Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ chiến sĩ công an nhân dân tỉnh bình phước trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.72 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VŨ SÁNG

NÂNG CAO BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ
CHIẾN SỸ CƠNG AN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Nghệ An, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VŨ SÁNG

NÂNG CAO BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ
CHIẾN SỸ CƠNG AN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Quyết

Nghệ An, năm 2017



2
LỜI CẢN ƠN
Tác giả đề tài xin trần trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo và Quý Thầy cô giáo của
Trường Đại học Vinh và Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận
tình giúp đỡ tác giả trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận
văn.
Đặc biệt, tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Tiến sĩ Nguyễn Hữu
Quyết, giảng viên khoa Sư phạm Ngoại Ngữ, Trưởng Đại học Vinh, đã tận tâm
hướng dẫn khoa học, giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Dũ đã nỗ lực rất nhiều, song trong quá trình thực hiện luận văn, khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong được sự quan tâm đóng
góp ý kiến quý báu của quý lãnh đạo, quý thầy cơ giáo và các đồng chí, đồng đội
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Long An, ngày 06 tháng 7 năm 2017.
TÁC GIẢ

Nguyễn Vũ Sáng


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLCT: Bản lĩnh chính trị
CAND: Công an nhân dân


4


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………6
NỘI DUNG……………………………………………………………..18
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO BẢN LĨNH CHÍNH
TRỊ CHO CÁN BỘ CHIẾN SỸ CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY…………………………………………..........................18
1.1. Bản lĩnh và bản lĩnh chính trị……………………………………....18
1.2. Bản lĩnh chính trị của cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân…….........30
1.3. Nội dung nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ chiến sĩ Cơng an nhân
dân……………………………………………………………………………37
1.4. Hình thức nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ chiến sĩ Cơng an nhân
dân…………………………………………………………………….……...41
1.5. Tầm quan trọng của việc nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ chiến
sĩ Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay……………………………….43
Chương 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ
CHO CÁN BỘ CHIẾN SỸ CƠNG AN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH
PHƯỚC.............................................................................................................48
2.1. Những nhân tố tác động đến việc nâng cao bản lĩnh chính trị Cơng an
nhân dân tỉnh Bình Phước……………………………………………………48
2.2. Thực trạng bản lĩnh chính trị và hoạt động nâng cao bản lĩnh chính trị
của cán bộ chiến sỹ Cơng an tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay……..54
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO BẢN
LĨNH CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CHIẾN SỸ CƠNG AN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY…...…………....90
3.1. Phương hướng……………………………………….……………...90


5
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ chiến sỹ

Công an nhân dân tỉnh Bình Phước hiện nay………………………………...93
KẾT LUẬN …………………………………………………………..114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………116


6
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, anh dũng, kiên cường, bất khuất
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của cả dân tộc đã đem lại những thắng lợi
to lớn, vĩ đại, đưa đất nước ta từ một nước nô lệ, thuộc địa có thể sánh vai với
các cường quốc năm châu trên thế giới. Trong những thắng lợi đó, có sự đóng
góp to lớn của lực lượng Cơng an nhân dân (CAND) cách mạng. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng, sự quan tâm, giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng
CAND không ngừng xây dựng, phát triển thành, lớn mạnh về mọi mặt, cả về
chính trị tư tưởng, tổ chức cán bộ, nghiệp vụ, trang bị vũ khí, phương tiện kỹ
thuật. Trong đó, việc tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh
chính trị (BLCT) cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ CAND là một trong những vấn đề
quan trọng nhất. Sự trưởng thành, lớn mạnh của lực lượng CAND đã góp phần
cùng lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước đánh thắng các đế quốc xâm lược,
làm thất bại mọi âm mưu hoạt động gián điệp, tình báo, phản động tay sai cùng
các loại tội phạm khác, giữ vững tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội, hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhân dân giao phó.
Trong thời bình, trước cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam,
xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới, cơng tác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội là sự nghiệp vẻ vang nhưng không kém phần gay go, phức tạp. Là
trách nhiệm của tồn Đảng, tồn dân và tồn qn trong đó có lực lượng Cơng
an đóng vai trị nịng cốt, xung kích.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng lực lượng CAND nói
chung và CAND tỉnh Bình Phước nói riêng đã đạt được nhiều thành tích đáng tự

hào, làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn thâm độc chống phá cách mạng của
các thế lực thù địch góp phần xứng đáng vào cơng cuộc đổi mới tồn diện của
đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Trong cuộc đấu tranh gay go ác liệt
ấy, lực lượng CAND tỉnh Bình Phước đã thể hiện rõ được BLCT vững vàng,


7
lịng trung thành tuyệt đối với Đảng, sự mưu trí dũng cảm trong đấu tranh phòng
chống tội phạm, sáng tạo trong cơng tác, đồn kết thống nhất, hồn thành xuất
sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong thực tiễn công tác, chiến đấu đã có nhiều tập
thể, cá nhân cán bộ chiến sĩ là những tấm gương tiêu biểu, điển hình trên các
mặt cơng tác chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn gian khổ giữ vững khí tiết
người chiến sĩ CAND cách mạng được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin u.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một bộ phận cán bộ chiến sĩ thiếu rèn
luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, có biểu hiện suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống, trước những khó khăn gian khổ của cuộc sống
hàng ngày họ không đủ dũng khí để vượt qua. Đặc biệt, có những trường hợp
hôm qua trong chiến đấu họ là chiến sĩ dũng cảm giám xả thân vì nghĩa lớn, thì
hơm nay trước những “viên đạn bọc đường” họ lại bị gục ngã, không thể vượt
qua.
Nguyên nhân, xuất phát từ nhiều yếu tố, có cả khác quan và chủ quan, trong
đó phải kể đến sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, nó gây đến hàng
loạt các hiện tượng tiêu cựu trong đời sống xã hội. Đặc biệt là sự kích thích của
chủ nghĩa lợi ích, lối sống chạy theo đồng tiền, sự thực dụng của chủ nghĩa cá
nhân cực đoan…
Chính vì vậy, vấn đề quan trọng là phải nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ
thống về BLCT cán bộ chiến sỹ CAND nói chung, cán bộ chiến sỹ CAND tỉnh
Bình Phước nói riêng, trong giai đoạn hiện nay. Đây là một đòi hỏi cấp bách về
cả lý luận và thực tiễn, từ đó tìm ra giải pháp giúp cán bộ chiến sỹ CAND tỉnh
Bình Phước phát huy được những giá trị tích cực, khắc phục những tiêu cực,

