Quan niệm mới về lâm nghiệp và quản lý rừng bền vững ở Việt Nam
Trần Văn Con - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Mở đầu
Kể từ Hội nghị thượng đỉnh Rio 1972, khái niệm "phát triển bền vững” đã trở thành một
thuậtt ngữ bị lạm dụng quá nhiều nhưng ít được hiểu một cách đúng đắn. Thật vậy, hiện tại
ít có một khái niệm nào lại có nhiều định nghĩa và được tranh luận rộng rãi như vậy. Khái
niệm “quản lý rừng bền vững” đã được tạo ra và trở thành một sự bắt buộc khi nói đến một
nền "lâm nghiệp tốt". Trong thực tế, rất ít quốc gia đạt được thành công trong việc thực
hiện quản lý rừng bền vững; thậm chí nhà lâm nghiệp được gán nhãn hiệu là những người
tàn phá màu xanh, huỷ hoại môi trường; điều đó buộc họ phải trở về với gốc rễ để nhận
thức lại rằng: nhà lâm nghiệp trước hết phải là những người bảo vệ môi trường. Đạo lý và
các chuẩn mực của thực tiễn một nền lâm nghiệp tốt đã bị thay chỗ trước các vấn đề cấp
bách như sa mạc hoá, sự nóng lên của trái đất, suy giảm đa dạng sinh học và thu hút được
sự chú ý của các nhà khoa học, của công chúng và của các nhà chính khách. Nói cách khác,
nhà lâm nghiệp đã nhận thức được rằng suy giảm rừng là hệ quả của một thực tiễn sai lầm
và thất bại. Trách nhiệm nghề nghiệp của các nhà lâm nghiệp là phải tìm ra các biện pháp
hành động để sữa chữa những sai lầm đó và phát triển các chuẩn mực mới cho thực tiễn
lâm nghiệp. Quan niệm lâm nghiệp của chúng ta trước đây (và còn cả ngày nay) đã lỗi thời
thể hiện ở sự bất lực của nó trong việc xử lý vấn đề tiếp tục phát triển ngành lâm nghiệp và
khủng hoảng môi trường sinh thái. Vì vậy, thay đổi quan niệm về lâm nghiệp là chìa khoá
để xử lý cuộc khủng hoảng nhằm đạt được một ngành lâm nghiệp và quản lý tài nguyên
môi trường bền vững. Việc thay đổi quan niệm về lâm nghiệp có thể được thúc đẩy thông
qua việc đổi mới các thể chế phù hợp, mà sự đổi mới này được tạo điều kiện thông qua sự
nhất trí cao của các cơ quan lãnh đạo, các tổ chức tài trợ và sự ủng hộ cao của công chúng.
Các luận cứ trên đây không chỉ phản ánh sự cần thiết phải coi tài nguyên rừng là một bộ
phận của tài nguyên thiên nhiên mà còn hàm chứa sự cần thiết của việc quản lý tổng hợp
mà tất cả các đối tác phải quan tâm trong các hoạt động quản lý ngay từ khi thiết lập các dự
án
1. Quan niệm mới về lâm nghiệp
Lâm nghiệp là gì và đối tượng của nó như thế nào? nhiều người có thể cho rằng đây là một
câu hỏi sơ đẳng và không cần thiết phải nêu ra. Đây là một vấn đề lớn mà đáng lẽ phải ưu
tiên nghiên cứu đầu tiên. Bởi vì đó là cơ sở triết học kinh tế ngành, là nền móng để thiết kế
hệ thống thể chế quản lý và các chính sách liên quan.
Nói một cách tổng quát: lâm nghiệp bao gồm tất cả những mục tiêu và biện pháp mà xã hội
loài người (và nên kinh tế tương ứng với mỗi nhà nước của xã hội đó) đặt ra và tác động
vào đối tượng rừng. Nó bao gồm hai lĩnh vực thống nhất với nhau: xây dựng rừng và sử
dụng rừng. Lâm nghiệp là một khoa học tổng hợp của sự nhất thể về sinh thái kinh tế kỹ
thuật dựa trên nền tảng đạo lý và các chuẩn mực của xã hội. Bằng cách xem xét rừng như
là một hệ sinh thái, một nhân tố cảnh quan, một nhân tố kinh tế và cũng là một nhân tố tâm
linh, lâm nghiệp còn là hoạt động ứng dụng của con người nhằm đáp ứng các nhu cầu của
xã hội và của nền kinh tế. Thông qua các mục tiêu và biện pháp thích hợp của việc bảo vệ,
tái tạo rừng để hướng sự phát triển của rừng theo những mong muốn của con người và do
đó đạt được sự tối ưu về lợi ích đối với con người và đối với thiên nhiên. Có nghĩa là
hướng tới một hệ thống rừng bền vững và đa chức năng.
