Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Phân tích mô hình thương mại của Việt Nam và đưa ra dự đoán. Tại sao các nước ASEAN xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.69 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------

MÔN: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
GVHD: TS. Vũ Thanh Hương
Th.S. Đàm Thị Phương Thảo

Họ và tên: Vũ Thị Thu Chang
Mã sinh viên: 17050111
Lớp: QH 2017E-KTPT

Hà Nội, 2020
1


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................................................3
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................................................3
Câu 1: Căn cứ vào các lý thuyết thương mại, em hãy lý giải và phân tích mơ hình thương mại của Việt
Nam trong 2 năm gần đây, đồng thời đưa ra một số dự đốn về mơ hình thương mại của Việt Nam sau đại
dịch Covid-19. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, sử dụng các lý thuyết về công cụ chính sách thương
mại, hãy đề xuất “Việt Nam nên sử dụng chính sách thương mại như thế nào trong quản lý xuất khẩu
gạo”?.................................................................................................................................................................4
1.1.

Mơ hình thương mại của Việt Nam trong 2 năm gần đây.........................................................4

1.2.


Giải thích mơ hình thương mại....................................................................................................5

1.3.

Dự đốn về mơ hình thương mại sau đại dịch Covid-19 của Việt Nam:.................................8

1.4.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đề xuất “Việt Nam nên sử dụng chính sách thương mại
như thế nào trong quản lý xuất khẩu gạo” qua việc sử dụng các công cụ thương mại:....................9
Câu 2. Dựa vào các lý luận liên quan đến cơng cụ chính sách thương mại quốc tế, giải thích tại sao các
nước ASEAN nỗ lực xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất? Theo em, ASEAN cần làm gì
trong thời gian tới để nâng cao thương mại nội khối? Đồng thời, sử dụng các lý thuyết thương mại, hãy
phân tích tại sao các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự quan tâm đến thúc đẩy thương mại với thị
trường ASEAN như với thị trường Mỹ và EU..............................................................................................11
2.1. ASEAN đã nỗ lực xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất:...............................11
2.2. ASEAN cần làm gì trong thời gian tới để nâng cao thương mại nội khối..................................14
2.3. Sử dụng các lý thuyết thương mại, hãy phân tích tại sao các doanh nghiệp Việt Nam chưa
thật sự quan tâm đến thúc đẩy thương mại với thị trường ASEAN như với thị trường Mỹ và EU.
....................................................................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................19

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACIA
AFAS
AQRF
ASEAN
CLMV

FDI
GDP
MNP
NN&PTNT
USD
VEFTA

Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN
Khung tham chiếu trình độ ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam
Vốn đầu tư nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đô la Mỹ
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU
Ngân hàng thế giới (World Bank)
Tổ chức Thương mại thế giới

WB
WTO
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tỷ trọng thương mại nội khối của ASEAN giai đoạn 2016- 2019(%)
…………………………………………………………………………………14
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của EU, Mỹ, ASEAN giai đoạn 2017-2019 (Tỷ
USD)…………………………………………………………………………………….16


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Tỷ trọng kim ngạch Xuất khẩu hàng hóa nội khối &ngoại khối của ASEAN giai
đoạn 2016-2019) (%)
………………………………………………………………………………………..14
Hình 2 : Tỷ trọng kim ngạch Nhập khẩu hàng hóa nội khối &ngoại khối của ASEAN giai
đoạn 2016-2019 (%)
……………………………………………………………………………………..…15

BÀI LÀM
3


Câu 1: Căn cứ vào các lý thuyết thương mại, em hãy lý giải và phân tích mơ hình thương
mại của Việt Nam trong 2 năm gần đây, đồng thời đưa ra một số dự đốn về mơ hình
thương mại của Việt Nam sau đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, sử
dụng các lý thuyết về công cụ chính sách thương mại, hãy đề xuất “Việt Nam nên sử
dụng chính sách thương mại như thế nào trong quản lý xuất khẩu gạo”?
1.1. Mơ hình thương mại của Việt Nam trong 2 năm gần đây

 Năm 2018:
a. Cơ cấu hàng hóa:
- Xuất khẩu nhiều nhất: Điện thoại linh kiện (49.08 tỷ USD); Dệt may( 30.49 tỷ
USD); Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện (29.32 tỷ USD ); Nhóm hàng
nơng sản ( bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản
phẩm sắn, cao su) (17.8 tỷ USD)
- Xuất khẩu ít nhất: Phương tiện vận tải và phụ tùng(7.96 tỷ USD); Máy ảnh, máy
quay phim và linh kiện( 5.24 tỷ USD); Sắt thép các loại(4.55 tỷ USD)
- Nhập khẩu nhiều nhất: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện( 42.2 tỷ USD);
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng( 33.73 tỷ USD), Nhóm mặt hàng nguyên phụ
liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu

dệt, may, da, giầy)( 23.91 tỷ USD)
- Nhập khẩu ít nhất: Sắt thép các loại( 9.89 tỷ USD); Hóa chất và sản phẩm từ hóa
chất( 10.19 tỷ USD); Xăng dầu các loại (7.64 tỷ USD )
b. Đối tác
- Đối tác xuất khẩu chính: Châu Á ( 131.36 tỷ USD) chiếm 66.9 % trong tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong đó Trung Quốc( 41.28 tỷ USD), Châu
Mỹ( 58.04 tỷ USD) trong đó Mỹ(47.53 tỷ USD)
- Đối tác xuất khẩu ít nhất: Châu Phi ( 2.88 tỷ USD)
- Đối tác nhập khẩu chính: Châu Á (190.04 tỷ USD) trong đó Trung Quốc ( 65.44 tỷ
USD) và Hàn Quốc (47.5 tỷ USD)
- Đối tác nhập khẩu ít nhất: Châu Phi(4.10 tỷ USD)

