Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Nghiên cứu Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 180 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---


<b>ĐỖ HÀ PHƢƠNG </b>


<b>NGHIÊN CỨU LUẬT BẢO TỒN </b>


<b>DI SẢN VĂN HÓA NHẬT BẢN </b>



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---


<b>ĐỖ HÀ PHƢƠNG </b>


<b>NGHIÊN CỨU LUẬT BẢO TỒN </b>



<b>DI SẢN VĂN HÓA NHẬT BẢN </b>



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á Học
Mã số: 60 31 50


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN HẢI LINH


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>



Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS Phan Hải Linh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.


Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá do tác giả luận văn thu thập và tổng hợp từ các tài liệu khác đều được ghi rõ
nguồn trong phần nội dung và trong phần tài liệu tham khảo.


Ngoài ra, một số nhận xét, đánh giá, số liệu nghiên cứu của các tác giả hoặc cơ
quan khác đều ghi rõ trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo.


Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình. Trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn không
liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong q trình
thực hiện (nếu có).


Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2016
Học viên cao học


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>MỤC LỤC </b>


<b>MỞ ĐẦU ... 3 </b>



1. Lý do lựa chọn đề tài ... 3



2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 4



3. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 4



4. Nguồn tư liệu ... 5




5. Phương pháp nghiên cứu ... 5



6. Kết cấu của luận văn ... 6



<b>CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT BẢO </b>


<b>TỒN DI SẢN VĂN HÓA NHẬT BẢN NĂM 1950 ... 8 </b>



1.1. Bối cảnh... 8



1.1.1. Tình hình bảo tồn di sản văn hóa đầu thời Minh Trị ... 8



1.1.2. Những văn bản pháp qui về bảo tồn di sản văn hóa được ban hành


từ thời Minh Trị đến trước năm 1950... 10



1.2. Quá trình xây dựng Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa năm 1950 ... 20



1.2.1. Quá trình chuẩn bị dự thảo luật ... 20



1.2.2. Quá trình thảo luận, chỉnh sửa và thông qua Luật Bảo tồn Di sản


Văn hóa ... 22



1.2.3. Q trình thực thi Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa ... 32



<b>Tiểu kết: ... 40 </b>



<b>CHƢƠNG 2. QUÁ TRÌNH SỬA ĐỔI BỔ SUNG LUẬT BẢO TỒN DI </b>


<b>SẢN VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ SAU NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1996 ... 41 </b>



2.1. Luật sửa đổi năm 1954 ... 41




2.2. Luật sửa đổi năm 1968 ... 45



2.3. Luật sửa đổi năm 1975 ... 46



2.4. Luật sửa đổi năm 1996 ... 56



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>CHƢƠNG 3. LUẬT BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA NHẬT BẢN HIỆN </b>



<b>HÀNH VÀ SO SÁNH VỚI VIỆT NAM ... 61 </b>



3.1. Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản hiện hành ... 61



<i>3.1.1. Nội dung Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản hiện hành (sửa đổi năm </i>


<i>2004) ... 61 </i>



<i>3.1.2. Chế độ bảo tồn đối với từng loại hình di sản văn hóa ... 64 </i>



3.1.2.1. Chế độ bảo tồn di sản văn hóa vật thể ... 64



3.1.2.2. Chế độ bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ... 68



3.1.2.3. Chế độ bảo tồn di sản văn hóa dân gian ... 69



3.1.2.4. Chế độ bảo tồn di tích, danh thắng và cơng trình kỉ niệm


thiên nhiên ... 71



3.1.2.5 Chế độ bảo tồn cảnh quan văn hóa ... 74



3.1.2.6. Chế độ bảo tồn quần thể cơng trình kiến trúc truyền thống ... 76




3.1.2.7. Chế độ bảo tồn đối với kỹ thuật bảo tồn di sản văn hóa ... 77



3.1.2.8. Chế độ bảo tồn di sản văn hóa trong lịng đất ... 77



3.2. Một số nhận xét so sánh với Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam ... 79



3.2.1. Khái quát về Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam ... 79



3.2.2. So sánh với Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa của Nhật Bản và một số


bài học kinh nghiệm ... 82



<b>Tiểu kết: ... 84 </b>



<b>KẾT LUẬN ... 85 </b>



<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 88 </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>MỞ ĐẦU </b>
<b>1. Lý do lựa chọn đề tài </b>


Trong khi tìm hiểu về kịch rối Bunraku1 để viết khoá luận tốt nghiệp đại học
với đề tài “Bunraku - Nghệ thuật kịch rối truyền thống Nhật Bản”, tôi nhận thấy đây
là một loại hình nghệ thuật độc đáo, thể hiện rõ nét bản sắc dân tộc Nhật Bản, là sự
kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kỹ thuật, nghệ thuật, mỹ thuật và văn học và dù trải
qua 300 năm lịch sử nhưng vẫn giữ nguyên những giá trị truyền thống cổ xưa. Điều
đó khiến tôi tự đặt ra câu hỏi: Những yếu tố nào giúp Bunraku gìn giữ được nguyên
vẹn những giá trị cốt lõi đó? Cho dù là một môn nghệ thuật đặc sắc đến đâu,
Bunraku hẳn khó tự mình tồn tại và đứng vững trong nhiều thế kỷ, đặc biệt là trong
giai đoạn đầy thăng trầm của lịch sử Nhật Bản thời cận hiện đại. Liệu chỉ bằng nỗ


lực của các nghệ nhân và sự ủng hộ của cộng đồng có đủ giúp các bộ môn nghệ
thuật truyền thống như Bunraku duy trì sức sống bền bỉ của mình? Những chính
sách bảo tồn, hỗ trợ từ phía chính phủ đóng vai trị như thế nào? Đó là khởi điểm
khiến tơi bắt tay vào việc tìm hiểu về chính sách của Chính phủ Nhật Bản trong việc
bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống. Tơi nhận thấy q trình
xây dựng, sửa đổi bổ sung nội dung của các văn bản luật về bảo tồn di sản văn hóa
ở Nhật Bản đã được thực hiện một cách bền bỉ và công phu trong hơn nửa thế kỷ
qua nhằm đưa ra những chính sách cập nhật và hiệu quả nhất đối với di sản. Đây
không chỉ là điều kiện tiên quyết tạo nên thành tựu bảo tồn di sản văn hóa đáng
ngưỡng mộ của nước Nhật, mà có thể trở thành những bài học kinh nghiệm quý báu
đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam, trong q trình xây dựng cơ chế phù hợp
để gìn giữ và bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống.


Chính vì vậy, tơi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nghiên cứu về Luật Bảo tồn Di
sản Văn hóa Nhật Bản” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.




1<sub> Bunraku là một trong năm loại hình nghệ thuật truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản bao gồm tấu nhạc </sub>


<i>Bugaku (舞楽, Vũ nhạc), kịch No (能, Năng), tấu hài Kyōgen (狂言, Cuồng ngôn) và kịch Kabuki (歌舞伎, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>


Luận văn này lấy đối tượng nghiên cứu là “Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật
Bản”.


Với đề tài luận văn này, tôi muốn làm rõ các vấn đề cơ bản như bối cảnh ra đời của
luật Bảo tồn Di sản Văn hóa đầu tiên năm 1950, cùng quá trình 5 lần sửa đổi chỉnh sửa
bổ sung nhằm hoàn thiện luật, từ giai đoạn tập hợp những quy định pháp luật nhỏ lẻ liên


quan đến di sản văn hóa đã được ban hành trước đó như Luật Bảo tồn di tích chùa xã cổ,
Luật Bảo tồn Di tích lịch sử và Danh thắng tự nhiên, Luật Bảo tồn Bảo vật Quốc gia…
đến giai đoạn chỉnh sửa nâng cao hiệu quả và tính cập nhật của các nội dung luật. Từ đó
đưa ra nhận xét về q trình xây dựng văn bản luật và hiệu quả của văn bản này đối với
việc bảo tồn di sản văn hóa Nhật Bản.


Ngoài ra, với tư cách là người Việt Nam nghiên cứu về Nhật Bản, tôi mong muốn
nghiên cứu của mình mang lại ý nghĩa thực tiễn cho đất nước. Ở Việt Nam, Luật Di sản
Văn hóa được ban hành lần đầu tiên vào ngày 29/6/2001, tức là 56 năm sau Cách
mạng Tháng Tám với mục đích nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng
cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa. Ngày 18/6/2009, Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ V đã thông qua Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa (số 28/2001/QH10). Việc sửa đổi
bổ sung luật nhằm đưa ra những chính sách kịp thời trong bối cảnh tăng trưởng kinh
tế tốc độ cao và nhiều di sản văn hóa đang xuống cấp nhanh chóng, tuy nhiên hiệu quả
thực hiện luật vẫn cịn nhiều bất cập. Có thể nói bài toán giữa phát triển và bảo tồn ở Việt
Nam hiện nay có nhiều nét tương đồng với Nhật Bản cách đây hơn 60 năm. Vì vậy, tơi
hy vọng những bài học rút ra từ nghiên cứu về Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa của Nhật
Bản có thể giúp chúng ta tìm ra những bài học thiết thực trong việc giữ gìn và phát huy
di sản văn hóa truyền thống của cha ơng.


<b>3. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

1. Bối cảnh và quá trình xây dựng Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa của Nhật Bản
năm 1950.


2. Bối cảnh và quá trình sửa đổi bổ sung Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa từ năm 1950
đến nay.


3. Nội dung cơ bản của Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành.



4. So sánh nội dung của Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa của Nhật Bản hiện hành
với Luật Di sản Văn hóa Việt Nam sửa đổi và một số bài học kinh nghiệm trong
việc xây dựng thể chế bảo tồn di sản văn hóa cho Việt Nam.


<b>4. Nguồn tƣ liệu </b>


Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên, tác giả luận văn đã sử dụng các nguồn
tư liệu chủ yếu sau:


1. Tư liệu gốc: Các văn bản về Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa của Nhật Bản qua
các giai đoạn được cơng bố trên website chính thức của chính phủ và thư viện, cơ
quan lưu trữ của Nhật Bản. Luật Di sản Văn hóa sửa đổi bổ sung của Việt Nam
được công bố trên website chính thức của chính phủ Việt Nam.


2. Tài liệu tham khảo: Do ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào đề cập
đến Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa của Nhật Bản nên tác giả luận văn chủ yếu tham
khảo các nguồn tài liệu bằng tiếng Anh và tiếng Nhật trực tiếp liên quan đến đề tài.
Trong đó, tác giả đặc biệt chú trọng các nghiên cứu do cơ quan chính phủ công bố
và nghiên cứu được các học giả thực hiện độc lập. Tiêu biểu là cơng trình “Lịch sử
50 năm Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa” (文化財保護法五十年史) (2001) của Tổng
cục Văn hóa, NXB Gyosei; hay “Giải thích dễ hiểu về chế độ Luật Bảo tồn Di sản
Văn hóa” (わかりやすい文化財保護制度の解説) (2007) của tác giả Kenjiro
Nakamura, NXB Gyosei.


<b>5. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Ngoài ra, luận văn đã áp dụng phương pháp lịch đại, logic của khoa học lịch
sử khi sắp xếp và phân tích các sự kiện chính về bối cảnh và quá trình sửa đổi bổ
sung luật.



<b>6. Kết cấu của luận văn </b>


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc 3
<b>chương chính như sau: </b>


<i>Chương 1: Bối cảnh và nội dung cơ bản của Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật </i>
<i>Bản năm 1950. Chương này phân tích tình hình bảo tồn di sản văn hóa ở Nhật Bản và </i>


những văn bản pháp qui liên quan đến bảo tồn di sản đã được ban hành từ thời Minh Trị
đến trước năm 1950. Từ đó tác giả làm sáng rõ nhu cầu cấp bách cần có một văn bản luật
bao quát đầy đủ các vấn đề đặt ra trong bảo tồn di sản đương thời.


<i>Chương 2: Quá trình sửa đổi bổ sung Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật </i>
<i>Bản sau năm 1950. Trong chương này tác giả tập trung phân tích về bối cảnh và </i>


những nội dung được sửa đổi bổ sung của Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa trải qua 5
lần sửa đổi từ năm 1950 đến năm 2004.


<i>Chương 3: Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản hiện hành và bài học </i>
<i>cho Việt Nam. Đây là phần phân tích những nội dung cơ bản của Luật Di sản Văn </i>


hóa Nhật Bản, từ đó đối chiếu với tình hình của Việt Nam để bước đầu đưa ra
những gợi ý về bài học trong việc xây dựng cơ chế bảo tồn phù hợp.


Nghiên cứu về Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản quả thực là một đề tài mới mẻ
và khó khăn. Do giới hạn về năng lực chuyên môn trong lĩnh vực bảo tồn của tác giả, khóa
luận chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo,
góp ý của các thầy cơ giáo, các anh chị và bạn bè, để có những kiến thức toàn diện và sâu
sắc hơn về đề tài này.



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Đông Phương học, các anh chị đi trước
và bạn bè đã giúp đỡ tôi về mặt tư liệu và đóng góp cho khóa luận của tôi nhiều lời khuyên,
ý kiến quý báu.


Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2016
Học viên cao học


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>CHƢƠNG 1 </b>


<b>BỐI CẢNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN </b>


<b>CỦA LUẬT BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA NHẬT BẢN NĂM 1950 </b>
<b>1.1. Bối cảnh </b>


<b>1.1.1. Tình hình bảo tồn di sản văn hóa đầu thời Minh Trị </b>


Trước thời Cận đại, ở Nhật Bản, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
thường được lưu truyền, kế thừa và bảo tồn trong các dòng họ hay các cộng đồng cư
dân. Tiêu biểu là các bảo vật, nghi lễ của Hoàng tộc, gia sản và truyền thống của các
gia đình quý tộc, võ sĩ hay thương nhân giàu có… Ngồi ra, những bảo vật và lễ hội
thực hiện trong chùa chiền và thần xã cũng được lưu truyền cẩn mật. Trong cộng
đồng, các loại hình biểu diễn nghệ thuật, văn hóa thị dân, di sản văn hóa truyền
thống, các danh lam thắng cảnh của địa phương được coi trọng và phương pháp gìn
giữ được lưu truyền qua các thế hệ. Nhằm quảng bá giá trị, gây quỹ và nâng cao ý
thức bảo vệ đối với các di sản, nhiều dòng họ, chùa xã và địa phương định kỳ tổ
chức các hình thức trưng bày, giới thiệu bảo vật văn hóa hay danh lam của mình.
Những hoạt động này đặc biệt phổ biến trong thời Edo. Nhiều dòng họ và chùa xã
còn tổ chức trao đổi và giới thiệu bảo vật lẫn nhau để quảng bá bảo vật và gây quỹ
bảo tồn. Sử sách có ghi lại vào năm Nguyên Lộc thứ 7 (1694) và năm Thiên Bảo


thứ 13 (1842), với mục đích quảng bá tín ngưỡng và gây quỹ tu bổ chùa Horyu2 (法
隆寺), tự viện Kaiko 3


(回向院) ở Edo đã tiến hành trưng bày các bảo vật của chùa
Horyu.


Có thể nói đặc điểm lịch sử khơng bị những cuộc xâm lăng từ bên ngoài là một
yếu tố quan trọng giúp Nhật Bản gìn giữ các giá trị văn hóa. Bên cạnh đó, tính cách
nghiêm cẩn nhưng cởi mở trong tiếp thu, khả năng chuyển hóa sáng tạo nhằm liên




2<i><sub> Chùa Horyu tên đầy đủ là Horyu Gakumonji (法隆学問寺) do Thánh Đức Thái Tử chủ trì xây dựng năm </sub></i>


607 tại tỉnh Nara. Phần Chính điện và Tháp năm tầng của chùa được xem như là kiến trúc bằng gỗ thuộc loại
cổ nhất trên thế giới còn tồn tại được đến ngày nay. Năm 1993, chùa là một phần của Quần thể kiến trúc Phật
giáo được UNESCO cơng nhận là Di sản thế giới. Trước đó chính phủ Nhật Bản đã công nhận đây là Quốc
bảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

tục hồn thiện, tính thực tiễn và coi trọng hiệu quả cũng là những yếu tố cốt lõi giúp
người Nhật không những bảo vệ được các giá trị văn hóa truyền thống mà còn
thường xuyên bổ sung, nâng cao giá trị của các di sản văn hóa.


<i>Hình 1.1: Tự viện Kaiko4</i> <i>Hình 1.2: Kim đường chùa Horyu5</i>


Mặc dầu vậy, có thể nói đến trước thời Minh Trị (1868-1912), hoạt động bảo
tồn, tôn tạo các di sản văn hóa chủ yếu được thực hiện một cách tự phát mà không
tồn tại một cơ chế bảo tồn và hệ thống pháp qui chính thức từ phía nhà nước. Trong
thời Minh Trị, cùng với quá trình xây dựng nhà nước quân chủ lập hiến theo mơ
hình phương Tây, hệ thống văn bản pháp qui của Nhật Bản được gấp rút hình thành


và từng bước bổ sung, hồn thiện. Trong bối cảnh đó, chế độ bảo tồn di sản văn hóa
bắt đầu được xây dựng nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa đang rơi vào tình trạng
nguy cấp trước trào lưu Âu hóa (欧化主義). Tuy nhiên, việc xây dựng chế độ bảo
tồn này diễn ra trong cả một quá trình dưới ảnh hưởng của bối cảnh chính trị, xã hội
đương thời. Sau đây xin đơn cử một số chính sách mà chính phủ Minh Trị ban hành
liên quan đến tự viện.


Năm Minh Trị thứ nhất (1868), chính phủ muốn thực thi chính sách kết hợp tơn
giáo và chính trị, nên đã ban hành lệnh Phân ly Thần Phật (神仏分離令), tách Thần
Đạo (Shinto) khỏi Phật Giáo và đưa Thần Đạo lên hàng tôn giáo quốc gia. Nó đã




4<sub> </sub>
5


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

tạo ra một cơn lốc bài báng Phật giáo trên toàn quốc. Phong trào Phế Phật hủy
Thích (廃仏毀釈), đòi dẹp bỏ chùa chiền, tượng Phật lan tràn khắp nơi.


Trước tình hình đó, các giáo đoàn Phật giáo, đặc biệt là Thiền Tông, đã tức
khắc liên kết với các tông phái khác thành các liên minh như Chư tông đồng đức hội
minh (諸宗同徳会盟, 1868), Chư tông đồng đức hội (諸宗同徳会, 1868)… và đệ
trình các kiến nghị lên Chính phủ. Nhằm giải quyết vấn đề này, sau đó 2 năm, Bộ
Nội Vụ (民部省) đã lập ra một cơ quan gọi là Tự Viện Liêu (寺院寮) có nhiệm vụ
thống nhất việc quản lý chùa chiền. Nhờ đó, các phong trào Phế Phật hủy Thích hay
Bài Phật khí Thích mới tạm lắng xuống.


Tuy nhiên, năm 1871, chính phủ ban hành lệnh sung công đất đai nằm ngồi
khn viên nhà chùa làm cho tình hình kinh doanh của chùa rơi vào cảnh khó khăn.
Đặc biệt, các chùa thuộc phái Thiền Lâm Tế xưa nay vẫn sở hữu ruộng đất được


Mạc phủ và các phiên trấn tiến cúng theo chế độ chu ấn địa (朱印地) và hắc ấn địa
(黒印地)6. Nhiều tháp đầu7 (塔頭) của chùa vốn là các chi nhánh hoạt động ở ngồi
khn viên chùa vì thế bị rời vào chùa chính hay có nguy cơ biến mất. Trước nguy
cơ này, các giáo đoàn phải thay đổi lối quản lý cũ vốn lấy tháp làm trung tâm của
mọi hoạt động. Ngồi ra, trong chế độ hành chính mới, chính quyền chỉ cho phép
giữ lại mối liên hệ của mạt tự (末寺, tức chùa chi nhánh ở địa phương) đối với bản
sơn (本山, tức chùa chính), cịn các tháp ngồi chùa nếu cịn chỉ đóng vai trò ngang
<b>hàng với một mạt tự. </b>


<b>1.1.2. Những văn bản pháp qui về bảo tồn di sản văn hóa đƣợc ban hành </b>
<b>từ thời Minh Trị đến trƣớc năm 1950 </b>


<i>1) Sắc lệnh về Phương pháp bảo tồn cổ vật </i>



6


Đây là tên gọi các mảnh đất được cúng tiến và được công nhận bằng các giấy tờ chuyển nhượng có đóng
dấu màu đỏ (của Mạc phủ) hay dấu màu đen (của chính quyền phiên trấn).


7<sub> “Tháp đầu” là nơi lưu giữ xá lị các Cao tăng của chùa lớn và nổi tiếng, hoặc những vị đứng đầu giáo phái </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Trong những năm đầu thời Minh Trị, khi một bộ phận lớn người dân say sưa
với phong trào Âu hóa và chế độ Phế Phật hủy Thích, nhiều giá trị văn hóa truyền
thống của Nhật Bản bị xem nhẹ, dẫn đến nguy cơ thất thốt, hư hoại nhiều di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể. Năm Minh Trị thứ 4 (1871), chính phủ ban hành sắc
lệnh về Phương pháp bảo tồn cổ vật (古器旧物保存方), đồng thời tuyên truyền
rộng rãi cho người dân trên toàn quốc ý thức bảo quản cổ vật nhằm lưu truyền lại
cho hậu thế. Bên cạnh đó, chính phủ cịn chỉ thị cho chính quyền địa phương lập danh
mục báo cáo về các cổ vật và người sở hữu cổ vật trong địa phương. Cũng theo sắc lệnh


này, cổ vật được chia làm 31 nhóm và xếp thứ tự tùy theo mức độ quan trọng. Việc phân
loại này về sau trở thành tiêu chuẩn phân loại hiện vật tại các bảo tàng của Nhật Bản.


Như vậy đây là lần đầu tiên một sắc lệnh của chính phủ đưa ra những chỉ dẫn về việc
thống kê, bảo quản, phân loại di sản và chủ sở hữu. Sắc lệnh này cịn có ý nghĩa tun
truyền hướng dẫn cho địa phương và người dân về ý thức bảo tồn các di sản văn hóa.


<i>2) Chính sách Trợ cấp bảo tồn chùa xã cổ </i>


Như đã trình bày, trong thời Edo, nhằm mục đích gây quỹ tu bổ miếu mạo,
nhiều chùa xã ở Nhật Bản đã tổ chức các hoạt động trưng bày hiện vật cổ của chùa
hoặc trao đổi quảng bá hiện vật lẫn nhau. Trường hợp trưng bày hiện vật của chùa
Horyu năm Thiên Bảo thứ 13 (1842) là một ví dụ. Tuy nhiên kết quả của việc trưng
bày này khơng đem lại đủ nguồn phụ kinh phí tu bổ cho nhà chùa như mong muốn.


Tháng 11 năm Minh Trị thứ 9 (1876), chùa Horyu đệ trình lên Chính phủ "Đơn
cung tiến cổ vật" (古器物献備御願), và đã được Bộ Cung Nội8 (宮内省, phụ trách
các vấn đề liên quan đến Hoàng tộc) chấp nhận xử lý vào tháng 2 năm Minh Trị thứ
11 (1878). Theo đó, các bảo vật của chùa vốn được trưng bày tại hội chợ triển lãm
tỉnh Nara vào các năm Minh Trị thứ 8 (1875), thứ 9 (1876) từ tháng 3 năm 1878
được cung tiến cho Viện Chính thương9<sub> (正倉院, kho lưu giữ bảo vật Hoàng gia) và </sub>




8<sub> Bộ Cung nội là Cơ quan của Chính phủ Nhật Bản. Đơn vị chuyên thực hiện các nhiệm vụ Quốc gia liên </sub>


quan đến Hồng thất, nhiệm vụ tiếp nhận thơng tin của các Cơng sứ, các đại sứ qn nước ngồi liên quan
đến các vấn đề quốc gia của Thiên hoàng, sắp xếp các công việc liên quan đến các nghi lễ Hoàng thất, là cơ
quan của Phủ Nội các bảo quản Ấn triện - Quốc triện.



9<sub> Viện Chính thương là nơi lưu giữ nhiều bảo vật thủ công mỹ nghệ, chủ yếu là của thời Heian. Viện được đặt </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

trở thành bảo vật Hoàng gia. Sau đó, tháng 3 năm Minh Trị thứ 15 (1882) các bảo
vật này được chuyển đến lưu giữ tại bảo tàng trong công viên Ueno tại Tokyo. Việc
cung tiến bảo vật của chùa Horyu đem lại cho nhà chùa số tiền thưởng một vạn yên
từ chính phủ, giúp chùa đạt được mục đích phịng trừ việc thất thốt bảo vật văn hóa,
đồng thời có thêm kinh phí cho chùa [18, tr.15].


Trường hợp chùa Horyu phản ánh tình trạng suy giảm nguồn thu dẫn đến sự xuống
cấp của các cơ sở tôn giáo thời Minh Trị do những thay đổi về chính sách tơn giáo,
kinh tế, xã hội. Đứng trước nguy cơ đó, từ năm Minh Trị thứ 13 (1880) đến năm Minh
Trị thứ 27 (1894), trong khoảng 15 năm, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính sách
<i>Trợ cấp bảo tồn chùa xã cổ (古社寺保存金の交付). Trong thời gian này có 539 chùa </i>
trên toàn quốc được nhận trợ cấp với tổng số tiền là 121.000 Yên [18, tr.15]. Số tiền
này chủ yếu được sử dụng vào việc duy trì tu sửa kiến trúc tự viện và thần xã cổ.


<i>3) Cục Điều tra lâm thời về bảo vật trong toàn quốc và hệ thống Bảo tàng Đế quốc </i>


Năm Minh Trị thứ 11 (1878), Ernest Francisco Fenollosa (1853-1908), một học
giả người Mỹ được mời sang giảng dạy tại Đại học Tokyo về triết học, chính trị,
kinh tế. Trong thời gian làm việc tại Nhật Bản, ông đặc biệt hứng thú với các tác
phẩm mỹ thuật truyền thống và đã bắt tay nghiên cứu về lĩnh vực này. Năm Minh
Trị thứ 15 (1882) ơng chính thức tham gia hội đồng thẩm định cổ vật tổ chức ở
Nhật Bản. Những nghiên cứu của ơng có vai trò soi sáng trong việc đánh giá các tác
phẩm mỹ thuật cổ ở Nhật Bản, cảnh tỉnh người Nhật bước ra khỏi giai đoạn sùng
bái thái quá các giá trị phương Tây. Năm Minh Trị thứ 17 (1884), ông cùng người
trợ giảng của mình là Okakura Tenshinra (岡倉天心ら, 1863-1913) được Bộ Giáo
dục giao nhiệm vụ điều tra hiện trạng các ngôi chùa cổ trong khu vực Kyoto và
Osaka. Trong suốt quá trình điều tra, hai ông luôn chủ trương coi trọng bảo tồn mỹ
thuật truyền thống Nhật Bản.



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

vật, đặc biệt là bảo vật của các ngôi chùa cổ trên toàn quốc. Cuộc điều tra đã thống
kê số lượng các bảo vật theo 5 nhóm chính gồm:


- Tư liệu cổ: Hơn 17.000 bản


- Tác phẩm hội họa: Hơn 74.000 bức


- Tác phẩm điêu khắc: Hơn 46.000 hiện vật
- Hàng thủ công mỹ nghệ: Hơn 57.000 hiện vật
- Thư tịch cổ: Hơn 18.000 bản


Tổng các bảo vật được điều tra lên đến con số hơn 215.000 bảo vật, trong số đó
có khoảng hơn 15.000 bảo vật được đánh giá là bảo vật đặc biệt, được đăng ký
trong Danh mục bảo vật [18, tr.16].


Kết quả cuộc điều tra là danh sách những bảo vật quý hiếm được lưu giữ, tập
trung chủ yếu trong những ngôi chùa cổ ở Kyoto và Osaka, đồng thời chỉ ra được
những địa phương có tỉ lệ xuống cấp hay nguy cơ thất thoát bảo vật cao, từ đó kêu
gọi nâng cao ý thức bảo tồn.


Năm Minh Trị thứ 22 (1889), nhờ hiệu ứng của cuộc điều tra trên, Bộ Cung Nội
đã ban hành quyết định cải tạo bảo tàng thuộc Thư viện Tokyo thành Bảo tàng Đế
quốc10 (帝国博物館). Tiếp đó, Bộ ra quyết định xây dựng mới Bảo tàng Đế quốc
tại Nara và Kyoto vào các năm Minh Trị thứ 28 (1895) và Minh Trị thứ 30 (1897).
Đây là hệ thống bảo tàng quốc lập đóng vai trị quan trọng trong việc thu thập, lưu
giữ và bảo tồn di sản văn hóa của Nhật Bản.


<i>4) Luật Bảo tồn chùa xã cổ </i>



Sau cuộc chiến tranh Nhật - Thanh trong các năm Minh Trị 27-28 (1894-1895),
bối cảnh ý thức dân tộc dâng cao trên cả nước đã thúc đẩy việc ban hành thêm các
chính sách bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Năm Minh Trị thứ 30 (1897),
chính phủ Nhật Bản ban hành Luật Bảo tồn chùa xã cổ (古社寺保存法). Theo qui
định của luật, những ngôi chùa và đền thờ thần đạo (thần xã) cổ không có khả năng
tự duy tu, sửa chữa các bảo vật và cơng trình kiến trúc có thể nộp đơn xin nhà nước




10<sub> Bảo tàng Đế quốc là tên gọi bảo tàng quốc gia được sử dụng từ thời Minh Trị đến hến Thế chiến II. Các </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

hỗ trợ kinh phí. Quyền chỉ đạo giám sát việc thực hiện được giao cho người đứng
đầu chính quyền địa phương11<sub> (地方長官). Một số cơng trình kiến trúc và bảo vật </sub>
có giá trị tiêu biểu phản ánh những dấu mốc lịch sử hay những phương pháp sáng
tác đặc thù về mỹ thuật sẽ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét và chỉ định là cơng
trình kiến trúc hay bảo vật quốc gia được bảo vệ đặc biệt.


Nhóm cơng trình kiến trúc và bảo vật được bảo vệ đặc biệt được quản lý nghiêm cẩn,
cấm mọi hành vi phá bỏ, chiếm hữu. Những người trực tiếp quản lý các cơng trình và
bảo vật này gồm trụ trì của chùa (住職) và thần xã (神職) có nghĩa vụ và trách nhiệm
trước nhà nước trong việc trơng nom, bảo vệ những di sản này. Ngồi ra, luật cũng đưa
ra những quy định về hình phạt đối với những hành vi cất giấu, làm tổn hại di sản như
tượng Phật, hay quy định về nghĩa vụ gửi bảo vật quốc gia đến các viện bảo tàng cấp
quốc gia để lưu giữ.


Nội dung của Luật Bảo tồn chùa xã cổ, mặc dù chỉ giới hạn đối tượng thuộc là
chùa chiền và thần xã cổ, nhưng được coi là văn bản luật đầu tiên do chính phủ ban
hành nhằm xác lập danh sách và thể chế bảo tồn đối với các di sản văn hóa trọng yếu.
Đây là tiền thân của chế độ bảo tồn di sản văn hóa của Nhật Bản sau chiến tranh.



Theo luật, cơ quan chịu trách nhiệm chính về quản lý di sản là Bộ Nội vụ. Bộ
Nội vụ kết hợp với Bộ Cung Nội, Bộ Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (sau đây gọi
tắt là Bộ Giáo dục) trong việc thực hiện chính sách quản lý đối với di sản của
Hoàng gia hay di sản liên quan đến tơn giáo.


Từ năm Đại Chính thứ 2 (1913), Bộ Giáo dục trở thành cơ quan chủ quản về
quản lý di sản theo qui định của luật. Năm Chiêu Hòa thứ 4 (1929), Luật Bảo tồn
Bảo vật Quốc gia được ban hành trên cơ sở phát triển nội dung của Luật Bảo tồn
chùa xã cổ. Nhờ đó, Nhật Bản đã thống kê được 845 cơng trình kiến trúc và 3.705
bảo vật quốc gia cấp đặc biệt [18, tr.17].




11<sub> Trong giai đoạn từ thời Minh Trị đến hết Thế chiến thứ II, người đứng đầu chính quyền địa phương là </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i>5) Luật Bảo tồn Di tích lịch sử và Danh thắng tự nhiên </i>


Năm Minh Trị thứ 7(1874), nhằm xúc tiến việc thống kê và bảo tồn mộ cổ (古
墳)12<sub>, chính phủ Nhật Bản ban hành văn bản hướng dẫn về Cách thức thông báo khi </sub>
phát hiện thấy mộ cổ (古墳発見の節届出方). Tiếp đó, năm Minh Trị thứ 13 (1880),
Bộ Cung nội ban hành hướng dẫn về Cách thức thông báo việc phát hiện mộ cổ
trong phần đất tư hữu của người dân (人民私有地内古墳等発見の節届出方), với
nội dung hướng dẫn việc kiểm tra thẩm định mộ cổ trong đất tư hữu hay khai hoang
của người dân...


Trong giai đoạn này đã xuất hiện một nghiên cứu có ảnh hưởng lớn đến bảo tồn
di sản ở Nhật Bản. Đó là cuộc khai quật gò sò điệp Omori (大森貝塚) 13 của học giả
người Mỹ về động vật học tên là Edward Sylvester Morse (1838-1925) vào năm
Minh Trị thứ 10 (1877). Với cuộc điều tra khai quật này, Morse đã đưa ra những
phát hiện quan trọng về đặc điểm môi trường sinh vật và đời sống sinh hoạt của cư


dân Nhật Bản thời Jomon. Năm Minh Trị thứ 12 (1879), Đại học Tokyo đã xuất bản
cơng trình “Biên tập về các cổ vật tại gò sò điệp Omori” (大森介墟古物編)14


. Từ
đây đánh dấu bước phát triển đầu tiên của ngành khảo cổ học Nhật Bản.


Sau hai cuộc chiến tranh Nhật – Thanh và Nhật - Nga, nước Nhật cận đại tự tin
trỗi dậy và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình khai thác đất đai,
xây mở đường bộ, đường sắt, xây dựng nhà máy… diễn ra ồ ạt lúc này là nhiều di tích
lịch sử, danh thắng tự nhiên rơi vào tình trạng bị xâm phạm và hư hại. Ngoài ra, nhiều tác
phẩm thủ công mỹ nghệ cổ mặc dù là đối tượng được bảo vệ theo Luật Bảo tồn di tích
chùa xã cổ ban hành trước đó nhưng cũng rơi vào trình trạng bị thất thốt hoặc hư hỏng.
Điều này đã khiến chính phủ Nhật Bản quyết định đẩy mạnh phương sách bảo tồn. Năm



12


Kofun thường được dịch là mộ cổ, là thuật ngữ chỉ những gị mộ có qui mô lớn được đắp trong các thế kỷ
III-VIII.


13<sub> Kaizuka tạm dịch là gò sò điệp hay cịn gọi là đống rác bếp Omori được hình thành cuối thời Jomon (cách </sub>


ngày nay hơn 1 vạn năm đến thế kỷ III TCN) nằm ở khu vực quận Shinagawa đến quận Ota, thuộc thủ đô
Tokyo.


14<sub> Đây là bản báo cáo kết quả khai quật khảo cổ tại gị sị điệp Omori của Morse. Báo cáo có chất lượng khoa </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Đại chính thứ 8 (1919), Luật Bảo tồn Di tích lịch sử và Danh thắng tự nhiên (史跡名勝
天然記念物保存法) được chính thức ban hành. Luật gồm 6 điều ngắn gọn nhưng khái
quát khá đầy đủ các nội dung bảo tồn với đối tượng là di tích lịch sử và danh thắng tự


nhiên. Có thể điểm qua một số điều luật chính như dưới đây:


- Điều 1: Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định, chỉ định thiết lập các biện pháp cần
thiết nhằm cấm, hạn chế các hành vi ảnh hưởng đến khu vực bảo tồn của di tích lịch
sử, danh thắng tự nhiên và các cơng trình kỉ niệm thiên nhiên.


- Điều 2: Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định các cấp địa phương tiến hành quản lý
di tích lịch sử, danh thắng tự nhiên và các cơng trình kỉ niệm thiên nhiên.


- Điều 3: Quy tắc bảo tồn mơi trường và hạn chế việc thay đổi hiện trạng.
- Điều 5: Quy định xử phạt đối với các trường hợp vi phạm.15


Luật qui định Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét quyết định các di tích lịch sử và danh
thắng tự nhiên được bảo vệ. Trước đó người đứng đầu chính quyền địa phương có thể
ban hành quyết định tạm thời đối với trường hợp cần bảo tồn. Bộ trưởng Bộ Nội vụ qui
định cơ chế bảo tồn các di tích lịch sử, danh thắng tự nhiên như yêu cầu trang bị các thiết
bị cần thiết, cấm hoặc hạn chế một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến bảo tồn, xác
định phạm vi khu vực bảo tồn, yêu cầu các đoàn thể, cộng đồng địa phương thực hiện
cơng tác quản lý di tích lịch sử, danh thắng tự nhiên… Luật cũng qui định về xử phạt đối
với những hành vi vi phạm luật hay làm thay đổi hiện trạng của di tích và danh thắng.


Cho đến khi ban hành Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa, trong thời gian 30 năm áp
dụng Luật Bảo tồn Di tích lịch sử và Danh thắng tự nhiên (1920-1950), cả nước Nhật
đã có 1.580 di tích và danh thắng được xếp vào danh sách là đối tượng bảo vệ của
luật [18, tr.18]. Từ tháng 12 năm Chiêu Hịa thứ 3 (1928), cơng tác quản lý hành
chính liên quan đến Bộ luật được chuyển giao cho Bộ Văn hóa.



15



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i>6) Luật Bảo tồn Bảo vật Quốc gia </i>


Vào giữa thập niên 1920, Nhật Bản rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng, dẫn
đến tình trạng thất thốt một lượng không nhỏ các bảo vật được lưu giữ trong những
gia đình danh giá xưa. Ngoài ra, sau sự sụp đổ của chế độ Mạc phủ, nhiều cơng
trình kiến trúc như thành quách, cung điện ở trong tình trạng xuống cấp cần được sửa
chữa gấp. Công tác bảo tồn di sản văn hóa, đặc biệt là di sản khơng phải là đối tượng của
Luật Bảo tồn di tích chùa xã cổ, càng trở nên cấp bách.


Năm Chiêu Hòa thứ 4 (1929), Luật Bảo tồn Bảo vật Quốc gia được ban hành
thay thế cho Luật Bảo tồn di tích chùa xã cổ. Trong Luật Bảo tồn Bảo vật Quốc gia,
Bộ trưởng Bộ Văn hóa đảm nhận việc xem xét và quyết định xếp hạng đối với cơng
trình kiến trúc, bảo vật có giá trị lịch sử hoặc mỹ thuật. Nếu trong Luật Bảo tồn di
tích chùa xã cổ, các cơng trình kiến trúc hoặc bảo vật được bảo vệ đặc biệt thì trong
Luật Bảo tồn Bảo vật Quốc gia, những cơng trình và bảo vật sau khi có quyết định
sẽ được chính phủ cơng nhận cấp quốc gia và được gọi là quốc bảo (国宝).