Tầm quan trọng của việc xây dựng phát triển rừng ngày nay không chỉ là để duy trì việc
kinh doanh rừng, mà còn nhiều hơn, quan trọng hơn là việc nhất thể hoá các chức năng của
rừng với các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái trong tổng thể phát triển.
Chúng ta phải thừa nhận hệ thống quản lý rừng của chúng ta hiện nay đang bị khủng hoảng
hoặc bị lỗi thời. ít nhất có thể nhấn mạnh ba khía cạnh của sự khủng hoảng trong quan
niệm về ngành lâm nghiệp hiện nay: thứ nhất, rừng ngày càng bị suy giảm kéo theo các
hậu quả nghiêm trọng về môi trường sinh thái, lũ lụt, hạn hán, sa mạc hoá gia tăng; đa
dạng sinh học suy giảm; xói mòn đất đai; thay đổi khí hậu theo chiều hướng không có lợi
cho sự tồn tại của con người. Thứ hai, cơ chế chính sách của nhà nước thiếu đồng bộ,
không nhất quán, thậm chí không minh bạch tạo ra sự lộn xộn trong quản lý đất đai giữa
các cộng đồng dân bản địa, các nông, lâm trường và đất đai cá nhân. Thứ ba, những thử
nghiệm mới trong quản lý tài nguyên rừng như quản lý rừng dựa vào cộng đồng, nhất thể
hoá thực tiễn bảo tồn đa dạng sinh học trong quản lý rừng phòng hộ và rừng sản xuất và
thực hiện quản lý có sự tham gia trong các lưu vực đầu nguồn đã mang lại nhiều hứa hẹn
và thuyết phục được nhiều đối tác.
Tất cả những khía cạnh đó là dấu hiệu cho thấy quan niệm lâm nghiệp hiện nay của chúng
ta cần phải được thay đổi.
Chúng ta tìm những vấn đề của ngành lâm nghiệp ở đâu?
(1) Trong kinh tế doanh nghiệp:
Hệ thống tổ chức lâm nghiệp của chúng ta đang nằm trong tiến trình đổi mới. Theo tinh
thần của quyết định 187/1999/QĐ-TTg ngày 16/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ thì các
lâm trường quốc doanh sẽ được sắp xếp lại thành hai hình thức tổ chức với cơ chế hoạt
động khác nhau: (i) Các lâm trường quản lý rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu
hoạt động theo cơ chế kinh doanh; và (ii) Các ban quản lý rừng phòng hộ/rừng đặc dụng
hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu. Nguyên tắc tổ chức được qui định phải bảo
đảm quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp phải là chủ rừng thực sự; lợi
ích của người lao động, của doanh nghiệp, của địa phương và của nhà nước phải được giải
quyết hài hoà. Nhưng làm thế nào để đạt được điều đó trong thực tế? Những bất cập gì cần
được vượt qua?
Bất kỳ một khu rừng nào cũng có khả năng cung cấp lợi ích kinh tế và lợi ích sinh thái. Về
nguyên tắc thì lợi ích kinh tế và lợi ích sinh thái không mâu thuẫn nhau, nếu giữa kinh tế
quốc dân và kinh tế doanh nghiệp không tạo ra các hệ thống độc lập và trách nhiệm cũng
như hậu quả không bị nhập nhằng giữa các cấp, các ngành. Những tư duy mới, những định
hướng mới trong chính sách và kinh doanh lâm nghiệp là tiền đề cần thiết để đổi mới hệ
thống quản lý rừng theo hướng bền vững. Kinh doanh lâm nghiệp chịu sự ràng buộc của
sản phầm có thể bán trên thị trường. Đối với một doanh nghiệp lâm nghiệp, hầu như sản
phẩm hàng hoá có thề bán được là các lâm sản (chủ yếu là gỗ). Các sản phẩm phi vật chất
(các dịch vụ từ rừng) mặc dầu mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng và xã hội, cho đến
nay và cả trong một thời gian nữa vẫn chưa được thị trường hoá. Đặc điểm cơ bản riêng
của ngành lâm nghiệp so với các ngành sản xuất khác là ở chỗ: rừng vừa là đối tượng, vừa
là tư liệu sản xuất. Tài nguyên rừng khác nhau sẽ dẫn đến những lợi thế khác nhau đối với
các doanh nghiệp.
