ĐỀ CƯƠNG ÔN KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: GDCD 6
BIẾT ƠN
Câu 1: Em hiểu thế nào là Biết ơn?
- Biết ơn là: sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa
đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có cơng với dân tộc, đất nước.
Câu 2: Chúng ta cần phải biết ơn những ai?
- Chúng ta cần biết ơn: Ơng bà, cha mẹ, Thầy cơ giáo, những người đã giúp đỡ mình,
các anh hùng liệt sỹ, các nhà khoa học.....
Câu 3: Vì sao phải biết ơn?
- Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.
- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.
Câu 4: Học sinh chúng ta phải rèn luyện lòng biết ơn như thế nào?
- Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình.
- Làm những việc thể hiện sự biết ơn như: Thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ, tặng q,
tham gia qun góp, ủng hộ....
- Phê phán sự vơ ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.
YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN
Câu 5. Thiên nhiên là gì? Thế nào là Yêu thiên nhiên, sống hịa hợp với thiên
nhiên?
- Thiên nhiên bao gồm: Khơng khí, bầu trời, sơng suối, rừng cây, đồi núi, động/thực
vật, khống sản...
- Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp
của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
Câu 6: Vì sao con người cần phải yêu quý và sống hòa hợp với thiên nhiên?
- Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người.
- Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại.
Câu 7: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
- Phải bảo vệ, giữ gìn, phát triển thiên nhiên ngày càng phong phú đa dạng.
- Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên. Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với thiên
nhiên
- Đấu tranh với hành vi phá hoại thiên nhiên
1
- Tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện
Câu 8: Kể một số việc làm góp phần bảo vệ thiên nhiên và phá hoại thiên nhiên
mà em biết?
Bảo vệ thiên nhiên
Phá hoại thiên nhiên
- Trồng cây gây rừng.
+ Chặt cây rừng trái phép lấy gỗ
- Tích cực tham gia Tết trồng cây, không + Đốt rừng làm nương gẫy
bẻ cành cây, không hái hoa.
+ Vứt rác bừa bãi ở khu vực tham quan
- Tiết kiệm nguồn nước, tài nguyên thiên + Săn bắt các lồi động vật...
nhiên
- Khơng gây ô nhiễm môi trường...
SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI
Câu 9: Thế nào là sống chan hoà với mọi người? Nêu một số câu ca dao, tục ngữ
về sống chan hòa?
- Sống chan hoà là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào
những hoạt động chung có ích.
- HS tự lấy VD.
Câu 10: Sống chan hịa có ý nghĩa như thế nào ?
- Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ.
- Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
Câu 11: Để sống chan hòa với mọi người em cần phải học tập và rèn luyện như
thế nào?
- Tích cực học tập.
- Thành thật, thương u, tơn trọng, bình đẳng, giúp đỡ nhau, vui vẻ với mọi người.
- Tham gia các hoạt động chung có ích.
- Chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm giúp nhau khắc phục.
- Tránh vụ lợi, ích kỉ, bao che cho nhau.
Câu 12: Nêu những biểu hiện biết sống chan hòa và chưa biết sống chan hòa?
* Những biểu hiện sống chan hòa:
+ Vui vẻ với mọi người
+ Cởi mở trò chuyện, tâm sự với các thành viên trong gia đình
+ Hăng hái phát biểu ý kiến, quan điểm của mình
+ Chia sẻ, tâm sự với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng học tập
2
+ Tham gia tích cực các hoạt động tập thể có ích.
* Những biểu hiện chưa biết sống chan hịa:
+ Miễn cưỡng, từ chối những hoạt động tập thể.
+ Luôn sống khép mình, khơng chơi với người khác.
+ Khơng quan tâm đến người khác.
+ Trong học tập dù biết cũng im lặng, khơng có ý thức xây dựng bài học.
TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ
HỘI
Câu 13: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì ?
- Tích cực : Là ln ln cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.
- Tự giác : Là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do
áp lực bên ngồi.
=> Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội là sự tự nguyện tham
gia các hoạt động của tập thể, hoạt động của xã hội vì lợi ích chung, vì mọi người.
Câu 14: Tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể mang lại những lợi ích gì?
- Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.
- Rèn luyện được kĩ năng cần thiết của bản thân.
- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái.
- Được mọi người tôn trọng, quý mến.
Câu 15: Vì sao học sinh cần phải tích cực, tự giác tham gia hoạt động xã hội?
=> Học sinh cần phải tích cực, tự giác tham gia hoạt động xã hội vì sao học sinh là
những cơng dân, là thành viên của cộng đồng. Thực hiện những hoạt động xã hội vừa
là nghĩa vụ, vừa là tình cảm của chúng ta đối với những người xung quanh.
Câu 16: Hãy nêu một tấm gương tích cực tự giác trong học tập và lao động ở
trường mà em biết? Em học hỏi được gì ở tấm gương đó?
- HS nêu và tự liên hệ.
Ký duyệt
..../12/2020
Trương Quốc Kháng
3