Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Thực hiện quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại bệnh viện e, năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ CÁNH

THỰC HIỆN QUY TRÌNH XỬ LÝ DỤNG CỤ CHỊU NHIỆT CỦA NHÂN
VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN E, NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH :8720802

Hà Nội, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ CÁNH

THỰC HIỆN QUY TRÌNH XỬ LÝ DỤNG CỤ CHỊU NHIỆT CỦA NHÂN
VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN E, NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH : 8720802

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1.

PGS.TS. HÀ KIM TRUNG

2.



TS. ĐẶNG VŨ PHƢƠNG LINH

Hà Nội, 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu,
phòng Đào tạo sau đại học cùng tồn thể các thầy cơ giáo trường Đại học Y tế Công
cộng đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám đốc cùng các cán bộ Bệnh viện E đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong thời gian nghiên cứu tại Bệnh viện.
Có được kết quả này, tôi vô cùng biết ơn PGS.TS Hà Kim Trung và Tiến sĩ
Đặng Vũ Phương Linh là người thầy đã định hướng, hướng dẫn tận tình, tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, động
viên, giúp đỡ tôi mọi mặt để tơi hồn thành q trình học tập.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2019
Học viên
Nguyễn Thị Cánh


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ ix

TÓM TẮT ...................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................6
1.1. Một số khái niệm, lịch sử phát triển cơng tác kiểm sốt nhiễm khuẩn và
khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ ..............................................................................6
1.1.1. Một số khái niệm về kiểm soát nhiễm khuẩn và khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng
cụ 6
1.1.2. Lịch sử phát triển công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn tại Việt Nam ...................6
1.1.3. Tầm quan trọng của khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế ..................................7
1.1.4. Những nguyên tắc khử - tiệt khuẩn dụng cụ [12] ............................................8
1.2. Thực hiện công tác xử lý dụng cụ y tế tại cơ sở y tế ......................................8
1.2.1. Các điều kiện để thực hiện khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế ....................8
1.2.2. Thực hiện khử khuẩn – tiệt khuẩn tại cơ sở y tế. ...........................................10
1.2.3. Quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt ...............................................................11
1.3. Một số yếu tố thuận lợi khó khăn khi thực hiện khử khuẩn, tiệt khuẩn
dụng cụ y tế. .............................................................................................................15
1.3.1. Thuận lợi .......................................................................................................15
1.3.2. Khó khăn........................................................................................................17
1.4. Một số nghiên cứu về khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ trên Thế giới và Việt
Nam 19
1.4.1. Nghiên cứu về khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ trên thế giới. ...................19


iii

1.4.2. Nghiên cứu về khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ tại Việt Nam ......................22
1.5. Giới thiệu về cơ sở nghiên cứu ......................................................................25
1.5.1. Giới thiệu về Bệnh viện E .............................................................................25
1.5.2. Công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ tại Bệnh viện E ..............................26

1.5.3. Quy trình thực hiện xử lý (làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn) dụng cụ chịu
nhiệt tại Bệnh viện E. ................................................................................................28
1.6. Khung lý thuyết ..............................................................................................34
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................35
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................35
2.1.1. Nghiên cứu định lượng .................................................................................35
2.1.2. Nghiên cứu định tính ....................................................................................35
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................35
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................35
2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu..............................................................36
2.4.1. Nghiên cứu định lượng .................................................................................36
2.4.1.1.Tại các khoa lâm sàng .................................................................................36
2.4.1.2.Tại khoa Kiểm sốt nhiễm khuẩn ...............................................................36
2.4.2. Nghiên cứu định tính ....................................................................................37
2.5. Công cụ và phƣơng pháp thu thập số liệu....................................................37
2.5.1. Cơ sở để xây dựng bộ công cụ ......................................................................37
2.5.2. Công cụ thu thập s liệu ...............................................................................37
2.5.3.

hương pháp thu thập s liệu ......................................................................38

2.6. Các biến số nghiên cứu...................................................................................40
2.6.1. Các biến s nghiên cứu định lượng .............................................................40
2.6.2. Các ch đề nghiên cứu định tính .................................................................40


iv

2.7. Các tiêu chuẩn đánh giá .................................................................................40
2.8. Xử lý và phân tích số liệu ...............................................................................41

2.8.1. S liệu định lượng .........................................................................................41
2.8.2. S liệu định tính ............................................................................................42
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ....................................................................42
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................43
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ..................................................43
3.2. Thực trạng thực hiện quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y
tế tại Bệnh viện E, năm 2019 ..................................................................................44
3.2.1. Thực trạng quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt tại khoa lâm sàng .................44
3.2.2. Tại khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn...................................................................55
3.3. Một số yếu tố thuận lợi, khó khăn khi thực hiện quy trình xử lý dụng cụ
chịu nhiệt của nhân viên y tế tại Bệnh viện E, năm 2019 ....................................60
3.3.1. Thuận lợi .......................................................................................................61
3.3.2. Khó khăn........................................................................................................66
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ...........................................................................................72
4.1. Thực trạng thực hiện quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại
Bệnh viện E, năm 2019. ............................................................................................72
4.1.1. Tại các khoa lâm sàng ....................................................................................72
4.1.2. Tại khoa kiểm soát nhiễm khuẩn ...................................................................75
4.2. Một số yếu tố thuận lợi, khó khăn khi thực hiện xử lý dụng cụ chịu nhiệt của
nhân viên y tế tại Bệnh viện E, năm 2019 ................................................................79
4.2.1. Các yếu tố thuận lợi........................................................................................79
4.2.2. Khó khăn ........................................................................................................83
4.3. Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................87


v

KẾT LUẬN ..............................................................................................................88
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................90

