Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.35 KB, 15 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I. MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đảng Cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân
dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa
(nay là nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm
lược, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc thống
nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc
nền độc lập của Tổ quốc.
Hồ Chí Minh là một nhà chính trị đạo đức, là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng. Sinh
thời, Người luôn chú trọng đến vấn đề đạo đức của Đảng, đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng
viên của Đảng. Trong thực tế cuộc sống, Người luôn mẫu mực nêu gương thực hiện, chăm lo
xây dựng Đảng ta về mặt đạo đức, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để Đảng xứng
đáng là đạo đức, là văn minh, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng thật sự thấm nhuần đạo đức
cách mạng, là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Tuy Người chưa
sử dụng khái niệm xây dựng Đảng về đạo đức, nhưng trên thực tế, tư tưởng xây dựng Đảng
về đạo đức được thể hiện rất rõ trong cả tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Đảng có vững cách mệnh mới thành cơng, cũng
như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Sinh thời, mối quan tâm thường trực của
Người là xây dựng Đảng ta “là đạo đức, là văn minh”, đưa Đảng trở thành một tổ chức tiêu
biểu cho trí tuệ, danh dự của dân tộc và thời đại; có đạo đức, năng lực, trí tuệ cao, có trình độ
văn hóa, lý luận đủ sức tiên phong dẫn đường cho dân tộc qua các giai đoạn phát triển của
lịch sử.
Trước tình hình trong nước và thế giới đang diễn ra nhiều tình huống phức tạp, vấn đề đạo
đức trong Đảng đang là nhiệm vụ cấp bách. Những nguy cơ hiện hữu, những tổn thất khôn
lường đe dọa vận mệnh đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và sức sống của Đảng (tệ tham
nhũng, lợi ích nhóm tiêu cực, tư duy nhiệm kỳ, tệ lãng phí và tình trạng suy thối về tư


tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên); sự chống


phá ngày càng quyết liệt của các thế lực thù địch; lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước bị giảm sút, khối đại đoàn kết toàn dân tộc bị xâm hại, sức mạnh nội sinh của dân tộc
Việt Nam đang bị các thế lực thù địch chống phá quyết liệt.
Mặt khác, trước yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, cần xây dựng Đảng một cách tồn
diện, đáp ứng địi hỏi của cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế. Do đó, xây dựng Đảng về đạo đức là một trong những nhiệm vụ cơ bản, là một
trong những giải pháp chủ yếu và quan trọng để củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết
trong Đảng, trong nhân dân và đoàn kết quốc tế; trực tiếp xây dựng và nhân lên sức mạnh
nội sinh của cách mạng nước ta.
Vì vậy, đề tài NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn sâu sắc.
Nội dung đề tài:
Chương 1: Tư tưởng xây dựng Đảng về đạo đức của Hồ Chí Minh
1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
1.2 Nội dung đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh
Chương 2: Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức - yêu cầu cấp thiết trong
giai đoạn cách mạng mới
2.1 Xây dựng Đảng về đạo đức là yêu cầu cấp thiết hiện nay
2.2 Nội dung xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay
2.3 Giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức


II. NỘI DUNG
Chương 1: Tư tưởng xây dựng Đảng về đạo đức của Hồ Chí Minh
1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Người cho rằng đạo đức cách mạng có vai trị rất quan trọng đối với từng người và với sự
nghiệp cách mạng: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn.
Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo
đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân.Vì muốn giải phóng cho dân tộc,

giải phóng cho lồi người là một cơng việc to tát, mà tự mình khơng có đạo đức, khơng có
căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì”(1). Đối với người cách mạng,
Người nhấn mạnh: “Phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm
vụ cách mạng vẻ vang”(2).
Nhiều lần, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: Là người cộng sản khơng thể viết lên trán mình chữ
cộng sản là đã được quần chúng tin yêu, mà phải bằng hành động gương mẫu, bằng phẩm
chất, đạo đức, tài năng của mình thể hiện ở những việc làm ích nước, lợi dân, thực sự phục
vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người… thì mới
được quần chúng yêu mến, tin tưởng. Và Người khẳng định: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu
cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc mình và thời đại. Chỉ khi nào Đảng Cộng sản
thực sự là tổ chức của những người có đạo đức và văn minh cao, thì Đảng mới có thể làm
trịn vai trị chiến sĩ tiên phong xây dựng xã hội mới - xã hội XHCN. Đó là sự lựa chọn
khách quan của lịch sử. “Đảng mạnh là do các chi bộ mạnh. Chi bộ mạnh là do các đảng
viên hăng hái và gương mẫu”.
Đảng viên của đảng cộng sản phải là những người ưu tú nhất của giai cấp cơng nhân, nhân
dân lao động và tồn thể dân tộc. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải là hiện thân của
trí tuệ, lương tâm và danh dự của thời đại. Tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên phải
được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực đạo đức có tầm quan trọng đặc
biệt. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức của đảng viên phải là đạo đức cách mạng, một loại
hình đạo đức kiểu mới. Đối với đảng viên, đạo đức là nền tảng, là gốc của con người."Cũng
như sơng thì có nguồn mới có nước; khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng


có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức. Khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân".
Làm cách mạng, theo Hồ Chí Minh phải biết hy sinh lợi ích riêng vì lợi ích chung, phải có
niềm tin chắc thắng. Người nói: Đảng ta theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta khơng những
nhìn vào hiện tại, mà lại phải nhìn vào tương lai. Chúng ta phải tin chắc vào tinh thần và lực
lượng của quần chúng, của dân tộc. Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, thất bại
cũng không lùi bước... khi gặp thuận lợi và thành công cũng giữ vững tinh thần khiêm tốn...

phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ... Không công thần, không quan liêu, khơng kiêu
ngạo. Tóm lại, với Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên quyết định
đối với sự thành công hay thất bại của cách mạng.
Ngay từ bài mở đầu trong cuốn Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh đưa tư cách của một người
cách mạng gồm hai mươi ba điều lên hàng đầu; bài cuối cùng trước khi Người từ giã cõi đời
này đăng trên báo Nhân dân, nhân dịp ba chín năm thành lập Đảng, Người lại đề cập đến
vấn đề đạo đức của người cán bộ, đảng viên với tiêu đề Nâng cao đạo đức cách mạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân. Trong Di chúc, Người lại nhắc nhở Đảng ta phải đào tạo các thế hệ
kế tục sự nghiệp cách mạng thành những người vừa "hồng" vừa "chuyên".
Quan niệm đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là sự thống nhất của đức và tài, trong đó
đức là gốc. Người nói có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì
làm việc gì cũng khó, nếu chỉ có đức mà khơng có tài thì giống như ông bụt ngồi trên chùa.
Quan niệm đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là sự vận dụng phát triển chủ nghĩa Mác Lênin về tư cách người đảng viên cộng sản khác về chất các kiểu đạo đức phong kiến và tư
sản. Theo Người, đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức
mới như người hai chân đứng vững chắc được dưới đất. Đạo đức mới phủ định biện chứng
những chuẩn mực đạo đức phong kiến đạo đức tư sản và tơn giáo.
1.2 Nội dung đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh
Một, trung với nước, hiếu với dân. Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm, quan trọng nhất chi
phối các phẩm chất khác của người cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trung, hiếu
với nước, dân theo Hồ Chí Minh là phải lấy dân làm gốc. Cán bộ, đảng viên phải là công bộc
của dân, phải thực hiện dân chủ cho dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Kế thừa truyền thống


trung, hiếu với một nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân, người con của dân tộc, Hồ
Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới phản ánh đạo đức cao rộng hơn. Đó là trung với
nước, hiếu với dân. Theo Hồ Chí Minh, trung là trung thành tuyệt đối với Tổ quốc với nhân
dân, với cách mạng, với Đảng", "quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng",
"ra sức làm việc cho Đảng", "giữ vững kỷ luật Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước". Hiếu với dân, theo Người, không cịn là chỗ thương dân với
tính chất ban ơn mà là phải gần dân, gắn bó với dân, dựa hẳn vào dân, học dân, lấy dân làm

gốc. Đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình.
Hết lịng hết sức phục vụ nhân dân... Như vậy, yêu cầu đầu tiên của đạo đức cách mạng của
người cán bộ đảng viên là phải có ý chí cách mạng, trung thành với Tổ quốc, với dân tộc,
với nhân dân. Đây là sự vận dụng phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về tư cách đảng viên
cộng sản trong hoàn cảnh cụ thể Việt Nam.
Trong Di chúc, Người tiếp tục nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải làm thế nào để xứng đáng
vừa là “người lãnh đạo”, vừa là “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Người mong
muốn: “... phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và
giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”, cả cuộc đời và sự
nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều phụng sự cho Tổ quốc và nhân dân như
chính Người khẳng định “đã hiến cả đời tơi cho dân tộc tôi”. Ngay cả khi sắp từ biệt thế giới
này, Người “chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân lâu hơn
nữa, nhiều hơn nữa”.
Hai, người cán bộ, đảng viên cần có Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Trong tác phẩm Ngày 18
tháng sương mù của Lui Bônapáctơ (1852), Mác coi trách nhiệm của người đảng viên phải
“học tập không ngừng”, Lênin thường nhấn mạnh tới trình độ giác ngộ lý luận, tự giác của
người đảng viên… Vận dụng quan điểm đó, Hồ Chí Minh phát triển thành nhân, nghĩa, lễ trí,
tín. Người cán bộ đảng viên phải vươn tới chân, thiện, mỹ của cuộc sống con người với năm
đức tính Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm: 1) - Nhân là thật thà thương yêu hết lịng giúp đỡ
đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến
Đảng, đến nhân dân, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ, không sợ oai quyền...; 2) Nghĩa là ngay
thẳng, không tư tâm. Lúc Đảng giao cho việc thì bất kỳ to hay nhỏ đều ra sức làm cẩn thận.
Thấy việc phải thì làm, thấy việc trái phải nói. Khơng sợ người ta phê bình và phê bình


