Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bàn về xây dựng thành phố thông minh bền vững ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.91 KB, 6 trang )

BÀN VỀ XÂY DỰNG
THÀNH PHỐ
THÔNG MINH
BỀN VỮNG

Ở VIỆT NAM
GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, TS. KTS. Phạm Hải Hà
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

DISCUSS BUILDING A SUSTAINABLE SMART CITY IN VIETNAM

The article presents the necessity and overview of building a
sustainable city, smart city, sustainable smart city, proposing criteria
for sustainable city and integrating smart city construction with
sustainable city building to build sustainable smart cities, raising
challenges and proposing urgent measures to build a sustainable
smart city in our country.

Bài báo trình bày sự cần thiết và tổng quan
về xây dựng thành phố bền vững, thành phố
thông minh, thành phố thông minh bền vững,
đề xuất các tiêu chí về thành phố bền vững,
lồng ghép xây dựng thành phố thông minh với
xây dựng thành phố bền vững để xây dựng
thành phố thông minh bền vững, nêu ra các
thách thức và đề xuất các biện pháp bức bách
nhằm xây dựng thành phố thông minh bền
vững ở nước ta.
Từ khóa: Thành phố thông minh, thành phố bền vững, thành phố
thông minh bền vững.


L

iên quan đến phát triển thành phố bền vững, thành phố
xanh, thành phố thông minh, Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành một số văn bản pháp quy quan trọng như sau:
n Quyết định số 622/QĐ-TTg, ngày 10/5/2017 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện
chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Việt Nam;
n Chính phủ (2015), Nghị quyết số 36/NQ-CP ngày 14/10/2015 về
Chính phủ điện tử;
n Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh. Quyết định phê duyệt
của Thủ Tướng Chính phủ số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012;
n Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả giai đoạn 2019-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
trong QĐ số 280/QĐ-TTg, ngày 13/3/2019;
n Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn
2018-2025 và định hướng đến năm 2030, được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt số 950/QĐ-TTg, ngày 1/8/2018.

116

SË 103+104 . 2020

Cho đến nay hầu hết các thành phố lớn ở nước ta đều đã đề ra kế
hoạch hành động phát triển thành phố bền vững như Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ số 622/QĐ-TTg nêu trên. Cũng đã có
không ít các thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Đà Lạt, Bình
Dương… đã đề ra chủ trương xây dựng thành phố thông minh toàn
diện, hoặc về một số lónh vực của thành phố thông minh. Nhưng cho
đến nay chưa có thành phố nào tổng kết tự đánh giá đã đạt được

một số tiêu chí của thành phố bền vững, hay thành phố thông minh.
Trong các năm gần đây đã có nhiều chủ đầu tư các khu đô thị
tự xưng và quảng bá là đã đầu tư thiết kế và xây dựng các khu
đô thị sinh thái, như là: Khu đô thị Phúc Việt, khu đô thị Việt
Hưng, Hà Nội; khu đô thị Quan Nam - Đà Nẵng; khu đô thị Tam


ß a

n g µ n h

1. Thành phố có tầm quan trọng
ngày càng lớn đối với phát triển
bền vững quốc gia

Phân tích của WB đối với 750 thành phố trên
toàn cầu cho thấy từ năm 2005 đến 2012,
tăng trưởng kinh tế ở 72% các thành phố
nêu trên đã vượt xa tăng trưởng kinh tế quốc
gia của họ. Đến năm 2025, 600 thành phố
hàng đầu thế giới dự kiến sẽ chiếm khoảng
60% GDP toàn cầu. GDP của London ngày
nay chiếm gần 1/5 GDP của Vương quốc
Anh. Tại Hoa Kỳ, hành lang Đông Bắc
(Boston đến Washington, D.C.) và khu vực
đô thị Los Angeles chiếm gần 1/3 GDP Hoa
Kỳ. Theo số liệu của ADB, phát triển kinh tế
- xã hội của các quốc gia ASEAN ngày càng
tập trung tại các đô thị lớn, gần 3/4 GDP và
khoảng 2/3 tổng sản lượng xuất khẩu quốc

