Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Mộng trong thơ văn tản đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

MỘNG TRONG THƠ VĂN TẢN ĐÀ

GVHD: TH.S LÊ VĂN LỰC
SVTH: NGUYỄN ANH THƯ
MSSV: K40.606.043

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận “Mộng trong thơ văn Tản Đà”, tôi xin được gửi
lời cảm ơn đến các thầy cơ khoa Ngữ Văn đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt
những năm tôi theo học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Và hơn hết, tơi xin tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với thầy Lê
Văn Lực, người đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Anh Thư




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân tơi thực
hiện và có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn, không sao chép các cơng trình
nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thơng tin thứ cấp sử dụng trong khóa
luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Anh Thư


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 3
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 7
5. Cấu trúc khóa luận ................................................................................ 7
CHƯƠNG 1... : GIỚI THUYẾT VỀ MỘNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN ............................................................................................................... 9
1.1 Khái niệm mộng .................................................................................... 9
1.2 Mộng trong thơ văn Việt Nam trước và sau Tản Đà ....................... 11
1.2.1

Mộng trong thơ văn trung đại .................................................... 11

1.2.1.1 Mộng nhắm mắt – mộng tín ngưỡng............................................. 12
1.2.1.2 Mộng mở mắt – mộng tưởng ......................................................... 14

1.2.2

Mộng trong thơ văn đầu thế kỷ XX đến 1945 ............................ 17

1.3 Tản Đà, về thân thế và cá tính ............................................................ 22
1.3.1

Một cuộc đời nhiều biến động .................................................... 22

1.3.2

Một cá tính đặc biệt ..................................................................... 26

1.4 Hiện tượng Tản Đà trong lịch sử văn học dân tộc............................ 30
1.4.1

Tản Đà có tầm ảnh hưởng lớn và đóng góp đáng kể cho tiến

trình hiện đại hóa văn học Việt Nam ...................................................... 32
1.4.2

Tản Đà đã để lại nhiều tác phẩm giá trị, đa dạng về thể loại ... 36


1.5 Cơ sở hình thành mộng trong thơ văn Tản Đà ................................. 38
1.5.1

Việc chép mộng từ chính sự lý giải của Tản Đà ....................... 38

1.5.2


Một thời đại “đáng chán” đối với Tản Đà ................................. 41

1.5.3

Những yếu tố từ gia đình và bản thân Tản Đà .......................... 43

Tiểu kết ........................................................................................................ 46
CHƯƠNG 2: MỘNG TRONG THƠ VĂN TẢN ĐÀ NHÌN TỪ PHƯƠNG
DIỆN NỘI DUNG ......................................................................................... 48
2.1 Tản Đà, từ giấc mộng “kinh bang tế thế” đến mộng làm nhà tư
tưởng ...................................................................................................... 50
2.1.1 Tản Đà và giấc mộng “kinh bang tế thế” ..................................... 50
2.1.2 Tản Đà với thuyết “Thiên lương” và giấc mộng “đại đồng” ...... 57
Tiểu kết ........................................................................................................ 65
2.2 Tản Đà và giấc mộng thoát ly ............................................................ 66
2.2.1

Tản Đà từ quan niệm “nhân sinh như mộng” đến nỗi chán kiếp

làm người ................................................................................................. 67
2.2.2

Mộng lên cung trăng ................................................................... 74

2.2.3

Mộng được lên trời, gặp tiên ...................................................... 78

2.2.4


Tản Đà và giấc mộng viễn du ..................................................... 84

2.3 Tản Đà và giấc mộng yêu đương ....................................................... 87
2.3.1

Tản Đà, từ con người đa tình đến giấc mộng yêu đương ......... 87

2.3.2

Những mối tình trong cuộc đời thực.......................................... 89

2.3.3 Ước ao được gặp tri kỷ ................................................................ 94
2.3.4 “Lăng kính phong tình ân ái” của Tản Đà ................................. 99


CHƯƠNG 3: MỘNG TRONG THƠ VĂN TẢN ĐÀ NHÌN TỪ PHƯƠNG
DIỆN NGHỆ THUẬT ................................................................................. 104
3.1. Thể loại................................................................................................ 104
3.1.1

Thơ viết về mộng của Tản Đà đa dạng về thể .......................... 104

3.1.2

Văn xuôi viết về mộng của Tản Đà .......................................... 111

3.2 Ngôn ngữ ............................................................................................ 116
3.2.1 Ngôn ngữ trong thơ viết về mộng của Tản Đà ........................... 116
3.2.1.1 Một số biện pháp tu từ nổi bật ................................................... 117

3.2.1.2 Đại từ phiếm chỉ ........................................................................ 125
3.2.2 Ngôn ngữ trong văn xuôi viết về mộng của Tản Đà ................... 126
3.3 Không gian nghệ thuật của những giấc mộng trong thơ văn Tản Đà
.............................................................................................................. 129
3.3.1

Không gian thiên nhiên ............................................................ 130

3.3.2 Không gian con người ................................................................. 133
3.4 Thời gian nghệ thuật của những giấc mộng trong thơ văn Tản Đà ...
.............................................................................................................. 137
3.4.1

Thời gian quá khứ ..................................................................... 139

3.4.2

Thời gian hiện tại ...................................................................... 142

3.4.3

Thời gian tương lai ................................................................... 146

Tiểu kết ...................................................................................................... 148
KẾT LUẬN .................................................................................................. 150
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................... 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 154