Sự ràng buộc trong lợi ích kinh tế của quản lý rừng sẽ dẫn đến:
- Các doanh nghiệp được quản lý rừng có tài nguyên (rừng giàu) sẽ có nhiều lợi thế rừng
kinh doanh. Vì lợi nhuận của họ phụ thuộc vào thị trường lâm sản vốn rất biến động. Hậu
quả có thể dẫn đến là: (i) Khai thác quá mức cho phép các loài cây có giá trị thương mại
cao. (ii) Vi phạm nguyên tắc bền vững theo nghĩa đa chức năng, đa dạng về loài (phát triển
theo chiều hướng từ hệ sinh thái rừng tự nhiên thành các hệ sinh thái rừng nhân tạo cao
sản, đơn giản về tổ thành loài).
- Các doanh nghiệp quản lý rừng nghèo và đất chưa có rừng buộc phải đầu tư rất lớn cho
công tác trồng rừng, cải tạo, làm giàu rừng Đó là những đầu tư cần thời gian rất dài mới
thu hồi được vốn. Điều này buộc họ phải chọn những loài cây sinh trưởng nhanh, có giá trị
kinh tế cao và do đó lại vi phạm nguyên tắc bền vững xét về mặt đa dạng sinh học và các
dịch vụ khác của rừng.
- Các ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng phụ thuộc vào kinh phí sự nghiệp từ
nhà nước cấp, nguồn kinh phí này rất hạn chế và sẽ không thể duy trì được lâu dài nếu như
bản thân những giá trị của những khu rừng phòng hộ và đặc dụng không được hạch toán và
thị trường hoá.
Trong trường hợp rừng được giao cho người dân thì các hậu quả của sự ràng buộc trong lợi
ích kinh tế lại càng phức tạp hơn. Người dân không thể vay vốn để đầu tư cho các công
việc mà trong đời họ có thể chưa được thu hồi. Nguy cơ của việc khai thác quá tải tài
nguyên là rất lớn.
Giải pháp duy nhất để vượt qua các vấn đề này là đẩy mạnh sản xuất lâm sản hàng hoá và
thị trường hoá các giá trị phi vật chất của rừng; các giá trị xã hội, môi trường cảnh quan,
phòng hộ của rừng đối với cộng đồng và xã hội cần được tính toán ít nhất là theo một
thang giá trị tương đối.
(2) Trong kinh tế quốc dân và chính sách lâm nghiệp:
Có các nhóm quyền lợi khác nhau đang cạnh tranh xung quanh việc sử dụng tài nguyên
rừng và trách nhiệm quản lý rừng. Trong khi đó khung pháp lý và hệ thống chính sách thể
chế (chẳng hạn như sự phân quyền giữa nhà nước và các cộng đồng dân địa phương), các
hình thức tổ chức (ví dụ các lâm trường, các ban quản lý, hợp tác xã, hội ), các phương
pháp phân loại và đánh giá các chức năng của rừng, các hình thức sử dụng và nguyên tắc
phân phối quyền lợi tỏ ra hoàn toàn không thích hợp với tình hình thực tế. Một chính sách
lâm nghiệp thích hợp cần phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế quốc dân
(hướng theo các mục tiêu xã hội) và lợi ích của doanh nghiệp (hướng theo mục tiêu kinh
doanh của chủ rừng). Việc xác định giá trị một cách tương đối các chức năng của rừng và
các quyền lợi sử dụng liên quan chặt chẽ với nhau. Hiệu quả của các giải pháp quản lý rừng
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phải được đánh giá dựa trên mối quan hệ này. Nếu khung
chính sách không làm rõ ràng mối quan hệ này, người chủ rừng bắt buộc phải có những
quyết định riêng vì lợi ích của họ. Những khả năng quyết định và hành động; và vì vậy,
mức quan trọng của công tác quản lý tài nguyên rừng phụ thuộc vào mức độ mà chính sách
lâm nghiệp xác định giá trị các chức năng của rừng trong việc đáp ứng các nhu cầu khác
nhau của xã hội. Ví dụ, nếu chính sách lâm nghiệp chỉ hạn chế tầm quan trọng kinh tế quốc
dân của lâm nghiệp ở chức năng kinh tế sản xuất (gỗ) và không xác định giá trị các chức
năng phi vật chất của rừng thì các quyết định và không gian hành động của công tác xây
dựng rừng sẽ thu hẹp đáng kể. Tuy nhiên, chính sách lâm nghiệp của chúng ta cần phải
hướng tới nguyên tắc đa chúc năng ( nhiều lợi ích khác nhau) và bền vững (bắt chước thiên
nhiên).
