Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

nghiên cứu mức sẵn lòng trả của người dân cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận ninh kiều, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 89 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH







TRẦN HOÀNG YẾN XUÂN








NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG TRẢ
CỦA NGƢỜI DÂN CHO VIỆC DUY TRÌ
VÀ MỞ RỘNG HỆ THỐNG CÂY XANH
CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ









LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên
Mã số ngành: 52850102










Tháng 11 – Năm 2013

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH





TRẦN HOÀNG YẾN XUÂN
MSSV/HV: 4105725







NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG TRẢ
CỦA NGƢỜI DÂN CHO VIỆC DUY TRÌ
VÀ MỞ RỘNG HỆ THỐNG CÂY XANH
CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102






CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TRẦN THỤY ÁI ĐÔNG








Tháng 11 - Năm 2013

i
LỜI CẢM TẠ

Qua 4 năm học tập tại trƣờng Đại học Cần Thơ em chân thành biết ơn Quý Thầy
Cô, đặc biệt là Thầy Cô khoa Kinh tế - QTKD đã truyền đạt cho em nhiều kiến
thức quý báo trong suốt quá trình em học tập tại trƣờng. Đặc biệt em vô cùng biết
ơn Cô Trần Thụy Ái Đông đã tận tụy hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá
trình em thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các hộ gia đình ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đã
tận tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu sơ cấp.
Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót.
Vì vậy em rất kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô, các
Anh/ Chị cùng các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện.
Cuối cùng em xin chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - QTKD, Cô Trần Thụy Ái
Đông nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Cần Thơ, Ngày …. tháng …. năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)





Trần Hoàng Yến Xuân
ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả
phân tích này là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa

học nào.


Cần Thơ, Ngày …. tháng …. năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)





Trần Hoàng Yến Xuân

iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên Giáo viên hƣớng dẫn: Trần Thụy Ái Đông
Học vị: Thạc Sĩ
Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trƣờng
Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - QTKD, Trƣờng Đại Học Cần Thơ
Họ và tên sinh viên thực hiện đề tài: Trần Hoàng Yến Xuân
MSSV: 4105725
Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên
Tên đề tài: “Nghiên cứu mức sẵn lòng trả của ngƣời dân cho việc duy trì và mở
rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ”
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

2. Về hình thức:


3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:

4. Độ tin cậy về số liệu và tính hiện đại của luận văn:

5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc:

6. Các nhận xét khác:

7. Kết luận:

Cần Thơ, Ngày …. tháng …. năm 2013
Giáo viên hƣớng dẫn
(ký và ghi họ tên)
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


Cần Thơ, Ngày …. tháng …. năm 2013
Giáo viên phản biện
(ký và ghi họ tên)
v
PHỤ LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.… 2
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Không gian 3
1.4.2 Thời gian 3
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu 4
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 4
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 6
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 6

2.1.1 Khái quát về hệ thống cây xanh công cộng 6
2.1.2 Khái niệm giá sẵn lòng chi trả (Willingness to pay – WTP) 7
2.1.3 Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method –
CVM) 8
2.1.4 Áp dụng phƣơng pháp CVM vào đề tài nghiên cứu 11
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu 13
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu 13
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu 14
vi
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ HIỆN
TRẠNG HỆ THỐNG CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ 19
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 19
3.1.1 Khái quát về thành phố Cần Thơ 19
3.1.2 Khái quát về quận Ninh Kiều 21
3.2 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH
KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 25
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ, SỰ HIỂU BIẾT VÀ SỰ SẴN LÒNG
TRẢ CỦA NGƢỜI DÂN ĐỂ DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG HỆ THỐNG CÂY
XANH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ 28
4.1 MÔ TẢ SỐ LIỆU 28
4.2 MÔ TẢ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 29
4.3 THỰC TRẠNG CÂY XANH CÔNG CỘNG NƠI ĐÁP VIÊN SỐNG HOẶC
LÀM VIỆC 34
4.4 THÁI ĐỘ, SỰ HIỂU BIẾT CỦA ĐÁP VIÊN VỀ CÂY XANH 36
4.5 PHÂN TÍCH ƢỚC MUỐN SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA ĐÁP VIÊN CHO
VIỆC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG HỆ THỐNG CÂY XANH CÔNG CỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 43