1


MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài

“Chiêm bao là khúc dạo đầu cho cuộc sống hoạt động” (Bachelard),
“Người ta chỉ chiêm mộng trước tiên và hầu như chỉ về mình và thơng qua
mình” (C.G.Jung), “Mơ mộng là một sự chuẩn bị cho đời thực” (Moeder),
“Tương lai được chiếm lĩnh bằng mộng mơ trước khi nó được chiếm lĩnh bằng
những thí nghiệm” (Becker). Thật vậy, những giấc mộng ln đóng vai trị thiết
lập một kiểu cân bằng trong trong đời sống tinh thần của con người. Mộng được
chia làm hai loại: mộng nhắm mắt (mộng mị) và mộng mở mắt (mộng tưởng),
từ thưở hồng hoang cho đến thời đại văn minh, nhân loại có lẽ chưa bao giờ
ngừng mơ mộng. Vậy, cõi mộng vẫn là một cõi mà chúng ta vẫn phải cần tìm
hiểu, sâu hơn và rộng hơn.
Những gì có ở đời sống, văn học có, những gì khơng có ở đời sống, văn
học cũng có. Vậy cịn đời sống nào phong phú và màu mỡ hơn đời sống văn
học? Văn học Việt Nam qua các thời kỳ: trung đại (thế kỷ X đến thế kỷ XIX),
Pháp thuộc, giao thời (đầu thế kỷ XX đến 1945), cách mạng (1945 – 1975), đổi
mới (sau 1986), ấy là cách chia theo những biến chuyển của lịch sử - xã hội,
đơn giản hơn, văn học Việt Nam có thể phân thành hai giai đoạn: trung đại và
hiện đại. Chiếc cầu nối hai giai đoạn ấy là văn học giao thời (1900 – 1930) và
người ngồi vắt vẻo trên cây cầu ấy, chúng tơi có thể khẳng định không ai nổi
bật và xứng đáng hơn Tản Đà. Mười thế kỷ, ngót gần một ngàn năm văn học
trung đại rồi cũng đi đến hồi kết, thời đại mới yêu cầu một nền văn học mới, và
đó cũng là thời điểm văn học giao thời ra đời. Ba mươi năm đầu thế kỷ XX có
thể nói là bước chuyển mình đầu tiên của văn học Việt Nam từ phạm trù trung
đại sang hiện đại. Lúc này, nếu ví nền văn học nước nhà là một con sơng, thì



2

con sơng ấy đang có sự giao hịa giữa hai dòng chảy: dòng chảy trung đại và
dòng chảy hiện đại, hai dòng chảy ấy len lỏi vào nhau, lấn chiếm và quấn lấy
nhau, tạo nên sự phức tạp cho nền văn học giai đoạn này. Tản Đà trót sinh ra
vắt vẻo giữa hai thế kỷ, ấy vậy mà đó cũng chính là yếu tố khiến thơ văn ơng
trở thành một hiện tượng phức tạp vào hàng bậc nhất trong lịch sử văn học Việt
Nam. Giáo sư Trần Đình Hượu trong bài nghiên cứu Tản Đà Nguyễn Khắc
Hiếu cũng đã cho rằng: “Trên bước đường văn học Việt Nam đi từ truyền thống
đến cận – hiện đại, Tản Đà là nhà văn có vị trí đặc biệt” [7; tr. 572]. Về hiện
tượng Tản Đà và thơ văn của ông, tuy đã tốn khơng ít giấy mực của các nhà
nghiên cứu, nhưng thiết nghĩ với một người có vị trí rất đặc biệt trong văn học
Việt Nam, hẳn sẽ còn khoảng trống cho chúng tơi tìm hiểu.
Tản Đà là một nhà thơ lớn và có thể nói sự góp mặt của ơng như một hồi
chng báo hiệu cuộc chuyển mình của văn học dân tộc. Trong bài viết Công
của thi sĩ Tản Đà, Xuân Diệu nhận định rằng: “Say, ngông và mộng. ba điểm
ấy của Tản Đà làm cho thơ ông nhẹ nhàng phóng khống” [7; tr. 229]. Như
vậy, trong thơ của Tản Đà ắt hẳn có mộng, mà mộng cịn là một trong ba đặc
điểm chính trong thơ ơng. Bên cạnh đó, trong nền văn xi quốc ngữ thời kỳ
phơi thai, Tản Đà là người đầu tiên cho ra đời những áng văn xuôi mang phong
cách hiện đại, đáng lưu ý là bộ ba tập giấc mộng: Giấc mộng con (1917), Giấc
mộng con II (1932) và Giấc mộng lớn (1929) đã cho thấy trong văn Tản Đà
thì mộng cũng chiếm ưu thế khơng kém gì trong thơ. Hay nói cách khác, thế
giới mộng bao trùm trong sáng tác Tản Đà, ông quả thật là “người mộng trong
cõi thực” tồn tại giữa một xã hội nhiều biến động. Vậy, Tản Đà đã mộng những
gì trong thơ và trong văn xi? Những giấc mộng của ơng có tính chất như thế
nào? Ơng đã dùng những phương thức nào để thể hiện những giấc mộng ấy?
Hàng loạt câu hỏi ấy ra đời đã thôi thúc chúng tơi tìm hiểu về “Mộng trong thơ

văn Tản Đà”.