gia do các đô thị đóng góp. Metro Bangkok
đóng góp tới 44% GDP của Thái Lan, Metro
Manila đóng góp tới 37% cho GDP của
Philipine, TP.HCM đóng góp tới 23,5% cho
GDP Việt Nam.
Ở Việt Nam, từ khi “Đổi mới” (năm 1986) đã
mở ra một thời kỳ đô thị hóa nhanh. Năm
1990, nước ta mới có 500 đô thị lớn nhỏ;
năm 2000 đã có 649 và đến năm 2019 là
833 đô thị, trong đó có 02 đô thị loại đặc
biệt, 20 đô thị loại 1, 29 đô thị loại II, 45 đô
thị loại III, 85 đô thị loại IV (thị xã) và trên
650 đô thị loại V (thị trấn). Hiện nay, tỷ lệ
dân số đô thị của nước ta là 38,5%, thấp
hơn so với nhiều nước xung quanh, như
Trung Quốc 59%, Triều Tiên 61,2%, Lào
42%, Philippine 44,8%, Indonesia 54,7%,
Malaysia 77%, Singapore 100%.

Phu, Quảng Nam; khu đô thị Mỹ Phước
4, Bình Dương; khu đô thị Phú Mỹ Hưng,
TP.HCM… Thực chất các khu đô thị này
đã chú ý bảo đảm các không gian xanh,
đã tôn tạo cảnh quan thiên nhiên trong
khu đô thị và tạo ra môi trường sống tốt
hơn các khu đô thị khác. Nhưng đánh
giá một cách chính xác thì các khu đô thị
này chưa đáp ứng các tiêu chí của đô thị
xanh, đô thị bền vững, nhất là tiêu chí về
sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm và

hiệu quả nguồn nước, tài nguyên đất và
xử lý chất thải ô nhiễm.

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở nước ta,
cũng như ở các nước trên thế giới, thường
gây áp lực rất lớn về ô nhiễm môi trường,
đảm bảo an ninh và an toàn xã hội của cư
dân. Để giải quyết các vấn đề này, hầu hết
các thành phố phát triển trên thế giới đều
định hướng phát triển bền vững và áp dụng
các giải pháp công nghệ thông tin và truyền
thông hiện đại trong quản lý và điều hành
hoạt động của đô thị để đạt được các tiêu
chí thành phố thông minh bền vững.

2. Thành phố thông minh là xu
hướng tất yếu của thời đại
Thành phố thông minh (TPTM) là thành
phố được quản lý, điều hành thống nhất
và toàn diện bằng hệ thống công nghệ
thông tin và truyền thông (Information and

Communication Technologies - ICT), thu
thập hàng tỷ số liệu thông tin và tổng hợp,
phân tích bằng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các
thành phần và dịch vụ hạ tầng cơ bản liên
kết với nhau một cách hiệu quả và tối ưu
hóa các hoạt động của đô thị. Có thể hình
dung TPTM như là một hệ thống hữu cơ lớn
kết nối nhiều thành phần là các hệ thống

con với trí tuệ nhân tạo có thể hành xử
thông minh như con người, gồm hệ thống
mạng viễn thông số (các dây thần kinh), hệ
thống nhúng thông minh (bộ não), các cảm
biến (các giác quan) và phần mềm (tinh
thần và nhận thức) kết nối với nhau theo
hướng ngày càng hiệu quả hơn.
Theo Ủy ban châu Âu, TPTM cần đạt được
6 lónh vực quan trọng sau đây:
1. Chính quyền điện tử, bao gồm các giải
pháp nhằm tăng cường hiệu quả, cải thiện
tương tác trong quản lý đô thị, cung cấp
dịch vụ cho người dân tối ưu;
2. Kinh tế thông minh, bao gồm các giải pháp
hợp tác, đầu tư, sản xuất, thương mại sáng
tạo, hiệu quả và thị trường lao động linh hoạt,
cả ở trong và ngoài nước có liên quan;
3. Đi lại thông minh, bao gồm các giải pháp
hướng đến xây dựng và phát triển một hệ
thống giao thông, vận tải thông minh, bảo
đảm an toàn, xanh và sạch, tiết kiệm chi phí;
4. Môi trường thông minh, bao gồm các giải
pháp về năng lượng sạch, năng lượng tái
tạo, quản lý mạng lưới tiêu thụ điện, giám
sát chất thải ô nhiễm, xây dựng các công
trình, toà nhà thông minh;
5. Cư dân thông minh, bao gồm các giải
pháp phát triển con người không chỉ về
nâng cao trình độ học vấn mà còn thúc
đẩy tư duy sáng tạo và năng lực đổi mới,

