Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.62 KB, 13 trang )

Thời cơ trong cách mạng Tháng 8 năm 1945. Liên hệ với nhận thức
của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề thời cơ trong công cuộc đổi mới và
hội nhập quốc tế hiện nay
I. Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Ngày 19/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi. Thắng lợi ở Hà
Nội cũng đã tạo điều kiện để Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển đại bản
doanh về Hà Nội. Cũng từ đây, như một phản ứng dây chuyền, khởi nghĩa diễn ra dồn dập
trên khắp cả nước. Một câu hỏi đặt ra là điều gì đã giúp dân tộc Việt Nam nhất tề đứng lên
theo kêu gọi của Việt Minh và giành thắng lợi trọn vẹn chỉ trong thời gian ngắn. Câu trả lời
nằm ở đường lối lãnh đạo đúng đắn khi Đảng biết tận dụng thời cơ đến. Thời cơ ngàn năm
có một nên "dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết phải dành lại được độc lập".
Nguyên bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên, trong một cuộc chia sẻ với báo chí gần đây
về vai trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam, đã nhấn mạnh đến tầm quan
trọng của việc chớp thời cơ: “Thời cơ quan trọng lắm. Để giành thắng lợi, giành độc lập
trong CMT8/1945, chỉ cần chậm 1 tuần thôi thì Việt Nam khó mà giành được thắng lợi đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn thời cơ là Pháp bị Nhật đẩy khỏi Đông Dương, Nhật đầu hàng
đồng minh, lúc ấy tổ chức liên minh thế giới chưa quyết định cho ai cai quản khu vực thuộc
địa. Thời cơ ấy là khoảng trống quyền lực. Trong khoảng trống ấy Hồ Chí Minh đã lãnh đạo
nhân dân cướp chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Một cuộc cách mạng
không tiếng súng, không đổ máu, thành công mỹ mãn trong 1 thời gian rất ngắn.”
Vừa tròn 75 năm kể từ thành công của Cách mạng tháng Tám, bài học về tranh thủ và chớp
thời cơ vẫn còn nguyên tính thời sự trong cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư - Cuộc
cách mạng đang làm thế giới thay đổi mạnh mẽ với rất nhiều cơ hội và thách thức.
Hiện nay, tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức
đan xen; đồng thời đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới to lớn, phức tạp. Theo quy luật vận
động, phát triển của xã hội, đi liền với những cơ hội, vận hội mới ln có những khó khăn,
thách thức nảy sinh. Vì vậy, nếu biết vận dụng, nắm bắt tốt cơ hội và ln nỗ lực vượt qua
khó khăn, thử thách thì sẽ biến điều bất lợi thành có lợi. Ngược lại thì khơng những khơng
tận dụng được thuận lợi, cơ hội để phát triển, mà còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại và nguy
cơ tụt hậu càng xa hơn. Điều này đòi hỏi chúng ta phải chủ động chuẩn bị về nguồn lực; biết


phân tích, dự báo tình hình trong nước và thế giới trên cơ sở khách quan, khoa học; xác định
được nhân tố thuận lợi nảy sinh trong khó khăn, thách thức; quyết tâm, đồn kết một lịng
dưới sự lãnh đạo của Đảng, thì chắc chắn sẽ tận dụng, tranh thủ được thời cơ, vượt qua mọi
thách thức, tiếp tục vững bước tiến lên trên con đường đổi mới và hội nhập quốc tế.


Vì vậy, đề tài Thời cơ trong cách mạng Tháng 8 năm 1945. Liên hệ với nhận thức
của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề thời cơ trong công cuộc đổi mới và hội nhập
quốc tế hiện nay mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Nội dung của đề tài
Chương 1: Thời cơ trong cách mạng Tháng 8 năm 1945
1.1 Dự đoán về thời cơ cách mạng Tháng 8 của Đảng
1.2 Sự chuẩn bị của Đảng ta
1.3 Bài học về thời cơ rút ra từ thành công của cách mạng Tháng 8
Chương 2: Nắm bắt thời cơ trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay
2.1 Bối cảnh đất nước hiện nay
2.2 Một số thành tựu đất nước đã đạt được
2.3 Chủ chương chính sách của Đảng để tận dụng thời cơ trong tình hình mới