(3) Về đối tượng rừng:
Những hạn chế trong tổ chức và quản lý/kinh doanh rừng của chúng ta hiện nay có thể bắt
đầu từ những nhận thức và quan niệm sai lầm hoặc thiếu chính xác về đối tượng. Quan
niệm về nội dung của lâm nghiệp đã, đang và sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của phát triền
xã hội tuỳ vào trình độ nhận thức, nhu cầu và xu thế phát triển của từng thời kỳ. Thông
thường, lâm nghiệp được hiểu là một ngành kinh tế kỹ thuật lấy tài nguyên rừng làm đối
tượng để khai thác gỗ và các lâm sản đáp ứng các nhu cầu xã hội. ở nghĩa hẹp hơn, người
ta hiểu lâm nghiệp chỉ bao gồm những hoạt động lâm sinh như trồng, tu bổ, chăm sóc, bảo
vệ rừng. Việc khai thác, sử dụng rừng và chế biến lâm sản được xếp vào ngành công
nghiệp khai thác tài nguyên (cũng giống như khai thác than, quặng vậy). Trong hệ thống
tổ chức lâm nghiệp đã có sự phân tách giữa các lâm trường trồng rừng và xí nghiệp khai
thác riêng lẻ. Các lâm trường trồng rừng chỉ có nhiệm vụ trồng rừng chăm sóc, nuôi dưỡng
và bảo vệ rừng. Sản phẩm cuối cùng của họ là cây đứng. Các xí nghiệp khai thác mua cây
đứng để khai thác. Kết quả là các lâm trường trồng rừng chỉ quan tâm đến việc trồng rừng
theo chỉ tiêu kế hoạch sao cho được nghiệm thu, còn chất lượng, sản lượng rừng thì họ
không quan tâm. Trong khi đó các xí nghiệp khai thác lại chỉ quan tâm đến vấn đề làm sao
cho đạt được các chỉ tiêu khai thác với giá thành thấp nhất. Việc đổ vỡ rừng và ảnh hưởng
sau khai thác không phải là vấn đề của họ. Sự tách biệt giữa hai khâu: xây dựng rừng và
khai thác rừng cho hai chủ thể kinh tế khác nhau là siêu hình và được xuất phát từ nhận
thức sai lầm về đối tượng rừng dẫn đến những thất bại làm suy thoái tài nguyên rừng.
Rừng gắn liền với đất, là một hệ sinh thái. Các chức năng của rừng và các ảnh hưởng tương
hỗ của nó với các bộ phận khác (ví dụ: sông hồ, đại dương, đồng cỏ, núi đá ) có vai trò
quyết định. Mỗi một tác động vào rừng đều có những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến
hệ thống tổng thể trái đất và ngược lại, các ảnh hưởng này lại tác động ngược trở lại với sự
phát triển của rừng.
Do đó một nền lâm nghiệp bền vững phải, nói đúng hơn là bắt buộc phải chú ý đến các
tương quan tổng thể, toàn cầu. Ngoài ra các tác động của các lĩnh vực khác (và ảnh hưởng
của nó) đến rừng cũng phải được nghiên cứu (tác hại thiên tai, ô nhiễm không khí, công
nghiệp hoá, nông nghiệp, chăn nuôi, du lịch ). Nhận thức khoa học phải làm tiền đề cho
chính sách lâm nghiệp. Nói cách khác, xây dựng phát triển rừng cũng chính là vận dụng
hợp nhất kinh tế quốc dân và kinh tế doanh nghiệp bằng các biện pháp kỹ thuật thích hợp
dựa trên cơ sở sinh thái và hệ thống tổng thề.
Vì vậy một nhà lâm nghiệp luôn đặt những ý niệm chiến lược hướng tới tương lai, cũng
như ý thức về hệ thống tổng thể trong mối quan hệ tương tác giữa kinh tế quốc dân và kinh
tế doanh nghiệp trong tư duy và hành động của mình.