cũng như tăng cường tương tác, trao đổi để
hướng đến một xã hội mở về thông tin;
6. Cuộc sống thông minh, bao gồm các giải
pháp giúp nâng cao chất lượng sống của
người dân về tiêu dùng (an toàn vệ sinh
thực phẩm...), về lối sống (gắn kết cộng
đồng, đời sống văn hoá đa dạng...), an
ninh, an toàn xã hội... và y tế thông minh.
Đánh giá theo chỉ số thành phố chuyển
động IESE [4] trên thế giới hiện nay có 10
thành phố thông minh tiêu biểu, thứ tự từ
1 đến 10 là: 1. New York, 2. London, 3.

117

SË 103+104 . 2020


Paris, 4. Tokyo, 5. Reykjavik (Iceland), 6.
Singapore, 7. Seoul, 8. Toronto, 9. Hồng
Kông, 10. Amsterdam.
Trong khi các thành phố thông minh trước
đây tập trung vào việc kết nối các cơ sở hạ
tầng thông tin. Các thành phố thông minh
ngày nay thu hút các chính quyền, công
dân, du khách và doanh nghiệp vào một
hệ sinh thái thông minh, được kết nối nhằm
mục tiêu: Dịch vụ thành phố tốt hơn và chất
lượng cuộc sống của người dân cao hơn.
Càng ngày, các thành phố càng đưa dữ

liệu vào tay người dùng để thúc đẩy quá
trình ra quyết định tốt hơn. Họ khai thác trí
tuệ tập thể của các thành phần của mình
để tạo ra các giải pháp thông minh để giải
quyết các vấn đề đô thị khó khăn nhất.
Những thay đổi này nhằm dân chủ hóa sự
phát triển của các thành phố với việc chính
quyền phát triển thành những người hỗ trợ
giải pháp, các doanh nghiệp trở nên tham
gia nhiều hơn và một đội ngũ công dân
đồng sáng tạo ngày càng phát triển, các
thành phố thông minh tương lai sẽ kết nối
và hợp tác ngày càng nhiều hơn.
Gần đây, nhiều thành phố đã nâng cấp cơ
sở hạ tầng, sử dụng công nghệ cảm biến
và phân tích dữ liệu để quản lý tốt hơn các
tài sản đô thị như giao thông công cộng, hệ
thống cấp thoát nước và hệ thống dịch vụ
đô thị. Cơ sở hạ tầng được kết nối với tầm
nhìn này bao gồm những gì được gọi là tài
sản vật lý của thành phố thông minh 1.0.
Ngày nay, thành phố thông minh 2.0 nâng
cao trải nghiệm của người dân và việc ra
quyết định của thành phố bằng cách sử
dụng dữ liệu 3D, kỹ thuật số và công nghệ
thông tin hiện đại.
Các thành phố thông minh 2.0 sẽ không
chỉ liên quan đến chính quyền, mà cả công
dân, du khách và doanh nghiệp trong một
hệ sinh thái thông minh, được kết nối, được

xây dựng trên cơ sở hạ tầng vật lý dựa trên
cảm biến. Mục tiêu là cho phép ra quyết
định tốt hơn thông qua việc sử dụng dữ liệu
từ tất cả các bên liên quan, chính quyền,
doanh nghiệp và cư dân.
Trọng tâm của bất kỳ thành phố thông minh
nào cũng phải là người dân được cung cấp
lợi ích như:
n Chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người
dân và du khách

118

SË 103+104 . 2020

Hình 1. Sơ đồ khung thành phố thông minh theo Deloitte [5]
n Khả năng cạnh tranh kinh tế để thu hút
ngành công nghiệp và tài năng
n Tập trung có ý thức về bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững

Ba mục tiêu này có thể cung cấp nền tảng
cho một sáng kiến thành phố thông minh.
Khung thành phố thông minh Deloitte (Hình
1) cung cấp một cách nhìn nhận mà qua đó
công nghệ có thể tạo ra sự thay đổi trong
sáu lónh vực của đô thị: kinh tế, di chuyển,
an ninh, giáo dục, cuộc sống và môi trường.
Có thể nêu ra ba điều kiện tối thiểu cho xây
dựng thành phố thông minh là:

(1) Các quan chức điều hành và quản lý
thành phố phải là những người thông minh,
tận tâm, liêm chính vì sự phát triển thành
phố, có trình độ tri thức sử dụng hệ thống
công nghệ thông tin & truyền thông, trí tuệ
nhân tạo và phát huy dân chủ, huy động
được sự tham gia của mọi người dân vào
việc thiết lập sáng tạo TPTM;
(2) Cư dân là đồng sáng tạo TPTM, cư dân
có thể là một nguồn quan trọng để tạo ra dữ
liệu, phát triển các giải pháp và thử nghiệm
cho cả chính quyền thành phố và các
doanh nghiệp. Cư dân là cảm biến: Được
trang bị dữ liệu và công cụ phù hợp, công
dân có thể trở nên chủ động hơn, kết nối,
hợp tác và tham gia vào xây dựng thành

phố thông minh. Với sự phổ biến ngày càng
tăng của các thiết bị có thể đeo và kết nối
(đặc biệt là điện thoại và internet), công dân
có thể tự tạo ra dữ liệu. Chẳng hạn, ở thành
phố Cascais, Bồ Đào Nha, đã từ lâu cho
phép người dân chụp ảnh và thông báo các
sự cố, trục trặc của mọi phương diện dịch
vụ của thành phố. Dữ liệu được thu thập
thông qua các loại chương trình này không
chỉ có thể cung cấp cho chính quyền thành
phố đề ra các chính sách và các biện pháp
khắc phục kịp thời, mà còn cho phép mọi
cư dân tự điều chỉnh và trải nghiệm tốt hơn.

(3) Thành phố phải xây dựng được một hệ
thống công nghệ thông tin & truyền thông
hiện đại như là một hệ thống hữu cơ tổng thể,
được kết nối từ nhiều hệ thống thành phần
với hệ thống trí tuệ nhân tạo, có thể hành xử
thông minh như con người, để phát triển kinh
tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện
chất lượng phục vụ của chính quyền thành
phố, giảm tiêu thụ năng lượng, quản lý hiệu
quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

3. Xây dựng thành phố bền vững
là chiến lược phát triển thành
phố của thời đại

Ở nhiều nước trên thế giới đã xây dựng
thành công các đô thị xanh, đô thị bền
vững như là: Curitiba (Brazil), các đô thị
Astin, Chicago, Fort Collins, Alexandria,


ß a

Virginia và Portland (Hoa Kỳ), Calgary
(Canada), Sinh thái Thiên Tân (Trung
Quốc-Singapore), Singapore, Yokohama
(Nhật Bản), Stockholm và Malmol (Thụy
Điển), Copenhagen (Đan Mạch), Freiburg
(Đức), Linz (Áo), Brisbane (Úc), Auckland
(Newzeland)...

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho
thấy muốn xây dựng thành công thành phố
bền vững thì trước tiên phải xây dựng được bộ
tiêu chí thành phố bền vững phù hợp với điều
kiện của nước mình làm kim chỉ nam cho mọi
hoạt động xây dựng thành phố bền vững.
Trên thế giới đã có nhiều tổ chức quốc tế,
Mỹ và các nước châu Âu đưa ra bộ tiêu chí
về thành phố bền vững, như là:
n Dự án đô thị bền vững môi trường ở châu Âu do
Viện Môi trường Đô thị Quốc tế điều phối với sự
tham gia của 12 thành phố của các nước: Đan
Mạch, Bỉ, Đức, Anh, Tây Ban Nha.

n g µ n h

nghị này “Hiệp định Môi trường Đô thị của
Liên Hợp Quốc – 2005” đã được thông qua.
Đây là “Một tập hợp các hướng dẫn để xây
dựng một tương lai bền vững sinh thái và
kinh tế năng động cho nhân dân đô thị”.
Hiệp định Môi trường Đô thị của Liên Hợp
Quốc - 2005 đề ra hệ thống tiêu chí của đô
thị bền vững môi trường, đô thị xanh, bao
gồm bảy lónh vực (mỗi lónh vực bao gồm ba
hoạt động): Năng lượng, Chất thải, Thiết kế
đô thị, Bảo đảm môi trường thiên nhiên của
đô thị, Giao thông vận tải, Sức khỏe môi
trường và Môi trường nước.


