Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.38 KB, 18 trang )

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU
3.1. Đánh giá khái quát thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty Cổ phẩn Bánh kẹo Hải Châu
3.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, nhận thức được tầm quan
trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, Công ty đã ra
sức tăng cường thực hiện công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, và kế toán đã thực sự được coi là một trong những công cụ quản lý quan
trọng trong quản lý tài chính.
Nhìn chung, tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với tình hình thực tế tại Công
ty về quy mô hoạt động và loại hình sản xuất kinh doanh. Mỗi một phần hành kế
toán là một mắt xích để đảm bảo tính toàn diện của thông tin kế toán, các kế toán
phần hành có nghiệp vụ tương đối đồng đều và có tinh thần trách nhiệm cao.
Trong phòng kế toán có tất cả tám người. Bà Phạm Thị Mai Hương là người
có năng lực trình độ cao nhất đảm nhiệm chức Kế toán trưởng của Công ty. Bà đã
có thời gian 26 năm kinh nghiệm làm kế toán tổng hợp, quãng thời gian đó giúp
cho bà nắm vững được hoạt động của phòng kế toán, cách điều hành tổ chức lao
đông kế toán, cũng như quản lý, hướng dẫn nhân viên dưới quyền thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình. Kế toán tổng hợp do ông Nguyễn Mạnh Thắng đảm nhận.
Trong các phần hành kế toán thì phần hành kế toán tổng hợp là phần hành phức tạp
nhất, yêu cầu độ chính xác và khả năng xử lý công việc tốt, người đảm nhiệm phần
hành kế toán tổng hợp phải là người được đào tạo một cách bài bản, có kiến thức
chuyên sâu. Như vậy, việc phân công ông Thắng làm kế toán tổng hợp, kiêm Phó
phòng Kế toán - tài chính là hợp lý, phù hợp với năng lực cá nhân. Các nhân viên
phần hành khác cũng có trình độ phù hợp với phần hành mà mà đảm nhận. Từ đó,
giúp cho việc thực hiện các phần hành kế toán được chính xác, đảm bảo sự giám
sát, chỉ đạo thống nhất của kế toán trưởng. Đối với phần hành chi phí sản xuất và
tính giá thành, kế toán viên phải thường xuyên đối chiếu số liệu với các xí nghiệp,
chi nhánh nhằm thu thập đầy đủ thông tin, tránh sai sót trong quá trình tính toán
cũng như ghi sổ.


Các kế toán viên trong Công ty luôn được đào tạo, tiếp cận với những chuẩn
mực mới trong nghiệp vụ, trong việc áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến
vào công tác kế toán để nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, xử lý và cung cấp
thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cho quản lý cấp trên, giảm chi phí cho công
tác quản lý.
3.1.2. Về vận dụng chế độ kế toán vào kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm
3.1.2.1. Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Xuất phát từ đặc điểm là các nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá
thành sản phẩm và hầu như không có sản phẩm dở dang nên Công ty đã xây dựng
định mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Điều đó đã đơn
giản hoá việc theo dõi chi tiết từng loại nguyên vật liệu trên “Báo cáo sử dụng
nguyên vật liệu”. Từ đó, Công ty dễ dàng xây dựng chế độ thưởng, phạt đối với
tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho các xí nghiệp. Nó đã khuyến khích các xí
nghiệp thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, việc nguyên vật liệu được theo dõi chi tiết từng loại trên sổ kế toán
và tổng hợp theo từng sản phẩm và Công ty sử dụng “Bảng chi tiết chứng từ - bút
toán” theo dõi từng loại nguyên vật liệu (cả về mặt lượng và mặt giá trị) sử dụng
cho từng loại sản phẩm của từng xí nghiệp đã góp phần làm cho việc kế toán chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp và tính giá thành sản phẩm được chính xác hơn.
Tuy nhiên, Công ty áp dụng tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp
bình quân gia quyền kể cả nguyên vật liệu dự trữ. Công việc tính tổng giá nguyên
vật liệu xuất kho chỉ được thực hiện vào cuối mỗi tháng khi tổng hợp được số
lượng và giá trị của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, còn hàng ngày kế
toán chỉ theo dõi số lượng xuất kho, không theo dõi về mặt giá trị. Vì vậy, ta không
thấy được sự biến động về giá trị của từng loại vật liệu xuất kho để có những điều
chỉnh thích hợp.
Hơn nữa, với số lượng nguyên vật liệu biến động trong tháng nhiều mà khối
lượng công việc kế toán thường dồn nhiều vào cuối tháng và kéo dài đến giữa
tháng sau mới hạch toán xong chi phí nguyên vật liệu cho các sản phẩm. Đến lúc

