Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Ứng dụng gis phục vụ công tác quản lý tác động của hoạt động nuôi cá bè đến chất lượng nước sông la ngà (tỉnh đồng nai)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------- oOo -------------

LÊ THỊ MỸ DUNG

ỨNG DỤNG GIS PHỤC VỤ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ BÈ
ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG LA NGÀ
(TỈNH ĐỒNG NAI)

Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Mã ngành:

60.85.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng

năm 2012


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. LÊ VĂN TRUNG


Cán bộ chấm nhận xét 1:

Cán bộ chấm nhận xét 2:

Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 29 tháng 02 năm 2012
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sỹ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sỹ)
1. ............................................................
2. ............................................................
3. ............................................................
4. ............................................................
5. ............................................................


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------o0o---Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2012

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và tên học viên: LÊ THỊ MỸ DUNG

Giới tính: Nữ


Ngày tháng năm sinh: 19 – 10 – 1982

Nơi sinh: Đồng Nai

Chuyên ngành: Quản lý môi trường

MSHV: 09260524

Khóa: 2009
TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG GIS PHỤC VỤ CƠNG TÁC QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA
HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ BÈ ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG LA NGÀ, TỈNH
ĐỒNG NAI
I. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá bè đến chất lượng nước sông La Ngà,
tỉnh Đồng Nai.
+ Đánh giá hiện trạng nuôi cá bè, phân tích nhận diện xu hướng và mật độ ni cá
bè.
+ Thu thập, kế thừa số liệu quan trắc chất lượng nước sông La Ngà tại khu vực làng
bè.
+ Phân tích mối liên hệ giữa hoạt động ni cá bè với chất lượng môi trường nước
sông La Ngà đoạn chảy qua huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
 Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS và phương pháp mơ hình hóa hỗ trợ công tác quản lý,
hoạt động nuôi cá bè và đánh giá chất lượng nước tại làng cá bè sông La Ngà
(hiện trạng và định hướng đến năm 2020).
 Đề xuất mơ hình quản lý, quy hoạch làng cá bè theo hướng bền vững.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. Lê Văn Trung
Nội dung đề cương luận văn thạc sỹ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


PGS. TS. LÊ VĂN TRUNG

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, học tập tại Trường Đại học Bách Khoa thành phố
Hồ Chí Minh, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn rất nhiệt tình từ các Thầy Cơ
khoa Mơi trường, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả quý Thầy Cô trong
suốt thời gian qua đã hướng dẫn và truyền đạt các kiến thức bổ ích liên quan đến ngành
Quản lý mơi trường.
Để hồn thành luận văn cao học, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.
TS. Lê Văn Trung, người Thầy đã định hướng, quan tâm giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và
kinh nghiệm, và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thực hiện hồn thành luận văn
nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban lãnh đạo cùng các cán bộ
Chi cục Thủy sản Đồng Nai, anh Nguyễn Công Đức (Trưởng Trạm Thủy Sản Trị An),
TS. Võ Lê Phú (Khoa Môi trường – trường Đại học Bách Khoa TPHCM), PGS. TS.
Nguyễn Kỳ Phùng (Viện Phó Phân Viện Khí tượng Thủy văn miền Nam), TS. Nguyễn
Văn Trai (Khoa Thủy sản – Đại học Nông Lâm TPHCM).
Chân thành cảm ơn tất cả bạn bè và đồng nghiệp đã đồng hành, giúp đỡ trong
công việc cũng như động viên về mặt tinh thần trong quá trình tác giả thực hiện luận văn.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, nguồn động lực to lớn từ những lời
động viên, khuyến khích để tác giả cố gắng phấn đấu đạt được thành quả trong học tập
và công tác.
Do thời gian học tập có hạn và kiến thức cịn hạn chế, nên tác giả khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong q Thầy Cơ cùng các bạn, các anh chị đồng
nghiệp đóng góp ý kiến để tác giả rút kinh nghiệm.


TÁC GIẢ
Lê Thị Mỹ Dung


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả. Ngoại trừ những
nội dung đã được trích dẫn, các kết quả, số liệu được trình bày trong luận văn này là hồn
tồn chính xác, trung thực và chưa từng được công bố trong các cơng trình nghiên cứu nào
trước đây.

TÁC GIẢ

LÊ THỊ MỸ DUNG


TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Hình thành từ những năm 1990, hoạt động nuôi cá bè trên hồ Trị An và sơng
La Ngà đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Tuy nhiên do không được quản lý một cách đồng bộ và khoa học nên hoạt
động nuôi cá bè đã phát triển một cách tự phát khó kiểm sốt dịch bệnh và chất
lượng nguồn nước. Để tạo ra giải pháp quản lý và quy hoạch vùng nuôi nhằm cải
thiện hiệu quả nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tìm kiếm mối quan hệ khơng
gian giữa chất lượng nước và các nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng,... Đề tài “ứng dụng
GIS quản lý tác động của hoạt động nuôi cá bè đến chất lượng nước sông La
Ngà, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện đáp ứng 4 nội dung chủ yếu như sau:
-

Hệ thống hoá cơ sở khoa học trọng đánh giá tác động từ hoạt động nuôi cá bè
đến chất lượng nước nhằm cung cấp cho các nhà quản lý một cái nhìn tổng

thể để có kế hoạch quản lý chất lượng nước và quy hoạch vùng nuôi một
cách hợp lý;