Kinh nghiệm của các nước cho thấy xây
dựng bộ tiêu chí TP bền vững cần phải đảm
bảo các nguyên tắc: Ngắn gọn, súc tích,
minh bạch, có đầy đủ các nội dung cơ bản
và cân đối, hài hòa giữa ba lónh vực kinh tế,
xã hội và môi trường; Có tính khả thi, có thể
đánh giá định lượng trên cơ sở các thông tin
dữ liệu sẵn có.
Dựa trên các nguyên tắc này và tham khảo
các tài liệu quốc tế, trong nước, tác giả đề
xuất khung bộ tiêu chí TP bền vững được
thể hiện ở Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1. Đề xuất khung bộ tiêu chí thành phố bền vững của Việt Nam

n Các tiêu chí đánh giá TP bền vững môi
trường tại Anh quốc [1]: Từ năm 2007,
Tổ chức “Diễn đàn Tương lai” tại Anh đã
tiến hành đánh giá PTBV đối với các TP
dựa trên 13 tiêu chí thuộc 3 lónh vực: Tác
động môi trường gồm 4 tiêu chí (chất lượng
không khí, tác động đối với các hệ sinh thái,
chất thải rắn, bảo tồn ĐDSH); Chất lượng
cuộc sống gồm 5 tiêu chí (sức khỏe của
trẻ sơ sinh và tuổi thọ của cộng đồng dân
cư, giao thông, việc làm, giáo dục, không
gian xanh); Thích ứng với tương lai, gồm 4
tiêu chí (ứng phó với BĐKH, năng lực cạnh
tranh, tái chế, tái sử dụng chất thải, an ninh
và an toàn thực phẩm).


Tiêu chí TP bền vững ở Mỹ [1]: Từ năm
2007, chính quyền TP Minneapolis thuộc
tiểu bang Minesota (Mỹ) đề ra kế hoạch
phát triển TP bền vững với 26 tiêu chí, được
phân thành 3 lónh vực: Sức khỏe và cuộc
sống, gồm 6 tiêu chí; Bảo vệ môi trường,
gồm 12 tiêu chí; Vấn đề xã hội, cuộc sống
của cộng đồng, gồm 8 tiêu chí..

n

n Hiệp định TP bền vững Môi trường của
Liên Hợp Quốc - 2005: Vào ngày 5 tháng
6 năm 2005, nhân dịp kỷ niệm Ngày Môi
trường Thế giới tại thành phố San Francisco
(Hoa Kỳ), UNDP và UNEP đã tổ chức Hội
nghị quốc tế về phát triển thành phố bền
vững môi trường, có hơn 100 nước và rất
nhiều tổ chức quốc tế tham dự. Trong Hội

119

SË 103+104 . 2020


4. Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng đô thị
thông minh bền vững ở Việt Nam

