Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP: QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC NHÀ MÁY MAI DỊCH TRỰC THUỘC CÔNG TY NƯỚC SẠCH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC NHÀ MÁY MAI DỊCH
- TRỰC THUỘC CÔNG TY NƯỚC SẠCH HÀ NỘI

Địa điểm thực tập
Người hướng dẫn

: Nhà máy nước Mai Dịch
: 1. Phùng Chí Hiếu
Giám đốc Nhà máy nước Mai Dịch
2. Nguyễn Mạnh Tâm
Quản đốc Nhà máy nước Mai Dịch

Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Hương – Lớp ĐH3CM2

Hà Nội ,tháng 2 năm 2017
1

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC NHÀ MÁY MAI DỊCH
- TRỰC THUỘC CÔNG TY NƯỚC SẠCH HÀ NỘI

Địa điểm thực tập
Người hướng dẫn

: Nhà máy nước Mai Dịch
: 1. Phùng Chí Hiếu
Giám đốc Nhà máy nước Mai Dịch
2. Nguyễn Mạnh Tâm
Quản đốc Nhà máy nước Mai Dịch

Sinh viên thực hiện

2

: Lê Thị Hương – Lớp ĐH3CM2

Người hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Hà Nội ,tháng 2 năm 2017
2



LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các cán b ộ công nhân viên t ại
nhà máy nước Mai Dịch – Hà Nội và thầy cô giảng viên trong khoa Môi Tr ường
của trường ĐH Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã tạo cho em m ột đ ợt th ực
tập môn học với nhiều kiên thức bổ ích trong cuộc sống, trong công vi ệc sau này
và đặc biệt là trong quá trình học tập tại trường.
Là sinh viên thực tập tại Nhà máy nước Mai Dịch trực thu ộc công ty n ước
sạch Hà Nội cùng với những kiến thức đã được các thầy cô trang b ị t ại Khoa Môi
Trường - Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, đồng th ời được ban
lãnh đạo công ty đưa đến các phòng ban và đã nhận được s ự giúp đ ỡ t ận tình
của các cô, chú, anh, chị tại nhà máy cũng như ngoài thực địa, em đã thu th ập
được nhiều thông tin, kiến thức bổ ích cho để hoàn thành bản báo cáo này. Trong
thời gian thực tập tại Nhà máy nước Mai Dịch, được sự quan tâm của lãnh đạo
công ty, sự giúp đỡ của các phòng ban, cùng sự tận tình của giáo viên h ướng d ẫn
và sự nỗ lực tham gia vào khảo sát, phân tích thực tế, em đã tìm hi ểu, nghiên c ứu
cách thức tổ chức quản lý dây chuyền của nhà máy và vi ết báo cáo th ực t ập t ổng
quan này. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức còn hạn ch ế cũng nh ư lĩnh v ực
hoạt động của nhà máy lớn nên còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu, em rất
mong nhận được sự góp ý bổ sung nhận xét của thầy cô để có thể đạt kết qu ả
tốt hơn, giúp em tiếp cận mối liên hệ thực tế với lí thuyết,phục vụ cho công vi ệc
sau này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2017
Sinh viên


MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH



NỘI DUNG THỰC TẬP

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đợt thực tập:
Thực hành các kiến thức được học trên ghế nhà trường.
Làm quen với môi trường làm việc sau này.
Liên hệ lý thuyết với thực tế.
Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình xử lý nước nhà máy nước Mai Dịch – trực thu ộc công ty nước
sạch Hà Nội
Cuộc sống, công việc của công nhân tại nhà máy.
Phạm vi nghiên cứu:
Nhà máy nước Mai Dịch - Số 1 Đường Phạm Hùng, Phường Dịch Vọng
Hậu, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài thực địa
Quan sát thu thập số liệu thực tế từ quá trình thực tập t ại nhà máy n ước
Mai Dịch.
Tìm hiểu cấu tạo nguyên tắc hoạt động, vận hành, ki ểm soát của nhà máy.
Phỏng vấn
Trong quá trình thực tập tại nhà máy nước Mai Dịch em đã đặt các câu h ỏi
nhanh đối với cán bộ lãnh đạo, vận hành, nhân viên trong toàn nhà máy đ ể thu
thập thông tin, số liệu trong quá trình vận hành xử lý nước của nhà máy.
Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 04012017 đến ngày 05 – 03 – 2017

