Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.28 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC</b>



Lời cam đoan ... i


Lời cảm ơn ... ii


Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt ... v


<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1 </b>


1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1


2. Tình hình nghiên cứu tài liệu liên quan ... 3


3. Mục tiêu nghiên cứu ... 5


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 5


5. Phương pháp nghiên cứu ... 6


6. Kết cấu dự kiến của luận văn ... 6


<b>CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN </b>
<b>TÁC GIẢ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM PHẦN MỀM ... 7 </b>


<b>1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI </b>
<b>SẢN PHẨM PHẦN MỀM ... 7 </b>


1.1.1. Khái niệm quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm ... 8


<i>1.1.1.1. Khái niệm quyền tác giả ... 8 </i>



<i>1.1.1.2. Nội dung quyền tác giả ... 10 </i>


1.1.2. Khái quát về sản phẩm phần mềm ... 13


<i>1.1.2.1. Khái niệm phần mềm ... 13 </i>


<i>1.1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm phần mềm ... 15 </i>


1.1.3. Cơ sở pháp lý của việc bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm ... 16


<i>1.1.3.1. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm ... 17 </i>


<i>1.1.3.2. Phạm vi bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm ... 19 </i>


<b>1.2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI </b>
<b>VỚI SẢN PHẨM PHẦN MỀM ... 22 </b>


1.2.1. Cơ quan thực thi bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm ... 22


<i>1.2.1.1. Cơ quan Trung ương ... 22 </i>


<i>1.2.1.2. Cơ quan địa phương ... 24 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>1.2.2.1. Biện pháp dân sự ... 27 </i>


<i>1.2.2.2. Biện pháp hành chính ... 29 </i>


<i>1.2.2.3. Biện pháp hình sự ... 30 </i>



<i>1.2.2.4. Biện pháp thương mại ... 30 </i>


<b>CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN CÔNG TÁC THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ </b>
<b>ĐỐI VỚI PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ... 33 </b>


<b>2.1. THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI </b>
<b>VỚI SẢN PHẨM PHẦN MỀM ... 33 </b>


2.1.1. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sản phẩm phần
mềm ... 33


<i>2.1.1.1. Căn cứ xác định dấu hiệu vi phạm ... 33 </i>


<i>2.1.1.2. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm ... 33 </i>


2.1.2. Các giai đoạn thực thi và áp dụng chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền
tác giả đối với sản phẩm phần mềm ... 34


<i>2.1.2.1. Đối với biện pháp dân sự ... 34 </i>


<i>2.1.2.2. Đối với biện pháp hành chính ... 41 </i>


<i>2.1.2.3. Đối với biện pháp hình sự ... 45 </i>


<i>2.1.2.4. Đối với biện pháp thương mại ... 50 </i>


<b>2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ </b>
<b>QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM PHẦN MỀM ... 51 </b>


2.2.1. Định hướng nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hộ quyền tác giả .... 51



<i>2.2.1.1. Bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể sáng tạo ... 52 </i>


<i>2.2.1.2. Xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh ... 53 </i>


2.2.2. Một số giải pháp thực thi việc bảo hộ quyền sở hữu phần mềm ... 53


<i>2.2.2.1. Về xác định dấu hiệu xâm phạm ... 53 </i>


<i>2.2.2.2. Xác định hành vi xâm phạm ... 54 </i>


<i>2.2.2.3. Áp dụng chế tài phù hợp ... 57 </i>


<b>KẾT LUẬN ... 62 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT </b>



CNTT: Công nghệ thông tin
BLDS: Bộ luật Dân sự
BLHS: Bộ luật Hình sự


BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự


BERNE: Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
SHTT: Sở hữu trí tuệ


TRIPs: Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của
Quyền Sở hữu Trí tuệ


TPP: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương


WIPO: Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>



<b>1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI </b>


Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh toàn cầu, vấn đề bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ trở nên quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong quan
hệ kinh tế quốc tế. Đặc biệt từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức (thứ 150)
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; chống
sản xuất, buôn bán hàng nhái, hàng giả ngày càng được quan tâm hơn.


