Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Thực trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh thanh hóa năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VĂLÊ VĂN THẾN THẾ

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ
CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
TỈNH THANH HOÁ NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ: 60.72.07.01

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

LÊ VĂN THẾ

THỰC TRẠNG
CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ
CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
TỈNH THANH HOÁ NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ : 60.72.07.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS BÙI THỊ TÚ QUYÊN

T



. Bùi Thị Tú Quyên

HÀ NỘI - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ thầy cơ
giáo, bạn bè, đồng nghiệp, người thân, những người đã luôn bên tơi trong suốt 2
năm của khóa học.
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau
đại học, Trường đại học Y tế Công cộng đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi
trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.Bùi Thị Tú Quyên
đã ành cho m t t cả sự nhiệt t nh và tâm huyết hướng dẫn, khuyến khích, động
viên Em trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cơ trong hội đồng bảo vệ đã có những ý
kiến đóng góp q báu giúp tơi hồn thành luận văn.
Xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban Giám đốc cùng toàn thể các cán bộ, nhân
viên Bệnh viện Ph c hồi chức năng Thanh

óa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp

đỡ tơi trong q trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin được gửi t nh yêu thương, lời cảm ơn sâu sắc cho sự cảm thông, chia sẻ,
t nh yêu thương vô điều kiện của gia đ nh đã giành cho tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Toàn thế lớp Cao học Quản lý bệnh viện khóa 9 đã
cùng nhau chia sẻ kinh nghiêm và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.

Cuối cùng, với những kết quả trong nghiên cứu này, tôi xin chia sẻ với t t cả
các bạn đồng nghiệp trên mọi miền đ t nước.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2018
Học viên

L V

T


ii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU.................................................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN ........................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về điều ưỡng và công tác chăm sóc người bệnh nội trú...................4
1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến cơng tác chăm sóc người bệnh trong bệnh
viện ..............................................................................................................................6
1.3. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về chăm sóc điều ưỡng ............10
1.4. Thông tin chung về Bệnh viện Ph c hồi chức năng tỉnh Thanh Hoá ................18
1.5. Khung lý thuyết ..................................................................................................19
KHUNG LÝ THUYẾT ............................................................................................. 20
Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ P ƯƠNG P ÁP NG IÊN CỨU ............................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................21
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................22
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................22
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................24

2.6. Biến số, chủ đề nghiên cứu ................................................................................26
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá ...........................................................................................28
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................28
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................29
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................30
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .........................................................30
3.2. Thực trạng thực hiện chăm sóc người bệnh nội trú của Điều ưỡng viên .........31
3.3. Các yếu tố cá nhân liên quan đến việc thực hiện nhiệm v chăm sóc người bệnh
của Điều ưỡng viên .................................................................................................39
3.4. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc người bệnh nội trú của điều
ưỡng viên lâm sàng Bệnh viện Ph c hồi chức năng Thanh óa ............................40
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................ 53


iii

4.1. Hoạt động chăm sóc người bệnh nội trú của điều ưỡng tại Bệnh viện Ph c hồi
chức năng Thanh óa năm 2018...............................................................................53
4.2. Các yếu tố cá nhân của điều ưỡng liên quan đến việc thực hiện nhiệm v
CSNB ........................................................................................................................63
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh nội trú của điều
ưỡng lâm sàng .........................................................................................................65
4.4. Hạn chế và cách khắc ph c của nghiên cứu.......................................................71
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 73
1. Hoạt động CSNB của điều ưỡng lâm sàng .........................................................73
2. Các yếu tố ảnh đến hoạt động CSNB của điều ưỡng lâm sàng...........................73
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 75
1. Đối với điều ưỡng viên .......................................................................................75
2. Đối với bệnh viện ..................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 76

Ph l c 1

ẫu nghiên cứu th o các nhóm hoạt động chăm sóc của điều ưỡng qua

quan sát hồ sơ bệnh án
Ph l c 2: Các biến số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

.........81

.82

Ph l c 3: Bảng kiểm quan sát trực tiếp Điều ưỡng viên thực hiện hoạt động chăm
sóc người bệnh nội trú ............................................................................................... 88
Ph l c 4: Bảng kiểm quan sát gián tiếp Điều ưỡng viên thực hiện hoạt động
chăm sóc người bệnh nội trú qua hồ sơ bệnh án .......................................................93
Ph l c 5 : Phiếu hướng ẫn phỏng v n sâu về cơng tác chăm sóc người bệnh nội
trú của điều ưỡng (Đối với Giám đốc/Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách công tác
điều dưỡng) ...............................................................................................................95
Ph l c 6 : Phiếu hướng ẫn thảo luận nhóm về hoạt động chăm sóc người bệnh nội
trú của điều ưỡng (Đối với Trưởng khoa /Phó trưởng khoa lâm sàng) .................. 97
Ph l c 7 : Phiếu hướng ẫn thảo luận nhóm về hoạt động chăm sóc người bệnh nội
trú của điều ưỡng (Đối với Điều ưỡng trưởng khoa lâm sàng)............................. 99
Ph l c 8 : Phiếu hướng ẫn thảo luận nhóm về hoạt động chăm sóc người bệnh nội
trú của điều ưỡng (Đối với Điều dưỡng viên khoa lâm sàng)............................... 101


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số Điều ưỡng viên của 04 khoa lâm sàng ..............................................22

Bảng 3.1. Thông tin chung về Điều ưỡng viên tham gia nghiên cứu (n=31) .........30
Bảng 3.2. Mức độ thực hiện tư v n giáo d c sức khoẻ cho người bệnh nội trú
(N=155 lần quan sát) .................................................................................................31
Bảng 3.3. Mức độ thực hiện chăm sóc về tinh thần (N = 155 lần quan sát) .............32
Bảng 3.4. Mức độ thực hiện chăm sóc vệ sinh cá nhân (N = 155 lần quan sát) .......32
Bảng 3.5. Mức độ thực hiện chăm sóc Ph c hồi chức năng (N=155 lần quan sát) ..33
Bảng 3.6. Mức độ thực hiện th o õi, đánh giá người bệnh nội trú (N=1

