Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ swim bed sử dụng giá thể biofringe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

----------------------------

NGUYỄN LÂM PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN
BẰNG CÔNG NGHỆ SWIM-BED SỬ DỤNG GIÁ THỂ
BIOFRINGE
Chuyên ngành: CƠNG NGHỆ MƠI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

----------------------------

NGUYỄN LÂM PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN
BẰNG CÔNG NGHỆ SWIM-BED SỬ DỤNG GIÁ THỂ
BIOFRINGE
Chuyên ngành: CƠNG NGHỆ MƠI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ


TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2012


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 1 :
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2 :
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày … tháng …. năm 2012
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ mơn quản lý chuyên ngành


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Tp. HCM, ngày …. tháng …. năm …….
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN LÂM PHƯƠNG
Ngày, tháng, năm sinh: …../……/……
Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Phái:
Nam
Nơi sinh: …………..
MSHV: …………..

I - TÊN ĐỀ TÀI :
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN BẰNG
CÔNG NGHỆ SWIM-BED SỬ DỤNG GIÁ THỂ BIOFRINGE
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :
¾ Nhiệm vụ : Nghiên cứu hiệu quả xử lý chất hữu cơ và chất dinh dưỡng ở các
tải trọng khác nhau của nước thải chế biến thủy sản bằng cơng nghệ Swimbed kết hợp với giá thể Biofringe.
¾ Nội dung :


Thiết lập mơ hình theo quy mơ phịng thí nghiệm



Vận hành mơ hình và theo dõi ở các tải trọng: 0,5 – 3,0 kg
COD/m3/ngày




Đánh giá hiệu quả xử lý qua các chỉ tiêu: pH, COD, SS, N-NH4+, TKN,
N-NO3-, N-NO2-, TN, TP, độ kiềm và nồng độ sinh khối.

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ……./………/……..
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ………./………../……….
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CN BỘ MÔN QL CHUYÊN NGÀNH

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ gia đình,
thầy cô và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ, anh chị đã luôn động
viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và hồn thành
luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Q thầy cô Khoa Môi trường trường Đại học
Bách Khoa Tp.HCM đã truyền đạt kiến thức cho tôi những năm học tại trường. Đặc
biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đặng Viết Hùng đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cám ơn các anh chị trong Viện nghiên cứu ni trồng thủy sản 2 đã
nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến tất cả các bạn cùng khóa K2007 đã giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, 01/2012

Nguyễn Lâm Phương


 
 
 
 

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Cơng nghệ Swim-bed đang được nghiên cứu và ứng dụng hiện nay trong xử
lý các loại nước thải sinh hoạt và công nghiệp với nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật và
kinh tế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả xử lý các chất hữu
cơ và dinh dưỡng trong nước thải thủy sản bằng công nghệ Swim-bed sử dụng giá
thể Biofringe ở các tải trọng khác nhau từ 0.5 - 3 kg COD/m3/ngày. Thời gian lưu
nước khoảng 6 giờ ở tất cả các tải trọng. Kết quả nhiên cứu cho thấy hiệu quả loại
bỏ COD cao nhất đạt 94% ở tải trọng 1,5 kg COD/m3/ngày và hiệu suất nitrat hóa
đạt cao nhất 74% ở tải trọng 1,0 kg COD/m3/ngày và tải trọng nitơ 0,11 kg
N/m3/ngày. Ở tải trọng lớn nhất 3,0 kg COD/m3/ngày ứng với tải trọng nitơ 0.14 kg
N/m3/ngày thì hiệu quả loại bỏ COD đã giảm xuống chỉ còn 88% và hiệu suất
nitrat hóa cũng giảm chỉ cịn 65%. Nồng độ sinh khối tăng trong bể Swim–bed khi
tăng tải trọng COD và ở tải trọng 3,0 kg COD/m3/ngày, nồng độ sinh khối trong bể
Swim-bed đạt được 6.324 mg/l.  


ABSTRACT
The Swim-bed teachnology has been stduying and applying in domestic and
indusrial wastewater treatment with the technical and economy avantages. This
research was conducted to evaluate efficiency treatment of organic and nutrient in
wastewater aquaculture Swim-bed technology can use Biofringe at different loading
from 0.5 - 3 kg COD/m3/day. The hydraulic retention times were about 6h at all

VLRs.  The results showed that the highest removal COD were obtianed 94%
atvolumetric loading rate (VLR) of 1.5 kg COD/m3/d and nitrification efficiency
were 74% at the volumetric loading rates (VLRs) 1.0 kg COD/m3/d, corresponding
to 0.11 kg N/m3/d. At the hightest VLR 3.0 kg COD/m3/d (0.14 kg N/m3/d), low COD
removal and nitrification rate were observed, 88% and 64 %, respectively. The
hydraulic retention times were about 6h at all VLRs. Biomass concentration
increased as the increase of VLRs. Total biomass was 6,324 mg/l at VLRs of 3.0 kg
COD/m3/d, respectively.


MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................................. i
MỤC LỤC BẢNG ................................................................................................................iii
MỤC LỤC HÌNH ................................................................................................................. iv
CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................................... v
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.................................................................................................... 2
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ................................................................................................... 2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
1.5. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 2
1.6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ................................................................................................. 5
2.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI THỦY SẢN........................................................... 5
2.1.1. Hiện trạng của ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam ...................... 5
2.1.2. Các vấn đề ô nhiễm của ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam ........ 7
2.1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về công nghệ xử lý nước thải ngành chế
biến thủy sản ................................................................................................................... 9
2.2. XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC .................................. 12

2.2.1. Quá trình sinh trưởng lơ lửng ............................................................................. 12
2.2.2. Q trình sinh trưởng dính bám ......................................................................... 12
2.2.3. Q trình nitrat hóa ............................................................................................. 17
2.2.4. Q trình khử nitrat ............................................................................................ 20
2.2.5. Phương pháp sinh học loại bỏ photpho .............................................................. 25
2.3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SWIM-BED ....................................................... 27
2.3.1. Nguyên lý hoạt động .......................................................................................... 27
2.3.2. Ưu nhược điểm của công nghệ ........................................................................... 29
2.3.3. Các nghiên cứu về công nghệ Swim-bed ........................................................... 29
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 39

 



3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 39
3.2. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 40
3.2.1. Cấu tạo mơ hình.................................................................................................. 40
3.2.2. Giá thể sử dụng cho mơ hình .............................................................................. 41
3.2.3. Ngun tắc hoạt động của hệ thống ................................................................... 43
3.2.4. Q trình thí nghiệm ........................................................................................... 43
3.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................... 45
3.3.1. Các phương pháp phân tích ................................................................................ 45
3.3.2. Các phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 45
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................... 49
4.1. CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH .............................................................................................. 49
4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ ................................................. 50
4.2.1. Hiệu quả xử lý COD .......................................................................................... 50
4.1.2. Nồng độ SS đầu ra .............................................................................................. 53
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT DINH DƯỠNG ........................................ 54

4.3.1. Hiệu quả xử lý Nitơ tổng .................................................................................... 54
4.3.2. Hiệu quả xử lý TKN và Nitrat hóa ..................................................................... 56
4.3.3. Hiệu quả xử lý Photpho tổng .............................................................................. 63
4.4. NỒNG ĐỘ MLSS VÀ NỒNG ĐỘ SINH KHỐI DÍNH BÁM ................................ 64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 66
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 66
5.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 68
TÀI LIỆU TRONG NƯỚC .............................................................................................. 68
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI............................................................................................... 68
PHỤ LỤC A......................................................................................................................... 70
PHỤ LỤC B ......................................................................................................................... 72

 
ii 


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần nước thải từ các phân xưởng chế biến thuỷ sản ................................ 8
Bảng 3.1: Đặc tính của nước thải chế biến thủy sản chợ Tân Định ..................................... 39
Bảng 3.2: Thông số kỹ thuật của sợi Biofringe ................................................................... 42
Bảng 3.3: Các phương pháp phân tích ................................................................................. 45
Bảng 4.1: Các thơng số vận hành của mơ hình thí nghiệm ................................................. 49
Bảng 4.2: Nồng độ sinh khối trong bể Swim-bed................................................................ 64

 
iii 


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình cơng nghệ chế biến thủy hải sản .................................................. 7
Hình 2.2: Ảnh hưởng của tỉ số BOD : N và thời gian lưu bùn đối với tỉ lệ loại bỏ Nitơ .... 22
Hình 2.3: Mặt cắt của sợi sinh học ...................................................................................... 28
Hình 2.4: Mơ hình Swim-bed .............................................................................................. 29
Hình 3.1: Sơ đồ mơ hình thí nghiệm.................................................................................... 40
Hình 3.2: Cấu tạo sợi Biofringe ........................................................................................... 42
Hình 3.3: Hình chụp sợi Biofringe ...................................................................................... 42
Hình 3.4: Sơ đồ tiến trình thí nghiệm .................................................................................. 44
Hình 4.1: Nồng độ COD và hiệu suất xử lý theo thời gian ................................................. 51
Hình 4.2: Hiệu quả xử lý COD theo tải trọng ...................................................................... 52
Hình 4.3: Nồng độ SS đầu ra theo tải trọng ......................................................................... 53
Hình 4.4: Sự thay đổi nồng độ và hiệu quả xử lý TN theo thời gian ................................... 55
Hình 4.5: Hiệu quả xử lý TN theo tải trọng COD ............................................................... 56
Hình 4.6: Sự thay đổi nồng độ và hiệu quả xử lý TKN theo thời gian ................................ 57
Hình 4.7: Sự thay đổi nồng độ N-NO2- và N-NO3- theo tải trọng COD ............................. 58
Hình 4.8: Sự thay đổi Nồng độ N-NH4 theo tải trọng COD ................................................ 59
Hình 4.9: Hiệu suất nitrat hóa theo thời gian ....................................................................... 59
Hình 4.10: Hiệu suất nitrat hóa theo tải trọng hữu cơ ......................................................... 61
Hình 4.11: Sự thay đổi pH theo thời gian ............................................................................ 62
Hình 4.12: Sự thay đổi độ kiềm theo thời gian .................................................................... 62
Hình 4.13: Sự thay đổi nồng độ và hiệu quả xử lý TP theo thời gian ................................ 63

 
iv 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BF

Sợi sinh học (Biofringe)


BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa (Boichemical Oxygen Demand)

CAS

Bùn hoạt tính truyền thống (Conventional Activated Sludge)

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

DO

Oxy hòa tan (Demand Oxygen)

MLSS

Hàm lượng chất rắn lơ lửng (Mixed Liquor Suspended Solids)

MLVSS

Hàm lượng chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (Mixed Liquor Volatile
Suspended Solids)