-

Khảo sát và đánh giá hiện trạng nuôi cá bè trên đoạn hồ Trị An, khu vực
sông La Ngà, tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, quan trắc, phân tích và đánh giá
diễn biến chất lượng môi trường nước khu vực nghiên cứu;

-

Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ thành lập bản đồ chuyên đề hỗ trợ công
tác quản lý hoạt động nuôi cá bè và đáng giá tác động đến chất lượng nước

-

Đề xuất các giải pháp quản lý và quy hoạch vùng nuôi nhằm cải thiện hiệu
quả nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động ni cá bè có góp phần tác động đến việc
suy giảm chất lượng nước sông La Ngà, ảnh hưởng đến vùng hạ lưu được sử dụng
vào mục đích cấp nước sinh hoạt. Quy trình ni cá bè chưa phù hợp và những
chính sách quản lý của nhà nước đối với hoạt động của làng cá bè cịn bị bỏ ngỏ,
quy mơ ni thiếu sự kiểm sốt góp phần khơng nhỏ vào việc gây tác động đến chất
lượng nguồn nước sông La Ngà. Hệ quả của sự thay đổi xu hướng chất lượng nước
kéo theo những tác động tiêu cực đến hiệu quả, năng suất nuôi và những vấn đề về
an sinh xã hội khác.


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG ..................................................................... 1
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1

1.2.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ....................................... 3

1.2.1.

Các nghiên cứu trong nước ............................................................... 3

1.2.2.

Các nghiên cứu ngoài nước .............................................................. 5

1.3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................... 10

1.3.1.

Mục tiêu tổng quát .......................................................................... 10

1.3.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 10

1.4.


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................... 11

1.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 12

1.5.1.

Phương pháp luận ........................................................................... 12

1.5.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 12

1.6.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................ 14

1.7.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI .............. 14

1.7.1.

Ý nghĩa khoa học............................................................................ 14

1.7.2.

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................ 15


1.8.

TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 15

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................... 16
2.1.

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) ....... 16

2.1.1.

Giới thiệu sơ lược về GIS ............................................................... 16

2.1.2.

Các chức năng của GIS .................................................................. 18

2.1.3.

Cấu trúc cơ sở dữ liệu trong GIS .................................................... 19

2.1.4.

Khả năng phân tích và tích hợp thơng tin trong GIS ....................... 22

2.2.
2.2.1.

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ BÈ ........................... 24

Lịch sử phát triển nghề nuôi cá bè trên thế giới............................... 24


2.2.2.

Lịch sử phát triển nghề nuôi cá bè ở Việt Nam ............................... 26

2.2.3.

Hoạt động nuôi cá bè trên hồ Trị An và sông La Ngà ..................... 28

2.3.

ỨNG DỤNG GIS TRONG LĨNH VỰC NUÔI CÁ BÈ .................. 30

CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................................... 32
3.1.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ................................................................ 32

3.1.1.

Vị trí địa lý ..................................................................................... 32

3.1.2.

Địa hình.......................................................................................... 33

3.1.3.


Địa chất, thổ nhưỡng trên lưu vực .................................................. 34

3.1.4.

Đặc điểm khí hậu............................................................................ 34

3.1.5.

Thảm thực vật ................................................................................ 37

3.1.6.

Tài nguyên nước ............................................................................. 37

3.1.7.

Đặc điểm thủy văn .......................................................................... 40

3.2.

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ....................... 41

3.2.1.

Dân số ............................................................................................ 41

3.2.2.

Hoạt động phát triển kinh tế ........................................................... 41


3.3.

HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC KHU VỰC NGHIÊN

CỨU

....................................................................................................... 42

3.3.1.

Thời kỳ mùa kiệt ............................................................................ 42

3.3.2.

Thời kỳ mùa mưa [23] .................................................................... 43

3.3.3.

Chất lượng nước khu vực sông La Ngà, tỉnh Đồng Nai................... 43

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG GIS ........................................................ 52
4.1.

HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ BÈ CÁ TRÊN SÔNG LA NGÀ ........... 52

4.2.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI CÁC HỘ NI BÈ .... 55

4.2.1.


Thơng tin chung ............................................................................. 55

4.2.2.

Thơng tin về hiện trạng nuôi ........................................................... 57
ii


4.2.3.

Thông tin về nguồn thải .................................................................. 58

4.2.4.

Thông tin về công tác quản lý của địa phương ................................ 60

4.3.

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ LÀNG BÈ LA NGÀ VÀ CÁC VẤN

ĐỀ MÔI TRƯỜNG ........................................................................................... 62
4.3.1.

Đánh giá hiện trạng quản lý làng cá bè La Ngà ............................... 62

4.3.2.

Những vấn đề tồn tại trong hoạt động nuôi thủy sản trên hồ
Trị An ............................................................................................ 65


4.3.3.
4.4.

Các nguồn thải vào hồ Trị An ......................................................... 66
BIỂU DIỄN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG LA NGÀ

TẠI LÀNG CÁ BÈ ............................................................................................ 72
4.4.1.

Ý nghĩa của việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước qua
chỉ số chất lượng nước ................................................................... 72

4.4.2.

Kết quả tính tốn WQI các mẫu quan trắc....................................... 77

CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ QUY HOẠCH ................. 83
5.1.

GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LÀNG CÁ BÈ ............... 84

5.1.1.