ồ sơ

bệnh án) .....................................................................................................................34
Bảng 3.7. Mức độ thực hiện ghi chép hồ sơ bệnh án (N = 176 lần quan sát) ...........34
Bảng 3.8. Thực hiện cho bệnh nhân dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người
bệnh nội trú (N=155 lần quan sát) ............................................................................35
Bảng 3.9. Mức độ thực hiện các kỹ thuật điều ưỡng (N=155 lần quan sát) ...........36
Bảng 3.10. Thực hiện bảo đảm người bệnh an tồn và phịng ngừa sai sót chun
mơn kỹ thuật (N = 155 lần quan sát) .........................................................................37
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với mức độ hồn thành nhiệm v
chăm sóc người bệnh của Điều ưỡng viên ..............................................................39
Bảng 3.12. Nhân lực chuyên môn Bác sĩ - Điều ưỡng............................................44
Bảng 3.13. Số lượng người bệnh trung b nh điều ưỡng viên chăm sóc (N=31) .....45
Bảng 3.14: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh của
điều ưỡng Bệnh viện Ph c hồi chức năng Thanh Hóa ............................................51


v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đánh giá về việc thực hiện 9/12 nhiệm v chăm sóc người bệnh nội trú
của điều ưỡng ..........................................................................................................37

Biểu đồ 3.2. Biểu hiện việc hồn thành chung 7 nhiệm v chăm sóc người bệnh nội
trú của điều ưỡng qua quan sát trực tiếp

38


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATNB

n toàn người bệnh

BYT :

Bộ Y tế

CS:

Chăm sóc

CSNB :

Chăm sóc người bệnh

CSNBTD :

Chăm sóc người bệnh toàn iện

ĐDV :


Điều ưỡng viên

GDSK :

Giáo d c sức khỏe

HSBA :

ồ sơ bệnh án

HSV :

Hộ sinh viên

NCV:

Nghiên cứu viên

NNNB :

Người nhà người bệnh

NVYT :

Nhân viên y tế

PVNB :

Phỏng v n người bệnh


PHCN :

Ph c hồi chức năng

TLN :

Thảo luận nhóm

TW :

Trung ương

ICU :

Đơn vị hồi sức c p cứu, Điều trị tích cực


vii

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Điều ưỡng (ĐD) là lực lượng chính cung c p các dịch v chăm sóc người
bệnh tại bệnh viện. ĐD chăm sóc NB tốt sẽ tăng cường hiệu quả trong khám và điều
trị bệnh cho NB. Ngiên cứu: Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh nội trú của
điều dưỡng Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hoá, thực hiện tại các khoa
lâm sàng của bệnh viện, nhằm mô tả hoạt động CSNB của ĐD và phân tích một số
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CSNB nội trú của ĐD.
Nghiên cứu áp d ng phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và
định tính được tiến hành từ tháng 02 đến tháng 07 năm 2018. Phương pháp chọn
mẫu, đối với ĐD l y mẫu toàn bộ 31 Điều ưỡng đang trực tiếp làm công tác C NB

tại các khoa lâm sàng, m i ĐD được quan sát trực tiếp 5 lần cho m i tiểu m c, sau
khi tính tốn bằng cơng thức tính cỡ mẫu được số người bệnh o Điều ưỡng tham
gia nghiên cứu chăm sóc là 1

bệnh nhân và l y liên tiếp 176 hồ sơ bệnh án của

bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện vào mẫu nghiên cứu. Số liệu định lượng được
thu thập qua 155 lần quan sát trực tiếp các ĐDV thực hiện quy trình kỹ thuật và rà
soát 176 HSBA của NB do ĐDV chăm sóc. ố liệu định lượng thu thập được xử lý
bằng phần mềm SPSS 20.0. Số liệu định tính thu thập qua 01 cuộc PV phó Giám
đốc ph trách ĐD và 04 cuộc thảo luận nhóm với Trưởng khoa Lâm sàng; ĐDTK;
ĐDV.
Kết quả nghiên cứu cho th y trong 7 nhiệm v C NB được quan sát trực tiếp
có 5 nhiệm v được Điều ưỡng viên hoàn thành tốt và r t tốt với t lệ hoàn thành
các lượt quan sát từ 78,1% (thực hiện các k thu t Đ ) đến 98,7% (chăm sóc hục
hồi chức năng) và đã chỉ rõ nhiệm v chăm sóc hục hồi chức năng là chun mơn
đặc th chun khoa của bệnh viên nên có t lệ hoàn thành nhiệm v đạt r t cao tới
98,

. Có 02 nhiệm v chăm sóc có t lệ lượt quan sát hoàn thành th p đạt mức độ

trung b nh là vệ sinh cá nh n cho B 51%, tư v n Giáo dục sức kh
và đã chỉ rõ 21,9

cho B 67,1%

lượt quan sát Điều ưỡng thực hiện các k thu t Đ

thành nhiệm v . 2 nội ung quan sát gián tiếp qua


B

chưa hoàn

là th o dõi, đánh giá

người bệnh nội trú, t lệ ĐDV hoàn thành nhiệm v 90,9% và Ghi ch p ồ sơ bệnh
án đạt 83,5%. Kết quả từ nghiên cứu định tính đã kh ng định Nhân lực ĐD mỏng