PAOs

Vi sinh vật tích lũy photpho (Photphate Accumulating Organisms)


PVA –gel

Polyvinyl Alcohol Gel

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SS

Chất rắn lơ lửng (Suspended Solids)

SVI

Chỉ số thể tích bùn lắng (Sludge Volume Index)

TKN

Tổng nitơ Kjendahl (Total Nitrogen Kjendahl)

TN

Tổng nitơ (Total Nitrogen)

TP

Tổng photpho (Total Phosphorus)

TSS


Tổng chất rắn (Total Suspended Solids)

VFAs

Acid béo dễ bay hơi (Volatile Fatty Acids)

XLTN

Xử lý nước thải

 



Chương 1: Mở đầu

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chế biến thủy sản là một thế mạnh của Việt Nam và liên tục tăng trưởng trong
nhiều năm qua, là một trong ba mặt hàng xuất khẩu chính, kim ngạch trên 5 tỉ USD
(năm 2010) đã góp phần tạo cơng ăn việc làm cho hàng vạn lao động và thu về một
lượng lớn ngoại tệ . Tốc độ phát triển nhanh như vậy nhưng các cơ sở chế biến thủy
sản ở nước ta hầu hết được xây dựng từ lâu có qui mơ nhỏ cơng nghệ lạc hậu và
chưa tính đến việc xử lý chất thải ơ nhiễm từ q trình chế biến.
Ngành chế biến thủy sản đông lạnh sử dụng rất nhiều nước trong quá trình sản
xuất và chế biến, vì vậy nguồn nước thải tạo ra cho mơi trường xung quanh là khá
nhiều cùng với chất thải rắn và khí thải. Vấn đề ơ nhiễm nguồn nước do ngành chế
biến thủy sản thải trực tiếp ra môi trường đang mối quan tâm của mọi người.
Với những đặc trưng phát triển như vậy nên có sự mâu thuẫn giữa nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu về bảo vệ môi trường ngày càng sâu sắc, lượng

chất thải (nhất là về nước thải) của ngành này thải vào môi trường ngày càng tăng
lên cả về số lượng, thành phần. Đây là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến q
trình ni trồng thủy sản, sinh hoạt và đời sống nhân dân.
Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản hiện nay vẫn là phương pháp
sinh học với kiểu bể Aerotank truyền thống. Công nghệ này tiêu tốn nhiều diện tích
xây dựng, chi phí vận hành bảo dưỡng cao, lượng bùn dư sinh ra lớn, khả năng chịu
được sự sốc tải và nước thải đầu ra chưa đáp ứng được yêu cầu xả thải theo QCVN
11:2008/BTNMT.
Công nghệ Swim-bed với giá thể Biofringe là một công nghệ mới với hiệu quả
xử lý cao, thời gian lưu nước ngắn, lượng bùn dư sinh ra ít và có thể chịu được sự
sốc tải trong q trình xử lý. Vì vậy, cơng nghệ này có thể là một giải pháp thay thế
thích hợp cho q trình xử lý bùn hoạt tính truyền thống. Do đó, việc nghiên cứu và
ứng dụng cơng nghệ Swim-bed vào xử lý nước thải thủy sản là cần thiết.

 



Chương 1: Mở đầu

1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Nghiên cứu hiệu quả xử lý chất hữu cơ và chất dinh dưỡng ở các tải trọng
khác nhau của nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ Swim-bed kết hợp với
giá thể Biofringe.
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung vào các nội dung chính sau:
• Thiết lập mơ hình theo quy mơ phịng thí nghiệm.
• Vận hành mơ hình và theo dõi ở các tải trọng: 0,5 – 3,0 kg COD/m3/ngày
• Đánh giá hiệu quả xử lý qua các chỉ tiêu: pH, COD, SS, N-NH4+, TKN,
N-NO3-, N-NO2-, TN, TP, độ kiềm và sinh khối.

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu nêu trên, đã thực hiện các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
• Tổng quan tài liệu đã nghiên cứu, ứng dụng thực tế trong và ngoài nước
về cơng nghệ Swim-bed
• Thiết kế và nghiên cứu mơ hình theo quy mơ phịng thí nghiệm.
• Phương pháp phân tích hóa học, sinh học các thơng số mơi trường nước
thải trong phịng thí nghiệm.
• Tính tốn và xử lý số liệu phân tích bằng các cơng thức tốn học và phần
mềm Excel
1.5. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
• Nghiên cứu được thực hiện trong phịng thí nghiệm của Viện nghiên cứu
ni trồng thủy sản 2.
• Mơ hình nghiên cứu được chế tạo theo cơng nghệ Swim-bed có sử dụng
giá thể Biofringe
 



Chương 1: Mở đầu

• Đối tượng nghiên cứu là nước thải chế biến thủy sản của chợ Tân Định.
• Thời gian thực hiện đề tài khoảng 10 tháng
1.6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
™ Ý nghĩa khoa học
Công nghệ Swim-bed là sự kết hợp giữa quá trình sinh trưởng lơ lửng và q
trình sinh trưởng dính bám. Điều này cho phép nâng cao nồng độ và hoạt tính của
sinh khối. Từ đó, tăng tốc độ phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật và khả năng
thích nghi của chúng với điều kiện thay đổi tải trọng bất thường hoặc sự gián đoạn
trong quá trình xử lý.