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC BIẾN SỐ ....................................................................95
PHỤ LỤC 2: BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH QUY TRÌNH XỬ LÝ
DỤNG CỤ CHỊU NHIỆT CỦA NVYT TẠI BỆNH VIỆN E. ..........................104
PHỤ LỤC 2A : .......................................................................................................104
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH QUY TRÌNH XỬ LÝ DỤNG CỤ
CHỊU NHIỆT CỦA NVYT TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG .............................104
MẪU 1 : ..................................................................................................................104
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH LÀM SẠCH DỤNG CỤ TẠI CÁC
KHOA LÂM SÀNG ..............................................................................................104
MẪU 2 : ..................................................................................................................106
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH VẬN CHUYỂN DỤNG CỤ BẨN VÀ
BÀN GIAO CHO KHOA KSNK .........................................................................106
MẪU 3 : ..................................................................................................................106
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH NHẬN DỤNG CỤ ĐÃ TIỆT
KHUẨN VÀ VẬN CHUYỂN VỀ KHOA ...........................................................106
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH BẢO QUẢN – LƢU GIỮ DỤNG CỤ
ĐÃ TIỆT KHUẨN.................................................................................................107
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH QUY TRÌNH XỬ LÝ DỤNG CỤ
TẠI KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN ....................................................107
MẪU 1 : ..................................................................................................................107
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH QUY TRÌNH NHẬN DỤNG CỤ
BẨN TỪ CÁC KHOA LÂM SÀNG ....................................................................107
MẪU 2 : ..................................................................................................................108


vi

BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH QUY TRÌNH LÀM SẠCH LẠI
DỤNG CỤ TẠI KHOA KSNK.............................................................................108
MẪU 3 : ..................................................................................................................109

BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH QUY TRÌNH BẢO DƢỠNG ĐĨNG GĨI DỤNG CỤ ........................................................................................109
MẪU 4 : ..................................................................................................................109
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH QUY TRÌNH TIỆT KHUẨN DỤNG
CỤ ...........................................................................................................................109
MẪU 5 : ..................................................................................................................110
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH QUY TRÌNH BÀN GIAO DỤNG
CỤ ĐÃ TIỆT KHUẨN CHO CÁC KHOA LÂM SÀNG ..................................110
PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU...........................111
PHỤ LỤC 4: PHIẾU HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ................................113
PHỤ LỤC 5: PHIẾU HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ............................115
PHỤ LỤC 6: BẢNG ĐÁNH GIÁ KHI THỰC HIỆN XỬ LÝ DỤNG CỤ CHỊU
NHIỆT CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN .........................................119
PHỤ LỤC 7: CÁC QUY TRÌNH KHỬ KHUẨN TIỆT KHUẨN TẠI BỆNH
VIỆN E ...................................................................................................................127


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BYT

Bộ y tế

KBCB

Khám bệnh chữa bệnh

BV


Bệnh viện

NVYT

Nhân viên y tế

CS

Cộng sự

DC

Dụng cụ

ĐTV

Điều tra viên

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐD

Điều dưỡng

HL

Hộ lý


KK - TK

Khử khuẩn – tiệt khuẩn

TK

Tiệt khuẩn

KK

Khử khuẩn

KKMĐC

Khử khuẩn mức độ cao

TKTT

Tiệt khuẩn trung tâm

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

LS

Lâm sàng

NKBV


Nhiễm khuẩn bệnh viện

TTB

Trang thiết bị

CSVC

Cơ sở vật chất

YTCC

Y tế công cộng

WHO

Tổ chức y tế thế giới

CDC

Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ

TT

Trung tâm


viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3. 1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ..............................................43
Bảng 3. 2 Thực trạng các bước chuẩn bị làm sạch dụng cụ (n=292) ........................44
Bảng 3. 3 Bảng trung vị số nội dung chuẩn bị dụng cụ, hóa chất thực hiện đúng theo
khoa ...........................................................................................................................45
Bảng 3. 4 Trung vị số nội dung chuẩn bị dụng cụ, hóa chất thực hiện đúng theo
khoa ...........................................................................................................................47
Bảng 3. 5 Thực trạng thực hiện làm sạch dụng cụ sau khi sử dụng (n=292) ...........48
Bảng 3. 6 Phân bổ số nội dung của làm sạch dụng cụ sau khi sử dụng thực hiện
đúng theo trung vị ....................................................................................................50
Bảng 3. 7 Thực hiện bàn giao dụng cụ sau khi làm sạch từ các khoa lâm sàng tới
khoa KSNK (n = 100) ...............................................................................................51
Bảng 3. 8 Thực hiện nhận DC sau tiệt khuẩn từ khoa KSNK về các khoa lâm sàng
(n = 100) ....................................................................................................................52
Bảng 3. 9 Thực trạng bảo quản - lưu giữ dụng cụ đã được tiệt khuẩn......................54
Bảng 3. 10 Số lượng nhân viên thực hiện đạt các nội dung của quy trình xử lý dụng
cụ chịu nhiệt tại khoa lâm sàng .................................................................................54
Bảng 3. 11 Nhận DC bẩn từ các khoa lâm sàng........................................................55
Bảng 3. 12 Thực hiện chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để làm sạch lại dụng cụ tại
khoa KSNK (n = 100) ...............................................................................................56
Bảng 3. 13 Thực trạng thực hiện làm sạch dụng cụ sau khi sử dụng tại khoa KSNK
(n=100) ......................................................................................................................57
Bảng 3. 14 Thực trạng bảo dưỡng và đóng gói dụng cụ trước khi tiệt khuẩn (n=100)
...................................................................................................................................58
Bảng 3. 15 Số lượng nhân viên thực hiện đạt các nội dung của quy trình xử lý dụng
cụ chịu nhiệt tại khoa KSNK ....................................................................................60


