Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

NHÀN CẢNH NGÀY hè dàn ý và văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.85 KB, 10 trang )

PHÂN TÍCH BÀI THƠ NHÀN_NBK
A/ DÀN Ý:
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập: Nguyễn Bỉnh
Khiêm là nhà thơ lớn nhất Việt Nam thế kỉ XVI với những sáng tác ghi dấu mốc lớn trên con
đường phát triển lịch sử văn học. Bạch vân quốc ngữ thi tập là tập thơ Nôm nổi tiếng của ông.
- Giới thiệu bài thơ Nhàn (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung): là bài thơ Nôm số 73 trong tập
Bạch vân quốc ngữ thi tập, làm khi tác giả cáo quan về ở ẩn, nói về cuộc sống thanh nhàn nơi
thơn dã và triết lí sống của tác giả.
II. THÂN BÀI
- Hai câu đầu: Cuộc sống nhàn nhã, ung dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm
+ Biện pháp liệt kê “mai, cuốc,một cần câu”, đó là những cơng cụ lao động của nhà nông “mai”
để đào đất, “cuốc” để xới đất, “cần câu” để câu cá.
+ Với phép lặp số từ “một”được lặp lại ba lần trong câu thơ gắn liền với từ chỉ dụng cụ lao động
đã vẽ lên trước mắt người đọc một khung cảnh bình dị, đơn sơ nơi quê nghèo, dù một mình nhưng
khơng hề đơn độc.
+ Nhịp thơ 2/2/3 tạo nên nhịp điệu chậm dãi, nhẹ nhàng làm cho hình ảnh Nguyễn Bỉnh Khiêm
hiện lên với cuộc sống của một người lao động chất phác giữa thôn quê.
=> Đó là một cuộc sống tự cung tự cấp của cái thời “tạc tỉnh canh điền” (đào giếng lấy nước
uống, cày ruộng lấy cơm ăn). Ơng chính là một lão nông an nhàn, thảnh thơi với thú vui tao nhã
là câu cá và làm vườn.
+“Thơ thẩn” là tâm trạng thư thái, thanh nhàn, ung dung không bận rộn đua chen.
+ Cách nói “Dầu ai vui thú nào” thể hiện sự kiên định mặc cho người đời tìm được những thú vui
nào như hưởng thụ vật chất xa hoa, mua danh cầu lợi thì đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm ơng lại cảm
thấy bằng lịng, thích thú với cuộc sống điền viên nơi thôn dã.
=>Như vậy, với hai câu thơ đầu nhà thơ đã cho ta thấy cuộc sống mộc mạc thuần hậu giữa thôn
quê dân giã và phong thái ung dung thảnh thơi của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi vui với thú điền viên
và qua đó ta thấy được quan niệm sống “Nhàn” của ơng đó là tự do lựa chọn cách sống.
- Hai câu thực: Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+ “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại, trong sạch của thiên nhiên, là nơi thảnh thơi của tâm hồn, nơi “
của vắng ngựa xe khơng qt ríu”.


+ “Chốn lao xao” là nơi quan trường ồn ào, sang trọng, quyền thế, ngựa xe tấp lập, kẻ hầu người
hạ, thủ đoạn bon chen, mưu cơ hiểm độc. Ở đó người ta sẵn sang sát phạt, hãm hại nhau để mưu
cầu danh lợi cho mình.
+ Đến chốn lao xao là lao vào chốn quan trường đầy hiểm độc, thị phi và tàn nhẫn.
+ Hai câu thơ thực nhà thơ đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật đối lập ta- người; dại –
khơn,… và cách nói ngược “ dại- khơn”. Dại và khôn không được hiểu theo ý nghĩa thông
thường mà phải hiểu ngược lại: dại có nghĩa là khơn cịn khơn thực ra lại là dại.
+ Nghệ thuật đối lập và cách nói đùa vui, ngược nghĩa: nhấn mạnh, làm nổi bật chí hướng, quan
niệm sống; vẻ đẹp nhân cách của NKB. => Như vậy, với Nguyễn Bỉnh Khiêm “Nhàn” đối với
ơng cịn là thốt khỏi vịng danh lợi để giữ cho tâm hồn mình được trong sạch, thanh cao.
- Hai câu luận: Bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt bốn mùa.
+ Biện pháp nghệ thuật đối lập: thu – xuân; đông – hạ; ăn măng trúc – tắm hồ sen; ăn giá – tắm ao
.