Khi luật này bắt đầu được thi hành từ tháng 7 năm Chiêu Hòa thứ 4 (1929), các
cơng trình kiến trúc thành qch cổ như thành Himeji16 (姫路城) hay Nagoya17 (名
古屋城) đều được chính phủ cơng nhận. Bên cạnh đó, nhiều bức họa bích, thư tịch
nằm ngoài sở hữu của chùa chiền cũng được chính phủ cơng nhận.



16


Thành Himeji được xây dựng vào năm 1346 bởi Akamatsu Sadanori, một samurai thời kỳ đầu Muromachi.
Đây là một trong những kiến trúc thành cổ nhất còn lại ở Nhật Bản và là kiến trúc tiêu biểu cho các thành
quách thời cận đại của Nhật Bản. Himeji đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới (văn hóa) vào năm
1993 và di tích lịch sử đặc biệt của Nhật Bản. Nhiều phần kiến trúc khác nhau của thành Himeji đã được
công nhận là quốc bảo hoặc di sản văn hóa quan trọng của quốc gia. Thành Himeji cùng với thành


Matsumoto và thành Kumamoto hợp thành cái gọi là “Tam đại quốc bào thành” (三大国宝城). Trong đó,
thành Himeji nổi tiếng nhất.


17


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i>Hình 1.3: Thành Himeji18</i> <i>Hình 1.4: Thành cổ Nagoya19</i>


Luật Bảo tồn Bảo vật Quốc gia qui định cấm xuất khẩu hay vận chuyển quốc
bảo đi nơi khác. Trường hợp đặc biệt phải có sự cho phép của Bộ trưởng chuyên
trách. Ngoài ra, việc thay đổi hiện trạng của quốc bảo cũng nhất định phải được Bộ
trưởng chuyên trách cho phép. Việc thẩm định, công nhận, cấp phép… đối với quốc
bảo được một hội đồng tư vấn chuyên môn thực hiện, gọi là Hội Bảo tồn Quốc bảo
Nhật Bản (国宝保存会). Ngoài ra, theo luật, khi có quyết định của Bộ trưởng
chuyên trách, cơ quan hay người sở hữu quốc bảo, trong vòng một năm, phải gửi
quốc bảo đến triển lãm tại bảo tàng quốc gia (Bảo tàng Đế quốc) hay các bảo tàng
mỹ thuật. Nếu trước đó, Luật Bảo tồn di tích chùa xã cổ đã khơng nhắc đến các
nghĩa vụ như gửi bảo vật được công nhận đến triển lãm công khai hay yêu cầu
cơ chế bảo tồn đặc biệt đối với cơng trình kiến trúc, bảo vật, thì Luật Bảo tồn
mới đã qui định lại các nghĩa vụ này. Ngoài ra, Luật Bảo tồn Bảo vật Quốc gia
còn cấm tự ý loại bỏ quốc bảo thuộc sở hữu của chùa chiền hoặc thần xã, cấm
tự ý chào giá thế chấp hay tịch thu các quốc bảo này. Trường hợp đặc biệt cần
được Bộ trưởng bộ chuyên trách ban hành quyết định cho phép chuyển nhượng




</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

thế chấp. Trong khi đó, các bảo vật thuộc dạng sở hữu khác, chỉ cần nộp đơn xin
thay đổi người sở hữu là được.


Về việc tu bổ quốc bảo trong chùa chiền thần xã, luật qui định chùa xã có thể
xin trợ cấp từ chính phủ, ngồi ra, trong trường hợp cần thiết, quốc bảo thuộc sở


hữu ngồi chùa xã cũng có thể xin được nguồn trợ cấp này. Kinh phí trợ cấp tu bổ
được qui định từ 15 vạn yên đến 20 vạn yên. Nếu cần thiết, chính phủ có thể xem
xét bổ sung thêm tiền trợ cấp.


Đối với các trường hợp như xuất khẩu hay vận chuyển bảo vật mà không xin
phép, trường hợp phá hoại hay cất giấu bảo vật, nếu bị phát hiện sẽ bị chịu hình
phạt tù cải tạo dưới 5 năm hoặc bị phạt tiền. Trường hợp tự ý thay đổi hiện trạng
hay thay đổi tên người sở hữu trái luật, sẽ bị phạt cảnh cáo và yêu cầu sửa chữa lại
đúng nguyên trạng ban đầu.


<i>7) Luật về Bảo tồn các tác phẩm mỹ thuật mỹ nghệ </i>


Như đã trình bày, Luật Bảo tồn Bảo vật Quốc gia áp dụng từ năm 1929 quy
định quốc bảo khơng được phép xuất khẩu để đề phịng việc thất thốt quốc bảo ra
nước ngồi. Tuy nhiên, theo điều tra của Bộ Văn hóa đương thời vẫn diễn ra tình
trạng các bảo vật chưa kịp được thẩm định và xếp hạng đã bị tuồn ra nước ngồi.
Năm Chiêu Hịa thứ 7 (1932), bức tranh cuốn (絵巻) mang tên Bandainagon
ekotoba20 (伴大納言絵詞) bị đưa ra nước ngoài đã khiến chính phủ nâng cao các
biện pháp đề phòng việc tẩu tán di sản chưa kịp thẩm định ra nước ngoài. Bên cạnh
đó, bối cảnh ý thức dân tộc gia tăng tại Nhật Bản đầu thập niên 1930 cũng góp phần
không nhỏ ảnh hưởng đến việc ban hành qui định đối với các tác phẩm mỹ thuật mỹ
nghệ. Kết quả là năm Chiêu Hòa thứ 8 (1933), Nhật Bản ban hành Luật về Bảo tồn
các tác phẩm mỹ thuật (重要美術品等ノ保存二関スル法律), gồm 5 điều. Những
tác phẩm mới sáng tác trong thời gian dưới 50 năm hoặc được mang từ nước ngoài
vào Nhật Bản trong thời gian dưới 1 năm nằm ngoài đối tượng qui định của luật.
Luật qui định việc xuất khẩu hoặc vận chuyển những tác phẩm đã được thẩm định




20<sub> Bức tranh cuốn được vẽ cuối thời Heian, lấy đề tài về cuộc chính biến năm 866 ở cổng điện Ứng Thiên. </sub>



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

về giá trị lịch sử hoặc mỹ thuật nhưng chưa có quyết định cơng nhận phải được Bộ
trưởng có thẩm quyền cấp phép. Bên cạnh đó thơng tin này về việc xuất khẩu hay
vận chuyển cịn phải được thơng báo đến cơ quan hải quan và chủ sở hữu tác phẩm.
Ngay trong năm đầu áp dụng luật (1933) đã có 1.022 tác phẩm được cơng
nhận. Tính ra đến trước khi Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa ra đời (1950) có tổng
cộng 8.282 tác phẩm được công nhận, gồm 7.983 tác phẩm mỹ thuật mỹ nghệ và
299 tác phẩm kiến trúc [18, tr.20].


Nhìn lại quá trình xây dựng chế độ bảo tồn di sản văn hóa từ đầu thời Minh Trị
đến trước năm 1950, có thể thấy đây là một quá trình từng bước xây dựng và chỉnh
sửa nhằm đưa ra các văn bản pháp qui phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, cũng chính
được xây dựng trên cơ sở yêu cầu cấp thiết của thực tế xuống cấp của di sản văn
hóa, nên nội dung các văn bản còn sơ khai, dẫn đến chế độ bảo tồn chưa bao quát
một cách toàn diện các lĩnh vực và cấp độ của di sản. Hơn nữa tình trạng luật ban
hành tập trung vào một đối tượng riêng, với biện pháp bảo tồn và cơ quan quản lý
riêng rẽ làm phát sinh mâu thuẫn về nội dung và sự chồng chéo trong quá trình thực
hiện. Đặc biệt, trong bối cảnh nước Nhật bị tàn phá sau chiến tranh, các di sản văn hóa
bị phá hủy hoặc rơi vào tình trạng nguy cấp, việc ban hành luật bảo tồn hoàn chỉnh, tập
hợp các loại hình di sản văn hóa, thống nhất về biện pháp bảo tồn và cơ quan quản lý
nhằm tạo cơ sở cho một chế độ bảo tồn thống nhất và đẩy đủ đem lại hiệu quả cao là
một nhu cầu đặt ra cấp bách.


<b>1.2. Quá trình xây dựng Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa năm 1950 </b>
<b>1.2.1. Quá trình chuẩn bị dự thảo luật </b>


Sau khi Thế chiến thứ II kết thúc, chính phủ Nhật Bản dưới sự chỉ đạo của Bộ
tổng tư lệnh Liên hợp quốc (連合国総司令部, tức GHQ)21 đứng trước nhiệm vụ
giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị xã hội bộn bề thời hậu chiến. Chiến tranh đã
hủy hoại nền móng cơ bản của nền kinh tế vốn có cơ cấu khơng cân bằng do chính


sách dốc toàn lực cho chiến tranh, tình trạng lạm phát gia tăng trong khi nhu yếu




21<sub> Cơ quan Tư lệnh tối cao của GHQ được đặt tại Yokohama từ tháng 8 năm 1945. GHQ ở Nhật Bản sau Thế </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

phẩm khan hiếm. Bên cạnh việc tái cơ cấu nền kinh tế, giải thể các tập đoàn tài
phiệt, tái thiết lập quy trình sản xuất nơng nghiệp tự chủ..., việc giải quyết các vấn
đề văn hóa xã hội cũng được đặt ra cấp bách, trong đó có tình trạng hủy hoại, xuống
cấp và thất thốt di sản, cổ vật. Nhiều chủ sở hữu bảo vật rơi vào tình trạng kiệt quệ
phải bán nhượng lại các tài sản được để lại. Tình trạng trộm cắp, mua bán bảo vật
tại chợ đen và tuồn ra nước ngồi diễn ra nhức nhối. Các cơng trình kiến trúc, lịch
sử, danh thắng bị tàn phá hoặc xuống cấp do bị trưng dụng cho mục đích sản xuất,
cư trú trong và sau chiến tranh khiến địa phương và chủ sở hữu tư nhân khó có thể
phục hồi và quản lý.


Bên cạnh đó, bản thân nguồn ngân sách của quốc gia đã cạn kiện không thể
cung cấp tài lực và vật lực cho việc bảo quản di sản. Việc quản lý và thống kê di sản
mặc dù bị đình trệ trong chiến tranh nhưng số lượng quốc bảo, tác phẩm mỹ thuật
mỹ nghệ, công trình tơn giáo lịch sử kiến trúc được công nhận… đã vượt quá số
lượng mà ngân sách phục vụ bảo tồn cho phép. Điều này dẫn đến tình trạng chính
sách bảo tồn trở nên lỏng lẻo, hình thức ở cả cấp trung ương và địa phương. Đặc
biệt, chế độ đảm bảo quyền lợi cho người sở hữu và cộng đồng không được quan
tâm đúng mức càng khiến tình trạng mua bán xâm phạm gia tăng.


Nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên, từ cuối thập niên 1940, Bộ Văn hóa Nhật
Bản bắt tay vào điều tra hiện trạng di sản, đồng thời tranh thủ kinh nghiệm và ý kiến
tư vấn của các học giả trong nước và nước ngoài làm cơ sở để xây dựng dự thảo luật
bảo tồn mới đối với di sản văn hóa. Năm Chiêu Hịa thứ 23 (1948) chính phủ cơng
bố kết luận về việc chuẩn bị đệ trình dự thảo Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa với nội


dung bao quát, thay thế cho các luật riêng rẽ đã được ban hành. Đúng vào thời gian
này vụ cháy tại Kim đường chùa Horyu22 đã gây nên cú sốc lớn trong dư luận, khiến
chính phủ và quốc hội Nhật Bản ưu tiên việc nhanh chóng xem xét dự thảo luật.


Tháng 3 năm Chiêu Hịa thứ 24 (1949), Bộ Văn hóa thơng qua Phịng Mỹ thuật
thuộc Cục Giáo dục Thơng tin Nhân dân kết hợp với GHQ tổ chức buổi công bố và
giải thích về dự thảo luật với các điểm nhấn sau.




22<sub> Sự việc xảy ra ngày 26 tháng 1 năm 1949 tại Kim đường có tuổi đời ngàn năm của chùa Horyu. Vụ hỏa </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

1) Hợp nhất nội dung Luật Bảo tồn Bảo vật Quốc gia và Luật về Bảo tồn các tác
phẩm mỹ thuật.


2) Tăng cường qui định biện pháp ngăn chặn việc chảy máu cổ vật ra nước
ngoài.


3) Thiết lập chế độ thống nhất về thẩm định và chỉ định bảo vật quốc gia.


4) Tăng cường vai trò cộng đồng như quyền điều tra, quyền hạn quản lý quốc
bảo, vai trị của các đồn thể và chính quyền địa phương đối với việc quản lý, kiểm
tra và duy trì mơi trường của quốc bảo và các cơng trình kiến trúc, tơn giáo, lịch sử.


5) Làm rõ chính sách đối với cá nhân và tổ chức sở hữu quốc bảo, hỗ trợ kinh
phí nhà nước cho những hoạt động bảo tồn quốc bảo cần thiết, hỗ trợ ngân sách nhà
nước cho việc tu sửa các cơng trình kiến trúc xếp hạng cao, qui định rõ về mua bán
quốc bảo.


6) Hợp pháp hóa khoản ngân sách định kỳ cho bảo tồn quốc bảo.


7) Miễn thuế tài sản đối với quốc bảo.


8) Tăng cường các biện pháp xử phạt đối với hành vi vi phạm.


Việc sửa đổi không chỉ liên quan đến các nội dung cơ bản về chế độ mà cịn các
tiêu chí đánh giá phân loại phục vụ xếp hạng hợp lý hơn đối với quốc bảo, tác phẩm
mỹ thuật trọng yếu do số lượng các hiện vật được thống kê quá nhiều.


<b>1.2.2. Q trình thảo luận, chỉnh sửa và thơng qua Luật Bảo tồn Di sản </b>
<b>Văn hóa </b>


Ngày 30 tháng 5 năm Chiêu Hịa thứ 25 (1950), ơng Yamamoto Yuzo, ủy viên
Ủy ban Pháp chế của Thượng nghị viện, được sự đồng thuận của 17 vị ủy viên còn
lại, đã đọc tuyên bố ban hành Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa. Luật bắt đầu có hiệu
lực từ ngày 29 tháng 8 cùng năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

luận nội dung dự thảo luật được ghi chép lại trong các biên bản họp quốc hội. Dưới
đây tác giả luận văn xin tóm tắt những sự kiện chính của q trình này.


Như đã trình bày, ngày 26 tháng 1 năm 1949, tại Kim đường chùa Horyu xảy ra
hỏa hoạn nghiêm trọng. Tuy nhiên không được một cơ quan quản lý nào nhận được
báo cáo kịp thời. Khi tin tức được thông báo lên thủ đơ, chính phủ và quốc hội đã
cử các tổ điều tra và chuyên gia đến hiện trường làm việc với các sư tại Kim đường
để tìm hiểu tình hình, thảo luận về phương pháp khắc phục và bảo tồn. Vấn đề lỗ
hổng trong cơ chế bảo tồn thông qua vụ hỏa hoạn khu Kim đường chùa Horyu đã bị
chỉ trích tại cuộc họp của Ủy ban Văn hóa của Thượng nghị viện. Trong cuộc họp,
Cục Giáo dục Xã hội thuộc Bộ Văn hóa đã báo cáo kết quả điều tra về sự cố tại
chùa Horyu. Cuộc họp đã nêu lên tính cấp bách và bàn về những vấn đề cần sửa đổi
trong dự thảo luật.



Tháng 4 năm 1949, Ủy ban Văn hóa thuộc Hạ nghị viện cũng tổ chức họp để
nghe và thảo luận về báo cáo điều tra độc lập liên quan đến dự thảo luật về chế độ
bảo tồn quốc bảo từ trường hợp hỏa hoạn Kim đường. Như vậy, mặc dù tiến hành
nghiên cứu độc lập nhưng cả hai viện cùng xác định sự cần thiết phải xây dựng chế
độ bảo tồn quốc bảo mới.


Ngày 19 tháng 4, Tiểu ban Nghiên cứu về dự thảo luật sửa đổi của Ủy ban văn
hóa Thượng nghị viện họp về báo cáo trung kỳ liên quan đến dự thảo luật về chế độ
bảo tồn quốc bảo. Báo cáo được soạn trên cơ sở kết quả nghiên cứu về dự thảo Luật
Bảo tồn Quốc bảo và kết quả điều tra tham khảo ý kiến chuyên gia các lĩnh vực liên
quan, người sở hữu quốc bảo, tác phẩm mỹ thuật... Bản báo cáo đề xuất việc xem
xét mở rộng phạm vi đối tượng và cơ chế quản lý khi chuyển thành Luật Bảo tồn Di
sản Văn hóa. Cuộc họp của Tiểu ban đã nhất trí các kết luận cơ bản sau.


1) Hợp nhất Luật Bảo tồn Quốc bảo và Luật Bảo tồn tác phẩm mỹ thuật.


2) Thống nhất cơ quan chính phủ chuyên trách vấn đề bảo tồn nhằm khắc phục
tình trạng chồng chéo và nâng cao hiệu quả quản lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

4) Kiểm tra nhóm quốc bảo thuộc sở hữu của chùa xã và làm rõ trách nhiệm
quản l ý các tác phẩm này.


5) Thiết lập chế độ cấp phép đối với việc giao dịch mua bán quốc bảo theo đề
nghị của người sở hữu.


6) Xác định ngân sách nhà nước chi cho việc bảo tồn quốc bảo.
7) Xác định khoản hỗ trợ phí duy tu sửa chữa.


8) Xác định quyền chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng cháy chữa cháy đối với
cơng trình kiến trúc được cơng nhận là quốc bảo.



9) Lên kế hoạch quản lý bảo vệ môi trường đối với công trình kiến trúc được
cơng nhận là quốc bảo.


10) Thiết lập chế độ miễn thuế và giảm thuế đối với quốc bảo để khuyến khích
người sở hữu bảo vệ và công khai quốc bảo.


11) Sửa đổi lại các điều khoản xử phạt.


Đối với di sản văn hóa phi vật thể như ca kịch, âm nhạc, kỹ thuật thủ công
truyền thống…, Ủy ban đề xuất việc nhanh chóng tiến hành nghiên cứu nhằm đưa
ra các biện pháp bảo tồn kịp thời và phù hợp.


Tiếp đó, ngày 22 tháng 4, tại cuộc họp chung của Ủy ban Văn hóa Thượng
nghị viện, trên cơ sở xem xét báo cáo trên của Tiểu ban Nghiên cứu về dự thảo
luật sửa đổi, Ủy ban đã thống nhất về hướng sửa đổi qui định về đối tượng và cơ
quan quản lý quốc bảo như sau:


1) Hợp nhất nội dung Luật Bảo tồn Quốc bảo và Luật về Bảo tồn các tác phẩm
mỹ thuật, sửa đổi bổ sung để xây dựng thành Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa”.


2) Thống nhất cơ quan chính phủ chuyên việc bảo tồn di sản. Thành lập Hội
đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa với các phịng ban nghiên cứu chuyên môn và liên kết
với hệ thống bảo tàng. Việc đặt Ủy ban trực thuộc Nội các hay trong Bộ Văn hóa sẽ
tiếp tục được thảo luận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

ca kịch, âm nhạc, và những tác phẩm mang tính văn hóa hoặc được sử dụng kỹ
thuật cao” [14, tr.21] .


4) Xem xét lại danh mục quốc bảo, các tác phẩm mỹ thuật trọng yếu, lựa chọn


các di sản có giá trị và xếp hạng thành hai nhóm là “quốc bảo” và “quốc bảo đặc
biệt”, Nhà nước chịu trách nhiệm bảo tồn quốc bảo đặc biệt.


5) Đối với những di sản văn hóa phi vật thể như ca kịch, âm nhạc, kỹ thuật thủ
công truyền thống…, tiếp tục nghiên cứu các biện pháp bảo tồn.


Ngoài ra, cơ chế quản lý và bảo tồn được qui định như sau:


1) Qui định nghĩa vụ công khai về quốc bảo đối với tổ chức cá nhân sở hữu và
trách nhiệm chi ngân sách cho bảo tồn quốc bảo của nhà nước.


2) Trường hợp chuyển nhượng quốc bảo phải thực hiện theo qui định của nhà nước.
3) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với quản lý, tu sửa quốc bảo.


4) Xây dựng kế hoạch và biện pháp bảo vệ môi trường và phòng chống hỏa
hoạn cho quốc bảo.


5) Thiết lập chế độ miễn giảm thuế.


Như vậy, bên cạnh việc hệ thống hóa và bổ sung nội dung trên cơ sở hợp nhất hai bộ
luật Luật Bảo tồn Quốc bảo và Luật về Bảo tồn các tác phẩm mỹ thuật, dự thảo Luật Bảo
tồn Di sản Văn hóa giai đoạn này đã phát triển thêm chính sách bảo tồn đối với di sản
văn hóa phi vật thể và được xây dựng song song việc duy trì Luật Bảo tồn các di tích lịch
sử và danh thắng tự nhiên. Tại thời điểm này, khái niệm “di sản văn hóa” cịn chưa được
sử dụng phổ biến như các thuật ngữ “di tích” hay “thắng cảnh”, “động thực vật”…


Ủy ban Văn hóa Thượng nghị viện tiếp tục thảo luận nhằm chỉnh sửa dự thảo
luật đến tháng 5 năm 1949 và thống nhất đệ trình lên Thượng nghị viện dự thảo
toàn văn Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa gồm 75 điều với những nội dung cơ bản sau:



</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

hoặc phi vật thể” [14, tr.22]. Các di sản này được chính phủ tiến hành nghiên cứu
khảo sát, thẩm định, công nhận và chỉ đạo việc bảo tồn.


2) Tổ chức Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa với các cơ quan phụ thuộc như
bảo tàng quốc lập, viện nghiên cứu, ủy ban thẩm định chuyên môn đối với di sản
văn hóa… nhằm đảm bảo việc thực thi luật. Hội đồng có nhiệm kỳ 5 năm và gồm 5
ủy viên.


3) Đối với di sản văn hóa vật thể, các “di sản văn hóa trọng yếu” được công
nhận sẽ được sự bảo hộ của chính phủ. Các di sản thuộc sở hữu tư nhân nhưng có
giá trị cao mang tầm văn hóa thế giới cũng được nhà nước bảo hộ. Các di sản đặc
biệt được xếp hạng “quốc bảo” được sự bảo hộ đặc biệt của Nhà nước.


4) Quốc bảo và di sản văn hóa trọng yếu được bảo vệ đặc biệt với các qui định sau:
- Cấm xuất khẩu ra nước ngồi, xin phép khi có thay đổi, chuyển nhượng, khai
báo khi xảy ra mất mát, hư hại.


- Xác định người hay tổ chức chịu trách nhiệm quản lý, sở hữu.


- Di sản được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước có nghĩa vụ tham gia các hoạt động
quảng bá công khai hay triển lãm theo yêu cầu.


- Quyền quản lý và ủy nhiệm quản lý đối với di sản. Vai trị của Hội đồng Bảo
tồn Di sản Văn hóa.


- Báo cáo và tuân theo qui định liên quan đến tu sửa, quản lý như tuyển chọn người
quản lý, cải tiến phương pháp quản lý, thiết bị phòng cháy và các thiết bị bảo tồn khác…


- Chế độ hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đối với việc sửa chữa, quản lý, công
khai, đưa sản phẩm đi triển lãm theo chỉ thị, khuyến cáo.



- Chế độ ủy nhiệm quyền chỉ đạo việc quản lý, tu sửa… và vai trị của Hội Văn
hóa Giáo dục cấp địa phương.


- Qui định về bảo vệ môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

6) Thiết lập chế độ đãi ngộ về thuế.


Có thể nói nội dung của văn bản dự thảo luật lúc này đã vượt qua khung của hai
bộ luật tiền thân, đặc biệt là các vấn đề về cơ quan quản lý hành chính, đối tượng
bảo tồn, biện pháp và cơ chế bảo tồn. Thời điểm này, Ủy ban Văn hóa Thượng nghị
viện theo quan điểm giữ nguyên Luật Bảo tồn các di tích lịch sử và danh thắng tự
nhiên. Tuy nhiên, một điểm hạn chế của dự thảo luật này là chưa đưa ra khái niệm
rõ ràng về các đối tượng của luật, nên chưa làm rõ các tài liệu dân gian, tài liệu khảo
cổ có thể trở thành di sản văn hóa hay khơng.


Ngày 22 tháng 5 năm 1949, Thượng nghị viện đã phê chuẩn dự thảo luật và gửi
dự thảo sang Hạ nghị viện. Tại Hạ nghị viện, việc xem xét dự thảo luật được giao
cho Ủy ban Văn hóa Hạ nghị viện. Trong cuộc họp của Ủy ban Văn hóa Hạ nghị
viện, thượng nghị sĩ Tanaka Kotaro, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Thượng nghị viện
đã thay mặt Thượng nghị giải trình và trả lời các câu hỏi liên quan đến dự thảo luật.
Các câu hỏi được Hạ nghị viện đặt ra liên quan đến việc có coi các di tích lịch sử và
danh thắng tự nhiên là di sản văn hóa khơng; có nên thêm quy định xử phạt liên
quan đến việc công khai các di sản văn hóa phi vật thể khơng; lương bổng của ủy
viên Hội đồng Bản tồn Di sản Văn hóa nên tính thế nào, nếu tính tương đương Bộ
trưởng Quốc vụ khanh thì có cao q hay khơng… Đặc biệt thảo luận về vấn đề hợp
nhất hay không với Luật Bảo tồn Di tích lịch sử và Danh thắng tự nhiên diễn ra sôi
nổi. Về việc này, đại diện của Thượng nghị viện giải thích các di tích danh thắng
này khơng thuộc khái niệm của di sản văn hóa, nếu bổ sung vào luật di sản mới sẽ
mất đi tính “nhất qn của văn hóa”, các cơng trình lịch sử có nét độc đáo riêng còn


danh thắng là một thể loại tồn tại mang tính tự nhiên, khơng phải tồn tại mang tính
văn hóa theo ý nghĩa hẹp. Do chưa đi đến thống nhất ý kiến nên ngày 23 tháng 4,
Ủy ban Văn hóa của Hạ nghị viện đã quyết định “bảo lưu đề xuất” đối với dự thảo
luật, và tuyên bố chưa thể đưa ra xem xét cuối cùng cho bản dự thảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

với bản dự thảo của Thượng nghị viện, mặt khác đề xuất bổ sung thêm một số điểm
khác với dự thảo luật như sau:


1) Tên của luật là “Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Trọng yếu”.


2) Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa Trọng yếu có nhiệm kỳ 2 năm, ủy viên chỉ
hạn chế trong các cơ quan của chính đảng và khơng được trả lương thêm.


3) Bổ sung quy định về các cơ quan chuyên môn, nội dung tư vấn…
4) Bổ sung “tập tục truyền thống” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể.
5) Bổ sung “di tích lịch sử”, “danh lam thắng cảnh” vào đối tượng của luật.
6) Xác định rõ người chịu trách nhiệm quản lý di sản văn hóa trọng yếu và
nghĩa vụ đối với công tác bảo tồn.


7) Yêu cầu công khai các di sản văn hóa trọng yếu, đưa các di sản văn hóa ra
nước ngồi cần được áp dụng với mọi di sản trọng yếu, không liên quan đến việc có
được ngân sách hỗ trợ cho cơng tác quản lý, tu sửa hay không.


8) Mở rộng chế độ hỗ trợ ngân sách cho công tác tu sửa bảo tồn di sản văn hóa
trọng yếu.


9) Xây dựng chế độ trưng cầu dân ý, chế độ tu bổ thiệt hại nhằm điều chỉnh
quyền lợi cá nhân.


10) Quy định về dự toán độc lập của Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa trọng


yếu đối với Bộ trưởng Bộ Văn hóa.


11) Thiết lập chế độ kế tốn đặc biệt cho ngân quỹ bảo tồn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

1) Bổ sung thêm “đình viên, thư tịch, điển tích, tài liệu dân gian, tài liệu khảo
cổ” vào danh mục di sản văn hóa.


2) Bổ sung việc Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa có thể đặt cơ quan đại diện
tại địa phương và quyền của Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa trong việc nghiên
cứu điều tra tại địa phương nhằm thẩm định di sản văn hóa trọng yếu.


3) Bổ sung việc công bố “Sách về di sản văn hóa trọng yếu được nhà nước công
nhận”.


4) Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa thiết lập quyền hạn khảo sát thực địa nhằm
xác định di sản văn hóa trọng yếu.


5) Bổ sung nội dung cho phép công khai di sản văn hóa trọng yếu đối với người
khơng phải chủ sở hữu.


6) Chỉnh sửa về trách nhiệm quản lý của chủ sở hữu di sản và quyền kiểm tra
giám sát đối với việc quản lý của Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa.


7) Xây dựng chế độ hỗ trợ kinh phí đối với các cấp địa phương.


8) Bổ sung nội dung quyền hạn của Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa trong
việc nghiên cứu thẩm định “di sản văn hóa dưới lòng đất”, việc cấp phép đối với
thay đổi hiện trạng của “di sản văn hóa dưới lịng đất” (bao gồm từ giai đoạn điều
tra khai quật đến thẩm định giá trị), và việc xác định mức độ trợ cấp tiền đối với
trường hợp phát hiện ra “di sản văn hóa dưới lòng đất”.



9) Thiết lập chế độ trợ cấp, bồi hoàn bằng tiền ngân sách cho người sở hữu đối
với “di sản văn hóa dưới lịng đất”.


10) Tiếp tục quy định quyền hạn của Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa đối với
việc thực thi Luật Bảo tồn Di tích lịch sử và Danh thắng tự nhiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Bản dự thảo chỉnh sửa này đã được đại diện Ủy ban Giáo dục Thượng nghị viện
báo cáo và giải trình trước quốc hội ngày 24 tháng 10 năm 1949. Trong cuộc họp
này Ủy ban giáo dục hai viện đã thể hiện mong muốn cùng hợp tác để tiếp tục hoàn
thiện dự thảo luật. Tiếp đó, từ tháng 10 năm 1949 đến tháng 3 năm 1950 hai viện
của quốc hội đã tổ chức họp góp ý cho 10 bản dự thảo luật. Ngày 25 tháng 4 năm
1950, Thượng nghị viện nhất trí tán thành bản dự thảo Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa
cuối cùng, tức là bản dự thảo thứ 10. Bản dự thảo Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa này
đã gia tăng thành 131 điều (cả phần phụ lục) với một số nội dung mới sau:


1) Qui định về Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa là nhiệm kỳ 3 năm và ủy viên
Hội đồng được hưởng lương.


2) Bổ sung quy định liên quan đến các nội dung và hạng mục thẩm định, tư vấn,
qui định về các ban chuyên môn…


3) Phạm vi đối tượng của luật, tức di sản văn hóa cần được bảo tồn gồm di sản
văn hóa vật thể có giá trị lịch sử hay giá trị nghệ thuật cao (như cơng trình kiến trúc,
hội họa, điêu khắc, đồ thủ công, thư tịch, bút tích, điển tích, sách cổ, tài liệu dân
gian và các tài liệu khảo cổ), di sản văn hóa phi vật thể có giá trị lịch sử hoặc giá trị
nghệ thuật cao (gồm kịch nghệ, âm nhạc, kỹ thuật thủ công mỹ nghệ và các di sản
khác) và các di tích lịch sử, thắng cảnh tự nhiên. Như vậy đến dự thảo luật này di
tích lịch sử và danh thắng tự nhiên đã được đưa vào hạng mục của di sản văn hóa.



4) Bổ sung hồn thiện về chế độ bảo tồn đối với di sản văn hóa dưới lịng đất
(qui định về điều tra khai quật, quy định về thay đổi hiện trạng…).


5) Thiết lập chế độ trưng cầu dân ý nhằm điều chỉnh quyền lợi của người sở
hữu.


6) Bổ sung qui định về quyền hạn của các đoàn thể cộng đồng địa phương và
chế độ ủy nhiệm quyền hạn về bảo tồn cho Ban Giáo dục trong chính quyền địa
phương các cấp.


7) Củng cố chế độ hỗ trợ bằng ngân sách nhà nước cho việc quản lý, tu sửa các
di sản văn hóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

9) Chấm dứt hiệu lực của Luật Bảo tồn Quốc bảo, Luật về Bảo tồn các tác phẩm
mỹ thuật và Luật Bảo tồn Di tích lịch sử và Danh thắng tự nhiên. Việc xác định di
sản văn hóa trọng yếu trong dự thảo luật mới kế thừa qui định về quốc bảo, tác
phẩm mỹ thuật và di tích lịch sử, danh thắng tự nhiên trong các luật trước.


Có một vấn đề lớn được đề cập ngay từ những bản dự thảo đầu là chế độ miễn
giảm thuế đối với di sản văn hóa nhưng do nội dung này chưa nhận được sự chấp
thuận của GHQ nên trong dự thảo luật này chỉ đặt qui định về hạn mức miễn thuế
cố định đối với khoản thuế tài sản ròng và thuế tài sản cố định (theo luật thuế địa
phương).


Điểm đặc trưng lớn nhất của dự thảo luật lần này là đã mở rộng phạm vi qui
định về di sản văn hóa là đối tượng của một bộ luật trên cơ sở thống nhất và bổ sung
nội dung của các bộ luật trước đó. Có thể nói dự thảo luật này đã xây dựng tiền đề
pháp lý cho một chế độ bảo tồn di sản mang tính thống nhất và được coi là dự thảo
luật độc đáo và triệt để so với các luật tương tự ở các nước trên thế giới lúc bấy giờ.



Ngày 26 tháng 4, bản dự thảo thứ 10 sau khi được thông qua tại Thượng nghị
viện đã được gửi đến Hạ nghị viện. Ngày 30 tháng 4, Ủy ban Giáo dục Hạ nghị viện
đã họp bàn về bản dự thảo ngày 30 tháng 4. Trong cuộc họp, một mặt Ủy ban thảo
luận về nội dung của dự thảo do Thượng viện gửi đến, một mặt đối chiếu với đề
xuất trong dự thảo mà phía Hạ nghị viện chuẩn bị độc lập, đặc biệt tập trung vào các
vấn đề chưa thống nhất giữa hai dự thảo như có trả lương cho ủy viên Hội đồng Bảo
tồn Di sản Văn hóa khơng; quy định về cơ sở xác định quốc bảo; vấn đề liên quan
đến luật thuế địa phương… Cuối ngày, dự thảo luật được Ủy ban chính thức thông
qua và gửi lại một số nội dung yêu cầu chỉnh sửa bổ sung sang Thượng nghị viện.
Ngày 1 tháng 5 cuộc họp toàn thể của Thượng nghị viện đã đồng ý với nội dung dự
thảo bao gồm cả yêu cầu chỉnh sửa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>1.2.3. Quá trình thực thi Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa </b>


<i>1) Thành lập Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa </i>


Ngay sau khi cơng bố bộ Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa, Phịng Bảo tồn Di sản
Văn hóa thuộc Cục Giáo dục Xã hội của Bộ Giáo dục đã xúc tiến việc thi hành luật,
trước hết là thành lập Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa (sau đây gọi tắt là Hội đồng
Bảo tồn) – cơ quan hành chính trực tiếp thi hành hoạt động bảo tồn. Theo quy định
tại chương 2 của Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa, việc thành lập Hội đồng Bảo tồn
gồm 5 ủy viên. Các uỷ viên được mời tham gia Hội đồng Bảo tồn nhiệm kỳ đầu đều
là những học giả nổi tiếng (Takahashi Seichiro, Hosokawa Moritatsu, Ichimata
Hisato, Arimitsu Jiro, Sendai Yukio). Giúp việc cho Hội đồng có Văn phịng và Ban
Bảo tồn. Văn phòng gồm Ban Thư ký, Ban hành chính với Phịng Quản trị tổng hợp,
Phịng Kế tốn, Phịng Quản lý. Ban Bảo tồn có Phịng Sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ,
Phịng Di tích, Phịng Cơng trình kiến trúc. Ngồi ra, cơ quan trực thuộc của Hội là
Bảo tàng quốc lập Tokyo, Nara, Kyoto, các viện nghiên cứu và các cơ quan tư vấn
hỗ trợ các hoạt động liên quan đến bảo tồn di sản văn hóa.



<i>2) Thống nhất quản lý hành chính và quản lý chuyên môn </i>


Trước khi Luật Bản tồn Di sản Văn hóa có hiệu lực, mỗi đối tượng bảo tồn lại
do một cơ quan nhà nước như Bộ Giáo dục, Bộ Nội vụ, Bộ Cung nội… quản lý.
Một số trường hợp như cơng trình kiến trúc, sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ, di tích
lịch sử do Phịng Bảo tồn Di sản Văn hóa thuộc Cục Giáo dục Xã hội của Bộ Giáo
dục quản lý nhưng công tác chuyên môn như khảo sát điều tra thẩm định giá, tu
bổ… đối với các di sản này lại do các bảo tàng đế quốc thực hiện. Hệ thống quản lý
hành chính tách rời với hoạt động chun mơn này bị chỉ trích là khơng hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<i>3) Tuyên truyền về mục đích và triết lý bảo tồn </i>


Mục đích của Luật Bản tồn Di sản Văn hóa được xác định là “nhằm hiểu biết
chính xác về lịch sử, văn hóa nước Nhật, khơng để xảy ra thiếu sót, đồng thời tạo cơ
sở để phát triển văn hóa tương lai” (Điều 3 Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa 1950. [14,
tr. 29]) và “thực hiện bảo tồn di sản văn hóa đồng thời xây dựng kế hoạch phát huy
giá trị, đóng góp vào sự phát triển mang tính văn hóa của nhân dân và cống hiến cho
sự tiến bộ của văn hóa nhân loại” (Điều 1 Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa 1950. [14, tr.
29]). Như vậy mục đích bảo tồn di sản văn hóa khơng chỉ nhằm kế thừa giá trị văn
hóa truyền thống mà còn nhằm hướng đến tương lai và khẳng định bản sắc của
nước Nhật hay người dân Nhật, đóng góp cho văn hóa nhân loại. Tham gia vào
công tác bảo tồn di sản văn hóa khơng chỉ có cơ quan chuyên trách nhà nước, chủ
thể sở hữu di sản văn hóa mà cịn các đồn thể cộng đồng địa phương và toàn thể
người dân với tư cách là chủ thể của văn hóa Nhật Bản. Đây là một nội dung mới
chưa được qui định trong các văn bản quy phạm trước đó và lần đầu tiên được
khẳng định rõ ràng trong luật. Đây là tiền đề quan trọng cho các hoạt động tuyên
truyền khuyến khích người dân tham gia bảo tồn di sản và quảng bá di sản.


<i>4) Phân loại đối tượng bảo tồn </i>



Trong ba luật liên quan đến bảo tồn trước đó, do đối tượng bảo tồn được xác
định một cách riêng rẽ nên tiêu chí xác định và biện pháp bảo tồn cũng rất khác
nhau, cơ quan quản lý chuyên trách khác nhau dẫn đến tình trạng chồng chéo. Luật
Bảo tồn Di sản Văn hóa mới đã cải thiện tình trạng này, quy định thống nhất và
tổng thể đối tượng bảo tồn, tiêu chí xác định, phương pháp bảo tồn và hệ thống cơ
quan chuyên trách. Ngoài ra, việc bổ sung các đối tượng vốn chưa được đề cập
trong các luật trước đó như di sản văn hóa phi vật thể, di sản dưới lòng đất… đã
giúp xây dựng cơ chế bảo tồn nhất quán và đầy đủ hơn so với các giai đoạn trước.
Theo đó, di sản văn hóa là đối tượng được bảo tồn được chia làm ba loại:


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

b) Kịch nghệ, âm nhạc, kỹ thuật thủ công và những tài sản văn hóa phi vật thể
có giá trị lịch sử hay có nghệ thuật cao.


c) Di tích lịch sử và danh thắng tự nhiên.