Tuy nhiên, việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cịn gặp nhiều khó
khăn và bất cập. Các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra ngày một gia tăng nhiều hơn
nhưng khó bị phát hiện và khi đã phát hiện thường chỉ bị xử lý bằng các biện pháp hành
chính hoặc dân sự. Đáng chú ý nhất là việc áp dụng biện pháp hành chính để xử lý hành
vi xâm phạm quyền tác giả, một biện pháp đặc biệt trong hệ thống pháp luật Việt Nam
so với quy định của nhiều quốc gia khác trên thế giới, việc áp dụng biện pháp hành chính
mục đích nhằm nhanh chóng ngăn chặn hành vi xâm phạm, giảm thiệt hại tối thiểu cho
chủ thể bị xâm phạm. Tuy nhiên, biện pháp hành chính khơng mang lại hiệu quả trong
cơng tác phịng chống hành vi xâm phạm quyền tác giả trong thực tế.


Theo số liệu Báo cáo tổng kết chương trình hành động phịng, chống xâm phạm
quyền SHTT giai đoạn II (2012-2015) diễn ra tại Hà Nội ngày 28 tháng 4 năm 2016
giữa các bộ, ngành có liên quan trong cơng tác thực thi quyền SHTT, từ năm 2012 đến
năm 2015 đã kiểm tra và tiếp nhận 25.966 vụ việc, đã xử lý vi phạm hành chính 25.543
vụ việc, khởi tố 381 vụ với 553 bị can, xét xử 55 vụ án trong đó có 12 vụ hình sự.


Tính riêng trong lĩnh vực phần mềm máy tính, theo báo cáo từ Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch, từ 2006 – 2015 qua kiểm tra đột xuất 541 doanh nghiệp và tổng số


27.602 máy tính, phát hiện hành vi sao chép tác phẩm phần mềm máy tính mà khơng
được phép của chủ sở hữu và lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành 499 quyết
định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 8,613 tỷ đồng1<sub>. </sub>


Từ số liệu trên cho thấy, hầu hết các vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan
chủ yếu đã được xử lý bằng con đường hành chính. Điều này đã dẫn đến tình trạng “hành
chính hoá” các quan hệ dân sự. Một số trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc




</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

lĩnh vực dân sự, lẽ ra cần phải được giải quyết bằng biện pháp dân sự tại toà án nhưng
lại được xử lý bằng biện pháp hành chính cho đơn giản và đỡ tốn kém.


Điều này cho thấy công tác đấu tranh phòng, chống hành vi xâm phạm SHTT
hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
trước các hành vi xâm phạm ngày một gia tăng và càng phức tạp, cũng như trước những
yêu cầu cấp thiết khi nước ta tham gia vào các điều ước quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế của mình.


Không thể phủ nhận rằng, việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện
pháp hành chính là điều cần thiết, tuy nhiên từ góc độ đảm bảo hài hịa giữa bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích cộng đồng cơ chế xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng
biện pháp hành chính đang làm cho Việt Nam thiệt hại nhiều hơn. Cụ thể:


+ Về chi phí: Hiện tại, việc xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành
chính đang đóng vai trò chủ đạo. Đối với biện pháp này, nhà nước vẫn đang phải gánh
tồn bộ chi phí cho vấn đề thực thi, bao gồm từ chi phí bộ máy, nhân lực, vật lực để tiến
hành xử lý vi phạm và thậm chí là cả chi phí cho việc vận chuyển, lưu giữ và tiêu hủy
hàng hoá vi phạm.



Trong khi đó, ở các nước sử dụng cơ chế xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng
biện pháp dân sự để thực thi và giải quyết tranh chấp thì chủ thể quyền hoặc bên xâm
phạm quyền SHTT có nghĩa vụ phải trả chi phí cho giải quyết vụ việc.