Quản lý nội vi làng cá bè ................................................................ 84

5.1.2.

Quản lý nguồn nước mặt phục vụ cho hoạt động nuôi cá bè ........... 89


5.1.3.

Cải tiến quy trình ni cá bè tại sơng La Ngà ................................. 90

5.2.

GIẢI PHÁP VỀ THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH ........................... 100

5.2.1.

Thể chế......................................................................................... 100

5.2.2.

Chính sách .................................................................................... 102

5.3.

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH LÀNG CÁ BÈ .................................. 103

5.4.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH .................................. 107

5.4.1.

Giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý ..................................... 107

5.4.2.


Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức .................................. 107

iii


KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ.................................................................................. 108
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 108
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 110

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BMP

Các biện pháp quản lý tốt hơn

BVMT

Bảo vệ mơi trường

BOD

Nhu cầu oxy sinh học

CHDCND

Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào

CLN


Chất lượng nước

COD

Nhu cầu oxy hóa học

DO

Oxy hịa tan

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

ĐNB

Đơng Nam Bộ

GAP

Thực hành nuôi tốt

GIS

Geographical Information System (hệ thống thông tin địa lý)

NN&PTNT

Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

T

Nhiệt độ

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân

WQI

Water Quality Index (chỉ số chất lượng nước)

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2-1. Tốp 10 quốc gia có sản lượng thủy sản lồng bè đứng đầu [16] .............. 27

Bảng 3-1. Kết quả phân tích chất lượng nước năm 2011 ........................................ 45
Bảng 4-1. Tải lượng ô nhiễm từ hoạt động nuôi cá bè hồ Trị An năm 2006 ........... 69
Bảng 4-2. Sản lượng khai thác cát tại khu vực cầu La Ngà .................................... 70
Bảng 4-3. Ước tính tải lượng ô nhiễm do thảm thực vật bán ngập hồ Trị An ......... 71
Bảng 4-4. Thải lượng ô nhiễm do sinh hoạt tại khu vực hồ Trị An năm 2006 ........ 71
Bảng 4-5. Bảng quy định các giá trị qi, BPi ............................................................ 74
Bảng 4-6. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa .......................... 75
Bảng 4-7. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ........................ 75
Bảng 4-8. Bảng xác định giá trị WQI tương ứng.................................................... 76
Bảng 4-9. Kết quả phân tích mẫu và giá trị WQI khu vực nghiên cứu.................... 77
Bảng 5-1. Phân tích đặc điểm chung về hoạt động nuôi cá bè ở sông La Ngà ........ 83
Bảng 5-2. Phân chia lượng thức ăn và số lần cho cá ăn trong ngày ........................ 88
Bảng 5-3. Xây dựng lưu dồ quy trình ni cá bè.................................................... 93
Bảng 5-4. Thuyết minh lưu đồ quy trình ni cá bè ............................................... 94
Bảng 5-5. Trình tự lồng ghép các yếu tố môi trường vào quy hoạch thủy sản ...... 105

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1-1. Mơ tả ứng dụng GIS trong lĩnh vực khí tượng thủy văn ....................... 4
Hình 1-2. Ứng dụng GIS trong quy hoạch đường giao thơng ............................... 6
Hình 1-3. Mơ hình ứng dụng GIS trong quản lý kinh doanh bán lẻ ...................... 8
Hình 2-1. Mơ hình GIS với 5 thành phần cơ bản [10], [21]................................ 16
Hình 2-2. Các lĩnh vực ứng dụng của GIS [10] .................................................. 16
Hình 2-3. Cách thức tập hợp và phân tích dữ liệu trong GIS [10] ..................... 17
Hình 2-4. Mơ hình các lớp dữ liệu trong GIS [10] [21] ...................................... 17
Hình 2-5. Cơ sở dữ liệu của hệ GIS [10] ............................................................ 19
Hình 2-6: Các phương pháp biểu diễn cơ sở dữ liệu GIS [21], [14] ................... 19
Hình 2-7. Cấu trúc cơ sở dữ liệu nền trong GIS [10].......................................... 20

Hình 2-8. Cấu trúc bản đồ địa lý chung [10] ...................................................... 21
Hình 2-9. GIS là phương tiện để thực hiện tư duy địa lý .................................... 23
Hình 2-10. Các quốc gia có phát triển loại hình ni cá bè trên tồn cầu [16] .... 26
Hình 2-11. Làng cá bè La Ngà, sơng La Ngà – tỉnh Đồng Nai vào mùa khơ ...... 29
Hình 3-1. Vị trí hồ Trị An trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ....................................... 32
Hình 3-2. Vị trí tổng thể sơng La Ngà................................................................ 39
Hình 3-3. DO sơng La Ngà từ 1999 – 2007 ....................................................... 46
Hình 3-4. Hàm lượng DO khu vực sơng La Ngà, tỉnh Đồng Nai 2011 ............... 46
Hình 3-5. Biểu đồ BOD5 sông La Ngà từ 1999 – 2006 ...................................... 47
Hình 3-6. Hàm lượng BOD5 khu vực sơng La Ngà, tỉnh Đồng Nai 2011 ........... 48
Hình 3-7. COD sơng La Ngà 1999 - 2006.......................................................... 48
Hình 3-8. Hàm lượng COD khu vực sông La Ngà, tỉnh Đồng Nai 2011 ............ 49
Hình 3-9. Hàm lượng Coliform khu vực sơng La Ngà, tỉnh Đồng Nai 2011 ...... 50
Hình 3-10. Hàm lượng TSS khu vực sông La Ngà, tỉnh Đồng Nai 2011 ............ 51
vii


