Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Tiếp cận điều trị và bỏ trị của người nghiện chích ma túy tại cơ sở điều trị methadone quận ninh kiều, thành phố cần thơ năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỢNG

NGUYỄN TIẾN TRÌNH

TIẾP CẬN ĐIỀU TRỊ VÀ BỎ TRỊ CỦA
NGƯỜI NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE
QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỢNG

NGUYỄN TIẾN TRÌNH

TIẾP CẬN ĐIỀU TRỊ VÀ BỎ TRỊ CỦA
NGƯỜI NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE
QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Hồ Thị Hiền

HÀ NỘI, 2018




i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự quan
tâm giúp đỡ và hỗ trợ tận tình của Q Thầy/Cơ ở Trường Đại học Y tế công cộng,
Trường Cao đăng Y tế Đồng Tháp, đồng nghiệp ở Cơ quan và bạn bè để hồn thành
chương trình học tập và đề tài này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
-

Người thầy đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ để tơi thực hiện và hoàn

thành đề tài luận văn.
-

Ban giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS thành phố Cần Thơ;

Trung tâm Y tế quận Ninh Kiều và Cơ sở điều trị Methadone quận Ninh Kiều đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi thực hiện đề tài để hồn thành chương trình học.
-

Quý Thầy/Cô ở Trường Đại học Y tế công cộng, trường Cao đẳng Y tế

Đồng Tháp đã cung cấp kiến thức khoa học liên quan đến chương trình học tập.
-

Bạn bè thân hữu, cùng lớp Cao học Y tế công cộng Khóa 20 đã chia sẻ


các kinh nghiệm thực tế.
-

Tơi rất hạnh phúc gửi lời cảm ơn đến gia đình ln bên tơi, động viên và

khuyến khích tơi vượt qua khó khăn vất vả.
Xin chúc sức khỏe đến Giáo viên hướng dẫn, Q Thầy/Cơ Trường Đại học
Y tế cơng cộng, Đồng nghiệp Cơ quan, Bạn bè và Gia đình.
Trân trọng cảm ơn./.


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................4
1.1. Các khái niệm dùng trong nghiên cứu: ................................................................4
1.2. Tình hình tiêm chích ma túy và HIV/AIDS .........................................................7
1.3. Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng Methadone ..........................................8
1.4. Tổng quan các nghiên cứu điều trị nghiện các CDTP bằng Methadone ...........12
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu ...............................................................................20
1.6. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu ........................................................................21
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................22
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................23
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................24

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................24
2.4.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................24
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................25
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................................27
2.7. Biến số dùng trong nghiên cứu ..........................................................................27
2.8. Nội dung/chủ đề định tính ..................................................................................27
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................................28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................30
3.1. Một số đặc điểm của BN bỏ trị Methadone .......................................................30
3.2. Một số rào cản người NCMT tiếp cận điều trị chương trình Methadone .... …36
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc bỏ điều trị Methadone.................................43
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................57
1. Một số đặc điểm của bệnh nhân bỏ trị tại cơ sở điều trị Methadone ....................57


iii

2. Rào cản người NCMT trong việc tiếp cận điều trị Methadone.............................62
3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nhân bỏ trị tại cơ sở điều trị Methadone ......65
4. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................................72
KẾT LUẬN ...............................................................................................................74
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................76
Tài liệu tiếng Việt......................................................................................................76
Tài liệu tiếng Anh ......................................................................................................79
PHỤ LỤC ..................................................................................................................82
Phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án ...............................................82
Phụ lục 2: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu ...........................................................85
Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu BN bỏ trị .......................................................86
Phụ lục 4: Hướng dẫn PVS người NCMT chưa điều trị bằng Methadone ...............88

Phụ lục 5: Hướng dẫn PVS người nhà của người NCMT chưa điều trị bằng
Methadone .................................................................................................................89
Phụ lục 6: Hướng dẫn PVS nhân viên y tế................................................................90
Phụ lục 7: Hướng dẫn TLN bệnh nhân điều trị lại ....................................................91
Phụ lục 8: Hướng dẫn TLN người NCMT chưa điều trị bằng Methadone ...............93
Phụ lục 9: Biến số dùng trong nghiên cứu ................................................................95
Phụ lục 10: Dự trù kinh phí triển khai nghiên cứu....................................................97


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCH

: Bộ câu hỏi

CDTP

: Chất dạng thuốc phiện

CSĐT

: Cơ sở điều trị

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

FHI 360


: Tổ chức sức khỏe gia đình quốc tế (Family Health

International 360)
HIV

: Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (Human

Immunodeficiency Virus)
HSBA

: Hồ sơ bệnh án

MTTH

: Ma túy tổng hợp

NCMT

: Nghiện chích ma túy

PVS

: Phỏng vấn sâu

TCCĐ

: Tiếp cận cộng đồng

TLN


: Thảo luận nhóm

TTĐT

: Tuân thủ điều trị

UNODC

: Cơ quan phòng, chống Ma túy và Tội phạm của Liên
Hợp Quốc (United National Organization of Drug and
Crime)


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mô tả đối tượng tham gia định tính ..........................................................24
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC ........................................................30
Bảng 3.2: Đặc điểm nghề nghiệp, việc làm và thu nhập của ĐTNC ........................31
Bảng 3.3: Đặc điểm yếu tố gia đình của ĐTNC .......................................................31
Bảng 3.4: Đặc điểm sử dụng ma túy trước điều trị của ĐTNC ................................32
Bảng 3.5: Đặc điểm tiền sử cai nghiện và vi phạm pháp luật của ĐTNC ................32
Bảng 3.6: Đặc điểm tác dụng phụ do thuốc Methadone của ĐTNC.........................33
Bảng 3.7: Đặc điểm mắc các bệnh lý kèm theo của ĐTNC .....................................33
Bảng 3.8: Đặc điểm sử dụng ma túy trong điều trị của ĐTNC.................................34
Bảng 3.9: Đặc điểm về liều điều trị Methadone của ĐTNC .....................................35
Bảng 3.10: Đặc điểm bỏ trị của ĐTNC .....................................................................35