+ Về phương thức giải quyết tranh chấp: Bản thân cụm từ “xử lý xâm phạm
quyền” trong biện pháp hành chính đã cho ta thấy vị thế không cân bằng giữa bên nguyên
đơn và bị đơn như trong tố tụng dân sự, dường như bên bị yêu cầu xử lý mặc nhiên bị
coi là bên vi phạm. Mặc dù, Nghị định 99/2013/NĐ-CP cũng có lồng ghép một số nội
dung cho phép bên bị yêu cầu xử lý có quyền giải trình, cung cấp chứng cứ chứng minh
về việc không vi phạm; nhưng về mặt tổng thể, vị thế của bên bị yêu cầu xử lý theo trình
tự hành chính vẫn khá thiệt thịi hơn so với vị thế của bị đơn trong trình tự dân sự. Người
bị u cầu xử lý khơng có quyền phản tố hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường
hợp chủ thể quyền SHTT đưa ra các yêu cầu không phù hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Chính thực trạng nêu trên địi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt hơn nhằm
tạo sự chuyển biến trong công tác đấu tranh phịng, chống hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác giả đối với các sản phẩm phần mềm. Đó cũng chính
<i><b>là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với </b></i>


<i><b>sản phẩm phần mềm tại Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ. </b></i>


<b>2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU LIÊN QUAN </b>


Liên quan đến nội dung thực thi pháp luật về bảo vệ quyền tác giả nói chung,
có các cơng trình nghiên cứu như sau:


<i>Giáo trình “Quyền sở hữu trí tuệ”của tác giả Lê Nết (2006), Trường Đại học </i>
Luật Thành phố Hồ Chí Minh, đã trình bày các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ dựa
trên luật pháp Quốc tế và pháp luật của Việt Nam, qua đó tác giả so sánh các điều luật
và lấy ví dụ minh hoạ để làm rõ hơn các điều luật về lý luận chung quyền tác giả, trong


đó có quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.


<i>“Thực thi quyền tác giả” của Ths. Nguyễn Như Quỳnh – Khoa Luật dân sự </i>
– Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), trong bài viết tác giả nêu lên các quy định
của Quốc tế và của nước ta như các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên,
các quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả. Qua đó, tác giả cũng nêu
lên vi phạm quyền tác giả xảy ra thường xuyên, ở hầu hết các lĩnh vực và trong tình
trạng đáng báo động. Điều đó chứng tỏ rằng, cho đến nay, hiệu quả thực thi quyền
tác giả không cao, các phương thức thực thi quyền tác giả, các tồn tại hạn chế trong
việc thực thi quyền tác giả và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực
thi quyền tác giả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

chống, xử lí có hiệu quả các hành vi xâm phạm tác quyền v.v. nhằm tiếp tục hoàn thiện
pháp luật về sở hữu trí tuệ và tăng hiệu lực thực thi trong thời gian tới ở Việt Nam.


Trần Văn Hải – Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
<i>Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, “Những bất cập trong quy định của pháp luật </i>
<i>SHTT Việt Nam hiện hành về quyền tác giả, quyền liên quan”, Tạp chí Luật học, số 7, </i>
(122) năm 2010. Nội dung bài viết phân tích một số bất cập của pháp luật sở hữu trí tuệ
hiện hành về quyền tác giả, quyền liên quan và đề xuất việc hoàn thiện pháp luật.


<i>Nguyễn Như Quỳnh– Khoa Luật dân sự – Trường Đại học Luật Hà nội,“Sự </i>
<i>tương thích giữa các quy định pháp luật hiện hành về quyền tác giả của Việt Nam và </i>
<i>các công ước quốc tế về quyền tác giả” (2008). Ở bài viết này, tác giả bàn về sự tương </i>
thích giữa các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về quyền tác giả và các công
ước quốc tế trên cơ sở xem xét, so sánh những văn bản pháp luật cơ bản nhất của Việt
Nam về quyền tác giả (như Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ luật
tố tụng dân sự, Bộ luật hình sự, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính và văn bản hướng
<b>dẫn thi hành) và hai công ước quốc tế là: Công ước Berne và Hiệp định TRIPs. </b>



<i>Bài viết “Một vài suy nghĩ về bảo hộ phần mềm máy tính ở Việt Nam”của tác giả </i>
Nguyễn Đình Huy, tạp chí KHPL Số 8/2002, nội dung bài viết đã nêu lên mối quan hệ giữa
quyền tác giả và quyền sở hữu, một loại quyền sở hữu đối với tài sản vô hình - thành quả
của hoạt động sáng tạo của con người. Tác giả đã phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn
đến tình trạng sao chép lậu tràn lan các phần mềm như hiện nay, qua đó tác giả đưa ra các
giải pháp để bảo hộ có hiệu quả quyền tác giả đối với phần mềm máy tính.