1


+ Nhịp thơ: chậm dãi, nhịp nhàng cùng biện pháp liệt kê: măng trúc, giá, hồ sen, ao – những hình
ảnh gần gũi với thế giới tự nhiên và đời sống hàng ngày của người dân quê
+ Cuộc sống: đạm bạc, nhưng với nhà thơ đạm bạc mà không khắc khổ, đạm bạc mà thanh cao.
=>Cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm được hiện lên qua hai câu thơ luận đó là sống
chan hịa, thuận theo lẽ tự nhiên, đạm bạc mà thanh cao, tâm trạng thư thái, vui vẻ, hài lịng của
ơng khi sống cuộc sống ấy. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm “Nhàn” là lối sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Hai câu kết: Triết lí sống “nhàn”
+ Sử dụng điển tích giấc mộng dưới cây để thức tỉnh một chân lí: của cải, vật chất chỉ là ảo mộng,
như một giấc chiêm chiêm bao, bất chợt đến rồi lại bất chợt đi.
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về việc tìm đến rượu của người xưa, để nói đến việc tìm đến rượu của
mình: tìm đến rượu để uống, để tỉnh táo nhận ra lẽ sống ở đời: công danh, phú quý tất cả chỉ như
giấc chiêm bao.
=>Qua đó, cho thấy trí tuệ uyên thâm của nhà thơ khi triết lí về lẽ sống ở đời. Đồng thời một lần

nữa khẳng định thái độ không màng danh lợi, kiên định lối sống mà mình đã chọn, thốt khỏi
vịng danh lợi, sống giản dị, thanh nhàn, thuận theo lẽ tự nhiên.
* Một vài nét về nghệ thuật :
- Sử dụng phép đối, điển cố.
- Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí,…
III. KẾT BÀI:
- Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi
cảnh ngộ đời sống.
- Bài học giá trị về lối sống tích cực cho người đời sau noi theo.

2


B/ VĂN MẪU
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn un thâm. Ơng là nhà thơ lớn của dân
tộc. Ông để lại cho dân tộc hai tập thơ chữ Hán và chữ Nơm đó là: Bạch vân am thi tập (chữ Hán
khoảng 700 bài) và Bạch vân quốc ngữ thi (chữ Nôm khoảng 170 bài). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ si, thú thanh nhàn đồng thời phê phán những
điều xấu xa trong xã hội. Nhàn là bài thơ Nơm trích từ Bạch vân quốc ngữ thi.
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai, vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khơn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú q tựa chiêm bao.
Bài Nhàn trong Bạch vân quốc ngữ thi thuộc về chủ đề triết lí xã hội, mà tập trung nhất là triết lí
Nhàn có người đã từng cho rằng tư tưởng Nhàn, triết lí Nhàn là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn
Bỉnh Khiêm nói chung và Bạch vân quốc ngữ thi nói riêng. Nhàn với Nguyễn Bỉnh Khiêm không

phải là một cứu cánh mà là một phương thức tư duy một triết lí. Cho nên Nhàn là khái niệm chữ
không phải là tâm trạng.
Tâm lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những biểu hiện tích cực và tiêu cực.
Yếu tố tích cực của chữ Nhàn là ở chỗ: Nhàn là sống theo lẽ tự nhiên, sống hòa hợp với thiên
nhiên để cho tâm hồn được thanh thản.
Chúng ta sẽ thấy rất rõ những điều trên qua việc đi sâu phân tích bài thơ Nhàn của ông trong Bạch
vân quốc ngữ thi.
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng liên tiếp số từ một nhằm mục đích nhấn mạnh hồn cảnh sống của
ơng khi cáo quan về quê. Với những dụng cụ quen thuộc, một mai, một cuốc, một cần câu và có
thể là cả một con người, một cuộc đời ở đó. Số từ một biểu hiện sự cơ đơn, một mình của Nguyễn
Bỉnh Khiêm chốn quê nghèo, ông làm bạn cùng với những vật dụng quen thuộc của nhà nông là
mai đào đất, xắn đất, cuốc lật đất, đi kèm phía sau là một cần câu để nhằm chỉ ra rằng sau những
lúc làm lụng vất vả, ông vẫn giữ được các thú chơi tao nhã, thanh đạm của người Việt Nam đó là
đi câu cá. Số từ một thể hiện sự cô đơn, trong một câu thơ nhà thơ đã sử dụng tới ba số từ một
nhằm nhấn mạnh sự cô đơn, trống vắng của một con người mang đầy chí lớn đang phải sống cuộc
đời ẩn dật. Nhưng đứng sau ba số từ một cũng lại là một loạt các danh từ mai, cuối, cần câu, chắc
gì sau ba từ một đứng trước… khơng có một từ một đứng sau. Chắc gì sau ba danh từ đó khơng
có thêm một danh từ ẩn sau đó. Đó là một cuộc đời, một con người chính các cơng việc của nhà
nơng ấy, tuy vất vả nhưng lại rất ấm áp và gần gũi. Để rồi chỉ có gần gũi, vui bên thú chơi câu cá
tao nhã, thanh đạm mới làm cho nhân vật trữ tình của chúng ta phải thơ thẩn mà khơng cần bận
tâm đến người khác nói gì, nghĩ gì, làm gì. Chỉ cần những điều khiến ta được vui vẻ, được hòa
hợp được.
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Nhịp thơ của câu đầu 2/2/3 thể hiện sự khẳng định, quyết tâm có thể cả sự thách thức.
Một mai / một cuốc / một cần câu

