Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Tạp chí Quy hoạch xây dựng – Số 103+104

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.7 MB, 152 trang )

Số 103+104 Năm thứ mười tám - Urban and Rural Planning Journal

Chuyên đề: Quy hoạch xây dựNg và QuảN lý phát trIểN vùNg veN đô

Sˇ 103+104 n®m 2020

coNStructIoN plaNNINg Quy hoạch xây dựNg
aNd maNagemeNt of và QuảN lý phát trIểN
perI-urbaN developmeNt vùNg veN đô
urbanization of suburban areas
facing problems of major asian cities
integrated planning and collaborative mechanism
in peri-urban development management



land adjustment method in suburban areas
international experience

103+104

ISSN 1859 - 3054

đô thị hóa vùng ven đô – vấn đề phải đối mặt
của các đô thị lớn châu á
Quy hoạch tích hợp và cơ chế hợp tác
trong Quản lý phát triển vùng ven đo
phương pháp điều chỉnh đất đai vùng ven đô
Kinh nghiệm Quốc teá



Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2020

THƯ
CỦA TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG
CHÚC MÙNG HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2020), tôi thân
ái gửi tới toàn thể cán bộ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam qua các thời kỳ những tình cảm thân thiết
và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Bảy mươi năm qua, kể từ ngày thành lập tại chiến khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược, các thế hệ Hội Nhà báo Việt Nam và những người làm báo cả nước đã
ln đồn kết, chủ động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, khơng ngừng lớn mạnh, có
nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Ðảng và nhân dân ta. Trong mọi hồn
cảnh, đơng đảo hội viên, nhà báo ln đồng hành cùng dân tộc, bám sát thực tiễn, tích cực tuyên
truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; động viên, cổ vũ toàn
dân trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc ngày nay; đồng thời tích cực tham gia cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống
chính trị trong sạch, vững mạnh, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vạch trần các âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng;
củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ghi nhận đóng góp to lớn của Hội Nhà báo
Việt Nam cùng đội ngũ nhà báo cả nước, Đảng và Nhà nước ta đã tặng thưởng Hội Nhà báo Việt
Nam Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng
những thành tựu rất đỗi tự hào của Hội Nhà báo Việt Nam và giới báo chí cả nước trong 70 năm qua.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới với thế và lực mới, nhiều thời cơ, thuận lợi
và khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển
mạnh mẽ, nhiệm vụ của báo chí rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang. Tôi mong muốn Hội Nhà báo
Việt Nam và các hội viên cả nước, phát huy truyền thống cách mạng của mình, xây dựng Hội ngày
càng phát triển, trong sạch, vững mạnh; không ngừng chăm lo bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, chun
mơn nghiệp vụ, nhất là đạo đức nghề nghiệp cho các hội viên. Các cấp hội, mỗi nhà báo hãy thấm
nhuần và thực hiện thật tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách

mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt
động, để thật sự là địa chỉ tin cậy trong hoạt động nghiệp vụ của các nhà báo. Tôi đề nghị các cấp
ủy đảng, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để
Hội Nhà báo Việt Nam và giới báo chí hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Với tình cảm thân thiết và tin tưởng, tơi chúc các cấp hội, hội viên, nhà báo cả nước sức khoẻ,
niềm vui, hạnh phúc; không ngừng đổi mới, sáng tạo, nỗ lực vươn lên, luôn xứng đáng là người
chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hoá của Đảng.

NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Ảnh bìa: G-net

Tổng biên tập/ Editor in Chief
ThS.KTS. Nguyễn Thành Hưng
P. Tổng biên tập/ Deputy Editor in Chief
ThS. PHẠM Hoàng Tú
Hội đồng khoa học/ Editorial Adviser Council

PGS.TS.KTS. Lưu Đức Cường (Chủ tịch)
PGS.TS.KTS. Nguyễn Quốc Thông
KTS. Trần ngọc chính
PGS.TS. lưu đức hải
PGS.TS.KTS. trần trọng hanh
GS.TS.KTS. Lê Hồng kế
GS.TS.KTS. Ngô thế thi
TS.KTS. nguyễn trung dũng
Ban cố vấn/ Advisory board

Ngô trung hải

Ban biên tập/ Editorial board
Nguyễn thành hưng - Phạm Hoàng Tú
NGUYỄN TRUNG DŨNG - Nguyễn Quỳnh lan
BÙI CHUNG HẬU - Nguyễn Thuỳ Anh
Nguyễn hồng chi - NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC

LịI TỘ SN
Bạn đọc thân mến!
Đô thị hoá khu vực ven đô là hiện tượng phổ biến của quá trình tăng trưởng đô thị.
Vùng ven đô thành phố lớn đều là vùng đa chức năng, có động lực phát triển kinh tế
và có mối quan hệ hữu cơ với trung tâm lõi đô thị; có quy mô diện tích và dân số lớn,
luôn biến động về nhân khẩu, đất đai và ranh giới đô thị. Do vậy, vùng ven đô luôn
được quan tâm trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia, nhất là các đô thị châu Á
đang có tốc độ đô thị hoá cao.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Các
thành phố lớn của Việt Nam đang có xu hướng đô thị hoá khu vực nông thôn liền kề,
nhằm mở rộng không gian đô thị từ trung tâm lõi ra khu vực ven đô. Quá trình chuyển
đổi từ nông thôn lên đô thị ở vùng ven đô các thành phố lớn trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng thường gặp nhiều bất cập từ công tác quy hoạch đến quản lý
phát triển.

Thư ký tòa soạn/ Sub Editor
Bùi chung Hậu

Trị sự, phát hành:
Nguyễn Thị Minh Đức

Thiết kế mỹ thuật/ Designer

Nguyễn Minh Tú

Liên hệ Quảng cáo - Phát hành

Tel: (024) 3.9741942

Website: www.viup.vn
Tài khoản: Viện Quy hoạch đô thị
và nông thôn quốc gia
113 00000 1023 tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam
Chi nhánh Hai Bà Trưng - Hà Nội

Vì vậy, Quy hoạch xây dựng số tháng 4 này xin gửi đến các bạn chuyên đề: Quy
hoạch xây dựng và quản lý phát triển vùng ven đô. Các vấn đề như: Nhận diện
vùng nông thôn ven đô thành phố lớn Việt Nam; Xác định các thách thức mà vùng
nông thôn ven đô phải đối mặt; Xác định động lực phát triển vùng ven đô; Kinh
nghiệm quản lý phát triển vùng ven đô; Các mô hình phát triển khu vực nông thôn
đặc thù; Giải pháp quản lý phát triển nông thôn ven đô thành phố lớn tại Việt Nam...sẽ
được đề cập đến trong chuyên đề kỳ này. Hy vọng, vùng ven đô sẽ chuyển mình, đáp
ứng được xu thế phát triển chung của đô thị lớn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
Đồng hành cùng những tác phẩm có tính chuyên môn cao, Tạp chí còn mang đến
những thông tin thú vị, hình ảnh hấp dẫn giới thiệu tới bạn đọc về các công trình, dự
án trong nước và quốc tế đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
Trân trọng mời quý độc giả đón đọc!

16/GP-BTTTT cấp ngày 10/1/2014
Cty TNHH TM in Vieät Anh

SË 103+104 . 2020


1


CON

t

e

n

t

s

t

Topic:

Construction planning
and management of peri-urban development
Quynh Lan

Events

n VIUP - Focus on researching for state management

Concept
Pham Thi Nham

Ngo Le Minh
Hoang Phuong Thao
Luu Duc Cuong
Pham Thi Nham
Pham Thi Nham
Phan Thi Van Anh
Nguyen Ngoc Hieu
Nguyen Thi Hong Van
Chu Duc Trung
Ta Quynh Hoa
Nguyen Hong Tien
Pham Thi Nham
Nguyen Thi Hong Diep
Ta Quynh Hoa
Pham Thi Nham
Nguyen Thi Hong Diep
Phan Nhut Duy
Nguyen Thi Lan Anh
Tran Trung Vinh
Nguyen Vuong Duy Anh
Nguyen Dang Son
Pham Thi Nham
Pham Thi Nham
Nguyen Thi Hong Diep
Huy Minh
Luu Duc Cuong
Le Kieu Thanh
Pham Ngoc Dang
Pham Hai Ha
Nguyen Thu Huong

Nguyen Van tuyen
Nguyen Hoai Thu
Pham Hung Cuong
Trương ThaiHoai An
Le Van Tinh
Chung Hau
Thuy Anh
Huy Thuc
Hai Phong

2

n Concept of suburban areas
n Concepts and issues of suburban areas of major cities

in the world and in Vietnam

n Urbanization of suburban areas

Facing problems of major Asian cities

4
6
7
12

Forum

n Thinking about innovating the planning of suburban areas


of big cities in Vietnam

n Overview of suburban areas of big cities

16

in the quick urbanization process
20
n Integrated planning and collaborative mechanism
in peri-urban development management
26
n Form new specific rural criteria to sustainably develop
suburban areas of major cities in Vietnam
32
n Land adjustment method in suburban areas
International experience
36
n The approach of social-economical surveys
for planning and developing peri-urban areas
46
n Solid waste management for suburbans areas
situation and solutions
52
n Some development models of suburban areas
of major cities in Vietnam
56
n Research on the model of “urban village” in Vietnam
towards sustainable development
62
n Experience in urban agriculture development model

in some cities of Vietnam
68
n Urban space development in suburban areas: risks and challenges
to ho chi minh city in the face of environmental hazards related to
residential concentration and urbanisation
74
n Planning and construction management of suburban areas
of ho chi minh city, lesson learned from singapore
82
n Suburban areas
86

4

Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia
tập trung nghiên cứu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước

16

Suy nghó về đổi mới công tác lập quy hoạch
ở vùng ven đô các thành phố lớn Việt Nam

Planning and worldwide architecture

n The difference between the urban area development model

in USA and Europe

92


the suburban areas of major cities

96
104

n International experience on the model of developing
n Smokeless industry on rural areas

Multi-sectors
n Construction planning for industrial zones in Vietnam

110

n Discuss building a sustainable smart city in Vietnam

116

68

Moâ hình phát triển nông nghiệp đô thị
kinh nghiệm tại một số đô thị Việt Nam

Plans and authors

n Planning solutions for traditional villages of bamboo

and rattan in the Red River Delta

122


n New approach in building a trade village model

Tourism in traditional trade villages in the Red River Delta

128

of urban planning

134

n Current inundation in ho chi minh city. causes and solutions

For students

n SPEC Go Green International Awards 2019


Information

n In-country information
n International information
n VIUP information

SË 103+104 . 2020

138


144
146

148

138

Giải thưởng SPEC Go Green International Awards 2019


MÙc lÙc
20
Chuyên đề:

Quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển vùng ven đô

Phạm Thị Nhâm

khác biệt giữa mô hình phát triển vùng
ven đô ở mỹ và châu Âu
92
Phạm Thị Nhâm n Kinh nghiệm quốc tế về mô hình phát triển
Nguyễn Thị Hồng Diệp khu vực ven đô các thành phố lớn
96
Huy Minh n Công nghiệp không khói
trên vùng đất nông thôn
104

Trong số này

Quỳnh Lan

Sự kiện

n

VIUP - tập trung nghiên cứu phục vụ
cho công tác quản lý nhà nước


4

Khái niệm
n Khái

niệm về vùng ven đô
Phạm Thị Nhâm n Khái niệm và các vấn đề của khu vực
ven đô các thành phố lớn trên thế giới
và Việt Nam
Ngô Lê Minh n Đô thị hóa vùng ven đô – Vấn đề
Hoàng Thị Phương Thảo phải đối mặt của các đô thị lớn Châu Á
Lưu Đức Cường
Phạm Thị Nhâm
Phạm Thị Nhâm
Phan Thị Vân Anh
Nguyễn Ngoc Hiếu
Nguyễn Thị Hồng Vân
Chử Đức Trung
Tạ Quỳnh Hoa
Nguyễn Hồng Tiến
Phạm Thị Nhâm
Nguyễn Thị Hồng Diệp
Tạ Quỳnh Hoa
Phạm Thị Nhâm

Nguyễn Thị Hồng Diệp
Phan Nhựt Duy
Nguyễn Thị Lan Anh
Trần Trung Vónh
Nguyễn Vương Duy Anh
Nguyễn Đăng Sơn

6
7
12

Diễn đàn

n Suy nghó về đổi mới công tác lập quy hoạch

Lưu Đức Cường
Lê Kiều Thanh
Phạm Ngọc Đăng
Phạm Hải Hà
Nguyễn Thu Hương
Nguyễn Văn Tuyên
Nguyễn Hoài Thu
Phạm Hùng Cường

lớn trong quá trình đô thị hóa nhanh
20
n Quy hoạch tích hợp và cơ chế hợp tác
trong quản lý phát triển vùng ven đô
26
n Xây dựng Tiêu chí nông thôn mới đặc thù

nhằm phát triển bền vững vùng ven đô
các thành phố lớn ở Việt Nam
32
n Phương pháp điều chỉnh đất đai
vùng ven đô - Kinh nghiệm quốc tế
36
n Phương pháp tiếp cận điều tra kinh tế
xã hội phục vụ nghiên cứu quy hoạch
phát triển vùng ven đô
46
n Quản lý chất thải rắn vùng ven
52
n Một số mô hình phát triển khu vực ven đô
thành phố lớn tại Việt Nam
56
n Nghiên cứu mô hình “Làng đô thị” tại Việt Nam
hướng tới phát triển bền vững
62
n Mô hình phát triển nông nghiệp đô thị
kinh nghiệm tại một số đô thị Việt Nam 68
n Phát triển đô thị ra vùng ven: rủi ro và
thách thức đối với TP.HCM trước các hiểm họa
môi trường liên quan đến vấn đề tập trung
dân cư và đô thị hóa
74
n Quy hoạch và quản lý xây dựng vùng ven
đô thị TP.HCM - Bài học kinh nghiệm
phát triển từ Singapore
82
n Đô thị ven đô