Hình 4-1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu ............................ 53
Hình 4-2. Hiện trạng mật độ phân bố bè cá trên sông La Ngà, tỉnh Đồng Nai .... 54
Hình 4-3. Phân bố nhóm tuổi của chủ hộ ni ................................................... 55
Hình 4-4. Tổng hợp kinh nghiệm ni cá bè và nơi cư trú của các chủ bè ......... 56
Hình 4-5. Phân bố nhân khẩu và nhân cơng trên bè ........................................... 56
Hình 4-6. Loại cá được ni ở sơng La Ngà ...................................................... 57
Hình 4-7. Loại thức ăn sử dụng ni cá bè và chất trộn thêm............................. 57
Hình 4-8. Tỷ lệ vị trí neo bè và nhận định về chất lượng nước sơng La Ngà ...... 58
Hình 4-9. Cá chết và nguyên nhân cá chết ......................................................... 59
Hình 4-10. Một số cách xử lý cá chết của chủ bè ............................................... 60
Hình 4-11. Tỷ lệ về hướng sản xuất tương lai của các chủ bè ............................ 61
Hình 4-12. Ý kiến về cơng tác quản lý của chính quyền địa phương .................. 61
Hình 4-13. Số liệu bè cá biến động qua các năm ................................................ 64

Hình 4-14. Sơ đồ vị trí các nguồn thải, các nguồn nước bổ cấp vào hồ Trị An ... 67
Hình 4-15. Chất thải từ phân cá ni bè............................................................. 69
Hình 4-16. Bản đồ mơ tả chất lượng nước khu vực nghiên cứu quý I/2011 ........ 78
Hình 4-17. Bản đồ mô tả chất lượng nước khu vực nghiên cứu quý II/2011 ...... 78
Hình 4-18. Bản đồ mơ tả chất lượng nước khu vực nghiên cứu quý III/2011 ..... 79
Hình 4-19. Bản đồ mô tả chất lượng nước khu vực nghiên cứu q IV/2011 ..... 80
Hình 5-1. So sánh về kích cỡ cá giống khi lựa chọn thả ni ............................. 85
Hình 5-2. Mô tả thức ăn công nghiệp sử dụng cho cá ........................................ 88
Hình 5-3. Khung thể chế ngành thủy sản Việt Nam ......................................... 100

viii


1

CHƯƠNG 1.
1.1.

GIỚI THIỆU CHUNG

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nuôi trồng thủy sản là một ngành sản xuất thực phẩm tăng trưởng nhanh nhất thế
giới. Hoạt động nuôi trồng thủy sản cung cấp một lượng cá và các nguồn thực
phẩm thủy sản khác phục vụ nhu cầu con người ngày càng tăng đáng kể. Ngành
công nghiệp nuôi trồng thủy sản cũng tạo ra hàng triệu cơng ăn việc làm. Nếu có
những phương pháp quản lý thích hợp, hoạt động ni trồng thủy sản có thể đạt
được tính bền vững cả về mặt mơi trường lẫn xã hội. Cơng nghiệp ni trồng
thủy sản có những loại hình khác nhau, như: loại hình mặt nước ao hồ, mặt nước
vùng bãi ven sông, nuôi lồng bè, nuôi eo ngách,… Bên cạnh những giá trị kinh tế

mà hoạt động nuôi trồng thủy sản mang lại, hoạt động này cũng trực tiếp và gián
tiếp tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến mơi trường sinh thái.
Mơ hình ni cá bè ở Việt Nam được hình thành từ rất lâu đời và phát triển cho
đến ngày nay và chủ yếu phát triển ở hình thức ni lồng bè nước ngọt. Mơ hình
ni cá bè được bắt nguồn từ vùng Biển Hồ của Campuchia, sau đó được kiều
dân hồi hương du nhập về Việt nam, đầu tiên mơ hình ni cá này được áp dụng
ở tỉnh An Giang từ những năm 1960 của thế kỷ 20 và tiếp tục nhân rộng ra các
địa phương, vùng miền trong đó có vùng Đơng Nam Bộ nói chung và tỉnh Đồng
Nai nói riêng, trong đó có làng cá bè La Ngà, tọa lạc tại huyện Định Quán, tỉnh
Đồng Nai.
Làng cá bè La Ngà, tỉnh Đồng Nai được hình thành từ những năm 1990 do bà
con vùng Đồng Tháp Mười và việt kiều Campuchia đến lập nghiệp. Nếu như đối
tượng cá được nuôi ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long là cá tra, các basa, cá
he…, thì ở vùng Đơng Nam Bộ, đặc biệt tại làng cá bè La Ngà chủ yếu phát triển
loại cá điêu hồng. Làng bè được phân bố dọc dịng sơng ở hai bên cầu La Ngà.
Kể từ khi nhà máy thủy điện Trị An được hình thành kể từ năm 1988, sông La
Ngà, tỉnh Đồng Nai được xem là một trong hai lưu vực sông lớn của hồ Trị An.
Theo Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN), hồ Trị An là một hồ được thiết kế
theo chức năng đa mục tiêu bao gồm: tích nước phát điện, thủy lợi, phục vụ nước


