Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ CHÍNH SÁCH VÀ TRUYỀN THÔNG HIẾN TẶNG MÔ, TẠNG CỦA CÁN BỘ HỘI CHỮ THẬP ĐỎ CÁC CẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 74 trang )

BỘ Y TẾ
TRUNG TÂM ĐIỀU PHỐI QUỐC GIA
VỀ GHÉP BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
----- *****-----

BÁO CÁO
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ CHÍNH SÁCH VÀ
TRUYỀN THƠNG HIẾN TẶNG MƠ, TẠNG CỦA CÁN
BỘ HỘI CHỮ THẬP ĐỎ CÁC CẤP

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS.TS. ĐỒNG VĂN HỆ

Hà Nội, Năm 2018


BỘ Y TẾ
TRUNG TÂM ĐIỀU PHỐI QUỐC GIA
VỀ GHÉP BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
----- *****-----

BÁO CÁO
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ CHÍNH SÁCH VÀ
TRUYỀN THƠNG HIẾN TẶNG MƠ, TẠNG CỦA CÁN
BỘ HỘI CHỮ THẬP ĐỎ CÁC CẤP

Chủ nhiệm đề tài


Cơ quan quản lý đề tài
Giám đốc

PGS.TS. Đồng Văn Hệ

GS.TS. Trịnh Hồng Sơn

Hà Nội, Năm 2018


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CẤP CƠ SỞ
2. Tên đề tài: Khảo sát nhận thức về chính sách và truyền thơng hiến tặng
mơ, tạng của cán bộ Hội Chữ thập đỏ các cấp.
3. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đồng Văn Hệ
4. Thư ký đề tài: CN. Nguyễn Tiến Thành
5. Cơ quan quản lý đề tài: Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ
thể người.
6. Danh sách thành viên thực hiện chính:
- Thạc sĩ. Cao Tiến Sỹ
- Thạc sĩ. Nguyễn Thị Phương Hạnh
- Thạc sĩ. Nguyễn Tiến Dũng
- Cử nhân. Nguyễn Thị Phượng Hoàng
- Cử nhân. Nguyễn Thị Vui
- Cử nhân. Nguyễn Mạnh Hùng
- Cử nhân. Nguyễn Thúy An
7. Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 08 đến tháng 12/2018

1



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................3
DANH MỤC BẢNG........................................................................................4
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................5
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN...........................................................................9
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................27
1.Kết luận.......................................................................................................56
1.1. Thông tin nghiên cứu khảo sát........................................................56
1.2. Giải pháp nâng cao và tổ chức tư vấn, tiếp nhận đăng ký hiến tặng56
1.3. Các quyền lợi liên quan người hiến tặng khi còn sống..................57
1.4. Các quyền lợi liên quan người hiến và gia đình người hiến tạng sau
khi chết, chết não.....................................................................................57
1.5. Chính sách BHYT cho người ghép tạng và quỹ ghép tạng............58
1.6. Chữ thập đỏ và hoạt động truyền thông, vận động hiến tặng mô, tạng
58
1.7. Phối hợp trong hoạt động truyền thông vận động hiến tặng mô, tạng
và hiến máu tình nguyện.........................................................................59
1.8. Mơ hình, cách thức, tài liệu và kinh phí cho hoạt động truyền thơng
vận động hiến tặng của các cấp Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.................60
2.Kiến nghị.....................................................................................................61
2.1. Đối với Bộ Y tế...................................................................................61
2.2. Đối với Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................64
A.Tài liệu tiếng Việt.......................................................................................64
PHỤ LỤC I....................................................................................................65
Mẫu phiếu khảo sát nghiên cứu...................................................................65
PHỤ LỤC II...................................................................................................69

Đề xuất dự thảo Chương trình phối hợp Giữa Bộ Y tế và Trung ương.. .69
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền, vận động hiến mô,
bộ phận cơ thể người và hiến xác.................................................................69

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Thuật ngữ
BPCTN

Ý Nghĩa
Bộ phận cơ thể người

HCTĐ

Hội Chữ thập đỏ

HCTĐVN

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

MTTQVN

Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia / Trung tâm
TTĐPQGVGBPCTN
Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người
TW


Trung ương

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

VN

Việt Nam

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các sự kiện truyền thông thực hiện trong kế hoạch hợp tác năm
2015 giữa Trung tâm ĐPGTQG và Viện Huyết học và Truyền máu TW 12
Bảng 2. Các lớp đào tạo, tập huấn thực hiện trong kế hoạch hợp tác năm
2015 giữa Trung tâm ĐPGTQG và Viện Huyết học và Truyền máu TW 13
Bảng 3: Thông tin hành chính của người khảo sát (n =314).....................33
Bảng 4: Giải pháp nâng cao số ca ghép.......................................................34
Bảng 5: Hội Chữ thập đỏ tổ chức truyền thông(n =314)...........................35
Bảng 6: Hội Chữ thập đỏ tư vấn người đến đăng ký hiến tạng (n =314). 35
Bảng 7: Cán bộ HCTĐ có được đào tạo tuyên truyền hiến tạng (n =314)36
Bảng 8: Những quyền lợi bổ sung cho người hiến tạng khi còn sống.......38
Bảng 9: Nguồn kinh phí để đảm bảo quyền lợi người hiến tạng khi còn sống
.........................................................................................................................39
Bảng 10: Những quyền lợi bổ sung cho người hiến tạng sau khi chết, chết
não...................................................................................................................40
Bảng 11: Nguồn kinh phí để đảm bảo quyền lợi người hiến tạng sau khi
chết..................................................................................................................41

Bảng 12: Nguồn kinh phí để đảm bảo quyền lợi người ghép có bảo hiểm y tế
.........................................................................................................................41
Bảng 13: Có nên lập quỹ hiến, lấy ghép mơ tạng khơng (n =314)............42
Bảng 14: Nguồn kinh phí lập quỹ hiến, lấy ghép mô tạng (n =314).........43
Bảng 15: Đơn vị quản lý quỹ hiến, lấy ghép mô tạng (n =314).................43
Bảng 16: Vận động hiến tặng mô tạng là một hoạt động của HCTĐ (n =314)
.........................................................................................................................43
Bảng 17: Quy định hoạt động tuyên truyền vận động hiến tạng của HCTĐ
cần thực hiện những hoạt động gì................................................................46
Bảng 18: Xây dựng kế hoạch vận động hiến tặng mô tạng của HCTĐ (n
=314)...............................................................................................................47
Bảng 19: Kế hoạch thuộc cấp độ..................................................................47
Bảng 20: HCTĐ có thường xuyên cử cán bộ tham gia tập huấn(n =314) 48
Bảng 21: Hợp nhất vận động hiến tạng và hiến máu(n =314)...................48
Bảng 22: Hợp nhất Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến tạng và hiến máu49
Bảng 23: Mơ hình truyền thơng vận động phù hợp với Hội Chữ thập đỏ49
Bảng 24: Hình thức truyền thông nào là hiệu quả nhất............................50
Bảng 25: Bổ sung thêm cơ chế để thúc đẩy công tác truyền thông...........51
Bảng 26: Nguồn kinh phí hoạt động để thúc đẩy cơng tác truyền thông. 52
Bảng 27: Sự cần thiết phải xây dựng tài liệu truyền thông hiến tạng(n =314)
.........................................................................................................................52
Bảng 28: Nội dung của tài liệu cần bao gồm...............................................53
Bảng 29: Hình thức tiếp nhận đơn đăng ký hiến tặng mô, tạng...............54