vi

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone tại thành phố Cần Thơ triển khai từ tháng 6 năm 2010 ở hai quận Ninh
Kiều và Cái Răng. Đến cuối năm 2017, số người nghiện chích ma túy được xét
duyệt vào điều trị 1.183 người, nhưng hiện chỉ cịn 469 người duy trì điều trị, số bỏ
trị là 714 người (60%), có đến 666 người chưa điều trị. Theo báo cáo, người nghiện
chích ma túy tiếp cận điều trị ngày càng ít, bệnh nhân bỏ trị ngày càng nhiều. Vì
vậy, nghiên cứu thực hiện với mục tiêu: 1/ Mô tả một số rào cản của người nghiện
chích ma túy trong việc tiếp cận điều trị; 2/ Mô tả một số đặc điểm của bệnh nhân
bỏ trị và 3/ Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến việc bệnh nhân bỏ trị tại cơ sở
điều trị Methadone quận Ninh Kiều năm 2018.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp định tính với định
lượng, thực hiện từ tháng 11/2017 đến tháng 6/2018. Nghiên cứu định lượng có cỡ
mẫu là 134 hồ sơ bệnh án bỏ trị, nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật phỏng vấn
sâu 20 đối tượng gồm 6 bệnh nhân bỏ trị; Người nghiện chích ma túy chưa điều trị
là 8 người và 2 người nhà và 4 nhân viên y tế đồng thời tổ chức 3 cuộc thảo luận
nhóm gồm 16 bệnh nhân điều trị lại và 8 người nghiện chích ma túy chưa điều trị.
Kết quả cho thấy các rào cản người người nghiện chích ma túy tiếp cận điều
trị gồm: Sợ lộ thông tin, sự kỳ thị, thiếu niềm tin điều trị, thiếu quan tâm và sợ ảnh
hưởng vị thế gia đình, cơng tác tuyên truyền, thủ tục của cơ sở điều trị và ảnh
hưởng từ bạn bè. Trong khi các yếu tố ảnh hưởng đến bỏ trị của bệnh nhân là: nghề
nghiệp, không sẵn sàng điều trị, ngộ nhận đã thành công, thèm nhớ ma túy, thiếu hỗ
trợ từ gia đình, kỳ thị và phân biệt đối xử, tiến trình điều trị khơng rõ ràng, thái độ
của nhân viên và các yếu tố liên quan đến qui định, đặc thù của cơ sở điều trị.
Để tăng số người nghiện chích ma túy tiếp cận điều trị và giảm bỏ trị, cần
thực hiện một số giải pháp sau: Gia đình nên động viên, thơng cảm, hỗ trợ kịp thời
và lâu dài cũng như phối hợp chặt chẽ với cơ sở điều trị; Nhân viên y tế cần ý thức
trách nhiệm công việc, lịch khám bệnh thông báo rõ ràng, cụ thể; Tăng cường

quảng bá dịch vụ, điều chỉnh thời gian mở cửa phù hợp và có kế hoạch hỗ trợ việc
làm cho bệnh nhân.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đã bắt đầu triển khai các chương trình can thiệp dự phịng lây nhiễm
HIV cho những người nghiện chích ma túy (NCMT) từ năm 1966, áp dụng theo các
mơ hình đã được chứng minh tính hiệu quả trên thế giới và ở Đông Nam Á. Bên cạnh
những mơ hình truyền thống như tiếp cận truyền thơng thay đổi hành vi, can thiệp
giảm tác hại, bơm kim tiêm sạch thì chương trình điều trị thay thế nghiện các chất
dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc Methadone cũng đã được chứng minh tính hiệu
quả trong việc giảm thiểu những tác hại có liên quan đến việc sử dụng ma túy [7].
Người tiêm chích ma túy, khi tham gia chương trình điều trị thay thế bằng
Methadone sẽ theo dõi được thường xuyên tình trạng sức khỏe của mình, điều trị
kịp thời các bệnh nhiễm trùng cơ hội cũng như các bệnh khác có liên quan đến việc
sử dụng các CDTP giúp tăng cường sức khỏe, từ đó có tác động giảm bớt gánh nặng
chi phí cho gia đình bệnh nhân và xã hội, tạo điều kiện cho họ quay trở về với cuộc
sống bình thường, hỗ trợ tái hịa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, các hành vi phạm
tội có liên quan tới ma túy sẽ giảm bớt do người bệnh không quá bức xúc về vấn đề
kinh tế để có tiền mua ma túy, từ đó tình hình trật tự, an toàn xã hội phần nào được
cải thiện tốt hơn [8].
Chương trình điều trị nghiện các CDTP bằng Methadone tại thành phố Cần
Thơ được triển khai từ tháng 6 năm 2010 ở hai quận Ninh Kiều và Cái Răng. Đến
cuối năm 2017, tồn thành phố đã có 05 cơ sở điều trị và 05 cơ sở cấp phát thuốc
Methadone nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc tiếp cận điều trị. Số người
NCMT được xét duyệt đưa vào điều trị 1.183 người, số BN bỏ trị là 714 người
(chiếm 60%), hiện chỉ cịn 469 người duy trì điều trị và còn 666 người NCMT chưa
được điều trị[34].

Tại quận Ninh Kiều, số người NCMT thống kê được là 564 người, đã xét
duyệt đưa vào điều trị 455 người, số chưa được điều trị là 109 người. Số bệnh nhân
bỏ trị là 315 người chiếm 44,1% số người bỏ trị toàn thành phố và chiếm 69,2%
tổng số người được đưa vào điều trị (đang duy trì 140 người)[34].