4.5.1 Sự sẵn lòng trả của đáp viên để duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh
công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều 43
4.5.2 Giá sẵn lòng trả 44
4.6 ĐO LƢỜNG GIÁ SẴN LÒNG TRẢ (WTP) 46
4.6.1 Đo lƣờng giá sẵn lòng trả 46
4.6.2 Điều chỉnh sự chắc chắn 46
4.7 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ SẴN LÒNG TRẢ
CHO VIỆC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG HỆ THỐNG CÂY XANH TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN NINH KIỀU 47
4.7.1 Giải thích các biến trong mô hình 47
vii
4.7.2 Dấu kỳ vọng của biến độc lập trong mô hình 48
4.7.3 Kết quả xử lý mô hình xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến sự sẵn
lòng trả cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng 49
4.8 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ SẴN LÒNG TRẢ
CHO VIỆC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG HỆ THỐNG CÂY XANH CÔNG CỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU 53
4.8.1 Giải thích các biến trong mô hình 53
4.8.2 Dấu kỳ vọng của biến độc lập trong mô hình 54
4.8.3 Kết quả xử lý mô hình xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến giá sẵn
lòng trả cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng 54
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP 57
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 57
5.2 CÁC GIẢI PHÁP 57
5.2.1 Các giải pháp nâng cao nhận thức của ngƣời dân 57
5.2.2 Giải pháp nâng cao mật độ cây xanh công cộng trên địa bàn quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 58
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
6.1 KẾT LUẬN 60
6.2 KIẾN NGHỊ 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

viii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Dân số và mật độ dân cƣ của thành phố Cần Thơ 20
Bảng 3.2: Tổng hợp cây xanh đƣờng phố, công viên, khu dân cƣ và các khu vực
công cộng khác trong quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2012 26
Bảng 4.3: sự phân bố mẫu quan sát trên địa bàn quận Ninh Kiều 28
Bảng 4.4: Mô tả đối tƣợng nghiên cứu 29
Bảng 4.5: Trình độ học vấn theo các bậc học của đáp viên 30
Bảng 4.6: Thực trạng cây xanh công cộng nơi ở hoặc làm việc của đáp viên 34
Bảng 4.7: Loại cây nơi ở hoặc làm việc của đáp viên (n = 93) 35
Bảng 4.8: Loại cây tự trồng của đáp viên (n = 42) 36
Bảng 4.9: Những hành vi phá hoại còn tồn tại ở nơi đáp viên sống hoặc làm việc
(n=20) 36
Bảng 4.10: Đánh giá của đáp viên về hiện trạng cây xanh công cộng trên địa bàn
quận Ninh Kiều (N = 120) 38
Bảng 4.11: Chức năng của hệ thống cây xanh công cộng theo quan điểm của các
đáp viên trên địa bàn quận Ninh Kiều 40
Bảng 4.12: Kênh thông tin mà các đáp viên nhận đƣợc (n = 52) 42
Bảng 4.13: Tỷ trọng các đáp viên sẵn lòng trả và không sẵn lòng trả 44
Bảng 4.14: Lý do không sẵn lòng trả của đáp viên quận Ninh Kiều (n =24) 44
Bảng 4.15: Giá sẵn lòng trả của đáp viên cho việc duy trì và mở rộng hệ thông
cây xanh trên địa bàn quận Ninh Kiều 44
Bảng 4.16: Lý do sẵn lòng chi trả của đáp viên cho việc duy trì và mở rộng hệ
thống cây xanh công cộng ở quận Ninh Kiều (n = 96) 45
Bảng 4.17: Đo lƣờng giá trị WTP trung bình 46
Bảng 4.18: Giá trị WTP trung bình sau khi điều chỉnh sự chắc chắn 47

Bảng 4.19: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình logit 49

ix
Bảng 4.20: Kết quả chạy mô hình logit, các yếu tố ảnh hƣởng đến sự sẵn lòng trả
của đáp viên cho việc duy trì và mở rộng hệ thông cây xanh 49
Bảng 4.21: Ƣớc lƣợng xác suất sẵn lòng trả theo tác động biên của từng
nhân tố 52
Bảng 4.22: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình Tobit 54
Bảng 4.23: Kết quả hồi quy mô hình Tobit, các yếu tố ảnh hƣởng đến giá sẵn lòng
trả của đáp viên cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh 55




x
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ thể sự phân bố nhóm tuổi của các đáp viên 30
Hình 4.2: Trình độ học vấn của đáp viên phân theo bậc học 31
Hình 4.3: Tình trạng hôn nhân của đáp viên ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ 32
Hình 4.4: Tỷ trọng nghề nghiệp của các đáp viên ở quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ 33
Hình 4.5: Thu nhập của đáp viên ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ (đồng)
34
Hình 4.6: Thực trạng cây xanh công cộng nơi ở hoặc làm việc của đáp viên 35
Hình 4.7: Ý kiến của đáp viên về vấn đề phá hoại cây xanh 37
Hình 4.8: Sự quan tâm của địa bàn quận Ninh Kiều đối với vấn đề cây xanh công
cộng theo đánh giá của đáp viên 39
Hình 4.9: Quan điểm của các đáp viên về ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống

của con ngƣời 40
Hình 4.10: Chức năng quan trọng nhất của hệ thống cây xanh 41
Hình 4.11: Tỷ lệ đáp viên nhận đƣợc thông tin tuyên truyền liên quan đến cây
xanh 42
Hình 4.12: Kênh thông tin hiệu quả nhất (N=120) 43

xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CVM : Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method)
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
DFID : Bộ phát triển quốc tế của Anh
GDP : Tăng trƣởng kinh tế (Gross Domestic Product)
TCM : Phƣơng pháp chi phí du hành (Travel Cost Method)
THCS : Trung học cơ sở
UBND : Ủy ban nhân dân
UNEP : Chƣơng trình liên hợp quốc về môi trƣờng (UN Environment
Program)
WTA : Giá sẵn lòng chấp nhận (Willingness to accept)
WTP : Giá sẵn lòng trả (Willingness to pay)
1
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đô thị hóa là một quá trình phát triển tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, trong
đó có Việt Nam. Kể từ đại hội Đảng VI năm 1986, Việt Nam đã thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế, đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng nhanh, tăng cƣờng cơ sở vật chất tạo
tiền đề cho giai đoạn phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tuy nhiên, để phát
triển kinh tế con ngƣời đã vận dụng những gì sẵn có của thiên nhiên nhằm phục

vụ quá trình sản xuất mà quên mất đi giá trị và sự tồn tại của một số tài nguyên
hiện hữu hàng ngày xung quanh chúng ta. Quá trình đô thị hóa và áp lực tăng
trƣởng kinh tế tốc độ cao ở Việt Nam đã đẩy chúng ta đối mặt với nhiều vấn đề
ngày càng nghiêm trọng nhƣ sự nóng lên của trái đất, những hiểm họa của biến
đổi khí hậu, giá nguyên liệu, nhiên liệu tăng và nhiều sức ép tới môi trƣờng, xã
hội. Trong những năm gần đây, cùng với các hoạt động bảo vệ môi trƣờng góp
phần hạn chế tác hại và thích ứng với biến đổi khí hậu trên thế giới, Việt Nam
bƣớc đầu thực hiện đƣợc các mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, vấn đề về
môi trƣờng, đặc biệt là ở một số thành phố lớn trong nƣớc vẫn đang là mối quan
tâm lo ngại.
Cần Thơ là một trong những đô thị loại 1 của Việt Nam, thuộc vùng kinh tế
trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ
tƣ của Việt Nam tuy nhiên diện tích cây xanh công cộng và chỉ tiêu bình quân đầu
ngƣời ở Cần Thơ, đơn cử là ở quận Ninh Kiều (chỉ 1,63 m
2
/ngƣời) vẫn thấp hơn
so với quy chuẩn cho phép (12 m
2
/ngƣời đối với đô thị loại 1). Đồng thời, để đáp
ứng nhu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu, hiện này đã có rất nhiều
biện pháp cải thiện chất lƣợng ô nhiễm không khí đƣợc đƣa ra, trong đó có một
biện pháp vừa mang lại hiệu quả trong việc bảo đảm chất lƣợng không khí trong
lành, vừa tạo ra cảnh quan đẹp, đặc trƣng đó là việc duy trì và mở rộng hệ thống
cây xanh công cộng của thành phố Cần Thơ nói chung và địa bàn quận Ninh Kiều
nói riêng.Việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng đang là một yêu
cầu cấp thiết để đảm bảo đến năm 2030 hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn
này có thể đạt chỉ tiêu 8 m
2
/ngƣời. Từ lý do trên, em chọn đề tài “Nghiên cứu
mức sẵn lòng trả của ngƣời dân cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh

công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” để thực hiện.
2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Sử dụng phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên để xác định mức giá sẵn lòng trả
của ngƣời dân cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa
bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Từ đó, đề xuất một số giải pháp làm
tăng tính khả thi cho kế hoạch duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng
trên địa bàn này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng hệ thống cây xanh trên địa bàn quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ.
- Phân tích thái độ, nhận thức của đáp viên.
- Phân tích ƣớc muốn sẵn lòng trả cho việc duy trì và mở rộng hệ thống
cây xanh công cộng.
- Ƣớc lƣợng mức sẵn lòng trả trung bình của ngƣời dân cho việc duy trì và
mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ .
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự sẵn lòng trả cho việc duy trì và
mở rộng hệ thống cây xanh công cộng.
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến giá sẵn lòng trả cho việc duy trì và
mở rộng hệ thống cây xanh công cộng.
- Đề xuất các giải pháp làm tăng tính khả thi cho kế hoạch duy trì và mở
rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
1.3.1.1 Giả thuyết 1
Ngƣời dân quận Ninh Kiều có nhận thức tốt về vấn đề cây xanh.
1.3.1.2 Giả thuyết 2
Ngƣời dân có sẵn lòng trả để duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh trên địa

bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

3
1.3.1.3 Giả thuyết 3
Tuổi, giới tính, thu nhập, học vấn, số thành viên trong gia đình, thực trạng
cây xanh và thông tin là những nhân tố ảnh hƣởng đến sự sẵn lòng trả của ngƣời
dân cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng.
1.3.1.4 Giả thuyết 4
Tuổi, giới tính, thu nhập, học vấn, số thành viên trong gia đình, thực trạng
cây xanh, thông tin là những nhân tố ảnh hƣởng đến giá sẵn lòng trả của ngƣời
dân cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Ngƣời dân có hiểu biết và thái độ nhƣ thế nào đối với cây xanh?
- Ngƣời dân có nhu cầu duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng
hay không?
- Ngƣời dân có sẵn lòng trả để duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công
cộng hay không?
- Những nguyên nhân sẵn lòng trả và không sẵn lòng trả?
- Giá sẵn lòng trả của ngƣời dân nhƣ thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến sự sẵn lòng trả của ngƣời dân?
- Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến giá sẵn lòng trả của đáp viên?
- Các giải pháp cần thiết cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài đƣợc thực hiện ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
1.4.2 Thời gian
Số liệu thứ cấp: đề tài sử dụng số liệu cây xanh từ năm 2007 đến năm 2012.
Số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp của bài nghiên cứu đƣợc thu thập từ khoảng
thời gian tháng 9 đến tháng 10 năm 2013.




4
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ƣớc muốn sẵn lòng trả của ngƣời dân cho việc duy trì và
mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ.
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nghiên cứu 1: luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Tri Nam Khang (2009) với
đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của du khách
trong việc cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại chợ nổi Cái Răng”. Đề tài
với mục tiêu khái quát vấn đề vệ sinh và sự ảnh hƣởng của vấn đề vệ sinh đến
chất lƣợng du lịch, đề tài còn phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự sẵn lòng trả
của du khách và sự sẵn lòng chấp nhận của dân địa phƣơng để cải thiện chất
lƣợng môi trƣờng qua đó đề xuất các kiến nghị để cải thiện chất lƣợng môi trƣờng
khu vực chợ nổi. Để phân tích các mục tiêu trên đề tài đã sử dụng phƣơng pháp
đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá trực tiếp mức sẵn lòng chi trả của du
khách cho việc cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại chợ nổi Cái Răng với
mức giá sẵn lòng trả (WTP) đƣợc xác định là 115.714 đồng. Đồng thời đề tài
cũng dùng phƣơng pháp Willing to accept (WTA) với giá WTA sau khi xác định
là 1.071đồng/kg rác thải để đánh giá mức sẵn lòng chấp nhận của dân địa phƣơng
cho việc không vứt rác xuống sông.
Nghiên cứu 2: luận văn tốt nghiệp của Phạm Minh Châu (2012) với đề tài
“Nghiên cứu mức độ sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng dịch vụ thu gom – vận
chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình sống ven sông ở huyện Phong
Điền – thành phố Cần Thơ”. Đề tài thực hiện nhằm ƣớc lƣợng mức sẵn lòng đóng
góp trung bình của ngƣời dân sống ven sông huyện Phong Điền, thành phố Cần
Thơ cho việc chi trả dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải bằng cách
thực hiện nghiên cứu định giá ngẫu nhiên.
Ở đề tài này, đề tài này, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp CVM để thực hiện

cuộc khảo sát về mức WTP trung bình của ngƣời dân sống ven sông huyện Phong
Điền là 5.010 đồng/tháng. Thông qua phƣơng pháp CVM đề tài đã nêu đƣợc thực
trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và xác định mức sẵn lòng chi trả để
thu gom và xử lý rác thải ở khu vực ven sông huyện Phong Điền. Đồng thời tác
giả còn sử dụng mô hình logit để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự sẵn
lòng trả của ngƣời dân cho việc sẵn lòng trả dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử
lý rác thải. Từ đó, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh dịch vụ này ở địa phƣơng.
5
Nghiên cứu 3: luận văn tốt nghiệp của Lê Thị Thúy Kiều (2013) với đề tài
“ước tính mức sẵn lòng trả của bà mẹ trẻ em cho vaccine phòng bệnh tay chân
miệng ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ”. Đề tài thực hiện nhằm ƣớc tính
giá sẵn lòng trả của bà mẹ trẻ em cho vaccine phòng bệnh tay chân miệng ở
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ và các yếu tố ảnh hƣởng đến mức giá sẵn
lòng trả của ba mẹ trẻ em cho vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Phƣơng pháp
đánh giá ngẫu nhiên đƣợc sử dụng để ƣớc tính mức sẵn lòng trả của đáp viên
thông qua việc điều tra thực tế 150 đáp viên tại địa bàn huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy mức sẵn lòng trả trung bình cho loại vaccine một
lần uống 752.237 đồng và loại hai lần uống là 555.541 đồng. Mức sẵn lòng trả
trung bình tính theo hộ cho loại vaccine một lần uống là 1.746.184 đồng và loại
hai lần uống là 1.275.473 đồng. Mô hình hồi quy Logit đƣợc sử dụng để phân tích
các nhân tố ảnh hƣởng đến sự sẵn lòng trả của đáp viên. Mô hình hồi quy Tobit
đƣợc tác giả sử dụng nhằm phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến mức sẵn lòng trả
của đáp viên, kết quả phân tích cho thấy các nhân tố thu nhập bình quân hàng
tháng của hộ gia đình đáp viên, giới tính, đánh giá của đáp viên về mức độ
nghiêm trọng của bệnh tay chân miệng, sự hiểu đúng về phƣơng thức lây truyền
ảnh hƣởng đến mức sẵn lòng trả của đáp viên.
Nghiên cứu 4: luận văn tốt nghiệp của Trƣơng Ngọc Quyên (2011) với đề
tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh
thành phố Hồ Chí Minh”. Bài nghiên cứu ngoài mục tiêu phân tích lợi ích chi phí
của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh TP, bài nghiên