4


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Hình ảnh một chương trình phối hợp năm 2015 giữa Trung tâm
Điều phối ghép tạng Quốc gia và Viện Huyết học Truyền máu Trung ương

.........................................................................................................................14
Hình 2. Bản đồ các lớp đào tạo, tập huân về hiến tặng mô tạng
TTĐPQGVGBPCTN đã tổ chức tại cho HCTĐ các tỉnh, thành..............37

5


ĐẶT VẤN ĐỀ
Điểm nghẽn của lĩnh vực ghép tạng Việt Nam hiện nay không phải là công
nghệ, kỹ thuật mà là hệ thống tổ chức, chính sách, quy chuẩn pháp lý chuyên
môn; mạng lưới điều phối, quản trị và giảm sát; truyền thông vận động và nhận
thức, thái độ của xã hội đối với lĩnh vực này. Truyền thông, vận động, xây dựng
và vận hành mạng lưới hiến, ghép tạng là nhiệm vụ của nhiều cấp, nhiều ngành.
Trong đó ngành y tế và HCTĐVN là 02 hệ thống có trách nhiệm chính đã được
pháp lý hóa cụ thể. Tuy nhiên, trong triển khai thực hiện cịn nhiều vướng mắc,
cơng tác phối hợp chưa tốt. Nhận thức, hiểu biết của đội ngũ cán bộ HCTĐ các
cấp về lĩnh vực ghép tạng chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.
Nhận thức, hiểu biết của đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ HCTĐ các cấp
với tư cách là những người có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp tuyên truyền, vận
động hiến, tặng mơ, tạng đóng vai trị quyết định đến hiệu quả, mức độ lan tỏa
xã hội của hoạt động này. Đồng thời là căn cứ quan trọng để xây dựng mơ hình,
nội dung truyền thơng, vận động hiến tặng mơ, tạng trong thực tiễn và cũng là
cơ sở để đề xuất các điều chỉnh chính sách về hiến tặng mơ, tạng ở nước ta hiện
nay.
Chính sách và pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và về tổ chức mạng
lưới tuyên truyền, vận động, tiếp nhận, điều phối và kiểm soát hoạt động hiến
ghép tạng là cơ sở để triển khai thực hiện. Ở nước ta vấn đề này rất được nhà
nước quan tâm. Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác của QH, ban
hành ngày 12-12-2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2007; Luật gồm sáu
chương, 40 điều, quy định về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác; tổ

chức hoạt động của ngân hàng mô và TTĐPQGVGBPCTN. Quan điểm xuyên
suốt của Luật là việc hiến, lấy, ghép mô, BPCTN dựa trên nguyên tắc: Tự
nguyện, nhân đạo, khơng vì mục đích lợi nhuận, phi thương mại và phù hợp quy
định của hiến pháp. Nguyên tắc này tiếp tục được thể hiện trong bộ Luật Dân sự
năm 2005 và Luật Dân sự sửa đổi năm 2015. Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCTN
và hiến, lấy xác Luật áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân trong nước,
người VN định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngồi có liên quan hiến,
lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác tại VN. Việc triển khai Luật đã giúp tăng
nguồn cung mô, tạng, thúc đẩy lĩnh vực ghép tạng ở nước ta phát triển vượt bậc
trong những năm qua.
Trên thực tế, sau 11 năm từ khi Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến,
lấy xác có hiệu lực thi hành, cùng với với nhiều chiến dịch tuyên truyền vận
động người dân hiến mô, BPCTN đặc biệt là giác mạc được thực hiện nhưng kết
quả thu được còn rất khiêm tốn. Khác với các nước đã phát triển khoảng 90%
nguồn cung cấp từ bệnh nhân chết não, thì ở VN nguồn cho tạng chủ yếu vẫn từ
người cho sống cùng huyết thống.
Trên thế giới, nhiều nước đã xây dựng chính sách, hành lang pháp lý về
lĩnh vực ghép tạng từ rất sớm, tiêu biểu như: Anh năm 1961, Đan Mạch năm
1975, Hy Lạp 1983. Tại các nước Châu Á từ 1959 đến nay nhiều nước như Thái
Lan, Hồng Kơng, Đồi Loan, Nhật Bản, Singapo, Malaisia, Inđonesia, Philippin
6


đã có quy định pháp luật cho phép tiến hành lấy mô, BPCTN từ tử thi để ghép…
Với tập trung quy định về: các nguyên tắc của hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ
thể; điều kiện hiến, lấy, ghép mô, BPCTN; các quy định về cơ chế đồng ý trong
việc hiến mơ, BPCTN; thẩm quyền, trình tự, thủ tục hiến mô, bộ phận cơ thể;
trung tâm điều phối cấy ghép quốc gia và ngân hàng mô,… cũng như các quyền,
lợi ích người hiến được hưởng khi tham gia hiến cứu chữa người bệnh…
Lĩnh vực hiến, ghép mô, tạng người là lĩnh vực y khoa đặc biệt, mang giá