™ Ý nghĩa thực tiễn
Các nghiên cứu về cơng nghệ Swim-bed ở Việt Nam cịn rất hạn chế trong khi
đó cơng nghệ Swim-bed với giá thể Biofringe cho phép tập trung nồng độ sinh khối
cao thích hợp cho việc xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ và dinh dưỡng cao
như nước thải chế biến thủy sản. Mặt khác, công nghệ này cho phép giảm chi phí
đầu tư và chất lượng nước đầu ra ổn định. Vì thế, việc ứng dụng cơng nghệ sinh học
hiếu khí giá thể nhúng chìm theo kiểu Swim-bed để xử lý nước thải chế biến thủy
sản ở nước ta là mới và cần thiết.
™ Tính mới của đề tài
Hiện nay, các công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản chủ yếu tập trung
vào công nghệ bùn hoạt tính thơng thường. Cơng nghệ Swim-bed sử dụng giá thể
Biofringe là một sự cải tiến về mặt giá thể nhằm tăng cường hiệu quả xử lý. Giá thể
Biofringe có độ bền cao và bùn có thể bám dính nhanh, dễ dàng. Công nghệ này áp
dụng lần đầu tiên được sử dụng vào để xử lý nước thải chế biến thủy sản.

 



Chương 2: Tổng quan

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI THỦY SẢN
2.1.1. Hiện trạng của ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam
Thủy sản là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng. Ðối với nuớc ta, thủy sản hiện đang cung cấp một nguồn thực
phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước và góp phần không nhỏ trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của nước nhà. Với tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm ướt
cũng như chịu sự chi phối của các yếu tố như gió mùa, địa hình, thổ nhưỡng, thảm
thực vật nên tạo điều kiện hình thành dịng chảy với hệ thống sông suối dày đặc, là

môi trường sinh sống của các loài thủy hải sản.
Theo thống kê của Bộ thủy sản thì hiện nay chúng ta có hơn 1.600.000 ha mặt
nước sơng ngịi có thể dùng cho ni trồng thủy sản, trong đó 811.700 ha mặt nước
ngọt, 635.400 ha mặt nước lợ cửa sông ven biển và 125.700 ha eo vịnh có khả năng
phát triển nghề ni trồng thủy sản. Bên cạnh đó các hồ nhân tạo cũng được xây
dựng, tính đến nay cả nước xây dựng được 650 hồ, đập vừa và lớn, 5300 hồ và đập
nhỏ với dung tích xấp xỉ 12 tỉ m3, đặc biệt chúng ta có nhiều hồ thiên nhiên và nhân
tạo rất lớn như hồ Tây (10 – 14 triệu m3), hồ Thác Bà (3000 triệu m3), hồ Cấm Son
(250 triệu m3).
Mặt khác, chúng ta có bờ biển dài trên 3200 km, có rất nhiều vịnh thuận lợi
kết hợp với hệ thống sơng ngịi, ao hồ là nguồn lợi to lớn để phát triển ngành nghề
nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản. Theo số liệu điều tra của những năm
1980 – 1990 thì hệ thực vật thủy sinh có tới 1.300 lồi và phân loài gồm 8 loài cỏ
biển và gần 650 loài rong, gần 600 loài phù du, khu hệ động vật có 9.250 lồi và
phân lồi trong đó có khoảng 470 loài động vật nổi, 6.400 loài động vật đáy, trên
2000 loài cá, 5 loài rùa biển, 10 loài rắn biển. Tổng trữ lượng cá ở tầng trên vùng
biển Việt Nam khoảng 1.2 – 1.3 triệu tấn, khả năng khai thác cho phép là 700 – 800
nghìn tấn/năm. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì tơm he khoảng 55 – 70 nghìn

 



Chương 2: Tổng quan

tấn/năm và khả năng cho phép là 50 nghìn tấn/năm. Các nguồn lợi giáp xác khác là
22 nghìn tấn/năm. Nguồn lợi nhuyễn thể (mực) là 64 – 67 nghìn tấn/năm với khả
năng khai thác cho phép là 13 nghìn tấn/năm. Như vậy nguồn lợi thuỷ sản chủ yếu
là tơm cá, có khoảng 3 triệu tấn/năm nhưng hiện nay mới khai thác hơn 1 triệu
tấn/năm.