cứu còn xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến WTP để phát triển không gian xanh.
Kết quả hồi quy cho thấy các biến nhƣ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập
và sự hiểu biết của ngƣời dân về chức năng của không gian xanh có ảnh hƣởng
đến giá sẵn lòng trả của đáp viên. Từ đó, đề xuất giải pháp, phƣơng hƣớng chiến
lƣợc để bảo vệ và phát triển không gian xanh hiệu quả. Tác giả Trƣơng Ngọc
Quyên sử dụng phƣơng pháp CVM để thực hiện cuộc khảo sát về mức WTP
trung bình của ngƣời dân trên khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh (quận 1,
quận 2, quận 3) để đánh giá mức sẵn lòng trả của ngƣời dân cho việc duy trì và
phát triển không gian xanh thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã sử dụng dạng câu
hỏi payment card để hỏi mức sẵn lòng trả với mức giá đƣợc phân thành các loại là
dƣới 10.000 đồng, 10.000 đồng, 15.000 đồng, 20.000 đồng, 25.000 đồng và
30.000 đồng và 40.000 đồng và trên 40.000 đồng. Kết quả mức giá WTP đƣợc
xác định là 35.000 đồng.
6
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát về hệ thống cây xanh công cộng
2.1.1.1 Khái niệm
Theo Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng, cây xanh công
cộng bao gồm cây xanh đƣờng phố, cây xanh công viên và cây xanh vƣờn hoa.
Trong đó:
- Cây xanh đường phố: thƣờng bao gồm bulơva, dải cây xanh ven đƣờng đi
bộ (vỉa hè), dải cây xanh trang trí, dải cây xanh ngăn cách giữa các đƣờng, hƣớng
giao thông,…
- Cây xanh công viên: là khu cây xanh lớn phục vụ cho mục tiêu sinh hoạt
ngoài trời cho ngƣời dân đô thị vui chơi giải trí, triển khai các hoạt động văn hoá
quần chúng, tiếp xúc với thiên nhiên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần,…
- Cây xanh vườn hoa: là diện tích cây xanh chủ yếu để ngƣời đi bộ đến dạo

chơi và nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn. Diện tích vƣờn hoa không lớn, từ vài
ba hécta trở xuống. Nội dung chủ yếu gồm hoa, lá, cỏ, cây và các công trình xây
dựng tƣơng đối đơn giản.
2.1.1.2 Tác dụng của cây xanh đối với cuộc sống của con người
Dƣới sự phát triển không ngừng của xã hội, các tác động của con ngƣời đã
làm cho các yếu tố thuộc về tự nhiên đang dần mất đi. Các ảnh hƣởng do biến đổi
khí hậu biểu hiện ngày càng rõ rệt. Để bảo vệ môi trƣờng và góp phần cải thiện
không gian sống xung quanh chúng ta, ngoài các biện pháp giảm thiểu các nguồn
gây ô nhiễm thì việc sử dụng cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng. Hệ thống
cây xanh nói chung và cây xanh công cộng nói riêng có những chức năng quan
trọng sau:
- Chống xói mòn đất: tán lá ngăn cản mƣa rơi trực tiếp xuống mặt đất và hệ
thống rễ là những con đập nhỏ ly ty có nhiệm vụ giữ và điều tiết nƣớc.
- Cân bằng sinh thái, cải thiện chất lượng môi trường: hệ thống cây xanh
có thể coi là lá phổi xanh của thành phố. Ban ngày, cây xanh có tác dụng hút bức
7
xạ nhiệt, hút khí CO
2
và nhả khí O
2
. Ban đêm thì ngƣợc lại, nhả nhiệt và khí CO
2
,
nhƣng quá trình hoạt động sinh lý của cây xanh vào ban đêm rất yếu, do đó lƣợng
nhiệt và khí CO
2
thải ra vào ban đêm là không đáng kể. Ngoài ra, không khí chứa
bụi khi thổi qua các hàng cây xanh thì các hạt bụi sẽ bám vào mặt lá cây do lực
ma sát và trọng lƣợng của bản thân hạt bụi. Do đó, một phần hạt bụi sẽ ngƣng
đọng trên lá cây, vì vậy có thể nói cây xanh có tác dụng lọc sạch bụi trong không