trị khoa học, nhân đạo sâu sắc nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến tướng, vô đạo
đạo. Từ khi ghép tạng được thực hiện thế giới đã rất quan tâm đến mặt pháp lý
để thành tựu y khoa vĩ đại này khơng bị bóp méo, biến tướng.Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) đã thông qua Nghị quyết về việc phát triển các hoạt động cấy ghép
năm 2004. UNNESCO đã thành lập một cơ quan trực tiếp liên quan đến lĩnh vực
này là Ủy ban quốc tế về Đạo đức y sinh. Cơ quan này đã cơng bố Tun bố
tồn cầu về đạo đức sinh học và quyền con người. Trong đó đã đưa ra những
nguyên tắc chung nhằm bảo vệ quyền con người và được thừa nhận rộng rãi như
nguyên tắc không được thương mại hóa BPCTN, mơ, máu, tế bào; ngun tắc
bảo vệ người chưa thành niên và những người được pháp luật bảo hộ; phải có sự
đồng ý của đương sự về việc hiến. Hội đồng châu Âu (EU) ban hành Công ước
về bảo vệ quyền con người và nhân phẩm con người trong việc ứng dụng các
tiến bộ y học và sinh học ngày 4 tháng 4 năm 1997 (gọi tắt là Công ước
OVIEDO). Công ước này đã đưa ra nguyên tắc cơ bản như: bắt buộc phải có sự
đồng ý của đương sự; quyền được thông tin đối với cả người hiến và người
nhận. Cũng trong khối EU đã ban hành Chỉ thị 2004/23 về thiết lập các tiêu
chuẩn chất lượng và an toàn áp dụng đối với các hoạt động hiến, lấy, kiểm soát,
xử lý, bảo quản, lưu trữ phân phối mô và tế bào người…
Với tư cách là hệ thống chủ đạo trong hoạt động tuyên truyền, vận động
người dân trong hiến tặng mô tạng. Nhận thức về các giá trị, thành tựu, tồn tại
và nguyên nhân của lĩnh vực ghép tạng; hiểu biết về chính sách, pháp luật trong
lĩnh vực này của đội ngũ cán bộ HCTĐ các cấp có tầm quan trọng lớn đến hiệu
quả, chất lượng công việc. Quyết định thái độ làm việc, chất lượng công tác
tuyên truyền, vận động hiến tặng mô, tạng của hệ thống CTĐ các cấp. Hiệu quả
thực thi chính sách, pháp luật phụ thuộc lớn vào nhận thức, thái độ của đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức thực thi. Khảo sát nhận thức, hiểu biết của đội ngũ
cán bộ HCTĐ các cấp và đội ngũ cán bộ y tế tại các bệnh viện về chính sách,
pháp luật trong lĩnh vực hiến, lấy, ghép tạng là hết sức cần thiết để xây dựng nội
dung, mơ hình truyền thơng, vận động phù hợp. Tuy nhiên hiện tại ở nước ta
chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Do vậy, việc nghiên cứu nhận thức của

đội ngũ nhân viên y tế tại các bệnh viện và cán bộ HCTĐ các cấp về chính sách
và truyền thơng hiến tặng mơ, tạng là hết thức cần thiết cần thực hiện.
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài cấp cơ sở với tên gọi “Khảo sát
nhận thức về chính sách và truyền thông hiến tặng mô, tạng của cán bộ Hội
Chữ thập đỏ các cấp” này nhằm mục đích:

7


- Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng mơ hình phối
hợp trong cơng tác truyền thông, vận động hiến tặng mô, tạng giữa
TTĐPQGVGBPCTN với HCTĐ các cấp.
- Đề xuất nội dung truyền thông, vận động hiến tặng mô tạng để xây dựng
tài liệu tuyên truyền cho cán bộ HCTĐ các cấp.
- Xây dựng đề xuất, kiến nghị chỉnh sửa những quy định của chính sách
thực hiện công tác truyền thông vận động hiến, lấy, ghép mô, BPCTN cho
phù hợp với yêu cầu của thực tế hiện nay.

8


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Chính sách về hiến, lấy ghép mơ, tạng tại Việt Nam
Chính sách, pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, tạng ở Việt Nam đã bước đầu
được đề cập từ năm 1989 khi có quy định riêng một điều trong Luật Bảo vệ sức
khỏe nhân dân quy định tại “Điều 30. Lấy và ghép mô hoặc một bộ phận của cơ
thể con người:
1- Thầy thuốc chỉ tiến hành lấy mô hoặc bộ phận của cơ thể người sống
hay người chết dùng vào mục đích y tế sau khi đã được sự đồng ý của người
cho, của thân nhân người chết hoặc người chết có di chúc để lại.

2- Việc ghép mô hoặc một bộ phận cho cơ thể người bệnh phải được sự
đồng ý của người bệnh hoặc thân nhân hay người giám hộ của người bệnh chưa
thành niên.
3- Bộ y tế quy định chế độ chăm sóc sức khoẻ người cho mơ hoặc một bộ
phận của cơ thể” [10].
Bộ Luật Dân sự năm 2005 dành 03 điều, Điều 33, 34 và 35 nói về quyền
hiến bộ phận cơ thể, Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết và quyền nhận
BPCTN. Có thể nói Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời đã đánh dấu sự cơng nhận
chính thức của Nhà nước ta về quyền được hiến, quyền được nhận mô và
BPCTN.
Một dấu mốc quan trọng trong việc định hình chính sách về hiến, lấy,
ghép mô, tạng là Luật Hiến, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác được thông qua
năm 2006 [1] để đáp ứng yêu cầu chữa bệnh cho những bệnh nhân bị suy mô,
tạng giai đoạn cuối đang ngày càng gia tăng. Một số nội dung cơ bản của chính
sách hiến, lấy, ghép mơ, tạng đã được pháp lý hóa thể như:
- Quy định về đăng ký hiến mô, tạng (tư vấn, kiểm tra sức khỏe)
- Quy định về chế độ cho người hiến (gồm có người hiến sống và người
hiến sau khi chết não);
- Quy định các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực
của các cơ sở y tế lấy, ghép mô, tạng;
- Quy định về các quy trình kỹ thuật chun mơn, gồm có: lấy, bảo quản,
ghép mơ, tạng; chăm sóc phục hồi sức khỏe người hiến mơ, tạng khi cịn sống;
chăm sóc phục hồi sức khỏe người được ghép mô, tạng; quy định xác định chết
não.
Luật Hiến, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác được thông qua năm 2006
là cơ sở pháp lý cho hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hiện việc hiến, lấy,
ghép mô, tạng và hiến, lấy xác tại các cơ sở y tế để nghiên cứu, đào tạo, điều trị
và chữa bệnh cho các bệnh nhân, mà còn là cơ sở để một loạt những chính sách
về lĩnh vực hiến, lấy, ghéo mô, tạng trong ngành y tế của Việt Nam ra đời và mở
ra một nhóm mới gọi là nhóm “Chính sách về hiến, lấy, ghép mơ, tạng”.