Chương 1
1.1 Dự đoán về thời cơ cách mạng Tháng 8 của Đảng
Trên cơ sở thấm nhuần phương pháp biện chứng duy vật, với tinh thần độc lập, sáng tạo cao
độ, Hồ Chí Minh cho rằng, khơng thể trơng chờ thời cơ một cách bị động, mà phải trong tư
thế chủ động, tích cực. Thậm chí, trong một chừng mực nhất định, có thể và cần phải tìm ra
những cách thức để tác động, thúc đẩy thời cơ chóng chín muồi, tạo thành bước phát triển
nhảy vọt của cách mạng.
Có thể nói, do nhận thức được tầm quan trọng của thời cơ, Ðảng ta, đứng đầu là lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc, ngay từ những năm đầu thập niên 20 (thế kỷ 20), đã sớm đưa ra quan điểm
về thời cơ cách mạng ở Ðông Dương đang đến gần. Người viết: Ðằng sau sự phục tùng tiêu

cực, người Ðông Dương giấu một cái gì đang sơi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách
ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến.
Trong q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh ln hết sức coi trọng yếu tố
thời cơ cách mạng. Người đã đúc kết:
“Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời, một tốt cũng thành công”.
Ðến cuối năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ II nổ ra và lan rộng khắp châu Âu. Tình
hình thế giới và trong nước có những chuyển biến mau lẹ, Hội nghị Trung ương Ðảng lần
thứ 7 (11-1940) đã được tổ chức tại Ðình Bảng (Bắc Ninh), Hội nghị nhận định về thời cơ
của cách mạng Việt Nam: Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Ðảng phải chuẩn bị
để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng: Lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức Ðông Dương võ
trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập.
Năm 1940, phát-xít Ðức tiến cơng nước Pháp, Pa-ri đã thất thủ rơi vào tay quân Ðức, còn ở
Việt Nam, Nhật nổ súng đánh chiếm Lạng Sơn, hai đế quốc Nhật - Pháp tranh nhau miếng
mồi Ðông Dương. Phân tích về diễn biến cuộc chiến tranh giữa phe phát-xít và Ðồng minh,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định, thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về phe dân chủ và nhận
định thời cơ giải phóng dân tộc đang đến rất gần, tình thế cách mạng sắp xuất hiện:
Ấy là dịp tốt cho ta
Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông.


Tháng 5/1941, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Tám do Hồ Chí Minh chủ
trì đã phân tích tình hình thế giới đang bị tác động sâu sắc bởi cuộc Chiến tranh thế giới thứ
hai và dự báo: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đã đẻ ra Liên Xơ, một nước xã hội
chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do
đó mà cách mạng nhiều nước thành công”. Thực tiễn lịch sử chứng minh tính đúng đắn của
dự báo do Đảng ta đưa ra. Với chiến thắng của Liên Xô và các lực lượng Đồng minh trước
chủ nghĩa phát xít, thời cơ cách mạng đã đến với nhiều nước trên thế giới khi chiến tranh thế
giới thứ hai kết thúc. Hàng loạt cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã nổ ra thắng lợi, chủ
nghĩa xã hội từ một nước trở thành một hệ thống thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc ở

Á, Phi, Mỹ La tinh đứng trước vận hội lớn của lịch sử.

Riêng đối với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chủ trương “phải
thay đổi chiến lược” và đặt lên trên hết, trước hết nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tập trung tất
cả mọi lực lượng yêu nước trong dân tộc nhằm vào một mục tiêu duy nhất là đánh đuổi phát
xít Nhật - Pháp giành lại độc lập cho Tổ quốc.
Hội nghị xác định: “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi
nghĩa võ trang” và nêu rõ những điều kiện phát động khởi nghĩa thành công - các dấu hiệu
của thời cơ:
1) Mặt trận cứu quốc đã thống nhất được tồn quốc.
2) Nhân dân khơng thể sống được nữa dưới ách thống trị của Pháp - Nhật, mà đã sẵn sàng hy
sinh bước vào con đường khởi nghĩa.
3) Phe thống trị Đông Dương đã bước vào cuộc khủng hoảng phổ thơng đến cực điểm vừa
về kinh tế, chính trị lẫn quân sự.