86

n Sự

Đa ngành
n Quy

hoạch xây dựng các khu công nghiệp
Việt Nam
110
n Bàn về xây dựng thành phố thông minh
bền vững tại Việt Nam
116

Quy hoạch và tác giả

pháp quy hoạch
làng nghề truyền thống mây tre đan
vùng Đồng bằng sông Hồng
122
n Cách tiếp cận mới trong việc xây dựng
mô hình Làng nghề - Du lịch trong các làng nghề
truyền thống khu vực Đồng bằng sông Hồng 128
Trương Thái Hoài An n Thực trạng ngập nước cục bộ do mưa ở
Lê Văn Tình TP.HCM - nguyên nhân và giải pháp của
không gian đô thị
134

ở vùng ven đô các thành phố lớn Việt Nam 16


n Tổng quan về khu vực ven đô các thành phố

Quy hoạch & Kiến trúc thế giới

Chung Hậu

Thùy Anh
Huy Thục
Hải Phong

n Giải

Dành cho sinh viên
n Giải

thưởng SPEC Go Green International
Awards 2019

138

Tin tức
n Tin

trong nước
quốc tế
n Tin VIUP
n Tin




144
146
148

104
SË 103+104 . 2020

3


SỰ KIỆ N

VIUP

tập trung nghiên cứu phục vụ
cho công tác quản lý nhà nước

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì buổi làm việc với VIUP về kế hoạch
triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Viện năm 2020.

Tập trung nghiên cứu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước là nhiệm vụ
chính của VIUP trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc thực hiện nhiều
loại hình công việc và mở rộng các lónh vực khác song song với công tác
quy hoạch. Đó là nội dung mà Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn
nhấn mạnh trong buổi làm việc của ông với Viện về kế hoạch triển khai thực
hiện các nhiệm vụ của Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP)
năm 2020, ngày 5/3/2020. Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các
cục, vụ trực thuộc Bộ Xây dựng, Ban lãnh đạo cùng trưởng, phó các đơn vị
thuộc VIUP.


T

heo Báo cáo của VIUP, trong năm 2019, được
sự quan tâm, chỉ đạo, sự ủng hộ của Lãnh đạo
Bộ Xây dựng, với sự nỗ lực cố gắng của toàn
thể viên chức và người làm việc dưới sự chỉ đạo thống
nhất của ban lãnh đạo, VIUP đã hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều kết quả quan
trọng. Thống kê cho thấy, tổng sản lượng ký hợp đồng
thực hiện nhiệm vụ tư vấn năm 2019 đã tăng 30,1%

4

SË 103+104 . 2020

so với năm 2018, thu nhập bình quân vượt mức nghị
quyết đại hội viên chức lao động năm 2019 đề ra, tăng
12,5% so với năm 2018.
Trong bối cảnh Luật Quy hoạch đã và đang bắt đầu
được thực hiện, VIUP đã xây dựng phương hướng
nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 hướng tới mục tiêu là
Viện nghiên cứu chiến lược chính sách đầu ngaønh


quốc gia về quản lý Nhà nước trong lónh vực
QHXD, cụ thể như sau: Tiếp tục đổi mới
toàn diện, nâng cao chất lượng công tác quy
hoạch để đáp ứng với tình hình thực tiễn;
Năm 2020 sẽ là năm triển khai các đồ án
theo Luật Quy hoạch. Viện sẽ đặt trọng tâm

vào các đồ án quy hoạch tỉnh, phối hợp với
các bộ, ngành liên quan, các đơn vị tư vấn
nghiên cứu nội dung quy hoạch xây dựng
trong quy hoạch tỉnh, đồng thời nghiên cứu
tích hợp phần quy hoạch xây dựng trong các
quy hoạch cấp quốc gia; Viện sẽ tập trung
thực hiện nhiệm vụ quy hoạch hệ thống đô
thị và nông thôn quốc gia thời kỳ 2020-2030,
tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo chất lượng
và tiến độ; Hoàn thành đề tài nghiên cứu đổi
mới phương pháp luận QHXD và quản lý phát

triển đô thị, làm cơ sở đưa vào thực tiễn cho
công tác quy hoạch của Viện; Tăng cường
công tác nghiên cứu lý luận về quy hoạch và
quản lý phát triển đô thị. Năm 2020, VIUP
tiếp tục xây dựng các chương trình nghiên
cứu mới gắn với các chương trình mục tiêu
quốc gia và quản lý ngành trong đó nghiên
cứu tích hợp quy hoạch xây dựng vào quy
hoạch tổng thể quốc gia được ưu tiên. Song
song với đó, VIUP tập trung thúc đẩy tiến độ,
nâng cao chất lượng, mở rộng và đa dạng
hóa các loại hình nghiên cứu và dịch vụ tư
vấn; Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức,
nhân sự theo hướng tinh gọn, đảm bảo hoạt
động chất lượng hiệu quả, đặc biệt đổi mới,
hoàn thiện công tác quản lý tài chính của
Viện, hướng tới mục tiêu chuyển đổi mô hình


Viện trưởng Lưu Đức Cường trình bày báo cáo kết quả hoạt động của Viện
trong những năm vừa qua.

Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn đánh giá cao những nỗ lực của VIUP và và đưa ra những
chỉ đạo thiết thực để VIUP tiếp tục phát triển và vượt qua những khó khăn trong thời gian tới.

hoạt động của Viện sang mô hình đơn vị sự
nghiệp công lập tự chủ; Đào tạo và nâng cao
chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng phát
triển nguồn nhân lực. Tiếp tục mở rộng các
quan hệ hợp tác quốc tế với các đối tác trong
lónh vực quy hoạch, kiến trúc.
Bên cạnh đó, báo cáo đã đưa ra một số kiến
nghị đối với các cục, vụ thuộc Bộ Xây dựng
về các nội dung phê duyệt đề cương dự toán,
công tác giải ngân vốn Bộ Xây dựng, kinh phí
sửa chữa trụ sở VIUP...
Tiếp đó, lãnh đạo một số đơn vị đã bổ sung,
làm rõ thêm những kiến nghị đối với các đơn
vị trực thuộc Bộ cũng như đại diện lãnh đạo
các Cục, Vụ trao đổi những nội dung liên
quan tới kiến nghị của Viện.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng
Nguyễn Tường Văn cho rằng với truyền thống
hơn 60 năm hình thành và phát triển, VIUP
đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của
ngành xây dựng đặc biệt là trong lónh vực quy
hoạch, phát triển đô thị. Cùng với đó, đội ngũ
cán bộ của Viện không ngừng lớn mạnh. Đây
là nơi cung cấp, đóng góp nguồn lực cán bộ

cho Bộ Xây dựng trong lónh vực quy hoạch.
Trong giai đoạn hiện nay, theo Thứ trưởng,
Viện thực hiện nhiều loại hình công việc, bao
gồm cả nghiên cứu khoa học, cả tư vấn, đào
tạo… Viện cần hài hòa, cân đối các loại hình
công việc nhưng phải xác định nhiệm vụ
chính của Viện là tập trung nghiên cứu để
phục vụ cho công tác quản lý nhà nước. Đối
với công tác NCKH, nên hướng vào các chủ
đề nóng đang thu hút sự quan tâm chung của
xã hội và tìm kiếm kinh phí thực hiện không
chỉ từ Bộ Xây dựng mà cả ở các nguồn bên
ngoài như từ Bộ Khoa học và Công nghệ,
các tổ chức quốc tế… Bên cạnh công tác quy
hoạch, Viện nên mở rộng các lónh vực khác.
Theo Thứ trưởng, trong lónh vực phát triển đô
thị, nếu triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu
đưa ra các công cụ quản lý phát triển đô thị,
thể chế hóa bằng văn bản pháp quy thì sẽ
giúp ích nhiều cho xã hội, cho ngành và có
rất nhiều việc để làm. Bên cạnh đó, ông cũng
cho ý kiến về việc xây dựng cơ sở dữ liệu GIS
và một số kiến nghị khác của Viện.
Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn mong rằng
Viện sẽ luôn đi tiên phong, đóng góp nhiều
hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước,
hỗ trợ Bộ Xây dựng đề xuất, xây dựng nhiều
công cụ quản lý phát triển. Thứ trưởng hy
vọng Viện ngày càng “Nâng tầm vị thế - Phát
triển bền vững” như slogan của Viện.


SË 103+104 . 2020

5


KHÁI NIỆM

Kh∏i ni÷m
về khu vực ven đô
KTS. Phạm Thị Nhâm
Phó Viện trưởng VIUP

Quốc tế
Vùng ven đô là một khu vực giao diện giữa Đô thị và nông thôn . Trong tiếng
Anh có nhiều từ, mỗi từ lại cho thấy một ý nghóa về nội dung, công năng của
vùng này mà người ta muốn nhấn mạnh, như: “rural–urban fringe” - vùng giao
thoa đô thị nông thôn, ý nói về không gian nằm giữa vùng đô thị và vùng nông
thôn; “urban outskirts” hay “urban Edge” - vỏ ngoài của đô thị, ý nói nó có tác
dụng như một ranh giới bên ngoài, như lớp biểu bì của một cơ thể đô thị; “rurban” - vùng vừa có tính chất đô thị vừa mang tính chất nông thôn; “peri-urban”
- vùng rìa đô thị, ý nói nó có vị trí và tính chất cũng là ngoài rìa của một đô thị;
“urban hinterland” - là vùng hậu phương đô thị, ý nói nó cung cấp những dịch
vụ hậu cần nhất định cho cuộc sống đô thị; “Sub-Urban” - là một dạng đô thị
nhưng không đầy đủ chất lượng, tính chất cần thiết cho một đô thị.

Quan niệm truyền thống về khu vực ven đô

Trong nước
Khái niệm vùng ven đô xuất hiện ở những đô thị lớn và trung bình, còn các
đô thị nhỏ chỉ có hai không gian chính là đô thị và ngoài đô thị. Người Việt

gọi vùng ven đô theo nhiều cách khác nhau, như vùng rìa đô thị, vùng ngoại
thành, vùng ngoại ô... Định nghóa ven đô {Phương 2010} “là khu vực giữa vùng
đô thị (nội thành) và vùng ngoại thành mang tính ước lệ bao hàm đặc trưng
của đô thị và là vùng đệm dự trữ cho phát triển mở rộng đô thị. Theo quan
điểm vùng đô thị vùng ven đô có thể là khu vực ven đô thị trung tâm hay các
điểm đô thị nằm ở khu vực ngoại ô nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với đô thị
trung tâm - các đô thị ven đô”.
Như vậy, vùng ven đô là không gian giao diện nằm giữa đô thị và nông thôn,
vừa mang tính chất đô thị vừa mang tính chất nông thôn; là vùng hậu phương
của đô thị cung cấp dịch vụ hậu cần nhất định cho đô thò.

6

SË 103+104 . 2020


KHÁI NIỆM

KHÁI NIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC VEN ĐÔ
CÁC THÀNH PHỐ LỚN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
KTS. Phạm Thị Nhâm
Phó Viện trưởng VIUP

Concepts and issues of peri-urban areas in major cities in the world and Vietnam

Vietnam’s big cities are tending to urbanize adjacent rural areas, in order to expand urban space from the core
to the outskirts. The transition from rural to urban areas on the outskirts of big cities in the world in general and
in Vietnam often faces many shortcomings from planning to development management.
This article deals with the concept and identifies issues of peri-urban peri-urban areas of Vietnam in the topic
“Study on management and development planning of new rural construction peri-urban areas in big cities of the

period 2015 - 2035”

Các thành phố lớn Việt Nam đang có xu hướng đô thị hoá khu vực nông thôn
liền kề nhằm mở rộng không gian đô thị từ trung tâm lõi ra khu vực ven đô.
Quá trình chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị ở vùng ven đô các thành phố lớn
trến thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thường gặp nhiều bất cập từ
công tác quy hoạch đến quản lý phát triển. Bài viết này đề cập đến khái niệm
và nhận diện các vấn đề của khu vực ven đô thành phố lớn Việt Nam trong
khuôn khổ đề tài nghiên cứu trọng điểm của Bộ Xây dựng “Nghiên cứu quản
lý phát triển quy hoạch xây dựng nông thôn mới khu vực ven đô thành phố
lớn giai đoạn 2015 - 2035”.
Từ khoá: khu vực ven đô, vùng nông thôn ven đô, vùng ven đô thành phố lớn

1. Khái quát chung

Trong 10 năm gần đây, tốc độ đô thị hóa cả nước gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở các thành phố lớn.
Năm 2019, tỷ lệ đô thị hoá cả nước khoảng 35-38%[1], dự báo đến 2035 khoảng 45-50%[2] và các đô thị
lớn tiếp tục mở rộng ranh giới đến vùng nông thôn. Thực tiễn vừa qua Nhà nước tổng kết 5 năm xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 theo 19 tiêu chí áp dụng toàn quốc đã cho thấy không phù
hợp đối với vùng nông thôn ven đô thành phố lớn, nơi chịu tác động mạnh bởi quá trình đô thị hoá.
Vùng nông thôn ven thành phố lớn trực thuộc trung ương hay các đô thị loại I trực thuộc tỉnh đang trong
quá trình chuyển hoá từ nông thôn lên đô thị, nhiều huyện sắp lên quận, nhiều xã sắp lên phường.