9


Ngay sau khi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy
xác được ban hành và có hiệu lực, Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn
bản có liên quan hướng dẫn, thúc đẩy việc triển khai thi hành Luật trong thực
tiễn một cách có hiệu quả, cụ thể [11], [12]:
Về quy trình kỹ thuật trong hoạt động lấy, ghép tạng đã có:
- Quy trình kỹ thuật ghép gan từ người cho sống và Quy trình kỹ thuật
ghép thận từ người cho sống (Quyết định số 43/2006/QĐ-BYT ngày
29/12/2006).
- Quy định tiêu chuẩn lâm sàng và các trường hợp không áp dụng các tiêu
chuẩn lâm sàng để xác định chết não (Quyết định số 32/2007/QĐ-BYT ngày
15/8/2007).
Về điều kiện cơ sở y tế:
- Quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự đối với cơ
sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến (Quyết định số 35/2007/QĐ-BYT
ngày 5/10/2007).
- Quy định về điều kiện tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và
hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động của ngân hàng mô (Quyết định số
03/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008).
- Quy định về điều kiện đối với cơ sở y tế lấy, ghép mơ, tạng và trình tự,
thủ tục cho phép cơ sở y tế hoạt động (Quyết định số 08/2008/QĐ-BYT ngày
14/2/2008).
- Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận
cơ thể ở người không tái sinh ở người sống (Quyết định số 06/2008/QĐ-BYT
ngày 14/2/2008).
Về việc đăng ký hiến mô, tạng:
- Quy định về mẫu đơn tự nguyện hiến, hủy đăng ký kiến mô, bộ phận cơ
thể ở người sống, sau khi chết và hiến xác; các mẫu thẻ đăng ký hiến mô, tạng

sau khi chết và hiến xác (Quyết định số 07/2008/QĐ-BYT ngày 14/2/2008).
- Hướng dẫn tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người đăng ký hiến mô, tạng ở
người sống, hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và người đăng ký hiến
xác (Quyết định số 13/2008/QĐ-BYT ngày 12/3/2008).
Về việc truyền thông vận động và điều phối việc hiến, ghép mô, tạng:
- Luật hoạt động Chữ thập đỏ Việt Nam năm 2008.
- Quy định về tổ chức, hoạt động của Ngân hàng mô và Trung tâm Điều
phối ghép tạng Quốc gia (Nghị định 56/2008/NĐ-CP ngày 29/4/2008).
- Quyết định thành lập Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia (Quyết
định số 2002/QĐ-TTg ngày 10/11/2011).

10


- Thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về Hiến, ghép mô, tạng (Quyết định số
2249/QĐ-BYT ngày 26/6/2013).
- Ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Điều phối ghép
tạng Quốc gia. (Quyết định số 3049/QĐ-BYT ngày 21/8/2013).
- Công văn của BYT gửi tới UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc TW đề
nghị UBND các tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh để chỉ đạo các
hoạt động lấy, hiến ghép mô, tạng và hiến xác tại địa phương.
- Thành lập Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam
(Quyết định số 127/QĐ-BNV ngày 04/3/2015).
- Phê duyệt Điều lệ Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt
Nam (Quyết định số 1735/QĐ-BNV ngày 11/11/2015)
Về chế độ, chính sách cho người:
- Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
- Luật bảo hiểm xã hội.
- Luật Bảo hiểm y tế.
- Quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị

máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn (Thông tư số 05/2017/TT-BYT
ngày 14/04/2017).
- Quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến
BPCTN, hiến xác (Thông tư số 104/2017/TT-BTC, ban hành 05/10/2017).
- Hướng dẫn công tác Thi đua, Khen thưởng trong ngành Y tế (Thông tư
số 20/2011/TT-BYT ban hành ngày 06/06/2011).
1.2. Truyền thông vận động hiến tặng mô, tạng
Truyền thông về hiến tặng mô tạng ở nước ta cho đến hiện nay cơ bản vẫn
là truyền thông phong trào, chủ yếu do các cơ quan nhà nước đứng ra tổ chức
bằng nguồn ngân sách nhà nước. Nội dung chủ yếu mới chỉ tập trung vào tạo
tiếng vang, sự chú ý của công luận và góp phần nâng cao nhận thức cơ bản của
xã hội. Do sự hạn hẹp của nguồn lực nhà nước trên cả 03 phương diện: tài chính,
tổ chức và con người cộng với mức độ xã hội hóa thấp nên mặc dù đã có nhiều
cố gắng trong thời gian qua, quy mô và hiệu quả của hoạt động truyền thơng cịn
nhiều hạn chế.
Thơng tin báo chí chủ yếu mới ở bình diện phản ánh, truyền thơng sự kiện
chỉ mới hình thành và mang tính vụ việc. Xây dựng chiến lược, chương trình
hoạt động truyền thơng quốc gia, đầu tư nhân lực và tổ chức, đẩy mạnh xã hội
hóa và tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế về truyền thơng là những biện pháp
cần kíp để thúc đẩy lĩnh vực này trong thời gian tới.
Năm 2015, TTĐPQGVGBPCTN và Viện Huyết học – Truyền máu Trung
ương đã ký kết và phối hợp trong công tác truyền thông đây là bước đầu tiên

11


đánh dấu hoạt động truyền thông, vận động hiến tặng mơ, tạng bắt đầu đi về hệ
thống, có tổ chức bài bản [13].
Bản kế hoạch hợp tác được hai bên vạch ra với 04 mục tiêu chính:
1. Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (gọi tắt là

Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia) tham gia một số sự kiện, hội thảo và
hội nghị về hiến máu do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (gọi tắt là
Viện) tổ chức năm 2015 nhằm tạo những đợt truyền thông tương tác mạnh mẽ
giữa hoạt động hiến máu tình nguyện và hoạt động hiến mơ, tạng trong thanh
niên và nhân dân cả nước
2. Xây dựng được mạng lưới tối thiểu 100 tình nguyện viên tuyên truyền
vận động hiến tặng mô, tạng; tuyên truyền vận động được tối thiếu 400 người
tham gia đăng ký tình nguyện hiến tặng mơ, tạng khi cịn sống và sau khi chết,
chết não.
3. Xây dựng và thúc đẩy việc đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng,
Trung học về hiến tặng mô, tạng, hiến máu và tế bào gốc.
4. Chuyên nghiệp hóa cơng tác tổ chức sự kiện, nâng cao năng lực, kỹ
năng tổ chức sự kiện cho cán bộ, nhân viên TTĐPQGVGBPCTN.
Nội dung thực hiện kế hoạch xuyên suốt cả năm 2015 được chia làm hai
nhóm hoạt động là hoạt động sự kiện trực tiếp và hoạt động đào tạo tập huấn,
chi tiết như hai bảng bên dưới:
Bảng 1. Các sự kiện truyền thông thực hiện trong kế hoạch hợp tác năm 2015
giữa Trung tâm ĐPGTQG và Viện Huyết học và Truyền máu TW
STT

THỜI GIAN

1.

Tháng 3

Lễ hội Xuân hồng – SVĐ Mỹ Đình

Hà Nội


2.

Tháng 4

Ngày hội hiến máu hưởng ứng ngày
tồn dân hiến máu tình nguyện - 7/4

Hà Nội

3.

Tháng 5

Ngày hội “Nhịp cầu nhân ái”

Hà Nội

4.