nâng cao được sức đề kháng, đứng vững trước những thủ thách trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế… xứng đáng là lực
lượng bảo vệ tuyệt đối trung thành cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, với lợi
ích của nhân dân Việt Nam. Đó là lý do chúng tơi chọn đề tài “Nâng cao bản


8
lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sỹ Cơng an nhân dân tỉnh Bình Phước trong giai
đoạn hiện nay”, làm đề tài luận văn thạc sỹ.
BLCT là một phạm trù tổng hợp bởi nhiều phẩm chất, năng lực của con
người. BLCT được hình thành và thể hiện từ tri thức đến tình cảm, niềm tin và ý
thức chính trị, từ trình độ nhận thức lý luận chính trị đến năng lực hoạt động
chính trị thực tiễn. Đến nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu, bài viết, hội
thảo về bản lĩnh, BLCT, cụ thể như sau:
Nhóm 1: Các đề tài nghiên cứu về bản lĩnh chính trị
- Hồng Văn Kiệt (2001), nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo
dục chính trị tư tưởng cho cán bộ chiến sỹ Công an tỉnh Kiên Giang, đề tài cấp
cơ sở. Nội dung đề tài, tác giả đã nêu ra những vấn đề tác động đến cơng tác
giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Kiên Giang.
Thực trạng trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và nâng cao
BLCT cho cán bộ chiến sỹ công an tỉnh Kiên Giang. Để nâng cao cơng tác giáo
dục chính trị tư tưởng cho cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Kiên Giang, tác giả đã
đề ra các giải pháp chung và giải pháp cụ thể. Qua đó, góp phần nâng cao BLCT
cho cán bộ chiến sỹ trong giai đoạn hiện nay.
- Lê Thị Quỳnh Trang (2014), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực
lượng Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh). Đề tài đã tập
trung phân tích tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng lực
lượng CAND Việt Nam. Tác giả đã nêu lên thực trạng vận dụng tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cơng tác xây dựng lực lượng CAND. Tác giả đi sâu

phân tích, tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng người chiến sĩ Cơng
an cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Từ đó, để xây dựng lược lượng
CAND Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã đưa ra một số nhóm giải
pháp để giáo dục, rèn luyện nhằm xây dựng lực lượng CAND ngày càng chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


9
- Dương Thanh Tùng (2012), Chiến lược xây dựng lực lượng Cơng an Hà
tĩnh vững vàng về bản lĩnh chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình
mới, lớp cao cấp lý luận hành chính A90, học viện Chính trị-Hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh. Căn cứ vào cơ sở lý luận của đề tài, tác giả đã khái quát về
thực trạng công tác nâng cao BLCT của Công an tỉnh Hà Tĩnh. Đánh giá những
ưu điểm, hạn chế trong công tác xây dựng, nâng cao BLCT của Cơng an Hà
Tĩnh trong thời gian qua. Qua đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp về việc nâng
cao BLCT cho Công an Hà Tĩnh như: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư
tưởng, đạo đức cách mạng cho cán bộ chiến sĩ; nâng cao vai trò gương mẫu của
người lãnh đạo, quản lý; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng
Công an trong việc nâng cao BLCT; Tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân
dân; đổi mới cơ chế chính sách nhằm xây dựng BLCT người chiến sĩ CAND.
- Lưu Thị Ngọc Anh (2015), Nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên
thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính
trị tại trường Đại học Vinh. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về việc
nâng cao BLCT cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay qua đó tác giả nghiên
cứu thực trạng BLCT và việc nâng cao BLCT cho thanh niên thành phố Cần
Thơ. Tác giả đưa ra năm giải pháp nhằm nâng cao BLCT cho thanh niên thành
phố Cần Thơ.
- Lê Văn Tứ (2009), Giải pháp nâng cao chất lượng công tác chính trị tư
tưởng tại trường T45, đề tài cấp cơ sở. Về nội dung chính của đề tài, tác giả đã
nêu tầm quan trọng của lực lượng CAND trong công tác bảo vệ Đảng, Nhà

nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tác giả nhận địch, trong
mơi trường đào tạo học viên CAND, ngồi được đào tào nghiệp vụ, võ thuật của
ngành, thì việc trang bị BLCT vững vàng cho các học viên CAND sau khi ra
trường là rất cần thiết. Tác giả đã luận giải các cơ sở lý luận chung về những vấn
đề liên quan nội đề tài. Đồng thời, nêu ra những thực trạng đạt được và hạn chế
trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng tại trường T45, Bộ Cơng an. Từ thực