SË 103+104 . 2020

7


Ngay cả khi chưa chuyển đổi lên đô thị
thì giữa các vùng nông thôn này và khu

vực đô thị cũng có rất nhiều mối quan hệ
đa chiều, không giống như những vùng
thuần nông bình thường. Về pháp lý,
vùng nông thôn ven đô đang gặp nhiều
bất cập do thiếu công cụ quản lý. Nông
thôn ven đô đang được quản lý giống như
các vùng thuần nông thôn cả nước với
19 tiêu chí của NTM, trong khi bản chất
của các tiêu chí NTM là nhằm ổn định
cuộc sống nông thôn lâu dài cho các khu
vực thuần nông, chứ không thể chuẩn bị
cho một khu vực nông thôn chuyển biến
thành đô thị. Về lý luận, NCKH về vùng
ven đô ở trong nước còn ít, chưa có nền
tảng lý luận làm cơ sở ban hành chính
sách quản lý vùng ven đô.

2. Khái niệm

Có nhiều khái niệm về vùng ven đô,
dưới góc độ QHXD và quản lý phát triển
có thể nhận thấy về bản chất đô thị là
một khu vực có sự tập trung cao về dân
cư, mật độ xây dựng và tiềm lực kinh
tế so với các khu vực xung quanh. Với
mật độ này, hình thức kinh tế chính của
người dân phải là phi nông nghiệp. Đặc
điểm của đô thị và hình thức kinh tế đô
thị là có quan hệ giao thương rộng lớn
ra khỏi vùng, trong hệ thống mạng lưới

đô thị và có tiềm lực phát triển lớn. Còn
nông thôn thuần tuý là những khu vực

chủ yếu sống bằng nghề nông. Do tính
chất canh tác nên mật độ dân cư cũng
như xây dựng đều thấp. Tuy người nông
dân cũng có bán nông sản và trao đổi
hàng hoá nhưng về cơ bản, phương thức
kinh tế này khá ổn định, không có nhiều
tiềm năng tăng trưởng và phần nhiều là
tự cung tự cấp, khép kín. Do vậy, khái
niệm khu vực ven đô được hiểu là không
gian nằm giữa khu vực đô thị và khu vực
nông thôn thuần tuý, nó vừa mang tính
chất đô thị vừa mang tính chất nông
thôn; là vùng hậu phương của đô thị
cung cấp dịch vụ hậu cần nhất định cho
đô thị.
Đô thị là một vùng đất trong phạm vi
ranh giới hành chính được gọi là đô thị.
Đô thị lớn là vùng đô thị đặc biệt có các
tiêu chí nổi bật so với hệ thống đô thị
xung quanh về: Dân số, lực hút các hoạt
động đô thị, hệ thống hạ tầng đô thị kết
nối đồng bộ liên vùng và đảm nhận vai
trò kinh tế của vùng hoặc quốc gia.
Đô thị lớn ở Việt Nam là thành phố loại
đặc biệt và loại I. Trong phạm vi ranh
giới hành chính, một đô thị với vùng lõi
trung tâm là khu vực thực sự có tính

chất đô thị, rồi tới vùng ven đô là dạng
chuyển tiếp và vùng nông thôn thuần
tuý. Tuy nhiên, về mặt hành chính thì
chỉ chia làm các quận nội thành, theo

nghóa là khu vực lõi đô thị, hay nội thị, và
các huyện ngoại thành, theo nghóa nông
thôn. Vì thế, vùng chuyển tiếp ven đô
không được nhận thức và quản lý đúng
với bản chất của nó.
Đối với đô thị trung bình, vùng ven đô là
khu vực hẹp nằm xung quanh lõi trung
tâm đô thị và thường nằm trong phạm vi
ranh giới hành chính đô thị.
Đối với đô thị lớn, vùng ven đô là vùng
rộng lớn bao trùm nhiều địa bàn. Vùng
này có thể nằm trọn trong ranh giới đô
thị, nhưng thậm chí có thể nằm ra ngoài
ranh giới đô thị.
Những làng xóm mang tính chất ven đô
có thể nằm trong hoặc ngoài ranh giới
khu vực nội thị. Cách gọi thông thường
ở Việt Nam, đối với làng xóm nằm trong
ranh giới nội thị thuộc các quận thì gọi
là làng xóm đô thị hoá; còn đối với làng
xóm nằm ngoài ranh giới nội thị thuộc
các huyện thì gọi là làng xóm ven đô.
Về bản chất, các làng xóm này có cùng
một tính chất ven đô, nhưng về pháp
lý chúng được đối xử và quản lý theo

những nguyên tắc hoàn toàn khác nhau
khi nằm trong hai khu vực hành chính
khác nhau là quận và huyện. Ngoài ra,
còn có thể loại làng xóm mang tính chất
ven đô nhưng nằm hoàn toàn ngoài ranh
giới hành chính đô thị, ví dụ làng xóm
huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên.

3. Khu vực ven đô thành phố
lớn trên thế giới và Việt Nam

Hình 1. Khu vực ven đô đô thị trung bình
Nguồn: VIUP

Hình 2. Khu vực ven đô đô thị lớn
Nguồn: VIUP

8

SË 103+104 . 2020

Đô thị hoá khu vực ven đô là hiện tượng
phổ biến của quá trình tăng trưởng đô
thị. Nghiên cứu diễn biến đô thị hoá trên
thế giới và khu vực Đông Nam Á, khảo
sát 66 đô thị lớn khắp châu lục trên thế
giới về tăng trưởng đô thị và thay đổi mật
độ cư trú, cho thấy vùng ven đô là hiện
tượng phổ biến của quá trình tăng trưởng
đô thị và mở rộng không gian đô thị từ

trung tâm lõi đô thị đến khu vực nông
thôn để chuyển đổi từ dạng đô thị phi
chính thức sang đô thị chính thức.
Vùng ven đô thành phố lớn đều là vùng
đa chức năng, có động lực phát triển kinh
tế và có mối quan hệ hữu cơ với trung
tâm lõi đô thị; có quy mô diện tích và dân
số lớn, luôn biến động về nhân khẩu, đất


K h ∏ i

n i ÷ m

Ở các thành phố lớn Đông Nam Á, đô thị
hoá vùng ven đô diễn ra ở vùng đồng
bằng và ven biển, nơi có mật độ dân số
cao và chịu tác động của BĐKH. Ở Việt
Nam, quá trình hình thành các đô thị lớn
và đô thị hoá vùng ven đô hầu hết nằm
ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven
biển Trung Bộ, đồng bằng Đông Nam Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long.
Nhận dạng vùng ven đô thành phố lớn.
Ranh giới vùng ven đô không có trên
thực tế, thường chỉ mang tính ước lệ. Có
nhiều cách nhận dạng vùng ven đô, ví
dụ nhận dạng theo hình thái không gian
đô thị - nông thôn hoặc mật độ cư trú…
Nhận dạng theo hình thái không gian

đô thị - nông thôn mang tính định tính,
theo quan sát thấy rằng vùng ven đô có
mật độ xây dựng thấp, ngoại trừ trên
các tuyến hành lang nối đến trung tâm
thành phố.

Hình 3. Biểu thị tốc độ tăng trưởng đô thị (1988-2014) [4]

Hình 4. Hình thái không gian vùng đô thị (từ lõi đô thị trung tâm đến vùng ven)
Nguồn: Một phiên bản thể hiện mặt cắt qua khu vực từ đô thị đến nông thôn từ trang web:
/>
đai và ranh giới đô thị. Do vậy, vùng ven
đô luôn được quan tâm trong chiến lược

phát triển đô thị quốc gia, nhất là các đô
thị châu Á đang có tốc độ đô thị hoá cao.

Nhận dạng theo mật độ cư trú mang
tính định lượng. Có thể xem xét ranh
giới vùng ven đô dựa trên mật độ cư trú
(MDDS), tổng dân số trên tổng đất tự
nhiên. Khi mật độ cư trú đạt ngưỡng >
1.000 người/km2 thì cư dân > 50% không
thể sinh sống bằng kinh tế nông nghiệp
và khu vực định cư đó đạt tiêu chí đô thị
loại V (Nghị quyết 1210/NQ-QH). Vùng
ven đô có đặc điểm của dạng “thảm đô
thị”[3], mang tính lưỡng cư vừa đô thị - vừa
nông thôn có MDDS >1.000 người/km2,
nằm ở vị trí giao thoa giữa trung tâm lõi

đô thị với MDDS >10.000 người/km2 và
khu vực nông thôn với MDDS <1.000
người/km2.
Ngoài mật độ dân cư, một trong những
yếu tố quan trọng để xét một vùng có
thể gọi là ven đô của một thành phố lớn
hay không phụ thuộc vào khoảng cách
của vùng đó vào vùng lõi thành phố
lớn. Bán kính di chuyển thường được
tính khoảng 1 giờ. Trong phạm vi này,
vùng có thể coi như không gian sống,
dịch vụ của thành phố lớn. Nếu thời gian
di chuyển quá xa sẽ không thể tính vào
đó được nữa. Do thước đo là thời gian
chứ không phải khoảng cách nên ranh
giới vùng ven đô phụ thuộc nhiều vào hạ
tầng giao thông chứ không phải khoảng
cách địa lý. Giao thông càng thuận tiện
thì ranh giới vùng càng lan rộng. Do vậy,

SË 103+104 . 2020

9


cấu trúc vùng thường có dạng sao nhiều
cánh, bám dọc theo các trục giao thông
chính. Tuy nhiên, những cao tốc lớn
thường ít khả năng tiếp cận từ hai bên
mà chỉ kết nối một số điểm chính. Khi

đó, các cánh sao sẽ không đều cả hai
bên, mà là dạng chùm đa tâm.
Xét trên phạm vi toàn quốc, vùng lưỡng
cư này có 26,79 triệu người chiếm 29%
dân số cả nước và rộng 15.074km2,
chiếm 4,57 diện tích toàn quốc.
Cấu trúc của vùng ven đô thành phố lớn
là hình thành các vành đai với 3 mức độ
có mối quan hệ mật thiết với Trung tâm
lõi đô thị: (i) vành đai ven đô tiếp giáp
trực tiếp trung tâm lõi đô thị có yếu tố đô
thị nổi trội hơn; (ii) vành đai ven đô giữa
có yếu tố đô thị yếu hơn; (iii) vành đai
ven đô ngoài nằm ở ngoại ô thành phố
giáp vùng nông thôn. Qua khảo sát ở 1
vài thành phố lớn Việt Nam, cho thấy
thành phố có dân số >3-5 triệu dân như
Hà Nội hình thành 3 vành đai ven đô. Đô
thị Đà Nẵng, Cần Thơ có dân số <3 triệu
dân chỉ có 2 hoặc 1 vành đai ven đô.
Về chức năng: Vùng ven đô thành phố
lớn là vùng đa chức năng. Do vậy, chức
năng của vùng ven đô thành phố lớn rất
đa đạng, khó có thể xác định hết các
chức năng của vùng ven đô. Tuy nhiên,
đặc điểm của các chức năng vùng ven
đô là nó không chủ yếu phục vụ dân cư
trên địa bàn của nó mà cung cấp những
dịch vụ cho một lượng lớn dân cư đô thị
sống ngoài địa bàn ven đô đó. Có thể

phân thành các nhóm sau đây:
(1) Chức năng hạ tầng môi trường: Đồi
núi cảnh quan/vùng bảo tồn cảnh quan
thiên nhiên; Dòng chảy, hồ lớn; Vùng
nông nghiệp đặc sản; Vùng đầm lầy…
(2) Chức năng hạ tầng xã hội: Di tích
lịch sử văn hoá/vùng bảo tồn di sản văn
hoá; Làng xóm/các thị trấn lịch sử; Đô
thị mới; Trung tâm cấp vùng về giáo
dục, y tế, hành chính, văn hoá, TDTT…
(3) Chứ c nă n g hạ tầ n g kinh tế : Khu
CN, kho tà n g; Hệ thố n g là n g nghề ;
TT dịch vụ đầ u mố i cấ p vù n g (chợ ,
TTTM); Khu vự c hỗ n hợ p đô thị - dịch
vụ - cô n g nghiệ p …

10

SË 103+104 . 2020

Hình 5. Nhận dạng khu vực ven đô ở các đô thị lớn Việt Nam.
Nguồn: VIUP

Hình 6. Cấu trúc vùng ven đô thành phố lớn [5]

(4) Chức năng hạ tầng kỹ thuật: Mạng
lưới đường bộ, đường sắt, đường không,
đường thuỷ, bến xe, nhà ga…; Vùng xả
lũ; Trạm xử lý nước bẩn; Trạm cấp nước
sạch; Trạm bơm thoát nước đô thị; Khu

xử lí rác; Khu nghóa trang…
Về đặc tính: Vùng ven đô thành phố lớn
là: (i) Vùng luôn biến động; (ii) Vùng đa
dạng về chức năng, đa dạng về cấu trúc
không gian, đa dạng về thành phần nhân
khẩu và (iii) là vùng ảnh hưởng lan toả
mạnh đến xung quanh. Ba đặc tính này
đã tạo cho vùng ven đô thành phố lớn là
vùng đô thị - nông thôn đặc thù. Tất cả
các đô thị lớn trên thế giới trong thời kì
tăng trưởng đô thị hoá, các công cụ quy
hoạch trong nhiều trường hợp bị lỗi thời

từ ý tưởng đến thực tế triển khai. Công
tác quản lý vùng ven đô thực hiện theo
quy hoạch luôn nảy sinh vấn đề bất cập
không thể giải quyết ở cấp địa phương,
buộc phải giải quyết ở cấp quốc gia.