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3. 1 Phân bổ số lượng nhân viên tham gia nghiên cứu theo khoa ..............43
Biểu đồ 3. 2 Biểu đồ tỷ lệ số nội dung thực hiện đúng trong chuẩn bị dụng cụ, hóa
chất ............................................................................................................................45
Biểu đồ 3. 3 Thực trạng thực hiện phòng hộ cá nhân khi làm sạch dụng cụ ............46
Biểu đồ 3. 4 Biểu đồ tỷ lệ số nội dung thực hiện đúng trong tuân thủ bảo hộ lao
động ...........................................................................................................................47
Biểu đồ 3. 5 Tỷ lệ nội dung thực hiện đúng khi làm sạch dụng cụ ..........................49
Biểu đồ 3. 6 Tỷ lệ nội dung không thực hiện nhiều nhất khi làm sạch dụng cụ .......50
Biểu đồ 3. 7 Tỷ lệ nội dung thực hiện đúng khi thực hiện bàn giao dụng cụ cho khoa
KSNK .........................................................................................................................52
Biểu đồ 3. 8 Tỷ lệ nội dung thực hiện đúng khi thực hiện nhận dụng cụ sau tiệt
khuẩn từ khoa KSNK tới khoa lâm sàng ...................................................................53
Biểu đồ 3. 9 Thực trạng thực hiện phòng hộ cá nhân khi làm sạch dụng cụ tại khoa
KSNK .........................................................................................................................56
Biểu đồ 3. 10 Thực trạng tiệt khuẩn dụng cụ của nhân viên khoa KSNK ................59
Biểu đồ 3. 11 Thực trạng phân phát dụng cụ đã được tiệt khuẩn............................59


1

TÓM TẮT

Các bệnh viện hiện đang đối mặt với những thách thức liên quan đến
việc khử khuẩn, tiệt khuẩn và bảo dưỡng dụng cụ y tế dùng lại. Việc xử lý
dụng cụ sau sử dụng nếu không được tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu làm sạch
đến khâu khử khuẩn tiệt khuẩn đúng có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của
bệnh nhân đồng thời làm hỏng dụng cụ, tổn thương cho nhân viên y tế.
Nghiên cứu “Thực hiện quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân
viên y tế tại Bệnh viện E, năm 2019” được thực hiện với mục tiêu: (1) Mô tả
thực trạng thực hiện quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại

Bệnh viện E, năm 2019; (2) Phân tích một số yếu tố thuận lợi, khó khăn khi
thực hiện xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại Bệnh viện E, năm
2019.
Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp giữa nghiên cứu định
lượng và nghiên cứu định tính. Chọn mẫu có chủ đích trên 10 khoa lâm sàng
và khoa kiểm soát nhiễm khuẩn. Quan sát 166 nhân viên thực hiện xử lý dụng
cụ chịu nhiệt thông qua bảng kiểm. Thực hiện 04 cuộc thảo luận nhóm, 06
cuộc phỏng vấn sâu để thu thập thơng tin. Số liệu được nhập bằng phần mềm
Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0
Kết quả: Đa số nhân viên y tế tuân thủ quy định về khử khuẩn tiệt
khuẩn dụng cụ, thực hiện kiểm tra chất lượng tiệt khuẩn, bàn giao và tiếp
nhận dụng cụ đúng lịch. 100% dụng cụ được bảo quản trong tủ kín, sạch, khơ
ráo, khơng bụi bẩn.Tỷ lệ thực hiện đúng tồn bộ các bước chuẩn bị để làm
sạch dụng cụ tại các khoa lâm sàng là 3,1%; các nội dung bảo hộ cá nhân là
1,7% và quy trình làm sạch là 1,4%. Tỷ lệ vận chuyển dụng cụ sạch bằng xe
chuyên dụng là 30%;
Một số yếu tố thuận lợi: có nhiều văn bản quy phạm pháp luật chương
trình, tài liệu đào tạo, hướng dẫn thực hiện công tác khử khuẩn- tiệt khuẩn.
Lãnh đạo bệnh viện quan tâm. Một số khó khăn: Bệnh viện đang trong quá


2

trình nâng cấp. Thiếu các dụng cụ tại khoa lâm sàng. Ý thức thái độ về việc
thực hiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng khi xử lý
dụng cụ hiện nay chưa tốt. Hạn chế về kinh phí. Cơ chế thưởng phạt của bệnh
viện đối với việc thực hiện xử lý dụng cụ chưa rõ ràng.
Khuyến nghị: Bệnh viện sớm đưa vào sử dụng trung tâm tiệt khuẩn; trang bị
đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện cho công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn;
đảm bảo kinh phí cho cơng tác khử khuẩn, tiệt khuẩn; đưa ra các chế tài khen

thưởng và xử phạt đối với cơng tác kiểm sốt nhiễm khuẩn. Khoa kiểm soát nhiễm
khuẩn cần tăng cường giám sát thực hiện công tác làm sạch dụng cụ.