2

Sau thời gian triển khai điều trị, hiện nay các số liệu liên quan đến bệnh nhân
bỏ trị Methadone tại địa phương chưa nhiều. Khó khăn hiện nay là nguồn bệnh nhân
mới đưa vào điều trị khơng cịn nhiều, số bệnh nhân duy trì điều trị ngày càng thấp,
phần lớn bệnh nhân điều trị Methadone chuyển sang sử dụng ma túy đá, vừa điều trị
Methadone vừa sử dụng ma túy tổng hợp nên dẫn đến tình trạng bệnh nhân khơng
tn thủ điều trị dần dần tiến tới bỏ trị, một số tham gia điều trị bằng Methadone là
để đối phó, để không bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc [15][28]. Việc thu thập
số liệu và công bố những bằng chứng thực tiễn về đặc điểm và các yếu tố liên quan
đến bệnh nhân gắn kết với điều trị bằng Methadone là cần thiết.
Một số câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Tại sao bệnh nhân không tiếp cận điều
trị bằng Methadone? Tại sao khi tiếp cận điều trị bằng Methadone bệnh nhân lại
không tuân thủ điều trị, đặc biệt là bỏ trị? Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng
không tiếp cận điều trị và không tuân thủ điều trị là gì? Ma túy tổng hợp, đặc biệt là
các chất kích thích dạng amphetamine trong đó có ma túy đá ảnh hưởng đến tiếp
cận điều trị bằng Methadone như thế nào?
Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Tiếp cận điều trị và bỏ trị của người nghiện chích ma túy tại cơ sở điều trị
Methadone quận Ninh Kiều, thành phố Cần thơ năm 2018”. Kết quả từ nghiên
cứu này nhằm giúp địa phương rút ra được những vấn đề thực tiễn và tìm ra các giải
pháp phù hợp để tăng sự tiếp cận với chương trình điều trị bằng Methadone, giảm
số người bỏ trị nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình điều trị Methadone tại
thành phố Cần Thơ.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả một số đặc điểm của bệnh nhân bỏ trị tại cơ sở điều trị Methadone
quận Ninh Kiều, giai đoạn 2015 - 2017;
2. Mô tả một số rào cản của người nghiện chích ma túy trong việc tiếp cận điều
trị tại cơ sở điều trị Methadone quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm
2018;
3. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến việc bệnh nhân bỏ trị tại cơ sở điều trị
Methadone quận Ninh Kiều năm 2018.


4

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm dùng trong nghiên cứu
1. Ma túy: Theo Luật phòng, chống ma túy và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật phòng, chống ma túy: Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng
thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành; Chất gây nghiện là
chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử
dụng; Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử
dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng [30].
2. Nghiện ma túy: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nghiện ma túy được định
nghĩa là “tình trạng bệnh mạn tính, tái diễn của não bộ, biểu hiện bằng việc người
bệnh bắt buộc phải tìm kiếm và sử dụng ma tuý, bất chấp hậu quả về sức khỏe và xã
hội liên quan đến việc sử dụng” [30].
3. Heroin: Heroin có tên hóa học là Diacetylmorphine là một loại chất gây
nghiện bán tổng hợp được chiết xuất từ quả cây thuốc phiện. Nó được xếp cùng

nhóm với các chất giảm đau mạnh.
Heroin thường ở dạng bột, có màu sắc khác nhau tùy thuộc vào độ tinh khiết.
Heroin được biết đến với những tên như: hàng trắng, bạch phiến … Heroin có tác
dụng làm ức chế, làm giảm hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương
[10].
4. Thuốc lắc (Ecstasy): thuốc lắc, gọi đầy đủ là thuốc lắc MDMA, được
chiết xuất từ nhiều hóa chất khác nhau. Đây là loại ma túy tổng hợp bao gồm cả các
chất dạng Amphetamine và một số các chất gây ảo giác. Amphetamine là các chất
kích thích hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương. Các chất gây ảo giác,
làm cho người sử dụng nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy hoặc ngửi thấy những gì
khơng tồn tại trên thực tế. Ngồi tên thuốc lắc còn được gọi là bướm đêm, bay,
bánh, kẹo, nốt nhạc, vương miện, tim hồng hay chó dại tùy thuộc vào hình ảnh trên
viên thuốc [10].
5. Methamphetamine: là một loại chất gây nghiện tổng hợp được tổng hợp
lần đầu tiên vào năm 1993 tại Nhật Bản bởi nhà khoa học tên là Nagai Nagayoshi.


5

Methamphetamine là chất gây nghiện thuộc nhóm kích thích dạng Amphetamine.
Methamphetamine tác động lên hệ thần kinh trung ương và kích thích giải phóng
Dopamine hàng loạt. Methamphetamine có màu trắng, khơng mùi và có nhiều dạng
khác nhau:
+ Dạng thơ thường với dạng bột trắng hoặc vàng nâu đỏ đỏ;
+ Dạng muối Hydrochlorit dưới dạng bột vị đắng, dễ hòa tan trong nước và
có thể dùng để tiêm được;
+ Dạng tinh thể có độ tinh khiết cao: Methamphetamine dạng tinh thể hay
còn gọi là hàng đá, pha lê được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1919 [10].
6. Chất dạng thuốc phiện như thuốc phiện (opiat, opioid): là tên gọi chung
cho nhiều chất như thuốc phiện, morphine, heroin, Methadone, puprenorphine,

codein, pethidine, fentanyle, có biểu hiện lâm sàng tương tự và tác động vào cùng
điểm tiếp nhận tương tự ở não [6].
7. Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone là
kết hợp sử dụng thuốc Methadone để thay thế cho nghiện các chất dạng thuốc phiện
cùng với các giải pháp tâm lý, xã hội làm cho người nghiện giảm dần tiến tới có thể
ngừng sử dụng các chất dạng thuốc phiện mà không gây nhiễm độc tâm thần, không
gây tăng liều và các tác động khác [6].
- Giai đoạn Khởi liều: là liều khởi đầu từ 15 - 30mg tùy thuộc vào kết quả
đánh giá độ dung nạp các CDTP của người bệnh.
- Giai đoạn điều chỉnh liều: là giai đoạn liều điều trị sẽ được tiếp tục điều
chỉnh đến khi người bệnh đạt được liều có hiệu quả (làm hết hội chứng cai, giảm
thèm nhớ, ngăn tác dụng của việc sử dụng heroin và không gây ngộ độc).
- Giai đoạn điều trị duy trì: là liều có hiệu quả và phong tỏa được tác dụng
gây khoái cảm của heroin (liều trung bình từ 60 - 80mg).
8. Tiếp cận điều trị
“Tiếp cận” là từ tiếng Việt tương ứng với từ “accessibility” trong tiếng Anh.
Nó được dùng để mơ tả mức độ số lượng nhiều người nhất có thể tiếp cận được của
một sản phẩm nào đó (như các loại thiết bị, dịch vụ, môi trường không gian…).