Tóm lại, nói đến quan niệm về lâm nghiệp, chúng ta phải nói đến quan niệm về bốn yếu lố
sau đây (APAFRI, 2000): (i) Quan niệm về rừng; (ii) Quan niệm về nhà lâm nghiệp; (iii)
Quan niệm về quản lý tài nguyên rừng ; và (iv) Quan niệm về lâm nghiệp như là một môn
khoa học. Bảng 1 tóm tắt các giả thiết trong quan niệm cũ và mới của 4 phạm trù nói trên.
Mọi sự vật đều ở trạng thái động. Bản thân ngành lâm nghiệp cũng vận động theo thời
gian, vì vậy các phương thức thực tiễn quản lý, đào tạo và chuyên môn của ngành lâm
nghiệp cũng thay đổi theo thời gian. Các nhân tố đóng góp vào sự thay đổi này bao gồm
động thái tự nhiên (biến động sinh học) và tiến hoá trên các nỗ lực về mặt văn hoá- xã hội,
kinh tế, và công nghệ. Quan niệm lâm nghiệp do đó, phải thay đổi để đáp ứng thực tiễn của
các giá trị xã hội và nhu cầu con người (Kajawara, 1998).
Bảng 1: So sánh 4 phạm trù của quan niệm lâm nghiệp cũ và mới
Giả thiết
Phạm trù khái
niệm
Quan niệm cũ Quan niệm mới
1. Rừng - Là những "kho đặc biệt" hay
những hệ thống cung cấp/sản
xuất một hoặc nhiều sản phẩm
chọn lọc có giá trị thương mại
cao. Giá trị của rừng được xác
định đơn thuần về mặt thương
mại của gỗ và các lâm sản khác
có thể khai thác từ rừng
- Là những hệ sinh thái phức hợp có
thể cung cấp cho con người một loạt
các sản phẩm kinh tế và môi trường
cũng như các dịch vụ được xã hội
lượng giá. Giá trị của rừng mang
tính nội tại và khó có thể đưa ra một
đơn giá cho nhiều chức năng và dịch
vụ mà rừng có thể cung cấp.
2. Nhà lâm nghiệp - Là các chuyên gia kỹ thuật
được đào tạo chuyên ngành để
kinh doanh /quản lý rừng.
- Quan tâm bậc 1 của họ là chất
- Không phải là một chức sắc lâm
nghiệp thuần tuý mà còn giữ vai trò
lãnh đạo trong quản lý tài nguyên
rừng bền vững.
lượng của cây và rừng.
- Là một chức sắc lâm nghiệp
thuần tuý.
- Tầm nhìn chung về sản lượng
bền vững ở khía cạnh của một
số hạn chế lâm sản có giá trị
thương mại cao.
- Tầm nhìn chung về sản lượng bền
vững theo nghĩa đa dạng hoá các
chức năng và các dịch vụ của rừng.
Bền vững được xem xét ở năng lực
sản xuất tổng hợp của hệ sinh thái
rừng nhằm bảo đảm bền vững trong
đa dạng sinh học, bền vững trong
khí hậu thuỷ văn; và bền vững trong
kinh tế địa phương.
3. Quản lý tài
nguyên rừng
- Vấn đề Nhìn chung được coi là các vấn
đề kỹ thuật, vì vậy đòi hỏi phải
tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật
Được coi là vấn đề kỹ thuật và xã
hội; yếu tố xã hội quan trọng không
kém yếu tố kỹ thuật nếu không phải
quan trọng hơn.
- Mục đích Tối đa năng suất và hiệu quả
của các lâm sản có giá trị
thương mại cao
Nâng cao hiệu lực, tính bình đẳng v
à
tính bền vững
- Mục tiêu Trước hết là nhằm sản xuất các
sản phẩm có giá trị cao, có nhu
cầu thị trường và giá cả cao.
Được xác định về mặt bền vững hệ
thống ; trước hết là nhằm sản xuất
các dịch vụ của rừng được xã hội
đánh giá và bảo toàn tính chỉnh thể
của hệ sinh thái.
- Chiến lược Cơ bản là đơn giản hoá (đơn
giản hoá tổ thành loài, chuyển
từ hệ sinh thái rừng tự nhiên
hỗn loài, khác tuổi thành các hệ
sinh thái rừng trồng đồng loài,
đồng tuổi ) để đạt hiệu quả sản
xuất
Cơ bản là đa dạng hoá hệ thống
nhằm đạt được sự bình đẳng, đa
dạng sinh học và sự bền vững
- Các chương trình Được thiết kế chuyên đề và nói
chung là để thúc đẩy một hoặc
vài mục tiêu kinh tế được định
hướng
Thi
ết kế tổng hợp để thúc đẩy các hệ
thống đa mục tiêu.