 Năm 2019:
a. Cơ cấu hàng hóa
- Xuất khẩu nhiều nhất: Điện thoại linh kiện ( 51.38 tỷ USD); Dệt may(32.8 tỷ
USD); Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện ( 35.93 tỷ USD )
4


-

Xuất khẩu ít nhất: Phương tiện vận tải và phụ tùng (8.51 tỷ USD); Máy ảnh,
máy quay phim và linh kiện( 5.24 tỷ USD) ; Sắt thép các loại( 4,2 tỷ USD)
- Nhập khẩu nhiều nhất: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (51.35 tỷ
USD); Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng( 36.75 tỷ USD); Nhóm mặt hàng
nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại,
nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy)(24.13 tỷ USD)
- Nhập khẩu ít nhất: Sắt thép các loại(9.51 tỷ USD); Hóa chất và sản phẩm từ
hóa chất(10.55 tỷ USD); Xăng dầu các loại (5.95 tỷ USD)
b. Đối tác

- Đối tác xuất khẩu chính: Châu Á ( 135.45 tỷ USD) chiếm 65,4% trong tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong đó Trung Quốc( 41.41 tỷ USD), Châu
Mỹ( 73.89 tỷ USD) trong đó Mỹ (61.35 tỷ USD)
- Đối tác xuất khẩu ít nhất: Châu Phi ( 3.12 tỷ USD)
- Đối tác nhập khẩu chính: Châu Á (202.9 tỷ USD) trong đó Trung Quốc ( 75.45 tỷ
USD) và Hàn Quốc (46.93 tỷ USD)
- Đối tác nhập khẩu ít nhất: Châu Phi(3.95 tỷ USD)
*Nguồn Số liệu về mơ hình thương mại: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam (2018,2019)
1.2. Giải thích mơ hình thương mại

Dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh của David. Ricardo đã xây dựng lên giả thuyết để làm
cho vấn đề đơn giản và thiết thực hơn:
Thế giới chỉ có 2 quốc gia và sản xuất 2 mặt hàng
Thương mại hoàn toàn tự do
Chi phí vận chuyển bằng khơng
Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và chỉ được di chuyển tự do giữa các ngành
sản xuất trong nước
 Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên các thị trường
 Công nghệ sản xuất ở các quốc gia là như nhau và không thay đổi





Ơng đã chỉ ra rằng mỗi quốc gia đều có lợi thế so sánh nhất định về một số sản phẩm
hàng hóa và những mặt hàng này thường được chuyên mơn hóa xuất khẩu. Hoặc kém lợi
thế so sánh về một số mặt hàng nên nhập khẩu những mặt hàng đó.
Tuy nhiên lý thuyết của Ricardo khơng giải thích được nguồn gốc phát sinh lợi thế của
một nước về thế mạnh của sản phẩm, mặt hàng, sẽ khơng giải thích hết được nguyên
nhân cụ thể của quá trình thương mại quốc tế. Để khắc phục những hạn chế này và giải

5


thích được nguồn gốc phát sinh ra lợi thế so sánh về sản phẩm hàng hóa đó phải sử dụng
lý thuyết H-O: Một quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó dư
thừa tương đối và nhập khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó khan hiếm
tương đối. . Kết hợp những nghiên cứu lý thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo và sự phát
triển lên lý thuyết H-O, Việt Nam đã xác định lợi thế trong mơ hình thương mại là có
nguồn tài ngun, vị trí địa lý và nguồn lao động dồi dào để tập trung xuất khẩu những
mặt hàng chủ lực và nhập khẩu những mặt hàng kém lợi thế so sánh cả về đối tác thương
mại. Những lợi thế đó là:
 Về nguồn lao động:
-

Việt Nam có nguồn lao động trẻ dồi dào, là nước đơng dân đứng thứ 15 trên
thế giới (theo danso.org, 2019). Điều này tạo lợi thế cho Việt Nam khi tham gia
vào phân công lao động quốc tế. Mặc dù tăng dân số gây sức ép trên nhiều vấn
đề nhưng nó tạo ra thị trường lao động cung lớn hơn cầu. Vì vậy Việt nam tập
trung đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng cần nhiều nguồn nhân lực như Điện
thoại linh kiện; Dệt may; Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện. Dựa vào số
liệu tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong 2 năm gần đây 2018-2019 có thể
thấy những mặt hàng này đều chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Và
nguồn lao động là yếu tố quan trọng trong việc đẩy mạnh cơng cuộc Cơng
nghiệp hóa- Hiện đại hóa của đất nước tạo ra hiệu quả năng suất cao. Nhờ vào
lợi thế so sánh là nguồn lao động lớn cùng với giá trị gia tăng thấp là yếu tố thu
hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu
vực cùng với với một số FTA thế hệ mới bắt đầu có hiệu lực, trên cơ sở định
hướng, chính sách mới về FDI thì lượng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam
đang có triển vọng tích cực. Nên đã đẩy mạnh tạo ra những sản phẩm mang
nhiều loại hình cơng nghệ mới: Điện thoại, linh kiện, các sản phẩm điện tử

trong điều kiện tự do mậu dịch để xuất khẩu
- Mặc dù Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động dồi dào tuy nhiên lực lượng này có
trình độ lao động phổ thơng chiếm số lượng lớn tay nghề chưa cao, việc tiếp cận
cơng nghệ mới cịn hạn chế nên một số ngành của Việt Nam như: Máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; Sắt thép các loại
xuất khẩu ít và chưa được đẩy mạnh. Đây là những mặt hàng mà nước ta kém lợi
thế so sánh nên nhập khẩu số lượng lớn các nhóm hàng : Máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện ; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong cả 2 năm gần đây
 Tài nguyên thiên nhiên:

6


Đa dạng bao gồm đất, nước, khoáng sản và dầu mỏ nên qua cơ cấu hàng hóa của Việt
Nam có thể thấy Việt Nam nhập khẩu ít nhất những mặt hàng: hóa chất, xăng dầu các
loại
 Về vị trí địa lý:
- Việt Nam có bờ biển dài 3200km, có nhiều cảng biển lớn thuận lợi cho tàu vận
chuyển xuất khẩu hàng hóa sang các nước khu vực và trên thế giới. Việt nam cịn
nằm vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á gắn liền với lục địa Á- Âu cịn tiếp
giáp với Biển Đơng thơng ra Thái Bình Dương, vùng kinh tế sơi động thuận lợi
trao đổi hàng hóa qua đường vận tải biển. Do Việt Nam có đường biên giới đất
liền giáp với Trung Quốc dài 1449,566 km với Trung Quốc tiếp giáp 7 tỉnh của
Việt Nam và có 26 cửa khẩu ( Theo số liệu Biên phịng Việt Nam) nên việc vận
chuyển hàng hóa xuất khẩu qua Trung Quốc thuận lợi. Bên cạnh đó Trung Quốc là
nước có số dân đơng nhất thế giới nên cần tiêu thụ nhiều hàng hóa. Do đó châu Á
là ln đối tác xuất khẩu và nhập khẩu chính của Việt Nam trong đó có Trung
Quốc đều chiếm tỷ trọng kim ngạch lớn nhất.
- Bên cạnh đó, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp
như: Có 2 vùng đồng bằng lớn: Đồng bằng sơng Hồng và đồng bằng sông Cửu

Long cùng với mạng lưới sông ngòi chằng chịt cung cấp hệ thống thủy lợi, phù sa.
Nước ta cịn có ¾ diện tích là đồi núi và rừng che phủ. Việt Nam có lợi thế và chủ
yếu xuất khẩu những mặt hàng nông nghiệp. Năm 2018, Nhóm hàng nơng sản (
bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn,
cao su) đạt 17.8 tỷ USD nằm trong Top 4 nhóm hàng được xuất khẩu nhiều nhất. (
Theo số liệu của Tổng cục hải quan Việt Nam năm 2018).
- Việt Nam là một nước đang phát triển nên cần đẩy mạnh hợp tác với các nước lớn
để phát huy lợi thế so sánh trong việc phân công lao động quốc tế. Theo đối tác
trong Mơ hình thương mại trên thì các đối tác chính của Việt Nam là Châu Á trong
đó là Trung Quốc; Châu Mỹ trong đó là Mỹ
- Lợi thế xuất khẩu dệt may của Việt Nam: Việt Nam đã ký kết với hiệp định Đối tác
kinh tế xuyên Thái Bình Dương mang lợi thế lớn cho ngành dệt may và trong năm
2020, ký kết thêm hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU( VEFTA ) mang lại
lợi thế rất lớn cho Việt Nam về mặt hàng chủ lực này. Lợi thế của Việt Nam còn
nằm ở giá quần áo thấp so với thị trường các nước. Cùng với việc ngày càng thu
hút nguồn vốn đầu tư nước ngồi. Đó là ngun nhân góp phần giải thích cho kim
ngạch Xuất khẩu Ngành dệt may của Việt Nam luôn nằm top 3 các ngành xuất
khẩu nhiều nhất năm 2018( 30.49 tỷ USD)-2019(32.8 tỷ USD).
7


-

Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu phụ may rất lớn do kém lợi thế so sánh về mặt
hàng này biểu hiện như: Ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa chủ động tạo được
nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng cao trong nước phù hợp yêu cầu sản xuất
hàng xuất khẩu. Nhưng nếu có nhiều nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu như nhà
máy dệt nhuộm thì nguồn nước thải sẽ gây ô nhiễm môi trường sống ở các địa
phương nên chưa đẩy mạnh sản xuất lĩnh vực này. Đồng thời, các doanh nghiệp
dệt may Việt Nam lại khơng thể có đủ nguồn vốn để đáp ứng trong đầu tư sản xuất

dệt nhuộm.

1.3. Dự đốn về mơ hình thương mại sau đại dịch Covid-19 của Việt Nam:

 Cơ cấu hàng hóa
 Mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất và có chiều hướng tăng : Máy vi tính sản phẩm
điện tử & linh kiện, Hàng dệt may, hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt
điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su)
→ Giải thích:
Biểu hiện trong tháng 5/2020: Nhóm hàng Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện đạt
3,39 tỷ USD, tăng 11,9% so với tháng trước; Hàng dệt may đạt 1,87 tỷ USD, tăng 16%;
Nhóm hàng nơng sản (bao gồm hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn,
cao su) đạt 1,47 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước (Theo số liệu của Tổng cục hải
quan tháng 5/2020). Việt Nam kiểm soát tốt và ngăn chặn xử lý kịp thời tránh lây lan
diện rộng của đại dịch Covid-19. Từ tháng 5/2020 gần như nền kinh tế đã hoạt động trở
lại. Đây đều là những mặt hàng có lợi thế so sánh của Việt Nam và nằm trong top xuất
khẩu nhiều nhất qua các năm. Việt Nam tiếp tục phát huy lợi thế so sánh của mình để đẩy
mạnh sản xuất những mặt hàng này. Mặc dù nước ta đã kiểm soát dịch tốt, nhưng trên thế
giới số ca nhiễm vẫn đang tiếp diễn và tăng cao nhu cầu về lương thực là rất lớn vì đây là
loại hàng hóa thiết yếu. Như vậy ngành nơng sản Việt Nam càng phải nắm bắt cơ hội để
khôi phục đà tăng trưởng xuất khẩu. Đặc biệt xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 52020 cũng tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua với giá bình quân đạt 527
USD/tấn. Trong 5 tháng đầu năm nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng 13% so với cùng kỳ năm
2019, đạt bình quân 485 USD/tấn ( Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn). Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN và PTNT), với sản lượng lúa thu hoạch tại các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long, vụ hè thu năm nay sẽ có khoảng từ 2,3 đến 2,5 triệu tấn gạo
cho xuất khẩu nên trong thời gian tới là thời điểm tốt để đẩy mạnh xuất khẩu lượng lớn
gạo ra thị trường quốc tế