viii

đặc biệt trong giờ trực chun mơn ĐD, chưa có sự khác biệt về tr nh độ chuyên
môn giữa Điều ưỡng Đại học, cao đ ng và trung c p. Công tác kiểm tra, giám sát
của các khoa trong bệnh viện chưa được thường xuyên và hiệu quả. Cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu thực hiện nhiệm v CSNB của ĐD. Sự
phối hợp tốt giữa bác sĩ với điều ưỡng và điều ưỡng với nhau tại các khoa lâm
sàng và chế độ chính sách tốt là yếu tố tích cực giúp cho cơng tác CSNB của bệnh
viện.
Để tiếp t c cải thiện công tác CSNB của điều ưỡng, bệnh viện cần có kế
hoạch tăng cường nhân lực điều ưỡng cho các khoa lâm sàng đặc biệt là nhân lực
điều ưỡng trực ngoài giờ hành chính và tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát cả
trong và ngồi giờ, cần chú trọng cơng tác tư v n GD K, vệ sinh cá nhân cho NB,
quy tr nh kỹ thuật Điều ưỡng. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế
để ph c v chăm sóc người bệnh.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm h trợ, đáp ứng các nhu cầu
cơ bản của m i người bệnh nhằm duy trì hơ h p, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài
tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; h trợ điều trị và
tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh [28].
Điều ưỡng là lực lượng chính chiếm trên 50% nhân lực cung c p các dịch
v chăm sóc người bệnh (CSNB) tại bệnh viện, vì vậy muốn nâng cao ch t lượng
dịch v y tế phải quan tâm nâng cao ch t lượng các dịch v chăm sóc điều ưỡng
[12]. Tại các bệnh viện, ĐD là lực lượng không thể thiếu được trong cơng tác
CSNB, ĐD có thể CS từ một đến nhiều NB, ĐDV phải th o õi thường xuyên NB
nặng, c p cứu, CS trẻ sơ sinh, trẻ em... Nếu hoạt động chăm sóc điều ưỡng tốt sẽ
giảm được thời gian nằm viện của NB, giảm chi phí điều trị, ch t lượng điều trị
được nâng cao góp phần khơng nhỏ tới uy tín của bệnh viện. Trong chiến lược phát
triển công tác điều ưỡng, hộ sinh năm 2002-2008, Tổ chức Y tế thế giới đã kh ng
định: dịch v do ĐDV, HSV cung c p là một trong những tr cột của hệ thống dịch
v y tế. Kinh tế ngày càng phát triển, nhận thức và thái độ về sức khỏe của người
ân thay đổi, đòi hỏi phải tăng cường chuẩn mực chăm sóc của ĐDV [15].
Thơng tư số 07/2011/TT - BYT hướng dẫn về công tác điều ưỡng CSNB
trong bệnh viện ban hành ngày 26/01/2011 quy định, nguyên tắc CSNB trong bệnh
viện: (1) Người bệnh là trung tâm của cơng tác chăm sóc nên phải được CSTD, liên
t c, bảo đảm hài lịng, ch t lượng và an tồn. (2) Chăm sóc, th o õi NB là nhiệm
v của bệnh viện, các hoạt động chăm sóc điều ưỡng, theo dõi do ĐDV, HSV thực
hiện và chịu trách nhiệm. (3) Can thiệp điều ưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu
chuyên môn và sự đánh giá nhu cầu của m i NB để chăm sóc ph c v và thông tư
này cũng quy định c thể 12 nhiệm v chun mơn CSNB của ĐDV [28]. Điều này
cũng góp phần vào nâng cao ch t chăm sóc và sự hài lịng của NB. Tại Việt Nam,
đã có nhiều nghiên cứu đánh giá việc hoàn thành các nhiệm v CSNB trong bệnh
viện và sự tác động của hoạt động CSNB ảnh hưởng đến ch t lượng điều trị NB nội
trú, nghiên cứu gần nh t về CS, theo dõi NB tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm
2015, t lệ đạt khi đánh giá chung việc thực hiện 5 nội dung CSNB của ĐDV tương



2

đối khá, với 4 nội ung đạt từ 78,7% (hồ trợ tâm lý, tinh thần NB) đến 88,9% (tiếp
đón NB). Tuy nhiên, nội ung tư v n GDSK chỉ đạt 50.2%. đã chỉ ra rằng: ĐD làm
tốt việc chăm sóc h trợ tinh thần và thực hiện y lệnh của bác sĩ nhưng việc h trợ
NB ăn uống; chăm sóc vệ sinh cá nhân lại chủ yếu o người nhà thực hiện. Nghiên
cứu định tính cũng cho th y số lượng và ch t lượng của ĐDV, sự phối hợp giữa bác
sĩ và ĐD, giữa ĐD với ĐD, giữa khoa với các phịng chức năng cũng như cơng tác
kiểm tra, giám sát có ảnh hưởng đáng kể đến việc CSNB của ĐDV và ch t lượng
điều trị NB [16].
Bệnh viện Ph c hồi chức năng tỉnh Thanh Hoá là bệnh viện chuyên khoa
tuyến tỉnh hạng II, chuyên ngành PHCN, trực thuộc Sở Y tế Thanh Hoá, bệnh viện
chịu trách nhiệm điều trị PHCN cho nhân ân trên địa bàn tỉnh và thực hiện chỉ đạo
tuyến về chuyên ngành PHCN cho Sở Y tế Thanh Hố, với qui mơ 120 giường
bệnh. Bệnh nhân đến với bệnh viện đa số là những NB đã điều trị c p tính ổn định,
NB cao tuổi, bệnh tật quanh năm, nằm viện quay vòng nhiều nên r t quen thuộc với
bệnh viện. Nhiều NB là những người khuyết tật bẩm sinh hoặc khuyết tật sau các
bệnh c p tính, tai nạn rủi o nên r t khó khăn trong các hoạt động tự chăm sóc hàng
ngày. Chính v vậy, ngồi nhu cầu tập luyện, điều trị P CN th chăm sóc của điều
ưỡng để đáp ứng các nhu cầu của người bệnh hàng ngày như GD K, C tinh thần,
vệ sinh cá nhân, thực hiện các quy tr nh kỹ thuật điều ưỡng ... là r t cần thiết.
Các hoạt động chăm sóc người bệnh th o quy định tại Thông tư 0 /2011/TTBYT được triển khai tại Bệnh viện Ph c hồi chức năng tỉnh Thanh ố từ năm 2011
nhưng đến nay chưa có những bằng chứng khoa học để kh ng định thực trạng cơng
tác chăm sóc của điều ưỡng cho người bệnh thực hiện như thế nào? o với yêu cầu
quy định và so với các viện khác th mức độ đáp ứng của điều ưỡng với các nhu cầu
chăm sóc của người bệnh tại bệnh viện thực tế như thế nào? những yếu tố nào ảnh
hưởng đến hoạt động C NB của ĐD tại bệnh viện.
Xu t phát từ t nh h nh thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực
trạng chăm sóc người bệnh nội trú của điều dưỡng Bệnh viện Phục hồi chức năng

tỉnh Thanh Hoá năm 2018”.


3

MỤC TIÊU
1. Mơ tả hoạt động chăm sóc người bệnh nội trú của điều ưỡng Bệnh viện
Ph c hồi chức năng tỉnh Thanh Hố năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc người bệnh nội trú của
điều ưỡng Bệnh viện Ph c hồi chức năng tỉnh Thanh Hoá năm 2018.