- Hệ thống quản lý
hành chính
Được đặc trưng bởi sự tập trung
hoá quyền lực và trách nhiệm
trong tay nhà nước; quyết định
từ trên xuống, và thông tin một
chiều
Được đặc trưng bởi sự phân quyền
và trách nhiệm, cũng như dân chủ
hoá các chức năng cho các cấp địa
phương, quyết định từ dưới lên và
thông tin đa chiều.
- Thể chế Quan liêu, cứng nhắc Mở, linh hoạt, độc lập và là bộ phận
của mạng lưới hợp tác tốt.
- Nguồn lực Chủ yếu là nguồn từ bên ngoài. Có thể quản lý bền vững thông qua
huy động nguồn lực địa phương
4. Môn khoa học - Đơn thuần hoặc chủ yếu là
sinh học ứng dụng
Là khoa học ứng dụng của cả hai
khoa học sinh học và khoa học xã
hội, thực tiễn lâm nghiệp được xây
- Thực tiễn lâm nghiệp dựa trên
nền tảng của các lý thuyết và
phương pháp sinh học ứng
dụng.
dựng trên nền tảng các lý thuyết và
phương pháp của khoa học sinh học
và khoa học xã hội.
Từ khai thác tài nguyên rừng đến quản lý hệ sinh thái
Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa trên lý thuyết về hệ sinh thái như là một cách tiếp cận
nhằm giải quyết sự phân tán của các hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên để đạt được
mục tiêu phát triển bền vững đã được tăng cường một cách ý nghĩa trong quản lý tài
nguyên thiên nhiên ở các nước trong khu vực Châu á Thái Bình Dương.
Chương trình nghị sự 21. (Agenda 21) đã phản ánh sự đồng thuận và cam kết của các cấp
cao nhất về việc làm thế nào để làm cho phát triển bền vững ở các khía cạnh xã hội, kinh tế
và môi trường. Nó bao gồm bảo vệ sinh quyển, tiếp cận tổng hợp để qui hoạch và quản lý
tài nguyên đất, chống suy thoái tài nguyên rừng, quản lý các hệ sinh thái nhạy cảm: chống
sa mạc hoá và khô hạn và phát triển bền vững khu vực miền núi, thúc đẩy phát triển nông
nghiệp và nông thôn bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý công nghệ sinh học, bảo
vệ và quản lý tài nguyên biển, bảo vệ và quản lý nguồn nước ngọt và hỗ trợ khoa học kỹ
thuật cho phát triển bền vững (Shlaepfer, 1997). Khái niệm quản lý hệ sinh thái đã được
nhiều nhà sinh thái học định nghĩa. Baker et al (1995) đã kể đến một số định nghĩa của
Gordon (1993), Wood (1994), Grambine (1994), Christenson et al. (1996) trong báo cáo
EPA. Dựa trên các định nghĩa của các tác giả này có thể hiểu quản lý hệ sinh thái trong tình
hình hiện nay như sau: "Quản lý hệ sinh thái là một tiếp cận hướng đích nhằm phục hồi và
bền vững hoá cấu trúc, chức năng và giá trị của hệ sinh thái bằng các ứng dụng các khoa
học tiên tiến nhất đồng thời với các kiến thức bản địa. Nó đòi hỏi sự hợp tác giữa chính
quyền Trung ương, các bộ tộc và chính quyền địa phương, các nhóm cộng đồng, các chủ
đất tư nhân, và các đối tác khác nhằm phát triển một tầm nhìn cho điều kiện các hệ sinh
thái mong đợi trong tương lai. Tầm nhìn này nhất thể hoá các nhân tố slnh thái, kinh tế và
xã hội ảnh hưởng đến các đơn vị quản lý được xác định bằng ranh giới sinh thái chứ không
phải ranh giới hành chính. Mục đích là khôi phục và bảo toàn chất lượng các hệ sinh thái
đồng thời với việc cung cấp cho kinh tế và văn hoá xã hội của các cộng đồng và toàn xã
hội."Hiện tại quản lý hệ sinh thái đã được ứng dụng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên ở
các nước phát triển và đang phát triển và không chỉ cho các hệ sinh thái cạn mà còn cho
các hệ sinh thái biển, bờ biển và kể cả các lưu vực đầu nguồn.