8



 Mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất và đang tăng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
→ Giải thích:
Biểu hiện: Trong tháng 5/2020: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,37 tỷ
USD, tăng 14,2 % so với tháng trước
Nhóm hàng này đều thuộc top được nhập khẩu nhiều nhất dựa vào Việt Nam dựa vào
việc Việt Nam kém lợi thế so sánh như đã giải thích ở trên. Khơng chỉ trong mà cịn trước
thời điểm dịch Covid bùng phát. Hầu hết được nhập khẩu chủ yếu từ các nước trong thị
trường châu Á: Trung Quốc, Hàn Quốc. Các thị trường này đều kiểm soát được dịch khá
tốt, khơng có chiều hướng lan rộng như Châu Âu, Mỹ. Nên sau đại dịch Covid -19, Việt
Nam vẫn sẽ tiếp tục nhập khẩu nhiều mặt hàng chính này.
 Các mặt hàng còn lại đặc biệt là các ngành thuộc top nhập khẩu nhiều nhất vào
Việt Nam mọi năm đều có xu hướng giảm biểu hiện như kim ngạch xuất khẩu
tháng 5/2020: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: 2,58 tỷ USD, giảm 13,4% so
với tháng trước; Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may, da giày
đạt 1,65 tỷ USD, giảm 5,7% so với tháng trước
 Đối tác thương mại
 Thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam: Châu Á trong đó lớn nhất là thị
trường Trung Quốc
Do hiện tại, hoạt động xuất nhập khẩu tại một số cửa khẩu biên giới Việt Trung đã trở lại
bình thường. Các nước châu Á đang dần kiểm soát trước đại dịch thấy sự khả quan hơn.
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại các khu vực châu Âu, Hoa Kỳ, ASEAN,
Trung Đơng đang có chiều hướng gia tăng, lan rộng nên việc xuất khẩu sang các thị
trường châu Âu và Hoa Kỳ còn hạn chế
1.4. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đề xuất “Việt Nam nên sử dụng chính sách

thương mại như thế nào trong quản lý xuất khẩu gạo” qua việc sử dụng các công
cụ thương mại:
Để đảm bảo an ninh lương thực trong mùa dịch Covid-19 và bên cạnh việc bùng phát

dịch Covid-19, trong 2 tháng đầu năm 2020 thêm những diễn biến của tình trạng xâm
nhập mặn quy mơ lớn tại Đồng bằng Sông Cửu Long gây thiệt hại lớn đến sản xuất lúa.

9


Nên đề xuất Việt Nam nên sử dụng chính sách thương mại: Sử dụng cơng cụ phi thuế
quan: Chính sách Cấm xuất khẩu gạo tạm thời
 Tác động tích cực:
 Việc dừng xuất khẩu gạo sẽ đảm bảo lương thực trong nước, cân bằng cán cân
cung cầu, bình ổn lại giá cả của mặt hàng gạo. Vì:
-

Trong giai đoạn diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhu cầu lương thực là vấn
đề thiết yếu của tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhiều nước đã dự
trữ lương thực. Việc dự trữ lương thực số lượng lớn sẽ gây bất ổn xã hội và giá cả
biến động. Và lượng xuất khẩu gạo tăng cả về số lượng và giá cả đều tăng cao.
Cùng với sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, 2 tháng đầu năm 2020 thêm sự ảnh
hưởng của xâm nhập mặn đến hàng chục nghìn hec-ta tại đồng bằng sông Cửu
Long.
- Theo số liệu của bộ Công Thương, mặt hàng gạo tổng khối lượng xuất khẩu đã đạt
1,92 triệu tấn và giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2020 là 886 triệu USD. Giá gạo
xuất khẩu bình quân quý đầu năm đạt 461,9 USD/tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ
năm 2019. Tại một số thị trường, lượng xuất khẩu tăng rất mạnh như Malaysia
tăng 149%, Trung Quốc tăng 595%. Khiến cho giá thóc, gạo trong nước cũng biến
động mạnh, tăng khoảng 20 - 25% tùy theo chủng loại. Nếu tiếp tục xuất khẩu,
Việt Nam sẽ đứng trước rủi ro thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước.
 Tác động tích cực đến người tiêu dùng: Cấm xuất khẩu gạo, cung hàng hóa thị
trường nội địa tăng làm giá gạo giảm, người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn mặt
hàng tránh trường hợp bị độc quyền

 Tác động tích cực đến các nước thường xuyên nhập khẩu gạo của Việt Nam:
- Hạn chế nguồn gạo nhập khẩu vào thị trường nội địa của nước đó tạo điều kiện
cho nhà sản xuất trong nước đó tăng quy mơ, tạo việc làm thêm thu nhập cho
người lao động
- Đối với người tiêu dùng của nước nhập khẩu gạo: Khơng có lượng gạo nhập khẩu
đến sẽ hạn chế mức tiêu dùng đối với lượng gạo nhập khẩu
 Tác động tiêu cực:

 Việc ban hành thông báo đột ngột tạm dừng xuất nhập khẩu gạo sẽ ảnh hưởng đến
cơ hội xuất khẩu và việc thực hiện các hợp đồng của doanh nghiệp khiến doanh
nghiệp thiệt hại lớn. Do lượng hàng đã đóng bao bì, nhãn mác và được vận chuyển
đến cảng phải tạm dừng xuất khẩu và có nguy cơ bồi thường hợp đồng cho đối tác
10


nước ngồi vì khơng xuất khẩu khẩu hàng đồng thời ảnh hưởng đến uy tín của
doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong những năm tiếp theo
 Khiến người dân thiệt hại nặng nề về kinh tế trong thời gian ngắn do sản xuất lúa
gạo nhưng doanh nghiệp ngừng mua vì phải tạm dừng xuất khẩu chỉ tiêu thụ trong
nước dẫn đến giá bán giả bỏ lỡ đi cơ hội xuất khẩu với giá cao đến các nước.
Đồng thời không thể giải phóng số lượng gạo tồn kho của vụ Đơng Xn. Đặc biệt
là người dân Đồng bằng sông Cửu Long kéo theo sự thiệt hại nặng nề về xâm
nhập mặn
 Chính phủ khơng có nguồn thu là thuế trong 1 thời gian ngắn tác động làm giảm
thu ngân sách nhà nước
 Gây tốn kém trong quản lý hành chính, mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp

Câu 2. Dựa vào các lý luận liên quan đến cơng cụ chính sách thương mại quốc tế, giải
thích tại sao các nước ASEAN nỗ lực xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống
nhất? Theo em, ASEAN cần làm gì trong thời gian tới để nâng cao thương mại nội khối?

