Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

LUẬN VĂN CHỢ NỔI CÁI RĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ-ĐỊA LÝ-DU LỊCH


NGUYỄN MINH HẬU

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH

Cần Thơ, 12/2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ-ĐỊA LÝ-DU LỊCH


NGUYỄN MINH HẬU
MSSV: B1708114

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH


GVHD: Ths Nguyễn Mai Quốc Việt

Cần Thơ, 12/2020


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LỜI CẢM ƠN
Kính thưa quý thầy cơ và các bạn!
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép em gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới: Thầy Cô và bạn bè đặc biệt là ngơi trường Đại Học Cần Thơ,
chính mái trường này để lại trong em rất nhiều kỷ niệm sâu sắc không thể quên được.
Đặc biệt là kỷ niệm trong suốt quá trình em thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn tốt
nghiệp “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại chợ nổi Cái Răng, TP Cần Thơ”
đó là một q trình đầy khó khăn và để lại trong em nhiều cung bậc cảm xúc nhất về
thời sinh viên.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn đề tài nghiên
cứu thầy Nguyễn Mai Quốc Việt, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ,
truyền đạt những kiến thức, sửa chữa những sai sót và động viên em trong suốt q
trình nghiên cứu và hồn thành luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn đến các thầy
cô trong bộ môn đã tạo điều kiện, cho em lời khuyên và giúp đỡ em trong q trình
hồn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến các Anh, Chị trong Sở Văn hóa Thể thao & Du Lịch Cần Thơ và các Anh,
Chị trong Phịng văn hóa thơng tin quận Cái Răng đã tận tình hướng dẫn, cung cấp
thơng tin, tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài em được hoàn
thiện một cách tốt nhất. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đếm gia đình, ba mẹ, anh chị, và
các bạn đã hết lòng tạo điều kiện, hỗ trợ em về mặt tinh thần giúp em hoàn thành đề tài
nghiên cứu một cách tốt nhất.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, hoàn thành đề tài trong phạm vi và khả năng cho

phép, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận
được sự thơng cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của q Thầy cơ và các bạn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng!

Nguyễn Minh Hậu

NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

i

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL:

Đồng bằng Sông Cửu Long

ĐBSH:

Đồng bằng Sông Hồng

KTXH:

Kinh tế - xã hội


TP:

Thành phố

UBND:

Ủy ban nhân dân

DLSTMV:

Du lịch sinh thái miệt vườn

NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

ii

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1: Số liệu thống kê lượng khách du lịch đến Cần Thơ....................................34
Bảng 2. 2: Số liệu thống kê số lượng khách lưu trú tại Cần Thơ .................................34

DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1: Bản đồ hành chính quận Cái Răng ...............................................................18
Hình 2. 2: Bản đồ du lịch Cần Thơ................................................................................19
Hình 2. 3: Tổng doanh thu du lịch thành phố Cần Thơ 2015 đến 2018 ........................40

Hình 3. 1: Tàu chở khách du lịch tại chợ nổi Cái Răng ................................................61
Hình 3. 2 : Ghe thuyền chở khách đi du lịch chợ nổi ....................................................61
Hình 3. 3: Cây bẹo tại chợ nổi .......................................................................................62
Hình 3. 4: Trải nghiệm mua sắm, ăn uống trên ghe ......................................................62
Hình 3. 5: Chợ nổi Cái Răng vào mùa xuân ..................................................................63
Hình 3. 6: Phương tiện mưu sinh và cuộc sống của cư dân thương hồ .........................63

NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

iii

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...........................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................................2
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................2
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................................4
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................5
6.1. Phương pháp thu nhập và xử lý số liệu ............................................................5
6.2. Phương pháp khảo sát thực địa.........................................................................5
6.3. Phương pháp phân tích SWOT .........................................................................5
6.4. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp ........................................5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .........6

1.1. Du lịch ..................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................6
1.1.2. Đặc điểm ........................................................................................................7
1.1.3. Phân loại ........................................................................................................7
1.1.4. Chức năng ......................................................................................................8
1.1.5. Vai trị, vị trí của du lịch ..............................................................................10
1.2. Chợ nổi ...............................................................................................................11
1.2.1. Khái niệm ....................................................................................................11
1.2.2. Đặc điểm ......................................................................................................12
1.2.3. Lịch sử hình thành .......................................................................................14
1.3. Tổng quan về TP.Cần Thơ .................................................................................15
1.3.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................15
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................16
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CHỢ NỔI CÁI RĂNG,
TP. CẦN THƠ ...............................................................................................................18
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHỢ NỔI CÁI RĂNG ...........................................................18

NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

iv

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.2.1 Vị trí địa lý....................................................................................................18
2.2.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................19
2.2.3 Lịch sử hình thành ........................................................................................19
2.2.4. Kinh tế - xã hội ...........................................................................................20

2.2. TIỀM NĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CHỢ NỔI CÁI
RĂNG ........................................................................................................................21
2.2.1. Đặc điểm tài nguyên du lịch ........................................................................21
2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ......................................................25
2.2.3. Cơ sở hạ tầng ...............................................................................................26
2.2.5. Lực lượng lao động phục vụ du lịch............................................................31
2.2.6. Nhu cầu du lịch chợ nổi của du khách ........................................................31
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CHỢ NỔI CÁI RĂNG ...........32
2.3.1 Sự phát triển về điểm, tuyến du lịch .............................................................32
2.3.2. Thị trường khách du lịch .............................................................................34
2.3.3. Loại hình du lịch ..........................................................................................35
2.3.4. Sản phẩm du lịch chợ nổi Cái Răng ............................................................37
2.3.5 Doanh thu từ du lịch chợ nổi Cái Răng ........................................................39
2.3.6. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch..................................................................41
2.3.7. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch chợ nổi .............................................42
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CHỢ NỔI CÁI RĂNG TP.
CẦN THƠ......................................................................................................................44
3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG ....................................................................44
3.2 Định hướng phát triển du lịch chợ nổi.................................................................47
3.2.1. Định hướng về không gian quy hoạch du lịch chợ nổi ...............................47
3.2.2. Định hướng về phát triển sản phẩm du lịch chợ nổi ...................................48
3.2.3. Định hướng về thị trường khách du lịch chợ nổi ........................................49
3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch chợ nổi ..............................................50
3.3.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý. .....................................................................50
3.3.2. Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật ...........................................................51
3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực .......................................................................51

NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

v


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.3.4. Giải pháp về sản phẩm du lịch ....................................................................52
3.3.5. Giải pháp về thị trường ................................................................................52
3.3.6. Giải pháp về tiếp thị quảng bá, xúc tiến và liên kết phát triển du lịch ........53
3.3.7. Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch ...........................................53
KẾT LUẬN ...................................................................................................................55
1. Kết quả đạt được ....................................................................................................55
2. Ý kiến đề xuất ........................................................................................................55
2.1 Với Uỷ ban nhân dân quận Cái Răng ..............................................................55
2.2 Với các doanh nghiệp du lịch có khai thác du lịch đến chợ nổi Cái Răng ......56
2.3. Với cộng đồng địa phương .............................................................................56
2.4. Với khách du lịch đến chợ nổi Cái Răng........................................................57
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................59
PHỤ LỤC ......................................................................................................................61

NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

vi

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ
biến, là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội. Hội đồng
Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã công
nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt lên cả ngành sản xuất ô tô,
thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ
quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong
những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới.
Hòa vào xu thế chung của thời đại, những năm gần đây, Nhà nước ta đã và
đang có chủ trương tăng tỉ trọng của ngành du lịch - dịch vụ, cố gắng đưa du lịch trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Nhà nước ta cũng chú trọng phát triển
cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông xuyên quốc gia... Đặc biệt, nước ta là một trong
những quốc gia có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, điều kiện chính trị ổn
định... là nơi mà nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn làm điểm dừng chân
trong hành trình du lịch của họ. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho kinh tế du
lịch cả nước nói chung và TP Cần Thơ nói riêng ngày càng phát triển.
Cần Thơ, nơi mệnh danh là thủ phủ miền Tây, là trung tâm kinh tế - văn hóa
của vùng ĐBSCL nằm ngay bên bờ sơng Hậu hiền hịa, có địa hình thuộc dạng đồng
bằng phù sa châu thổ thấp, bằng phẳng, có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt,
cung cấp một trữ lượng nước khá lớn cho những vườn cây ăn trái bốn mùa xanh tươi,
những cánh đồng lúa bạt ngàn. Con người Cần Thơ chân thành và hiếu khách, lối sống
mộc mạc mang đậm sắc thái văn hóa của vùng sơng nước…Tất cả những điều đó đã
tạo nên bức tranh bình dị nhưng rất đỗi ấn tượng với khách thập phương khi chỉ một
lần ghé thăm Cần Thơ. Từ đây có thể khẳng định Cần Thơ có lợi thế rất lớn trong việc
khai thác các giá trị tự nhiên sẵn có, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch sinh thái và du
lịch sông nước. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ
đã trở thành địa chỉ hấp dẫn du khách trong, ngồi nước đến tham quan tìm hiểu về nét

sinh hoạt đặc trưng của cư dân vùng sông nước Nam Bộ.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhiều công ty du lịch và các dịch vụ tư
nhân ồ ạt nổi lên nhưng chỉ chú trọng đến lợi nhuận, chạy theo số lượng mà không
quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, khơng tìm hiểu nhu cầu của du khách, từ đó
làm mất lịng tin của họ, gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân. Nghiêm trọng hơn là
tình hình vệ sinh nguồn nước, vệ sinh rác thải ở các khu chợ nổi đang là một vấn đề
bức xúc cần được quan tâm giải quyết. Bên cạnh đó, một vấn đề cũng không kém phần
NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
quan trọng được đặt ra là làm sao có thể tận dụng được những tiềm năng sẵn có, duy
trì và phát huy nét sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc của nền văn minh sơng nước
có từ hàng trăm năm nay mà khơng để cho nó bị mai một và bị “thương mại hóa”. Để
giải quyết những vấn đề này Cần Thơ cần xây dựng cho mình những mơ hình du lịch
mang nét đặc trưng của mình- du lịch vùng sơng nước và cần có những định hướng
đúng đắn nhằm tận dụng hiệu quả nguồn tài ngun du lịch sẵn có, giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế- xã hội, xóa
đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh, quốc phịng, trật tự an tồn xã hội… Đó là lý do mà
tơi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại chợ nổi Cái Răng, TP.
Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu, góp phần vào sự phát triển bền vững của du lịch Cần
Thơ.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của chợ nổi Cái Răng.
- Đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển du lịch chợ nổi Cái Răng

trong tương lai.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung phân tích thực
trạng và giải phát triển du lịch tại chợ nổi Cái Răng TP. Cần Thơ, và một bộ phận
nhỏ của du lịch sinh thái sơng nước, đó là loại hình du lịch tham quan chợ nổi Cái
Răng tại TP Cần Thơ.
3.2. Phạm vị nghiên cứu:
-

Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi chợ nổi Cái
Răng thuộc quận Cái Răng TP Cần Thơ.
Phạm vi thời gian: từ ngày 1/8/2020 – 12-2020. Số liệu thông tin thu nhập
trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019

4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hơn một thập niên trở lại đây, chợ nổi vùng đồng bằng sông Cửu Long bước
đầu được quan tâm và đã có những cơng trình nghiên cứu. Riêng chợ nổi Cái Răng đã
được đề cặp rất nhiều trong sách hướng dẫn du lịch, trên mạng internet, các bài báo,
phóng sự, các bài nghiên cứu khoa học của nhiều cơ quan, ngành, cá nhân khác nhau.
Du lịch chợ nổi Cái Răng được nghiên cứu bởi Viện Kinh tế - Xã hội thành phố
Cần Thơ (2015) với “Đề án bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng”, Nguyễn Thị
Huỳnh Phượng (2017) với nghiên cứu “Sự phát triển du lịch chợ nổi Cái Răng ở thành
phố Cần Thơ, Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn”. Bên cạnh đó du lịch chợ nổi
Cái Răng cũng được đề cặp đến trong “Chợ nổi đồng bằng Sông Cửu Long” của tác
NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