6



CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY NƯỚC MAI DỊCH

Đặc điểm chung của nhà máy
-

Tên nhà máy: Nhà máy nước Mai Dịch

-

Quản đốc: Nguyễn Mạnh Tâm

-

Địa chỉ: Số 1 Đường Phạm Hùng, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, TP. Hà
Nội

1.1 . Vị trí địa lý

Nhà máy nước Mai Dịch cung cấp nước sạch cho tất cả các nhà máy, xí
nghiệp, công ty, cơ quan và nhu cầu về nước của các hộ dân các xã, thu ộc qu ận
Bắc Từ Liêm, quận Cầu Giấy, quận Đống Đa - Thủ đô Hà Nội. Trụ sở của nhà máy
đặt tại Phường Dịch Vọng quận Cầu Giấy. Nhà máy có không gian r ộng v ới t ổng
diện tích 20.400 m2, mặt bằng phẳng và nằm ở ngay mặt đường Phạm Hùng nên
giao thông rất thuận tiện giúp cho sự phát triển hiện tại và tương lai.
1.2. Quá trình hình thành, tình hình sản xuất
1.2.1. Quá trình hình thành.
Nhà máy được Phần Lan tài trợ theo dự án nước sạch UNICEF. Nhà máy
được khởi công vào năm 1984 cho đến năm 1988 thì bàn giao và đưa vào ho ạt
động giai đoạn 1, đến năm 1991 hoàn thành v ới tổng công su ất 60.000m 3 trong

một ngày đêm. Nhà máy nước Mai Dịch trực thuộc Công ty kinh doanh n ước s ạch
Hà Nội, địa chỉ 44 đường Yên Phụ quận Tây Hồ thành phố Hà N ội và d ưới quy ền
quản lý của Sở Xây dựng Hà Nội.
1.2.2. Tình hình sản xuất.
Nhà máy với đặc thù là phải cung cấp nước s ạch cho các h ộ tiêu th ụ
24/24 giờ. Nếu ngừng cung cấp sẽ ảnh hưởng lớn tới đi ều kiện sinh ho ạt của
người dân và tới các quá trình sản xuất của xí nghi ệp. Vì v ậy công nhân nhà máy
phải chia làm 3 ca để làm việc liên tục suốt ngày đêm. Trong m ột ngày đêm nhà
máy cung cấp 60.000m3 tới các hộ tiêu thụ.
Nước máy của nhà máy được khai thác từ 31 giếng khác nhau, các gi ếng
được khoan ở độ sâu 60 – 80 mét. Trước hết được đưa vào mạng đường ống cấp
nước, từ đây nước trực tiếp được đưa lên giàn mưa để khử sắt và mangan. Sau
đó nước được đưa vào bể lắng để loại các chất cặn to rồi đưa vào b ể l ọc đ ể lo ại
7


nốt những chất cặn nhỏ. Lúc này nước đã khá sạch và khử trùng cho nó b ằng khí
clo. Cuối cùng nước được tích lại ở bể chứa để được bơm vào mạng lưới cấp
nước của khu vực phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, phòng cháy
chữa cháy và làm đẹp thủ đô.Với bể lọc để đảm bảo chất lượng nước thì mỗi
ngày nhà máy phải thực hiện việc vệ sinh và rửa từ 2 đến 3 bể, nước sau khi r ửa
bể sẽ được đưa về khu thu hồi để xử lý

8


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY NƯỚC
MAI DỊCH
1.1. Tổ chức quản lý.

Bộ máy quản lý hành chính.
Cơ cấu tổ chức của nhà máy nước Mai Dịch gồm :
- Giám đốc nhà máy : Người đứng đầu trong nhà máy, có quyền hành cao
nhất, chịu trách nhiệm điều hành chính trong nhà máy.
Dưới giám đốc là hai phó giám đốc của nhà máy là :
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật : Người điều hành chính v ề kỹ thu ật
của nhà máy.
- Phó giám đốc hành chính: Người điều hành về kinh tế của toàn b ộ nhà
máy, nắm quyền hạn thu, chi trong công ty, giải quyết những v ấn đ ề v ề gi ấy t ờ,
thủ tục hành chính.
Dưới các phó giám đốc là các phòng ban của công ty, đứng đầu là các t ổ
trưởng, trưởng phòng.
Sơ đồ tổ chức của nhà máy được thể hiện như sau:

9


Giám đốc

Phó giám đốc kỹ
thuật

Tổ cơ điện

Tổ ka sản xuất

Nhóm phụ trách
giếng

Nhóm phụ trách nhà

bơm đợt II

- Phòng kế toán
- Phòng bảo vệ
- Phòng y tế

Nhóm phụ trách giàn
mưa, bể lọc

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của nhà máy
Nhà máy nước Mai Dịch nằm trên một diện tích rộng trong đó bao gồm:
* Khu nhà hành chính gồm có :
- Phòng giám đốc
- Phòng phó giám đốc
- Phòng kế toán
- Khu nhà ăn và phòng giao ca
- Phòng y tế
* Phòng điều khiển trung tâm có nhiệm vụ đi ều khi ển toàn b ộ ho ạt đ ộng
của nhà máy
* Khu trạm bơm nước sạch ( bơm cấp 2 ) có nhiệm vụ b ơm nước phát ra
mạng phục vụ cho sinh hoạt của người dân
* Khu xử lý nước bao gồm : Hệ thống dàn mưa, các b ể l ọc nhanh và h ệ
thống thu hồi nước rửa lọc có nhiệm vụ xử lý nước thô từ các trạm bơm gi ếng
( trạm bơm cấp 1 ) đưa về
10


* Nhà khử trùng có nhiệm vụ khử trùng nước từ các bể lọc nhanh đưa về
* Khu vực bể chứa bao gồm 4 bể chứa với dung tích 3000 m 3 / bể , có
nhiệm vụ chứa nước đã qua xử lý và cung cấp cho trạm b ơm cấp 2 đ ể phát ra

mạng
1.2. Quy trình công nghệ của nhà máy nước
-

Nguồn nước mà nhà máy nước sử dụng là nguồn nước ngầm.
*Sơ đồ quy trình công nghệ.

Nhà khử trùng
Trạm bơm giếng (bơm đợt 1)

Giàn mưa

Bể lắng đứng

Trạm bơm nước sạch (bơm đợt 2)
Bể lọc nhanh

Bể chứa nước sạch

Bể thu hồi nước rửa

Trạm bơm thu hồi

Bể lắng đứng

Sân phơi bùn

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ.

11


Mạng lưới cấp nước


Mục đích chính của việc xử lý là để làm giảm sự tập trung c ủa s ắt và man
– gan trong nước thô và khử trùng nước đã lọc.
Nước được bơm lên từ những giếng nước ngầm lên đỉnh của giàn mưa.
Khi nước rơi xuống qua giàn mưa sẽ được oxy hóa. Từ giàn mưa nước ch ảy
xuống bể lắng đứng tiếp xúc nơi mà sự oxy hóa sắt tiếp tục. Những bông s ắt k ết
tủa lắng xuống đáy của bể lắng. Từ bể lắng tiếp xúc, nước chảy xuống bể lọc,
tại đây những bông sắt kết tủa còn lại được tách ra khỏi nước.
Một hợp chất khác là hợp chất của man – gan không thể oxy hóa b ằng
không khí trong phạm vi nồng độ pH hiện có. Man – gan được oxy háo nh ờ xúc
tác, điều này diễn ra trong suốt quá trình lọc.
Oxit sắt và oxit man – gan được giữ lại trong l ớp cát l ọc mà n ước đ ược l ọc
qua ròi chảy tới quá trình Clo hóa, sự clo hóa tiêu di ệt những sinh v ật gây b ệnh
nếu không sẽ gây ra dịch bệnh. Sau quá trình Clo hóa nước ch ảy t ới b ể ch ứa
nước sạch, sau đó được bơm trực tiếp vào mạng lưới.
2. CÁC THIẾT BỊ VÀ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC CẤP
2.1: Giếng thu nước ngầm:
-

Giới thiệu chung:
Nhà máy có tổng số 32 giếng hoạt động trong đó có 1 giếng được đặt ngay trong

-

khuôn viên của nhà máy (Giếng được ký hiệu Là H6)
Kỹ sư phụ trách giếng H6: Anh. Tống Bá Hưng. (Thuộc ca c ủa Đ ốc công Nguy ễn


a)

Mạnh Tâm)

Hình 2.3: Giếng thu nước ngầm:

12


Cấu tạo:

b)