3

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu vốn thu hút được sự quan tâm của giới nghiên
cứu, phê bình văn học, thế nên đề tài “Mộng trong thơ văn Tản Đà” thực sự
không phải là một đề tài có quá nhiều cái mới. Ở từng mức độ và góc độ khác
nhau thì mộng trong thơ văn ơng ít nhiều cũng đã được nhắc tới trong các bài
viết, các cơng trình nghiên cứu.
Năm 2003, trong Tản Đà – khối mâu thuẫn lớn, Văn Tâm viết: “về
phương diện văn xi, Tản Đà cũng có những bước đi mới mẻ đầu tiên, cũng
có một số đóng góp nhất định, đáng để chúng ta lưu tâm” [22; tr. 430]. Đây là
một cơng trình khá chi tiết và chỉn chu về những mâu thuẫn trong tư tưởng của
Tản Đà. Trong phần “Ước mơ về xã hội chủ nghĩa không tưởng”, Văn Tâm đã
viết khá cụ thể về xã hội mơ ước của Tản Đà trong Giấc mộng con, đây là một
cơng trình giá trị và hỗ trợ nhiều cho chúng tôi trong việc tìm hiểu đề tài.
Một trong những cơng trình mang tính tập hợp đáng lưu ý là cuốn Tản
Đà – về tác gia và tác phẩm, xuất bản năm 2007 của Trịnh Bá Đĩnh. Cơng trình
là tập hợp 14 bài viết kỷ niệm về Tản Đà và 44 bài nghiên cứu, phê bình về Tản
Đà và văn chương của ơng. Tuy nhiên, hầu hết những bài viết đều được lấy từ
cuốn Tản Đà trong lòng thời đại của Nguyễn Khắc Xương (1997), nhà xuất
bản Hội nhà văn. Mở đầu công trình là Lời giới thiệu của Giáo sư Hà Minh
Đức, có đoạn viết: “Khép lại thời cận đại, Tản Đà đã đến như sự báo hiệu cho
những đổi thay trong thơ ở một chặng mới. Tản Đà chất chứa nhiều mâu thuẫn,
mâu thuẫn của buổi giao thời mà ông là người quy tụ hơn là đổi thay. Thơ Tản

Đà chứa đựng một tấm lịng, ơng khao khát tìm một thế giới tốt đẹp ở trần giới
hay nơi tiên cảnh, ông sống giữa mộng và đời nhưng cuộc đời thực vẫn day dứt
tác giả khôn nguôi.” [7; tr.10]. Tài liệu trên chúng tơi tin là đắt giá, do độ chính
xác cao (được biên soạn bởi con trai trưởng Tản Đà) và đã đóng góp khá sâu
rộng trong việc tìm hiểu về Tản Đà cùng với sự nghiệp sáng tác của ông. Chúng


4

tơi xin điểm qua các bài viết có liên quan đến mộng của Tản Đà có trong tài
liệu trên:
Trên báo Nam phong số 7, năm 1918, Phạm Quỳnh cho đăng bài viết
Mộng hay mị với những lời đả kích về Giấc mộng con của Tản Đà: “đem cái
ngông ấy phô diễn trong mấy chục tờ giấy thì thực là quá đáng vậy! Người ta
phi cuồng thì khơng ai trần truồng đi ngoài phố.”, Phạm Quỳnh trách Tản Đà
đã “khởi ra cái mộng kỳ quặc” và “tự phơ mình một cách sỗ sàng”, ơng nói
thêm: “nhất là trong buổi quốc văn mới nhóm thành này, cần phải giữ cho văn
chương khỏi biến ra mộng mị” [7; tr. 167].
Năm 1939, trên báo Ngày nay số 167, Xuân Diệu viết Công của thi sĩ
Tản Đà với nhận định: “Say, ngông và mộng. ba điểm ấy của Tản Đà làm cho
thơ ông nhẹ nhàng phóng khống” [7; tr. 229].
Cũng trong năm 1939, trên báo Tao Đàn, Lê Thanh đăng bài Mộng và
mộng viết về mộng của Tản Đà, có viết: “Ơng mộng rồi lại mộng. Ơng chỉ sống
vì mộng mà thơi”, Lê Thanh cũng nhận xét thêm rằng: “Những bài thơ làm
trong khi ông mộng, hoặc khi ông đã tỉnh mộng đều là những áng thơ tuyệt tác”
[7; tr. 238].
Năm 1971, trên tạp chí Văn, số Tản Đà, Thi Vũ có bài Tản Đà, người
thi sĩ của sự lên đường, trong đó có đoạn viết như sau: “Cõi đời mới trong
Giấc mộng con của Tản Đà không chỉ là niềm mơ ước không tưởng của Thomas
More trên đảo Utopia, hay của Tommazo Campanella trên Civitas Solis. Cõi

đời mới mang ngôn ngữ tố cáo và phê phán một hiện trạng có thực, khuyên
thỉnh từ khước, và lập tâm xây dựng.” [7; tr. 402].
Cũng trong tạp chí Văn số 1971, trong bài viết Người ghét Tản Đà của
mình, Vũ Bằng có trích lời Ngơ Tất Tố về Tản Đà rằng: “Nguyễn Khắc Hiếu là
một nhà thơ, một nhà văn, nhưng lại không chịu sống trong quỹ đạo ấy, mà lại


5

nuôi một cái mộng làm nhà tư tưởng, cho nên tơi phải tranh luận nhiều lần về
cái tính tự phụ vơ độ của ơng ta” [7; tr. 153].
Trên Tạp chí Khoa học, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1, năm
1990, Văn Tâm có bài viết khá chi tiết về Tản Đà – nhà văn hóa tiền đạo,
trong đó có đoạn: “Khả năng tưởng tượng mãnh liệt để đắm mình vào thế giới
mộng ảo (Giấc mộng con I, Giấc mộng con II, Nói chuyện với bóng, Nói chuyện
với ảnh…) trong đó ẩn hiện những giấc mộng giang hồ về sau cũng đã quyến
rũ biết bao thi sĩ trẻ: Thế Lữ: “Rũ áo phong sương trên gác trọ”, Lưu Trọng
Lư “nửa đời phiêu lãng”, Nguyễn Tuân “xê dịch chủ nghĩa” đi gần đi xa khơng
phải có nơi để mà đến mà là có nơi để mà bỏ” [7; tr. 469].
Như vậy, qua sáu bài viết có nhắc đến mộng trong cơng trình này, ta có
thể thấy các tác giả bên cạnh việc thể hiện thái độ của mình đối với mộng trong
thơ văn Tản Đà thì cịn có những nghiên cứu, song vẫn chỉ dừng ở những nhận
định mang tính khái qt.
Một cơng trình nữa có đoạn viết về mộng trong thơ văn Tản Đà là trong
Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945, Nxb. Đại học quốc gia Hà
Nội, xuất bản năm 2000 của Nguyễn Đăng Mạnh: “Tản Đà là nhà thơ của sầu
và mộng, của những mối tình vẩn vơ. Trí tưởng tượng hết sức phóng túng giúp
ơng tạo nên những giấc mơ khá ngơng cuồng. Ơng làm văn tế khóc nàng Chiêu
Qn đời Hán bên Tàu, ông mơ gánh thơ lên bán chợ Trời và thực hiện những
cuộc du hành ở cõi trời từ Âu sang Á” [15; tr.35]. Cơng trình là những nghiên