Cùng với ngành nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thuỷ sản thì ngành chế biến
thủy sản đã đóng góp xứng đáng chung trong thành tích của ngành thủy sản Việt
Nam. Nguồn ngoại tệ cơ bản của ngành đem lại cho đất nước là của ngành chế biến
thủy sản, trong đó mặt hàng đơng lạnh chiếm khoảng 80%. Trong 5 năm (19911995) ngành đã thu về 130 triệu USD, tăng 529,24% so với kế hoạch 5 năm (19821985) và tăng 143% so với kế hoạch 5 năm (1986-1990), tăng 49 lần trong 15 năm.
Tốc độ trung bình trong 5 năm (1991-1995) đạt trên 21%/năm, thuộc nhóm hàng
tăng trưởng mạnh nhất của ngành kinh tế quốc doanh Việt Nam (trong năm 1995
đạt 55 triệu USD). Tổng kim ngạch xuất khẩu (1991-1995) có được là do ngành đã
xuất khẩu được 127.700 tấn sản phẩm (tăng 156,86% so với năm 1990) cho 25
nước trên thế giới, trong đó có tới 75% lượng hàng được nhập cho thị trường Nhật,
Singapore, Hồng Kông, EU, đạt 30 triệu USD/năm. Sản phẩm thủy hải sản của Việt
Nam đứng thứ 19 về sản lượng, đứng thứ 30 về kim ngạch xuất khẩu, và đứng hàng
thứ năm về nuôi tôm.
Ngành chế biến thủy sản là một phần cơ bản của ngành thủy sản, ngành có hệ
thống cơ sở vật chất tương đối lớn, bước đầu tiếp cận với trình độ khu vực, có đội
ngũ quản lý kinh nghiệm, cơng nhân kỹ thuật có tay nghề giỏi. Hiện nay cả nước có
khoảng 168 nhà máy, cơ sở chế biến đông lạnh với công suất tổng cộng khoảng
100.000 tấn sản phẩm/năm. Năm 2009 chương trình khuyến ngư triển khai với kinh
phí 23,2 tỷ đồng, chiếm 13%, tăng 47,9% so với năm 2008. Quy trình cơng nghệ
chế biến hàng đông lạnh ở nước ta hiện nay chủ yếu dừng ở mức độ sơ chế và bảo
quản đông lạnh. Chủ yếu là đưa tôm cá từ nơi đánh bắt về sơ chế, đóng gói, cấp
đơng, bảo quản lạnh… và xuất khẩu. Về thiết bị, đại đa số các nhà máy và cơ sở chế
biến thủy hải sản đông lạnh được xây dựng sau 1975, tập trung vào những năm 80
 



Chương 2: Tổng quan

cho nên còn tương đối mới, trang bị bằng máy cấp đông kiểu tiếp xúc 2 băng
chuyền.

2.1.2. Các vấn đề ô nhiễm của ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam
2.1.2.1. Quy trình cơng nghệ và nguồn phát sinh chất nước thải của ngành chế
biến thủy sản
Quy trình cơng nghệ chế biến thủy sản tại các nhà máy gồm các cơng đoạn sau:

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình cơng nghệ chế biến thủy hải sản

Ngành chế biến thủy sản là ngành tiêu thụ nhiều nước, lượng nước thải trung
bình là 70 – 120 m3 nước thải/tấn sản phẩm và gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm

 



Chương 2: Tổng quan

trọng. Quá trình tiêu thụ nước chủ yếu ở các công đoạn sản xuất như rửa nguyên
liệu, rửa thiết bị, sàn làm việc,… Hơn 80% tổng nhu cầu nước được tiêu thụ trong
công đoạn chế biến và vệ sinh thiết bị, nhà xưởng. Nước thải sinh ra trong quá trình
chế biến thuỷ sản chứa khối lượng lớn các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ
lửng, dầu mỡ,… Lưu lượng nước thải phụ thuộc vào các công đoạn chế biến, quy
mô sản xuất (Lực, 2008).
2.1.2.2. Thành phần, tính chất nước thải chế biến thủy sản
Nước thải chế biến thủy sản đặc trưng bởi các thông số ô nhiễm như: mùi, SS,
BOD5, COD, pH, TN, TP, coliform. Trong đó, N-NH4 là thành phần chủ yếu chiếm
78 – 99%. Theo Sở Khoa học Công nghệ Môi trường (1998) nước thải ngành chế
biến thủy sản có BOD5 trung bình trong khoảng 1200 – 1800 mg/L, COD là 1500 –
3000 mg/L, SS là 150 – 200 mg/L, tổng Nitơ từ 70 – 110 mg/L, tổng Photpho là 10
– 100mg/L (Lực, 2008). Tuy nhiên, thành phần nước thải chế biến thủy sản chênh
lệch rất lớn giữa các quy trình chế biến và nguồn nguyên liệu chế biến. Thành phần

nước thải được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.1: Thành phần nước thải từ các phân xưởng chế biến thuỷ sản
Quy trình chế biến
STT

Chỉ tiêu




Cá philê

Mực

Ghẹ

6,35 – 6,41

6,01 – 6,38

6,32-6,5

6,43-6,5

6,89-7,02

700-850

138-640


543-620

208-300

2.218-2.800

1

pH

2

SS (mg/L)

3

COD (mg/L)

4.500-5.096

895-1.020

2.162-2.305

1.687-1.760

3.850-4.200

4


BOD5 (mg/L)

3.760-4.200

688-830

1.757-1.850

1.333-1.450

3.675-3.860

5

PO43- (mg/L)

28-35

29-42

16-25

39-45

14-18

6

Cl⎯ (mg/L)


500-700

40-85

20-35

60-125

1.400-2.650

7

N tổng (mg/L)

80-150

35-75

60-75

24-36

120-165

(Nguồn: Nguyễn Trọng Lực, 2008)

 