Đồng thời, sử dụng các lý thuyết thương mại, hãy phân tích tại sao các doanh nghiệp Việt
Nam chưa thật sự quan tâm đến thúc đẩy thương mại với thị trường ASEAN như với thị
trường Mỹ và EU.
2.1. ASEAN đã nỗ lực xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất:
Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất đảm bảo những yếu tố sau: Tự do thương
mại hàng hóa, dịch vụ, lao động có tay nghề; chu chuyển tự do hơn nữa các dịng vốn và
dịng đầu tư.
Khơng giống như những khu vực khác mục đích của hội nhập là gia tăng kim ngạch
thương mại và đầu tư trong khu vực, đối với ASEAN với trọng tâm là việc giảm các rào
cản thương mại và đầu tư trong khu vực để cạnh tranh hiệu quả hơn
 Về tự do hóa thương mại hàng hóa:
- Xóa bỏ thuế quan: Trên cơ sở Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
(ATIGA), đến hết năm 2016, ASEAN đã xóa bỏ thuế nhập khẩu với 96,01%
tổng số dòng thuế (Thể hiện qua tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu của các nước
ASEAN-6 gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và
Philippines là 99,2% về 0%; các nước Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia
là 90,90% về 0%). Theo kế hoạch đến 2018, tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu của
11


các nước ASEAN-6, CLMV và trung bình ASEAN sẽ lần lượt là 99,20%,
97,81% và 98,67% về 0% .( Theo Asian Economic Community Blueprint
(2012)- Association of Southeast Asian Nations và Bộ Cơng Thương Việt Nam)
- Xóa bỏ phi thuế quan: Thành lập cơ sở dữ liệu của ASEAN bằng biện pháp phi
thuế, tăng cường tính minh bạch của các biện pháp phi thuế quan bằng cách
tiêu chuẩn và quy trình:
 Cắt giảm hàng rào kỹ thuật cho các ngành ưu tiên hội nhập:
- Hiệp định khung thống nhất cho các ngành ưu tiên hội nhập ( Mỹ phẩm. thiết
bị điện, điện tử, thiết bị y tế, y học bổ sung); Hài hịa các tiêu chuẩn( sản phẩm
dựa vào nơng nghiệp ơ tô, mỹ phẩm, thiết bị điện điện tử, thiết bị y tế, sản

phẩm gỗ); Thỏa thuận công nhận lẫn nhau và chấp nhận đánh giá sự phù
hợp( Hiện nay đã ký MRAs trong 3 ngành: thiết bị điện và điện tử, dược phẩm
và mỹ phẩm, đang chuẩn bị ô tô, sản phẩm nông nghiệp chế biến, xây dựng…)
- Thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào các cuộc họp và diễn đàn khu
vực
 Tác động của việc xóa bỏ thuế quan và rào cản phi thuế quan:

 Tác động tích cực:
- Hàng hóa các nước dễ dàng trao đổi, tự do thương mại hóa. Nó sẽ khơng làm
cho giá trị hàng hóa trong nước vượt giá cao hơn giá nhập khẩu, người tiêu
dùng khơng phải bỏ tiền vì loại thuế này, đồng thời người tiêu dùng sẽ có nhiều
sự lựa chọn khi mua hàng hóa hơn
- Làm cho các doanh nghiệp sản xuất hiệu quả trong nước hơn tránh gây tổn thất
cho nhà sản xuất và không ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội của các
quốc gia
- Nhập khẩu mặt hàng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước có giá
thấp hơn khi bỏ thuế quan do đó, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp được
cắt giảm làm cho các doanh nghiệp sản xuất hiệu quả trong nước hơn tránh gây
tổn thất cho nhà sản xuất và không ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội
của các quốc gia. Từ đó, giá cả hàng hóa sẽ cạnh tranh hơn so với hàng nhập
khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước để xuất khẩu. Việc cắt giảm thuế quan sẽ
khiến hàng hóa nhập khẩu từ các nước khu vực ASEAN vào Việt Nam nhiều
hơn do giá thành rẻ, mẫu mã phong phú và đa dạng, tác động tích cực đến sản
xuất trong nước.