cứu về văn học Việt Nam giai đoạn 30 – 45, Nguyễn Đăng Mạnh đã dành hẳn
một tiểu mục để nói về Tản Đà, với những nhận xét xác đáng.
Năm 2004, nhà xuất bản Thế giới cho ra mắt cuốn Từ điển văn học (bộ
mới), vô cùng đồ sộ. Trong mục từ “Giấc mộng con”, Nguyễn Huệ Chi đã trình
bày như sau: “Viết Giấc mộng con, Tản Đà muốn thực hiện mộng ước về một


6

xã hội lý tưởng, về một người mộng lý tưởng – những mộng ước mà suốt cuộc
đời thực ông đã khơng tìm được. Về hình thức, đây là một giấc mộng mang
khuynh hướng thốt ly lãng mạn hồn tồn có tính chất cá nhân” [11; tr. 529].
Về đề tài nghiên cứu, năm 2007, Lu Mai Tâm thực hiện khóa luận tốt
nghiệp Mộng và thực trong thơ văn Tản Đà (một đề tài khá gần với đề tài mà
chúng tôi đang tìm hiểu). Tuy nhiên, với cách khai triển thành hai chương “Từ
mộng đến thực” và “Từ thực đến mộng”, xét thấy chưa thể đi sâu vào tìm hiểu
mộng trong thơ văn Tản Đà đúng với tính chất của nó mà chỉ chứng minh việc
mộng trong thơ văn Tản Đà có mối liên quan mật thiết với hiện thực.
Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã có ít nhiều đề cập đến mộng của
Tản Đà trong các sáng tác của ông, khen có, chê có. Cũng qua đó, mộng trong
thơ văn Tản Đà đã được các nhà nghiên cứu xem là một trong những đặc điểm
nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ơng. Tuy nhiên, theo chúng tơi thì đấy vẫn
cịn là những cơng trình riêng lẻ, hầu hết là những nhận định khái quát. Vì vậy,
trên cở sở của những người đi trước và những nỗ lực của bản thân, chúng tơi
hy vọng khóa luận này sẽ là một trong những chỉnh thể đầu tiên tìm hiểu về
“Mộng trong thơ văn Tản Đà”.
3.

Phạm vi nghiên cứu


Để phục vụ đề tài này, nhằm làm sáng rõ mộng trong thơ văn Tản Đà,
chúng tơi khảo sát tồn bộ các văn bản thơ Tản Đà được in trong cuốn Tản Đà
toàn tập (tập 1) xuất bản năm 2002 của Nguyễn Khắc Xương và tham khảo
thêm cuốn Văn học hiện đại – Tuyển tập Tản Đà do Xuân Diệu giới thiệu
cũng trong năm 2002. Với các tác phẩm văn xuôi, chúng tôi giới hạn trong
phạm vi gần nhất với đề tài, bao gồm: Tản Đà văn tập, Giấc mộng con, Giấc
mộng con II, Khối tình, Đài gương kinh, Thần tiền, Tản Đà tùng văn, Thề non
nước, Tản Đà xuân sắc, Giấc mộng lớn được in trong Tản Đà toàn tập (tập 2)


7

và một số bài báo được in trên An Nam tạp chí cũng do Nguyễn Khắc Xương
biên soạn.
4.

Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp lịch sử:

Chúng tơi tìm hiểu thời đại nhà thơ Tản Đà sinh sống, khảo sát về thân
thế và sự nghiệp của ơng. Đó là những phương diện cơ bản hình thành nên nhân
cách, cá tính con người của Tản Đà, phong cách thơ văn của ông để từ đó dẫn
đến việc hình thành mộng trong thơ văn ơng.
-

Phương pháp thống kê – phân loại:


Sau khi khảo sát tất cả những tập thơ và văn tập của tác giả, chúng tôi
tiến hành chọn lọc những câu thơ, đoạn văn có nói đến mộng và phân loại thành
những kiểu dạng của mộng một cách hợp lý nhất.
-

Phương pháp phân tích – tổng hợp:

Chúng tơi tiến hành phân tích một số bài thơ, câu thơ, đoạn văn về mộng
tiêu biểu của Tản Đà và trên cở sở những kết quả đã phân tích, chúng tơi tổng
hợp lại những ý chính nhằm làm nổi rõ yêu cầu của đề tài.
-

Phương pháp so sánh:

Phương pháp này sử dụng ở một mức độ nào đó để đối sánh mộng trong
thơ văn Tản Đà với các tác giả trước và sau ơng, từ đó chúng tôi đưa đến nhận
xét về sự nổi bật trong thơ văn viết về mộng của nhà thơ núi Tản sông Đà.
5.