2

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
giả Nhâm Hùng, “Chợ nổi đồng bằng Sông Cửu Long – nét đặc trưng văn hóa người
việt Nam Bộ” của tác giả Ngơ Văn Lệ, tác giả Nguyễn Trọng Nhân (2020) “Bảo tồn và
khai thác chợ nổi phục vụ du lịch ở đồng bằng Sông Cửu Long” ….
Nội dung của các nghiên cứu trên đều xoay quanh các vấn đề: định nghĩa chợ
nổi, lịch sử hình thành và phát triển chợ nổi, địa điểm và thời gian họp chợ, văn hóa và
du lịch chợ nổi Cái Răng. Tác giả Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh (2011),
trong “Thực trạng và giả pháp phát triển du lịch chợ nổi Cái Răng- thành phố Cần
Thơ” đã chỉ ra rõ hiện trạng hoạt động du lịch trên chợ nổi Cái Răng, những tiềm
năng, lợi thế sẵn có mà chợ nổi có được và những yếu tố nào đã giúp chợ nổi hấp dẫn
khách du lịch tham quan. Qua đó cũng đưa ra một số giải pháp để giúp chính quyền và
người dân nâng cao hoạt động chợ nổi, thu hút nhiều khách du lịch. Tuy nhiên các giải
pháp vẫn chưa được quan tâm một cách triệt để từ các chính quyền địa phương.
Trên thực tế, chợ nổi Cái Răng còn đang chồng chéo về mặt quản lý giữa kinh
tế và văn hóa. Tuy nhiên, nếu căn cứ những quyết định số: 58/2006/QĐ-UBND, ngày
13/06/02006 về phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống chợ, siêu thị,
trung tâm thương mại đến năm 2015, định hướng 2020, trong đó có quy định chợ nổi
Cái Răng ( Phường Lê Bình, quận Cái Răng) được phân loại là “Chợ nổi văn hóa”;
Quyết định số 67/2006/QĐ – UBND, ngày 17/08/2006 về phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch thành phố Cần Thơ từ năm 2010 định hướng 2020, xác định chợ
nổi Cái Răng-Phong Điền là các điểm du lịch có thể khai thác và bảo tồn chợ nổi Cái
Răng theo định hướng chợ văn hóa du lịch. Ngày nay các khu chợ nổi đã khơng cịn
sung túc, ngày càng mất đi sự hấp dẫn vốn có của nó đã và đang là một thực trạng báo
động. Với cuộc sống hiện đại, giao thông đường bộ phát triển, việc vận chuyển hàng
hóa bằng đường bộ rất nhanh chóng và thuận lợi, kéo theo hệ lụy giao thương của chợ
giảm súc, số lượng thương hồ ở các chợ nổi giảm đi nhiều. Bên cạnh những nguồn lợi
do du khách mang lại, khúc sông khu chợ lại phải đối mặt với vấn đề rác thải, dầu máy

tàu và đặc biệt vấn đề an tồn trên sơng đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại vì đây
là những nhân tố cấu thành nên chất lượng của sản phẩm du lịch. Nó đã và đang làm
“mất cảm tình” khách du lịch khi đến với Cần Thơ. Cho nên vấn đề đặt ra hiện nay là
phải xây dựng được những giải pháp, những định hướng phù hợp để chợ nổi Cái Răng
thực sự trở thành “điểm son” của du lịch Cần Thơ và vẫn giữ được “cái hồn” của chợ
nổi.
Từ những vấn đề trên việc đề ra các giải pháp phát triển chợ nổi Cái Răng là hết
sức cần thiết và cấp bách. Nhầm nâng cấp và cải tạo chợ nổi Cái Răng tạo điểm nhận
thu hút khách du lịch, đảm bảo an tồn giao thơng đường thủy, vệ sinh mơi trường,
đáp ứng nhu cầu sinh kế của người dân. Hướng đến trong thời gian không xa chợ nổi

NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

3

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Cái Răng sẽ sung túc với những hoạt động giao thương truyền thống hòa với các hoạt
động dịch vụ du lịch theo hướng bền vững.
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm lịch sử
Mọi sự vật hiện tượng đều có q trình hình thành và phát triển, đó là quy luật
tất yếu của sự phát triển. Chợ nổi Cái Răng đã tồn tại hơn 100 năm, với những nét văn
hóa đặc thù và độc đáo. Khi nghiên cứu về một vấn đề nào đó ta cần tìm hiểu kĩ về lịch
sử hình thành và phát triển của nó, khơng chỉ nhắc lại những điểm nổi bật trong quá
khứ mà còn đề so sánh với hiện tại có cái nhìn xa hơn về tương lai. Lịch sử của chợ
nổi Cái Răng được xem như là dòng chảy chính để từ đó giúp chợ nổi có những cái

nhìn nổi bật. Từ đó giúp ta có cái nhìn tổng quát hơn hiểu được lịch sử chợ nổi hình
thành như thế nào, từ đó đặt ra những phương pháp và phương hướng phát triển theo
hướng tích cực.
5.2. Quan điểm lãnh thổ
Chợ nổi Cái Răng nằm trong địa bàn lãnh thổ TP Cần Thơ mà cụ thể là quận
Cái Răng do đó việc nghiên cứu trên địa bàn này là hết sức cần thiết. Sức ảnh hưởng
về mặt kinh tế- xã hội của chợ nổi Cái Răng cũng rất lớn. Mọi sự vật đều có sự liên kết
và ảnh hưởng với nhau, và du lịch chợ nổi sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với du lịch sinh
thái, cảnh quan tự nhiên. Bởi chính những yếu tố tác động của mơi trường tự nhiên,
cảnh quan xung quanh, đời sống sinh hoạt của người dân sẽ góp phần giúp chợ nổi Cái
Răng ổn định và phát triển tiến xa hơn. Chính vì vận dụng quan điểm này vào đề tài
giúp tơi có thể tìm hiểu chợ nổi Cái Răng một cách bao quát, tích cự hơn. Đánh giá
được những mặt tích cực và hạn chế, những ảnh hưởng hiện tại và tương lai.
Để nghiên cứu chợ nổi Cái Răng ta cần nghiên cứu chợ nổi trên địa bàn TP Cần
Thơ và rộng hơn là ĐBSCL. Nghiên cứu chính ở chợ nổi Cái Răng kết hợp với việc
tìm hiểu đời sống cư dân gần khu vực chợ nổi, các làng nghề, cơ sở truyền thống, các
điểm du lịch sinh thái, các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng nhằm góp phần làm rõ
và chi tiết đề tài nghiên cứu.
5.3. Quan điểm sinh thái bền vững
Phát triển du lịch chợ nổi Cái Răng sẽ đem về lợi nhuận kinh tế. Tuy nhiên bên
cạnh đó phải chú trọng bảo vệ mơi trường sinh thái, các yếu tố về mơi trường nhằm
góp phần phát triễn kinh tế mà đảm bảo được yếu tố bền vững và đảm bảo sự hài hòa
giữa ba yếu tố: Kinh tế - Xã hội – Môi trường. Chợ nổi Cái Răng với truyền thống
sơng nước từ bao đời nay vì vậy cần phải giữ gìn và phát triển nền văn hóa đặc trưng
này. Là một quốc gia đang phát triển Việt Nam phảo đối mặt với vấn đề sinh thái, xã
NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