Theo nhận thức ngày nay thì bản chất và nội dung của ngành lâm nghiệp là ở chỗ: tạo ra sự
tối ưu cho sức sản xuất tổng hợp của hệ sinh thái rừng phù hợp với các nhu cầu của xã hội
loài người. Sức sản xuất tổng hợp của các hệ sinh thái rừng (Gr) bao gồm 5 hợp phần sau
đây:
(1) Chức năng sản xuất (hay chức năng kinh tế) Gkt: thể hiện ở khả năng sản xuất ra các
lâm sản (gỗ và lâm sản ngoài gỗ) có giá trị thương mại và giá trị sử dụng vật chất.
(2) Chức năng phòng hộ Gph: thể hiện ở khả năng bảo vệ không gian sống, không gian sản
xuất trước các nguy cơ của thiên tai lũ lụt, hạn hán, sạt lở, tiếng ồn
(3) Chức năng môi sinh Gms: thể hiện ở khả năng tái tạo và điều hoà các nhân tố cơ bản
của sự sống như nước, không khí, khí hậu, đất đai
(4) Chức năng giải trí Ggl: thể hiện ở khả năng khôi phục sức khoẻ, giảm stress, thư giãn
tinh thần cho con người.
(5) Chức năng bảo tồn đa dạng sinh học: Gđash: thể hiện ở khả năng bảo vệ và duy trì đa
dạng sinh học bảo đảm cho sự bền vững của quá trình tiến hoá.
Các chức năng riêng biệt này của hệ sinh thái rừng không thể thay thế lẫn nhau. Về thứ tự
tầm quan trọng của mỗi chức năng thì phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội của từng
vùng, từng quốc gia, từng giai đoạn phát triển. ở nước ta trong giai đoạn trước mắt thì chức
năng kinh tế có tầm quan trọng thứ nhất. Tuy nhiên tầm quan trong của các chức năng sẽ
thay đổi theo sự phát triển của đất nước. Có thể sắp xếp vị trí tầm quan trọng của 5 chức
năng trên đây từ việc suy ngược lại về hậu quả của việc mất chúng đối với sự phát triển của
loài người.
- Mối đe doạ lớn nhất cho sự tiến hoá bền vững của xã hội loài người là mối đe doạ về suy
giảm đa dạng loài dẫn đến rối loạn cơ chế điều chỉnh chức năng hệ thống của chúng =>
Cần chức năng bảo tồn đa dạng sinh học.
- Mối đe doạ lớn nhất cho sự tồn tại của loài người là mối đe doạ mất và suy giảm các yếu
tố cơ bản của sự sống: nước, không khí, khí hậu, đất đai => Cần chức năng môi sinh.
- Mối đe doạ lớn nhất đối với sự tự do của con người là mối đe doạ mất không gian sống
=> Cần chức năng bảo vệ/phòng hộ.
- Mối đe dọa lớn nhất với tinh thần con người và do đó là sự phát triển là mối đe đoạ về sức
khoẻ và trí tưởng tượng => Cần chức năng giải trí, nghỉ ngơi.
- Mối đe dọa lớn nhất đối với mức sống của con người là mối đe doạ về suy giảm tiềm
năng và năng suất sản xuất dẫn đến đói nghèo => Cần chức năng kinh tế
2. Kết luận và khuyến nghị
- Hệ thống quản lý/ kinh doanh rừng hiện nay tỏ ra không phù hợp với các nguyên lý bền
vững. Coi lâm nghiệp chỉ là sản xuất gỗ (và các lâm sản khác) là phiến diện. Do đó, trong
quản lý/kinh doanh rừng, các nguyên tắc bền vững phải được mở rộng cho các chức năng
khác của rừng.
- Rừng không chỉ là nơi sản xuất lâm sản, nó còn là một nhân tố phát triển ở dạng giá trị sử
dụng tiềm năng tổng hợp và đa chức năng. Vị trí tầm quan trọng của các chức năng riêng
biệt của rừng trong khung quản lý rừng có thể xếp như sau: chức năng bảo vệ loài và các
hệ sinh thái là cơ bản nhất so với các chức năng khác; bảo vệ khí hậu không khí, nguồn
nước (chức năng môi sinh), quan trọng hơn nhiều so với chức năng bảo vệ không gian
sống, chức năng nghỉ ngơi, giải trí lớn hơn chức năng sản xuất gỗ : Gđash >> Gms >> Gph
>> Ggt >> Gkt.