12


-


Tạo điều kiện để thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN. Tăng cường đa dạng
hàng hóa; giảm chi phí cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tạo ra sân
chơi cho Cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội trao đổi thương mại,
giao dịch nội khối ASEAN, và tận dụng được hết lợi thế từ khu vực này.
 Tác động tiêu cực:
- Giảm nguồn thu ngân sách cho nhà nước
- Lượng hàng nước ngoài vào thị trường nội địa khi xóa bỏ thuế quan sẽ khó điều
chỉnh, khơng thể kiểm sốt chặt chẽ lượng hàng từ ngồi nhập khẩu vào
- Gây cạnh tranh với hàng hóa trong nước
- Khi xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngồi vào sẽ
khó kiểm sốt được chất lượng
 Về tự do hóa thương mại dịch vụ, trong khuôn khổ Hiệp định khung về dịch vụ
ASEAN (AFAS), ASEAN đã có 9/10 gói cam kết về thương mại dịch vụ chung, 7
gói cam kết về dịch vụ tài chính, 9 gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng không với
phạm vi rộng hơn và mức độ sâu hơn so với các cam kết trong khuôn khổ WTO.
 Sẽ không giới hạn trong việc thành lập và cung cấp dịch vụ
 Về tự do lưu chuyển dòng đầu tư, các thành viên ASEAN đã nỗ lực loại bỏ dần
các biện pháp bảo lưu trong Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) (ký vào
năm 2009), hướng tới mục tiêu xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn với các
biện pháp, sáng kiến thúc đẩy, bảo hộ và thuận lợi hóa đầu tư. Thúc đẩy tự do hóa
đầu tư bằng cách: Cải thiện cơ chế đầu tư và xóa bỏ các rào cản đầu tư
 Về tự do hơn nữa lưu chuyển của dòng vốn, các thành viên ASEAN đã hồn thành
xây dựng Khn khổ ASEAN về hội nhập ngân hàng với các biện pháp hài hịa
hóa quy định và tiêu chuẩn ngân hàng, tăng cường kết nối các thị trường chứng
khốn trong và ngồi khu vực
→ Tác động: Làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế tạo cơ hội để các nước trong khu vực
ASEAN vươn lên phát triển đồng đều. Mở rộng cơ hội để thu hút được nhiều nguồn tín
dụng, đầu tư từ nước ngồi( FDI), cũng như đầu tư nội khối ASEAN. Đối với Việt Nam
có thể nhận được các dịng vốn thanh tốn từ quan hệ mậu dịch như buôn bán, xuất nhập
khẩu, dịch vụ,...Bên cạnh đó tăng cường đầu tư, hồn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, các

hoạt động trao đổi thương mại diễn ra thuận lợi hơn. Người tiêu dùng có nhiều sự lựa
chọn về các sản phẩm: bảo hiểm, chứng khoán….
 Về tự do lưu chuyển của lao động có kỹ năng, ASEAN đã ký kết các thỏa thuận
cơng nhận lẫn nhau về bằng cấp và tư cách hành nghề đối với 8 ngành dịch vụ
13


(điều dưỡng, hành nghề y, nha khoa, kế toán, kỹ sư, kiến trúc, khảo sát và du lịch),
thông qua Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF) và thực thi Hiệp định
ASEAN về Di chuyển thể nhân (MNP) nhằm tạo ra cơ chế hiệu quả, hướng tới tự
do lưu thông của lao động có tay nghề trong ASEAN. Tạo điều kiện cho lao động
có trình độ được di chuyển tự do trong khu vực. Thực hiện qua 3 hình thức chủ
yếu là: Tạo điều kiện cấp Visa, giấy phép làm việc; Ký kết và thực hiện các thỏa
thuận công nhận lẫn nhau
(Theo Asian Economic Community Blueprint (2012). Association of Southeast Asian
Nations)
2.2. ASEAN cần làm gì trong thời gian tới để nâng cao thương mại nội khối
 Thực trạng thương mại nội khối
Bảng 1: Tỷ trọng thương mại nội khối của ASEAN giai đoạn 2016-2019(%)
Năm

2016

2017

2018

2019

Thương mại nội khối ASEAN


23.02

22.93

22.97

21.97

*Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu trên Trademap
Tỷ trọng thương mại nội khối của ASEAN cả về xuất khẩu nội khối và nhập khẩu nội
khối tăng giảm không đồng đều giữa các năm theo số liệu từ Hình 1 và Hình 2 và tổng tỷ
trọng giá trị thương mại nội khối so với tổng khối lượng thương mại toàn khu vực còn
thấp, tỷ trọng thương mại ngoại khối chiếm % lớn. Theo số liệu của Bảng 1 thì tỷ trọng
dao động quanh ngưỡng 21.97%- 23.02% so với tổng giao dịch. Năm 2017 giảm nhẹ so
với năm trước 0.09%, năm 2018 tăng không đáng kể và giảm 1% vào năm 2019.

14


Hình 1: Tỷ trọng kim ngạch Xuất khẩu hàng hóa nội khối &ngoại khối của ASEAN giai đoạn 2016-2019 (%)
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%

10%
0%

Năm 2016

Năm 2017
Xuất khẩu nội khối

Năm 2018

Năm 2019

Xuất khẩu ngoại khối

*Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu trên Trademap

Hình 2: Tỷ trọng kim ngạch Nhập khẩu hàng hóa nội khối & ngoại khối của ASEAN giai đoạn 2016-2019 (%)
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

Năm 2016


Năm 2017
Nhập khẩu nội khối

Năm 2018

Năm 2019

Nhập khẩu ngoại khối

*Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu trên Trademap

15


 Giải pháp cho ASEAN để thúc đẩy thương mại nội khối:

 Giảm bớt rào cản về mặt chính sách, những biện pháp phi thuế quan Vì: Trong bối
cảnh tồn cầu hóa gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số,
các xu hướng bảo hộ và chống lại chủ nghĩa đa phương gia tăng, việc xây dựng
các rào cản phi thuế quan là điều tất yếu, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến thương
mại nội khối ASEAN. Hiện còn rất nhiều biện pháp phi quan thuế đã được
ASEAN áp dụng( Khoảng 9845 các biện pháp phi thuế quan ) ( Theo số liệu của
AEVCCI).
 Tập trung vào dịch vụ, logistics để đáp ứng quá trình vận chuyển hàng hóa từ nhà
sản xuất đến người tiêu dùng trực tiếp liên quan đến chuỗi giá trị cung ứng; Đồng
thời thúc đẩy, tập trung vào nền kinh tế số, tạo môi trường điều kiện thuận lợi
khởi nghiệp trong ASEAN.
 Bên cạnh đó, các nước ASEAN cũng cần phải tạo nền tảng cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, tạo điều kiện để họ tiếp cận nguồn tài chính dễ dàng, vốn, nguồn nhân