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện đang đối mặt với những thách thức liên
quan đến việc khử khuẩn, tiệt khuẩn và bảo dưỡng dụng cụ y tế. Những thách thức
trong xử lý dụng cụ dùng lại là có thể gây nguy hiểm cho sự an tồn của bệnh nhân,
gây thiệt hại đáng kể cho danh tiếng và tăng thêm chi phí hoạt động của Bệnh viện.
Việc xử lý dụng cụ sau sử dụng tại các khoa là một cơng đoạn của q trình khử
khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ; nếu không thực hiện đúng sẽ không đảm bảo hiệu quả
khử khuẩn và tiệt khuẩn đồng thời làm hỏng dụng cụ, tổn thương cho nhân viên y tế
dẫn tới chi phí y tế tăng lên[11],[13]. Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh
(CDC) của Mỹ đã ước tính rằng có khoảng 1,7 triệu ca bị NKBV; 99.000 ca tử vong
và mất 4,5 tỷ đơ la chi phí chăm sóc sức khỏe vượt mức hàng năm[35]. Tại Việt
Nam trong thăm khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân thì các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh (KBCB) phải tái sử dụng các dụng cụ y tế bằng kim loại như: Pank, kéo,
khay đựng dụng cụ... Quá trình tái sử dụng này nếu không được tuân thủ nghiêm
ngặt từ khâu làm sạch đến khâu khử khuẩn và tiệt khuẩn đúng có thể gây nên những
hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến chất lượng thăm khám và điều trị người
bệnh của bệnh viện[13],[14]. Từ năm 1997 đến nay Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn
bản hướng dẫn công tác khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế. Các văn bản này yêu
cầu các cơ sở y tế khi tái sử dụng dụng cụ y tế phải tuân thủ các quy định về khử
khuẩn tiệt khuẩn để đảm bảo an toàn khi sử dụng lại cho người bệnh. Trên thực tế
cho thấy cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, công tác tổ chức thực hiện khử khuẩn tiệt
khuẩn còn nhiều hạn chế và tỷ lệ thực hành đúng quy trình khử khuẩn – tiệt khuẩn
hiện chưa cao[22],[29],[30].
Bệnh viện E là Bệnh viện Đa khoa Trung ương hạng I, với trên 1000 giường

bệnh, công suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức cao; trong năm 2018 bệnh viện
thực hiện 8187 lượt phẫu thuật. Bệnh viện sử dụng nhiều loại dụng cụ bằng kim loại
chịu được nhiệt độ và độ ẩm dùng lại nhiều lần được TK bằng phương pháp hấp ẩm
như dụng cụ dùng để thay băng, tiêm truyền, các loại dụng cụ phẫu thuật, thực hiện
các thủ thuật xâm lấn khác. Theo thống kê của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn trong
năm 2018 tổ dụng cụ đã đóng gói và tiệt khuẩn 116012 bộ dụng cụ chịu nhiệt độ


4

cao và 27089 bộ dụng cụ chịu nhiệt độ thấp. Bệnh viện đã xây dựng và ban hành
các quy trình, quy định về KK-TK dụng cụ bao gồm cả dụng cụ thiết yếu và không
thiết yếu, cung cấp các trang thiết bị phương tiện và tổ chức thực hiện theo quy
định, hướng dẫn của Bộ Y tế và điều kiện thực tế của đơn vị . Tuy nhiên theo báo
cáo điều tra cắt ngang nhiễm khuẩn bệnh viện năm 2017 có 2,65% bệnh nhân mắc
NKBV với các loại nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn phổi, nhiễm khuẩn vết mổ,
nhiễm khuẩn hệ tiết niệu [5]. Từ thực tế trên câu hỏi được đặt ra là tỷ lệ NKBV có
liên quan đến tuân thủ quy trình xử lý dụng cụ tại các khoa khơng? Việc thực hiện
tn thủ quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại các khoa hiện nay
như thế nào? Có những khó khăn, thuận lợi gì khi thực hiện xử lý dụng cụ chịu
nhiệt của nhân viên y tế.
Để trả lời cho câu hỏi trên học viên thực hiện đề tài:“Thực hiện quy trình xử lý
dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại Bệnh viện E, năm 2019” với hy vọng từ
kết quả nghiên cứu có thể đưa ra các khuyến nghị giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn
nữa công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn tại đơn vị đồng thời nâng cao năng lực trong
công tác về lĩnh vực này cho các nhân viên y tế để từ đó tiến tới giảm các nguy cơ
nhiễm khuẩn bệnh viện.


5


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả việc thực hiện quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại
Bệnh viện E, năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố thuận lợi, khó khăn khi thực hiện quy trình xử lý dụng
cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại Bệnh viện E năm 2019.


6

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm, lịch sử phát triển cơng tác kiểm sốt nhiễm khuẩn và
khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ
1.1.1. Một số khái niệm về kiểm soát nhiễm khuẩn và khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng
cụ
- Kiểm soát nhiễm khuẩn: việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các

hướng dẫn, quy định, quy trình chun mơn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi
sinh vật gây bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá trình
khám bệnh, chữa bệnh [19].
- Tiệt khuẩn: quá trình tiêu diệt/loại bỏ toàn bộ vi khuẩn (kể cả bào tử vi

khuẩn) và virus [13],[14],[41].
- Khử nhiễm (khử khuẩn): quá trình loại bỏ các chất hữu cơ và giảm số

lượng các tác nhân gây bệnh bằng cơ học và hóa học, nhằm bảo đảm an toàn khi sử
dụng, vận chuyển và thải bỏ [13],[14],[41].
- Làm sạch: sử dụng biện pháp cơ học như cọ, rửa... để loại bỏ các chất hữu

cơ, vi khuẩn, virus có ở bề mặt dụng cụ, khơng nhất thiết phải tiêu diệt hết các tác

nhân nhiễm khuẩn [13],[14],[41].
- Dụng cụ chịu nhiệt: dụng cụ có thể khử khuẩn tiệt khuẩn bằng nhiệt độ cao