25/7

Chương trình “Giọt hồng tri ân” (hội
qn Hành trình Đỏ tồn quốc)

SVĐ Mỹ Đình

5.

Tháng 8


Chương trình “Chong chóng hồng”

Hai Bà Trưng

Chương trình “Youth Day 2015”

Đống Đa

6.

23/8/2015

TÊN SỰ KIỆN

ĐỊA ĐIỂM

7.

Tháng 9

“Lễ hội trăng hồng”

Bắc Từ Liêm

8.

Tháng 9

“Trung thu cho em”


Đống Đa

9.

Tháng 9

“Nghĩa tình mùa thu”

Thanh Xuân

10.

Tháng 9

“Người Việt trẻ”

Cầu Giấy

11.

Tháng 12

“Sống để yêu thương”

Hà Đông

12


12.


Tháng 12

“Mưa cầu vồng”

Nam Từ Liêm

13.

Tháng 12

“Ngọc Trong tim”

Long Biên

14.

Tháng 12

Ngày hội “Trái tim tình nguyện”

Cơng viên
Hịa Bình

(Nguồn: Nội dung bản Kế hoạch phối hợp hoạt động năm 2015 giữa Trung tâm
Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người – Viện Huyết học và Truyền
máu Trung ương)
Bảng 2. Các lớp đào tạo, tập huấn thực hiện trong kế hoạch hợp tác năm
2015 giữa Trung tâm ĐPGTQG và Viện Huyết học và Truyền máu TW
STT THỜI GIAN


TÊN SỰ KIỆN

ĐỊA ĐIỂM

1.

Tháng 4

Hội nghị toàn quốc triển khai kế hoạch Hà Nội
năm 2015

2.

Tháng 4

Hội thảo và tập huấn cho cán bộ đoàn, Hạ Long –
hội SV, CLB các trường
Quảng Ninh

3.

23/4

Hội nghị Giao ban ban chỉ đạo HMTN Đà Lạt
các tỉnh/TP và Hội nghị triển khai
Hành trình đỏ (mở rộng)

4.


Tháng 5

Tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ ban Nam Định
chỉ đạo các tỉnh phía Bắc

5.

Tháng 6

Tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ ban TP Hồ Chí
chỉ đạo các tỉnh phía Nam
Minh

6.

Cả năm

Tập huấn cho TNV tại một số Các
tỉnh/thành phố (08 lớp)
tỉnh/thành
phố

7.

Cả năm

Tập huấn cho tình nguyện viên tại Hà Hà Nội
Nội: 5 lớp

(Nguồn: Nội dung bản Kế hoạch phối hợp hoạt động năm 2015 giữa Trung tâm

Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người – Viện Huyết học và Truyền
máu Trung ương)
Tiếp theo thành công của Kế hoạch phối hợp hoạt động năm 2015 giữa
Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người – Viện Huyết học
và Truyền máu Trung ương. Sang năm 2016, hai bên tiếp tục phối hợp trong các
hoạt động khi lồng ghép truyền thông hiến tặng mô, tạng vào trong các sự kiện,
nội dung hiến máu với 16 sự kiện và 6 hội nghị [11].

13


Hình 1. Hình ảnh một chương trình phối hợp năm 2015 giữa Trung tâm Điều
phối ghép tạng Quốc gia và Viện Huyết học Truyền máu Trung ương
(Nguồn: Phòng Quản lý Thông tin và Thẻ hiến, TTĐPQGVGPBCTN)
Sau những nền tảng bước đầu đã xây dựng được trong các hoạt động
truyền thông, vận động hiến tặng mô, tạng khi hợp tác với Viện Huyết học
Truyền máu Trung ương. Ngày 19/11/2015, đánh dấu việc TTĐPQGVGPBCTN
cho ra mắt “Ngày hội Chung tay vì sự sống” tại Học viện Quân y, đây là ngày
hội đầu tiên của riêng hoạt động hiến tặng mô, tạng.
Hoạt động truyền thông về hiến tặng mô, tạng đã được xây dựng trở thành
hệ thống với những thương hiệu riêng như sự kiện trực tiếp là “Ngày hội Chung
tay vì sự sống”, chương trình truyền hình trực tiếp “Khi sự sống được sẻ chia”.
Từ bước đầu chỉ có sự tham gia thực hiện của TTĐPQGVGPBCTN với sự hỗ
trợ của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Ban chỉ đạo Quốc gia vận
động hiến máu tình nguyện, đến nay hoạt động truyền thơng mơ, tạng đã có sự
tham gia của các tổ chức chính trị xã hội như: MTTQVN, Trung ương Hội Chữ
thập đỏ Việt Nam (HCTĐVN), Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các câu
lạc bộ thiện nguyện, các đơn vị tổ chức tôn giáo trong khắp cả nước.
Về mặt nội dung hoạt động truyền thông mô, tạng đã xác lập được những
đặc điểm riêng với các hoạt động: Phổ biến kiến thức, tư vấn, giải đáp thắc mắc

các vấn đề liên quan đến hiến, lấy, ghép mô, tạng tại VN. Đồng thời thực hiện vệ
tiếp nhận, hướng dẫn đăng ký và hỗ trợ hoàn thiện đăng ký hiến tặng mơ, tạng
với 06 hình thức đăng ký hiến tặng mơ, tạng hiện đang hình thành tại nước ta cụ
thể như sau:

14


- Đến trực tiếp các CSYT có chức năng ghép tạng, có tổ chức tư vấn,
hướng dẫn tiếp nhận đăng ký hiến tặng mô, tạng hoặc TTĐPQGVGPBCTN.
- Sự kiện truyền thơng (Chung tay vì sự sống, Khi sự sống được sẻ
chia…) do TTĐPQGVGPBCTN phối hợp với các đơn vị, tổ chức chính trị xã
hội, đồn thể, cơ quan tổ chức.
- Lớp đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về hiến, lấy ghép tạng
(TTĐPQGVGPBCTN phối hợp các cấp HCTĐVN, các cơ sở y tế trong cả nước
thực hiện…)
- Tổ chức xã hội có biên bản ký hợp tác với TTĐPQGVGPBCTN hoặc
CSYT có chức năng ghép tạng có tổ chức tiếp nhận đăng ký hiến tặng mô, tạng
(Các cấp trong hệ thống HCTĐVN, Chùa Giác Ngộ, Ban Chỉ đạo Quốc gia vận
động hiến máu tình nguyện, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương… )
- Đường bưu điện gửi về các CSYT có chức năng ghép tạng, có tổ chức tư
vấn, hướng dẫn tiếp nhận đăng ký hiến tặng mô, tạng hoặc TTĐPQGVGPBCTN
- Trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của TTĐPQGVGPBCTN (Tại địa
chỉ: />1.3. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
1.3.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1946, là
thành viên Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế từ ngày 01 tháng 11 năm 1957, thành
viên Hiệp Hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế từ ngày 04 tháng 11
năm 1957 và là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. HCTĐVN là tổ chức xã
hội hoạt động nhân đạo trong phạm vi cả nước theo Hiến pháp và pháp luật của

