dân chủ của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin,
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề dân chủ. Tư
tưởng dân chủ chiếm một vị trí quan trọng và chủ đạo trong hệ thống tư tưởng
của Hồ Chí Minh. Người khẳng định: Nước ta là một nước dân chủ và là dân
chủ mới để tiến đến chủ nghĩa xã hội. Quan điểm đó của Người được thể hiện
trong bản chất chế độ chính trị của nước ta, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa
trước đây cũng như nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Xây
dựng nhà nước dân chủ nhân dân, làm nhiệm vụ lịch sử của chun chính vơ
sản để tiến đến xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân thực chất là để đạt tới mục tiêu xây dựng nước ta là nước dân chủ
theo Hồ Chí Minh.
Dân chủ chính là khát vọng của con người và cộng đồng xã hội hướng
tới một cuộc sống hạnh phúc, tự do. Theo Hồ Chí Minh, độc lập của nước
phải gắn liền với hạnh phúc, tự do của dân. “Nếu nước độc lập mà dân không
hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [44, tr.56].
Người chỉ rõ con đường, mục tiêu, phương hướng cho cách mạng nước ta đó
là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thông qua cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc và xây dựng chế độ dân chủ mới - nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa. dân chủ là một trong những mục tiêu cao cả, xun suốt tồn bộ tiến
trình cách mạng Việt Nam. Chỉ khi nào giành được độc lập, xây dựng và phát

triển đầy đủ chế độ dân chủ thì người dân mới thực sự ở vào vị thế người chủ
và làm chủ, được hưởng quyền tự do dân chủ để phát triển toàn diện nhân
cách. Dân chủ, với ý nghĩa tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là


- 16 -

chủ và làm chủ nhà nước và xã hội, chính là mục tiêu của sự phát triển.
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 năm 1945, thông qua tổng tuyển
cử, Hồ Chí Minh đã xác lập và xây dựng nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà một nhà nước của dân, do dân, vì dân, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp
luật. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta từ địa vị bị áp bức lên địa
vị làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, được hưởng các quyền tự do, dân chủ,
được bình đẳng trước pháp luật, được tự do ngơn luận, báo chí, hội họp, tự do
tín ngưỡng, cư trú, đi lại, và quan trọng hơn hết là người dân được tham gia
bầu cử, ứng cử và bãi miễn đại biểu do mình bầu ra khi họ khơng làm trịn
nhiệm vụ, khơng xứng đáng với sự tín nhiệm ủy quyền của dân. Lịch sử đấu
tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong những
thập niên qua đã chứng minh rằng, dân chủ, với tư cách là mục tiêu của cách
mạng, một khi được thể chế hóa bằng pháp luật và được đảm bảo thực thi trên
thực tế, sẽ trở thành sức mạnh nội sinh quyết định mọi thắng lợi của cách
mạng; ngược lại, nếu xa rời mục tiêu dân chủ, xem nhẹ dân chủ và hơn nữa vi
phạm dân chủ, tất yếu sẽ dẫn xã hội đến tình trạng trì trệ, kém phát triển.
1.2.2. Dân chủ là động lực của sự phát triển xã hội
Dân chủ khơng chỉ là mục tiêu mà cịn là động lực của sự phát triển xã
hội. Với tư cách là động lực, những thành quả dân chủ mà con người đạt được
trong suốt quá trình đấu tranh vì sự sinh tồn, vì sự giải phóng chính bản thân
mình đã trở thành nhân tố “đòn bẩy” thúc đẩy xã hội không ngừng vận động,
phát triển theo chiều hướng tiến bộ, cơng bằng, bình đẳng và nhân văn. Vai
trị động lực to lớn của dân chủ được thể hiện khá rõ trong thực tiễn phát triển
của các quốc gia dân tộc hiện đại. Đặc biệt là, đối với nước ta - một đất nước

đã trải qua hàng ngàn năm thiếu vắng dân chủ dưới chế độ phong kiến và thực
dân, cuộc đấu tranh giành dân chủ, đem lại quyền làm chủ thực sự cho nhân
dân đã trở thành một động lực thúc đẩy xã hội phát triển và tiến bộ, một sức