10
tế đó tác giả đã nêu ra các quan điểm giải pháp nhằm tăng cường cơng tác giáo
dục chính trị, nâng cao BLCT người chiến sĩ CAND.
- Nguyễn Văn Thành (2009), bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu
đoàn ở Quân khu I, quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, luận
văn thạc sĩ Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã nêu ra các
khái niệm về các nội dung có liên quan đến đề tài; đánh giá thực trạng về ưu,
khuyết điểm về BLCT và Hoạt động nâng cao BLCT cho cán bộ chiến sĩ Tiểu
đoàn, Quân khu I. Từ thực tiễn đó, tác giả đã đưa ra quan điểm, tầm nhìn và các
nhóm giải pháp nâng cao BLCT cho cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn, Quân khu I.
- Nguyễn Văn Bắc (2006), Bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh và ý nghĩa của
nó đối với việc giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay, luận
văn thạc sĩ khoa học Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận
văn đã giải thích các từ ngữ liên quan đến đề tài; cơ sở hình thành và nội dung
chủ yếu của BLCT Hồ Chí Minh; thực trang việc giáo dục, rèn luyện BLCT theo
tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay. Tác giả
cũng đưa ra một số gợi mở về việc giáo dục, rèn luyện BLCT theo tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh đối với cán bộ, đảng viên hiện nay.
- Trịnh Hồng Anh (2009), Nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ
khoa học Tên lửa trong giai đoạn hiện nay, luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận
chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính, Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả luận
văn đã nêu nên thực trạng của BLCT của cán bộ làm công tác nghiên cứu của

Viện nghiên cứu Tên lửa giai đoạn hiện nay – những vấn đề lý luận và thực tiễn.
Tác giả đã nêu nên tầm quan trọng của việc nâng cao BLCT của đội ngũ cán bộ
khoa học Viện Tên lửa. Thực trạng và nguyên nhân BLCT của đội ngũ cán bộ
khoa học làm cơng tác nghiên cứu Viện tên lửa. Từ đó, tác giả đã dự báo những
nhân tố tác động, phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao BLCT của đội
ngũ cán bộ khoa học Viện Tên lửa.


11
Các cơng trình nghiên cứu trên đều có điểm chung là để đáp ứng được
nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, đối với mỗi tổ chức, cá nhân cán bộ,
đảng viên, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng CAND nói
riêng, đều cần trang bị cho mình một BLCT vững vàng. Có khả năng đề kháng
cao trước những cán dỗ của cuộc sống; có lịng trung thành tuyệt đối với sự
nghiệp chính trị của Đảng, Nhà nước và chế độ chính trị mà nhân dân ta đã lựa
chọn; có lịng tin tuyệt đối vào sự nghiệp cách mạng của đất nước, dân tộc; có
quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian khổ, huy sinh để hồn thành
tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao.
Nhóm 2: Hội thảo, hội nghị
Bộ Công an phối hợp Báo Nhân Dân (2016) tổ chức Hội thảo khoa học
“Xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân trong tình
hình mới”. Sáng 22/3/2016, tại Hà Nội, Bộ Công an phối hợp với Báo Nhân dân
đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến
sĩ Cơng an nhân dân trong tình hình mới”. Tại Hội thảo đã có 90 báo cáo khoa
học tham gia xoay quanh các nội dung: Xây dựng lực lượng CAND cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có BLCT vững vàng, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Đây đều là những cơng trình khoa học giàu tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm, có
nội dung rất phong phú, đa dạng, phản ánh đậm nét những vấn đề lý luận, thực
tiễn liên quan đến công tác xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao BLCT cho cán bộ,

chiến sĩ CAND trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Nhón 3: Các bài báo và tạp chí
- Nguyễn Quang Thiện (2007), Tác động từ cam kết WTO của Việt Nam,
đến lĩnh vực chính trị tư tưởng, Chuyên đề WTO. Nội dung chuyên đề được tác
giả nêu những nhân tố trong nước và quốc tế tác động đến tình hình chính trị tư
tưởng của cán bộ chiến sỹ CAND. Tác giả đã nêu ra những thực trạng, đánh giá
ưu điểm, hạn chế từ sự tác động của WTO đến tư tưởng của cán bộ chiến sĩ


12
CAND. Từ đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp để nâng cao BLCT cho cán bộ,
chiến sĩ CAND trước sự tác động của quá trình hội nhập WTO.
- Bùi Quang Bền (2015), Nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ,
đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng lực lượng Công an nhân dân
cách mạng, chinh quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại, Tạp chí CAND số chuyên
đề kỳ 2 – tháng 12/2015. Nội dung bài viết tác giả nêu ra quan điểm, để xây
dựng BLCT cán bộ chiến sỹ CAND phải tích cực tu dưỡng rèn luyện phẩm chất
cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; chủ động đấu tranh với những biểu hiện
tiêu cực, biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống; nêu cao tinh thần cảnh giác
cách mạng; mưu trí, dũng cảm, cương quyết, khơn khéo trong phịng ngừa tiến
cơng kẻ địch và các loại tội phạm. Do đó, cần phải tăng cường xây dựng BLCT
CAND trong tình hình hiện nay. Tác giả đã đưa ra 5 giải pháp nhằm nâng cao
BLCT cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng lực
lượng CAND cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
- Trần Bá Thiều (2015), Nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ
Công an nhân dân – nhân tố then chốt đảm bảo hồn thành nhiệm vụ chính trị
của lược lượng CAND, Tạp chí CAND số chuyên đề kỳ 2 – tháng 12/2015. Nội
dung bài viết, tác giả đã nêu nên vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao
BLCT cho cán bộ, chiến sỹ CAND. Rèn luyện nâng cao BLCT cho cán bộ chiến
sỹ CAND là thể hiện phẩm chất trung thành đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân

dân; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và mục tiêu gắn
với chủ nghĩa xã hội. Tác giả nêu ra đất nước trong quá trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, trong bối cảnh tình hình thế
giới, khu vực diễn biến mau lẹ, phức tạp, khó lường, các đối tượng thù địch
khơng ngừng lợi dụng tìm các sơ hở của ta để tăng cường chống phá. Ráo riết
tiến hành các hoạt động “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang… Do đó, việc
nâng cao BLCT cho cán bộ chiến sĩ CAND là hết sức cần thiết, coi đây là nhiệm
vụ then chốt nhằm đảm bảo nhiệm vụ chính trị của lực lượng CAND. Tác giả đã


