Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

de kiem tra 1tiet gdcd 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.17 KB, 5 trang )

SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: GDCD LỚP 11
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Câu 1. Quy luật giá trị có những tác động nào? Tại sao quy luật giá trị lại có tác
động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa? Ví dụ minh họa.(4,5 điểm)
Câu 2. Theo em, cạnh tranh có những loại nào? Ví dụ minh họa. (2,5 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao vào cuối mùa đông các cửa hàng bán quần áo rét
thường có chiến dịch đại hạ giá? Phân tích vai trò của quan hệ cung –cầu. (3 điểm)
-------------------hết-------------------
SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: GDCD LỚP 11
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Câu 1. Quy luật giá trị có những tác động nào? Tại sao quy luật giá trị lại có tác
động phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa? Ví dụ minh họa.
(4,5 điểm)
Câu 2. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì? Để đạt được mục đích đó họ cần
giành lấy những điều kiện gì? (2,5 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao vào cuối mùa giá trái cây thường cao hơn giữa mùa?
Phân tích vai trò của quan hệ cung –cầu. (3 điểm)
ĐỀ CHẴN
ĐỀ LẼ

-------------------hết-------------------
SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: GDCD LỚP 11


THỜI GIAN: 45 PHÚT
Câu Nội dung Thang
điểm
1 Tác động của quy luật giá trị:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động
tăng lên
- Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
Quy luật giá trị có tác động phân hóa giàu nghèo giữa những
người sản xuất hàng hóa là vì:
- Điều kiện sản xuất của từng người là không giống nhau nên giá
trị cá biệt của từng người là khác nhau, nhưng quy luật giá trị lại
đối xử như nhau. Vì vậy:
+ Người sản xuất nào có giá trị cá biệt thấp hơn hoặc ít nhất là
bằng giá trị xã hội thì sẽ bán được hàng thì có lãi và mua thêm tư
liệu sản xuất, đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và trở nên giàu
có.
+ Người nào không có điều kiện tốt, gặp điều kiện không thuận
lợi, rủi ro sẽ bị thua lỗ và trỏ nên phá sảntrở thành những
người nghèo.
Ví dụ: Anh A sản xuất áo quần: có điều kiện máy móc tốt, trình
độ tay nghề cao, biết quản lí, đổi mới kỹ thuậtgiá trị cá biệt
thấpcó lãimở rộng sản xuấtgiàu có.
Anh B: điều kiện sản xuất không thuận lợi, máy móc cũ kĩ, tay
nghề kém giá trị cá biệt caosản phẩm làm ra giá cao, ít
người muathua lỗphá sảnngười nghèo.
0,5
0,5
0,5
0,5

0,5
0,5
0,5
0,5
2 Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là thu lợi nhuận về mình
nhiều hơn người khác.
Để đạt được mục đích đó thì những người sản xuất, kinh doanh
cần giành lấy những điều kiện sau:
0,5
ĐỀ LẼ
+ Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
+ Giành ưu thế về khoa học và công nghệ
+ Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt
hàng.
+ Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt,
phương thức thanh toán…
0,5
0,5
0,5
0,5
3 Vào cuối mùa giá trái cây thường cao hơn giữa mùa là vì:
Vào giữa mùa trái cây thường nhiều vì đang lúc thu hoạch nên
trái cây được đưa ra bán trên thị trường nhiều cung > cầu, giá
cả thị trường thấp hơn giá trị hàng hóa, người bán phải hạ giá
xuống.
Vào cuối mùa, trái cây thu hoạch ít hơn cung < cầu nên người
bán có thể đẩy giá trái cây lên cao hơn mức bình thường.
Vai trò của quan hệ cung - cầu: sự tác động qua lại lẫn nhau giữa
cung – cầu là:
+ Cở sở để nhận thức sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị hàng

hóa.
+ Căn cứ để người sản xuất, kinh doanh quyết định thu hẹp hay
mở rộng sản xuất.
+ Căn cứ để người tiêu dùng lựa chọn mua hàng hóa cho phù
hợp với nhu cầu và hiệu quả kinh tế
-
0,75
0,75
0,5
0,5
0,5
SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: GDCD LỚP 11
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Câu Nội dung Thang
điểm
1 Tác động của quy luật giá trị:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động
tăng lên
- Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
0,5
0,5
0,5
ĐỀ CHẴN
Quy luật giá trị có tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng
hóa là vì:
+ Đối với người sản xuất, muốn bán được hàng hóa và có lãi

thì buộc phải hạ giá trị cá biệt thấp hơn hoặc ít nhất là bằng giá
trị xã hội thì sẽ bán được hàng thì có lãi.
 Do đó buộc những người sản xuất phải điều tiết sản xuất, mở
rộng những ngành sản xuất nào có lãi cao và thu hẹp những
những ngành sản xuất có lãi thấp.
Ví dụ: Người A đang sản xuất cơ khí bán chậm và lãi xuất thấp
sẽ thu hẹp để chuyển sang sản xuất giày ra bán chạy và lãi cao.
+ Đối với lưu thông cũng phải dựa trên thời gian lao động xã
hội cần thiết, tức là phải dựa trên nguyên tắc ngang giá.
 Do đó để bán chạy và có lãi người ta phải di chuyển hàng hóa
từ nơi có nhiều hàng đến nơi ít hàng, từ nơi giá thấp đến nơi giá
cao.
Ví dụ: Ở Cùa chè nhiều nên người ta sẽ đưa chè từ Cùa về Đông
Hà hoặc một số nơi không trồng được chè để bán với giá cao hơn
đồng thời điều tiết hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2 Các loại cạnh tranh:
- Cạnh tranh giữa người bán: ở Chợ có nhiều người bán thịt
nhưng ít người mua.
- Cạnh tranh giữa người mua: Tại xã X có một lô đất cần bán và
có nhiều người đấu.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Máy điện thoại di động Nokia
và Samsung.
- Cạnh tranh giữa các ngành: cạnh tranh giữa ngành chế biến
thủy sản với ngành chế biến lương thực thực phẩm.

- Cạnh tranh trong nước và ngoài nước: Cạnh tranh giữa gạo, hồ
tiêu, thủy sản… giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3 Vào cuối mùa đông các cửa hàng thường có chiến dịch đại hạ giá
áo quần rét là vì:
Vào đầu mùa nhu cầu người mặc nhiều, mua nhiều cung < cầu
nên người bán có thể đẩy giá áo quần ấm lên cao hơn mức bình
thường.
Vào cuối mùa, nhu cầu mua ít lại cung >cầu giá cả thị trường
thấp hơn giá trị hàng hóa, người bán phải đại hạ giá xuống không
thì sẽ bị ứ động và lỗ vốn.
Vai trò của quan hệ cung - cầu: sự tác động qua lại lẫn nhau giữa
cung – cầu là:
+ Cở sở để nhận thức sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị hàng
0,75
0,75
0,5
hóa.
+ Căn cứ để người sản xuất, kinh doanh quyết định thu hẹp hay
mở rộng sản xuất.
+ Căn cứ để người tiêu dùng lựa chọn mua hàng hóa cho phù
hợp với nhu cầu và hiệu quả kinh tế
-
0,5
0,5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×