4) Những điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa Đông Dương như quân Tàu
đại thắng quân Nhật, Cách mạng Pháp hay Cách mạng Nhật nổi dậy, phe dân chủ đại thắng ở
Thái Bình Dương, Liên Xơ đại thắng, cách mạng các thuộc địa Pháp, Nhật sôi nổi và nhất là
quân Tàu hay quân Anh - Mỹ tràn vào Đông Dương.
Tháng 2/1942, trong tác phẩm Lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh đã đưa ra dự báo thiên tài:
“1945 - Việt Nam độc lập!”. Tháng 10/1944, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc, Người nêu
rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng
lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa.
Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”.
Cũng từ rất sớm, Đảng ta đã phân tích chính xác mâu thuẫn giữa các thế lực đế quốc, nhận
định phát xít Nhật sẽ đảo chính hất cẳng thực dân Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch
hành động khi xuất hiện tình hình mới. Ngày 15-2-1944, trong bài “Bóc trần mưu gian của
đế quốc Nhật! Thống nhất hành động đánh đổ thù chung!” đăng trên Báo Cờ Giải phóng,
Tổng Bí thư Trường Chinh xác định sớm hay muộn cuộc đấu súng Nhật - Pháp nhất định sẽ

xảy ra. Từ đó đến những tháng đầu năm 1945, vấn đề “cuộc đảo chính của phát xít Nhật”
ln ln được nhắc tới trong những văn kiện, tài liệu tuyên truyền của Đảng, định hướng
công tác chuẩn bị của phong trào cách mạng cho thời điểm “đem sức ta mà giải phóng cho
ta”. Vì thế, ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Hội nghị Thường vụ mở rộng,
dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, đã khai mạc tại chùa Đồng Kỵ, sau đó họp
tiếp tại làng Đình Bảng (Bắc Ninh), ra ngay Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của
chúng ta” vào ngày 12-3-1945.
Bản Chỉ thị nhận định, cuộc đảo chính của Nhật ở Đơng Dương tuy gây ra khủng hoảng
chính trị, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi. Trung ương xác định kẻ thù
mới là phát xít Nhật, đề ra khẩu hiệu đấu tranh mới và dự báo hai khả năng làm xuất hiện
thời cơ cho nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền trên cả nước. Một là, quân Đồng minh
vào Đông Dương đánh Nhật; hai là, Nhật đầu hàng Đồng minh.
Điểm đáng chú ý thể hiện năng lực dự báo thời cơ cách mạng hết sức tài tình của Hồ Chí
Minh là Người khơng dừng ở việc đánh giá, nhận định thời cơ tại thời điểm hiện tại, mà luôn


ln nhìn nhận, phân tích thời cơ đó trong sự vận động, phát triển của tình hình thế giới và
trong nước, theo đúng tinh thần phép biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Điều đó lý giải
vì sao Người ln đưa ra các dự báo chính xác về thời cơ cách mạng mỗi khi tình hình thế
giới và trong nước có những biến chuyển.

1.2 Sự chuẩn bị của Đảng ta
Trên thực tế có hai phương thức để tác động, thúc đẩy thời cơ. Thứ nhất, là bằng cách tác
động vào các mâu thuẫn làm phát sinh thời cơ. Đây là cách của các lực lượng cách mạng
đang có ưu thế mạnh hơn so với lực lượng kẻ thù, có thể trực tiếp làm suy yếu thế lực kẻ thù,
khiến cho kẻ thù bị đẩy vào thế phạm sai lầm. Thứ hai, là phải nỗ lực tích lũy, tăng cường
thực lực cách mạng, biết tìm ra những hình thức tổ chức và đấu tranh thích hợp khi thời kỳ
hồ bình phát triển cách mạng đã qua nhưng thời kỳ tổng khởi nghĩa chưa tới để khi thời cơ
tới, cách mạng đủ sức tận dụng thời cơ. Đây là cách tác động, thúc đẩy thời cơ của các lực
lượng cách mạng vốn chưa mạnh, phải đợi thời, nhưng theo tinh thần chủ động, tiến cơng.