- 17 -

mạnh to lớn xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
Dân chủ chính là giải pháp hữu hiệu để tạo nên sự nhất trí căn bản về lợi
ích của các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế và các giai tầng trong xã hội.
Sự nhất trí đó tạo nên nguồn nội lực mạnh mẽ đưa đất nước vượt qua khó
khăn, thử thách. Dân có thực sự làm chủ thì mới tiếp tục bắt tay vào “xây
dựng một nước Việt Nam dân chủ mới” [46, tr.15], “thực hiện dân chủ mới,
xây dựng điều kiện để tiến đến chủ nghĩa xã hội” [46, tr.174]. Hơn ai hết, Hồ
Chí Minh thấy rõ dân chủ là sức mạnh để xây dựng một xã hội ấm no, hạnh
phúc, tự do và bình đẳng. Theo Người: “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì
mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên”
[49, tr.592]. Với quan điểm đó, Người cho rằng phải “vận động tất cả lực
lượng của mỗi một người dân khơng để sót một người dân nào, góp thành lực
lượng tồn dân, để thực hành những cơng việc nên làm, những cơng việc
Chính phủ và đoàn thể đã giao cho” [45, tr.698]. Người khẳng định: “Phải
thực hành dân chủ, phải làm cho quần chúng hiểu rõ, làm cho quần chúng
hăng hái tham gia thì mới chắc chắn thành công. Quần chúng tham gia càng
đông, thành cơng càng đầy đủ, mau chóng” [46, tr.495].
Theo Hồ Chí Minh, thực hành dân chủ có tác dụng thúc đẩy khả năng
sáng tạo của nhân dân và trở thành động lực của sự tiến bộ và phát triển đối
với mỗi con người, với từng tập thể và với toàn xã hội. Trái lại, trong cán bộ,
nhân dân “ít sáng kiến, ít hăng hái… vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì: Cách
lãnh đạo của ta khơng được dân chủ” [45, tr.243].
Như vậy, thực hành dân chủ theo Hồ Chí Minh có tác dụng kích thích và

phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân, biến nó thành động lực của tiến bộ
và phát triển. Thực hành dân chủ không chỉ khẳng định quyền làm chủ của
nhân dân lao động mà còn tạo điều kiện phát huy sáng tạo cá nhân và tập
trung được trí tuệ của tồn dân. Đây là q trình tạo ra những tiền đề chính trị


- 18 -

đưa xã hội tiến lên trạng thái mới, phát triển hơn nữa nền dân chủ xã hội.
Vai trò động lực của dân chủ được thể hiện rất rõ trong tiến trình cách
mạng Việt Nam. Thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám với sự ra đời của
nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc
lập, tự do, hạnh phúc, đem lại quyền làm chủ cho nhân dân. Các quyền dân
chủ đó được thể chế hóa trong Hiến pháp 1946, càng chứng tỏ dân chủ thực
sự là động lực, là một trong những nhân tố quyết định thành công của cách
mạng; là phương thức cơ bản để giữ vững độc lập dân tộc, mang lại tự do,
hạnh phúc cho nhân dân.
Như vậy, dân chủ - theo quan niệm Hồ Chí Minh - vừa là mục tiêu đồng
thời cũng chính là động lực của sự phát triển xã hội. Vai trò quan trọng ấy của
dân chủ được Hồ Chí Minh tổng kết: “Thực hành dân chủ là cái chìa khố
vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [52, tr.249].
1.3. Bản chất của dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1.3.1. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Dân chủ được hiểu là quyền lực thuộc về nhân dân và do chính nhân dân
thực hiện quyền lực của mình trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quyền lực trước hết là quyền uy và sức mạnh của con người được thể hiện
trong những tổ chức xã hội nhất định. Trong các xã hội có giai cấp, có nhà
nước, quyền lực ấy được thể chế hóa vào nhà nước và pháp luật. Trong bối
cảnh lịch sử này, dân chủ mang tính giai cấp. Tính giai cấp của dân chủ là
một thực tế lịch sử. Chừng nào xã hội còn tồn tại các giai cấp và nhà nước thì

bản chất giai cấp của chế độ dân chủ vẫn còn tồn tại. Khi nghiên cứu một chế
độ dân chủ thì câu hỏi: “Chế độ dân chủ đó thuộc về giai cấp nào, nó hướng
tới lợi ích của ai, cho ai, vì ai trong xã hội”[60, tr.45] luôn được đặt ra. C.Mác
cho rằng, chế độ dân chủ… là bản chất của bất kỳ nhà nước nào… Dưới chế