2

sinh hoạt cho thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hịa và Bình Dương, đồng thời đẩy
mặn cho hạ lưu, chống lũ, giao thông đường thủy và đặc biệt là phải giữ không
gây ô nhiễm môi trường trong suốt thời gian tồn tại lâu dài của nó. Tuy nhiên,
theo kết quả quan trắc môi trường do Trung tâm Kỹ thuật Quan trắc và Môi
trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai thực hiện trong những
năm gần đây cho thấy, chất lượng nước hồ Trị An có dấu hiệu chuyển biến theo
chiều hướng xấu đi do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn

nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của người
dân, ngoài ra cũng do nguyên nhân từ các trang trại ni cá và là hậu quả của
tình trạng phá rừng bừa bãi ở khu vực đầu nguồn.
GIS (Geographical Information System) – hệ thống thông tin địa lý từ lâu đã
được ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống con người. Với sự phát triển
không ngừng của công nghệ thơng tin, GIS ngày càng có những tính năng ưu việt
trong nhiều lĩnh vực, và đặc biệt là công cụ hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực quản lý
môi trường. Bằng công nghệ GIS, các thông tin và dữ liệu được lưu trữ, tìm
kiếm, phân tích, và biểu diễn trực quan dựa vào các bản đồ chuyên đề. Hơn thế
nữa, các thơng tin có thể liên tục được cập nhật rất thuận tiện cho việc quản lý và
định hướng cho quy hoạch. Do vậy, để đánh giá sâu hơn tác động của hoạt động
nuôi cá bè đến chất lượng nước sông La Ngà – hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai, Tác giả
chọn hướng nghiên cứu với đề tài: “Ứng dụng GIS trong việc quản lý tác động
của hoạt động nuôi cá bè đến chất lượng nước sông La Ngà, tỉnh Đồng Nai”.
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cần thiết cho việc định hướng quản lý và quy
hoạch làng cá bè La Ngà theo hướng bền vững, không làm suy giảm chất lượng
nước sông La Ngà, hồ Trị An kéo theo hậu quả ngược lại gây bệnh tật cho cá, tỷ
lệ cá chết nhiều hơn, làm giảm lợi ích về mặt kinh tế, đảm bảo hài hòa các yếu tố
an sinh xã hội, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.


3

1.2.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

1.2.1. Các nghiên cứu trong nước
1.2.1.1. Nghiên cứu và ứng dụng GIS


Ở nước ta, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ
GIS đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học và nhiều lĩnh vực kinh
tế khác nhau như:
 Qn sự, an ninh quốc phịng, hàng khơng: GIS đã được ứng dụng trong
công tác quản lý bảo vệ an ninh biên giới, không phận, hải phận,…
 Điều tra, quản lý tài nguyên thiên nhiên, nhiều dự án phát triển, quản lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được xây dựng thông qua việc khai thác,
sử dụng GIS.
 Giám sát quy hoạch, phát triển, quản lý đô thị: trong đó có các ứng dụng
cho việc phân loại nhà cửa, quản lý, phòng chống tội phạm, theo dõi, quản
lý sức khỏe cộng đồng, các cơng trình xây dựng dân dụng, cấp thốt
nước,…
 Phân vùng, quy hoạch, phát triển nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi…
 Đo đạc bản đồ, quản lý địa chính, địa giới, quan trắc, đo đạc các hiện
tượng bồi đất, trượt đất, xói lở đất.
 Phục vụ cơng tác thăm dị, khai thác dầu khí.
 Xây dựng các loại bản đồ chuyên đề, bản đồ tổng hợp, đồng thời xây dựng
các bộ bản đồ và cơ sở dữ liệu về địa chất, khí hậu, địa chính, địa giới,
quản lý tài nguyên, môi trường.
 Công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương là một trong
những lĩnh vực ứng dụng cơng nghệ GIS rộng lớn nhất, vì nhu cầu sử
dụng dữ liệu không gian của các cấp chính quyền địa phương là nhiều
nhất trong tất cả các lĩnh vực. GIS có thể được sử dụng trong việc tìm
kiếm và quản lý thửa đất, thay thế cho việc hồ sơ giấy tờ hiện hành. Nhà
cầm quyền địa phương cũng có thể sử dụng GIS trong việc bảo dưỡng nhà


4

cửa và đường giao thơng. GIS cịn được sử dụng trong các trung tâm điều

khiển và quản lý các tình huống khẩn cấp.
 Trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, GIS được dùng như là một hệ thống
đáp ứng nhanh, phục vụ chống thiên tai như lũ quét ở vùng hạ lưu, xác
định tâm bão, dự đoán các luồng chảy, xác định mức độ ngập lụt, từ đó
đưa ra các biện pháp phịng chống kịp thời... vì những ứng dụng này mang
tính phân tích phức tạp nên mơ hình dữ liệu khơng gian dạng ảnh (raster)
chiếm ưu thế.