6

Tiếp cận chính là q trình tương tác giữa chủ thể này với một chủ thể khác nhằm
đạt được một mục tiêu xác định [39].
Tiếp cận điều trị: Là quá trình người NCMT tiếp cận với dịch vụ điều trị
bằng Methadone với mục đích là để được điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng
Methadone.
Phạm vi: Trong nghiên cứu này, chỉ đề cập đến việc người NCMT đến đăng
ký điều trị bằng Methadone tại các cơ sở điều trị Methadone.
Hồ sơ đăng ký điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, gồm [14]:

Người nghiện CDTP tự nguyện tham gia điều trị nghiện CDTP và cam kết
tuân thủ điều trị nghiện CDTP. Đối với người nghiện CDTP từ đủ 6 tuổi đến chưa
đủ 15 tuổi, chỉ được điều trị nghiện CDTP sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của
người đại diện theo pháp luật của người đó.
1. Đơn đăng ký điều trị nghiện CDTP bằng thuốc thay thế.
2. Bản sao của một trong những giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu,
giấy khai sinh hoặc hộ khẩu, giấy phép lái xe.
Thủ tục xét duyệt
a) Người nghiện chất dạng thuốc phiện nộp hồ sơ đăng ký điều trị nghiện
CDTP cho cơ sở điều trị nơi người đó có nhu cầu được điều trị.
b) Ngay sau khi nhận được hồ sơ đăng ký điều trị nghiện CDTP hợp lệ,
người đứng đầu cơ sở điều trị có trách nhiệm:
- Tổ chức khám đánh giá cho người đăng ký điều trị nghiện CDTP;
- Tiếp nhận trường hợp đủ điều kiện tham gia điều trị nghiện CDTP. Trường
hợp không đồng ý tiếp nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Giấy tiếp nhận trường hợp đủ điều kiện tham gia điều trị nghiện CDTP
được lập thành 02 bản: 01 bản gửi người được điều trị nghiện CDTP hoặc người đại
diện theo pháp luật của người được điều trị nghiện CDTP trong trường hợp người
đó từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi; 01 bản lưu hồ sơ điều trị của người
được điều trị nghiện CDTP tại CSĐT[14].


7

9. Bỏ trị: là bỏ liều (không đến uống thuốc) liên tục từ 30 ngày trở lên và có
quyết định ra khỏi chương trình (do Trưởng cơ sở điều trị ký và đóng dấu)[6].
10. Điều trị lại: Là số bệnh nhân đã từng điều trị tại cơ sở, nhưng đã bỏ điều
trị sau đó quay lại điều trị[6].
1.2. Tình hình tiêm chích ma túy và HIV/AIDS
1.1.1. Trên thế giới

Theo báo cáo của Cơ quan phòng, chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp
Quốc (UNODC), trong năm 2014 thế giới có gần 250 triệu người trong độ tuổi từ
15 - 64 sử dụng ít nhất là một loại ma túy. Tuy con số này không tăng nếu xét theo
tỷ lệ dân số thế giới, song số người nghiện ma túy đã lên đến con số kỷ lục 29 triệu
người, so với con số 27 triệu người trong báo cáo trước đó 4 năm của Liên Hợp
Quốc [37].
Những vùng tập trung lớn như: Tam giác vàng (Mianma, Thái Lan, Lào,
Trung Quốc, Việt Nam), Lưỡi liềm vàng (Iran, Pakistan, Tazekistan) và ở các nước
Châu Mỹ La tinh, Pêru, Colombia, Bôlivia. Việc sử dụng ma túy đang lan rộng làm
tăng gánh nặng chủ yếu là các nước đang phát triển, đặc biệt là Đông Nam Á và khu
vực Tây Á. Liên quan đến nghiện ma túy là sự lây nhiễm HIV ở nhóm này qua
đường tiêm chích trong nhóm người nghiện chích và cho cộng đồng [58].
1.1.2. Ở Việt Nam
Từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, nghiện ma túy chủ yếu phổ biến ở
người dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc thì từ giữa những năm 2000 đã tăng mạnh
xuống vùng Đồng bằng sông Hồng và Khu vực miền Đông Nam bộ. Năm 1994 có
tới hơn 61% người nghiện ma túy ở Việt Nam thuộc khu vực của các tỉnh Trung du
và miền núi phía Bắc thì tới năm 2009 tỷ lệ này là gần 30% [3].
Loại ma túy được sử dụng và hình thức sử dụng ma túy cũng có nhiều thay
đổi. Tỷ lệ sử dụng Heroine năm 2013 là 75%; 10% sử dụng ma túy tổng hợp; thuốc
phiện 7%; cần sa chiếm 1,7%, các loại khác chiếm 6,3%. Theo đánh giá của
UNODC, việc lạm dụng ATS, đặc biệt là Methamphetamine, đang có xu hướng gia
tăng trong người nghiện ma túy tại Việt Nam; việc gia tăng lạm dụng các loại ma


8

túy tổng hợp khiến cho cơng tác phịng ngừa và cai nghiện phục hồi cho nhóm
người nghiện ma túy gặp rất nhiều khó khăn [1].
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước có hơn 210.000

người nghiện ma túy ở mọi thành phần xã hội và lứa tuổi. Trong đó, hơn 70% người
dưới 35 tuổi, 35% người nghiện có tiền án, tiền sự liên quan đến tội phạm. Hiện tình
hình bn bán, sản xuất, vận chuyển ma túy với quy mô ngày càng lớn, đặc biệt là
việc mua bán và sử dụng ma túy tổng hợp tăng nhanh trong thanh thiếu niên [15].
1.3. Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng Methadone
1.3.1. Khái niệm Methadone
Methadone là một chất đồng vận với các CDTP, tác động chủ yếu trên các
thụ thể muy (µ) ở nảo. Tương tự như các CDTP khác, Methadone có tác dụng giảm
đau, giảm ho, yên dịu, giảm hô hấp và gây nghiện, nhưng gây khoái cảm yếu.
Methadone là một loại thuốc phiện nhưng khơng giống như các loại thuốc
phiện khác, nó khơng ảnh hưởng đến hệ thần kinh của người sử dụng. Sự phân hủy
Methadone mất 24 giờ. Do đó, người dùng Methadone chỉ cần dùng một liều mỗi
ngày để tránh sự thèm muốn như những người nghiện heroin khác [6].
1.3.2. Dược động học
* Hấp thu
Methadone được hấp thu hoàn toàn và nhanh chóng qua đường uống.
Tác dụng khoảng 30 phút sau khi uống và đạt nồng độ tối đa trong máu sau
khoảng 3-4 giờ.
Thời gian đạt nồng độ ổn định khoảng 3-10 ngày.
* Phân bố
Methadone liên kết với albumin, protein huyết tương khác và các mơ. Do
vậy, Methadone có hiệu quả tích lũy và độ thải trừ chậm (tỷ lệ gắn kết protein huyết
tương từ 60-90%). Methadone tập trung chủ yếu ở các mô (phổi, gan, thận) cao hơn
ở huyết tương. Methadone đi qua hàng rào rau thai và bài tiết qua sữa.
Thời gian bán hủy trung bình 24 giờ khi sử dụng lặp lại nhiều lần.
Đặc tính dược động học của Methadone thay đổi theo từng người nghiện.