Miệng giếng
Ống vách: D = 400mm
Ống lọc: D = 250
Ống lắng: D = 250
Bơm: + Chủng loại Franklin
+ Số hiệu động cơ: số 336754927
+ Công suất động cơ: PĐM = 30 Kw
+ IĐM = 60,1 A
+ Độ sâu đặt bơm: 33m
+ Độ sâu đặt phao: 32,75m
- Ống đẩy. Trên ống đẩy gồm có:
• Đồng hồ đo áp lực: Nhiệm vụ đo áp lực bơm khi người kỹ sư đến ki ểm tra, đ ơn
-

vị Kg/cm2 nhằm điều chỉnh áp lực bơm.
• Van 1 chiều: Nhiệm vụ khi sảy ra sự cố khi mất đi ện… van 1 chi ều sẽ tự đ ộng
đóng lại để bảo vệ bơm

• Van 2 chiều: Nhiện vụ điều chỉnh lưu lượng, áp lục bơm
• Van xả khí: Nhiệm vụ khi mực nước hạ xuống thấp tạo ra khoảng tr ống, kho ảng
trống đó sẽ có khí chen vào van này sẽ có nhi ệm v ụ xả h ết khí ra giúp b ơm ho ạt
động bình thường.

Hình 2.4: Van 1 chiều và van 2 chiều
Nguyên lý hoạt động:

c)
-

Kiểm tra trước khi khởi động:

13




Điện áp đảm bảo đủ ở 3 pha Uđ = 350V đến 410V, độ chênh lệch điện áp giữa các

pha không quá 10% đúng chiều quay.
• Kiểm tra các chi tiết nối bơm, đường ống, van 2 chi ều, van tia ph ải ở tr ạng thái
đóng, đồng hồ áp lực phải ở trạng thái nghỉ, van giảm áp.
• Kiểm tra các thiết bị điện (cáp, đầu nối, dây n ối đất…) dduur đi ều ki ện an toàn





để vận hành.

Khởi động
Đóng cầu dao tổng
Phục hồi phao báo cạn, mở van đẩy từ 1 – 3 vòng
Xoay công tắc khởi động giếng
Bơm chạy → Mở dần van đẩy để kiểm tra đồng hồ đo áp l ực theo đúng kỹ thu ật
của từng giếng
Chú ý: Nếu dòng điện vượt quá định mức phải khép bớt van đẩy trường
hợp dòng vượt quá lớn, nhiệt độ cáp động lực nóng vượt quá 70 0, bơm có tiếng
kêu lạ, không lên nước, áp lực quá thấp… thì phải ngừng bơm để xác định nguyên

nhân.
• Nếu bơm vận hành ổn định, đảm bảo các thông số kỹ thuật thì cho b ơm v ận
hành liên tục. Đòng hồ áp lực chỉ được phép làm vi ệc khi cần ki ểm tra áp l ực c ủa






bơm.
Dừng máy
Kép bớt van đẩy
Dừng bơm bằng cách: Xoay công tắc khởi động giếng từ 1 về 0
Cắt cầu dao điện
Đóng van đẩy
Kiểm tra lại toàn bộ thiết bị
2.2: Giàn mưa:

a)
-


Giới thiệu chung:
Tổng số bể: 12 giàn mưa chia làm 2 khu, mỗi giai đoạn xây dựng 6 giàn mưa

Hình 2.5: Hệ thống giàn mưa
14


Cấu tạo

b)

Giàn mưa có cấu tạo hình chữ nhật có kích thước 6 x 6 x 2,5m
Gồm 4 bộ phận chính
-

Bộ phận dẫn và phân phối nước:



1 ống phân phối chính



16 ống phân phối nhánh

φ 300mm

φ100mm


Hình 2.6: Ống phân phối chính và ống phân phối nhánh

15




Bộ phận khử sắt, mangan:
Gồm 1 sàn tung. Chiều cao từ sàn tung đến đỉnh giàn mưa là 1,2m. M ỗi sàn g ồm
36 tấm bê tông có kích thước 2 x 0,5m ghép lại. Trên mỗi tấm bê tông có 70 l ỗ
thoát nước hình chữ nhật.