4

C ươ g 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về điều dưỡ g và cơ g tác c

m sóc gười bệnh nội trú

1.1.1. Các khái niệm cơ bản về điều dưỡng
Theo ội Điều ưỡng

ỹ[25]: “Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ cung c

các

dịch vụ chăm sóc đóng gó vào việc hục hồi và n ng cao sức kh ”. Định nghĩa này
là cơ sở để đưa ra quy tr nh điều ưỡng mà hiện nay được áp

ng tại r t nhiều nước


trên thế giới.
Ngày 22 tháng 4 năm 2005, Bộ Nội v

đã ban hành Quyết định số

41/2005/QĐ-BNV, quy định chức trách của điều ưỡng là viên chức chuyên môn kỹ
thuật của ngành y tế, tổ chức thực hiện các kỹ thuật điều ưỡng cơ bản và kỹ thuật
điều ưỡng chuyên khoa tại các cơ sở y tế đây [41].
1.1.2. Khái niệm về chăm sóc người bệnh nội trú
Chăm sóc điều dưỡng là những chăm sóc chun mơn của người ĐD đối với
NB từ khi vào viện đến lúc ra viện. Nội dung chính bao gồm: chăm sóc thể ch t,
tinh thần, inh ưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, th o õi, PHCN, GDSK cho NB.
Chăm sóc ĐD bắt đầu từ lúc NB đến khám, vào viện và cho đến khi NB ra viện
hoặc tử vong [14].
Điều 2, Thông tư 0 /2011/TT-BYT ghi rõ: “C NB trong bệnh viện bao gồm
sự hồ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của m i NB nhằm duy trì hơ h p, tuần hồn,
thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc
tâm lý; h trợ điều trị và tránh nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho NB” [28]
Quy tr nh điều ưỡng là phương pháp khoa học được áp d ng trong lĩnh vực
ĐD để thực hiện CSNB có hệ thống bảo đảm liên t c, an toàn và hiệu quả bao gồm:
nhận định, chẩn đoán ĐD, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc ĐD
[28].
gười bệnh cần chăm sóc c p I là người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy
hơ h p, suy tuần hồn, phải nằm b t động và yêu cầu có sự theo dõi, CSTD và liên
t c của điều ưỡng viên, hộ sinh viên.


5


gười bệnh cần chăm sóc c p II là người bệnh có những khó khăn, hạn chế
trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, h trợ của ĐDV,
HSV.
gười bệnh cần chăm sóc c p III là người bệnh tự thực hiện được các hoạt
động hằng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc của ĐDV, HSV [28].
guyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện : “L y người bệnh làm trung
t m của hoạt động chăm sóc và điều trị” ựa trên đánh giá các nhu cầu của NB và
hướng tới NB để ph c v “(1) Người bệnh là trung tâm của cơng tác chăm sóc nên
phải được CSTD, liên t c, bảo đảm hài lịng, ch t lượng và an tồn. (2) Chăm sóc,
th o õi người bệnh là nhiệm v của bệnh viện, các hoạt động chăm sóc điều ưỡng,
theo dõi do ĐDV, HSV thực hiện và chịu trách nhiệm. (3) Can thiệp điều ưỡng phải
ựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh giá nhu cầu của m i NB để chăm
sóc ph c v [28]
Th o quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 quy định
“ Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị
suy giảm chức năng được biểu hiện ưới ạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học
tập gặp khó khăn”.
Dạng tật bao gồm : Khuyết tật vận động; khuyết tật ngh , nói; khuyết tật nh n;
khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác.
Người khuyết tật được chia th o mức độ khuyết tật sau đây:
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng là người o khuyết tật ẫn đến không thể tự
thực hiện việc ph c v nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
+ Người khuyết tật nặng là người o khuyết tật ẫn đến không thể tự thực hiện
một số việc ph c v nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
+ Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc 2 trường hợp quy định
người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng [1].
Tại Bệnh viện Ph c hồi chức năng tỉnh Thanh óa, bệnh nhân bao gồm những
bệnh nhân khuyết tật bẩm sinh hoặc khuyết tật thứ c p sau tai nạn, một số bệnh như
tai biến mạch máu não, viêm khớp ạng th p


, và bệnh nhân khơng có khuyết tật

đến bệnh viện điều trị thơng thường, các bệnh cơ, xương, khớp, thần kinh

V vậy


6

trong nghiên cứu này chúng tôi phân NB thành 2 nhóm NB khuyết tật và NB khơng
khuyết tật.
1.1.3. Chức năng và vai trò của người điều dưỡng
Chức năng của người điều ưỡng th o Tổ chức Y tế thế giới, được thể hiện ở
ba chức năng chính (1) chức năng hụ thuộc là các hoạt động thực hiện th o y lệnh
của bác sĩ; (2) chức năng hối hợ là phối hợp với các thành viên trong nhóm chăm
sóc, nhân viên chuyên ngành khác, phối hợp với NB để hoàn thành kế hoạch C NB
đạt hiệu quả cao; (3) chức năng độc l

là các hoạt động trong phạm vi kiến thức

được đào tạo để thực hành, chẩn đoán điều ưỡng và xử trí khơng cần bác sĩ ra y lệnh
như đáp ứng 14 nhu cầu cơ bản của NB [27].
Vai trị người chăm sóc là thuộc tính cơ bản của người ĐD, đây là nền tảng của
mọi can thiệp điều ưỡng. J n Watson cho rằng “Thực hành chăm sóc là hạt nhân của
nghề điều ưỡng” [26]. Chăm sóc thể hiện ở việc sử

ng quy tr nh kỹ thuật để thực

hiện CSNB; Th o õi iễn tiến bệnh và báo ngay với bác sĩ những


u hiệu b t

thường; thực hiện các y lệnh điều trị, chăm sóc; thực hiện các kỹ thuật thực hành ĐD
th o đúng quy trình và đảm bảo vô khuẩn, hạn chế nhiễm tr ng bệnh viện.
Nhiệm v của điều ưỡng về công tác C NB trong bệnh viện gồm 12 nhiệm
v c thể là: (1) Tư v n, hướng ẫn GD K; (2) Chăm sóc về tinh thần; (3) Chăm sóc
vệ sinh cá nhân; (4) Chăm sóc inh ưỡng; (5) Chăm sóc ph c hồi chức năng
(P CN); ( ) Chăm sóc NB có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật; ( ) D ng thuốc và th o
õi

ng thuốc cho NB; (8) Chăm sóc NB giai đoạn h p hối và NB tử vong; (9) Thực

hiện các kỹ thuật điều ưỡng; (10) Th o õi, đánh giá NB; (11) Bảo đảm an tồn và
phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật trong chăm sóc NB; (12) Ghi ch p hồ sơ
bệnh án. Đây là nội ung mới nh t được quy định tại Thông tư số 0 /2011/TT - BYT
ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế ban hành.
1.2. Các v
bệ

bả p áp lý li

qua đ

cơ g tác c

m sóc gười bệ

trong

việ


1.2.1. Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác chăm sóc người bệnh nội trú
Những năm trước đây, chức năng nhiệm v của điều ưỡng là thực hiện y lệnh
như tiêm, truyền, thay băng, đo các

u hiệu sinh tồn

ph thuộc vào chỉ định của


7

bác sĩ và đóng vai trị là một người ph tá của bác sĩ nên cơng tác chăm sóc của ĐD
chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của NB.