<i>“Luật Sở hữu trí tuệ và bảo hộ phần mềm máy tính”, của tác giả Nguyễn Hồn </i>
<i>Thành được tìm thấy trên trang </i>
<i> Trong bài viết này tác giả phân tích các cơ sở pháp lý để bảo </i>
hộ bản quyền phần mềm máy tính; điều kiện xác lập quyền tác giả, tác giả và chủ sở hữu
bản quyền; nêu lên thực trạng vi phạm bản quyền phần mềm máy tính và đề ra một số
vấn đề còn tồn tại và các biện pháp thực thi quyền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

quan. Từ đó, tác giả phân tích các cơ sở pháp lý để làm rõ hơn những ưu điểm và tồn tại
của pháp luật hiện hành về công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm phần
mềm và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực thi bảo hộ
quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm.


<b>3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>
<b>3.1. Mục tiêu chung </b>


Luận văn tập trung làm rõ những phương thức thực thi pháp luật, những tồn tại, hạn
chế trong việc thực thi bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm của pháp luật Việt
Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng và hoàn thiện pháp
luật cho bảo hộ quyền tác giả đối với các sản phẩm phần mềm tại Việt Nam.


<b>3.2. Mục tiêu cụ thể </b>


Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ cụ thể mà luận văn phải thực hiện là:


- Nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm
phần mềm.


- Phân tích, đánh giá việc thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với sản
phẩm phần mềm tại Việt Nam.


- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật trong việc thực thi pháp luật
về bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm.


<b>4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>
<b>4.1. Đối tượng nghiên cứu </b>


Vấn đề thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả nói chung và đối với sản phẩm
phần mềm theo pháp luật Việt Nam.


<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>


- Về lý luận: Nghiên cứu các vấn đề về lý luận, về các quy định của pháp luật có
liên quan trực tiếp đến việc thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm
phần mềm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>- Về thực tiễn: Giới hạn nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam. </b>
- Về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2016.


<b>5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<i>Để thực hiện đề tài thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm </i>
<i>phần mềm tại Việt Nam, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương </i>
pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh để
phân tích làm rõ các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm


phần mềm, phân tích thực trạng xâm phạm bản quyền phần mềm và tình hình thực
thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm ở nước ta, so sánh
các quy định của pháp luật Việt Nam với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên, phân tích tình hình vi phạm bản quyền phần mềm của nước ta. Qua phân tích,
đánh giá để tìm ra một số giải pháp nhằm đảm bảo thực thi bảo hộ quyền tác giả đối
với sản phẩm phần mềm.


<b>6. KẾT CẤU DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN </b>


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận
văn gồm có hai chương


Chương 1. Lý luận và cơ sở pháp lý về thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả
đối với sản phẩm phần mềm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THỰC THI BẢO HỘ </b>


<b>QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM PHẦN MỀM </b>



<b>1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI </b>
<b>VỚI SẢN PHẨM PHẦN MỀM </b>


Mục đích chung nhất của hoạt động bảo hộ quyền tác giả là khuyến khích các
hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học. Sản phẩm của quá
trình này là các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Vì vậy, hoạt động bảo hộ
quyền tác giả một cách tương xứng và có hiệu quả trong một quốc gia sẽ có vai trị quan
trọng trong việc làm giàu và phong phú nền di sản văn hóa đất nước, góp phần đáng kể
vào cơng cuộc phát triển kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục quốc gia.


<i><b>+ Bảo hộ quyền tác giả: Bảo hộ là bảo vệ, che chở, bênh vực không để tổn thất, </b></i>



thiệt hại. Bảo hộ quyền tác giả chính là việc không để tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
bị tổn thất, thiệt hại về mặt vật chất cũng như tinh thần từ việc khai thác trái phép tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học của họ.<i>“Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền </i>
<i>sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hịa lợi ích của chủ thể quyền </i>
<i>sở hữu trí tuệ với lợi ích cơng cộng; khơng bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với </i>
<i>đạo đức xã hội, trật tự cơng cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh”2<sub>, nhà nước bảo hộ </sub></i>


quyền tác giả bằng các cơng cụ của mình thơng qua các cơ quan quản lý nhà nước, các
cơ quan thực thi và hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho tác giả hoặc chủ thể quyền.