4

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
hội. Việc này đòi hỏi những nghiên cứu phải gắn liền với môi trường, xã hội, giải
quyết những vấn đề phát sinh và đảm bảo việc làm ổn định cho cư dân địa phương. Từ
đó giúp chúng ta sử dụng hợp lí nguồn lợi về du lịch đang có.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp thu nhập và xử lý số liệu
Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như: dự thảo, thống kê
của Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch, các Sở Thương Mại- Du
Lịch, các trang web về du lịch, các tạp chí chuyên ngành, sách, báo, luận văn khoa
học… có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề cần nghiên cứu. Số liệu sơ cấp
cần thiết được lấy bằng cách phỏng vấn trực tiếp khách tham quan chợ nổi và các
chuyên gia trong ngành du lịch.
6.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Bên cạnh việc tìm kiếm thơng tin phương pháp khảo sát thực địa cũng quan
trọng và hiệu quả, độ chính xác của thơng tin cao. Kiểm chứng được tính chính xác
của thực tế với lý thuyết sách vở. Trong quá trình nghiên cứu tơi đã khảo sát xung
quan địa bàn chợ nổi Cái Răng. Đặc biệt là hai bến tàu dọc bến Ninh Kiều, các bến đị
đưa đón khách tham quan tại chợ nổi để thu nhập tài liệu, hình ảnh, phỏng vấn, tham
quan, đánh giá nhằm mục vụ nghiên cứu.
6.3. Phương pháp phân tích SWOT
Vận dụng phương pháp này giúp tơi phân tích được những điểm mạnh, yếu, cơ
hội, thách thức của chợ nổi Cái Răng. Từ đó đưa ra đề xuất và hướng đi đúng đắn.
SWOT là chữ viết tắt của 4 chữ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu),
Opportunities (cơ hội) vàThreats (nguy cơ). Phương pháp phân tích SWOT (còn gọi là
ma trận SWOT) là phương pháp phân tích chiến lược, rà sốt và đánh giá vị trí, định
hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh dựa trên các điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và nguy cơ. Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu được xem là những “yếu tố

nội bộ”, còn cơ hội và nguy cơ là các “yếu tố bên ngoài”, tạo nên (hoặc làm giảm) giá
trị của công ty/đề án kinh doanh.
6.4. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp
Tác giả so sánh và phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp với tài liệu, số liệu sơ cấp,
nhằm tìm ra những kết quả cho vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này giúp định hướng,
thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh
hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh,
tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các
mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải
pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.

NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

5

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Du lịch
1.1.1. Khái niệm
Trên thế giới, các học giả nghiên cứu về du lịch đã đưa ra các định nghĩa về du
lịch khác nhau tùy vào hồn cảnh và góc độ nghiên cứu nên mỗi người có một định
nghĩa khác nhau về du lịch. Thuật ngữ du lịch ngày nay được sử dụng phổ biến trên
thế giới; tuy nhiên có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc thuật ngữ này. Điều này
đúng như nhận định của một chuyên gia về du lịch: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác

giả thì có bấy nhiêu định nghĩa”
Có rất nhiều định nghĩa về du lịch, sau đây là những định nghĩa về du lịch
tương đối đầy đủ và được sử dụng nhiều nhất.
Hội Liên hiệp Quốc tế về du lịch ở Roma năm 1963 đã đưa ra định nghĩa: “Du
lịch là tổng hòa các mối quan hệ hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xun của
họ với mục đích hồ bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Định nghĩa của hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada (tháng
6/1991): “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài mơi trường thường
xun (nơi ở thường xun của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn thời gian đã
được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải để tiến
hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.
Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ du lịch được hiểu như
sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngồi nơi cư trú thường xun của mình
nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định”.
Nhìn từ góc độ kinh tế, Nguyễn Cao Tường và Tô Đăng Hải cho rằng: “Du lịch
là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí,
nghỉ ngơi, có hoặc khơng kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu
khoa học và các nhu cầu khác”.
Như vậy có thể rõ du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành
phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc
điểm của ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của ngành văn hoá- xã hội. Trong điều
kiện của nước ta hiện nay, quan niệm phổ biến được cơng nhận rộng rãi là quan niệm
được trình bày trong luật du lịch Việt Nam 2017 đã đưa ra khái niệm: “ Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ

NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)


6

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp
pháp khác”.
1.1.2. Đặc điểm
Du lịch là ngành khơng khói, ít gây ơ nhiễm mơi trường, giúp khách du lịch vừa
được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết.
Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng thu nhập
cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan...).
Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giới thứ ba.
Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được coi trọng. Có
một dạng du lịch nữa, đó là du lịch xúc tiến thương mại, vừa đi du lịch vừa kết hợp
làm ăn, cũng rất phổ biến tại Việt Nam.

Du lịch cịn có những đặc điểm sau:
-Du lịch mang tính thời vụ
-Tính vơ hình
-Tính khơng đồng nhất
-Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng
- Tính mau hỏng và khơng dự trữ được
1.1.3. Phân loại
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường và trên cơ sở của tài nguyên du lịch có khả
năng khai thác và các điều kiện phát triển du lịch, người ta thường kết hợp các yếu tố
này với nhau để xác định các loại hình du lịch. Mục đích của việc xác định các loại
hình du lịch nhằm vào việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, của

địa phương và định hướng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch. Mỗi
một loại hình du lịch có một thị trường khác nhau và có những địi hỏi về quy trình,
cách thức tổ chức, con người phục vụ, trang thiết bị và chất lượng phục vụ khác nhau.
Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động du lịch có sự đan xen giữa các loại hình du lịch
trong quá trình phục vụ khách du lịch. Việc phân loại các loại hình du lịch căn cứ vào
những tiêu thức cơ bản sau:
1.1.3.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi
- Du lịch quốc tế
- Du lịch trong nước
1.1.3.2. Căn cứ theo mục đích chuyến đi
- Du lịch thiên nhiên
- Du lịch văn hóa
- Du lịch xã hội
NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

7

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
- Du lịch hoạt động
- Du lịch giải trí
- Du lịch dân tộc học
- Du lịch chuyên đề
- Du lịch thể thao
- Du lịch tôn giáo
- Du lịch sức khỏe
1.1.3.3. Căn cứ vào loại hình lưu trú

- Du lịch ở trong khách sạn
- Du lịch ở trong Motel
- Du lịch ở nhà trọ
- Du lịch ở nhà dân
- Du lịch cắm trại
1.1.3.4. Căn cứ vào thời gian của chuyến đi
- Du lịch ngắn ngày và du lịch dài ngày
1.1.3.5. Căn cứ vào hình thức tổ chức
- Du lịch cá nhân
- Du lịch theo đoàn
1.1.3.6. Căn cứ vào lứa tuổi du khách
- Du lịch của những trẻ em và thiếu niên
- Du lịch của những người thanh niên
- Du lịch của những người trung niên
- Du lịch của những người cao tuổi
1.1.3.7. Căn cứ vàoviệc sử dụng các phương tiện giao thông
- Du lịch bằng mô tô – xe đạp
- Du lịch bằng tàu hỏa
- Du lịch bằng tàu thủy
- Du lịch bằng xe hơi
- Du lịch bằng máy bay
1.1.4. Chức năng
Du lịch có những chức năng nhất định. Có thể xếp các chức năng ấy thành 4
nhóm: xã hội, kinh tế, sinh thái và chính trị.
Chức năng xã hội thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, hồi phục s ức
khoẻ và tăng cường sức sống của nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác
dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao đ ộng c ủa con người. Các
cơng trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng, nhờ có chế độ nghỉ ngơi và du lịch
tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh đường hơ hấp giảm 40%, bệnh


NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

8

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hố giảm 20% (Crirosep, Dorin, 1981). Thơng
qua hoạt động du lịch, đơng đảo quần chúng nhân dân có đi ều kiện tiếp xúc với những
thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lịng u
nước, tinh thần đồn kết quốc tế, hình thành phẩm chất tốt đẹp như lịng u lao động,
tình bạn… Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân
trong toàn xã hội.
Chức năng kinh tế thể hiện ở sự liên quan mật thiết với vai trò của con người
như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của
xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được tổ chức h ợp lý s ẽ đem lại
những kết quả tốt đẹp. Một mặt nó góp phần vào việc phục hồi sức khoẻ cũng như khả
năng lao động và mặt khác đảm bảo tái s ản xu ất m ở rộng lực lượng lao động với
hiệu quả kinh tế rõ rệt. Ngoài ra chức năng kinh tế của du lịch cịn thể hiện ở khía cạnh
khác. Đó là dịch vụ du lịch, một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành
và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận
tải, ngoại thương… và là cơ sở quan trọng, tạo đà cho nền kinh tế phát triển.
Chức năng sinh thái tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi,
dulịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khơi phục và tối ưu hố mơi
trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính mơi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khoẻ và hoạt động của con người. Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ
tập trung khách vào những vùng nhất định địi hỏi phải tối ưu hố q trình sử dụng tự
nhiên với mục đích du lịch. Lúc này địi hỏi con người phải tìm kiếm các hình thức

bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài ngun một cách h ợp lí. Giữa
xã hội và mơi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội
đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại ph ải bảo vệ môi trường
tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật
chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối liên
quan gần gũi với nhau.
Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như một
nhân tố hồ bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc t ế, m ở rộng sự hiểu biết giữa các
dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con ng ười sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và
xích lại gần nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch có những chủ đề khác nhau, như “Du
lịch là giấy thơng hành của hồ bình” (1967), “Du lịch khơng chỉ là quyền lợi, mà cịn
là trách nhiệm của mỗi người” (1983)… kêu gọi hàng triệu người q trọng lịch sử,
văn hố và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm
của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân
tộc.

NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

9

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
1.1.5. Vai trị, vị trí của du lịch
Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng tỉ trọng
nông nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhường cho cơng nghiệp và cuối cùng
vai trị của kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vai trị thống sối. Hiện nay ở các nước có thu
nhập thấp, các nước Nam Á, châu Phi nơng nghiệp vẫn cịn chiếm trên 30% GNP,

cơng nghiệp khoảng 35%. Trong khi đó các nước có thu nhập cao như Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Đức, Italia…trên 70% GNP do nhóm ngành dịch vụ đem lại, nơng nghiệp chỉ
đóng khoản 3-5% tổng sản phẩm quốc dân.
Vai trò của du lịch trong ngành dịch vụ cũng ngày càng rõ nét. Theo hội đồng
du lịch và lữ hành thế giới, năm 1994 du lịch quốc tế trên toàn thế giới đã chiếm 6%
GNP, tức là có doanh thu gần 4000 tỷ đô la, vượt trên công nghiệp ô tô, thép, điện tử
và nông nghiệp. Du lịch thu hút trên 200 triệu lao động chiếm hơn 12% lao động trên
thế giới.
Ở Việt Nam xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã được thể hiện rõ qua
các năm: Năm 2001, nông nghiệp chiếm 23,24% GDP, công nghiệp chiếm 57,91%
GDP, dịch vụ chiếm 38,63% GDP. Năm 2004, nông nghiệp chiếm 21,76% GDP, công
nghiệp chiếm 60,41% GDP, dịch vụ chiếm 38,15% GDP. Với tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm thì du lịch đóng góp lớn cho nền kinh tế. Du lịch đã nộp hàng ngàn tỷ
đồng vào ngân sách nhà nước. Ngoài ra cùng với sự phát triển của du lịch cũng dễ tạo
điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Với những thuận lợi, những mặt
tích cực mà phát triển du lịch đem lại thì du lịch thực sự có khả năng làm thay đổi bộ
mặt kinh tế của nước ta.
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt
động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du
lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công
nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc
tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên
cạnh việc tiêu dùng các hàng hố thơng thường cịn có những nhu cầu tiêu dùng đặc
biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…
Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá khác là
tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng.
Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù mà khơng thể so sánh
giá cả của sản phẩm du lịch này với giá cả của sản phẩm du lịch kia một cách tuỳ tiện

được. Sự tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác

NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

10

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
động lên lĩnh vực phân phối lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các khâu của quá
trình tái sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển
của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan bệ đến
nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch,
du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng
kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch khơng ngừng mở
rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng
thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng hoá, vật
tư cho du lịch địi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp,
hấp dẫn. Do đó nó địi hỏi các doanh nghiệp phải khơng ngừng sáng tạo cải tiến, phát
triển các loại hàng hoá. Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư
trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng cơng nhân có tay nghề cao đáp ứng được
nhu cầu của du khách.
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu
chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch,
làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ
tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngồi. Trong phạm
vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng
hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển

hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…Một lợi ích khác mà
ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn đề việc làm. Bởi các ngành dịch vụ
liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu
nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội.
Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng hơn 14%/năm gần gấp
hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.
1.2. Chợ nổi
1.2.1. Khái niệm
Chợ nổi là hình thức kinh doanh thương mại truyển thống, được hình thành lâu
đời và có mặt phổ biến ở một số quốc gia Đông Nam Á. Từ lâu, chợ nổi cùng các hình
thức kinh doanh thương mại khác đóng vai trị quan trọng trong hoạt động mua bán
của người dân địa phương. Ngồi Thái Lan và Việt Nam, Indonesia cũng có chợ nổi
nhưng số lượng ít. Từ những tài liệu tìm được, định nghĩa về chợ nổi chỉ xuất hiện
trong một số từ điển, sách và bài báo khoa học ở Việt Nam; bài bào khoa học ở Thái
Lan. Đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về chợ nổi do góc độ tiếp cận không
giống nhau.

NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

11

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Xem xét chợ nổi ở góc độ địa điểm họp chợ, phương tiện được sử dụng trong
giao dịch và mua bán, chủng loại hàng hóa, Nhâm Hùng (2009, tr. 22) cho rằng, “Chợ
nổi là kiểu cách nhóm họp ngay trên mặt sơng. Người mua, kẻ bán đều giao thương

trên ghe, xuồng, tàu bè trong một khoảng thời gian nhất định. Trên mặt chợ nổi có đầy
đủ chủng loại hàng hóa và dịch vụ, nhưng chủ lực là nông sản”.
Ngô Văn Lệ (2014, tr. 6) xem xét chợ nổi ở góc độ địa điểm họp chợ và phương
tiện được sử dụng trong đi lại và mua bán. Theo đó, “ Chợ nổi là một loại hình chợ
họp trên sông, nơi cả người bán và người mua đều dùng ghe, thuyền làm phương tiện
vận tải và di chuyển”.
Ngoài ra, Hoàng Phê và ctv. (2007), Trần Ngọc Thêm và ctv. (2014), Huỳnh
Cơng Tín (2007) cũng đưa ra khái niệm về chợ nổi. Nhìn chung, chợ nổi bao gồm các
thuộc tín: là một loại chợ, nhóm họp trên sơng, phương tiện đi lại và chuyên chở hàng
hóa là ghe/xuồng/thuyền. Từ đó, có thể hiểu chợ nổi là điểm mua bán tập trung trên
sông, ở nơi ấy, các hoạt động đi lại, mua bán đều được thực hiện bằng, ghe, xuồng,
thuyền và thể hiện sinh kế, lối sống truyền thống của người dân.
Có thể nói ĐBSCL là nơi có nhiều sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt, nơi đây
được mệnh danh là vùng đất “chín rồng” có con nước lớn, nước rịng. Ghe thuyền xi
ngược trên sơng, từ xa xưa ơng cha ta đã quen với cách sinh hoạt trên sông, lâu dần
chợ được hình thành trên các khúc sơng, thuận tiệc cho việc neo đậu của các thương
lại cho việc trao đổi và mua bán hàng hóa. Từ đó, chợ nổi được hình thành trên các
khúc sơng, khơng q rộng cũng không quá hẹp, tại các ngã năm, ngã bảy của các
nhánh sơng. “Chợ nổi” được hiểu là hình thức hợp chợ diễn ra giữa người bán và
người mua nhưng thay vì hợp chợ trên bờ thì chợ nổi lãi diễn ra trên sông. Chợ nổi đã
trở thành nét độc đáo, sáng tạo của vùng ĐBSCL: Là hoạt động thương mại đặc biệt,
nó khẳng định tinh thần năng động và sáng tạo tuyệt vời của người xưa.
1.2.2. Đặc điểm
- Đặc điểm về vị trí:
Hầu hết các chợ nổi ở vùng ĐBSCL đều được hình thành ở vị trí giao nhau của
nhiều ngã sông và nằm liền kề với chợ trên bờ. Nơi nào có nhiều nhánh sơng thì nơi đó
tụ hợp đơng đúc tàu bè và hàng hóa. Địa điểm có chợ nổi thường ở các khúc sơng
khơng rộng q mà cũng không hẹp quá. Khúc sông phải tương đối rộng, không quá
cạn cũng không quá sâu. Nếu sâu quá, lớn q thì khơng thể neo đậu ghe, xuồng một
cách dễ dàng và thuận tiện.

Tất cả các chợ nổi đều tọa lạc trên các trục giao thông và giao thương chiến
lược cạnh sơng Tiền, sơng Hậu. Khi đó hàng hóa từ chợ nổi có thể đưa đến các tỉnh
trong ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh một cách nhanh chóng.

NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

12

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Mặt khác hầu hết các chợ nổi đều nằm cạnh những vườn trái cây và vựa rẫy
lớn, nổi tiếng. Chẳng hạn như chợ nổi Phong Điền với vườn cam quýt, khóm cầu
đúc….
- Đặc điểm hàng hóa:
Nếu như “ chợ đất liền” có đầy đủ các loại mặt hàng thì “chợ nổi” cũng đa dạng
và phong phú hàng hóa. Trên mỗi ghe, thuyền các thương lái họ bn bán 1 loại hàng
hóa khác nhau. Tuy nhiên các loại hàng hóa mà chợ nổi thường có chính là các loại
nông sản, trái cây, rau củ quả tươi xanh…. Sẽ dễ dàng biết được từng thời điểm nào “
Chợ nổi” sẽ bn mặt hàng nào. Bởi vì ĐBSCL tùy theo từng mùa mà sẽ các loại trái
cây, các loại rau củ quả. Mùa nào có cái gì thì người dân sẽ bán cái nấy.
Có các ghe, thuyền bán thức ăn sáng đầy đủ trên chợ nổi như: hủ tiếu, bún riêu,
cháo…và các loại nước uống như: nước ngọt, cà phê, nước dừa….
Bên cạng đó tại chợ nổi các sản phẩm công nghệ, thủ công cũng được bày bán:
lu, hủ, chén, các sản phẩm đan dệt thủ công do chính bàn tay khéo léo của những
người dân làm nên. Các thực phẩm chế biến sẵn và các hàng da dụng sử dụng trong
đời sống hằng ngày.
- Thời gian hoạt động: “Chợ đã nổi từ nữa đêm về sáng” câu thơ đã nói lên

được phần nào về thời gian hoạt động của chợ nổi. Thường từ 4 – 5h giờ sáng cho tới
khoảng 8-9h sáng thì vãn do các thương lái từ nơi xa đến nên học neo đậu ghe xuồng
lại đây để bn bán lâu ngày cũng chính vì vậy mà chợ nổi thường hoạt động cả ngày.
- Ghe thuyền trên chợ: Tại chợ nổi ta có thể thấy được có rất nhiều nghe thuyền
xi ngược đến đây để bn bán, giao lưu gặp gỡ các thương lái. Có cả hàng trăm
chiếc thuyền, ghe chở đầy các mặt hàng với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Nhìn chung
các ghe thuyền lớn thường chở được nhiều hàng với kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Nhìn chung các ghe thuyền lớn thường chở được nhiều nguồn hàng và họ là những
thương lái chuyên bán sỉ. Các ghe nhỏ sẽ thu mua hàng hóa từ những ghe lớn để đi bán
lẽ. Đối với các thương lái ở nơi xa đến họ thương neo đậu lại sau khi chợ tan và chờ
đến ngày hôm sau bán tiếp nguồn hàng còn lại. Chu kỳ thường từ 8 đến 9 ngày họ sẽ
đi thu gom hàng về bán. Ngày xưa người dân thường sử dụng các ghe thuyền chèo
bằng tay thủ công nhưng ngày nay trên các chợ nổi lại có thêm các ghe thuyền chạy
bằng máy và tiện lợi hơn trong việc vận chuyển hàng hóa. Các chủ thuyền và ghe đều
là những người tứ xứ, khắp nơi đến vì vậy cách nhìn vào mạn thuyền có ghi mã số sẽ
biết được nơi ở và hoạt động của họ.
- Cách thức chào hàng:
Nếu như trên bờ chợ có các gian hàng treo bảng hiệu, để giúp người mua phân
biệt dễ dàng các mặt hàng hóa, thì đối với chợ nổi lại có một hình thức quảng cáo vơ
cùng độc đáo. Đó chính là dùng một cây xào được làm bằng tre, để thay thế một tấm
biển quảng cáo. Người ta gọi cây sào ấy là cây “bẹo”. Người bán nơng sản nào thì treo
NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