ầu hết cơng tác chăm sóc cơ bản cho

NB được người nhà NB đảm nhiệm. Năm 2003, Chỉ thị 05/2003/BYT- CT của Bộ
trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu mọi cán bộ y tế đều có trách nhiệm thực hiện C NBTD,
các bệnh viện phải tăng cường công tác CSNBTD thông qua 5 hoạt động chính: (1)
Kiện tồn mạng lưới điều ưỡng trưởng từ ở Y tế đến tận khoa, phòng trong bệnh
viện, (2) Thành lập Ban chỉ đạo CSNBTD bao gồm các thành phần liên quan để tăng
cường chỉ đạo C TD, (3) Yêu cầu Giám đốc bệnh viện phải đầu tư cho công tác
CSTD qua đào tạo, bổ sung nguồn lực và phát động phong trào thi đua, (4) Giao trách
nhiệm cho các trưởng khoa lâm sàng tổ chức thực hiện C NBTD, xố bỏ mơ h nh
phân cơng chăm sóc th o cơng việc mà thay vào đó là mơ h nh phân cơng chăm sóc
th o đội hoặc nhóm, (5) Giao trách nhiệm cho các khoa, đơn vị cận lâm sàng (Xét
nghiệm, Dược, Vật tư - Trang thiết bị, K NK, Dinh ưỡng) cung c p ịch v tại các
khoa lâm sàng để giành thời gian cho người điều ưỡng C NB nhiều hơn [24].
Năm 2009, Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ra đời quy định

quyền và nghĩa v người bệnh trong đó, “Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có ch t
lượng ph hợp với điều kiện thực tế” được quy định tại Điều : (1) Được tư v n, giải
thích về t nh trạng sức khỏ , phương pháp điều trị và ịch v khám bệnh, chữa bệnh
ph hợp với bệnh; (2) Được điều trị bằng phương pháp an tồn, hợp lý và có hiệu quả
th o các quy định chuyên môn kỹ thuật [42].
1.2.2. Giới thiệu về Thông tư 07/2011/TT - BYT
Thông tư 0 /2011/TT - BYT ban hành ngày 26/01/2011, hướng dẫn công tác
điều ưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3
năm 2011, thay thế Quy chế CSNBTD trong Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo
Quyết định số 1895/1997/BYT - QĐ ngày 19/9/199 , nhằm đáp ứng yêu cầu ch t
lượng chăm sóc ngày càng cao hơn.
C u trúc thông tư gồm 5 chương, 32 điều, trong đó Chương 2, nhiệm v
chun mơn chăm sóc người bệnh (12 điều) quy định 12 nhiệm v chuyên môn của
ĐDV, HSV về công tác CSNB trong bệnh viện c thể như đã tr nh bày ở m c 1.1.3
[28].


8

Thông tư này là sự cập nhật phù hợp giữa các văn bản pháp luật, tình hình
thực tế, nâng cao vị thế nghề nghiệp, đặt công tác điều ưỡng trong mối quan hệ
mang tính hệ thống, trao quyền cho các đơn vị vận d ng linh hoạt trong tổ chức
quản lý điều ưỡng, quy định c thể về nhiệm v chăm sóc.
Năm 2014, Bộ Y tế, C c Quản lý Khám chữa bệnh, chỉ đạo xây dựng
chương tr nh đào tạo CSNBTD trên cơ sở các quy định của Thông tư 0 /2011/TTBYT

ướng dẫn công tác điều ưỡng CSNB trong bệnh viện, với m c đích tăng

cường cơng tác CSNBTD trong các cơ sở khám chữa bệnh. Nội dung tài liệu được
xây dựng trên cơ sở những nhiệm v CSNB quy định tại Thơng tư 0 /2011/TT BYT nói trên với 8 chủ đề, bao gồm: Tổng quan công tác CSNBTD, hướng dẫn

công tác CSNB trong bệnh viện; Kế hoạch tổ chức thực hiện công tác CSNBTD của
bệnh viện/khoa; chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều ưỡng; tổ chức phân c p
chăm sóc và h trợ chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh, Tổ chức chăm sóc
ph c hồi chức năng phòng ngừa biến chứng; tổ chức ghi phiếu theo dõi, CSNB và
bình phiếu chăm sóc; và tổ chức tư v n giáo d c sức khỏe [6].
Ngày 03 tháng 12 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định số
4858/QĐ-BYT về việc ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá ch t lượng bệnh viện,
đến ngày 18 tháng 11 năm 201 , Bộ Y tế đã ra Quyết định số 858/QĐ-BYT về
việc ban hành chính thức thực hiện Bộ tiêu chí ch t lượng bệnh viện Việt Nam
phiên bản 2.0. Hoạt động điều ưỡng và CSNB được quy định tại m c C6. Bộ tiêu
chí ch t lượng được xây dựng và ban hành là bộ công c để các bệnh viện áp d ng
tự đánh giá ch t lượng và cho các đoàn kiểm tra của cơ quan quản lý y tế tiến hành
đánh giá ch t lượng bệnh viện định kỳ, hằng năm hoặc đột xu t. Đây chính là cơ sở
để chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh
nội trú của điều dưỡng tại bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hoá năm
2018” Khung lý thuyết và các biến số của nghiên cứu này được xây dựng dựa trên
tham khảo thông tin của Thông tư 0 /2011/TT - BYT, Bộ tiêu chí đánh giá ch t
lượng bệnh viện của Bộ Y tế và

ướng dẫn đánh giá ch t lượng CSNB trong các

bệnh viện của Hội điều ưỡng Việt Nam [31],[2],[13].
1.2.3. Các phương pháp đánh giá


9

Để đánh giá việc điều ưỡng thực hiện các nhiệm v chăm sóc người bệnh
nội trú tại bệnh viện, các nghiên cứu gần đây đã thực hiện các phương pháp đánh
giá như :