4. Những vấn đề bất cập về
quản lý vùng ven đô thành phố
lớn việt nam

Đô thị hoá khu vực nông thôn ven đô làm
mở rộng không gian thành phố và biến
đổi cấu trúc thiên nhiên, cấu trúc làng
xã, văn hoá truyền thống, biến động dân
số, đất đai, kinh tế - xã hội. Về kinh tế,
tác động của đô thị hoá vùng ven đô làm
biến đổi kinh tế nông nghiệp nông thôn

trở thành kinh tế dịch vụ - công nghiệp.
Về môi trường, tác động của đô thị hoá

SË 103+104 . 2020

10


K h ∏ i

n i ÷ m

vùng ven thường diễn ra ở khu vực nhạy
cảm về sinh thái môi trường, không gian
thiên nhiên bị xâm lấn. Cảnh quan nông
nghiệp bị suy thoái. Không gian làng xã
truyền thống bị chia cắt hoặc phát triển tự
phát, chất lượng môi trường sống nông thôn
ven đô bị suy giảm. Về xã hội, cư dân vùng
ven đô luôn bị đe dọa bởi nguồn lực sinh
kế bị cạn kiệt, bởi môi trường bị suy thoái
và mẫu thuẫn xã hội nảy sinh từ không hoà
nhập với cư dân nhập cư.
Quản lý vùng ven đô thành phố lớn Việt
Nam đang gặp nhiều bất cập, do thiếu công
cụ quản lý.
(i) Đối với các quận và phường mới thành
lập, nơi còn nhiều làng xã và không gian
nông nghiệp xen kẹp đang được quản lý như
đô thị nhưng chưa giải quyết được một cách

thoả đáng những yếu tố nông thôn trong đó.
(ii) Đối với các huyện, xã theo quy hoạch
sẽ trở thành quận, phường đang diễn ra quá
trình đô thị hoá mạnh mẽ đang được quản lý
như nông thôn và chưa giải quyết được vấn
đề nhu cầu đô thị hoá trong thời gian gần.
(iii) Đối với các huyện, xã theo quy hoạch
không trở thành quận, phường nhưng là

vùng hậu phương cung cấp những dịch vụ
hậu cần nhất định cho đô thị. Những khu
này chưa biến thành đô thị trong thời gian
gần nhưng cũng không phải là nông thôn
thuần tuý mà là một vùng nông thôn nhưng
cung cấp đan xen nhiều dịch vụ cho khu
đô thị.
Như phân tích nêu trên, công tác quy hoạch
và quản lý hiện nay đang theo không gian
hành chính. Quận/phường theo quy hoạch
đô thị và Huyện/xã theo quy hoạch nông
thôn. Nên vùng ven đô nhiều trường hợp bị
xung đột bởi hai công cụ quản lý này.
NGÀY NHẬN BÀI: 10/4/2020
NGÀY GỬI PHẢN BIỆN: 10/4/2020
NGÀY DUYỆT ĐĂNG: 25/4/2020
Tài liệu tham khảo:
1. Tổng Cục thống kê (2012, 2013, 2014, 2018) - Niên
giám thống kê năm 2011, 2012, 2013, 2017. NXB Thống
kê.
2. Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (2009),

Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị
quốc gia đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
3. Phó Đức Tùng (2018), Chuyên đề nghiên cứu kinh tế
đô thị, VIUP.
4. 25 Years of Urban Growth and
Density Change in 66 Global Cities.
5. Annette Piorr, Joe Ravetz, Ivan Tosics (2011), Periurbanisation in Europe: Towards a European Policy to
Sustain Urban-Rural Futures,
A Synthesis Report, page 25. Peri-urban areas & the ‘ruralurban-region’, PLUREL.

SË 103+104 . 2020

11


KHÁI NIỆM

ĐÔ THỊ HÓA VÙNG VEN ĐÔ

Vấn đề phải đối mặt của các đô thị lớn châu Á
TS.KTS. Ngô Lê Minh1, NCS. Hoàng Thị Phương Thảo2

Urbanization of suburban areas - Facing problems of major Asian cities

Today, major Asian cities are in constant need of land and natural resources, where mechanical population growth and urban
development are leading to the process of suburban expansion. Under the impact of strong urbanization from urban centers,
peri-urban areas are strongly affected and there are many changes in both structure and characteristics. This is in part because
these areas tend to expand, develop horizontally, and they are considered as extensions of major urban areas. In addition, due
to the dispersal of the population and the spread of employment spreading to newly developed urban areas, urbanization (Periurbanization) is becoming increasingly common and a new challenge in the context of Asian cities. In that context, the Asian
Regional conference on Peri-Urbanization is held annually in Asian countries such as China, South Korea, and India.


Ngày nay, các thành phố lớn của châu Á luôn có nhu cầu lớn về đất đai và tài nguyên thiên
nhiên, nơi mà sự tăng trưởng dân số cơ học và phát triển đô thị đang dẫn tới quá trình mở
rộng khu ngoại ô. Dưới tác động của đô thị hóa mạnh mẽ từ các trung tâm đô thị, các khu
vực vùng ven đô bị tác động mạnh mẽ và có nhiều thay đổi cả về cấu trúc và đặc tính.
Nguyên nhân một phần vì các khu vực này có xu hướng mở rộng, phát triển theo phương
ngang, và chúng được coi là phần mở rộng của các khu đô thị chính. Ngoài ra, do sự phân
tán dân số và bố trí việc làm trải ra các khu vực mới phát triển của đô thị, nên hiện tượng đô
thị hóa vùng ven (Peri-urbanisation) đang ngày càng trở nên phổ biến và là một thách thức
mới trong bối cảnh các đô thị châu Á. Trong bối cảnh đó, Hội thảo quốc tế khu vực Châu
Á về đô thị hóa khu vực ven đô (Asian Regional conference on Peri-Urbanization) được tổ
chức thường niên tại các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, và Ấn Độ.
Từ khóa: Đô thị hóa; Vùng ven đô; Peri-Urbanization; Châu Á

V

ùng ven đô (peri-urban area; urban space, outskirts,
hinterland) là khu vực nằm giữa đô thị và nông thôn.
Đây là khu vực mang cả đặc tính của đô thị và nông
thôn. Như đã biết, đô thị và nông thôn có mối tương hỗ rất quan
trọng không thể tách rời còn vùng ven đô chính là vùng đệm
quan trọng kết nối và rút ngắn khoảng cách giữa đô thị và nông
thôn với nhau.
Ngày nay, dưới tác động của đô thị hóa mạnh mẽ từ
các trung tâm đô thị, các khu vực vùng ven đô cũng bị
ảnh hưởng không kém và đang có những thay đổi về
mọi mặt.

12


SË 103+104 . 2020

Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số năm 2019 của Tổng
cục Thống kê, Việt Nam có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng.
“Toàn quốc có 12 tỉnh, thành phố có tỷ suất di cư thuần dương,
nghóa là người nhập cư nhiều hơn người di cư. Đa số người di
cư phải sống trong các căn nhà thuê mượn… các khu vực phát
triển khu công nghiệp thu hút người di cư nhiều nhất và cũng
là nơi có tỷ lệ thuê mướn nhà cao nhất…” (Tổng điều tra Dân
số và Nhà ở năm 2019). Việc di cư từ nông thôn lên thành thị
đã tạo nên những thay đổi đáng kể cho khu vực vùng ven.
Khu vực này đòi hỏi phải vừa đáp ứng được nhu cầu tái định
cư của người dân không chỉ từ ngoại thành mà còn trong nội


K h ∏ i

n i ÷ m

thành. Hiện nay, dưới tác động của đô thị hóa, khu vực này đang có
xu hướng phát triển theo phương đứng với mật độ dân số cao và trở
thành nơi phát triển mở rộng của đô thị trong tương lai. Bên cạnh đó,
việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và văn hóa đặc trưng
của khu vực vùng ven cũng là một vấn đề cấp thiết được đặt ra đặt
biệt là đối với các nhà quản lý và quy hoạch đô thị.
Khu vực ven đô đóng một vai trò rất quan trọng đối với đô thị. Theo
nghiên cứu của giáo sự Michael Buxton thuộc trường Xã hội học và
đô thị toàn cầu – Đại học RMIT Úc cho biết, vùng ven là khu vực duy
trì cơ sở về tài nguyên thiên nhiên, cung cấp nhân lực, lương thực
thực phẩm chủ yếu cho thành phố và giá trị này sẽ còn tăng lên dưới

tác động của biến đổi khí hậu, sự gia tăng chi phí năng lượng và việc
thay đổi mô hình tiêu thụ thực phẩm trong tương lai. Đứng trước thách
thức đó, khu vực vùng ven cần phải có những thay đổi cụ thể để vừa
giữ vững được vai trò truyền thống của mình vừa đáp ứng với tốc độ
đô thị hóa nhanh chóng như ngày nay.
Bài viết hy vọng sẽ đem lại cái nhìn mới về những triển vọng và thách
thức mà khu vực này phải đối mặt trong tương lại, cũng như mong
muốn có được sự quan tâm đúng mực cần có của chính quyền và
các chuyên gia quy hoạch về vấn đề phát triển khu vực ven đô tại
Việt Nam.

Bối cảnh đô thị hóa vùng ven đô và những cảnh báo
của LHQ

Theo báo cáo về Triển vọng đô thị hóa thế giới năm 2018 của Liên
Hợp quốc, đến năm 2030 thế giới sẽ có 55% dân số sống ở khu vực
thành thị, và tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên 68% vào năm 2050. Dự
đoán trên cho thấy đô thị hóa kết hợp với sự tăng trưởng chung của
dân số thế giới có thể tăng thêm 2,5 tỷ người nữa vào các đô thị vào
năm 2050. Trong đó, gần 90% mức tăng dân số tập trung ở khu vực
châu Á và châu Phi. Cho đến nay, mặc dù chưa có sự đồng thuận về
mặt định nghóa (học thuật) của vùng ven đô, nhưng ngày càng nhận
thấy rằng các đặc điểm nông thôn và thành thị có xu hướng cùng tồn
tại trong các thành phố và có sự giao thoa lẫn nhau. Nguyên nhân
một phần vì các khu vực này đều có xu hướng mở rộng, phát triển
theo phương ngang và chúng được coi là phần mở rộng của các khu
đô thị chính. Ngoài ra, do sự phân tán dân số và bố trí việc làm trải
ra các khu vực mới phát triển của đô thị, nên hiện tượng đô thị hóa
vùng ven (Peri-urbanisation) đang ngày càng trở nên phổ biến và là


Hình 2&3. Vùng ven đô của thành phố Hà Nội
(Nguồn: Zing News, 2018)

một thách thức mới trong bối cảnh đô thị châu Á mới. Các thành phố
lớn của châu Á luôn có nhu cầu lớn về đất đai và tài nguyên thiên
nhiên, nơi mà sự tăng trưởng dân số cơ học và phát triển đô thị đang
dẫn tới quá trình mở rộng khu ngoại ô. Tính trung bình, dân số các
đô thị châu Á tăng hơn 45 triệu người mỗi năm, dẫn đến việc chuyển
đổi hơn 10km2 đất nông nghiệp sang sử dụng cho đô thị. Chẳng hạn,
trường hợp TP.HCM của Việt Nam, số liệu thống kê mới nhất năm
2019 cho thấy dân số của TP.HCM tăng thêm 1 triệu người sau mỗi
5 năm. Có nghóa, trung bình mỗi năm TP.HCM có thêm 200.000 cư
dân mới, tương đương một đô thị nhỏ (Ủy ban nhân dân TP.HCM,
2019). Các khu vực mở rộng và chuyển đổi chức năng sử dụng nêu
trên nằm trong vùng ven đô, là khu vực chuyển tiếp cho các hoạt
động đô thị và nông thôn, có thể được kết nối với nhau hay không sẽ
hoàn toàn do các hoạt động của con người gây ra và có tính quyết
định về sau này.
Các khu vực ven đô thị nằm ngoài phạm vi pháp lý của các thành
phố và thậm chí nằm ngoài phạm vi quyền lực pháp lý của các chính
quyền địa phương vùng ven (Shaw, 2005). Do đó, việc điều hành và
quản lý các khu vực ven đô thường bị các nhà quản lý quận huyện và
thành thị bỏ qua, hay đơn giản là không kiểm soát được. Do đó, cần
thiết phải xem xét và phân định rõ ràng quyền điều hành quản lý khu
vực vùng ven này thuộc về chính quyền khu vực quận huyện ngoại
thành hay chính quyền đô thị. Để từ đó, có cách ứng xử các vấn đề
phát triển đô thị và cách tiếp cận đối với các khu vực ven đô một cách
phù hợp và hiệu quả.