9


* Chuyển hóa
Chuyển hóa chủ yếu ở gan thơng qua men Cytochrome P450.
Chất chuyển hóa của Methadone khơng có tác dụng.
* Thải trừ
Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, ngoài ra cịn qua phân, mồ hơi và nước bọt.
Độ thanh thải ở thận giảm khi pH nước tiểu tăng [6].
* Tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định và thận trọng
Tác dụng khơng mong muốn: gồm táo bón, khô miệng và tăng tiết mồ hôi;
Hầu hết những người nghiện CDTP có ít tác dụng khơng mong muốn, tuy nhiên
triệu chứng táo bón, rối loạn chức năng tình dục, tăng tiết mồ hơi, có thể vẫn tồn tại
trong q trình điều trị [9].
Chỉ định: Điều trị thay thế nghiện các CDTP bất hợp pháp.
Chống chỉ định: 1) Dị ứng với Methadone và các tá dược của thuốc; Các
bệnh gan nặng, bệnh gan mất bù; Suy hô hấp nặng, hen cấp tính, chấn thương sọ
não, tăng áp lực nội sọ, viêm loét đại tràng, co thắt đường tiết niệu và đường mật. 2)
Các rối loạn tâm thần nặng mà chưa được điều trị ổn định: tâm thần phân liệt, rối
loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát; 3) Đang điều trị
bằng thuốc đồng vận, đối vận, hoặc vừa đồng vận vừa đối vận với CDTP
(naltrexone, buprenorphine…).
Thận trọng khi chỉ định cho các đối tượng sau: Người bệnh nghiện nhiều
loại ma túy; Người bệnh nghiện rượu; Người bệnh sử dụng đồng thời các thuốc gây
tương tác thuốc; Người bệnh có tiền sử sử dụng naltrexone; Người bệnh tâm thần
đang sử dụng các thuốc hướng thần; Người bệnh đau mạn tính, hen phế quản, suy
thượng thận, suy giáp, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường [9].
1.3.3. Liều điều trị
Liều khởi đầu
Liều khởi đầu 20mg/ngày
Điều chỉnh lều Methadone: 3 – 10 ngày đầu điều trị



10

Tăng liều từ 5 – 10 mg sau 4 ngày theo dõi, tổng liều tăng không được vượt
quá 20 mg/tuần [6].
Liều điều trị duy trì
Liều điều trị duy trì tùy thuộc từng người bệnh, tùy thuộc mức độ nghiện và
các thuốc điều trị kết hợp khác.
Liều điều trị thấp nhất: 20 mg/ngày
Liều thông thường: 40 - 60mg/ngày
Đối với những người bệnh có độ dung nạp cao, liều duy trì có thể từ 60100mg/ngày.
Cá biệt có những người bệnh cần liều cao hơn 100mg/ngày (cần phải được
hội chẩn) [6].
1.3.4. Mục đích của điều trị Methadone
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc điều trị thay thế nghiện các
CDTP bằng thuốc Methadone nhằm 3 mục đích chủ yếu sau [6]:
- Giảm sử dụng các CDTP bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích ma túy.
- Giảm tác hại do nghiện các CDTP gây ra (hoạt động tội phạm, lây nhiễm
HIV/AIDS, viêm gam B, C do sử dụng chung bơm kim tiêm, tử vong do sử dụng
quá liều các CDTP, …).
- Cải thiện sức khỏe cá nhân và cộng đồng, giúp người nghiện duy trì việc
làm, ổn định cuộc sống lâu dài, tăng sức sản xuất của xã hội.
1.3.5. Tái sử dụng chất dạng thuốc phiện
Là tình trạng tái sử dụng chất dạng thuốc phiện khi đang điều trị bằng
Methadone. Để đánh giá tình trạng tái sử dụng chất dạng thuốc phiện bằng xét
nghiệm nước tiểu tìm chất dạng thuốc phiện. Xét nghiệm nước tiểu bằng kỹ thuật
sắc ký miễn dịch, âm tính: xuất hiện hai vạch đỏ rõ rệt: vạch chứng (C vạch kết quả
(T), dương tính: chỉ xuất hiện một vạch chứng (C), kết quả khơng có giá trị: không
thấy xuất hiện vạch chứng (C) [13].