đó, thông tin về chi phí nguyên vật liệu mới được cung cấp. Như vậy, việc cung
cấp thông tin là không kịp thời.
3.1.2.2. Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Với phương châm đẩy mạnh năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản
phẩm, Công ty đã sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực
tiếp trên toàn Công ty. Điều đó không những khuyến khích người lao động tăng
năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất mà còn giúp cho nhân viên
thống kê xí nghiệp và kế toán tiền lương kế toán chi phí nhân công trực tiếp được
chính xác qua “Bảng năng suất lao động” và “Bảng chấm công”.
Tuy nhiên, Công ty không áp dụng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ
phép của công nhân sản xuất. Điều này làm cho giá thành đơn vị từng loại sản
phẩm không ổn định. Tháng nào công nhân sản xuất nghỉ phép nhiều thì giá thành
sản phẩm sẽ tăng lên do số lượng công nhân sản xuất trực tiếp chiếm 80% tổng số
cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Hơn nữa, số công nhân sản xuất thường nghỉ
phép không đều đặn và ổn định giữa các tháng trong kỳ, có thể họ lại nghỉ vào
những tháng doanh thu giảm, làm ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu của Công ty.
3.1.2.3. Về kế toán chi phí sản xuất chung
Công ty tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phân bổ là
sản lượng sản phẩm sản xuất không quy đổi. Việc phân bổ dựa trên tiêu thức này
làm cho việc tính toán số phân bổ đơn giản. Tuy nhiên, các sản phẩm thường khác
nhau về chất lượng, quy cách nên việc sử dụng tiêu thức phân bổ là sản lượng sản
phẩm không quy đổi sẽ làm chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm
không hợp lý, vì thực tế chưa chắc những sản phẩm có sản lượng nhiều thì chi phí
sản xuất chung cao hơn các sản phẩm khác. Điều đó dẫn đến sự không chính xác
trong việc tính giá thành sản phẩm sản xuất.
Việc tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định như hiện nay chưa được thể
hiện trên “Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định” theo quy định. Các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài sản cố định đều được thể hiện trên
Nhật ký chung, Sổ cái TK 6274, TK 6414, TK 6424, TK 214. Việc tổ chức sổ như
vậy là chưa khoa học, làm mất nhiều thời gian cho việc tổng hợp chi phí khấu hao tài

sản cố định vào từng xí nghiệp.
Ngoài ra, Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố
định mà chỉ khi chi phí này phát sinh thì sẽ được hạch toán vào TK 142 rồi tiến
hành phân bổ dần. Điều này không sai quy định nhưng việc không trích trước chi
phí sữa chữa lớn tài sản cố định sẽ làm cho Công ty thiếu chủ động trong việc phản
ánh một khoản chi phí phát sinh lớn như vậy.
Ở Công ty, ngoài bộ phận sản xuất kinh doanh chính còn có phân xưởng phụ
nhằm thực hiện cung cấp dịch vụ sửa chữa cho sản xuất kinh doanh chính, đó là
phân xưởng cơ điện. Khi phát sinh một khoản chi phí cho sản xuất kinh doanh phụ
(chi phí công cụ dụng cụ để bảo dưỡng, thay mới các thiết bị, tiền lương công nhân
sửa chữa máy móc,...) kế toán không hạch toán riêng trên các TK 621, 622, 627 -
chi tiết cho phân xưởng cơ điện, mà đến cuối tháng hạch toán vào TK 627. Cuối
kỳ, kế toán tiền hành phân bổ trực tiếp cho các xí nghiệp sản xuất chính : xí nghiệp
bánh cao cấp, xí nghiệp bánh kem xốp, xí nghiệp kẹo, xí nghiệp gia vị thực phẩm,
xí nghiệp bánh mỳ. Do đó, việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh phụ đã
không phản ánh được ảnh hưởng của phân xưởng cơ điện đến các xí nghiệp sản
xuất chính và chưa xác định được giá thành của các sản phẩm phụ phục vụ cho sản
xuất kinh doanh.
3.1.2.4. Về hệ thống chứng từ sử dụng
Hệ thống chứng từ có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của một Công
ty. Xét về phương diện quản lý, nó đảm bảo quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh. Còn trên phương diên kế toán, nó đã giúp cho kế toán thực hiện công tác
ghi sổ trên cơ sở chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp. Hơn nữa, nó còn tạo ra một hệ
thống bằng chứng có tính pháp lý cao khi Công ty cần giải quyết các tranh chấp
trong quan hệ pháp luật, hành chính.
Bất kỳ một nghiệp vụ kinh tế nào phát sinh đều có các chứng từ minh chứng.
Các chứng từ này được chuyển đến phòng kế toán kịp thời nhất, các kế toán viên
phần hành phân loại để ghi sổ một cách thích hợp nhất. Hệ thống chứng từ của
Công ty được luân chuyển khá hợp lý. Chúng được theo dõi về cả mặt số lượng và
giá trị. Các chứng từ Công ty sử dụng đều theo đúng mẫu mà Bộ tài chính đã ban