[7],[11],[12].
- Quy trình xử lý DC thiết yếu chịu nhiệt: Thực hiện lần lượt các bước từ

ngay sau khi sử dụng dụng cụ: làm sạch, khử khuẩn... đến khi dụng cụ được tiệt
khuẩn [9],[13],[14].
1.1.2. Lịch sử phát triển công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn tại Việt Nam
Hiện nay, công tác KSNK tại các cơ sở y tế đã được pháp luật công nhận với
các cơ sở pháp lý để triển khai và thực hiện. Những năm gần đây, Chính phủ đã có
những văn bản luật, văn bản dưới luật quy định về cơng tác phịng chống nhiễm
khuẩn. Bộ Y tế đã ban hành một số các tài liệu, hướng dẫn tổ chức thực hiện KKTK nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm; đảm bảo an toàn cho NB và NVYT tại các cơ sở
khám chữa bệnh:
-

Quy chế bệnh viện năm 1997 của Bộ Y tế đã hướng dẫn thực hiện KK-TK


7

dụng cụ tái sử dụng tại các đơn vị y tế; quy định KK-TK là yêu cầu bắt buộc trong
việc sử dụng lại dụng cụ y tế.
-

Thông tư 16/2018/TT-BYT ngày 20/7/2018 Quy định về kiểm soát nhiễm

khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh [19].
-


Quyết định số 3671/QĐ-BYT năm 2012 thực hiện các hướng dẫn về

KSNK trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế [13].
-

Quyết định số 3916/QĐ-BYT của Bộ Y tế năm 2017 hướng dẫn KSNK

trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có các hướng dẫn về KK-TK xử lý dụng cụ y
tế trong thực hiện nội soi chẩn đoán và các loại phẫu thuật.
Ngồi ra, có rất nhiều khuyến cáo từ nhiều tổ chức KSNK trên thế giới đã cập
nhật và ban hành những hướng dẫn mới về KK, TK các DC trong các cơ sở KBCB,
những hướng dẫn này chính là nguồn dữ liệu quan trọng để các bệnh viện xây dựng
những quy trình khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ phù hợp với điều kiện của từng
bệnh viện.
1.1.3. Tầm quan trọng c a khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế
Sử dụng lại các dụng cụ trong điều trị, chăm sóc người bệnh là hoạt động
diễn ra thường xuyên tại các cơ sở khám, chữa bệnh ở Việt Nam. Việc sử dụng lại
dụng cụ nếu không tuân thủ đúng các bước của quy trình khử khuẩn có thể gây ra
các ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng chẩn đốn, điều trị và chăm sóc người bệnh
của bệnh viện, thậm chí nó cịn có thể là nguồn lây nhiễm cho nhân viên y tế và
cộng đồng. Tại Hoa Kỳ có 36 vụ dịch liên quan đến nội soi đường tiêu hóa từ năm
1974 đến 2001 do khơng được tn thủ quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ. Đã
xảy ra một vụ dịch dẫn đến 17 người bệnh bị NKBV và làm chết 5 BN sau phẫu
thuật tim, do dụng cụ sử dụng trong q trình phẫu thuật và điều trị khơng đảm bảo
tiệt khuẩn (theo báo cáo của Hosp Infect năm 2002). Tại Việt Nam, trong báo cáo
khảo sát của Bộ Y tế (2007) cho thấy: chỉ có 67% các bệnh viện có đơn vị tiệt
khuẩn trung tâm (TKTT), việc làm sạch bằng tay chiếm 85%; 20-40% các bệnh
viện chủ động kiểm tra chất lượng dụng cụ sau khi được khử khuẩn, tiệt khuẩn [10].
Các nước trên thế giới đang đứng trước thách thức do có nhiều tác nhân gây
bệnh như lao đa kháng thuốc, các vi khuẩn siêu kháng thuốc và những vũ khí sinh



8

học khác. Do vậy việc nâng cao kiến thức và sự tuân thủ quy trình khử khuẩn dụng
cụ đúng là một yêu cầu cấp thiết, nhất là ở Việt Nam, khi phổ biến việc tái sử dụng
dụng cụ cho người bệnh và liên quan chất lượng điều trị của người thầy thuốc.
1.1.4. Những nguyên tắc khử - tiệt khuẩn dụng cụ [12]
- Dụng cụ sau khi sử dụng cho bệnh nhân phải được xử lý thích hợp tùy thuộc vào
từng trường hợp cụ thể.
- DC sau khi xử lý phải được bảo quản bảo đảm an toàn cho đến khi sử dụng cho
bệnh nhân khác.
- NVYT phải được đào tạo, huấn luyện về KK-TK và trang bị đầy đủ các phương
tiện phòng hộ.
- DC y tế trong các cơ sở KBCB phải được quản lý và xử lý tập trung.
1.2.