13
6 giải pháp nhằm nâng cao BLCT cho cán bộ chiến sỹ CAND nhằm đáp ứng
nhiệm chị chính trị trong tình hình mới.
- Phan Như Đệ (2003), Nâng cao bản lĩnh chính trị đối với cán bộ, chiến sĩ
Cơng an nhân dân, Tạp chí CAND số 4 – tháng 7/2003. Nội dung bài viết tác
giả đã nêu nên những lý luận chung về việc nâng cao BLCT CAND. Tác giả
đánh giá thực trạng làm nổi bật nên những ưu điểm trong cơng tác giáo dục
chính trị tư tưởng cán bộ chiến sĩ CAND trong thời gian qua. Đồi thời, chỉ ra
những điểm cịn hạn chế trong cơng tác này. Qua đó, để khắc phục các hạn chế
tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao BLCT cho cán bộ chiến sĩ
CAND.
- PGS, TS Lê Văn Đệ (2015), Vững vàng bản lĩnh chính trị - nền tảng căn
bản trong “tư các người Cơng an cách mệnh”, Tạp chí CAND số chuyên đề kỳ
2 – tháng 12/2015. Nội dung bài viết, tác giả đã nêu nên phẩm chất người chiến
sĩ Cơng an các mạng gói gọn trong 6 điều Bác Hồ dậy chiến sĩ CAND. Tác giả
nhìn nhận lại thành tích của lực lượng CAND sau 70 năm chiến đấu và trưởng
thành với nhiều chiến công vang dội trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ cứu nước vẻ vang của dân tộc. Để có những chiến cơng đó, một phần
quan trọng khơng thể thiếu là sự rèn luyện BLCT của người chiến sĩ CAND. Để
đáp ứng nhiệm vụ chính trị được giao trong thời gian tới, tác giả đã nêu ra 6 giải

pháp nhằm nâng cao BLCT cho cán bộ chiến sĩ CAND. Qua đó, nhằm đặt nền
móng quan trọng cho việc hình thành tư cách người công an cách mệnh.
- T.S Bùi Mậu Quân (2015), Thực tiễn và kinh nhiệm xây dựng bản lĩnh
chính trị cán bộ, chiến sĩ an ninh nhân dân trong tình hình mới, Tạp chí CAND
số chuyên đề kỳ 2 – tháng 12/2015. Nội dung bài viết, tác giả đã nêu nên những
khó khăn, gian khổ trong mơi trường cơng tác của lực lượng ANND với nhiều
yếu tố phức tạp, khó khăn gian khổ và nhiều cán dỗ, nếu cán bộ chiến sĩ CAND
khơng có bản lĩnh chính trị vững vàng, dễ hoang mang, dao động, chùn bước,
nản lòng hoặc sa ngã trước sự tác động, lôi kéo của đối tượng xấu, cái xấu, suy


14
thối về tư tưởng chính trị đạo đức lối sống. Nhận thức rõ được tầm quan trọng
trong công tác nâng cao BLCT cho cán bộ chiến sĩ CAND. Tác giả đã đề ra 6
giải pháp nhằm nâng cao BLCT cho cán bộ chiến sĩ ANND để đáp ứng tốt
nhiệm vụ trong thời gian tới.
- GS.TS Trương Giang Long (2015), Xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ
Công an nhân dân vững vàng về bản lĩnh chính trị, một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Tạp chí CAND số chuyên đề kỳ 2 – tháng 12/2015. Tác giả bài viết đã
nêu nổi bật các khái niệm về bản lĩnh, BLCT và BLCT CAND. Tác giả chỉ ra
rằng yếu tố thể hiện BLCT người cán bộ chiến sĩ CAND chính là yếu tố cốt lõi
nhất trong mơ hình người chiến sĩ Cơng an cách mệnh mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khái quát trong 6 điều người dạy: “Đối mình phải cần, kiệm, liêm,
chính. Đối với đồng sự phải thân ái giúp đỡ. Đối với chính phủ phải tuyệt đối
trung thành. Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc phải
tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”. Tác giả đã đưa ra 5 giải
pháp lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao BLCT cho cán bộ, chiến sĩ CAND đáp
ứng nhiệm vụ chính trị trong tình hình hiện nay.
- Bùi Cơng Tộ (2003), Rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, lịng trung
thành tuyệt đối của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 375, Bộ tư lệnh Cảnh vệ, tài liệu