Mục 2 ở trên đã giới thiệu về thành phố thông minh và mục 3 đã giới

thiệu về thành phố bền vững hay thành phố sinh thái cùng với đề
xuất 22 tiêu chí xây dựng thành phố bền vững ở Việt Nam.
Trong mục 4 này tác giả kiến nghị hòa nhập, lồng ghép nhiệm vụ
xây dựng thành phố thông minh với nhiệm vụ xây dựng thành phố
bền vững và gọi là xây dựng thành phố thông minh bền vững, để
tránh sự trùng lặp, đồng thời tiết kiệm nhân lực, vật lực, tài lực, nâng
cao hiệu quả phát triển thành phố thông minh và bền vững. Có
nghóa là sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ
quản lý điều hành phát triển thành phố theo 22 tiêu chí phát triển
bền vững như trong bảng 1 ở trên. Có nghóa là xây dựng thành phố
thông minh được xem là giải pháp chiến lược để xây dựng thành
phố thông minh bền vững (TPTMBV) ở nước ta.
Trong quá trình xây dựng TPTMBV ở nước ta, chúng ta cần phải nhận
thức được vấn đề đô thị hóa cao và tương đối nhanh ở nước ta trong
những năm qua đã làm cho các đô thị phải đối mặt với nhiều vấn đề
bức xúc, như là: (1) Các vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng, giao
thông tắc nghẽn, dịch vụ y tế và giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu, các
vấn đề an toàn xã hội, cung cấp nhà ở còn thấp kém..; (2) Cở sở hạ
tầng cơ bản của đô thị (điện, nước, giao thông) trở nên lạc hậu, quá
tải, rất khó cải tạo thành hạ tầng đô thị thông minh bền vững; (3) Cạnh
tranh kinh tế trong hoàn cảnh toàn cầu hóa rất khó khăn, mức sống
của dân cư còn thấp kém; (4) Đòi hỏi của người dân về chất lượng
cuộc sống tăng lên như: giáo dục, y tế, dịch vụ, tiện ích…
Xét riêng về xây dựng thành phố thông minh, các thành phố ở nước
ta đều gặp phải những khó khăn sau: (1) Cơ cấu quản lý, phương
thức quản lý đô thị tách rời, cục bộ, không liên kết, không chia sẻ,
thiếu hợp tác giữa các bên; (2) Thiếu kinh phí hoạt động; (3) Năng
lực ngành CNTT-TT hạn chế, lạc hậu, thực hiện chính phủ điện tử
chưa đáp ứng yêu cầu; (4) Người dân chưa quan tâm tham gia phát
huy lợi ích của thành phố thông minh; (5) Thiếu lãnh đạo có tầm nhìn

để phát triển thành phố thông minh bền vững; (6) Xây dựng TPTM
đối với nước ta là vấn đề rất mới, hiểu biết về TPTM của lãnh đạo,
cán bộ quản lý cũng như của mọi người dân đều chưa thấu đáo.
Khó khăn rất lớn là làm sao có nguồn nhân lực đủ chất lượng đáp

120

SË 103+104 . 2020

ứng cho “thành phố thông minh bền vững”, vận hành chính quyền
điện tử? Công nghệ thông tin là nền tảng quan trọng, tạo ra sự kết
nối giữa chính quyền, doanh nghiệp với người dân, nhưng chính
con người mới là yếu tố quyết định sự thành bại của “thành phố
thông minh bền vững”. Đồng thời, phải bảo đảm sáu phạm vi thông
minh trong TPTMBV là: Con người thông minh; nền kinh tế thông
minh; giao thông thông minh; cuộc sống thông minh; môi trường
thông minh; quản lý thông minh.
Ngoài ra, môi trường tự nhiên cũng là yếu tố cấu thành TPTMBV.
Cốt lõi của TPTMBV là sử dụng công nghệ để tăng tính bền vững
và quản lý tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn, cũng như chống
chọi với các tác nhân gây biến đổi môi trường và biến đổi khí hậu tốt
hơn. Khi triển khai xây dựng TPTMBV cần phải quan tâm đặc biệt
đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sử dụng tiết kiệm hiệu quả
năng lượng và tài nguyên của thành phố.
Cũng cần phải lưu ý rằng không thể có một hệ thống điều hành
giao thông thông minh, khi mà hệ thống đường xá bến bãi trong đô
thị còn thiếu thốn và yếu kém.
Nhằm xây dựng thành phố TMBV ở nước ta, tác giả đề xuất một
số giải pháp chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Trước tiên là chú trọng nâng cao nhận thức của các cơ

quan, tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội về sự cần thiết và lợi ích
của việc xây dựng TPTMBV trong giai đoạn hiện nay. Tiếp theo,
cần nâng cao hiểu biết, nhận thức, trách nhiệm và năng lực xây
dựng TPTMBV cho các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức.
Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền về
TPTMBV để tạo sự đồng thuận, hưởng ứng mạnh mẽ trong toàn
xã hội. Nâng cao hiểu biết của nhân dân về CNTT&TT và các hoạt
động tham gia xây dựng TPTMBV để họ trở thành các người dân
thông minh của TPTMBV. Thành phố TMBV phải có công dân
thông minh (Smart citizen), có việc làm đầy đủ với thu nhập cao.
Đây được coi là một trong các yếu tố quyết định sự thành bại của
“thành phố thông minh bền vững”.
Thứ hai: Phối hợp các bộ, các ngành, tổ chức xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật quy định chi tiết về các nội dung của “xây dựng
TPTMBV”. Về lâu dài, cần rà soát hệ thống pháp luật và văn bản