3



Nhịp thơ đã tạo cho câu thơ có sức chuyển mạnh mẽ, khơng chỉ là lời nói khẳng định thơng
thường những gì mình trải qua mà tác giả qua đó muốn khẳng định sự quyết tâm vượt qua những
khó khăn, vất vả trong cuộc đời đầy xô bồ, đổi thay. Và từ đó thấy rằng nhân vật trữ tình rất yêu
qúy gắn bó thanh đạm mà gần gũi, ấm áp tình người. Cũng chính vì thế mà có sự chuyển nhịp ở
câu sau:
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Nhịp thơ 4/3 là sự chậm lại của cảm xúc tâm trạng và nó đem lại một hơi ấm, niềm vui cho nhân
vật trữ tình đến đây đã tìm thấy phương thức sống của cuộc đời mình. Với ước muốn sống hịa
hợp với thiên nhiên để cho tâm hồn được thanh thản, yên vui, vì thế nhà thơ của chúng ta đã rời
xa chốn lao xao để về nơi vắng vẻ.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khơn, người đến chốn lao xao.
Tự nhận mình là dại, tác giả dại vì đã rời xa chốn phồn hoa đô hội, lấp lánh trở về sống ẩn nấp,
vất vả nơi vùng quê nghèo. Nhưng có phải vì thế mà dại chăng? Và thế nào là khôn, không là đến
sống ở nơi sung sướng, đầy đủ lụa là gấm vóc, ấm êm, cung phụng lẽ vì thế mà mới khơng. Và
khơn, dại như thế nào mà tìm đến ở chốn lao xao và nơi vắng vẻ.
Tâm lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những biểu hiện tích cực và tiêu cực
Đặt câu thơ trong hồn cảnh sống của tác giả, chúng ta sẽ thấy quan niệm về nơi vắng vẻ và chốn
lao xao hay quan niệm dại và khơn. Nơi vắng vẻ ở đây chính là cuộc sống đạm bạc với thơn q
cịn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Chỉ có người dám coi thường danh lợi, coi thường vật chất, coi
của cải chỉ là phù phiếm mới có thể dại mà đến ở nơi vắng vẻ. Cịn chốn lao xao chính là nơi tấp
nập ngựa xe, nơi sung sướng và đầy đủ, là cuộc sống hoàn toàn đối lập với nơi vắng vẻ và nơi đó
chỉ dành cho những ai biết khơn, những ai coi danh lợi, vật chất là cuộc sống thì mới sống và
muốn sống ở đó. Tác giả đã sử dụng hai từ láy vắng vẻ và lao xao để miêu tả hai chốn ở khác
nhau. Vắng vẻ từ láy tạo nên đậm nét sức bình dị, n bình của thơn q. Cịn từ láy lao xao nó
như có cả tiếng reo vui, tiếng náo nhiệt và tấp nập của chốn đơ thành. Và từ đây ta có thể hiểu nơi
vắng vẻ là thơn q, n lành, cịn chốn lao xao là vùng kinh đơ đầy náo nhiệt. Nhưng cịn khơng
là thế nào và dại là ra sao? Chọn nơi vắng vẻ là để tránh xa cuộc sống xô bồ của cuộc đời đầy bon
chen, toan tính và khơng ít hiểm nguy. Và khi tránh xa những điều đó thì tác giả dại hay khơn.