Hội nghị điển hình tiên tiến 55 năm CAND học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ
dạy (1948 - 2003). Tác giả bài viết đã chỉ ra vài trị, tầm quan trọng đặc biệt
trong cơng tác Cảnh vệ. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm đảm bảo an
tồn cho các đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước. Do đó, cán bộ, chiến sĩ
CAND thực hiện công tác Cảnh vệ cần tăng cường nâng cao cơng tác giáo dục
chính trị tư tưởng nhằm rèn luyện lịng trung thành tuyệt đối, có BLCT vững
vàng. Xác định công tác Cảnh vệ làm một nhiệm vụ quan trọng, gắn với nó là
khơng ít những khó khăn, nguy hiểm. Do đó, muốn thực hiện tốt cơng tác Cảnh
vệ cần phải không ngừng rèn luyện BLCT và lòng trung thành tuyệt đối cho cán
bộ, chiến sĩ Trung đoàn 375. Tại bài viết, tác giả đã nêu ra 3 giải pháp quan


15
trọng nhằm nâng cao BLCT cho cán bộ chiến sĩ Trung đồn 375, Bộ Tư lệnh
Cảnh vệ.
Nhìn chung, các tác giả của các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến
nhiều vấn đề về bản lĩnh, BLCT trong đó đề cập đến một số nội dung có tính
định hướng việc giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao BLCT cho cán bộ
chiến sĩ CAND. Những cơng trình nghiên cứu, bài viết này là những cơ sở dữ
liệu bổ ích cho việc nghiên cứu BLCT của cán bộ chiến sĩ CAND tỉnh Bình
Phước. Các cơng trình nghiên cứu, bài viết này đã cung cấp những cơ sở ban
đầu cho việc nghiên cứu BLCT của cán bộ chiến sĩ CAND tỉnh Bình Phước về
cả cơ sở lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về
BLCT của cán bộ chiến sĩ CAND tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay. Với
tư cách là luận văn thạc sĩ, nhất là từ góc độ chính trị học về BLCT của cán bộ,
chiến sĩ CAND tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay, đây là cơng trình
nghiên cứu đầu tiên ở nước ta.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn trong công

tác xây dựng BLCT của cán bộ, chiến sĩ CAND tỉnh Bình Phước, đề tài đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao BLCT của cán bộ chiến sĩ CAND tỉnh Bình
Phước trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ vấn đề lý luận về BLCT của cán bộ chiến sĩ CAND.
- Nghiên cứu thực trạng BLCT của cán bộ chiến sĩ CAND tỉnh Bình Phước
trong giai đoạn hiện nay; phân tích ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra
kinh nghiệm.
- Phương hướng và đề xuất giải pháp chủ yếu, có tính khả thi nhằm nâng
cao BLCT cho cán bộ chiến sĩ CAND tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay.


16
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề BLCT và công tác nâng cao BLCT của cán bộ
chiến sĩ CAND tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu BLCT của cán bộ chiến sĩ CAND tỉnh Bình
Phước qua các phịng, trại, Cơng an các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn
hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chun ngành
và liên ngành như: lơgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu,
quy nạp và diễn dịch, tổng kết thực tiễn...
6. Đóng góp khoa học của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn của việc nâng cao
BLCT cho cán bộ chiến sĩ CAND tỉnh Bình Phước; mối quan hệ BLCT với chất
lượng hiệu quả lãnh đạo, chỉ huy của cán bộ chiến sĩ CAND tỉnh Bình Phước.

Từ thực trạng, rút ra kinh nhiệm, đồng thời đề xuất giải pháp có tính đặc thù đối
với cán bộ chiến sĩ CAND tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn cịn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với việc nghiên cứu
các khoa học chính trị trong đó có Chính trị học về vấn đề BLCT nói riêng và về
văn hóa chính trị, con người chính trị nói chung; tài liệu tham khảo đối với các
Cơng an tỉnh trong cả nước nói chung và CAND tỉnh Bình Phước nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương, 9 tiết.


17
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ,
chiến sĩ CAND.
Chương 2: Thực trạng nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ chiến sĩ
CAND tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao bản lĩnh chính trị
của cán bộ chiến sĩ CAND tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay.

B. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CHO
CÁN BỘ CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN
1.1. Bản lĩnh và bản lĩnh chính trị
1.1.1. Khái niệm bản lĩnh
Trong đời sống thuật ngữ bản lĩnh là một khái niệm được sử dụng nhiều và
là khái niệm khá phức tạp. Có thể tiếp cận vấn đề bản lĩnh với nhiều cách khác
nhau. Từ góc độ hoạt động của con người thì có “bản lĩnh chính trị Hồ Chí
Minh”, “bản lĩnh chính trị”, “bản lĩnh chính trị quân đội nhân dân”, “bản lĩnh
nghề nghiệp”, “bản lĩnh chính trị Cơng an nhân dân”... Có nhiều cách hiểu khác

nhau về bản lĩnh, có quan niệm cho rằng bản lĩnh là kiến thức và kinh nhiệm
sống của con người, bản lĩnh là sự vững vàng của con người trước những thử
trách của cuộc sống... Phần lớn các quan niệm đều đề cập đến sự tự chủ, vững
vàng và từng trải của con người trong cuộc sống.