Chính với tinh thần chủ động như trên, Hồ Chí Minh đã tích cực tổ chức xây dựng lực lượng
cách mạng Việt Nam cả về lực lượng lãnh đạo (Đảng) và lực lượng tham gia (lực lượng
chính trị: Mặt trận dân tộc thống nhất quy tụ lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, với các
giai cấp, tầng lớp, tổ chức đoàn thể, cá nhân yêu nước; lực lượng vũ trang nhân dân). Thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 là kết quả của 15 năm chuẩn bị của Đảng ta qua các
phong trào, cao trào cách mạng: 1930-1931; 1936-1939, 1939-1945, đặc biệt là cao trào
cách mạng 1939-1945.
Về đường lối chính trị : Đảng ta đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu từ Hội nghị
ban Chấp hành Trung ương lần thứ VI (11/1939) được bổ sung phát triển tại Hội nghị lần thứ
VII (11/1940) và hoàn chỉnh tại Hội nghị lần thứ VIII (5/1941). Đảng ta khẳng định: “Trong
lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do
cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà
quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được”. Từ tháng 5-1941 đến
8-1945, Đảng ta đã bổ sung, phát triển đường lối kháng Nhật, cứu nước (3-1945) hay Hội
nghị toàn quốc của Đảng (13/8 đến 15/8/1945),… Thực tế cho thấy, thắng lợi của Cách
mạng Tháng Tám 1945 theo đúng dự báo và sự chỉ đạo chiến lược tài tình của Đảng ta.
Về lực lượng cách mạng: Đảng ta chú trọng xây dựng lực lượng mạnh cả về chính trị và lực
lượng vũ trang. Theo sáng kiến của Hồ Chí Minh, ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Nam độc
lập đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh ra đời, nhằm tập hợp, quy tụ các lực lượng, cá
nhân yêu nước trên toàn quốc cùng thực hiện mục tiêu chung là giành lại độc lập dân tộc,
thực hiện tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu
là Hồ Chí Minh, phong trào xây dựng các đồn thể cứu quốc thành viên của Mặt trận Việt
Minh, như Hội Nông dân cứu quốc, Hội Thanh niên cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc, Hội


Cơng nhân cứu quốc, Hội Văn hóa cứu quốc... diễn ra sôi nổi ở cả nông thôn và thành thị.
Trong xây dựng lực lượng vũ trang, Đảng ta đã xây dựng được lực lượng bán vũ trang của
quần chúng và lực lượng vũ trang tập trung với 3 trung đội cứu quốc quân. Trên cơ sở đó
thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12/1944, chuẩn bị lực
lượng cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đảng ta nhấn mạnh: “Chúng ta phải luôn

luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân
thù, nghĩa là nay mai đây cuộc chiến tranh Thái Bình Dương thắng lợi, thì lúc đó với lực
lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có
thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”.
Về xây dựng căn cứ địa cách mạng: Đảng ta đã chọn Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà
Giang, Tuyên Quang,… làm nơi đặt cơ quan đầu não chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo cuộc tổng
khởi nghĩa giành chính quyền.
Đến giữa năm 1945, lực lượng cách mạng trên toàn quốc đã phát triển vượt bậc, sẵn sàng
chờ thời cơ đến.
Tháng 8 năm 1945, tình thế cách mạng trực tiếp đã xuất hiện. Cuộc khủng hoảng chính trị ở
Đơng Dương đã đến tột độ. Phe phát xít thua trận, phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh vơ
điều kiện. Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim hoang man cực độ. Đồng thời, ta đã xây dựng
lực lượng cách mạng hùng hậu. Nhân dân ta không thể chịu đựng bị áp bức được nữa. Quyết
tâm chiến đấu để giành độc lập tự do cho dân tộc, khơng khí cách mạng sơi sục. Bên cạnh
đó, cách mạng phải chạy đua gấp rút với quân Anh, Mỹ trước khi chúng vào Đơng Dương
giải giáp qn phát xít, mượn danh nghĩa pháp lý để chiếm nước ta.
Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào
(Tuyên Quang) đã phân tích những điều kiện chủ quan và khách quan để cuộc tổng khởi
nghĩa có thể nổ ra và thắng lợi, quyết định Đảng phải kịp thời phát động và lãnh đạo tồn
dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi qn đồng minh vào
Đơng Dương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết khẳng định: “Lúc này thời cơ thuận lợi
đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành
cho được độc lập”.
Hưởng ứng sự lời kêu gọi của Đảng, Nhân dân cả nước đã vùng lên khởi nghĩa giành chính
quyền từ tay phát xít Nhật và chính quyền tay sai. Chỉ trong vịng 12 ngày, từ ngày 14 đến


ngày 25 tháng 8 năm 1945, nhân dân ta đã giành được chính quyền trong cả nước. Cách
mạng Tháng Tám thành cơng rực rỡ.
Sự kiện Chính phủ cách mạng lâm thời yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị và tiếp nhận sự thoái vị