* Nghiên cứu định lượng: Quan sát trực tiếp ĐDV thực hiện nhiệm v , quan
sát gián tiếp qua HSBA và phát v n người bệnh. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích
Nga tại Bệnh viện Phổi Trung Ương (2015), khảo sát ý kiến 207 NB nằm điều trị
nội trú và quan sát trực tiếp 170 lần công việc hàng ngày của 85 ĐDV cả trong và
ngoài giờ hành chính [16], Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trâm (2014), tại 10
khoa lâm sàng bệnh viện Nguyễn Đ nh Chiểu tỉnh Bến Tre, qua quan sát trực tiếp
213 ĐDV thực hiện nhiệm v chăm sóc người bệnh nội trú và quan sát gián tiếp
việc ghi chép 639 HSBA [35]. Các nghiên cứu này điều nêu ra những hạn chế do
việc quan sát trực tiếp và công khai khi ĐDV thực hiện cơng việc CSNB có thể gây
cho ĐDV m t tự nhiên và làm khơng theo thói quen hàng ngày, có thể dẫn đến việc
đánh giá thiếu chính xác.
* Nghiên cứu định tính: thực hiện đánh giá qua việc thu thập thông tin từ
Phỏng v n sâu Lãnh đạo bệnh viện, thảo luận nhóm Trưởng các khoa Lâm sàng,
thảo luận nhóm ĐDT khoa, thảo luận nhóm ĐDV. Tại các nghiên cứu của Bùi Thị
Bích Ngà (2011), Dương Thị Bình Minh (2012), Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích
Nga tại Bệnh viện Phổi Trung Ương (2015); Nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh
(2012), Nguyễn Thị Bích Nga tại Bệnh viện Phổi Trung Ương (2015) [15],
[10],[16]. Các nghiên cứu này điều thực hiện phỏng v n sâu, thảo luận nhóm theo
chủ đề các yếu tổ ảnh hưởng đến thực trạng công tác chăm sóc người bệnh, từ đó
tổng hợp để mang lại hiệu quả cao trong việc đánh giá thực trạng công tác chăm sóc
người bệnh của điều ưỡng tại bệnh viện.
Tại nghiên cứu này, chúng tôi sử d ng các phương đánh giá trong nghiên cứu
định lượng là quan sát trực tiếp ĐDV thực hiện nhiệm v , quan sát gián tiếp qua
HSBA. Nghiên cứu định tính sử d ng phỏng v n sâu Lãnh đạo bệnh viện và thảo
luận nhóm các đối tượng nghiên cứu là Trưởng khoa Lâm sàng, ĐDTK và các
nhóm ĐDV.


10


1.3. Các nghiên cứu trên th giới và tại Việt Nam về c

m sóc điều dưỡng

1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
1.3.1.1. Về thực trạng chăm sóc điều dưỡng
Tư v n G SK cho người bệnh: Tư v n GD K cho người bệnh là một khía
cạnh cơ bản của CSNB, giáo d c nhưng nghèo thông tin là v n đề phổ biến nh t của
các khiếu nại từ phía người bệnh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Theo Aghakhani và các cộng sự (2012), nghiên cứu về những rào cản quan
trọng nh t của GD K người bệnh là t nh h nh làm việc của điều ưỡng, là kiến thức
th p của ĐD và không th y tầm quan trọng của GD K. Về cơ sở bệnh viện, là thiếu
các nguồn tài nguyên để thực hiện GD K. Nghiên cứu này cho th y, sự tương tác
giữa người bệnh, bác sĩ, điều ưỡng và các yếu tố hệ thống có ý nghĩa đối với việc
thực hiện GD K cho NB. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 250 NB
của

ohamm

. . và O tola Titilayo Dorothy (2014) tại tiểu bang

o, Nig ria

cũng kh ng định, nơi mà điều ưỡng thực hiện tốt nhiệm v và NB được truyền
thông đầy đủ sẽ được NB đánh giá tích cực và thỏa đáng [50],[48].
Chăm sóc tinh thần
Nghiên cứu của Lain Ghiw t an Kalayou Ki anu (2014), khoa Điều ưỡng,
trường Đại học khoa học sức khỏe tại Mekelle University, Tigray, North Ethiopia
cho th y hầu như NB hài lịng với phản ứng nhẹ nhàng của ĐD, 44
ĐD khơng cáu gắt, quát mắng, 40


NB mong đợi

NB mong đợi ĐD thân thiện, hịa nhã, giúp đỡ

NB. Nghiên cứu mơ tả cắt ngang được tiến hành trên 250 NB của Mohammed M.A.
và Odetola Titilayo Dorothy (2014) tại tiểu bang Edo, Nigeria cũng chỉ ra rằng sự
hài lòng của NB là một chỉ số quan trọng về ch t lượng chăm sóc sức khỏe. Nghiên
cứu sử d ng phương pháp thống kê tương quan, kết quả cho th y có mối tương
quan r t lớn và tích cực giữa ĐD và NB qua giao tiếp và chăm sóc điều ưỡng [47],
[48].
Chăm sóc cơ bản
Nghiên cứu về cơng tác chăm sóc điều ưỡng thơng qua mức độ hài lịng
của 631 NB của Bekele Chaka ở 3 bệnh viện công Tikur Anbessa, Saint Paul và
Zewditu Memorial tại

is

baba, thiopia năm 2005 cho th y t lệ NB hài lòng


11

với khả năng chuyên môn của người điều ưỡng đạt 0

nhưng t lệ NB hài lịng

với lượng thơng tin nhận được từ điều ưỡng về tình trạng bệnh tật, cách thức điều
trị bệnh của họ chỉ đạt 40 . Tăng cường cải thiện mối quan hệ cá nhân giữa điều
ưỡng với NB đã được Bekele Chaka khuyến cáo cần phải được ưu tiên[46]

1.3.1.2. Nghiên cứu về các yếu tố liên quan
Các yếu tố liên quan đến việc thực hiện C NB của ĐDV có thể nói đến là giới
tính. Nghiên cứu về các yếu tố liên quan, Th o Oz mir (2008), nghiên cứu về giới
và nghề nghiệp, nhận thức của sinh viên điều ưỡng về vai trò của ĐDV nam ở Thổ
Nhĩ Kỳ, kết quả chỉ ra rằng nghề điều ưỡng vẫn được coi là nghề ph hợp cho phái
nữ, nhưng trong một vài hoạt động C NB vẫn cần có ĐD nam. Có 47,8% sinh viên
ĐD nam tin rằng nam giới sẽ cải thiện ch t lượng C NB, v sức mạnh thể ch t của họ,
đặc biệt là ở các khu vực ICU (Intensive care unit), phòng Mổ, khoa C p cứu là nơi
thích hợp cho nam giới làm việc, còn khoa Nhi là nơi làm việc thích hợp cho giới nữ.
V vậy, nam giới sẽ gặp khó khăn ở vài hoạt động chăm sóc được cho là vai trị truyền
thống của nữ giới [42]. Ngồi ra, các yếu tố về thời gian trung b nh điều ưỡng trực
tiếp C NB, số nhân lực điều ưỡng tham gia chăm sóc, khối lượng cơng việc cũng
liên quan đến ch t lượng C NB và sự an toàn của người bệnh.
Th o nghiên cứu của J.N
phương pháp sử