18
Bản lĩnh theo Đại từ điểm Tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn hóa – Thơng tin
ấn hành năm 1998 được hiểu là “Khả năng và ý chí kiên định trước mọi hồn
cảnh”; cịn theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà
Nẵng tái bản năm 2006 thì bản lĩnh là “đức tính tự quyết định một cách độc lập
thái độ, hành động của mình, khơng vì áp lực bên ngồi mà thay đổi quan
điểm”; Theo từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh, “bản lĩnh” là “nền gốc của
nhân cách, tài lực và khả năng”. Cũng theo hướng tiếp cận này, từ điển Từ và
ngữ Hán - Việt giải nghĩa “bản lĩnh” là nhân cách, là tài năng sẵn có khiến con
người có bản sắc riêng. Như vây, bản lĩnh được hiểu là khả năng bên trong của
con người, khả năng này tạo ra nền móng, gốc rễ của nhân cách con người. Đại
từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý (chủ biên) cho rằng “bản lĩnh” là khả năng
và ý chí kiên định trước mọi hồn cảnh: người có bản lĩnh, rèn luyện bản bản
lĩnh chiến đấu [74, tr.339]. Từ năm khái niệm trên đều có hàm ý chỉ ý chí và
năng lực để thực hiện mục tiêu đã được xác định mà không bị chi phối bởi bất
kỳ yếu tố nào trước mọi hồn cảnh.
Dưới góc độ tâm lý học, bản lĩnh được biểu hiện là một phẩm chất của nhân
cách mà thành phần cốt lõi là ý chí con người được thể hiện ra trong hoạt động
thực tiễn bao gồm các phẩm chất cơ bản như: tính mục đích, tính kiên định vững vàng, tính kiên trì – bền bỉ, tính độc lập – tự chủ. Có thể nói: “Bản lĩnh là
yếu tố tạo lên giá trị của con người, là mặt thực tiễn - hiệu quả của nhân cách.
Bản lĩnh chỉ có ở con người, là sản phẩm của sự phát triển xã hội, yếu tố để con
người thể hiện đúng mình, làm chủ bản thân mình trước những biến đổi đa chiều
của cuộc sống xã hội” [63, tr.14 – tr.15].
Bản lĩnh là sự thể hiện và khẳng định những mặt mạnh trong nhân cách cá

nhân, từ những phẩm chất đạo đức, tài năng cho đến lối ứng xử, giao tiếp gây ấn
tượng mạnh về cá nhân đó với người khác. Người có bản lĩnh là người dám
nghĩ, dám làm và giám chịu trách nhiệm, là người dám thể hiện mình và có lập
trường đúng đắn, kiên định, khơng chịu sự chi phối bởi hồn cảnh khó khăn tác


19
động đến, hay bởi ý kiến của những người khác. Những người có bản lĩnh là
những người khơng dễ chụi sự khuất phục bất cứ điều gì, ln vượt qua mọi khó
khăn, gian khổ để đạt được mục đích cuối cùng của mình.
Người có bản lĩnh có đủ điều kiện để chứng tỏ mình bằng năng lực, phẩm
chất, uy tín và tư cách đạo đức cũng như giá trị khác của bản thân trước người
khác. Trong những hồn cảnh, mơi trường thử thách cụ thể, cá nhân cần khẳng
định mình thơng qua việc thể hiện bản lĩnh của mình. Ngồi ra, người có bản
lĩnh cịn thể hiện ở sự dám thừa nhận cái sai, cái hạn chế của mình, khơng bao
phủ và cực đoan, chủ quan và tự biện.
Bản lĩnh được thể hiện trong quan hệ giao tiếp được thể hiện khơng chỉ ở
chỗ có trình độ tri thức là sự thông minh, năng động, nhạy bén, sắc sảo… mà đơi
khi cịn bao hàm cả việc giao tiếp ứng xử, để lại trong tình cảm, ấn tượng đẹp
của người khác, qua đó cũng thể hiện được bản lĩnh của mình.
Bản lĩnh của cá nhân, được hình thành từ khi con người đặt ra và xây dựng
các mục tiêu phấn đấu, hình thành các kế hoạch của cuộc đời từ đó định hướng
được nghề nghiệp, xác định hướng đi cho mỗi cá nhân. Như vậy, đó là cả một
q trình phấn đấu bề bỉ, vượt qua nhiều giai đoạn của cuộc đời mình. Những
người khơng có bản lĩnh là những người sống khơng có mục tiêu, khơng có định
hướng rõ ràng, khơng dám đương đầu mình với cuộc sống để chứng tỏ bản lĩnh
của mình.
Như vậy, yếu tố bản lĩnh cá nhân có một ý nghĩa quan trọng trong việc
quyết định đến sự thành đạt của cá nhân trong cộng đồng xã hội. Vai trị giáo
dục của gia đình, nhà trường và xã hội đối với cá nhân trong cộng đồng xã hội.

Vai trị giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội đối với cá nhân rất quan
trọng trong việc hình thành nhân cách của con người, nhưng đối với yếu tố bản
lĩnh cá nhân, cơ sở quyết định phụ thuộc vào sự hoạt động tích cực của chủ thể
trong q trình sống, phấn đấu và rèn luyện khơng ngừng.


20
Xét về văn hóa Chính trị dưới góc độ văn hóa chính trị, con người chính trị,
bản lĩnh thuộc về phạm trù người, nó chỉ có ý nghĩa đối với con người sống
trong xã hội. Đây là phẩm chất có tính tổng hợp của con người, nó thể hiện tính
kiên định và khả năng quyết định một cách độc lập thái độ, hành vi (hành động)
của chủ thể (người); không vì một tác động, một áp lực bên ngồi làm thay đổi
quan điểm, thay đổi chí hướng của mình; bằng ý chí và năng lực của chính
mình, chủ thể quyết tâm thực hiện mục đích theo chí hướng kiên định bằng ý chí
và năng lực của chính mình, chủ thể quyết tâm thực hiện mục đích theo chí
hướng kiên định của chủ thể [66; tr.11]. Bản lĩnh của con người tổng hòa các
yếu tố tâm – sinh lý của con người, trong đó quan trọng nhất là khí chất, phẩm
chất và năng lực.
Khí chất là nền tảng về bản chất sinh lý - tâm lý của con người, nó xây
dựng nên mặt vật chất của cấu trúc bản lĩnh. Sinh lý và tâm lý là cái quy định
khí chất của con người. Khí chất mạnh mẽ, cứng rắn và kiên quyết là cơ sở cho
ý chí quyết tâm, khơng nghiêng ngả trước những xáo động của thời cuộc, trước
những thách thức của cuộc sống. Khí chất mạng mẽ khơng chỉ ở những cá nhân
sơi nổi, mà cịn tồn tại ở cả những cá nhân có khí chất trầm tĩnh; tính kiên định
và quyết tâm không chỉ thể hiện ở người mạnh mẽ, mà còn ở người hòa nhã nhẹ
nhàng.
Phẩm chất được hình thành cơ bản trên khí chất, nhưng do các điều kiện xã
hội quyết định và phát triển. Khí chất cứng rắn, kiên quyết, kiên định được nuôi
dưỡng trong môi trường xã hội tốt làm nở rộ các phẩm chất tốt đẹp của con
người. Phẩm chất của con người là những yếu tố có giá trị xã hội do các yếu tố