Chương 2: Tổng quan

Hiện nay, các công nghệ xử lý cho chất lượng nước sau xử lý còn thấp, với
hiệu quả xử lý chất hữu cơ, xử lý nitơ còn thấp chưa đáp ứng với QCVN
11:2008/BTNMT. Như vậy, để giải quyết vấn đề này cần tìm kiếm một cơng nghệ
XLNT phù hợp với tình hình thực tế của ngành chế biến thủy sản từ những thành
tựu của các nghiên cứu cơng nghệ XLNT trên thế giới có liên quan với vấn đề này.
2.1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về công nghệ xử lý nước thải ngành
chế biến thủy sản
2.1.3.1. Các nghiên cứu trong nước
Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam nghiên cứu xử lý nước thải giàu Nitơ và
Phospho, trong đó có nước thải chế biến thủy sản (Lê Văn Cát, 2007)
Ðối với quá trình xử lý hiếu khí, tác giả nghiên cứu diễn biến phân hủy COD
và hợp chất Nitơ theo phương thức một và hai giai đoạn. Bể hiếu khí một giai đoạn
gồm có ngăn sục khí và ngăn lắng. Bể hiếu khí hai giai đoạn gồm bốn ngăn nối tiếp
nhau như: sục khí – lắng – sục khí – lắng. Kết quả cho thấy hiệu quả xử lý là 90%
với thời gian lưu nước khoảng 8 giờ trong khoảng nhiệt độ rộng và mật độ vi sinh là
8 g/L. Hiệu quả xử lý COD trong phương thức một hoặc nối tiếp hai giai đoạn khác
nhau không đáng kể.
Nghiên cứu ứng dụng bể phản ứng kỵ khí dịng chảy ngược với chất mang hạt
PVA-gel xử lý nước thải thủy sản (Lê Thị Cẩm Chi, 2010).
Hạt PVA-gel được sử dụng như chất mang trong mơ hình thí nghiệm bể phản
ứng dịng chảy ngược để xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản nhằm đánh giá
hiệu quả loại bỏ COD và sinh khối bám dính trên hạt PVA-gel. Hiệu quả xử lý
COD trung bình khoảng 86,7- 91,8%. Với thời gian hoạt động là 129 ngày, tải trọng
tăng lên đến 20 kgCOD/m3.ngày với COD đầu vào khoảng 4 g/l với thời gian lưu
nước là 4,9 giờ và hiệu quả khử COD khoảng 91,8% (±2,08). Sinh khối bám vào
hạt PVA-gel từ 0.067 mgVSS/hạt PVA-gel tại tải trọng 1 kgCOD/m3/ngày đến
1,567 mgVSS/hạt PVA-gel tại tải trọng 20 kgCOD/m3.ngày. Tỷ lệ MLVSS/MLSS


 



Chương 2: Tổng quan

là 0,87 tại tải trọng 20 kgCOD/m3/ngày. Lưu lượng tuần hoàn là 210-900 l/h phụ
thuộc vào tải trọng hữu cơ.
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ Moving
Bed Biofilm Reactor (MBBR) (Nguyễn Đan Bảo Linh, 2011).
Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chế biến thủy sản của công
nghệ MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) trên hệ thống mơ hình thí nghiệm gồm
bể MBBR kỵ khí và MBBR hiếu khí nối tiếp nhau. Đây là cơng nghệ màng sinh học
bám dính trên giá thể mà các giá thể chuyển động lơ lửng trong nước nhờ chế độ
khuấy trộn hoặc sục khí. Mơ hình MBBR kỵ khí được vận hành với bốn tải trọng
lần lượt là 2.7; 3; 4 và 6 kgCOD/m3/ngày, trong đó tải trọng tối ưu cho mơ hình kỵ
khí là 4 kgCOD/m3/ngày với hiệu suất xử lý COD và TKN tương ứng là 80% và
40%. Kết quả nghiên cứu rất khả thi đối với mơ hình MBBR kỵ khí nối tiếp MBBR
hiếu khí với hiệu suất xử lý COD và TN khá cao tương ứng 99% và 80% thời gian
lưu nước ở bể MBBR hiếu khí là 8 giờ. Nồng độ đầu ra của COD và TN đều đạt
tiêu chuẩn loại A theo QCVN 11:2008/BTNMT. Nghiên cứu mở ra một hướng mới
để xử lý các loại nước thải có nồng độ chất ơ nhiễm cao và dễ phân hủy sinh học
giúp nâng cao hiệu suất xử lý cho toàn bộ hệ thống.
2.1.3.2. Nghiên cứu ngoài nước
Xử lý nước thải thủy sản bằng hệ đất ngập nước (Prapa Sohsalam và cộng sự,
2008).
Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng hệ thống đất ngập nước ở
vùng nhiệt đới của nhằm đánh giá tính khả thi của việc sử dụng đất ngập nước để
loại bỏ các chất ô nhiễm từ nước thải chế biến thuỷ sản. Tác giả đã dùng sáu loài
thực vật nổi: Cyperus involucratus, Canna siamensis, Heliconia spp, Hymenocallis

littoralis., Typha augustifolia và Thalia deabata J. Fraser để trồng ở đất ngập nước
chảy trên bề mặt. Chúng sử dụng nước thải thủy sản đã được pha loãng 50% với
nước thải chế biến thủy sản đã được xử lý từ hồ hiếu khí. Macrophytes đã được tìm
thấy để đáp ứng hiệu quả xử lý, đáp ứng tiêu chuẩn nước xả thải tại thời gian lưu
 