l man và các cộng sự (2002), tiến hành bằng

ng ữ liệu hành chính từ năm 199 cho 99 bệnh viện tại 11 tiểu

bang (bao gồm 5.0 5.9 9 bệnh nhân nội khoa và 1.104. 59 bệnh nhân phẫu thuật) để
kiểm tra mối liên quan giữa thời gian chăm sóc của điều ưỡng với kết quả điều trị
của bệnh nhân. Kết quả cho th y, số giờ trung b nh m i người bệnh được điều ưỡng
chăm sóc m i ngày là ,8 giờ, thời gian trung b nh m i người bệnh được điều ưỡng
chăm sóc m i ngày cao có liên quan đến ch t lượng C NB tốt và thời gian nằm viện
của NB ngắn hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu sử

ng số liệu thứ c p nên có thể chưa

phản ánh đầy đủ về các hoạt động chăm sóc so với thực tế, v vậy cần có một nghiên

cứu quan sát thực tế để có đánh giá khách quan hơn [44].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá một cách toàn diện nguồn lực điều
ưỡng tại 181 bệnh viện ở Trung Quốc và mối liên hệ giữa nguồn lực ĐD với ch t
lượng C NB trên 9 88 điều ưỡng và 5766 NB được Li-ming You và cộng sự thực


12

hiện năm 2012. Kết quả cho th y 38

điều ưỡng Trung Quốc đã làm việc quá sức

và 45% không hài lòng với nghề nghiệp của m nh. Tăng t lệ NB so với ĐD có mối
liên quan với ch t lượng chăm sóc th p (m i NB tăng thêm trên một ĐD làm tăng
cả mức độ làm việc quá sức và mức độ khơng hài lịng nghề nghiệp với hệ số là
1,04) và tăng t lệ ch t lượng chăm sóc th p và trung bình (OR = 1,05). Có mối liên
quan chặt chẽ giữa tăng t lệ cử nhân điều ưỡng với kết quả điều trị tốt hơn [49].
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam về nhiệm vụ chăm sóc người bệnh của Điều
dưỡng viên
1.3.2.1. Về thực trạng chăm sóc điều dưỡng
Tư v n giáo dục sức kh e
Tư v n giáo d c sức khỏ cho người bệnh là một khía cạnh cợ bản của
CSNB, giáo d c nhưng nghèo thông tin là v n đề phổ biến nh t của các khiếu nại
của người bệnh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏ . Thơng tư 0 /2011/TT-BYT đã
đặt nhiệm v này đầu tiên trong 12 nhiệm v của ĐDV,

V và Bộ Y tế cũng đặt

nhiệm v này trong tiêu chí đánh giá ch t lượng bệnh viện. Vì vậy, người ĐD cần
phải có kỹ năng và kiến thức tốt để thực hiện tư v n GD K cho người bệnh và

NNNB trong phạm vi chuyên môn của mình.
Nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngà (2011), đánh giá của 2

người bệnh về

thực trạng cơng tác chăm sóc của điều ưỡng tại bệnh viện Y học Cổ truyền trung
ương, t lệ người bệnh được GDSK chỉ đạt 49,6% [15]; Nghiên cứu của Dương Thị
B nh

inh (2012), đánh giá thực trạng công tác CSNB tại các khoa lâm sàng bệnh

viện Hữu Nghị, khảo sát 216 NB thì t lệ người bệnh được GDSK chỉ đạt 66,2%
[10]; Nghiên cứu của Trần Ngọc Trung (2012), đánh giá hoạt động CSNB của ĐDV
tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, khảo sát 400 NB. Kết quả, t lệ người bệnh
được ĐDV tư v n, hướng dẫn GDSK chỉ đạt 24,7% [38]. Riêng đối với nghiên cứu
của Châu Thị Hoa (2010) tại Trung tâm ung bướu Bệnh viện Trung ương uế, khảo
sát 75 NB ung thư hạ họng - thực quản, kết quả cho th y t lệ NB được chăm sóc
GDSK chiếm khá cao (76%) [37]. Nghiên cứu của Phạm Anh Tu n (2011) tại bệnh
viện Việt Nam - Th y Điển ng Bí, đánh giá hoạt động CSNB của ĐDV qua
người bệnh, NNNB, t lệ người bệnh được tư v n, GDSK là 83,3% [40]. Nghiên


13

cứu tương tự của Trần Thị Thảo tại bệnh viện này năm 2013, kết quả đánh giá
chung về việc thực hiện tư v n, hướng dẫn GD K cho người bệnh và NNNB của
ĐDV cũng đạt t lệ 74,1% [33]. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu này được tiến
hành từ l y ý kiến của người bệnh và NNNB, vì vậy cần thực hiện đánh giá thêm
bằng quan sát trực tiếp để có số liệu khách quan hơn.
Chăm sóc tinh thần

Chăm sóc về tinh thần cũng là một nhiệm v r t quan trọng, trong xã hội
ngày nay, ch t lượng cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu về đời sống tinh thần trở
nên thiết yếu chính vì vậy người ĐD cần trú trọng quan tâm chăm sóc. Nghiên cứu
của Châu Thị Hoa và Nguyễn Thị Diệu Trang (2010), về thực trạng công tác CSNB
ung thư hạ họng - thanh quản tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung Ương uế.
Kết quả phỏng v n người bệnh và l y số liệu từ 75 HSBA của người bệnh ung thư
hạ họng - Thanh quản cho th y, có 90,7% NB được chăm sóc h trợ tinh thần, 80%
NB được giao tiếp trước, trong và sau thực hiện các thủ thuật [37]. Tuy nhiên,
nghiên cứu chưa xác định được các yếu tố liên quan đến việc thực hiện nhiệm v
chăm sóc tinh thần cho NB của ĐDV.
Chăm sóc vệ sinh cá nhân và phục hồi chức năng
M c tiêu của điều ưỡng là giúp người bệnh đạt được tính độc lập càng sớm
càng tốt. Chính vì vậy, người ĐD cần thực hiện tốt các nhiệm v chăm sóc nhằm
đáp ứng các nhu cầu cơ bản để NB chóng hồi ph c sức khỏe.
Nghiên cứu của Trần Thị Thảo (2013), tại Bệnh viện Việt Nam - Th y Điển
ng Bí, việc chăm sóc VSCN cho NB như h trợ đại tiểu tiện, ăn uống, thay đồ
vải, t lệ NNNB đảm nhiệm giảm dần từ 78,1% xuống 3,