khí.
- Chức năng nghệ thuật, cảnh quan đô thị: những tính chất của cây xanh
nhƣ hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, ) là những yếu tố
trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc cũng nhƣ cảnh quan
chung.
- Chức năng giảm stress: cuộc sống ở thành thị luôn đòi hỏi con ngƣời
hoạt động không ngừng, công việc và cuộc sống chịu nhiều áp lực. Do đó, sau
những giờ làm việc và học hành căng thẳng mà đƣợc thƣ giãn trong công viên,
vƣờn cây có nhiều cây xanh sẽ làm cho mọi ngƣời cảm thấy thoải mái. Theo một
nghiên cứu ở Mỹ, cây xanh cũng ảnh hƣởng đến tính hung hăng của ngƣời dân ở
đô thị, những ngƣời ở khu vực có nhiều cây xanh bóng mát có thái độ ít hung
hăng hơn so với chính những ngƣời đó khi sống ở môi trƣờng không có cây xanh.
- Tiết kiệm năng lượng: nếu tuyến đƣờng trồng cây xanh tốt, cho nhiều
bóng mát, nhà 2 bên đƣờng giảm việc dùng máy điều hòa nên sẽ hạn chế điện
năng tiêu thụ. Theo Bộ năng lƣợng Mỹ, chỉ cần trồng 3 cây xanh đúng cách
quanh nhà, có thể tiết kiệm đến 25% năng lƣợng cho làm mát và sƣởi ấm.
- Giá trị tinh thần, tạo nét đặc trưng riêng cho địa phương thu hút khách
du lịch: mỗi vùng miền có những loại cây phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ
nhƣỡng riêng. Do đó, việc trồng loại cây phù hợp còn tạo nét đặc sắc riêng cho
địa phƣơng, thu hút khách du lịch các vùng miền khác.
2.1.2 Khái niệm giá sẵn lòng chi trả (Willingness to pay - WTP)
Theo chƣơng trình môi trƣờng Liên Hợp Quốc UNEP: “WTP đƣợc định
nghĩa nhƣ là một khoản tiền mà một cá nhân sẵn lòng chi trả để có đƣợc hàng hóa
hay dịch vụ nào đó”.
Ngoài ra còn có một số định nghĩa khác cho giá sẵn lòng trả nhƣ “WTP là
số tiền tối đa mà một cá nhân tuyên bố họ sẵn sàng trả cho một hàng hóa hoặc
dịch vụ tốt” (DFID, 1997).
8
Có rất nhiều kỹ thuật khác nhau để đánh giá WTP, nhƣng có thể phân ra
thành hai cách tiếp cận:

- Cách tiếp cận dùng giá thị trƣờng để phản ánh WTP. Cách này đo lƣờng
thiệt hại dƣới dạng mất mát thu nhập hay sản lƣợng, hay tiêu dùng để bù đắp thiệt
hại. Thuật ngữ thƣờng đƣợc dùng là đo lƣờng WTP trực tiếp.
- Cách tiếp cận tính WTP của các cá nhân thông qua hành vi tiêu dùng của
họ hoặc hỏi trực tiếp. Cách này đƣợc thực hiện khi không có thị trƣờng thực.
Thuật ngữ thƣờng dùng là đo lƣờng WTP gián tiếp.
2.1.3 Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method
– CVM)
Theo Katherine Bolt - Ƣớc lƣợng chi phí của suy thoái môi trƣờng:
“Phương pháp CVM là phương pháp xác định giá trị kinh tế của các hàng hoá và
dịch vụ không mua bán trên thị trường. Phương pháp này sử dụng bảng hỏi
phỏng vấn để xác định giá trị của hàng hoá dịch vụ không trao đổi và do đó
không có giá trên thị trường”.
Phƣơng pháp này đƣợc gọi là đánh giá “ngẫu nhiên” vì nó cố làm cho ngƣời
đƣợc hỏi nói hành động thế nào nếu họ đƣợc đặt trong một trƣờng hợp giả định.
Phƣơng pháp này đƣợc ứng dụng trong trƣờng hợp hàng hóa hay dịch vụ
không hoặc chƣa đƣợc buôn bán trên thị trƣờng và chỉ có cách hỏi các đối tƣợng
nghiên cứu xem họ chọn thế nào khi đƣợc đặt vào trƣờng hợp nhất định.
Ƣu điểm của CVM: điểm mạnh chính của phƣơng pháp CVM là có phạm
vi ứng dụng rộng và linh hoạt. Có thể thiết kế CVM cho bất cứ tình huống nào và
do đó có thể áp dụng cho rất nhiều hàng hóa môi trƣờng. CVM đánh giá cho cả
giá trị tồn tại và giá trị lựa chọn, nó không đòi hỏi phải chia vùng hay phân nhóm
nhƣ TCM (Travel Cost Method – phƣơng pháp chi phí du hành).
Nhƣợc điểm của CVM:
Đặc tính giả định: do ngƣời đƣợc hỏi đƣa ra quyết định trong trƣờng hợp
giả định không thật nên có hai khả năng xảy ra: một là, trong tình huống thật họ
không quyết định nhƣ vậy; hai là, không có động lực để họ trả lời thực sự quyết
định của mình với phỏng vấn viên.
Động lực nói không đúng giá sẵn lòng trả: có hai động lực. Một là, ngƣời
đƣợc hỏi đoán rằng câu trả lời của họ sẽ đƣợc dùng để đƣa ra mức phí bảo hiểm