Cấu trúc khóa luận

Bên cạnh phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo thì phần nội
dung của khóa luận sẽ được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Giới thuyết về mộng và một số vấn đề liên quan


8

Chương 2: Mộng trong thơ văn Tản Đà nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3: Những phương thức thể hiện mộng trong thơ văn Tản Đà



9

CHƯƠNG 1
GIỚI THUYẾT VỀ MỘNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.1

Khái niệm mộng
Mộng, có lúc cịn được gọi là giấc mơ, mơ mộng, cơn mơ, cơn mê, chiêm

bao, ước ao, mộng mị v.v... Trong Từ điển Tiếng Việt do Giáo sư Hồng Phê
chủ biên, dưới góc độ là một danh từ thì mộng là “hiện tượng thấy người hay
sự việc hiện ra như thật trong giấc ngủ” hoặc là “điều ln ln được hình
dung, tưởng tượng tới và mong muốn trở thành sự thật, ví dụ: người yêu trong
mộng”. Cịn khi là một động từ thì mộng chỉ việc “thấy người hay sự việc hiện
ra trong giấc ngủ, ví dụ: mộng thấy chuyện chẳng lành” [19; tr.830]. Như vậy,
những gì xảy ra trong giấc ngủ mỗi ngày của con người thì gọi là mộng, những
mong muốn của con người cũng được gọi là mộng. Do đó, ta có thể tạm chia
khái niệm “mộng” thành hai loại: mở mắt và nhắm mắt; trong đó, mộng nhắm
mắt có thể hiểu là mộng theo kiểu tín ngưỡng, cịn mộng mở mắt là thuộc về
mộng tưởng, những khao khát trong đời sống tinh thần của con người. Bỏ qua
những giấc mộng trong khi nhắm mắt, “mộng” mà chúng tơi muốn tìm hiểu ở
đây hay nói cách khác, mộng ở trong thơ văn Tản Đà là những mộng ước. Về
mộng lúc tỉnh này, nhà văn người Tây Ban Nha Maria Zambrano đã viết trong
Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới rằng: “Trong trạng thái tỉnh, chiêm mộng
đột ngột chiếm ta mà không biết được và tạo ra một kiểu quên lãng hay hồi
tưởng mà sự diễn biến của nó có thể xơ đẩy ta tới những bờ cõi mà ý thức không
thể dung nạp được. Khi ấy thì chiêm mộng trở thành mầm mống của sự ám ảnh,

sự bóp méo hiện thực. Nhưng ngược hẳn lại, nếu nó dẫn dắt sang một bình diện
ứng hợp với ý thức, đến nới mà ý thức và tâm hồn cộng sinh, thì nó lại trở thành
một hình thức sáng tạo đời sống cá nhân hoặc trong một sự nghiệp” [2; tr 166].


10

Trong văn chương, mộng là một khái niệm được sử dụng khá rộng rãi, với nhiều
tầng nghĩa đa dạng nhưng tương đối thống nhất.
Nằm trong cùng trường ngữ nghĩa với mộng là mê: một động từ chỉ sự
“ham thích tới mức như bị cuốn hút hồn tồn vào, khơng cịn biết đến những
cái khác” [19; tr. 813]; mơ là việc con người ta: “nghĩ tới và mong có được
(những điểu tốt đẹp ở ngay trước mắt hoặc chưa hề có.” [19; tr. 833]; ước là
một động từ chỉ việc “mong có được điều biết là rất khó hoặc khơng hiện thực”
[19; tr. 1410]; tưởng: “nghĩ đến nhiều một cách cụ thể và với tình cảm thiết
tha.” [11; tr. 1398]. Như vậy, năm từ này sẽ là dấu hiệu đầu tiên giúp ta nhận
biết mộng trong thơ văn Tản Đà.
 Bảng 1.1
Thống kê tỷ lệ phần trăm số bài thơ có chứa những từ thuộc trường ngữ nghĩa
“mộng” (gồm: mộng/mơ/mê/tưởng/ước) trong thơ Tản Đà.
Tên tác phẩm

Năm xuất Tổng số Tổng số bài thơ có Tỷ lệ
bản hoặc bài thơ

chứa

in lần

mộng/mơ/mê/tưởng/


những

từ

(%)

ước
Tản Đà văn tập

1912

-

8

3

37.5

1915
Khối tình con I

1916

35

5

14.3


Khối tình con II

1918

28

7

25

32

11

34.4

Cịn chơi – Thơ 1920
Tản Đà

1925




11

Thơ (đây không Chưa




phải là tên tập thơ) xuất

xứ,

nơi

24

8

33.3

50

7

14

in,

năm sáng
tác
Thơ trên báo và 1926
An Nam tạp chí

-

1939


(Văn bản thơ và sự phân chia tập thơ của Tản Đà chúng tôi dựa vào cuốn Văn
học hiện đại – Tuyển tập Tản Đà, do Xuân Diệu biên soạn, xuất bản năm
2002.)
Từ bảng thống kê 1.1 ta thấy, số bài thơ có chứa những từ: mộng, mê,
mơ, tưởng, ước là 41 bài, chiếm 23.2% trên tổng số bài thơ của Tản Đà. Như
chúng tơi đã nói, những từ này là dấu hiệu đầu tiên để nhận dạng thơ viết về
mộng của ông, bên cạnh đó có khá nhiều bài Tản Đà viết về mộng mà khơng
có những từ này.
1.2 Mộng trong thơ văn Việt Nam trước và sau Tản Đà
Chuyện mộng mơ trong văn học từ Đông sang Tây không hề thiếu, chẳng
hạn ở văn học Trung Quốc có Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, ở văn học
phương Tây thì đơn cử truyện ngắn Giấc mơ của Franz Kafka. Vậy thì trong
văn học viết Việt Nam trước và sau Tản Đà, chuyện mộng mị, mộng tưởng đã
tồn tại như thế nào?
1.2.1 Mộng trong thơ văn trung đại