Thực hiện công tác xử lý dụng cụ y tế tại cơ sở y tế

1.2.1. Các điều kiện để thực hiện khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế
Mỗi khoa và cơ sở y tế cần phải phân định rõ khu vực hoặc phòng xử lý DC
bẩn riêng. Mỗi cơ sở y tế cần có trung tâm tiệt khuẩn tập trung để KK-TK các dụng
cụ đã được xử lý sơ bộ tại các khoa phòng chuyển xuống là tốt nhất để đảm bảo
hiệu quả KK-TK nhằm giảm lây nhiễm chéo cho NB và NVYT [11],[6]. Nhưng
trên thực tế do điều kiện về nguồn kinh phí hạn chế, nhân lực thiếu hoặc vì các lý do
khác mà một số cơ sở y tế chưa thực hiện KK-TK tập trung theo hướng dẫn của Bộ
Y tế.
Các cơ sở y tế cần trang bị sẵn sàng các phương tiện để thực hiện KK-TK dụng cụ
đảm bảo an toàn cho NB và nhân viên y tế tiếp xúc với DC y tế, bao gồm:
Các phương tiện để thực hiện khử nhiễm dụng cụ như xơ/chậu có nắp đậy kín, hóa

chất khử nhiễm, nước, bồn cọ rửa và bàn chải cọ rửa phù hợp với DC.
Các phương tiện để thực hiện tiệt khuẩn DC như các máy tiệt khuẩn DC bằng
nhiệt ướt, máy sấy khô và máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp hoặc hóa chất khử khuẩn
mức độ cao để thực hiện KKMĐC với DC khơng chịu nhiệt.
Cần có xe vận chuyển DC bẩn và xe vận chuyển DC sạch riêng để thực hiện
vận chuyển DC riêng nhằm tránh tái nhiễm trong quá trình vận chuyển những DC


9

đã tiệt khuẩn. Đồng thời cần có tủ/giá để bảo quản DC vô khuẩn riêng để bảo quản
DC khi chưa sử dụng nhằm tránh tái nhiễm trong quá trình bảo quản, lưu giữ.
Các phương tiện phòng hộ cá nhân khi thực hiện KK-TK dụng cụ để giảm
phơi nhiễm cho NVYT như: găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, kính, tạp dề,...
Yếu tố con người: tại các cơ sở y tế, việc thực hiện khử khuẩn tiệt khuẩn DC
tái sử dụng lại tại các khoa lâm sàng có sự tham gia của điều dưỡng, hộ sinh. Việc
phân công điều dưỡng, hộ sinh thực hiện xử lý DC tái sử dụng tại khoa và bảo quản
DC tái sử dụng tùy thuộc vào từng khoa phòng trong mỗi cơ sở y tế. Những nhân
viên y tế trực tiếp thực hiện xử lý DC cần phải được đào tạo[6].
Yếu tố về quy trình, quy định: Mỗi cơ sở y tế cần xây dựng quy trình, quy
định cụ thể về quy trình xử lý DC tái sử dụng dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế và
thực hiện đào tạo cho NVYT để NVYT thực hiện xử lý DC theo quy trình bệnh
viện đã xây dựng. Mỗi khoa phịng trong bệnh viện có quy định cụ thể về nơi xử lý
DC bẩn và đồ bẩn riêng, có tủ để dụng cụ tiệt khuẩn đảm bảo sạch sẽ và khơng để
lẫn đồ bẩn cùng gói DC đã tiệt khuẩn. DC đã tiệt khuẩn và dụng cụ bẩn được quy
định thực hiện vận chuyển bằng phương tiện riêng để tránh tái nhiễm cho DC đã tiệt
khuẩn. Quy định về hướng dẫn sử dụng các loại hóa chất để KK-TK dụng cụ mà
BV hiện đang sử dụng. Một quy trình KK-TK là thứ tự các bước thực hiện KK-TK
dụng cụ đó từ ngay sau khi sử dụng cho đến khi DC đó được KKMĐC hoặc tiệt
khuẩn, để DC khơng cịn ơ nhiễm nữa. Người điều dưỡng, hộ sinh ngồi việc tham

gia vào thực hiện quy trình KK-TK, còn phải thực hiện các quy định về việc bảo
quản và lưu giữ DC theo quy định.
Thực hiện theo dõi, giám sát: việc theo dõi giám sát cán bộ nhân viên y tế thực
hiện đúng các quy trình quy định về KK-TK dụng cụ y tế trong mỗi cơ sở y tế là
một việc làm hết sức cần thiết trong cơng tác quản lý để đảm bảo cho quy trình, quy
định đó được thực hiện một cách có hiệu quả. Theo dõi giám sát hằng ngày việc
thực hiện KK-TK của điều dưỡng, hộ sinh thường được thực hiện bởi điều dưỡng
trưởng khoa hoặc hộ sinh trưởng khoa. Các đoàn kiểm tra của bệnh viện hoặc của
các cấp thì thường thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện KKTK dụng cụ y tế tại các khoa phòng của bệnh viện.


10

Điều kiện về đào tạo để có thể thực hành về KK-TK: NVYT cần được đào tạo
về KK-TK, đặc biệt là những người làm trực tiếp. Việc đào tạo này có thể từ các
trường đào tạo nghề hoặc do tuyến trên, bệnh viện tự tổ chức đào tạo tập trung tại
bệnh viện hoặc đào tạo tại chỗ bằng phương pháp cầm tay chỉ việc do nhân viên
chuyên trách hướng dẫn để có thực hành đúng về KK-TK.
Tổ chức thực hiện: Việc thực hiện KK-TK được phân công cụ thể cho các cán
bộ nhân viên trong từng khoa phòng tham gia vào quá trình thực hiện KK-TK dụng
cụ tái sử dụng.
1.2.2. Thực hiện khử khuẩn – tiệt khuẩn tại cơ sở y tế.
Thực hiện KK-TK dụng cụ tái sử dụng trong khám chữa bệnh là một trong
những công việc của điều dưỡng và hộ sinh, việc thực hiện KK-TK đúng sẽ giảm
được các nhiễm khuẩn do q trình sử dụng ơ nhiễm gây nên, giảm thời gian nằm
viện, giảm chi phí điều trị, tăng niềm tin của NB vào NVYT.
Thực hiện KK-TK dụng cụ bao gồm thực hiện xử lý DC tái sử dụng theo quy
trình, vận chuyển, bảo quản/lưu giữ DC vô khuẩn và các DC sạch hay bẩn đúng quy
định đến khi sử dụng DC. Người điều dưỡng, hộ sinh cần có kiến thức về KK-TK
để thực hiện KK-TK dụng cụ dùng lại có hiệu quả tốt nhất.