Hình 1-1. Mơ tả ứng dụng GIS trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
1.2.1.2. Nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực nuôi cá bè

1-

Cơng trình 1: Nghiên cứu biện pháp quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn lợi

và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại hồ Trị An tỉnh Đồng Nai [31]
a- Nội dung:
 Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản tại hồ chứa Trị An tỉnh Đồng Nai;
 Xác định các nguyên nhân và tải lượng của các nguồn ô nhiễm tác động
đến chất lượng nước hồ; và
 Đề xuất mơ hình quản lý, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản và quy mô
phát triển nuôi trồng thủy sản tại hồ.
b- Kết quả:
 Do vấn đề môi trường chưa được xem trọng trước đây và sự quản lý thiếu
chặt chẽ của chính quyền địa phương nên nghề ni cá bè ở hồ Trị An gia
tăng đến mức khó kiểm soát;


5


 Nguyên nhân tác động đến chất lượng nước hồ Trị An chủ yếu từ sản xuất
công nghiệp, sinh hoạt, sự phân hủy của thảm thực vật vùng bán ngập,...
hoạt động nuôi cá bè chủ yếu gây ra ô nhiễm hữu cơ.
2-

Cơng trình 2: Nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi

trường nước đến hoạt động nuôi cá bè tại cồn Thới Sơn sông Tiền, tỉnh Tiền
Giang [27]
a- Nội dung:
 Đánh giá hiện trạng nuôi cá bè trên đoạn sông Tiền, khu vực cồn Thới
Sơn;
 Xác định nguồn thải gây ô nhiễm sông Tiền và cồn Thới Sơn;
 Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước ảnh hưởng đến hiệu quả
nuôi bè; và
 Xây dựng các biện pháp cải thiện và giảm thiểu khả năng ô nhiễm nhằm
nâng cao hiệu quả nuôi bè.
b- Kết quả:
 Mật độ thả bè cao ở khu vực có dịng chảy mạnh; quy trình ni bè khơng
phù hợp góp phần làm tăng ô nhiễm nước và hậu quả gây tác động trở lại
đến hiệu quả nuôi bè;
 Mật độ thả cá cao làm cho hệ số chuyển đổi thức ăn cao, dẫn đến cho ăn
thừa; Nước thải từ hoạt động nuôi bè xả trực tiếp ra sông Tiền;
 Nguồn nước mặt tại cồn Thới Sơn có dấu hiệu ơ nhiễm hữu cơ, dinh
dưỡng, vi sinh;
1.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước
1.2.2.1.

Nghiên cứu và ứng dụng GIS


Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hệ thống Môi trường Hoa Kỳ ESRI [12], Mạng lưới Truyền thông Không gian Địa lý – GIS development [14],
MDA’s U.S. Geospatial Services Unit [24], Cơ quan Quản trị Hàng không và
Không gian hoa Kỳ - NASA [26], công nghệ GIS đã và đang là công cụ hỗ trợ


6

đắc lực, giúp cho hàng ngàn tổ chức trên toàn thế giới và đã được ứng dụng trong
rất nhiều lĩnh vực và trong mọi hoạt động đời sống.
 Trong nông nghiệp: GIS được sử dụng trong công tác phân vùng; quy hoạch
[13], [22], [35]; quản lý tài nguyên đất [6]; đánh giá thích nghi đất đai [18];
nghiên cứu xói mịn, lũ lụt, năng suất [40]; ảnh hưởng môi trường tới năng
suất cây trồng [5];...
 GIS giúp xây dựng các mô hình thống kê trong việc xác định các tiềm năng về
địa mạo – thổ nhưỡng cho mục đích sử dụng nơng nghiệp [34]. Mơ hình sử
dụng những chỉ tiêu so sánh gồm các yếu tố vật lý, kinh tế, xã hội để xây dựng
các bản đồ thích nghi nhằm đưa ra hướng giải quyết đúng đắn trong quy
hoạch, quản lý và phát triển nông nghiệp
 Trong lâm nghiệp: GIS cung cấp cho các nhà quản lý lâm nghiệp những công
cụ mạnh mẽ để phân tích và đưa ra các quyết định liên quan đến phục hồi và
phát triển rừng [33], đồng thời cho phép thực hiện các công việc về quản lý,
lựa chọn, lập chương trình, kế hoạch khai thác hợp lý...
 Trong lĩnh vực giao thơng: GIS có khả năng ứng dụng đáng kể trong lĩnh vực
giao thông vận tải, phục vụ cho các nhu cầu quản lý cơ sở hạ tầng, quản lý
mạng lưới giao thông, quản lý trạm trại. Xây dựng kế hoạch duy tu, bảo
dưỡng, xây dựng mới hệ thống mạng lưới giao thông,... Việc lập kế hoạch và
duy trì cở sở hạ tầng giao thơng rõ ràng là một ứng dụng thiết thực, nhưng giờ
đây có sự quan tâm đến một lĩnh vực mới là ứng dụng định vị trong vận tải
hàng hải, và hải đồ điện tử. Loại hình đặc trưng này địi hỏi sự hỗ trợ của GIS.