Một điều đáng lưu ý là ở giai đoạn này tư liệu văn hóa dân gian đang được xếp vào
nhóm di sản văn hóa vật thể và khơng được chỉ định trong nhóm di sản văn hóa trọng
yếu23. Ngồi ra, di tích lịch sử và danh thắng tự nhiên được xếp riêng biệt so với di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong quá trình thực thi luật, xuất hiện nhiều ý
kiến băn khoăn về việc một số danh thắng có giá trị về mặt nghiên cứu học thuật
được gọi là cơng trình kỷ niệm thiên nhiên (天然記念物) có là di sản văn hóa
khơng? Nên đánh giá giá trị văn hóa phi vật thể hay vật thể; hay những cơng trình
nhân tạo có giá trị lịch sử văn hóa thì cũng là văn hóa vật thể chăng… Năm Chiêu
Hòa thứ 26 (1951) Hội động Bảo tồn Di sản Văn hóa đã ra quyết định về “tiêu chí
chỉ định di tích lịch sử và danh thắng tự nhiên đặc biệt”, trong đó nêu rõ những
danh thắng có ý nghĩa học thuật là một loại hình di sản văn hóa.


Cùng với nội dung tranh luận trên, một số người đề xuất mở rộng đối tượng của
Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa, bổ sung thêm việc bảo tồn các tài liệu có giá trị học
thuật khác. Tuy nhiên, kết quả của cuộc tranh luật là Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa


chỉ tập trung vào đối tượng là những tài sản học thuật có giá trị cao về lịch sử hoặc
nghệ thuật, cịn các tài liệu học thuật thơng thường hay các lĩnh vực khác được xem
xét làm đối tượng cho những văn bản pháp quy riêng.


<i>5) Bảo tồn một cách trọng điểm </i>


Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa đưa ra qui định về di sản với hai cấp độ là di sản
văn hóa và di sản văn hóa trọng yếu. Cả hai đều là đối tượng bảo tồn nhưng chính
sách đối với từng cấp độ có khác nhau. Chính sách hỗ trợ ngân sách được tập trung
đối với di sản văn hóa trọng yếu, bao gồm phần lớn quốc bảo trong danh mục của



23


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Luật Bảo tồn Quốc bảo cũ và quốc bảo mới được phát hiện, một bộ phận của danh
mục tác phẩm mỹ thuật thuộc nhóm trọng yếu theo Luật Bảo tồn tác phẩm mỹ thuật.
Để xác định danh mục di sản trọng yếu mới, một cuộc tổng điều tra toàn quốc đã
được gấp rút tiến hành ngay sau khi Luật được ban hành. Cuộc điều tra này cũng bổ
sung thêm danh mục các di sản văn hóa phi vật thể và di sản trong lòng đất là những
nội dung mới so với các luật định cũ.


Đối với di tích lịch sử và danh thắng tự nhiên, việc lựa chọn trong danh mục các
di tích và danh thắng vốn được công nhận theo Luật Bảo tồn Di tích lịch sử và Danh
thắng tự nhiên để xác định nhóm di tích và danh thắng đặc biệt cũng được tiến hành
một cách tổng thể và thận trọng. Kết quả là cả nước có 76 di sản loại này được đưa
vào danh mục trọng yếu, trong đó có 2 di tích lịch sử, 25 danh thắng và 47 cơng
trình kỷ niệm thiên nhiên [14, tr.31]. Tuy nhiên chính sách đối với nhóm di tích lịch
sử và danh thắng trọng yếu chưa được cụ thể hóa trong giai đoạn đầu thực hiện Luật
Bản tồn Di sản Văn hóa và phải sau khi Luật được chỉnh sửa lần thứ nhất các chính
sách này mới được qui định và thực thi.



<i>6) Chính sách đối với chủ sở hữu và vai trò của cộng đồng </i>


Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa đã xác lập những tiền đề cơ bản để xây dựng
chính sách cụ thể đối với chủ sở hữu di sản văn hóa, nhất là trong bối cảnh trước đó
quyền lợi này bị coi nhẹ và chưa cơng bằng giữa các chủ thể. Lấy ví dụ như chính
sách bảo tồn đối với di sản văn hóa thuộc sở hữu của các cơ quan pháp nhân tôn
giáo như chùa xã. Nếu trước kia có những chính sách riêng biệt cho đối tượng chùa
xã từ đặc quyền trong quản lý sở hữu đến chính sách hỗ trợ kinh phí riêng, và việc
kiểm sốt tình trạng chùa xã tự ý loại bỏ quốc bảo còn lỏng lẻo, thì Luật Bảo tồn Di
sản Văn hóa đã chấm dứt chế độ đãi ngộ đặc biệt này, tạo tính công bằng đối với tất
cả chủ sở hữu di sản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

mà ảnh hưởng đến chủ thể hoặc cộng đồng. Bên cạnh đó mức độ hỗ trợ ngân sách để tu
sửa, bảo tồn di sản văn hóa trọng yếu cũng được cụ thể hóa đối với từng đối tượng.


Một vấn đề nữa là vai trò của cộng đồng cư dân. Trong các luật định trước đó
vai trị này chưa được làm sáng tỏ. Duy có Luật Bảo tồn Di tích lịch sử và Danh
thắng tự nhiên đưa ra qui định người đứng đầu địa phương có quyền tạm thời chỉ
định di tích, cho phép thay đổi hiện trạng di tích và cho phép đồn thể hay cộng
đồng địa phương quản lý di tích. Tình trạng thiếu sự tham gia của cộng đồng địa
phương dẫn đến lỗ hổng trong quản lý và giám sát tình hình di sản. Luật Bảo tồn Di
sản Văn hóa năm 1950 qui định: “di sản văn hóa tự nó là tài sản q giá của tồn dân,
việc bảo tồn di sản nhằm phục vụ cộng đồng, việc công khai di sản là cần thiết” (Mục
2 điều 4 Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa 1950. [14, tr.33]). Như vậy, bảo tồn di sản văn
hóa phục vụ đối tượng là toàn dân, và chủ thể thực hiện cũng chính là người dân.


Dựa trên qui định của Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa, Ban Giáo dục các địa
phương là đơn vị được ủy nhiệm quyền quản lý. Ban Giáo dục khơng chỉ báo cáo về
tình trạng bảo tồn di sản mà còn chủ động điều tra và đề xuất lên Hội đồng những tư


liệu mới về di sản hay danh mục các di sản cần điều tra thẩm định, thực hiện chế độ
hỗ trợ đối với chủ sở hữu di sản và tổ chức thực hiện các hoạt động duy tu bảo tồn
di sản. Để thực hiện nhiệm vụ này, Ban Giáo dục cần hợp tác chặt chẽ với cộng
đồng trong việc thu thập thông tin, lấy ý kiến, sáng kiến đối với di sản và huy động
người dân tham gia các hoạt động quảng bá và bảo vệ di sản. Đối với di tích lịch sử
và danh thắng tự nhiên, vốn vai trò quản lý của cộng đồng được qui định trong Luật
Bảo tồn Di tích lịch sử và Danh thắng tự nhiên, nên trong Luật Bảo tồn Di sản Văn
hóa các nội dung này được tiếp tục kế thừa.


Mặc dù có những nỗ lực nhất định nhưng việc phát huy hiệu quả vai trò chủ
động của cộng đồng trên thực tế chỉ được thực hiện sau khi Luật sửa đổi được ban
hành lần thứ nhất năm Chiêu Hòa thứ 29 (1954).


<i>7) Cụ thể hóa chế độ chính sách bảo tồn </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

hoạn, tu bổ thụ động. Điều này là lý do cơ bản dẫn đến những sự cố như tại chùa
Horyu. Sau khi Luật Bản tồn Di sản Văn hóa được ban hành năm 1950 có hiệu lực,
việc tổ chức bảo tồn được thống nhất theo chiều dọc giữa Hội đồng Bảo tồn Di sản
với các chi nhánh và Ban Giáo dục địa phương và theo chiều ngang giữa các cơ
quan liên quan đồng cấp. Dựa trên danh mục các di sản thiết yếu được công nhận,
kế hoạch chủ động quản lý, sửa chữa, trùng tu đối với di sản văn hóa được xác lập ở
từng cấp độ với sự phân vai của các cơ quan và các khoản ngân sách hỗ trợ rõ ràng
hơn. Các chính sách mới như phịng tránh thất thốt di sản văn hóa ra nước ngoài,
tránh lạm dụng việc khai quật di sản dưới lịng đất, chính sách bảo tồn di sản văn
hóa phi vật thể… được Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa qui định và được cơ quan
chức năng các cấp cụ thể hóa thành nhiệm vụ và hành động.


Sau đây xin trình bày chính sách đối với di sản văn hóa trọng yếu theo từng loại
hình di sản.



a) Di sản văn hóa vật thể


- Lựa chọn: Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa tiến hành thẩm định và cơng bố
di sản văn hóa vật thể trọng yếu tức quốc bảo trong số các di sản văn hóa vật thể.


- Quản lý: Trách nhiệm quản lý di sản văn hóa vật thể trọng yếu trước hết giao cho
chủ sở hữu di sản. Chủ sở hữu có trách nhiệm quản lý, thông báo hay xin phép về việc
thay đổi người sở hữu, báo cáo việc di sản văn hóa trọng yếu bị mất mát, hư hại hay
thay đổi môi trường. Việc quản lý này nhận được sự hỗ trợ của địa phương và tuân
theo qui định của Luật và chỉ thị, khuyến cáo của Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa.


- Sửa chữa, tu bổ: Việc tu bổ sửa chữa phải được cấp phép. Phương thức tu bổ
sửa chữa tuân theo qui định và hướng dẫn của cơ quan chun mơn.


- Phí quản lý và hỗ trợ tu sửa: Trường hợp chủ sở hữu khơng đủ khả năng trang
trải kinh phí quản lý và tu sửa di sản văn hóa vật thể trọng yếu thì cần đệ đơn xin hỗ
trợ từ ngân sách nhà nước. Kinh phí hỗ trợ sẽ được xét theo qui định có cân nhắc
tính đặc thù của di sản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

đồng có thể ra lệnh hạn chế hành vi vận chuyển, xác định khu vực của di sản, cấm
hoặc thi hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản.


- Mua bán chuyển nhượng: Việc mua bán chuyển nhượng phải báo cáo và ưu
tiên giao dịch đối với nhà nước.


- Triển lãm, quảng bá: Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa lập kế hoạch triển lãm,
quảng bá di sản. Ngoài ra Hội đồng khuyến khích chủ sở hữu cơng khai và quảng bá
di sản và hỗ trợ từ ngân sách cho các hoạt động này. Những hoạt động quảng bá di
sản khác phải được Hội đồng cho phép.



- Điều tra, giám sát: Hội đồng kết hợp với Ban Giáo dục địa phương và cộng
đồng, chủ sở hữu tiến hành điều tra nhằm giám sát hiện trạng của di sản văn hóa
trọng yếu.


b) Di sản văn hóa dưới lịng đất


Di sản văn hóa dưới lịng đất là đối tượng bảo tồn mới của Luật Bảo tồn Di sản
Văn hóa nên việc cụ thể hóa chính sách được thực hiện từng bước từ điều tra khai
quật, đưa di sản ra khỏi lòng đất đến quyền sở hữu đối với di sản.


- Điều tra khai quật: Việc khai quất di sản văn hóa dưới lòng đất phải xin phép
Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa trước khi khai quật 20 ngày. Hội đồng có quyền
xem xét cấp phép hay cấm, đình chỉ hoạt động khai quật. Trong trường hợp cần
thiết ủy viên Hội đồng trực tiếp tham gia cuộc điều tra khai quật.


- Đưa di sản ra khỏi lòng đất: Việc đưa di sản ra khỏi lòng đất sau khi được phát hiện
và khai quật có liên quan đến Luật dân sự và Luật thất lạc nên cần thực hiện theo chỉ thị
của Hội đồng Bảo tồn. Theo Luật thất lạc, di sản văn hóa bị chơn giấu khơng rõ người sở
hữu sẽ thuộc về sở hữu nhà nước nên Hội đồng Bảo tồn cùng chính quyền địa phương sẽ
cân nhắc quyết định chủ sở hữu di sản và các chế độ chu cấp tiền bồi thường cho người
sở hữu, chế độ chuyển nhượng đối với người phát hiện, người sở hữu và đoàn thể địa
phương.


c) Di sản văn hóa phi vật thể


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

trợ phù hợp. Người và tổ chức nhận được hỗ trợ phí bảo tồn di sản văn hóa phi vật
thể của nhà nước có trách nhiệm cơng khai di sản và thực hiện các hoạt động quảng
bá di sản.


d) Di tích lịch sử, danh thắng tự nhiên:



- Lựa chọn: Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa thẩm định và lựa chọn di tích
lịch sử, danh thắng tự nhiên để công nhận là di sản văn hóa và di sản văn hóa
trọng yếu. Ngồi ra, Ban Giáo dục và chính quyền địa phương có thể thậm định và
công nhận tạm thời đối với di tích và danh thắng trong trường hợp khẩn cấp, sau đó
báo cáo Hội đồng để thẩm định cấp nhà nước.


- Quản lý: Việc quản lý di tích lịch sử, danh thắng tự nhiên là di sản trọng yếu
do chủ sở hữu hoặc cộng đồng địa phương được chỉ định thực hiện. Chế độ quản lý
cũng giống với chế độ quản lý di sản văn hóa vật thể trọng yếu.


- Sửa chữa, tu bổ: Biện pháp và chi phí hỗ trợ đối với sửa chữa tu bổ di tích
và danh thắng cũng tương tự chế độ đối với di sản văn hóa trọng yếu.


- Thay đổi hiện trạng, môi trường: Nhằm tránh việc thay đổi môi trường dẫn
đến tác hại đối với di tích lịch sử và danh thắng, việc thay đổi hiện trạng phải được
Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa cho phép trên cơ sở tham khảo ý kiến của cộng
đồng và chính quyền địa phương.


- Kiểm tra giám sát: Giống trường hợp di sản văn hóa trọng yếu.


- Công khai, quảng bá: Việc công khai quảng bá di tích và danh thắng do địa
phương chủ động với sự hỗ trợ và chỉ đạo của Hội đồng Bảo tồn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>Tiểu kết: </b>


Tóm lại, sau khi Thế chiến thứ II kết thúc, mặc dù phải giải quyết bộn bề công
việc của thời hậu chiến nhưng dưới sự giám sát của GHQ, chính phủ Nhật Bản đã
nhanh chóng bắt tay vào xây dựng dự thảo Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa. Trong
vịng 1 năm từ khi dự thảo luật được trình lên hai viện của quốc hội đến khi Luật


được chính thức ban hành, dự thảo luật đã được bổ sung chỉnh sửa 10 lần với nội dung
bao quát, hợp nhất phạm vi của ba bộ luật riêng rẽ trước đó: Luật Bảo tồn Quốc bảo,
Luật về Bảo tồn tác phẩm mỹ thuật, Luật Bảo tồn Di tích lịch sử và Danh thắng tự
nhiên. Ngoài ra, Luật đã mở rộng thêm các đối tượng mới gồm di sản văn hóa phi vật
thể và di sản văn hóa dưới lịng đất và trở thành một văn bản luật có tính nhất quán và
bao quát nhất đương thời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>CHƢƠNG 2 </b>


<b>QUÁ TRÌNH SỬA ĐỔI BỔ SUNG LUẬT BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA </b>
<b>NHẬT BẢN TỪ SAU NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1996 </b>


<b>2.1. Luật sửa đổi năm 1954 </b>


Như đã trình bày, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa ban hành năm 1950 là kết quả
nỗ lực của chính phủ và quốc hội Nhật Bản nhằm kịp thời bảo tồn các di sản văn
hóa đang rơi vào tình trạng bị xâm hại, thất thoát hoặc xuống cấp sau Thế chiến II.
Mặc dù đã được xem xét và góp ý tới 10 lần dự thảo nhưng do thời gian gấp và do
phạm vi đối tượng của Luật quá rộng, lại chưa có tiền lệ trong nước và ngồi nước,
nên trong 3 năm áp dụng, Luật đã bộc lộ những vấn đề bất cập cần tiếp tục sửa đổi
bổ sung.


Năm 1954, chính phủ đã đệ trình dự thảo luật sửa đổi lên quốc hội và trên cơ sở
bản dự thảo này, quốc hội Nhật Bản đã công bố ban hành Luật Bảo tồn Di sản Văn
hóa sửa đổi (luật 131 năm 1954). Dưới đây xin tóm tắt những điểm sửa đổi chính
trong Luật sửa đổi năm 1954 so với Luật năm 1950.


<i>1) Bổ sung quy định về quản lý di sản văn hóa trọng yếu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

khảo sát thêm cịn khá phổ biến. Việc quản lý khơng phù hợp càng khiến di sản dễ


bị mất đi hoặc xuống cấp nhanh chóng.


Chính vì l‎ý do trên, quy định mới của Luật sửa đổi cho phép lựa chọn cá nhân
hoặc tổ chức có năng lực quản lý di sản văn hóa, tư liệu dân gian trọng yếu một
cách phù hợp. Ngoài ra Luật cũng đề ra các yêu cầu đối với chủ sở hữu hoặc cá
nhân, tổ chức được lựa chọn quản l‎ý di sản.


<i>2) Hoàn thiện chế độ chỉ định di sản văn hóa phi vật thể </i>


Di sản văn hóa phi vật thể là một nội dung mới của Luật Bảo tồn Di sản Văn
hóa năm 1950. Tuy nhiên chế độ bảo tồn, đặc biệt là đối với những di sản có giá trị
văn hóa cao vẫn chưa được quy định đầy đủ như đối với di sản văn hóa vật thể và di
tích, thắng cảnh. Trong khi đó, nhiều di sản văn hóa phi vật thể trọng yếu đương
thời đang đứng trước nguy cơ có thể biến mất hồn tồn nếu khơng được cơng nhận
và có các biện pháp hỗ trợ, bảo tồn kịp thời.


Trong Luật sửa đổi năm 1954, các quy định về di sản văn hóa phi vật thể trọng
yếu như tiêu chí lựa chọn di sản, xác định cá nhân hoặc tổ chức có năng lực bảo tồn,
thiết lập chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng nghề cho hậu bối, yêu cầu công khai quảng bá di
sản nhằm nâng cao nhận thức của người dân… đã được bổ sung. Ngoài ra, Luật sửa
đổi còn bổ sung quy định xây dựng hệ thống tư liệu, sổ sách ghi chép di sản văn hóa
phi vật thể trọng yếu (Mục 3-9 điều 56 Luật sửa đổi năm 1954. [14, tr.39]).


<i>3) Tách quy định bảo tồn tư liệu dân gian ra khỏi quy định bảo tồn di sản </i>
<i>văn hóa vật thể </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

bên cạnh việc tách tư liệu dân gian khỏi di sản văn hóa vật thể, Luật sửa đổi đã xây
dựng những quy định bảo tồn thích hợp cho loại di sản này với tư cách là một loại
hình độc lập (Mục 3 điều 3 Luật sửa đổi năm 1954. [14, tr.39]).



Luật sửa đổi đưa ra quy định chính sách bảo tồn riêng đối với tư liệu dân gian
vật thể và phi vật thể (Mục 10-18 điều 56 Luật sửa đổi năm 1954. [14, tr.39]). Về tư
liệu dân gian vật thể, Luật quy định tiêu chí chỉ định tư liệu dân gian trọng yếu,
nghĩa vụ trình báo liên quan đến biến đổi hiện trạng, xin phép xuất khẩu, các
phương pháp ghi chép lưu giữ thông tin quan trọng… Trong khi đó, đối với tư liệu
dân gian phi vật thể, Luật sửa đổi thể hiện quan điểm là những nhu cầu thiết yếu của
cuộc sống (như ăn, mặc, ở), các nghề truyền thống, kế sinh nhai, tín ngưỡng, các lễ hội…
không cố định mà luôn trong quá trình biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội nên
không phù hợp với quy định yêu cầu giữ nguyên trạng, mà thay vào đó thiết lập chế độ
lựa chọn, hỗ trợ, ghi chép kịp thời và quảng bá đối với loại hình di sản đặc biệt này.


<i>4) Thống nhất quy định về di sản văn hóa trong lịng đất </i>


Luật sửa đổi năm 1954 đưa ra định nghĩa về di sản văn hóa được cất giấu trong
lịng đất và tách loại hình di sản này thành một chương độc lập khỏi chương về di
sản văn hóa vật thể (Điều 4 Luật sửa đổi năm 1954. [14, tr.40]), Để tránh tình trạng
đào bới bừa bãi, Luật sửa đổi quy định về quy trình điều tra, xác định vị trí, lựa
chọn phương pháp phù hợp trước khi tiến hành khai quật, nghĩa vụ trình báo về điều
tra khai quật… Một quy định bổ sung nữa là nghĩa vụ liên quan đến các công trình
xây dựng tại vị trí có di sản văn hóa được cất giấu. Theo quy định này, khi tiến hành
khảo sát thi công mà xuất lộ di sản thì cá nhân hoặc tổ chức thi cơng phải trình báo.
Tuy nhiên, do chưa có quy định cụ thể về cách thức tiến hành điều tra trong những
trường hợp này nên trên thực tế dù tình cờ phát hiện ra di tích nhưng việc thi cơng
vẫn được ưu tiên và công tác bảo tồn vẫn chưa được tiến hành kịp thời. Bên cạnh đó,
một điểm hạn chế liên quan đến quy định trình báo trước khi thi công, là chưa thiết
lập chế độ xử phạt, cấm, hay mệnh lệnh tạm ngừng thi công nhằm tăng khả năng
bảo tồn di sản văn hóa được cất giấu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

đến khi quyết định về việc khai quật được sửa thành “trong khoảng 30 ngày” nhằm
tránh tình trạng đào bới bừa bãi và có thể chuẩn bị chu đáo cho công tác khai quật


(Mục 2 điều 57 Luật sửa đổi năm 1954. [14, tr.40]).


<i>5) Bổ sung quy định về cơng trình kỷ niệm thiên nhiên </i>


Luật sửa đổi đã đưa ra những quy định cụ thể hơn về cơng trình kỷ niệm thiên
nhiên là những địa điểm có giá trị nghiên cứu học thuật.


- Coi những cơng trình kỉ niệm thiên nhiên là một loại hình di sản văn hóa.
Trước đó, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa năm 1950, chưa quy định xếp cơng trình kỷ
niệm thiên nhiên thuộc loại hình di sản văn hóa vật thể hay phi vật thể mà ghép các
địa điểm này trong phạm trù di tích lịch sử và danh thắng tự nhiên. Luật sửa đổi,
bên cạnh việc quy định cơng trình kỷ niệm thiên nhiên là một loại hình của di sản
văn hóa, đã chỉ ra cơ chế lựa chọn di sản trọng yếu (Khoản 2 mục 1 điều 69 Luật
sửa đổi năm 1954. [14, tr.41]).


- Quy định về điều chỉnh giữa lợi ích cơng cộng và tôn trọng quyền sở hữu.
Phần lớn các cơng trình kỷ niệm thiên nhiên có quan hệ mật thiết với chủ sở hữu đất
đai, nên Luật sửa đổi đưa ra những quy định điều chỉnh giữa quyền sở hữu tài sản
với việc phát triển quỹ đất đai quốc gia và các lợi ích cơng cộng khác. Ngoài ra,
Luật sửa đổi đưa ra tiêu chí đối với di sản văn hóa trọng yếu và quy định không cho
phép biến đổi hiện trạng các di sản này (Mục 2 điều 70, mục 4 điều 80, mục 2-9
điều 85 Luật sửa đổi năm 1954. [14, tr.41]).


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<i>6) Hợp nhất quy định liên quan đến các đoàn thể và cộng đồng địa phương </i>


Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa sửa đổi năm 1954 đã đưa ra những quy định cụ
thể đối với vai trò và hoạt động của đồn thể và cộng động địa phương trong cơng
tác bảo tồn di sản (Mục 3 điều 6. [14, tr.41]).


Ngoài việc tham gia hoạt động bảo tồn đối với các di sản được nhà nước chỉ


định là di sản trọng yếu, đoàn thể và cộng đồng địa phương được khuyến khích
cùng với Ban Giáo dục địa phương phát huy vai trò trong việc lựa chọn di sản địa
phương hay đề xuất các biện pháp và cơ chế bảo tồn phù hợp trên cơ sở tham khảo
quy định của Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa (Mục 2 điều 98 Luật sửa đổi năm
1954. [14, tr.41]).


<b>2.2. Luật sửa đổi năm 1968 </b>


Năm 1968, chính phủ Nhật Bản tiến hành cải cách toàn bộ cơ cấu với phương
châm tinh giản, giảm bớt các cơ quan không cần thiết, dựa trên Luật sửa đổi của
Luật thiết lập phủ Thủ tướng hướng tới đơn giản hóa cơ cấu hành chính (luật năm
1968 số 99). Trong bối cảnh đó, trong Bộ Giáo dục, Cục Văn hóa vốn là cơ quan
quản lý hành chính đối với văn hóa nghệ thuật, quốc ngữ, quyền tác giả và tôn giáo
đã hợp nhất với Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa để thành lập Tổng cục Văn hóa.


Trước đó, Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa được thành lập với mục đích thực
hiện cơng tác hành chính về bảo tồn di sản văn hóa một cách nhất quán, công bằng
và trung lập, dựa trên lập trường chuyên môn. Với cải cách cơ cấu năm 1968, cơng
tác này thuộc về Tổng cục Văn hóa với cơ chế hoạt động độc lập. Cũng trong năm
này, Luật sửa đổi Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa được ban hành với những thay đổi
chính như dưới đây:


<i>1) Chuyển vai trò trách nhiệm về các hoạt động bảo tồn của Hội đồng Bảo tồn </i>
<i>Di sản Văn hóa từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục sang Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hóa </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

tu sửa di sản văn hóa vật thể trọng yếu, di sản văn hóa phi vật thể trọng yếu, tư liệu
dân gian, di tích, danh thắng, di sản văn hóa trong lòng đất.


<i>2) Thành lập Hội đồng Thẩm định Bảo tồn Di sản Văn hóa </i>



Trước đây, Hội đồng Bảo tồn Di sản Văn hóa có trách nhiệm điều tra, thẩm định về
di sản và hướng dẫn các hoạt động chuyên môn về việc bảo tồn, phát huy các di sản văn
hóa. Sau cải cách năm 1968, Hội đồng Thẩm định Bảo tồn Di sản Văn hóa được thành
lập gồm 5 ủy viên là các chuyên gia đầu ngành do Nội các lựa chọn và Bộ trưởng Bộ
Giáo dục ký quyết định bổ nhiệm. Hội đồng có chức năng như cơ quan tư vấn giúp thẩm
định và xếp hạng các di sản văn hóa.


Khi xem di sản văn hóa, Hội đồng Thẩm định có thể lập các ban chun mơn lâm
thời để tiến hành điều tra thẩm định chính xác nhằm đưa ra đề xuất xếp hạng di sản phù
hợp.


Như vậy những nội dung sửa đổi Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa năm 1968 chủ yếu
liên quan đến cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý và thực hiện các hoạt động liên quan
đến bảo tồn di sản cấp trung ương.


<b>2.3. Luật sửa đổi năm 1975 </b>


Bước vào thập niên 1970, sau 20 năm tăng trưởng kinh tế cao độ, nước Nhật đã
có những sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa. Bên cạnh những
thành quả đạt được, sự phát triển nhanh chóng giai đoạn này cịn đem lại những ảnh
hưởng xấu đến môi trường thiên nhiên và giá trị văn hóa truyền thống. Tốc độ đơ
thị hóa diễn ra nhan chóng đã làm biến mất nhiều khu vực làng cổ, phố cổ truyền
thống. Quá trình cơ giới hóa nơng nghiệp đã làm thay đổi nhiều ranh giới địa
phương cũ đồng thời làm mất đi nhiều di tích thành qch, di sản trong lịng đất.
Quang cảnh xung quanh chùa chiền, thần xã, di tích, danh thắng thiên nhiên nổi tiếng bị
biến dạng. Những di sản văn hóa gắn liền với sinh hoạt của con người như đời sống ẩm
thực, trang phục, nhà ở, lễ hội… bị thay thế bằng những hình thức hiện đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

họp góp ý cho dự thảo luật sửa đổi. Năm Chiêu Hòa thứ 50 (1975), dự thảo Luật
Bảo tồn Di sản Văn hóa sửa đổi đã được quốc hội Nhật Bản thông qua (luật số 49


năm 1975) với những nội dung chính dưới đây:


<i>1) Bổ sung định nghĩa di sản văn hóa vật thể </i>


Luật sửa đổi năm 1975 đã chỉnh sửa và mở rộng địa nghĩa về di sản văn hóa vật
thể (Mục 1 điều 2 Luật sửa đổi năm 1975. [14, tr.43]). Trước hết, Luật sửa đổi gắn
kết các di sản như cơng trình kiến trúc hay di sản điêu khắc, di tích với quần thể liên
quan trong một khn viên đất đai thống nhất. Ví dụ như mặt bằng khuôn viên của
chùa xã hay khuôn viên nhà ở dân gian, bậc đài của tượng Phật…


Bên cạnh đó, trong các loại hình di sản văn hóa vật thể bao gồm tài liệu lịch sử
có giá trị học thuật cao. Luật sửa đổi quy định tài liệu lịch sử khơng chỉ là tài liệu
chữ viết, mà cịn bao gồm các di vật liên quan đến những biến cố lịch sử nổi bật, đồ
dùng vật phẩm liên quan đến nhân vật lịch sử quan trọng…


<i>2) Bổ sung quy định về di sản văn hóa dân gian </i>


Như đã trình bày, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, phong tục tập quán hay nghệ
thuật dân gian được sáng tạo lưu truyền trong đời sống thường ngày ở Nhật Bản đương
thời bị biến đổi nhanh chóng hoặc biến mất. Trong khi đó, quy định về tài liệu dân gian
phi vật thể, đến tận bây giờ, chỉ dừng lại ở phương pháp lựa chọn tài liệu và quy định về
cách thức ghi chép, bảo tồn, công khai tài liệu. Quy định về nghệ thuật dân gian cũng
chưa rõ ràng. Tình trạng này khiến các nhà lập pháp quan tâm đến việc nhanh chóng bổ
sung quy định bảo tồn loại di sản này (Mục 10-21 điều 56 Luật sửa đổi năm 1975. [14,
tr.44]). Các nội dung quy định trong Luật sửa đổi có thể tóm tắt như dưới đây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

- Bổ sung quy định xếp hạng di sản văn hóa dân gian trọng yếu. Trong di sản
văn hóa dân gian có nghệ thuật dân gian thuộc loại hình phi vật thể. Nghệ thuật dân
gian vốn được lưu truyền trong địa phương, phát triển nhờ dân chúng. Bên cạnh đó,
có những di sản văn hóa phi vật thể không thể thiếu trong đời sống thường nhật của


người dân. Cho đến trước Luật sửa đổi năm 1975, chưa có những quy định pháp
luật cụ thể về việc bảo tồn các loại hình di sản này một phần do ý kiến cho rằng sẽ
chẳng cịn ý nghĩa gì nếu bảo tồn mà cứ chỉ giữ nguyên hình thái của di sản mà cần
để nó tự phát sinh, biến đổi một cách tự nhiên trong mơi trường văn hóa dân gian.
Ngoài ra, nếu theo quan điểm phổ biến đương thời, di sản văn hóa phải được đánh
giá từ góc độ giá trị lịch sử hoặc nghệ thuật, thì nghệ thuật dân gian hay các dụng cụ
dân gian khó có thể được chỉ định thành di sản văn hóa trọng yếu.


Luật sửa đổi năm 1975 đã bổ sung quy định về chính sách bảo tồn và xếp hạng
đối với các loại hình di sản này. Luật đưa ra chế độ xếp hạng “di sản văn hóa dân
gian phi vật thể trọng yếu” về cơ bản giống với di sản văn hóa phi vật thể trọng yếu,
nhưng do đặc điểm truyền bá của di sản dân gian nên luật không quy định về chủ
thể hay tổ chức lưu giữ di sản và cũng không quy định về khuyến cáo công khai.
Quy định về việc xếp hạng di sản văn hóa dân gian vật thể trọng yếu cũng được bổ
sung giống như đối với di sản văn hóa dân gian phi vật thể trọng yếu.


<i>3) Bổ sung quy định bảo tồn quần thể cơng trình kiến trúc truyền thống </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Quần thể cơng trình kiến trúc truyền thống được xác định là tạo nên “giá trị
lịch sử, kiến trúc trong một tổng thể với môi trường xung quanh” ([14, tr.45]).
Chính sách bảo tồn đối với quần thể cơng trình kiến trúc mang tính truyền thống
như những dãy phố trước chùa chiền, thần xã, các lâu đài cổ, nhóm cơng trình kiến
trúc mang hơi hướng phương Tây thời Minh Trị… được xác định khác với việc bảo
tồn từng điểm di sản văn hóa vật thể do tính phức hợp thành quần thể và mối quan
hệ mật thiết với môi trường xung quanh. Bảo tồn quần thể cơng trình kiến trúc
truyền thống bao gồm bảo tồn mơi trường hình thành quần thể và các giá trị của
quần thể đó. Vì vậy việc khoanh vùng khu vực bảo tồn là rất quan trọng. Nếu
trường hợp khu vực bảo tồn nằm trong phạm vi của quy hoạch đơ thị thì quy hoạch
sẽ phải cân nhắc quy định bảo tồn quần thể cơng trình kiến trúc mang tính truyền
thống.



Quy định bảo tồn đối với khu vực bảo tồn có quần thể cơng trình kiến trúc
truyền thống trong Luật bổ sung bao gồm quy định liên quan đến việc biến đổi hiện
trạng, quy định về biện pháp bảo tồn và cơ chế bảo tồn. Trong đó có quy định về
việc vai trị của Ban Giáo dục làng hay thành phố, thị trấn có quần thể kiến trúc và
tính tự chủ của người dân khu vực. Bộ trưởng Bộ Giáo dục xem xét danh sách quần
thể cơng trình kiến trúc truyền thống có giá trị đặc biệt do cơ sở đề xuất từ dưới lên
và quyết định quần thể nào được xếp hạng vào nhóm di sản trọng yếu. Những di sản
đã được tuyển chọn là quần thể công trình kiến trúc truyền thống trọng yếu sẽ được
nhận hỗ trợ từ chính phủ. Bên cạnh đó, các tổ chức địa phương như hội đồng làng,
thành phố, thị trấn vẫn có thể tiến hành áp dụng các chế độ riêng nhằm hạn chế biến
đổi hiện trạng và bảo tồn hiệu quả.


<i>4) Ban hành quy định mới về hành vi liên quan đến di sản văn hóa trọng </i>
<i>yếu và bồi thường tổn thất đối với sự biến đổi hiện trạng của di sản </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

công nên khơng hiếm tình trạng di sản bị cầm nắm trực tiếp hay chụp ảnh dưới ánh
sáng cao độ trong một thời gian dài... Những hành vi này, có thể không lập tức gây
ra thay đổi vật lý đối với di sản văn hóa trọng yếu, nhưng có thể làm gia tăng sự
biến đổi hóa học của chất liệu… thúc đẩy sự biến đổi lão hóa di sản. Điều này đã
dẫn đến yêu cầu ban hành quy định kịp thời về hành vi liên quan đến di sản, nhất là
di sản văn hóa trọng yếu. Luật sửa đổi năm 1975 đã bổ sung những nội dung này
(Điều 53 Luật sửa đổi năm 1975. [14, tr.46]).


Bên cạnh đó, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa trước đó chỉ quy định về việc xin
phép đối với những hoạt động liên quan đến di sản, hay cấm làm biến đổi hiện trạng
của di tích lịch sử, danh thắng tự nhiên, di sản văn hóa trọng yếu, mà chưa có quy
định cụ thể về việc bồi thường nếu gây ra sự biến đổi. Bảo tồn di sản văn hóa có
mục đích mang tính cộng đồng, nên việc yêu cầu bồi thường đối với sự biến đổi
hiện trạng có thể liên quan đến quyền đối với tài sản, đất đai hay xử lý tranh chấp.


Trước khi Luật sửa đổi năm 1975 bổ sung quy định về bồi thường thì những trường
hợp vi phạm nghiêm trọng hay tranh chấp được xử lý tại tại tòa án hoặc được xử lý
áp dụng quy định về trợ cấp thiệt hại của điều 29 của Hiến pháp.


Trước tình hình đó, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa sửa đổi đã bổ sung quy định
bồi thường thiệt hại đối với trường hợp làm thay đổi hiện trạng của di sản văn hóa
trọng yếu hay di tích lịch sử, danh thắng tự nhiên mà không được cho phép hoặc
được cho phép nhưng với điều kiện kèm theo (Mục 5 điều 43, mục 5 điều 80 Luật
sửa đổi năm 1975. [14, tr.46]). Ngoài ra, Luật sửa đổi đưa ra quy định về chế độ hỗ
trợ ngân sách nhà nước đối với giao dịch của đoàn thể hay cộng đồng địa phương
liên quan đến việc sử dụng đất nhằm đảm bảo việc bảo tồn nguyên trạng di sản văn
hóa trọng yếu hay di tích lịch sử danh thắng tự nhiên (Mục 2 điều 46, mục 2 điều 81
Luật sửa đổi năm 1975. [14, tr.46]).


<i>5) Quy định về tổ chức đại diện duy trì di sản văn hóa phi vật thể trọng yếu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

thể được duy trì bởi nhiều người nên việc áp dụng chế độ bảo tồn cần xác định cá nhân đại
diện nắm vai trị lưu truyền di sản. Ví dụ kỹ thuật thủ công của nghề truyền thống được lưu
truyền mang tính tổ chức trong làng nghề hay dòng họ nên chủ thể kế thừa được xác định
là đại diện của làng nghề hay dịng họ đó.


Tuy nhiên, với phương pháp này, trong trường hợp người đại diện khơng cịn nữa thì
khơng có nghĩa là sự công nhận đối với di sản bị hủy bỏ. Điều này dẫn đến những bất cập
trong quá trình tiếp tục duy trì chế độ bảo tồn đối với di sản văn hóa phi vật thể trọng yếu
đã được cơng nhận. Vì vậy, Luật sửa đổi năm 1975 đã sửa đổi nội dung quy định từ người
đại diện sang tổ chức đại diện đối với loại hình di sản này (Khoản 2 mục 3 điều 56 Luật
sửa đổi năm 1975. [14, tr.47]).