Tương lai Thành thị - Nông thôn tại Châu Á


Hình 1. Vùng ven đô có đặc điểm giao thoa lẫn nhau giữa nông
thôn và thành thị (Nguồn: Tác giả, 2019)

Những thách thức của quá trình đô thị hóa đang diễn ra đang trở
thành vấn đề được các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Theo

SË 103+104 . 2020

13


Hình 4. Khu ở vùng ven đô thuộc huyện Nhà Bè, TP.HCM (Nguồn: Tác giả, 2019)

một cuộc khảo sát do Liên Hợp Quốc thực hiện, phần lớn các nhà
hoạch định chính sách chống lại quá trình đô thị hóa và thích kiềm
chế thủy triều đô thị vì nó mang đến quá đông người tập trung, tội
phạm, bạo lực đường phố và truyền bệnh nhanh chóng.
Nền kinh tế của vùng ven đô đóng góp đáng kể vào việc xóa đói giảm
nghèo, đóng một vai trò quan trọng để đảm bảo mối liên kết giữa nông
thôn và thành thị, cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho thành phố
trung tâm, nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế và cũng là đất để mở
rộng. Quá trình đô thị hóa, mở rộng và sự đa dạng trong việc tiếp cận
các nguồn tài nguyên đã tạo ra sự chênh lệch lớn trong bối cảnh vùng
ven đô. Sự phát triển bền vững của các khu vực đô thị ven đô đang bị
đe dọa vì hiện tại họ đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm
trọng về suy thoái môi trường, bao gồm chuyển đổi đất đai, tạo việc
làm và cung cấp dịch vụ xã hội và tính dễ bị tổn thương của các cộng
đồng ven đô. Ngoài ra, năng lực điều hành còn chưa kịp cập nhật mô
hình mới này của chính quyền các địa phương cũng có thể góp phần

làm cho vấn đề khó khăn hơn. Vì vậy, việc duy trì các khu vực chuyển
đổi có hàm chứa các đặc điểm độc đáo của địa phương để đưa ra
chính sách phát triển bền vững là một nhiệm vụ đầy thách thức.
Thực tế, các khu vực chuyển đổi, hay còn gọi là các vùng chuyển
tiếp, vùng đệm nằm trên con đường lan tỏa của quá trình đô thị hóa
ra các vùng xung quanh theo dạng thức xâm lấn, “vết dầu loang”.
Đây cũng là khu vực thường được người di cư từ nông thôn dừng
chân, “quá cảnh” trên con đường di cư tới trung tâm đô thị tìm sinh kế.
Vì vậy, vùng ven đô cũng là nơi chứng kiến tính chất “quá độ” của các
mô hình sống, lối sống của cả nông thôn và đô thị pha trộn lẫn nhau…
Những vùng ven đô như vậy thường không ổn định, mà có tính dịch
chuyển ra phía ngoài sau một thời kỳ đô thị hóa lan tỏa và “thôn tính”
những vùng ven đô cũ.
Do đó, trong tình hình sắp tới, các đô thị châu Á cần tích cực thúc đẩy
phổ biến các nghiên cứu và hợp tác đô thị hóa châu Á giữa các trường
đại học và tổ chức nghiên cứu châu Á, thậm chí tham vấn cả Chính
phủ, để đảm bảo một tương lai bền vững ở thành thị và nông thôn.

14

SË 103+104 . 2020

Hình 5. Vùng ven đô đóng vai trò kết nối giữa nông thôn
và thành thị (Nguồn: Tác giả, 2019)

Hội thảo ARCP với chủ đề Đô thị hóa vùng ven đô
và triển vọng tổ chức ARCP 2021 tại Việt Nam

Hội thảo quốc tế khu vực châu Á về đô thị hóa khu vực ven đô (Asian
Regional conference on Peri-Urbanization) là hội thảo thường niên

được tổ chức lần đầu tại Đại học Đồng Tế, Thượng Hải (Trung Quốc)
năm 2017, lần thứ 2 tại Đại học Busan, Hàn Quốc năm 2018.
Hội thảo quốc tế khu vực châu Á lần thứ 3 về đô thị hóa ven đô (3rd
Asian Regional Conference on Peri-Urbanization-ARCP) được tổ
chức bởi 3 Trường đại học: Trường Quy hoạch và Kiến trúc, Bhopal
(Ấn Độ), Trường Kiến trúc và Quy hoạch Đô thị, Đại học Tongji
(Trung Quốc), và Khoa Kiến trúc, Đại học Quốc gia Pusan (Hàn
Quốc). Hội thảo diễn ra từ ngày 17-20/12/2019 tại Trường Quy hoạch
và Kiến trúc, Bhopal, Ấn Độ.
Mỗi kỳ tổ chức, hội thảo đã trở thành một không gian học thuật
chung cho hơn 150 chuyên gia quốc tế đến từ các nước như Trung
Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Bangladesh, Philippines, Thái Lan, Việt
Nam, Nhật Bản, Canada, Mỹ… tới tham dự. Các chuyên gia quốc
tế đã tham gia đóng góp các giải pháp về các vấn đề phát triển đô
thị khu vực vùng ven khá đa dạng và phong phú trên nhiều góc
độ và khía cạnh chuyên môn. Từ các mô hình quy hoạch lý tưởng
cho khu vực tới các vấn đề sử dụng đất, mật độ dân số, các vấn
đề về môi trường, cơ sở hạ tầng, phân bố giao thông cho đến việc
ứng dụng khoa học kỹ thuật mới để phát triển tiềm năng khu vùng
ven đô thị.


K h ∏ i

Mục đích của hội thảo quốc tế lần thứ 3 vừa qua là thúc đẩy hợp
tác và nghiên cứu về đô thị hóa vùng ven khu vực châu Á giữa
các trường đại học và tổ chức nghiên cứu trong khu vực, thậm chí
tham vấn cả Chính phủ, để đảm bảo một tương lai bền vững ở
thành thị và nông thôn. Các cuộc thảo luận trong hội thảo đã tập
trung vào những vấn đề sau:

(1) Các đặc điểm và động lực của quá trình đô thị hóa tác động như
thế nào đối với những biến đổi tại khu vực ven đô?
(2) Liệu các giải pháp, hình thức quản trị hay cơ cấu hành chính
có thực sự hiệu quả để hướng tới tương lai phát triển bền vững của
nông thôn và thành thị?
(3) Những khó khăn, thách thức và giải pháp để xây dựng đô thị vùng ven và nông thôn bền vững tại khu vực châu Á?
(4) Làm thế nào để đạt được các kết quả mong muốn cho khu vực
ven đô?
Về nội dung cụ thể, các nghiên cứu được chia sẻ theo những chủ
đề như : Quy hoạch sử dụng đất/ sự thay đổi sử dụng đất tại khu vực
ven đô (land use/land cover changes and planning approaches for
peri-urban areas); Quản trị đô thị vùng ven đô, phối hợp giữa các
cơ quan, sự tham gia của người dân, các chính sách, chương trình
hành động và tác động của chúng (peri-urban governance, interagency coordination, citizen participation, policies and programs
and their impact); Sự thay đổi của khu vực ven đô dưới tác động
công nghiệp hóa và các hoạt động kinh teá (changes in peri-urban
areas due to industrialization and economic activity); Vùng thông
minh (Smart regions); Kết nối, di chuyển và tiếp cận tới khu vực
ven đô (Connectivity, mobility and access in Peri-urban areas);
Sức khỏe, tiện nghi, lãnh đạo và chiến lược (Health, well-being,
leadership and strategy); Môi trường (Environment); Cơ sở hạ
tầng và cung cấp dịch vụ trong khu vực ven đô (Infrastructure and
service delivery in peri-urban area),…
Sau ba lần tổ chức hội thảo, các ý kiến chuyên gia được trình bày
và thảo luận cởi mở. Từ đó, một số các kết luận nhằm phát triển
hoặc định hướng phát triển khu vực ven đô được các chuyên gia
và các nhà hoạch định chính sách, đại diện quản lý đô thị tiếp thu
một cách nghiêm túc với mong muốn có thể tận dụng giá trị chất
xám tại hội thảo vào công cuộc phát triển làm đẹp đất nước.
Tham gia hội thảo ARCP lần thứ 3 tại Ấn Độ có đại diện Trường

đại học Tôn Đức Thắng với tư cách khách mời và có bài diễn
thuyết tại phiên hội nghị toàn thể. Đại diện Việt Nam tại hội thảo
đã đóng góp với bạn bè quốc tế về trường hợp thực tiễn đô thị
hóa vùng ven đô và giải pháp tại Việt Nam. Hơn thế nữa, với sự
tin tưởng và kỳ vọng của toàn thể hội nghị, Hội thảo quốc tế khu
vực châu Á về đô thị hóa lần thứ 4 được chính thức đề nghị tổ
chức tại Việt Nam vào năm 2021. Trường đại học Tôn Đức Thắng
TP.HCM dự kiến là chủ nhà cho sự kiện này, với kỳ vọng tạo diễn
đàn trao đổi quốc tế về Đô thị hóa vùng ven đô khu vực châu Á,
cũng như chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam. Hy vọng rằng đây
sẽ là dịp tốt cho giới chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam và chính
quyền địa phương chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi và định hướng
phát triển bền vững cho các đô thị trong cả nước.

n i ÷ m

Kết luận

Khu vực ven đô là khu vực đóng vai trò rất quan trọng, là
vùng đệm có tác dụng điều tiết mối quan hệ giữa đô thị và
nông thôn. Dưới tác động của đô thị hóa nhanh chóng như
hiện nay, các vấn đề về vùng ven cần được sớm mang ra
thảo luận, tìm ra những giải pháp cụ thể để có những định
hướng phát triển kịp thời. Đặc biệt đối với trường hợp vùng
ven Việt Nam, cần tránh để các hệ quả không hay xảy ra
trong đô thị lại tiếp tục lan ra khu vực vùng ven như: Ngập
lụt, kẹt xe, ô nhiễm nghiêm trọng, hệ thống hạ tầng không
đáp ứng được nhu cầu người dân, thiếu hụt lương thực - thực
phẩm… Chính vì vậy, đối với nhà quản lý, quy hoạch, cần có
chiến lược đi tắt đón đầu để định hướng đô thị phát triển đúng

hướng góp phần giảm áp lực cho đô thị cũng như là bàn đạp
thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông thôn, tiến tới phát
triển bền vững đất nước. Bên cạnh đó, việc giám sát và xúc
tiến quá trình cũng rất cần thiết để đảm bảo đạt được kết quả
như mong đợi (process-goals). Sự tham gia tích cực từ nhiều
thành phần xã hội đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài sự đóng
góp của các nhà quản lý, chuyên gia, quy hoạch gia thì sự
tham gia của người dân và các nhà đầu tư cũng là một lực
lượng rất quan trọng. Trong thời gian tới, rất cần có sự cởi mở
và chia sẻ thông tin giữa các bên để cùng hướng tới một mục
tiêu chung là phát triển đất nước phồn vinh giàu đẹp, là nơi
đáng sống, đáng tự hào của người dân Việt Nam.
Hãy cùng chung tay xây dựng một tương lai tươi đẹp của người Việt!
Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Trường Đại học quốc gia Thành Công, Đài Loan
(National Cheng Kung University, TW)
1
2

NGày nhận bài: 7/01/2020
Ngày gửi phản biện: 15/02/2020
Ngày duyệt đăng: 20/03/2020
Tài liệu tham khảo:
- Zasada, I., Fertner, C., Piorr, A., & Nielsen, T. S. (2011). Peri-urbanisation
and multifunctional adaptation of agriculture around Copenhagen. Geografisk
Tidsskrift-Danish Journal of Geography, 111(1), 59-72.
- Wu, J. (2008). The peri-urbanisation of Shanghai: Planning, growth pattern
and sustainable development. Asia Pacific Viewpoint, 49(2), 244-253.
- Zhao, P. (2012). Urban-rural transition in China's metropolises: new trends
in peri-urbanisation in Beijing. International Development Planning Review,

34(3), 269-294.
- Nilsson, K., Pauleit, S., Bell, S., Aalbers, C., & Nielsen, T. A. S. (Eds.). (2013).
Peri-urban futures: Scenarios and models for land use change in Europe.
Springer Science & Business Media.
- Hilal, M., Legras, S., & Cavailheøs, J. (2018). Peri-Urbanisation: between
residential preferences and job opportunities. Raumforschung and
Raumordnung| Spatial Research and Planning, 76(2), 133-147.
- Puttal, V., & Ravadi, N. (2014). Role of urban planning as tool to mitigate
the environmental repercussions due to peri-urbanisation. Journal of Civil
Engineering and Environmental Technology, 1(3), 96-102.
- Tổng cục thống kê. (2019). Thông cáo báo chí Kết quả Tổng điều tra Dân
số và Nhà ở năm 2019. Website tổng cục thống kê. />Default.aspx?tabid=382&ItemID=19440
- Buxton, M., Carey, R., & Phelan, K. (2016). The Role of Peri-Urban Land Use
Planning in Resilient Urban Agriculture: A Case Study of Melbourne, Australia.
In Balanced Urban Development: Options and Strategies for Liveable Cities
(pp. 153-170). Springer, Cham.
- Ủy ban nhân dân TP.HCM (2019). Giải pháp phát triển nhà ở đáp ứng gia
tăng dân số 1 triệu người sau mỗi 5 năm ở TP.HCM giai đoạn 2021-2035. Sở
Xây dựng TP.HCM

SË 103+104 . 2020

15


DIỄN ĐÀN

Suy ngh‹ v“ ỈÊi mÌi c´ng t∏c lÀp quy hoπch
Ở VÙNG VEN ĐÔ CÁC THÀNH PHỐ LỚN VIỆT NAM
PGS.TS.KTS. Lưu Đức Cường*

KTS. Phạm Thị Nhâm**

Thinking about innovating peri-urban area planning in Vietnam’s big cities.