của nhà vua (ngày 30/8/1945 tại Huế) cũng là việc lực lượng cách mạng đã chớp thời cơ,
tranh thủ thời cơ và vận dụng đúng thời cơ. Việc vua Bảo Đại thoái vị đánh dấu sự sụp đổ
của chính quyền phong kiến; đồng thời triệt tiêu một đầu mối quan trọng mà các thế lực đế
quốc, phản động muốn duy trì, sử dụng để mưu toan chống phá chính quyền cách mạng, đặt
lại ách thống trị trên đất nước ta.
Ngày 2/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tun ngơn Độc lập”
tun bố với toàn thể nhân dân Việt Nam và với thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, độc lập và tự do đã ra đời; Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa
cũng đã chính thức ra mắt trước quốc dân đồng bào. Có thể khẳng định, thành công lớn nhất
của nghệ thuật khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám: Ðảng ta đã chọn đúng thời cơ "nổ
ra đúng lúc". Ðó là lúc 16 nghìn quân Anh chưa vào miền nam và 200 nghìn quân Tưởng
chưa vào miền bắc để giải giáp quân Nhật; cũng là lúc quân Nhật bại trận mất tinh thần, ngồi
chờ Ðồng minh đến tước vũ khí; ngụy quyền tay sai bỏ trốn hoặc đầu hàng chính quyền cách
mạng. Chọn đúng thời cơ là một khoa học, là một nghệ thuật, nhờ thế sức mạnh của toàn dân
ta được nhân lên gấp bội, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước một cách
nhanh, gọn, không đổ máu và thành công triệt để.
1.3 Bài học về thời cơ rút ra từ thành công của cách mạng Tháng 8
Thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945 chứng tỏ, Ðảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh có tầm nhìn vượt trước thời gian, xác định đúng thời cơ, cho nên đã chuẩn bị tốt
lực lượng, sẵn sàng chủ động, chớp thời cơ lãnh đạo nhân dân ta đứng lên tổng khởi nghĩa
giành thắng lợi. Ðây là sự vận dụng sáng tạo quy luật vận động phát triển của khởi nghĩa và
cách mạng, khôn khéo trong nghệ thuật chỉ đạo chớp thời cơ, giành thắng lợi.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là biểu hiện mẫu mực của khoa học và nghệ thuật chính trị
dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, trong đó nổi bật là khoa
học, nghệ thuật chủ động chuẩn bị lực lượng, nắm bắt mau lẹ và chớp thời cơ một cách
quyết đoán, hiệu quả. Nhận định của Ðảng dựa trên cơ sở phân tích khoa học và lý luận cách
mạng của chủ nghĩa Mác-Lê-nin một cách biện chứng, khách quan, toàn diện, toàn cục; thể
hiện tư duy nhạy bén của Ðảng trong việc đánh giá thời cơ, đánh giá về so sánh lực lượng
cách mạng giữa ta và địch, nắm vững quy luật vận động của chiến tranh; tính quy luật tất
yếu có áp bức dân tộc, có đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, tầm vóc tư

duy chiến lược của Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ: Sớm nhìn thấy quy luật


vận động cách mạng, dự báo thời cơ cách mạng, nhanh chóng triển khai thực hiện để thúc
đẩy tiến trình cách mạng. Tức là không thụ động chờ thời cơ, mà tích cực, chủ động tiến
hành đấu tranh cách mạng để tạo ra thời cơ cách mạng, mà nổi bật là chủ trương xây dựng
các tổ chức Việt Minh, các đoàn thể yêu nước trên phạm vi cả nước.
Nhờ chủ động, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho phong trào cách mạng ngay từ những ngày
đầu thành lập Đảng; hiểu biết sâu sắc về thời cơ cách mạng; dự báo chính xác, nắm bắt kịp
thời và chớp thời cơ mau lẹ, tuy mới 15 tuổi và chỉ với hơn 5 nghìn đảng viên, trong vẻn vẹn
chưa đầy 20 ngày của Mùa thu lịch sử năm 1945, Đảng ta đã lãnh đạo quần chúng nhân dân
làm cuộc tổng khởi nghĩa thắng lợi, giành chính quyền, tuyên bố thành lập nước, thành lập
Chính phủ lâm thời… mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do, hạnh phúc cho quốc gia dân tộc. Bài
học và tấm gương mẫu mực về tận dụng thời cơ trong cách mạng tháng Tám năm 1945
không ngừng được phát huy, phát triển trong các thời kỳ chiến đấu và chiến thắng vẻ vang
của toàn quân, toàn dân ta, lập nên Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 và chiến
dịch Hồ Chí Minh năm 1975 mang tầm cao thời đại…
Cách mạng Tháng Tám thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
làm rung chuyển cả Đông Nam Á, châu Á, châu Phi và nhiều khu vực khác trên thế giới; tạo
ra làn sóng cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do của các nước thuộc
địa như: Inđônêxia cùng giành được độc lập trong tháng 8/1945; Ấn Độ giành độc lập năm
1947; Mianma giành độc lập năm 1948; Marôc giành độc lập năm 1956; Malaixia giành độc
lập năm 1957; Ănggôla giành độc lập năm 1961; Angiêri giành độc lập năm 1962…