lực; giúp họ có thể thích nghi khi có biến động; thu hút vốn đầu tư nước ngoài
đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Giới thiệu những ưu
đãi, lợi ích của thị trường này mang lại. Để các doanh nghiệp quan tâm thúc đẩy
thương mại với thị trường ASEAN
 Các nước ASEAN có cơ cấu tài nguyên, đặc điểm sản xuất khá giống nhau.
ASEAN cần tận dụng tính bổ trợ giữa các nước thành viên về lĩnh vực kinh tế từ
đó tìm ra tiềm năng để thúc đẩy thương mại nội khối
2.3. Sử dụng các lý thuyết thương mại, hãy phân tích tại sao các doanh nghiệp Việt
Nam chưa thật sự quan tâm đến thúc đẩy thương mại với thị trường ASEAN như
với thị trường Mỹ và EU.
Tỉ lệ xuất khẩu nội khối của Việt Nam thấp nhất giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN
dao động từ 9.9 %-10.08% trong 4 năm gần đây tổng hàng hóa đã xuất khẩu và có sự
chênh lệch khơng đồng đều dựa vào bảng… ta có thể thấy. Tình hình xuất nhập khẩu của
Việt Nam trong 3 năm gần đây đối với thị trường ASEAN chủ yếu hàng hóa xuất khẩu
chỉ chiếm 10.07% năm 2018 tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Ít hơn rất nhiều so với
thị trường EU và Mỹ
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của EU, Mỹ, ASEAN giai đoạn 2017-2019 (Tỷ
USD)
16


Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Xuất
khẩu


Nhập
khẩu

Xuất
khẩu

Nhập
khẩu

Xuất
khẩu

Nhập
khẩu

EU

38.3

12.2

41.95

13.89

47.27

18.63

Mỹ


41.59

9.35

47.53

12.75

61.35

14.36

ASEAN

21,51

28,02

24,52

31,77

24,96

32,09

 Nguồn số liệu: Tổng Cục hải quan Việt Nam năm 2017,2018,2019
Dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh của David.Ricardo để giải thích nguyên nhân các
doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự quan tâm đến thúc đẩy thương mại với thị trường

ASEAN như với thị trường Mỹ và EU. Động lực cho thương mại là lợi thế so sánh. Theo
lý thuyết: mỗi quốc gia đều có lợi thế so sánh nhất định về một số sản phẩm hàng hóa và
những mặt hàng này thường được chuyên mơn hóa xuất khẩu. Hoặc kém lợi thế so sánh
về một số mặt hàng nên nhập khẩu những mặt hàng đó. Để phản ánh, nhận ra lợi thế so
sánh của Việt Nam về một số mặt hàng, và kém lợi thế so sánh về mặt hàng nào so với
các quốc gia trong khu vực ASEAN. Đồng thời chỉ ra lợi thế so sánh của khu vực thị
trường mà Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu như EU, Hoa Kỳ.
Việt Nam có lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và lao động. Đây là lợi thế so sánh
cấp thấp. Mặc dù nguồn lao động của Việt Nam là rất dồi dào nhưng chủ yếu lao động
khi tiếp xúc với công nghệ sản xuất hiện đại còn hạn chế và rất thiếu lao động có trình độ
tay nghề, cơng nhân kỹ thuật cao dẫn đến khan hiếm lao động trong một số ngành nghề
cụ thể làm cho giá trị gia tăng, năng suất lao động thấp. Theo số liệu của World Bank
(WB), về chất lượng nguồn nhân lực, xét trên thang điểm 10 thì Việt Nam chỉ đạt 3,79
điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng. Trong khi đó, Thái Lan, Malaysia
lần lượt đạt 4,94 và 5,59 điểm. Vì thế Việt Nam kém lợi thế cạnh tranh về chất lượng
nguồn lao động so với các nước trong khu vực khi thúc đẩy thương mại hóa nội khối
ASEAN
Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với các nước trong khu vực cịn kém về khả năng sử
dụng ngoại ngữ khơng đa dạng ngôn ngữ như các nước trong khu vực: Philipin,
Singapore, Malaysia,.. Trình độ tiếng Anh của lao động Việt Nam cịn q thấp và rất ít
người lao động học ngôn ngữ. Theo thỏa thuận trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế
17


ASEAN (AEC), 8 lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển bao gồm nha khoa, điều
dưỡng, kỹ thuật, xây dựng, kế toán, kiến trúc, khảo sát và du lịch. Tuy nhiên, thỏa thuận
này cũng kèm theo yêu cầu lao động phải qua đào tạo và nếu thông thạo ngoại ngữ, đặc
biệt là tiếng Anh sẽ được di chuyển tự do hơn. Với hạn chế này của Việt Nam dẫn đến
quá trình hồi nhập diễn ra chậm. Theo số liệu báo cáo của ASEAN Statistical Yearbook
2019, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2018 xếp vị trí thứ 8 trên tổng 10