Cịn khơn sống ở nơi đơ thị tránh xa sự n bình, thanh sạch khi đó là khôn hay dại khi bước chân
vào chốn xô bồ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dùng biện pháp nghệ thuật sóng đơi ở hai câu thơ này để
diễn tả sự đối lập, tương phản, thậm chí là trái ngược hồn tồn tới xung khắc của hai nơi sống,
hai quan điểm sống và hai sự lựa chọn.
Ta dại / ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn / người đến chốn lao xao.
Ta đối với người, dại đối với khơn, ta tìm đối với người đến (thể hiện sự lựa chọn qua hai từ tìm
và đến) nơi vắng vẻ đối với chốn lao xao. Có lẽ đây là hai câu thơ hay nhất của bài thơ. Bởi nghệ
thuật đối, bởi ý nghĩa tư tưởng của hai câu muốn nói đến. Hai câu thơ đối xứng nhau rất chuẩn cả
về từ và cả về dấu thanh tạo nên sự khác biệt và đối lập nhằm khẳng định một lần nữa cách sống
và cách lựa chọn của tác giả?
Hai câu tiếp theo miêu tả cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm nơi thôn quê nghèo thanh đạm với
những sản vật riêng chỉ có nơi thơn q.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Mặc dù sống ở nơi thơn q cịn nhiều khó khăn vất vả, nhưng ở đó lại có các thú vui riêng và
được thưởng thức những món ăn rất tầm thường nhưng lại ngon vơ cùng. Chỉ có măng trúc và giá
4


thôi, mà nào thức nấy, những thứ ấy dù rất bình thường vì lúc nào cũng có sẵn trong nhà. Thế
nhưng khi ăn chúng ta sơ cảm nhận được vị ngon của nó nhờ vào sự hịa hợp, cảm thơng của tấm
lịng với tấm lịng. Bởi vì đã khơng ít lần Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rằng:
Câu thanh nhàn đọc qua ngày tháng.
Hay:
Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách
Qua hai câu thơ thứ 5 và 6 này, chúng ta thấy cuộc sống của tác giả nơi thôn quê thật đạm bạc mà
thanh nhàn. Đạm bạc hỏi món ăn chỉ măng và giá nhưng thanh nhàn, hòa hợp với thiên nhiên.
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Chỉ có vùng nơng thơn người ta nói có thể được vùng vẫy, thoải mái thả hồn mình vào trong thiên

nhiên hịa mình với thiên nhiên để cảm hết niềm hạnh phúc, thú vui lạc quan ở đời.
Nếu mới đọc qua chúng ta chỉ thấy đó là hai câu thơ tả cuộc sống nơi thôn quê của Nguyễn Bỉnh
Khiêm. Nhưng chiều sâu trong đó lý tưởng sống của ơng, là khát vọng được sống hịa hợp với
thiên nhiên. Được ăn những món ăn mà chỉ do thiên nhiên hòa quyện với thiên nhiên mới khiến ta
mở rộng lịng mình, vùng vẫy ơm thiên nhiên vào lịng và cũng chính thiên nhiên ơm ta vào lịng
nâng dậy sức sống và khơi mát tâm hồn. Chỉ có thiên nhiên tươi đẹp mới làm cho tâm hồn ta
thanh thản, ấm áp mà thơi. Là nếu cần đánh đổi thì Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ sẵn sàng đánh đối phú
quí để được tận hưởng cuộc sống này, tận hưởng các nhàn.
Để rẻ cơng danh muốn được nhàn.
Dường như bất kì thi nhân nào cũng không tránh được một thú vui, không thể thiếu của cuộc đời
đó là rượu và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không tránh khỏi niềm đam mê với các thú vui ấy:
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Đây là hai câu thơ có lấy điển tích Thuần Vu Phần uống rượu say và nằm dưới gốc cây hịe ngủ.
Ơng ta mơ thấy mình ở nước Hịe An được cơng danh phú q. Nhưng khi tỉnh dậy thì đó chỉ là
giấc mộng, thấy cành hịe phía nam chỉ có một tấc kiến mà phơi. Điển tích này để chỉ phú quý chỉ
là giấc chiêm bao.
Chính vì quan điểm này Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khơng màng đến danh lợi bởi danh lợi, phú quí
chỉ là phù phiếm và chỉ như một giấc mộng rồi sẽ qua đi.
Để rẻ công danh muốn được nhàn.
Hay:
Thấy dặm thanh vân lại bước chèn
Được nhàn ta sá dường thân nhàn.
Chữ nhàn ở thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đối lập với tất cả chữ nhàn ở thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là
nhàn thân chứ không phải là nhàn tâm. Dù nhàn nhưng vẫn lo âu việc nước việc đời.
Hai câu kết tác giả muốn khẳng định rằng tiền bạc của cải chỉ là phù phiếm, nó sẽ nhanh chóng
tan biến theo bước đường thời gian, vì vậy mà phương châm sống đừng chỉ lúc nào cũng mong về
tiền tài, danh vọng.
Tuy rằng chữ nhàn có những hạn chế như: nhiều yếu tố nhàn rỗi, nhàn tâm, yên phận khá đậm
nét. Mà đặc biệt một nhà nho ưu thời mẫu tục như Nguyễn Bỉnh Khiêm mà lại chủ trương nhàn