Chương 2
2.1 Bối cảnh đất nước hiện nay
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước về sau này, chúng ta cũng
đều nhiều lần vận dụng thành công bài học về chớp thời cơ và tận dụng thời cơ. Năm 1986,
Trung ương Đảng đã kịp thời nắm bắt tình hình, tận dụng thời cơ có sự chuyển biến trong lý
luận và nhận thức để tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, đưa Việt Nam thốt ra khỏi

những khó khăn của thời kỳ bao cấp và ảnh hưởng của chiến tranh. Năm 1991, những biến
cố chính trị ở Liên Xơ và các nước Đông Âu đã tạo ra cho chúng ta những thách thức rất lớn,
nhưng chúng ta đã vượt qua thử thách, nắm bắt được thời cơ, chuyển hóa khó khăn thành cơ


hội để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng cũng uyển chuyển trong ngoại giao để
mở rộng quan hệ đối với nhiều nước trên thế giới.
Công cuộc đổi mới ở nước ta từ năm 1986 đến nay được triển khai trong bối cảnh chứa đựng
cả thời cơ, thuận lợi và nguy cơ, thách thức đan xen. Những thời cơ, thuận lợi lớn đã được
Đảng và nhân dân nhận thức đầy đủ, kịp thời. Đó là: hồ bình, hợp tác và phát triển là xu thế
chủ yếu của thế giới ngày nay; cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, nền kinh tế tri thức,
q trình tồn cầu hố đang tạo điều kiện chưa từng có cho các quốc gia xích lại gần nhau,
tăng cường hội nhập, phát huy lợi thế; xu hướng dân chủ hoá đời sống xã hội, đời sống quốc
tế đang tạo hành lang rộng mở cho các chủ thể, các quốc gia khẳng định vai trị, vị trí của
mình. Bên cạnh đó, nhiều khó khăn, thách thức, nguy cơ đang cản trở con đường phát triển
của các quốc gia dân tộc: an ninh thế giới bị đe doạ nghiêm trọng bởi các nhân tố truyền
thống và phi truyền thống (bạo loạn, xung đột, khủng bố, chiến tranh, tội phạm tài chính tiền tệ, tội phạm công nghệ cao, thảm hoạ môi trường…); các thế lực phản động tăng cường
chiến lược diễn biến hồ bình chống phá chủ nghĩa xã hội và nhiều chính sách khác cản trở
độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của các nước trên thế giới…
2.2 Một số thành tựu đất nước đã đạt được
Sau gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ một đất nước nghèo nàn, có cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, trình độ thấp, đến nay, Việt Nam đã vươn
lên trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; văn hố, xã hội tiếp tục phát
triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; công tác xây dựng Đảng và
hệ thống chính trị có bước đột phá; khối đại đồn kết tồn dân tộc khơng ngừng được củng
cố; chính trị, xã hội ổn định, quốc phịng - an ninh, độc lập, chủ quyền được giữ vững.
Kể từ sau khi đổi mới, Việt Nam đã nắm bắt tốt thời thế để bình thường hóa quan hệ ngoại
giao với Hoa Kỳ (1995); gia nhập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN - năm
1995); năm 2007 gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); được bầu làm Ủy viên
không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và 2020-2021...
Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với trên 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới,