Các nhân tố cơ bản của sự sống (không khí, nước, đất ) có thể bị suy thoái. Vì vậy rừng
không thể là đối tượng tự do chỉ cho mục đích kinh doanh thuần tuý. Rừng phải có hai
thành phần sở hữu: một là sở hữu riêng (chủ kinh doanh) lấy lâm sản làm lợi ích chính. Hai
là sở hữu chung (công cộng) thụ hưởng các chức năng phi vật chất của rừng. Chủ sở hữu
của rừng đồng thời là các nhà quản lý (thay mặt cho toàn dân=người kinh doanh các lợi ích
phi vật chất của rừng) và chủ rừng (người được giao quyền sử dụng rừng người kinh doanh
các lợi ích kinh tế của rừng). Cần phải có những nghiên cứu dể xây dựng các phương pháp
lượng hoá được các giá trị phi vật chất của rừng.
- Chức năng bảo vệ đa dạng loài và các hệ sinh thái rừng cho đến nay chưa được ghi nhận
trực tiếp trong luật phát triển rừng. Nó phải được trở thành không chỉ là một bộ phận mà là
bộ phận cơ bản của luật phát triển bảo vệ rừng, trong tương lai, khái niệm rừng và các mục
đích của nó phải được định nghĩa mới: rừng là một hệ sinh thái với các điều kiện lập địa
trong thế cân bằng động, trên cơ sở của một quẩn hệ thực vật: (i) có độ tán che ít nhất 30%
(ii) trong mỗi thành phần của hệ mỗi loài có quyền riêng chiếm lĩnh một không gian để tồn
tại và sinh sản bảo vệ đa dạng hệ sinh thái, (iii) rừng phải được giữ ở một tỷ lệ tối thiểu cần
thiết cho qui mô toàn cầu quốc gia và từng vùng (40-60%), (iv) việc sử dụng trực tiếp rừng
cho mục đích sản xuất, du lịch, nghỉ ngơi chỉ được phép thực hiện trong khuôn khổ của
cơ chế tự điều chỉnh của hệ sinh thái sử dụng bền vững.
- Các giá trị phi vật chất của rừng cho đến nay vẫn chưa được xác định giá trị, do đó giá trị
tổng thể của rừng được đánh giá thấp hơn giá trị thật của nó. Các chủ rừng đã không được
trả cho các dịch vụ phi vật chất của rừng mà nhiều người thụ hưởng. Cần phải nghiên cứu
các phương pháp xác định các giá trị môi trường, phòng hộ của rừng thông qua các chi
phí trực tiếp để quản lý các khu rừng đó; những chính sách điều chỉnh thích hợp để những
người sử dụng các giá trị của rừng trả cho chủ rừng. Ví dụ các công ty kinh doanh thuỷ lợi,
thuỷ điện phải trả cho các ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn để họ bảo toàn tác dụng
điều tiết, giữ nước cho các công trình đó.
Cần có chính sách tạo ra thị trường cho những người hưởng dụng các giá trị của rừng một
cách có ý thức; để các tiềm năng giá trị đa chức năng của rừng được chuyển thành giá trị có
tính thương mại. Các công ty thuỷ điện, thuỷ lợi, du lịch là những khách hàng sử dụng
các giá trị phi vật chất của rừng.
- Các qui hoạch phát triển lãnh thổ. Cần xác định lại một cách chính xác các chức năng của
rừng cho từng địa phương để làm cơ sở cho việc xác định giá trị và điều chỉnh các giá trị
phi vật chất của rừng.
- Thực tiễn xây dựng rừng cho đến nay không đáp ứng được các chỉ tiêu đa chức năng,
cũng như các chỉ tiêu bền vững cho các chức năng đó, có nghĩa là: Sản xuất gỗ chỉ có thể
trong phạm vi: (i) Bảo toàn nguồn gen và khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái, (ii) tạo
được khối lượng và chất lượng nước và không khí sạch, (iii) thực hiện được các nhu cầu
bảo vệ cần thiết, (iv) có cấu trúc hấp dẫn về phong cảnh cho du lịch.
Tài liệu tham khảo chính
- APAFRI: (http;//www.apafri.org/mod/home/cpe/nr.html) Paradigm Shift in Forestry and
NRM course content copyright 2000 by College of Forestry and Natural Resources. UP
Los Banos.
- Baker, J.P., D.H. Landers, L.P. Lee and other authors, 1995: Ecosystem management
research in the Pacific Northwcst. Five year research strategy. Washington D.C., US. LPA.
EPA/600/R-95/069.