13

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

loại hàng lên cây bẹo để chào hàng. Thông thường mỗi ghe sẽ chuyên bán một loại
hàng hóa nhất định. Trước mỗi ghe hàng, thường có một cây xào chống, trên đó treo
mặt hàng mà ghe có. Những chiếc ghe như vậy gọi là cây bẹo. Đặc sắc của chợ nổi Cái
Răng còn được gọi là “4 treo”.
Treo thứ nhất là: “treo gì bán nấy” tức chủ ghe muốn bán loại hàng nào thì treo
loại hàng hóa đó.
Treo thứ hai là : “treo mà khơng bán” tức là trên ghe có thể là treo quần áo
nhưng họ khơng bán vì có những thương lái họ ở trên ghe sinh sống như nhà và sinh
hoạt mỗi ngày nên mới treo quần áo của gia đình lên như vậy
Treo thứ ba là: “ không treo mà bán” tức là trên các ghe thuyền họ sẽ không
treo thứ gì nhưng họ sẽ bán các loại thức ăn, thức uống phục vụ cho khách đi chợ. Do
đó tính chất chợ nổi hoạt động từ rất sớm nên họ bán thức ăn sáng và thức uống cho
khách đi chợ.
Treo thứ tư là: “treo cái này nhưng bán cái khác” hay còn gọi là “bẹo lá bán
ghe” tức là chủ ghe muốn bán chiếc ghe thuyền mà có cắm cây bẹo trên đó.
1.2.3. Lịch sử hình thành
Vào những năm đầu thế kỉ XVII tại Trung Quốc, sự sụp đỗ của nhà Minh dẫn
đến lán sóng người Hoa trung thành với nhà Minh không thuần phục mà bỏ nhà Thanh
di dân sang các nước láng giếng sinh sống, trong đó có Việt Nam. Lúc bấy giờ vùng
đất thuộc bờ sông Tiền đã được khai phá, hệ thống huyện, lũy được xác lập. Cư dân
tập trung đông đúc, người Hoa cùng với người Việt và người Khmer bản địa đã tiến
hành công cuộc khẩn hoang lập ấp. Trong Gia Định Thành Thơng Chí (1820) của
Trịnh Hồi Đức có ghi chép: “Chợ Long Hồ ở phía Động trấn thự cách 1 dặm, 2 mặt
xuống sông, chợ này lập từ năm Nhăm Tý Tông thứ 8 (1872) phố xá nối liền, bách hóa
tụ tập dăng dài năm dặm, thuyền, ghe suốt bến….” Cụm từ “Thuyền ghe suốt bến” cho
ta thấy chợ không những phát triển trên bờ mà đã lan dần xuống sông. Qua ghi nhận
của Trịnh Hoài Đức trong tác phẩm “Đại Nam Nhất thống chí” 1832 chợ lúc này sung
túc có thể nhận thấy được sự miêu tả về chợ Hưng Lợi ( Định Trưởng) “ hàng hóa liền
kề nhau chợ gần sơng Cái người đi lại đỗ thuyền đợi nước thủy triều cho nên trên sơng
có nhiều thuyền bán thức ăn.”

Thế kỉ XVIII ở ĐBSCL việc sản xuất hàng hóa bắt đầu phát triển, nhu cầu bn
bán hàng hóa của người dân được hình thành, bên cạnh đó các thương thuyền của
người Hoa vào bn bán, họ có thói quen ở trên ghe thuyền và dùng thuyền làm
phương tiện đi lại. Mặc khác do nơi đây đất đai rộng lớn người dân sinh sống rải rác
khắp nơi nên khi muốn hợp chợ họ phải chờ ngày đi chợ phiên. Vào ngày đó dân từ
các nhánh sông đổ về những khúc sông lớn, chở theo những sản phẩm hầu hết là nông
sản, mà họ kiếm được trên ghe thuyền. Từ đó họ bn bán trên thuyền thuận lợi và tiết
kiệm công sức. Theo tác giả Nhâm Hùng lúc đầu chợ nổi chỉ họp trên bờ, và các ghe
NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

14

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
thuyền theo các khúc sông thuận lợi chở hàng đến bán. Đối với hàng hóa bán không
hết, họ neo đậu lại trên các khúc sông và chờ bán tiếp. Dần dần nhu cầu trao đổi hàng
hóa với nhau được hình thành từ đó chợ trên bờ và chợ nổi có sự gắn kết với nhau. Thế
kỉ XVIII được xem là thời kì manh nha hình thành các chợ nổi.
Khi Pháp chiếm Nam Kỳ “ đào kinh” là phương án chiến lược mà Pháp nghĩ
đến. Trong vòng 2 năm, từ năm 1901 – 1903 kinh xáng Xà No được đào xong tạo điều
kiện nông nghiệp nước ta phát triển mạnh. Trong khoảng thời gian 1906 – 1908 Pháp
cho đào nhiều con kênh ở vùng Hậu Giang để hình thành nên Ngã Bãy và Ngã Năm
(Sơn Năm. 2005b, tr. 116). Sau năm 1908 Ngã Bãy và Ngã Năm trở thành đầu mối
quan trọng về đường thủy nối Cà Mau với sơng Hậu, sơng Tiền và Sài Gịn. Tuyến
giao thơng được mở ra mà điển hình là Chợ nổi Ngã Bảy ra đời, vùng trung tâm nhanh
chóng trở thành đầu mối giao thông đường thủy lớn nhất Nam Kỳ.
Điều này chứng tỏ chợ nổi ra đời từ thế kỷ XIX và cuối XIX đầu thế kỷ XX

mới rộ lên mạnh mẽ.
1.3. Tổng quan về TP.Cần Thơ
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
*Vị trị địa lí
Thành phố Cần Thơ nằm giữa một mạng lưới sơng ngịi kênh rạch vùng
ĐBSCL về phía Tây sông Hậu, nằm trên trục giao thông thuỷ - bộ quan trọng nối Cần
Thơ với các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam Bộ và các vùng của cả nước. Cần Thơ tiếp giáp
với 5 tỉnh, trong đó: phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây
giáp Kiên Giang, phía Đơng giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Thành phố Cần Thơ là đơ thị trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên
1389,60 km2 , có diện tích nội thị là 53 km2 . Cần Thơ trải dài 65 km bên bờ Mêkơng
với nhiều hệ thống sơng ngịi, kênh rạch như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư,
kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn…Các tuyến đường lớn
chạy qua thành phố là: quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91
- Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Cần Thơ tương đối ơn hồ. Nhiệt độ trung bình
khoảng 260 – 2700C và khơng chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm, cao nhất
không vượt q 280C, thấp nhất khơng dưới 170C, mỗi năm có khoảng 2.500 giờ nắng
với số giờ nắng bình quân 7h/ngày, độ ẩm trung bình 82% và dao động theo mùa.
- Mùa mưa: từ tháng 05 đến tháng 11; gió mùa Tây Nam. Nhiệt độ trung bình
các tháng mùa mưa từ 260 - 270C. Mưa tập trung chủ trong các tháng 9 và tháng 10.
Trung bình lượng mưa phổ biến trong tháng từ 220 mm đến 420 mm. Các tháng cuối
mùa gây ngập úng trên diện rộng do lượng mưa lớn và lũ thượng nguồn đổ về.

NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

15

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau; gió mùa Đơng Bắc. Nhiệt độ
trung bình các tháng từ 260 - 280C. Có số giờ nắng cao nhất trong năm vào các tháng
1,2,3. Giờ nắng trung bình trong các tháng này từ 190 giờ đến 240 giờ.
Nếu xét trên góc độ kinh tế du lịch, thì số giờ nắng trong năm chính là một “lợi
thế so sánh” của du lịch Cần Thơ. Điều này thật sự có ý nghĩa khi ta nhắm vào nhóm
khách hàng mục tiêu là những người đến từ xứ lạnh, hay những du khách có nhu cầu
tránh rét trong những ngày đơng giá lạnh.
* Địa hình
Địa hình thành phố Cần Thơ tương đối bằng phẳng và cao dần từ Bắc xuống
Nam. Vùng phía Bắc là vùng trũng nên thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ tháng 9
hàng năm. Do được bồi đắp thường xuyên của sông Hậu và các sông khác nên đất đai
Cần Thơ tương đối màu mỡ. Diện tích đất phù sa có trên 14,6 vạn ha, chiếm 49,6%
diện tích tự nhiên, hình thành một vùng rộng lớn, trải dài từ Thốt Nốt qua Ơ Mơn đến
thành phố Cần Thơ. Ngồi ra Cần Thơ cịn một số loại đất khác, trong đó có đất nhiễm
mặn ít, đất nhiễm phèn nhưng khơng nhiễm mặn. Nhìn chung, khí hậu và thổ nhưỡng
Cần Thơ rất thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa ngành với nhiều loại
cây trồng và vật ni. Chính điều này đã đem lại cho Cần Thơ những tiềm năng to lớn
để phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, sinh thái phát huy ưu thế sông nước,
miệt vườn của vùng ĐBSCL.
* Tài ngun thiên nhiên
Cần Thơ có vẻ đẹp bình dị nên thơ của làng quê sông nước, dân cư tập trung
đơng đúc, làng xóm trù phú núp dưới bóng dừa. Nét độc đáo tự nhiên và kiến trúc đô
thị của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch. Kênh rạch cũng là "đường phố", nó mang vẻ
đẹp cho một đơ thị lớn từng được mệnh danh là Tây Đô với các tuyến sông lớn như:
sông Hậu, sông Cái Lớn, sông Cần Thơ. Bên cạnh đó, Cần Thơ cịn có hệ thống kênh
rạch nhỏ dày đặc quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ cho những cánh đồng lúa tốt tươi
và những miệt vườn trĩu nặng hoa trái đã hình thành tuyến giao thơng quan trọng góp

phần thúc đẩy kinh tế - văn hoá xã hội của Cần Thơ phát triển.
Cần Thơ có vẻ đẹp bình dị nên thơ của làng q sơng nước, dân cư tập trung
đơng đúc, làng xóm trù phú núp dưới bóng dừa. Nét độc đáo tự nhiên và kiến trúc đô
thị của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch. Kênh rạch cũng là "đường phố", nó mang vẻ
đẹp cho một đô thị lớn từng được mệnh danh là Tây Đô với các tuyến sông lớn như:
sông Hậu, sơng Cái Lớn, sơng Cần Thơ. Bên cạnh đó, Cần Thơ cịn có hệ thống kênh
rạch nhỏ dày đặc quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ cho những cánh đồng lúa tốt tươi
và những miệt vườn trĩu nặng hoa trái đã hình thành tuyến giao thơng quan trọng góp
phần thúc đẩy kinh tế - văn hoá xã hội của Cần Thơ phát triển.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dân số
NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

16

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Theo kết quả điều tra, tổng dân số của TP Cần Thơ vào thời điểm 0 giờ ngày 14-2019 là 1.235.171 người; trong đó dân số nữ là 622.628 người, chiếm tỷ lệ 50,41%.
Với kết quả này, TP Cần Thơ đứng thứ 6/13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL. Kể từ năm
2009 đến nay, quy mô dân số Cần Thơ không thay đổi nhiều, với tỷ lệ tăng dân số bình
quân là 0,39%.
* Kinh tế
Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân TP.Cần Thơ, năm 2019, kinh tế địa phương
này duy trì ổn định, tốc độ tăng trưởng ước đạt khoảng 7,84%, cao hơn mức tăng bình
quân cả nước (dự kiến khoảng 6,8%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ
trọng khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản, tăng khu vực công nghiệp - xây dựng và
dịch vụ. Trong năm, chỉ số phát triển công nghiệp ước tăng 7,85% so với năm 2018.

Một số sản phẩm đạt mức tăng trưởng khá, như phi lê đông lạnh tăng 22,58%, dược
phẩm tăng 19,01%, xi măng tăng 16,81%, tôm đông lạnh tăng 16,79%, quần áo tăng
2,64%,… Thương mại - dịch vụ phát triển đa dạng nhiều loại hình, tỷ trọng đóng góp
khu vực dịch vụ chiếm 59,34% GRDP.
* Văn hóa – xã hội
Thành phố Cần Thơ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau. Người
Khmer ở Cần Thơ không nhiều, chủ yếu tập trung chung quanh chùa hoặc sống rải rác
xen kẽ với người Việt ở các quận Ninh Kiều, Ơ Mơn, Thốt Nốt. Người Hoa ở Cần Thơ
thường sống tập trung ở quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền, người Hoa gốc Quảng
Đông làm nghề mua bán, người Hoa gốc Hẹ làm nghề thuốc Bắc và người Hoa gốc
Hải Nam làm nghề may mặc.... Mặc dù Cần Thơ được khám phá khá muộn. Tuy
nhiên, Văn hoá Cần Thơ vừa mang những nét chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long, đồng thời cũng mang nét đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đơ. Đặc trưng văn hố
Tây Đơ được thể hiện qua nhiều phương diện ẩm thực, lối sống, tín ngưỡng, văn
nghệ... Hò Cần Thơ là một trong những làn điệu dân ca độc đáo với các loại là hị h
tình, hò cấy và hò mái dài, xuất phát từ những cầu hò của khách thương hồ lúc rảnh rỗi
cắm sào để tìm bạn hị và đợi con nước để rời sang bến khác.

NGUYỄN MINH HẬU (B1708114)

17

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


×