Tác giả hoặc chủ thể thực hiện đăng ký quyền tác giả với cơ quan nhà nước có
<i>thẩm quyền nhà nước để được nhà nước bảo hộ, tuy nhiên quyền tác giả phát sinh kể từ </i>
<i>khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, </i>
<i>không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngơn ngữ, đã cơng bố </i>
<i>hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký3</i><sub> cũng sẽ được nhà nước bảo hộ. </sub>


<i><b>+ Bảo vệ quyền tác giả: Luật SHTT ln khuyến khích tác giả hoặc chủ thể </b></i>


quyền nên áp dụng các biện pháp tự bảo vệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Các biện pháp tự bảo vệ có thể gồm: Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn
ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả; Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm




</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

quyền quyền tác phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai, bồi
thường thiệt hại; Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm
quyền tác giả theo quy định của Luật SHTT và các quy định khác của pháp luật có liên
quan; Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.



Như vậy, việc bảo hộ quyền tác giả do các cơ quan nhà nước đảm bảo thực hiện
(thực thi) để bảo vệ quyền và lợi ích cho tác giả hoặc chủ thể quyền, còn bảo vệ quyền
tác giả do tác giả hoặc chủ thể quyền tự thực hiện hoặc yêu cầu các cơ quan thực thi bảo
hộ thực hiện hoặc khởi hiên ra toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.


<b>1.1.1. Khái niệm quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm </b>


<i>1.1.1.1. Khái niệm quyền tác giả </i>


Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là những sản phẩm mang tính sáng tạo
của trí tuệ có thể mang nhiều điểm khác nhau về địa lý, lịch sữ, dân tộc, ngôn ngữ nhưng
đều mang đặc điểm chung đó là tính phi vật thể và phổ biến, khai thác ở nhiều quốc gia.
Do đó, cần thiết lập một hệ thống bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm của sáng
tạo trí tuệ. Xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau, quyền tác giả có thể được hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau.


Quyền tác giả phát sinh theo pháp luật của quốc gia nào chỉ có hiệu lực
trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Để bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm phần
mềm được phát sinh trên cơ sở nước này được tiếp tục bảo hộ ở nước khác cần có sự ký
kết hoặc tham gia điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan. Nhằm bảo hộ các quyền lợi
chính đáng của tác giả, nhiều quốc gia đã tham gia vào việc ký kết và gia nhập các điều
ước quốc tế đa phương quan trọng về bảo hộ quyền tác giả như: Tuyên ngôn thế giới về
nhân quyền; Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật; Công ước
<b>toàn cầu về bản quyền năm 1952; Hiệp định TRIPs 1994 về các khía cạnh liên quan đến </b>
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ trong khn khổ các văn kiện của Tổ chức Thương
mại thế giới WTO; Hiệp định TPP v.v…


+ Tuyên ngôn thế giới về quyền con người: “Mọi người có quyền tự do tham gia
vào đời sống văn hoá của cộng đồng, quyền được thưởng thức nghệ thuật và được chia
sẽ những tiến bộ khoa học cũng như những lợi ích mà chúng mang lại. Mỗi người đều


có quyền được bảo vệ các quyền lợi vật chất và tinh thần phát sinh từ bất kỳ sáng tạo
khoa học, văn học hay nghệ thuật của chính mình”4<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



<b>Văn bản quy phạm pháp luật </b>


1. Bộ luật Dân sự 1995, 2005, 2015 (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015.
2. Bộ luật hình sự 1999, 2015 (Luật số: 100/2015/QH13) ngày 27/11/2015.
3. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015.
4. Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (Luật số: 19/2003/QH11) ngày 26/11/2003.
5. Luật Khoa học và Công nghệ 2000 (Luật số: 21/2000/QH10) ngày 06/9/2000.
6. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật số: 50/2005/QH11) ngày 29/11/2005 sửa đổi, bổ


sung năm 2009.