Nhà nước Việt Nam, Điều lệ Hội và bảy nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ
thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự
nguyện, Thống nhất, Toàn cầu. Hội tập hợp mọi người VN, không phân biệt
thành phần dân tộc, tôn giáo, giới tính để làm cơng tác nhân đạo. Hoạt động của
Hội được luật hóa theo Luật hoạt động Hội Chữ thập đỏ 2008.
Theo Điều 27 Luật hoạt động Hội Chữ thập đỏ 2008 [2] định nghĩa
HCTĐ như sau:
1. Hội Chữ thập đỏ là tổ chức xã hội hoạt động nhân đạo theo pháp luật
VN, pháp luật quốc tế, nguyên tắc cơ bản của Phong trào chữ thập đỏ và trăng
lưỡi liềm đỏ quốc tế, điều ước quốc tế khác về hoạt động nhân đạo mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo Điều lệ Hội.
2. Hội Chữ thập đỏ là thành viên của MTTQVN, thành viên của Phong
trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện
hoặc phối hợp tổ chức thực hiện hoạt động chữ thập đỏ và thực hiện nhiệm vụ
khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
HCTĐVN có chức năng, quyền hạn quy định tại các Điều 17, 18, 19, 20
và 21 [2] cụ thể như sau:
15


Điều 17. Nguồn lực cho hoạt động chữ thập đỏ
1. Nguồn lực cho hoạt động chữ thập đỏ bao gồm nhân lực, tiền, hiện vật,
các nguồn lực khác được vận động, quyên góp, tiếp nhận từ tổ chức, cá nhân và
hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt
động chữ thập đỏ.
Điều 18. Vận động, quyên góp tiền, hiện vật và các nguồn lực khác cho
hoạt động chữ thập đỏ
1. Hội Chữ thập đỏ tổ chức vận động, qun góp tiền, hiện vật, cơng sức,
trí tuệ của tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động chữ thập đỏ.

Trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm gây hậu quả
nghiêm trọng về người và tài sản, HCTĐ ra lời kêu gọi tổ chức chữ thập đỏ
trong nước và nước ngồi ủng hộ.
Chính phủ hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan nhà nước hữu quan tạo điều
kiện thuận lợi, thực hiện nhanh chóng thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan đối
với người, tiền và hiện vật phục vụ hoạt động chữ thập đỏ trong trường hợp xảy
ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
2. Việc tổ chức vận động, quyên góp tiền, hiện vật, cơng sức, trí tuệ phải
bảo đảm ngun tắc tự nguyện và phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Việc vận động, quyên góp tiền, hiện vật, cơng sức, trí tuệ cho hoạt động
chữ thập đỏ phải được công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 21 của Luật
này.
4. Những đối tượng gặp khó khăn cần cứu trợ, trợ giúp được thông tin để
nhân dân biết và tham gia cứu trợ, trợ giúp.
Điều 19. Tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ tổ chức, cá nhân và
hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động chữ thập đỏ
1. Hội Chữ thập đỏ có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện
vật từ các tổ chức, cá nhân và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động
chữ thập đỏ.
2. Hội Chữ thập đỏ phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp kịp thời lập
danh sách và tổ chức trao tiền, hiện vật cho đối tượng cần cứu trợ, trợ giúp.
3. Việc quản lý, sử dụng tiền, hiện vật do vận động, quyên góp, tiếp nhận
phải bảo đảm đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định của pháp luật và
phải được công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 21 của Luật này.
Điều 20. Miễn, giảm thuế đối với hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động
chữ thập đỏ
Hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động chữ thập đỏ được miễn, giảm thuế
theo quy định của pháp luật về thuế.

16



Điều 21. Công khai, minh bạch trong vận động, quyên góp, tiếp nhận,
quản lý và sử dụng tiền, hiện vật cho hoạt động chữ thập đỏ
1. Việc quyên góp, tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ tổ chức, cá
nhân cho hoạt động chữ thập đỏ phải được công khai, minh bạch và phải chịu sự
thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung phải cơng khai, minh bạch bao gồm mục đích vận động,
quyên góp, kết quả vận động, quyên góp, việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo
cáo quyết toán.
3. Hình thức cơng khai bao gồm:
a) Niêm yết cơng khai tại nơi tiếp nhận tiền, hiện vật và nơi nhận cứu trợ,
trợ giúp;
b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy
định của pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động chữ thập đỏ có trách nhiệm thực
hiện hình thức cơng khai quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này, có thể
lựa chọn hình thức cơng khai quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
5. Thời điểm cơng khai được quy định như sau:
a) Mục đích vận động, qun góp phải được cơng khai trước khi tiến hành
vận động, quyên góp;
b) Kết quả vận động, quyên góp phải được công khai trong thời hạn ba
mươi ngày, kể từ ngày kết thúc việc vận động, quyên góp;
c) Việc sử dụng, kết quả sử dụng tiền, hiện vật và báo cáo quyết tốn phải
được cơng khai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày báo cáo quyết toán
được phê duyệt;
d) Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có yêu cầu theo quy định tại
điểm c khoản 3 Điều này, HCTĐ, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động chữ thập
đỏ có trách nhiệm cung cấp thơng tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được

công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc niêm yết công khai; trường
hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thơng tin thì phải trả lời bằng văn
bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu và nêu rõ lý do.
Hiện nay, mạng lưới HCTĐVN đã phủ khắp ở 63/63 tỉnh thành phối với
số lượng hàng trăm ngàn hội viên, tình nguyện viên. Mỗi một hội viên, tình
nguyện viên sẽ phụ trách một hoặc một vài địa bàn xã, phường, thị trấn, thơn,
bản do đó hoạt động HCTĐVN có thể nói là đã đi sâu, đi sát vào đời sống tường
người dân VN.
1.3.2. Nội dung hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

