Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.49 KB, 9 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC
LẠNG SƠN
1.1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý nguyên vật liệu tại Điện lực Lạng Sơn.
1.1.1. Đặc điểm của vật liệu sử dụng.
Để tiến hành quá trình sản xuất, các doanh nghiệp phải có các yếu tố
đầu vào cho quá trình sản xuất và nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ
bản của quá trình sản xuất. Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì có nguyên vật
liệu khác nhau, điều đó tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp.
Điện lực Lạng Sơn là một cơ quan trực thuộc Công ty Điện lực 1, quá trình
sản xuất và kinh doanh điện được mua từ Công ty Điện lực 1. Sản phẩm điện
là một sản phẩm đặc biệt, vì vậy không giống các doanh nghiệp sản xuất khác
nguyên vật liệu được sử dụng chủ yếu trong quá trình hoạt động của Điện lực
Lạng Sơn cũng mang những đặc thù riêng không giống những mặt hàng
khác, không phát sinh chi phí vận chuyển bốc dỡ, điện không có hàng tồn
kho được truyền tải do các đường dây dẫn, sau đó đến các trạm phân phối
cung cấp đến người tiêu dùng. Với hoạt động sản xuất kinh doanh như vậy
nên nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh của Điện lực
rất đa dạng như : cáp nhôm, cáp bọc, tủ điện, cột điện, sắt, thép, xi măng, cát,
đá,…Nguyên vật liệu tại Điện lực Lạng Sơn chỉ tham gia vào một chu kỳ
kinh doanh và khi tham gia vào quá trình sản xuất chúng bị tiêu hao hoặc
thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Giá trị của nguyên vật liệu được kết
chuyển vào chi phí hoạt động theo từng phân xưởng, chi nhánh điện và gắn
với mục đích sử dụng của từng phân xưởng, chi nhánh.
Từ đặc điểm trên cho thấy việc quản lý nguyên vật liệu của Điện lực có
những khó khăn riêng biệt. Vấn đề đặt ra cho Điện lực là phải đưa ra được
những biện pháp quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu và sử dụng nguyên vật liệu
một cách tiết kiệm có hiệu quả, tránh tình trạng hao hụt mất mát, lãng phí
nguyên vật liệu, góp phần tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành.
1.1.2. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu tại Điện lực Lạng Sơn.
Nguyên vật liệu của Điện lực Lạng Sơn có rất nhiều chủng loại, phong
phú và biến động thường xuyên. Từ đặc điểm đó của nguyên vật liệu mà


trong quá trình sản xuất, kinh doanh Điện lực Lạng Sơn phải quản lý chặt chẽ
nguyên vật liệu ở mọi khâu, từ khâu thu mua, bảo quản đến khâu sử dụng và
dự trữ.
Trong khâu thu mua : Điện lực Lạng Sơn thường xuyên phải tiến hành
mua nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất và phục vụ
cho nhu cầu kinh doanh điện. Ngoài ra phải quản lý chặt chẽ về khối lượng,
quy cách, chủng loại, giá mua, chi phí mua nguyên vật liệu, thực hiện đúng
tiến độ mua nguyên vật liệu theo kế hoạch. Việc tổ chức kho vật liệu phải
thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại nguyên vật liệu, tránh hư
hỏng, mất mát, hao hụt và đảm bảo an toàn. Việc sử dụng nguyên vật liệu tại
Điện lực Lạng Sơn được thực hiện một cách hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định
mức và dự toán chi phí, góp phần làm giảm chi phí sản xuất. Do vậy trong
khâu sử dụng cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất
dùng và sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó kế
toán còn phải cung cấp những thông tin về nguyên vật liệu với tư cách là một
bộ phận của chi phí thường xuyên cần bù đắp sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Trong khâu dự trữ đòi hỏi Điện lực Lạng Sơn phải xác định được mức
tối đa, tối thiểu để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục,
thống nhất, không bị gián đoạn và đảm bảo cung cấp kịp thời cho nhu cầu sử
dụng nguyên vật liệu.
Để tăng cường tính tự động hoá (chương trình phần mềm FMIS) và
làm giảm bớt sự cồng kềnh Điện lực Lạng Sơn đã tiến hành hệ thống hoá, mã
hoá các loại đối tượng, danh mục được phân biệt với nhau bởi mã đối tượng
thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán như : danh mục vật tư chủ yếu,
danh mục vật tư thiết bị, danh mục nơi sản xuất, danh mục loại kho, danh
mục kho làm việc, danh mục nguồn vốn, danh mục mục đích, danh mục bộ
phận sử dụng, danh mục công trình, danh mục nhà cung cấp, danh mục mã
chất lượng,…
Các loại nguyên vật liệu có những đặc điểm, đặc thù giống nhau thì
được nhóm lại với nhau. Loại nguyên vật liệu được dùng để đặc trưng cho