12

1.2.1.1 Mộng nhắm mắt – mộng tín ngưỡng
Trước Tản Đà ngót thế kỷ, văn học trung đại Việt Nam đã có những giấc
mộng tồn tại như một nét đặc biệt của yếu tố kỳ ảo, và hơn thế “giấc mộng
không chỉ mở ra cánh cửa dẫn đến thế giới tâm linh của người Việt mà cịn tạo
nên một vùng khơng gian hư ảo để con người tự do bộc lộ những khát khao,
mộng tưởng mà lúc tỉnh thức họ không cách nào thực hiện được.” [35; tr.131].
Nghiên cứu về mộng trong thơ văn Tản Đà mà không nhắc đến văn học trung
đại thì quả là một thiếu sót, vì ơng Nguyễn Khắc Hiếu có “cái dáng điệu ngang
tàng chúng tơi thường thấy ở các nhà thơ xưa.” (Hoài Thanh). Từ cổ chí kim,
từ Đơng sang Tây, mỗi dân tộc, mỗi tín ngưỡng đều có những câu chuyện khác
nhau về mộng mị và thường lý giải ý nghĩa mộng từ sự tồn tại của linh hồn,

thần linh. Mộng trong văn học trung đại Việt Nam cũng mang màu sắc tương
tự.
Nói đến văn học trung đại nước ta thì dĩ nhiên khơng thể bỏ qua tuyệt tác
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Nhân vật chính là nàng Thúy Kiều
qua hai lần tìm đến cái chết cũng chính là hai lần không thể chết mà đặc biệt là
trong cơn mê, nàng đều gặp gỡ Đạm Tiên – một hồn ma. Trong tác phẩm, thì
hồn Đạm Tiên đã xuất hiện năm lần, và những giấc mơ Đạm Tiên mang lại
không chỉ là ám ảnh mà đó cịn đánh thức những dự cảm về tương lai của
Kiều:“Thấy người nằm đó biết sau thế nào” hay “Một dày một mỏng biết là có
nên” và “Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao”.
Trong thế giới kỳ ảo của những giấc mộng, dường như kết giới giữa thế
giới loài người và thế lực siêu nhiên đã được phá vỡ. Và trong chiêm bao, thần
linh thường mang đến cho loài người lời hứa hẹn hay các điềm báo và sự báo
mộng này cũng chính là một cách thể hiện sự hiển linh của các bậc thần thánh
hay người đã khuất. Hay như trong Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào,
sau khi được thầy cho lên thiên tào một chuyến, hiểu rõ sự tình, “Tử Hư từ biệt


13

thầy trở về, sang năm đi thi quả đỗ tiến sĩ. Phàm những việc cát hung họa phúc
nhà Tử Hư, thường được thầy về báo cho biết.” [4; tr. 150]. Trong Chuyện Lý
tướng quân nói về Lý Hữu Chi người huyện Đông Thành, vốn là một nông dân
khỏe mạnh, bản tính hung tợn nhưng giỏi đánh trận nên được Quốc cơng Đặng
Tất tiến cử cho làm tướng qn. Có quyền chức trong tay, Lý tướng quân ngày
một độc ác, chém giết vơ tội vạ, đến năm 40 tuổi thì chết. Hắn có một người
con trai tên Thúc Khoản, Thúc Khoản lại có một người bạn thân tên Nguyễn
Qùy, đã chết ba năm rồi. Theo chỉ dẫn của bạn, con trai của Lý tướng quân
chứng kiến được cảnh Diêm phủ xét xử cha mình vơ cùng ghê rợn. “Quỷ sứ
liền vào lôi Hữu Chi điệu đi. Bấy giờ Thúc Khoản ở khe tường dịm thấy, khóc

thất thanh. Mấy người quỷ sứ liền lấy tay bưng miệng rồi đưa về nhà, ném
chàng từ trên khơng xuống đất. Thúc Khoản giật mình tỉnh dậy, thấy người nhà
đương ngồi chung quanh mà khóc, nói mình chết đã hai ngày rồi, chỉ vì thấy
ngực hãy cịn thoi thóp và hơi nong nóng, cho nên chưa dám đem chôn. Thúc
Khoản bèn ruồng bỏ vợ con, đem của cải tán cấp cho mọi người và đốt hết
những văn tự nợ, vào rừng hái thuốc tu luyện.” [4; tr.237].
Trong quan niệm của con người trung đại thì số mệnh con người căn bản
đã được định sẵn từ trước khi đứa trẻ chào đời, thơng qua hình ảnh mà người
mẹ nhìn thấy trong chiêm bao trước khi thụ thai hoặc qua những tín hiệu từ đứa
bé sau khi sinh ra. Có một điều dễ thấy trong truyện trung đại thì sự ra đời của
những nhân vật chính thường được thần linh báo mộng như một sự dự báo xuất
thân phi thường của họ. Trong truyện thơ Hoàng Trừu, sự thụ thai nàng công
chúa nước Nam được tác giả dân gian giới thiệu như sau:
“Đền Nghêu rủ áo thong dong,
Một bà hồng hậu mơ mịng giấc hoa.
Chiêm bao thấy vị sao sa,