11

1.3.6. Khái quát các phương pháp điều trị thay thế bằng Methadone
1.3.6.1. Trên thế giới [32]
Ở Mỹ, từ năm 1912 – 1919, 44 trung tâm phân phát morphine cho đối tượng
nghiện đã thành lập. Sau nhiều năm thực hiện, phương pháp điều trị này không
mang lại kết quả và cuối năm 1919 các trung tâm nói trên phải đóng cửa và các hoạt
động phạm tội liên quan đến ma túy tiếp tục gia tăng.
Năm 1973, xuất hiện phương pháp chống tái nghiện Heroin bằng chất đối
kháng Naltrexone, liệu pháp này đứng hàng thứ hai sau liệu pháp Methadone cũng
đã được áp dụng tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới và có tác dụng tốt với những
đối tượng nghiện chích Heroin.
Ở các nước Châu Âu cũng chịu những thất bại tương tự như nước Mỹ trong
quá trình tìm kiếm các phương pháp chống tái nghiện Heroin. Do vậy liệu pháp
Methadone nhanh chống được đa số các nước Châu Âu hoan nghênh và áp dụng.
1.3.6.2. Tại Việt Nam
Từ năm 1990, nhiều phương pháp điều trị cắt cơn và điều trị chống tái
nghiện heroin đã được áp dụng: Thuốc hướng thần, các bài thuốc dân tộc cổ truyền,
châm cứu … các phương pháp trên đã hỗ trợ phần nào cho điều trị cắt cơn nghiện
nhưng chưa mang lại hiệu quả cao cho điều trị chống tái nghiện. Bằng chứng là theo
báo cáo của Ủy ban Quốc gia Phòng, chống ma túy năm 2002, tỷ lệ tái nghiện tăng
đến 90% [32].
Năm 1999, trong tình hình chưa tổng kết liệu pháp Methadone, chưa nghiên
cứu bước đầu liệu pháp Naltrexone và chưa thực hiện liệu pháp gia đình và liệu
pháp nhận thức tập tính, cấu trúc cơ sở và phương pháp điều trị bắt buộc tại các
trung tâm cai nghiện ở nước ta chủ yếu dựa vào điều trị tự nguyện tại cộng đồng và
điều trị bắt buộc tại các trung tâm thuộc ngành lao động thương binh và xã hội với
các phương pháp điều trị như:
- Hỗ trợ điều trị cắt cơn, chăm sóc về y tế: Giai đoạn điều trị cắt cơn được
thực hiện từ 10 – 20 ngày, theo phác đồ do Bộ Y tế hướng dẫn như điện châm, an

thần kinh, Cedemex.


12

- Tư vấn, giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách: Cắt cơn, chống tái nghiện
bằng các hoạt động tư vấn, sinh hoạt, lao động nghề nghiệp. Tư vấn là biện pháp
chủ yếu trong chữa trị, cai nghiện nhưng chưa được đầu tư phù hợp, các phương
pháp này ít đem lại hiệu quả, phần lớn do thiếu các liệu pháp sinh học và tâm lý đặc
hiệu, nghề được dạy trong trung tâm khơng phù hợp với nhu cầu tìm việc làm tại
cộng đồng, từ đó dẫn đến việc học viên sau khi hoàn thành cai nghiện tại trung tâm
trở về cộng đồng tái nghiện trở lại [8].
Từ giữa năm 2002 đến nay, Viện sức khỏe tâm thần nghiên cứu áp dụng liệu
pháp thay thế bằng Methadone và liệu pháp đối kháng Naltrexone đã mạng lại nhiều
hiệu quả đáng khích lệ. Hai liệu pháp này đều thực hiện tốt trong điều kiện ngoại trú,
có thể chống tái nghiện ở các cơ sở tại cộng đồng [32].
1.4. Tổng quan các nghiên cứu điều trị nghiện các CDTP bằng Methadone
1.4.1. Nghiên cứu liên quan đến tiếp cận điều trị bằng Methadone
- Nghiên cứu của Chungqing Lin và cộng sự năm 2008 tại Trung Quốc cho
thấy, để được điều trị, người tham gia phải chứng minh là đã thất bại trong việc điều
trị cai nghiện trước đó và phải được sự chấp nhận của cảnh sát địa phương, đồng
thời việc điều tra của cảnh sát là một trở ngại cho việc tiếp cận điều trị. Kết quả của
nghiên cứu cho thấy sự kỳ thị của xã hội đối với người sử dụng CDTP đã được ghi
nhận là một trong những lý do tại sao họ không tham gia điều trị. Việc bị phát hiện
đến cơ sở điều trị Methadone có nghĩa họ là một con nghiện và điều đó dẫn đến họ
bị mất việc làm [41].
- Nghiên cứu của Peterson James A và cộng sự tại Baltimore, Maryland năm
2010, với 26 người ra khỏi chương trình điều trị nghiện các CDTP tham gia nghiên
cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính. Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi bán cấu
trúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều người nghiện Heroin đang cố gắng tiếp

cận với chương trình, nhưng họ khơng thể tiếp cận được. Có nhiều rào cản cản trở
họ đến với chương trình.
Khó khăn liên quan đến sổ ghi danh người tham gia điều trị. Để tham gia
chương trình điều trị từ sổ ghi danh, người tham gia phải báo cáo bằng cách gọi


13

điện thoại đến cơ sở thường xuyên. Điều đó là rào cản với người không muốn tiến
cận với cơ sở qua điện thoại. Hơn nữa, những người tham gia thiếu bảo hiểm để trả
cho cơ sở một khoảng lệ phí (khoảng 5USD một tuần). Do đó, nếu cung cấp điều trị
miễn phí có thể làm tăng và duy trì điều trị. Một yếu tố khác là, có một số người
khơng muốn tham gia điều trị lâu dài vì họ cho rằng Methadone làm tổn hại đến sức
khỏe của họ. Có người cho rằng Methadone tồi tệ hơn Heroin vì Methadone dễ làm
gẫy xương hoặc hỏng răng. Khi cơ sở giảm liều thì họ xuất hiện hội chứng cai của
Methadone sẽ khó khăn hơn hội chứng cai của Heroin. Có người khơng muốn tham
gia chương trình vì hàng ngày họ phải đến cơ sở uống thuốc và đó là trở ngại đối
với họ, hoặc họ không muốn lệ thuộc vào cơ sở [49]
1.4.2. Nghiên cứu liên quan các yếu tố ảnh hưởng đến bỏ trị Methadone
Việc BN không tuân thủ điều trị cũng như bỏ trị đã được một số nghiên cứu
trong nước và ngồi nước đã phân tích các yếu tố liên quan. Các nghiên cứu đã chỉ
ra có 4 nhóm yếu tố chính liên quan đến tn thủ điều trị và bỏ trị Methadone đó là:
nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân; nhóm yếu tố từ phác đồ điều trị; nhóm yếu tố từ gia
đình và nhóm yếu tố từ dịch vụ điều trị [1][18].
1.4.2.1. Nhóm yếu tố liên quan từ đặc điểm cá nhân
Các nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố liên quan đến bỏ trị bao gồm: đặc
trưng về nhân khẩu học và đặc điểm về sức khỏe như tuổi, giới, trình độ học vấn,
tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thời gian sử dụng ma túy trước điều trị … và các
yếu tố khó khăn từ bản thân [1][54].
Bệnh nhân ở nhóm tuổi càng trẻ thì thì khả năng bỏ trị càng cao, BN có tình