Hình 2.7: Sàn tung nước và ống phân phối chính và ống phân phối nhánh


Bộ phận thu nước và dẫn nước sang bể lắng:
1 sàn thu nước dưới đáy giàn mưa, sàn bằng phẳng và dốc về hướng cửa thu

nước.
• 1 cửa thu nước

Hình 2.8: cửa thu nước

c)
-

1 máng thu nước tập trung có kích thước 44 x 0,6 x 1,2m
Nguyên lý hoạt động:
Nước thô được dẫn theo ống chính vào ống phân phối chính rồi đi ra ống phân
phối nhánh. Tại đây nước được phun thành tia qua các l ỗ ở dưới ống nhánh giúp


-

tăng khả năng tiếp xúc giữa nước và oxy trong không khí.
Sau đó, nước rơi xuống, va đập vào sàn tung vỡ thành các hạt nước bé h ơn, ti ếp

-

xúc với oxy nhiều hơn.
Nước chảy xuống sàn thu qua các lỗi thu trên sàn tung, nước ch ảy ra cửa thu r ồi
qua máng thu tập trung sau đó được dẫn sang bể lắng.
2.3: Bể lắng đứng tiếp xúc

a)

Giới thiệu chung:
16


-

Bể lắng sử dụng trong nhà máy nước Mai Dịch là bể lắng ngang tiếp xúc.
Tổng số bể: 12 bể chia làm 2 khu, mỗi giai đoạn xây dựng 6 bể

Hình 2.9: Bể lắng ngang tiếp xúc kết hợp giàn mưa

Hình 2.10 Khu bể lắng của nhà máy
Hình 2.11: Bể lắng ngang tiếp xúc
b)


Cấu tạo:
- Bể lắng ngang có cấu tạo hình chữ nhật.
Được đặt dưới giàn mưa và xây dựng bằng bê tông cốt thép.
- Cấu tạo bể lắng ngang chia làm 4 bộ phận chính:
 Bộ phận phân phối nước vào bể
- Cửa thu nước vào bể: 600x600x1000 (mm) được bố trí ở đầu bể chiều dày 500
mm

17


-

Hình 2.12: Cửa và van phân phối nước đầu bể
Vách phân phối nước vào bể:
Mục đích: Phân phối nước đều trong bể
Đặt cách tường 1.5m, các lỗ của vách phân phối hình tròn, vận tốc nước

qua lỗ 0,2-0,4 m/s
 Vùng lắng cặn:
- Chiều cao vùng lắng ~2 - 2.5m.
- Có cách vách hướng dòng trong các bể.
 Hệ thống thu nước đã lắng
- Bể lắng ngang tiếp xúc thu nước ở cuối bể
- Cửa nước ra khỏi bể: 600x800x1000 (mm) được bố trí ở cuối bể

Hình 2.13: Cửa thu nước cuối bể
-

Hình 2.14: Van thu n ước cu ối b ể


Hiện tốc độ lắng trong bể U0 = 3mm/s = 0,003 m/s = 8,33 x 10-7 m/h. Trong khi
theo Bảng 6.9 - Mục 6.71 trong TCXDVN 33 - 2006, đối với nước đục không xử

lý bằng phèn thì U0 = 0,08 - 0,15 (mm/s)
- Thời gian lắng: 30 phút
 Hệ thống thu xả cặn:
- Cặn trong bể thường tập trung đầu bể, vì lượng cặn lớn nên việc xả cặn là rất
quan trọng. Nếu việc xả cặn không kịp thời sẽ làm giảm chiều lắng của bể. Mặt
khác, cặn có chứa chất hữu cơ, khi lên men tạo bọt khí và làm vẩn đục nước đã
lắng

18


-

Xả cặn bằng thủy lực nên bể có hệ thống thu cặn. Đáy bể giữa các ống có cấu
tạo hình lăng trụ, góc nghiêng giữa các cạnh α ≥ 600, khoảng cách giữa chúng L ≥

-

c)

3m. Đáy bể lắng được làm dốc về phía đầu bể với i = 0,005
Chu kì xả cặn: 2 tuần/lần, xả tới khi nước trong.

Hình 2.15: Van thu cặn và van xả kiệt
Nguyên lý hoạt động:
- Nước được dẫn theo máng đi qua các van để phân phối đều vào b ể. Khi

nước chuyển động theo phương ngang từ đầu đến cuối bể. Dưới tác dụng của
lực trọng trường, các hạt cặn lắng xuống đáy bể.
- Nước qua vùng lắng đã được tách khỏi cặn, chảy vào máng thu đặt ở
cuối bể để thu nước bề mặt. Từ đó nước được dẫn sang bể lọc.
- Nên thường xuyên tháo cặn cho bể. Vì nếu không tháo cặn k ịp th ời sẽ
làm giảm dung tích vùng lắng, hoặc trong cặn có chứa chất hữu cơ dễ lên men
để tạo bọt khí sẽ phá vỡ bông cặn và làm đục nước đã lắng.