14

Hai tay hứng được thật là chẳng sai”
(Hoàng Trừu)
Như vậy, “những gì hiện ra trong giấc chiêm bao có thể là ảo nhưng bản
thân giấc chiêm bao là thực. Văn học trung đại đã mang vào tác phẩm của
mình những giấc chiêm bao, có chiêm bao thấy điều dữ nhưng cũng có chiêm
bao thấy điều lành và quan trọng là những điều lành điều dữ ấy đều ứng vào
cuộc đời thật của những nhân vật” [35; tr.142]. Điều đó lí giải vì sao người
trung đại nói chung và văn học trung đại nói riêng đều coi trọng những gì diễn
ra trong giấc chiêm bao. Đối lập với quan niệm xem giấc mộng chỉ là những gì
thuộc về ý thức của con người, văn học trung đại sùng kín những giấc mộng

như một cách thiêng liêng nhất, thần bí nhất và đáng tin cậy nhất để con người
kết nối với các thế lực siêu nhiên. Đó là niềm tin của người đời xưa và cũng là
chất xúc tác tạo nên màu sắc huyền ảo vô cùng hấp dẫn trong văn học trung
đại.
1.2.1.2 Mộng mở mắt – mộng tưởng
Phải có lý do khiến mộng mị kiểu tín ngưỡng chiếm số lượng lớn trong
văn học trung đại. Theo Lê Trí Viễn, “mỗi thời đại đều có cách cảm thức thế
giới của riêng mình. Văn học là một hình thái hoạt động lựa chọn, đánh giá,
phản ánh, sáng tạo thế giới” [28; tr. 49] và ở “thời trung đại, trừ cái mê tín vơ
nghĩa – người ta trộn lẫn cái trừu tượng, cái hoang đường với cái hiện thực:
linh hồn là khẳng định, ma quỷ có mặt ở quanh mình, thần thánh, tiên, Phật
giáng lâm là chuyện thật.” [28; tr. 76]. Thế nên việc Tản Đà từng than rằng:
“Trời đất từ nay xa cách mãi” (Tống biệt) cũng chính vì “nếp cảm thức trung
đại” vẫn luôn ngự trị trong ông. Những giấc mộng chỉ mang tính chất bị động,
điềm báo cũng từ đó mà bao phủ chuyện chiêm bao trong văn học trung đại.
Chúng ta không thể trách người trung đại hay mơ mộng một cách bị động như


15

vậy, vì trong khoảng thời gian ấy rõ ràng cái Tơi vẫn chỉ là một thứ gì đó rất
mờ nhạt.
Nói như vậy, không phải trong thời kỳ văn học trung đại hàng ngàn năm
không tồn tại một thứ mộng mà ta gọi là mộng mơ, mộng tưởng. Tuy nhiên, chỉ
đến giai đoạn hạ kỳ trung đại (thế kỷ XVIII – thể kỷ XIX) thì cái Tơi cá nhân
mới có cơ hội phát triển, với khuynh hướng văn học lãng mạn thoát ly bàng bạc
một nỗi sầu chủ quan, một nỗi chán cảnh thực tại. Vì thế mà có nỗi tiếc nhớ
ngày xưa mà ta thấy trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
(Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)
Hay việc con người mơ đến một thế giới khác – cõi tiên trong Bích câu
kỳ ngộ, truyện thơ dài 678 câu thơ lục bát, kể về sự tích một người học trị tên
là Trần Tú Un gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu. Đây là một câu chuyện
tình mang màu sắc hoang đường giữa người và tiên. Nhưng ẩn sau đó là mong
muốn thốt ly thế giới thực tại của con người trước một xã hội không mấy tốt
đẹp:
Bồng lai riêng một bầu trời,
Màn hoa, cầu đá, mấy nơi thiên thành.
(Bích câu kỳ ngộ)


16

Cũng chính ở những năm đầu thế kỷ XIX, ta bắt gặp một hồn thơ mang
nặng nỗi ưu sầu mà theo Huy Cận thì cụ Nguyễn Du là nhà thơ lãng mạn đầu
tiên của Việt Nam:
Tri giao quái ngã sầu đa mộng
Thiên hạ hà nhân bất mộng trung
(Ngẫu đề)
(Quách Tấn dịch: Người quen trách tớ hay sầu mộng
Thiên hạ còn ai tỉnh táo không?)
Ta cũng không quên ở giai đoạn này có một Nguyễn Cơng Trứ vừa nhập thế
một cách tích cực nhưng có lúc cũng phải mơ tưởng đến kiếp sau vì chán ngán
thực tại:
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
(Cây thông)

Đến cuối thế kỷ XIX, cụ đồ mù Nguyễn Đình Chiểu cũng đã phát huy trí tưởng
tượng của mình khi hư cấu nên cảnh thiên đàng – địa ngục trong truyện thơ
Dương Từ Hà Mậu để truyền chính đạo, răn đời, dạy người:
Trời đơng một cửa xanh ngời,
Có tấm biển trời, hai chữ Thanh Thiên.
Hai cung Chấn, Tốn, đoàn viên,
Mộc Tinh, các phủ nóc liền giăng giăng.
(Dương Từ Hà Mậu)


17

1.2.2 Mộng trong thơ văn đầu thế kỷ XX đến 1945
Đầu tiên, chúng tơi muốn lí giải vì sao dừng ở mốc 1945 chứ không đi
xa hơn nữa. Nguyên nhân nằm ở đặc điểm của nền văn học Việt Nam 1945 1975. Cái tơi cá nhân phát triển thì ai cũng có mộng, văn học sau 1945 vẫn có
mộng, nhưng vì lúc này đất nước đang phải hứng chịu những cuộc xâm lược
có quy mơ lớn của các cường quốc trên thế giới, vận mệnh dân tộc, vận mệnh
đất nước được đặt lên hàng đầu. Cũng chính vì vậy mà nhiệm vụ của văn học
giai đoạn 1945 – 1975 tập trung phục vụ cách mạng, văn học quay về đời sống,
gần với đời sống và bám sát vào cuộc chiến tranh vệ quốc. Ở giai đoạn này, văn
học vận động theo ý thức hệ vô sản, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nói như
Hồ Chí Minh: “Nay ở trong thơ nên có thép // Nhà thơ cũng phải biết xung
phong”, tức văn học nghệ thuật là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt
trận ấy. Thế nên, việc mộng theo khuynh hướng lãng mạn cũ không cịn xuất
hiện trong văn thơ nữa. Nếu có lãng mạn thì đó phải là lãng mạn cách mạng,
nếu có mộng, thì đó khơng phải là mộng theo kiểu Tản Đà.
Kết thúc thời kỳ trung đại kéo dài gần mười thế kỷ, văn học Việt Nam
đã sang trang mới như một nhu cầu tất yếu của thời đại. Văn học đầu thế kỷ
XX với mn hình vạn trạng, Tản Đà cũng sớm ra đi. Song, làn gió cách tân
văn học với đại diện là phong trào thơ mới đã kịp ghi dấu địa vị Tản Đà. Hoài