17


Hoạt động của HCTĐVN hiện nay được chia làm hai nhóm là hoạt động
trong nước và hợp tác quốc tế. Về hoạt động trong nước theo quy định tại Luật
hoạt động Chữ thập đỏ năm 2008 đã quy định chi tiết 7 nội dung hoạt động là:
Điều 7. Hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo
1. Hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp là hoạt động hỗ trợ kịp thời,
trực tiếp cho nạn nhân chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn giao
thông và các tai nạn, thảm họa khác, bao gồm:
a) Cứu trợ bằng tiền, hiện vật và giúp đỡ khắc phục khó khăn ban đầu;
b) Động viên tinh thần, hỗ trợ tâm lý.
2. Hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo là hoạt động trợ giúp cho
người khuyết tật, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ cơi, người có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn khác, bao gồm:
a) Trợ giúp tiền, phương tiện, cơng sức;
b) Trợ giúp kinh phí học nghề, tạo việc làm;
c) Trợ giúp kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng;
d) Trợ giúp khác.
3. Việc cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo bảo đảm nguyên tắc ưu tiên

những nơi, những đối tượng khó khăn nhất và được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp cứu trợ khẩn cấp thì tiền, hiện vật được cung cấp
ngay, trực tiếp cho các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong trường hợp trợ giúp nhân đạo thì các đối tượng nhận tiền, hiện
vật cứu trợ được xác định trên cơ sở bình xét cơng khai, dân chủ của cộng đồng
và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp
xã) hoặc cơ sở bảo trợ xã hội nơi đối tượng đang được nuôi dưỡng.
Điều 8. Hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe
Hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe là hoạt động góp phần bảo
vệ và nâng cao sức khỏa nhân dân, tham gia phòng, chống dịch bệnh, bao gồm:
1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe; vận động,
hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân thực hiện biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản
thân, gia đình và cộng đồng;
2. Tổ chức lực lượng, tiến hành huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng hội viên,
tình nguyện viên có kiến thức, kỹ năng, phương pháp để thực hiện hoạt động
chăm sóc sức khỏe;
3. Tham gia phòng, chống dịch bệnh;
4. Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, hình thức khám bệnh,
chữa bệnh lưu động theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Hoạt động chữ thập đỏ về sơ cấp cứu ban đầu
18


Hoạt động chữ thập đỏ về sơ cấp cứu ban đầu là hoạt động sơ cấp cứu đối
với nạn nhân chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn giao thông và
các tai nạn, thảm họa khác, bao gồm:
1. Tổ chức sơ cấp cứu tại chỗ, kịp thời đưa nạn nhân đến cơ sở y tế và báo
tin cho gia đình, cơ quan, tổ chức nơi nạn nhân làm việc hoặc Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi nạn nhân cư trú.
2. Tổ chức lực lượng, tiến hành đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng hội viên,

tình nguyện viên có kỹ năng, phương pháp sơ cấp cứu;
3. Tổ chức điểm, trạm sơ cấp cứu ở những nơi thường xuyên xảy ra tai
nạn, cung cấp dụng cụ sơ cấp cứu.
Điều 10. Hoạt động chữ thập đỏ về hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận
cơ thể người và hiến xác
1. Hoạt động chữ thập đỏ về hiến máu nhân đạo là hoạt động góp phần
đáp ứng nhu cầu máu phục vụ chữa bệnh, bao gồm:
a) Tuyên truyền, vận động hiến máu;
b) Tổ chức lực lượng, cơ sở hiến máu;
c) Tổ chức hiến máu;
d) Tiếp nhận máu, sản phẩm máu từ tổ chức, cá nhân;
đ) Phối hợp với ngành y tế trong việc xét nghiệm, bảo quản đúng quy
trình kỹ thuật máu và sản phẩm máu.
2. Hoạt động chữ thập đỏ về hiến mô, BPCTN và hiến xác là hoạt động
tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích nhân đạo của việc hiến mơ, BPCTN và hiến
xác.
Điều 11. Hoạt động chữa thập đỏ về tím kiếm tin tức thân nhân thất lạc do
chiến tranh, thiên tai, thảm họa
Hoạt động chữ thập đỏ về tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến
tranh, thiên tai, thảm họa là hoạt động cung cấp thông tin về nhân thân hoặc hỗ
trợ việc gặp gỡ, đoàn tụ cho cá nhân, gia đình bị thất lạc do chiến tranh, thiên
tai, thảm họa ở trong nước và ở nước ngồi, bao gồm:
1. Tun truyền về mục đích, ý nghĩa, phạm vi của hoạt động chữ thập đỏ
về tìm kiếm tin tức thân nhân;
2. Thu nhập, xử lý, hỗ trợ việc trao đổi thông tin liên quan đến thân nhân
của cá nhân, gia đình cần tìm kiếm tin tức trong trường hợp các kênh liên lạc
thông thường bị gián đoạn;
3. Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ cá nhân, gia đình, thân nhân của họ
trong việc liên hệ, tiến hành các thủ tục cần thiết để sớm gặp gỡ, đồn tụ gia
đình.

Điều 12. Hoạt động chữ thập đỏ về tuyên truyền các giá trị nhân đạo
19


Hoạt động chữ thập đỏ về tuyên truyền các giá trị nhân đạo là hoạt động
nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về các nội dung sau đây:
1. Mục đích, ý nghĩa, nội dung của hoạt động chữ thập đỏ; truyền thống
nhân ái, tình thương yêu con người, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam;
2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ;
3. Pháp luật nhân đạo quốc tế, nguyên tắc cơ bản của Phong trào chữ thập
đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, điều ước quốc tế khác về hoạt động nhân đạo
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 13. Hoạt động chữ thập đỏ về phịng ngừa, ứng phó thảm họa
Hoạt động chữ thập đỏ về phịng ngừa, ứng phó thảm họa là hoạt động
góp phần làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra thảm họa, thiệt hại về người và tài sản
khi xảy ra thảm họa, bao gồm:
1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cho hội viên, tình
nguyện viên chữ thập đỏ, nhân dân về phòng ngừa, ứng phó thảm họa;
2. Tổ chức lực lượng, phương tiện, điều kiện vật chất khác để tham gia
phịng ngừa, ứng phó thảm họa;
3. Tham gia tổ chức việc sơ tán, di dời, bảo vệ nhân dân, cứu người bị
nạn, hoạt động phục hồi mang tính cộng đồng sau thảm họa”.
Về hợp tác quốc tế, HCTĐVN có 05 nội dung với những quy định về
nguyên tắc, nội dung và hoạt động quy định tại các Điều 23, 24, 25 và 26 cụ thể
như sau:
Điều 23. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ
Hợp tác quốc tế trong hoạt động chữ thập đỏ được thực hiện trên cơ sở
tôn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, phù hợp với các quy
định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ.
Điều 24. Nội dung hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ

1. Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án về hoạt động chữ thập đỏ
2. Thực hiện nhiệm vụ quốc tế của Phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi
liềm đỏ quốc tế.
3. Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về hoạt động chữ thập đỏ.
4. Huấn luyện, bồi dưỡng người thực hiện hoạt động chữ thập đỏ.
5. Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về
hoạt động chữ thập đỏ.
Điều 25. Hoạt động chữ thập đỏ của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân
nước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức thuộc Phong trào và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, tổ chức quốc tế
khác, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ tại VN
phải tuân thủ pháp luật VN và được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi.
20