The peri-urban areas of big cities are engaged in extensive urbanization and international integration. This is the
area where the complex transition of spatial, economic, social and environmental structure from rural to urban.
Urban transformation in Vietnam in the context of globalization has become increasingly diverse in development
needs, requiring consistent policies from national to local strategies and innovation of management tools. It is
necessary to shift from overall planning to multi-sectoral and strategic planning. Also identify what factors have
affected them. The article shared research on peri-urban control of the topic “Innovating the methodology of planning
and management of urban development”.

Khu vực ven đô các thành phố lớn đang tham gia vào quá trình đô thị hoá và hội nhập
quốc tế sâu rộng. Đây là địa bàn diễn ra quá trình chuyển đổi cấu trúc không gian,
kinh tế, xã hội phức tạp từ môi trường sống nông thôn sang môi trường sống đô thị.
Sự chuyển hoá đô thị ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong bối cảnh
toàn cầu ngày càng trở nên đa dạng về nhu cầu phát triển, đòi hỏi chính sách nhất
quán từ chiến lược cấp quốc gia đến cấp địa phương và đổi mới công cụ quản lý từ
quy hoạch tổng thể sang quy hoạch chiến lược, tích hợp đa ngành, trong đó cần
xem xét các yếu tố tác động đến vùng ven đô. Để đổi mới quy hoạch khu vực ven đô,
trước hết phải xác định các yếu tố nào đã tác động lên chúng. Bài viết chia sẻ nghiên
cứu kiểm soát vùng ven đô từ đề tài “Đổi mới phương pháp luận quy hoạch và quản
lý phát triển đô thị” [2].
Từ khoá: Đổi mới lập quy hoạch, vùng ven đô, các thành phố lớn Việt Nam

16

SË 103+104 . 2020



≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝

I- Đặc điểm đô thị hoá vùng ven
đô thành phố lớn

Khu vực ven đô được hiểu là không gian
nằm giữa khu vực đô thị và khu vực nông
thôn thuần tuý, nó vừa mang tính chất đô
thị vừa mang tính chất nông thôn; là vùng
hậu phương của đô thị cung cấp dịch vụ
hậu cần nhất định cho đô thị. Khu vực ven
đô thành phố lớn là vùng đa chức năng, có
động lực phát triển kinh tế và có mối quan
hệ hữu cơ với trung tâm lõi đô thị; có quy
mô diện tích và dân số lớn, luôn biến động
về nhân khẩu, đất đai và ranh giới đô thị.
Công tác quy hoạch và quản lý đô thị nông thôn hiện nay theo không gian hành
chính. Quận/phường theo quy hoạch đô thị
và Huyện/xã theo quy hoạch nông thôn [1].
Trong khi đó khu vực ven đô có thể nằm
trong quận hoặc huyện và có sự xung đột
giữa quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch nông
thôn ở đây.
Đối với các huyện dự kiến lên quận nhưng
được quản lý kiểu nông thôn.
Vấn đề của khu vực này là: hạ tầng kỹ thuật
chính không đấu nối; thiếu những tiện ích
đô thị mang tính liên vùng; quỹ đất sản xuất
bị xé nhỏ; không xác định quỹ đất dự trữ
cho phát triển; phát triển ngành nghề, nhân

lực không có chiến lược dẫn tới tình trạng
di dân, đặc biệt là giới trẻ; những vấn đề
môi trường thiếu kiểm soát; không gian xây
dựng đô thị thiếu sự chuẩn bị; không có khả
năng kêu gọi đầu tư vào cả lónh vực phát
triển đô thị và sản xuất; công trình xây dựng
thiếu kiểm soát; những tài sản như thiên
nhiên, sinh thái, văn hoá xã hội có quy mô
lớn hơn quy mô nông thôn cục bộ nhưng
không được phát huy đúng mức.

II- Các yếu tố tác động đến vùng
ven đô và đề xuất đổi mới công
tác quy hoạch

Tại hầu hết các thành phố lớn Đông Nam Á,
đô thị hoá vùng ven đô diễn ra ở vùng đồng
bằng và ven biển, nơi có mật độ dân số cao
và chịu tác động của BĐKH. Ở Việt Nam,
quá trình hình thành các đô thị lớn và đô thị
hoá vùng ven đô hầu hết nằm ở đồng bằng
sông Hồng, đồng bằng ven biển Trung Bộ,
đồng bằng Đông Nam Bộ và đồng bằng
sông Cửu Long.
Sự chuyển hoá đô thị ở Đông Nam Á nói
chung và Việt Nam nói riêng trong bối cảnh
toàn cầu ngày càng trở nên đa dạng về
nhu cầu phát triển, đòi hỏi chính sách nhất
quán từ chiến lược cấp quốc gia đến cấp địa
phương và đổi mới công cụ quản lý từ quy

hoạch tổng thể sang quy hoạch chiến lược,
tích hợp đa ngành, trong đó cần xem xét các
yếu tố tác động đến vùng ven đô. Để đổi mới
quy hoạch khu vực ven đô, trước hết phải xác
định các yếu tố nào đã tác động lên chúng.
Động lực phát triển vùng ven đô phụ thuộc
vào đô thị lõi trung tâm. Vành đai ven đô
nằm càng gần đô thị lõi trung tâm càng có
sự chuyển hoá từ nông thôn sang đô thị
nhanh hơn và mang tính đô thị nhiều hơn.
Trên thực tế, vùng ven đô có đặc tính luôn
biến động, có tính đa dạng và tính lan tỏa
cao nên các yếu tố tác động đến vùng ven
đô thành phố lớn gồm nhiều chiều cạnh. Để
quy hoạch và quản lý hiệu quả cần xác định
động lực và chiến lược phát triển vùng ven
đô đảm báo tính liên kết vùng và tích hợp
liên ngành trên các yếu tố sau:

n Cơ sở hạ tầng kinh tế và nguồn nhân lực

Vùng ven đô chịu tác động của lực kéo thị
trường dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào
các lónh vực kinh tế mới mang tính toàn cầu
và lực đẩy thực trạng nội đô không đủ sức tiếp
nhận chức năng kinh tế mới. Dự án đầu tư bất
động sản công nghiệp, thương mại, du lịch,
nhà ở vùng ven đô đã kích thích phát triển
đô thị lớn và lan tỏa mạnh mẽ đến vùng lân
cận, đồng thời cải thiện kinh tế nông thôn và

tạo ra nhiều việc làm. Tận dụng lợi thế vùng
ven đô thị lớn, nhiều quốc gia đã hình thành
trung tâm kinh tế quy mô lớn với chính sách
thể chế mới ưu đãi đặc biệt để thu hút dòng
vốn đầu tư nước ngoài và tận dụng nguồn
nhân lực tri thức cao với hạ tầng đồng bộ. Ví
dụ trường hợp Phố Đông ở Thượng Hải hay
Incheon ở Seoul góp phần tăng trưởng mạnh
mẽ nền kinh tế quốc gia. Vùng ven đô đô thị
lớn có chức năng quan trọng kết nối nền kinh
tế quốc gia với toàn cầu.
Đổi mới công tác quy hoạch, đặt ra chính
sách quốc gia quản lý và phát triển vùng
ven đô thị lớn về kinh tế hiệu quả, quan
tâm đến sự kết nối về lãnh thổ để các địa
phương trong vùng đô thị lớn hợp tác, chia
sẻ lợi ích chung trong chuỗi giá trị khi tham
gia vào nền kinh tế đổi mới.

n Gia tăng dân số và đặc điểm cư trú
Đô thị hoá làm thay đổi cấu trúc nhân khẩu
học vùng ven đô. Dân cư vùng ven có đặc
điểm đa dạng, ngoài cư dân bản địa còn có
cư dân từ các vùng nông thôn khác đến,
cư dân hưu trí từ nội thành ra tìm kiếm môi
trường ở tốt hơn, cư dân tham gia hoạt động
kinh tế mới, cư dân quốc tế được bổ sung

Đối với các quận mới nơi còn nhiều làng
xã nông thôn được quản lý kiểu đô thị.

Vấn đề của khu vực này là: xu hướng đẩy
giá đất lên cao và mở rộng xây dựng đô thị,
mặc dù nhu cầu chưa chắc có, dẫn tới các
quy hoạch treo, đầu tư hạ tầng lãng phí;
những dự án phát triển làm phá vỡ cấu trúc
hạ tầng nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống
tưới tiêu, trong khi việc phát triển đô thị lại
không như dự kiến; vấn đề san lấp, nâng
nền gây ảnh hưởng rộng trong vùng và liên
vùng; chuyển đổi sinh kế không bền vững;
phá huỷ cảnh quan, sinh thái; phá huỷ bản
sắc không gian nông thôn.

SË 103+104 . 2020

17


do vùng ven đô thiếu hụt lực lượng lao động
trình độ cao đáp ứng nền kinh tế đổi mới.
Đổi mới công tác quy hoạch, đặt ra chính
sách quốc gia quản lý và phát triển vùng
ven đô thị lớn về xã hội hiệu quả, giảm
thiểu phân tầng xã hội. Quan tâm hoà nhập
xã hội, cộng đồng. Cân đối cấu trúc dân
số vùng ven về các yếu tố thu nhập, lứa
tuổi, nghề nghiệp, dân tộc, cư dân cũ và
cư dân mới. Cư dân trong các đô thị mới
thường tiếp cận những dịch vụ ở mới mang
tính toàn cầu. Cư dân trong các thị trấn và

làng xã nông thôn cần được nâng cấp môi
trường sống và làm việc để có thể tham
gia vào nền kinh tế đổi mới một cách công
bằng với cư dân đô thị.
n Môi trường sống cộng đồng
Dòng dịch cư làm thay đổi cấu trúc nhân
khẩu, mô hình ở và lối sống vùng ven đô.
Từ lối sống làng xã nông thôn chuyển
sang lối sống đô thị đa dạng và hội nhập.
Các khu định cư mới dành cho tầng lớp
thu nhập cao thường chối bỏ dịch vụ làng
xã địa phương với mô hình nhà ở có cổng
và hàng rào biệt lập. Trái lại khu định cư
mới dành cho nhóm thu nhập trung bình
có quan hệ tương hỗ với làng xã liền kề,
cư dân mới và cũ sử dụng chung tiện ích
công cộng như: công trình văn hoá tôn
giáo tín ngưỡng và chợ của làng, công
trình thương mại, siêu thị, công viên, sân
thể thao của đô thị mới. Còn nhóm người
thu nhập thấp thì hầu hết dựa vào làng xã,
họ thuê nhà ở của cư dân bản địa và sử
dụng dịch vụ công cộng của làng.