trạng độc thân, góa, ly dị và ly hơn thì nguy cơ bỏ trị cao hơn. Bệnh nhân hiện còn
sử dụng ma túy thì khả năng bỏ trị thấp hơn những bệnh nhân khơng cịn sử dụng
ma túy, tuy nhiên người có thời gian sử dụng ma túy dưới 7 năm có nguy cơ bỏ trị
cao hơn so với những người có thời gian sử dụng ma túy trên 7 năm. Một nghiên
cứu tại Trung Quốc cho thấy những bệnh nhân sủ dụng chất gây nghiện sớm hơn,
thường xuyên hơn và thời gian sử dụng chất gây nghiện trước khi điều trị nhiều hơn
thì có nguy cơ bỏ trị cao hơn [48] [54].


14

Nghiên cứu của Steven Alex và cộng sự năm 2008 tại Anh về ước tính và
giải thích khách hàng sớm ra khỏi chương trình (bỏ trị) điều trị nghiện ma túy, số
liệu được thu thập từ hồ sơ từ 3 khu vực điều trị nghiện các chất ma túy với cỡ mẫu
2624 khách hàng, nghiên cứu định tính với 53 khách hàng, 16 nhân viên của 10 cơ
sở. kết quả cho thấy 16,7% khách hàng rời khỏi chương trình trước khi điều trị,
7,8% khách hàng bỏ trị trong vòng 30 ngày đầu. Những người bỏ trị là những người
trẻ tuổi, người khơng có nhà, người hiện tại khơng TCMT. Tuổi và tình trạng
TCMT là 2 yếu tố liên quan nhiều điến bỏ trị của bệnh nhân. Phân tích định tính cho
thấy những vấn đề ảnh hưởng đến bệnh nhân bỏ trị đó là giờ mở của của dịch vụ, kỹ
năng nâng cao động cơ điều trị, thiếu rõ ràng về kỳ vọng điều trị, dài dòng, lập đi
lập lại các thủ tục đánh giá, liều điều trị ban đầu thấp, và yêu cầu thường xuyên
giám sát sử dụng Methadone [56].
Theo Stark MJ, lý do bỏ trị của các bệnh nhân điều trị Methadone được biết
đến là yếu tố từ liều Methadone, thời gian điều trị, sự khác biệt giới tính và tiền sử
lệ thuộc vào may túy. Các yếu tố như tuổi tác, tiền sử sử dụng rượu, điều kiện về
kinh tế, các yếu tố về xã hội cũng ảnh hưởng đến việc bỏ trị của bệnh nhân điều trị
MMT [55]
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Tổ chức sức khỏe gia đình quốc tế (FHI)
năm 2014 cho thấy ở những bệnh nhân có tiền sử sử dụng ma túy lâu năm, trung

bình khoảng 10 năm trở lên thì tỉ lệ sử dụng ma túy trong điều trị thấp và giảm dần
theo thời gian điều trị. Có thể những người tiêm chích ma túy có thời gian sử dụng
ma túy lâu năm là những người thực sự muốn cai, như vậy cam kết tuân thủ của họ
cao hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những bệnh nhân có cơng việc xa nhà thì khả
năng bỏ trị cao hơn 4 lần những bệnh nhân khơng có cơng việc xa nhà. Các nghiên
cứu tại Mỹ, ý và Trung Quốc cho thấy những bệnh nhân có cơng việc và cơng việc
và có cơng việc ổn định thường có kế hoạch điều trị và thành cơng trong duy trì
điều trị hơn những bệnh nhân thất nghiệp hoặc có cơng việc khơng ổn định, phải xa
nhà [8].


15

Nghiên cứu của Liang H và cộng sự năm 2005 – 2013 tại tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc cho thấy trong 480 bệnh nhân thì tỷ lệ tuân thủ là 58.1% ở những bệnh
nhân có được việc làm ổn định, có tiền sử cai nghiện bắt buộc tuân thủ tốt hơn, ở
những bệnh nhân có test nước tiểu lần cuối cùng dương tính với morphin cso tỷ lệ
tuân thủ thấp hơn [48].
Những bệnh nhân có khoảng cách từ nhà đến cơ sở điều trị trên 6 km thì khả
năng bỏ trị gấp 1.7 lần so với những bệnh nhân có khoảng cách từ nhà ngắn hơn.
Điều này cho thấy việc thuận tiện trong đi lại của bệnh nhân trong 1 lần đi đến
CSĐT là yếu tố có ảnh hưởng đến tình trạng bỏ trị. Nghiên cứu năm 2010 tại Trung
Quốc và tại Pháp năm 2014 cho thấy CSĐT không nằm ở trung tâm thành phố,
khoảng cách từ nhà đến cơ sở quá xa, mất thời gian đi lại đến phòng khám làm tăng
nguy cơ bỏ trị của BN [22] [43]. Một nghiên cứu khác tại Trung Quốc năm 2009 chỉ
ra rằng bệnh nhân mất thời gian đi tới CSĐT trên 30 phút có nguy cơ bỏ trị cao gấp
1,63 lần sau 12 tháng điều trị [35].
Những BN càng gặp nhiều khó khăn từ bản thân thì nguy cơ bỏ trị càng cao.
Nghiên cứu tại Thái Nguyên phân tích đơn biến chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa
thống kê với tình trạng bỏ trị ở những lý do như bận công việc phải đi xa, không sắp

xếp được thời gian, sợ bị bắt đi tù và có vấn đề sức khỏe, những phân tích đa biến
chỉ cho thấy mối liên quan có ý nghĩa với việc sợ bị bắ đi tù. Những BN sợ bị bắt đi
tù tỉ lệ bỏ trị cao gấp 5 lần so với những BN khác không sợ [1].
Nghiên cứu của tác giả Vũ Việt Hưng “Thực trạng hoạt động, sự tiếp cận và
sử dụng dịch vụ điều trị thay thế Methadone tại huyện Từ Liêm, Hà Nội năm 2010”
cho thấy điều trị MMT mang lại những tác động tốt đến bệnh nhân, tăng cường sức
khỏe, thay đổi cuộc sống, kinh tế gia đình khơng bị ảnh hưởng, bệnh nhân quan tâm
đến bản thân, gia đình, giảm tỷ lệ tội phạm. Tuy nhiên bệnh nhân còn gặp một số
khó khăn, một số bệnh nhân sợ nghiện Methadone, chưa tin tưởng vào điều trị, sợ
phụ thuộc vào chương trình, thời gian điều trị dài ảnh hưởng đến cơng việc và học
tập, tỷ lệ bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc cao. Những tác động