Điều 26. Cứu trợ quốc tế
1. Hội Chữ thập đỏ tham gia hoạt động cứu trợ quốc tế trên cơ sở tuân thủ
nguyên tắc cơ bản của Phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, quy
định của pháp luật VN, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.
2. Hội Chữ thập đỏ ra lời kêu gọi nhân dân VN ủng hộ nhân dân các nước
bị thảm họa nghiêm trọng sau khi được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.
3. Nhà nước tạo điều kiện để HCTĐ tham gia các hoạt động cứu trợ quốc
tế.
1.3.3. Hoạt động truyền thơng vận động hiến máu tình nguyện và vận động
hiến tặng mơ, tạng vì mục đích cứu người nhân đạo
Hoạt động chữ thập đỏ về hiến máu nhân đạo là hoạt động góp phần đáp
ứng nhu cầu máu phục vụ chữa bệnh, bao gồm:
- Tuyên truyền, vận động hiến máu.
- Tổ chức lực lượng, cơ sở hiến máu.

- Tổ chức hiến máu.
- Tiếp nhận máu, sản phẩm máu từ tổ chức, cá nhân.
- Phối hợp với ngành y tế trong việc xét nghiệm, bảo quản đúng quy trình
kỹ thuật máu và sản phẩm máu.
Hoạt động chữ thập đỏ về hiến mô, BPCTN và hiến xác là hoạt động
tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích nhân đạo của việc hiến mơ, BPCTN và hiến
xác.
1.4. Chính sách về truyền thơng vận động hiến tặng mơ, tạng hiện nay
1.1. Chính sách về truyền thông vận động mô, tạng chung
Tại khoản 2, Điều 10, của Chương 2 Luật hoạt động Chữ thập đỏ 2008 có
quy định “Hoạt động chữ thập đỏ về hiến mô, BPCTN và hiến xác là hoạt động
tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích nhân đạo của việc hiến mô, BPCTN và hiến
xác”.
Trong Nghị định 56/2008/NĐ-CP ngày 29/4/2008 và Luật Hiến, lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 có quy định tại Điều 9.
Thông tin, tuyên truyền về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác:
1. Cơ quan nhà nước, MTTQVN và các tổ chức thành viên, tổ chức xã
hội, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm thơng tin, tun truyền về mục đích nhân đạo, chữa
bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô,
BPCTN và hiến, lấy xác.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hố - Thơng tin
cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng nội dung thông tin, tuyên truyền
21


về mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa
của việc hiến, lấy, ghép mơ, BPCTN và hiến, lấy xác.
3. Bộ Văn hố - Thơng tin có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin
đại chúng thường xuyên thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa

bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô,
BPCTN và hiến, lấy xác.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện cơng tác
thơng tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu
khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác tại địa
phương.
1.2. Chế độ chính sách cho người hiến tặng mơ, tạng khi cịn sống
Với người đã hiến tặng mơ, tạng khi cịn sống Luật Hiến, lấy, ghép mơ, bộ
phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 có quy định tại Điều 17. Quyền lợi
của người đã hiến mô, BPCTN
1. Người đã hiến mơ được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay
sau khi thực hiện việc hiến mơ tại cơ sở y tế.
2. Người đã hiến BPCTN có các quyền lợi sau đây:
a) Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện
việc hiến BPCTN tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;
b) Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;
c) Được ưu tiên ghép mơ, BPCTN khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;
d) Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Y tế.
Hiện nay, theo quy định tại Thơng tư 104/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính
ban hành về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến
bộ phận cơ thể người, hiến xác [5] đã quy định bổ sung thêm quyền lợi của
người hiến tặng mô, bộ phân cơ thể người khi còn sống bao gồm:
- Người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống được hỗ trợ tiền thuê phòng
ngủ trong trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể đi về
trong ngày (không bao gồm trường hợp người đã hiến BPCTN phải nhập
viện để khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế):
450.000 đồng/ngày/người, tối đa không quá 02 ngày. Được hỗ trợ tiền ăn
trong những ngày thực tế đi khám sức khỏe định kỳ, tối đa không quá 03
ngày/lần khám định kỳ: 200.000 đồng/ngày

- Đồng thời được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ và ngược lại theo mức giá phương
tiện vận tải công cộng. Trường hợp sử dụng phương tiện đi lại của cá nhân
thì căn cứ xác định mức hỗ trợ chi phí đi lại là khoảng cách từ nhà đến cơ

22


sở khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại, với mức tiêu hao nhiên liệu bằng
0,2 lít xăng/km và giá xăng tại địa phương nơi thực hiện vận chuyển
- Người đã hiến BPCTN được cơ sở khám sức khỏe định kỳ xác nhận thời
gian thực hiện khám sức khỏe định kỳ để làm căn cứ hưởng các chế độ
theo quy định của Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản
hướng dẫn (nếu có).
1.3. Chế độ chính sách cho người hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não
Theo Điều 25 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy
xác năm 2006 có quy định quyền lợi của người hiến tặng mô, tạng sau khi chết,
chết não như sau: “Tôn vinh người hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết,
hiến xác: Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy
tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y
tế”.
Thơng tư 104/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành về quản lý và sử
dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến BPCTN, hiến xác [5] bổ
sung thêm 02 Chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài đối với người hiến BPCTN
sau khi chết, hiến xác cụ thể như sau:
1. Trường hợp thân nhân của người hiến BPCTN sau khi chết, hiến xác có
nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến BPCTN sau khi chết,
hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở. Thân nhân của
người hiến BPCTN sau khi chết, hiến xác phải xuất trình với cơ sở y tế, cơ sở
tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến giấy tờ chứng minh là thân nhân của

người đã hiến BPCTN sau khi chết, hiến xác để nhận chế độ tổ chức tang lễ và
mai táng di hài theo quy định tại Khoản này.
2. Trường hợp cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến
tổ chức tang lễ và mai táng được thanh tốn chi phí theo thực tế phát sinh nhưng
tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở.
1.4. Chế độ chính sách cho người làm truyền thơng vận động hiến tặng mơ,
tạng nói chung
Theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BYT ngày 14/04/2017 [8] quy
định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn
phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn với quy định tại Điều 4 chi phí phục vụ
cho việc xác định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu
chuẩn, cụ thể như sau:
Việc định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu
chuẩn dựa trên chi phí cho cơng tác tiếp nhận, sàng lọc máu, thành phần máu và
việc điều chế các chế phẩm máu theo nội dung và mức chi như sau:
1. Chi hỗ trợ cho các đơn vị, cơ sở tuyên truyền, vận động, tổ chức ngày
hiến máu tình nguyện: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người hiến máu.

23


×