7. Luật Công nghệ thông tin 2006 (Luật số: 67/2006/QH11) ngày 29/6/2006.
8. Luật Thương mại 2005 (Luật số: 36/2005/QH11) ngày 14/6/2005.


9. Luật Tổ chức Chính phủ 2001 (Luật số: 32/2001/QH10) ngày 25/12/2001.
10. Luật Tổ chức Chính phủ 2015 (Luật số: 32/2001/QH10) ngày 19/6/2015.
11. Luật Công an nhân dân 2014 (Luật số: 73/2014/QH13) ngày 27/11/2014.
12. Luật Hải quan 2014 (Luật số: 54/2014/QH13) ngày 23/6/2014.


13. Pháp lệnh Pháp lệnh Bộ đội biên phòng 1997 (Số: 55/1997/L-CTN) ngày
28/3/1997.


14. Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam 2008 (Số 03/2008/PL-UBTVQH12)
ngày 26/01/2008.



15. Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, ngày 16/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt
vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.


16. Nghị định số 28/2011/NĐ-CP, ngày 20/03/2017 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
17. Nghị định số100/2006/NĐ-CP, ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và


hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về
quyền tác giả, quyền liên quan.


18. Nghị định số 85/2011/NĐ-CP, ngày 20/9/2011 của Chính phỉ sửa đổi, bổ sung một số


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

19. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.


20. Nghị định số 119/2010/NĐ-CP, ngày 30/12/2010 của Chính phủ<b> Sửa đổi, bổ sung </b>


một số Điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Sở hữu
trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
21. Nghị định số 17/2017/NĐ-CP, ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức


năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền
thông.


22. Nghị định số 79/2017/NĐ-CP, ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
23. Nghị định số 95/2017/NĐ-CP, ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng,



nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
24. Nghị định số 71/2007/NĐ-CP, ngày 03/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và


hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công
nghiệp công nghệ thông tin.


25. Nghị định số 119/2010/NĐ-CP, ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CPquy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.


26. Quyết định số 19/2009/QĐ-TTg, ngày 06/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ Quy
định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Cục Quản lý thị
trường trực thuộc Bộ Công thương.


<b>Tài liệu khác </b>


27. Công ước Berne.


28. Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.
29. Hiệp định TRIPS (1994).


30. Quyết định số 907/QĐ-BCT ngày 06/02/2013 của Bộ Công Thương Quy định về
cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Cục Quản lý thị trường.
31. Chỉ thị số 04/2007/CT-TTg ngày 22/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

32. Báo cáo số 1650/BC-BKHCN ngày 08/7/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về
kết quả năm 2008 về thực hiện Chương trình Hành động về hợp tác phịng và
chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006 - 2010.



33. Báo cáo số 158/BC-BVHTTD, ngày 11/07/2014 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg về việc tăng cường
quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.


34. Báo cáo số 184/BC-BVHTTD, ngày 21/09/2016 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch Tổng kết 10 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền
liên quan.


35. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn
quốc lần thứ IX. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2003, tr.193.


<b>Tài liệu tham khảo </b>


36. Nguyễn Mạnh Chu (2005), “Nhận dạng hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên
<i>quan qua thực tiễn thực thi”, Thông tin khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, (5-6). </i>
37. Trần Văn Hải (2010), “Những bất cập trong quy định của pháp luật SHTT Việt


<i>Nam hiện hành về quyền tác giả, quyền liên quan”, Tạp chí Luật học, Khoa </i>
Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 7(122).


<i>38. Nguyễn Vân Nam (2017), Quyền tác giả: Đường hội nhập không trải hoa hồng, </i>
NXB Tuổi Trẻ.


<i>39. Lê Nết (2006), Quyền Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ </i>
Chí Minh.


<i>40. Mạc Minh Quang (2007), Nâng cao năng lực của các cơ quan có thẩm quyền trong </i>
<i>lĩnh vực xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Luận văn Thạc sĩ Quản </i>


lý Khoa học và Công nghệ.