16

này đã ảnh hưởng đến việc duy trì điều trị cho bệnh nhân và bệnh nhân có thể bỏ trị
vì những tác động này [22].
1.4.2.2. Nhóm yếu tố liên quan đến gia đình
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối quan hệ gia đình có ý nghĩa đối với
việc duy trì của BN trong quá trình điều trị. Bệnh nhân có sự hỗ trợ, quan tâm của
gia dình càng nhiều thì khả năng duy trì trong chương trình cao hơn những bệnh
nhân khơng hoặc ít được quan tâm hơn, ngược lại những biến cố lơn trong gia đình
cũng là một trong nhũng yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ và duy trì điều trị của bệnh
nhân. Trong nghiên cứu của FHI cho thấy việc tuân thủ điều trị Methadone mang lại
những lợi ích như tăng cường chất lượng cuộc sống ở mức tốt hoặc rất tốt; tăng tỉ lệ
bệnh nhân hài lịng với tình trạng sức khỏe; tăng tỉ lệ có việc làm giúp các bệnh
nhân tái hịa nhập với gia đình và cộng đồng tốt hơn; giảm các vấn đề quan hệ gia
đình và bạn bè [8][31][22]
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và các cộng sự về đánh giá hiệu quả
của chương trình thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng Methadone tại Hải Phịng

và Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2011. Nghiên cứu được tiến hành trên 965 bệnh
nhân tại Hải Phịng và thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu cho thấy: Giảm đáng kể
việc dùng ma túy bất hợp pháp trong các bệnh nhân đang điều trị và trong số những
người vẫn tiếp tục sử dụng heroin, tần suất tiêm chích cũng giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ
bệnh nhân khơng làm việc tồn thời gian duy trì ở mức 40% sau 2 năm điều trị. Tỷ
lệ bệnh nhân báo cáo có tham gia vào các hoạt động phạm tội giảm từ 40% tại thời
điểm bắt đầu xuống 1,3% khi điều trị 24 tháng. Xung đột với gia đình và xã hội
cũng thể hiện xu hướng giảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ
sau 12 tháng điều trị là 11,7% và sau 24 tháng điều trị là 22,2%, trong tổng số 965
người tham gia vào chương trình, 171 bỏ trị tương đương với tỷ lệ bỏ trị 17,7%,
điều này đã ảnh hưởng tới hiệu quả lâu dài của chương trình điều trị MMT [22]..
1.4.2.3. Nhóm yếu tố từ dịch vụ điều trị
Yếu tố từ dịch vụ điều trị cũng là một trong những yếu tố tác động khơng
nhỏ đến q trình điều trị của bệnh nhân. Nghiên cứu của Steven Alex và cộng sự


17

năm 2008 tại Anh cho rằng những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nhân bỏ trị là chưa
tin tưởng vào chương trình điều trị, nhân viên tại cơ sở, giờ mở cửa cơ sở chưa phù
hợp, kỹ năng tư vấn còn hạn chế, lặp đi lặp lại các thủ tục đánh giá, tư vấn và yêu
cầu thường xuyên giám sát sử dụng Methadone của CSĐT. Thực tế hàng ngày phải
đến cơ sở uống thuốc ảnh hưởng đến thời gian và công việc của họ [1][56].
Nghiên cứu hồi cứu thống kê của M.Hartel và cộng sự tại Mỹ năm 1995 sử
dụng các dữ liệu thu được trong một mẫu cắt ngang của 652 bệnh nhân điều trị bằng
Methadone, kết quả cho thấy duy trì Methadone liều cao là quan trọng để giảm sử
dụng heroin [42]. Nghiên cứu của Howard M. Rhoades và cộng sự cho thấy mối
quan hệ giữa liều điều trị Methadone và tỷ lệ sử dụng ma túy; theo đó với liều điều
trị 80mg/ngày, tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nước tiểu dương tính với ma
túy là 20%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 45% ở những bệnh nhân có liều dùng

45mg/ngày [45].
Nghiên cứu của Andrews Siara và cộng sự tại 4 cơ sở điều trị MMT tại
Fransico, California, Mỹ năm 2005, với 87 cán bộ y tế về kiến thức và thái độ, duy
trì điều trị MMT tại các cơ sở điều trị MMT. Phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt
ngang. Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi tự điền thiết kế sẵn. Kết quả nghiên cứu
cho thấy kiến thức và thái độ của nhân viên Y tế liên quan đến thành công của điều
trị. Những cán bộ đã từng làm công tác về điều trị nghiện rượu, nghiện ma túy có
kiến thức cao hơn những cán bộ chưa từng làm trong lĩnh vực này. Những cán bộ đã
qua tập huấn về Methadone có kiến thức cao hơn những cán bộ chưa từng tham gia
tập huấn. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đưa ra được những nội dung tập huấn cần
thiết và những khó khăn trong q trình điều trị cho bệnh nhân của cán bộ Y tế [40].
Nghiên cứu của Herman Joseph và cộng sự tại Mỹ tháng 11 năm 2000 cho
thấy duy trì điều trị Methadone sẽ làm giảm hội chứng cai và sự thèm muốn với
heroin. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng liều 80-120 mg/ngày hoặc cao hơn với
thời gian điều trị kéo dài sẽ đạt được hiệu quả cao hơn so với liều điều trị thấp [40].
Liều điều trị Methadone cũng có vai trị quan trọng trong việc dự phòng lây
nhiễm HIV. Kết quả nghiên cứu của Hartel DM và Schoenbaum EE. cho thấy bệnh


×