<i>6) Hoàn thiện quy định đối với di sản văn hóa trong lịng đất </i>



Như đã trình bày, việc bảo tồn di sản văn hóa sau chiến tranh đã bị ảnh hưởng
rất nhiều do sự tăng trưởng kinh tế cao độ, trong đó mối quan hệ giữa sự phát triển
và bảo tồn di sản văn hóa trong lịng đất là một trong những vấn đề khó khăn nhất.
Năm 1975, trên toàn nước Nhật, người ta đã phát hiện khoảng 300 nghìn địa điểm
có di sản trong lịng đất nên việc điều chỉnh giữa bảo tồn và công tác tiếp tục phát
triển địa phương được đặt ra cấp bách. Mặt khác, trong bối cảnh dân chúng ngày
càng quan tâm đến di sản thì việc tuyên truyền và hướng dẫn cho người dân về cơng
tác bảo tồn, nhất là di sản trong lịng đất cần có những quy định pháp lý cụ thể hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

kiến thức về di sản văn hóa trong lòng đất, liên kết giữa đoàn thể, cộng đồng địa
phương với cơ quan chuyên môn trong việc khảo sát và bảo tồn di sản văn hóa được
chơn giấu.


Dựa trên các nội dung trên, Luật sửa đổi năm 1975 đã ban hành các quy định bổ
sung nhằm củng cố cơ sở cho các chính sách trên.


- Điều chỉnh chế độ báo cáo về cơng trình xây dựng tại khu vực có di sản văn
hóa trong lòng đất. Về việc báo cáo trước khi xây dựng tại nơi có di sản văn hóa
trong lịng đất, quy định trước đó là phải gửi báo cáo trước 30 ngày tính từ khi bắt
đầu xây dựng. Tuy nhiên, do số báo cáo trong thập niên 1960, 1970 gia tăng nhanh
chóng (riêng năm 1974 có gần 2000 báo cáo), khiến Tổng cục Văn hóa và Ban Giáo
dục địa phương khó có thể giải quyết trong 30 ngày. Vì vậy, Luật sửa đổi năm 1975
đã quy định kéo dài thời gian báo cáo thành trước 60 ngày (Mục 2 điều 57 Luật sửa
đổi năm 1975. [14, tr.47]).


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

- Quy định đặc biệt liên quan đến cơ quan nhà nước trong trường hợp phát hiện
di tích. Trong các quy định trước đó, trường hợp chủ thể phát hiện di tích là cơ quan
Nhà nước hay các tổ chức đoàn thể, cộng đồng địa phương… thì trách nhiệm báo
cáo cũng giống trường hợp tư nhân hoặc doanh nghiệp, khơng có thêm quy định đặc
biệt nào. Luật sửa đổi đã bổ sung quy định riêng đối với chủ thể phát hiện là cơ


quan nhà nước hoặc tổ chức đoàn thể, cộng đồng địa phương. Trước hết trong
trường hợp cơ quan nhà nước, đoàn thể, cộng đồng địa phương tiến hành thi cơng
tại nơi có di sản văn hóa trong lịng đất, kế hoạch thi công này phải được báo lên
Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hóa. Tổng cục trưởng sẽ cân nhắc và thỏa thuận với
cơ quan đó về vấn đề thi công khi xác định sự cần thiết phải bảo tồn di sản văn hóa
trong lịng đất. Trường hợp không cần thỏa thuận Tổng cục trưởng sẽ đưa ra khuyến
cáo cần thiết nhằm bảo tồn di sản văn hóa trong lịng đất.


Trong trường hợp phát hiện mới di tích, cơ quan nhà nước, đồn thể, cộng đồng
địa phương phải thông báo lên Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hóa để đánh giá tầm
quan trọng của di tích. Trường hợp cần khảo sát điều tra hay tiến hành bảo tồn cơ quan
văn hóa và cơ quan phát hiện sẽ thỏa thuận để hợp tác tiến hành. Cơ quan nhà nước
hoặc đoàn thể, cộng đồng phải tôn trọng khuyến cáo về bảo tồn di sản văn hóa được
phát hiện.


Chế độ báo cáo, thỏa thuận, hợp tác này đưa cơ quan nhà nước, đoàn thể, cộng
đồng địa phương tham gia vào hoạt động bảo tồn di sản văn hóa trong lòng đất,
đồng thời cân nhắc kế hoạch phát triển và việc phát huy giá trị di sản văn hóa. Nhờ
đó, tính cộng đồng và tính công cộng của di sản được nâng cao.


- Quy định phổ cập kiến thức về khu vực di sản văn hóa trong lịng đất. Từ đặc
điểm người dân quan tâm đến khu vực di sản văn hóa trong lòng đất, nhằm bảo vệ
hiện trạng tránh sự phá hoại do hoạt động phát triển, việc phổ cập kiến thức đến
người dân về sự tồn tại của khu vực di sản đóng vai trị quan trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

liệu về di sản trong phạm vi khu vực của mình, thảo luận các biện pháp cần thiết để
giới thiệu và phổ cập thông tin về di sản. Ngoài ra Luật sửa đổi cũng đưa ra quy
định về chế độ hỗ trợ cho hoạt động phổ cập kiến thức về di sản (Mục 4 điều 57
Luật sửa đổi năm 1975. [14, tr.49]).



- Quy định về quyền hạn điều tra khai quật của đoàn thể, cộng đồng địa phương.
Đoàn thể, cộng đồng địa phương có chức năng hành chính về bảo tồn di sản văn hóa
trong lịng đất. Trên thực tế, đồn thể, cộng đồng địa phương cịn đóng một vai trò
quan trọng trong hoạt động khảo sát thăm dị, khai quật di tích. Tuy nhiên, cho đến
thời điểm đó chưa có quy định rõ ràng quyền hạn của đoàn thể, cộng đồng địa
phương trong việc khảo sát khai quật nên trên đã xảy ra nhiều trường hợp tranh cãi
dẫn đến hồi nghi về vai trị của đồn thể, cộng đồng địa phương.


Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa sửa đổi năm 1975 đã bổ sung quy định về việc đồn
thể, cộng đồng địa phương có thể tiến hành những nghiên cứu khảo sát khai quật phù
hợp khi cần thiết (Khoản 1 mục 2 điều 98 Luật sửa đổi năm 1975. [14, tr.50]). Ngoài
với việc làm sáng tỏ chức năng khảo sát khai quật, Luật sửa đổi còn bổ sung quyền yêu
cầu hợp tác của đoàn thể, cộng đồng địa phương đối với chủ thể hoặc cơ quan đang
tiến hành hoạt động phát triển tại khu vực khảo sát khai quật. Việc “hợp tác” này có
bao gồm cả hỗ trợ kinh phí khai quật (Khoản 3 mục 2 điều 98 Luật sửa đổi năm 1975.
[14, tr. 50]).


<i>7) Quy định về việc bảo tồn kỹ thuật nhằm lưu giữ di sản văn hóa </i>


Trong số các di sản văn hóa của Nhật Bản có nhiều vật phẩm được làm từ các
chất liệu mong manh như gỗ hay giấy, ngoài việc bị mất mát, việc tu sửa nhiều lần
dẫn đến tình trạng số lượng cịn lưu giữ được rất ít. Chính vì vậy việc truyền lại kỹ
thuật chun mơn nhằm chế tác và tu sửa bảo tồn các di sản văn hóa loại này là rất
quan trọng nhằm giúp di sản khơng biến mất hồn tồn và được hậu thế tiếp tục duy
trì. Do sự phát triển của kỹ thuật công nghiệp hiện đại nên ‎ý thức đối với nghề
nghiệp và kỹ thuật truyền thống cũng mai một dần. Số người theo nghề và kế thừa
kỹ thuật truyền thống ngày càng ít đi đã trở thành một vấn nạn của thời đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

Luật sửa đổi năm 1975. [14, tr.50]). Chế độ bảo tồn kỹ thuật mang tính truyền thống
được cơng bố trong danh mục “kỹ thuật bảo tồn tuyển chọn” với chủ thể có vai trị


lưu giữ kỹ thuật đó. Ngồi ra, việc bảo tồn các văn bản ghi chép về kỹ thuật, tổ chức
bồi dưỡng người kế thừa, chỉ đạo, hướng dẫn đối với chủ thể lưu giữ kỹ thuật và
quan hệ với cộng đồng địa phương cũng được quy định. Bản thân kỹ thuật này và là
một loại hình văn hóa phi vật thể nên chính sách đối với kỹ thuật này giống với chế
độ bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Trên thực tế, di sản văn hóa phi vật thể cũng
đóng góp vào việc bảo tồn di sản văn hóa vật thể (kỹ thuật thủ công đối với tác
phẩm thủ công, mỹ thuật).


<i>8) Quy định về vai trò bảo tồn di sản văn hóa của đồn thể, cộng đồng địa </i>
<i>phương </i>


Di sản văn hóa, về cơ bản được hình thành ở địa phương, trải qua thời gian
được phát hiện, đánh giá, công nhận và trở thành di sản cấp quốc gia. Vì vậy, đồn
thể, cộng đồng ở địa phương, nơi phát tích và ni dưỡng di sản, đóng vai trị cực
quan trọng trong việc đưa ra các biện pháp bảo tồn phù hợp. Trong đoàn thể, cộng
đồng địa phương, kinh nghiệm và kiến thức về bảo tồn hay phát huy di sản văn hóa
cũng được nâng cao trong vài thập niên sau chiến tranh. Đến năm 1975, các cấp địa
phương ở Nhật Bản, từ tỉnh, huyện, thành phố đến thị trấn, làng xã đều có Ban Văn
hóa hoặc Ban Giáo dục phụ trách di sản văn hóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

Trong vai trị của đồn thể, cộng đồng địa phương và cán bộ chuyên trách về di
sản của địa phương, vai trò đối với việc bảo tồn di sản văn hóa trong lịng đất và
quần thể các cơng trình kiến trúc truyền thống là đặc biệt quan trọng nhằm phát huy
tính chủ thể của địa phương và tính cơng cộng của di sản.


<i>9) Quy định xử phạt </i>


Trước đó, quy định xử phạt đối với trường hợp vi phạm Luật Bảo tồn Di sản
Văn hóa bị đánh giá là phạt quá nhẹ. Luật sửa đổi, một mặt tăng mức xử phạt bằng
tiền đối với hành vi vi phạm quy định cấm thay đổi hiện trạng của di sản văn hóa


trọng yếu, các di tích lịch sử, danh thắng tự nhiên mà khơng có sự cho phép, mặt
khác bổ sung quy định về biện pháp phòng chống hành vi làm tổn hại, mất mát, tự ý
tu sửa các di tích lịch sử, danh thắng tự nhiên hay quốc bảo.


<b>2.4. Luật sửa đổi năm 1996 </b>


Cơng tác bảo tồn di sản văn hóa ở Nhật Bản từ sau thời Minh Trị chủ yếu tập trung
vào những đối tượng di sản văn hóa trước thời cận đại. Vì vậy, đối với di sản văn hóa
được hình thành trong thời cận hiện đại, công tác thẩm định, đánh giá và công nhận di
sản văn hóa trọng yếu khơng được thực hiện dẫn tới tình trạng thiếu biện pháp bảo tồn
tích cực. Trong khi đó, một số lượng lớn di sản văn hóa đa dạng thời cận hiện đại đang
được hình thành và khẳng định với giá trị lịch sử, mỹ thuật, xã hội quan trọng. Việc đưa
ra quy định đối với di sản loại này đã trở nên cấp thiết nhằm giảm bớt nguy cơ xâm hại
thất thoát và đảm bảo sự kế thừa cho hậu thế các di sản văn hóa quý giá của dân gian.


Ngoài ra, từ giữa thập niên 1970, sự phân quyền địa phương được tiến hành trên
cả nước và nhằm kích hoạt kinh tế, kết hợp với việc nới lỏng chế độ, thúc đẩy
chuyển nhượng quyền hạn đến các cấp địa phương trong chế độ bảo tồn di sản văn
hóa, đã làm sáng tỏ hóa vai trị của thành thị làng xã trong công tác bảo tồn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<i>1) Thiết lập chế độ đăng ký di sản văn hóa </i>


Trong việc bổ sung chính sách về bảo tồn di sản văn hóa cận hiện đại, có thể
thấy vai trị chủ động của các đoàn thể, cộng đồng cũng như các cơ quan địa
phương như Ban Giáo dục, các hội chuyên môn như Hội kiến trúc Nhật Bản… Tiêu
biểu là cuộc họp về di sản văn hóa của Hội Nghiên cứu kế hoạch bảo tồn di sản văn
hóa đã đưa ra đề xuất “về sửa đổi hồn thiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa đáp
ứng với sự biến đổi của thời đại” (ngày 15 tháng 7 năm 1994). Ngoài ra, trong báo
cáo “về những điểm chính sách trọng yếu nhằm khuyến khích văn hóa thành văn
hóa tư lập mới” tại cuộc họp của Tổng cục Văn hóa ngày 26 tháng 7 năm 1995 đã


đề xuất những nội dung quan trọng nhằm đa dạng hóa các biện pháp bảo tồn di sản
văn hóa, lấy đối tượng chính là các di sản văn hóa cận hiện đại.


Bên cạnh đó, năm 1994, Tổng cục Văn hóa đã tiến hành nghiên cứu khảo sát về
việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa thời cận hiện đại. Dựa trên kết quả điều
tra, năm 1995, Tổng cục Văn hóa đã sửa đổi một số tiêu chí cơng nhận di sản, hồn
thiện hơn chế độ công nhận hiện hành. Mặc dù đã nỗ lực điều chỉnh chính sách
nhằm bảo tồn di sản văn hóa cận hiện đại, nhưng do di sản văn hóa cận hiện đại có
số lượng lớn và đa dạng nên để có thể bảo tồn hiệu quả, cần quy trình tuyển chọn
cẩn thận và nghiêm ngặt để tìm ra những di sản có giá trị cao, từ đó có biện pháp
bảo tồn mạnh tay. Tuy nhiên, theo luật định đương thời di sản văn hóa thời cận đại
khơng nằm trong danh mục di sản văn hóa trọng yếu nên chưa thể đưa ra các biện
pháp bảo tồn hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

- Đăng ký. Di sản văn hóa như các cơng trình kiến trúc thời cận đại có giá trị sẽ
được đăng ký trong Danh mục di sản văn hóa có giá trị cao. Quá trình đăng ký sẽ
thực hiện theo quy định từ cấp địa phương lên trung ương và không thực hiện đối
với di sản văn hóa đã được cơng nhận là di sản văn hóa trọng yếu (Khoản 3 mục 2
điều 56 Luật sửa đổi năm 1996. [14, tr.53]).


- Bảo tồn. Đối với di sản văn hóa vật thể đã đăng ký, việc thay đổi hiện trạng phải
được báo cáo lên Tổng cục Văn hóa. Trường hợp thay đổi làm phần ngoại cảnh tổn hại
dưới ¼ thì khơng u cầu báo cáo (Khoản 7 mục 2 điều 56 Luật sửa đổi năm 1996.
[14, tr. 53]). Ngồi ra, các trường hợp tìm người sở hữu, báo cáo mất mát, tổn hại…
cũng phải thực hiện theo quy định. Các di sản đăng ký phải tuân theo quy định và chỉ
đạo về mặt chuyên môn liên quan đến quản lý, tu sửa.


So với di sản văn hóa trọng yếu, quy định đối với di sản đăng ký mềm mỏng và
linh hoạt hơn. Ví dụ trường hợp cơng trình kiến trúc đã đăng ký, chủ sở hữu có
quyền tự chủ trong việc phát huy và quảng bá cho di sản, không cần báo cáo việc


thay đổi sửa chữa nội thất, có thể sử dụng thành khách sạn, nhà hàng, thư viện…


<i>2) Ủy nhiệm quyền hạn đến cấp địa phương </i>


Theo thống kê ngày 1 tháng 1 năm 1996, trong các tổ chức địa phương, số
lượng nhân viên phụ trách công tác bảo tồn di sản văn hóa cấp thành phố là 38
người, cấp thành phố trực thuộc trung ương là 11 người, cấp thị trấn làng xã khoảng
58 người. Để thúc đẩy tính tự chủ và xây dựng đội ngũ cán bộ địa phương, Luật sửa
đổi đã đưa ra quy định theo phương châm thúc đẩy phân quyền khu vực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

văn hóa trọng yếu với người khơng phải người sở hữu, đình chỉ khảo sát khai quật,
khảo sát, chỉ đạo quản lý, tu sửa với di sản văn hóa trọng yếu nhận được hỗ trợ cấp
từ ngân sách nhà nước, điều tra khảo sát các di sản trong lòng đất…(Điều 99, mục 2
điều 100 Luật sửa đổi năm 1996. [14, tr.54]).


- Trước kia Ban Giáo dục cấp địa phương đệ trình ý kiến lên Tổng cục Văn hóa
nhưng theo Luật sửa đổi, ý kiến của Ban Giáo dục sẽ được xem xét tại cuộc họp về
bảo tồn di sản văn hóa do chính quyền địa phương tổ chức và được giải quyết nếu
trong thẩm quyền của chính quyền địa phương (Mục 2 điều 104, điều 105 Luật sửa
đổi năm 1996. [14, tr. 54]).


- Xúc tiến phát huy di sản văn hóa trọng yếu. Liên quan đến việc bảo tồn di sản
văn hóa trọng yếu, cùng với việc duy trì, bảo tồn thì việc quảng bá, cơng khai, phát
huy di sản nhằm đóng góp vào việc phát triển địa phương và xây dựng nền văn hóa
mới cũng quan trọng, nhất là trong bối cảnh mối quan tâm đối với văn hóa dân gian
càng ngày càng tăng cao. Luật sửa đổi đã nới lỏng chế độ quản lý và quảng bá di
sản văn hóa trọng yếu. Trước hết là quy định về việc cơng khai di sản văn hóa trọng
yếu hay di sản văn hóa dân gian trọng yếu. Trường hợp chủ thể lưu giữ thực hiện
việc cơng khai di sản văn hóa phi vật thể hay vật thể trọng yếu, Luật sửa đổi quy
định phải xin phép Tổng cục Văn hóa (Điều 51, mục 7 điều 56, mục 16 điều 56,


mục 19 điều 56, mục 11 điều 83 Luật sửa đổi năm 1996. [14, tr.54]).


- Trường hợp việc công khai do viện bảo tàng, cơ quan nhà nước, đoàn thể cộng
đồng địa phương chủ trì dưới hình thức triển lãm, quy định về chế độ xin cấp phép sau
(Điều 53, mục 15 điều 56 Luật sửa đổi năm 1996. [14, tr.53]).


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>Tiểu kết: </b>


Như vậy, đến năm 1996, sau 4 lần chỉnh sửa thì Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa
Nhật Bản đã xây dựng khung pháp lý tương đối cho các loại hình di sản văn hóa của
Nhật Bản.


Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống tiêu biểu của
Nhật Bản sau chiến tranh, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa đã mở rộng đối tượng sang
các loại hình di sản mới được định hình hoặc được quan tâm. Quá trình chỉnh sửa
và bổ sung luật phản ánh nhu cầu bảo tồn di sản, sự quan tâm của người dân và
trình độ năng lực quản lý bảo tồn của các cơ quan liên quan cấp trung ương và địa
phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b>CHƢƠNG 3 </b>


<b>LUẬT BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA NHẬT BẢN HIỆN HÀNH VÀ </b>
<b>SO SÁNH VỚI VIỆT NAM </b>


<b>3.1. Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản hiện hành </b>


<i><b>3.1.1. Nội dung Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản hiện hành (sửa đổi năm 2004) </b></i>


Bước vào thế kỷ XXI, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa, việc bảo
tồn di sản văn hóa một mặt cần đáp ứng những yêu cầu quốc tế đối với di sản, mặt


khác tiếp tục duy trì bản sắc riêng của Nhật Bản. Đến năm 2004, Luật Bảo tồn Di
sản Văn hóa đã trải qua 5 lần sửa đổi nhằm hoàn thiện và đáp ứng những vấn đề
mới đặt ra trong bảo tồn di sản trong từng giai đoạn. Từ 3 loại hình di sản được chỉ
định là đối tượng bảo tồn ban đầu, đến nay đối tượng bảo tồn đã tăng lên 8 loại hình.
Những nội dung quy định đã bao trùm các vấn đề về cơ chế quản lý, đăng ký, hỗ trợ,
đến các quy định về xử phạt. Nhờ đó, Luật đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý,
công tác chuyên môn và ý thức cộng đồng cư dân liên quan đến di sản văn hóa.
Chương III xin tập trung phân tích những nội dung chính của Luật Bảo tồn Di sản
Văn hóa hiện hành, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.


Luật Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa sửa đổi được ban hành và có hiệu lực từ
năm 2004 đến nay. Về cấu trúc Luật gồm 13 chương và 203 điều.


<b>STT </b> <b>CHƢƠNG </b> <b>NỘI DUNG </b>


1 I Tổng quan


2 II Đã xóa


3 III Di sản văn hóa vật thể


4 IV Di sản văn hóa phi vật thể


5 V Di sản văn hóa dân gian


6 VI Di sản văn hóa trong lịng đất


7 VI Cơng trình kỉ niệm thiên nhiên


8 VIII Cảnh quan văn hóa trọng yếu



9 IX Quần thể cơng trình kiến trúc truyền thống


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

11 XI Tư vấn chuyên môn từ Hội nghiên cứu văn hóa


12 XII Điều khoản bổ sung


13 XIII Quy định xử phạt


Trước khi phân tích nội dung những quy định về bảo tồn, tác giả luận văn
xin điểm lại những nét chính về mục đích, chủ thể và đối tượng bảo tồn trong
Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành.


<i>1) Mục đích của bảo tồn di sản văn hóa </i>


Mục đích của Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa được xác định trong phần mở đầu
của Luật là bảo tồn di sản văn hóa nhằm phát huy giá trị của nền văn hóa tồn dân
và cống hiến cho sự tiến bộ của nền văn hóa nhân loại.


Di sản văn hóa được định nghĩa trong Luật là “những điều không thể thiếu để
hiểu rõ, chính xác về lịch sử, văn hóa của đất nước (Nhật Bản) và là cơ sở để hướng
tới việc phát triển nền văn hóa trong tương lai” (Điều 3 Luật sửa đổi năm 2004. [14,
tr.58]).


<i>2) Quy định về quan hệ giữa Nhà nước, cơ quan quản lý các cấp và người </i>


<i>dân trong bảo tồn di sản văn hóa </i>


Theo Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành, nhà nước, đồn thể, cộng đồng
địa phương phải tuân thủ theo quy định liên quan đến bảo tồn, phải nhận thức đúng


đắn về đặc trưng của di sản văn hóa và mục đích bảo tồn, hơn nữa phải nỗ lực triệt
để thực hiện nội dung luật và chú ý cẩn thận trong khi tiến hành các biện pháp thích
hợp nhằm bảo tồn. Ngồi ra, Luật quy định việc tơn trọng quyền sở hữu của chủ sở
hữu di sản và những quyền liên quan khi thực thi luật (Mục 3 điều 3, điều 4 Luật
sửa đổi năm 2004. [14, tr.59]).


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

từ góc độ phi vật thể thì di sản văn hóa mang giá trị tinh thần, lịch sử, văn hóa, do tổ
tiên tạo dựng và là nền tảng của văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, di sản văn hóa là tài
sản chung của toàn thể nhân dân. Việc sử dụng di sản văn hóa như thế nào khơng
chỉ đơn thuần là quan điểm về quyền tài sản, về tính kinh tế đối với chủ sở hữu, mà
cần nhìn nhận từ quan điểm cộng đồng. Cần thực thi nhiều chính sách nhằm bảo tồn
di sản văn hóa, điều chỉnh quyền lợi mang tính cá nhân và yêu cầu mang tính cộng
đồng giữa chủ sở hữu di sản văn hóa và cơ quan hành chính.


<i>3) Đối tượng bảo tồn </i>


Trong Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành, di sản văn hóa là đối tượng bảo tồn
được chia thành 8 loại chính (Mục 1 điều 2 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.59]).


- Di sản văn hóa vật thể: gồm các cơng trình kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật thủ
công, tài liệu khảo cổ, tài liệu lịch sử…


- Di sản văn hóa phi vật thể: gồm kịch nghệ, âm nhạc, kỹ thuật thủ công…
- Di sản văn hóa dân gian: di sản phi vật thể gồm phong tục tập quán liên quan
đến đời sống sinh hoạt như ăn – mặc – ở, nghề truyền thống, nghi lễ tôn giáo, lễ hội
dân gian, nghệ thuật dân gian…; di sản vật thể gồm dụng cụ, đồ đạc, nhà cửa, các
sản phẩm dân gian thủ công…nghệ thuật và các kỹ thuật dân gian.


- Cơng trình kỷ niệm thiên nhiên: Gò sò điệp (đống rác bếp), mộ cổ, các tòa
thành cổ, vườn, thung lũng, bờ biển, đồi núi, thắng cảnh, động – thực vật, khoảng


sản…


- Cảnh quan văn hóa: hình thành từ phong thổ của khu vực bao gồm cả lối sống
và nghề nghiệp sinh nhai của người dân sống tại khu vực đó.


- Quần thể cơng trình kiến trúc truyền thống: quần thể cơng trình kiến trúc
truyền thống có giá trị lịch sử, cảnh quan kiến trúc...


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

- Di sản văn hóa trong lịng đất: các di sản văn hóa cịn được lưu giữ trong lòng
đất mà chưa được phát hiện, khai quật (Mục 7 điều 83 Luật sửa đổi năm 2004. [14,
tr.59]).


<i>4) Quy định chế độ tuyển chọn xếp hạng đối với di sản văn hóa </i>


Nét cơ bản trong quy định bảo tồn của Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành
là xác lập chế độ tuyển chọn, xếp hạng do chính Bộ trưởng Bộ Văn hóa quyết định.
Tuy nhiên quy định này mới chỉ áp dụng đối với 3 loại hình là di sản văn hóa vật
thể, di sản văn hóa dân gian và di tích, danh thắng, cơng trình kỉ niệm thiên nhiên.


<i><b>3.1.2. Chế độ bảo tồn đối với từng loại hình di sản văn hóa </b></i>


Chế độ bảo tồn cụ thể liên quan đến từng loại di sản văn hóa có sự khác biệt
liên quan đến các vấn đề 1) Quy định về quản lý, tu bổ 2) Quy định về việc xin thay
đổi hiện trạng, xuất khẩu ra nước ngồi. 3) Quy định về cơng khai và phát huy giá
trị di sản.


<b>3.1.2.1. Chế độ bảo tồn di sản văn hóa vật thể </b>


Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành quy định di sản văn hóa vật thể được
cấu thành từ các loại hình di sản văn hóa dưới đây.



- Các cơng trình xây dựng, tác phẩm hội họa, điêu khắc, đồ thủ cơng mỹ nghệ,
bút tích, tài liệu sử sách, các tài sản văn hóa được đánh giá cao về giá trị lịch sử và
nghệ thuật (có thể bao gồm khn viên đất đai hình thành nên quần thể thống nhất
liên quan đến di sản đó và các vật phẩm liên quan).


- Tài liệu khảo cổ học.


- Tài liệu lịch sử có giá trị cao về mặt học thuật.


<i>1) Xếp hạng di sản trọng yếu, quốc bảo </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

luận nhằm có sự đồng thuận của chủ sở hữu di sản trong quá trình xem xét, lựa chọn
xếp hạng.


<i>2) Quy định bảo tồn di sản trọng yếu, quốc bảo </i>


Các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa vật thể trọng yếu quy mô lớn, bao gồm
công tác trùng tu, nhằm tránh bị mất mát, hư hỏng hay biến dạng, cần được sự cho
phép của Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hóa (Điều 43 Luật sửa đổi năm 2004. [14,
tr.61]). Về nguyên tắc, di sản văn hóa vật thể trọng yếu cấm khơng được xuất khẩu
ra nước ngồi, trừ trường hợp được Tổng cục Văn hóa cấp phép (Điều 44 Luật sửa
đổi năm 2004. [14, tr.61]). Bên cạnh đó, quyền cấp phép đối với hoạt động làm biến
đổi hiện trạng di sản quy mô nhỏ như sửa chữa nhỏ được chuyển giao cho Ban Giáo
dục cấp thành phố trực thuộc trung ương và cấp tỉnh (Khoản 2 mục 1 điều 99 Luật
sửa đổi năm 2004, mục 3 điều 5 Văn bản thi hành Luật Bảo tồn. [14, tr.61]).


Việc quảng bá di sản văn hóa trọng yếu được khuyến cáo, tuy nhiên để tránh
việc phá hoại, làm xuống cấp di sản, Luật quy định nếu cá nhân hay tổ chức đăng
ký hoạt động quảng bá không phải chủ sở hữu hay cơ quan được giao quyền quản lý


di sản thì phải xin cấp phép của Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hóa. Trường hợp
chủ sở hữu đăng ký hoạt động quảng bá nhưng nếu thay đổi địa điểm đăng ký cũng
phải xin cấp phép của Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hóa (Điều 53, 34, mục 2 điều
51 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.61]).


Trên nguyên tắc di sản văn hóa trọng yếu là tài sản của nhân dân nên nhằm
tránh tình trạng mất mát, hư hại và tăng hiệu quả bảo tồn di sản, Luật Bảo tồn Di
sản Văn hóa quy định khi chuyển nhượng di sản văn hóa trọng yếu cần đảm bảo nhà
nước được ưu tiên cơ hội mua đối với di sản (Điều 46 Luật sửa đổi năm 2004. [14,
tr.61]).


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ di sản (Điều 45 Luật sửa đổi năm 2004. [14,
tr.61]).


<i>3) Quản lý, tu sửa di sản trọng yếu, quốc bảo </i>


Di sản văn hóa trọng yếu một mặt bị đe dọa bởi những hành vi biến đổi hiện
trạng phi tự nhiên, mặt khác bị đe dọa, hư hại, xuống cấp một cách tự nhiên theo
thời gian. Để ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đối với di sản, cùng với việc tiến
hành quản lý thích hợp, cơng tác sửa chữa, tu bổ đóng vai trị quan trọng.


Luật hiện hành quy định chủ sở hữu di sản phải tiến hành quản lý, tu sửa di sản
văn hóa trọng yếu, hoặc lựa chọn “người có trách nhiệm quản lý” (Điều 31, mục 2
điều 34 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.61]). Trường hợp di sản khơng có chủ sở hữu
hoặc chủ sở hữu khơng có năng lực quản lý phù hợp thì Tổng cục trưởng Tổng cục
Văn hóa có thể cho phép cộng đồng địa phương, hoặc tổ chức pháp nhân có năng
lực quản lý bảo tồn di sản văn hóa trọng yếu (Mục 2 điều 32, mục 2 điều 34 Luật
sửa đổi năm 2004. [14, tr.61]). Quyền hạn, nghĩa vụ quản lý của đoàn thể được quy
định trong phạm vi cơng việc bảo tồn di sản văn hóa, khơng ảnh hưởng đến nghĩa
vụ quyền lợi của chủ sở hữu di sản.



Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa quy định cụ thể về các hoạt động quản lý cần thiết
nhằm bảo tồn di sản như thiết lập các loại biển báo, bảng giải thích, hàng rào bảo
tồn; cảnh bảo về thiên tai, trộm cắp; biện pháp phòng cháy chữa cháy; phòng trừ
thiệt hại do chim sâu; đảm bảo về cây cối; những công tác tu sửa quy mô nhỏ nhằm
quản lý duy trì di sản. Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hóa có thể ra lệnh yêu cầu
chủ sở hữu hay cơ quan quản lý di sản tiến hành tu bổ trong trường hợp quốc bảo bị
hư hại, hoặc khuyến cáo các trường hợp di sản văn hóa trọng yếu bị hư hại (Điều 37
Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.62]). Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, Tổng cục
Văn hóa sẽ trực tiếp tổ chức sửa chữa, trùng tu quốc bảo (Điều 38 Luật sửa đổi năm
2004. [14, tr.62]).


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

hóa thì phần kinh phí này được nhà nước chi trả một phần hoặc toàn bộ. Nếu Luật
Bảo tồn Quốc bảo trước kia chưa quy định rõ trách nhiệm liên quan đến quản lý, tu
bổ quốc bảo và phần hỗ trợ của nhà nước thì Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện
hành đã đưa ra những quy định cụ thể về vấn đề này.


<i>4) Công khai quảng bá phát huy giá trị di sản trọng yếu, quốc bảo </i>


Việc cơng khai di sản văn hóa trọng yếu được quy định là do chủ sở hữu hay cơ
quan quản lý tiến hành (Mục 2 điều 47 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.62]). Tổng
cục trưởng Tổng cục Văn hóa khuyến cáo chủ sở hữu hoặc cơ quan quản lý công
khai về di sản, tổ chức hoạt động quảng bá phát huy giá trị di sản, đặc biệt trường
hợp di sản được nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để tu bổ (Điều 48, điều 51 Luật
sửa đổi năm 2004. [14, tr.62]).


<i>5) Đăng ký di sản văn hóa vật thể (ngoài di sản trọng yếu, quốc bảo) </i>


Luật sửa đổi năm 1996 đã bổ sung quy định đăng ký đối với các cơng trình kiến
trúc thuộc nhóm di sản văn hóa vật thể nhưng khơng được xếp hạng di sản văn hóa


trọng yếu hoặc chưa phải là đối tượng của quy định bảo tồn di sản văn hóa do địa
phương ban hành. Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành tiếp tục hồn thiện các
quy định về chế độ đăng ký và mở rộng phạm vi đối tượng ra các di sản văn hóa phi
vật thể.


Luật hiện hành quy định các địa phương đăng ký về các cơng trình kiến trúc và
di sản văn hóa vật thể. Bộ trưởng Bộ Giáo dục lựa chọn trong số di sản đăng ký và
ban hành quyết định cơng nhận di sản văn hóa hóa vật thể. Quy trình thủ tục đăng
ký về cơ bản giống với thủ tục đăng ký di sản văn hóa trọng yếu. Nếu di sản được
xếp hạng di sản trọng yếu thì sẽ xóa khỏi danh sách di sản đăng ký.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Về quản lý, tu sửa di sản văn hóa vật thể được đăng ký, chủ sở hữu có thể trực
tiếp thực hiện hoặc lựa chọn cơ quan quản lý di sản. Trong trường hợp cần thiết,
Tổng cục Văn hóa sẽ chỉ định cơ quan quản lý. Di sản văn hóa được đăng ký không
áp dụng chế độ quản lý chặt chẽ của Tổng cục Văn hóa như đối với di sản trọng yếu.
Vì vậy, Tổng cục Văn hóa khơng ra mệnh lệnh, khuyến cáo, chỉ thị liên quan đến
quản lý tu bổ di sản. Tuy nhiên, Tổng cục Văn hóa có thể hướng dẫn chun mơn
đối với các hoạt động quản lý, tu bổ (Mục 2,4 điều 56 Luật sửa đổi năm 2004. [14,
tr.63]).


Di sản văn hóa vật thể trong danh sách được cơng nhận tuy khơng được hỗ trợ
kinh phí quản lý, tu bổ, nhưng được hỗ trợ ngân sách đối với kinh phí giám sát, thiết
kế phục vụ tu bổ.


Chủ sở hữu hoặc cơ quan quản lý di sản văn hóa vật thể được cơng nhận tiến
hành cơng khai quảng bá di sản văn hóa vật thể theo hướng dẫn của Tổng cục văn
hóa. Tổng cục văn hóa không áp dụng chế độ khuyến cáo hay ra lệnh về công tác
quảng bá như đối với di sản trọng yếu (Mục 2,9 điều 56 Luật sửa đổi năm 2004. [14,
tr.63]).



<b>3.1.2.2. Chế độ bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể </b>


Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm kịch nghệ, âm nhạc, kỹ thuật thủ cơng, và
những tài sản di sản văn hóa phi vật thể khác có giá trị cao về mặt lịch sử hoặc nghệ
thuật (Khoản 1 mục 1 điều 2 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.63]). Di sản văn hóa phi
vật thể là đối tượng bảo tồn độc lập mới của Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa năm
1950. Chế độ chỉ định di sản văn hóa phi vật thể trọng yếu và chứng nhận người lưu
giữ được quy định từ sau năm 1954. Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành về cơ
bản đã kế thừa những quy định được ban hành trước đó.


<i>1) Xếp hạng, công nhận di sản trọng yếu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

trọng yếu. Văn phịng Thủ tướng thơng báo đến người hoặc tổ chức đó khi di sản
được chính thức công nhận là di sản trọng yếu (Mục 3 điều 56 Luật sửa đổi năm
2004. [14, tr.64]). Đặc biệt từ quan điểm di sản văn hóa phi vật thể, do bản thân
vốn phi vật thể, nên nếu không được cá nhân hay tổ chức lưu truyền sẽ không thể
trở thành đối tượng bảo tồn, Luật hiện hành quy định nếu cá nhân hay tổ chức
lưu truyền di sản văn hóa phi vật thể trọng yếu khơng cịn hoặc bị giải thể thì
việc cơng nhận đối với di sản văn hóa phi vật thể trọng yếu cũng bị bãi bỏ (Mục
4 điều 56 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.64]).


<i>2) Bảo tồn, quản lý di sản trọng yếu </i>


Nội dung bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trọng yếu được quy định bao gổm:
1) lập hồ sơ theo hướng dẫn của Tổng cục Văn hóa, có biện pháp đào tạo người kế
thừa, 2) Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí bảo tồn đối với cá nhân hay tổ chức lưu
truyền di sản, 3) Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hóa khuyến cáo cá nhân hoặc tổ
chức lưu truyền di sản bảo quản công khai hồ sơ về di sản văn hóa phi vật thể trọng
yếu, 4) Tổng cục Văn hóa ban hành hướng dẫn, khuyến cáo khi cần thiết về biện
pháp bảo tồn (Mục 6 điều 56 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.64]).



<i>3) Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể (ngồi di sản trọng yếu) </i>


Các di sản văn hóa phi vật thể ngoài di sản trọng yếu được Tổng cục Văn hóa
tuyển chọn tùy theo giá trị, lập danh sách di sản văn hóa phi vật thể được cơng nhận.
Các di sản này được lập hồ sơ để lưu giữ và tiến hành công khai quảng bá khi cần
thiết. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác bảo tồn, công khai và lưu giữ
hồ sơ đối với các di sản văn hóa phi vật thể đó (Mục 9 điều 56 Luật sửa đổi năm
2004. [14, tr.64]).


<b>3.1.2.3. Chế độ bảo tồn di sản văn hóa dân gian </b>


Trong Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành, di sản văn hóa dân gian được
quy định là những di sản văn hóa dưới đây:


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

- Vật thể: Trang phục, đồ đạc, dụng cụ gia đình, và những vật phẩm khác là
một phần không thể thiếu để hiểu về sự thay đổi cuộc sống của người dân Nhật Bản.
Như đã trình bày, lúc đầu, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa đặt phạm trù “tài liệu
dân gian” trong nhóm di sản văn hóa vật thể. Sau đó, Luật sửa đổi năm 1954, “tài liệu
dân gian” được quy định gồm loại hình vật thể và phi vật thể. Liên quan đến di sản vật
thể thì có chế độ chỉ định “tài liệu dân gian trọng yếu”, liên quan đến di sản phi vật thể
thì có chế độ thiết lập hồ sơ lưu giữ. Trong Luật sửa đổi năm 1975, cùng với việc sửa
đổi tên gọi thành “di sản văn hóa dân gian”, chế độ cơng nhận đối với di sản văn hóa
dân gian vật thể và phi vật thể trọng yếu đã được ban hành. Luật Bảo tồn Di sản Văn
hóa hiện hành tiếp tục đưa ra những quy định cụ thể hóa về chế độ bảo tồn di sản văn
hóa dân gian với nội dung phân biệt giữa di sản vật thể và phi vật thể.