- 19 -

độ dân chủ, không phải con người tồn tại vì pháp luật, mà pháp luật tồn tại vì
con người. Khi nói về bản chất đích thực của dân chủ tư sản, C.Mác đã viết:
“Người ta cho phép những người bị áp bức cứ mấy năm một lần, lại được
quyết định xem trong số đại biểu của giai cấp áp bức, người nào sẽ thay mặt
họ và sẽ chà đạp lên họ ở nghị viện”[13, tr.334]. Nói tới bản chất giai cấp của
dân chủ là nói trực tiếp vào dân chủ chính trị, vào thể chế, chế độ dân chủ
được xây dựng, được bảo vệ.
1.3.2. Tính giai cấp của dân chủ
Tính giai cấp của dân chủ “chi phối, tác động tới các nội dung khác của
dân chủ như dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong văn hóa, trong xã hội” [60,
tr.45]. Sự lảng tránh một cách có dụng ý tính giai cấp của dân chủ, làm cho
tính lịch sử - cụ thể của dân chủ, tự do, nhân quyền bị lu mờ đi, chỉ còn là
những cái vỏ trừu tượng, trống rỗng của các khái niệm đã mất sinh khí hiện
thực là một thủ đoạn chính trị và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản từ xưa nay
vẫn thường dùng để tấn công vào chủ nghĩa xã hội.
Lịch sử đã chứng minh khơng có một tư tưởng nào ra đời từ một mảnh
đất trống khơng, mà nó ra đời trên nền tảng của những tư tưởng đã có trước
đó. Kế thừa tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh xác
định: Nhà nước ta là nhà nước dân chủ, nghĩa là nhà nước do dân làm chủ.
Như thế, Hồ Chí Minh đã khẳng định bản chất dân chủ của Nhà nước ta. Theo
Hồ Chí Minh, nền dân chủ ở nước ta được thiết lập là nền dân chủ của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân - đó chính là nền dân chủ mới. Khẳng định

điều này, Người đã xác định trên thực tế địa vị người chủ của nhân dân đối
với xã hội. Đây là sự khẳng định quan trọng thể hiện sự thay đổi cơ bản trong
vị thế, tư cách của nhân dân trong đời sống xã hội.
Người viết: “Đánh tan thực dân, giải phóng dân tộc, tranh lại thống nhất
và độc lập, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ mới”[46, tr.15]. Đây là tư


- 20 -

tưởng hết sức quan trọng của Hồ Chí Minh, khẳng định bản chất nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa - một nền dân chủ vì lợi ích và quyền lực của nhân dân lao
động đã được giải phóng khỏi tình trạng bóc lột, áp bức và nơ dịch. Hồ Chí
Minh quan niệm, nền dân chủ ở nước ta được thiết lập trong thời đại mới thời đại độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, do đó có thực hiện dân chủ
mới, mới có điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, bản chất
của nền dân chủ mới để tiến đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản thể
hiện trong tính nhân dân của nền dân chủ thông qua phương thức tổ chức hệ
thống chính trị mà quan trọng nhất là trong xây dựng nhà nước của dân, do
dân, vì dân.
Quán triệt quan điểm dân chủ của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh
đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xây dựng chế độ dân chủ, thể chế
chính trị và thể chế nhà nước dân chủ, trong đó, đặc biệt quan trọng là thể chế
dân chủ trong Đảng, nhất là khi Đảng đã cầm quyền. Xây dựng thể chế trước
hết phải xây dựng chính quyền nhà nước. Chính quyền đó phải là chính quyền
dân chủ mà người chủ thực sự khơng ai khác chính là quần chúng nhân dân.
Người khẳng định:“Chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người
dân làm chủ”[46, tr.365]. Để thực hiện vai trò làm chủ của nhân dân, Hồ Chí
Minh chỉ rõ phương thức tổ chức, đó là “Dưới sự lãnh đạo của giai cấp cơng
nhân và của Đảng, các giai cấp ấy đồn kết lại, bầu ra chính phủ của mình.
Đối với nội bộ nhân dân thì thực hành dân chủ. Đối với đế quốc, phong kiến
và lũ phản động, thì thực hành chuyên chính chống lại chúng, đàn áp chúng”