Các cơ sở y tế phải tổ chức thực hiện KK-TK dụng cụ y tế, với nguyên tắc [8]:
+ DC y tế khi sử dụng cho mỗi NB đều phải được xử lý thích hợp dựa trên
mức độ nguy cơ gây nhiễm khuẩn liên quan đến việc sử dụng dụng cụ đó.
+ DC sau khi được xử lý phải được bảo quản đảm bảo an toàn cho đến khi sử
dụng tiếp theo.
+ NVYT phải được đào tạo, tập huấn và trang bị đủ các phương tiện phòng hộ
cá nhân khi thực hiện xử lý các DC.
+ DC y tế trong cơ sở y tế phải được xử lý tập trung. Việc thực hiện xử lý DC
tập trung tại trung tâm tiệt khuẩn để đảm bảo DC tái sử dụng được an toàn cho NB
và NVYT và giúp giảm thời gian cho điều dưỡng, hộ sinh tại các khoa lâm sàng để
có nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc và theo dõi NB. Trên thực tế cho thấy, tại
Bệnh viện Nhi Đồng 2, việc tổ chức thực hiện xử lý DC tập trung tại trung tâm tiệt


11

khuẩn trong 6 tháng đầu năm 2009 đã tiết kiệm được chi phí cho một lượng lớn hóa
chất, bao bì lên tới 123.530.757 đồng [20]
Thực hành của điều dưỡng, hộ sinh về KK-TK dụng cụ tái sử dụng bao gồm
thực hiện quy trình xử lý DC và vận chuyển, bảo quản/lưu giữ theo quy định về
KK-TK đối với từng nhóm DC.
NVYT phải xác định rõ DC đó thuộc lại DC nào để lựa chọn quy trình xử lý
cho phù hợp.
1.2.3. Quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt
Việc xử lý dụng cụ y tế sau khi sử dụng cho bệnh nhân là một yêu cầu bắt
buộc đối với các bệnh viện. Đặc biệt là các loại dụng cụ bằng kim loại chịu được
nhiệt độ cao có thể tái sử dụng nhiều lần thì việc xử lý sau khi sử dụng lại càng
quan trọng. Các bệnh viện có nhiều hình thức xử lý khác nhau như hấp ướt, sấy
khô... Hiện nay có nhiều bệnh viện thực hiện xử lý dụng cụ tập trung có nghĩa là
dụng cụ sau khi sử dụng được vận chuyển đến đơn vị tiệt khuẩn trung tâm ở đây sẽ

thực hiện các bước làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và sau đó lại cấp phát
về cho các khoa sử dụng. Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị chưa thực hiện xử lý
dụng cụ tập trung mà vẫn thực hiện làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ chịu
nhiệt ngay tại các khoa lâm sàng (đa số sử dụng phương pháp tiệt khuẩn bằng sấy
khô). Ngồi ra cịn một số đơn vị đối với dụng cụ kim loại sau khi được sử dụng
cho người bệnh được thực hiện làm sạch tại các khoa lâm sàng sau đó vận chuyển
tới đơn vị trung tâm để thực hiện tiệt khuẩn; sau khi tiệt khuẩn dụng cụ được vận
chuyển về các khoa lâm sàng, cận lâm sàng để sử dụng cho người bệnh. Dù có triển
khai bằng hình thức nào thì việc xử lý dụng cụ chịu nhiệt cũng tuân thủ theo quy
trình sau [12],[13],[15],[23]:


12

Sử
dụng
dụng cụ
Bảo
quản và
lƣu trữ

Làm
sạch
dụng cụ

Tiệt
khuẩn

Khử
khuẩn


Đóng
gói và
dán
nhãn

Bảo
dƣỡng

Sơ đồ quy trình sử dụng, và xử lý dụng cụ chịu nhiệt
1.2.3.1. Làm sạch dụng cụ chăm sóc người bệnh [13],[14],[15]
-

Dụng cụ sau sử dụng phải được làm sạch với nước và chất tẩy rửa, tốt nhất

là chất tẩy rửa có chứa enzyme tại phòng xử lý DC của khoa thực hiện hoặc/và khoa
kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện trước khi khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn.
-

Việc làm sạch có thể thực hiện thủ công bằng tay hoặc bằng các loại máy

rửa dụng cụ. Khi làm sạch thủ công bằng tay, phải trang bị đầy đủ các loại phương
tiện như bàn chải phù hợp, chất tẩy rửa,…phương tiện bảo hộ cá nhân. Dụng cụ
phải được ngâm ngập hoàn toàn khi làm sạch bằng máy rửa dụng cụ tại những cơ sở
khám, chữa bệnh thực hiện các kỹ thuật cao, có nhiều dụng cụ dễ bị hỏng khi làm
sạch bằng tay.
-

Chất tẩy rửa (enzyme) cần phải phù hợp với các dụng cụ theo khuyến cáo


của nhà sản xuất nhằm bảo đảm hiệu quả làm sạch và không ảnh hưởng đến chất
lượng dụng cụ.
-