người khác cũng ln ln đúng đắn; 3) Trí là đầu óc trong sáng, sáng suốt. Biết xem người.
Biết xem việc. Biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng? Cất nhắc người tốt. Đề
phòng người gian; 4) Dũng là dũng cảm.Gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan
sửa chữa. Có gan chống lại vinh hoa, phú q khơng chính đáng. Nếu cần có gan hy sinh cả
tính mạng cho đảng, cho Tổ quốc, khơng bao giờ rụt rè, nhút nhát; 5) Liêm là không ham địa

vị. Không tham tiền tài. Không tham người tâng bốc mình. "Chỉ có một thứ ham là ham học,
ham làm, ham tiến bộ".
Ba, người cán bộ, đảng viên phải cần, kiệm, liêm, chính. Trong Tun ngơn của Đảng Cộng
sản, chủ nghĩa Mác nêu tính tiên phong của người đảng viên thể hiện trên hai phương diện
lý luận và hoạt động thực tiễn. Coi đó là luận điểm gốc để xác định vị trí, vai trị, chức năng
nhiệm vụ của người đảng viên. Trong tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền
Xơviết, Lênin chỉ ra thiếu nhiệt tình “cách mạng sẽ không thể nào thắng lợi được”. Hồ Chí
Minh đã cụ thể hố phát triển các luận điểm trên thành cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư.
Theo Hồ Chí Minh, đó là chuẩn mực đạo đức quan trọng của người cán bộ, đảng viên. Ở
nhiều bài báo, nhiều lần gặp gỡ nói chuyện với cán bộ, đảng viên, bộ đội và nhân dân, Hồ
Chí Minh đều nói đến cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Coi đó là yêu cầu thường
xuyên của người cán bộ, đảng viên. Theo Người, "Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo
dai, làm việc với năng suất cao. Kiệm là tiết kiệm, khơng xa xỉ, khơng hoang phí. Liêm là
trong sạch. Chính là khơng tà, thẳng thắn, quang minh chính đại, khơng ngần ngại khi phê
bình người khác nhưng phê bình phải có cái "tâm", đồng thời biết lắng nghe tiếp thu ý kiến
phê bình, khơng thù ghét cá nhân. Chí cơng vơ tư là làm những việc ích quốc lợi dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: đạo đức cách mạng là nền tảng, là tiêu chuẩn đầu tiên
của người cách mạng. Cốt lõi của đạo đức cách mạng là gì? Theo Hồ Chí Minh, đó là: cần,
kiệm, liêm, chính. Trong lời khuyên đối với anh em viên chức ngày 17-1-1946, Người
nói: để giúp cơng việc Chính phủ một cách đắc lực, để nâng cao tinh thần kháng chiến, anh
em viên chức bây giờ phải có bốn đức tính là cần, kiệm, liêm, chính.
Và Người ví:
Trời có bốn mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng
Đất có bốn phương: Đơng, Tây, Nam, Bắc


Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính
Người cịn nhấn mạnh: Thiếu một mùa thì khơng thành trời. Thiếu một phương thì khơng
thành đất, thiếu một đức thì khơng thành người.
Bốn,yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cách mạng cao đẹp nhất

trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc cho đến
trước lúc đi xa, Người luôn quan tâm đến con người, trước hết là những người cùng kHồ.
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là phải nhằm đem lại tự do, hạnh phúc, con
người có điều kiện phát triển tồn diện. Người nói: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn
tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”(3). Người từng căn dặn cán bộ,
đảng viên: “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc
bao nhiêu sách mà sống khơng có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin
được”(4). Trong Di chúc, Người viết “phải có tình đồng chí thương u lẫn nhau” tiếp sau
phần nói về đồn kết, dân chủ, phê bình, tự phê bình trong Đảng. Trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng, Người không chỉ quan tâm đến vận mệnh chung của tồn dân tộc, mà cịn
chăm lo đến từng cá nhân con người cụ thể. Bất kỳ ai khi tiếp xúc đều nhận được ở Người
tình cảm nhân ái, yêu thương chân thành, gần gũi, bình dị. Với Người, “Mỗi thanh niên Việt
Nam hy sinh, như tôi mất đi từng khúc ruột”, “Máu thanh niên Pháp cũng quý như máu
thanh niên Việt Nam”, trận đánh tiêu diệt được nhiều địch không thể coi là đẹp, mà cơ bản là
phải đánh để cho đối phương phải “cút”, phải “nhào” để giành lại độc lập dân tộc, thống
nhất Tổ quốc. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Đầu tiên là cơng việc đối với
con người”, “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm
khơng ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Người căn dặn, sau khi cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước thắng lợi, “đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã
nông nghiệp để đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng...” và Đảng, Nhà nước cần quan tâm đến
các đối tượng cụ thể, đó là những người đã hy sinh một phần xương máu vì Tổ quốc, là thân
nhân của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên, thiếu niên, phụ nữ và cả những
người là nạn nhân của chế độ cũ... Cuối cùng, trong Di chúc, Người khơng qn “để lại
mn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh


niên và nhi đồng... gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các thanh niên nhi
đồng quốc tế”.
Năm, tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng. Đoàn kết quốc tế trong sáng theo Chủ tịch Hồ

Chí Minh là đồn kết với nhân dân lao động; là đồn kết quốc tế giữa những người vơ sản
tồn thế giới; là đồn kết với các dân tộc vì mục tiêu chung: đấu tranh giải phóng con người
khỏi ách áp bức, bóc lột, vì hịa bình, cơng lý và tiến bộ xã hội. Đoàn kết quốc tế gắn liền
với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong
sáng. Vì vậy, từ rất sớm, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đặt cách mạng Việt
Nam trong quỹ đạo và là một bộ phận của cách mạng thế giới. Người đã trở thành người
chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc, góp phần cống hiến cho phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế. Trước khi từ biệt thế giới này, Người vẫn “đau lịng... vì sự bất hịa giữa các đảng
anh em”. “Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khơi phục
lại khối đồn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa
quốc tế vơ sản, có lý, có tình”. Người bày tỏ niềm tin: “Các đảng anh em và các nước anh
em nhất định sẽ phải đoàn kết lại”.
Chương 2: Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức - yêu cầu cấp thiết trong giai
đoạn cách mạng mới
2.1 Xây dựng Đảng về đạo đức là yêu cầu cấp thiết hiện nay
Đã có nhiều nghị quyết về xây dựng Đảng trong đó có nội dung về đạo đức; nhiều chỉ thị
của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; quy
định đảng viên không được làm, nhưng hiện nay vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Đảng
về đạo đức, vì mấy lý do cơ bản sau đây:
Một là, đạo đức cách mạng ln ln có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công tác xây
dựng Đảng, đặc biệt là trong điều kiện Đảng cầm quyền.
Đây là bài học lớn, được đúc kết sâu sắc trong suốt quá trình 90 năm xây dựng và lãnh đạo
của Đảng ta. Đạo đức là thước đo “chất người’, “trình độ người”. Trước đây, khi chuẩn bị
cho Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng, qua tác phẩm Đường cách
mệnh, một tác phẩm khai tâm, khai đức, khai trí cho thanh niên và nhân dân Việt Nam, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đặt tư cách của người cách mạng lên hàng đầu. Trong nhiều tác phẩm,
Người chỉ rõ hai mặt trong mối quan hệ giữa quyền lực và đạo đức với một quan điểm căn
cốt: “Có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ cơng vi



tư”(5). Người cịn nói rõ có quyền mà “khơng giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở
nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”(6).
Khi cách mạng thành công, miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch
Hồ Chí Minh tổng kết “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Trong Di chúc - quốc bảo xây
dựng đất nước theo tinh thần đổi mới  - Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ Đảng ta là một Đảng
cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự
cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư.
Sự sụp đổ của Liên Xơ có một ngun nhân rất cơ bản là sự suy thoái đạo đức, biến chất do
quan liêu, tham nhũng, đặc quyền đặc lợi trong Đảng Cộng sản Liên Xơ. Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng từng lưu ý: “Đây là bài học vô cùng sâu sắc và đắt giá mà
mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta cần phải thấm thía, ln ln khắc sâu, ghi nhớ, đừng để đi
vào “vết xe đổ” đó”(7).
Thực tế hiện nay cho thấy, càng đi vào đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hội
nhập quốc tế, lại càng phải xây dựng Đảng về đạo đức.Đây là một trong bốn mục tiêu bảo
đảm thành công đối với công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu. Những năm qua nơi này, nơi khác, lúc này, lúc khác, ở các cấp khác nhau, cán bộ
vẫn chưa nhận thức một cách sâu sắc vấn đề này; có chỗ chỉ tư duy nặng về kinh tế, chưa
quan tâm đầy đủ nội dung đạo đức trong xây dựng Đảng; hoặc xem nhẹ, làm chưa đến nơi
đến chốn, làm chiếu lệ. Thậm chí có ý kiến cho rằng phát triển kinh tế thị trường, phát triển
kinh tế nhanh và bền vững, mà kêu gọi cán bộ, đảng viên trong sạch, liêm chính thì làm sao
làm giàu được (?).
Từ thực tiễn phong phú của cách mạng, một khía cạnh trong bài học xây dựng Đảng được
Đảng nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) là Đảng phải không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức; phải
chống các nguy cơ của Đảng cầm quyền, trong đó là sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và
sự thối hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên.
Hai là, nhiệm vụ chính trị của nước ta hiện nay rất to lớn, nặng nề, khó khăn, địi hỏi Đảng
khơng phải chỉ ngang tầm nhiệm vụ mà cịn phải nâng tầm lãnh đạo, cầm quyền lên cao hơn
nữa, nâng sức chiến đấu mạnh hơn nữa.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển

năm 2011) nêu một trong tám phương hướng để nước ta trở thành một nước công nghiệp
hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI là xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã
hội. Để bảo đảm được vai trò lãnh đạo của Đảng, cùng với sự vững mạnh về chính trị, tư
tưởng, tổ chức, phải tập trung xây dựng Đảng về đạo đức; đấu tranh chống chủ nghĩa cá
nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Khơng đạt được mục tiêu này,
Đảng sẽ suy yếu và khơng thể giữ được vai trị cầm quyền, lãnh đạo sự nghiệp đổi mới.


Ba là, bên cạnh mặt tích cực, cơng tác xây dựng Đảng cịn khơng ít hạn chế, khuyết điểm;
có những biểu hiện tiêu cực, phức tạp mới về đạo đức.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII,
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI và XII của Đảng chỉ rõ tình trạng suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được
đẩy lùi; có mặt, có bộ phận cịn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tình trạng “chạy chức”,
“chạy tội”, tham nhũng, lãng phí, “lợi ích nhóm” vẫn cịn nghiêm trọng, tập trung vào một
số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến
niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Cùng với tệ quan liêu, xa rời quần chúng, xuất hiện một căn bệnh vơ cùng nguy hiểm là “lợi
ích nhóm”. Lợi ích nhóm vừa là lợi ích cục bộ, vừa là sự móc ngoặc với nhau, thành đường
dây, “ăn cánh” của nhiều bộ phận, nhóm người mưu lợi ích riêng. Nguy hiểm nhất là sự móc
ngoặc, câu kết giữa kinh tế với chính trị, mà theo cách nói của C. Mác, đó là tư bản đầu sỏ
tài chính cấu kết với quyền lực chính trị.
Người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta hiện nay chỉ rõ: “Thực tế đã có một bộ phận suy thối
nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa
dân… Đây là điều đáng lo ngại nhất và cũng là nguy cơ lớn nhất đối với một đảng cầm
quyền như Lê-nin và Bác Hồ đã cảnh báo” (8). Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII
cảnh báo: “Sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khơn lường, có thể dẫn tới
tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách

mạng của Đảng và dân tộc. Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trị lãnh
đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là
một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”(9).
Với những lý do trên, theo tinh thần của V.I. Lê-nin và Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể khẳng
định rằng, khơng ai có thể tiêu diệt được chúng ta ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta
nói chung, tha hóa quyền lực, sự suy thối về đạo đức nói riêng. Nếu vì tình trạng quan liêu,
tham nhũng, lãng phí mà đánh mất niềm tin của nhân dân, thì tất cả sự nghiệp của chúng ta
sẽ sụp đổ. Tình hình hiện nay cho thấy, chúng ta có thể truy tìm thủ phạm, nhận diện những
biểu hiện suy thoái đạo đức trong chúng ta. Có thể đưa ra một đúc kết rằng: Ở đâu Đảng cầm
quyền và cán bộ, đảng viên xa rời nguyên lý tu thân, chính tâm, khơng ln ln tự hồn
thiện mình, vun bồi tư cách làm người, làm đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thì ở đó,
sớm hay muộn, khó tránh khỏi tai họa.
2.2 Nội dung xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay
Nói đến Đảng là nói đến tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên. Vì vậy, xây dựng Đảng về
đạo đức phải tập trung vào xây dựng đạo đức của tổ chức đảng và từng người. Tuy nhiên, tổ
chức và cá nhân có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Mỗi cá nhân tồn tại và
trưởng thành thông qua tổ chức, nhờ tổ chức. Ngược lại, tổ chức đảng lớn lên cũng là do mỗi
đảng viên trưởng thành lên. Quan điểm xuyên suốt khi bàn về tư cách của một Đảng chân


chính cách mạng là Đảng khơng phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Đảng phải làm
tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con
người, tức là giành được độc lập và phải làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào hạnh phúc.
Ngồi lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc thì Đảng khơng có lợi ích gì khác. Theo Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Đảng ta đại biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc, nên Đảng phải là
đạo đức, là văn minh.
Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của nước ta; tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi đó là cơng việc thường xun của các tổ
chức đảng, các cấp chính quyền, các đồn thể chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị.

Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng phải kết hợp
giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ
quan trọng, cấp bách. Hủ bại, tha hóa làm đổ vỡ nhân tính của cán bộ, đảng viên là điều hết
sức nghiêm trọng, làm cho nhân dân ốn thán nhất, làm xói mịn bản chất của Đảng, gây mất
lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng và chế độ. Mà mất niềm tin là mất
tất cả. Vì vậy, phải kiên quyết đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí,
chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói khơng đi đơi với
làm.
Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần phải nhấn mạnh
nhiệm vụ chống quan liêu hiện nay. Cùng với chủ nghĩa cá nhân thì tệ quan liêu chính là
nguồn gốc của mọi suy thối về đạo đức và là thủ phạm nguy hiểm nhất. C. Mác và Ph.
Ăng-ghen từng cảnh tỉnh giai cấp vô sản rằng chủ nghĩa quan liêu có thể dẫn các đảng cầm
quyền tới chỗ đánh mất một lần nữa chính quyền vừa giành được, đi vào con đường tiêu
vong như đã từng xảy ra đối với mọi loại hình nhà nước từng xuất hiện từ trước đến nay.
V.I. Lê-nin nhiều lần khẳng định, nguồn gốc chủ yếu sức mạnh của Đảng là ở mối liên hệ
mật thiết với nhân dân; đối với một đảng cầm quyền thì một trong những nguy cơ lớn nhất,
đáng sợ nhất là tự cắt đứt quan hệ với quần chúng. Ông viết: “Chúng ta khốn khổ trước hết
về tệ quan liêu. Những người cộng sản đã trở thành những tên quan liêu. Nếu có cái gì sẽ
làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó”(10).
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, làm việc theo cách quan liêu, thì dân ốn; cách xa dân chúng,
chẳng khác gì đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại. Người viết: “Vì những người và
những cơ quan lãnh đạo mắc bệnh quan liêu thành thử có mắt mà khơng thấy suốt, có tai mà
khơng nghe thấu, có chế độ mà khơng giữ đúng, có kỷ luật mà khơng nắm vững. Kết quả là
những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ơ, lãng phí. Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ,
dung túng, che chở cho nạn tham ơ, lãng phí. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ơ, lãng phí, thì
trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu”(11).
Ngăn chặn, đẩy lùi những kẻ tham nhũng, lãng phí là cần nhưng chưa đủ. Đó mới chỉ là
ngọn. Cái gốc là những người, cơ quan mắc bệnh quan liêu, vô trách nhiệm, giả đui, giả



điếc, giả mù với “đường dây”, “sự ăn cánh” của một nhóm người, tạo ra lợi ích nhóm. Cán
bộ có chức, có quyền, kể cả cán bộ cao cấp một mình khơng thể tham nhũng, mà là sự liên
kết bè phái, lập nhóm với những lực lượng hậu thuẫn phía sau, chống lưng vơ cùng tinh vi,
phức tạp; vì vậy, phải đào tận gốc bệnh quan liêu.
2.3 Giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức
Các nghị quyết của Đảng đề ra nhiều nhóm giải pháp về xây dựng Đảng nói chung, xây
dựng đạo đức trong Đảng nói riêng. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, trong tình hình hiện nay, cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau.
Một là, cần quan tâm tới cơng tác giáo dục tư tưởng, chính trị.
Có quan điểm cho rằng chúng ta giáo dục nhiều, nhưng công tác giáo dục đó hiện nay khơng
cịn tác dụng. Nghĩ như vậy là sai lầm.Trong đời sống kinh tế - xã hội, muốn thực hiện tốt
mọi công việc đều cần phải đi “hai chân” là hiểu thấu và làm đúng. Khơng hiểu thấu thì
khơng thể làm đúng. Hiểu sai, lệch lạc sẽ dẫn tới hành động sai. Cán bộ, đảng viên lại càng
cần phải được giáo dục. Không phải chỉ nâng cao dân trí mà phải nâng cao “đảng trí”.Bởi vì,
tính xấu của một người thường chỉ có hại cho người đó, cịn tính xấu của một đảng viên, một
cán bộ sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân. Nhất là cán bộ, đảng viên có quyền mà
khơng được giáo dục, rèn luyện thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của nhân dân.
Một mặt, nhiều cán bộ, đảng viên không hiểu thấu rằng, bao nhiêu quyền hành và lực lượng
đều ở nơi dân, còn bổn phận của mình là đày tớ, cơng bộc, phục vụ nhân dân. Vì vậy, khi
chưa có quyền thì họ mua quyền, chạy chức; khi có một chút quyền hành trong tay thì họ
thường hay lạm dụng, đè đầu dân, cưỡi cổ dân, vác mặt làm quan cách mạng, bán quyền,
lộng quyền, tham quyền cố vị.
Mặt khác, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên không thấy hết sự nguy hại, tổn thất
không lường được đối với Tổ quốc và nhân dân do sự tha hóa quyền lực. Họ chưa ý thức
được rằng, nếu cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền, cán bộ cao cấp
khơng tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức thì sẽ làm “đổ vỡ tất cả”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Cần khẳng định, ta làm hợp lịng dân thì dân tin và chế độ
ta cịn, Đảng ta cịn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lịng dân, để mất niềm tin là mất tất cả” (12).
Nội dung giáo dục tập trung vào nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân,

tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vơ trách nhiệm. Cụ thể là, cần tăng cường giáo dục toàn
Đảng về mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; về nhiệm vụ, trách nhiệm và đạo đức của người cán bộ,
đảng viên, cao nhất là chí cơng vơ tư.
Hai là, bản thân mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền, cán bộ cao
cấp phải tu thân, chính tâm, rèn luyện, tu dưỡng hằng ngày, suốt đời, tận tâm, tận lực, vì
nước, vì nhân dân.


Khơng tu dưỡng, khơng có tính liêm sỉ sẽ trở thành những con người phi nhân tính. Bởi lẽ,
mọi việc đều do con người làm ra và một khi con người đã hư hỏng thì khơng một bộ máy,
cơ chế nào có thể phát huy nổi hiệu lực, thậm chí cịn biến thành cơng cụ của cái ác, cái tiêu
cực. Sự tu dưỡng, tự giác của cá nhân vô cùng quan trọng. Đặc biệt là sự nêu gương, vì văn
hóa phương Đơng cho thấy “một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên
truyền”.
Thực tế cho thấy, có việc pháp luật khơng cấm nhưng lương tâm, đạo đức, đạo lý khơng cho
phép làm. Vì vậy, sự tu thân, chính tâm là điều hết sức thiêng liêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng nói pháp luật khơng trị hết được. Tự mình phải tạo ra pháp luật để trị mình. Mỗi người
phải có tịa án lương tâm của riêng mình.
Ba là, hồn thiện cơ chế, tính khoa học của bộ máy, cơ bản nhất là xây dựng nền dân chủ.
Sự tha hóa khơng thể chấm dứt chỉ bằng tu dưỡng đạo đức, mà nó bị đánh bại bằng cơ
chế.Giáo dục và tu dưỡng là nói đến “đức trị”; cơ chế, bộ máy là nhấn mạnh mặt “pháp trị”.
Chúng ta đã có một hệ thống pháp luật khá hồn chỉnh. Các nghị quyết, quy định, chỉ thị của
Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương liên quan đến công tác xây dựng Đảng cũng khá
đầy đủ. Tuy nhiên, vì đời sống thực tiễn vô cùng phong phú, nên phải được tiếp tục bổ sung,
hoàn thiện. Nội dung “xây” và “chống” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng cũng cần được
nghiên cứu bổ sung, đặc biệt là nhận diện biểu hiện quan liêu, kẻ dung túng cho tham nhũng,
lãng phí.
Quan trọng hơn là việc thể chế hóa, hiện thực hóa, cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị. Muốn
vậy, cần kết hợp nghiên cứu lý luận về xây dựng đạo đức trong Đảng với tổng kết thực tiễn,

thường xuyên xem xét các nghị quyết, chỉ thị nói chung, liên quan đến đạo đức nói riêng đã
thi hành đến đâu, thi hành như thế nào, nếu khơng sẽ chỉ là lời nói sng, gây tổn hại đến
lịng tin của nhân dân.
Đặc biệt nhất là phải thực hành dân chủ, phát huy thực sự quyền làm chủ của nhân dân.Dân
chủ là dựa vào quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng; pháp luật là tối thượng, nhưng
phải dựa vào quần chúng thì mới thật sự vững chắc. Theo quan điểm của V.I. Lê-nin, Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nếu khơng xử bắn lũ ăn của đút lót, mà chỉ xử chúng một cách
pha trị, mềm mỏng, nhẹ nhàng, thì đó là một điều xấu hổ đối với những người cộng sản,
những người cách mạng. Tuy nhiên, Người cũng nhấn mạnh, bắt một tên trộm thì có nghĩa
lý gì, vì cịn có hàng nghìn, hàng vạn tên giặc như nó.Cần phải áp dụng biện pháp nghiêm
ngặt hơn để trừng trị chúng. Theo Người, “biện pháp ấy là gây nên một đạo đức để ngăn
ngừa trộm cắp, gây nên một phong trào quần chúng gớm ghét, bao vây lũ giặc ấy. Biện pháp
ấy là gây nên một cuộc vận động trong công nông chống trộm cắp; làm cho lũ trộm cắp
“đường hoàng” cũng như trộm cắp kín đáo - khơng sống cịn được”(13).
Nhân dân có nhiều tai, mắt, cái gì họ cũng nghe, cũng thấy, cũng biết. Họ có nhiều kinh
nghiệm, hay so sánh và so sánh đúng. Họ tài trí, sáng tạo, sức mạnh, hăng hái. “Dân biết
nhiều việc mà các cấp lãnh đạo khơng biết. Việc gì cũng phải bàn với dân; dân sẽ có ý kiến
hay”(14). Từ nhận thức khoa học đó, để chống sự suy thối về đạo đức, lối sống của cán bộ,


đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta phải phát động tư tưởng của quần chúng,
làm cho quần chúng khinh ghét tội tham ơ, lãng phí, quan liêu; biến hàng ức, hàng triệu con
mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi,
không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu cịn chỗ ẩn nấp”(15).
Quan điểm đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị trường tồn, mãi mãi soi đường cho cuộc
đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Với tinh thần đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Phải biết dựa vào dân, lắng nghe dân, cái gì mà quần
chúng nhân dân hoan nghênh, ủng hộ thì chúng ta phải quyết tâm làm và làm cho bằng được;
ngược lại, cái gì nhân dân khơng đồng tình, thậm chí căm ghét, phản đối thì chúng ta phải
cương quyết ngăn ngừa, uốn nắn và xử lý nghiêm các sai phạm”(16)

III. KẾT LUẬN
Xây dựng Đảng về đạo đức là một nội dung trong các nội dung xây dựng Đảng, cùng với các
nội dung khác là xây dựng Đảng về tư tưởng, xây dựng Đảng về chính trị, xây dựng Đảng về
tổ chức, tạo thành tổng thể nội dung công tác xây dựng Đảng. Đó vừa là sự kế thừa, vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa là địi hỏi của thực tiễn cách mạng. Trong điều kiện hiện
nay, xây dựng Đảng về đạo đức sẽ giúp tạo nên nguồn sức mạnh nội sinh, yếu tố gốc rễ
trong Đảng và mỗi đảng viên. Khi mỗi đảng viên và toàn Đảng thực hành đạo đức trong
sáng, đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên hết, trước hết, sẽ tạo thành sức mạnh tổng
hợp, thống nhất của toàn Đảng trong tổ chức, lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Khi xây dựng Đảng về đạo đức được chú trọng, Đảng cũng
được tăng cường nền tảng sức mạnh để chiến thắng những mối đe dọa đến từ cả bên trong và
bên ngoài. Âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực phản động dù có tinh vi, nguy
hiểm, nhưng cũng không thể phát huy tác dụng chừng nào cơ thể Đảng trong sạch, vững
mạnh.
Với quyết tâm chính trị cao của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ của Nhân dân, thời gian qua,
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhất là việc xử lý những vụ tham nhũng lớn bằng
kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã mang lại hiệu quả quan trọng, góp phần cảnh
tỉnh, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên về mọi mặt, củng cố niềm tin của Nhân dân vào
sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Phát huy kết quả đó, các cấp cần tiếp tục
đẩy mạnh đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm cao, sự
kiên trì, kiên quyết, bằng những giải pháp đồng bộ. Bên cạnh việc đấu tranh xử lý những vụ
tham nhũng lớn, cần hoàn thiện chính sách pháp luật để ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí và
đẩy mạnh giáo dục, xây dựng đạo đức, phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ,
đảng viên, công chức, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhằm triệt tiêu
hành vi “tham nhũng vặt” gây bức xúc đối với Nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao
tinh thần trách nhiệm, ra sức tu dưỡng, rèn luyện, thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,
góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
ngang tầm nhiệm vụ thời kỳ mới.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1), (6) Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr.292-293, tr.
122
(2) Hồ Chí Minh, Tồn tập, Sđd, t.11, tr.601.
(3) Hồ Chí Minh, Tồn tập, Sđd, t.4,tr.161.
(4) Hồ Chí Minh, Tồn tập, Sđd, t.12, tr.554
(5) Hồ Chí Minh, Tồn tập, Sđd, t. 6, tr. 127
(7) Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để phát triển đất
nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2017, tr. 23
(8) Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để phát triển đất
nước, Sđd, tr. 29
(9) Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Văn phịng
Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 23
(10) V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1979, t. 54, tr. 235
(11), (13) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t. 7, tr. 357, tr. 369
(12) Nguyễn Phú Trọng: Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, Nxb. Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr. 80
(14) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t. 15, tr. 526
(15) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t. 13, tr. 419
(16) Nguyễn Phú Trọng: Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, Sđd, tr. 116 - 117



×