[47, tr.217].
Khẳng định nhân dân là người chủ nước nhà không chỉ là khẳng định về
một quan điểm, một tư tưởng chính trị mà nó cịn phải thể chế hóa thành luật,
bằng luật, trước hết là Hiến pháp - Bộ luật cơ bản của Nhà nước. Người xác
định vai trò của Hiến pháp là phải bảo đảm được quyền tự do dân chủ cho các


- 21 -

tầng lớp nhân dân, trên cơ sở liên minh công-nông do giai cấp công nhân lãnh
đạo; đồng thời, phải thực sự bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ, bình
đẳng giữa các dân tộc.
Hồ Chí Minh khơng chỉ đề cập đến vai trị của nhà nước nói chung mà
cịn nhấn mạnh vai trị của Chính phủ. Một Chính phủ tốt, xứng đáng với sự
ủy thác, tin cậy của dân chúng là một Chính phủ hành động vì lợi ích của dân,
do dân tổ chức nên, do dân đơn đốc, kiểm sốt và phê bình, biết dựa vào ý
kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức. Pháp luật phải là pháp
luật thực sự dân chủ, có đủ hiệu lực để bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi
của nhân dân lao động.
Giá trị đích thực của dân chủ xã hội chủ nghĩa là ở chỗ nó giành về cho
đại đa số nhân dân lao động những quyền lực của chính họ thơng qua đấu
tranh cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới. Đó là quyền dân chủ, quyền tự
do, cơng bằng, bình đẳng thực sự của quần chúng nhân dân. Chính vì vậy,
trong suốt cuộc đời hoạt động chính trị của mình, Hồ Chí Minh chỉ có một
ham muốn, ham muốn tột bậc là làm cho nước nhà độc lập, nhân dân được tự
do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Người đã rút
ra một chân lý không chỉ cho dân tộc mà cịn cho cả nhân loại “Khơng có gì
q hơn độc lập tự do”. Trong “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt
Nam dân chủ Cộng hòa, Người đã thể hiện ý chí và quyết tâm của cả dân tộc
trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do

và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn dân tộc Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập ấy” [44, tr.4]. Đó chính là tun ngơn về dân chủ
gắn liền với tự do, bình đẳng và công bằng xã hội.
Thấm nhuần quan điểm thực tiễn, quan điểm nhân dân, thấu hiểu cuộc
sống, tâm trạng, nguyện vọng của dân, Người nhấn mạnh rằng, “nếu nước độc


- 22 -

lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý
gì” [44, tr.56]. Vì vậy, tiêu ngữ “Việt Nam dân chủ Cộng hịa. Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc” có một ý nghĩa lịch sử thiêng liêng. Nó là mục tiêu phấn đấu
của cả dân tộc Việt Nam. Giải phóng con người, thực hiện tự do và hạnh phúc
cho con người, đó là mục tiêu phấn đấu cao nhất thường xuyên chi phối mọi
suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh. Khi đặt câu hỏi: “Mục đích của chủ
nghĩa xã hội là gì?” Người đã trả lời: “Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là:
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết
là nhân dân lao động” [50, tr.271].
Bao giờ Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh phải chăm lo đến con người, tạo
điều kiện cho con người có những khả năng và điều kiện tốt nhất để phát
triển, chăm lo tới cuộc sống của con người. Đó là chiều sâu giá trị nhân văn
của dân chủ, theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.4. Nội dung, phương thức và những điều kiện thực hiện dân chủ
theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1.4.1. Nội dung thực hiện dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.4.1.1. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị
Tư tưởng dân chủ trong lĩnh vực chính trị được Hồ Chí Minh luận giải
rất rõ ràng, thiết thực và sâu sắc. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị đó là sự
thừa nhận quyền lực của đa số nhân dân lao động trong việc xây dựng, bảo vệ

và sử dụng quyền lực nhà nước. Đây cịn là ý chí tự chủ, tự do của người dân
được thể hiện và thực hiện thông qua tổ chức nhà nước.
Người khẳng định quyền lực của nhân dân được ghi trong Hiến pháp và
pháp luật; quyền lực đó cịn được đảm bảo trong việc tổ chức ra nhà nước dân
chủ mới của dân, do dân, vì dân. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ
Chí Minh đã phê phán một cách quyết liệt và vạch trần bản chất xấu xa của bộ