Dụng cụ sau khi làm sạch phải được kiểm tra các bề mặt, khe kẽ và loại bỏ


13

hoặc sửa chữa các DC bị gẫy, bị hỏng, han rỉ trước khi đem KK, TK.
1.2.3.2. Khử khuẩn dụng cụ:
- Sử dụng cho những DC tiếp xúc với da lành; chọn lựa hóa chất KK ở mức
độ trung bình và thấp cần thực hiện sao cho phù hợp với DC theo khuyến cáo của
nhà sản xuất.
- Cần tuân thủ thời gian ngâm cũng như nồng độ hóa chất đúng khuyến cáo.
Kiểm tra nồng độ hóa chất trước khi ngâm và ngâm ngập hồn tồn DC vào hóa
chất.
- Sau khi ngâm dụng cụ vào dung dịch khử khuẩn cần tráng bằng nước sạch,
làm khô DC và bảo quản trong điều kiện sạch.
1.2.3.3. Đóng gói và dán nhãn [14]
- Các dụng cụ trước khi tiệt khuẩn phải được đóng gói riêng từng bộ trong
hộp hoặc túi đựng phù hợp với quy định. Vật liệu dùng cho đóng gói phải đáp ứng
những tiêu chí sau: Có khả năng thẩm thấu với các phương pháp tiệt khuẩn: hơi
nước, plasma, ETO,…; chịu được sức căng, nặng khơng hư hỏng trong q trình
vận chuyển và phù hợp với phương pháp tiệt khuẩn. Ngăn chặn được sự lây nhiễm
từ bên ngồi mơi trường vào dụng cụ.
- Các vật liệu thường sử dụng để đóng gói dung cụ là: vải dệt, vải khơng dệt,
giấy gói, bao plastic, thùng kim loại có phin lọc chuyên dụng (theo khuyến cáo của
nhà sản xuất).
- Dụng cụ nội soi, kìm sinh thiết, dụng cụ vi phẫu cần đóng gói trong hộp

chuyên dụng có lót miếng cố định, để khi vận chuyển khơng bị gẫy, hỏng dụng cụ
do va đập. Nên đóng 2 lớp đối với dụng cụ phẫu thuật đặc biệt khi đóng gói bằng
vải, giấy hay túi để bảo đảm vơ khuẩn cao nhất.
- Các gói DC khơng được q kích thước: 30cm x 30cm x 50cm.
- Cần phải ghi rõ những thông tin như: ngày TK, ngày hết hạn, tên hoặc mã
số DC, lơ hấp, người đóng gói lên nhãn dán vào các hộp dụng cụ sau khi đóng gói.
- Việc dán nhãn phải được thực hiện ngay tại thời điểm đóng gói các DC.
1.2.3.4. Phương pháp tiệt khuẩn
- Tiệt khuẩn bằng máy hấp (nồi hấp, autoclave) được sử dụng cho những dụng


14

cụ chịu được nhiệt và độ ẩm cao.
- Tiệt khuẩn nhiệt độ thấp (plasma, ETO) được sử dụng cho dụng cụ không chịu
được nhiệt độ và độ ẩm cao.
- Tiệt khuẩn bằng phương pháp ngâm peracetic acid, glutaraldehyde có thể áp
dụng cho DC không chịu nhiệt ở những nơi không có điều kiện có lị hấp nhiệt độ
thấp và phải được sử dụng ngay lập tức, tránh tình trạng tái nhiễm khi bảo quản.
- Tiệt khuẩn bằng phương pháp sấy khô không được khuyến cáo trong tiệt
khuẩn dụng cụ tại các cơ sở y tế vì gây hỏng dụng cụ.
- Dù sử dụng phương pháp tiệt khuẩn nào thì cũng phải thực hiện giám sát về
nhiệt độ, độ ẩm, áp suất của phương tiện tiệt khuẩn và thời gian thực hiện tiệt
khuẩn; đồng thời cũng phải giám sát thông số khác như nồng độ hóa chất được sử
dụng …theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Đối với phương pháp tiệt khuẩn bằng khí ETO phải bảo đảm thơng khí tốt ở
nơi thực hiện. Những dụng cụ dạng ống dài khi hấp nhiệt độ thấp cần phải bảo đảm
hiệu quả và bảo đảm chất TK phải tiếp xúc với bề mặt lòng ống bên trong.
1.2.3.5. Lưu trữ và bảo quản dụng cụ:
+ Các khoa phải có tủ lưu trữ và bảo quản dụng cụ vô khuẩn đảm bảo, không

làm hỏng dụng cụ và không để chung với dụng cụ hay thiết bị khác. Tủ bảo quản
dụng cụ phải sạch sẽ, côn trùng không xâm nhập được. Nơi lưu trữ dụng cụ tại TT
tiệt khuẩn phải đảm bảo độ ẩm trong khoảng 35%-60%, nhiệt độ trong giới hạn
18oC- 22oC và có thơng khí tốt.
+ Phải kiểm tra hạn sử dụng của các dụng cụ đã tiệt khuẩn được lưu trữ
thường xuyên để đảm bảo dụng cụ còn hạn sử dụng. Các dụng cụ mới tiệt khuẩn
được xếp vào phía trong và tiệt khuẩn trước phía ngồi để sử dụng trước.
+ Hạn sử dụng của các dụng cụ tiệt khuẩn phụ thuộc vào chất lượng giấy gói,
phương pháp tiệt khuẩn và tình trạng lưu giữ: không quá 10 ngày đối với dụng cụ
đựng trong hộp chuyên dụng; không quá 3 tháng đối với dụng cụ đóng gói bằng
giấy chun dụng; khơng q 6 tháng đối với dụng cụ đóng gói với bao plastic một
mặt giấy kín làm bằng polyethylene.
+ Phải tiệt khuẩn lại nếu thấy hộp/gói dụng cụ hết hạn sử dụng hoặc thông tin


×