ß a

n g µ n h

dưới luật cũng như các chính sách liên quan đến “xây dựng TPTMBV” để có lộ trình bổ sung, sửa
đổi cho phù hợp với mô hình phát triển kinh tế - xã hội của TPTMBV.
Thứ ba: Huy động mọi nguồn lực, ưu tiên đầu tư kinh phí cho sự nghiệp điện tử hóa chính quyền
đô thị các cấp. Ưu tiên đầu tư nguồn vốn khoa học công nghệ và các nguồn vốn khác, cho việc
xây dựng hệ thống các trung tâm CNTT&TT hiện đại. Hệ thống CNTT&TT bảo đảm trong thành
phố “vạn vật được kết nối” (Internet of things). Tức là qua hỗ trợ của hệ thống CNTT&TT, cư dân
sống trong thành phố sẽ kết nối được với thiên nhiên, nhà ở, đường xá, xe cộ và mọi dịch vụ…
Thứ tư: Hướng dẫn các địa phương triển khai những nội dung mới của chính sách, rà soát kiện
toàn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chú

trọng xây dựng và quản lý quy hoạch nguồn nhân lực cho CNTT&TT, đảm bảo đáp ứng yêu cầu
khi triển khai thực hiện.
Thứ năm: Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, chương trình về triển khai
xây dựng TPTMBV ở các địa phương để kịp thời phát hiện sai sót và điều chỉnh những nội dung,
hoạt động không phù hợp. Bảo đảm chế độ thông tin báo cáo và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu
về xây dựng và phát triển TPTMBV.
Thứ sáu: Cần phải có một đội ngũ chuyên gia cực giỏi, toàn diện và trung thành với lợi ích nhân
dân để quản lý, vận hành toàn bộ hệ thống kỹ thuật của TPTMBV. Cuối cùng, cần phải có “chính
quyền thông minh”, “lãnh đạo thông minh”, gồm những người có tài, có tâm, minh bạch, bởi chính
quyền thông minh sẽ biết ra quyết sách đúng, lựa chọn đúng lónh vực ưu tiên, quyết định mức đầu
tư phù hợp và biết cách phát triển thành phố đạt được 22 tiêu chí TPBV nêu ra trong bảng 1 ở trên.
NGÀY NHẬN BÀI: 10/2/2020
NGÀY GỬI PHẢN BIỆN: 11/2/2020
NGÀY DUYỆT ĐĂNG: 10/4/2020.
Tài liệu tham khảo:
1. Phạm Ngọc Đăng (2016). Suy nghó về các tiêu chí thành phố bền vững ở Việt Nam. Tạp chí “Quy hoạch Xây dựng ”.
Số tháng 81 năm 2016. ISSN 1859-3054.
2. Phạm Ngọc Đăng, Nguyễn Việt Anh, Phạm Thị Hải Hà, Nguyễn Văn Muôn (2014). Các Giải pháp thiết kế công trình
xanh. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội-2014.
3. Elgazzar R. and El-Gazzar R (2017). Smart Cities, Sustainable Cities, or Both? - A Critical Review and Synthesis of
Success and Failure Factors. DOI: 10.5220/0006307302500257.
In Proceedings of the 6th International Conference on Smart Cities and Green ICT Systems (SMARTGREENS 2017),
pages 250-257. ISBN: 978-989-758-241-7.
4. The Gigabit Magazine, July, 2019. Top 10 Smart Cities in the World.
5. William D. Eggers, John Skowron (2018). Smart Cities Overview. Deloitte Insights, Forces of change: Smart cities.

121

SË 103+104 . 2020




×