41. Nguyễn Như Quỳnh (2005), “Sự tương thích giữa các quy định pháp luật về quyền
<i>tác giả của Việt Nam và các công ước quốc tế”, Thông tin khoa học pháp lý, </i>
Bộ Tư pháp, (5-6).


<i>42. Nguyễn Như Quỳnh, Thực thi quyền tác giả, Khoa Luật dân sự, Trường Đại học </i>
Luật Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

44. Nguyễn Hợp Toàn, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trần Văn Nam, Thực trạng giải
quyết tranh chấp về quyền tác giả tại Việt Nam giai đoạn 2006-2012 và một
số đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật và thực thi về sở hữu trí tuệ, Đại học
Kinh tế Quốc dân.


<b>Trang mạng </b>


45. Minh Thiện, Liên tiếp phát hiện vi phạm về luật Sở hữu trí tuệ,

ngày truy cập: 14/01/2017.


46. P.V, Về vụ kiện ra toà vi phạm bản quyền phần mềm đầu tiên: Đã đạt được thoả
thuận giữa các bên,
ngày truy cập: 14/01/2017.


47. Hiền Mai, Thêm một doanh nghiệp bị khởi kiện vi phạm bản quyền phần mềm -

VnMedia ngày truy cập: 14/01/2017.
48. Lữ Thành Long, Bản quyền phần mềm - Hãy tự bảo vệ mình trước khi phải đối


đầu với những rắc rối,


thang5/banquyenphanmem/printing, ngày truy cập: 14/01/2017.


49. Thế Hải, Tỷ lệ sử dụng phần mềm không bản quyền ở Việt Nam cao nhất khu vực,

ngày truy cập: 14/01/2017.


50. Trần Văn Hải, Bảo hộ chương trình máy tính như đối tượng độc lập của quyền sở
hữu trí tuệ,
truy cập:
14/01/2017.


51. Nguyễn Hoàn Thành, Luật Sở hữu trí tuệ và bảo hộ PMMT,


ngày truy cập: 14/01/2017.


52. Nguyễn Văn Tiến, Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại
Tịa án nhân dân, , ngày truy cập: 14/3/2017.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

/>cuu-shtt/th-c-thi-va-gi-i-quy-t-tranh-ch-p-quy-n-s-h-u-tri-tu-t-i-vi-t-nam-m-i-nam-nhin-l-i, ngày truy cập: 14/3/2017.


54. Việt Nam giảm mạnh vi phạm bản quyền phần mềm,
/>


tuc/viet-nam-giam-manh-vi-pham-ban-quyen-phan-mem-20130903081034541.htm, ngày truy cập: 14/10/2017.


55. Một công ty bị kiện vi phạm bản quyền phần mềm, nhnien.

com.vn/pages/20131218/mot-cong-ty-bi-kien-vi-pham-ban-quyen-phan-mem.aspx, ngày truy cập: 14/10/2017.


56. Austnam phải ra hầu tòa do vi phạm bản quyền,



ngày truy cập: 14/10/2017.


57. Đảo Lê, Thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Cơng tác phối hợp chưa phát huy hiệu quả

ngày truy cập: 14/10/2017.


58. Lê Thu, Khó xử lý hình sự hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ,

ngày truy cập 14/10/2017.


59. Lê Thị Nam Giang, Những thách thức về mặt pháp lý trong bảo hộ quyền tác giả
trong môi trường internet,
ngày truy cập
01/12/2017.


60. Phạm Thanh, Việt Nam giảm mạnh tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm,

ngày truy cập: 14/10/2017


61. Phương Anh, Thực trạng vi phạm bản quyền tác giả ở Nghệ An”
ngày truy cập: 23/11/2017.


62. T.L, 4 năm, xử lý 25.000 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ,

ngày truy cập: 14/10/2017.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>


/>tranh-chap-ve-quyen-tc-gia-tai-viet-nam-giai-doan-20062012-v-mot-so-de-xuat-tiep-tuc-hon-thien-php-luat-v-thuc-thi-ve-so-huu-triac/, ngày truy cập:
14/10/2017.



</div>

<!--links-->
Báo cáo " Bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mền trong pháp luật Mĩ" pdf
  • 7
  • 430
  • 1
  • ×