Hình 1-2. Ứng dụng GIS trong quy hoạch đường giao thông


7

 Trong lĩnh vực môi trường: GIS kết hợp với tư liệu viễn thám giúp dự báo các
hiểm họa tự nhiên như: động đất, sống thần, núi lửa, gió xốy, bão lụt, các tác
nhân gây hại cho sản xuất, phát triển nông nghiệp, đời sống kinh tế, xã hội
[11], [17], đồng thời giúp đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp nhằm
giảm thiểu các thiệt hại do các tác động tự nhiên gây ra [39]. Ngoài ra, theo
những chun gia GIS kinh nghiệm nhất thì có rất nhiều ứng dụng đã phát
triển trong những tổ chức quan tâm đến mơi trường. Với mức đơn giản nhất
thì người dùng sử dụng GIS để đánh giá mơi trường, ví dụ như vị trí và thuộc
tính của cây rừng. Ứng dụng GIS với mức phức tạp hơn là dùng khả năng
phân tích của GIS để mơ hình hóa các tiến trình xói mịn đất sư lan truyền ơ
nhiễm trong mơi trường khí hay nước, hoặc sự phản ứng của một lưu vực sông
dưới sự ảnh hưởng của một trận mưa lớn. Nếu những dữ liệu thu thập gắn liền
với đối tượng vùng và ứng dụng sử dụng các chức năng phân tích phức tạp thì
mơ hình dữ liệu dạng ảnh (raster) có khuynh hướng chiếm ưu thế.
 Trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, người ta cũng đã áp dụng GIS để theo
dõi các bệnh lây nhiễm do côn trùng từ các hệ sinh thái nơng nghiệp [1], phân
tích, lập kế hoạch phục vụ phát triển sinh sản [35],...
 Trong y tế: Ngồi những ứng dụng cơ bản phục vụ cơng tác đánh giá và quản
lý, GIS còn được áp dụng trong lĩnh vực y tế. Ví dụ như, nó chỉ ra được lộ
trình nhanh nhất giữa vị trí hiện tại của xe cấp cứu và bệnh nhân cần cấp cứu,
dựa trên cơ sở dữ liệu giao thơng. GIS cũng có thể được sử dụng như là một
công cụ nghiên cứu dịch bệnh để phân tích nguyên nhân bộc phát và lây lan
bệnh tật trong cộng đồng.
 Trong quy hoạch đô thị: GIS đã sử dụng để khuếch trương, mở rộng phạm vi

kinh doanh [2], xây dựng chiến lược tiếp thị [8], đơn giản hóa các hoạt động
quản lý, thủ tục, dịch vụ ngân hàng [30], xác định mối liên quan giữa đặc điểm
xã hội và hệ thống phân phối của ngành ngân hàng [38],...
 Trong dịch vụ tài chính: GIS được sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính
tương tự như là một ứng dụng đơn lẻ. Nó đã từng được áp dụng cho việc xác
định vị trí những chi nhánh mới của Ngân hàng. Hiện nay việc sử dụng GIS


8

đang tăng lên trong lĩnh vực này, nó là một cơng cụ đánh giá rủi ro và mục
đích bảo hiểm, xác định với độ chính xác cao hơn những khu vực có độ rủi ro
lớn nhất hay thấp nhất. Lĩnh vực này đòi hỏi những dữ liệu cơ sở khác nhau
như là hình thức vi phạm luật pháp, địa chất học, thời tiết và giá trị tài sản.
 Trong dịch vụ công cộng và bán lẻ: Những tổ chức kinh doanh dịch vụ công
cộng là là những người dùng GIS linh hoạt nhất [10], GIS được dùng để xây
dựng những cơ sở dữ liệu là cái thường là nhân tố của chiến lược công nghệ
thông tin của các dịch vụ công cộng. Dữ liệu vector thường được dùng trong
các lĩnh vực này. Những ứng dụng lớn nhất trong lĩnh vực này là Automated
Mapping và Facility Management (AM-FM). AM-FM được dùng để quản lý
các đặc điểm và vị trí của các cáp, valve... Những ứng dụng này đòi hỏi những
bản đồ số với độ chính xác cao.

Hình 1-3. Mơ hình ứng dụng GIS trong quản lý kinh doanh bán lẻ
 Ở nhiều quốc gia người ta đã kết hợp GIS để thực hiện các nghiên cứu có liên
quan đến ni trồng thủy sản như [24]:
 Khai thác và phân tích các thông tin không gian (ảnh viễn thám) phục vụ cho
công tác đánh giá tác động môi trường biển và nuôi trồng thủy sản.
 Đánh giá ảnh hưởng của sự phân bố dịng chảy đến sự phân bố khơng gian
của các lồi sinh vật thủy sinh.

 Kết hợp các thơng tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau để xây dựng
các mơ hình phát triển thủy sản.
 Dự báo mơi trường, xác định các mục tiêu cho việc ổn định khai thác, bảo
tồn và phát triển đa dạng sinh học thủy sản.
 Xác định các hệ thông sinh thái, các khu vực nhạy cảm vùng ven biển.
 Xác định quy mô và tác động của các chất gây ô nhiễm.


9

 Đo vẽ, xác định ảnh hưởng do hoạt động của các đập nước, hồ chứa.
1.2.2.2.
1-

Nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực ni cá bè

Cơng trình 1: Nghiên cứu hoạt động nuôi cá điêu hồng trong bè và xu

hướng thay đổi nồng độ DO tại hồ Sampaloc, Philippines [33].
a- Nội dung:
 Nghiên cứu hiện trạng nuôi cá bè tại hồ; và
 Xác định sự thay đổi nồng độ DO theo kịch bản sử dụng như hiện tại và sử
dụng quá mức.
b- Kết quả:
 Với nồng độ DO tại thời điểm nghiên cứu, sự phát triển bình thường của cá
chỉ có thể diễn ra ở tầng mặt cho đến độ sâu 2m; và
 Với hiện trạng nuôi trồng và khai thác tại thời điểm nghiên cứu, sự sụt giảm
nồng độ DO và hình thành H2S có thể gây ngộ độc khiến cá chết ngạt.