19


2.4: Bể lọc
a)

Giới thiệu chung
Nhà máy gồm có 12 bể lọc ( bể lọc nhanh), chia làm 2 khu A và B, m ỗi khu
6 bể

Hình 2.16: Hệ thống bể lọc
b) Cấu tạo
- Diện tích mỗi bể: 3,5m×5,5m, mỗi bể có 2 đơn nguyên, máng thu n ước
rửa lọc ở giữa 2 đơn nguyên
- Chiều cao lớp vật liệu lọc: 1,5 m
- Chiều cao bảo vệ 0,5m
- Chiều cao từ vật liệu lọc lên mặt nước 2m
- Chiều cao ngăn thu 1m
- Chiều rộng máng thu nước rửa lọc: 0,9m
- Chiều rộng máng phân phối nước lọc: 0,9m
- Vật liệu lọc là cát thạch anh, có đường kính 0,2-0,4 mm
- Số chụp lọc/m2: ≈ 60 cái, khoảng cách khe chụp lọc: 1 mm

Đường kính ống:
- ống dẫn nước rửa lọc: d = 600mm
- ống dẫn gió rửa lọc: d = 270mm
- ống thu nước sau rửa lọc: d = 600mm
- ống dẫn nước từ bể lắng sang máng phân phối của bể lọc: d = 600mm
- lỗ phân phối trong máng phân phối nước lọc: d = 50 mm
c) Nguyên lý hoạt động:
 Nguyên lí lọc:
20


-

Nước được dẫn từ bể lắng sang, qua máng phân phối vào bể lọc, r ồi qua l ớp cát

thạch anh vào hệ thống thu nước trong và được đưa vào bể chứa nước sạch
- Để điều chỉnh lưu lượng của bể lọc, người ta sử dụng van điều chỉnh bằng tay
 Nguyên lí rửa lọc:

-

Hình 2.17: Bảng điều khiển hệ thống lọc và rửa lọc
Đầu tiên, ta đóng 2 van điều chỉnh lưu lượng bằng tay đ ể nước không ch ảy từ b ể

-

lắng sang bể lọc
Khi nước trong bể lọc hạ xuống bằng miệng máng thu nước rửa l ọc, bắt đầu mở

-


van 5 (van xả nước rửa lọc)
Khi nước cách mặt cát khoảng 20cm, ta bắt đầu đóng van 2( van đưa n ước r ửa
lọc vào bể) rồi mở van 4 để bắt đầu sục gió từ đáy b ể lên. Th ời gian s ục gió kéo
dài 3 phút

-

Hình2.18: Sục khí rửa lọc
Lúc này, trên bề mặt lớp cát lọc hình thành lớp cặn cứng, vì vậy ta k ết h ợp ph ụt
nước từ trên xuống để lớp cặn dễ bị phá vỡ hơn giúp hiệu quả lọc tốt hơn và

-

thời gian rửa nhanh hơn.
Sau 3 phút, ta bật bơm có công suất 450 m 3/h để sục gió và nước kết hợp. Thời
gian sục gió và nước kết hợp trong vòng 4 phút.
21


-

Hình 2.19: Xả nước rửa lọc
Ta xả tới khi nào nước trong thì đóng van 11, 12 và tắt bơm đi

-

Hình 2.20: Nước rửa lọc đã trong
Mở van điều chỉnh lưu lượng bằng tay để nước từ bể lắng đi sang máng phân


-

phối nước lọc của bể lọc.
Bình thường ta sẽ phải xả nước lọc đầu trong vòng 7-10 phút, nhưng ở nhà máy,
nước rất trong và sạch nên bỏ qua bước xả nước lọc đầu.
2.5: Bể chứa:
a) Giới thiệu chung:
Nhà máy có 4 bể chứa, thể tích mỗi bể chứa là 3000 m3

22


Hình 2.21: Bể chứa nước sạch
b)
-

Cấu tạo
Kích thước bể chứa: 20×30 m
Chiều cao tổng cộng của bể: 5,5 m, trong đó:
Chiều cao bảo vệ: 0,5 m
Chiều cao phần nổi: 1,5 m
Chiều cao phần chìm: 3,5 m
Đường kính ống từ bể lọc sang bể chứa: d = 1000m