Thanh đã mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam “Trên hội Tao đàn, chỉ tiên sinh là
người của hai thế kỷ. Tiên sinh sẽ đại biểu cho một lớp người để chứng giám
công việc lớp người kế tiếp.” [24; tr. 5]. Do đó, chúng tơi đã quyết định tìm
hiểu thế giới mộng mị trong một số tác phẩm của phong trào Thơ mới, để từ đó
có sự so sánh với mộng trong thơ văn Tản Đà ở chương sau.
Chuyện “cung nghênh” của Hoài Thanh là chuyện sau này, các nhà thơ
mới buổi đầu đã lên án gay gắt Tản Đà – người mà họ cho là đại diện của lớp
thơ cũ, với những dòng thơ:


18

Con cóc Nghè Huỳnh đi cọc lóc
Nàng thơ Ấm Hiếu mũi thò lò
Chai to chai nhỏ con cầy béo
Câu thánh câu thần đĩa mực khô
(Thơ thách họa các cụ đồ - Lưu Trọng Lư)
Đó cũng là điểu dễ hiểu trên bước đường cách tân nền văn học dân tộc.
Thơ ca truyền thống vốn có uy tín rất lớn, từng chiếm địa vị độc tôn, thế nên
việc cách tân thể loại này khá chậm so với một số thể loại gần như khơng có
truyền thống như văn xi. Cơng cuộc hiện đại hóa thơ khó khăn đến nỗi
Nguyễn Đăng Mạnh phải nhận ra rằng: “Một tài năng lớn như Tản Đà với cái
tơi hết sức lãng mạn và phóng túng cũng không đủ sức sáng tạo ra thơ mới.
Phải đợi đến năm 1932, cuộc cách tân hiện đại hóa thơ ca gắn với phong trào
Thơ mới lãng mạn mới thực sự được phát động. Với phong trào này, thơ ca
Việt Nam mới thực sự bước vào phạm trù hiện đại.” [15; tr.25].
Tình hình chính trị và xã hội nước ta thời kỳ đầu thế kỷ XX đến năm
1945 vốn vô cùng phức tạp, với một xã hội tồn tại song song hai kiểu thống trị.
Cùng lúc đó các tư tưởng Tây – Ta –Tàu, mới – cũ đan xen và tranh giành đã
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các sáng tác văn học thời kỳ này. Cũng

chính từ sự tác động từ các yếu tố xã hội và sự tiếp xúc với văn học lãng mạn
phương Tây đã đem đến cho lớp thanh niên tiểu tư sản thành thị những rung
động mới và thơ mới ra đời cũng như một “sản phẩm tất yếu” của thời cuộc.
Mộng luôn tồn tại trong đời sống con người, trong sinh hoạt, trong lao
động và nghệ thuật từ bao đời. Vì thế mà Baudelaire từng nói: “Nghệ thuật
trong mộng mơ và mộng mơ trong nghệ thuật”, như vậy nghĩa là thời gian nghệ
thuật là thế giới mộng và mộng là trạng thái sáng tạo, thưởng thức nghệ thuật.


19

Bàn về thế giới mộng trong thơ mới thì có thể nói rằng, để đối lập (có phần
tránh né) thực tại xã hội chẳng mấy sáng sủa lúc bấy giờ mà các nhà thơ mới
xây dựng cho mình “một thế giới có cấu trúc riêng, có nhân vật, cảnh vật, có
thời gian, khơng gian, có hình khối, màu sắc, có âm thanh, hành động, có sự
phong phú phức tạp của cuộc đời, có hạnh phúc tình u, có khổ đau tan vỡ,
có lo âu trăn trở”[12; tr. 13].
Tình u và những giấc mộng trong thế giới ái tình là màu sắc khá đậm
trong thơ mới, kéo theo đó là hàng loạt những người tình trong mộng. Có lẽ chỉ
trong mộng với những người tình ấy thì thi nhân mới được thỏa mãn tình u.
Với bài thơ Nhặt nắng, Nguyễn Bính đã tơ nên trong thơ mình một tình u da
diết với người tình trong mộng ảo, khơng được miêu tả dung nhan nhưng tình
cảm lại sâu đậm vơ cùng. Thế nhưng mộng vẫn là mộng, tình có sâu đậm lắm,
tỉnh mộng thì cũng bằng khơng:
Cơ chẳng bao giờ biết đến tơi
Mà tơi dan díu mấy đêm rồi
Mấy đêm dan díu người trong mộng
Mộng tỉnh, canh tàn, lệ ướt rơi
(Nhặt nắng – Nguyễn Bính)
Bên cạnh mộng tình u là mộng tìm về q khứ để níu giữ những nét đẹp

văn hóa đang trên đà mai một của dân tộc, với những tiếc nuối về quá khứ hào
hùng, về một thời vàng son tươi đẹp đã trôi rất xa, Huy Cận viết Trời xa, Vũ
Đình Liên viết Ơng đồ. Hình ảnh ơng đồ bán chữ trong dịp xn về thoạt nhìn
trơng rất vui tươi, với những “mực tàu giấy đỏ”. Ấy vậy mà bên trong những
nét chữ “phượng múa rồng bay” đó là một câu chuyện buồn. Kể từ khi kinh tế
thị trường ra đời, đồng tiền dần chiếm lĩnh đời sống dân ta, cái chữ từng được


×