18

SË 103+104 . 2020

Đổi mới công tác quy hoạch, đặt ra chính
sách quốc gia quản lý và phát triển vùng

ven đô thị lớn về xã hội hiệu quả, đó là sự
phân bố không gian cư trú đảm bảo tính
hoà nhập xã hội và cộng đồng. Cộng đồng
cũ và mới trong vùng ven đô tạo nên một
cộng đồng gắn kết, có trách nhiệm với môi
trường tự nhiên chống BĐKH và làm phong
phú thêm giá trị văn hoá bản địa bằng hoạt
động văn hoá vật thể, phi vật thể.
n Cơ sở hạ tầng giao thông
Mở rộng đô thị đến vùng nông thôn ven
đô làm cho đất đai và không gian bị phân
mảnh, mật độ thấp, khoảng cách đi lại xa
hơn, hệ thống giao thông công cộng kém
hiệu quả. Dẫn đến, cư dân mới khuyến
khích sử dụng giao thông cơ giới và cư dân
bản địa vùng ven hầu như chưa bắt kịp với
môi trường sống mới. Các tuyến đường liên
thôn, liên xã, liên huyện bị ngắt đoạn bởi
hệ thống giao thông mới được ưu tiên xe

chạy. Nhiều khu vực ven đô cửa ngõ vào
đô thị bị tắc nghẽn giao thông và tăng phát
thải khí thải.
Đổi mới công tác quy hoạch, đặt ra chính
sách quốc gia quản lý và phát triển vùng
ven đô thị lớn về giao thông hiệu quả, đó
là chiến lược đa ngành cấp vùng và trung
ương áp dụng mô hình đô thị đa tâm kết
hợp giao thông đa phương thức. Mô hình
đô thị nén giúp thúc đẩy giao thông công

cộng và tiết kiệm đất đai, giảm phát thải khí
nhà kính. Vùng ven thành phố Tokyo (Nhật
Bản) áp dụng thành công mô hình này, tuy
nhiên đầu tư tốn kém và chính quyền cần
đủ mạnh để kiểm soát và quản lý phát triển
vùng ven đô.
n Chuyển đổi mô hình nông nghiệp
Nông nghiệp vùng ven đô thị lớn chịu nhiều
thách thức như: Đất nông nghiệp bị phân
mảnh nên mất đi độ màu mỡ cho cây trồng;


≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝

hệ thống hạ tầng thuỷ lợi cung ứng nước cho
cánh đồng bị chia cắt bởi tuyến hạ tầng mới;
sản phẩm nông nghiệp truyền thống khó cạnh
tranh với vùng chuyên canh; áp lực từ giá trị
đất cao đã khuyến khích chính quyền và người
dân chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô
thị... Vùng ven đô ngoài đất nông nghiệp truyền
thống còn có nhiều vùng cây đặc sản có giá trị
kinh tế và giá trị văn hoá, chúng được coi như
quỹ tài sản được kế thừa của gia tộc hoặc của
làng. Ví dụ vùng cam Canh, bưởi Diễn…
Đổi mới công tác quy hoạch, đặt ra chính sách
quốc gia quản lý và phát triển vùng ven đô thị
lớn về nông nghiệp hiệu quả, đó là biến thách
thức thành cơ hội mới để phát triển kinh tế nông
thôn và gia tăng chất lượng sống của cư dân ven

đô. Biến nông nghiệp truyền thống thành nông
nghiệp đa chức năng. Nông nghiệp không chỉ
có giá trị kinh tế mà còn có giá trị về văn hoá,
cảnh quan và hạ tầng thoát nước phục vụ đô thị.
Nông nghiệp trồng cây đặc sản được bảo tồn
cùng với văn hoá làng xã. Nông nghiệp ven đô
cần được ứng dụng khoa học công nghệ trong
nông nghiệp như cải tạo đất, giống cây áp dụng
ở các vùng nông nghiệp đặc sản, giúp cải thiện
môi trường sống, chống BĐKH và tạo thêm tính
hấp dẫn cho đô thị lớn.
n Giá trị cảnh quan sinh thái và phát triển du lịch

Vùng ven đô luôn chịu thách thức về vấn đề
môi trường, bề mặt tự nhiên có khả năng thấm
nước bị giảm dần. Hành lang đa dạng sinh học
bị ngắt đoạn, đe doạ suy giảm hệ sinh thái tự
nhiên và ô nhiễm nguồn nước. Nhiều quốc gia
áp dụng công cụ kiểm soát môi trường “dịch vụ
hệ sinh thái” đối với vùng ven đô, tạo nên nhiều

cơ hội để nối lại những hành lang đa dạng sinh
học đã mất. Ở Anh, áp dụng chính sách “vành
đai xanh” kiểm soát mở rộng đô thị trung tâm.
Chính sách “vành đai xanh” đã được áp dụng ở
nhiều quốc gia, có nhiều trường hợp bị thất bại
do các áp lực của nền kinh tế thị trường.
Đổi mới công tác quy hoạch, đặt ra chính sách
quốc gia quản lý và phát triển vùng ven đô thị
lớn về môi trường hiệu quả, đó là kiểm kê quỹ

thiên nhiên, phục hồi những khu vực tự nhiên
đang bị suy thoái, tạo lập khung cấu trúc thiên
nhiên và xây dựng khung chính sách quản lý và
kiểm soát. Quản lý khung cấu trúc thiên nhiên
sẽ giúp các đô thị lớn cân bằng hệ sinh thái,
kiểm soát lũ lụt, gia tăng khả năng thích ứng
của đô thị chống chịu BĐKH, đồng thời tăng
tính thẩm mỹ và bản sắc đô thị. Môi trường sinh
thái vùng ven đô gìn giữ đa dạng sinh học sẽ
mang lợi lợi ích kinh tế về du lịch và các hoạt
động xã hội, giáo dục.
* Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông
thôn quốc gia
** Phó viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và
nông thôn quốc gia
NGÀY NHẬN BÀI: 10/4/2020
NGÀY GỬI PHẢN BIỆN: 10/4/2020
NGÀY DUYỆT ĐĂNG: 25/4/2020
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thị Nhâm, Nghiên cứu quản lý phát triển quy
hoạch xây dựng nông thôn mới khu vực ven đô thành phố
lớn giai đoạn 2015 - 2035 (2019). VIUP
2. Lưu Đức Cường, Đổi mới phương pháp luận quy hoạch
và quản lý phát triển đô thị (2020). VIUP
3. Annette Piorr, Joe Ravetz, Ivan Tosics (2011), Periurbanisation in Europe: Towards a European Policy to
Sustain Urban-Rural Futures, A Synthesis Report, page 25.
Peri-urban areas & the ‘rural-urban-region’. PLUREL

SË 103+104 . 2020


19


DIỄN ĐÀN

TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC VEN ĐÔ CÁC THÀNH PHỐ LỚN
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA NHANH
NCS. Phạm Thị Nhâm - ThS. Phan Thị Vân Anh
Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia

OVERVIEW OF SUBURBAN AREAS OF BIG CITIES IN THE QUICK URBANIZATION PROCESS

Urbanization in suburban areas of big cities is a common phenomenon of urban growth process and has always
been a concern in the national urban development strategy, especially in Asian cities that are experiencing
rapid urbanization. In Vietnam, due to the expansion of inner-city areas and the implementation of large-scale
construction projects, urbanization of suburban areas of big cities is complicated and fast in about last 30 years.
As a result, the landscape of peri-urban areas is often confused and affects negatively on the environment society - economy. This is a consequence of the suburban area’s legal policy and planning management tools
being overlapping and conflicting.

Đô thị hoá vùng ven đô thành phố lớn là hiện tượng phổ biến của quá trình
tăng trưởng đô thị và luôn được quan tâm trong chiến lược phát triển đô thị
quốc gia, nhất là các đô thị châu Á đang có tốc độ đô thị hoá cao. Ở Việt Nam,
do việc mở rộng khu vực nội đô và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy
mô lớn khiến quá trình đô thị hoá khu vực ven đô các thành phố lớn diễn ra
phức tạp và nhanh chóng trong khoảng 30 năm gần đây. Kết quả là hình thái
cảnh quan vùng ven đô thường bị lộn xộn và ảnh hưởng bất cập tới môi trường
- xã hội - kinh tế; đây là hệ quả của chủ trương pháp lý và công cụ quản lý quy
hoạch khu vực ven đô đang bị chồng lấn và xung đột lẫn nhau.
Từ khóa: đô thị hoá, ven đô, quy hoạch đô thị


20

SË 103+104 . 2020


≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝

Mở đầu

Thách thức chính của vùng ven đô là thiết lập quy hoạch cấu trúc
khu vực đô thị hoá luôn biến động để khu vực đô thị - nông thôn
cùng tham gia vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Thực tế khi triển
khai dự án tái thiết các “thị trấn”, hay phát triển dự án mới thường
phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần. Do vậy, chính quyền luôn đặt
câu hỏi làm thế nào để tổ chức phát triển vùng ven đô theo mục tiêu,
mà vẫn đổi mới dần cấu trúc đô thị hiện có của các thị trấn cũ nằm
đan xen giữa nhà ở và các cơ sở công nghiệp đang chịu sự thiếu
hụt nghiêm trọng các công trình hạ tầng giao thông và công trình
công cộng.
Bên cạnh đó, vùng ven đô thành phố lớn biểu hiện quá trình mở
rộng ranh giới đô thị, tuy nhiên khó xác định được ranh giới mở rộng
rõ ràng để quản lý hiệu quả. Sự phát triển nhanh chóng ở khu vực
ven đô thường chống lại mọi hình thức hợp nhất các địa bàn thành
chính quyền đô thị lớn; khi không có quyết định áp đặt từ chính
quyền Trung ương, mối quan hệ giữa các địa bàn này là “thương
lượng” giữa các chính quyền địa phương.
Trên thực tế, vùng ven đô có ranh giới không rõ ràng, không được
định nghóa trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam. Vùng ven đô
chứa đựng nhiều loại ranh giới quản lý khác nhau, thường chồng
chéo các công cụ quản lý và thường xuyên thay đổi quy hoạch, như:

+ Ranh giới nội thị, ngoại thị; ngoại thành, nội thành;
+ Ranh giới phát triển đô thị (hoặc ranh giới tăng trưởng đô thị);
+ Ranh giới dự án phát triển đô thị.
Có thể thấy, vùng ven đô thường có nhiều chủ trương pháp lý và
công cụ quản lý quy hoạch bị chồng lấn, xung đột lẫn nhau, làm cho
cảnh quan vùng ven đô thường bị lộn xộn và thiếu sự quản lý. Do
vậy, bài viết này sẽ không chỉ xem xét khu vực ven đô theo hướng
quản trị đô thị mà còn dựa trên hình thái không gian và sự phân bố
của mật độ dân cư.

đô thị hoá và mở rộng đô thị các thành phố lớn ở
Việt Nam

Vùng ven đô thị lớn các nước Mỹ và Tây Âu tăng trưởng nhanh
chóng vào khoảng đầu và giữa thế kỉ 20; ở các nước châu Á vào
khoảng giữa và cuối thế kỉ 20, ở các nước Đông Nam Á trong đó có
Việt Nam bắt đầu từ đầu thế kỉ 21 đến nay. Đô thị hoá vùng ven đô
làm biến đổi kinh tế nông nghiệp nông thôn trở thành kinh tế dịch
vụ - công nghiệp.
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam thời kỳ đầu diễn ra chậm chạp, trình
độ đô thị hóa thấp. Từ thế kỉ III trước Công nguyên, thành Cổ Loa
được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta. Vào thời phong kiến, một số
đô thị được hình thành ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi, với các
chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự. Thế kỉ XI xuất
hiện thành Thăng Long, sau đó là các đô thị: Phú Xuân, Hội An, Đà
Nẵng, Phố Hiến ở thế kỉ XVI - XVIII. Thời Pháp thuộc, hệ thống đô
thị nhỏ bé, chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự. Đến những
năm 30 của thế kỉ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như
Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Từ năm 1945 đến năm 1954, quá
trình đô thị hoá diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.

Từ năm 1954 đến năm 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng khác

nhau: Ớ miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã dùng “đô thị hoá” như
một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh. Ở miền Bắc, đô thị
hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô
thị đã có. Từ 1965 đến 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá
trình đô thị hoá chững lại. Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị
hóa có chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của các
đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã
hội) vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh từ năm 1986 sau khi thực hiện chính
sách Đổi mới. Tuy nhiên, tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước
trong khu vực. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng. Vùng trung
du và miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta nhưng
chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ và ít nhất là vùng Đông Nam Bộ
với nhiều đô thị lớn, đông dân. Số thành phố lớn còn quá ít so với
mạng lưới đô thị.
Việt Nam nằm ở rìa biển Đông của lục địa Đông Nam, các đô thị lớn
nằm ở vùng đồng bằng châu thổ các con sông lớn và ven biển. Quá
trình tăng trưởng mở rộng không gian đô thị lớn và sự biến động của
vùng ven đô có nhiều điểm tương đồng và khác biệt về tự nhiên,
lịch sử, dân cư, thể chế, trình độ phát triển so với các quốc gia khác.
Cả nước có 5 đô thị cấp quốc gia là 5 thành phố Trung ương, tương
đương với đô thị vùng: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần
Thơ. Ngoài ra có thêm một số đô thị hướng đến thành phố Trung
ương như Bắc Ninh, Vónh Phúc, Bình Dương, Đồng Nai… Vùng ven
đô các đô thị lớn này đang ngày càng trở nên quan trọng, tích luỹ
nhiều hoạt động kinh tế mới và cạnh tranh mạnh mẽ giữa các hoạt
động đô thị - nông thôn. Do yếu tố lịch sử và chính trị, vùng ven đô
thị lớn được phân biệt làm hai giai đoạn:

- Giai đoạn trước năm 1986, đô thị hoá Việt Nam tăng trưởng chậm.
Mặc dù các vùng đồng bằng châu thổ là nơi tập trung dân cư đông
đúc nhưng sự dịch cư từ nông thôn đến đô thị thấp. Bởi động lực phát
triển các đô thị chủ yếu là hành chính, công nghiệp và dịch vụ phụ
thuộc vào nền kinh tế kế hoạch quy mô nhỏ. Do vậy, vùng ven đô là
sự hoà nhập dần giữa thành phố với vành đai tiểu thủ công nghiệp
xung quanh. Không gian đô thị mở rộng đến vùng ven đô liên quan
đến nguồn lực hạn hẹp từ nguồn ngân sách nhỏ bé thực hiện quy
hoạch đô thị và đất đai của nhà nước Trung ương hoặc chính quyền
địa phương.
- Giai đoạn sau năm 1986, đô thị hoá Việt Nam tăng trưởng nhanh
chóng nhờ hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá. Điều này khác biệt
hoàn toàn với tăng trưởng đô thị ở các nước phương Tây đã phát
triển qua giai đoạn công nghiệp hoá.
Diễn biến quá trình đô thị hóa, qua chỉ số tỷ lệ số dân thành thị so với
tổng số dân cả nước không thay đổi nhiều từ trước năm 1986: 20,6%
(1976); 19,2% (1979); 19,9% (1985) và 19,8% (1989). Cho đến năm
2000, tốc độ tỷ lệ dân thành thị bắt đầu gia tăng nhanh chóng, lên
24,6% (2000); 27,5% (2005); 30,6% (2010); 33,6% (2015); 35,03%
(2017)[4]. Các thành phố đạt dân số trên 1 triệu dân có TP.HCM, Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Biên Hoà. Các đô thị loại I tuy
dân số chưa đạt quy mô triệu dân nhưng đang có xu hướng đô thị hoá
vùng ven đô. Giai đoạn 2010-2020, nhiều thành phố mở rộng khu vực
nội thị và được nâng cấp từ loại II lên loại I.