Hình 2.22: Ống dẫn nước sau lọc sang bể chứa
Nhà máy vẫn phải bổ sung thêm nước từ nhà máy nước Sông Đà vào b ể
chứa thì mới đủ cung cấp nước cho người dân.
Những giờ cao điểm của nhà máy
 Sáng từ 5h-11h
 Chiều từ 17h-22h

 Những giờ còn lại phải tích nước dự trữ để cung cấp cho những giờ cao đi ểm

23


2.6: Trạm bơm cấp 2:
a) Giới thiệu chung:
Trạm bơm cấp 2 của nhà máy có nhiệm vụ cung cấp nước đã qua xử lý
cho 2 tuyến chính là tuyến Nghĩa Đô và Yên Hòa, v ới l ưu l ượng n ước đi m ỗi ngày
là trên 70000m3.

Hình 2.23: Trạm bơm cấp 2
-

Cấu tạo:
Trong trạm bơm cấp 2 có 2 hành lang công tác 2 bên, mõi b ơm lại có 1 c ầu thang

-

xuống để bảo dưỡng(1 tuần lau chùi 2 lần), kiểm tra bơm…
Trong trạm bơm cấp 2 có 8 bơm được đánh số từ ngoài phòng kỹ thuật vào trong











lần lượt là: 8,9,10,1,2,3,4,5
Bơm 4,5 là 2 bơm rửa lọc.
Điện áp 380V sai số cho phép 5%
Dòng điện 114A
Lưu lượng 1000m3/h
Áp lực : 1,2 Bar
Công suất 55Kw
Số vòng quay 737 vòng /phút
Bơm 8,9,10,1,2,3 (bơm biến tần) là các bơm cung cấp nước cho mạng l ưới, trong






đó thì có 4 bơm làm việc và 2 bơm dự phòng.
Điện áp 380V sai số cho phép 5%
Dòng điện 298A
Lưu lượng 900m3/h
Áp lực :4,52 Bar

b)

24










Công suất 160Kw
Số vòng quay 1485 vòng /phút
Trên mỗi ống đẩy gồm có :
1 van 1 chiều : Nhiệm vụ bảo vệ bơm khi xảy ra sự cố.
1 van 2 chiều : Dùng để điều chỉnh lưu lượng bơm.
1 đồng hồ đo áp : Nhiệm vụ đo áp lực đẩy của bơm để kỹ sư có cách đi ều ch ỉnh

-

hợp lý tùy theo công suất từng ngày, từng thời điểm cấp nước.
Nguyên lý hoạt động :
Việc bơm nước đã xử lý được điều khiển bằng tay tùy theo nhu cầu tiêu th ụ

-

nước thực tế trong mạng lưới thành phố
Trước khi khởi động phải đảm bảo tất cả các van đóng mở bằng tay trên đường

c)

ống hút ở vị trí mới và không còn mối nối ống bị hở để đảm bảo có lưu lượng
thích hợp vào bơm và trên đường ống nước mồi bơm phải đủ lưu lượng nước
-

phục vụ cho việc mồi 2 bơm.
Phải chắc chắn hướng quay của động cơ của máy bơm phải đúng chi ều quay,

kiểm tra lại sổ ghi chép trong sổ giao ca của l ần v ận hành tr ước đó xem có gì

-

thay đổi để quyết định vận hành bơm của lần này.
Các bơm đợt 2 chỉ có thể khởi động tự động từ các công tắc có trên các b ảng
điều khiển CDI hoặc CDII trong trường hợp khẩn cấp các bơm có thể được tắt
bằng các công tắc an toàn được gắn trên các cáp đi ện tại các v ị trí g ần v ới b ơm

-

đợt 2 đó.
Khi dừng bơm buộc phải đóng dần các van đẩy của b ơm để tránh hi ện tượng









nước va làm hỏng bơm hoặc gây vỡ van 1 chiều.
Khi vận hành bơm thường xuyên phải theo dõi các chỉ tiêu sau :
Lượng nước ra khỏi bơm theo lịch vận hành
Năng lượng tiêu thụ Kw/h
Mực nước trong các bể chứa
Ap lực trên đường ống truyền dẫn, đầu bơm
Dòng điện, điện áp với trị số định mức
Tiếng ồn và dung động

Nhiệt độ của động cơ và các điểm có gắn vòng bi phía trong.

25


×