<i>1) Quy định đối với di sản văn hóa dân gian vật thể trọng yếu </i>


Về di sản văn hóa dân gian vật thể trọng yếu, phương pháp tuyển chọn giống


với di sản văn hóa vật thể trọng yếu. Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành quyết định
công nhận đối với di sản văn hóa dân gian vật thể trọng yếu. Văn phịng Thủ tướng
thông báo quyết định này (Mục 10 điều 56 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.65]).


Liên quan đến quy định bảo tồn, giống như di sản văn hóa vật thể trọng yếu,
Luật quy định về chế độ cấp phép đối với việc biến đổi hiện trạng, xuất khẩu di sản.
Thời gian nộp đơn xin phép lên Tổng cục Văn hóa trước 20 ngày. Tuy nhiên, nội
dung quy định về biến đổi hiện trạng có phần được nới lỏng hơn so với di sản văn
hóa trọng yếu do tính ln truyền đặc trưng của di sản dân gian (Mục 13 điều 56
Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.65]). Quy định về chế độ bồi thường, chuyển nhượng
cũng giống với trường hợp của di sản văn hóa trọng yếu (Mục 14 điều 56 Luật sửa
đổi năm 2004. [14, tr.65]).


Quy định về quản lý, tu sửa, cơng khai thì giống với di sản văn hóa dân gian vật
thể trọng yếu về cơ bản giống với di sản vật thể trọng yếu, loại trừ chế độ liên quan
đến quốc bảo.


<i>2) Quy định đối với di sản văn hóa dân gian phi vật thể trọng yếu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

đối với di sản văn hóa dân gian phi vật thể trọng yếu. Văn phịng Thủ tướng thơng báo
quyết định này (Mục 10 điều 56 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.65]). Một điều đặc biệt
là di sản văn hóa dân gian phi vật thể khơng phải là của một cá nhân hay tổ chức nhất định
như di sản văn hóa phi vật thể, mà là tài sản chung, phản ánh đời sống hoặc các nhìn nhận
của cư dân trong một khu vực hay địa phương nên Luật không quy định về chứng nhận đối
với cá nhân hay tổ chức lưu truyền di sản.


Quy định về công tác bảo tồn di sản văn hóa dân gian phi vật thể trọng yếu bao gồm:
1) xây dựng hồ sơ lưu giữ và các công tác bảo tồn theo hướng dẫn của Tổng cục Văn hóa,
2) chính sách hỗ trợ bảo tồn của nhà nước 3) Khuyến cáo yêu cầu của Tổng cục Văn hóa
về cơng khai hồ sơ di sản văn hóa dân gian phi vật thể trọng yếu (Mục 18 điều 56 Luật


sửa đổi năm 2004. [14, tr.65]).


Đối với di sản văn hóa dân gian phi vật thể ngoài di sản trọng yếu, Luật quy
định Tổng cục Văn hóa tuyển chọn những di sản thiết yếu ban hành quyết định công
nhận, lập hồ sơ, tiến hành bảo tồn, tổ chức công khai quảng bá, hỗ trợ một phần
kinh phí bảo tồn (Mục 21 điều 56 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.65]). Do khơng có
khái niệm cá nhân, tổ chức lưu truyền nên không quy định về việc trách nhiệm công
khai đào tạo người kế thừa như đối với di sản văn hóa phi vật thể trọng yếu. Tuy
nhiên Luật khuyến khích địa phương lập các đoàn nghệ thuật hay tổ chức bảo tồn di
sản và có thể nhận hỗ trợ về kinh phí hay chuyên môn của Tổng cục Văn hóa.
Những đồn thể này có trách nhiệm bảo tồn, tổ chức đào tạo truyền bá về di sản.


<b>3.1.2.4. Chế độ bảo tồn di tích, danh thắng và cơng trình kỉ niệm thiên nhiên </b>


Cơng trình kỉ niệm là khái niệm chỉ các di sản văn hóa thuộc các loại hình sau:
- Gị sị điệp, mộ cổ, di tích các tịa thành cổ, nhà cổ và các di tích khác có giá
trị cao về mặt lịch sử hay học thuật.


- Vườn, cầu, thung lũng, bờ biển, đồi núi và những khu vực thắng cảnh có giá
trị nghệ thuật hoặc giá trị thưởng ngoạn cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<i>1) Xếp hạng, công nhận di sản trọng yếu </i>


Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành phân chia 3 nhóm di sản liên quan
đến thiên nhiên là “di tích”, “danh thắng” và “cơng trình kỉ niệm thiên nhiên”.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục xem xét và lựa chọn trong các di tích, danh thắng, cơng
trình kỉ niệm thiên nhiên những di sản đặc biệt quan trọng và xếp hạng thành
“di tích đặc biệt”, “danh thắng đặc biệt”, “cơng trình kỉ niệm thiên nhiên đặc
biệt” (Điều 69 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.66]). Văn phịng Thủ tưởng thơng
báo đến chủ sở hữu hoặc địa phương về quyết định công nhận.



Việc chỉ định di sản dù không cần thiết phải có sự đồng ý hay thỏa thuận với
chủ sở hữu và những người liên quan theo pháp luật, nhưng khi phát huy giá trị di
sản thì Luật yêu cầu sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc cộng đồng địa phương nơi có di
sản đó.


Trong trường hợp khẩn cấp, Ban Giáo dục các cấp, trước khi có quyết định
công nhận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục cũng có thể tạm thời cơng nhận di tích, danh
thắng, cơng trình kỉ niệm thiên nhiên (sau đây gọi tắt là di tích). Việc cơng nhận tạm
thời này được Luật quy định trong vòng 2 năm nếu không được Bộ trưởng Bộ Giáo
dục tiến hành chỉ định sẽ bị vô hiệu (Điều 70, 71 Luật sửa đổi năm 2004. [14,
tr.66]).


<i>2) Quy định bảo tồn </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

yêu cầu phục hồi lại trạng thái như cũ (Điều 80, điều 99 Luật sửa đổi năm 2004 và
mục 4 điều 5 của văn bản Hướng dẫn thi hành Luật. [14, tr.66]).


Giống với trường hợp di sản văn hóa trọng yếu, nhằm bảo vệ khu vực bảo
tồn lõi và khu vực bảo vệ xung quanh di tích, Luật quy định nghiêm cấm các
hành vi vi phạm gây ảnh hưởng và trong trường hợp cần thiết cơ quan chức năng
có thể ra lệnh thi hành các biện pháp xử lý cần thiết. Việc mua bán đất đai trong
khu vực bảo tồn và bảo vệ di tích cũng được quy định xin cấp phép kèm với yêu
cầu bồi thường nếu nảy sinh thiệt hại (Điều 81 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.66]).


<i>3) Quy định về quản lý, tu bổ, phục hồi </i>


Tổng cục Văn hóa chỉ định tổ chức đoàn thể hay cộng đồng địa phương hoặc
một cơ quan pháp nhân phù hợp làm “cơ quan quản lý di tích” (Mục 2 điều 71 Luật
sửa đổi năm 2004. [14, tr.67]). Luật yêu cầu chủ sở hữu và cơ quan quản lý chủ


động thực hiện hoạt động quản lý và tu bổ di tích (Điều 74 Luật sửa đổi năm 2004.
[14, tr.67]). Kinh phí quản lý, tu bổ, phục hồi theo quy định do chủ sở hữu hay cơ
quan quản lý chi trả, nhưng trường hợp khơng đảm đương được khoản kinh phí, có
thể nhận một phần trợ cấp từ Tổng cục Văn hóa.


Nội dung quản lý di tích được quy định là xây dựng hàng rào, biển báo, bảng giới
thiệu, chuẩn bị biện pháp phòng cháy chữa cháy, tổ chức sửa chữa với mục đích duy trì
quản lý. Nội dung phục hồi về cơ bản giống với việc tu bổ trong trường hợp di sản văn
hóa trọng yếu, nhưng do di tích có thể bao gồm quần thể động thực vật được bảo tồn nên
Luật sử dụng thuật ngữ “phục hồi” (bao gồm cả gia tăng số lượng động – thực vật sắp bị
tuyệt chủng) cho đối tượng bảo tồn này và thuật ngữ “tu bổ” cho các cơng trình kiến trúc
hay phế tích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<i>4) Phát huy giá trị di tích </i>


Luật hiện hành khơng u cầu cơng khai di tích nhưng quy định chủ sở hữu hay
cơ quan quản lý cần lên kế hoạch và tổ chức hoạt động phát huy giá trị của di tích.
Hoạt động này có thể được nhà nước hỗ trợ kinh phí.


<b>3.1.2.5 Chế độ bảo tồn cảnh quan văn hóa </b>


Tại các nước Châu Âu, từ sau nửa thế kỷ XX, việc bảo tồn cảnh quan hay bảo tồn
mơi trường kiến trúc mang tính lịch sử, danh thắng tự nhiên, khu phố cổ… trong bối phát
triển đô thị hoặc khu vực đã được thực hiện dựa trên các thể chế mang tính luật pháp hay
các biện pháp hành chính. Ở Nhật Bản, việc phát triển kinh tế nhanh chóng đã hủy hoại
mơi trường nên cần có sự xem xét lại tổng thể cơ chế cùng với việc bảo tồn môi trường,
mở rộng hoạt động bảo vệ cảnh quan. Nghiên cứu về cảnh quan văn hóa tại Nhật Bản
đã bắt đầu từ trước Thế chiến thứ II do chính phủ càng ngày càng quan ngại về tình
trạng xâm phạm cảnh quan văn hóa. Cảnh quan văn hóa được quan tâm trong các
dự án nghiên cứu về kỹ thuật nông thôn, đặc điểm địa lý khu vực, quy hoạch đô thị


và nông thôn. Các phong trào bảo vệ cảnh quan văn hóa ở Nhật Bản diễn ra mạnh
mẽ từ thập niên 1990 trong bối cách các nghiên cứu trên và các dự án bảo tồn lịch
sử tự nhiên của khu phố hay làng phố cổ. Đầu thế kỷ XX, các phong trào này càng
được ủng hộ trong xu thế quốc tế cơng nhận “cảnh quan văn hóa” theo Cơng ước Di
sản Thế giới. Từ năm 2000 đến năm 2003, đã có 2.311 khu vực được xác định tạm
thời là "cảnh quan văn hóa".24


Đối với việc bảo tồn cảnh quan, các bộ ngành liên quan như Bộ Giao thông và Đất
đai, Bộ Nông Lâm Thủy sản, Bộ Môi trường… đã cùng hợp tác với Bộ Giáo dục trong
đề án về bảo tồn cảnh quan, nhằm giữ lại những hình thái quang cảnh đẹp tiêu biểu của
Nhật Bản qua các thời kỳ. Đề án đã đề xuất việc thành lập các khu vực bảo tồn cảnh
quan. Để tạo cơ sở pháp lý cho chính sách này, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa sửa đổi
năm 2004 đã bổ sung định nghĩa về cảnh quan văn hóa trong phần định nghĩa văn
hóa. Theo Luật sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, theo đệ trình của các cấp địa
phương, làng xã sẽ lựa chọn khu vực cảnh quan văn hóa trọng yếu được bảo tồn cấp nhà




</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

nước. Bên cạnh đó, cấp địa phương và làng xã quyết định về cảnh quan trong phạm vi
quản lý của địa phương mình. Từ đó, các cấp xây dựng kế hoạch bảo tồn và các biện
pháp cần thiết nhằm gìn giữ cảnh quan văn hóa. Cụ thể có thể đưa ra một số điều khoản
luật như dưới đây:


- Điều 2 Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa đã định nghĩa “cảnh quan văn hóa được
hình thành từ phong thổ của khu vực bao gồm cả lối sống và nghề nghiệp sinh nhai
của người dân sống tại khu vực đó”25.


- Bộ trưởng Bộ giáo dục theo đệ trình của các cấp địa phương sẽ lựa chọn ra
cảnh quan văn hóa đặc biệt trọng yếu trong số những cảnh quan văn hóa của khu
vực.26



- Trường hợp cảnh quan văn hóa trọng yếu bị làm hư hại hay bị thay đổi hiện
trạng thì chủ sở hữu bắt buộc phải trình báo Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hóa để
nhận được những chỉ đạo và biện pháp bảo tồn cần thiết.27


- Bên cạnh việc tôn trọng quyền sở hữu của người có liên quan, khi lựa chọn
cảnh quan văn hóa trọng yếu cịn cần phải lưu ý sao cho có thể điều hịa giữa lợi ích
chung khi khai thác quỹ đất quốc gia và bảo vệ các ngành nghề nông lâm thủy hải
sản của khu vực. Các bộ ngành liên quan phải có sự thảo luận và phối hợp chặt chẽ,
trên tinh thần chỉ đạo của Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hóa.28


Các tiêu chuẩn để được lựa chọn là cảnh quan văn hóa:


- Cảnh quan gắn với trồng trọt như ruộng trồng lúa, đất nông nghiệp.


- Cảnh quan gắn với chăn nuôi như đồng cỏ hoặc nơi chăn thả gia súc.
- Cảnh quan gắn với rừng gỗ, rừng phòng chống thiên tai.


- Cảnh quan gắn với nghề thủy hải sản như các bè nuôi cá, trồng rong biển.
- Cảnh quan sông, hồ, bến cảng.


- Cảnh quan gắn với công nghiệp, khai khoáng như mỏ, khai thác đá...




25<sub>Luật sửa đối năm 2004. </sub><sub> (ngày cập nhật 20/10/2016)</sub>


26<sub> Điều 134 Luật sửa đổi năm 2004. </sub><sub> (ngày cập nhật 20/10/2016) </sub>
27<sub> Điều 136 Luật sửa đổi năm 2004. </sub><sub> (ngày cập nhật 20/10/2016)</sub>



28


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc như đường giao thông, quảng trường.
- Khu dân cư và các khu định cư cùng hàng rào, rừng núi gắn liền (nếu có).
- Sự kết hợp của một hay nhiều cảnh quan trên đây.


<b>3.1.2.6. Chế độ bảo tồn quần thể cơng trình kiến trúc truyền thống </b>


Quần thể cơng trình kiến trúc truyền thống có giá trị cao trở thành một loại hình di
sản văn hóa thuộc đối tượng bảo tồn từ Luật sửa đổi năm 1975. Trong Luật hiện hành cụ
thể hóa chính sách bảo tồn đối với quẩn thể cơng trình kiến trúc truyền thống.


<i>1) Xếp hạng, công nhận </i>


Quần thể cơng trình kiến trúc truyền thống có giá trị lịch sử văn hóa cao được
bảo tồn trong một “khu vực bảo tồn quần thể công trình kiến trúc truyền thống”.
Khu vực bảo tồn là 1) khu vực được xác định trong quy hoạch thành phố theo luật
quy hoạch của tỉnh, thành phố cấp trung ương hoặc 2) khu vực được xác định trong
quy hoạch của thị trấn, thành phố làng mạc (Mục 2,3 điều 83 Luật sửa đổi năm
2004. [14, tr.68]).


Bộ trưởng Bộ Giáo dục dựa trên danh sách do tỉnh thành phố trung ương và thành
phố thị trấn làng xã đệ trình tuyển chọn và ban hành quyết định công nhận đối với những
“khu vực bảo tồn quần thể cơng trình trình kiến trúc truyền thống có giá trị cao” thành
“khu vực bảo tồn quần thể cơng trình kiến trúc truyền thống trọng yếu” (Mục 4 điều 83
Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.68]).


<i>2) Quy định bảo tồn </i>


Luật hiện hành quy định chế độ bảo tồn đối với khu vực bảo tồn quần thể cơng


trình kiến trúc truyền thống lấy chủ thể là chính quyền địa phương cấp tỉnh, thành
phố trung ương hoặc cấp thị trấn, thành phố làng xã, với sự hỗ trợ từ phía Tổng cục
Văn hóa liên quan đến công tác quản lý và chuyên môn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>3.1.2.7. Chế độ bảo tồn đối với kỹ thuật bảo tồn di sản văn hóa </b>


Như đã trình bày, kỹ thuật truyền thống bảo tồn di sản văn hóa có vai trị quan
trọng trong việc lưu giữ di sản. Từ Luật sửa đổi năm 1975 kỹ thuật bảo tồn đã được
quan tâm. Luật hiện hành đưa ra chế độ hoàn chỉnh đối với kỹ thuật này.


<i>1) Xếp hạng và công nhận </i>


Theo Luật hiện hành, Bộ trưởng Bộ Giáo dục xem xét và ban hành quyết định
công nhận “kỹ thuật bảo tồn văn hóa được tuyển chọn” và xác định “cá nhân hay tổ
chức lưu giữ” kỹ thuật bảo tồn (Mục 7 điều 83 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.71]).


<i>2) Quy định bảo tồn </i>


Tổng cục Văn hóa yêu cầu chủ thể lưu giữ kỹ thuật bảo tồn được tuyển chọn
thực hiện hoạt động bảo tồn bao gồm 1) lập hồ sơ, đào tạo người kế thừa, 2) công
khai hồ sơ về kỹ thuật bảo tồn, 3) tổ chức hoạt động quảng bá phát huy giá trị (Mục
9 điều 83 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.71]).


<b>3.1.2.8. Chế độ bảo tồn di sản văn hóa trong lịng đất </b>


Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa lúc đầu coi di sản văn hóa trong lịng đất thuộc
nhóm di sản văn hóa vật thể và kết hợp với Luật Dân sự quy định về quy chế khai
quật điều tra. Luật sửa đổi năm 1954 bổ sung quy định đối với các công trình xây dựng
tại khu vực có di sản văn hóa trong lịng đất. Tiếp đó, Luật sửa đổi năm 1975 đưa quy
định đối với các cơng trình xây dựng tại khu vực có di sản văn hóa trong lịng đất và


việc phát hiện di tích từ chương di tích chuyển sang một chương độc lập về di sản văn
hóa trong lịng đất. Luật hiện hành đã hồn thiện các quy định về di sản văn hóa trong
lòng đất.


<i>1) Quy định về điều tra khai quật </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<i>2) Quy định về công trình xây dựng trong khu vực có di sản văn hóa trong </i>
<i>lịng đất </i>


Trường hợp thi cơng xây dựng trong khu vực có di sản văn hóa trong lịng đất,
tùy theo chủ thể thi công mà chia làm hai chế độ.


Trường hợp chủ thể của công trình xây dựng khơng phải là cơ quan nhà nước
hay đồn thể cộng đồng địa phương thì phải đệ đơn lên chính quyền địa phương
hay Ban Giáo dục trước khi khởi công 60 ngày. Ban Giáo dục địa phương chỉ đạo
công tác khảo sát khai quật và lập hồ sơ nếu phát hiện ra di tích (Mục 2 điều 57,
mục 1 điều 99 của Luật sửa đổi năm 2004 và mục 2 điều 5 văn bản Hướng dẫn thi
hành Luật. Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.69]).


Trường hợp chủ thể của cơng trình xây dựng là cơ quan Nhà nước hay đoàn thể
cộng đồng địa phương, thì phải thơng báo cho Ban Giáo dục cấp quản lý khu vực
bảo tồn nhằm bàn bạc và đưa ra quyết định về kế hoạch khảo sát trước thi công, kế
hoạch thi công, hoặc khuyến cáo cần thiết để bảo tồn di sản văn hóa nếu được phát
hiện (Mục 3 điều 57, mục 1 điều 99 của Luật sửa đổi năm 2004 và mục 2 điều 5
văn bản Hướng dẫn thi hành Luật. Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.69]).


<i>3) Quy định liên quan đến việc phát hiện di tích </i>


Trường hợp chủ sở hữu khu đất phát hiện ra di tích thì tùy theo đối tượng chủ
sở hữu, mà chia làm hai loại chế độ như dưới đây:



Trường hợp chủ sở hữu khu đất (chủ thể phát hiện di tích) khơng phải là cơ
quan nhà nước hay đoàn thể cộng đồng địa phương thì phải báo cáo lên Ban Giáo
dục cấp địa phương. Ban Giáo dục sẽ xem xét quyết định phương hướng bảo tồn
hay cấm hành vi gây biến đổi hiện trạng (Mục 5 điều 57, mục 1 điều 99 của Luật
sửa đổi năm 2004 và mục 2 điều 5 văn bản Hướng dẫn thi hành Luật. Luật sửa đổi
năm 2004. [14, tr.69]).


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<i>4) Vai trò của Tổng cục Văn hóa đối với di sản có giá trị đặc biệt </i>


Việc xem xét quyết định phương pháp bảo tồn di sản văn hóa trong lịng đất về
cơ bản được giao cho cấp chính quyền địa phương tương ứng như đã trình bày. Tuy
nhiên đối với những di sản có giá trị lịch sử, văn hóa hay học thuật đặc biệt thì
Tổng cục Văn hóa sẽ trực tiếp quản lý và hướng dẫn công tác bảo tồn (Mục 1,2
điều 5 văn bản Hướng dẫn thi hành. [14, tr.70]).


Ngoài ra, trường hợp di sản văn hóa trong lịng đất có giá trị đặc biệt về lịch sử,
học thuật cần điều tra khảo sát với u cầu chun mơn cao thì Tổng cục Văn hóa
sẽ trực tiếp tiến hành cơng tác điều tra khai quật (Điều 58 Luật sửa đổi năm 2004.
[14, tr.70]).


<b>3.2. Một số nhận xét so sánh với Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam </b>
<b>3.2.1. Khái quát về Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam </b>


Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X ngày 14 tháng 6 năm 2001 đã và thơng qua Luật
<b>Di sản Văn hóa Việt Nam với tiêu chí đây là một cơng cụ pháp lý nhằm điều chỉnh </b>
các hoạt động của con người trong lĩnh vực di sản văn hoá. Nội dung Luật Di sản
Văn hoá được xây dựng trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của Pháp lệnh năm 1984
và mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh là di sản văn hoá phi vật thể để phục vụ
và đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển văn hố trong thời kỳ cơng nghiệp hố,


hiện đại hố đất nước. Bảo vệ di sản văn hoá trên cơ sở thực hiện chính sách bảo
tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc hướng cả vào di sản văn hoá vật thể và phi vật
thể; kiểm kê, sưu tầm vốn văn hoá truyền thống (bao gồm văn hoá bác học và văn
hoá dân gian) của người Việt và các dân tộc thiểu số; bảo tồn các di tích lịch sử, văn
hố và các danh lam thắng cảnh, các làng nghề, các nghề truyền thống, trọng đãi
những nghệ nhân bậc thầy trong các ngành, nghề truyền thống...


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

thi hành, 4 chương còn lại (II, III, IV, V) của Luật là những quy định về quyền và
nghĩa vụ cụ thể đối với tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hoá.


Trước khi Luật Di sản Văn hóa ra đời, Việt Nam cũng đã có một số hoạt động
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Tính đến nay, cả nước đã có hơn 2.500 di
tích lịch sử văn hố và danh lam thắng cảnh các loại được cơng nhận là di tích cấp
quốc gia, trong đó có 4 di tích và thắng cảnh tiêu biểu đã được UNESCO công nhận
là Di sản Thế giới ( Khu di tích cố đơ Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An và Khu
di tích Mỹ Sơn) ; đã có 117 bảo tàng các loại (trong đó 51 bảo tàng đã có kho bảo
quản và nhà trưng bày cố định)29.


Thực hiện Chương trình Quốc gia về Văn hố - trong đó có các mục tiêu liên
quan tới việc tu bổ, chống xuống cấp di tích và nghiên cứu, tư liệu hoá các di sản
văn hoá phi vật thể tiêu biểu, từ năm 1994 đến nay, 178 tỷ đồng đã được Nhà nước
đầu tư cho việc tu bổ chống xuống cấp l.197 di tích trong cả nước. Trong số hơn 80
di tích dự kiến trình Chính phủ quyết định cơng nhận là di tích quốc gia đặc biệt, có
tới 21 di tích đã được đầu tư và hoàn thành cơ bản việc chống xuống cấp đưa vào
khai thác phục vụ phát triển du lịch30. Ngoài ra, có khơng ít dự án tổng thể liên
ngành kinh tế - xã hội và văn hoá, mà hạt nhân là các khu di tích lịch sử - văn hố
quan trọng như Pắc Bó, Tân Trào, Đền Hùng, Cổ Loa, ATK Việt Bắc ... đã được
xây dựng và triển khai, phối hợp giải quyết các nhu cầu về giáo dục truyền thống, y
tế, giao thơng nơng thơn, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng
bào các dân tộc - những người đã từng bảo vệ, nuôi dưỡng cán bộ cách mạng và


hiện cũng là lực lượng chính bảo vệ di tích tại địa phương.


Bên cạnh đó cịn có các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hố như
thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục và thực hiện chủ trương xã
hội hoá các hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hoá trong cả nước. Việc phối
hợp với cơ quan báo chí phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương nhằm
tuyên truyền, quảng bá các giá trị của di tích lịch sử và văn hoá được đẩy mạnh.




</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

Việc giáo dục truyền thống cách mạng trên cơ sở các tài liệu, di vật lịch sử được đổi
mới, đã và đang có những đóng góp khơng thể phủ nhận vào công tác tư tưởng của các
Đảng bộ cơ sở. Mười năm qua, chỉ riêng 11 di tích và chi nhánh của Bảo tàng Hồ Chí
Minh đã đón và phục vụ được 35 triệu lượt khách tham quan trong và ngoài nước.


Thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", các hoạt động bảo
vệ và phát huy di sản văn hoá đã và đang thu hút được sự ủng hộ và tham gia tự
nguyện của các tổ chức xã hội và đông đảo các tầng lớp nhân dân. Cho đến nay,
nhân dân ở các địa phương đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho việc tu bổ các di tích.
Khu di tích Đền thờ Lý Bát Đế thuộc tỉnh Bắc Ninh được phục hồi chủ yếu dựa vào
nguồn đóng góp lên tới hàng chục tỷ đồng của nhân dân. Riêng việc xây dựng công
trình tơn vinh các danh nhân văn hố Việt Nam tại khu di tích Văn Miếu, Quốc Tử
Giám nhân kỷ niệm 990 năm Thăng Long đã nhận được hơn l triệu USD do Tổng
Cơng ty Dầu khí Việt Nam ủng hộ. Mặt khác, thông qua các hoạt động hợp tác quốc
tế dưới mọi hình thức, cùng với việc tranh thủ kinh nghiệm quốc tế về khoa học-
công nghệ tiên tiến, Việt Nam còn nhận được sự ủng hộ về tài chính và thiết bị kỹ
thuật. Tính chung trong mười năm trở lại đây, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính
phủ và chính phủ các nước đã tài trợ 3.758.000 USD trong các hoạt động bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam31.



Bên cạnh những thành tựu rất đáng khích lệ nói trên, thì hoạt động bảo vệ và
phát huy các di sản văn hố ở Việt Nam cũng cịn nhiều hạn chế và tồn tại. Nguyên
nhân cơ bản của tình trạng này, ngồi những hạn chế về điều kiện tài chính, về tổ
chức quản lý, về năng lực, trình độ cán bộ... là sự bất cập và sự không đồng bộ của
hệ thống pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hố. Pháp
lệnh "Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh" năm 1984
và những quy định pháp luật khác cũng đã bộc lộ những tồn tại và hạn chế rất rõ khi
đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường .




</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<b>3.2.2. So sánh với Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa của Nhật Bản và một số </b>
<b>bài học kinh nghiệm </b>


Nhìn từ nội dung của Luật Di sản Văn hóa Việt Nam, đối chiếu với Luật Bảo
tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản, có thể thấy Luật Di sản Văn hóa Việt Nam cịn một
số điểm chưa hoàn thiện.


Trước hết là việc phân loại đối với di sản văn hóa. Luật Di sản văn hóa Việt
<i>Nam cho rằng: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, </i>
văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm
tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng,
diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền
thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền
thống dân tộc và các tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật
chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”32. Như vậy nếu so sánh với 8
loại hình di sản văn hóa được phân chia rất cụ thể trong Luật Bảo tồn Di sản Văn
hóa của Nhật Bản (bao gồm Di sản văn hóa vật thể, Di sản văn hóa phi vật thể, Di


sản văn hóa dân gian, Cơng trình kỉ niệm, Cảnh quan văn hóa, Quần thể cơng trình
kiến trúc truyền thống, Kỹ thuật bảo tồn di sản văn hóa và Di sản văn hóa trong
lịng đất) thì hai loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong Luật Di sản
Văn hóa của Việt Nam quả thực cịn q sơ sài, dẫn đến các biện pháp bảo tồn cũng
như các chính sách chưa hồn tồn có thể sâu sát và phù hợp với đặc trưng của từng
di sản.


Ngoài ra, trải qua hơn nửa thế kỷ được hình thành và liên tục sửa đổi nội dung
để hồn thiện, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản đã xác lập những tiền đề cơ
bản để xây dựng chính sách cụ thể đối với chủ sở hữu tư nhân của di sản văn hóa.
Trong cơng cuộc bảo tồn di sản văn hóa tại Nhật Bản, chủ sở hữu đóng vai trị rất
quan trọng. Chủ sở hữu vừa là người trực tiếp quản lý di sản văn hóa, có quyền hạn




</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

được tu sửa di sản văn hóa khi bị hư hại (sau khi được cấp phép), đồng thời được
phép công khai di sản với mục đích có thêm nguồn kinh phí để duy tu bảo
dưỡng di sản cũng như để hỗ trợ việc tuyên truyền và hướng dẫn người dân trong
công tác bảo tồn di sản văn hóa. Vì là người trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm
về tình trạng hư hại, mất mát cũng như việc mua bán di sản văn hóa, dưới sự
kiểm soát nghiêm ngặt nhưng cũng được hỗ trợ từ nhiều phía của nhà nước và
các cấp địa phương nên hiển nhiên ý thức bảo tồn cũng được nâng cao và sâu
sát với thực tế hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>Tiểu kết: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<b>KẾT LUẬN </b>


Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản được ban hành chỉ 5 năm sau khi Thế
chiến II kết thúc. Với một nước Nhật bại trận, bị tàn phá tan hoang về vật chất và bị


mất đi lòng tự trọng, lòng tin về tinh thần thì di sản văn hóa có thể coi là một chỗ
dựa để phục hồi. Tuy nhiên, Luật Bảo tồn không thể được xây dựng nếu thiếu sự
quyết tâm của chính phủ, quốc hội Nhật Bản và sự hỗ trợ của GHQ. Kết quả là một
bộ luật về bảo tồn di sản có thể nói là bao quát nhất đương thời đã được ban hành
năm 1950.


Trong thập niên 1960 đến đầu thập niên 2000, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa
được liên tục bổ sung sửa đổi trong 5 lần. Việc sửa đổi một mặt điều chỉnh lại và cụ
thể hóa các quy định trước đó, mặt khác bổ sung những quy định mới mang tích cập
nhật, đáp ứng địi hỏi thực tế bảo tồn. Quá trình sửa đổi bổ sung Luật Bảo tồn Di
sản Văn hóa một mặt phản ánh sự trưởng thành của quy trình ban hành luật pháp
hiện đại tại Nhật Bản, mặt khác phản ánh những vấn đề đặt ra trong bảo tồn di sản
văn hóa của Nhật Bản trong suốt nửa thế kỷ.


Với Luật sửa đổi năm 2004, có thể nói Nhật Bản đã xây dựng được một hệ
thống quy định cụ thể và minh xác từ thể chế hành chính trong sự hợp tác và phân
vai giữa cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương, cho đến trách nhiệm của
mỗi công dân, những cá nhân hoặc tổ chức sở hữu di sản văn hóa. Bên cạnh đó,
Luật đã xây dựng cơ sở quan trọng cho các cơ quan chuyên môn thực hiện hoạt
động bảo tồn di sản một cách hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

Điều này đã ảnh hưởng quan trọng đến những chế định pháp luật về bảo vệ di sản
văn hóa của thế giới sau đó cũng như quan niệm của mọi người trong vấn đề này.


Cho đến nay sau nhiều lần chỉnh sửa, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa của Nhật
Bản vẫn chứng minh vai trò đi đầu trong lĩnh vực pháp quy liên quan đến di sản và
trở thành công cụ hữu hiệu để thực thi chế độ bảo tồn chặt chẽ và hiệu quả. Điều
này cho thấy tầm nhìn xa và toàn diện của Nhật Bản đối với vấn đề bảo vệ di sản
văn hóa truyền thống. Đây chính là yếu tố trọng yếu mang lại những thành công lớn
lao của Nhật Bản trong lĩnh vực bảo tồn nói riêng và duy trì bản sắc văn hóa nói


chung.


Từ thành công của Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản, có thể đúc rút ra
nhiều bài học cho Việt Nam. Thiết nghĩ chúng ta nên sớm nghiên cứu và hồn chỉnh
lại hệ thống chính sách về bảo tồn di sản văn hóa, mà đại diện là Luật Di sản Văn
hóa, với đối tượng bảo tồn cụ thể hơn, các biện pháp bảo tồn sâu sát, thích hợp và đi
vào thực tế hơn. Xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa,
như qua các hoạt động cắt giảm một phần thuế đối với các doanh nghiệp, cá nhân đã
có những đóng góp trực tiếp cho việc tu bổ di tích, mua cổ vật hiến tặng bảo tàng
nhà nước, tài trợ cho những chương trình nghiên cứu về di tích lịch sử.v.v. Thơng
qua đó nâng cao vai trò quản lý và định hướng của Nhà nước để sử dụng có hiệu
quả hơn nữa sự đóng góp của nhân dân cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hố. Song song với đó là tạo ra những cơ hội quản lý tốt và có trách nhiệm cho các
thành viên của cộng đồng địa phương để người dân có thể thấy được và hiểu được
trực tiếp giá trị của di sản văn hóa, từ đó góp phần nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn.


Ngoài ra, cần tăng cường hơn nữa sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các
cấp từ trung ương đến địa phương. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực
cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, nghiên cứu, các
kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người
làm công tác bảo vệ di sản ở cơ sở...


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90></div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b>Tài liệu tiếng Việt </b>


<b>1. </b>

Hồ Hoàng Hoa (2001, chủ biên), “Văn hóa Nhật - những chặng đường phát
triển”, NXB Khoa học Xã hội.


<b>2. </b>

Lý Kim Hoa (2006, chủ biên), “Để tìm hiểu văn hóa Nhật Bản”, NXB Văn
nghệ.


<b>3. </b>

Trịnh Huy Hóa (2002, biên dịch), “Đối thoại với các nền văn hóa Nhật Bản”,
NXB Trẻ.


<b>4. </b>

Hiệp hội thông tin Giáo dục Quốc tế (2003), “Tìm hiểu Nhật Bản”, NXB
Văn hóa Thơng tin.


<b>5. </b>

Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia (2006), “Luật Di sản Văn hóa và Văn bản
hướng dẫn thi hành”, NXB Chính trị Quốc Gia.


<b>6. </b>

Nguyễn Quốc Hùng (2007, chủ biên), “Lịch sử Nhật Bản”, NXB Thế Giới.

<b>7. </b>

Nguyễn Văn Kim (2002), “Nhật Bản với những mối liên hệ lịch sử, văn hố


<i>truyền thống”. Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 4 (323). </i>


<b>8. </b>

Phan Hải Linh (2010), “Bài giảng chuyên đề nghiên cứu Nhật Bản: Lịch sử
văn hóa xã hội Nhật Bản”, NXB Thế giới.


<b>9. </b>

Đào Trinh Nhất (2015, chủ biên), “Nhật Bản Duy Tân 30 năm”, NXB Thế Giới.


<b>Tài liệu tiếng Anh </b>


<b>10. </b>

Emiko Kakiuchi (2014), “Cultural heritage protection system in Japan:
current issues and prospects for the future”, National Graduate Institute for
Policy Studies.


<b>11. </b>

Emiko Kakiuchi (2003), “Protection of Cultural Properties and Sustainable
Development in Japan”, DVD produced in cooperation with the World Bank
Institute.



<b>12. </b>

Emiko Kakiuchi (2012), “Sustainable cities with with creativity: Promoting
creative urban intiatives: Theory and practice in Japan”, Ashgate Publishing
Limited.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

<b>Tài liệu tiếng Nhật </b>


<b>14. </b>

Tổng cục Văn hóa (2001), “文化財保護法五十年史” (Lịch sử 50 năm Luật


Bảo tồn Di sản Văn hóa), NXB Gyosei.


<b>15. </b>

Hội nghiên cứu Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa (2009), “文化財保護関係法令集”
(Tuyển tập các sắc lệnh liên quan đến Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa), NXB
Gyosei.


<b>16. </b>

Hội nghiên cứu Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa (2006), “最新改正 文化財保護
法” (Sửa đổi mới nhất của Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa), NXB Gyosei.


<b>17. </b>

Koji Inada (2014), “日本とフランスの遺跡保護――考古学と法・行


政・市民運動<sub>” (Bảo tồn di sản văn hóa của Nhật Bản và Pháp, khảo cổ học </sub>
và việc vận dụng giữa luật pháp – hành chính và người dân), NXB Iwanami
Shoten.


<b>18. </b>

Kenjiro Nakamura (2007), “わかりやすい文化財保護制度の解説” (Giải


thích dễ hiểu về chế độ Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa), NXB Gyosei.


<b>Tài liệu Internet </b>


<b>19. </b>

Cơ sở dữ liệu về Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa – trang web chính thức của

Tổng cục Văn hóa Nhật Bản




<b>20. </b>

Mục lục pháp lệnh Nhật Bản tập hợp toàn bộ quá trình sửa đổi Luật Bảo tồn
Di sản Văn hóa Nhật Bản – trang web chính thức của Thư viện Quốc hội
Nhật Bản


/>ZLXAQ%3d%3d.