dân tộc, quốc gia, giai cấp… quy định. Phẩm chất của con người trong xã hội là
sống theo các quy định xã hội như phong tục, tập quán, pháp luật, các chuẩn
mực văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của cộng đồng, giai cấp và dân tộc.
Bản lĩnh còn là năng lực hay khả năng chủ thể có thể đáp ứng tốt yêu cầu
của xã hội và thực hiện được mục tiêu, lý tưởng của mình. Một người mà thiếu


21
yếu tố, thiếu sự kết hợp, sự thống nhất, sự hài hịa giữa khí chất, phẩm chất và
năng lực thì khơng thể nói là người có bản lĩnh.
Với các khía cạnh tiếp cận nêu trên, dù cách thể hiện có khác nhau nhưng
đều nổi bật những điểm chính sau:
- Bản lĩnh thuộc về khái niệm phạm trù Người, chỉ có con người, là một
phẩm chất tổng hợp của con người, được hình thành trên những tiền đề tâm –
sinh lý của con người.
- Người có bản lĩnh sẽ vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách, kiên quyết
thực hiện cho được mọi mục tiêu đã chọn và mang lại hiệu quả cơng việc tốt
nhất.
- Bản lĩnh phản ánh trình độ làm chủ của của con người trong mối quan hệ
với tự nhiên, xã hội và bản thân mình. Người có bản lĩnh là người có khả năng
và ý chí làm chủ bản thân. Người có bản lĩnh là người có khả năng và ý chí làm
chủ bản thân trước mọi biến cố của xã hội. Bản lĩnh là do con người tự rèn luyện
mà nên.
Như vậy, bản lĩnh chỉ những phẩm chất xã hội cơ bản của con người, phản
ánh trình độ làm chủ tự nhiên, xã hội cơ bản của con người trước mọi khó khăn,
thử thách để kiên định thực hiện mục đích đã lựa chọn.
Bản lĩnh là phầm chất xã hội cơ bản, phản ánh vai trò của chủ thể con
người trong mối quan hệ biện chứng với hồn cảnh và với chính mình. Ở mỗi
người có bản lĩnh khác nhau, phụ thuộc vào sự khác nhau về khả năng tâm - sinh
lý, về lĩnh vực hoạt động, môi trường công tác, chức vụ, địa vị xã hội, học vấn,

độ tuổi, sự trải nghiệm thực tiễn của họ. Trong những điều kiện, hoàn cảnh xã
hội như nhau nhưng ở mỗi người có thể có những bản lĩnh khác nhau.
1.1.2. Khái niệm bản lĩnh chính trị
Bản lĩnh chính trị trước tiên là bản lĩnh con người và nó được hiểu ở hành
vi của mỗi cá nhân hay hoạt động chính trị. Theo đó, BLCT của mỗi cá nhân
hay cộng đồng người thể hiện sự độc lập, sáng tạo của họ trong lĩnh vực hoạt


22
động chính trị - lĩnh vực giải quyết các mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng
lớp, các dân tộc trong quá trình giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, quyền
lực nhà nước.
BLCT là tập hợp những phẩm chất tích cực, tiến bộ mà nhờ nó hành động
của mỗi cá nhân hoạt động chính trị được định hướng theo hướng tích cực (xét
theo kết quả cuối cùng), mang lại thắng lợi nhất định cho một sự kiện chính trị”
[66; tr.14 - 15].
BLCT là sự kiên định, trung thành tuyệt đối với quan điểm chính trị, chính
đáng và chế độ chính trị mà một cá nhân đã lựa chọn. Mỗi tổ chức chính trị, mỗi
đảng đều có tư tưởng, lý tưởng, tơn chỉ, mục đích của mình. Nếu mục tiêu của
Đảng là đấu tranh, phấn đấu thực hiện lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, lợi ích
cho nhân dân mình thì hệ thống chính trị sẽ phải có các yếu tố cấu thành, các
thiết chế hoạt động và cơ chế vận hành sao cho phù hợp và đạt mục tiêu chung
của Đảng, của nhân dân.
Như vậy, BLCT là bản lĩnh gắn liền với mục tiêu, lý tưởng của con người
đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Nó được thể hiện trong việc xử lý các mối
quan hệ của công dân với đất nước và cộng đồng, liên quan đến quyền lực của
chính quyền nhà nước, của quốc gia, dân tộc.
Từ những khái quát trên, chúng ta có thể hiển, BLCT là tập hợp những
phẩm chất tích cực, tiến bộ của mỗi người được thể hiện ra trong hoạt động
chính trị, thể hiện trình độ làm chủ các tình huống chính trị, sự vững vàng trước

mọi khó khăn, thử thách, kiên định mục đích chính trị đã lựa chọn và mang lại
những thắng lợi nhất định cho một sự kiện chính trị.
BLCT có vị trí, vai trị hết sức quan trọng, có khả năng chi phối các loại
bản lĩnh khác trong sự phát triển của mỗi cá nhân trong điều kiện xã hội còn giai
cấp, còn nhà nước và cịn chính trị. Bởi chính trị là lĩnh vực tập trung các quan
hệ kinh tế, quyền lực kinh tế, trong khi kinh tế có khả năng chi phối các yếu tố
khác, xét đến cùng chính trị là nhân tố chi phối đời sống xã hội.