- 23 -

máy nhà nước thực dân. Qua đó, Người chuẩn bị những cơ sở lý luận và thực
tiễn để hình thành tư tưởng về một nhà nước kiểu mới, thật sự dân chủ. Trong
tác phẩm “Đường Kách mệnh”, một tác phẩm lý luận đặc sắc để truyền bá
chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam từ khi Đảng chưa ra đời, Người viết:
“Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm
sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay
một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được
hạnh phúc” [42, tr.270]. Quan điểm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân và
phục vụ lợi ích của nhân dân là cốt lõi và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước: “Nhân dân là ơng chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra
đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ” [47, tr.218219]. Đây là quan điểm nhất quán trong tư duy dân chủ của Hồ Chí Minh.
Quyền lực nhà nước là của dân trở thành một nguyên tắc căn bản trong
tổ chức, xây dựng nhà nước kiểu mới ở nước ta. Dân chủ là đặc trưng nổi bật
của chính quyền nhà nước kiểu mới, trong đó nguồn gốc, sức mạnh và chủ thể
quyền lực nhà nước mới là ở nhân dân lao động, nhân dân là người nắm giữ
mọi quyền lực, còn các cơ quan nhà nước do nhân dân bầu ra, được sự ủy thác
của dân, thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân; viên chức nhà nước
chính là “cơng bộc” của nhân dân.
Hồ Chí Minh thường sử dụng khái niệm “ủy thác” để nói đến việc nhân
dân trao một phần quyền lực của mình cho nhà nước. Quyền lực của nhà nước

từ Trung ương đến địa phương, từ Chủ tịch nước đến cán bộ xã đều do nhân
dân “ủy thác” cho. Khi hết nhiệm kỳ, Chính phủ sẽ phải trao lại quyền cho
nhân dân, và nhân dân sẽ trao quyền ấy cho một Chính phủ ở nhiệm kỳ mới
do dân “tuyển cử”.
Hồ Chí Minh viết: “Hiến pháp bảo đảm được quyền tự do dân chủ cho
các tầng lớp nhân dân, trên cơ sở công nông liên minh và do giai cấp công


- 24 -

nhân lãnh đạo. Nó phải thật sự bảo đảm nam nữ bình quyền và dân tộc bình
đẳng,v.v..” [48, tr.322]. Điều 1 Hiến pháp 1946 đã xác định: “Nước Việt Nam
là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của tồn thể
nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp,
tôn giáo”[56, tr.8]. Điều 4 của Hiến pháp 1959 ghi rõ: “Tất cả quyền lực trong
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng
quyền lực của mình thơng qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do
nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” [56, tr.33].
Quyền làm chủ của nhân dân còn thể hiện ở chỗ, nhân dân có quyền
kiểm sốt nhà nước. Đó là quyền kiểm soát, giám sát và bãi miễn đại biểu
Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi những người được bầu
khơng hồn thành nhiệm vụ do nhân dân giao phó, khơng xứng đáng với sự
tín nhiệm của nhân dân. Người cho rằng: “Nhân dân có quyền đơn đốc và phê
bình Chính phủ” [47, tr.368].
Song song với việc xác định quyền làm chủ, trong quan niệm Hồ Chí
Minh, dân chủ còn là sự thể hiện trách nhiệm làm chủ của người dân. Quyền
làm chủ và trách nhiệm làm chủ là hai mặt thống nhất chặt chẽ với nhau.
Người cho rằng, các đoàn thể, như Hội đồng nhân dân, Mặt trận, Cơng đồn,
Hội nơng dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc… là những tổ chức của nhân dân,
liên lạc mật thiết giữa nhân dân với Chính phủ. Bởi vậy, đồng bào cần hiểu rõ

và khéo dùng quyền dân chủ của mình. Quyền lợi luôn gắn liền với nghĩa vụ,
“cho nên mọi người cần phải hăng hái làm tròn nghĩa vụ của mình trong mọi
cơng việc kháng chiến, cứu quốc, xây dựng nước nhà” [47, tr.219].
Hồ Chí Minh khơng chỉ nói rõ sự khác biệt giữa nhà nước dân chủ mà
chúng ta xây dựng với các kiểu nhà nước đã tồn tại ở Việt Nam trước đó, mà
cịn chỉ rõ bản chất của nhà nước dân chủ là hoạt động vì mục đích mang lại
quyền lợi cho nhân dân. Một nhà nước vì dân phải biết mang lại quyền lợi


×