<b>21. </b>

Trang web của Bộ Giáo dục Nhật Bản



<b>22. </b>

Thơng tin tồn văn văn bản luật pháp được thống nhất tại kỳ họp Quốc hội lần 1 –


trang web chính thức của Hạ nghị viện Nhật Bản


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

<b>PHỤ LỤC </b>


<i><b>Phụ lục 1: Số lượng di sản văn hóa được chỉ định tại các cấp địa phương</b><b>33</b><b><sub> (cập nhật đến ngày 01 tháng 05 năm </sub></b></i>


<i><b>2016) </b></i>


<b>STT Địa phƣơng </b>


<b>Di sản văn hóa </b>
<b>vật thể </b>


<b>Di sản văn hóa </b>
<b>phi vật thể </b>



<b>Di sản </b>
<b>văn hóa </b>
<b>dân gian </b>


<b>Cơng trình kỉ niệm </b>


<b>Cảnh </b>
<b>quan </b>
<b>văn </b>
<b>hóa </b>
<b>Khu </b>
<b>vực bảo </b>
<b>tồn </b>
<b>quần </b>
<b>thể </b>
<b>cơng </b>
<b>trình </b>
<b>kiến </b>
<b>trúc </b>
<b>truyền </b>
<b>thống </b>
<b>Kỹ </b>
<b>thuật </b>
<b>bảo </b>
<b>tồn </b>
<b>Tổng </b>
<b>Cơng trình </b>


<b>kiến trúc </b> <b>Tác </b>


<b>phẩm </b>
<b>mỹ </b>
<b>thuật </b>
<b>mỹ </b>
<b>nghệ </b>
<b>Nghệ </b>
<b>thuật </b>
<b>Kỹ </b>
<b>thuật </b>
<b>thủ </b>
<b>công </b>
<b>mỹ </b>
<b>nghệ </b>


<b>Khác </b> <b>Vật </b>
<b>thể </b>
<b>Phi </b>
<b>vật </b>
<b>thể </b>
<b>Di </b>
<b>tích </b>
<b>Danh </b>
<b>thắng </b>
<b>Cơng </b>
<b>trình </b>
<b>kỉ </b>
<b>niệm </b>
<b>thiên </b>
<b>nhiên </b>
<b>Số </b>


<b>lƣợng </b>
<b>Lƣợng </b>
<b>cột gỗ </b>


1 Hokkaido 22 22 60 0 0 0 6 7 26 2 33 0 0 0 156


2 Aomori 42 45 104 2 0 0 12 53 20 3 38 0 0 0 274


3 Iwate 32 32 210 0 1 0 31 34 37 3 32 0 0 0 380


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

4 Miyagi 36 44 107 0 2 1 4 45 15 2 31 0 0 0 243


5 Akita 23 56 255 0 0 0 12 46 40 3 42 0 0 0 421


6 Yamagata 46 49 340 0 3 0 7 22 32 2 70 0 0 0 522


7 Fukushima 46 53 258 0 2 0 38 49 48 7 65 0 0 1 514


8 Ibaraki 76 96 447 1 3 0 6 33 59 5 58 0 0 0 688


9 Tochigi 67 82 611 0 3 0 9 20 49 1 68 0 0 1 829


10 Gunma 53 75 153 0 1 0 7 19 85 2 99 0 0 1 420


11 Saitama 54 63 270 0 2 0 25 50 186 7 85 0 0 0 679


12 Chiba 70 78 258 0 8 0 21 57 81 3 50 0 0 0 548


13 Tokyo 61 79 275 3 4 0 17 58 327 11 63 0 0 0 819



14 Kanagawa 42 45 208 0 0 0 18 30 25 3 63 0 0 0 389


15 Niigata 24 36 202 1 6 0 14 17 46 2 56 0 0 18 386


16 Toyama 12 15 96 0 0 0 6 13 29 3 49 0 0 0 208


17 Ishikawa 42 49 192 1 5 0 4 20 24 9 50 0 0 0 347


18 Fukui 28 38 195 0 5 0 9 62 29 6 33 0 0 0 367


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

20 Nagano 73 99 155 0 1 0 5 29 70 6 104 0 0 0 443


21 Gifu 55 62 417 0 5 0 43 59 158 5 191 0 0 0 933


22 Shizuoka 53 75 272 0 1 0 10 47 35 7 122 0 0 0 547


23 Aichi 45 86 384 0 2 0 25 44 43 5 61 0 0 0 609


24 Mie 44 83 306 1 1 0 25 37 74 13 84 0 0 0 585


25 Shiga 79 104 254 0 4 0 9 7 41 17 7 0 0 1 419


26 Kyoto 113 311 239 1 9 1 2 18 21 17 15 10 0 2 448


27 Osaka 65 127 200 0 4 0 10 7 68 6 78 0 0 0 438


28 Hyogo 204 262 345 1 3 0 28 40 91 19 117 0 0 0 848


29 Nara 116 189 239 0 3 0 23 38 51 4 60 0 0 1 535



30 Wakayama 60 116 240 0 0 1 15 71 102 7 81 0 0 0 577


31 Tottori 23 61 114 0 8 0 3 41 19 9 55 0 1 0 273


32 Shimane 29 59 184 0 5 0 17 33 58 6 42 0 0 0 374


33 Okayama 121 155 197 0 7 1 10 33 59 6 34 0 0 0 468


34 Hiroshima 45 74 266 0 3 0 5 67 125 7 119 0 0 0 637


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

36 Tokushima 16 28 152 0 4 0 51 14 28 5 62 0 0 1 333


37 Kagawa 18 23 100 0 3 0 12 27 32 1 29 0 0 0 222


38 Ehime 30 38 105 1 1 0 8 35 49 12 78 0 0 0 319


39 Kochi 11 24 106 1 1 0 2 34 31 7 41 0 0 0 234


40 Fukuoka 54 86 268 3 5 0 85 70 77 5 123 0 0 1 691


41 Saga 19 31 203 0 2 0 9 18 47 0 15 0 0 0 313


42 Nagasaki 30 595 117 1 1 0 10 22 93 1 105 0 0 0 380


43 Kumamoto 46 340 172 1 0 3 9 35 79 2 37 0 0 0 384


44 Oita 207 241 268 1 0 1 13 45 108 7 78 0 0 1 729


45 Miyazaki 17 20 45 0 1 0 0 26 105 7 20 0 0 0 221



46 Kagoshima 19 33 85 3 0 0 31 60 48 2 42 0 0 0 290


47 Okinawa 20 20 98 8 5 1 19 6 54 9 49 0 0 0 269


Tổng 2,487 4,436 10,243 31 126 9 745 1,65


1


2,98


4 276 2,993 10 1 28


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<i><b>Phụ lục 2: Sơ đồ các loại hình di sản văn hóa trong luật Bảo tồn Di sản Văn </b></i>


<b>hóa 200434</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<i><b>Phụ lục 3</b><b>35</b><b>: </b></i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<i><b>Phụ lục 4: Toàn văn Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành</b><b>36</b></i>
<i><b>(Lần sửa đổi: Tháng 6/2004) </b></i>


第一章 総則


(この法律の目的)


第一条 この法律は、文化財を保存し、且つ、その活用を図り、もつて国
民の文化的向上に資するとともに、世界文化の進歩に貢献することを目的
とする。



(文化財の定義)


第二条 この法律で「文化財」とは、次に掲げるものをいう。


一 建造物、絵画、彫刻、工芸品、書跡、典籍、古文書その他の有形の文
化的所産で我が国にとつて歴史上又は芸術上価値の高いもの(これらのも
のと一体をなし てその価値を形成している土地その他の物件を含む。)並
びに考古資料及びその他の学術上価値の高い歴史資料(以下「有形文化
財」という。)


二 演劇、音楽、工芸技術その他の無形の文化的所産で我が国にとつて歴
史上又は芸術上価値の高いもの(以下「無形文化財」という。)


三 衣食住、生業、信仰、年中行事等に関する風俗慣習、民俗芸能、民俗
技術及びこれらに用いられる衣服、器具、家屋その他の物件で我が国民の
生活の推移の理解のため欠くことのできないもの(以下「民俗文化財」と
いう。)


四 貝づか、古墳、都城跡、城跡、旧宅その他の遺跡で我が国にとつて歴
史上又は学術上価値の高いもの、庭園、橋梁、峡谷、海浜、山岳その他の
名勝地で我が国 にとつて芸術上又は観賞上価値の高いもの並びに動物(生
息地、繁殖地及び渡来地を含む。)、植物(自生地を含む。)及び地質鉱


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

物(特異な自然の現象の生じ ている土地を含む。)で我が国にとつて学術
上価値の高いもの(以下「記念物」という。)


五 地域における人々の生活又は生業及び当該地域の風土により形成され
た景観地で我が国民の生活又は生業の理解のため欠くことのできないもの
(以下「文化的景観」という。)



六 周囲の環境と一体をなして歴史的風致を形成している伝統的な建造物
群で価値の高いもの(以下「伝統的建造物群」という。)


2 この法律の規定(第二十七条から第二十九条まで、第三十七条、第五十
五条第一項第四号、第百五十三条第一項第一号、第百六十五条、第百七十一
条及び附則第三条の規定を除く。)中「重要文化財」には、国宝を含むもの
とする。


3 この法律の規定(第百九条、第百十条、第百十二条、第百二十二条、
第百三十一条第一項第四号、第百五十三条第一項第七号及び第八号、第百
六十五条並びに第百七十一条の規定を除く。)中「史跡名勝天然記念物」
には、特別史跡名勝天然記念物を含むものとする。


(政府及び地方公共団体の任務)


第三条 政府及び地方公共団体は、文化財がわが国の歴史、文化等の正し
い理解のため欠くことのできないものであり、且つ、将来の文化の向上発
展の基礎をなすもの であることを認識し、その保存が適切に行われるよう
に、周到の注意をもつてこの法律の趣旨の徹底に努めなければならない。
(国民、所有者等の心構)


第四条 一般国民は、政府及び地方公共団体がこの法律の目的を達成する
ために行う措置に誠実に協力しなければならない。


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

3 政府及び地方公共団体は、この法律の執行に当つて関係者の所有権そ
の他の財産権を尊重しなければならない。


第二章 削除
第五条 削除


第六条 削除
第七条 削除
第八条 削除
第九条 削除
第十条 削除
第十一条 削除
第十二条 削除
第十三条 削除
第十四条 削除
第十五条 削除
第十六条 削除
第十七条 削除
第十八条 削除
第十九条 削除
第二十条 削除
第二十一条 削除
第二十二条 削除
第二十三条 削除
第二十四条 削除
第二十五条 削除
第二十六条 削除


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

第一節 重要文化財
第一款 指定
(指定)


第二十七条 文部科学大臣は、有形文化財のうち重要なものを重要文化財
に指定することができる。


2 文部科学大臣は、重要文化財のうち世界文化の見地から価値の高いも


ので、たぐいない国民の宝たるものを国宝に指定することができる。
(告示、通知及び指定書の交付)


第二十八条 前条の規定による指定は、その旨を官報で告示するとともに、
当該国宝又は重要文化財の所有者に通知してする。


2 前条の規定による指定は、前項の規定による官報の告示があつた日か
らその効力を生ずる。但し、当該国宝又は重要文化財の所有者に対しては、
同項の規定による通知が当該所有者に到達した時からその効力を生ずる。
3 前条の規定による指定をしたときは、文部科学大臣は、当該国宝又は
重要文化財の所有者に指定書を交付しなければならない。


4 指定書に記載すべき事項その他指定書に関し必要な事項は、文部科学
省令で定める。


5 第三項の規定により国宝の指定書の交付を受けたときは、所有者は、
三十日以内に国宝に指定された重要文化財の指定書を文部科学大臣に返付
しなければならない。


(解除)


第二十九条 国宝又は重要文化財が国宝又は重要文化財としての価値を失
つた場合その他特殊の事由があるときは、文部科学大臣は、国宝又は重要
文化財の指定を解除することができる。


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

3 第一項の規定による指定の解除には、前条第二項の規定を準用する。
4 第二項の通知を受けたときは、所有者は、三十日以内に指定書を文部
科学大臣に返付しなければならない。


5 第一項の規定により国宝の指定を解除した場合において当該有形文化


財につき重要文化財の指定を解除しないときは、文部科学大臣は、直ちに
重要文化財の指定書を所有者に交付しなければならない。


第二款 管理
(管理方法の指示)


第三十条 文化庁長官は、重要文化財の所有者に対し、重要文化財の管理
に関し必要な指示をすることができる。


(所有者の管理義務及び管理責任者)


第三十一条 重要文化財の所有者は、この法律並びにこれに基いて発する
文部科学省令及び文化庁長官の指示に従い、重要文化財を管理しなければ
ならない。


2 重要文化財の所有者は、特別の事情があるときは、適当な者をもつぱ
ら自己に代り当該重要文化財の管理の責に任ずべき者(以下この節及び第
十二章において「管理責任者」という。)に選任することができる。
3 前項の規定により管理責任者を選任したときは、重要文化財の所有者
は、文部科学省令の定める事項を記載した書面をもつて、当該管理責任者
と連署の上二十日以内に文化庁長官に届け出なければならない。管理責任
者を解任した場合も同様とする。


4 管理責任者には、前条及び第一項の規定を準用する。
(所有者又は管理責任者の変更)


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

された指定書を添えて、二十日以内に文化庁長官に届け出なければならな
い。


2 重要文化財の所有者は、管理責任者を変更したときは、文部科学省令


の定める事項を記載した書面をもつて、新管理責任者と連署の上二十日以
内に文化庁長官に届け出なければならない。この場合には、前条第三項の
規定は、適用しない。


3 重要文化財の所有者又は管理責任者は、その氏名若しくは名称又は住
所を変更したときは、文部科学省令の定める事項を記載した書面をもつて、
二十日以内に 文化庁長官に届け出なければならない。氏名若しくは名称又
は住所の変更が重要文化財の所有者に係るときは、届出の際指定書を添え
なければならない。


(管理団体による管理)


第三十二条の二 重要文化財につき、所有者が判明しない場合又は所有者
若しくは管理責任者による管理が著しく困難若しくは不適当であると明ら
かに認められる場合には、文 化庁長官は、適当な地方公共団体その他の法
人を指定して、当該重要文化財の保存のため必要な管理(当該重要文化財
の保存のため必要な施設、設備その他の物 件で当該重要文化財の所有者の
所有又は管理に属するものの管理を含む。)を行わせることができる。
2 前項の規定による指定をするには、文化庁長官は、あらかじめ、当該
重要文化財の所有者(所有者が判明しない場合を除く。)及び権原に基く
占有者並びに指定しようとする地方公共団体その他の法人の同意を得なけ
ればならない。


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

5 重要文化財の所有者又は占有者は、正当な理由がなくて、第一項の規
定による指定を受けた地方公共団体その他の法人(以下この節及び第十二
章において「管理団体」という。)が行う管理又はその管理のため必要な
措置を拒み、妨げ、又は忌避してはならない。


6 管理団体には、第三十条及び第三十一条第一項の規定を準用する。
第三十二条の三 前条第一項に規定する事由が消滅した場合その他特殊の


事由があるときは、文化庁長官は、管理団体の指定を解除することができ
る。


2 前項の規定による解除には、前条第三項及び第二十八条第二項の規定
を準用する。


第三十二条の四 管理団体が行う管理に要する費用は、この法律に特別の
定のある場合を除いて、管理団体の負担とする。


2 前項の規定は、管理団体と所有者との協議により、管理団体が行う管
理により所有者の受ける利益の限度において、管理に要する費用の一部を
所有者の負担とすることを妨げるものではない。


(滅失、き損等)


第三十三条 重要文化財の全部又は一部が滅失し、若しくはき損し、又は
これを亡失し、若しくは盗み取られたときは、所有者(管理責任者又は管
理団体がある場合は、そ の者)は、文部科学省令の定める事項を記載した
書面をもつて、その事実を知つた日から十日以内に文化庁長官に届け出な
ければならない。


(所在の変更)


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

ければならない。但し、文部科学省令 の定める場合には、届出を要せず、
若しくは届出の際指定書の添附を要せず、又は文部科学省令の定めるとこ
ろにより所在の場所を変更した後届け出ることをも つて足りる。


第三款 保護
(修理)



第三十四条の二 重要文化財の修理は、所有者が行うものとする。但し、
管理団体がある場合は、管理団体が行うものとする。


(管理団体による修理)


第三十四条の三 管理団体が修理を行う場合は、管理団体は、あらかじめ、
その修理の方法及び時期について当該重要文化財の所有者(所有者が判明
しない場合を除く。)及び権原に基く占有者の意見を聞かなければならな
い。


2 管理団体が修理を行う場合には、第三十二条の二第五項及び第三十二
条の四の規定を準用する。


(管理又は修理の補助)


第三十五条 重要文化財の管理又は修理につき多額の経費を要し、重要文
化財の所有者又は管理団体がその負担に堪えない場合その他特別の事情が
ある場合には、政府は、その経費の一部に充てさせるため、重要文化財の
所有者又は管理団体に対し補助金を交付することができる。


2 前項の補助金を交付する場合には、文化庁長官は、その補助の条件と
して管理又は修理に関し必要な事項を指示することができる。


3 文化庁長官は、必要があると認めるときは、第一項の補助金を交付す
る重要文化財の管理又は修理について指揮監督することができる。


(管理に関する命令又は勧告)


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

ときは、文化庁長官は、 所有者、管理責任者又は管理団体に対し、重要文
化財の管理をする者の選任又は変更、管理方法の改善、防火施設その他の


保存施設の設置その他管理に関し必要 な措置を命じ、又は勧告することが
できる。


2 前項の規定による命令又は勧告に基いてする措置のために要する費用
は、文部科学省令の定めるところにより、その全部又は一部を国庫の負担
とすることができる。


3 前項の規定により国庫が費用の全部又は一部を負担する場合には、前
条第三項の規定を準用する。


(修理に関する命令又は勧告)


第三十七条 文化庁長官は、国宝がき損している場合において、その保存
のため必要があると認めるときは、所有者又は管理団体に対し、その修理
について必要な命令又は勧告をすることができる。


2 文化庁長官は、国宝以外の重要文化財がき損している場合において、
その保存のため必要があると認めるときは、所有者又は管理団体に対し、
その修理について必要な勧告をすることができる。


3 前二項の規定による命令又は勧告に基いてする修理のために要する費
用は、文部科学省令の定めるところにより、その全部又は一部を国庫の負
担とすることができる。


4 前項の規定により国庫が費用の全部又は一部を負担する場合には、第
三十五条第三項の規定を準用する。


(文化庁長官による国宝の修理等の施行)


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

一 所有者、管理責任者又は管理団体が前二条の規定による命令に従わな


いとき。


二 国宝がき損している場合又は滅失し、き損し、若しくは盗み取られる
虞がある場合において、所有者、管理責任者又は管理団体に修理又は滅失、
き損若しくは盗難の防止の措置をさせることが適当でないと認められると
き。


2 前項の規定による修理又は措置をしようとするときは、文化庁長官は、
あらかじめ、所有者、管理責任者又は管理団体に対し、当該国宝の名称、
修理又は措置 の内容、着手の時期その他必要と認める事項を記載した令書
を交付するとともに、権原に基く占有者にこれらの事項を通知しなければ
ならない。


第三十九条 文化庁長官は、前条第一項の規定による修理又は措置をする
ときは、文化庁の職員のうちから、当該修理又は措置の施行及び当該国宝
の管理の責に任ずべき者を定めなければならない。


2 前項の規定により責に任ずべき者と定められた者は、当該修理又は措
置の施行に当るときは、その身分を証明する証票を携帯し、関係者の請求
があつたときは、これを示し、且つ、その正当な意見を十分に尊重しなけ
ればならない。


3 前条第一項の規定による修理又は措置の施行には、第三十二条の二第
五項の規定を準用する。


第四十条 第三十八条第一項の規定による修理又は措置のために要する費
用は、国庫の負担とする。


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

任者若しくは管理団体の責 に帰すべきとき、又は所有者若しくは管理団体
がその費用の一部を負担する能力があるときに限る。



3 前項の規定による徴収については、行政代執行法 (昭和二十三年法
律第四十三号)第五条 及び第六条 の規定を準用する。


第四十一条 第三十八条第一項の規定による修理又は措置によつて損失を
受けた者に対しては、国は、その通常生ずべき損失を補償する。


2 前項の補償の額は、文化庁長官が決定する。


3 前項の規定による補償額に不服のある者は、訴えをもつてその増額を
請求することができる。ただし、前項の補償の決定の通知を受けた日から
六箇月を経過したときは、この限りでない。


4 前項の訴えにおいては、国を被告とする。
(補助等に係る重要文化財譲渡の場合の納付金)


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

2 前項に規定する「補助金又は負担金の額」とは、補助金又は負担金の
額を、補助又は費用負担に係る修理等を施した重要文化財又はその部分に
つき文化庁長官 が個別的に定める耐用年数で除して得た金額に、更に当該
耐用年数から修理等を行つた時以後重要文化財の譲渡の時までの年数を控
除した残余の年数(一年に満 たない部分があるときは、これを切り捨て
る。)を乗じて得た金額に相当する金額とする。


3 補助又は費用負担に係る修理等が行われた後、当該重要文化財が所有
者等の責に帰することのできない事由により著しくその価値を減じた場合
又は当該重要文化財を国に譲り渡した場合には、文化庁長官は、納付金額
の全部又は一部の納付を免除することができる。


4 文化庁長官の指定する期限までに納付金額を完納しないときは、国税
滞納処分の例により、これを徴収することができる。この場合における徴


収金の先取特権の順位は、国税及び地方税に次ぐものとする。


5 納付金額を納付する者が相続人、受遺者又は受贈者であるときは、第
一号に定める相続税額又は贈与税額と第二号に定める額との差額に相当す
る金額を第三号 に定める年数で除して得た金額に第四号に定める年数を乗
じて得た金額をその者が納付すべき納付金額から控除するものとする。
一 当該重要文化財の取得につきその者が納付した、又は納付すべき相続
税額又は贈与税額


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

三 第二項の規定により当該重要文化財又はその部分につき文化庁長官が
定めた耐用年数から当該重要文化財又はその部分の修理等を行つた時以後
当該重要文化財の相続、遺贈又は贈与の時までの年数を控除した残余の年
数(一年に満たない部分があるときは、これを切り捨てる。)


四 第二項に規定する当該重要文化財又はその部分についての残余の耐用年


6 前項第二号に掲げる第一項の補助金又は負担金の額については、第二
項の規定を準用する。この場合において、同項中「譲渡の時」とあるのは、
「相続、遺贈又は贈与の時」と読み替えるものとする。


7 第一項の規定により納付金額を納付する者の同項に規定する譲渡に係
る所得税法 (昭和四十年法律第三十三号)第三十三条第一項 に規定する
譲渡所得の金額の計算については、第一項の規定により納付する金額は、
同条第三項 に規定する資産の譲渡に要した費用とする。


(現状変更等の制限)


第四十三条 重要文化財に関しその現状を変更し、又はその保存に影響を
及ぼす行為をしようとするときは、文化庁長官の許可を受けなければなら


ない。ただし、現状の変 更については維持の措置又は非常災害のために必
要な応急措置を執る場合、保存に影響を及ぼす行為については影響の軽微
である場合は、この限りでない。


2 前項但書に規定する維持の措置の範囲は、文部科学省令で定める。
3 文化庁長官は、第一項の許可を与える場合において、その許可の条件
として同項の現状の変更又は保存に影響を及ぼす行為に関し必要な指示を
することができる。


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

5 第一項の許可を受けることができなかつたことにより、又は第三項の
許可の条件を付せられたことによつて損失を受けた者に対しては、国は、
その通常生ずべき損失を補償する。


6 前項の場合には、第四十一条第二項から第四項までの規定を準用する。
(修理の届出等)


第四十三条の二 重要文化財を修理しようとするときは、所有者又は管理
団体は、修理に着手しようとする日の三十日前までに、文部科学省令の定
めるところにより、文化庁長 官にその旨を届け出なければならない。但し、
前条第一項の規定により許可を受けなければならない場合その他文部科学
省令の定める場合は、この限りでない。


2 重要文化財の保護上必要があると認めるときは、文化庁長官は、前項
の届出に係る重要文化財の修理に関し技術的な指導と助言を与えることが
できる。


(輸出の禁止)


第四十四条 重要文化財は、輸出してはならない。但し、文化庁長官が文
化の国際的交流その他の事由により特に必要と認めて許可した場合は、こ


の限りでない。


(環境保全)


第四十五条 文化庁長官は、重要文化財の保存のため必要があると認める
ときは、地域を定めて一定の行為を制限し、若しくは禁止し、又は必要な
施設をすることを命ずることができる。


2 前項の規定による処分によつて損失を受けた者に対しては、国は、そ
の通常生ずべき損失を補償する。


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

第四十六条 重要文化財を有償で譲り渡そうとする者は、譲渡の相手方、
予定対価の額(予定対価が金銭以外のものであるときは、これを時価を基
準として金銭に見積つた 額。以下同じ。)その他文部科学省令で定める事
項を記載した書面をもつて、まず文化庁長官に国に対する売渡しの申出を
しなければならない。


2 前項の書面においては、当該相手方に対して譲り渡したい事情を記載
することができる。


3 文化庁長官は、前項の規定により記載された事情を相当と認めるとき
は、当該申出のあつた後三十日以内に当該重要文化財を買い取らない旨の
通知をするものとする。


4 第一項の規定による売渡しの申出のあつた後三十日以内に文化庁長官
が当該重要文化財を国において買い取るべき旨の通知をしたときは、第一
項の規定による申出書に記載された予定対価の額に相当する代金で、売買
が成立したものとみなす。


5 第一項に規定する者は、前項の期間(その期間内に文化庁長官が当該


重要文化財を買い取らない旨の通知をしたときは、その時までの期間)内
は、当該重要文化財を譲り渡してはならない。


(管理団体による買取りの補助)


第四十六条の二 国は、管理団体である地方公共団体その他の法人が、そ
の管理に係る重要文化財(建造物その他の土地の定着物及びこれと一体の
ものとして当該重要文化財に 指定された土地に限る。)で、その保存のた
め特に買い取る必要があると認められるものを買い取る場合には、その買
取りに要する経費の一部を補助することが できる。


2 前項の場合には、第三十五条第二項及び第三項並びに第四十二条の規
定を準用する。


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

第四十七条 重要文化財の所有者(管理団体がある場合は、その者)は、
文化庁長官の定める条件により、文化庁長官に重要文化財の管理(管理団
体がある場合を除く。)又は修理を委託することができる。


2 文化庁長官は、重要文化財の保存上必要があると認めるときは、所有
者(管理団体がある場合は、その者)に対し、条件を示して、文化庁長官
にその管理(管理団体がある場合を除く。)又は修理を委託するように勧
告することができる。


3 前二項の規定により文化庁長官が管理又は修理の委託を受けた場合に
は、第三十九条第一項及び第二項の規定を準用する。


4 重要文化財の所有者、管理責任者又は管理団体は、文部科学省令の定
めるところにより、文化庁長官に重要文化財の管理又は修理に関し技術的
指導を求めることができる。



第四款 公開
(公開)


第四十七条の二 重要文化財の公開は、所有者が行うものとする。但し、
管理団体がある場合は、管理団体が行うものとする。


2 前項の規定は、所有者又は管理団体の出品に係る重要文化財を、所有
者及び管理団体以外の者が、この法律の規定により行う公開の用に供する
ことを妨げるものではない。


3 管理団体は、その管理する重要文化財を公開する場合には、当該重要
文化財につき観覧料を徴収することができる。


(文化庁長官による公開)


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

他の施設において文化庁長官の行う公開の用に供するため重要文化財を出
品することを勧告することができ る。


2 文化庁長官は、国庫が管理又は修理につき、その費用の全部若しくは
一部を負担し、又は補助金を交付した重要文化財の所有者(管理団体があ
る場合は、その 者)に対し、一年以内の期間を限つて、国立博物館その他
の施設において文化庁長官の行う公開の用に供するため当該重要文化財を
出品することを命ずることが できる。


3 文化庁長官は、前項の場合において必要があると認めるときは、一年
以内の期間を限つて、出品の期間を更新することができる。但し、引き続
き五年をこえてはならない。


4 第二項の命令又は前項の更新があつたときは、重要文化財の所有者又
は管理団体は、その重要文化財を出品しなければならない。



5 前四項に規定する場合の外、文化庁長官は、重要文化財の所有者(管
理団体がある場合は、その者)から国立博物館その他の施設において文化
庁長官の行う公 開の用に供するため重要文化財を出品したい旨の申出があ
つた場合において適当と認めるときは、その出品を承認することができる。
第四十九条 文化庁長官は、前条の規定により重要文化財が出品されたと
きは、第百八十五条に規定する場合を除いて、文化庁の職員のうちから、
その重要文化財の管理の責に任ずべき者を定めなければならない。


第五十条 第四十八条の規定による出品のために要する費用は、文部科学
省令の定める基準により、国庫の負担とする。


2 政府は、第四十八条の規定により出品した所有者又は管理団体に対し、
文部科学省令の定める基準により、給与金を支給する。


(所有者等による公開)


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

2 文化庁長官は、国庫が管理、修理又は買取りにつき、その費用の全部
若しくは一部を負担し、又は補助金を交付した重要文化財の所有者又は管
理団体に対し、三箇月以内の期間を限つて、その公開を命ずることができ
る。


3 前項の場合には、第四十八条第四項の規定を準用する。


4 文化庁長官は、重要文化財の所有者又は管理団体に対し、前三項の規
定による公開及び当該公開に係る重要文化財の管理に関し必要な指示をす
ることができる。


5 重要文化財の所有者、管理責任者又は管理団体が前項の指示に従わな
い場合には、文化庁長官は、公開の停止又は中止を命ずることができる。


6 第二項及び第三項の規定による公開のために要する費用は、文部科学
省令の定めるところにより、その全部又は一部を国庫の負担とすることが
できる。


7 前項に規定する場合のほか、重要文化財の所有者又は管理団体がその
所有又は管理に係る重要文化財を公開するために要する費用は、文部科学
省令で定めるところにより、その全部又は一部を国庫の負担とすることが
できる。


第五十一条の二 前条の規定による公開の場合を除き、重要文化財の所在
の場所を変更してこれを公衆の観覧に供するため第三十四条の規定による
届出があつた場合には、前条第四項及び第五項の規定を準用する。


(損失の補償)


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

理団体の責に帰すべき事由によつて 滅失し、又はき損した場合は、この限
りでない。


2 前項の場合には、第四十一条第二項から第四項までの規定を準用する。
(所有者等以外の者による公開)


第五十三条 重要文化財の所有者及び管理団体以外の者がその主催する展
覧会その他の催しにおいて重要文化財を公衆の観覧に供しようとするとき
は、文化庁長官の許可を 受けなければならない。ただし、文化庁長官以外
の国の機関若しくは地方公共団体があらかじめ文化庁長官の承認を受けた
博物館その他の施設(以下この項にお いて「公開承認施設」という。)に
おいて展覧会その他の催しを主催する場合又は公開承認施設の設置者が当
該公開承認施設においてこれらを主催する場合は、 この限りでない。
2 前項ただし書の場合においては、同項に規定する催しを主催した者
(文化庁長官を除く。)は、重要文化財を公衆の観覧に供した期間の最終


日の翌日から起算して二十日以内に、文部科学省令で定める事項を記載し
た書面をもつて、文化庁長官に届け出るものとする。


3 文化庁長官は、第一項の許可を与える場合において、その許可の条件
として、許可に係る公開及び当該公開に係る重要文化財の管理に関し必要
な指示をすることができる。


4 第一項の許可を受けた者が前項の許可の条件に従わなかつたときは、
文化庁長官は、許可に係る公開の停止を命じ、又は許可を取り消すことが
できる。


第五款 調査
(保存のための調査)


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

第五十五条 文化庁長官は、次の各号の一に該当する場合において、前条
の報告によつてもなお重要文化財に関する状況を確認することができず、
かつ、その確認のため他 に方法がないと認めるときは、調査に当たる者を
定め、その所在する場所に立ち入つてその現状又は管理、修理若しくは環
境保全の状況につき実地調査をさせる ことができる。


一 重要文化財に関し現状の変更又は保存に影響を及ぼす行為につき許可
の申請があつたとき。


二 重要文化財がき損しているとき又はその現状若しくは所在の場所につ
き変更があつたとき。


三 重要文化財が滅失し、き損し、又は盗み取られる虞のあるとき。
四 特別の事情によりあらためて国宝又は重要文化財としての価値を鑑査
する必要があるとき。



2 前項の規定により立ち入り、調査する場合においては、当該調査に当
る者は、その身分を証明する証票を携帯し、関係者の請求があつたときは、
これを示し、且つ、その正当な意見を十分に尊重しなければならない。
3 第一項の規定による調査によつて損失を受けた者に対しては、国は、
その通常生ずべき損失を補償する。


4 前項の場合には、第四十一条第二項から第四項までの規定を準用する。
第六款 雑則


(所有者変更等に伴う権利義務の承継)


第五十六条 重要文化財の所有者が変更したときは、新所有者は、当該重
要文化財に関しこの法律に基いてする文化庁長官の命令、勧告、指示その
他の処分による旧所有者の権利義務を承継する。


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

3 管理団体が指定され、又はその指定が解除された場合には、第一項の
規定を準用する。但し、管理団体が指定された場合には、もつぱら所有者
に属すべき権利義務については、この限りでない。


第二節 登録有形文化財
(有形文化財の登録)


第五十七条 文部科学大臣は、重要文化財以外の有形文化財(第百八十二
条第二項に規定する指定を地方公共団体が行つているものを除く。)のう
ち、その文化財としての価値にかんがみ保存及び活用のための措置が特に
必要とされるものを文化財登録原簿に登録することができる。


2 文部科学大臣は、前項の規定による登録をしようとするときは、あら
かじめ、関係地方公共団体の意見を聴くものとする。



3 文化財登録原簿に記載すべき事項その他文化財登録原簿に関し必要な
事項は、文部科学省令で定める。


(告示、通知及び登録証の交付)


第五十八条 前条第一項の規定による登録をしたときは、速やかに、その
旨を官報で告示するとともに、当該登録をされた有形文化財(以下「登録
有形文化財」という。)の所有者に通知する。


2 前条第一項の規定による登録は、前項の規定による官報の告示があつ
た日からその効力を生ずる。ただし、当該登録有形文化財の所有者に対し
ては、同項の規定による通知が当該所有者に到達した時からその効力を生
ずる。


3 前条第一項の規定による登録をしたときは、文部科学大臣は、当該登
録有形文化財の所有者に登録証を交付しなければならない。


4 登録証に記載すべき事項その他登録証に関し必要な事項は、文部科学
省令で定める。


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

第五十九条 文部科学大臣は、登録有形文化財について、第二十七条第一
項の規定により重要文化財に指定したときは、その登録を抹消するものと
する。


2 文部科学大臣は、登録有形文化財について、第百八十二条第二項に規
定する指定を地方公共団体が行つたときは、その登録を抹消するものとす
る。ただし、当 該登録有形文化財について、その保存及び活用のための措
置を講ずる必要があり、かつ、その所有者の同意がある場合は、この限り
でない。



3 文部科学大臣は、登録有形文化財についてその保存及び活用のための
措置を講ずる必要がなくなつた場合その他特殊の事由があるときは、その
登録を抹消することができる。


4 前三項の規定により登録の抹消をしたときは、速やかに、その旨を官
報で告示するとともに、当該登録有形文化財の所有者に通知する。


5 第一項から第三項までの規定による登録の抹消には、前条第二項の規
定を準用する。


6 第四項の通知を受けたときは、所有者は、三十日以内に登録証を文部
科学大臣に返付しなければならない。


(登録有形文化財の管理)


第六十条 登録有形文化財の所有者は、この法律及びこれに基づく文部科
学省令に従い、登録有形文化財を管理しなければならない。


2 登録有形文化財の所有者は、特別の事情があるときは、適当な者を専
ら自己に代わり当該登録有形文化財の管理の責めに任ずべき者(以下この
節において「管理責任者」という。)に選任することができる。


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

方公共団体の意見を聴いて、適当な地方公共団体その他の法人を、当該登
録有形文化財の保存のため必 要な管理(当該登録有形文化財の保存のため
必要な施設、設備その他の物件で当該登録有形文化財の所有者の所有又は
管理に属するものの管理を含む。)を行う 団体(以下この節において「管
理団体」という。)に指定することができる。


4 登録有形文化財の管理には、第三十一条第三項、第三十二条、第三十
二条の二第二項から第五項まで、第三十二条の三及び第三十二条の四の規


定を準用する。


5 登録有形文化財の管理責任者及び管理団体には、第一項の規定を準用
する。


(登録有形文化財の滅失、き損等)


第六十一条 登録有形文化財の全部又は一部が滅失し、若しくはき損し、
又はこれを亡失し、若しくは盗み取られたときは、所有者(管理責任者又
は管理団体がある場合 は、その者)は、文部科学省令で定める事項を記載
した書面をもつて、その事実を知つた日から十日以内に文化庁長官に届け
出なければならない。


(登録有形文化財の所在の変更)


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

第六十三条 登録有形文化財の修理は、所有者が行うものとする。ただし、
管理団体がある場合は、管理団体が行うものとする。


2 管理団体が修理を行う場合には、第三十二条の二第五項、第三十二条
の四及び第三十四条の三第一項の規定を準用する。


(登録有形文化財の現状変更の届出等)


第六十四条 登録有形文化財に関しその現状を変更しようとする者は、現
状を変更しようとする日の三十日前までに、文部科学省令で定めるところ
により、文化庁長官にそ の旨を届け出なければならない。ただし、維持の
措置若しくは非常災害のために必要な応急措置又は他の法令の規定による
現状の変更を内容とする命令に基づく 措置を執る場合は、この限りでない。
2 前項ただし書に規定する維持の措置の範囲は、文部科学省令で定める。
3 登録有形文化財の保護上必要があると認めるときは、文化庁長官は、


第一項の届出に係る登録有形文化財の現状の変更に関し必要な指導、助言
又は勧告をすることができる。


(登録有形文化財の輸出の届出)


第六十五条 登録有形文化財を輸出しようとする者は、輸出しようとする
日の三十日前までに、文部科学省令で定めるところにより、文化庁長官に
その旨を届け出なければならない。


2 登録有形文化財の保護上必要があると認めるときは、文化庁長官は、
前項の届出に係る登録有形文化財の輸出に関し必要な指導、助言又は勧告
をすることができる。


(登録有形文化財の管理又は修理に関する技術的指導)


第六十六条 登録有形文化財の所有者、管理責任者又は管理団体は、文部
科学省令で定めるところにより、文化庁長官に登録有形文化財の管理又は
修理に関し技術的指導を求めることができる。


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

第六十七条 登録有形文化財の公開は、所有者が行うものとする。ただし、
管理団体がある場合は、管理団体が行うものとする。


2 前項の規定は、登録有形文化財の所有者及び管理団体以外の者が、所
有者(管理団体がある場合は、その者)の同意を得て、登録有形文化財を
公開の用に供することを妨げるものではない。


3 管理団体が行う登録有形文化財の公開には、第四十七条の二第三項の
規定を準用する。


4 登録有形文化財の活用上必要があると認めるときは、文化庁長官は、


登録有形文化財の所有者又は管理団体に対し、登録有形文化財の公開及び
当該公開に係る登録有形文化財の管理に関し、必要な指導又は助言をする
ことができる。


(登録有形文化財の現状等の報告)


第六十八条 文化庁長官は、必要があると認めるときは、登録有形文化財
の所有者、管理責任者又は管理団体に対し、登録有形文化財の現状又は管
理若しくは修理の状況につき報告を求めることができる。


(所有者変更に伴う登録証の引渡し)


第六十九条 登録有形文化財の所有者が変更したときは、旧所有者は、当
該登録有形文化財の引渡しと同時にその登録証を新所有者に引き渡さなけ
ればならない。


第三節 重要文化財及び登録有形文化財以外の有形文化財
(技術的指導)


第七十条 重要文化財及び登録有形文化財以外の有形文化財の所有者は、
文部科学省令の定めるところにより、文化庁長官に有形文化財の管理又は
修理に関し技術的指導を求めることができる。


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

第七十一条 文部科学大臣は、無形文化財のうち重要なものを重要無形文
化財に指定することができる。


2 文部科学大臣は、前項の規定による指定をするに当たつては、当該重
要無形文化財の保持者又は保持団体(無形文化財を保持する者が主たる構
成員となつている団体で代表者の定めのあるものをいう。以下同じ。)を
認定しなければならない。



3 第一項の規定による指定は、その旨を官報で告示するとともに、当該
重要無形文化財の保持者又は保持団体として認定しようとするもの(保持
団体にあつては、その代表者)に通知してする。