nước trong khu vực ASEAN. Mặc dù các nước trong khu vực có đặc điểm sản xuất khá
giống nhau, có những thế mạnh chung trong nhiều lĩnh vực nhưng điều kiện sản xuất các
quốc gia ASEAN hơn Việt Nam về nhiều mặt. Nên khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường
ASEAN độ cạnh tranh hàng hóa sẽ kém so với các nước trong khu vực
Các mặt hàng trao đổi nội khối của Việt Nam trong khu vực chủ yếu là thực phẩm, nông
sản, phụ tùng, linh kiện và thiết bị điện tử, vật liệu xây dựng, máy móc, hàng dệt may,
giày da. Các mặt hàng trao đổi nội khối này hầu như là các sản phẩm thô có giá trị thấp,
chất lượng chưa cao, mẫu mã chưa đa dạng đặc biệt chưa xây dựng được thương hiệu
lớn. Người tiêu dung trong khu vực ASEAN khơng có thói quen tiêu dùng hàng giá rẻ
như thị trường Trung Quốc. Chiến lược xâm nhập thị trường, marketing đối với cộng
đồng doanh nghiệp chưa được quan tâm. Và việc xúc tiến thương mại lựa chọn hàng hóa
gì để xâm nhập thị trường này
Mặc dù bỏ hàng rào thuế quan nhưng vấn đề tôn giáo của các quốc gia trong khu vực
ASEAN rất đa dạng, hàng hóa Việt Nam có chất lượng nhưng khơng thể đáp ứng đủ vì
nhu cầu văn hóa, tôn giáo của họ rất khác nhau. Nên về các mặt hàng sản xuất của Việt
Nam phải điều chỉnh so cho đáp ứng đúng nhu cầu của từng đối tượng mới có thể dễ
dàng xuất khẩu sang thị trường này.
Do có kết cấu tài nguyên tương đồng nên hầu hết các mặt hàng chủ lực như: nông sản,
gạo hoặc các ngành sử dụng nhiều nhân công như: dệt may, giày da của Việt Nam khi
xuất khẩu sang các nước khu vực ASEAN sẽ khơng cao vì họ ít nhu cầu, sản phẩm thị
trường nội địa của họ đã đủ đáp ứng và rất khó cạnh tranh. Ví dụ, các sản phẩm nơng
nghiệp đến từ Thái Lan có chất lượng và độ an toàn được thị trường đánh giá và ưa
chuộng hơn hẳn và so với sản phẩm cùng loại của Việt Nam. Mặc dù, giá cả các loại nông
sản này đắt hơn so với hàng hóa cùng chủng loại của Việt Nam. Xuất phát từ những khó
khăn như vậy, đã tác động đến tâm lý của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam khi tính đến
việc đưa hàng hóa của mình xâm nhập ASEAN. Nên các doanh nghiệp sẽ quan tâm đến
thị trường đầy tiềm năng như EU, Mỹ hơn.

18



Thị trường các nước EU, Mỹ có lợi thế cạnh tranh hơn khu vực ASEAN mặc dù ASEAN
có lợi thế về vị trí địa lý gần so với Việt Nam và có thị trường tiêu thụ khá lớn là 600
triệu dân nhưng GDP không cao, kém hơn nhiều so với EU và Mỹ. Theo số liệu của
World Bank (WB) Năm 2019, GDP của ASEAN đạt 9340.08 tỷ USD, EU đạt 19100 tỷ
USD, Mỹ đạt 21439 tỷ USD. Nên các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tập trung thúc đẩy
thương mại vào thị trường nhiều hấp dẫn hơn.
Mặc dù thuế quan của nhiều mặt hàng được cắt giảm nhưng tồn tại nhiều rào cản thương
mại gây khó khăn cho doanh nghiệp khi xuất nhập khẩu hàng hóa vào thị trường ASEAN.
Quy tắc xuất xứ của hàng hóa u cầu khơng dưới 40% hàm lượng sản phẩm làm ra phải
xuất xứ từ khu vực ASEAN thì mới được hưởng thuế suất 0%, nếu nhập q nhiều
ngun liệu từ ngồi khu vực thì thuế suất 0% cũng trở nên vô nghĩa (Theo Thông tư số
22/2016/TT-BCT về Thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại
hàng hóa ASEAN). Trước việc mở cửa hội nhập kinh tế như hiện nay, nhiều doanh
nghiệp VN sẽ khó đáp ứng được những quy định nguồn gốc nguyên liệu.
Khi Việt Nam mở rộng, cho phép tự do hóa thương mại với các quốc gia ASEAN nhưng
trong nước việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chưa phát huy hiệu quả, có rất nhiều rào
cản, văn bản gây khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận được
sự tiếp sức hỗ trợ đầy đủ từ chính phủ cũng như các cơ quan ban ngành liên quan. Điều
này khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm việc thúc đẩy với ASEAN như các thị
trường khác
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cộng đồng kinh tế asean và những tác động đến việt nam(2016). Tạp chí tài chính

kì I tháng 12. Trung tâm wto và hội nhập phòng thương mại và công nghiệp Việt
Nam. Truy xuất từ />
2. Chưa tận dụng thị trường ASEAN(2019). Trung tâm wto và hội nhậpphòng thương

mại và công nghiệp Việt Nam. Truy xuất từ />3. ASEAN 2020: Bài toán và lời giải cho kinh tế nội khối (2020). Ban chỉ đạo và


công tác thông tin đối ngoại và ban tuyên giáo Trung ương. Truy xuất từ
/>
19


4.

AEC: Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất của ASEAN(2014). Tạp chí Cơng
thương. Truy xuất từ />
xuat-thong-nhat-cua-asean-38613.htm
5. (Bản đồ Thương mại của ITC)

6. PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên (2008). Lý thuyết về lợi thế so sánh và gợi ý đối với
Việt Nam trong bối cảnh phát triển hiện nay
7. Thông tư số 22/2016/TT-BCT. Thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp
định Thương mại hàng hóa ASEAN. Bộ Cơng Thương
8. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và năm 2018.
Tổng cục Hải quan Việt Nam. Truy xuất từ
/>%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20k%E1%BB%B3&Group=Ph%C3%A2n
%20t%C3%ADch
9. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và năm 2019.

Tổng cục Hải quan Việt Nam. Truy xuất từ
/>%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20k%E1%BB%B3&Group=Gi%E1%BB
%9Bi%20thi%E1%BB%87u
10.

Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 5 và 5
tháng/2020. Tổng cục Hải quan Việt Nam. Truy xuất từ
/>%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20k%E1%BB%B3&Group=Gi%E1%BB

%9Bi%20thi%E1%BB%87u

11. The ASEAN Secretariat (2019). ASEAN Statistical yearbook 2019
12. Trần Văn Hùng & Lê Thị Mai Hương MBA Nguyễn Lê Anh(2015). Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC): Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Số 20 (30) - Tháng 01-02/2015- Phát triển và hội nhập
13. The ASEAN Secretariat(2012). Asian Economic Community Blueprint (2012).
Association of Southeast Asian Nations
14. Tình hình xuất khẩu gạo 23/06/2020, Bộ Công thương Việt Nam. Truy xuất từ
/>
20


21



×