, thay vào đó là o sự

h trợ của NVYT, sự phối hợp giữa NVYT và NNNB, t lệ này tăng ần từ 10,5%
đến 22,2%. Về nhu cầu tập luyện PHCN được NVYT trực tiếp thực hiện là 30,6%.
Kết quả thể hiện, ĐDV tại bệnh viện này đã có chuyển biến tốt trong việc thực hiện
nhiệm v đáp ứng các nhu cầu chăm sóc cơ bản cho người bệnh [33].
Nghiên cứu của Trần Ngọc Trung (2012), tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm
Đồng, ĐD thực hiện chăm sóc VSCN cho người bệnh chiếm t lệ th p vệ sinh răng
miệng (5,0%), h trợ đại tiểu tiện (15 ), thay đồ vải (13,

), cho người bệnh ăn



14

qua thông dạ dày (18,3 ) và đáp ứng nhu cầu PHCN cho người bệnh đạt từ 15%
đến 38,3 . ướng dẫn NB về chế độ inh ưỡng, thực hiện thuốc và theo dõi dùng
thuốc t lệ lần lượt là 86,7%, 96,7% và 91,7%, có 98,3% NB được cơng khai thuốc
hàng ngày. Các yếu tố tác động và cản trở nhiều nh t đến hoạt động CSNB theo ý
kiến của ĐDV là thiếu phương tiện (52,7%); thiếu nhân lực (48,3%); thiếu thời gian
(21,8%); thiếu tr nh độ chuyên môn; lớn tuổi (10%) và thiếu sự quan tâm của lãnh
đạo (6,7%). Tuy nhiên, nghiên cứu chưa xác định mối liên quan giữa các yếu tố tác
động và cản trở nêu trên với việc thực hiện các nhiệm v CSNB của ĐDV [38].
Nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh (2012) tại bệnh viện Hữu Nghị, t lệ
ĐDV trực tiếp giúp người bệnh nặng trong chăm sóc vệ sinh cá nhân chỉ chiếm
11,5%, cịn NB đánh giá ĐD hướng dẫn, giải thích chế độ ăn th o bệnh tật th đạt t
lệ cao (90,

). Cơng tác chăm sóc, h trợ về tâm lý, tinh thần được người bệnh

đánh giá cũng chiếm t lệ cao (94,9 ). Đối với nhiệm v th o õi và đánh giá NB,
ĐDV thực hiện r t tốt (94%), thực hiện thuốc, theo dõi dùng thuốc và thực hiện các
kỹ thuật chuyên môn cũng được NB đánh giá trên 90 . Tuy nhiên, các yếu tố liên
quan đến hoạt động CSNB của ĐDV chỉ được xác định bằng phương pháp nghiên
cứu định tính, vì vậy cần thực hiện thêm nghiên cứu định lượng để có tính khách
quan hơn [10].
Hướng dẫn dùng thuốc
Điều ưỡng là người trực tiếp dùng thuốc hoặc hướng dẫn NB dùng thuốc,
hiểu biết của người điều ưỡng trong quá tr nh chăm sóc bằng thuốc sẽ giúp việc sử
d ng thuốc cho NB vừa hiệu quả vừa an toàn. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng
Nương về hiệu quả các giải pháp nâng cao kỹ năng chăm sóc bằng thuốc của điều
ưỡng Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2012, qua khảo sát 94 điều ưỡng tại 5

khoa lâm sàng trước và sau khi can thiệp bằng tập hu n và kiểm tra giám sát. Kết
quả cho th y, có 30,9% ĐD chưa biết tính ch t ược lý của thuốc, 51,1% khơng giải
thích, hướng dẫn NB cách dùng thuốc phù hợp. Nhưng nghiên cứu chưa xác định
các yếu tố liên quan đến những hạn chế của ĐD trong thực hiện nhiệm v này [17].
Thực hiện các k thu t điều dưỡng.


15

Nghiên cứu của Lê Thị Bình (2013), khảo sát kỹ năng thực hành của 450
ĐDV đang trực tiếp làm công tác CSNB tại 9 bệnh viện trong cả nước vào giữa năm
200 đến 2007 và các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả cho th y thực trạng kỹ năng của
ĐD cịn yếu và có qui luật ở các bệnh viện tuyến trung ương tốt hơn các bệnh viện
tuyến tỉnh/thành, việc thực hiện kỹ thuật, thủ thuật theo bảng kiểm chỉ đạt mức
trung bình, hầu hết ở các bệnh viện, điều ưỡng chỉ thực hiện các kỹ thuật với
những bước cơ bản khơng thể nào thiếu được (ví d : tiêm thuốc cho người bệnh chỉ
cần rút thuốc vào bơm tiêm sau đó sát khuẩn và tiêm) cịn tồn bộ các bước khác kể
cả vơ khuẩn thì làm ẩu hoặc bỏ để đáp ứng với khối lượng cơng việc vì sự quá tải
NB. Các yếu tố liên quan đến kỹ năng thực hành của ĐD là thâm niên công tác,
tr nh độ chuyên môn, sự đào tạo liên t c và sự h trợ của đồng nghiệp. Nghiên cứu
này thực hiện trên phạm vi rộng và đã nêu lên tương đối đầy đủ thực trạng về những
hạn chế trong kỹ năng thực hành CSNB của điều ưỡng tại các bệnh viện tỉnh/thành
và tuyến trung ương trong cả nước [3].
An toàn cho người bệnh
Giữ cho người bệnh được an toàn trong quá tr nh điều trị và chăm sóc tại
bệnh viện cũng là một trong những nhiệm v quan trọng đã được quy định đối với
ĐDV. Chính v vậy, Chủ tịch Hội Điều ưỡng Việt Nam đã đặt tiêu chuẩn “Đảm
bảo an toàn cho người bệnh” ở điều đầu tiên trong 8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp của
điều ưỡng viên [11].
Nghiên cứu của Cao Thị Thẩm (200 ), đánh giá công tác an toàn trong y tế

trước và sau tập hu n CSTD tại Bệnh viện Trung ương

uế, kết quả khảo sát bằng

phiếu thăm ò 400 người bệnh và 400 điều ưỡng cho th y, điều ưỡng thực hiện
an toàn trước và sau tập hu n có sự thay đổi đáng kể, an toàn về chế độ ăn, thuốc từ
91% lên 95,6%, an tồn về thực hiện các quy trình kỹ thuật từ 92% lên 98%, an
tồn về quy chế chun mơn từ 91% lên 98%, an toàn trong vận chuyển người bệnh
từ 92% lên 96%. Mặc

, ĐDV tại bệnh viện đã thực hiện khá tốt các nhiệm v này

trước đó, nhưng qua đây cũng thể hiện r t rõ sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện
đối với công tác CSNB qua việc tổ chức tập hu n và đánh giá lại nhằm đảm bảo
ch t lượng CSNB của bệnh viện [32].


×