hành. Sau đó, chúng được lưu trữ và bảo quản đầy đủ theo từng phần hành. Chúng
được phân loại rõ ràng đã giúp kế toán viên tránh được tình trạng lưu trữ, bảo quản
chồng chéo, không đúng chức năng.
Các chứng từ kế toán phát sinh liên quan đến các khoản mục chi phí đều
được kế toán tập hợp đầy đủ để làm căn cứ vào sổ kế toán. Các nội dung bắt buộc
phải có trên chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính đều được các kế toán viên
thể hiện một cách đầy đủ, cụ thể, rõ ràng. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều có
các chứng từ gốc đi kèm làm căn cứ để kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý và hợp
pháp của chứng từ. Các chứng từ ở tất cả các phần hành đều được luân chuyển theo
đúng chế độ, có đầy đủ chữ ký bắt buộc của những người liên quan để minh chứng
rõ ràng trách nhiệm của họ trong khâu luân chuyển chứng từ.
Hiện nay, Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung và thực hiện trên
máy vi tính. Đây là mô hình kế toán tương đối hiện đại và có nhiều ưu việt đảm
bảo cho hệ thống kế toán của Công ty thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý
sản xuất kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, Công ty đã không sử dụng các sổ Nhật ký đặc biệt như : Nhật ký
thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký bán hàng, Nhật ký mua hàng,.. tất cả các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh hết vào Sổ Nhật ký chung. Do đó, dẫn đến
tình trạng số liệu trên Nhật ký chung luôn dày đặc, khó theo dõi thuận tiện được
tình hình mua bán sản phẩm của Công ty. Vì vây, Công ty cũng nên mở thêm các
sổ Nhật ký đặc biệt này.
Công ty đang sử dụng hệ thống phần mềm Vietsun. Tuy nhiên, phần mềm này
chỉ được áp dụng ở văn phòng Công ty, tại các Chi nhánh, hệ thống kế toán máy
chưa hoạt động hữu hiệu. Điều đó đã làm giảm tính thống nhất trong việc truyền
đạt số liệu giữa Công ty và các Chi nhánh trực thuộc.
3.1.2.5. Về hệ thống tài khoản sử dụng
Hệ thống tài khoản đang được sử dụng tại Công ty dựa trên danh mục tài
khoản kế toán doanh nghiệp cua Quyết định 15/2006/QĐ – BTC để có hệ thống
tài khoản phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty không sử dụng một số tài khoản do trong quá trình hạch toán Công ty

không cần đến như TK 113,...
Vì Công ty sử dụng phần mềm kế toán nên trước khi sử dụng các kế toán viên
phải khai báo các tham số hệ thống và hệ thống danh mục tài khoản phù hợp. Hệ
thống tài khoản của Công ty là tương đối đầy đủ, đảm bảo ghi chép được toàn bộ
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Công ty có mở tiểu khoản của một số tài khoản về chi phí và công nợ phù
hợp với đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh. Phòng kế toán dựa vào đặc điểm
từng tài khoản và mức độ sử dụng có thường xuyên hay không mà chúng được chi
tiết thành các tài khoản cấp 2 và 3. Ví dụ: TK 621, TK 622 đã được phân ra thành
bốn tiểu khoản nhỏ ứng với bốn xí nghiệp của Công ty. Từ đó, kế toán phần hành
dễ theo dõi được chi phí phát sinh ở từng phân xưởng.
TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu cho xí nghiệp bánh cao cấp,
TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu cho xí nghiệp bánh quy kem xốp,
TK 6213: Chi phí nguyên vật liệu cho xí nghiệp kẹo,
TK 6214: Chi phí nguyên vật liệu cho xí nghiệp gia vị thực phẩm,
TK 6215: Chi phí nguyên vật liệu cho xí nghiệp bánh mỳ.
3.1.2.6. Về phương pháp và kỳ tính giá thành sản phẩm:
Hiện nay, Công ty đang áp dụng kỳ tính giá thành là hàng tháng vì sản phẩm
của Công ty mang tính chất ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, thường xuyên, liên tục
có sản phẩm hoàn thành nhập kho nên việc tính giá thành sản phẩm theo từng
tháng sẽ rất thuận lợi. Nó vừa phù hợp với kỳ tập hợp chi phí sản xuất, vừa giúp
cho kế toán viên có thể phát huy được chức năng giám sát tình hình thực hiện kế
hoạch giá thành đã đề ra một cách kịp thời nhất, đáp ứng nhanh yêu cầu thông tin
cho quản lý.
Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn). Đây
là phương pháp tính giá rất thuận lợi. Sự lựa chọn đó đã giúp cho việc tính giá

×