SË 103+104 . 2020

21



Hình 1: Vùng ven đô ở các đô thị lớn Việt Nam. Nguồn: Viện Quy hoạch đô thị nông thôn quốc gia (VIUP)

Theo dự báo quốc gia, tỷ lệ đô thị hoá toàn
quốc đến năm 2035 đạt 50-55% (năm 2017
là 35,03%)[4]. Việt Nam là quốc gia đang
phát triển nên quá trình đô thị hóa diễn ra
mạnh mẽ ở các vùng đô thị lớn và khu vực
nông thôn ven đô. Trên thực tế, các thành
phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội,
TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ,
các đô thị loại I trong giai đoạn 2010-2020
có xu hướng mở rộng không gian từ trung
tâm lõi đô thị ra ngoại vi. Khu vực ven các
thành phố lớn thường là đầu mối gắn kết
hoạt động sản xuất, thương mại giữa hai thị
trường đô thị - nông thôn; cung cấp nguyên
liệu, lao động cho đô thị, là nơi bố trí các đầu
mối HTKT của đô thị cũng như các công
trình hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, là cầu nối
liên kết đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh
khác trong vùng đô thị lớn.

Các thách thức mà vùng ven đô
phải đối mặt

Về môi trường
Môi trường là một vấn đề cần được xem xét
đầu tiên khi xét đến quá trình đô thị hoá. Một
mặt đô thị hoá làm thay đổi nhanh chóng bộ
mặt đô thị và khu vực ven đô. Mặt khác nó

cũng làm suy thoái môi trường sống của con
người do sức ép tăng dân số, sự pha trộn lối
sống, thiếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng, quản

22

SË 103+104 . 2020

lý đô thị yếu kém... Do môi trường sinh thái
ven đô có tính lưỡng cư, vừa mang đặc điểm
nông nghiệp - nông thôn vừa mang đặc
điểm đô thị nên dưới tác động của đô thị hoá
hệ sinh thái này sẽ bị phá vỡ. Chẳng hạn,
các chất thải công nghiệp và sinh hoạt, bao
gồm cả chất thải rắn và lỏng do không được
xử lý hoặc xử lý chưa tốt sẽ gây ô nhiễm
không khí và nguồn nước dẫn đến suy thoái
và ô nhiễm môi trường, làm mất đi hệ sinh
thái tự nhiên vốn có của khu vực ven đô.
Đất đai ngoại thành đang suy giảm nhanh khi
đô thị hoá cao. Tại Hà Nội, hiện nay đã vượt
qua ngưỡng dự báo: Chiến lược phát triển đô
thị năm 1998 dự kiến đến năm 2020 đất đô
thị là 450.000ha nhưng chỉ đến 2005 đã lên
đến 480.000ha. Tình trạng này dẫn đến thiếu
kiểm soát ngoại thành, ven đô. Quản lý phát
triển ngoại thành hiện được thực hiện theo
cơ chế chung về quản lý của chính quyền
địa phương. Quy hoạch nông thôn mới ngoại
thành được triển khai theo quy định chung về

quy hoạch nông thôn mới chung của quốc
gia. Chưa xác định tiêu chí đặc thù để phù
hợp, gắn với quy hoạch chung đô thị.
Không gian nông thôn ngoại thành và đô
thị có sự ràng buộc trên góc độ sinh thái tự
nhiên. Đô thị càng phát triển thì bản thân nó

càng khó tự cân bằng và đảm bảo được yếu
tố môi trường, tự nhiên, khí hậu. Đặc biệt là
tính bền vững môi trường trước những biến
đổi khí hậu khó lường. Ví dụ như việc vỡ đê
sông Bùi ở Quốc Oai, Hà Nội tháng 10/2017
vừa qua, nằm trong dự kiến "vỡ đê theo kế
hoạch", hạn chế sự tác động của lũ lụt tới diện
rộng hơn đã minh chứng cho vai trò của khu
vực vùng ven đối với đô thị trong việc giảm
thiểu các tác động của thảm họa tự nhiên.
Quan hệ không gian sinh thái này hiện chưa
sẵn sàng phát huy được vai trò tích cực của
nó mà cần phải có các chính sách phát
triển, điều tiết rõ rệt. Người làm quy hoạch
đang dễ dãi bôi màu xanh vào đất nông
nghiệp (thậm chí cả khu đất điểm dân cư
nông thôn) và coi như đã có đất cây xanh,
sinh thái hỗ trợ cho đô thị. Hành lang xanh
trong Quy hoạch chung Hà Nội là một ví dụ.
Nguyên tắc phát triển các khu vực có cây
xanh thuần, giảm nhiệt đô thị, giảm thiểu tác
động của thảm họa tự nhiên, tạo sự đa dạng
sinh học, thiết lập cảnh quan sinh thái, nông

nghiệp sạch để phục hồi các chu trình tuần
hoàn tự nhiên đang bị phá vỡ bởi thuốc trừ
sâu... đã không được chỉ rõ. Bản thân khu
vực ngoại thành các yếu tố sinh thái cũng
đang suy giảm thì sao có thể hỗ trợ được
cho đô thị.


≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝

Không gian liên kết sinh thái bị tác động bởi
không gian kinh tế. Nó làm cho tất cả những
ý tưởng tốt đẹp của một môi trường tổng thể
bị chia rẽ quan điểm, cái nhìn kinh tế cục
bộ thắng thế. Nếu chỉ nhìn cục bộ 1ha đất
ruộng chuyển thành 1ha đất trồng rừng trên
góc độ kinh tế sẽ cho quan điểm rất khác so
với việc đánh giá chúng trên cả lợi ích sinh
thái tổng thể.
Tóm lại, đô thị hoá vùng ven thường diễn ra
ở khu vực nhạy cảm về sinh thái môi trường,
không gian thiên nhiên xâm lấn. Các dự
án đầu tư thường không đồng bộ về thời
gian và vị trí địa lý, nên không gian thường
bị phân mảnh và phá vỡ cấu trúc làng xã
nông thôn. Cảnh quan nông nghiệp bị suy
thoái do hệ thống thuỷ lợi bị cắt đứt, không
gian trống gồm cánh đồng, mảnh vườn, ao
hồ thường trở thành nơi ô nhiễm chứa đựng
rác và nước thải bẩn. Không gian làng xã

truyền thống bị chia cắt hoặc phát triển tự
phát làm nhà ở cho người nhập cư, làm cho
chất lượng môi trường sống nông thôn ven
đô bị suy giảm.
Đô thị hóa không chỉ bó hẹp ở việc hình
thành các đô thị mới trong đó có công
nghiệp - dịch vụ, mà chính xác hơn, đô thị
hóa còn có nghóa là công nghiệp hóa cả
khu vực nông thôn, đưa công nghiệp về
nông thôn và các vùng ven đô thông qua
việc thành lập các xí nghiệp vừa và nhỏ để
thu hút lao động nông thôn, hạn chế sự di
động nhân lực từ nông thôn vào thành thị.
Đô thị hoá theo hướng tích cực sẽ thúc đẩy
sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội
của khu vực đô thị nói riêng và của quốc gia
nói chung. Song, đô thị hoá cũng có những
tác động tiêu cực như làm tăng khoảng
cách giữa giàu và nghèo, làm suy thoái môi
trường và các tệ nạn xã hội.

đổi lối sống từ nông thôn sang đô thị, từ
nông dân sang thị dân làm thay đổi các
chuẩn mực văn hoá dẫn đến sự thay đổi
thái độ, hành vi và cách ứng xử của mỗi
cư dân ven đô trong đời sống gia đình và
xã hội. Đô thị hoá còn làm biến đổi các
mối quan hệ xã hội của người dân ven
đô. Chúng không còn đơn giản là các mối
quan hệ họ hàng, cộng đồng làng xã mà

là các quan hệ xã hội đa chiều, phức tạp
do sự pha trộn nhiều tầng lớp dân cư và sự
chuyển đổi các mô hình tổ chức. Các nhóm
cộng đồng làng xã sẽ dần được thay thế
bằng các cộng đồng mở với các quan hệ
bắc cầu. Đây là một trong những đặc trưng
của cộng đồng đô thị.
Dân cư đô thị tăng nhanh là thực trạng song
có sự khác biệt: Tăng tự nhiên, di cư hoặc
mở rộng địa giới. Xét riêng với dân cư ngoại
thành luôn là đối tượng dễ bị tổn thương
nhất “chuyển vào đô thị hoặc chuyển đổi
nghề, hay đào tạo lại lao động để thích hợp
với lao động đô thị, nông nghiệp đô thị mà
không di dời nơi ở. Nguồn lao động cũng
có sự khác biệt so với khu vực thuần nông
thôn, đó là không chỉ cho hoạt động nông
nghiệp mà còn cho đô thị. Lao động tham
gia không chỉ là những lúc nông nhàn mà
thường xuyên với dạng lao động con lắc.
Với bán kính khoảng 30km trở lại, việc di
chuyển bằng xe máy chỉ mất dưới 1 giờ
thì không phải là khoảng cách quá xa giữa
nơi ở (nông thôn) và nơi làm việc (đô thị).
Sức lao động ở đô thị được trả cao hơn gấp

nhiều lần là lý do để nguồn lao động hướng
tới khu vực đô thị. Lao động vùng ngoại
thành có ba lựa chọn: Làm việc tại làng xã,
làm việc tại đô thị (con lắc) và làm việc tại

đô thị (cư trú tạm thời). Thực tế với lao động
trẻ, sức hấp dẫn đô thị lớn nên tại các làng
xã ngoại thành hiện nay chỉ còn lao động
trung niên, già và trẻ em.
Việc chuyển mục đích sử dụng đất cũng
làm nảy sinh những mâu thuẫn xã hội và
gia tăng bạo lực do tranh giành đất đai và
do đất là nguồn sinh kế chính của nhiều hộ
nông dân vùng ven đô. Do đất ở khu vực
ven đô ngày càng trở nên khan hiếm, dẫn
đến giá đất ở đây ngày càng tăng cao, tạo
ra một sức ép tâm lý cho người dân. Hậu
quả là người nghèo có thể sẽ bị đẩy ra xa
hơn hoặc bị dồn ép vào các khu vực đất đai
ít giá trị hay thiếu các dịch vụ công cộng và
ô nhiễm môi trường, xã hội trở nên bất ổn
nếu việc mâu thuẫn và bạo lực gia tăng.
Quá trình đô thị hoá cũng dẫn đến những
thay đổi trong sự phân công lao động, đặc
biệt là phân công lao động về giới ở khu
vực ven đô. Do có sự thay đổi trong việc sử
dụng đất nên vai trò của phụ nữ trong các
hoạt động sinh kế để chuyển các nguồn
lực tự nhiên thành hàng hoá kinh tế của hộ
gia đình bị giảm đi và dường như tăng lên
trong các thành phần kinh tế không chính
thức. Điều này thường thấy ở các nước
đang phát triển, nơi phụ nữ vẫn là nhóm
dễ bị tổn thương trong quá trình chuyển đổi


Do vậy, để đảm bảo sự phát triển đô thị bền
vững cần giải quyết đồng thời vấn đề tăng
trưởng kinh tế đô thị và phát triển xã hội,
trong đó cần chú trọng giải quyết các vấn đề
về phân công lao động đô thị và bình đẳng
trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn
lực đô thị, quản lý có hiệu quả các nguồn
lực tự nhiên và kinh tế, bảo vệ môi trường và
chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng.
Về xã hội
Đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ vào đời
sống mỗi gia đình nông dân ven đô. Sự biến

SË 103+104 . 2020

23


×