10 


Chương 2: Tổng quan

nước 5 ngày. Trong khi C. involucratus, Deabata T. và T. augustifolia đạt hiệu quả
xử lý với thời gian lưu nước 3 ngày. Tỷ lệ hấp thu dinh dưỡng của các loài này đã
được quan sát thấy trong khoảng 1.43 – 2.30 gN/m.ngày và 0.17 – 0.29 gP/m.ngày,
tương ứng tại thời gian lưu nước 3 ngày. Hiệu quả xử lý cao nhất được tìm thấy tại
thời gian lưu nước 5 ngày. Trung bình hiệu quả loại bỏ được 91 – 99% cho BOD5,
52 – 90% cho SS, 72 – 92% cho TN và 72 – 77% TP. Các loài thực vật cho hiệu
quả xử lý Nitơ cao nhất là C. involucratus, deabata T. và T. Augustifolia. Thời gian
lưu nước ảnh hưởng đến hiệu quả loại bỏ chất gây ơ nhiễm cho tất cả các lồi. C.
involucratus, deabata T. và T. augustifolia có thể loại bỏ tất cả các chất gây ô
nhiễm một cách hiệu quả, ngay cả tại thời gian lưu nước thấp nhất (1 ngày).
Hiệu quả xử lý và khảo sát vi sinh của bể MBR đối với nước thải thủy sản
(Porntip Choksuchart Sridang, 2008)
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng màng sinh học
ngập nước nhằm mục tiêu chính là đánh giá hiệu quả hoạt động và cấu trúc của
cộng đồng vi sinh vật của một màng sinh học (MBR) để xử lý nước thải chế biến
hải sản và tái sử dụng. Hệ thống này được vận hành liên tục trong điều kiện thuận
lợi cho quá trình phát triển của vi sinh vật. MBR có hiệu quả xử lý tốt nước thải chế
biến thuỷ sản có nồng độ hữu cơ cao. MBR có thể chịu được áp lực cao như độ mặn
và sự biến thiên của COD, SS trong một phạm vi rộng. Sau 700 giờ hoạt động, bùn
hình thành trong bể tốt, dạng hạt và có vi khuẩn hình sợi phát triển vượt mức.

Nghiên cứu quá trình thủy phân axit kết hợp với bể SBR trong quá trình xử lý
nước thải chế biến thủy sản (Ye Shengquan, 2008).
Một phương pháp mới của quá trình thủy phân axit kết hợp với bể SBR trong
xử lý nước thải thủy sản đã được đưa ra. Trong giai đoạn tiền xử lý, công nghệ thủy
phân axit được chấp nhận, nó thì đạt hiệu quả để cải tiến khả năng phân hủy sinh
của nước thải. Phương pháp SBR được sử dụng trong giai đoạn của q trình xử lý
sinh hóa.

 
11 


Chương 2: Tổng quan

Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng chất lượng nước thải của ngành chế biến
thủy sản có thể đạt được cấp độ một theo qui định quốc gia về tiêu chuẩn xả thải
(GB 8978-1996). Khi nhiệt độ nước thải là 200C, thời gian lưu nước hơn 6h và nồng
độ COD, BOD, và SS lần lượt là 1100-1650 mg/l, 500-750 mg/l và 250-400 mg/l,
thì hiệu quả xử lý lần lượt đạt trên 95%, 96% và 92%. Tải trọng hữu cơ cao nhất đạt
được là 4,1 kg COD/m3/ngày. Tỉ lệ BOD/COD của nước thải ngành chế biến thủy
sản có thể tăng từ 0,5 đến 0,64 bởi quá trình xử lý thủy phân axit.
2.2. XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC
2.2.1. Quá trình sinh trưởng lơ lửng
Quá trình xử lý bùn hoạt tính bao gồm: xử lý bậc một (lắng cát), xử lý bậc
hai (quá trình xử lý sinh học và quá trình lắng bùn), xử lý bậc ba (giai đoạn xử lý
hoàn thiện: hồ sinh học, lọc màng và khử trùng). Quá trình sinh trưởng lơ lửng có
một số điểm bất lợi: lượng bùn sinh ra lớn, nồng độ MLSS bị giới hạn, thỉnh thoảng
bùn lắng kém, bể lắng lớn và chất lượng nước ra không được tốt (có bùn theo ra
ngồi). Đặc biệt, lượng bùn dư sinh ra của q trình bùn hoạt tính khoảng 15-100
L/kg-BOD khử. Việc xử lý và thải bỏ bùn dư trong hệ thống bùn sinh trưởng lơ lửng

địi hỏi chi phí cao, xấp xỉ một phần hai chi phí hoạt động của nhà máy xử lý nước
thải. Quản lý lượng bùn dư một cách thích hợp là điều cần thiết của quá trình xử lý
nước thải. Quá trình thải bỏ bùn dư là một trong những chi phí đắt nhất của q
trình xử lý. Nó có thể chiếm đến 60% tổng chi phí hoạt động của nhà máy (Yingjun
Cheng, 2006).
2.2.2. Quá trình sinh trưởng dính bám
2.2.2.1. So sánh q trình sinh trưởng dính bám và q trình sinh trưởng lơ
lửng
Q trình sinh trưởng dính bám gồm có vi sinh vật, hạt vật liệu, các polymer
ngoại bào dính bám và bao phủ bề mặt vật liệu đỡ. Vật liệu có thể là plastic, đá,
hoặc các loại vật liệu khác. Tốc độ phát triển và sử dụng cơ chất được mô tả trong
quá trình sinh trưởng dính bám có liên hệ với nồng độ chất hòa tan trong nước thải.
 