4 文部科学大臣は、第一項の規定による指定をした後においても、当該
重要無形文化財の保持者又は保持団体として認定するに足りるものがある
と認めるときは、そのものを保持者又は保持団体として追加認定すること
ができる。


5 前項の規定による追加認定には、第三項の規定を準用する。
(重要無形文化財の指定等の解除)


第七十二条 重要無形文化財が重要無形文化財としての価値を失つた場合
その他特殊の事由があるときは、文部科学大臣は、重要無形文化財の指定
を解除することができる。


2 保持者が心身の故障のため保持者として適当でなくなつたと認められ
る場合、保持団体がその構成員の異動のため保持団体として適当でなくな
つたと認められる場合その他特殊の事由があるときは、文部科学大臣は、
保持者又は保持団体の認定を解除することができる。


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

4 保持者が死亡したとき、又は保持団体が解散したとき(消滅したとき
を含む。以下この条及び次条において同じ。)は、当該保持者又は保持団
体の認定は解除 されたものとし、保持者のすべてが死亡したとき、又は保
持団体のすべてが解散したときは、重要無形文化財の指定は解除されたも
のとする。この場合には、文 部科学大臣は、その旨を官報で告示しなけれ
ばならない。


(保持者の氏名変更等)



第七十三条 保持者が氏名若しくは住所を変更し、又は死亡したとき、そ
の他文部科学省令の定める事由があるときは、保持者又はその相続人は、
文部科学省令の定める事 項を記載した書面をもつて、その事由の生じた日
(保持者の死亡に係る場合は、相続人がその事実を知つた日)から二十日
以内に文化庁長官に届け出なければな らない。保持団体が名称、事務所の
所在地若しくは代表者を変更し、構成員に異動を生じ、又は解散したとき
も、代表者(保持団体が解散した場合にあつては、 代表者であつた者)に
ついて、同様とする。


(重要無形文化財の保存)


第七十四条 文化庁長官は、重要無形文化財の保存のため必要があると認
めるときは、重要無形文化財について自ら記録の作成、伝承者の養成その
他その保存のため適当な 措置を執ることができるものとし、国は、保持者、
保持団体又は地方公共団体その他その保存に当たることを適当と認める者
に対し、その保存に要する経費の一 部を補助することができる。


2 前項の規定により補助金を交付する場合には、第三十五条第二項及び
第三項の規定を準用する。


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

第七十五条 文化庁長官は、重要無形文化財の保持者又は保持団体に対し
重要無形文化財の公開を、重要無形文化財の記録の所有者に対しその記録
の公開を勧告することができる。


2 重要無形文化財の保持者又は保持団体が重要無形文化財を公開する場
合には、第五十一条第七項の規定を準用する。


3 重要無形文化財の記録の所有者がその記録を公開する場合には、国は、
その公開に要する経費の一部を補助することができる。



(重要無形文化財の保存に関する助言又は勧告)


第七十六条 文化庁長官は、重要無形文化財の保持者若しくは保持団体又
は地方公共団体その他その保存に当たることを適当と認める者に対し、重
要無形文化財の保存のため必要な助言又は勧告をすることができる。
(重要無形文化財以外の無形文化財の記録の作成等)


第七十七条 文化庁長官は、重要無形文化財以外の無形文化財のうち特に
必要のあるものを選択して、自らその記録を作成し、保存し、又は公開す
ることができるものと し、国は、適当な者に対し、当該無形文化財の公開
又はその記録の作成、保存若しくは公開に要する経費の一部を補助するこ
とができる。


2 前項の規定により補助金を交付する場合には、第三十五条第二項及び
第三項の規定を準用する。


第五章 民俗文化財


(重要有形民俗文化財及び重要無形民俗文化財の指定)


第七十八条 文部科学大臣は、有形の民俗文化財のうち特に重要なものを
重要有形民俗文化財に、無形の民俗文化財のうち特に重要なものを重要無
形民俗文化財に指定することができる。


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

3 第一項の規定による重要無形民俗文化財の指定は、その旨を官報に告
示してする。


(重要有形民俗文化財及び重要無形民俗文化財の指定の解除)



第七十九条 重要有形民俗文化財又は重要無形民俗文化財が重要有形民俗
文化財又は重要無形民俗文化財としての価値を失つた場合その他特殊の事
由があるときは、文部科学大臣は、重要有形民俗文化財又は重要無形民俗
文化財の指定を解除することができる。


2 前項の規定による重要有形民俗文化財の指定の解除には、第二十九条
第二項から第四項までの規定を準用する。


3 第一項の規定による重要無形民俗文化財の指定の解除は、その旨を官
報に告示してする。


(重要有形民俗文化財の管理)


第八十条 重要有形民俗文化財の管理には、第三十条から第三十四条まで
の規定を準用する。


(重要有形民俗文化財の保護)


第八十一条 重要有形民俗文化財に関しその現状を変更し、又はその保存
に影響を及ぼす行為をしようとする者は、現状を変更し、又は保存に影響
を及ぼす行為をしようと する日の二十日前までに、文部科学省令の定める
ところにより、文化庁長官にその旨を届け出なければならない。ただし、
文部科学省令の定める場合は、この限 りでない。


2 重要有形民俗文化財の保護上必要があると認めるときは、文化庁長官
は、前項の届出に係る重要有形民俗文化財の現状変更又は保存に影響を及
ぼす行為に関し必要な事項を指示することができる。


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

第八十三条 重要有形民俗文化財の保護には、第三十四条の二から第三十
六条まで、第三十七条第二項から第四項まで、第四十二条、第四十六条及


び第四十七条の規定を準用する。


(重要有形民俗文化財の公開)


第八十四条 重要有形民俗文化財の所有者及び管理団体(第八十条で準用
する第三十二条の二第一項の規定による指定を受けた地方公共団体その他
の法人をいう。以下この 章及び第十二章において同じ。)以外の者がその
主催する展覧会その他の催しにおいて重要有形民俗文化財を公衆の観覧に
供しようとするときは、文部科学省令 の定める事項を記載した書面をもつ
て、観覧に供しようとする最初の日の三十日前までに、文化庁長官に届け
出なければならない。ただし、文化庁長官以外の国 の機関若しくは地方公
共団体があらかじめ文化庁長官から事前の届出の免除を受けた博物館その
他の施設(以下この項において「公開事前届出免除施設」とい う。)にお
いて展覧会その他の催しを主催する場合又は公開事前届出免除施設の設置
者が当該公開事前届出免除施設においてこれらを主催する場合には、重要
有 形民俗文化財を公衆の観覧に供した期間の最終日の翌日から起算して二
十日以内に、文化庁長官に届け出ることをもつて足りる。


2 前項本文の届出に係る公開には、第五十一条第四項及び第五項の規定
を準用する。


第八十五条 重要有形民俗文化財の公開には、第四十七条の二から第五十
二条までの規定を準用する。


(重要有形民俗文化財の保存のための調査及び所有者変更等に伴う権利義
務の承継)


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

の管理団体が指定され、若しくはその指定が解除された場合には、第五十
六条の規定を準用する。



(重要無形民俗文化財の保存)


第八十七条 文化庁長官は、重要無形民俗文化財の保存のため必要がある
と認めるときは、重要無形民俗文化財について自ら記録の作成その他その
保存のため適当な措置を 執ることができるものとし、国は、地方公共団体
その他その保存に当たることを適当と認める者に対し、その保存に要する
経費の一部を補助することができる。


2 前項の規定により補助金を交付する場合には、第三十五条第二項及び
第三項の規定を準用する。


(重要無形民俗文化財の記録の公開)


第八十八条 文化庁長官は、重要無形民俗文化財の記録の所有者に対し、
その記録の公開を勧告することができる。


2 重要無形民俗文化財の記録の所有者がその記録を公開する場合には、
第七十五条第三項の規定を準用する。


(重要無形民俗文化財の保存に関する助言又は勧告)


第八十九条 文化庁長官は、地方公共団体その他重要無形民俗文化財の保
存に当たることを適当と認める者に対し、その保存のため必要な助言又は
勧告をすることができる。


(登録有形民俗文化財)


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

3 前二項の規定により登録された有形の民俗文化財(以下「登録有形民
俗文化財」という。)については、第三章第二節(第五十七条の規定を除
く。)の規定を 準用する。この場合において、第六十四条第一項及び第六


十五条第一項中「三十日前」とあるのは「二十日前」と、第六十四条第一
項ただし書中「維持の措置若 しくは非常災害のために必要な応急措置又は
他の法令の規定による現状の変更を内容とする命令に基づく措置を執る場
合」とあるのは「文部科学省令で定める場 合」と読み替えるものとする。
(重要無形民俗文化財以外の無形の民俗文化財の記録の作成等)


第九十一条 重要無形民俗文化財以外の無形の民俗文化財には、第七十七
条の規定を準用する。


第六章 埋蔵文化財


(調査のための発掘に関する届出、指示及び命令)


第九十二条 土地に埋蔵されている文化財(以下「埋蔵文化財」とい
う。)について、その調査のため土地を発掘しようとする者は、文部科学
省令の定める事項を記載した 書面をもつて、発掘に着手しようとする日の
三十日前までに文化庁長官に届け出なければならない。ただし、文部科学
省令の定める場合は、この限りでない。


2 埋蔵文化財の保護上特に必要があると認めるときは、文化庁長官は、
前項の届出に係る発掘に関し必要な事項及び報告書の提出を指示し、又は
その発掘の禁止、停止若しくは中止を命ずることができる。


(土木工事等のための発掘に関する届出及び指示)


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

2 埋蔵文化財の保護上特に必要があると認めるときは、文化庁長官は、
前項で準用する前条第一項の届出に係る発掘に関し、当該発掘前における
埋蔵文化財の記録の作成のための発掘調査の実施その他の必要な事項を指
示することができる。



(国の機関等が行う発掘に関する特例)


第九十四条 国の機関、地方公共団体又は国若しくは地方公共団体の設立
に係る法人で政令の定めるもの(以下この条及び第九十七条において「国
の機関等」と総称す る。)が、前条第一項に規定する目的で周知の埋蔵文
化財包蔵地を発掘しようとする場合においては、同条の規定を適用しない
ものとし、当該国の機関等は、当 該発掘に係る事業計画の策定に当たつて、
あらかじめ、文化庁長官にその旨を通知しなければならない。


2 文化庁長官は、前項の通知を受けた場合において、埋蔵文化財の保護
上特に必要があると認めるときは、当該国の機関等に対し、当該事業計画
の策定及びその実施について協議を求めるべき旨の通知をすることができ
る。


3 前項の通知を受けた国の機関等は、当該事業計画の策定及びその実施
について、文化庁長官に協議しなければならない。


4 文化庁長官は、前二項の場合を除き、第一項の通知があつた場合にお
いて、当該通知に係る事業計画の実施に関し、埋蔵文化財の保護上必要な
勧告をすることができる。


5 前各項の場合において、当該国の機関等が各省各庁の長(国有財産法
(昭和二十三年法律第七十三号)第四条第二項 に規定する各省各庁の長を
いう。以下同じ。)であるときは、これらの規定に規定する通知、協議又
は勧告は、文部科学大臣を通じて行うものとする。


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

第九十五条 国及び地方公共団体は、周知の埋蔵文化財包蔵地について、
資料の整備その他その周知の徹底を図るために必要な措置の実施に努めな
ければならない。



2 国は、地方公共団体が行う前項の措置に関し、指導、助言その他の必
要と認められる援助をすることができる。


(遺跡の発見に関する届出、停止命令等)


第九十六条 土地の所有者又は占有者が出土品の出土等により貝づか、住
居跡、古墳その他遺跡と認められるものを発見したときは、第九十二条第
一項の規定による調査に 当たつて発見した場合を除き、その現状を変更す
ることなく、遅滞なく、文部科学省令の定める事項を記載した書面をもつ
て、その旨を文化庁長官に届け出なけ ればならない。ただし、非常災害の
ために必要な応急措置を執る場合は、その限度において、その現状を変更
することを妨げない。


2 文化庁長官は、前項の届出があつた場合において、当該届出に係る遺
跡が重要なものであり、かつ、その保護のため調査を行う必要があると認
めるときは、そ の土地の所有者又は占有者に対し、期間及び区域を定めて、
その現状を変更することとなるような行為の停止又は禁止を命ずることが
できる。ただし、その期間 は、三月を超えることができない。


3 文化庁長官は、前項の命令をしようとするときは、あらかじめ、関係
地方公共団体の意見を聴かなければならない。


4 第二項の命令は、第一項の届出があつた日から起算して一月以内にし
なければならない。


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

当該命令の期間が、同項の期間と通算して六月を超えることとなつてはな
らない。


6 第二項及び前項の期間を計算する場合においては、第一項の届出があ
つた日から起算して第二項の命令を発した日までの期間が含まれるものと


する。


7 文化庁長官は、第一項の届出がなされなかつた場合においても、第二
項及び第五項に規定する措置を執ることができる。


8 文化庁長官は、第二項の措置を執つた場合を除き、第一項の届出がな
された場合には、当該遺跡の保護上必要な指示をすることができる。前項
の規定により第二項の措置を執つた場合を除き、第一項の届出がなされな
かつたときも、同様とする。


9 第二項の命令によつて損失を受けた者に対しては、国は、その通常生
ずべき損失を補償する。


10 前項の場合には、第四十一条第二項から第四項までの規定を準用す
る。


(国の機関等の遺跡の発見に関する特例)


第九十七条 国の機関等が前条第一項に規定する発見をしたときは、同条
の規定を適用しないものとし、第九十二条第一項又は第九十九条第一項の
規定による調査に当たつ て発見した場合を除き、その現状を変更すること
なく、遅滞なく、その旨を文化庁長官に通知しなければならない。ただし、
非常災害のために必要な応急措置を 執る場合は、その限度において、その
現状を変更することを妨げない。


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

3 前項の通知を受けた国の機関等は、文化庁長官に協議しなければなら
ない。


4 文化庁長官は、前二項の場合を除き、第一項の通知があつた場合にお
いて、当該遺跡の保護上必要な勧告をすることができる。



5 前各項の場合には、第九十四条第五項の規定を準用する。
(文化庁長官による発掘の施行)


第九十八条 文化庁長官は、歴史上又は学術上の価値が特に高く、かつ、
その調査が技術的に困難なため国において調査する必要があると認められ
る埋蔵文化財については、その調査のため土地の発掘を施行することがで
きる。


2 前項の規定により発掘を施行しようとするときは、文化庁長官は、あ
らかじめ、当該土地の所有者及び権原に基づく占有者に対し、発掘の目的、
方法、着手の時期その他必要と認める事項を記載した令書を交付しなけれ
ばならない。


3 第一項の場合には、第三十九条(同条第三項において準用する第三十
二条の二第五項の規定を含む。)及び第四十一条の規定を準用する。
(地方公共団体による発掘の施行)


第九十九条 地方公共団体は、文化庁長官が前条第一項の規定により発掘
を施行するものを除き、埋蔵文化財について調査する必要があると認める
ときは、埋蔵文化財を包蔵すると認められる土地の発掘を施行することが
できる。


2 地方公共団体は、前項の発掘に関し、事業者に対し協力を求めること
ができる。


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

4 国は、地方公共団体に対し、第一項の発掘に要する経費の一部を補助
することができる。


(返還又は通知等)



第百条 第九十八条第一項の規定による発掘により文化財を発見した場合
において、文化庁長官は、当該文化財の所有者が判明しているときはこれ
を所有者に返還し、 所有者が判明しないときは、遺失物法(平成十八年法
律第七十三号)第四条第一項の規定にかかわらず、警察署長にその旨を通
知することをもつて足りる。


2 前項の規定は、前条第一項の規定による発掘により都道府県又は地方
自治法 (昭和二十二年法律第六十七号)第二百五十二条の十九第一項 の
指定都市(以下「指定都市」という。)若しくは同法第二百五十二条の二
十二第一項 の中核市(以下「指定都市等」という。)の教育委員会が文化
財を発見した場合における当該教育委員会について準用する。


3 第一項(前項において準用する場合を含む。)の通知を受けたときは、
警察署長は、直ちに当該文化財につき遺失物法第七条第一項の規定による
公告をしなければならない。


(提出)


第百一条 遺失物法第四条第一項の規定により、埋蔵物として提出された
物件が文化財と認められるときは、警察署長は、直ちに当該物件を当該物
件の発見された土地を 管轄する都道府県の教育委員会(当該土地が指定都
市等の区域内に存する場合にあつては、当該指定都市等の教育委員会。次
条において同じ。)に提出しなけれ ばならない。ただし、所有者の判明し
ている場合は、この限りでない。


(鑑査)


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

2 都道府県の教育委員会は、前項の鑑査の結果当該物件を文化財と認め
たときは、その旨を警察署長に通知し、文化財でないと認めたときは、当


該物件を警察署長に差し戻さなければならない。


(引渡し)


第百三条 第百条第一項に規定する文化財又は同条第二項若しくは前条第
二項に規定する文化財の所有者から、警察署長に対し、その文化財の返還
の請求があつたときは、文化庁長官又は都道府県若しくは指定都市等の教
育委員会は、当該警察署長にこれを引き渡さなければならない。


(国庫帰属及び報償金)


第百四条 第百条第一項に規定する文化財又は第百二条第二項に規定する
文化財(国の機関又は独立行政法人国立文化財機構が埋蔵文化財の調査の
ための土地の発掘によ り発見したものに限る。)で、その所有者が判明し
ないものの所有権は、国庫に帰属する。この場合においては、文化庁長官
は、当該文化財の発見された土地の 所有者にその旨を通知し、かつ、その
価格の二分の一に相当する額の報償金を支給する。


2 前項の場合には、第四十一条第二項から第四項までの規定を準用する。
(都道府県帰属及び報償金)


第百五条 第百条第二項に規定する文化財又は第百二条第二項に規定する
文化財(前条第一項に規定するものを除く。)で、その所有者が判明しな
いものの所有権は、当 該文化財の発見された土地を管轄する都道府県に帰
属する。この場合においては、当該都道府県の教育委員会は、当該文化財
の発見者及びその発見された土地の 所有者にその旨を通知し、かつ、その
価格に相当する額の報償金を支給する。


2 前項に規定する発見者と土地所有者とが異なるときは、前項の報償金
は、折半して支給する。



</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

4 前項の規定による報償金の額については、第四十一条第三項の規定を
準用する。


5 前項において準用する第四十一条第三項の規定による訴えにおいては、
都道府県を被告とする。


(譲与等)


第百六条 政府は、第百四条第一項の規定により国庫に帰属した文化財の
保存のため又はその効用から見て国が保有する必要がある場合を除いて、
当該文化財の発見され た土地の所有者に、その者が同条の規定により受け
るべき報償金の額に相当するものの範囲内でこれを譲与することができる。
2 前項の場合には、その譲与した文化財の価格に相当する金額は、第百
四条に規定する報償金の額から控除するものとする。


3 政府は、第百四条第一項の規定により国庫に帰属した文化財の保存の
ため又はその効用から見て国が保有する必要がある場合を除いて、独立行
政法人国立文化 財機構又は当該文化財の発見された土地を管轄する地方公
共団体に対し、その申請に基づき、当該文化財を譲与し、又は時価よりも
低い対価で譲渡することがで きる。


第百七条 都道府県の教育委員会は、第百五条第一項の規定により当該都
道府県に帰属した文化財の保存のため又はその効用から見て当該都道府県
が保有する必要がある 場合を除いて、当該文化財の発見者又はその発見さ
れた土地の所有者に、その者が同条の規定により受けるベき報償金の額に
相当するものの範囲内でこれを譲与 することができる。


2 前項の場合には、その譲与した文化財の価格に相当する金額は、第百
五条に規定する報償金の額から控除するものとする。



(遺失物法の適用)


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

第七章 史跡名勝天然記念物
(指定)


第百九条 文部科学大臣は、記念物のうち重要なものを史跡、名勝又は天
然記念物(以下「史跡名勝天然記念物」と総称する。)に指定することが
できる。


2 文部科学大臣は、前項の規定により指定された史跡名勝天然記念物の
うち特に重要なものを特別史跡、特別名勝又は特別天然記念物(以下「特
別史跡名勝天然記念物」と総称する。)に指定することができる。


3 前二項の規定による指定は、その旨を官報で告示するとともに、当該
特別史跡名勝天然記念物又は史跡名勝天然記念物の所有者及び権原に基づ
く占有者に通知してする。


4 前項の規定により通知すべき相手方が著しく多数で個別に通知し難い
事情がある場合には、文部科学大臣は、同項の規定による通知に代えて、
その通知すべき 事項を当該特別史跡名勝天然記念物又は史跡名勝天然記念
物の所在地の市(特別区を含む。以下同じ。)町村の事務所又はこれに準
ずる施設の掲示場に掲示する ことができる。この場合においては、その掲
示を始めた日から二週間を経過した時に前項の規定による通知が相手方に
到達したものとみなす。


5 第一項又は第二項の規定による指定は、第三項の規定による官報の告
示があつた日からその効力を生ずる。ただし、当該特別史跡名勝天然記念
物又は史跡名勝 天然記念物の所有者又は権原に基づく占有者に対しては、
第三項の規定による通知が到達した時又は前項の規定によりその通知が到


達したものとみなされる時か らその効力を生ずる。


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

(仮指定)


第百十条 前条第一項の規定による指定前において緊急の必要があると認
めるときは、都道府県の教育委員会(当該記念物が指定都市の区域内に存
する場合にあつては、 当該指定都市の教育委員会。第百三十三条を除き、
以下この章において同じ。)は、史跡名勝天然記念物の仮指定を行うこと
ができる。


2 前項の規定により仮指定を行つたときは、都道府県の教育委員会は、
直ちにその旨を文部科学大臣に報告しなければならない。


3 第一項の規定による仮指定には、前条第三項から第五項までの規定を
準用する。


(所有権等の尊重及び他の公益との調整)


第百十一条 文部科学大臣又は都道府県の教育委員会は、第百九条第一項
若しくは第二項の規定による指定又は前条第一項の規定による仮指定を行
うに当たつては、特に、関係者の所有権、鉱業権その他の財産権を尊重す
るとともに、国土の開発その他の公益との調整に留意しなければならない。
2 文部科学大臣又は文化庁長官は、名勝又は天然記念物に係る自然環境
の保護及び整備に関し必要があると認めるときは、環境大臣に対し、意見
を述べることができる。この場合において、文化庁長官が意見を述べると
きは、文部科学大臣を通じて行うものとする。


3 環境大臣は、自然環境の保護の見地から価値の高い名勝又は天然記念
物の保存及び活用に関し必要があると認めるときは、文部科学大臣に対し、
又は文部科学大臣を通じ文化庁長官に対して意見を述べることができる。


(解除)


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

2 第百十条第一項の規定により仮指定された史跡名勝天然記念物につき
第百九条第一項の規定による指定があつたとき、又は仮指定があつた日か
ら二年以内に同項の規定による指定がなかつたときは、仮指定は、その効
力を失う。


3 第百十条第一項の規定による仮指定が適当でないと認めるときは、文
部科学大臣は、これを解除することができる。


4 第一項又は前項の規定による指定又は仮指定の解除には、第百九条第
三項から第五項までの規定を準用する。


(管理団体による管理及び復旧)


第百十三条 史跡名勝天然記念物につき、所有者がないか若しくは判明し
ない場合又は所有者若しくは第百十九条第二項の規定により選任された管
理の責めに任ずべき者に よる管理が著しく困難若しくは不適当であると明
らかに認められる場合には、文化庁長官は、適当な地方公共団体その他の
法人を指定して、当該史跡名勝天然記 念物の保存のため必要な管理及び復
旧(当該史跡名勝天然記念物の保存のため必要な施設、設備その他の物件
で当該史跡名勝天然記念物の所有者の所有又は管理 に属するものの管理及
び復旧を含む。)を行わせることができる。


2 前項の規定による指定をするには、文化庁長官は、あらかじめ、指定
しようとする地方公共団体その他の法人の同意を得なければならない。
3 第一項の規定による指定は、その旨を官報で告示するとともに、当該
史跡名勝天然記念物の所有者及び権原に基づく占有者並びに指定しようと
する地方公共団体その他の法人に通知してする。



4 第一項の規定による指定には、第百九条第四項及び第五項の規定を準
用する。


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

2 前項の規定による解除には、前条第三項並びに第百九条第四項及び第
五項の規定を準用する。


第百十五条 第百十三条第一項の規定による指定を受けた地方公共団体そ
の他の法人(以下この章及び第十二章において「管理団体」という。)は、
文部科学省令の定める基準により、史跡名勝天然記念物の管理に必要な標
識、説明板、境界標、囲いその他の施設を設置しなければならない。
2 史跡名勝天然記念物の指定地域内の土地について、その土地の所在、
地番、地目又は地積に異動があつたときは、管理団体は、文部科学省令の
定めるところにより、文化庁長官にその旨を届け出なければならない。
3 管理団体が復旧を行う場合は、管理団体は、あらかじめ、その復旧の
方法及び時期について当該史跡名勝天然記念物の所有者(所有者が判明し
ない場合を除く。)及び権原に基づく占有者の意見を聞かなければならな
い。


4 史跡名勝天然記念物の所有者又は占有者は、正当な理由がなくて、管
理団体が行う管理若しくは復旧又はその管理若しくは復旧のため必要な措
置を拒み、妨げ、又は忌避してはならない。


第百十六条 管理団体が行う管理及び復旧に要する費用は、この法律に特
別の定めのある場合を除いて、管理団体の負担とする。


2 前項の規定は、管理団体と所有者との協議により、管理団体が行う管
理又は復旧により所有者の受ける利益の限度において、管理又は復旧に要
する費用の一部を所有者の負担とすることを妨げるものではない。


3 管理団体は、その管理する史跡名勝天然記念物につき観覧料を徴収す


ることができる。


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

2 前項の補償の額は、管理団体(管理団体が地方公共団体であるときは、
当該地方公共団体の教育委員会)が決定する。


3 前項の規定による補償額については、第四十一条第三項の規定を準用
する。


4 前項で準用する第四十一条第三項の規定による訴えにおいては、管理
団体を被告とする。


第百十八条 管理団体が行う管理には、第三十条、第三十一条第一項及び
第三十三条の規定を、管理団体が行う管理及び復旧には、第三十五条及び
第四十七条の規定を、管理団体が指定され、又はその指定が解除された場
合には、第五十六条第三項の規定を準用する。


(所有者による管理及び復旧)


第百十九条 管理団体がある場合を除いて、史跡名勝天然記念物の所有者
は、当該史跡名勝天然記念物の管理及び復旧に当たるものとする。


2 前項の規定により史跡名勝天然記念物の管理に当たる所有者は、特別
の事情があるときは、適当な者を専ら自己に代わり当該史跡名勝天然記念
物の管理の責め に任ずべき者(以下この章及び第十二章において「管理責
任者」という。)に選任することができる。この場合には、第三十一条第
三項の規定を準用する。


第百二十条 所有者が行う管理には、第三十条、第三十一条第一項、第三
十二条、第三十三条並びに第百十五条第一項及び第二項(同条第二項につ
いては、管理責任者があ る場合を除く。)の規定を、所有者が行う管理及


び復旧には、第三十五条及び第四十七条の規定を、所有者が変更した場合
の権利義務の承継には、第五十六条第 一項の規定を、管理責任者が行う管
理には、第三十条、第三十一条第一項、第三十二条第三項、第三十三条、
第四十七条第四項及び第百十五条第二項の規定を準 用する。


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

第百二十一条 管理が適当でないため史跡名勝天然記念物が滅失し、き損
し、衰亡し、又は盗み取られるおそれがあると認めるときは、文化庁長官
は、管理団体、所有者又は管理責任者に対し、管理方法の改善、保存施設
の設置その他管理に関し必要な措置を命じ、又は勧告することができる。
2 前項の場合には、第三十六条第二項及び第三項の規定を準用する。
(復旧に関する命令又は勧告)


第百二十二条 文化庁長官は、特別史跡名勝天然記念物がき損し、又は衰
亡している場合において、その保存のため必要があると認めるときは、管
理団体又は所有者に対し、その復旧について必要な命令又は勧告をするこ
とができる。


2 文化庁長官は、特別史跡名勝天然記念物以外の史跡名勝天然記念物が、
き損し、又は衰亡している場合において、その保存のため必要があると認
めるときは、管理団体又は所有者に対し、その復旧について必要な勧告を
することができる。


3 前二項の場合には、第三十七条第三項及び第四項の規定を準用する。
(文化庁長官による特別史跡名勝天然記念物の復旧等の施行)


第百二十三条 文化庁長官は、次の各号のいずれかに該当する場合におい
ては、特別史跡名勝天然記念物につき自ら復旧を行い、又は滅失、き損、
衰亡若しくは盗難の防止の措置をすることができる。


一 管理団体、所有者又は管理責任者が前二条の規定による命令に従わな


いとき。


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

2 前項の場合には、第三十八条第二項及び第三十九条から第四十一条ま
での規定を準用する。


(補助等に係る史跡名勝天然記念物譲渡の場合の納付金)


第百二十四条 国が復旧又は滅失、き損、衰亡若しくは盗難の防止の措置
につき第百十八条及び第百二十条で準用する第三十五条第一項の規定によ
り補助金を交付し、又は第 百二十一条第二項で準用する第三十六条第二項、
第百二十二条第三項で準用する第三十七条第三項若しくは前条第二項で準
用する第四十条第一項の規定により費 用を負担した史跡名勝天然記念物に
ついては、第四十二条の規定を準用する。


(現状変更等の制限及び原状回復の命令)


第百二十五条 史跡名勝天然記念物に関しその現状を変更し、又はその保
存に影響を及ぼす行為をしようとするときは、文化庁長官の許可を受けな
ければならない。ただし、 現状変更については維持の措置又は非常災害の
ために必要な応急措置を執る場合、保存に影響を及ぼす行為については影
響の軽微である場合は、この限りでな い。


2 前項ただし書に規定する維持の措置の範囲は、文部科学省令で定める。
3 第一項の規定による許可を与える場合には、第四十三条第三項の規定
を、第一項の規定による許可を受けた者には、同条第四項の規定を準用す
る。


4 第一項の規定による処分には、第百十一条第一項の規定を準用する。
5 第一項の許可を受けることができなかつたことにより、又は第三項で
準用する第四十三条第三項の許可の条件を付せられたことによつて損失を


受けた者に対しては、国は、その通常生ずべき損失を補償する。


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

を変更し、又は その保存に影響を及ぼす行為をした者に対しては、文化庁
長官は、原状回復を命ずることができる。この場合には、文化庁長官は、
原状回復に関し必要な指示を することができる。


(関係行政庁による通知)


第百二十六条 前条第一項の規定により許可を受けなければならないこと
とされている行為であつてその行為をするについて、他の法令の規定によ
り許可、認可その他の処分 で政令に定めるものを受けなければならないこ
ととされている場合において、当該他の法令において当該処分の権限を有
する行政庁又はその委任を受けた者は、 当該処分をするときは、政令の定
めるところにより、文化庁長官(第百八十四条第一項の規定により前条第
一項の規定による許可を都道府県又は市の教育委員会 が行う場合には、当
該都道府県又は市の教育委員会)に対し、その旨を通知するものとする。
(復旧の届出等)


第百二十七条 史跡名勝天然記念物を復旧しようとするときは、管理団体
又は所有者は、復旧に着手しようとする日の三十日前までに、文部科学省
令の定めるところにより、 文化庁長官にその旨を届け出なければならない。
ただし、第百二十五条第一項の規定により許可を受けなければならない場
合その他文部科学省令の定める場合 は、この限りでない。


2 史跡名勝天然記念物の保護上必要があると認めるときは、文化庁長官
は、前項の届出に係る史跡名勝天然記念物の復旧に関し技術的な指導と助
言を与えることができる。


(環境保全)



</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

2 前項の規定による処分によつて損失を受けた者に対しては、国は、そ
の通常生ずべき損失を補償する。


3 第一項の規定による制限又は禁止に違反した者には、第百二十五条第
七項の規定を、前項の場合には、第四十一条第二項から第四項までの規定
を準用する。


(管理団体による買取りの補助)


第百二十九条 管理団体である地方公共団体その他の法人が、史跡名勝天
然記念物の指定に係る土地又は建造物その他の土地の定着物で、その管理
に係る史跡名勝天然記念物 の保存のため特に買い取る必要があると認めら
れるものを買い取る場合には、国は、その買取りに要する経費の一部を補
助することができる。


2 前項の場合には、第三十五条第二項及び第三項並びに第四十二条の規
定を準用する。


(保存のための調査)


第百三十条 文化庁長官は、必要があると認めるときは、管理団体、所有
者又は管理責任者に対し、史跡名勝天然記念物の現状又は管理、復旧若し
くは環境保全の状況につき報告を求めることができる。


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

一 史跡名勝天然記念物に関する現状変更又は保存に影響を及ぼす行為の
許可の申請があつたとき。


二 史跡名勝天然記念物がき損し、又は衰亡しているとき。


三 史跡名勝天然記念物が滅失し、き損し、衰亡し、又は盗み取られるお


それのあるとき。


四 特別の事情によりあらためて特別史跡名勝天然記念物又は史跡名勝天
然記念物としての価値を調査する必要があるとき。


2 前項の規定による調査又は措置によつて損失を受けた者に対しては、
国は、その通常生ずべき損失を補償する。


3 第一項の規定により立ち入り、調査する場合には、第五十五条第二項
の規定を、前項の場合には、第四十一条第二項から第四項までの規定を準
用する。


(登録記念物)


第百三十二条 文部科学大臣は、史跡名勝天然記念物(第百十条第一項に
規定する仮指定を都道府県の教育委員会が行つたものを含む。)以外の記
念物(第百八十二条第二項 に規定する指定を地方公共団体が行つているも
のを除く。)のうち、その文化財としての価値にかんがみ保存及び活用の
ための措置が特に必要とされるものを文 化財登録原簿に登録することがで
きる。


2 前項の規定による登録には、第五十七条第二項及び第三項、第百九条
第三項から第五項まで並びに第百十一条第一項の規定を準用する。


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148></div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

の承継には、第五十六条第一項」とあるのは「第四十 七条第四項」と読み
替えるものとする。


第八章 重要文化的景観
(重要文化的景観の選定)



第百三十四条 文部科学大臣は、都道府県又は市町村の申出に基づき、当
該都道府県又は市町村が定める景観法 (平成十六年法律第百十号)第八条
第二項第一号 に規定する景観計画区域又は同法第六十一条第一項 に規定
する景観地区内にある文化的景観であつて、文部科学省令で定める基準に
照らして当該都道府県又は市町村がその保存のため必要な措置を講じてい
るもののうち特に重要なものを重要文化的景観として選定することができ
る。


2 前項の規定による選定には、第百九条第三項から第五項までの規定を
準用する。この場合において、同条第三項中「権原に基づく占有者」とあ
るのは、「権原に基づく占有者並びに第百三十四条第一項に規定する申出
を行つた都道府県又は市町村」と読み替えるものとする。


(重要文化的景観の選定の解除)


第百三十五条 重要文化的景観がその価値を失つた場合その他特殊の事由
があるときは、文部科学大臣は、その選定を解除することができる。
2 前項の場合には、前条第二項の規定を準用する。


(滅失又はき損)


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

(管理に関する勧告又は命令)


第百三十七条 管理が適当でないため重要文化的景観が滅失し、又はき損
するおそれがあると認めるときは、文化庁長官は、所有者等に対し、管理
方法の改善その他管理に関し必要な措置を勧告することができる。


2 文化庁長官は、前項に規定する勧告を受けた所有者等が、正当な理由
がなくてその勧告に係る措置を執らなかつた場合において、特に必要があ
ると認めるときは、当該所有者等に対し、その勧告に係る措置を執るべき


ことを命ずることができる。


3 文化庁長官は、第一項の規定による勧告又は前項の規定による命令を
しようとするときは、あらかじめ、当該重要文化的景観について第百三十
四条第一項に規定する申出を行つた都道府県又は市町村の意見を聴くもの
とする。


4 第一項及び第二項の場合には、第三十六条第二項及び第三項の規定を
準用する。


(費用負担に係る重要文化的景観譲渡の場合の納付金)


第百三十八条 国が滅失又はき損の防止の措置につき前条第四項で準用す
る第三十六条第二項の規定により費用を負担した重要文化的景観について
は、第四十二条の規定を準用する。


(現状変更等の届出等)


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

場合、保存に影響を及ぼす行為については影響の軽微 である場合は、この
限りでない。


2 前項ただし書に規定する維持の措置の範囲は、文部科学省令で定める。
3 重要文化的景観の保護上必要があると認めるときは、文化庁長官は、
第一項の届出に係る重要文化的景観の現状の変更又は保存に影響を及ぼす
行為に関し必要な指導、助言又は勧告をすることができる。


(現状等の報告)


第百四十条 文化庁長官は、必要があると認めるときは、所有者等に対し、
重要文化的景観の現状又は管理若しくは復旧の状況につき報告を求めるこ


とができる。


(他の公益との調整等)


第百四十一条 文部科学大臣は、第百三十四条第一項の規定による選定を
行うに当たつては、特に、関係者の所有権、鉱業権その他の財産権を尊重
するとともに、国土の開発その他の公益との調整及び農林水産業その他の
地域における産業との調和に留意しなければならない。


2 文化庁長官は、第百三十七条第一項の規定による勧告若しくは同条第
二項の規定による命令又は第百三十九条第三項の規定による勧告をしよう
とするときは、 重要文化的景観の特性にかんがみ、国土の開発その他の公
益との調整及び農林水産業その他の地域における産業との調和を図る観点
から、政令で定めるところに より、あらかじめ、関係各省各庁の長と協議
しなければならない。


3 国は、重要文化的景観の保存のため特に必要と認められる物件の管理、
修理、修景又は復旧について都道府県又は市町村が行う措置について、そ
の経費の一部を補助することができる。


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

第百四十二条 この章において「伝統的建造物群保存地区」とは、伝統的
建造物群及びこれと一体をなしてその価値を形成している環境を保存する
ため、次条第一項又は第二項の定めるところにより市町村が定める地区を
いう。


(伝統的建造物群保存地区の決定及びその保護)


第百四十三条 市町村は、都市計画法 (昭和四十三年法律第百号)第五
条 又は第五条の二 の規定により指定された都市計画区域又は準都市計画
区域内においては、都市計画に伝統的建造物群保存地区を定めることがで


きる。この場合においては、市町 村は、条例で、当該地区の保存のため、
政令の定める基準に従い必要な現状変更の規制について定めるほか、その
保存のため必要な措置を定めるものとする。


2 市町村は、前項の都市計画区域又は準都市計画区域以外の区域におい
ては、条例の定めるところにより、伝統的建造物群保存地区を定めること
ができる。この場合においては、前項後段の規定を準用する。


3 都道府県知事は、第一項の伝統的建造物群保存地区に関する都市計画
についての都市計画法第十九条第三項 の規定による同意に当たつては、あ
らかじめ、当該都道府県の教育委員会の意見を聴かなければならない。
4 市町村は、伝統的建造物群保存地区に関し、地区の決定若しくはその
取消し又は条例の制定若しくはその改廃を行つた場合は、文化庁長官に対
し、その旨を報告しなければならない。


5 文化庁長官又は都道府県の教育委員会は、市町村に対し、伝統的建造
物群保存地区の保存に関し、必要な指導又は助言をすることができる。
(重要伝統的建造物群保存地区の選定)