nên họ sẽ đƣa ra mức giá thấp hơn mức sẵn long trả của họ. Hai là, ngƣời đƣợc
9
hỏi sẽ đƣa ra mức giá cao hơn vì họ nghĩ rằng những ngƣời khác cũng vậy vì họ
thực sự chƣa chi trả tiền.
Ứng dụng:
- Đánh giá giá trị của sự cải thiện môi trƣờng: Max WTP để đạt đƣợc sự cải
thiện, Min WTP để từ bỏ sự cải thiện.
- Đánh giá sự thiệt hại môi trƣờng: Max WTP để tránh thiệt hại, Min WTP
để chấp nhận sự thiệt hại.
Các bƣớc thực hiện CVM:
Bước 1: Xác định hàng hóa, vấn đề cần đánh giá
Đối tƣợng đƣợc đề cập đến ở đây là gì? Tác động nhƣ thế nào đến vấn đề
nghiên cứu?
Mô tả thị trƣờng, trong đó ai là ngƣời đƣợc hƣởng lợi, ai thiệt hại?
Phƣơng thức thanh toán: thanh toán nhƣ thế nào? Cá nhân hay hộ gia đình?
Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát
Xác định đối tƣợng khảo sát là cá nhân hay hộ gia đình để có cách tiếp cận
phù hợp. Xác định đặc điểm riêng của từng đối tƣợng để tìm hiều thông tin đầy
đủ, chính xác về đối tƣợng cho quá trình lựa chọn dễ dàng hơn.
Bước 3: Lựa chọn phương pháp phỏng vấn, cách đặt câu hỏi
- Phƣơng pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn trực tiếp (face – to - face): gặp mặt để phỏng vấn (in - person
interview) thông thƣờng là cách thu đƣợc số liệu chất lƣợng cao nhất. Nhƣợc
điểm lớn nhất là cách này sẽ tốn kém hơn so với cách điện thoại hoặc gửi thƣ.
Phỏng vấn bằng thƣ (mail): gửi thƣ có ƣu điểm là ít tốn kém so với cách gặp
mặt để phỏng vấn. Tuy nhiên, phƣơng pháp này có nhƣợc điểm là tỷ lệ trả lời thƣ
có thể rất thấp, quá trình đọc bảng câu hỏi của ngƣời phỏng vấn không giám sát
đƣợc, ngƣời đƣợc phỏng vấn nếu mù chữ thì không thể trả lời thƣ.
Điện thoại: phỏng vấn đáp viên qua điện thoại. Phƣơng pháp này có ƣu
điểm là ít tốn kém so với phỏng vấn trực tiếp, tiết kiệm thời gian, tỷ lệ trả lời khá

cao. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là khó mô tả thông tin về tình
huống giả định trên điện thoại, thông thƣờng đáp viên chỉ vui vẻ trả lời trong thời
gian ngắn.
10
- Cách đặt câu hỏi:
Open - ended question: hỏi ngƣời đƣợc phỏng vấn họ muốn trả bao nhiêu
cho sự thay đổi hàng hóa, dịch vụ đang đề cập tới.
Closed - ended question: đƣa ra cho ngƣời đƣợc phỏng vấn một con số (số
tiền phải trả) và hỏi họ đồng ý trả hay không?
Payment card: đƣa thẻ ghi một dãy số và đề nghị ngƣời đƣợc phỏng vấn
chọn.
Double - bounded: ngƣời đƣợc phỏng vấn trả lời mức giá ban đầu. Nếu trả
lời có hỏi mức cao hơn, nếu trả lời không hỏi mức thấp hơn.
Ngoài ra còn có các cách đặt câu hỏi nhƣ: Bidding game, …
Bước 4: Khảo sát
Tiến hành khảo sát, sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn các đối tƣợng đã
đƣợc xác định trƣớc. Tùy theo vấn đề nghiên cứu mà ta chọn phƣơng pháp phỏng
vấn phù hợp, nếu đề tài nghiên cứu là những vấn đề nhạy cảm ta phải chọn cách
phỏng vấn trực tiếp mới có thể thu đƣợc số lƣợng lớn mẫu nhƣ mong muốn.
Bước 5: Xử lý số liệu
Bƣớc này là bƣớc hoàn thành phân tích và báo cáo kết quả. Dữ liệu đƣợc
phân tích bằng các phần mềm thống kê để xác định các thông số cần thiết cho báo
cáo nhƣ trung bình của mẫu, WTP trung bình, loại bỏ những phiếu không phù
hợp,…
Tính toán WTP trung bình theo phƣơng pháp phi tham số. Đổng thời kiểm
tra độ tin cậy của giá trị WTP nhằm xác định WTP có tuân theo các lý thuyết kỳ
vọng hay không.
Hồi quy WTP theo các biến số:
- Thu nhập, đặc điểm kinh tế - xã hội.
- Các biến về tuổi.