12 


Chương 2: Tổng quan

Đối với q trình sinh trưởng dính bám, chất nền được tiêu thụ trong lớp màng sinh
học. Tùy thuộc vào điều kiện phát triển và chế độ thủy lực của hệ thống, bề dày của
màng sinh học có thể từ 100µm đến 10mm. Lớp khuếch tán chia cách bề mặt màng
với lớp nước. Lớp nước bao phủ bề mặt màng hoặc là một hỗn hợp bên ngoài của
lớp màng cố định. Chất nền, oxy, dinh dưỡng khuếch tán qua lớp khuếch tán đến
màng và sản phẩm của sự phân hủy từ màng đi vào lớp nước sau khi khuếch tán qua
lại lớp khuếch tán.
Một đặc tính nổi bật của hệ thống màng sinh học là khả năng chịu được sự sốc
tải. Những vật liệu mang có đặc tính hấp phụ hoặc trao đổi ion cho phép làm giảm
nồng độ của độc chất tác động đến vi sinh vật. Hơn nữa, q trình sinh trưởng dính
bám có thể xử lý nước thải có nồng độ thấp. Đối với hệ thống bùn hoạt tính, nếu
nồng độ BOD có giá trị nhỏ hơn 50-60mg/l, nó sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và

phát triển của bơng bùn. Tuy nhiên, q trình sinh trưởng dính bám có thể làm giảm
nồng độ nước thải có BOD5 thấp từ 5-10mg/l đến 20-30mg/l. Do đó, q trình sinh
trưởng dính bám dễ quản lý và có thể cắt giảm chi phí (Yingjun Cheng, 2006).
Hơn thế nữa, trong q trình bùn hoạt tính, nồng độ MLVSS có thể duy trì từ
1500-3000 mg/l trong bể aerotank và bùn thì ở trạng thái hồn tồn lơ lửng. Do đó,
nếu tăng tải trọng hoặc nồng độ chất hữu cơ cao, nó sẽ mang sinh khối theo ra ngồi
hoặc làm khó khăn trong q trình lắng, dẫn đến chất lượng nước ra giảm. Ngược
lại, q trình sinh trưởng dính bám có thể lưu giữ nồng độ sinh khối cao khi các vi
sinh vật dính bám vào bề mặt của vật liệu đỡ. Nồng độ MLVSS có thể đạt từ
22.000-150.000 mg/l, cao gấp 7-15 lần q trình bùn hoạt tính (Yingjun Cheng,
2006). Trong q trình sinh trưởng dính bám, sinh khối bám vào bề mặt của vật liệu
đỡ nên mật độ của chúng cao hơn trong chất lỏng. Hơn thế nữa, vật liệu được xếp
thành khối làm nó dễ dàng phân tán chất lỏng. Đặc tính này thì có lợi cho việc lưu
giữ sinh khối, đặc biệt nó có thể giữ được nồng độ vi sinh vật cao với tỷ lệ sinh
trưởng thấp.

 
13 


Chương 2: Tổng quan

Trong q trình bùn hoạt tính, nồng độ vi khuẩn nitrat hóa cần thiết khơng chỉ
bị kiểm sốt bởi nồng độ chất nền mà cịn phụ thuộc vào thời gian lưu bùn. Trong
khi đó, q trình sinh trưởng dính bám có thể giữ cố định sinh khối trên bề mặt vật
liệu đỡ, cung cấp đủ thời gian sinh trưởng để vi sinh vật làm giàu. Trong quá trình
sinh trưởng dính bám, sinh khối thường bao quanh vật liệu đỡ. Vì vậy khi sinh khối
tiếp xúc với nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải, sự chịu đựng cao của lớp vật liệu
được xếp thành khối hoặc lớp vật liệu đỡ có thể làm giảm ảnh hưởng của độ chất
đến vi sinh vật, do đó q trình hoạt động được ổn định đến mức cao nhất (Yingjun

Cheng, 2006).
2.2.2.2. Q trình sinh trưởng dính bám với giá thể cố định (Fixed-bed process)
Đối với q trình sinh trưởng dính bám cố định hiếu khí, giá thể và màng vi
sinh được cố định. Chất ơ nhiễm hoặc amonia được oxy hóa khi nước thải chảy qua
màng trên bề mặt của vật liệu. Thơng thường, oxy được cung cấp bằng q trình
khuếch tán vào trong vật liệu hoặc hòa tan vào trong nước thải. Loại vật liệu và kích
cỡ của giá thể là nhân tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả và đặc tính hoạt động của
q trình sinh trưởng dính bám giá thể cố định. Đối với nghiên cứu này, bùn dư từ
sự phát triển sinh khối và chất rắn lơ lửng trong dòng vào được giữ lại trong hệ
thống và định kỳ thải bỏ. Bên cạnh đó, nó địi hỏi có một hệ thống rửa ngược sử
dụng nước sau khi lọc để đẩy cặn tích lũy trong hệ thống ra ngồi.
Ưu điểm chính của q trình này là u cầu khơng gian nhỏ, có khả năng xử lý
hiệu quả nước thải pha lỗng, khơng cần hệ thống lắng bùn và có tính thẩm mỹ.
Nhược điểm của q trình này là hệ thống phức tạp (trang bị máy móc và thiết bị
điều khiển), giới hạn về mặt kinh tế khi xây dựng ở quy mơ lớn, và chi phí cao hơn
q trình bùn hoạt tính (Metcafl and Eddy, 2003)
Đối với xử lý kỵ khí, q trình này cũng một đóng vai trị quan trọng. Nói
chung, việc đặt khối vật liệu có thể ở sâu hơn, hoặc thiết kế hỗn hợp, cao khoảng 50
đến 70%. Giá thể được sử dụng phổ biến nhất là tấm nhựa lượn sóng hoặc kiểu hình
ống, tương tự như q trình sinh trưởng dính bám hiếu khí. Diện tích bề mặt riêng

 
14 


×