23
* Cấu trúc bản lĩnh chính trị
Là tập hợp những phẩm chất tích cực, tiến bộ của mỗi người thể hiện ra
trong hoạt động chính trị. Đó là tri thức chính trị, niền tin chính trị và ý chí
chính trị. Để có BLCT nhất thiết ba yếu tố này phải có sự thống nhất, sự phát
triển nhất định, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn xã hội và được khẳng định
trong các tình huống chính trị.
+ Tri thức chính trị:
Tri thức chính trị là tồn bộ những hiểu biết về lợi ích và quyền lực, về quy
luật và những tính quy luật của việc giành, giữ và sử dụng quyền lực chính trị
của giai cấp và các dân tộc mà cơ bản nhất là quyền lực nhà nước, cùng những
biểu hiện đặc thù trong tiến trình lịch sử về con đường, phương thức hiện thực
hóa lợi ích. Tri thức chính trị giúp con người nắm bắt kịp thời, đúng đắn các yêu
cầu thực thi quyền lực, trên các lĩnh vực, ở hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.
Tri thức chính trị bao gồm tri thức lý luận và tri thức kinh nhiệm, đó là một
chính thể về số lượng và chất lượng lý luận và kinh nghiệm tích lũy được. Nếu
xét trong bản thể và khuynh hướng thì tri thức lý luận giữ vai trị chi phối vì nó
khái quát kinh nhiệm thực tiễn để vạch ra những bản chất và quy luật ẩn giấu
đằng sau những tri thức kinh nghiệm đã được tích lũy. Cịn tri thức kinh nhiệm
lại làm cơ sở cho sự tiếp thu, khái quát thực tiễn thành lý luận, đồng thời tri thức
kinh nhiệm còn là cầu nối giữa lý luận và thực tiễn để vạch ra những bản chất và

quy luật ẩn giấu đằng sau những tri thức kinh nhiệm. Cũng trong chỉnh thể đó,
những tri thức thuộc về bản chất, về quy luật cùng những kinh nhiệm điển hình
và các phương thức chính trị mang tính nghệ thuật cao, đóng vai trị chủ đạo
trong việc hình thành và phát triển thế giới quan và phương pháp luận cho hành
động chính trị của con người. Trình độ lý luận càng cao, kinh nhiệm trong thực
tiễn chính trị càng dày dặn, thì con người càng có nhận thức sâu sắc về chính trị.
Vì vậy, tri thức lý luận chính trị của con người càng phải đạt đến trình độ khái
quát về bản chất và quy luật của sự vận động chính trị, hoạt động chính trị thực


24
tiễn. Cũng trong chỉnh thể đó, những tri thức thuộc về bản chất, về quy luật cùng
kinh nghiệm điển hình và các phương thức chính trị mang tính nghệ thuật cao,
đóng vai trị chủ đạo trong việc hình thành và phát triển thế giới quan và phương
pháp luận cho hoạt động chính trị của con người. Trình độ lý luận càng cao, kinh
nhiệm trong thực tiễn chính trị càng dày dặn, thì con người càng có nhận thức
sâu sắc về chính trị. Vì vậy, tri thức lý luận chính trị của con người cần phải đạt
đến trình độ khái quát về bản chất và quy luật của sự vận động chính trị, của
hoạt động chính trị thực tiễn. Cịn tri thức kinh nhiệm cũng phải đạt những kinh
nhiệm đã được đúc kết, những kinh nhiệm phổ quát đạt đến trình độ điển hình.
+ Niềm tin chính trị:
Là sự tin tưởng vào sự đúng đắc của một lý tưởng chính trị: Là sự định
hướng giá trị được xác định vững chắc trong tư tưởng, nhận thức và chi phối
hành động của cá nhân trong cuộc sống vì sự phát triển và tiến bộ con người tìm
đến các giá trị chân – thiện – mỹ để tạo dựng nhân cách. Niềm tin chính trị được
hình thành trong giao tiếp, trong mối quan hệ xã hội, trong cuộc sống sinh tồn và
phát triển con người [43, tr.16].
Như vậy, niềm tin chính trị trước tiên phải khẳng định đây là một trạng thái
tâm lý, tình cảm thừa nhận sự đúng đắn của một đối tượng với một lý tưởng
chính trị, mục đích cao đẹp mà chủ thể vươn tới. Nó được hình thành từ tri thức

chính trị, là sự hiểu biết về đời sống chính trị, các quan điểm, hệ tư tưởng chính
trị, được biểu hiện tự giác, có tính hướng đích trong hoạt động chính trị thực
tiễn.
Niềm tin chính trị là một hình thức biểu hiện của một lĩnh vực niềm tin
khoa học. Niềm tin chính trị xuất phát dựa trên sự hiểu biết, trị thức khoa học, tri
thức chính trị đã đạt được thơng qua hoạt động thực tiễn. Bên cạnh đó, nó cịn
xuất phát từ mục đích và nhu cầu của cuộc sống.
+ Ý chí chính trị:


×