Hướng nghiên cứu trong tương lai:

 Cắt giảm số hộ nuôi trồng cá bè tại hồ, đồng thời quy hoạch chuyển đổi nghề
nghiệp cho các hộ nuôi cá thể nhỏ lẻ; và
 Tiến hành sụt khí nhân tạo.
2-

Cơng trình 2: nghiên cứu và xác định lượng thải từ hoạt động nuôi cá

điêu hồng trong bè tại một hồ nước ngọt, miền Bắc Thái Lan [19].
a- Nội dung: Xác định ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá bè đến chất lượng
nước hồ.
b- Kết quả:
 Hoạt động nuôi trồng thải ra một lượng chất hữu cơ, nitrogen và phosphorus,
trong đó phosphorus có xu hướng tích lũy nhiều hơn;
 Hiện tượng tích lũy này diễn ra nhiều hơn ở khu vực xung quanh so với tại
tầng đáy của bè nuôi; và
 Hoạt động nuôi trồng gây ra sự suy giảm nồng độ DO và dẫn đến sự tích lũy
các hợp chất nitrogen gây độc.


10

3-

Cơng trình 3: Xác định ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá hồi trong bè tại

hồ Kesikkopru, Thỗ Nhĩ Kỳ [4].
a- Nội dung:
 Xác định ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá bè đến chất lượng bùn đáy;

 Ước lượng tải lượng nitrogen và phosphorus; và
 Đánh giá sự sai khác về chỉ tiêu chất lượng bùn giữa các trạm và các tháng.
b- Kết quả:
 Chất lượng bùn đáy bị ảnh hưởng tiêu cực;
 Tìm thấy sự sai khác có ý nghĩa giữa vị trí bè ni và trạm kiểm soát; và
 Cần quan tâm đến loại thức ăn và chế độ ăn.


Hướng nghiên cứu trong tương lai: Nghiên cứu chương trình quan trắc

định kỳ.
1.3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Ứng dụng công nghệ GIS trong việc quản lý tác động của hoạt động nuôi cá bè
đến chất lượng nước sông La Ngà nhằm đưa ra những phương pháp đánh giá
khoa học về tác động của hoạt động nuôi cá bè đến chất lượng môi trường nước
vùng nuôi và đề xuất giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa những tác
động bất lợi đến môi trường nước mặt, hỗ trợ chính quyền địa phương định
hướng cơng tác quy hoạch làng bè theo hướng đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển
kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường nguồn nước mặt hồ Trị An phục vụ
cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt vùng hạ lưu.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
(i)

Đánh giá hiện trạng quản lý và hoạt động nuôi cá bè trên hồ Trị An và hiện
trạng hoạt động của làng cá bè La Ngà;


(ii) Đánh giá chất lượng nước sông La Ngà, tỉnh Đồng Nai; nhận diện các
nguồn thải tác động đến chất lượng nước sông La Ngà;
(iii) Xác định các tác động của làng cá bè đến chất lượng nước sông La Ngà,
tỉnh Đồng Nai; và


11

(iv) Xây dựng cơ sở dữ liệu ứng dụng GIS đánh giá diễn biến chất lượng nước
sông La ngà, tỉnh Đồng Nai hỗ trợ cho công tác quản lý và định hướng quy
hoạch làng cá bè La Ngà trong tương lai.
Để đạt được các mục tiêu này, tác giả cần phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
(i)

Hiện trạng nuôi trồng và quản lý hoạt động của làng cá bè La Ngà hiện nay

như thế nào? Trong câu hỏi này, tác giả sẽ tập trung tìm hiểu các khía cạnh sau:
 Nguồn gốc các nguồn thải có tác động đến chất lượng nước sông La Ngà;
 Số lượng, quy mô bè và quy mô đàn cá nuôi trồng trong bè tại khu vực sông
La Ngà, tỉnh Đồng Nai;
 Hiện trạng, mật độ phân bố bè;
 Quy trình ni trồng và phương thức chăm sóc đàn cá;
 Chất lượng nước trong và ngồi bè; và
 Hiện trạng cơng tác quản lý ni trồng thủy sản của tỉnh Đồng Nai nói chung
và huyện Định Qn nói riêng.
(ii) Hoạt động ni cá bè có mức độ tác động qua lại như thế nào đối với chất
lượng nước sông La Ngà? Trong câu hỏi này, tác giả tập trung tìm hiểu các khía
cạnh:
 Kết quả quan trắc chất lượng nước sông La Ngà trong những năm gần đây;
 Những hậu quả gây ra cho làng cá bè từ ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước;

 Hoạt động của làng cá bè mang lại những lợi ích gì và gây ra những vấn đề
mơi trường gì đáng chú ý đến chất lượng nước sơng La Ngà.
(iii) Ứng dụng công cụ GIS phục vụ công tác quản lý tác động của hoạt động
làng cá bè đến chất lượng nước được thực hiện như thế nào?
1.4.
(i)

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát và đánh giá hiện trạng nuôi cá bè trên sông La Ngà thuộc tỉnh
Đồng Nai;

(ii) Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý hoạt động
làng cá bè và kiểm soát chất lượng nước sông La Ngà trong thời gian qua;


×