các đối tượng có cùng bản chất, các loại nguyên vật liệu được phân biệt với
nhau bởi mã loại đối tượng. Vì nguyên vật liệu có nhiều chủng loại đa dạng
mà yêu cầu đặt ra là quản lý và hạch toán tốt. Điện lực Lạng Sơn đã xây dựng
hệ thống danh mục mã vật tư chi tiết đến từng danh điểm, việc xây dựng căn
cứ vào nhóm vật tư :
+ Loại 1 : Nhiên liệu, khí, hoá chất, xăng dầu.
+ Loại 2 : Kim khí.
+ Loại 3 : Vật liệu điện tử bán dẫn.
+ Loại 4 : Văn phòng phẩm.
+ Loại 5 : Phụ tùng.
+ Loại 6 : Vật tư thu hồi.
+ Loại 7 : Công cụ dụng cụ.
Mỗi loại vật tư có tính chất khác nhau, có đơn vị tính khác nhau do vậy
phải tiến hành mã hoá khác nhau, mỗi vật tư được mã hoá bởi 8 ký tự theo
các số tự nhiên từ 0 đến 9. Việc khai báo mã vật tư được tiến hành một lần
khi bắt đầu sử dụng chương trình phần mềm. Những loại vật tư nào phát sinh
mà chưa có trong danh mục thì khai báo bổ xung. Giao diện phần mềm
hưỡng dẫn sử dụng chương trình quản lý vật tư có dạng như sau :
Hình 1 – 1 : Giao diện hưỡng dẫn sử dụng chương trình quản lý vật tư.
1.2. Phân loại nguyên vật liệu tại Điện lực Lạng Sơn.
Sản phẩm điện là một sản phẩm đặc biệt, vì vậy không giống các doanh nghiệp sản
xuất khác nguyên vật liệu được sử dụng chủ yếu trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp cũng mang những đặc thù riêng. Nguyên vật liệu ở Điện lực Lạng Sơn gồm nhiều
chủng loại khác nhau, có quy cách kích cỡ và đơn vị tính khác nhau nên được phân thành
những loại khác nhau. Điện lực Lạng Sơn tiến hành phân loại nguyên vật liệu căn cứ vào
nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp, do đặc thù của ngành Điện nên
không có vật liệu chính, hiện nay nguyên vật liệu ở Điện lực Lạng Sơn được phân loại như
sau :
 Vật liệu phụ : Bao gồm các loại vật liệu được sử dụng cho sửa chữa lưới điện, phục vụ
công tác kinh doanh bán điện bao gồm : cáp nhôm, cáp bọc, dầu biến thế, cột điện, cầu

dao, cầu chì,…
 Nhiên liệu : Bao gồm xăng, dầu các loại dùng cho phương tiện vận tải để phục vụ cho
công trình, phòng ban, xưởng đội, các chi nhánh điện.
 Phụ tùng thay thế, sửa chữa : Bao gồm các loại vật liệu được sử dụng cho việc thay thế,
sửa chữa các loại TSCĐ là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải như : vòng bi, ắc quy,…
 Vật tư thiết bị XDCB : Bao gồm vật tư thiết bị phục vụ cho công tác XDCB.
 Vật liệu thu hồi : Là các loại vật liệu được loại ra trong quá trình cải tạo, sửa chữa lớn,
sửa chữa thường xuyên lưới điện được thu hồi về nhập kho như : cáp nhôm, cáp bọc, cột
điện, sắt thép, xà sắt,…
Việc phân loại nguyên vật liệu trên nhằm tổ chức tốt việc bảo quản nguyên vật liệu,
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, đảm bảo việc tính
đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Có thể nói, chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ
trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất, do đó chỉ cần sự biến động nhỏ của chi phí
nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng ngay tới giá thành, chính vì vậy mà Điện lực Lạng Sơn
cần có các biện pháp quản lý nguyên vật liệu trong tất cả các khâu từ khâu mua, vận
chuyển, bảo quản và sử dụng, tránh tình trạng hư hao, mất mát, sử dụng lãng phí nguyên
vật liệu,…làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của Điện lực Lạng Sơn. Để
giúp cho công tác quản lý được dễ dàng, Điện lực Lạng Sơn đã lập doanh điểm vật tư theo
bộ danh điểm của Công ty Điện lực 1. Danh điểm vật tư trên sổ kế toán và danh điểm vật
tư ghi trên thẻ kho luôn luôn thống nhất với nhau.
1.3. Tính giá nguyên vật liệu tại Điện lực Lạng Sơn.

×