- Giới tính đáp viên.
- Thái độ đối với kịch bản.
- Kiến thức về hàng hóa đang xem xét.
- Khoảng cách đến địa điểm cung cấp hàng hóa.
11
Các bước kiểm tra:
- Hồi quy WTP theo các biến.
- Kiểm tra mức ý nghĩa.
- Xem xét dấu của biến: có phù hợp với lý thuyết hay không?
- Kiểm tra lại phần trăm dự báo đúng của mô hình để xem mức độ phù hợp
của mô hình.
2.1.4 Áp dụng phƣơng pháp CVM vào đề tài nghiên cứu
2.1.4.1 Bảng câu hỏi
“Bảng hỏi (hay còn gọi là phiếu điều tra) là hệ thống các câu hỏi đƣợc sắp
xếp trên cơ sở các nguyên tắc, trình tự logic và theo nội dung nhất định nhằm
giúp cho ngƣời điều tra có thể thu đƣợc thông tin về hiện tƣợng nghiên cứu một
cách đầy đủ, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã đƣợc thiết lập” (giáo trình lý thuyết
thống kê - 2006)
Bảng câu hỏi gồm có 3 phần
Phần 1: thông tin chung của đáp viên
Phần này bao gồm một số câu hỏi nhằm mục đích thu thập một số thông tin
cần thiết của đáp viên cũng nhƣ của hộ gia đình. Chẳng hạn nhƣ: giới tính, tuổi,
nghề nghiệp, thu nhập, số thành viên của hộ, …
Phần 2: Thực trạng cây xanh, thái độ và sự hiểu biết của đáp viên
- Tìm hiểu về thực trạng cây xanh công cộng nơi ở của đáp viên.
- Tìm hiểu sự hiểu biết của đáp viên về lợi ích cây xanh.
- Tìm hiểu thái độ của đáp viên đối với việc duy trì cây xanh công cộng
trong cuộc sống hàng ngày.
Phần 3: Kịch bản và những câu hỏi về giá sẵn lòng trả
- Nội dung thứ nhất là mô tả tình huống đƣợc giả định ra: giới thiệu cụ thể

về hiện trạng cây xanh công cộng trên địa bàn cho đáp viên biết. Điều đáng chú ý
nhất trong kịch bản là cần cung cấp cho đáp viên hiện trạng mật độ cây xanh công
cộng trên đầu ngƣời của quận Ninh Kiều hiện nay là 1,63m
2
/ngƣời thấp hơn so
với tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam (12 m
2
/ngƣời đối với đô thị loại 1) rất
nhiều. Để đạt mục tiêu 8 m
2
/ngƣời vào năm 2030 (mục tiêu dựa vào tiêu chuẩn
cây xanh thấp nhất cho phép trong danh sách các loại đô thị và thời gian dựa vào
12
khung thời gian theo quyết định 1515/QĐ-TTg vừa đƣợc phê duyệt vào tháng 8
năm 2013 về việc quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030) thì thành
phố Cần Thơ nói chung và quận Ninh Kiều nói riêng cần duy trì hệ thống cây
xanh công cộng hiện tại và mở rộng thêm diện tích cây xanh.
- Nội dung thứ hai là những câu hỏi về giá sẵn lòng trả cho việc duy trì và
mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ.
+ Giả sử có một quỹ để duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng,
đáp viên có sẵn lòng trả hay không?
Vì mật độ cây xanh cần mở rộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ tƣơng đối giống nhau (khoảng 6m
2
/ngƣời),
thổ nhƣỡng và khí hậu của cả 2 nơi này cũng tƣơng đối giống nhau nên bài
nghiên cứu sử dụng bảng dự toán chi phí của nghiên cứu “đánh giá hiệu quả kinh
tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Hồ Chí Minh” làm cơ
sở để xác định giá.

+ Kịch bản sẽ đƣa ra các mức giá theo phƣơng pháp hỏi payment card cho
đáp viên lựa chọn:
VD: Dƣới đây gồm các mức giá đề nghị để duy trì và mở rộng hệ thống cây
xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều. Ông/Bà vui lòng chọn một mức giá
hợp lý nhất mà Ông/Bà có thể sẵn lòng chi trả. (Xin lƣu ý là số tiền đóng góp 1
lần/năm, phƣơng tiện thanh toán là tiền mặt đƣợc chi thông qua hóa đơn do nhân
viên của quỹ đến thu vào cuối tháng 12 mỗi năm).
1.  10.000 đồng
2.  20.000 đồng
3.  30.000 đồng
4.  40.000 đồng
5.  50.000 đồng
6.  Mức giá khác (vui lòng ghi số cụ thể) ……………… đồng
+ Những đáp viên sẵn lòng trả để mở rộng hệ thống cây xanh công cộng sẽ
đƣợc kiểm tra sự chắc chắn một lần nữa bằng việc hỏi lại có chắc chắn về sự sẵn
lòng trả của mình không nếu thật sự quỹ đi vào hoạt động.

×