trong đó xác lập nhiều quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện : có quan hệ đối tác
chiến lược với 13 quốc gia gồm: Nga (2001), Ấn Độ (2007), Nhật Bản (2006), Trung Quốc
(2008), Hàn Quốc, Tây Ban Nha (2009), Anh (2010), Đức (2011), Italia, Thái Lan,
Inđônêxia, Xinhgapo, Pháp (2013); quan hệ đối tác tồn diện với 4 quốc gia gồm Ơtxtrâylia
(2009), New Zealand (2010), Đan Mạch, Hoa Kỳ (2013); và đối tác chiến lược theo lĩnh vực
với Hà Lan.; là thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực; tham gia nhiều
hiệp định thương mại tự do, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Vị thế, uy tín
của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế thơng qua vai trị then chốt trong


những tổ chức khu vực và quốc tế, tổ chức thành công các sự kiện quan trọng, thực hiện tốt
nghĩa vụ tham gia các hoạt động giữ gìn hịa bình của Liên hợp quốc...
Năm 2020, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có quy mơ dân số gần 100 triệu người với
mức thu nhập bình quân 2.800 USD/người; đã tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế, trở
thành một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong các hoạt động của cộng đồng quốc tế.
2.3

Chủ chương chính sách của Đảng để tận dụng thời cơ trong tình hình mới

Những thời cơ và nguy cơ nêu trên, tự nó, chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng. Chúng trở thành
thuận lợi và khó khăn thực tế hay khơng, điều đó phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, trong đó
có sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, các chủ trương, chính sách, các hoạt động thực tiễn nói
chung.
Theo quy luật vận động, phát triển của xã hội, đi liền với những cơ hội, vận hội mới ln có
những khó khăn, thách thức nảy sinh. Nếu biết vận dụng, nắm bắt tốt cơ hội và ln nỗ lực
vượt qua khó khăn, thử thách thì sẽ biến điều bất lợi thành có lợi. Trung ương Đảng ta đã
nắm bắt rất rõ quy luật vận động ấy, từ đó thường xuyên, kịp thời có những nhận định, phân
tích, định hướng, chỉ đạo mang tính chiến lược. Gần đây nhất, trong Báo cáo chính trị Đại
hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: “Tình hình thế giới và trong nước có cả thuận
lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới to lớn,

phức tạp hơn đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ độc lập, chủ quyền,
thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, địi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải
quyết tâm, nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn”(1). Vì thế cần phải “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững
mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật
tự, an tồn xã hội. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ,
vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng
cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế”(2).
Một trong những yếu tố giúp chúng ta nhìn nhận, phân tích, đón bắt, tận dụng tốt thời cơ
chính là nhân tố con người. Vì vậy, trong bối cảnh sự phát triển như vũ bão của khoa học,
công nghệ, chúng ta cần chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao để đi tắt, đón đầu. Đảng ta
chỉ ra rằng, ngồi quyết tâm chính trị, thì yếu tố con người, nguồn lực con người có tri thức
là yếu tố quyết định. Do đó, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân
lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ đức, tài, có khả năng nắm bắt, đón đầu,
làm chủ khoa học cơng nghệ chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, bởi đó là sức mạnh nội
lực to lớn của tồn dân tộc. Trên cơ sở phát huy nội lực, kết hợp tốt nội lực với ngoại lực thì
chúng ta sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.


III. KẾT LUẬN
Có thể nói, sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay diễn ra trong bối
cảnh có nhiều thời cơ, vận hội mới; đồng thời, cũng phải đối mặt với khơng ít khó khăn,
thách thức, đặc biệt là những biến động nhanh chóng của tình hình quốc tế, khu vực; những
diễn biến phức tạp trên Biển Đông và dịch Covid-19, nhưng chúng ta luôn tin tưởng, một
Đảng đã biết phát huy sức mạnh của cả một dân tộc để dân tộc đó đứng lên, đem hết tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giành và giữ vững độc lập, tự do của Tổ quốc, thì
Đảng đó nhất định sẽ lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Hồn cảnh hiện nay khác trước rất nhiều, nhưng những kinh nghiệm quý báu của cách mạng
tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị gợi mở trong việc tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức

trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đưa đất nước vững vàng trên con đường hội nhập quốc
tế. Trong từng thành tựu của công cuộc đổi mới và trong mỗi bước phát triển của đất nước
hôm nay đều khởi nguồn từ những bài học kinh nghiệm quý báu được đúc kết từ các thời kỳ
cách mạng trước đây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII của Đảng,
Văn phịng Trung ương, Hà Nội năm 2016, tr.75;
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng,
Văn phòng Trung ương, Hà Nội năm 2016, tr.218-219.



×