tâm, chủ trương vô sự ngáy pho pho trước cảnh đất nước loạn lạc, nhân dân cực khổ lầm than.
Nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm hi vọng với những vần thơ triết lí này của mình có thể giữ trọn được
tâm hồn và nhân cách để cuộc sống con người được hài hòa, hợp với lẽ của tự nhiên và xã hội
cũng đi đến…
Nhàn là một triết lí sống để bảo tồn nhân phẩm trước sự đua chen danh lợi, trước sự băng hoại về
đạo đức:
5


Có thuở được thời mèo đuổi chuột
Đến khi thất thế kiến tha bò.
Và:
Hoa càng khoe nở hoa càng rửa
Nước chứa cho đầy nước ắt vơi.
Toàn bộ bài thơ nhàn là một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là
hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Nhàn là triết lí sống chi phối
nhiều sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy có lúc nó có mang yếu tố tiêu cực nhưng nó lại là
triết lí sống giúp con người ta sống đẹp hơn, đúng hơn với đời.

6


CẢNH NGÀY HÈ_NGUYỄN DU
A/ DÀN Ý:
I. MỞ BÀI:
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi là một trong những cây đại cổ thụ của nền
văn học trung đại Việt Nam, đã góp vào kho tàng văn học trung đại Việt Nam nhiều tác phẩm
bằng cả chữ Hán và chữ Nôm
- Giới thiệu về tập Quốc âm thi tập: tác phẩm chữ Nôm xuất sắc của Nguyễn Trãi. Với thể thơ
Đường luật được sử dụng thuần thục như thể thơ dân tộc, tập thơ đã vẽ nên chân dung, con

người Nguyễn Trãi.
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Cảnh ngày hè”: bài số 43 trong số 61 bài của mục Bảo kính
cảnh giới trong Quốc âm thi tập là một trong số những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Trãi.
II. THÂN BÀI:
1. Sáu câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè
- Hoàn cảnh sống của Nguyễn Trãi trong những ngày về ở ẩn:
+“Rồi”: Là một từ cổ có nghĩa là rảnh rỗi, nhàn h
+“Ngày trường”: Ngày dài, chỉ khoảnh thời gian rảnh rỗi
+Hóng mát: Hoạt động an nhàn, tĩnh tại, thư thái
→ Tâm thế an nhàn, thảnh thơi của tác giả. Nguyễn Trãi một đời bận rộn, tận tâm vì đất nước, đây
là những giây phút hiếm hoi của cuộc đời.
- Bức tranh thiên nhiên rực rỡ, sống động.
+ Xuất hiện trong ba câu thơ là những sự vật quen thuộc của của mùa hè: lá hòe , thạch lựu, hoa
sen.
→ Sự vật gần gũi, giản dị
+ Cách miêu tả sự vật của tác giả: Màu sắc - màu xanh của hoa hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu
hồng của hoa sen, trạng thái - đùn đùn, rợp, phun, tiễn, mùi hương: mùi sen cuối hạ.
→ Cách miêu tả tinh tế, sinh động khiến các sự vật hiện lên vừa có màu sắc vừa có trạng thái, vừa
có mùi hương
⇒ Các sự vật vốn gần gũi, giản dị nhưng qua cách phối hợp đường nét, màu sắc cùng các động từ
mạnh đã vẽ lên một bức tranh căng tràn sự sống
⇒ Thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên của của Nguyễn Trãi.
- Vẻ đẹp bức tranh cuộc sống con người
+ Nguyễn Trãi dùng nhiều từ Hán Việt như ngư phủ, cầm ve, tịch dương kết hợp nhuần nhuyễn
với những từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa mộc mạc, bình dị, vừa trang trọng tao nhã.
+ Cuộc sống được cảm nhận bằng âm thanh: Âm thanh từ làng chợ cá, của tiếng ve râm ran mỗi
độ hè về
+ Nhà thơ sử dụng hai từ láy tượng thanh “lao xao” – âm thanh của những phiên chợ cá, “dắng
dỏi” – diễn tả âm thanh của tiếng ve, kết hợp với nghệ thuật đảo cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh
những âm thanh bao trùm làng quê.