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

2 前項の規定による選定は、その旨を官報で告示するとともに、当該申
出に係る市町村に通知してする。


(選定の解除)


第百四十五条 文部科学大臣は、重要伝統的建造物群保存地区がその価値
を失つた場合その他特殊の事由があるときは、その選定を解除することが
できる。


2 前項の場合には、前条第二項の規定を準用する。
(管理等に関する補助)



第百四十六条 国は、重要伝統的建造物群保存地区の保存のための当該地
区内における建造物及び伝統的建造物群と一体をなす環境を保存するため
特に必要と認められる物件の管理、修理、修景又は復旧について市町村が
行う措置について、その経費の一部を補助することができる。


第十章 文化財の保存技術の保護
(選定保存技術の選定等)


第百四十七条 文部科学大臣は、文化財の保存のために欠くことのできな
い伝統的な技術又は技能で保存の措置を講ずる必要があるものを選定保存
技術として選定することができる。


2 文部科学大臣は、前項の規定による選定をするに当たつては、選定保
存技術の保持者又は保存団体(選定保存技術を保存することを主たる目的
とする団体(財団を含む。)で代表者又は管理人の定めのあるものをいう。
以下同じ。)を認定しなければならない。


3 一の選定保存技術についての前項の認定は、保持者と保存団体とを併
せてすることができる。


4 第一項の規定による選定及び前二項の規定による認定には、第七十一
条第三項から第五項までの規定を準用する。


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

第百四十八条 文部科学大臣は、選定保存技術について保存の措置を講ず
る必要がなくなつた場合その他特殊の事由があるときは、その選定を解除
することができる。


2 文部科学大臣は、保持者が心身の故障のため保持者として適当でなく
なつたと認められる場合、保存団体が保存団体として適当でなくなつたと


認められる場合その他特殊の事由があるときは、保持者又は保存団体の認
定を解除することができる。


3 前二項の場合には、第七十二条第三項の規定を準用する。


4 前条第二項の認定が保持者のみについてなされた場合にあつてはその
すべてが死亡したとき、同項の認定が保存団体のみについてなされた場合
にあつてはその すべてが解散したとき(消滅したときを含む。以下この項
において同じ。)、同項の認定が保持者と保存団体とを併せてなされた場
合にあつては保持者のすべて が死亡しかつ保存団体のすべてが解散したと
きは、選定保存技術の選定は、解除されたものとする。この場合には、文
部科学大臣は、その旨を官報で告示しなけ ればならない。


(保持者の氏名変更等)


第百四十九条 保持者及び保存団体には、第七十三条の規定を準用する。
この場合において、同条後段中「代表者」とあるのは、「代表者又は管理
人」と読み替えるものとする。


(選定保存技術の保存)


第百五十条 文化庁長官は、選定保存技術の保存のため必要があると認め
るときは、選定保存技術について自ら記録を作成し、又は伝承者の養成そ
の他選定保存技術の保存のために必要と認められるものについて適当な措
置を執ることができる。


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

第百五十一条 選定保存技術の記録の所有者には、第八十八条の規定を準
用する。


(選定保存技術の保存に関する援助)



第百五十二条 国は、選定保存技術の保持者若しくは保存団体又は地方公
共団体その他その保存に当たることを適当と認める者に対し、指導、助言
その他の必要と認められる援助をすることができる。


第十一章 文化審議会への諮問


第百五十三条 文部科学大臣は、次に掲げる事項については、あらかじめ、
文化審議会に諮問しなければならない。


一 国宝又は重要文化財の指定及びその指定の解除


二 登録有形文化財の登録及びその登録の抹消(第五十九条第一項又は第
二項の規定による登録の抹消を除く。)


三 重要無形文化財の指定及びその指定の解除


四 重要無形文化財の保持者又は保持団体の認定及びその認定の解除
五 重要有形民俗文化財又は重要無形民俗文化財の指定及びその指定の解


六 登録有形民俗文化財の登録及びその登録の抹消(第九十条第三項で準
用する第五十九条第一項又は第二項の規定による登録の抹消を除く。)
七 特別史跡名勝天然記念物又は史跡名勝天然記念物の指定及びその指定
の解除


八 史跡名勝天然記念物の仮指定の解除


九 登録記念物の登録及びその登録の抹消(第百三十三条で準用する第五
十九条第一項又は第二項の規定による登録の抹消を除く。)



十 重要文化的景観の選定及びその選定の解除


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

十三 選定保存技術の保持者又は保存団体の認定及びその認定の解除
2 文化庁長官は、次に掲げる事項については、あらかじめ、文化審議会
に諮問しなければならない。


一 重要文化財の管理又は国宝の修理に関する命令


二 文化庁長官による国宝の修理又は滅失、き損若しくは盗難の防止の措
置の施行


三 重要文化財の現状変更又は保存に影響を及ぼす行為の許可


四 重要文化財の環境保全のための制限若しくは禁止又は必要な施設の命


五 国による重要文化財の買取り


六 重要無形文化財以外の無形文化財のうち文化庁長官が記録を作成すべ
きもの又は記録の作成等につき補助すべきものの選択


七 重要有形民俗文化財の管理に関する命令
八 重要有形民俗文化財の買取り


九 重要無形民俗文化財以外の無形の民俗文化財のうち文化庁長官が記録
を作成すべきもの又は記録の作成等につき補助すべきものの選択


十 遺跡の現状変更となる行為についての停止命令又は禁止命令の期間の
延長



十一 文化庁長官による埋蔵文化財の調査のための発掘の施行


十二 史跡名勝天然記念物の管理又は特別史跡名勝天然記念物の復旧に関
する命令


十三 文化庁長官による特別史跡名勝天然記念物の復旧又は滅失、き損、
衰亡若しくは盗難の防止の措置の施行


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

十六 史跡名勝天然記念物の現状変更若しくは保存に影響を及ぼす行為の
許可を受けず、若しくはその許可の条件に従わない場合又は史跡名勝天然
記念物の環境保全のための制限若しくは禁止に違反した場合の原状回復の
命令


十七 重要文化的景観の管理に関する命令


十八 第百八十四条第一項の政令(同項第二号に掲げる事務に係るものに
限る。)の制定又は改廃の立案


第十二章 補則


第一節 聴聞、意見の聴取及び審査請求
(聴聞の特例)


第百五十四条 文化庁長官(第百八十四条第一項の規定により文化庁長官
の権限に属する事務を都道府県又は市の教育委員会が行う場合には、当該
都道府県又は市の教育委員会。次項及び次条において同じ。)は、次に掲
げる処分を行おうとするときは、行政手続法 (平成五年法律第八十八号)
第十三条第一項 の規定による意見陳述のための手続の区分にかかわらず、
聴聞を行わなければならない。



一 第四十五条第一項又は第百二十八条第一項の規定による制限、禁止又
は命令で特定の者に対して行われるもの


二 第五十一条第五項(第五十一条の二(第八十五条で準用する場合を含
む。)、第八十四条第二項及び第八十五条で準用する場合を含む。)の規
定による公開の中止命令


三 第九十二条第二項の規定による発掘の禁止又は中止命令


四 第九十六条第二項の規定による同項の調査のための停止命令若しくは
禁止命令又は同条第五項の規定によるこれらの命令の期間の延長


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

2 文化庁長官は、前項の聴聞又は第四十三条第四項(第百二十五条第三
項で準用する場合を含む。)若しくは第五十三条第四項の規定による許可
の取消しに係る聴聞をしようとするときは、当該聴聞の期日の十日前まで
に、行政手続法第十五条第一項 の規定による通知をし、かつ、当該処分の
内容並びに当該聴聞の期日及び場所を公示しなければならない。


3 前項の聴聞の期日における審理は、公開により行わなければならない。
(意見の聴取)


第百五十五条 文化庁長官は、次に掲げる措置を行おうとするときは、関
係者又はその代理人の出頭を求めて、公開による意見の聴取を行わなけれ
ばならない。


一 第三十八条第一項又は第百二十三条第一項の規定による修理若しくは
復旧又は措置の施行


二 第五十五条第一項又は第百三十一条第一項の規定による立入調査又は


調査のため必要な措置の施行


三 第九十八条第一項の規定による発掘の施行


2 文化庁長官は、前項の意見の聴取を行おうとするときは、その期日の
十日前までに、同項各号に掲げる措置を行おうとする理由、その措置の内
容並びに当該意 見の聴取の期日及び場所を当該関係者に通告し、かつ、そ
の措置の内容並びに当該意見の聴取の期日及び場所を公示しなければなら
ない。


3 第一項の意見の聴取においては、当該関係者又はその代理人は、自己
又は本人のために意見を述べ、又は釈明し、かつ、証拠を提出することが
できる。


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

(審査請求の手続における意見の聴取)


第百五十六条 第一号に掲げる処分若しくはその不作為又は第二号に掲げ
る処分についての審査請求に対する裁決は、行政不服審査法 (平成二十六
年法律第六十八号)第二十四条 の規定により当該審査請求を却下する場合
を除き、当該審査請求がされた日(同法第二十三条 の規定により不備を補
正すべきことを命じた場合にあつては、当該不備が補正された日)から三
十日以内に、審査請求人及び参加人(同法第十三条第四項 に規定する参加
人をいう。以下同じ。)又はこれらの者の代理人の出頭を求めて、審理員
(同法第十一条第二項 に規定する審理員をいい、審査庁(同法第九条第一
項 に規定する審査庁をいう。以下この条において同じ。)が都道府県又は
市の教育委員会である場合にあつては、審査庁とする。次項及び次条にお
いて同じ。)が公開による意見の聴取をした後でなければ、してはならな
い。


一 第四十三条第一項又は第百二十五条第一項の規定による現状変更又は


保存に影響を及ぼす行為の許可又は不許可


二 第百十三条第一項(第百三十三条で準用する場合を含む。)の規定に
よる管理団体の指定


2 審理員は、前項の意見の聴取の期日及び場所をその期日の十日前まで
に全ての審理関係人(行政不服審査法第二十八条 に規定する審理関係人を
いい、審査庁が都道府県又は市の教育委員会である場合にあつては、審査
請求人及び参加人とする。)に通告し、かつ、事案の要旨並びに当該意見
の聴取の期日及び場所を公示しなければならない。


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

(参加)


第百五十七条 審査請求人、参加人及び代理人のほか、当該処分について
利害関係を有する者で前条第一項の意見の聴取に参加して意見を述べよう
とするものは、文部科学省令の定める事項を記載した書面をもつて、審理
員にその旨を申し出て、その許可を受けなければならない。


(証拠の提示等)


第百五十八条 第百五十六条第一項の意見の聴取においては、審査請求人、
参加人及び前条の規定により意見の聴取に参加した者又はこれらの者の代
理人に対して、当該事案について、証拠を提示し、かつ、意見を述べる機
会を与えなければならない。


(裁決前の協議等)


第百五十九条 鉱業又は採石業との調整に関する事案に係る審査請求に対
する裁決(却下の裁決を除く。)は、あらかじめ公害等調整委員会に協議
した後にしなければならない。



2 関係各行政機関の長は、審査請求に係る事案について意見を述べるこ
とができる。


(手続)


第百六十条 第百五十六条から前条まで及び行政不服審査法 に定めるも
ののほか、審査請求に関する手続は、文部科学省令で定める。


第百六十一条 削除


第二節 国に関する特例
(国に関する特例)


第百六十二条 国又は国の機関に対しこの法律の規定を適用する場合にお
いて、この節に特別の規定のあるときは、その規定による。


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161></div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

指定を解除した ときは、第百九条第三項(第百十条第三項及び第百十二条
第四項で準用する場合を含む。)の規定により所有者又は占有者に対し行
うべき通知は、その指定若し くは仮指定又は指定若しくは仮指定の解除に
係るものを管理する各省各庁の長に対し行うものとする。


4 国の所有又は占有に属するものを重要文化的景観に選定し、又はその
選定を解除したときは、第百三十四条第二項(第百三十五条第二項で準用
する場合を含 む。)で準用する第百九条第三項の規定により所有者又は占
有者に対し行うべき通知は、当該重要文化的景観を管理する各省各庁の長
に対し行うものとする。


第百六十六条 重要文化財、重要有形民俗文化財、史跡名勝天然記念物又
は重要文化的景観を管理する各省各庁の長は、この法律並びにこれに基づ


いて発する文部科学省令及 び文化庁長官の勧告に従い、重要文化財、重要
有形民俗文化財、史跡名勝天然記念物又は重要文化的景観を管理しなけれ
ばならない。


第百六十七条 次に掲げる場合には、関係各省各庁の長は、文部科学大臣
を通じ文化庁長官に通知しなければならない。


一 重要文化財、重要有形民俗文化財又は史跡名勝天然記念物を取得した
とき。


二 重要文化財、重要有形民俗文化財又は史跡名勝天然記念物の所管換え
を受け、又は所属替えをしたとき。


三 所管に属する重要文化財、重要有形民俗文化財、史跡名勝天然記念物
又は重要文化的景観の全部又は一部が滅失し、き損し、若しくは衰亡し、
又はこれを亡失し、若しくは盗み取られたとき。


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

五 所管に属する重要文化財又は史跡名勝天然記念物を修理し、又は復旧
しようとするとき(次条第一項第一号の規定により文化庁長官の同意を求
めなければならない場合その他文部科学省令の定める場合を除く。)。
六 所管に属する重要有形民俗文化財又は重要文化的景観の現状を変更し、
又はその保存に影響を及ぼす行為をしようとするとき。


七 所管に属する史跡名勝天然記念物の指定地域内の土地について、その
土地の所在、地番、地目又は地積に異動があつたとき。


2 前項第一号及び第二号の場合に係る通知には、第三十二条第一項(第
八十条及び第百二十条で準用する場合を含む。)の規定を、前項第三号の
場合に係る通知 には、第三十三条(第八十条及び第百二十条で準用する場
合を含む。)及び第百三十六条の規定を、前項第四号の場合に係る通知に


は、第三十四条(第八十条で 準用する場合を含む。)の規定を、前項第五
号の場合に係る通知には、第四十三条の二第一項及び第百二十七条第一項
の規定を、前項第六号の場合に係る通知に は、第八十一条第一項及び第百
三十九条第一項の規定を、前項第七号の場合に係る通知には、第百十五条
第二項の規定を準用する。


3 文化庁長官は、第一項第五号又は第六号の通知に係る事項に関し必要
な勧告をすることができる。


第百六十八条 次に掲げる場合には、関係各省各庁の長は、あらかじめ、
文部科学大臣を通じ文化庁長官の同意を求めなければならない。


一 重要文化財又は史跡名勝天然記念物の現状を変更し、又はその保存に
影響を及ぼす行為をしようとするとき。


二 所管に属する重要文化財又は重要有形民俗文化財を輸出しようとする
とき。


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

2 各省各庁の長以外の国の機関が、重要文化財又は史跡名勝天然記念物
の現状を変更し、又はその保存に影響を及ぼす行為をしようとするときは、
あらかじめ、文化庁長官の同意を求めなければならない。


3 第一項第一号及び前項の場合には、第四十三条第一項ただし書及び同
条第二項並びに第百二十五条第一項ただし書及び同条第二項の規定を準用
する。


4 文化庁長官は、第一項第一号又は第二項に規定する措置につき同意を
与える場合においては、その条件としてその措置に関し必要な勧告をする
ことができる。



5 関係各省各庁の長その他の国の機関は、前項の規定による文化庁長官
の勧告を十分に尊重しなければならない。


第百六十九条 文化庁長官は、必要があると認めるときは、文部科学大臣
を通じ各省各庁の長に対し、次に掲げる事項につき必要な勧告をすること
ができる。


一 所管に属する重要文化財、重要有形民俗文化財又は史跡名勝天然記念
物の管理方法


二 所管に属する重要文化財、重要有形民俗文化財、史跡名勝天然記念物
又は重要文化的景観の修理若しくは復旧又は滅失、き損、衰亡若しくは盗
難の防止の措置


三 重要文化財又は史跡名勝天然記念物の環境保全のため必要な施設
四 所管に属する重要文化財又は重要有形民俗文化財の出品又は公開
2 前項の勧告については、前条第五項の規定を準用する。


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

第百七十条 文化庁長官は、次の各号のいずれかに該当する場合において
は、国の所有に属する国宝又は特別史跡名勝天然記念物につき、自ら修理
若しくは復旧を行い、又 は滅失、き損、衰亡若しくは盗難の防止の措置を
することができる。この場合においては、文化庁長官は、当該文化財が文
部科学大臣以外の各省各庁の長の所管 に属するものであるときは、あらか
じめ、修理若しくは復旧又は措置の内容、着手の時期その他必要な事項に
つき、文部科学大臣を通じ当該文化財を管理する各 省各庁の長と協議し、
当該文化財が文部科学大臣の所管に属するものであるときは、文部科学大
臣の定める場合を除いて、その承認を受けなければならない。


一 関係各省各庁の長が前条第一項第二号に規定する修理若しくは復旧又
は措置についての文化庁長官の勧告に応じないとき。



二 国宝又は特別史跡名勝天然記念物がき損し、若しくは衰亡している場
合又は滅失し、き損し、衰亡し、若しくは盗み取られるおそれのある場合
において、関係各省各庁の長に当該修理若しくは復旧又は措置をさせるこ
とが適当でないと認められるとき。


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

め必要な管理(当該文化財の保存のため必要な施設、設備その他の物件で
国の所有又は管理に属するものの管理を 含む。)を行わせることができる。
2 前項の規定による指定をするには、文化庁長官は、あらかじめ、文部
科学大臣を通じ当該文化財を管理する各省各庁の長の同意を求めるととも
に、指定しようとする地方公共団体その他の法人の同意を得なければなら
ない。


3 第一項の規定による指定には、第三十二条の二第三項及び第四項の規
定を準用する。


4 第一項の規定による管理によつて生ずる収益は、当該地方公共団体そ
の他の法人の収入とする。


5 地方公共団体その他の法人が第一項の規定による管理を行う場合には、
重要文化財又は重要有形民俗文化財の管理に係るときは、第三十条、第三
十一条第一 項、第三十二条の四第一項、第三十三条、第三十四条、第三十
五条、第三十六条、第四十七条の二第三項及び第五十四条の規定を、史跡
名勝天然記念物に係ると きは、第三十条、第三十一条第一項、第三十三条、
第三十五条、第百十五条第一項及び第二項、第百十六条第一項及び第三項、
第百二十一条並びに第百三十条の 規定を準用する。


第百七十三条 前条第一項の規定による指定の解除については、第三十二
条の三の規定を準用する。



第百七十四条 文化庁長官は、重要文化財、重要有形民俗文化財又は史跡
名勝天然記念物の保護のため特に必要があると認めるときは、第百七十二
条第一項の規定による指定を受けた地方公共団体その他の法人に当該文化
財の修理又は復旧を行わせることができる。


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

3 地方公共団体その他の法人が第一項の規定による修理又は復旧を行う
場合には、重要文化財又は重要有形民俗文化財に係るときは、第三十二条
の四第一項及び第三十五条の規定を、史跡名勝天然記念物に係るときは、
第三十五条、第百十六条第一項及び第百十七条の規定を準用する。


第百七十五条 第百七十二条第一項の規定による指定を受けた地方公共団
体は、その管理する国の所有に属する重要文化財、重要有形民俗文化財又
は史跡名勝天然記念物でその指定に係る土地及び建造物を、その管理のた
め必要な限度において、無償で使用することができる。


2 国有財産法第二十二条第二項 及び第三項 の規定は、前項の規定によ
り土地及び建造物を使用させる場合について準用する。


第百七十六条 文化庁長官は、第九十八条第一項の規定により発掘を施行
しようとする場合において、その発掘を施行しようとする土地が国の所有
に属し、又は国の機関の占 有するものであるときは、あらかじめ、発掘の
目的、方法、着手の時期その他必要と認める事項につき、文部科学大臣を
通じ関係各省各庁の長と協議しなければ ならない。ただし、当該各省各庁
の長が文部科学大臣であるときは、その承認を受けるべきものとする。
第百七十七条 第百四条第一項の規定により国庫に帰属した文化財は、文
化庁長官が管理する。ただし、その保存のため又はその効用から見て他の
機関に管理させることが適当であるときは、これを当該機関の管理に移さ
なければならない。


(登録有形文化財等についての国に関する特例)



</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

付は、当該登録有形文化財又は登録有形 民俗文化財を管理する各省各庁の
長に対して行うものとする。


2 国の所有に属する登録有形文化財又は登録有形民俗文化財について、
第五十九条第一項から第三項まで(これらの規定を第九十条第三項で準用
する場合を含 む。)の規定による登録の抹消をしたときは、第五十九条第
四項(第九十条第三項で準用する場合を含む。)の規定により所有者に対
して行うべき通知は、当該 登録有形文化財又は登録有形民俗文化財を管理
する各省各庁の長に対して行うものとする。この場合においては、当該各
省各庁の長は、直ちに登録証を文部科学 大臣に返付しなければならない。
3 国の所有又は占有に属する記念物について第百三十二条第一項の規定
による登録をし、又は第百三十三条で準用する第五十九条第一項から第三
項までの規定に よる登録の抹消をしたときは、第百三十二条第二項で準用
する第百九条第三項又は第百三十三条で読み替えて準用する第五十九条第
四項の規定により所有者又は 占有者に対して行うべき通知は、当該登録記
念物を管理する各省各庁の長に対して行うものとする。


第百七十九条 次に掲げる場合には、関係各省各庁の長は、文部科学大臣
を通じ文化庁長官に通知しなければならない。


一 登録有形文化財、登録有形民俗文化財又は登録記念物を取得したとき。
二 登録有形文化財、登録有形民俗文化財又は登録記念物の所管換えを受
け、又は所属替えをしたとき。


三 所管に属する登録有形文化財、登録有形民俗文化財又は登録記念物の
全部又は一部が滅失し、き損し、若しくは衰亡し、又はこれを亡失し、若
しくは盗み取られたとき。


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

五 登録有形文化財、登録有形民俗文化財又は登録記念物の現状を変更し


ようとするとき。


六 所管に属する登録有形文化財又は登録有形民俗文化財を輸出しようと
するとき。


七 所管に属する登録記念物の所在する土地について、その土地の所在、
地番、地目又は地積に異動があつたとき。


2 各省各庁の長以外の国の機関が登録有形文化財、登録有形民俗文化財
又は登録記念物の現状を変更しようとするときは、文化庁長官に通知しな
ければならない。


3 第一項第一号及び第二号に掲げる場合に係る通知には第三十二条第一
項の規定を、第一項第三号に掲げる場合に係る通知には第三十三条又は第
六十一条(第九 十条第三項で準用する場合を含む。)の規定を、第一項第
四号に掲げる場合に係る通知には第六十二条(第九十条第三項で準用する
場合を含む。)の規定を、第 一項第五号及び前項に規定する場合に係る通
知には第六十四条第一項(第九十条第三項及び第百三十三条で準用する場
合を含む。)の規定を、第一項第六号に掲 げる場合に係る通知には第六十
五条第一項(第九十条第三項で準用する場合を含む。)の規定を、第一項
第七号に掲げる場合に係る通知には第百十五条第二項の 規定を準用する。
4 第一項第五号及び第二項に規定する現状の変更には、第六十四条第一
項ただし書及び第二項の規定を準用する。


5 登録有形文化財、登録有形民俗文化財又は登録記念物の保護上必要が
あると認めるときは、文化庁長官は、第一項第五号又は第二項に規定する
現状の変更に関し、文部科学大臣を通じ関係各省各庁の長に対し、又は各
省各庁の長以外の国の機関に対して意見を述べることができる。


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

めるときは、関係各省各庁の長に対し調査のため必要な報告を求めること


ができる。


第百八十一条 国の所有に属する登録有形文化財又は登録有形民俗文化財
については、第六十条第三項から第五項まで、第六十三条第二項及び第六
十七条第三項(これらの規定を第九十条第三項で準用する場合を含む。)
の規定は、適用しない。


2 国の所有に属する登録記念物については、第百三十三条で準用する第
百十三条から第百十八条までの規定は、適用しない。


第三節 地方公共団体及び教育委員会
(地方公共団体の事務)


第百八十二条 地方公共団体は、文化財の管理、修理、復旧、公開その他
その保存及び活用に要する経費につき補助することができる。


2 地方公共団体は、条例の定めるところにより、重要文化財、重要無形
文化財、重要有形民俗文化財、重要無形民俗文化財及び史跡名勝天然記念
物以外の文化財 で当該地方公共団体の区域内に存するもののうち重要なも
のを指定して、その保存及び活用のため必要な措置を講ずることができる。
3 前項に規定する条例の制定若しくはその改廃又は同項に規定する文化
財の指定若しくはその解除を行つた場合には、教育委員会は、文部科学省
令の定めるところにより、文化庁長官にその旨を報告しなければならない。
(地方債についての配慮)


第百八十三条 地方公共団体が文化財の保存及び活用を図るために行う事
業に要する経費に充てるために起こす地方債については、法令の範囲内に
おいて、資金事情及び当該地方公共団体の財政状況が許す限り、適切な配
慮をするものとする。



</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

第百八十四条 次に掲げる文化庁長官の権限に属する事務の全部又は一部
は、政令で定めるところにより、都道府県又は市の教育委員会が行うこと
とすることができる。


一 第三十五条第三項(第三十六条第三項(第八十三条、第百二十一条第
二項(第百七十二条第五項で準用する場合を含む。)及び第百七十二条第
五項で準用する 場合を含む。)、第三十七条第四項(第八十三条及び第百
二十二条第三項で準用する場合を含む。)、第四十六条の二第二項、第七
十四条第二項、第七十七条第 二項(第九十一条で準用する場合を含む。)、
第八十三条、第八十七条第二項、第百十八条、第百二十条、第百二十九条
第二項、第百七十二条第五項及び第百七 十四条第三項で準用する場合を含
む。)の規定による指揮監督


二 第四十三条又は第百二十五条の規定による現状変更又は保存に影響を
及ぼす行為の許可及びその取消し並びにその停止命令(重大な現状変更又
は保存に重大な影響を及ぼす行為の許可及びその取消しを除く。)


三 第五十一条第五項(第五十一条の二(第八十五条で準用する場合を含
む。)、第八十四条第二項及び第八十五条で準用する場合を含む。)の規
定による公開の停止命令


四 第五十三条第一項、第三項及び第四項の規定による公開の許可及びそ
の取消し並びに公開の停止命令


五 第五十四条(第八十六条及び第百七十二条第五項で準用する場合を含
む。)、第五十五条、第百三十条(第百七十二条第五項で準用する場合を
含む。)又は第百三十一条の規定による調査又は調査のため必要な措置の
施行


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

る通知の受理、同条第二項の規定による通知、同条第三項の規定による協


議、同条第四項の規定による勧 告、第九十六条第一項の規定による届出の
受理、同条第二項又は第七項の規定による命令、同条第三項の規定による
意見の聴取、同条第五項又は第七項の規定に よる期間の延長、同条第八項
の規定による指示、第九十七条第一項の規定による通知の受理、同条第二
項の規定による通知、同条第三項の規定による協議並びに 同条第四項の規
定による勧告


2 都道府県又は市の教育委員会が前項の規定によつてした同項第五号に
掲げる第五十五条又は第百三十一条の規定による立入調査又は調査のため
の必要な措置の施行については、審査請求をすることができない。


3 都道府県又は市の教育委員会が、第一項の規定により、同項第六号に
掲げる事務のうち第九十四条第一項から第四項まで又は第九十七条第一項
から第四項までの規定によるものを行う場合には、第九十四条第五項又は
第九十七条第五項の規定は適用しない。


4 都道府県又は市の教育委員会が第一項の規定によつてした次の各号に
掲げる事務(当該事務が地方自治法第二条第八項 に規定する自治事務であ
る場合に限る。)により損失を受けた者に対しては、当該各号に定める規
定にかかわらず、当該都道府県又は市が、その通常生ずべき損失を補償す
る。


一 第一項第二号に掲げる第四十三条又は第百二十五条の規定による現状
変更又は保存に影響を及ぼす行為の許可 第四十三条第五項又は第百二十
五条第五項


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

三 第一項第六号に掲げる第九十六条第二項の規定による命令 同条第九


5 前項の補償の額は、当該都道府県又は市の教育委員会が決定する。


6 前項の規定による補償額については、第四十一条第三項の規定を準用
する。


7 前項において準用する第四十一条第三項の規定による訴えにおいては、
都道府県又は市を被告とする。


8 都道府県又は市の教育委員会が第一項の規定によつてした処分その他
公権力の行使に当たる行為のうち地方自治法第二条第九項第一号 に規定す
る第一号 法定受託事務に係るものについての審査請求は、文化庁長官に対
してするものとする。


(出品された重要文化財等の管理)


第百八十五条 文化庁長官は、政令で定めるところにより、第四十八条
(第八十五条で準用する場合を含む。)の規定により出品された重要文化
財又は重要有形民俗文化財の管理の事務の全部又は一部を、都道府県又は
指定都市等の教育委員会が行うこととすることができる。


2 前項の規定により、都道府県又は指定都市等の教育委員会が同項の管
理の事務を行う場合には、都道府県又は指定都市等の教育委員会は、その
職員のうちから、当該重要文化財又は重要有形民俗文化財の管理の責めに
任ずべき者を定めなければならない。


(修理等の施行の委託)


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

旧又は滅失、き損、衰亡若しくは盗難の 防止の措置の施行につき、都道府
県の教育委員会に対し、その全部又は一部を委託することができる。
2 都道府県の教育委員会が前項の規定による委託に基づき、第三十八条
第一項の規定による修理又は措置の施行の全部又は一部を行う場合には、
第三十九条の規 定を、第九十八条第一項の規定による発掘の施行の全部又


は一部を行う場合には、同条第三項で準用する第三十九条の規定を、第百
二十三条第一項の規定による 復旧又は措置の施行の全部又は一部を行う場
合には、同条第二項で準用する第三十九条の規定を準用する。


(重要文化財等の管理等の受託又は技術的指導)


第百八十七条 都道府県又は指定都市の教育委員会は、所有者(管理団体
がある場合は、その者)又は管理責任者の求めに応じ、重要文化財、重要
有形民俗文化財又は史跡名 勝天然記念物の管理(管理団体がある場合を除
く。)、修理若しくは復旧につき委託を受け、又は技術的指導をすること
ができる。


2 都道府県又は指定都市の教育委員会が前項の規定により管理、修理又
は復旧の委託を受ける場合には、第三十九条第一項及び第二項の規定を準
用する。


(書類等の経由)


第百八十八条 この法律の規定により文化財に関し文部科学大臣又は文化
庁長官に提出すべき届書その他の書類及び物件の提出は、都道府県の教育
委員会(当該文化財が指定都市の区域内に存する場合にあつては、当該指
定都市の教育委員会。以下この条において同じ。)を経由すべきものとす
る。


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

3 この法律の規定により文化財に関し文部科学大臣又は文化庁長官が発
する命令、勧告、指示その他の処分の告知は、都道府県の教育委員会を経
由すべきものとする。ただし、特に緊急な場合は、この限りでない。
(文部科学大臣又は文化庁長官に対する意見具申)


第百八十九条 都道府県及び市町村の教育委員会は、当該都道府県又は市


町村の区域内に存する文化財の保存及び活用に関し、文部科学大臣又は文
化庁長官に対して意見を具申することができる。


(地方文化財保護審議会)


第百九十条 都道府県及び市町村の教育委員会に、条例の定めるところに
より、地方文化財保護審議会を置くことができる。


2 地方文化財保護審議会は、都道府県又は市町村の教育委員会の諮問に
応じて、文化財の保存及び活用に関する重要事項について調査審議し、並
びにこれらの事項に関して当該都道府県又は市町村の教育委員会に建議す
る。


3 地方文化財保護審議会の組織及び運営に関し必要な事項は、条例で定
める。


(文化財保護指導委員)


第百九十一条 都道府県の教育委員会に、文化財保護指導委員を置くこと
ができる。


2 文化財保護指導委員は、文化財について、随時、巡視を行い、並びに
所有者その他の関係者に対し、文化財の保護に関する指導及び助言をする
とともに、地域住民に対し、文化財保護思想について普及活動を行うもの
とする。


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

第百九十二条 第百十条第一項及び第二項、第百十二条第一項並びに第百
十条第三項及び第百十二条第四項において準用する第百九条第三項及び第
四項の規定により都道府県又は指定都市が処理することとされている事務
は、地方自治法第二条第九項第一号 に規定する第一号 法定受託事務とす


る。


第十三章 罰則


第百九十三条 第四十四条の規定に違反し、文化庁長官の許可を受けない
で重要文化財を輸出した者は、五年以下の懲役若しくは禁錮又は百万円以
下の罰金に処する。


第百九十四条 第八十二条の規定に違反し、文化庁長官の許可を受けない
で重要有形民俗文化財を輸出した者は、三年以下の懲役若しくは禁錮又は
五十万円以下の罰金に処する。


第百九十五条 重要文化財を損壊し、き棄し、又は隠匿した者は、五年以
下の懲役若しくは禁錮又は三十万円以下の罰金に処する。


2 前項に規定する者が当該重要文化財の所有者であるときは、二年以下
の懲役若しくは禁錮又は二十万円以下の罰金若しくは科料に処する。
第百九十六条 史跡名勝天然記念物の現状を変更し、又はその保存に影響
を及ぼす行為をして、これを滅失し、き損し、又は衰亡するに至らしめた
者は、五年以下の懲役若しくは禁錮又は三十万円以下の罰金に処する。
2 前項に規定する者が当該史跡名勝天然記念物の所有者であるときは、
二年以下の懲役若しくは禁錮又は二十万円以下の罰金若しくは科料に処す
る。


第百九十七条 次の各号のいずれかに該当する者は、二十万円以下の罰金
に処する。


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

物の現状を変更 し、若しくはその保存に影響を及ぼす行為をし、又は現状
の変更若しくは保存に影響を及ぼす行為の停止の命令に従わなかつた者
二 第九十六条第二項の規定に違反して、現状を変更することとなるよう


な行為の停止又は禁止の命令に従わなかつた者


第百九十八条 次の各号のいずれかに該当する者は、十万円以下の罰金に
処する。


一 第三十九条第三項(第百八十六条第二項で準用する場合を含む。)で
準用する第三十二条の二第五項の規定に違反して、国宝の修理又は滅失、
き損若しくは盗難の防止の措置の施行を拒み、又は妨げた者


二 第九十八条第三項(第百八十六条第二項で準用する場合を含む。)で
準用する第三十九条第三項で準用する第三十二条の二第五項の規定に違反
して、発掘の施行を拒み、又は妨げた者


三 第百二十三条第二項(第百八十六条第二項で準用する場合を含む。)
で準用する第三十九条第三項で準用する第三十二条の二第五項の規定に違
反して、特別史跡名勝天然記念物の復旧又は滅失、き損、衰亡若しくは盗
難の防止の措置の施行を拒み、又は妨げた者


第百九十九条 法人の代表者又は法人若しくは人の代理人、使用人その他
の従業者がその法人又は人の業務又は財産の管理に関して第百九十三条か
ら前条までの違反行為をしたときは、その行為者を罰するほか、その法人
又は人に対し、各本条の罰金刑を科する。


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

重要文化財、重要有形民俗文化財又は史跡名勝天 然記念物を滅失し、き損
し、衰亡し、又は盗み取られるに至らしめたときは、三十万円以下の過料
に処する。


第二百一条 次の各号のいずれかに該当する者は、三十万円以下の過料に
処する。



一 正当な理由がなくて、第三十六条第一項(第八十三条及び第百七十二
条第五項で準用する場合を含む。)又は第三十七条第一項の規定による重
要文化財若しくは重要有形民俗文化財の管理又は国宝の修理に関する文化
庁長官の命令に従わなかつた者


二 正当な理由がなくて、第百二十一条第一項(第百七十二条第五項で準
用する場合を含む。)又は第百二十二条第一項の規定による史跡名勝天然
記念物の管理又は特別史跡名勝天然記念物の復旧に関する文化庁長官の命
令に従わなかつた者


三 正当な理由がなくて、第百三十七条第二項の規定による重要文化的景
観の管理に関する勧告に係る措置を執るべき旨の文化庁長官の命令に従わ
なかつた者


第二百二条 次の各号のいずれかに該当する者は、十万円以下の過料に処
する。


一 正当な理由がなくて、第四十五条第一項の規定による制限若しくは禁
止又は施設の命令に違反した者


</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

三 第四十八条第四項(第五十一条第三項(第八十五条で準用する場合を
含む。)及び第八十五条で準用する場合を含む。)の規定に違反して、出
品若しくは公開 をせず、又は第五十一条第五項(第五十一条の二(第八十
五条で準用する場合を含む。)、第八十四条第二項及び第八十五条で準用
する場合を含む。)の規定に 違反して、公開の停止若しくは中止の命令に
従わなかつた者


四 第五十三条第一項、第三項又は第四項の規定に違反して、許可を受け
ず、若しくはその許可の条件に従わないで重要文化財を公開し、又は公開
の停止の命令に従わなかつた者



五 第五十四条(第八十六条及び第百七十二条第五項で準用する場合を含
む。)、第五十五条、第六十八条(第九十条第三項及び第百三十三条で準
用する場合を含 む。)、第百三十条(第百七十二条第五項で準用する場合
を含む。)、第百三十一条又は第百四十条の規定に違反して、報告をせず、
若しくは虚偽の報告をし、 又は当該公務員の立入調査若しくは調査のため
の必要な措置の施行を拒み、妨げ、若しくは忌避した者


六 第九十二条第二項の規定に違反して、発掘の禁止、停止又は中止の命
令に従わなかつた者


七 正当な理由がなくて、第百二十八条第一項の規定による制限若しくは
禁止又は施設の命令に違反した者


第二百三条 次の各号のいずれかに該当する者は、五万円以下の過料に処
する。


</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

文化財の登録証を文部科学大臣に返付せず、又は新所有者に引き渡さなか
つた者


二 第三十一条第三項(第六十条第四項(第九十条第三項で準用する場合
を含む。)、第八十条及び第百十九条第二項(第百三十三条で準用する場
合を含む。)で 準用する場合を含む。)、第三十二条(第六十条第四項
(第九十条第三項で準用する場合を含む。)、第八十条及び第百二十条
(第百三十三条で準用する場合を 含む。)で準用する場合を含む。)、第
三十三条(第八十条、第百十八条及び第百二十条(これらの規定を第百三
十三条で準用する場合を含む。)並びに第百七 十二条第五項で準用する場
合を含む。)、第三十四条(第八十条及び第百七十二条第五項で準用する
場合を含む。)、第四十三条の二第一項、第六十一条若しく は第六十二条
(これらの規定を第九十条第三項で準用する場合を含む。)、第六十四条


第一項(第九十条第三項及び第百三十三条で準用する場合を含む。)、第
六十五条第一項(第九十条第三項で準用する場合を含む。)、第七十三条、
第八十一条第一項、第八十四条第一項本文、第九十二条第一項、第九十六
条第一項、 第百十五条第二項(第百二十条、第百三十三条及び第百七十二
条第五項で準用する場合を含む。)、第百二十七条第一項、第百三十六条
又は第百三十九条第一項 の規定に違反して、届出をせず、又は虚偽の届出
をした者


</div>

<!--links-->

×