→ Cuộc sống sôi động, ồn ão, tràn đầy sức sống và âm thanh.
⇒ Cả thiên nhiên và con người đều hiện lên tràn đầy sức sống
⇒ Tâm hồn lạc quan, yêu đời, tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, tha thiết với cuộc sống quê nhà
của nhà thơ Nguyễn Trãi.
2. Hai câu cuối: Tâm sự và ước nguyện của nhà thơ
- “Dẽ” là từ cổ nghĩa là lẽ, lẽ ra

7


- “Ngu cầm” là cây đàn của vua Nghiêu vua Thuấn. Đây là điển cố quen thuộc của Trung Hoa kể
về thời đại Nghiêu Thuấn – những ông vua nhân từ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân
dân. Hằng ngày vua Nghiêu Thuấn thường đem đàn ra gảy khúc nam phong ngợi ca cảnh thái
bình trên xứ sở này
→ Thể hiện ước muốn có được cây đàn để ca ngợi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống
vui tươi trên quê hương ông.
→ Câu thơ thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc của tác giả khi được sống hịa hợp cùng thơn q.
- Câu thơ cuối cùng thể hiện rõ ràng, cụ thể ước mơ được thấy cảnh thanh bình, ấm no trên đất
nước.
→ Nguyễn Trãi dù sống trong cảnh thanh nhàn nhưng vẫn nặng lòng với dân với nước. Ông ước
mơ về cuộc sống no đủ, ấm áp sung túc không chỉ trên quê hương ông mà còn trải khắp đất nước.
* Nghệ thuật :
- Giọng điệu trữ tình, sâu lắng, bút pháp tả sinh động
- Thể thơ sáng tạo thất ngôn xen lục ngôn
- Ngơn ngữ thơ phong phú, đa dạng vừa có lớp từ Hán Việt vừa có lớp từ thuần Việt tạo nên vẻ
đẹp vừa trang trọng vừa bình dị
- Sử dụng các điển tích, điển cố
III. KẾT BÀI:
- Bài thơ “ Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi đã làm nổi bậc lên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên
ngày hè

- Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả
B/ VĂN MẪU:
Vào thế kỷ XV tức là thời kỳ Phục Hưng của Châu Âu, thời điểm xuất hiện những con người
khổng lồ có trí tuệ và tri thức trên rất nhiều lĩnh vực ví như Leonardo da Vinci - một nhà họa sĩ,
nhà điêu khắc và triết học tự nhiên. Thì cũng thế kỷ XV ấy, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện thiên
tài Nguyễn Trãi - một nhà ngoại giao, một nhà quân sự tài ba, công thần đời đầu của nhà Hậu Lê,
mà ơng cịn là một nhà văn hóa xuất sắc trên nhiều lĩnh vực bao gồm địa lý, lịch sử, văn học,...
Ở lĩnh vực văn, thơ Nguyễn Trãi đã để lại nhiều tác phẩm có tên tuổi và được người đời ca tụng
tán thưởng, tiêu biểu nhất là Bình Ngơ đại cáo, Qn trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm
thi tập,... Ông là người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Nho giáo với các tư tưởng nhân nghĩa và tư
tưởng phụng mệnh trời, bên cạnh đó ơng cịn nổi bật với tư tưởng nhân dân mới mẻ.
“Cảnh ngày hè” là bài thơ trích từ tập thơ Nôm Quốc âm thi tập, thuộc Mục bảo kính cảnh giới
bài số 43, mà tác giả thơng qua cảnh ngày hè trong lúc nhàn hạ, Nguyễn Trãi vẫn một lòng hướng
về nhân dân, mang đậm tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân, dù bản thân bị thất sủng,
khơng cịn được vua tin dùng.
Cảnh ngày hè được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, tuy nhiên khi Nguyễn Trãi viết
tác phẩm này thì thể thơ đã được thay đổi ít nhiều để phù hợp và uyển chuyển hơn. Chính vì vậy
bố cục của bài thơ cũng không cứng ngắc với 4 phần đề thực luận kết, mà ở đây có sự tách biệt
khá rõ ràng, trong đó 6 câu thơ đầu tiên là bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè dưới tầm mắt một
của một trí thức đã lui về ở ẩn, rời ra thế sự.
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hịe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên cịn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
8


Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"
Bên cạnh mốc thời gian rộng là một ngày hè thì, dấu hiệu thời gian để tác giả dựng lên bức tranh

thiên nhiên cuộc sống còn được thể hiện qua ba chữ “lầu tịch dương”, ý chỉ thời điểm cuối ngày,
khi mà mặt trời đã dần tắt, vạn vật đang thu mình lại để chờ đón đêm tối, chuyển từ trạng thái vận
động sang trạng thái nghỉ ngơi.
Thế nhưng trái lại, trong thơ của Nguyễn Trãi cái cảnh cuối ngày ấy lại khác, vạn vật không hề trở
nên mỏi mệt, tĩnh lặng, héo úa, buồn bã giống như các vần thơ của các tác giả trung đại ví như Bà
Huyện Thanh Quan với “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi/Dặm liễu sương sa khách bước dồn”
hoặc như Nguyễn Du với “Chim hơm thoi thót về rừng /Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành”.
Mà ở thơ của Nguyễn Trãi vạn vật vẫn căng tràn sức sống, trào dâng thành hương sắc âm thanh,
náo nhiệt rộn rã tươi thắm trong buổi chiều tàn. Thể hiện qua một loạt các hệ thống động từ như
“đùn đùn” trong “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”, thể hiện sức sinh sôi mạnh mẽ đang căng tràn
trong từng thớ vỏ của cây, cứ phun trào hết lớp này đến lớp khác. Không chỉ vậy “tán rợp giương”
cịn gợi ra hình ảnh xum x, xanh tốt của tán cây hòe, chúng mạnh mẽ vươn ra phủ kín cả một
khoảng khơng rộng lớn.
Rồi động từ “phun” trong câu “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ” cũng mang lại cảm giác tràn trề
nhựa sống, chực chờ nảy nở, sinh sôi để tạo ra một màu đỏ rực rỡ của những hoa thạch lựu. Điều
ấy càng làm cho bức tranh ngày hè thêm phần sôi động, chứng minh sự vận động không ngừng
nghỉ của thiên nhiên cuộc sống. Bức tranh thiên nhiên tiếp tục được thể hiện bằng câu “Hồng liên
trì đã tiễn mùi hương”, “tiễn” ở đây là một từ Hán Việt có nghĩa là dư ra, như vậy có thể hiểu đầy
đủ câu thơ là ao sen đã nồng nàn mùi hương, hay hoa sen trong ao đã bung nở rực rỡ, hương thơm
ngát trời.
Bên cạnh các động từ thể hiện sức sống tràn trề căng tràn của từng cảnh vật thì các từ láy thể hiện
âm thanh trong hai câu thơ “Lao xao chợ cá làng ngư phủ/Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương” cũng
lại tiếp tục bổ sung cho bức tranh cảnh ngày hè sự sôi động náo nhiệt của cuộc sống trước buổi
chiều tà. “Lao xao” ở đây chính là âm thanh ngã giá, trao đổi của người mua kẻ bán, tái hiện lại
một cách sinh động cuộc sống của con người thơng qua hình ảnh “chợ cá làng Ngư phủ”, gợi ra
sự nhộn nhịp, cuộc sống sung túc ấm no của con người, thế nên cảnh chợphiên cuối ngày mới có
cảnh lao xao tấp nập.
Hòa chung với những tiếng trao đổi rộn rã phía xa của con người ấy là sự góp vui của dàn hợp
xướng ve sầu cho ra những âm thanh “dắng dỏi” giòn tan, rộn rã, khuấy động cả không gian buổi
chiều tà, làm cho khung cảnh thêm phần náo nhiệt, đượm sức sống, gạt đi cái u buồn, tẻ nhạt của

hồng hơn.
Một điều đặc sắc của bài thơ là tác giả đã căng mở tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh
tế và tái hiện một cách xuất thần vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên cuộc sống. Với xúc giác
Nguyễn Trãi đã mang đến cho người đọc ấn tượng đầu tiên về bức tranh thiên nhiên ấy là sự mát
mẻ, dễ chịu, tạo cho người đọc ấn tượng về phong thái nhàn hạ, thoải mái của thi nhân khi tận
hưởng từng cơn gió thuở ngày hè.
Bên cạnh đó thị giác lại mang đến những ấn tượng sâu sắc về dáng hình của thiên nhiên với
những màu sắc rực rỡ, đó là màu xanh lục của cây hịe rợp bóng, rồi nổi bật trên cái nền xanh
thẫm ấy là màu đỏ rực rỡ của những đóa thạch lựu, và màu hồng dịu dàng của loài sen đã nở rộ
trong đầm. Và cuối cùng cả ba gam màu ấy lại được tắm mình trong cái màu vàng nhàn nhạt của
ánh hồng hơn sắp tắt để đem đến một bức tranh mùa hè tươi tắn, sức sống căng đầy mạnh mẽ,
thể hiện sự yêu đời, yêu sống, nhìn cảnh vật bằng tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả
Nguyễn Trãi.
9


Thêm vào đó, sự cảm nhận tinh tế của khứu giác về mùi của loài hoa sen, một loài hoa vốn nhàn
nhạt hương sắc, mà chỉ những con người thực sự có tấm lịng tha thiết với sen mới có thể cảm
nhận được cái mùi hương thanh mát, đang lan tỏa một cách nồng nàn, trong khơng gian khống
đạt. Mùi hương ấy cũng gián tiếp thể hiện cái vẻ đẹp của hoa sen vào mùa nở rộ, khiến người đọc
dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh một đầm sen hồng, không quá rực rỡ, nhưng cũng đủ khiến bức
tranh thiên nhiên bừng lên những vẻ đẹp rộn rã, yêu đời từ hương sắc của loài hoa thanh cao này.
Và cuối cùng bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè càng trở nên sôi động, náo nhiệt thông qua sự
cảm nhận một cách tinh tế của nhà văn về âm thanh của con người của sự vật. Đó là tiếng “lao
xao” thể hiện sự nhộn nhịp trong đời sống sinh hoạt của con ngày và buổi chợ chiều, là tiếng ve
“dắng dỏi” vang vọng khắp không gian, như nhắc nhở người ta về một ngày hè rạo rực.
Việc sử dụng biện pháp đảo cấu trúc đưa các từ láy mô tả âm thanh lên vị trí đầu câu lại càng
nhấn mạnh sự náo nhiệt của cuộc sống rộn ràng trong buổi chiều tà, gợi cảm giác vui tươi, hứng
khởi của cuộc sống, làm lu mờ cái cảm giác vắng vẻ, hiu quạnh mà những buổi chiều trong thi ca
thường mang lại.

Như vậy việc huy động tất cả những giác quan của tác giả đã tái hiện một cách xuất sắc bức tranh
thiên nhiên cuộc sống, cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi không chỉ đẹp mà cịn có chiều sâu, thể
hiện được tam quan của tác giả về cuộc đời, ln nhìn sự sống bằng đôi mắt hứng khởi, tha thiết,
thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên, cuộc đời tha thiết của tác giả. Từ những cảm nhận tinh tế về
bức tranh thiên nhiên cuộc sống, Nguyễn Trãi đã bộc lộ tấm lòng yêu dân ái quốc của mình qua
hai câu thơ kết bài.
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương"
Từ những quan sát về cuộc sống náo nhiệt của nhân dân nơi chợ cá làng Ngư phủ, tác giả đã
mường tượng ra hình ảnh cuộc sống vơ cùng tươi đẹp, sung túc đầy đủ của nhân dân. Điều đó gợi
ra trong tâm hồn của tác giả những niềm vui, niềm hạnh phúc khi chứng kiến cảnh quốc thái dân
an, thế nên muốn có Ngu cầm của vua Nghiêu vua Thuấn để đàn ra khúc Nam Phong, ca ngợi
cảnh thái bình thịnh trị của đất nước. Thể hiện niềm mong ước của Nguyễn Trãi về sự giàu có,
phồn vinh của nhân dân giống như hai triều đại trong lịch sử.
Đồng thời hai câu thơ còn thể hiện sự mãn nguyện, hài lòng của tác giả khi mong ước cả cuộc
đời, với tư tưởng nhân nghĩa, hướng về về nhân dân nay đã trở thành hiện thực. Tất cả đã làm nổi
bật lên vẻ đẹp tâm hồn cao quý của Nguyễn Trãi, dù là khi còn làm quan, còn được trọng dụng
hay khi đã thất thế sa cơ thì tấm lịng của ơng vẫn khơng một lần thay đổi.
Tác giả ln hướng trái tim mình về với nhân dân, với cuộc sống lao động bình thường dân dã,
thể hiện niềm yêu tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc đời. Nguyễn Trãi ấy, đã dành cả
kiếp nhân sinh để lo nghĩ cho nhân dân, cho đất nước bằng những tư tưởng cao đẹp, bằng tấm
lòng nhân hậu, nhân nghĩa, một lòng phụng sự cho Tổ quốc, cho dân tộc, thật đáng quý vô cùng.
Cảnh ngày hè là một bài thơ hay, thể hiện rõ nét vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi, ở đó
người ta khơng chỉ thấy hiện lên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên rực rỡ, náo nhiệt căng tràn sức
sống. Mà còn nhìn nhận được tấm lịng thiết tha của tác giả dành cho vận mệnh đất nước, vận
mệnh dân tộc, cả một đời người chỉ mong ước sự phồn hoa, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, thể
hiện nổi bật tư tưởng chính nghĩa và tư tưởng vì nhân dân mà tác giả vẫn luôn hằng tâm niệm.

10




×